BHXH tự nguyện chưa công bằng so với BHXH bắt buộc?

Hiện người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng 5 quyền lợi là ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí và tử tuất; nhưng BHXH tự nguyện chỉ có quy định 2 quyền lợi cho người tham gia, đó là chế độ hưu trí và tử tuất. Quy định như vậy làm cho quá trình vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện gặp rất nhiều khó khăn, chưa hấp dẫn người tham gia BHXH tự nguyện. Cử tri đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quan tâm xem xét sửa đổi quy định để quyền lợi giữa người tham gia BHXH tự nguyện và quyền lợi của người BHXH bắt buộc ngang bằng nhau.

Các chế độ BHXH ngắn hạn nói chung (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,..) được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc chia sẻ rất lớn, mọi người thuộc diện tham gia BHXH đều phải đóng góp vào quỹ (do người sử dụng lao động đóng) để giải quyết cho người lao động hưởng chế độ khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo kết quả điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cho thấy, số người hưởng chế độ khi sinh con trong một năm chỉ chiếm khoảng 3% tổng số lao động đang làm việc tại các đơn vị. Như vậy, trên 30 người đóng góp vào quỹ ốm đau và thai sản để cho 1 người hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Nếu áp dụng tự nguyện đối với các chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản) thì sẽ không thực hiện được nguyên tắc chia sẻ này.

Theo tính toán cân đối thu chi cho từng cá nhân, với tỷ lệ đóng 3% vào quỹ ốm đau, thai sản của BHXH bắt buộc thì một người lao động phải đóng khoảng 20 năm mới đủ chi trả cho chế  độ thai sản (chưa tính hưởng chế độ ốm đau). Do đó, việc đề xuất áp dụng chế độ ốm đau, thai sản đối với chính sách BHXH tự nguyện như những người tham gia BHXH bắt buộc là thiếu cơ sở và không có tính khả thi.

Chính vì vậy, chính sách BHXH tự nguyện chỉ hướng tới mục tiêu mở rộng diện bao phủ của chế độ hưu trí, bảo đảm cuộc sống của người lao động khi về già, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện? Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tham gia BHXH tự nguyện được hưởng 2 triệu đồng tiền thai sản từ ngày 01/7/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức đóng BHXH tự nguyện từ 1/7/2024 là bao nhiêu? Bao nhiêu tuổi được tham gia BHXH tự nguyện?
Hỏi đáp Pháp luật
Hộ nghèo có được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được đóng bảo hiểm xã hội một lần cho nhiều năm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có kèm quyền lợi bảo hiểm y tế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện với thời gian bao lâu khi chết thân nhân được hưởng mai táng phí?
Hỏi đáp Pháp luật
Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?
Hỏi đáp Pháp luật
Biểu minh họa mức đóng mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ thai sản có trong bảo hiểm xã hội tự nguyện không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thư Viện Pháp Luật
190 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào