Dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV

Thấy mình có đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và muốn đóng góp trí tuệ cho đất nước, chị B có nguyện vọng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội khóa XIV. chị B muốn tìm hiểu về dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV để có thêm thông tin trước khi quyết định ứng cử?

Theo Điều 8 Luật bầu cử việc dự kiến cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu, sau khi thống nhất ý kiến với Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội; số lượng người của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội.

- Số lượng người dân tộc thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất mười tám phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số.

- Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là phụ nữ.

- Dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội của Ủy ban thường vụ Quốc hội được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh.

Điều 2, Nghị quyết số 1135/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 22/01/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội ở trung ương và địa phương như sau:

1. Số lượng đại biểu Quốc hội khóa XIV ở trung ương là 198 đại biểu = 39,6%.

Trong đó cơ cấu, thành phần được dự kiến phân bổ như sau:

- Các cơ quan Đảng: 11 đại biểu;

- Cơ quan Chủ tịch nước: 03 đại biểu;

- Các cơ quan của Quốc hội (đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương): 114 đại biểu, trong đó dự kiến khoảng 20% đại biểu là phụ nữ và khoảng 10% đại biểu là người dân tộc thiểu số;

- Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ: 18 đại biểu, phấn đấu có đại biểu là phụ nữ và đại biểu là người dân tộc thiểu số;

- Bộ Quốc phòng (gồm Bộ trưởng và các quân khu, quân chủng): 15 đại biểu, phấn đấu có đại biểu là người dân tộc thiểu số;

- Bộ Công an (gồm cả Bộ trưởng Bộ Công an): 03 đại biểu;

- Tòa án nhân dân tối cao: 01 đại biểu;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao: 01 đại biểu;

- Kiểm toán nhà nước: 01 đại biểu;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: 31 đại biểu, trong đó có đại biểu là phụ nữ, đại biểu là người dân tộc thiểu số, đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), đại biểu tôn giáo, đại biểu ngoài đảng, đại biểu tái cử và nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ tiêu biểu.

2. Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương dự kiến là 302 đại biểu = 60,4%

Trong số đại biểu này cần bảo đảm tỷ lệ hợp lý đại biểu là phụ nữ, là người dân tộc thiểu số, trẻ tuổi (dưới 40 tuổi), đại biểu là người ngoài đảng, đại biểu tái cử, được dự kiến phân bổ như sau:

a. Cơ cấu định hướng gồm 226 đại biểu, được phân bổ cho các cơ quan, tổ chức như sau:

- Lãnh đạo chủ chốt ở địa phương là 63 đại biểu (làm Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội);

- Phó Trưởng đoàn Đại biểu chuyên trách địa phương là 67 đại biểu (mỗi địa phương 1 đại biểu, riêng TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa có 2 đại biểu);

- Mặt trận Tổ quốc: 10 đại biểu;

- Công đoàn: 6 đại biểu;

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: 5 đại biểu;

- Hội Liên hiệp phụ nữ: 8 đại biểu;

- Hội Nông dân: 5 đại biểu;

- Hội Cựu chiến binh: 3 đại biểu;

- Đại biểu tôn giáo: 6 đại biểu;

- Quân đội (bao gồm Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố): 16 đại biểu;

- Công an: 11 đại biểu;

- Tòa án nhân dân: 04 đại biểu;

- Viện Kiểm sát nhân dân: 04 đại biểu;

- Sở Tư pháp: 05 đại biểu;

- Viện nghiên cứu, trường đại học: 6 đại biểu;

- Doanh nghiệp, hiệp hội, nghiệp đoàn về lĩnh vực sản xuất kinh doanh: 7 đại biểu (trong đó, dự kiến phân bổ 3 doanh nghiệp nhà nước, 4 hiệp hội, nghiệp đoàn về sản xuất kinh doanh).

b. Cơ cấu hướng dẫn do các địa phương giới thiệu là 76 đại biểu, gồm đại diện các ngành: khoa học - công nghệ; lao động, thương binh - xã hội; giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật; đại diện chính quyền cơ sở…

3. Cơ cấu kết hợp

- Số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tham gia Quốc hội khóa XIV khoảng 80 đồng chí, trong đó có 12-14 đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

- Đại biểu là người ngoài Đảng: từ 25 – 50 đại biểu;

- Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): khoảng 50 đại biểu;

- Đại biểu tái cử: khoảng 160 đại biểu;

- Đại biểu là người dân tộc thiểu số: Khi lập danh sách chính thức những người ứng cử ít nhất là 162 người bằng 18% tổng số người trong danh sách ứng cử và phấn đấu trúng cử ít nhất 90 đại biểu bằng 18% tổng số đại biểu Quốc hội;

- Đại biểu là phụ nữ: Khi lập danh sách chính thức những người ứng cử, phải bảo đảm ít nhất là 314 người bằng 35% tổng số người trong danh sách ứng cử và phấn đấu trúng cử ít nhất 150 đại biểu bằng 30% tổng số đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội
Hỏi đáp mới nhất về Đại biểu Quốc hội
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có tối đa bao nhiêu phút phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khi nào? Trình tự bãi nhiệm đại biểu Quốc hội như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai trong kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông báo cho ai khi Đại biểu Quốc hội vắng mặt tại kỳ họp Quốc hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Những trường hợp không được bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam có được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự chất vấn tại kỳ họp Quốc hội của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền quyết định chấp nhận cho đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Bầu cử đại biểu quốc hội mới nhất hiện nay là luật nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đại biểu Quốc hội
Thư Viện Pháp Luật
183 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đại biểu Quốc hội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào