Thời giờ làm việc và thời giờ làm thêm
1.1. Thời giờ làm việc:
- Thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết và phải được thể hiện trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động của doanh nghiệp.
- Lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không phải làm thêm giờ, không làm việc vào ban đêm và không đi công tác xa. Người lao động nữ đang làm việc nặng nhọc khi có thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
- Lao động cao tuổi, vẫn còn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày và vẫn được trả đủ lương.
- Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Thời giờ làm việc ban đêm được quy định chung từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
1.2. Thời giờ làm thêm:
- Thời giờ làm thêm trong ngày không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm không vượt quá 12 giờ trong một ngày, không quá 30 giờ trong 01 tháng và không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm.
- Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được thực hiện đối với các trường hợp sau đây:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông lâm, thủy sản;
+ Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước.
- Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ. Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh, thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, phòng ngừa và khắc phục hậu quả do thiên tai, địch họa, dịch bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?