Chính sách học nghề đối với học sinh dân tộc nội trú
Theo Quyết định 267/2005/QĐ-TTg, ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 65/2006 ngày 12/7/2006 hướng dẫn về chính sách dạy nghề đối với học sinh DTTS nội trú, qui định như sau: Đối tượng: Là học sinh tốt nghiệp các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú và trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên con em các DTTS khu vực đặc biệt khó khăn. Hình thức tổ chức học nghề: Học nghề nội trú tại các cơ sở dạy nghề công lập có đủ điều kiện dạy nghề nội trú được áp dụng cho những nghề với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên. Học sinh học nghề trong thời gian học nghề theo hình thức quy định được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú. Học sinh trong thời gian học nghề được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú hiện hành, cụ thể: Học bổng chính sách: Mức 280.000đ/người/tháng; tính theo số tháng học thực tế của người học nghề; thưởng một lần/năm theo kết quả học tập, nếu học tập và rèn luyện tốt, đạt kết quả phân loại từ khá trở lên (ở năm học trước đó) như sau: 120.000đ nếu đạt loại khá; 180.000đ nếu đạt loại giỏi; 240.000đ nếu đạt loại xuất sắc. Hỗ trợ mua đồ dùng cá nhân: Học sinh khi nhập trường nếu hoàn cảnh khó khăn về kinh tế (có xác nhận của địa phương) được hỗ trợ bằng tiền để mua sắm một số đồ dùng cá nhân như: Chăn bông cá nhân, màn cá nhân, áo bông, chiếu cá nhân, nilon đi mưa và quần áo dài tay (đồng phục): Mức tối đa không quá 360.000đ/học sinh cho cả khoá học nghề có thời gian đào tạo từ 1 năm trở trở lên. Mức tối đa không quá 240.000đ/học sinh cho cả khoá học nghề có thời gian đào tạo từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Hỗ trợ tiền tàu, xe mỗi năm 1 lần (cả lượt đi và về) để học sinh về thăm gia đình trong dịp tết (Nguyên đán) hoặc dịp hè. Mức thanh toán theo giá cước vận chuyển bình quân của phương tiện công cộng thông thường tại thời điểm thanh toán. Hàng năm được hỗ trợ tiền mua học phẩm dùng cho học tập. Mức hỗ trợ là 50.000đ/học sinh/năm học đối với trung cấp, cao đẳng nghề; mức 30.000đ/học sinh/năm học đối với sơ cấp nghề. Sách giáo khoa, tài liệu học tập: Mỗi người được mượn 1 bộ sách hoặc tài liệu học tập theo cấp học, nghề học; chi cho ngày lễ Tết Nguyên đán, tết dân tộc: Đối với học sinh ở lại trường không về nhà, được hỗ trợ với mức 10.000đ/học sinh/lần ở lại. Ngoài các chính sách hỗ trợ trên, người học nghề còn được hỗ trợ chi phí cho các hoạt động của trường như: Chi hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, tuyển sinh và tốt nghiệp, chi tiền điện, nước phục vụ học tập, sinh hoạt, nhà ăn tập thể như quy định đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú. Trên đây là những quy định chung bạn nghiên cứu áp dụng trong trường hợp của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
- Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?