Khắc phục hậu quả khi vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP thì ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1. Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng. 2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Buộc tháo dỡ, di chuyển lồng, bè nuôi trồng thủy sản. 4. Buộc tháo dỡ hoặc di chuyển các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước biển sử dụng vượt quá hạn mức. 5. Buộc chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng chi trả kinh phí đưa công dân Việt Nam bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài bắt giữ về nước. 6. Buộc tàu cá và thuyền viên nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. 7. Buộc chuyển mục đích sử dụng tàu cá thuộc diện cấm phát triển. 8. Buộc khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị giám sát tàu cá. 9. Buộc xóa biển số, số đăng ký tàu cá giả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?