Khủng hoảng môi trường
Hiện nay thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: Dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan đến môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguy cơ gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường.
“Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe dọa cuộc sống của loài người trên trái đất”
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường:
- Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2…) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.
- Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Tầng ozon bị phá hủy.
- Xa mạc hóa đất đai do nhiều nguyên nhân bạc màu, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn.
- Nguồn nước bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
- Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng.
- Số chủng loại động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
- Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?