Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 46/2017/TT-BGTVT phòng ngừa ô nhiễm môi trường vận chuyển hàng bằng tàu biển

Số hiệu: 46/2017/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Văn Thể
Ngày ban hành: 27/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN VÀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHI VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG TÀU BIỂN

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ các quy định của các Phụ lục I, II, III, V Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973 và các sửa đổi năm 1978, năm 1997 (sau đây viết tắt là Công ước MARPOL);

Căn cứ các quy định của các Chương II, VII Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (sau đây viết tắt là Công ước SOLAS);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.

Thông tư này không điều chỉnh đối với hàng nguy hiểm là vật tư, phụ tùng dự trữ của tàu, hàng nguy hiểm được vận chuyển bằng tàu biển chỉ phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các quy định của Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công ước SOLAS là Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

2. Công ước MARPOL là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973, được sửa đổi bằng Nghị định thư 1978 của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

3. Bộ luật IMDG là Bộ luật quốc tế vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

4. Bộ luật IMSBC là Bộ luật quốc tế về vận chuyển xô hàng rời rắn bằng đường biển của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

5. Bộ luật IBC là Bộ luật quốc tế về kết cấu và trang thiết bị của tàu chở xô hóa chất nguy hiểm của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

6. Bộ luật IGC là Bộ luật quốc tế về kết cấu và trang thiết bị của tàu chở xô khí hóa lỏng của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

7. Bộ luật CTU là Bộ luật về thực hành đối với việc đóng gói các đơn nguyên vận chuyển hàng hóa của Tổ chức Hàng hải quốc tế, Tổ chức Lao động quốc tế và Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên hợp quốc.

8. Bộ luật INF là Bộ luật quốc tế về vận chuyển an toàn đối với nhiên liệu bức xạ hạt nhân, pluton và chất thải có mức độ phóng xạ cao dưới dạng đóng gói bằng tàu của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

9. Hướng dẫn EmS là Hướng dẫn của Tổ chức Hàng hải quốc tế bao gồm các khuyến nghị về các quy trình khẩn nguy đối với tàu chở hàng nguy hiểm liên quan đến việc vận chuyển các chất, vật liệu hoặc hạng mục nguy hiểm, độc hại theo quy định của Bộ luật IMDG.

10. Hướng dẫn MFAG là Hướng dẫn sơ cứu y tế của Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Hàng hải quốc tế và Tổ chức Lao động quốc tế để sử dụng trong trường hợp tai nạn liên quan đến hàng nguy hiểm.

11. Hàng nguy hiểm là hàng hóa chứa chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia, thuộc một trong các loại sau đây:

a) Các chất và hạng mục thuộc các cấp từ 1 đến 9 của Bộ luật IMDG.

b) Các loại hàng nguy hiểm được vận chuyển dưới dạng rắn chở xô thuộc Nhóm B theo Bộ luật IMSBC.

c) Các chất được vận chuyển bằng tàu chở hàng lỏng: có điểm chớp cháy không quá 60°C, hoặc là hàng lỏng được định nghĩa trong Phụ lục I của Công ước MARPOL, hoặc được định nghĩa là "chất lỏng độc" theo mục 1.3.23 Chương 1 của Bộ luật IBC, hoặc được liệt kê trong Chương 19 của Bộ luật IGC.

12. Người vận chuyển hàng nguy hiểm là tổ chức, cá nhân sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng nguy hiểm.

13. Người thuê vận chuyển hàng nguy hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng vận tải hàng nguy hiểm bằng tàu biển với người vận chuyển.

Chương II

THIẾT BỊ CHỨA, PHÂN LOẠI, ĐÓNG GÓI, GHI NHÃN, DÁN BIỂU TRƯNG HÀNG NGUY HIỂM

Điều 4. Quy định về kết cấu, thử, mã hiệu của thiết bị chứa hàng nguy hiểm

Thiết bị chứa hàng nguy hiểm bao gồm công-te-nơ, bồn chứa, thùng chứa, bình chứa, bao gói phải có kết cấu, được thử, ấn định mã hiệu phù hợp với Phần 6 của Bộ luật IMDG.

Điều 5. Phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm

1. Việc phân loại, đóng gói, ghi nhãn, dán biểu trưng hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển phải bảo đảm:

a) Hàng nguy hiểm được phân loại phù hợp với Phần 2 của Bộ luật IMDG.

b) Việc đóng gói hàng nguy hiểm theo yêu cầu phải đóng gói để giảm thiểu rủi ro về an toàn và ô nhiễm môi trường phải phù hợp với Phần 4 và Phần 6 của Bộ luật IMDG.

c) Hàng nguy hiểm được ghi nhãn, dán biểu trưng phù hợp với Phần 5 của Bộ luật lMDG.

2. Hàng nguy hiểm chứa trong công-te-nơ, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian xếp xuống tàu biển phải được đóng gói và sắp xếp phù hợp với Phần 7 của Bộ luật IMDG. Công-te-nơ, xe ô tô, hoặc thùng chứa trung gian phải được ghi nhãn và dán biểu trưng hàng nguy hiểm phù hợp với Phần 5 của Bộ luật IMDG.

3. Thiết bị chứa hàng nguy hiểm phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trong một thiết bị có chứa các loại hàng nguy hiểm khác nhau, thì thiết bị này phải được dán đủ các biểu trưng tương ứng với các loại hàng nguy hiểm đó.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN KHI VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG TÀU BIỂN

Điều 6. Chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển

1. Hàng nguy hiểm chỉ được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển nếu thỏa mãn các điều kiện dưới đây:

a) Đối với việc vận chuyển hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói: tuân thủ Quy định 19 Chương II-1, Phần A Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMDG.

b) Đối với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB): tuân thủ các quy định của Chương VI của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.

c) Đối với việc vận chuyển dưới dạng rắn chở xô các loại hàng nguy hiểm được ấn định số Liên hợp quốc (UN number): tuân thủ Quy định 19 Chương II- 1, Phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IMSBC.

d) Đối với việc vận chuyển chất lỏng nguy hiểm bằng tàu chở hàng lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần B Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IBC.

đ) Đối với việc vận chuyển khí hóa lỏng bằng tàu chở khí hóa lỏng: tuân thủ Quy định 16.3 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật IGC.

e) Đối với việc vận chuyển nhiên liệu bức xạ hạt nhân, pluton và chất thải có mức độ phóng xạ cao dưới dạng đóng gói, ngoài việc đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, phải tuân thủ các quy định của Phần D Chương VII của Công ước SOLAS và các quy định của Bộ luật INF.

2. Các đơn nguyên vận chuyển hàng hóa theo Chương 1.2 của Bộ luật IMDG có chứa hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói chỉ được chấp nhận vận chuyển bằng tàu biển nếu thỏa mãn Bộ luật CTU.

Điều 7. Quy định chung về an toàn, giám sát, trang thiết bị

1. Cấm sử dụng lửa và đèn hở và nguồn sinh nhiệt nguy hiểm trên boong nơi chứa hàng nguy hiểm, trong hầm hàng, trong buồng bơm và trong khoang cách ly của tàu vận chuyển hàng nguy hiểm. Thông báo về quy định này phải được phổ biến cho tất cả thuyền viên và niêm yết tại nơi dễ nhìn thấy trên tàu.

2. Trên tàu chở hàng lỏng vận chuyển chất lỏng dễ cháy hoặc khí hóa lỏng dễ cháy, hoặc tàu chưa được khử khí dễ cháy sau khi vận chuyển các loại hàng như vậy, chỉ được phép sử dụng các trang thiết bị, hệ thống cố định kiểu phòng nổ được kết nối với nguồn năng lượng và các trang thiết bị điện kiểu phòng nổ có nguồn cấp năng lượng riêng ở trên boong, trong khu vực chứa hàng cũng như buồng bơm và khoang cách ly. Không được tạo ra tia lửa hoặc có nguồn sinh nhiệt nguy hiểm tại các khu vực này.

3. Tất cả thuyền viên trên tàu phải được thông báo về việc tàu vận chuyển hàng nguy hiểm, các rủi ro phát sinh từ việc chở hàng nguy hiểm và các biện pháp phải thực hiện khi xảy ra sự cố liên quan đến loại hàng này.

4. Hàng nguy hiểm phải được giám sát thường xuyên trong quá trình vận chuyển. Bản chất và mức độ của các biện pháp giám sát phải phù hợp với mỗi chuyến chở hàng cụ thể và phải được ghi vào nhật ký tàu.

5. Tàu chở hàng nguy hiểm phải được trang bị thuốc y tế và thiết bị phù hợp Phụ lục 14 của Hướng dẫn MFAG. Nếu các thiết bị đặc biệt được yêu cầu đối với các loại hàng nguy hiểm theo các Công ước và Bộ luật nêu tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này hoặc Hướng dẫn EmS, thì tàu phải được trang bị phù hợp. Các thiết bị này phải luôn sẵn sàng để sử dụng. Thuyền viên của tàu phải mặc quần áo bảo hộ và mang theo thiết bị cần thiết trong các tình huống phải sử dụng.

