Thủ tục xin thường trú tại Việt Nam đối với Việt kiều
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là người Việt nhưng có quốc tịch Đức và đang sống ở Đức, nhưng không rõ bạn còn giữ quốc tịch Việt Nam không? Do vậy, để được thường trú tại Việt Nam, bạn có thể thực hiện thủ tục theo một trong hai trường hợp sau đây:
Đăng ký thường trú tại Việt Nam theo diện người Việt Nam định cư tại nước ngoài xin về hồi hương (nếu bạn chưa mất quốc tịch Việt Nam):
Về thủ tục đăng ký xác định quốc tịch Việt Nam nếu không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam và thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam (hồi hương) cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài, bạn tham khảo các câu trả lời trước đây của chúng tôi tại chuyên mục Hỏi – Đáptrên trang quehuongonline.
Đăng ký thường trú tại Việt Nam cho người gốc Việt Nam, quốc tịch Đức:
Theo như thủ tục mà bạn trình bày tại câu hỏi, chúng tôi nhận định rằng bạn đang làm thủ tục xin thường trú tại Việt Nam theo diện người nước ngoài về Việt Nam cư trú (trường hợp 2 nêu ở trên). Trong trường hợp này, chúng tôi xin được lưu ý với bạn về một số điều kiện mà bạn phải đáp ứng để được phép thường trú tại Việt Nam như sau:
- Phải thuộc các trường hợp được xét cho thường trú. Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ngày 16/06/2014 (“Luật xuất nhập cảnh 2014”) thì người nước ngoài có vợ, chồng là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh để đăng ký thường trú tại Việt Nam thuộc trường hợp được xét cho thường trú tại Việt Nam. Do bạn có vợ là công dân Việt Nam đang thường trú ở Việt Nam và có mong muốn về cư trú với vợ mình nên bạn được xem xét, giải quyết cho thường trú tại Việt Nam.
Và:
- Phải tạm trú tại Việt Nam liên tục ít nhất 03 năm (khoản 3 Điều 40 Luật xuất nhập cảnh 2014) thì mới được xét cho thường trú. Theo đó, trong trường hợp bạn chưa tạm trú tại Việt Nam, hoặc đã tạm trú liên tục tại Việt Nam nhưng chưa đủ 03 năm thì bạn sẽ không có đủ điều kiện để được xét giải quyết thường trú.
Sau khi đã đáp ứng được hai điều kiện nêu trên, bạn tiến hành thủ tục xin đăng ký thường trú, với hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn xin thường trú (theo mẫu tại Thông tư 04/2015/TT-BCA của Bộ Công An ngày 15/01/2015);
(2) Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Đức cấp;
(3) Công hàm của cơ quan đại diện của Đức đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
(4) Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
(5) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện thường trú (đã tạm trú tại Việt Nam ít nhất 03 năm trở lên);
(6) Giấy bảo lãnh (theo mẫu tại Thông tư 04/2015/TT-BCA của Bộ Công An ngày 15/01/2015).
Theo quy định này, Công hàm của cơ quan đại diện của Đức mà bạn đề cập chỉ cần có nội dung đề nghị Việt Nam giải quyết cho bạn được thường trú tại Việt Nam. Bạn cần liên hệ Cơ quan đại diện của Đức để được hướng dẫn cụ thể.
- Về nơi nộp hồ sơ: bạn nộp hồ sơ tại Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi xin thường trú.
- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng).
- Kết quả của thủ tục: Thẻ thường trú tại Việt Nam.
Lưu ý: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, bạn phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?