Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 24-NQ/TW Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Ban Chấp hành Trung ương Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 03/06/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
-------

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------

Số: 24-NQ/TW

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ XI

I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN

Thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã được quan tâm, có bước chuyển biến và đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn chậm; đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững. Một số chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thể chế hoá đầy đủ, kịp thời. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chưa thực sự chủ động, cương quyết; hiệu lực, hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa cao. Chủ trương xã hội hoá chưa huy động được sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân.

II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1- Quan điểm

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.

- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng. Vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản. Vừa bảo đảm toàn diện, vừa phải có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.

- Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Ứng phó với biến đổi khí hậu phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu; không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững. Phải tiến hành đồng thời thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.

- Tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt quan trọng để phát triển đất nước. Tài nguyên phải được đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, hạch toán trong nền kinh tế, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh tài nguyên. Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, tái chế.

- Môi trường là vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hoà với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

2- Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

- Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Về ứng phó với biến đổi khí hậu :

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu của các cơ quan chuyên môn. Hình thành cho mỗi thành viên trong xã hội ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Giảm dần thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.

Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung, trước hết là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau và các thành phố ven biển khác.

Giảm mức phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP từ 8 - 10% so với năm 2010.

- Về quản lý tài nguyên :

Đánh giá được tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên đất liền. Đạt được bước tiến quan trọng trong điều tra cơ bản tài nguyên biển.

Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia. Ngăn chặn xu hướng suy giảm tài nguyên nước ngọt và tài nguyên rừng; nâng cao hiệu quả sử dụng nước tính trên một đơn vị GDP. Bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội; giữ và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu ha đất chuyên trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Khai thác hiệu quả và bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật. Hạn chế tối đa xuất khẩu khoáng sản thô.

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới lên trên 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp; giảm tiêu hao năng lượng tính trên một đơn vị GDP.

- Về bảo vệ môi trường :

Không để phát sinh và xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 70% lượng nước thải ra môi trường lưu vực các sông được xử lý; tiêu huỷ, xử lý trên 85% chất thải nguy hại, 100% chất thải y tế; tái sử dụng hoặc tái chế trên 65% rác thải sinh hoạt.

Phấn đấu 95% dân cư thành thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Kiểm soát an toàn, xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh. Nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư. Cải thiện rõ rệt môi trường làng nghề và khu vực nông thôn.

Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt khai thác rừng tự nhiên, nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên lên trên 3 triệu ha; nâng độ che phủ của rừng lên trên 45%.

III- NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1- Nhiệm vụ chung

- Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Ban hành bộ chỉ số đánh giá kết quả phát triển bền vững, tăng trưởng xanh đưa vào bộ tiêu chí quốc gia; thí điểm phát triển mô hình kinh tế xanh, công nghiệp xanh, đô thị xanh, nông thôn xanh.

- Thực hiện phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển; quy hoạch không gian biển gắn với không gian phát triển trên đất liền; lồng ghép mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.

- Thiết lập, ứng dụng các mô hình dự báo tổng thể tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế - xã hội và tài nguyên, môi trường. Áp dụng thí điểm phương thức quản lý tổng hợp, thống nhất về tài nguyên, môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu cho lưu vực sông, vùng ven biển, sau đó nhân rộng ra cả nước.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tổng hợp và thống nhất về tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu theo chuẩn quốc tế. Có cơ chế phù hợp khai thác, chia sẻ thông tin, sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu.

2- Nhiệm vụ cụ thể

a) Về ứng phó với biến đổi khí hậu

- Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xây dựng, phát triển năng lực nghiên cứu, giám sát biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai đạt trình độ tương đương nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á. Thường xuyên cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cụ thể cho giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chuyển đổi cơ cấu, giống cây trồng, vật nuôi, điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường kiến thức, nâng cao năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, vùng thường xuyên bị tác động của thiên tai.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới thích ứng biến đổi khí hậu trong xây dựng đô thị, phát triển, sử dụng năng lượng, giao thông, vật liệu xây dựng, thoát nước...

Chủ động chuẩn bị các phương án, điều kiện phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, vùng, miền, nhất là các địa phương ven biển, vùng núi cao, vùng dễ bị tổn thương trước thiên tai. Có phương án chủ động xử lý tình huống xấu nhất ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nâng cao năng lực tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống dịch bệnh. Chú trọng chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong các vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu. Phát huy trách nhiệm và huy động các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư tích cực tham gia phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thực hiện chương trình nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, nhất là ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, trung du miền núi phía Bắc. Nâng cấp các đoạn đê biển, đê sông xung yếu, xây dựng cống ngăn mặn, giữ ngọt. Bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn.

Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông, trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và các sông lớn khác. Củng cố và xây dựng mới các công trình cấp, thoát nước của các đô thị, nhất là vùng ven biển.

- Đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển dâng.

Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt theo các kịch bản nước biển dâng đến cấp xã. Rà soát, bổ sung điều chỉnh chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, phát triển kinh tế - xã hội vùng và địa phương phù hợp với kịch bản nước biển dâng. Chủ động di dời, sắp xếp lại các điểm dân cư ở những vùng thường xuyên bị tác động của lũ lụt, bão và những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.

Triển khai thực hiện đề án chống ngập cho Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, các thành phố ven biển khác, nhất là ở vùng châu thổ sông Cửu Long.

- Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bảo vệ, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính.

Điều tra, kiểm kê, xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

Thúc đẩy các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện nước ta trên cơ sở hỗ trợ tài chính và công nghệ của các nước và tổ chức quốc tế. Phát triển thị trường trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon toàn cầu.

Ưu tiên thực hiện chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực chống mất rừng, suy thoái rừng và tạo sinh kế cho cộng đồng.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

b) Về quản lý tài nguyên

- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, thực trạng và xu hướng diễn biến của các nguồn tài nguyên quốc gia.

Coi trọng công tác điều tra cơ bản tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên biển. Chú trọng điều tra cơ bản địa chất khoáng sản vùng biển sâu, phát hiện các loại khoáng sản mới.

Từng bước xác định, đánh giá các giá trị, thiết lập tài khoản, hạch toán trong nền kinh tế đối với các loại tài nguyên quốc gia.

Đánh giá, phát huy các giá trị dịch vụ hệ sinh thái, cảnh quan, tài nguyên di truyền.

- Quy hoạch, quản lý và khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia.

Xây dựng chiến lược bảo vệ, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên quan trọng đối với phát triển đất nước. Thiết lập cơ chế quản lý, giám sát minh bạch, bảo đảm sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên quốc gia.

Hạn chế tối đa, từng bước tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô và chỉ qua chế biến sơ, thúc đẩy chế biến sâu. Đối với loại khoáng sản chiến lược đặc thù như than, dầu khí... cần có chính sách cụ thể, cân đối giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Định hướng dự trữ, nhập khẩu một số loại khoáng sản quan trọng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước.

Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai. Thúc đẩy sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả; kết hợp bảo vệ diện tích, độ phì nhiêu của đất canh tác nông nghiệp; từng bước khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sử dụng đất. Đẩy mạnh khai thác quỹ đất chưa sử dụng, mở hướng đi mới trong khai thác quỹ đất trung du, miền núi cho mục đích phi nông nghiệp.

Bảo vệ, phòng, chống hoang mạc hoá, sa mạc hoá... và bảo đảm diện tích đất cho phát triển rừng bền vững theo quy hoạch, đặc biệt là ở vùng núi Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.

Quy hoạch khai thác, bảo vệ nguồn nước, tăng cường quản lý nguồn nước theo lưu vực sông; tích nước, điều tiết nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả và bền vững. Chủ động hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ nguồn nước xuyên quốc gia.

Kiểm soát các hoạt động khai thác, đấu tranh, ngăn chặn tình trạng đánh bắt mang tính huỷ diệt nhằm bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là vùng gần bờ.

- Thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ trọng sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng quốc gia. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Đẩy mạnh hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên từ bên ngoài, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Phát triển sản xuất các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống.

c) Về bảo vệ môi trường

- Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, bảo đảm chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường từ khâu lập, phê duyệt, triển khai thực hiện. Cấm nhập khẩu công nghệ, triển khai các dự án đầu tư mới sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tiêu tốn nguyên liệu, tài nguyên, hiệu quả thấp.

Thực hiện cơ chế quản lý về bảo vệ môi trường theo từng loại hình và mức độ tác động đến môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường (phát thải và công nghệ) tương đương với nhóm các nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, tụ điểm khai thác, chế biến khoáng sản, các làng nghề, lưu vực sông, các đô thị lớn và khu vực nông thôn. Kiểm soát chất lượng không khí ở khu vực đô thị, thành phố có mật độ dân cư cao. Kiểm soát ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đốt rơm rạ…) ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống nhân dân.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát về môi trường đối với các hoạt động đầu tư, chuyển giao công nghệ nhằm ngăn chặn việc đưa công nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu không đảm bảo yêu cầu về môi trường từ bên ngoài vào nước ta. Hạn chế các tác động bất lợi từ hội nhập quốc tế, toàn cầu hoá đối với môi trường nước ta.

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xử lý nước thải, nhất là nước thải chứa kim loại nặng, chất phóng xạ, nước thải y tế, nước thải công nghiệp, nước thải chế biến nông, lâm, hải sản, nước thải sinh hoạt đô thị. Tập trung xử lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại. Thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất, thu hồi năng lượng từ chất thải.

Phát triển ngành kinh tế môi trường trên cơ sở ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ bảo vệ môi trường và tái chế chất thải. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững.

- Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân, hạn chế tác động do ô nhiễm môi trường đến sức khoẻ của nhân dân.

Quan tâm cải thiện chất lượng môi trường sống, cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt là ở các đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

Đánh giá đầy đủ thiệt hại do ô nhiễm môi trường và xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân gây ra. Tập trung xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; áp dụng chế tài mạnh, xử lý nghiêm khắc, buộc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Chú trọng cải tạo những hồ, ao, kênh, mương, đoạn sông, suối bị ô nhiễm nặng, trước hết ở nơi đầu nguồn, trong các đô thị, khu dân cư. Tập trung nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy và sông Đồng Nai.

Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Đẩy nhanh tiến độ rà phá và khắc phục hậu quả bom mìn, cải tạo các vùng đất bị nhiễm chất độc điôxin, hoàn trả quỹ đất sạch phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư, bảo đảm an toàn cho nhân dân.

Chú trọng cải thiện chất lượng không khí, cây xanh, không gian vui chơi, giải trí trong các đô thị, khu dân cư, nhất là các thành phố lớn.

- Bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Bảo vệ, phục hồi, tái sinh rừng tự nhiên, đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng đầu nguồn. Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng. Sớm dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên.

Tăng cường quản lý, mở rộng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên hiện có tại những nơi có đủ điều kiện và đẩy nhanh việc thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên mới. Ưu tiên nguồn lực cho bảo vệ cảnh quan, sinh thái, di sản thiên nhiên.

Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, các giống cây trồng, cây dược liệu, vật nuôi có giá trị, loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của sinh vật ngoại lai xâm hại. Tăng cường quản lý rủi ro từ sinh vật biến đổi gen.

IV- GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1- Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đa dạng hoá hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo dư luận xã hội lên án và thống nhất nhận thức về việc phải xử lý nghiêm các hành vi sử dụng lãng phí tài nguyên, đốt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường, săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã.

Nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, doanh nghiệp và mọi người dân. Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về bảo vệ môi trường trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên. Hình thành các thiết chế văn hoá, đạo đức môi trường trong xã hội. Thực hiện đánh giá, phân hạng về môi trường đối với các ngành, địa phương.

2- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Chú trọng nghiên cứu khoa học về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sớm hình thành một số chuyên ngành khoa học mũi nhọn như năng lượng tái tạo, tái chế chất thải, vật liệu mới, thiên văn...

Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp; nghiên cứu phát triển và tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đến các giải pháp phi công trình.

Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong dự báo, cảnh báo, điều tra, đánh giá, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Xây dựng và thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước phục vụ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

3- Tăng cường quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự... theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ.

Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự... về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật.

Nghiên cứu kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực theo hướng tổng hợp, thống nhất, tập trung đầu mối, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, khắc phục triệt để tình trạng phân tán, chồng chéo trong quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng; cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá; cơ chế để nhân dân giám sát có hiệu quả việc quản lý khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

4- Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính, tăng cường và đa dạng hoá nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Kết hợp tăng chi từ ngân sách với đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nguồn vốn ưu đãi cho ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát huy vai trò, trách nhiệm của bộ quản lý chuyên ngành trong việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực.

Hằng năm ưu tiên bố trí ngân sách phù hợp cho công tác điều tra cơ bản, xử lý ô nhiễm môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai. Bảo đảm sử dụng minh bạch, đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn ODA và các nguồn hỗ trợ quốc tế khác.

Quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc : người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; hỗ trợ người dân trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển, người dân bị ảnh hưởng do khai thác tài nguyên thái quá.

Có lộ trình đến năm 2020 xoá bỏ các cơ chế, chính sách hỗ trợ giá đối với nhiên liệu hoá thạch; thực hiện bù giá 10 năm đầu đối với các dự án phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, tái chế chất thải, sản xuất điện từ chất thải.

5- Coi trọng hợp tác, hội nhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế; coi trọng việc tham gia và thực hiện các Điều ước quốc tế. Tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đối thoại chính sách với các nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và trong việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ.

Đẩy mạnh hợp tác với các nước có liên quan, các tổ chức và các diễn đàn quốc tế để bảo vệ các nguồn nước xuyên biên giới, tiếp cận công nghệ mới và huy động nguồn lực cho giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

Thúc đẩy hợp tác Á - Âu, Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Á, trong ASEAN, tiểu vùng sông Mê Kông về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Các cấp uỷ, tổ chức đảng tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết phù hợp với tình hình của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; bổ sung các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch năm của ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị và hằng năm kiểm điểm đánh giá việc thực hiện.

2- Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo việc rà soát sửa đổi, bổ sung xây dựng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện Nghị quyết trên phạm vi cả nước.

3- Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế.

4- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

5- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết đến các cấp uỷ đảng, chi bộ và đảng viên.

Ban Kinh tế Trung ương chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.

 

 

Nơi nhận:
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ,
- Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương,
- Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương,
- Các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng. 

T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
TỔNG BÍ THƯ




Nguyễn Phú Trọng

 

CENTRAL EXECUTIVE COMMITTEE
-------

VIETNAM COMMUNIST PARTY
---------------

No.: 24-NQ/TW

Hanoi, June 03, 2013

RESOLUTION

ACTIVE IN RESPONSE TO CLIMATE CHANGE, IMPROVEMENT OF NATURAL RESOURCE MANAGEMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION

7TH CONGRESS

11TH CENTRAL EXECUTIVE COMMITTEE

I- STATUS AND CAUSE

In recent times, the response to climate change, natural disaster prevention, natural resource management and environmental protection are paid with special attention, having changes and gaining some important preliminary results. However, the response to climate change is still passive and confusing. Natural disasters are increasingly unusual, causing much damage to people and assets; natural resources are not managed, exploited and used effectively and sustainably, a number of natural resources are overexploited leading to degradation and depletion; environmental pollution continues to increase and becoming serious in some places, the environmental recovery due to the war is still slow; decline in biodiversity, the risk of ecological imbalance is happening on a large scale, negatively affecting social and economic development, people's health and lives.

The limitations and weaknesses mentioned above have objective reasons, but mostly subjective reasons. Awareness and visibility of the executive committees, authority, businesses and communities in this work are incomplete, inconsistent, and in favor of the immediate economic benefits, not attaching much importance to sustainable development. A number of the Party's policies have not been grasped thoroughly and institutionalized fully and promptly. The legal system is inconsistent; a number of mechanisms and policies are not close to reality and lack feasibility. The quality of forecast and planning is limited and has not keep up with the development requirements, generality, inter-sector and inter-region, unclear focus and priority and resources for implementation. Organization of the state management structure and assignment, decentralization and coordination between ministries, sectors and localities lack the tightness; implementation is not really active, assertive; effectiveness and efficiency of inspection, examination, monitoring and handling of violation are not high. The socialization policies have not mobilized the participation of organizations, associations, businesses, communities and people.

II- VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1- Viewpoint

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Actively responding to climate change, strengthening resource management and environmental protection must be based on integrated and unified, inter-sectoral and inter-regional management approach. Meeting both immediate requirements and long-term benefit assurance, particularly long-term benefits are fundamental. Ensuring both comprehensiveness and focus and priority; having appropriate steps in each stage, relying on domestic resources while effectively promoting the supporting resource and international experience.

- Climate change is a global problem, a serious challenge to all of humanity in the 21st century. Adaptation to climate change must be placed in the global relationship, not just a challenge but also an opportunity to promote the growth pattern transformation towards sustainable development. Simultaneously conducting adaptation and mitigation, particularly the adaptation to climate change, actively preventing and avoiding natural disaster are the focus.

- Natural resources are national assets, the resources and natural capital particularly important for development of the country. Natural resources must be assessed adequately with their values, valuation, accounting in the economy, closely managed and protected; effectively, economically and sustainably exploited and used associated with the target of social and economic development, natural resources security assurance. Focusing on the development and use of renewable energy, new and recycling materials,

- The environment is a global problem. Protecting the environment is both an objective and basic content of sustainable development. Strengthening environmental protection must follows the motto of behavior in harmony with nature, by natural law, prevention as a key; combining control and remedy of pollution and environmental improvement, natural conservation and biodiversity; regarding the people's health as primary target; firmly rejecting projects causing environmental pollution and affecting community health. Investment for environmental protection is an investment for sustainable development.

2- Objectives

a) General objectives

- By 2020, basically, proactively adapting to climate change, preventing natural disasters, reducing greenhouse gas emission, having basic change in the exploitation and use of natural resources in the sustainable, effective and rational direction, curbing the rising levels of environmental pollution, reducing biodiversity in order to ensure the quality of the living environment and maintaining ecological balance towards a green and environmental friendly economy.

- By 2050, actively responding to climate change; effectively, economically, rationally and sustainably exploiting and using natural resources; ensuring quality of living environment and ecological balance, striving to obtain environmental targets equivalent to the current level of the industrialized countries in the region.

b) Specific objectives by 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Improving capacity of natural disaster forecast and warning and climate change monitoring of the professional agencies. Forming the awareness of active prevention of natural disaster and adaptation to climate change for each member of the society. Gradually reducing loss of life and property caused by natural disasters.

Proactively preventing and limiting the impact of surge, inundation and flooding, saline intrusion due to sea level rise on coastal areas, especially in the Mekong Delta, Red River Delta, Central Coast, firstly is area of Ho Chi Minh City, Can Tho, Ca Mau and other coastal cities.

Reducing greenhouse gas emissions per unit of GDP from 8-10% compared with 2010.

- Natural resource management:

Assessing the potential and value of the critical natural resources on land. Achieving significant steps in the basic survey of marine resources.

Planning, managing, exploiting, using national resources economically, effectively and sustainably. Preventing resource depletion trends of freshwater and forest resources, improving the efficiency of water use per unit of GDP. Ensuring to balance the land banking for social economic development; maintaining and flexibly using 3.8 million hectares of land for only rice growing in order to ensure food security and improve the efficiency of land use. Effectively and sustainably exploiting ecology, landscape and biological resources. Minimizing the raw mineral exports.

Restructuring energy use by increasing the proportion of renewable energy, new energy up to over 5% of total primary commercial energy, reducing energy consumption per unit of GDP.

- Environmental protection:

No existence allowed and thoroughly handling establishments which cause serious environmental pollution, 70% of the water discharged into the environment of the river basin is treated; destroying and treating over 85% of hazardous waste, 100 % of medical waste, re-using or recycling over 65% of domestic waste.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Managing rational exploitation and putting early end to exploit natural forests, increasing the area of ​​nature reserve to over 3 million hectares and forest cover is increased to over 45%.

III- KEY TASKS

1- General tasks

- Promoting the conversion of growth model associated with the restructuring of economy towards green growth and sustainable development. Issuing the assessing indicators of sustainable development results and green growth to put them in the national criteria; piloting the development of green economy model, green industry, green city and green countryside.

- Making the functional zoning based on ecological characteristics, potential resources and adaption to climate change as a basis for development planning, marine spatial planning and development space on land; integrating the objectives in response to climate change, natural resource management and environmental protection in the development planning of sectors, fields and social-economic economic development planning - social, ensuring national defense and security of localities.

- Establishing and applying the overall forecasting model of impact of climate change on social economic development and natural resources and environment development. Piloting the use of integrated management method, unified natural resources and environment and adaption to climate change for river basins, coastal areas, then expanded to the whole country.

- Building a database system which is integrated and unified on natural resources, environment and climate change according to international standards. There are appropriate mechanisms in exploitation, information sharing and effective use of the database.

2- Specific tasks

a) Adaptation to climate change

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Building and developing capacity of study and monitoring of climate change, forecasting and warning natural disasters to reach the level equivalent to group of leading countries in Southeast Asia. Regularly updating and perfecting scenarios of climate change and sea level rise for the period to 2030 with a vision to 2050.

Restructuring plant varieties and domestic, adjusting farming seasons, agricultural production techniques to adapt to climate change. Enhancing knowledge and raising adaptive capacity, ensuring livelihood for people of the areas prone to severely affected of climate change and areas frequently affected by natural disasters.

Studying and applying new technologies to adapt to climate change in urban construction, developing and using energy, transportation, building materials, water drainage…

Proactively preparing plans, conditions for prevention and mitigation of natural disasters in line with each sector, field, region and area, especially coastal areas, high mountainous areas and areas vulnerable to natural disasters. Having plans for proactively handling the worst situations affecting the production and people’s life and ensuring national defense and security. Raising capacity of search, rescue, salvage, prevention of diseases. Focusing on people's health care in the region strongly affected by climate change. Promoting accountability and mobilizing businesses and communities to actively participate in prevention avoidance and mitigation of natural disasters and response to climate change.

Performing the upgrading program to ensure the safety of reservoirs, especially in the central area, the Central Highlands, the mountainous northern midland. Upgrading critical sections of sea and river dyke, building saline intrusion sluice to keep fresh water. Protecting and pushing the recovery and growing of mangroves, coastal protection forests and watershed protection forests.

Protecting flood drainage space on river basins and river beds, first for the Red river, Mekong river, Cau river, Nhue river – Day river, Dong Nai river, Sai Gon river and other large rivers. Strengthening and newly building water supply and drainage works in urban centers, especially in coastal areas.

- Promote measures to prevent, combat and limit the impact of surges, inundation and flooding, saline intrusion caused by sea level rise.

Mapping the risk of flooding based on sea level rise scenarios to commune level. Reviewing, supplementing and adjusting strategy, planning for development sectors, fields, social and economic development of regions and localities in accordance with sea level rise scenarios. Actively moving and rearranging the residential areas in regions frequently affected by floods, storms and areas at risk of flash floods and landslides.

Implementing the flood protection project for Ho Chi Minh City, Can Tho, Ca Mau and other coastal cities, especially in the Mekong River delta.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Surveying, inventorying and building roadmap and plan for mitigation of greenhouse gas emission in line with each sectors and localities.

Promoting the mitigation of greenhouse gas emission in accordance with the conditions of our country on the basis of financial support and technology of other countries and international organizations. Developing market of carbon credit exchange market in the country and participating in the global carbon market.

Priority is given to the program of greenhouse gas emission reduction through efforts to prevent forest loss and degradation and create livelihood for the community.

Promoting the implementation of the national target program on economical and effective energy using.

b) Natural resource management

- Promoting survey and assessment of potential, volume, economic value, current status and trend of changes of the national resources.

Attaching much importance to the basic survey of natural resources, especially mineral resources, water resources, marine resources. Focusing on basic mineral geological surveys of deep seas to discover new minerals.

Gradually identifying and assessing values, setting up account and performing the accounting in the economy for types of national natural resources.

Evaluating and promoting the values of ecosystem services, landscape, and genetic resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Developing strategies for the protection, exploitation and use of important natural resources to the development of the country. Setting up mechanism for managing and monitoring transparency and ensuring proper effective and sustainable use of national resources.

Minimizing and gradually putting an end to the export of raw minerals and primary processing, promoting intensive processing. With regard to particular strategic minerals such as coal, oil and gas ... there should be specific and balanced policies between import and export. Orientation to the reserve and import of some important minerals to meet the needs of long-term social and economic development of the country.

Renewing work of planning and land use plan, building databases on land. Promoting economical, rational and effective use; combining the protection of area and fertility of agricultural land; gradually overcoming the fragmentation and smallness in land use. Promoting the exploitation of unused land banking, opening new avenues for exploiting land banking in the midland and mountainous area for non-agricultural purposes.

Protecting, preventing desertification and becoming wasteland... and ensuring land area for sustainable forest development as planned, especially in the mountainous area of Northwest, North Central and Central Highlands.

Planning the exploitation and protection of water resources, strengthening water resources management in river basins, water storage and regulation of water resources for social and economic development. Enhancing the control of waste sources causing water pollution, tightly controlling the exploitation and use of water to ensure the saving, efficiency and sustainability. Actively cooperating with other countries and international organizations in the protection of trans-boundary water resources.

Controlling exploitation activities, combating and preventing destructive fishing to protect aquatic resources, especially near-shore areas.

- Promoting the development and use of new energy, renewable energy, materials, fuels, new materials to replace traditional resources.

Promoting investment in development and use of new energy, renewable energy, Boosting structural transformation of energy use by increasing the density of use of renewable energy and renewable energy in the total national energy. Encouraging all economic sectors to invest in developing new energy AND renewable energy.

Promoting the collaboration of exploration and exploitation of natural resources from the outside to serve the needs for social and economic development society. Developing production of raw materials, fuels and new materials to replace the traditional natural resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Preventing and controlling resources causing environmental pollution.

Improving the efficiency and effectiveness of strategic environmental assessment and environmental impact assessment, ensuring strategies, planning, plans and development projects to meet the requirements of environmental protection from the formulation, approval and implementation. Prohibiting the import of technology, implementing new investment projects using outdated technology, causing serious environmental pollution, consumption of raw materials, natural resources and low efficiency.

Implementing the management mechanism for environmental protection according to each type and degree of impact on the environment for the production and business facilities. Implementing roadmap to apply environmental regulations and standards (emission and technology) equivalent to the group of leading countries in the ASEAN region. Enhancing the control of environmental pollution, especially pollution in the industrial parks and clusters, mineral exploitation and venues exploiting and processing minerals, handicraft villages, river basins, the large urban centers and rural areas. Controlling air quality in urban areas and cities with high population density. Controlling pollution from agricultural production (pesticide residue, straw burning ...) affecting people’s health and life.

Strengthening inspection, monitoring and control of the environment for investment, transfer of technology to prevent the introduction of outdated technology, machinery, equipment, raw materials and fuel not satisfying environmental requirements from outside into our country. Limiting the adverse effects of international integration, globalization to the environment of our country.

Promoting the implementation of programs, wastewater treatment investment projects, especially wastewater containing heavy metals, radioactive materials, medical waste, industrial wastewater, wastewater from agricultural, forestry and seafood processing, urban domestic wastewater. Focusing on solid waste and hazardous waste management. Promoting the reuse, recycling, production and recovery of energy from waste.

Developing environment economics based on environmental industry, environmental protection services and waste recycling. Boosting socialization of environmental protection activities, promoting the development and use of new energy, clean energy, renewable energy, production and sustainable consumption.

- Overcoming pollution, improving environmental quality and people's living conditions, limiting the impact of environmental pollution on people’s health.

Paying attention to improving quality of living environment, supply of clean water and environment sanitation services to people, especially in urban areas, industrial zones, clusters, handicraft villages, rural areas, remote, deep-lying areas, islands and particularly difficult areas.

Fully assessing the damages caused by environmental pollution and clearly determining the responsibilities of agencies, organizations, businesses and individual for the pollution. Focusing on thoroughly and definitely handling the establishments causing serious environmental pollution, imposing strong sanctions, rigorously handling and forcing these establishments to perform the requirements for environmental protection and minimization of pollution, waste treatment in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Strictly taking measures to restore the environment after mineral exploitation. Speeding up the clearance and addressing explosive remnants of war and improving dioxin-contaminated soils, returning land banking for social and economic development, improving the investment environment and ensuring safety for people.

Paying attention to improving quality of air, trees, space of recreation and entertainment in urban centers and residential areas, especially in big cities.

- Protection and development of forests, natural conservation and biodiversity

Protecting, restoring, regenerating natural forests, promoting reforestation, especially mangroves, coastal forests, watershed forests. Effectively preventing deforestation and forest fires. Stopping logging of natural forests soon.

Strengthening management and expanding the area of existing ​​nature reserves at eligible places and accelerating the establishment of new nature reserves. Prioritizing resources to protect the landscape, ecology and natural heritage.

Strictly protecting wild animals, plant varieties, medicinal plants, valuable animals, rare species at risk of extinction. Preventing the entry, development of invasive alien species. Strengthening risk management from genetically modified organisms.

IV- KEY SOLUTIONS

1- Strengthening, renewing dissemination, education, raising consciousness, forming awareness of proactive response to climate change and economical use of natural resources environmental protection

Diversifying forms, renewing contents, determining subjects prioritized for propagation, education, introducing the contents of response to climate change, natural resource management and environmental protection into the training program of general education, universities, leadership training, and management. Disseminating experiences, building capacity and skills for natural disaster prevention, adaptation to climate change for people, businesses and society.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Raising awareness of responsibility for environmental protection of leadership and management staff at all levels, sectors, businesses and people. Developing criteria and standards for environmental protection in the activities of agencies, organizations, businesses, officials and party members. Forming institutions of environmental culture and ethics in society. Performing environmental assessment and classification for sectors and localities.

2- Promoting research and application of scientific and technological advances in response to climate change, natural resource management and environmental protection

Focusing on scientific research on response to climate change, natural resource management and environmental protection. Early forming a number of key scientific specialties such as renewable energy, waste recycling, new materials, astronomy...

