Người lập di chúc để lại một phần di sản cho con của người có thẩm quyền chứng thực

Ông Lâm Quang Tiến là người già độc thân hiện thường trú trên địa bàn xã X, do tuổi đã cao nên ông có ý định lập di chúc để lại một số tài sản cho các cháu họ của mình, trong đó có cháu Mai Thị Dịu, con của anh Mai Ngọc Quân hiện là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã X. Nhân dịp anh Quân đến chơi, ông Tiến nói chuyện với anh về dự định lập di chúc của mình và bảo anh thu xếp thời gian để ông tới Uỷ ban nhân dân xã nơi anh làm việc nhờ chứng thực di chúc đó. Anh Quân sẽ giải quyết trường hợp trên như thế nào?

Đây là trường hợp yêu cầu chứng thực di chúc nhưng người có thẩm quyền chứng thực di chúc (anh Quân) là người có quan hệ cha - con với người được hưởng di sản (cháu Dịu).
 
Theo quy định tại Điều 659 của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Người có thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn không được chứng thực đối với di chúc nếu họ là ... người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy trong trường hợp trên, anh Quân hiện là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, là người có thẩm quyền chứng thực nhưng theo ý nguyện lập di chúc của ông Tiến thì anh lại có con gái là người thừa kế theo di chúc của ông Tiến nên việc ông Tiến nhờ anh chứng thực di chúc là không thể thực hiện được.
 
Để giải quyết trường hợp này, cách tốt nhất là anh Quân hướng dẫn ông Tiến đến Phòng Công chứng của tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thuận tiện nhất cho việc đi lại để yêu cầu chứng thực di chúc, vì theo quy định của pháp luật thì việc công chứng, chứng thực di chúc có thể thực hiện tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực nào (không phụ thuộc vào nơi cư trú của người lập di chúc hoặc di sản của người lập di chúc). Khi đi, ông Tiến cần mang theo Giấy chứng minh nhân dân và trong trường hợp tài sản mà ông có ý định để thừa kế là tài sản mà pháp luật quy định là phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì ông còn phải mang theo các giấy tờ để chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đó.
 
 

Lập di chúc
Hỏi đáp mới nhất về Lập di chúc
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu di chúc chia đất cho con mới nhất 2023? Con là người thừa kế theo di chúc có được công chứng di chúc cho cha mẹ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Di chúc đã lập có được bổ sung thêm người thừa kế nữa hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có nhiều đất có bắt buộc phải lập nhiều bản di chúc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lập di chúc không cho bán di sản có được không?
Hỏi đáp pháp luật
Khi lập di chúc bằng miệng, có được nhờ hàng xóm làm chứng hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Bỏ di chúc cũ, lập di chúc mới?
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục lập di chúc trong trường hợp không biết chữ
Hỏi đáp pháp luật
Người lập di chúc để lại một phần di sản cho con của người có thẩm quyền chứng thực
Hỏi đáp pháp luật
Chứng thực di chúc trong trường hợp người lập di chúc không biết đọc, biết viết
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lập di chúc
Thư Viện Pháp Luật
431 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lập di chúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lập di chúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào