Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT đánh giá học sinh tiểu học

Số hiệu: 30/2014/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành: 28/08/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thay đổi toàn diện về đánh giá học sinh tiểu học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định về việc đánh giá đối với học sinh tiểu học.

Việc đánh giá được thực hiện trên nguyên tắc không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Đối với đánh giá về học tập, quy định mới đã bãi bỏ việc dùng điểm số để đánh giá thường xuyên, đồng thời bãi bỏ việc xếp loại học tập theo thang Giỏi - Khá - Trung bình... như trước đây.

Đánh giá về hạnh kiểm được thay thế bằng việc đánh giá về năng lực và phẩm chất của học sinh như khả năng tự phục vụ, tự quản; giao tiếp và hợp tác; tính chăm chỉ, tự tin, tự chịu trách nhiệm...

Học sinh được lên lớp khi được xác nhận hoàn thành chương trình học, trường hợp không hoàn thành thì phải báo cáo để hiệu trưởng xét, quyết định việc lên lớp hay ở lại lớp.

Thông tư 30 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/10/2014.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2014/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2014

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định đánh giá học sinh tiểu học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2014. Thông tư này thay thế Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Nơi nhận:
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Hội đồng Quốc gia GD và PTNL;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

QUY ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về đánh giá học sinh tiểu học bao gồm: nội dung và cách thức đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá.

2. Văn bản này áp dụng đối với trường tiểu học; lớp tiểu học trong trường phổ thông có nhiều cấp học và trường chuyên biệt; cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tiểu học.

Điều 2. Đánh giá học sinh tiểu học

Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.

Điều 3. Mục đích đánh giá

1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.

3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.

Điều 4. Nguyên tắc đánh giá

1. Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

2. Đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học.

3. Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

4. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Chương II

NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ

Điều 5. Nội dung đánh giá

1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh:

a) Tự phục vụ, tự quản;

b) Giao tiếp, hợp tác;

c) Tự học và giải quyết vấn đề.

3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh:

a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục;

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm;

c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết;

d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước.

Điều 6. Đánh giá thường xuyên

1. Đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện, của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác, trong đó bao gồm cả quá trình vận dụng kiến thức, kĩ năng ở nhà trường, gia đình và cộng đồng.

2. Trong đánh giá thường xuyên, giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất vào stheo dõi chất lượng giáo dục, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; các biểu hiện cụ thể về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; những điều cần đặc biệt lưu ý để giúp cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân, nhóm học sinh trong học tập, rèn luyện.

Điều 7. Đánh giá thường xuyên hoạt động học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học, hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

1. Tham gia đánh giá thường xuyên gồm: giáo viên, học sinh (tự đánh giá và nhận xét, góp ý bạn qua hoạt động của nhóm, lớp); khuyến khích sự tham gia đánh giá của cha mẹ học sinh.

2. Giáo viên đánh giá:

a) Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:

- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;

- Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;

- Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ;

b) Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành;

c) Hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng;

d) Khi nhận xét, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên;

đ) Không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên.

3. Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

a) Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên;

b) Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

4. Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá:

Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư.

Điều 8. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh

1. Các năng lực của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:

a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành công việc;

b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;

c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.

2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển năng lực; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các năng lực riêng, điều chỉnh hoạt động để tiến bộ.

Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.

Điều 9. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh

1. Các phẩm chất của học sinh được hình thành và phát triển trong quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm cuộc sống trong và ngoài nhà trường. Giáo viên đánh giá mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặc hành vi như sau:

a) Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia hoạt động giáo dục: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;

b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;

c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối, không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;

d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương.

2. Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ.

Hàng tháng, giáo viên thông qua quá trình quan sát, ý kiến trao đổi với cha mẹ học sinh và những người khác (nếu có) để nhận xét học sinh, ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục.

Điều 10. Đánh giá định kì kết quả học tập

1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc đánh giá định kì kết quả học tập, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học vào cuối học kì I và cuối năm học đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc bằng bài kiểm tra định kì.

2. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh:

a) Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;

b) Mức 2: học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học;

c) Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

3. Bài kiểm tra định kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.

Điều 11. Tổng hợp đánh giá

1. Vào cuối học kì I và cuối năm học, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm họp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua nhận xét quá trình và kết quả học tập, hoạt động giáo dục khác để tổng hợp đánh giá mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của từng học sinh về:

a) Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục thuộc một trong hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành;

b) Mức độ hình thành và phát triển năng lực: những biểu hiện nổi bật của năng lực, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm năng lực của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;

c) Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: những biểu hiện nổi bật của phẩm chất, sự tiến bộ, mức độ hình thành và phát triển theo từng nhóm phẩm chất của học sinh; góp ý với học sinh, khuyến nghị với nhà trường, cha mẹ học sinh; xếp loại từng học sinh thuộc một trong hai mức: Đạt hoặc Chưa đạt;

d) Các thành tích khác của học sinh được khen thưởng trong học kì, năm học.

2. Giáo viên chủ nhiệm ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá vào học bạ. Học bạ là hồ sơ chứng nhận mức độ hoàn thành chương trình và xác định những nhiệm vụ, những điều cần khắc phục, giúp đỡ đối với từng học sinh khi bắt đầu vào học kì II hoặc năm học mới.

Điều 12. Đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt

Dựa trên quy định đánh giá học sinh tiểu học, việc đánh giá học sinh khuyết tật và học sinh học ở các lớp học linh hoạt bảo đảm quyền được chăm sóc và giáo dục đối với tất cả học sinh.

1. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập, nếu khả năng của học sinh có thể đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ yêu cầu về kết quả học tập. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu chung thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

2. Đối với học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt, nếu khả năng của học sinh đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt. Những môn học hoặc hoạt động giáo dục mà học sinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu giáo dục chuyên biệt thì được đánh giá theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.

3. Đánh giá học sinh học ở các lớp học linh hoạt: giáo viên căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp linh hoạt và kết quả đánh giá định kì môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Quy định này.

Điều 13. Hồ sơ đánh giá

1. Hồ sơ đánh giá là minh chứng cho quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; là thông tin để tăng cường sự phối hợp giáo dục học sinh giữa giáo viên, nhà trường với cha mẹ học sinh.

2. Hồ sơ đánh giá từng năm học của mỗi học sinh gồm:

a) Học bạ;

b) Sổ theo dõi chất lượng giáo dục;

c) Bài kiểm tra định kì cuối năm học;

d) Phiếu hoặc sổ liên lạc trao đổi ý kiến của cha mẹ học sinh (nếu có);

đ) Giấy chứng nhận, giấy khen, xác nhận thành tích của học sinh trong năm học (nếu có).

Chương III

SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 14. Xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học

1. Xét hoàn thành chương trình lớp học:

a) Học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học phải đạt các điều kiện sau:

- Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành;

- Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5 (năm) trở lên;

- Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;

- Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;

b) Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học: giáo viên lập kế hoạch, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ từng học sinh; đánh giá bổ sung để xét Hoàn thành chương trình lớp học;

c) Đối với những học sinh đã được giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ mà vẫn chưa đạt ít nhất một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này: tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, bài kiểm tra định kì, mức độ hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng xét, quyết định việc lên lớp hoặc ở lại lớp;

d) Kết quả xét hoàn thành chương trình lớp học được ghi vào học bạ.

2. Xét hoàn thành chương trình tiểu học:

Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 (năm) được xác nhận và ghi vào học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.

Điều 15. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh

1. Nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh nhằm đảm bảo tính khách quan của kết quả đánh giá chất lượng học sinh cuối năm học hoặc cuối cấp học và đảm bảo trách nhiệm của giáo viên dạy lớp năm học trước và giáo viên nhận lớp ở năm học sau; giúp giáo viên nhận lớp trong năm học tiếp theo có đủ thông tin cần thiết về quá trình và kết quả học tập, mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh để có kế hoạch, biện pháp giáo dục hiệu quả.