Điều 8. Xếp hàng nguy hiểm xuống tàu biển

1. Trước khi xếp hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói, thuyền trưởng hoặc sỹ quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch xếp hàng phải xây dựng hướng dẫn xếp hàng. Thuyền trưởng và sỹ quan chịu trách nhiệm phải tuân thủ các yêu cầu về sắp xếp và cách ly hàng của Bộ luật IMDG và Quy định 19 Chương II-2 của Công ước SOLAS.

2. Hàng nguy hiểm chỉ được xếp xuống tàu bởi những người có trách nhiệm và phù hợp với hướng dẫn xếp hàng được lập thành văn bản. Thuyền trưởng phải đảm bảo hướng dẫn xếp hàng và các yêu cầu về sắp xếp, cách ly hàng của Bộ luật IMDG, hoặc nếu thích hợp, các yêu cầu về sắp xếp, cách ly hàng của Bộ luật IMSBC và Quy định 19 Chương II-2 của Công ước SOLAS được đáp ứng thỏa mãn. Trước khi tàu rời cảng, vị trí sắp xếp hàng nguy hiểm phải được ghi trong tài liệu vận chuyển hoặc trong tờ khai hàng nguy hiểm, trừ khi thông tin này đã được đưa vào kế hoạch xếp hàng của tàu.

3. Thuyền trưởng phải bảo đảm hàng hóa được sắp xếp và chằng buộc phù hợp với Bộ luật về thực hành an toàn đối với việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung. Việc sắp xếp và chằng buộc hàng hóa theo quy định phải được hoàn thành trước khi tàu rời cảng và được duy trì ở tình trạng này cho đến khi tàu tới cảng đến.

4. Không được phép xếp các thiết bị chứa hàng nguy hiểm xuống tàu nếu chúng có các khiếm khuyết hoặc hư hỏng có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển an toàn hàng nguy hiểm.

5. Thuyền trưởng chỉ chấp nhận các loại hóa chất nguy hiểm theo quy định của Bộ luật IBC được xếp xuống tàu nếu các yêu cầu tối thiểu tương ứng với mỗi loại hàng nêu tại Chương 17 của Bộ luật IBC được đáp ứng thỏa mãn.

6. Thuyền trưởng chỉ chấp nhận các loại khí hóa lỏng theo quy định của Bộ luật IGC được xếp xuống tàu nếu các yêu cầu tối thiểu tương ứng với mỗi loại hàng nêu tại Chương 19 của Bộ luật IGC được đáp ứng thỏa mãn.

7. Thuyền trưởng chỉ chấp nhận các loại hàng nguy hiểm dưới dạng rắn chở xô thuộc nhóm B của Bộ luật IMSBC được xếp xuống tàu nếu hầm hàng tuân thủ các yêu cầu áp dụng của bảng 19.2 Quy định 19 Chương II-2 của Công ước SOLAS và các điều kiện vận chuyển tương ứng theo quy định của Bộ luật IMSBC.

Điều 9. Quy định đối với tàu biển

1. Tàu biển chở xô hàng rời rắn chỉ nguy hiểm khi ở dạng xô (MHB) phải thỏa mãn các quy định tại Chương VI của Công ước SOLAS và Bộ luật IMSBC.

2. Tàu biển chở xô hàng rời rắn được ấn định số Liên hợp quốc (UN number), ngoài việc phải tuân thủ khoản 1 Điều này, phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2 và phần A-1 Chương VII của Công ước SOLAS.

3. Tàu biển chở hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói phải thỏa mãn Quy định 19 Chương II-2, phần A Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IMDG.

4. Tàu biển chở xô hóa chất nguy hiểm phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2 của Công ước SOLAS và Bộ luật IBC.

5. Tàu biển chở xô khí hóa lỏng phải thỏa mãn Quy định 16 Chương II-2, Phần C Chương VII của Công ước SOLAS và Bộ luật IGC.

Điều 10. Quy trình khẩn nguy và sơ cứu y tế

Tàu biển chở hàng nguy hiểm phải thiết lập và triển khai thực hiện các quy trình khẩn nguy theo Hướng dẫn EmS và các sơ cứu y tế theo Hướng dẫn MFAG liên quan đến các sự cố mất an toàn và ô nhiễm môi trường do vận chuyển hàng nguy hiểm.

Điều 11. Huấn luyện

Những người liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển phải được huấn luyện đầy đủ về bản chất và mức độ rủi ro trong hoạt động này để có thể phòng ngừa và làm giảm thiểu các thiệt hại khi xảy ra sự cố như sau:

1. Những người trên bờ được phân công nhiệm vụ theo mục 1.3.1.2 của Bộ luật IMDG phải được huấn luyện phù hợp với các quy định tại Chương 1.3 của Bộ luật IMDG trước khi họ thực hiện các nhiệm vụ vụ liên quan.

2. Thuyền trưởng, sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển chở hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp, tương ứng với nhiệm vụ được phân công. Nội dung huấn luyện bao gồm các rủi ro liên quan đến hàng nguy hiểm vận chuyển bằng tàu biển và các biện pháp ứng phó khi xảy ra sự cố.

3. Việc huấn luyện quy định tại Điều này phải được lặp lại với chu kỳ không quá 5 năm. Thời gian và nội dung huấn luyện phải được lập hồ sơ và phải được lưu giữ trong thời gian 5 năm.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG TÀU BIỂN

Điều 12. Quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển

1. Tàu chở xô các loại hàng nguy hiểm là chất lỏng phải thỏa mãn các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo Phụ lục I và II của Công ước MARPOL.

2. Tàu chở xô các loại hàng rời rắn nguy hiểm phải thỏa mãn các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo Phụ lục V của Công ước MARPOL.

3. Tàu chở các loại hàng nguy hiểm dưới dạng đóng gói phải thỏa mãn các quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo Phụ lục III của Công ước MARPOL.

4. Không được thải xuống biển hàng, cặn hàng được quy định là chất gây ô nhiễm biển theo Bộ luật IMDG, trừ trường hợp bất khả kháng để đảm bảo an toàn cho tàu hoặc người trên tàu.

5. Thiết bị chứa hàng nguy hiểm phải được thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý, thải bỏ theo quy định phòng ngừa ô nhiễm môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại.

Chương V

BÁO CÁO TAI NẠN, SỰ CỐ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG NGUY HIỂM

Điều 13. Báo cáo tai nạn, sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm

1. Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm trong quá trình xếp, dỡ tại cảng và vận chuyển trên biển, thuyền trưởng và chủ tàu phải thông báo ngay cho cảng, Cảng vụ hàng hải và Cục Hàng hải Việt Nam. Trong trường hợp tàu ở nước ngoài, thuyền trưởng và chủ tàu phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại và Cục Hàng hải Việt Nam.

2. Báo cáo tai nạn, sự cố liên quan đến hàng nguy hiểm thực hiện theo các quy định của Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải và Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 14. Trách nhiệm của người thuê vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Lập Bản kê khai hàng nguy hiểm (cargo manifest) theo quy định và giao cho người vận chuyển trước khi xếp hàng hóa xuống tàu, trong đó ghi rõ: tên hàng nguy hiểm; mã số; loại, cấp, nhóm hàng nguy hiểm; khối lượng; loại, số lượng, ngày, nơi sản xuất thiết bị chứa hàng; họ và tên, địa chỉ người gửi hàng nguy hiểm; họ và tên, địa chỉ người nhận hàng nguy hiểm.

2. Thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển hàng nguy hiểm về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có sự cố do hàng nguy hiểm gây ra. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác về các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn.

Điều 15. Trách nhiệm của người vận chuyển hàng nguy hiểm

1. Kiểm tra hàng nguy hiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải.

2. Thực hiện hướng dẫn của người thuê vận chuyển.

3. Hướng dẫn thuyền trưởng về những quy định phải chấp hành khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.

Điều 16. Trách nhiệm của chủ tàu biển

1. Bảo đảm tậu biển khi vận chuyển hàng nguy hiểm phải thỏa mãn các quy định tại Điều 9 Thông tư này và các quy định có liên quan của pháp luật.

2. Thực hiện các trách nhiệm về bảo hiểm theo quy định và thanh toán toàn bộ chi phí có liên quan đến việc khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác cho thuyền trưởng các thông tin, tài liệu và hướng dẫn liên quan đến vận chuyển hàng nguy hiểm.

3. Trang bị đầy đủ thuốc y tế và thiết bị theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư này.

Điều 17. Trách nhiệm của thuyền trưởng

1. Thực hiện các hướng dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận chuyển hàng nguy hiểm và hướng dẫn của người vận chuyển hàng nguy hiểm.

2. Phân công thuyền viên thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên tàu; bảo quản hàng nguy hiểm trong quá trình vận chuyển.

3. Thực hiện các biện pháp loại trừ hoặc hạn chế khả năng gây hại của hàng nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Cảng vụ hàng hải nơi gần nhất và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện hàng nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, tàu biển, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn hàng hải trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, phải báo ngay cho người vận chuyển và người thuê vận chuyển hàng nguy hiểm để cùng phối hợp giải quyết kịp thời.

4. Bảo quản, thu gom, vận chuyển, quản lý, xử lý, thải bỏ cặn hàng nguy hiểm, thiết bị chứa hàng nguy hiểm theo quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường và quản lý chất thải, chất thải nguy hại.

Điều 18. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải

1. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại Thông tư này của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển.

2. Thực hiện chế độ báo cáo theo các quy định của Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải và Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07/11/2017 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.

3. Trường hợp xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển, Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm huy động lực lượng kịp thời, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của địa phương và các cơ quan liên quan để:

a) Hỗ trợ thuyền trưởng và thuyền viên trong việc cứu người, hàng hóa và tàu biển;

b) Phối hợp sơ tán nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố và cấp cứu nạn nhân;

c) Tổ chức, phối hợp bảo vệ hiện trường, bảo vệ hàng hóa, tàu biển để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải và phục vụ công tác ứng phó và khắc phục hậu quả.

Điều 19. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ quy định tại Điều 4 Thông tư này đối với cơ sở chế tạo, thử thiết bị chứa hàng nguy hiểm.

2. Chỉ đạo các Chi cục đăng kiểm phối hợp với Cảng vụ hàng hải kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại Thông tư này của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển, khi có yêu cầu.

3. Chỉ đạo các Chi cục đăng kiểm tham gia, phối hợp với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có liên quan nơi xảy ra sự cố, tai nạn hàng hải liên quan đến hàng nguy hiểm để hướng dẫn xử lý và khắc phục hậu quả.

Chương VII

HIỆU LỰC THI HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.

2. Các tàu được đóng trước ngày 15 tháng 01 năm 2018 phải thỏa mãn các quy định của Thông tư này tại đợt kiểm tra hàng năm đầu tiên sau ngày 15 tháng 01 năm 2018.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trường hợp các Điều ước quốc tế, văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì áp dụng các quy định mới có liên quan tại văn bản bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế.

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết kịp thời./.


Nơi nhận:
- Như Điều 21;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, MT (10).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thể

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------------

No.: 46/2017/TT-BGTVT

Hanoi, November 27, 2017

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR SAFETY AND PREVENTION OF POLLUTION FROM CARRIAGE OF DANGEROUS GOODS BY SEA

Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated November 25, 2015;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Sanitation dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Transport;

Pursuant to regulations in Annexes I, II, III, V of the International Convention for the Prevention of Pollution from Ships in 1973 and the Protocols of 1978 and 1997 relating thereto (hereinafter referred to as "MARPOL Convention”);

Pursuant to regulations in Chapters II, VII of the International Convention for the Safety of Life at Sea (hereinafter referred to as the “SOLAS Convention”);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minister of Transport promulgates a Circular providing for safety and prevention of pollution from carriage of dangerous goods by sea.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides regulations on safety and prevention of pollution from carriage of dangerous goods by sea.

This Circular shall not govern dangerous goods which are spare parts of ships, and those which are transported by sea for the purposes of national defense and security.

Article 2. Regulated entities

Regulations in this Circular shall apply to organizations and individuals involved in carriage of dangerous goods by sea.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. “SOLAS Convention” means the International Convention for the Safety of Life at Sea adopted in 1974 by the International Maritime Organization (IMO) and amended by Protocols relating thereto. 

2. “MARPOL Convention” means the International Convention for the Prevention of Pollution from Ships adopted in 1973 by IMO, and amended by the Protocol of 1978 which has been also amended.

3. “IMDG Code” means the International Maritime Dangerous Goods (IMDG) Code adopted by IMO and as amended.

4. “IMSBC Code” means the International Maritime Solid Bulk Cargoes (IMSBC) Code adopted by IMO and as amended.

5. “IBC Code” means the International Bulk Chemical (IBC) Code that is the International Code for the Construction and Equipment of Ships Carrying Dangerous Chemicals in Bulk adopted by IMO and as amended.

6. “IGC Code” means the International Gas Carrier (IGC) Code that is the International Code for the Construction and Equipment of Ships Carrying Liquefied Gases in Bulk adopted by IMO and as amended.

7. “CTU Code” means the Code of Practice for Packing of Cargo Transport Units jointly published by the International Maritime Organization (IMO), the International Labour Organization (ILO) and the United Nations Economic Commission for Europe (UNECE).

8. “INF Code” means the International Code for the Safe Carriage of Packaged Irradiated Nuclear Fuel, Plutonium and High-Level Radioactive Wastes on Board Ships adopted by IMO and as amended.

9. “EmS Guide” means the IMO’s Guide containing guidance on emergency response procedures for ships carrying dangerous goods including the emergency schedules to be followed in case of carriage of dangerous substances, materials or articles, or harmful substances as regulated under the IMDG Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. “dangerous goods” means goods that contain dangerous substances, which may cause harm to the human life and health, the environment, the safety or the national security, and are classified as one of the following types:

a) Materials and items classified into Class 1 to Class 9 of the IMDG Code.

b) Dangerous goods which are transported in the form of solid bulk cargoes as defined in Group B of the IMSBC Code.

c) Substances which are transported by ships carrying liquid cargoes and have a flashpoint of 60°C, or liquid cargoes as defined in the Annex I of the MARPOL Convention, or substances defined as “noxious liquid substances” under Section 1.3.23 Chapter 1 of IBC Code, or as listed in Chapter 19 of the IGC Code.

12. “carrier” refers to the organization or individual that transports dangerous goods by ships.

13. “shipper” refers to the organization or individual by whom a contract for carriage of dangerous goods by sea has been concluded with a carrier.

Chapter II

CONTAINERS, CLASSIFICATION, PACKING, LABELLING AND MARKING OF DANGEROUS GOODS

Article 4. Construction, testing and code for designating types of containers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Classification, packing, labeling and marking of dangerous goods

1. Classification, packing, labeling and marking of dangerous goods transported by sea must ensure that:

a) Dangerous goods are classified in conformity with regulations in Part 2 of the IMDG Code.

b) Packing of dangerous goods as prescribed by law for the purpose of minimizing safety and environmental risks must be conformable with regulations in Part 4 and Part 6 of the IMDG Code.

c) Dangerous goods must be labeled and marked in conformity with regulations in Part 5 of the IMDG Code.

2. Dangerous goods carried in containers, dedicated vehicles or intermediate bulk containers loaded onto ships must be packed and arranged in conformity with regulations in Part 7 of the IMDG Code. Containers, dedicated vehicles or intermediate bulk containers carrying dangerous goods must also labeled and marked in conformity with regulations in Part 5 of the IMDG Code.

3. Equipment used to contain dangerous goods to be transported must bear dangerous goods marks. If there are two or more types of dangerous goods carried in the same container, this container must bear all marks of such types of dangerous goods.

Chapter III

SAFETY IN CARRIAGE OF DANGEROUS GOODS BY SEA

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Dangerous goods shall be accepted for carriage by sea only when they meet the following requirements:

a) Carriage of dangerous goods in packaging must conform to Regulation 19 Chapter II-1, Part A Chapter VII of the SOLAS Convention and regulations of the IMDG Code.

b) Carriage of Materials Hazardous only in Bulk (MHB) in the form of solid bulk cargoes must conform to regulations in Chapter VI of the SOLAS Convention and regulations in the IMSBC Code.

c) Carriage of dangerous goods granted UN numbers in the form of solid bulk cargoes must conform to Regulation 19 Chapter II-1, Part A-1 Chapter VII of the SOLAS Convention and regulations in the IMSBC Code.

d) Carriage of noxious liquid substances by ships carrying liquid cargoes must conform to Regulation 16.3 Chapter II-2, Part B Chapter VII of the SOLAS Convention and regulations in the IBC Code.

dd) Carriage of liquefied gases by ships carrying liquefied gases must conform to Regulation 16.3 Chapter II-2, Part C Chapter VII of the SOLAS Convention and regulations in the IGC Code.

e) In additional to the compliance with regulations in Point a Clause 1 of this Article, carriage of packaged irradiated nuclear fuel, plutonium and high-level radioactive wastes must also conform to regulations in Part D Chapter VII of the SOLAS Convention and regulations in the INF Code.

2. Carriage of packaged dangerous goods in cargo transport units as defined in Chapter 1.2 of the IMDG Code by sea shall be accepted only if they meet requirements in the CTU Code.

Article 7. General provisions on safety, supervision and equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. All members of the ship’s crew must be known of the transport of dangerous goods, risks of transporting such dangerous goods and measures to be taken in case of incidents involving such dangerous goods.

4. Dangerous goods must be adequately supervised during the transport. The nature and level of supervision method must be conformable with each specific carriage of dangerous goods and recorded in the logbook.

5. Ships carrying dangerous goods must be equipped with necessary medicines and equipment in conformity with regulations in the Appendix 14 of MFAG Guide. If carriage of dangerous goods requires special equipment as regulated in Conventions and Codes in Clause 1 Article 7 herein or EmS Guide, ships carrying such dangerous goods must be properly equipped with such special equipment. These types of special equipment must be always ready for use. All crew members must wear protective clothes and necessary equipment for use in emergency cases.

Article 8. Loading of dangerous goods on ships

1. Before loading dangerous goods in packages on a ship, the master or the officer in charge of formulating stowage plan must draw up stowage instructions. The master and responsible officers shall comply with stowage and segregation requirements of the IMDG Code and Regulation 19 Chapter II-2 of SOLAS Convention.

2. Dangerous goods shall be loaded on a ship by responsible workers and in conformity with the written stowage instructions. The master must ensure stowage instructions and stowage and segregation requirements of the IMDG Code, or where appropriate, meet stowage and segregation requirements of IMSBC Code and Regulation 19 Chapter II-2 of SOLAS Convention. Before leaving the port, places of loading dangerous goods must be specified in the transport document or the declaration for dangerous goods, unless this information has been already included in the ship’s cargo stowage plan.

3. The master must ensure that dangerous goods shall be arranged and secured in conformity with regulations of the Code of safe practice for cargo stowage and securing (CSS Code) adopted by IMO and as amended. Cargo arrangements and securing must be finished before the ship leaves the port and maintained until the ship arrives at the port of destination.

4. Loading of defective or damaged dangerous goods on ships is not allowed because they may cause adverse influence on the safe transport of such dangerous goods.

5. The master shall only accept the loading of hazardous chemicals as defined in the IBC Code on the ship if they meet minimum requirements corresponding to each type of hazardous chemicals as set forth in Chapter 17 of IBC Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The master shall only accept the loading of dangerous goods in the form of solid bulk cargoes as defined in Group B of the IMSBC Code on the ship if the ship’s cargo spaces meet the requirements specified in Table 19.2 Regulation 19 Chapter II-2 of SOLAS Convention, and transport requirements as set forth in IMSBC Code.

Article 9. Requirements for ships

1. Ships carrying solid bulk cargoes which are Materials Hazardous only in Bulk (MHB) must satisfy requirements in Chapter VI of SOLAS Convention and IMSBC Code.

2. Ships carrying solid bulk cargoes granted UN numbers must comply with regulations in Clause 1 of this Article and also satisfy requirements in Regulation 19 Chapter II-2 and Part A-1 Chapter VII of SOLAS Convention.

3. Ships carrying dangerous goods in packages must satisfy requirements in Regulations 19 Chapter II-2 and Part A Chapter VII of SOLAS Convention, and IMDG Code.

4. Ships carrying dangerous chemicals in bulk must satisfy requirements in Regulation 16 Chapter II-2 of SOLAS Convention and IBC Code.

5. Ships carrying liquefied gases in bulk must satisfy requirements in Regulation 16 Chapter II-2, Part C Chapter VII of SOLAS Convention and IGC Code.

Article 10. Emergency response procedures and medical first aid

Emergency response procedures and medical first aid guide for use in accidents causing unsafe conditions and environmental pollution during the transport of dangerous goods must be formulated and applied in conformity with EmS Guide and MFAG Guide respectively for ships carrying dangerous goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Personnel involving in carriage of dangerous goods by sea should receive training in contents about the nature and levels of risks incurred in the course of carriage of dangerous goods so as to prevent and minimize damage in case of accidents. To be specific:

1. Shore-based personnel whose duties are provided for in Section 1.3.1.2 of the IMDG Code must be trained in conformity with regulations in Chapter 1.3 of the IMDG Code before they undertake such duties.

2. Masters, officers and crew members who work on board ships carrying dangerous goods must receive training and obtain professional certificates commensurate or appropriate to their assigned duties. Training contents include risks of the carriage of dangerous goods by sea and measures for response to unexpected accidents.

3. The training prescribed in this Article must be repeated after a period of 5 years. Training period and contents must be recorded and retained within a minimum period of 5 years.

Chapter IV

PREVENTION OF POLLUTION FROM CARRIAGE OF DANGEROUS GOODS BY SEA

Article 12. Regulations on prevention of pollution from carriage of dangerous goods by sea

1. Ships carrying dangerous goods being liquids in bulk must conform to regulations for prevention of pollution in the Annex I and Annex II of the MARPOL Convention.

2. Ships carrying dangerous solid cargoes in bulk must conform to regulations for prevention of pollution in the Annex V of the MARPOL Convention.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Discharge of cargoes or cargo residues which are defined as marine pollutants in the IMDG Code into the sea is not permitted, except the cases of force majeure so as to ensure safety of the ship or persons on board the ship.

5. Containers of dangerous goods must be collected, transported, managed, treated or discarded in accordance with regulations for prevention of pollution and management of hazardous wastes.

Chapter V

REPORTING ACCIDENTS OR INCIDENTS INVOLVING DANGEROUS GOODS

Article 13. Reporting accidents or incidents involving dangerous goods

1. The master and the ship owner must promptly inform port authority or relevant maritime administration and the Vietnam Maritime Administration of any accident or incident that occurs in course of loading or unloading of dangerous goods at a port or during the voyage. If an accident or incident occurs on a ship abroad, the master and the ship owner must promptly inform such accident or incident to the competent authority of the host country and Vietnam Maritime Administration.

