Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 18/2023/TT-BTC thu nộp tiền phạt bừ trừ số tiền nộp phạt vi phạm hành chính chênh lệch

Số hiệu: 18/2023/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Võ Thành Hưng
Ngày ban hành: 21/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bổ sung trường hợp không tính chậm nộp phạt vi phạm hành chính

Ngày 21/3/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 18/2023/TT-BTC quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ NSNN bảo đảm hoạt động của lực lượng xử phạt VPHC.

Theo đó, không tính tiền chậm nộp phạt VPHC trong các trường hợp:

- Trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần. (quy định mới).

Bên cạnh đó, Thông tư cũng hướng dẫn xác định ngày người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt như sau:

- Trường hợp nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp: là ngày Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc người có thẩm quyền thu tiền phạt xác nhận trên chứng từ thu, nộp tiền phạt;

- Trường hợp nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản: là ngày người nộp tiền phạt nhận được thông báo giao dịch tiếp nhận khoản tiền nộp phạt thành công.

Xem chi tiết tại Thông tư 18/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/5/2023, thay thế Thông tư 153/2013/TT-BTC và Thông tư 105/2014/TT-BTC .

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/2023/TT-BTC

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2023

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THU, NỘP TIỀN PHẠT, BÙ TRỪ SỐ TIỀN NỘP PHẠT CHÊNH LỆCH, BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT VÀ KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LỰC LƯỢNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn về:

a) Thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính; cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch (nếu có) trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính;

b) Biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là biên lai thu tiền phạt), nội dung, hình thức biên lai thu tiền phạt, tổ chức in, phát hành, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phạt;

c) Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi là lực lượng xử phạt), trừ các lực lượng có chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

2. Nội dung, hình thức và việc quản lý, sử dụng các chứng từ thu tiền phạt khác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 72/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 328/2016/TT-BTC).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

3. Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế.

4. Cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính.

5. Cơ quan, đơn vị, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt.

Chương II

THỦ TỤC THU, NỘP TIỀN PHẠT VÀ TIỀN CHẬM NỘP VI PHẠM HÀNH CHÍNH, BÙ TRỪ SỐ TIỀN NỘP PHẠT CHÊNH LỆCH

Điều 3. Thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Hình thức thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP). Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung như sau:

1. Trường hợp nộp tiền phạt bằng tiền mặt trực tiếp, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc người có thẩm quyền thu tiền phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP xác nhận trên chứng từ thu, nộp tiền phạt.

2. Trường hợp nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản, ngày xác định người nộp tiền phạt đã thực hiện nghĩa vụ nộp tiền phạt là ngày người nộp tiền phạt nhận được thông báo giao dịch tiếp nhận khoản tiền nộp phạt thành công từ ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 4. Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính

Quy trình, thủ tục thu, nộp tiền phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy trình thu ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 11/2020/NĐ-CP) và Thông tư số 328/2016/TT-BTC. Thông tư này hướng dẫn cụ thể các nội dung sau:

1. Việc thu tiền phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực.

2. Khi nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải xuất trình quyết định xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt với Kho bạc Nhà nước nơi đến nộp phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và phải nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

Trường hợp nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải căn cứ vào quyết định xử phạt để nộp tiền phạt theo đúng số tiền, thời hạn ghi trong quyết định xử phạt. Thông tin chuyển khoản phải bao gồm nội dung nộp phạt vi phạm hành chính, số quyết định xử phạt, ngày ra quyết định xử phạt, tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

3. Người có thẩm quyền thu tiền phạt trực tiếp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP phải lập Bảng kê thu tiền phạt theo Mẫu số 02/BKTP ban hành kèm theo Thông tư số 328/2016/TT-BTC và nộp toàn bộ số tiền đã thu vào Kho bạc Nhà nước theo thời gian quy định tại khoản 2 Điều 69, khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không khi thực hiện thu tiền phạt theo điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP phải nộp toàn bộ số tiền đã thu vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.

Kho bạc Nhà nước rà soát, đối chiếu để đảm bảo khớp đúng giữa tổng số tiền thực nộp của người có thẩm quyền thu tiền phạt trực tiếp với tổng số tiền tính theo Bảng kê thu tiền phạt.

4. Khi nộp tiền phạt theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, chứng từ thu, nộp tiền phạt phải thể hiện rõ nội dung nộp phạt vi phạm hành chính, số quyết định xử phạt, ngày ra quyết định xử phạt, tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt. Sau khi nộp phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt xuất trình hoặc gửi chứng từ thu, nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt để nhận lại các giấy tờ tạm giữ theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

5. Tiền thu phạt vi phạm hành chính được hạch toán vào Chương của cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, Tiểu mục tương ứng theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước. Đối với lĩnh vực thuế, hải quan thực hiện theo Chương của người vi phạm (người nộp thuế), Tiểu mục tương ứng theo quy định của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 5. Thủ tục thu tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính

1. Quá thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 68 và khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

2. Không tính tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

a) Trong thời hạn được hoãn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

b) Trong thời gian xem xét, quyết định giảm, miễn phần còn lại hoặc cho phép nộp tiền phạt nhiều lần.

3. Cơ quan thu tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt khi cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt bằng hình thức chuyển khoản quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này phải căn cứ vào quyết định xử phạt, số ngày chậm nộp phạt để tính và nộp tiền chậm nộp phạt.

4. Cách xác định thời gian để tính tiền chậm nộp phạt như sau:

a) Trường hợp quyết định xử phạt được giao trực tiếp thì ngày tính tiền chậm nộp phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) hoặc sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày nhận quyết định xử phạt theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính;

b) Trường hợp quyết định xử phạt được gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm thì ngày tính tiền chậm nộp phạt là sau 10 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) hoặc sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính kể từ ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Bưu chính ngày 17 tháng 6 năm 2010;

c) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt không có xác nhận ngày nhận quyết định xử phạt, không xuất trình được ngày quyết định xử phạt được phát hợp lệ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, nhưng không thuộc trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt theo quy định tại điểm d khoản này thì ngày tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt tính từ ngày ra quyết định xử phạt là sau 12 ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) đối với trường hợp quyết định xử phạt ghi thời hạn là 10 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt hoặc từ ngày thứ ba sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp quyết định xử phạt ghi thời hạn nhiều hơn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ).

Trường hợp người nộp phạt chứng minh được ngày nhận quyết định xử phạt và việc chứng minh là có cơ sở thì cơ quan thu tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt sau 10 ngày hoặc sau thời hạn thi hành ghi trong quyết định xử phạt kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà người nộp phạt đã chứng minh;

d) Đối với các trường hợp cố tình không nhận quyết định xử phạt thì thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thông báo cho Kho bạc Nhà nước nơi thu tiền phạt về thời điểm được coi là giao quyết định xử phạt để Kho bạc Nhà nước tính tiền chậm nộp phạt.

đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền chậm nộp phạt, thì cơ quan có thẩm quyền thu tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; đồng thời, vẫn tính tiền chậm nộp phạt và ghi rõ trên chứng từ thu, nộp tiền phạt số tiền chậm nộp tính đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền.

5. Cơ quan có thẩm quyền thu phạt quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này sử dụng biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá, biên lai thu tiền phạt lập và in từ Chương trình ứng dụng thu ngân sách nhà nước hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật để thu tiền chậm nộp phạt.

6. Tiền chậm nộp phạt được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

7. Số tiền chậm nộp phạt thực hiện hạch toán theo mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 6. Cách tính và thực hiện bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch

1. Cách tính số tiền nộp phạt chênh lệch

Số tiền nộp phạt chênh lệch phát sinh trong trường hợp có quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính được tính như sau:

Số tiền nộp phạt chênh lệch = A - B

Trong đó:

- A là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền.

- B là số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp theo quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới của cấp có thẩm quyền.

2. Xử lý số tiền nộp phạt chênh lệch

Trường hợp số tiền nộp phạt tại quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới lớn hơn số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước (B>A) thì cá nhân, tổ chức vi phạm nộp số tiền phạt còn thiếu theo thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

Trường hợp số tiền nộp phạt tại quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc quyết định mới nhỏ hơn số tiền nộp phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã nộp vào ngân sách nhà nước (B<A) thì cá nhân, tổ chức vi phạm được hoàn trả số tiền phạt nộp thừa. Nguồn hoàn trả và thủ tục hoàn trả được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

3. Việc bù trừ số tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp hoặc tiền phạt người nộp thuế còn nợ trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sửa đổi, bổ sung theo khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC).

Việc bù trừ số tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo trong lĩnh vực thuế thực hiện theo quy định tại Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế (sau đây gọi là Thông tư số 80/2021/TT-BTC).

Điều 7. Hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Cá nhân, tổ chức bị xử lý vi phạm hành chính có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức tại khoản 1 Điều này được hoàn trả số tiền phạt thu không đúng trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Quyết định của cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn hoàn trả và thủ tục hoàn trả:

a) Nguồn hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 328/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 72/2021/TT-BTC; thủ tục hoàn trả thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP, Điều 10 Thông tư số 328/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 72/2021/TT-BTC (trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này);

b) Nguồn hoàn trả và thủ tục hoàn trả tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính về thuế thực hiện theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC; trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT

Điều 8. Các loại biên lai thu tiền phạt

1. Biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá:

a) Là loại biên lai mà trên mỗi tờ biên lai đã in sẵn số tiền và được sử dụng thống nhất trong cả nước;

b) Được sử dụng cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thu tiền phạt vi phạm hành chính tại chỗ theo quy định tại khoản 2 Điều 69 và khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, đến 500.000 đồng đối với tổ chức;

c) Biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá bao gồm các loại mệnh giá: 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000 đồng.

2. Biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá:

a) Là loại biên lai mà trên đó số tiền thu phạt do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thu phạt ghi;

b) Được sử dụng để thu tiền phạt đối với các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không thuộc khoản 1 Điều này và thu tiền chậm nộp phạt.

3. Biên lai thu tiền phạt lập và in từ Chương trình ứng dụng thu ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản thực hiện theo quy định tại Thông tư số 328/2016/TT-BTC.

Điều 9. Hình thức, nội dung biên lai thu tiền phạt

1. Hình thức biên lai thu tiền phạt

a) Biên lai phải được đánh số liên tiếp theo thứ tự, mỗi số có từ 2 liên trở lên tùy theo mỗi loại biên lai.

- Đối với biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá, mỗi số có 2 liên:

+ Liên 1: Lưu tại cơ quan thu

+ Liên 2: Giao cho người nộp tiền

- Đối với biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá, mỗi số có 4 liên:

+ Liên 1: Báo soát

+ Liên 2: Giao cho người nộp tiền

+ Liên 3: Lưu cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định thu phạt

+ Liên 4: Lưu tại cuống biên lai

b) Ngôn ngữ thể hiện tại biên lai thu tiền phạt là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần ghi thêm bằng tiếng nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn “()” hoặc đặt ngay dưới dòng nội dung ghi bằng tiếng Việt với cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt;

c) Số tiền thu phạt được ghi trên biên lai thu tiền phạt bởi các chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 theo mức thu bằng đồng Việt Nam.

2. Nội dung ghi trên biên lai thu tiền phạt

Các nội dung thông tin trên biên lai thu tiền phạt phải được thể hiện trên cùng một mặt giấy. Tùy theo từng mẫu biên lai thu tiền phạt, nội dung trên biên lai bao gồm một số hoặc toàn bộ các thông tin sau:

a) Đơn vị thu: tên cơ quan, đơn vị trực tiếp thu tiền phạt;

b) Tên/loại biên lai (in sẵn mệnh giá hoặc không in sẵn mệnh giá);

c) Ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu hoặc xê ri biên lai:

Ký hiệu mẫu biên lai (ký hiệu mẫu biên lai in sẵn mệnh giá hoặc không in sẵn mệnh giá):

- Ký hiệu mẫu biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá tại Mẫu số 03a1 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP: CTT45.

- Ký hiệu mẫu biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá tại Mẫu 1 thuộc Mẫu số 03a2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP:

+ CTT45B-5: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 5.000 đồng.

+ CTT45B-10: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 10.000 đồng.

+ CTT45B-20: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 20.000 đồng.

+ CTT45B-50: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 50.000 đồng.

+ CTT45B-100: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 100.000 đồng.

+ CTT45B-200: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 200.000 đồng.

+ CTT45B-500: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 500.000 đồng.

- Ký hiệu mẫu biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá tại Mẫu 2 thuộc Mẫu số 03a2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP:

+ CTT45C-5: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 5.000 đồng.

+ CTT45C-10: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 10.000 đồng.

+ CTT45C-20: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 20.000 đồng.

+ CTT45C-50: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 50.000 đồng.

+ CTT45C-100: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 100.000 đồng.

+ CTT45C-200: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 200.000 đồng.

+ CTT45C-500: biên lai thu tiền phạt mệnh giá 500.000 đồng.

Ký hiệu hoặc xê ri biên lai là dấu hiệu phân biệt các biên lai bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt và năm tạo biên lai;

d) Số thứ tự của biên lai: Số thứ tự của biên lai là dãy số tự nhiên liên tiếp trong cùng một ký hiệu hoặc xê ri biên lai gồm 7 chữ số. Với mỗi ký hiệu hoặc xê ri biên lai thì số thứ tự bắt đầu từ số 0000001;

đ) Tên các liên của biên lai: Liên của biên lai là các tờ trong cùng một số thứ tự biên lai. Tên các liên của biên lai thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

e) Họ tên, địa chỉ, chữ ký của người nộp tiền;

g) Lý do nộp tiền;

h) Số tiền phải nộp (in sẵn hoặc viết đồng thời bằng số và bằng chữ);

i) Các thông tin về quyết định xử phạt gồm: số, ngày, tháng, năm của quyết định xử phạt; cơ quan/người ra quyết định xử phạt;

k) Họ tên, chữ ký của người thu tiền.

3. Biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá và biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá thực hiện theo Mẫu số 03a1Mẫu số 03a2 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP; Mẫu biên lai thu tiền phạt in từ Chương trình ứng dụng thu ngân sách nhà nước thực hiện theo Mẫu số 03c tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 11/2020/NĐ-CP.

Điều 10. Tổ chức in, phát hành, quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt

1. Việc in, phát hành biên lai thu tiền phạt tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này được thực hiện như sau:

a) Cục Thuế tạo biên lai theo hình thức đặt in cấp cho các Chi cục Thuế và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt, số lượng biên lai đặt in căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương. Cục Thuế được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để in biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá và không in sẵn mệnh giá để cấp cho các Chi cục Thuế và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt.

b) Biên lai phải theo đúng mẫu, có ký hiệu, số thứ tự, được đóng thành quyển, mỗi quyển có 50 số đối với biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá và mỗi quyển có 25 số đối với biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá. Biên lai chỉ được in ở các nhà in có đủ tư cách pháp nhân, khi in phải có hợp đồng in theo mẫu in. Khi in xong phải thực hiện hủy các bản in, bản kẽm, các sản phẩm in thừa, in thử trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai.

c) Biên lai do Cục Thuế đặt in trước khi cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành biên lai theo Mẫu số 02/PH-BLP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Thông báo phát hành biên lai phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp.

Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành biên lai lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì không phải gửi thông báo phát hành biên lai đến Cục Thuế khác.

Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo hướng dẫn nêu trên.

d) Khi cơ quan thuế cấp biên lai cho cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt, yêu cầu người lĩnh biên lai phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị (giấy giới thiệu ghi cụ thể số lượng biên lai cần lĩnh), xuất trình căn cước công dân/hộ chiếu, khi nhận phải kiểm đếm từng liên, từng số, từng quyển, từng ký hiệu trước khi ra khỏi cơ quan thuế.

Biên lai thu tiền phạt trước khi sử dụng phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt ở phía trên bên trái tờ biên lai và phải sử dụng theo đúng quy định đối với từng loại biên lai.

2. Khi sử dụng biên lai thu tiền phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này, phải bảo đảm quy định sau:

a) Biên lai thu tiền phạt phải được sử dụng theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn trong quyển. Tờ biên lai phát ra không được nhàu nát, nếu nhàu nát, hư hỏng phải được gạch chéo và lưu tại quyển để quyết toán với cơ quan cấp biên lai;

b) Khi sử dụng biên lai không in sẵn mệnh giá, phải lập trước mặt người nộp tiền, phải lập biên lai một lần để in sang các liên khác, bảo đảm sự khớp đúng về nội dung đã lập trên các liên;

c) Hằng quý, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý sử dụng biên lai, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt phải báo cáo với cơ quan cấp biên lai về tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt theo Mẫu số BC26/BLP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp ngày cuối cùng của tháng trùng với ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ, ngày lễ đó.

Trường hợp trong kỳ không sử dụng biên lai, tại Báo cáo sử dụng biên lai ghi số lượng biên lai sử dụng bằng không (=0). Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết biên lai, đã báo cáo tình hình sử dụng biên lai kỳ trước với số tồn bằng không (=0), trong kỳ không nhận biên lai, không sử dụng biên lai thì cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng biên lai.

Hằng năm, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt thực hiện thanh, quyết toán biên lai thu với cơ quan cấp biên lai theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 72/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm b, điểm c khoản 7 Điều 7 Thông tư số 328/2016/TT-BTC.

d) Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt thực hiện trả lại biên lai về cơ quan thuế và kê vào cột trả lại cơ quan thuế trong Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt theo Mẫu số BC26/BLP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trong các trường hợp sau:

- Biên lai trả về cơ quan thuế để tiếp tục sử dụng: Biên lai trong trường hợp này phải là loại còn giá trị sử dụng, nguyên quyển, không bị rách, mối mọt, chưa đóng dấu của tổ chức thu.

- Biên lai trả về cơ quan thuế để hủy: Biên lai nguyên quyển không còn giá trị sử dụng (bao gồm cả biên lai bị hư hỏng) hoặc biên lai còn giá trị sử dụng nhưng đã đóng dấu của tổ chức thu.

Đối với các số biên lai thu tiền phạt lẻ còn chưa sử dụng trong quyển biên lai đã sử dụng (bao gồm cả biên lai bị hư hỏng) nhưng tổ chức thu không còn nhu cầu sử dụng hoặc trường hợp tổ chức thu phát hiện biên lai có sai sót: Tổ chức thu gạch chéo lưu giữ tại quyển biên lai và kê vào phần sử dụng tại cột xoá bỏ Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt theo Mẫu số BC26/BLP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã khi thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định, trường hợp thu tiền phạt trực tiếp thì phải sử dụng biên lai thu tiền phạt nhận từ Chi cục thuế, không được sử dụng các loại chứng từ khác để thu tiền phạt.

3. Khi thu tiền phạt, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản, người có thẩm quyền thu tiền phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP phải căn cứ vào số tiền ghi trong quyết định xử phạt để thu và phải cấp biên lai thu tiền phạt theo đúng mẫu quy định cho tổ chức, cá nhân nộp phạt để chứng nhận số tiền đã thu.

4. Xử lý biên lai thu tiền phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này trong trường hợp mất, cháy:

Cơ quan thuế, tổ chức thu tiền phạt nếu phát hiện mất, cháy biên lai (bao gồm biên lai đã lập hoặc chưa lập) phải lập biên bản về việc mất, cháy biên lai và lập báo cáo về việc mất, cháy; đồng thời, thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo Mẫu số BC21/BLP tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này chậm nhất không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy biên lai. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ, ngày lễ đó.

Chương IV

LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LỰC LƯỢNG XỬ PHẠT

Điều 11. Nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt

1. Kinh phí bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và cơ quan địa phương.

2. Kinh phí bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt của các Bộ, cơ quan trung ương do ngân sách trung ương bảo đảm. Kinh phí bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp.

3. Việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt phải đúng mục đích, đúng nội dung, đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước và Thông tư này.

Điều 12. Nội dung chi và mức chi

1. Các khoản chi chung

a) Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở;

b) Chi công tác phí, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn công tác xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

c) Việc mua sắm trang thiết bị, sửa chữa công cụ, phương tiện phục vụ trực tiếp cho hoạt động của lực lượng xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật về đấu thầu;

d) Chi xăng dầu cho phương tiện để kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng và tang vật vi phạm; chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động của các lực lượng xử phạt: Thực hiện theo chứng từ chi thực tế, theo hợp đồng của đơn vị cung ứng. Các nội dung chi nêu trên phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán trước khi thực hiện;

đ) Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;

e) Chi bồi dưỡng làm đêm, làm thêm giờ theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Các khoản chi đặc thù

a) Chi phí mua tin (nếu có):

- Mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 5.000.000 đồng. Riêng đối với xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước (nếu có) và tối đa không quá 50.000.000 đồng. Trong trường hợp mức chi mua tin vượt mức tối đa nêu trên, thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính quyết định mức chi cụ thể trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

- Trường hợp trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính không ra quyết định xử phạt, không bán được tang vật tịch thu do tiêu hủy tang vật, chuyển tài sản cho các cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì chi phí mua tin không quá 10% giá trị tang vật vi phạm hành chính và tối đa không quá 5.000.000 đồng; đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, chi phí mua tin không quá 10% giá trị tang vật vi phạm hành chính và tối đa không quá 50.000.000 đồng. Cách xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Việc thanh toán chi mua tin phải có đầy đủ chứng từ theo quy định; trường hợp yêu cầu phải giữ bí mật tên người cung cấp tin, việc thanh toán chi phí mua tin căn cứ vào phiếu chi với đầy đủ chữ ký của người trực tiếp chi tiền cho người cung cấp tin, thủ quỹ, kế toán và Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính. Thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực trong việc thanh toán chi mua tin, đảm bảo chi đúng người, đúng việc và hiệu quả.

b) Chi phụ cấp cho lực lượng trực tiếp xử phạt theo chính sách, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu có).

Điều 13. Lập dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt

Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước. Thông tư này hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau:

1. Lập dự toán:

Hằng năm, căn cứ vào kết quả thu, chi liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính của năm trước và đánh giá khả năng thực hiện năm hiện hành, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính lập dự toán chi bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt theo các nội dung quy định tại Thông tư này, gửi cơ quan chủ quản tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước để gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước.

2. Công tác quyết toán:

a) Cơ quan, đơn vị được giao dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt phải mở sổ sách kế toán để ghi chép, hạch toán và tổng hợp trong quyết toán ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, kế toán, thống kê;

b) Các khoản chi từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt được hạch toán, quyết toán vào chương, mục và tiểu mục tương ứng theo quy định mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Quy định chuyển tiếp

Biên lai thu tiền phạt in sẵn mệnh giá, biên lai thu tiền phạt không in sẵn mệnh giá đã in đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành mà vẫn chưa sử dụng hết thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết. Cơ quan Thuế và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thu tiền phạt thực hiện báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt và báo cáo về việc mất, cháy đối với số biên lai nêu trên theo quy định tại Thông tư này.

Điều 15. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu tiền phạt theo đúng quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền, đảm bảo hạch toán đầy đủ, kịp thời và quản lý chặt chẽ số tiền thu phạt vi phạm hành chính. Định kỳ hàng tháng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm gửi cho cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt bảng kê thu tiền phạt chi tiết trong đó có tiền chậm nộp (nếu có) theo từng cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt để đối chiếu.

2. Sau khi nhận được bảng kê thu tiền phạt chi tiết do Kho bạc Nhà nước gửi, cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có trách nhiệm đối chiếu về số liệu thu tiền phạt, theo dõi, kiểm tra việc nộp tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp (nếu có) của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp phát sinh số liệu thu tiền phạt không khớp đúng, cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước để xử lý theo quy định.

3. Tổng cục Thuế hướng dẫn việc quản lý, sử dụng biên lai thu tiền phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư này thống nhất trong phạm vi cả nước. Cục Thuế chịu trách nhiệm đặt in, thông báo phát hành biên lai thu tiền phạt theo quy định. Cục Thuế, Chi cục Thuế cấp biên lai thu tiền phạt theo quy định.

Điều 16. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2023.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính và Thông tư số 105/2014/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được quy định tại Thông tư này và tại các văn bản viện dẫn để áp dụng tại Thông tư này được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương;
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban giám sát tài chính quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ Tài chính;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC (230b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Thành Hưng

PHỤ LỤC

HỒ SƠ, MẪU BIỂU
(Kèm theo Thông tư số 18/2023/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Mẫu số

Tên hồ sơ, mẫu biểu

02/PH-BLP

Thông báo phát hành biên lai thu tiền phạt

BC26/BLP

Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu tiền phạt

BC21/BLP

Báo cáo mất, cháy biên lai thu tiền phạt


Mẫu số: 02/PH-BLP

TÊN CƠ QUAN THUẾ CẤP TRÊN
TÊN CƠ QUAN THUẾ
RA THÔNG BÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..../TB-……

……, ngày … tháng … năm ……

THÔNG BÁO PHÁT HÀNH BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT

1. Tên đơn vị phát hành biên lai: …………………………………………………………………

2. Mã số thuế (nếu có): ……………………………………………………………………………

3. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………….

4. Điện thoại: ……………………………………………………………………………………….

5. Các loại biên lai đã phát hành:…………………………………………………………………

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu biên lai

Ký hiệu biên lai

Số lượng

Từ số

Đến số

Ngày bắt đầu sử dụng

Hợp đồng in biên lai số....ngày....

Doanh nghiệp in biên lai

Tên

MST

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Ngày … tháng … năm ……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

Mẫu số: BC26/BLP

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày ... tháng ... năm ……

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT

Quý … năm ……

1. Tên đơn vị ………………………………………………………………………………………

2. Mã số thuế (nếu có): …………………………………………………………………………..

3. Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….

Đơn vị tính: số

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu biên lai

Ký hiệu biên lai

Số tồn đầu kỳ, nhận trong kỳ

Số sử dụng, xoá bỏ, mất, cháy trong kỳ

Trả lại Cơ quan Thuế

Tồn cuối kỳ

Tổng số

Số tồn đầu kỳ

Số nhận trong kỳ

Tổng số sử dụng, xoá bỏ, mất, cháy

Trong đó

Đã sử dụng

Xoá bỏ

Mất, cháy

Từ số

Đến số

Từ số

Đến số

Từ số

Đến số

Cộng

Số lượng

Số

Số lượng

Số

Từ số

Đến số

Cộng

Từ số

Đến số

Số lượng

Cam kết báo cáo tình hình sử dụng biên lai trên đây là đúng sự thật, nếu sai, đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật./


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ, tên)

……, ngày … tháng … năm ……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu số: BC21/BLP

TÊN ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……, ngày ... tháng ... năm ……

BÁO CÁO MẤT, CHÁY BIÊN LAI THU TIỀN PHẠT

1. Tên tổ chức, cá nhân làm mất, cháy biên lai: ………………………………………………..

2. Mã số thuế (nếu có): ……………………………………………………………………………

3. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………...

Căn cứ Biên bản mất, cháy biên lai.

Hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm ………, (tổ chức, cá nhân) xảy ra việc mất, cháy biên lai như sau:

STT

Tên loại biên lai

Ký hiệu mẫu biên lai

Ký hiệu biên lai

Từ số

Đến số

Số lượng

Liên biên lai

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Lý do mất, cháy biên lai: ……………………………………………………………………….....

Ngày … tháng … năm ……
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 18/2023/TT-BTC

Hanoi, March 21, 2023

 

CIRCULAR

STIPULATING PROCEDURES FOR COLLECTION AND PAYMENT OF FINES; HANDLING OF DIFFERENCES BETWEEN FINES; RECEIPTS FOR FINES; AND STATE BUDGET EXPENDITURES ON ACTIVITIES OF ADMINISTRATIVE PENALTY LAW ENFORCERS

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Handling of Administrative Violations dated November 13, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016, elaborating on implementation of certain articles of the Law on State Budget;

Pursuant to the Government's Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021 elaborating on certain articles and measures for enforcement of the Law on Handling of Administrative Violations;

Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

Upon the request of the Director of the Department of Legal Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

1. This Circular provides guidance on:

a) Procedures for collection and payment of fines and interest on late payment of fines; methods for calculation and handling of differences between fines (if any) that may be applied upon receipt of decisions on rectification, revision, cancellation or replacement of existing administrative penalty decisions;

b) Receipts for fines pursuant to point a and point b of clause 2 of Article 21 in the Government's Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, elaborating on certain articles and measures for enforcement of the Law on Handling of Administrative Violations (hereinafter referred to as receipt(s)), content and form of receipts, organization of receipt printing, publication, management and utilization activities;

c) Estimation, management, utilization and final accounting of state budget expenditures used for funding activities of administrative penalty law enforcers (hereinafter referred to as enforcers), except those having competence in prevention and control of smuggling, trade frauds and counterfeits.