2. Hiệu trưởng chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh như sau:

a) Đối với học sinh lớp 1 (một), 2 (hai), 3 (ba), 4 (bốn), hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng dạy trong lớp và giáo viên sẽ nhận lớp vào năm học tiếp theo:

- Cùng ra đề kiểm tra định kì cuối năm học và cùng tham gia coi, chấm bài kiểm tra;

- Bàn giao hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Quy định này; trao đổi các nhận xét về những nét nổi bật hoặc hạn chế cần khắc phục về mức độ nhận thức, mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh; ghi biên bản nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;

b) Đối với học sinh khối lớp 5 (năm):

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn ra đề kiểm tra định kì cuối năm học chung cho cả khối; tổ chức coi, chấm bài kiểm tra có sự tham gia của giáo viên trường trung học cơ sở sẽ nhận học sinh lớp 5 (năm) vào học lớp 6 (sáu). Trong quá trình thực hiện, nếu có ý kiến chưa thống nhất thì hiệu trưởng xem xét, quyết định và báo cáo phòng giáo dục và đào tạo biết để theo dõi, chỉ đạo;

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hoàn thiện hồ sơ đánh giá học sinh, bàn giao cho nhà trường.

3. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn tổ chức nghiệm thu, nhận bàn giao chất lượng giáo dục học sinh lớp 5 (năm) hoàn thành chương trình tiểu học lên lớp 6 (sáu) phù hợp với điều kiện của các nhà trường và địa phương.

Điều 16. Khen thưởng

1. Cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

2. Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo

1. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trưởng phòng giáo dục và đào tạo tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học trên địa bàn; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Trưởng phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo các hiệu trưởng tổ chức thực hiện đánh giá học sinh tiểu học, nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh; báo cáo kết quả thực hiện về sở giáo dục và đào tạo.

Điều 18. Trách nhiệm của hiệu trưởng

1. Chịu trách nhiệm về tổ chức thực hiện đánh giá học sinh; báo cáo kết quả thực hiện về phòng giáo dục và đào tạo.

2. Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; xét hoàn thành chương trình lớp học, cấp học; xét lên lớp; duyệt kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; quản lí học bạ trong thời gian học sinh học ở trường; chỉ đạo nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

3. Tiếp nhận, giải quyết ý kiến thắc mắc, đề nghị của học sinh, cha mẹ học sinh về nhận xét, đánh giá, khen thưởng theo phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.

4. Hướng dẫn giáo viên sử dụng học bạ đang dùng của học sinh các lớp tuyển sinh từ trước khi Thông tư này có hiệu lực để ghi nhận xét theo quy định tại Điều 11 của Quy định này hoặc dùng học bạ mới để thay thế trong những năm học sinh còn tiếp tục học tiểu học.

Điều 19. Trách nhiệm của giáo viên

1. Giáo viên chủ nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá học sinh, chất lượng giáo dục học sinh trong lớp; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh;

b) Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện hàng tháng;

c) Cuối học kì I, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh cho cha mẹ học sinh. Không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ học sinh những điểm chưa tốt của học sinh. Duy trì mối liên hệ với cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục học sinh.

2. Giáo viên không làm công tác chủ nhiệm:

a) Chịu trách nhiệm đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh đối với môn học, hoạt động giáo dục theo quy định;

b) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên cùng lớp, cha mẹ học sinh lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện đối với môn học, hoạt động giáo dục;

c) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp đánh giá quá trình học tập, rèn luyện và kết quả học tập của học sinh; hoàn thành hồ sơ đánh giá học sinh; nghiệm thu, bàn giao chất lượng giáo dục học sinh.

Điều 20. Trách nhiệm và quyền của học sinh

1. Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định trong Điều lệ trường tiểu học; tiếp nhận sự giáo dục để luôn tiến bộ.

2. Có quyền nêu ý kiến và được nhận sự hướng dẫn, giải thích của giáo viên, hiệu trưởng về kết quả đánh giá.

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.: 30/2014/TT-BGDDT

Hanoi, August 28, 2014

 

CIRCULAR

PROMULGATING REGULATIONS ON ASSESSMENT OF PRIMARY STUDENTS

Pursuant to the Government’s Decree No.36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 defining functions, duties, authorities and organizational structure of the Ministry and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government’s Decree No.36/2008/ND-CP dated March 19, 2008 defining functions, duties, authorities and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006 detailing and instructing the implementation of some articles of the Law on education; The Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 amending and supplementing some articles of the Government’s Decree 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006; The Government’s Decree 07/2013/ND-CP dated January 09, 2013 amending Point b, Clause 13, Article 1 of the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011;

At the proposal of General Director of Primary Education Department;

The Minister of Education and Training has promulgated the Circular stipulating assessment of primary students.

Article 1. Enclosed together with this Circular

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. The Chief officers, General Director of Primary Education Department, General Director of Department of Examination and Education Quality Assessment, heads of relevant agencies under the Ministry of Education and Training, directors of the services of education and training are responsible for exercising this Circular.

 

 

PP THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Vinh Hien

 

REGULATION

ASSESSMENT OF PRIMARY STUDENTS
(Enclosed together with the Minister of Education and Training’s Circular No.30/2014/TT-BGDDT dated August 28, 2014)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This document regulates the assessment of primary students including: content and manner of assessment and employment of assessment results.

2. This document applies to primary schools; primary classes in multi-level primary schools and specialized schools; other educational institutions running primary education programs; organizations, individuals participating in primary education activities.

Article 2. Assessment of primary students

Assessment of primary students specified in this Regulation includes observing, monitoring, exchanging, examining and making comments on students’ process of learning and practice; advise, instruct and encourage students; carry out qualitative and quantitative comments on their process of learning and practice, formation and development of some capabilities and qualities of primary students;

Article 3. Purposes of assessment

1. Help teachers adapt and innovate method and manner of teaching, real-life experience during and after each phase of teaching and education; punctually discover endeavors and advances of students to give encouragement; discover difficulties beyond students’ ability to overcome to provide instructions and support; make correct judgments about students' strong and weak points in order to introduce solutions for improvement of quality and productivity of students’ learning and practice; contribute to fulfilling the target of primary education.

2. Help students be able to perform self-assessment and participate in student assessment; self-adapt the way of learning; develop communication and cooperation skills; have excitement in learning and practice for advancement.

3. Help students' parents or guardians (hereinafter referred to as parents) participate in the assessment of school performance, practice, formation and development of students’ capabilities and qualities; cooperate actively with schools in educational activities.

4. Help educational management officers of different levels direct educational activities punctually, renew methodology of teaching and assessment in order to achieve educational efficiency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Assessment is carried out for the advancement of students; students' positive aspects and spirits to overcome difficulties in learning and practice should be encouraged and highly valued; help students bring into play all their abilities, ensure promptness, fairness and objectiveness.

2. Students shall be comprehensively assessed in terms of achievement of standardized knowledge, skills and some expression of capabilities and qualities according to the target of primary education.

3. Assessments from teachers, students and parents should be combined and teachers’ are considered the most important.

4. Advancement of students should be assessed without comparing these students against the others, creating pressure on students, teachers and parents.

Chapter II

SUBJECT MATTERS AND MANNER OF ASSESSMENT

Article 5. Subject matters of assessment

1. Assess school performance and advancement of students in terms of standardized knowledge, skills in each subject and other educational activities according to primary education programs.

2. Assess the formation and development of some capabilities of students:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Communication and cooperation;

c) Self-learning and problem solving

3. Assess the formation and development of some qualities of students:

a) Studiousness, diligence; enthusiasm about taking part in educational activities;

b) Self-confidence, self-esteem and personal responsibility

c) Honesty, discipline, and solidarity;

d) Love for families, friends and others; schools, classrooms, hometown and native country.

Article 6. Continuous assessment

1. Continuous assessment includes assessments that are carried out during student’s learning and practice according to the process of subjects' contents and other educational activities in which the application of knowledge and skills at schools, at home and in the society is included.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Continuous assessment to be carried out on school performance, advancement and results in terms of standardized knowledge, skills in each subject and other educational activities according to primary education programs.