2. Reports on accidents or incidents involving dangerous goods shall be made in accordance with regulations of the Circular No. 34/2015/TT-BGTVT dated July 24, 2015 by Ministry of Transport on maritime accident reporting and investigation, and the Circular No. 39/2017/TT-BGTVT dated November 07, 2017 by Ministry of Transport on amendments to the Circular No. 34/2015/TT-BGTVT.

Chapter VI

RESPONSIBILITY OF RELEVANT ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS AND REGULATORY AUTHORITIES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Make the cargo manifest as regulated by law and provide it for the carrier before dangerous goods are loaded on board the ship. Such cargo manifest must include names of dangerous goods; codes; types, classes, groups of dangerous goods; weight; types, quantities, date and place of manufacturing of equipment containing dangerous goods; full name and address of the shipper; full name and address of the consignee.

2. Send a written notice to the carrier of requirements to be satisfied in course of carriage of dangerous goods and instructions for handling incidents involving dangerous goods. The shipper shall assume responsibility for any damage caused by late provision or inaccuracy of information, documents and instructions about dangerous goods.

Article 15. Responsibility of carriers

1. Supervise and ensure safety of dangerous goods during the transport period.

2. Comply with instructions given by the shipper.

3. Instruct the master to comply with requirements during the carriage of dangerous goods by sea.

Article 16. Responsibility of ship owners

1. Ensure that ships carrying dangerous goods must satisfy requirements in Article 9 herein and relevant law provisions.

2. Discharge insurance-related liabilities in accordance with regulations and pay all expenses relating to the performance of remedial measures against environmental emergencies during the transport of dangerous goods. The ship owner shall assume responsibility for any damage caused by late provision or inaccuracy of information, documents and instructions about dangerous goods provided for the ship master.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Responsibility of ship masters

1. Comply with instructions about dangerous goods given by the shipper and the carrier.

2. Assign crew members to instruct and supervise the loading and unloading of dangerous goods on ship; keep dangerous goods in good condition during the transport.

3. Implement measures to eliminate or minimize risks or hazards caused by dangerous goods; make and send written records or reports to the nearest maritime administration and relevant authorities to timely take actions against incidents involving dangerous goods that may threaten safety of people, ships, environment and other cargoes or accidents that occur in course of transport. In such cases, the shipper and the carrier shall be also informed to cooperate in actions.

4. Maintain, collect, transport, manage, handle and discharge residues of dangerous goods and/or equipment containing dangerous goods in accordance with regulations for prevention of pollution and management of waste and hazardous waste.

Article 18. Responsibility of maritime administrations

1. Inspect the compliance with regulations on safety and prevention of pollution herein by organizations and individuals involved in carriage of dangerous goods by sea.

2. Make and submit reports in accordance with regulations of the Circular No. 34/2015/TT-BGTVT dated July 24, 2015 by Ministry of Transport on maritime accident reporting and investigation, and the Circular No. 39/2017/TT-BGTVT dated November 07, 2017 by Ministry of Transport on amendments to the Circular No. 34/2015/TT-BGTVT.

3. If an environmental emergency occurs when transporting dangerous goods by sea, the maritime administration shall mobilize personnel and cooperate with local authorities and other relevant authorities to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Cooperate in evacuating victims from the area of emergency, and giving first aid to them;

c) Organize and cooperate in protecting the scene, cargoes and ships for continuing the transport or storage, transshipment as well as serving emergency response and remedy of damage.

Article 19. Responsibility of Vietnam Register

1. Organize inspection of compliance with regulations in Article 4 herein by facilities that manufacture and test containers of dangerous goods.

2. Instruct its branches to cooperate with maritime administrations in conducting inspection of compliance with regulations on safety and prevention of pollution herein by organizations and individuals involved in carriage of dangerous goods by sea, when requested.

3. Instruct its branches to join and cooperate with maritime administrations and relevant agencies of local areas where maritime emergencies or incidents involving dangerous goods occur in handling and implementing remedial measures.

Chapter VII

ENTRY INTO FORCE AND IMPLEMENTATION

Article 20. Entry into force

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ships which have been built before January 15, 2018 must satisfy all requirements in this Circular upon the first annual inspection conducted after January 15, 2018.

Article 21. Implementation

1. Chief of the Ministry's Office, Chief Inspector of the Ministry, Directors of Departments affiliated to the Ministry of Transport, General Director of Vietnam Register, Director of Vietnam Maritime Administration, heads of relevant agencies/units affiliated to the Ministry of Transport, and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Circular.

2. If international treaties and legislative documents referred to in this Circular are amended or replaced, the new ones shall prevail.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Transport for consideration./.

 

 

MINISTER




Nguyen Van The

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 46/2017/TT-BGTVT ngày 27/11/2017 quy định về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.658

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.198.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!