Xuất trình hồ sơ gốc của giấy phép lái xe được không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ thì: Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo Đăng ký xe;Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới và Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Vì vậy, khi CSGT kiểm tra, ông không xuất trình được GPLX mà xuất trình hồ sơ gốc GPLX là vi phạm quy định nêu trên.
Bởi vì, hồ sơ gốc GPLX không thể thay thế được GPLX. Mặt khác, khi đi làm lại thủ tục xin cấp lại GPLX phải đủ điều kiện được cấp GPLX thì mới được cơ quan có thẩm quyền cấp.
Do ông Vĩ không nêu rõ là điều khiển xe ô tô hay xe mô tô, xe gắn máy nên trường hợp của ông theo quy định của Nghị định số34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CPngày 19/09/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP thì bị xử lý như sau:
Đối với vi phạm về tốc độ
Trường hợp điều khiển xe ô tô: Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến trên 35 km/h và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 30 ngày đến 60 ngày tuỳ theo lỗi vi phạm.
Trường hợp điều khiển xe mô tô, xe gắn máy: Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến trên 20 km/h và bị tước quyền sử dụng GPLX 30 ngày tuỳ theo lỗi vi phạm.
Đối với hành vi không có GPLX
Đối với trường hợp điều khiển xe ô tô: Theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 24, Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không có GPLX và bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày.
Đối với trường hợp điều khiển xe mô tô, xe gắn máy: Theo quy định tại Khoản 5 Điều 24, Điểm h Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có GPLX và bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày.
Theo nội dung câu hỏi thì ông Vĩ vừa vi phạm lỗi tốc độ vừa không có GPLX nên theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì khi quyết định xử phạt người có thẩm quyền sẽ ra một quyết định xử phạt trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của ông, nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì cộng lại thành mức phạt chung.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?