Người đồng tính kết hôn có được pháp luật thừa nhận?
Cộng đồng LGBT viết tắt gồm Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender/ transsexual people là cộng đồng người đồng tính trên thế giới. Ở Việt Nam cộng đồng LGBT bao gồm người đồng tính, song tính, người chuyển giới, cộng đồng này có số lượng khá cao tuy chưa có ước tính cụ thể.
Nhìn chung, thái độ xã hội của nhiều người tại Việt Nam đối với cộng đồng đồng tính là mang tính kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc họ không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm tới người đồng tính. Chỉ có một tỉ lệ nhỏ người dân đa số người trẻ tuổi có thái độ cởi mở với người đồng tính, và chính người trẻ tuổi hay những người trong cộng đồng LGBT mạnh dạn mở các chương trình tạo nên mối quan hệ thay đổi lối suy nghĩ nhiều người về người đồng tính.
Theo pháp luật Việt Nam để có thể kết hôn, người muốn kết hôn phải có năng lực hành vi, phải đạt đến độ tuổi theo luật định và phải chấp nhận kết hôn một cách tự nguyện.
Mặc dù Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 có quy định "cấm kết hôn giữa những người đồng giới"; tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Nhưng tại khoản 2 Điều 8 về điều kiện kết hôn lại có quy định : "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính".
Như vậy, theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành, nhà nước không cấm kết hôn giữa người đồng tính nhưng không thừa nhận việc kết hôn của họ. Có nghĩa là người đồng tính được kết hôn nhưng không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra trong cuộc hôn nhân đó.
Việc xác định giới tính khi không có tranh chấp thường được dựa vào giấy khai sinh của đương sự. Nếu giữa giới tính theo nội dung giấy khai sinh và giới tính theo biểu hiện bên ngoài có sự khác biệt rõ nét, thì thông thường viên chức hộ tịch sẽ nghĩ rằng giới tính theo nội dung giấy khai sinh đã được xác định do nhầm lẫn.
Các nhà Pháp luật Việt Nam đang có cái nhìn cởi mở hơn đối với người đồng tính, bước đầu trong việc sửa đổi từ việc "cấm" kết hôn giữa người đồng giới sang việc "không cấm" việc kết hôn giữa những người này. Ngoài ra, với Bộ luật dân sự sửa đổi mới năm 2015, Nhà nước cũng công nhận cho người đồng tính có quyền chuyển đổi giới tính và thay đổi nhân thân, hộ tịch sau chuyển đổi.
Căn cứ pháp lý:
Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
".....2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?