Bảo vệ quyền tác giả cho truyện ngắn
Mỗi tác phẩm dù là trong lĩnh vực văn học hay nghệ thuật đều là sản phẩm trí tuệ mà tác giả đã phải bỏ công sức, tâm huyết, tiền bạc…để tạo ra tác phẩm đó. Do vậy, ngay từ khi tác phẩm được hình thành và được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định thì tác giả được hưởng quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân, quyền tác giả mà không cần phải thực hiện bất cứ hành động nào để đưa sản phẩm đến với công chúng.
Khi xảy ra tranh chấp ví dụ như có một người nào đó sử dụng, sao chép, sửa tên tác phẩm… mà không xin phép, xâm phạm đến quyền tác giả thì điều đầu tiên tác giả cần thực hiện để bảo vệ quyền của mình đó là chứng minh quyền sở hữu đối với tác phẩm bằng cách đưa ra tài liệu chỉ rõ thời điểm cụ thể sáng tạo ra tác phẩm.
Chẳng hạn như khi tác giả sáng tác ra cuốn tiểu thuyết ngắn và lưu nó vào một tệp trên máy tính. Khi đó, trên máy tính sẽ hiển thị cụ thể ngày giờ mà tác giả lưu tác phẩm và có thể coi đó là thời điểm tác giả hoàn thành tác phẩm. Do vậy, tài liệu này có thể được sử dụng để chứng minh nội dung nêu trên. Tuy nhiên, việc chứng minh này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện nên đôi khi tác giả khó bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
Vì vậy, cách thức tốt nhất mà tác giả bảo vệ quyền của mình đối với tác phẩm là thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả. Khi đó, tác giả sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và chỉ việc xuất trình giấy tờ này trong trường hợp xảy ra tranh chấp để chứng minh quyền lợi hợp pháp của mình thông qua giấy tờ này.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo cho Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau.
Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 49, Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.
Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thực mang lại. Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm sáng tạo, có giá trị thương mại và nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?