Trách nhiệm người sử dụng lao động dưới 15 tuổi

Tại nhiều làng nghề mà các hộ kinh doanh sử dụng người chưa thành niên làm việc, trong đó có cả những công việc nặng nhọc. Việc này diễn ra ở nhiều làng nghề nhưng không ai kiểm tra, xử phạt. Tôi rất muốn biết pháp luật quy định trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp sử dụng người chưa thành niên làm việc được quy định như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật Lao động và Thông tư số 11/2013 ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc, trong đó quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm: Rà soát lại các công việc đang sử dụng người dưới 15 tuổi; chỉ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm các công việc theo danh mục công việc nhẹ được ban hành kèm theo Thông tư này. Khi tuyển dụng người dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe phù hợp với công việc; tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần; Tuân thủ các quy định về sử dụng người dưới 15 tuổi được quy định tại Khoản 2 Điều 162; Khoản 2, Khoản 5 Điều 163; Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật Lao động. Nơi làm việc bảo đảm các yếu tố vệ sinh môi trường lao động đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi tuyển dụng lần đầu người dưới 15 tuổi vào làm việc phải thông báo bằng văn bản về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ sở đặt trụ sở chính trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu tuyển dụng vào làm việc. Hằng năm, báo cáo việc sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cùng với báo cáo công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Những công việc được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc cụ thể như sau: Các nghề truyền thống: Chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chẩm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế. Các nghề thủ công mỹ nghệ: Thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he. Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: Mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, nuôi tằm, gói kẹo dừa. Từ quy định nêu trên cho thấy pháp luật quy định rất cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như những công việc được sử dụng nguời chưa thành niên theo từng độ tuổi. Bạn nghiên cứu thêm danh mục kèm theo thông tư này để nắm rõ hơn các ngành nghề được sử dụng người lao động ở từng độ tuổi nhất định, nếu sử dụng người chưa thành niên không đúng ngành nghề theo danh mục là vi phạm pháp luật.

Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
Hỏi đáp mới nhất về Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
Hỏi đáp pháp luật
Có được phép sử dụng người lao động dưới 16 tuổi không?
Hỏi đáp pháp luật
Có được phép sử dụng lao động dưới 15 tuổi?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng lao động dưới 15 tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giám sát sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Công việc sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp khi sử dụng lao động dưới 15 tuổi?
Hỏi đáp pháp luật
Trẻ dưới 15 tuổi có được mua xe máy 100cc
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm người sử dụng lao động dưới 15 tuổi
Hỏi đáp pháp luật
Lao động trẻ em dưới 15 tuổi
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc
Thư Viện Pháp Luật
332 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào