|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị định 146/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 102/2022/NĐ-CP chức năng Ngân hàng Nhà nước
Số hiệu:
|
146/2024/NĐ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị định
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Hồ Đức Phớc
|
Ngày ban hành:
|
06/11/2024
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 05/01/2025
Ngày 06/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 146/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 102/2022/NĐ-CP ngày 12/12/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước từ ngày 5/1/2025 được quy định như sau:
(1) Vụ Chính sách tiền tệ
(2) Vụ Quản lý ngoại hối
(3) Vụ Thanh toán
(4) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
(5) Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính (Hiện hành là 2 Vụ riêng (Vụ Dự báo, thống kê và Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính)
(6) Vụ Hợp tác quốc tế
(7) Vụ Kiểm toán nội bộ
(8) Vụ Pháp chế
(9) Vụ Tài chính - Kế toán
(10) Vụ Tổ chức cán bộ
(11) Vụ Truyền thông
(12) Văn phòng
(13) Cục Công nghệ thông tin
(14) Cục Phát hành và kho quỹ
(15) Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
(16) Cục Phòng, chống rửa tiền (Hiện hành thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
(17) Cục Quản trị
(18) Sở Giao dịch
(19) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
(20) Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(21) Viện Chiến lược ngân hàng
(22) Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
(23) Thời báo Ngân hàng
(24) Tạp chí Ngân hàng
(25) Học viện Ngân hàng
Các đơn vị từ (1) đến (20) là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị từ (21) đến (25) là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Xem chi tiết Nghị định 146/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/01/2025.
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 146/2024/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 11 năm 2024
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2022/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG
12 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2014/NĐ-CP NGÀY 07
THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT
NGÀNH NGÂN HÀNG ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2019/NĐ-CP NGÀY 17
THÁNG 5 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ
chức tín dụng ngày 18 tháng 01 năm 2024;
Căn cứ Luật Thanh
tra ngày 14 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Luật Phòng,
chống rửa tiền ngày 15 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Luật Xử lý
vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13
tháng 11 năm 2020;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung,
bãi bỏ một số điều của Nghị định số 102/2022/NĐ-CP
ngày 12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP
ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung
Điều 3 Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày
12 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
“Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Chính sách tiền tệ.
2. Vụ Quản lý ngoại hối.
3. Vụ Thanh toán.
4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
5. Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài
chính.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Kiểm toán nội bộ.
8. Vụ Pháp chế.
9. Vụ Tài chính - Kế toán.
10. Vụ Tổ chức cán bộ.
11. Vụ Truyền thông.
12. Văn phòng.
13. Cục Công nghệ thông tin.
14. Cục Phát hành và kho quỹ.
15. Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
16. Cục Phòng, chống rửa tiền.
17. Cục Quản trị.
18. Sở Giao dịch.
19. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
20. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
21. Viện Chiến lược ngân hàng.
22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
23. Thời báo Ngân hàng.
24. Tạp chí Ngân hàng.
25. Học viện Ngân hàng.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều
này là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng
quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ khoản
21 đến khoản 25 Điều này là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước
của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định
tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ,
Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ
Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp
công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc
Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ
một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa
đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính
phủ
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP như
sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; thanh tra viên ngân hàng; trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành
Ngân hàng.”
2. Sửa đổi khoản
2 Điều 2 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP như sau:
“2. Đối tượng giám sát của Thanh tra, giám sát
ngành Ngân hàng (sau đây gọi chung là đối tượng giám sát ngân hàng):
a) Đối tượng giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 56 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng
chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;
b) Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.”
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số
43/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Hệ thống tổ chức của Thanh tra, giám
sát ngành Ngân hàng
Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan
thanh tra trong Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước.
2. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan
Thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Thanh
tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3
Điều 1 Nghị định số 43/2019/NĐ-CP như sau:
“1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị
tương đương Tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, thực hiện chức năng tham
mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra,
giám sát ngân hàng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, bảo hiểm tiền gửi; thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành
chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và phân
công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát
ngân hàng gồm các Vụ, Cục, Văn phòng (sau đây gọi chung là các đơn vị thuộc Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).
Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được
ra quyết định thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao (trừ
các cuộc thanh tra do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh
tra theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này), thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số
43/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh
tra, giám sát ngân hàng
Chức danh của người đứng đầu của Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng là Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng. Chánh Thanh tra,
giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra,
giám sát trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; lãnh đạo Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
của pháp luật.
2. Xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của
các cơ quan thanh tra trong Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại điểm
g khoản 2 Điều 55 của Luật Thanh tra; báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ xem
xét, quyết định việc xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa hoạt động của các cơ quan
thanh tra trong Ngân hàng Nhà nước với cơ quan thanh tra của cơ quan thuộc
Chính phủ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 55 của Luật
Thanh tra.
3. Ra quyết định thanh tra đối với đối tượng thanh
tra ngân hàng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước theo phân công của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
gồm các cuộc thanh tra hành chính, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo,
thanh tra công tác phòng, chống tham nhũng, các cuộc thanh tra chuyên ngành lớn,
phức tạp, các cuộc thanh tra lại hoặc khi xét thấy cần thiết; thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của người ra quyết định thanh tra; đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra;
trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia đoàn
thanh tra.
4. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu
hiệu vi phạm pháp luật của đối tượng thanh tra ngân hàng hoặc khi có dấu hiệu rủi
ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
5. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã có kết luận
của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
6. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc
khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
chỉ đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thanh tra đối
với đối tượng thanh tra ngân hàng đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân
công thực hiện; trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không thực hiện
yêu cầu thì báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
7. Xem xét, xử lý những vấn đề liên quan đến công
tác thanh tra, giám sát mà Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh không nhất trí với Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; trường hợp Giám
đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không đồng ý với việc xử lý thì Chánh Thanh
tra, giám sát ngân hàng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
8. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đình chỉ theo
thẩm quyền việc thi hành quyết định trái pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà
nước của Ngân hàng Nhà nước được phát hiện qua thanh tra, giám sát.
9. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải quyết
vấn đề liên quan đến công tác thanh tra, giám sát.
10. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi,
bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ,
hủy bỏ hoặc bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua thanh tra, giám
sát.
11. Xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị người
có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính.
12. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét
trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện qua thanh tra, giám sát hoặc không
thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát; yêu cầu
người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền
quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh
tra, giám sát hoặc không thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về
thanh tra, giám sát.
13. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định
theo thẩm quyền và tổ chức triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động
ngân hàng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Ngân hàng Nhà nước.
14. Báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng
Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm được giao;
báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về các mặt công tác khác của Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng.
15. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
16. Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng, công
chức khác thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành các cuộc làm việc,
tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng.
17. Quyết định mức độ giám sát đối với các đối tượng
giám sát ngân hàng, trừ trường hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
18. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật hoặc được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.”
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP đã
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số
43/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 18. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và
thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng
Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh ban hành quyết định thanh tra.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định
thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng,
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện
có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh”.
7. Sửa đổi Điều
29 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP như sau:
“Điều 29. Xây dựng chính sách, văn bản quy phạm
pháp luật
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tham mưu, giúp
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc
để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách,
văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động, an toàn hoạt động ngân hàng,
thanh tra, giám sát ngân hàng, bảo hiểm tiền gửi thuộc phạm vi trách nhiệm quản
lý của Ngân hàng Nhà nước.”
8. Bãi bỏ Điều
13 Nghị định số 26/2014/NĐ-CP.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm
thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05
tháng 01 năm 2025.
