Cấp cứu có cần giấy chuyển viện?
Để đảm bảo quyền lợi của người bệnh trong trường hợp cấp cứu, tai nạn ngoài địa phương, Điều 28 Luật BHYT đã quy định: Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ quy định trước khi ra viện để được hưởng quyền lợi về BHYT. Luật và các văn bản hướng dẫn đều không quy định phải có giấy chuyển viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.
Liên quan đến việc đóng 50% viện phí: Hiện nay người bệnh có thẻ BHYT khi điều trị nội trú tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoài khoản chi phí cùng chi trả có thể sẽ phải thanh toán thêm các khoản chi phí cho các dịch vụ y tế, thuốc, vật tư y tế… ngoài danh mục được quỹ BHYT thanh toán mà người bệnh đã sử dụng theo yêu cầu.
Do vậy, tùy từng đối tượng, tùy vào mức độ bệnh tật và nhu cầu của người bệnh mà cơ sở khám chữa bệnh đã quy định mức tạm thu trước khi nhập viện. Việc tổ chức và mức thu cao hay thấp hoặc có thể không tạm thu trước chi phí khám chữa bệnh là theo quy định định riêng của từng cơ sở khám chữa bệnh nhằm quản lý nguồn kinh phí của bệnh viện, tránh thất thu.
Thống nhất quy trình khám bệnh tại các Khoa Khám bệnh
Để đơn giản hóa thủ tục liên quan đến chi trả viện phí, tránh tình trạng người bệnh phải nộp viện phí nhiều lần, ngày 22/4/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 1313/QĐ-BYT hướng dẫn quy trình khám chữa bệnh tại Khoa Khám bệnh của Bệnh viện, với mục đích:
- Thống nhất quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của các bệnh viện; Người bệnh đến khám được tiếp cận thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và dịch vụ kỹ thuật theo đúng yêu cầu chuyên môn.
- Hướng dẫn các bệnh viện thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong khám bệnh, rút ngắn thời gian chờ không cần thiết, tránh gây phiền hà và tăng sự hài lòng của người bệnh, đặc biệt đối với người bệnh BHYT khi đến khám tại bệnh viện; đơn giản hóa thủ tục liên quan đến chi trả và đồng chi trả viện phí, tránh nộp viện phí nhiều lần
- Bảo đảm tính hợp lý và công bằng giữa người bệnh có BHYT và không có BHYT. Người bệnh biết rõ quy trình để cùng phối hợp với bệnh viện trong quá trình khám bệnh.
Bộ Y tế đề nghị cử tri quan tâm giám sát việc thực hiện Quyết định này tại các Khoa Khám bệnh của bệnh viện để đảm bảo quyền lợi, tránh phiền hà cho người bệnh, đồng thời phản ánh đến UBND các cấp nếu phát hiện những tiêu cực tại các cơ sở khám chữa bệnh của tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?