Promoting innovation of production technology towards environmentally friendly and energy-saving, efficiently using natural resources, less waste and lower carbon, researching, developing and receiving transfer of advanced technology for responding to climate change, natural resource management and environmental protection, particularly focusing on non-structural solutions.

Strengthening the application of remote sensing technology, new and advanced technology based on information technology in forecasting, warning, survey, evaluation, response to climate change, natural resource management and environmental protection.

Developing and implementing the key scientific and technological program of state-level for performance of objectives, key tasks and essential measures to respond to climate change, natural resource management and environmental protection.

3- Strengthening state management in response to climate change, natural resource management and environmental protection

Focusing on building and improving the law on respond to climate change, natural resource management, environmental protection and related areas such as investment, tax, handling administrative, civil violations... in the direction of supplementation and combination to overcome the overlapping and conflict of laws in order to create a favorable legal environment for the implementation of the tasks.

Improving settlement mechanism of dispute and conflict in response to climate change, exploitation and use of natural resources and environmental protection. Amending and supplementing the administrative, economic, criminal sanctions on natural resource management and environmental protection, ensuring sufficient deterrence. Promoting inspection, examination and strictly handling violations of law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4- Renewing and improving the financial mechanisms and policies, strengthening and diversifying resources in response to climate change, natural resource management and environmental protection

Combining increase in expenditures from budget with diversification of foreign and domestic sources of investment capital, especially preferential capital resources for response to climate change, natural resource management and environmental protection. Promoting the role and responsibilities of the specialized management ministries in mobilization, management and use of resources.

Annually prioritizing the allocation of appropriate budgets for basic survey and handling of environmental pollution, biodiversity conservation and adaptation to climate change. Prioritizing the allocation of funds for effective implementation of national target program on overcoming pollution and improving the environment of Cau river, Nhue river – Day river and Dong Nai river. Making sure to use with transparency, right purpose and effectiveness the ODA and other international aid.

Thoroughly grasping and effectively applying the principles: the polluter must make pay for handling, remedy of consequence, rehabilitation and restoration of environment; the person who benefits from the natural resources and environment must have obligation to contribute to reinvestment for natural resource management and environmental protection.

Implementing the supporting, preferential and incentive policies for businesses and people to be involved in activities of responding to climate change, natural resource management and environmental protection; supporting people in afforestation and forest protection, especially the watershed forest, coastal mangrove forests, and people affected by the excessive exploitation of natural resources.

There is a roadmap by 2020 eliminating mechanisms and policies to support the price of fossil fuels; implementing subsidy for the first 10 years of project of developing new energy, renewable energy, clean energy, waste recycling and power generation from waste.

5- Attaching importance to international cooperation and integration in response to climate change, natural resource management and environmental protection

Proactively performing international cooperation and integration, attaching importance to participation and implementation of international agreements. Strengthening the exchange of information, experiences and policy dialogue with countries on response to climate change, natural resource management, environmental protection and the implementation of the millennium goals.

Promoting the cooperation with countries concerned, organizations and international forums to protect the trans-boundary water resources, having access to new technologies and mobilizing resources to reduce greenhouse gas emission, adapting to climate change and protecting environment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V- IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1- The executive committees and Party organizations will research, thoroughly grasp and develop the plan for implementation of Resolution in accordance with the situation of the sectors, localities, agencies and units; supplementing criteria specified in the Resolution to the annual plans of the sectors, localities, agencies and units and annually reviewing and assessing their performance.

2- The Congress Party delegation will guide the review, amendment, supplementation and building of legal documents related to the field of state management of natural resources and environment to create uniform and synchronous legal grounds for the implementation and monitoring of implementation of the Resolution on a national scale.

3- The Government official section of communist party will guide the amendment of planning, plans and social-economic development programs; amending and supplementing by-law documents; regularly monitoring, inspecting and assessing the implementation and promptly regulating programs, plans and solutions in accordance with practical requirements.

4- The Vietnam Fatherland Front and mass organizations will promote to persuade the strata to actively participate in the response to climate change, natural resource management, environmental protection and monitoring of implementation of the Resolution.

5- The Central Propaganda Department will assume the prime responsibility for propagation, dissemination and thorough grasping of resolution to the party executive committees, party cells and party members.

The Central Economic Commission will assume the prime responsibility for monitoring, inspecting and urging the implementation of Resolution and periodically make report to the Politburo.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE CENTRAL EXECUTIVE COMMITTEE
GENERAL SECRETARY




Nguyen Phu Trong

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban chấp hành Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


70.605

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.149.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!