Già yếu không tự lập di chúc được phải làm sao?
Khoản 1 điều 188 Luật đất đai 2013 quy định:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì khi muốn để lại di chúc chia thừa kế là đất đai thì người để lại di chúc sẽ phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp có đủ điều kiện để thừa kế quyền sử dụng đất thì Điều 656 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định về di chúc có người làm chứng như sau:
“Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.”
Theo quy định này thì nếu ông bạn không thể tự mình viết được bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất 2 người làm chứng. Ông bạn sẽ phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt người làm chứng và những người làm chứng phải xác nhận chữ ký, điểm chỉ của ông bạn và ký vào bản di chúc.
Điều 658 khoản 2 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định:
“2. Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.”
Như vậy, trong trường hợp mà ông không thể đọc được hoặc không thể nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này sẽ ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng viên và công chứng viên người có thẩm quyền chứng thực phải chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Khoản 1 điều 56 Luật công chứng chứng thực quy định:
“1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.”
Như vậy, căn cứ theo quy định này thì ông bạn phải tự mình yêu cầu công chứng mà không thể ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng hộ.
Điều 581 Bộ Luật dân sự có quy định về hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 586 Bộ Luật dân sự 2005 quy định:
Bên uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1 Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc;
2 Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;
3 Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao.
Như vậy, nếu hai bên đã có hợp đồng thỏa thuận về việc ủy quyền cho Người họ hàng làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người này khi đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì nếu hai bên có thỏa thuận về việc trả thù lao thì bên ủy quyền sẽ phải thực hiện theo đúng thỏa thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?