Xác định giá trị hàng hóa vi phạm hành chính

Công ty tôi vừa bị tịch thu lô hàng do xác định vi phạm sở hữu trí tuệ. Xin hỏi luật sư, việc xác định giá trị hàng hóa để phạt hành chính được thực hiện như thế nào?

Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành, việc xác định giá trị có ý nghĩa quan trọng nhằm xem xét thẩm quyền xử phạt cũng như việc xác định hình thức xử phạt, khung tiền phạt đối với chủ thể vi phạm. Cơ quan thực thi pháp luật quyết định hình thức xử phạt căn cứ vào nhiều yếu tố, trong đó việc xác định giá trị hàng hóa vi phạm đóng vai trò rất quan trọng, tùy vào giá trị sẽ quyết định hình thức xử phạt có thể là biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

Thứ nhất: Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.

Thứ hai: Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

+ Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu.

+ Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương. Trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính.

+ Giá thành của tang vật nếu là hàng hóa chưa xuất bán.

+ Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.

Thứ ba: Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ trên để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên

Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều vụ tranh chấp đã xảy ra giữa một bên là cơ quan thực thi pháp luật và một bên là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến giá trị của hàng hóa vi phạm. Phần lớn các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm không đồng ý với cách tính giá trị hàng hóa vi phạm của cơ quan thực thi pháp luật. Họ cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật đã tính giá trị hàng hóa vi phạm cao hơn thực tế, cách tính giá trị hàng hóa vi phạm mang tính áp đặt, từ đó áp dụng các quy định pháp luật bất lợi cho họ.

Từ các vụ tranh chấp trên cho thấy có sự không thống nhất trong cách xác định giá trị hàng hóa vi phạm giữa 2 bên. Vậy cơ sở nào để tiến hành xác định giá trị hàng hóa vi phạm? Liệu các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định rõ ràng phương pháp để xác định giá trị hàng hóa vi phạm hay chưa?

Theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa: "Hàng hóa bao gồm nguyên liệu hoặc sản phẩm". Cũng theo khoản 10 Điều 3 Nghị định này thì nguyên liệu bao gồm nguyên liệu thô, thành phần, phụ tùng, linh kiện, bộ phận rời và các hàng hóa mà có thể hợp lại để cấu thành một hàng hóa khác sau khi trải qua một quá trình sản xuất.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ: "Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm".

Bên cạnh đó, quy định về xử lý hàng hóa xâm phạm Sở hữu trí tuệ cũng được hướng dẫn cụ thể tại Khoản 3 Điều 29 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006: "Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm".

Qua các quy định trên, chúng ta có thể kết luận rằng hàng hóa vi phạm hành chính bao gồm sản phẩm thành phẩm, nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố khác được sử dụng với mục đích tạo nên sản phẩm đó.

Như vậy, muốn xác định giá trị hàng hóa vi phạm thì phải xác định tổng giá trị của bản thân sản phẩm (thành phẩm) cùng với giá trị của các yếu tố khác được sử dụng với mục đích tạo nên sản phẩm đó với điều kiện nếu không có các yếu tố này thì chủ thể thực hiện hành vi vi phạm không thể thực hiện được hành vi vi phạm.

Theo khoản 2 Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì giá trị hàng hóa vi phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm, dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau: giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm; giá thực bán của hàng hóa xâm phạm; giá thành của hàng hóa xâm phạm (nếu chưa được xuất bán); giá thị trường của hàng hóa tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành cơ quan xử lý xâm phạm xác định giá trị hàng hóa xâm phạm tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm hoặc do Hội đồng xác định giá trị hàng hóa xâm phạm.

Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 xử phạt giao thông đường bộ đã có chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
www.vr.org.vn tra cứu phạt nguội nhanh nhất trên Cục Đăng kiểm Việt Nam 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân anh hùng dân tộc bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai khi vi phạm tại Việt Nam hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác định số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi bị kiểm tra hành chính nếu không có CCCD sẽ phải nộp phạt 500.000 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, mức phạt tiền đối với hành vi bỏ hoang đất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất là bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
605 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào