Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Số hiệu: 26/2020/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 28/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 26/2020/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước về xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ; địa điểm tổ chức, phương án bảo vệ và sử dụng phương tiện, thiết bị tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước; chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước và phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 2. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước

1. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ nội dung bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo, tạo ra. Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản điện tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.

2. Người tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, nhưng chưa được xác định là bí mật nhà nước phải báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức và chuyển đến đơn vị có chức năng xử lý. Người được giao xử lý phải có văn bản đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Thông tin tiếp nhận phải được bảo vệ trong quá trình tiếp nhận và xử lý.

3. Bộ Công an quy định mẫu dấu chỉ độ mật, mẫu văn bản xác định độ mật của bí mật nhà nước.

Điều 3. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.

2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.

3. Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu sao; bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có văn bản ghi nhận việc chụp. Chỉ sao, chụp đúng số bản cho phép và tiêu hủy ngay bản dư thừa, bản hỏng. Bản sao, chụp được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý như bản chính và phải được bảo vệ như bản gốc.

4. Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

5. Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

6. Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước.

Điều 4. Giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

1. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:

a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;

b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;

Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của cơ quan, tổ chức ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;

Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;

c) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được quản lý bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.

2. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:

a) Sau khi nhận, tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;

b) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì có thêm dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức hoặc người được lãnh đạo cơ quan, tổ chức ủy quyền giải quyết;

c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo cơ quan, tổ chức nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải thông báo nơi gửi biết để có biện pháp khắc phục. Nếu phát hiện tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bóc, mở bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải báo cáo ngay người đứng đầu cơ quan, tổ chức để có biện pháp xử lý.

3. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.

4. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.

5. Việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

6. Việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

7. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

8. Bộ trưởng Bộ Công an quy định mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đến, mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đi và mẫu sổ chuyển giao bí mật nhà nước.

Điều 5. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ

1. Người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải có văn bản xin phép người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại cơ quan, tổ chức.

2. Văn bản xin phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ phục vụ công tác trong nước, nước ngoài phải nêu rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác; tên loại, trích yếu nội dung, độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước; mục đích sử dụng; thời gian, địa điểm công tác; biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước.

3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mang ra khỏi nơi lưu giữ phải chứa, đựng, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định và phải bảo vệ trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ.

Điều 6. Địa điểm, phương án bảo vệ và phương tiện, thiết bị sử dụng tại hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước

1. Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước được tổ chức trong phòng họp kín tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức. Trường hợp tổ chức ở ngoài trụ sở làm việc, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có trách nhiệm đề nghị cơ quan Bộ Công an, Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn trong và ngoài khu vực diễn ra hội nghị, hội thảo, cuộc họp; hội nghị, hội thảo, cuộc họp do Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức do cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện.

2. Phương tiện, thiết bị sử dụng trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước

a) Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước phải sử dụng micro có dây và các phương tiện, thiết bị được cơ quan Bộ Công an, Công an cấp tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn trước khi lắp đặt, trừ phương tiện, thiết bị do Ban Cơ yếu Chính phủ trang bị; hội nghị, hội thảo, cuộc họp do Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức do cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện. Trường hợp hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước tổ chức bằng hình thức truyền hình trực tuyến phải bảo vệ đường truyền theo quy định pháp luật về cơ yếu;

b) Người tham dự không được mang thiết bị có tính năng thu, phát tin, ghi âm, ghi hình vào trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật. Đối với hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Mật, việc sử dụng phương tiện, thiết bị được thực hiện theo yêu cầu của người chủ trì;

c) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức chủ trì hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước quyết định việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi âm, ghi hình; ngăn chặn hoạt động xâm nhập, thu tin từ bên ngoài.

3. Phương án bảo vệ hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước

a) Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, cơ quan, tổ chức chủ trì quyết định việc bố trí lực lượng canh gác, bảo vệ bên ngoài; dự kiến các tình huống phức tạp có thể xảy ra ảnh hưởng đến an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp và phương án giải quyết, xử lý;

b) Hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước tổ chức từ hai ngày trở lên phải niêm phong phòng họp sau mỗi ngày tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp;

c) Người tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước phải đúng thành phần theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức chủ trì. Trường hợp hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Tuyệt mật phải có biện pháp kiểm tra an ninh, an toàn đối với người tham dự.

Điều 7. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước

1. Văn phòng Trung ương và ban đảng; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.

2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này; Tỉnh ủy, Thành ủy, Thị ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.

3. Việc bố trí người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của lực lượng vũ trang, cơ yếu được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.

4. Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

b) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao.

5. Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này phải thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý gửi Bộ Công an để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo thời hạn như sau:

a) Báo cáo tổng kết năm năm một lần; báo cáo sơ kết một năm một lần;

b) Báo cáo đột xuất được thực hiện ngay sau khi phát hiện vụ lộ, mất bí mật nhà nước hoặc theo đề nghị của Bộ Công an;

c) Thời hạn chốt số liệu trong chế độ báo cáo hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo;

d) Thời hạn gửi báo cáo hằng năm: Thời hạn cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này gửi báo cáo định kỳ hằng năm cho Bộ Công an chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 của năm báo cáo.

2. Nội dung báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước

a) Phân tích, đánh giá tình hình liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước;

b) Kết quả thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước; ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện;

c) Tình hình, số liệu các vụ lộ, mất bí mật nhà nước; nguyên nhân và việc xử lý, khắc phục hậu quả;

d) Dự báo tình hình; dự kiến công tác trọng tâm bảo vệ bí mật nhà nước và đề xuất, kiến nghị.

3. Bộ Công an có trách nhiệm giúp Chính phủ tổng kết năm năm một lần, sơ kết một năm một lần về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi toàn quốc.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.

2. Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực pháp luật.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 26/2020/ND-CP

Hanoi, February 28, 2020

 

DECREE

ELABORATING SOME ARTICLES OF STATE SECRETS PROTECTION LAW

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the State Secrets Protection Law dated November 15, 2018;

At the request of the Minister of Public Security;

The Government hereby promulgates a Decree elaborating some Articles of State Secrets Protection Law.

Article 1. Scope

This Decree elaborates some Articles of the State Secrets Protection Law concerning determination of state secrets and confidentiality of state secrets; reproduction and photographing of state secret containers; delivery and receipt of state secret containers; taking state secret containers out of storage; venues,  protection plans, equipment and devices for conferences, seminars and meetings containing state secret contents; reporting requirements for state secret protection and assignment of personnel for state secrets protection tasks.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The creator of information included in a state secrets list must request the head of their regulatory body or organization to determine such information as a state secret, level of confidentiality and recipient of this state secret, number of copies to be distributed and whether the container of this state secret may be reproduced and/or photographed in the application for approval or in the notice of confidentiality of the object, location, speech or activity containing the state secret; and protect the state secret during the creation process. A document containing a state secret must specify the recipient, number of copies distributed, creator name and whether reproduction and/or photographing is/are permitted in the recipient section of the document. If it is an electronic document, the creator shall leave a confidentiality marking on the document after it is identified as a state secret and its confidentiality level is determined by the competent person; electronic documents printed for distribution must bear confidentiality markings as per regulations.

2. The recipient of information included in a state secrets list but not yet determined as a state secret must report to the head of their regulatory body or organization and deliver the information to the unit with competence in handling. The person assigned to handle such information shall request the competent head of regulatory body or organization to determine such information as a state secret, level of confidentiality and recipient of this state secret, number of copies distributed and whether the container of this state secret may be reproduced and/or photographed in writing. The information received must be protected during the receipt and handling processes.

3. The Ministry of Public Security shall stipulate specimen state secret confidentiality markings and specimen state secret confidentiality notices.

Article 3. Reproduction and photographing of state secret containers

1. Reproduction of a document containing a state secret means copying or making another copy based on the exact contents of the original or authentic copy of the document. Photographing of a state secret container means taking a photograph of the state secret container.

A document containing a state secret may be reproduced as a certified true copy, a copy of a certified true copy or an extract.

2. A state secret container must be reproduced and/or photographed at a safe location designated by the head of the regulatory body or organization directly managing the state secret. Such reproduction and photographing must be recorded into books for management of state secret reproduction and photographing.

3. Copies of documents containing state secrets must bear marks denoting that they are copies; photocopies of state secret containers must have photographing records. Copies and photocopies shall be made in permitted amount and excess or damaged copies shall be disposed of immediately. A copy or photocopy made in accordance with regulations in this Decree shall have the same legal value as its authentic copy and must be protected as if it were the original copy.

4. State secret containers shall be copied and photographed using only equipment and devices that cannot be connected to the Internet, computer networks or telecommunications networks, unless otherwise provided for by regulations of laws on cryptography.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Minister of Public Security shall stipulate specimen marks denoting copies of state secret containers, specimen photographing records and specimen books for management of state secret reproduction and photographing.

Article 4. Delivery and receipt of state secret containers

1. Regulations on delivery of state secret containers:

a) Before a state secret container is delivered, the delivery must be register in the state secret delivery registration book. For state secret containers classified as “top secret”, only their subjects shall be registered in the book with the approval of persons with competence in state secret determination;

b) State secret containers must be put inside envelopes or packed separately. Envelope papers must be durable, water-resistant and non see-through; the adhesive must work properly and is hard to remove;

Containers of state secret classified as “top secret” shall be protected with two envelope layers: the inner layer shall bear the number and symbol of the container, recipient name and “Top secret” stamp and be sealed with the stamp of the regulatory body or organization; if the container is sent to a specific competent person, the inner layer shall also bear the "To be opened by addressee only” stamp. The outer layer of the container shall bear information seen on that of ordinary documents and the “A” symbol;

Containers of state secrets classified as “secret” and “confidential” shall be protected with one envelope layer, which shall bear the “B” or “C” symbol depending on the state secret’s confidentiality level;

c) Delivery of state secret containers must be managed by state secret transfer books.

2. Regulations on receipt of state secret containers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If a state secret container bearing the "To be opened by addressee only” stamp arrives, the recipient shall register the receipt with the symbol written on the envelope and immediately deliver it to the addressee without opening the envelope. If the addressee is absent and the envelope bears an "Express" stamp, the envelope shall be delivered to the head of the regulatory body or organization or a person authorized to handle it by the head of the regulatory body or organization;

c) In case a state secret container is delivered against regulations on state secrets protection, it shall be delivered to the head of the receiving regulatory body or organization or the addressee (for containers with specific addressees) for handling and, concurrently, a notification shall be sent to the sender for remedy. If a state secret container appears to have been opened, replaced, lost or damaged, the recipient must promptly report to the head of their regulatory body or organization for handling.

3. The sender and the recipient of a state secret container(s) must check the quantity sent against the quantity received and inspect the container(s)’s packaging. If a container is missing or the packaging is inadequate, the recipient shall request the sender to remedy the issue before the receipt is registered in the logbook and the recipient signs to acknowledge receipt.

4. In case a state secret container bears a “Revoked document” stamp, the receiving regulatory body, organization or individual shall return the container before the deadline written on the document.

5. Electronic documents containing state secrets shall be delivered and received via the Internet, computer networks and telecommunications networks in accordance with regulations of laws on cryptography.

6. Codes shall be transported, delivered and received in accordance with regulations of laws on cryptography.

7. State secret containers registered using management databases in computers shall be transferred as printed documents to enable signing to acknowledge receipt and binding into a book for management purpose. Computers used to register state secret containers must not be connected to the Internet or any computer or telecommunications network, unless otherwise provided for by regulations of laws on cryptography.

8. Minister of Public Security shall provide for specimen state secret receipt registration books, specimen state secret delivery registration books and specimen state secret transfer books.

Article 5. Taking state secrets containers out of storage

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The request for permission to take a state secret container out of its storage for domestic or overseas business must include the full name, post and unit of the requester, type and subject of the state secret and confidentiality level of its container; use; time and location of use; and measures to protect the state secret.

3. A state secret container taken out of its storage must be stored and transported using safety equipment and devices decided by the head of the regulatory body or organization directly managing the state secret and must be protected while it is out of its storage.

Article 6. Locations, protection plans, equipment and devices for conferences, seminars and meetings containing state secret contents

1. A conference, seminar or meeting containing state secret contents shall take place in a closed meeting room on the premises of a regulatory body or organization. If it does not take place on such premises, the head of the regulatory body or organization deciding to organize the conference, seminar or meeting shall request the Ministry of Public Security/provincial police force to inspect the security and safety inside and outside of the venue; for conferences, seminars and meetings under the charge of the Ministry of National Defense/Government Cipher Commission, regulatory bodies affiliated to the Ministry of National Defense/Government Cipher Commission shall take on this task.

2. Equipment and devices used in conferences, seminars and meetings containing state secrets contents

a) A conference, seminar or meeting containing state secret contents shall use corded microphones and equipment and devices that have undergone security and safety inspection by the Ministry of Public Security/provincial police force before installation, excluding equipment and devices provided by the Government Cipher Commission; for conferences, seminars and meetings under the charge of the Ministry of National Defense/Government Cipher Commission, regulatory bodies affiliated to the Ministry of National Defense/Government Cipher Commission shall take on this task. Online conferences, seminars and meetings containing state secret contents must have their connections protected as per regulations of laws on cryptography;

b) Attendees of a conference, seminar or meeting containing top secret/secret state secret contents shall not carry devices capable of recording/transmitting information or recording audios/videos. For conferences, seminars and meetings containing confidential state secret contents, equipment and devices shall be provided at the request of the host;

c) When necessary, the regulatory body or organization in charge of a conference, seminar or meeting containing state secret contents may decide use of technical devices and equipment for audio/video recording; prevent acts of infiltration and data collection from the outside.

3. Plans for protection of conferences, seminars and meetings containing state secrets contents

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The meeting room of a conference, seminar or meeting containing state secret contents that lasts for more than 1 day must be sealed at the end of each day;

c) Only those invited by the in-charge regulatory body or organization may attend a conference, seminar or meeting containing state secret contents. Conferences, seminars and meetings containing top-secret state secret contents must adopt safety and security inspection measures applicable to attendees.

Article 7. Assignment of personnel for state secrets protection tasks

1. Office of the Central Steering Committee and Party Central Committee’s Commission; central bodies of socio-political organizations; Office of the National Assembly; Office of the President; Ministries, Ministerial-level bodies, Governmental agencies, Supreme People’s Court; Supreme People’s Procuracy; State Audit Office; and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall assign personnel for protection of state secrets in offices or administrative units on a full-time basis.

2. Affiliates of the regulatory bodies and organizations mentioned in Clause 1 of this Article; Party Executive Committees of provinces and cities, provincial People's Councils; Party Executive Committees of districts and district-level People's Councils and People's Committees shall assign personnel for protection of state secrets in offices or administrative units on a part-time basis.

3. Minister of National Defense and Minister of Public Security shall stipulate assignment of personnel for protection of state secrets of armed forces and cryptographer forces on fulltime and part-time basis.

4. Standards for personnel assigned the tasks of state secret protection on fulltime and part-time basis:

a) They have moral values, meet standards pertaining to politics, possess legal and professional knowledge necessary for state secret protection, seriously abide by guidelines and policies of the Communist Party and laws of the State;

b) They shall protect state secrets; follow the assignment and mobilization of regulatory bodies and organizations and fulfill all tasks assigned.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. Reporting requirements for state secret protection

1. Heads of the regulatory bodies and organizations mentioned in Clause 1 Article 7 of this Decree shall report on protection of state secrets under their management to the Ministry of Public Security, which shall submit consolidated reports to the Prime Minister, with the following requirements:

a) Summary reports shall be submitted every five years; preliminary reports shall be submitted annually;

b) Ad hoc reports shall be submitted immediately after state secret divulgence or loss or at the request of the Ministry of Public Security;

c) Data collection period for annual reports: from December 15 of the year preceding the reporting year to December 14 of the reporting year;

d) Annual report submission deadline: December 20 of the reporting year.

2. Reports on state secret protection shall focus on:

a) Analysis and assessment of situation related to state secret protection;

b) Results of state secret protection; strengths, weaknesses, causes thereof and lessons learned through direction and execution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Forecasts; upcoming state secret protection focus and recommendations, propositions.

3. The Ministry of Public Security shall assist the Government with formulation of five-year summary reports and annual preliminary reports on nationwide state secret protection.

Article 9. Effect

1. This Decree comes into force from July 01, 2020.

2. The Government’s Decree No. 33/2002/ND-CP dated March 28, 2002 detailing implementation of Ordinance on Protection of State Secrets is annulled from the date on which this Decree comes into force.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant regulatory bodies, organizations and individuals shall implement this Decree./.

 

 

P.P. THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


131.119

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.46.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!