Bồi thường thiệt hại do bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp Luật .

Tôi bị cty đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật từ ngày 24/04/2008 .Tôi đã khởi kiện lên Tòa án huyện Thuận An , tỉnh Bình Dương . Ngày 26/08/2009 Tòa án huyện Thuận an xét xử sơ thẩm và ngày 28/8/2009 Tòa tuyên cho cty của tôi thắng kiện . Tôi kháng cáo lên Tòa án tỉnh Bình Dương . Ngày 12/05/2010 Tòa án tỉnh Bình Dương xử phúc thẩm , hủy bản án sơ thẩm  và tôi thắng kiện . Tôi được bồi thường theo điều 41 Bộ Luật Lao động . Nhưng Tòa tỉnh Bình Dương chỉ yêu cầu cty bồi thường cho tôi từ ngày 24/04/2008 đến ngày 26/8/2009 ( ngày xét xử sơ thẩm ). Do vậy , cty cũng chỉ cùng tôi đóng BHXH đến ngày 26/8/2009. Lương của tôi ( là mức lương cố định ) là 3.505.000đ/tháng ( gồm : lương cơ bản 819.000đ + lương công việc 819.000đ + phụ cấp chức vụ , cấp bậc , thâm niên 1.509.000đ + phụ cấp đi lại và ăn trưa cho những người ở xa 358.000đ ) , Như vậy tiền lương làm căn cứ tính bồi thường cho tôi là gồm những khoản nào ? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn .

Chào bạn,

Về vấn đề bạn hỏi, tôi xin được trả lời nhứ sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ-CP thì tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Do đó, theo quy định nêu trên, bạn có quyền yêu cầu công ty đóng bảo hiểm xã hội theo mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động  và tiền lương chi trả trợ cấp thôi việc theo mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động cộng với các khoản phụ cấp như đã nêu trên.

Trân trọng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải đối với nhân viên có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị đánh đập ép buộc làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp người lao động nghỉ việc không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, vi phạm thời gian báo trước khi nghỉ việc bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo trước khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn có tính cả ngày nghỉ lễ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ việc trước thời hạn báo trước thì phải bồi thường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ ngang có giấy quyết định nghỉ việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi họ bị viêm gan B hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
261 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào