Quy định nào cho phép tịch thu phương tiện giao thông của người vi phạm hành chính?
Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính cho phép tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng với vi phạm nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
Dưới đây là một vài quy định cụ thể:
*** Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm thì một số trường hợp dưới đây sẽ bị tịch thu phương tiện vận tải:
- Phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm nếu hàng cấm có giá trị từ 70.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm (Điều 10).
- Hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện vận tải (Điều 17).
- Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 600 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này (Điều 25).
- Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 1.000 kg trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này (Điều 26).
*** Trong lĩnh vực giao thông, theo quy định tại Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì một số trường hợp sau đây khi vi phạm cũng bị tịch thu phương tiện:
- Người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này (buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị) thì bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện (khoản 7 Điều 6).
- Tịch thu phương tiện khi điều khiển xe ôtô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông mà vi phạm: a) Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép; b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng); c) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông), (Điều 16).
- Điều khiển loại xe xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà được sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông thì bị tịch thu (Điều 17).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?