Giám định y khoa cho người nhiễm chất độc hóa học

Gia đình tôi là gia đình cách mạng, bố tôi tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Đông. Tôi bị nhiễm chất độc hóa học và hiện nay con tôi cũng bị nhiễm chất độc da cam. Tôi muốn hỏi về các thủ tục đi khám để công nhận và hưởng chế độ của Nhà nước. Xin cảm ơn luật gia!

Căn cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Thông tư liên tịch 41/2013 ngày 18/11/2013 hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ, do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành quy định hồ sơ khám giám định y khoa như sau: Hồ sơ khám giám định y khoa đối với đối tượng là con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học (quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP) gồm: Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH (mẫu 1) ban hành kèm theo thông tư này, do giám đốc hoặc phó giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu. Bản khai (mẫu HH1) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH. Bản tóm tắt bệnh án điều trị bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học tại bệnh viện của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên hoặc giấy ra viện của các bệnh viện tuyến Trung ương theo phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế. Bản tóm tắt bệnh án và giấy ra viện phải được giám đốc hoặc phó giám đốc bệnh viện ký tên và đóng dấu. Hồ sơ yêu cầu khám giám định lại: Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước thuộc Bộ Y tế hoặc thuộc Bộ LĐ-TB & XH không đồng ý với kết luận của Hội đồng GĐYK thì có văn bản yêu cầu Hội đồng GĐYK cấp trên khám giám định lại; đồng thời yêu cầu Hội đồng GĐYK đã khám giám định chuyển bản sao hồ sơ GĐYK của đối tượng lên Hội đồng GĐYK cấp trên để khám giám định lại. Hồ sơ yêu cầu khám giám định lại bao gồm: Văn bản yêu cầu khám giám định lại của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc của Cục Người có công, Bộ LĐ-TB & XH. Bản sao hồ sơ GĐYK theo quy định do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu. Trường hợp đối tượng không đồng ý với kết luận trong biên bản khám GĐYK thì có đơn gửi Sở LĐTBXH để xem xét, giải quyết. Nếu Sở LĐTBXH giới thiệu đối tượng đến Hội đồng GĐYK cấp trên để khám giám định lại thì Sở LĐTBXH chủ trì, phối hợp với Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng để hoàn thiện hồ sơ yêu cầu khám giám định lại. Hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị khám giám định lại của Sở LĐTBXH, do giám đốc hoặc phó giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu. Bản sao hồ sơ khám GĐYK của đối tượng do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Hội đồng GĐYK đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
210 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào