Chánh án tòa án có các nhiệm vụ, quyền hạn gì trong tố tụng hành chính?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án được quy định tại Điều 35 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Chánh án Toà án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác giải quyết các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Toà án;
- Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thư ký Toà án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính;
- Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án trước khi mở phiên toà;
- Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên toà;
- Ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng hành chính;
- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chánh án Toà án có thể ủy nhiệm cho một Phó Chánh án Toà án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án theo quy định nêu trên. Phó Chánh án Toà án được ủy nhiệm. chịu trách nhiệm trước Chánh án Toà án về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Như vậy, Chánh án N có quyền thay đổi Thư ký tòa án trước khi mở phiên tòa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?