Chứng thực di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết đọc, biết viết
Đây là trường hợp yêu cầu chứng thực di chúc có những điểm cần lưu ý sau đây:
- Tài sản mà người muốn lập di chúc để lại là bất động sản;
- Người muốn lập di chúc là người không biết đọc, biết viết và có nguyện vọng nhờ cán bộ tư pháp - hộ tịch lập di chúc giúp mình.
Uỷ ban nhân dân phường Y có thẩm quyền lập và chứng thực di chúc theo nguyện vọng của bà Loan không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ về công chứng, chứng thực thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực di chúc. Mặt khác, cũng theo khoản 4 Điều 50 của Nghị định này thì việc chứng thực di chúc liên quan đến bất động sản có thể được thực hiện tại bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực nào, không nhất thiết phải là Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người lập di chúc hoặc nơi có bất động sản để lại trong di chúc. Do đó, trong trường hợp này, khi bà Loan đến yêu cầu chứng thực di chúc thì Uỷ ban nhân dân phường Y, nơi bà đang sinh sống có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đó theo thẩm quyền của mình.
Về thủ tục
Để có căn cứ giải quyết nguyện vọng của bà Loan, cán bộ tư pháp - hộ tịch của Uỷ ban nhân dân phường Y cần đề nghị bà Loan nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc, gồm có các loại giấy tờ sau:
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
(Đối với các giấy tờ đã nộp bản sao nêu trên, cán bộ tư pháp - hộ tịch phải yêu cầu bà Loan xuất trình bản chính để đối chiếu).
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ nêu trên, cán bộ tư pháp - hộ tịch ghi vào sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch và thực hiện việc giải quyết theo trình tự sau:
Trình tự giải quyết
Bước 1: Xác định trạng thái tinh thần của bà Loan, nếu nghi ngờ bà Loan không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép thì từ chối chứng thực;
Bước 2: Yêu cầu bà Loan tuyên bố nội dung di chúc và ghi chép lại nội dung di chúc đó;
Bước 3: Chỉ định người làm chứng hoặc đề nghị bà Loan chỉ định người làm chứng vì theo quy định của khoản 2 Điều 658 của Bộ luật Dân sự thì trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được thì phải nhờ người làm chứng. Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không phải là người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự và phải là người không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc lập di chúc của bà Loan;
Bước 4: Đọc lại nội dung di chúc cho bà Loan và người làm chứng nghe, nếu họ đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc thì đề nghị người làm chứng ký xác nhận và đề nghị bà Loan điểm chỉ vào di chúc trước mặt mình;
Bước 5: Ghi lời chứng và trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường ký chứng thực di chúc đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?