2. Content, form, management and utilization of other types of receipts that are as defined in the Circular No. 328/2016/TT-BTC dated December 26, 2016 of the Minister of Finance, providing guidance on collection and management of items of state budget revenue via the State Treasury, that is amended and supplemented as per the Circular No. 72/2021/TT-BTC dated August 17, 2021 of the Minister of Finance (hereinafter referred to as Circular No. 328/2016/TT-BTC).

Article 2. Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Persons having jurisdiction to impose administrative penalties.

3. State Treasury and tax authorities.

4. Units and affiliates assigned administrative sanctioning tasks.

5. Other entities, persons, units and affiliates involved in collection and payment of fines; receipts; management and utilization of state budget expenditures used for funding activities of administrative penalty law enforcers.

Chapter II

PROCEDURES FOR COLLECTION AND PAYMENT OF FINES AND INTEREST ON LATE PAYMENT OF FINES; HANDLING OF DIFFERENCES BETWEEN FINES

Article 3. Collection and payment of fines

Forms of collection and payment of fines shall be as defined in clause 1 of Article 20 in the Government's Decree No. 118/2021/ND-CP dated December 23, 2021, elaborating on certain articles and measures for enforcement of the Law on Handling of Administrative Violations (hereinafter referred to as Decree No. 118/2021/ND-CP). This Circular provides detailed guidance on implementation of some of the following regulations:

1. If a fine is paid directly in cash, the date of confirmation of the fine payer’s completed payment of the fine is the day on which the State Treasury or a commercial bank where the State Treasury has its account opened; or a public postal service provider; or a person having jurisdiction to collect fines that is referred to in point c of clause 1 of Article 20 in the Decree No. 118/2021/ND-CP, certifies the receipt for that fine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Procedures and documentation requirements for collection and payment of fines

Procedures and documentation requirements for collection and payment of fines shall be the same as those for state budget collection specified in the Government’s Decree No. 11/2020/ND-CP dated January 20, 2020, prescribing state-treasury administrative procedures (hereinafter refer to as Decree No. 11/2020/ND-CP), and the Circular No. 328/2016/TT-BTC. This Circular provides the following detailed instructions:

1. Collection of a fine shall be based on an administrative penalty decision of a person having jurisdiction to impose penalties in accordance with the Law on Handling of Administrative Violations and Government's Decrees on administrative penalties in corresponding sectors.

2. When paying a fine directly at the State Treasury or a commercial bank where the State Treasury has its account opened or a public postal service provider, as a payer of that fine, the penalized entity or person is required to present an administrative penalty decision issued by a person having jurisdiction to impose penalties to the State Treasury where they come to pay the fine, or the commercial bank where the State Treasury has its account opened or a public postal service provider, and pay the given amount of fine within the time limit specified in the administrative penalty decision.

If a fine is paid by a wire transfer, the penalized entity or person is required to comply with the administrative penalty decision by paying the given amount of fine within the time limit specified in the administrative penalty decision. Information about the wire transfer of a fine should include the description of reasons for payment of the fine; the reference number of the administrative penalty decision; the date of issuance of the administrative penalty decision; the name of the employer of the person having jurisdiction to issue the administrative penalty decision.

3. The person having jurisdiction to collect the fine directly that is defined in point c of clause 1 of Article 20 in the Decree No. 118/2021/ND-CP shall have the duty to complete the Cash Declaration Form No. 02/BKTP enclosed in the Circular No. 328/2016/TT-BTC, and remit all the collected money to the State Treasury within the time limit specified in clause 2 of Article 69 and clause 1 of Article 78 in the Law on Handling of Administrative Violations. When collecting fines pursuant to point c of clause 1 of Article 20 in the Decree No. 118/2021/ND-CP, port authorities or representatives of port authorities are required to remit all the collected money to the State Treasury within 02 working days after the dates of collection of fines.

The State Treasury shall check and compare total amount remitted by the person having jurisdiction to collect fines directly with total amount calculated according to the completed Cash Declaration Form to ensure all data match.

4. When paying a fine according to point c of clause 2 of Article 20 in the Decree No. 118/2021/ND-CP, the documentary evidence of collection and payment of that fine should clearly describe reasons for payment of the fine; the reference number of the administrative penalty decision; the date of issuance of the administrative penalty decision; the name of the employer of the person having jurisdiction to issue the administrative penalty decision. After paying the fine, the penalized person or entity is required to present or submit the documentary evidence of collection and payment of the fine to the person having jurisdiction to impose the fine to reclaim temporarily impounded documents or papers in accordance with point c of clause 2 of Article 20 in the Decree No. 118/2021/ND-CP.

5. The collected amount of fine shall be recorded in the Chapter intended for the employer of the person having jurisdiction to issue the administrative penalty decision, and the corresponding Sub-item according to the State Budget Index. The fine arising in the tax or customs sector shall be recorded in the Chapter intended for violators (taxpayers), and the corresponding Sub-item according to the State Budget Index.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. If a penalized entity or person has not paid the fine within the time limit for execution of an administrative penalty decision specified in clause 2 of Article 68 and clause 1 of Article 73 in the Law on Handling of Administrative Violations, they shall suffer from enforcement of the administrative penalty decision, and shall have the duty to pay a surcharge accounting for 0.05% of the outstanding amount of fine per day late.

The number of days past due for payment of a fine shall include statutory public holidays or days-off, and shall start from the date succeeding the deadline for payment of the fine and end on the day preceding the date of the penalized entity or person’s payment of the fine into the state budget.

2. Exemption from late payment interest may be granted:

a) within the period of deferment of the administrative penalty decision;

b) within the period of consideration and issuance of a decision on reduction or exemption of the remaining amount of fine, or grant of permission to pay the fine in instalments.

3. A fines collecting agency defined in clause 1 of Article 3 herein shall refer to the administrative penalty decision and the number of days late for payment of a fine to calculate and collect the amount of late payment interest when the penalized entity or person pays the fine.

When paying the fine by the wire transfer method as provided in clause 2 of Article 3 herein, the payer of that fine shall consult the administrative penalty decision and the number of days late for payment of that fine to calculate and collect the amount of late payment interest.

4. The time of calculation of late payment interest shall be determined as follows:

a) For an administrative penalty decision that is sent directly, the late payment interest is calculated after the ten-day duration (including public holidays, statutory days-off) or the time limit for execution specified in that decision that follows the day on which that decision is received in accordance with the Law on Handling of Administrative Violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Where a penalized entity or person neither has a confirmation of the date of receipt of the administrative penalty decision, nor provides an evidence of the date of the valid delivery of the administrative penalty decision as respectively defined in point a and point b of this clause, except in case of willfully refusing to receive the administrative penalty decision as defined in point d of this clause, the late payment interest is calculated after the twelve-day duration (including public holidays, statutory days-off) with respect to the administrative penalty decision stating that the time limit for execution is 10 days following the date of issuance thereof, or after the third day following the time limit for execution specified in the administrative penalty decision with respect to the administrative penalty decision stating that the time limit for execution exceeds 10 days from the date of issuance thereof (including public holidays, statutory days-off).