2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và
các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hồ Đức Phớc
|
Nghị định 146/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi tại Nghị định 43/2019/NĐ-CP
THE GOVERNMENT
OF VIETNAM
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------
|
No. 146/2024/ND-CP
|
Hanoi, November
06, 2024
|
DECREE AMENDMENTS
TO AND ABROGATION OF SOME ARTICLES OF GOVERNMENT’S DECREE NO. 102/2022/ND-CP
DATED DECEMBER 12, 2022 DEFINING FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL
STRUCTURE OF STATE BANK OF VIETNAM AND GOVERNMENT’S DECREE NO. 26/2014/ND-CP
DATED APRIL 07, 2014 PRESCRIBING ORGANIZATION AND OPERATION OF BANKING
INSPECTION AND SUPERVISION AUTHORITIES, AS AMENDED IN GOVERNMENT’S DECREE NO.
43/2019/ND-CP DATED MAY 17, 2019 Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Government
Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22,
2019; Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam
dated June 16, 2010; Pursuant to the Law on Credits Institutions
dated January 18, 2024; Pursuant to the Law on Inspection dated November
14, 2022; Pursuant to the Law on Anti-money Laundering
dated November 15, 2022; Pursuant to the Law on Penalties for
Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law on amendments to the Law
on Penalties for Administrative Violations dated November 13, 2020; ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. The Government promulgates a Decree providing
amendments to and abrogation of some articles of the Government’s Decree No.
102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 defining functions, tasks, powers and
organizational structure of the State Bank of Vietnam and the Government’s
Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 prescribing organization and
operation of banking inspection and supervision authorities, as amended in the
Government’s Decree No. 43/2019/ND-CP dated May 17, 2019. Article 1. Amendments to
Article 3 of Government's Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022
prescribing functions, tasks, powers and organizational structure of State Bank
of Vietnam (SBV) “Article 3. Organizational structure 1. Monetary Policy Department. 2. Foreign Exchange Management Department. 3. Payment Department. 4. Credit Department of Economic Sectors. 5. Department of Forecasting
and Statistics - Monetary and Financial Stabilization. 6. International Cooperation Department. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 8. Department of
Legal Affairs. 9. Finance and Accounting Department. 10. Organization and Personnel Department. 11. Communications Department. 12. SBV Office. 13. Information Technology Department. 14. Issue and Vault Department. 15. State Foreign Exchange
Reserve Management Department. 16. Anti-Money Laundering Department. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 18. Operations Center. 19. Banking Supervision Agency. 20. SBV municipal and provincial branches. 21. Banking Strategy Institute. 22. National Credit Information Center of Vietnam. 23. Banking Times. 24. Banking Review. 25. Banking Academy. The organizations referred to in Clauses 1-20 of
this Article shall assist the SBV’s Governor in performing the state management
functions and the Central Bank’s functions; the organizations referred to in
Clauses 21-25 of this Article are public administrative units serving the
performance of SBV’s state management functions. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. The SBV’s Governor shall submit the decision
defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Banking
Supervision Agency and list of other public administrative units affiliated to
the SBV to the Prime Minister of Vietnam for promulgation. The SBV’s Governor shall promulgate decisions
defining functions, tasks, powers and organizational structure of the SBV’s affiliated
units in accordance with regulations of law, except Banking Supervision
Agency.” Article 2. Amendments to and
abrogation of some Articles of Government’s Decree No. 26/2014/ND-CP dated
April 07, 2014 prescribing organization and operation of banking inspection and
supervision authorities as amended in the Government’s Decree No. 43/2019/ND-CP
dated May 17, 2019 1. Article 1 of the Decree No. 26/2014/ND-CP is
amended as follows: “Article 1. Scope This Decree deals with organization and operation of
banking inspection and supervision authorities, banking inspectors,
responsibilities of authorities, organizations and individuals involved in
operation of banking inspection and supervision authorities.” 2. Clause 2 Article 2 of Decree No. 26/2014/ND-CP
is amended as follows: “2. Entities subject to supervision by banking
inspection and supervision authorities (hereinafter referred to as “subject
entities of banking supervision”): a) The subject entities of banking supervision
defined in Article 56 of the Law on the State Bank of Vietnam, including policy
banks and subsidiaries of credit institutions; ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 3. Article 6 of Decree No. 26/2014/ND-CP , as
amended in Clause 2 Article 1 of Decree No. 43/2019/ND-CP , is amended as
follows: “Article 6. Organizational system of banking
inspection and supervision authorities Banking inspection and supervision authorities are
SBV’s inspectorates, and are organized into a system comprising: 1. The Banking Supervision Authority affiliated to
SBV. 2. Offices of the Banking Supervision Agency. 3. Banking Inspection and Supervision Departments
of SBV’s branches in provinces or central-affiliated cities (hereinafter
referred to as “SBV’s provincial branches”).” 4. Clauses 1, 2 Article 7 of Decree No.
26/2014/ND-CP , as amended in Clause 3 Article 1 of Decree No. 43/2019/ND-CP ,
are amended as follows: “1. The Banking Supervision Agency is a General
Department-level authority that is affiliated to SBV and assigned to advise and
assist the SBV’s Governor in performing the state management of credit
institutions, foreign bank branches, banking inspection and supervision
performance, citizen reception, complaint and denunciation settlement,
anti-corruption and misconduct, and deposit insurance, carry out administrative
inspections, specialized inspections and banking supervision in areas and
sectors under the SBV’s management, perform citizen reception tasks, consider
and resolve complaints and denunciations, and perform anti-corruption and
misconduct tasks in accordance with applicable laws and as assigned by the
SBV’s Governor. 2. The Banking Supervision Agency is comprised of
Departments and Office (hereinafter referred to as “affiliated units of the
Banking Supervision Agency”). ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 5. Article 8 of Decree No. 26/2014/ND-CP , as
amended in Clause 4 Article 1 of Decree No. 43/2019/ND-CP , is amended as
follows: “Article 8. Tasks and powers of Chief Inspector
of Banking Supervision Agency The head of the Banking Supervision Agency is its
Chief Inspector. The Chief Inspector of the Banking Supervision Agency shall
have the following tasks and powers: 1. Lead, direct and inspect performance of
inspection and supervision tasks within the scope of SBV’s state management;
lead the Banking Supervision Agency to perform tasks and powers as prescribed
in law. 2. Consider and handle operational overlaps and
duplications among the SBV’s inspection authorities as prescribed in point g
clause 2 Article 55 of the Law on Inspection; submit reports to and request the
Inspector-General of the Government Inspectorate of Vietnam (GIV) to consider
and make decisions on handling operational overlaps and duplications between
the SBV’s inspection authorities and inspection authorities of the Government’s
affiliated units as prescribed in point d clause 2 Article 55 of the Law on
Inspection. 3. Issue decisions to carry out inspection of
subject entities of banking inspection under the SBV’s management as assigned
by or at the request of the SBV’s Governor, including administrative
inspections, inspections serving the settlement of complaints and
denunciations, inspections of performance of anti-corruption and misconduct
tasks, large-scale or complicated specialized inspections, re–inspections or
other inspections which are deemed necessary; perform tasks and powers of the
inspection decision maker; request Directors of SBV’s provincial branches to
appoint their banking inspectors or other qualified officials to join
inspection teams; mobilize officials and public employees of relevant
authorities and units to join inspection teams. 4. Issue inspection decisions upon detection of
violations against law committed by subject entities of banking inspection or
in case there are any risks of threatening safe operation of credit
institutions and foreign bank branches. 5. Issue a decision to re-inspect the case which
has been concluded by the Office of the Banking Supervision Agency or the
Banking Inspection and Supervision Department of a SBV’s provincial branch but
there are signs of violation found through consideration and settlement of
complaints, feedbacks and denunciations. 6. Request Directors of SBV’s provincial branches
to direct their Inspection and Supervision Departments to carry out inspection
of the subject entities under their jurisdiction as assigned by the SBV’s
Governor in case there are any signs of violations against laws or any risks of
threatening safe operation of credit institutions and foreign bank branches; if
the Director of a SBV's provincial branch fails to carry out the request, submit
report on such failure to the SBV’s Governor for consideration. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 8. Request the SBV’s Governor to suspend, within
his/her competence, unlawfully issued decisions in sectors and areas falling under
the SBV’s state management which are detected through inspection and