1. Participants in continuous assessment include teachers and students (self-assessment and remarks, contribution of ideas through group and class activities); parents’ participation in assessment is encouraged.

2. Teachers’ assessment

a) During teaching process, based on characteristics and objectives of each lesson and activity to be executed by students in the lesson, teachers shall perform some tasks as below:

- Observe, monitor, exchange and examine the process and performance of each student or student group according to the process of teaching;

- Make oral or verbal comments in students’ notebooks about results achieved or yet to be achieved; level of knowledge and capacity to make use of knowledge; proficiency of skills necessary and suitable for lessons, student’s activities;

- Take interests in individual students’ progress of performance; take specific measures to punctually help students overcome difficulties. Due to unequal level of capacity, difference in term and level of performance may be accepted;

b) On a weekly basis, teachers shall pay attention to students who are yet to fulfill their tasks; provide prompt assistance for students to fulfill their tasks;

c) On a monthly basis, teachers shall make verbal comments in logbooks about students' level of performance in each subject, and other educational activities; plan and apply specific and separate measure to be able to provide early support to students who are yet to complete subjects and other educational activities in a month;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Use of scores for continuous assessment is not permitted.

3. Students shall carry out self-assessment; participate in making remarks, contribution of ideas:

a) Students shall carry out self-assessment right in the process or after each duty or educational activity is fulfilled, and report to teachers;

b) Students shall participate in making remarks, contribution of ideas right in the process of completing learning duties, educational activities; discuss, instruct and help their peers to complete duties.

4. Parents’ participation in assessment:

Parents are encouraged to collaborate with teachers and schools on encouraging and helping students in their learning and practice; parents shall be instructed by teachers to observe and encourage students’ activities or stay shoulder to shoulder with them in activities; exchange with teachers on remarks and evaluations made to students orally or verbally as appropriate.

Article 8. Continuous assessment of formation and development of students’ capabilities

1. Students’ capabilities are formed and developed through the process of learning, practice and life experiencing inside and outside of schools. Teachers shall assess the formation and development of students’ capabilities through expressions and behaviors as follows:

a) Self-service, self-management: be able to perform a number of jobs to serve their personal activities such as personal hygiene, self-catering, and dressing; some jobs to serve learning such as preparing learning tools in class and at home; some jobs required by teachers, by themselves or assigned by group, class; able to arrange time for learning and activities at home; comply with classroom rules and complete duties;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Self-study and problem solving: ability to perform learning duties in class, working in group, class; self-study abilities with or without help from others; perform right duties; share learning results with friends and groups; carry out self-assessment of performance and report to groups or teachers; seek early support from friends, teachers or others; make use of learned things to handle problems in class and in life; discover new situations concerning lesson or in life and find a solution.

2. On a daily and weekly basis, teachers shall observe expressions through students' activities to assess the formation and development of their capabilities; from that point to encourage and help students to overcome difficulties, bring into play their strong points and capabilities, adapt performance for advancement.

On a monthly basis, through the process of observation, opinions exchanged with parents and others (if any), teachers shall make verbal comments in logbooks.

Article 9. Continuous assessment of formation and development of students’ qualities

1. Students’ qualities are formed and developed through the process of learning, practice and real-life experiencing inside and outside of schools. Teachers shall assess the formation and development of students’ qualities through expressions or behaviors as follows:

a) Studious, hard-working and enthusiastic about participating in educational activities: attend class regularly and punctually; frequently exchange subject matters of study and educational activities with friends, teachers and others; be diligent in housework and giving help to parents; be enthusiastic about participating in activities and movement of learning, labor, arts and sports in schools and in locality; be enthusiastic about calling for friends to join tasks of maintaining sanitation and beauty of schools, classes, neighborhood and in public;

b) Confidence and self-responsibilities: Be confident in performing learning duties and presenting personal viewpoints; accept jobs within their strength; take self-responsibility for what they do, no blaming others for their own mistakes;

c) Honesty, self-discipline and solidarity: be honest and truthful about what they say; respect and keep promises; comply strictly with the rules of learning; do not take anything not of their own; have a sense of public property protection;

d) Have a love for families, friends and others; schools, classes, hometown and native country: take interest and care of grandparents, parents and siblings; respect adults and be grateful to teachers; love and help friends; be enthusiastic about participating in activities of collectives, building up schools and classes; keep and protect public properties and environment; take pride in relatives, teachers, schools and hometown; love to understand geographical names and famous figures in the hometown.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

On a monthly basis, through the process of observation, opinions exchanged with parents and others (if any), teachers shall make verbal comments in logbooks.