Where the payer of the fine provides an evidence of the date of receipt of the administrative penalty decision which is justifiable, the fines collecting agency specified in clause 1 of Article 3 herein may calculate the late payment interest after the ten-day duration or the time limit for execution specified in the administrative penalty decision that follows the day on which the foregoing is received;

d) In case of willful refusal to receive the administrative penalty decision, Article 70 in the Law on Handling of Administrative Violations shall govern. The employer of the person having jurisdiction to issue the administrative penalty decision, or the competent enforcement agency notifies the fines collecting State Treasury of the date considered as the date of successful delivery of the administrative penalty decision in order for that State Treasury to calculate the late payment interest.

dd) If a penalized person or entity commits a willful act of defaulting on the late payment, the competent fines collecting agency defined in clause 1 of Article 3 herein is entitled to collect the fine according to the administrative penalty decision; concurrently, calculate and clearly enter the amount of late payment interest that accrues prior to the day on which the penalized entity or person pays the fine in the receipt.

5. The competent fines collecting agency specified in clause 1 of Article 3 herein may use the receipt with unprinted face value, the receipt for the fine that is issued and printed by the state budget collection Application, or any other receipt prescribed by laws for use in collection of amounts of interest on late payment of fines.

6. Late payment interest shall be paid into the state budget in accordance with clause 5 of Article 4 herein.

7. Amounts of late payment interest shall be accounted for according to the state budget index.

Article 6. Calculation method and handling of differences between fines

1. Method of calculation of a difference between fines

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The difference = A - B

Where:

- A denotes the amount of fine that a penalized person or entity has paid into the state budget under an administrative penalty decision issued by a competent authority.

- B denotes the amount of fine for which a penalized person or entity is liable upon receipt of a decision on rectification, revision, cancellation of an existing administrative penalty decision, or a new administrative penalty decision from a competent authority.

2. Handling of a difference between fines

Where the amount of fine specified in the decision on rectification, revision or cancellation of an existing administrative penalty decision, or a new administrative penalty decision, is greater than the amount of fine that a violator has paid into the state budget (B>A), the violator is required to pay the outstanding balance according to the procedures for payment into the state budget defined in Article 4 in the Decree No. 11/2020/ND-CP.

Where the amount of fine specified in the decision on rectification, revision or cancellation of an existing administrative penalty decision, or a new administrative penalty decision, is less than the amount of fine that a violator has paid into the state budget (B<A), the violator may be refunded the excess. Sources of funding for the aforesaid refund and refunding procedures shall be as prescribed in clause 3 of Article 7 herein.

3. Offsetting the aforesaid excess against an amount of tax, late payment interest or fine related to customs that a taxpayer owes shall be subject to Article 132 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance, prescribing customs formalities; customs inspection and supervision; export, import duties and administration of taxes on exports and imports that is amended and supplemented by clause 65 of Article 1 in the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance, amending and supplementing certain Articles in the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance (hereinafter referred to as Circular No. 38/2015/TT-BTC).

Offsetting the aforesaid excess against an outstanding amount of tax, late payment interest or fine, or an amount of tax, late payment interest or fine payable in the future related to tax shall be subject to the Circular No. 80/2021/TT-BTC dated September 29, 2021 of the Minister of Finance, providing guidance on implementation of certain articles of the Law on Tax Administration, and the Government’s Decree No. 126/2020/ND-CP dated October 19, 2020, elaborating on certain articles of the Law on Tax Administration (hereinafter referred to as Circular No. 80/2021/TT-BTC).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Administratively penalized entities or persons may appeal against or sue for an administrative penalty decision as per laws; persons may denounce any violation against laws arising from handling of administrative violations prescribed in laws.

2. Any entity or person stated in clause 1 of this Article may claim a refund for a wrongly collected fine within 15 days from the date of issuance of an appeal resolution decision, or upon receipt of an adjudication decision from the competent authority.

An adjudication decision may include a decision of a competent administrative regulatory body or a judgement or award of a jurisdictional Court defined in laws.

3. Sources of funding for refunds and refunding procedures:

a) Sources of funding for refunds of fines shall be subject to Article 10 in the Circular No. 328/2016/TT-BTC that is amended and supplemented in clause 9 of Article 1 in the Circular No. 72/2021/TT-BTC; refunding procedures shall be as defined in Article 5 in the Decree No. 11/2020/ND-CP, Article 10 in the Circular No. 328/2016/TT-BTC amended and supplemented in clause 9 of Article 1 in the Circular No. 72/2021/TT-BTC (except as prescribed in point b of this clause);

b) Sources of funding for refunds and refunding procedures applied to tax-related fines shall be subject to the Circular No. 80/2021/TT-BTC; those applied to customs-related fines shall be subject to the Circular No. 38/2015/TT-BTC.

Chapter III

REGULATIONS ON RECEIPTS FOR FINES

Article 8. Classification of receipts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) It is a receipt on which the amount of money to be collected is printed and available for use nationwide;

b) It is used by a person having jurisdiction to impose administrative penalties to request the on-the-spot payment of a fine as defined in clause 2 of Article 69 and clause 2 of Article 78 in the Law on Handling of Administrative Violations in case of a fine of up to VND 250,000 imposed on a person, or a fine of up to VND 500,000 imposed on an entity;

c) Receipts with printed face value bear the following face values: VND 5,000; VND 10,000; VND 20,000; VND 50,000; VND 100,000; VND 200,000; VND 500,000.

2. Receipt with unprinted face value:

a) It is a receipt on which the amount of money to be collected as a fine is entered by a competent fines collecting agency, entity or person;

b) It is used for collecting fines other than those specified in clause 1 of this Article, and for collecting late payment interest.

3. These receipts are made out and printed by the state budget collection Application of the State Treasury, commercial banks where the State Treasury’s accounts are opened in accordance with the Circular No. 328/2016/TT-BTC.

Article 9. Form and content of receipts for fines

1. Form of a receipt

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Each serial number of the receipt with printed face value is composed of 02 copies:

+ The first copy is deposited with the collecting agency.

+ The second copy is handed out to the payer.

- Each serial number of the receipt with unprinted face value is composed of 04 copies:

+ The first copy is used for reporting and control purposes

+ The second copy is handed out to the payer.

+ The third copy is deposited with the office of the person having jurisdiction to issue fines collection decisions.

+ The fourth copy is kept at a receipt book.

b) The dominant language used in receipts is Vietnamese. If it is necessary to use a foreign language, the translation in that foreign language shall be added on the right in parentheses “()” or underneath the Vietnamese content in the font size smaller than the Vietnamese font size;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Content of receipts for fines

Information included in a receipt should be shown on the same paper side. Depending on each type of receipt, a receipt may contain part or all of the following information:

a) Collecting unit: Name of the agency or unit directly collecting the fine;

b) Name/type of the receipt (with printed or unprinted face value);

c) Symbol of the form of receipt; sign or serial number of the receipt:

Symbol of the form of the receipt (with printed or unprinted face value):

- Symbol of the Form of the receipt with unprinted face value No. 03a1 given in the Appendix I to the Decree No. 11/2020/ND-CP: CTT45.

- Symbol of the Sub-form of the receipt with printed face value No. 1 within Form No. 03a2 in the Appendix I to the Decree No. 11/2020/ND-CP:

+ CTT45B-5: Receipt with face value of VND 5,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ CTT45B-20: Receipt with face value of VND 20,000.

+ CTT45B-50: Receipt with face value of VND 50,000.

+ CTT45B-100: Receipt with face value of VND 100,000.

+ CTT45B-200: Receipt with face value of VND 200,000.

+ CTT45B-500: Receipt with face value of VND 500,000.

- Symbol of the Sub-form of the receipt with printed face value No. 2 within the Form No. 03a2 given in the Appendix I to the Decree No. 11/2020/ND-CP:

+ CTT45B-5: Receipt with face value of VND 5,000.

+ CTT45C-10: Receipt with face value of VND 10,000.

+ CTT45C-20: Receipt with face value of VND 20,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ CTT45C-100: Receipt with face value of VND 100,000.

+ CTT45C-200: Receipt with face value of VND 200,000.

+ CTT45C-500: Receipt with face value of VND 500,000.

Symbol or serial number of a receipt is a sign that helps to distinguish between receipts by using a set of Vietnamese alphabets and year of creation of a receipt;

d) Ordinal number of a receipt: An ordinal number of a receipt is a continuous line of natural numbers within a symbol or serial number of that receipt including 07 numerals. With each symbol or serial number of a receipt, the ordinal number of that receipt begins with the number 0000001;

dd) Names of copies of a receipt: Copies of a receipt are sheets of that receipt assigned the same ordinal number. Names of copies of a receipt shall be as defined in point a of clause 1 of Article 9 herein;

e) Full name, address and signature of the payer;

g) Reasons for payment;

h) Amount of money to be paid (printed or written in both numbers and words);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Full name and signature of the cashier.

3. Form No. 03a1 and Form No. 03a2 in Appendix I to the Decree No. 11/2020/ND-CP are designed for receipts with printed face value and receipts with unprinted face value, respectively; Form No. 03c in Appendix I to the Decree No. 11/2020/ND-CP is designed for receipts printed by the state budget collection Application.

Article 10. Organization of receipt printing, publication, management and utilization activities

1. Printing and publication of receipts specified in clause 1 and clause 2 of Article 8 herein shall be as follows:

a) Tax Departments order printing of receipts and dispense them to Tax Sub-departments and agencies or entities tasked with collecting fines. The number of receipts printed by placing orders varies depending on the local context. Tax Departments are entitled to the state budget's funding to print receipts with printed or unprinted face value to dispense them to Tax Sub-departments and agencies or entities tasked with collecting fines.

b) Receipts must be created according to the right form with symbols and ordinal numbers, bound into books, each of which contains 50 numbers of the receipt with printed face value, or 25 numbers of the receipt with unprinted face value. Receipts should be printed by printing houses having full legal personality under contracts for printing of the requested receipt forms. Upon completion of the printing, printouts, zinc plates and printing items that are redundant or used for testing purposes shall be destroyed before contract discharge.

c) For receipts printed according to orders placed by Tax Departments, before being dispensed for the first time, the Form of receipt publication notice No. 02/PH-BLP given in an Appendix hereto must be completed. This notice shall be sent to all Tax Departments nationwide within 10 working days after the day on which it is issued, and before the day on which receipts are dispensed.

When a Tax Department has posted the receipt publication notice on the website of the General Department of Taxation, this notice shall not need to be sent to other Tax Department.

If there is any modification in the content of the notice, the issuing Tax Department shall follow the aforesaid procedures for issuance of another new notice.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Before use, each receipt must bear the seal of the agency or entity tasked with collecting fines on the upper left, and be used in accordance with regulations as applied to the corresponding type of receipt.

2. When using receipts as prescribed in clause 1 and clause 2 of Article 8 herein, the following regulations shall be observed:

a) Receipts must be used in the ascending order of their ordinal numbers in a book. A receipt that is issued must be protected from crumpling. If it is crumpled, it needs to be diagonally crossed out and then remain in the book for the purpose of reporting to the dispensing authority;

b) A receipt with unprinted face value shall be issued in front of the payer, and fully completed before all provided data entries are printed on other copies, ensuring that provided information included in copies of the receipt matches;

c) Quarterly, no later than the last date of the first month of the quarter following the quarter when receipts are in use, agencies or entities tasked with collecting fines are required to report to receipts-dispensing authorities on use of receipts by completing the Form No. BC26/BLP in an Appendix to this Circular. If that last date is a day-off or a public holiday prescribed in laws, the deadline for submission of the aforesaid report shall be extended to the date following that day-off or public holiday.

If no receipt is used in a reporting period, the number of receipts used which equals zero (=0) should be shown in the report. If all receipts in the previous period have been used up; the number of receipts in stock in the previous period which is zero (=0) has been reported; and no receipts are received or used in the reporting period in question, agencies or entities tasked with collecting fines are not required to submit the report on use of receipts.

Annually, entities tasked with collecting fines shall work with dispensing authorities to reconcile received receipts with dispensed receipts in accordance with clause 7 of Article 1 in the Circular No. 72/2021/TT-BTC, amending and supplementing point b and c of clause 7 of Article 7 in the Circular No. 328/2016/TT-BTC.

d) Agencies or entities tasked with collecting fines enter the number of receipts returned to tax authorities at the column indicating receipts returned to tax authorities in the Form of report on use of receipts No. BC26/BLP in an Appendix to this Circular in the following cases:

- Receipts may be returned to tax authorities for future use if they remain valid for continued use, are in a book that remains intact, are not torn, damaged by termites, and are not stamped by fines collecting entities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If new receipts left in the receipt book (including damaged ones) are not needed by fines collecting entities, or if fines collecting entities find erroneous receipts, fines collecting entities may diagonally cross receipts and remain them in the receipt book and then listed them in the section of used receipts at the cancellation column in the Form of report on use of receipts No. BC26/BLP in an Appendix hereto.

dd) When exercising the authority to impose fines in accordance with regulations, commune-level People's Committees must use receipts received from Tax Sub-departments to collect fines directly, and shall be prohibited from using other receipts.

3. In collecting fines, the State Treasury, commercial banks where the State Treasury’s account is opened, or the persons having jurisdiction to collect fines as defined in point c of clause 1 of Article 20 in the Decree No. 118/2021/ND-CP shall collect fines based on the amount of money specified in administrative penalty decisions, and use correct forms to issue receipts to entities or persons paying fines as an evidence of the collected amount of money.

4. If receipts prescribed in clause 1 and clause 2 of Article 8 herein are lost or burnt, the following action shall be taken:

When discovering that any receipt (irrespective of whether it has been issued or not) is lost or burnt, the tax authority or fines collecting entity shall keep a record of such situation and make a report on the case; concurrently, shall notify the immediate supervisory tax authority of this by completing the Form No. BC21/BLP in an Appendix to this Circular within 05 working days from the occurrence date. If the last day of the aforesaid time limit (i.e. the fifth day) falls on a day-off or public holiday prescribed in laws, the notification deadline shall be extended to the date following that day-off or public holiday.

Chapter IV

ESTIMATION, MANAGEMENT, UTILIZATION AND FINAL ACCOUNTING OF STATE BUDGET EXPENDITURES USED FOR FUNDING ACTIVITIES OF ADMINISTRATIVE PENALTY LAW ENFORCERS

Article 11. Rules of estimation, management, utilization and final accounting of state budget expenditures used for funding activities of administrative penalty law enforcers (briefly called enforcers)

1. Costs and expenses of activities of enforcers are covered by annual state budget expenditures allocated to Ministries, central authorities and local authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Due management and utilization of state budget expenditures used for funding activities of enforcers shall ensure that these expenditures serve the right objectives and purposes, conform to the quotas, standards and regulations set forth in the Law on State Budget, instructional documents thereof and this Circular.

Article 12. Objectives and levels of expenditures

1. General expenditures:

a) Propagating and spreading laws on sanctioning of administrative violations in compliance with the regulatory provisions of the Joint Circular No. 14/2014/TTLT-BTC-BTP dated January 27, 2014 of the Minister of Finance and the Minister of Justice, stipulating the estimation, management, use and final accounting of state budget expenditures used for funding the dissemination and education of laws and standards of people’s access to laws at the grassroots level;

b) Allowances for business trips, preliminary and final review meetings, training in sanctioning of administrative violations, subject to the Circular No. 40/2017/TT-BTC dated April 28, 2017 of the Ministry of Finance, prescribing business travel allowances and conference allowances;

c) Procurement of equipment and repair of tools and means directly supporting the activities of enforcers in compliance with laws on management and use of public property and laws on bidding;

d) Petrol and oil used for operating vehicles to inspect, arrest, escort and protect the subjects and exhibits of violations; communication, stationery, printing documents used for activities of enforcers: Based on actual payment vouchers and contracts of suppliers. Before disbursing funds for use as the aforesaid expenditures, cost estimates must be approved by competent authorities;

dd) Rewarding collectives and individuals for their achievements in administratively sanctioning activities in accordance with the Government’s Decree No. 91/2017/ND-CP dated July 31, 2017, elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Emulation and Commendation;

dd) Extra pay for night work and overtime work in accordance with laws in force.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Expenditures on purchase of leads (if any):

- The level of spending on purchase of a lead about each case of violation does not exceed 10% of the mount of fine plus proceeds from selling exhibits or means of violation confiscated and put into the public treasury (if any), and is restricted to VND 5,000,000. In particular, the level of spending on purchase of a lead about each case of violation arising in the environmental protection domain does not exceed 10% of the mount of fine plus proceeds from selling exhibits or means of violation confiscated and put into the public treasury (if any), and is restricted to VND 50,000,000. Where the level of expenditure on purchase of leads exceeds the maximum limit above, the head of the unit directly investigating and sanctioning administrative violations may decide the exact level of expenditure falling within the budget limit set by a competent authority;

- During the period of enforcement of an administrative penalty, if an administrative penalty decision is not issued; if the confiscated exhibit cannot be sold, subject to the requirements for destruction of exhibits or transfer of the right to manage and use an asset to a state authority in accordance with the Law on Handling of Administrative Violations, the level of expenditure on purchase of a lead does not exceed 10% of the value of the exhibit, and is restricted to VND 50,000,000; in particular, the level of expenditure on purchase of a lead about an administrative violation against environmental protection laws does not exceed 10% of the value of the exhibit of that violation, and is restricted to VND 50,000,000. Methods of valuation of exhibits of violation shall be as defined in Article 60 in the Law on Handling of Administrative Violations;

- Payment of costs and expenses incurred from purchase of leads shall be fully documented in accordance with regulations; where keeping a secret about an informant’s name is required, payment of costs and expenses incurred from purchase of leads shall be based on spending vouchers bearing required signatures of persons directly paying informants, cashiers, accountants and heads of units directly investigating and sanctioning administrative violations. Heads of units directly investigating and sanctioning administrative violations shall be responsible for making accurate and actual payment of costs and expenses incurred from purchase of leads, and ensuring payments to right payees, for correct work and payments made on an effective manner.

b) Allowances paid to enforcers according to compensation and benefits policies adopted by competent state authorities (if any).

Article 13. Estimation and final accounting of state budget expenditures used for funding activities of administrative penalty law enforcers

Estimation, management, utilization and final accounting of state budget expenditures used for funding activities of enforcers shall be subject to the Law on State Budget and instructional documents thereof. This Circular provides detailed guidance on implementation of some of the following regulations:

1. Budget estimation:

Annually, based on results of collection and spending related to sanctioning of administrative violations in the previous year and assessment of capabilities of implementation of the current budget, agencies and units assigned to impose administrative penalties shall make an estimate of expenditures specific to activities of enforcers as defined herein and submit them to a managing body for integration into the general state budget estimate which is then forwarded to the same-level financial agency for compiling purposes in accordance with the Law on State Budget and instructional documents thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Agencies and units assigned to estimate the state budget expenditures on activities of enforcers shall set up accounting books to record and account for costs and expenses, and integrate them into their annual state budget in accordance with laws on state budget, accounting and statistics;

b) State budget spending on activities of enforcers shall be recorded and finally accounted for in corresponding chapters, items and sub-items specified in the state budget index in force.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 14. Grandfather clauses

If any receipt with printed face value or receipt with unprinted face value that has been printed out prior to the effective date of this Circular has not yet been used up, they may continue to be used until none is left. Tax authorities and entities assigned to collect fines shall carry out the reporting of use of receipts for fines and loss or burning of these fines in accordance with this Circular.

Article 15. Responsibilities of the subjects of application of this Circular

1. The State Treasury shall be responsible for collecting fines according to administrative penalty decisions issued by competent persons; ensuring that all fines are fully and promptly accounted for, and strictly controlled. Each month, the State Treasury shall be responsible for submitting the detailed declaration of fines, including late payment interest amounts (if any), to the corresponding employer of the person having jurisdiction to issue administrative penalty decisions for checking and comparison purposes.

2. Upon receipt of the detailed declaration of fines from the State Treasury, the employer of the person having jurisdiction to issue administrative penalty decisions shall check and compare data on collection of fines, monitor and inspect payment of fines and late payment interest (if any) of violating entities and persons. If it is discovered that those data do not match, the employer of the person having jurisdiction to issue administrative penalty decisions shall send the State Treasury the written notification of such situation for any action to be taken in accordance with regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Implementation clauses

1. This Circular is entering into force as from May 5, 2023.

2. This Circular shall replace the Circular No. 153/2013/TT-BTC dated October 31, 2013 dated October 31, 2013 of the Minister of Finance, providing for the procedures for collection and payment of fines, receipts for fines and the state budget funding for administrative penalty law enforcers, and the Circular No. 105/2014/TT-BTC dated August 7, 2014 of the Minister of Finance, amending and supplementing a number of Articles of Circular No. 153 /2013/TT-BTC dated October 31, 2013 of the Minister of Finance, stipulating procedures for collection and payment of fines, receipts for fines and the state budget funding for activities of administrative penalty law enforcers.

3. Expenditures other than salaries of public officials, civil servants and public employees originating from the state budget as specified in this Circular and in the documents cited for application in this Circular shall be carried out until implementation of salary reform under the Resolution No. 27-NQ/TW dated May 21, 2018 of the Seventh Meeting of the 12th Central Committee of the Communist Party of Vietnam on reform of wage and salary policies for public officials, civil servants and public employees of armed forces, and workers of enterprises.

4. In the course of implementation hereof, in case where legislative documents used as references in this Circular are amended or supplemented or replaced, new versions of these documents shall govern.

5. In the furtherance of this Circular, if there is any difficulty that arises, entities and units should promptly report to the Ministry of Finance to seek its actions./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vo Thanh Hung

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 18/2023/TT-BTC ngày 21/03/2023 quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, bù trừ số tiền nộp phạt chênh lệch, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.758

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.24.111
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!