Giành quyền nuôi dưỡng con khi chồng có hành vi bạo lực?

Em đang có con nhỏ 7 tháng tuổi, em đơn phương xin li hôn nhưng chồng em lại muốn bắt con về nuôi có được không ạ? Nếu em muốn toàn quyền được nuôi dưỡng con và có thể tước quyền thăm, chăm sóc con của chồng em thì phải làm như thế nào ạ? Chồng em là công nhân viên chức còn em thì nội trợ trong gia đình. Chồng em đã nhiều lần quấy rối cuộc sống mẹ con em nơi em đang sống (vợ chồng em ly thân và em sống với ba mẹ) có thể nhờ những người dân xung quanh chứng thực việc chồng em hành hung và nhiều lần bắt con em đi. Em không thể để con sống với người cha suốt ngày nhậu nhẹt bê tha và với kinh tế không ổn định (chồng em nợ nần nhiều và dường như không chu cấp từ khi sinh con). Chồng em hiện tại đang giữ con em và có thái độ không hợp tác việc ly hôn cũng như thỏa thuận việc nuôi con. Chồng em cũng không có thời gian chăm sóc con và phó thác hết cho bà nội đã già. Mong luật sư giúp đỡ về trường hợp của em, cảm ơn luật sư rất nhiều!

Theo như những gì bạn trình bày chồng bạn đã có những hành vi bạo lực gia đình là thường xuyên đánh vợ nếu bạn có đủ những căn cứ chứng minh được hành vi đó của chồng thì Tòa án sẽ giải quyết cho bạn ly hôn căn cứ vào Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

Điều 56 quy định về vấn đề ly hôn theo yêu cầu ly hôn đơn phương

Khi vợ/ chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án nhân dân không thành thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ vào việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có những vi phạm nghiêm trọng về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài, mục đích của cuộc hôn nhân không đạt được.
Đối với trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án nhân dân tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn.
Đối với trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định trong khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ vào việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe và tinh thần của người kia.

Điều 81 của Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về vấn đề trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn:

Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái chưa thành niên, con đã thành niên tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để có thể tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và một số luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con, nghĩa vụ, quyền của từng bên sau khi ly hôn đối với con cái; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một người trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về các mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở đi thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Khi con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác tốt hơn với lợi ích của con.

Như vậy, về nguyên tắc thì con bạn dưới 36 tháng tuổi được giao cho bạn trực tiếp nuôi nếu 2 bên không có thỏa thuận khác.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
157 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào