Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT kiểm dịch thực vật nội địa 2015

Số hiệu: 35/2015/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 14/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT về kiểm dịch thực vật nội địa với các nội dung: quản lý giống cây trồng nhập khẩu, sinh vật có ích nhập nội, xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại, quản lý ổ dịch, vùng dịch, thủ tục kiểm dịch thực vật các lô vật thể từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật.

 

  •  Nội dung công tác kiểm dịch thực vật nội địa

 Nội dung công tác kiểm dịch đối với thực vật nội địa được quy định tại Chương II Thông tư 35/2015 với các nội dung trọng tâm sau:

- Quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu:

+ Theo Thông tư 35 năm 2015, giồng cây trồng mới nhập khẩu phải kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

+ Tiến hành điều tra và giám sát sinh vật gây hại trên giống cây trồng mới tại địa điểm gieo trồng theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu hoặc khai báo của chủ vật thể tại địa ph­ương. Thông tư số 35 quy định, khi phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở địa phương phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để và báo cáo ngay về Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng.

+ Kết quả điều tra, theo dõi được lập biên bản theo mẫu qui định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 35/BNNPTNT

+ Thời gian theo dõi đối với giống cây trồng mới ngắn ngày nhập khẩu là một vụ sản xuất, đối với cây lâu năm là một năm.

- Quản lý ổ dịch và vùng dịch được quy định tại Điều 7 Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT:

+ Quản lý các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật.

Theo Thông tư số 35, khi xuất hiện các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật tại địa phương thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để  nhằm hạn chế khả năng lây lan của đối tượng kiểm dịch, nhanh chóng báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định. Định kỳ kiểm tra theo dõi các ổ dịch đã được xử lý.

+ Quản lý vùng dịch đối tượng kiểm dịch thực vật

Thông tư 35/2015 quy định: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phải nhanh chóng xác định ranh giới vùng dịch, báo cáo cơ quan có thẩm quyền công bố dịch; thiết lập các chốt kiểm dịch, quy định địa điểm kiểm dịch thực vật, thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được vận chuyển ra từ vùng dịch và thông báo cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở các tỉnh lân cận biết. Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch.

+ Quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật

- Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT còn quy định việc quản lý sinh vật có ích nhập nội; xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại; hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật; giám sát xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật…

Thông tư 35 có hiệu lực từ ngày 30/11/2015. Cục tr­ưởng Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm giúp Bộ trư­ởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hư­ớng dẫn, kiểm tra các Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc Cục, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa theo đúng các qui định của Thông t­ư này.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2015/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2015

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các nội dung về kiểm dịch thực vật nội địa trên phạm vi toàn quốc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến kiểm dịch thực vật nội địa tại Việt Nam.

Điều 3. Phí và lệ phí

Chủ vật thể phải nộp phí, lệ phí kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương II

NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA

Điều 4. Quản lý giống cây trồng mới nhập khẩu

1. Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa đối với lô giống cây trồng mới nhập khẩu theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

2. Tiến hành điều tra và giám sát sinh vật gây hại trên giống cây trồng mới tại địa điểm gieo trồng theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu hoặc khai báo của chủ vật thể tại địa phương. Khi phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở địa phương phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để và báo cáo ngay về Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng.

3. Kết quả điều tra, theo dõi được lập biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời gian theo dõi đối với giống cây trồng mới ngắn ngày nhập khẩu là một vụ sản xuất, đối với cây lâu năm là một năm.

Điều 5. Quản lý sinh vật có ích nhập nội

1. Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền cấp.

2. Theo dõi và giám sát địa điểm, phạm vi sử dụng sinh vật có ích nhập nội tại địa phương.

Điều 6. Xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại

1. Xây dựng vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên các cây trồng chủ lực có tiềm năng xuất khẩu tại địa phương, đáp ứng quy định kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

2. Áp dụng các biện pháp để duy trì các vùng không nhiễm dịch hại đã được thiết lập.

Điều 7. Quản lý ổ dịch và vùng dịch

1. Quản lý các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật.

Khi xuất hiện các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật tại địa phương thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để nhằm hạn chế khả năng lây lan của đối tượng kiểm dịch thực vật, nhanh chóng báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định. Định kỳ kiểm tra theo dõi các ổ dịch đã được xử lý.

2. Quản lý vùng dịch đối tượng kiểm dịch thực vật

a) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phải nhanh chóng xác định ranh giới vùng dịch, báo cáo cơ quan có thẩm quyền công bố dịch; thiết lập các chốt kiểm dịch, quy định địa điểm kiểm dịch thực vật, thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được vận chuyển ra từ vùng dịch và thông báo cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở các tỉnh lân cận biết;

b) Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch.

3. Quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật

a) Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật phải được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm dịch theo quy định;

b) Hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

Điều 8. Hồ sơ và trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

3. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

4. Kiểm tra lô vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b) Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/ BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (Theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật nội địa thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

Điều 9. Quản lý sinh vật gây hại trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản trong kho

1. Thực hiện điều tra, theo dõi sinh vật gây hại vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản trong kho và tại các cơ sở sản xuất, gia công, chế biến và tiêu thụ hàng thực vật nhằm phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, sinh vật gây hại lạ của Việt Nam. Kết quả điều tra, theo dõi ghi theo mẫu biên bản tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Khi phát hiện sinh vật gây hại là đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

Điều 10. Quản lý vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đã xử lý tại cửa khẩu được đưa về sử dụng tại địa phương

1. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng nhiễm sinh vật gây hại trên các lô vật thể đã được xử lý tại cửa khẩu vận chuyển về địa phương theo thông báo của cơ quan kiểm dịch thực vật cửa khẩu.

2. Trường hợp phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ trên các lô vật thể đó thì phải áp dụng các biện pháp nhằm diệt trừ triệt để sinh vật gây hại theo quy định và báo cáo ngay về Chi cục kiểm dịch thực vật vùng.

Điều 11. Quản lý sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng phải kiểm soát và danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm II

1. Thực hiện chương trình điều tra, phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm II - Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban ban hành kèm theo Thông tư số 35/2014/TT- BNNPTNT) trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và đối tượng phải kiểm soát trên giống cây trồng tại địa phương.

2. Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc nhóm II và đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam thì phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để theo quy định và báo cáo ngay về Chi cục kiểm dịch thực vật vùng.

Điều 12. Giám sát xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản tại địa phương

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật giám sát hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tại địa phương theo thông báo của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Điều 13. Phối hợp với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phối hợp với Chi cục kiểm dịch thực vật vùng thực hiện công tác kiểm dịch thực vật xuất nhập khẩu trong từng trường hợp theo yêu cầu.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, các đơn vị trực thuộc Cục, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức, thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa theo đúng các quy định của Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, quyền hạn của mình giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa theo các quy định của Thông tư này.

2. Đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Trạm kiểm dịch thực vật nội địa trực thuộc Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh theo quy định (tiêu chuẩn theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này), bố trí nhân lực và đầu tư trang thiết bị; cấp kinh phí hàng năm để thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa.

Điều 16. Trách nhiệm của các Chi cục kiểm dịch thực vật vùng và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

1. Trách nhiệm của Chi cục kiểm dịch thực vật vùng

a) Hướng dẫn, đôn đốc các Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh trong vùng phụ trách thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa;

b) Tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch thực vật nội địa cho các cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương;

c) Cung cấp các thông tin cần thiết có liên quan đến công tác kiểm dịch thực vật cho Cơ quan bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

2. Trách nhiệm của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

a) Xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí hàng năm về công tác kiểm dịch thực vật nội địa;

b) Chỉ đạo Trạm kiểm dịch thực vật nội địa thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa và hướng dẫn chủ vật thể thực hiện các quy định về kiểm dịch thực vật nội địa;

c) Báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm hoặc đột xuất về Chi cục kiểm dịch thực vật vùng và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 17. Trách nhiệm của chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

1. Khai báo bằng văn bản với cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương về giống cây trồng mới, sinh vật có ích nhập khẩu cung ứng, sử dụng tại địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thường xuyên theo dõi tình hình sinh vật gây hại trên nông sản, lâm sản lưu trữ trong kho; trong trường hợp nghi ngờ bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, phải báo cáo kịp thời cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương để kiểm tra và hướng dẫn biện pháp xử lý.

3. Tạo điều kiện để cán bộ kiểm dịch thực vật thực thi nhiệm vụ theo quy định.

4. Thực hiện các biện pháp xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền.

5. Cung cấp các thông tin có liên quan đến vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi cơ quan kiểm dịch thực vật yêu cầu.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2015.

Thay thế Thông tư số 88/2007/TT-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu văn bản liên quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp;
- Các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục BVTV;
- Lưu VT, BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

PHỤ LỤC I

MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA SINH VẬT GÂY HẠI VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
(CƠ QUAN KIỂM DỊCH
THỰC VẬT)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..............., ngày....... tháng....... năm..........

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA SINH VẬT GÂY HẠI VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Họ tên:...................................................................................................................

Là cán bộ kiểm dịch thực vật (KDTV) của: .........................................................

...............................................................................................................................

Với sự có mặt của ông (bà):..................................................................................

...............................................................................................................................

đã tiến hành điều tra:

1. Tên cây trồng: ...................................................................................................

2. Tại địa điểm: .....................................................................................................

3. Nguồn gốc giống:............................ Thời gian nhập khẩu:...............................

4. Phương pháp điều tra: .......................................................................................

5. Diện tích cây trong vùng điều tra: ....................................................................

6. Diện tích điều tra: .............................................................................................

7. Diện tích điểm điều tra: ....................................................................................

8. Số lượng cây điều tra: .......................................................................................

9. Số lượng mẫu thu thập:.....................................................................................

10. Số lượng mẫu đất đã lấy: ................................................................................

11. Số lượng vật bị hại, bị nhiễm đã thu thập:......................................................

...............................................................................................................................

12. Kết quả điều tra, phân tích giám định:............................................................

a) Thành phần loài và mật độ sinh vật gây hại thông thường đã phát hiện (chi tiết tại bảng mặt sau biên bản)

b) Đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát và mật độ đã phát hiện hoặc nghi ngờ cần định loại tiếp:

13. Nhận xét, kết luận:..........................................................................................

...............................................................................................................................

Chủ vật thể hoặc người chứng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người điều tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

___________________

Ghi chú: Đề nghị chủ vật thể tiếp tục theo dõi, khi phát hiện thấy có sinh vật gây hại lạ phải báo ngay cho cơ quan Bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất biết để xử lý.

Thành phần loài sinh vật gây hại tại.........................................

STT

Sinh vật gây hại

Giống cây trồng theo dõi

Nước xuất xứ

Ghi chú

Tên thông thường

Tên khoa học

1

2

3

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày...... tháng...... năm......

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Kính gửi:.........................................................

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại:..................... Fax/E-mail:

Số Giấy CMND:........................... Ngày cấp:................... Nơi cấp:.....................

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật sau:

1. Tên hàng:........................................... Tên khoa học: .......................................

Cơ sở sản xuất:......................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

2. Số lượng và loại bao bì: ....................................................................................

3. Khối lượng tịnh:................................ Khối lượng cả bì: ..................................

4. Phương tiện chuyên chở: ..................................................................................

5. Nơi đi: ...............................................................................................................

6. Nơi đến: ............................................................................................................

7. Mục đích sử dụng: ............................................................................................

8. Địa điểm sử dụng: .............................................................................................

9. Thời gian kiểm dịch: .........................................................................................

10. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có): ..................................................

...............................................................................................................................

Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp:........................ bản chính;.................. bản sao...............................................................

Vào sổ số:.................. ngày....../....../......

Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC III

MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA SINH VẬT GÂY HẠI TRONG KHO NÔNG SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
(CƠ QUAN KIỂM DỊCH
THỰC VẬT)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..............., ngày....... tháng....... năm..........

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA SINH VẬT GÂY HẠI TRONG KHO NÔNG SẢN

Họ tên:...................................................................................................................

Là cán bộ kiểm dịch thực vật (KDTV) của:..... ....................................................

...............................................................................................................................

Với sự có mặt của ông (bà):..................................................................................

Đại diện cho: ......................................................................................................... đã tiến hành điều tra:

1. Tên nông sản, lâm sản bảo quản:......................................................................

2. Tại địa điểm: .....................................................................................................

3. Diện tích kho:................. Thể tích kho:................. Trọng lượng hàng:............

4. Tính chất hàng (đổ rời hay đóng gói): ..............................................................

5. Phương pháp điều tra: .......................................................................................

6. Phương pháp lấy mẫu: ......................................................................................

7. Số lượng mẫu ban đầu:......... ............ Trọng lượng mẫu ban đầu:....................

8. Số lượng mẫu trung bình:................... Trọng lượng mẫu trung bình:... ...........

9. Số lượng vật bị hại, bị nhiễm đã thu thập:........................................................

...............................................................................................................................

10. Kết quả điều tra, phân tích giám định:............................................................

a) Thành phần loài và mật độ sinh vật gây hại thông thường đã phát hiện: (chi tiết tại bảng mặt sau biên bản)

b) Đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát và mật độ đã phát hiện hoặc nghi ngờ cần định loại tiếp:.................................................................

12. Nhận xét, kết luận: ..........................................................................................

Chủ vật thể hoặc người chứng kiến
(Ký và ghi rõ họ tên)

Người điều tra
(Ký và ghi rõ họ tên)

____________________

Ghi chú: Đề nghị chủ vật thể tiếp tục theo dõi, khi phát hiện thấy có sinh vật gây hại lạ phải báo ngay cho cơ quan Bảo vệ và KDTV nơi gần nhất biết để xử lý.

Thành phần loài sinh vật gây hại đã phát hiện tại kho...................................

STT

Địa điểm điều tra

Tên nông sản bảo quản

Xuất xứ

Trọng lượng (tấn)

Diện tích kho (m2)/Thể tích (m3)

Sinh vật gây hại

Mật độ (con/kg)

Tên thông thường

Tên khoa học

1

2

3

….

PHỤ LỤC IV

TIÊU CHUẨN TRẠM KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Về nhân lực

Có ít nhất 3 công chức có trình độ đại học trở lên chuyên ngành bảo vệ thực vật, nông học, trồng trọt hoặc sinh học.

2. Trang thiết bị làm việc

2.1. Trụ sở làm việc

Trụ sở làm việc của trạm kiểm dịch thực vật nội địa phải đảm bảo có đầy đủ các phòng sau:

- Phòng trạm trưởng/phó trạm trưởng

- Phòng họp

- Phòng trực/tiếp nhận hồ sơ

- Phòng phân tích giám định

- Phòng lưu mẫu, tiêu bản

2.2. Trang thiết bị văn phòng

- Máy vi tính

- Máy in

- Bàn, ghế

- Máy điện thoại cố định

- Máy fax

3. Trang thiết bị kỹ thuật

- Kính lúp cầm tay

- Kính soi nổi

- Kính hiển vi

- Tủ lạnh

- Tủ sấy

- Tủ định ôn

- Tủ lưu, bảo quản mẫu

- Bộ giải phẫu côn trùng

- Dụng cụ lấy mẫu; lưu mẫu

- Các loại hóa chất, dụng cụ phân tích giám định mẫu

- Các loại tủ, bàn ghế phục vụ cho công tác phân tích, giám định và lưu mẫu

- Các dụng cụ khử trùng, tiêu phòng độc như mặt nạ phòng độc, máy đo nồng độ thuốc, máy phun vệ sinh.

- Các tài liệu phục vụ chuyên môn

- Các dụng cụ phụ trợ khác

PHỤ LỤC V

MẪU GIẤY KHAI BÁO GIỐNG CÂY TRỒNG HOẶC SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

..............., ngày....... tháng....... năm..........

GIẤY KHAI BÁO GIỐNG CÂY TRỒNG HOẶC SINH VẬT CÓ ÍCH NHẬP KHẨU

Kính gửi: Cơ quan Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương............

Tổ chức/Cá nhân: ..................................................................................................

Địa chỉ:..................................................................................................................

Điện thoại:.............................. Fax:........................... Email: ...............................

Nhập khẩu và đưa vào gieo trồng trên địa bàn tỉnh...........................................

các loại giống cây trồng hoặc sinh vật có ích sau:

STT

Tên giống cây trồng hoặc sinh vật có ích nhập khẩu

Xuất xứ

Đơn vị tính

Số lượng

Địa điểm gieo trồng hoặc thử nghiệm

Thời gian nhập khẩu

Giấy cấp phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu số/ngày

Tổ chức/Cá nhân khai báo
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

___________________

Ghi chú: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu giống cây trồng hoặc sinh vật có ích phải nộp giấy khai báo này cho Cơ quan Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương khi đưa giống cây trồng hoặc sinh vật có ích nhập khẩu vào địa bàn tỉnh. (có thể gửi trước qua fax, email).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/10/2015 Quy định về kiểm dịch thực vật nội địa do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.604

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.78.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!