Mắc bệnh hiểm nghèo, BHYT chi trả thế nào?
Theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYTcó hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015, người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (6,9 triệu đồng) thì từ lần khám bệnh sau sẽ không phải thực hiện đồng chi trả. Tuy nhiên, cần lưu ý, số tiền đồng chi trả chỉ tính đối với các chi phí thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT.
Ví dụ, mẹ của bà Ngân sử dụng loại thuốc điều trị ung thư có chi phí sử dụng là 6 triệu đồng/tháng; thuốc được quỹ BHYT chi trả 50%, tương ứng 3 triệu đồng/tháng. Số tiền cùng chi trả mỗi tháng sẽ là 3 triệu đồng x 5% = 150.000đ.
Trường hợp toàn bộ số tiền 8 triệu đồng mà không có chi phí nào thuộc các loại thuốc, dịch vụ kỹ thuật phải giới hạn tỷ lệ như nêu trên thì mỗi tháng, số tiền cùng chi trả của mẹ bà Ngân sẽ là 8 triệu đồng x 5% = 400.000 đồng. Đến thời điểm số tiền cùng chi trả đủ 6,9 triệu đồng thì từ lần khám, chữa bệnh sau trong năm đó, mẹ của bà sẽ không phải đồng chi trả nữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?