supervision. 9. Request the SBV’s Governor to resolve the issues
concerning inspection and supervision tasks. 10. Request competent authorities to make
amendments to applicable regulations or promulgate the new ones to meet
management requirements; propose suspension, invalidation or abrogation of
regulations which are found through inspection and supervision to be contrary
to regulations of law. 11. Directly impose or request competent persons to
impose penalties for administrative violations in accordance with regulations
of law on penalties for administrative violations. 12. Request the SBV’s Governor to assign
responsibility and take actions against the persons under his/her management
who are found through inspection and supervision to have committed violations
against laws or failed to comply with conclusions, recommendations and
decisions on inspection and supervision; request heads of other authorities and
organizations to assign responsibility and take actions against the persons
under their management who are found through inspection and supervision to have
committed violations against laws or failed to comply with conclusions,
recommendations and decisions on inspection and supervision. 13. Request the SBV’s Governor to make decisions,
within his/her competence, and organize the implementation of measures for
ensuring safe banking operation of authorities, organizations and individuals
under SBV’s state management. 14. Submit reports to the SBV’s Governor and the
GIV’s Inspector-General on inspections within the scope of his/her assigned
tasks; submit reports to the SBV’s Governor on performance of other tasks by
the Banking Supervision Agency. 15. Inspect the implementation of policies and
laws, and performance of assigned tasks and powers by heads of authorities and
units under SBV’s management. 16. Decide the work sessions or direct contact
between banking inspectors and other officials of the Banking Supervision
Agency and the subject entities of banking supervision. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 18. Perform other tasks and powers in accordance
with regulations of law or as assigned by the SBV’s Governor.” 6. Article 18 of Decree No. 26/2014/ND-CP , as
amended in Clause 6 Article 1 of Decree No. 43/2019/ND-CP , is amended as
follows: “Article 18. Power to issue inspection and
re-inspection decisions 1. The Chief Inspector of the Banking Supervision
Agency, Directors of Offices of the Banking Supervision Agency, and Chief
Inspectors of SBV’s provincial branches shall issue inspection decisions. 2. The Chief Inspector of the Banking Supervision
Agency shall issue decisions to re-inspect the cases which have been concluded
by the Directors of Offices of the Banking Supervision Agency or Chief
Inspectors of SBV’s provincial branches but there are signs of violation found
through consideration and settlement of complaints, feedbacks and
denunciations.”. 7. Article 29 of Decree No. 26/2014/ND-CP is
amended as follows: “Article 29. Formulation of policies and
legislative documents The Banking Supervision Agency shall provide advice
for and assist the SBV’s Governor in formulating and promulgating within
his/her competence or submitting policies and legislative documents on
organization, operation and safety of banking systems, banking inspection and
supervision, and deposit insurance under the SBV’s state management.” 8. Article 13 of the Decree No. 26/2014/ND-CP is
abrogated. ... ... ... Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh. 1. This Decree comes into force from January 05,
2025. 2. The SBV’s Governor, Ministers, heads of
ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of
provincial People’s Committees, Chief Inspector of the Banking Supervision
Agency, and relevant authorities are responsible for the implementation of this
Decree. ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Ho Duc Phoc
Nghị định 146/2024/NĐ-CP ngày 06/11/2024 sửa đổi Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng đã được sửa đổi tại Nghị định 43/2019/NĐ-CP
4.789
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng

Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|