Article 10. Periodical assessment of school performance

1. Headmasters shall direct periodical assessment of school performance, level of achievement of standardized knowledge and skills according to primary education programs at the end of first term and school year with respect to such subjects as Vietnamese language, Mathematics, Science, History, Geography, foreign languages, computers, languages of ethic minorities through periodical exams.

2. Topics of periodical exams shall be suitable for standardized knowledge, skills including questions, exercises designed according to students’ level of awareness:

a) Level 1: Students are able to know, remember and remind learned knowledge; use their own way to correctly express or describe knowledge and skills learned and directly apply those knowledge, skills to resolve situations and problems in the process of learning;

b) Level 2: Students can connect and re-arrange learned knowledge, skills to resolve new situations, problems similar to learned situations and problems;

c) Level 3: Students can make use of learned knowledge and skills to resolve new situations and problems which are different from instructed situations and problems or put forth reasonable responses to a new situation and problem in learning and in life.

3. Periodical exams performed by students shall be corrected, commented and marked from 1 to 10 by teachers. No zero and decimals are marked.

Article 11. Summary of assessment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Process of learning in individual subjects and other educational activities, outstanding characteristics, advancement, constraints and level of completion according to standardized knowledge, skills; aptitudes and interests in individual subjects, educational activities; grade students as either satisfactory or unsatisfactory with respect to learned subjects and educational activities;

b) Level of formation and development of capabilities: outstanding expressions of capabilities, advancement, level of formation and development according to specific group of capabilities; contribute ideas with students, make recommendations to schools, parents; grade students as either satisfactory or unsatisfactory;

b) Level of formation and development of qualities: outstanding expressions of qualities, advancement, level of formation and development according to specific group of qualities; share ideas with students, make recommendations to schools, parents; grade students as either satisfactory or unsatisfactory;

d) Other achievements praised and rewarded at the end of term and school year.

2. Headmasters shall make verbal comments and general performance results in school reports. School reports are records to confirm level of completion of the program and determine duties, things to overcome and support with respect to each student when second term or new school year starts.

Article 12. Assessment of disabled students or students from flexible classes 

Based on the regulations on assessment of primary students, assessment of disabled students and students from flexible classes must ensure the rights to care and education for all students.

1. In respect of disabled students who study under the integrated teaching method, if they are able to meet requirements of common educational program, they shall be treated as normal students but school performance result is less required. School subjects or educational activities the common requirements of which can not be met by the students shall be assessed according to the requirement of personal education plan.

2. In respect of disabled students who study under the specialized teaching method, if they are able to meet requirements of the specialized educational program, they shall be assessed according to the regulations intended for specialized education. School subjects or educational activities the specialized requirements of which can not be met by the students shall be assessed according to the requirement of personal education plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Assessment document

1. Assessment document bears testimony to the process of learning, practice and student performance results, and functions as a source of information for educational coordination between teachers, schools and parents.

2. A school year’s assessment document consists of:

a) School reports;

b) Logbooks;

c) Year-end exams;

d) Contact books for exchange of comments (If any) between teachers and parents;

dd) Certificates, certificates of commendation in recognition of students’ achievements in the school year (if any).

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Consideration of completion of class and primary curriculum

1. Consideration of completion of the class curriculum:

a) Students that are certified as having completed the class curriculum must meet the following conditions:

- Continuous assessment for school subjects and educational activities is satisfactory;

- Year-end assessment for the regulated subjects achieves 5 points and over;

- Level of formation and development of capabilities is satisfactory;

- Level of formation and development of qualities is satisfactory;

b) For students who are yet to complete the class curriculum, teachers shall work out a plan to instruct and provide support to each student; carry out additional assessment to conclude completion of the class curriculum.

c) For students who are instructed and supported directly by teachers but yet to achieve either of the conditions set out in Clause 1 of this Article, depending on level of completion of school subjects, educational activities, periodic exams, formation and development of some capabilities, qualities, teachers shall make a list and report to headmasters for consideration and decision about going up or repeating their year;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Consideration of completion of the primary curriculum:

Students who complete curriculum of 5th Grade shall be certified and recorded in their school reports as having completed the primary curriculum.

Article 15. Inspection and hand-over of education quality

1. Inspection and hand-over of educational quality is carried out to ensure objectiveness of student performance assessment at the end of year or at the end of level and ensure responsibilities of teachers of previous and following 5th graders; help teachers of the following 5th graders have sufficient necessary information about the process and performance results, level of formation and development of capabilities and qualities of students in order to advance a productive plan and measure of education.

2. Headmasters shall direct inspection and hand-over of education quality as follows:

c) For 1st, 2nd, 3rd and 4th graders, headmasters shall direct head teachers, teachers teaching the same class and teachers of their next grade:

- Draw up year-end exams and take part in monitoring and grading together;

- Hand over the assessment document as stipulated in Clause 1, Article 13 of this Regulation; exchange comments on outstanding traits or shortcomings to be overcome in terms of awareness, achievement of standardized knowledge, learning skills, educational activities, formation and development of capabilities, qualities of students; formulate minutes of inspection and hand-over of educational quality;

b) For 5th graders:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Headmasters shall direct head teachers to complete the assessment document and hand it over to schools.

3. Manager of the office of education and training shall direct schools in the administrative division to organize inspection, take delivery of educational quality of 5th graders who have completed their primary curriculum in accordance with conditions of schools and locality.

Article 16. Rewarding

1. At the end of first term and school year, headmasters shall direct students to discuss promotion of those who achieve outstanding performance results or show great progress in any of the three issues of assessment, achieve outstanding outcomes in emulation movement or other irregular achievements; consult parents, summarize, make a list and submit it to headmasters or upper levels for commendation

2. Content and quantity of students to be praised and commended shall be decided by headmasters.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 17. Responsibilities of Services of Education and Training, Office of Education and Training

1. Director of the Services of Education and Training shall direct managers of the Office of Education and Training to carry out the assessment of primary students in the administrative division and report the outcomes to the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 18. Responsibilities of headmasters

1. Take responsibility for implementing assessment of primary students; reporting the outcomes to the Office of Education and Training.

2. Direct establishment and implementation of student training and supporting; consider completion of class and grade curriculum; make the decision about admission into next grade; approve year-end performance results; manage school reports during school year; provide guidance on inspection and hand-over of educational quality.

3. Receive and solve questions and proposals raised by students and parents on comments, evaluation and rewards within headmasters’ authority.

4. Instruct teachers to use existing school reports of students being admitted before this Circular comes into force to record remarks according to provisions of Article 11 of this Regulation or use new school reports for replacement during their years in primary schools.

Article 19. Responsibilities of teachers

1. Head teachers

a) Take main responsibility for the assessment of primary students, educational quality; complete assessment document according to regulations; carry out inspection and hand-over of educational quality;

b) Prepare and implement monthly plan of training and supporting students

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Non-head teachers:

a) Take responsibility for evaluating students’ learning and practice, performance outcomes with respect to subjects and educational acitivities according to the provisions of law;

b) Coordinate with head teachers, other teachers and parents to prepare and implement the plan of training and supporting students in their learning and practice;

c) Coordinate with head teachers to carry out the assessment of students' learning and practice, performance outcomes; complete students' assessment document; carry out inspection, hand-over of educational quality;

Article 20. Responsibilities and rights of students

1. Fulfill the duties as stipulated in the Statute of primary schools; be open to the education for advancement.

2. Has the right to raise opinions and have access to instruction and explanation by teachers, headmasters on assessment results.

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 về Quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


713.795

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.147.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!