Giải quyết hợp đồng hùn vốn bằng cách nào?

Tôi là chủ 1 công ty, tôi có hợp đồng với trung tâm thể thao làm sân bóng đá kinh doanh, tôi đứng tên hợp đồng. Văn bản đồng ý gồm Ủy ban nhân dân quận, hợp đồng là Trung tâm Thể thao. - Tôi có đồng ý cho một thành viên hùn vốn vào xây dựng sân bóng, ông ta bỏ ra xây dựng gồm cát ,đá, xi măng.... Tôi bỏ vốn ra mua cỏ, đèn, lưới... Tuy nhiên tôi yêu cầu họ xuất trình chứng từ họ không xuất được nhưng họ làm trì hoản quá trình hoạt động sân bóng. Đến nay vẫn chưa xuất chứng từ cho tôi để đánh giá việc góp vốn. - Hiện nay tôi vẫn chưa ký kết với họ bất cứ văn bản hùn vốn nào. - Tôi nhận thấy ý đồ họ không ổn mưu đồ chiếm đoạt: nhờ người khác chuyển tên hợp đồng sang tên của họ nhưng không thành. - Đã có hòa giải 2 lần: lần 1: tôi yêu cầu họ xuất hóa đơn bằng văn bản để tôi báo cáo thuế, họ không thực hiện theo yêu cầu, nếu họ không thực hiện tôi sẽ hủy bỏ góp vốn của họ và tôi sẽ thanh toán trả cho họ tiền bằng số tiền họ bõ ra lần 2: họ đề nghị tôi đóng cửa khai thác, tôi yêu cầu họ giao chứng từ nhưng họ không giao. Đến nay tôi cảm thấy quá lu bu , nếu tôi trả vốn cho họ nếu họ không đồng ý thì giải quyết bằng cách nào cho đúng luật. Trong biên bản hòa giải tôi nêu những ý kiến tôi yêu cầu. còn họ nêu những ý kiến thêm bớt để cho họ có lợi, tôi không tranh cải đúng hay sai, như vậy có thiệt thòi không

Chào bạn!

Vấn đề ở đây là bạn đã không thực hiện các khâu chuẩn bị cho việc hợp tác như xác định tổng chi phí đầu tư, tỷ lệ góp vốn, thời gian góp vốn, phân chia lợi nhuận v.v...mà lại tiến hành xây dựng ngay theo dạng mạnh ai nấy làm nên phát sinh nhiều rắc rối.

Vì vậy bạn nên ngưng toàn bộ các hoạt động và làm văn bản để thông báo cho bên đối tác sắp xếp thời gian làm việc về các vấn đề liên quan đồng thời tính toán rõ ràng, chính xác các chi phí để có cơ sở cho việc hợp tác kinh doanh cũng như quyết toán thuế sau này.

Nếu phía đối tác không hợp tác thì bạn nên nhờ Tòa án giải quyết dứt điểm để thuận lợi cho việc kinh doanh sau này.

Biên bản cần ghi chính xác những gì bạn trình bày hoặc bên kia trình bày (chưa chắc lời trình bày của ai là đúng nhưng người trình bày bao giờ cũng tìm cách nói có lợi nhất cho mình). Bạn có thể có ý kiến để phản hồi lời trình bày của bên kia hoặc chỉ cần trình bày theo ý của mình.

Việc bạn phản hồi hay không không có ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn mà quan trọng là lời trình bày đó phải có căn cứ, hợp lôgích hoặc đúng với thực tế ( tốt nhất là phải kèm chứng cứ cụ thể ), như vậy ý kiến đó mới được chấp nhận.

Thân ái chào bạn !!!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
221 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào