THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 643/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 6 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỦY SẢN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3
năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án
nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản (sau đây gọi tắt là Đề án) với nội
dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM
1. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản
phải phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thủy sản bền vững.
2. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản
phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa,
ổn định với đổi mới và phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu Chiến lược phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt tại
Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản gắn
với cải cách hành chính, áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số
trong các hoạt động quản lý nhà nước để tiếp cận với xu thế quản lý nghề cá
tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Năng lực quản lý nhà nước về thủy sản được nâng
cao, đáp ứng, yêu cầu phát triển bền vững ngành thủy sản trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, góp phần đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển thủy sản Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn kỹ
thuật, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành thủy sản được
rà soát, sửa đổi, bổ sung đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phát triển thủy sản
bền vững. Các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến lược phát
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phê duyệt, bố
trí nguồn lực để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả.
- Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy
sản từ trung ương đến địa phương được kiện toàn, tổ chức, sắp xếp phù hợp với
quy định của pháp luật liên quan, yêu cầu và nhu cầu quản lý nhà nước theo hướng
tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
+ Địa vị pháp lý và tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm
vụ của văn phòng đại diện thanh tra, kiểm soát nghề cá tại các tỉnh, thành phố
thuộc trung ương ven biển có cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chỉ định được xác định, củng cố, tăng cường để phục vụ hiệu quả nhiệm vụ quản
lý nhà nước về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản xuất khẩu.
+ Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý
khu bảo tồn biển, xây dựng và thực thi quy chế phối hợp với các cơ quan quản lý
nhà nước, lực lượng chuyên trách trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực
hiện các nhiệm vụ về bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản.
+ Kiểm ngư địa phương được thành lập, kiện toàn
theo Luật Thủy sản năm 2017 và Đề án tổng thể phát triển lực lượng kiểm ngư đến
năm 2030, định hướng đến năm 2045 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phân cấp quản lý nhà nước về thủy sản giữa các cơ
quan, đơn vị ở trung ương và giữa trung ương với địa phương được thực hiện triệt
để, rõ ràng, minh bạch theo hướng một đơn vị chịu trách nhiệm và thực hiện nhiều
nhiệm vụ.
- Nguồn nhân lực tham gia trực tiếp vào hoạt động
quản lý nhà nước về thủy sản được tăng cường về số lượng và chất lượng; có kỹ
năng và kiến thức thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm.
- Cơ quan quản lý thủy sản thuộc Ủy ban nhân dân
huyện, thị xã, thành phố trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
ven biển hoặc các địa phương có ngành thủy sản phát triển ưu tiên bố trí ít nhất
01 biên chế có chuyên môn đào tạo về thủy sản để theo dõi và thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước.
- Công nghệ thông tin và chuyển đổi số được ứng dụng
vào các hoạt động quản lý nhà nước ngành thủy sản để đảm bảo công tác chỉ đạo
điều hành được thông suốt, kịp thời, hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
b) Đến năm 2030
- Quản lý nhà nước về thủy sản được tổ chức theo
các mô hình tiên tiến, phù hợp với nghề cá quy mô lớn, công nghiệp, hiện đại để
thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững.
- Nguồn nhân lực quản lý nhà nước về thủy sản đáp ứng
đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; 100% công chức quy hoạch lãnh đạo cục, lãnh đạo
phòng và tương đương được cử đi đào tạo lý luận chính trị, ngoại ngữ và chuyên
môn nghiệp vụ theo quy định. Công tác luân chuyển, biệt phái công chức quản lý
được tăng cường để đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện thực tiễn.
- Quản lý nhà nước về thủy sản dựa trên công nghệ
thông tin và chuyển đổi số để đáp ứng với nhu cầu phát triển nghề cá quy mô lớn,
công nghiệp, hiện đại ở tất cả các lĩnh vực trong ngành. Hệ thống cơ sở dữ liệu
quốc gia về thủy sản được xây dựng, cập nhật thường xuyên và tích hợp để phục vụ
hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện hệ thống thể chế
pháp lý - kỹ thuật về thủy sản
a) Lập kế hoạch xây dựng, rà soát văn bản pháp luật
hàng năm, 05 năm để loại bỏ, sửa đổi những quy định không phù hợp hoặc bổ sung
những quy định còn thiếu kịp thời phục vụ sản xuất và quản lý nhà nước về thủy
sản. Gắn nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật đến các
đối tượng có liên quan ngay trong quá trình xây dựng và sau khi được ban hành;
thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết việc triển khai, thực hiện các văn bản
để kịp thời, điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nếu có.
b) Tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả
chiến lược, chương trình, đề án, dự án, chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy
sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng bộ tiêu chí và hướng dẫn để
theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương
trình, đề án, dự án và các chính sách về thủy sản.
c) Rà soát để thay thế, sửa đổi tiêu chuẩn, quy chuẩn
Việt Nam, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy sản không còn phù hợp với
thực tiễn sản xuất và yêu cầu quản lý. Tiến hành xây dựng mới các tiêu chuẩn,
quy chuẩn Việt Nam, định mức kinh tế kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất và quản
lý, trong đó ưu tiên xây dựng cho các đối tượng nuôi mới, có giá trị, có tiềm
năng phát triển; khu vực bến cá, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão; khu vực
thu gom xử lý chất thải, rác thải trong sản xuất; hệ thống kho lạnh; cơ sở hạ tầng
nuôi biển ....
2. Kiện toàn, củng cố cơ cấu tổ chức,
chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản
a) Tại trung ương
- Sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về
thủy sản cấp trung ương phù hợp với Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng
12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động để quy định
rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, quản lý nhà nước về thủy sản tại
trung ương và địa phương; phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ
công.
- Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng thử nghiệm các mô
hình quản lý nhà nước về thủy sản phù hợp với điều kiện của từng địa phương và
xu thế quản lý nghề cá của các nước tiên tiến trên thế giới.
- Xây dựng và áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng
dịch vụ công trong lĩnh vực thủy sản làm căn cứ tổng kết và nâng cao chất lượng
dịch vụ công.
b) Tại địa phương
- Sắp xếp tổ chức, bộ máy quản lý thủy sản tại địa
phương theo các quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ, phù hợp với điều kiện của địa phương
theo hướng tinh gọn, hiệu quả và không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các
đơn vị.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động của các mô hình tổ chức
quản lý ngành thủy sản tại địa phương để tổ chức, sắp xếp lại phù hợp với điều
kiện thực tế trên nguyên tắc hiệu quả quản lý được cải thiện, nâng cao và toàn
diện, đồng thời đảm bảo tinh gọn, không tăng số lượng biên chế. Đối với các tỉnh/thành
phố có ngành thủy sản phát triển, đóng góp lớn về khối lượng, giá trị và kim ngạch
xuất khẩu, tổ chức cơ quan quản lý nhà nước thủy sản chuyên trách, có đủ thẩm
quyền và nguồn nhân lực theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương; tại địa
phương còn lại sẽ hình thành bộ phận chuyên môn để tham mưu, quản lý nhà nước về
thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc thuộc Chi cục chuyên
ngành với số lượng định biên và năng lực cán bộ theo đề án vị trí việc làm để đảm
bảo đủ năng lực quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản.
- Quan tâm, bố trí, sắp xếp ít nhất 01 cán bộ có chuyên
môn về thủy sản theo dõi, quản lý tại các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý nhà
nước về thủy sản ở cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố trực
thuộc trung ương ven biển và địa phương khác có ngành Thủy sản phát triển.
- Củng cố địa vị pháp lý văn phòng đại diện thanh
tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ
định để thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá cập cảng phục vụ xác nhận, chứng
nhận nguồn gốc thủy sản xuất khẩu. Thành phần nhân sự và quy mô của văn phòng
thực hiện theo các quy định liên quan, điều kiện thực tế của địa phương và hướng
dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý
khu bảo tồn biển; xây dựng và thực thi quy chế phối hợp với các cơ quan quản lý
nhà nước, lực lượng chuyên trách trong kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và thực
hiện các nhiệm vụ về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Thành lập kiểm ngư địa phương tại các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương ven biển theo Luật Thủy sản năm 2017 và Đề án tổng thể
phát triển lực lượng kiểm ngư đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
3. Phân cấp quản lý nhà nước về thủy
sản
a) Rà soát các văn bản phân cấp quản lý nhà nước giữa
trung ương với địa phương và các đơn vị ở trung ương để điều chỉnh, bổ sung, điều
chỉnh kịp thời, nhằm phát huy được năng lực quản lý nhà nước về thủy sản ở các
cấp.
b) Đẩy mạnh phân cấp cho cơ quan quản lý các cấp từ
trung ương đến địa phương về quản lý thủy sản phù hợp với điều kiện của từng cơ
quan, địa phương nhằm tăng cường sự chủ động trong bố trí nguồn lực, kinh phí
và triển khai nhiệm vụ. Tăng cường phân cấp gắn liền với thanh tra, kiểm tra,
giám sát, công tác hậu kiểm và trách nhiệm của người đứng đầu.
4. Phát triển nguồn nhân lực quản
lý nhà nước về thủy sản
a) Xây dựng danh mục vị trí việc làm, biên chế, số
người làm việc dựa trên các quy định của pháp luật, điều kiện đặc thù về ngành
thủy sản của địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc
xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo cung cấp kiến thức toàn diện về quản lý
nhà nước và kiến thức chuyên ngành thủy sản. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo,
tập huấn cho cán bộ quản lý về thủy sản các kỹ năng tham mưu, xây dựng, tổ chức
triển khai chính sách, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ quản lý nhà nước về
thủy sản.
c) Căn cứ các quy định pháp luật liên quan để xây dựng
cơ chế thu hút cán bộ trẻ có trình độ cao tham gia công tác quản lý thủy sản bằng
nhiều hình thức (thi tuyển, tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển); thường
xuyên tổ chức tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước về thủy sản.
d) Xây dựng kế hoạch luân chuyển, biệt phái công chức,
viên chức thuộc các cơ quan quản lý thủy sản từ trung ương đến địa phương, từ cấp
tỉnh về cấp huyện; luân chuyển, biệt phái giữa các cơ quan, đơn vị phù hợp với
tình hình thực tế, năng lực, sở trường của cá nhân và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Gắn đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch và bổ nhiệm. Đảm bảo đủ số lượng
lãnh đạo quản lý các cấp để tham mưu, thực thi nhiệm vụ.
đ) Xây dựng các nhiệm vụ đặt hàng đào tạo nguồn
nhân lực lĩnh vực khai thác thủy sản, kiểm ngư gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng
lao động sau đào tạo; lựa chọn các sinh viên xuất sắc, có thành tích trong học
tập, nghiên cứu để đào tạo, phát triển, tạo nguồn nhân lực quản lý trong lĩnh vực
khai thác thủy sản, kiểm ngư.
e) Tăng cường cử cán bộ quản lý tham dự các hội thảo
quốc tế, khảo sát nước ngoài, hợp tác nghiên cứu với các đối tác quốc tế, tham
gia các mạng lưới và diễn đàn quốc tế chuyên ngành... nhằm chia sẻ kinh nghiệm,
phối hợp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ về thủy sản và nâng cao năng lực ngoại
ngữ, năng lực hội nhập quốc tế.
g) Thực hiện cơ cấu, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức trong ngành thủy sản theo vị trí việc làm, khung năng lực, đảm
bảo đúng người, đúng việc, nâng cao chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
5. Áp dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản
a) Đầu tư, kêu gọi, thu hút đầu tư để nâng cấp
trang thiết bị, phương tiện làm việc cho cơ quan, công chức thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về thủy sản.
b) Xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng, tích hợp phần mềm,
hệ cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành thủy sản gắn với việc phân cấp quản lý,
truy cập khai thác, sử dụng phần mềm, hệ cơ sở dữ liệu quản lý chuyên ngành thủy
sản từ trung ương tới địa phương.
c) Kế thừa, phát triển và đầu tư, mở rộng, nâng cấp
hệ thống công nghệ thông tin hiện có để phục vụ quản lý phù hợp với xu thế
chung của quản lý nghề cá hiện đại trong khu vực và trên thế giới.
d) Huy động nguồn lực từ các nguồn hợp pháp,
ODA,... để đầu tư, nâng cấp phần mềm, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ
quản lý. Đảm bảo đầu tư đủ, dứt điểm, hoàn thiện từng hạng mục để khai thác hiệu
quả nguồn đầu tư.
6. Một số nhiệm vụ và giải pháp
khác
a) Tăng cường và đổi mới hình thức, phương pháp
thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên ngành thủy sản phù hợp để nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước.
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức triển
khai hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, phát
triển nguồn nhân lực, thương mại thủy sản để phục vụ quản lý, sản xuất.
c) Đổi mới hình thức kiểm soát, giám sát các nhiệm
vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy sản để nâng cao chất lượng sản phẩm
khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất.
7. Danh mục các dự án ưu tiên
a) Dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý
nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương.
b) Dự án nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới phần mềm
quản lý nhà nước chuyên ngành, hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
c) Dự án đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ quản
lý nhà nước ngành thủy sản.
d) Đề án phát triển khoa học công nghệ và hợp tác
quốc tế về thủy sản.
đ) Dự án xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả quản
lý nhà nước, thực hiện các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến
lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tiêu
chí đánh giá hiệu quả thực hiện dịch vụ công.
e) Dự án xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật
ngành thủy sản.
g) Dự án xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt
Nam ngành thủy sản.
(Chi tiết danh mục dự án ưu tiên tại Phụ lục kèm
theo).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Là cơ quan đầu mối chỉ đạo và tổ chức thực hiện Đề
án trên phạm vi cả nước,có nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết, phối hợp với các cơ
quan liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm hiệu quả.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan
hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương triển khai những nội dung được giao trong Đề
án.
c) Chủ trì thực hiện các dự án, chương trình đã nêu
trong Đề án đảm bảo đạt dược các nội dung, mục tiêu đã đề ra.
d) Bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên cho hoạt
động kiểm tra, giám sát, đánh giá; tổ chức hội thảo, hội nghị triển khai, sơ kết,
tổng kết thực hiện Đề án.
đ) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực
hiện Đề án hàng năm; đến năm 2025 tổ chức sơ kết, năm 2030 tổ chức tổng kết Đề án
để kịp thời đề xuất, kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định những vấn đề
phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Đề án, các dự án ưu tiên phù hợp
với điều kiện thực tiễn.
2. Bộ Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên
cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên
quan tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của ngân sách trung ương,
trình cấp có thẩm quyền cân đối, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn đề thực hiện Đề án và các dự án ưu tiên
theo danh mục đề xuất.
3. Bộ Nội vụ
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
rà soát, sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện các Thông tư liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản ở địa phương theo hướng tinh gọn,
chuyên nghiệp và hiệu quả.
4. Các bộ, ngành có liên quan khác
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án này.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
a) Căn cứ nội dung Đề án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương tổ chức triển khai hiệu quả Đề án này.
b) Tổ chức sắp xếp, kiện toàn, củng cố và tăng cường
năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản tại địa phương.
c) Rà soát, kiện toàn địa vị pháp lý, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và điều kiện làm việc của văn phòng đại diện
thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng và Ban quản lý Khu bảo tồn biển theo Đề
án này.
d) Bố trí kinh phí thực hiện Đề án đối với các nhiệm
vụ thuộc trách nhiệm của ngân sách địa phương theo quy định phân cấp ngân sách
nhà nước hiện hành.
Điều 2. Kinh phí thực hiện
Đề án được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước
hiện hành, các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có), đảm bảo theo đúng quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2). Khánh
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN TRONG ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 643/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Tên Dự án
|
Mục tiêu
|
Nội dung chính
|
Dự kiến sản phẩm
|
Cấp phê duyệt
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Dự trù kinh phí
|
2013 -2025
|
2026 - 2030
|
1
|
Dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực quản lý
nhà nước ngành thủy sản từ trung ương đến địa phương
|
Có đủ nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng phục vụ
yêu cầu quản lý nhà nước ngành thủy sản đến năm 2030 theo mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ của Chiến lược thủy sản tại Quyết định 339/QĐ-TTg
|
- Đào tạo, bồi dưỡng về quản lý nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ.
- Đào tạo, bồi dưỡng để vận hành, sử dụng thiết bị
và phần mềm quản lý nhà nước.
- Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng tham mưu và xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật.
- Đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng quản lý khu bảo tồn
biển, cảng cá, bến cá và kỹ năng quản lý tổng hợp, kết nối và xây dựng các mô
hình liên kết, hợp tác trong sản xuất nội ngành và giữa ngành thủy sản với
các ngành kinh tế khác.
|
Đến năm 2030, cán bộ tham gia quản lý nhà nước về
thủy sản được đào tạo, bồi dưỡng ít nhất 1 lượt (trung bình 1 năm đào tạo được
từ 10-15%)
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Cục thủy sản, Cục Kiểm ngư
|
Viện, trường, cơ quan quản lý nhà nước thủy sản địa
phương
|
15 tỷ đồng
NSNN: 10 tỷ đồng;
Huy động 5 tỷ đồng
|
35 tỷ đồng
NSNN: 20 tỷ đồng;
Huy động 15 tỷ đồng
|
2
|
Dự án nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới phần mềm quản
lý nhà nước chuyên ngành, hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
|
Đáp ứng yêu cầu quản lý nghề cá trong nền công
nghiệp 4.0, xử lý, chỉ đạo kịp thời, chính xác, hiệu quả.
|
- Xây dựng phần mềm:
+ Xây dựng phần mềm Hệ thống chỉ đạo, điều
hành/giao ban trực tuyến giữa Cục Thủy sản và các Chi cục Thủy sản; Cục Kiểm
ngư với các Chi cục vùng.
+ Xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu quản lý nguồn
nhân lực ngành thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm về quản lý
tàu cá tại cảng (Đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý đăng
ký cơ sở nuôi trồng thủy sản (Đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn).
- Nâng cấp, mở rộng phần mềm:
+ Nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới cơ sở dữ liệu về
quản lý giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
+ Nâng cấp, mở rộng phần mềm cơ sở dữ liệu nghề
cá quốc gia (Vnfishbase).
+ Nâng cấp, mở rộng phần mềm cơ sở dữ liệu cá
tra.
+ Nâng cấp, mở rộng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu
và phản hồi kết quả quan trắc môi trường thủy sản.
+ Nâng cấp, mở rộng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu
bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
|
- Hệ thống phần mềm được hoàn thiện, nâng cấp, mở
rộng đáp ứng yêu cầu chỉ đạo điều hành sản xuất.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá (các lĩnh vực
trong ngành) được cập nhật thường xuyên để chia sẻ cho các đơn vị có liên
quan phục vụ quản lý và nghiên cứu.
|
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
|
Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư
|
Các đơn vị quản lý nhà nước về thủy sản tại địa
phương; Các Cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
|
40 tỷ đồng
NSNN: 15 tỷ đồng;
Huy động 25 tỷ đồng
|
60 tỷ đồng
NSNN: 20 tỷ đồng;
Huy động 40 tỷ đồng
|
3
|
Dự án đầu tư nâng cấp trạng thiết bị phục vụ quản
lý nhà nước ngành thủy sản
|
Được trang bị đầy đủ thiết bị và điều kiện làm việc
để nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngành thủy sản, phù hợp với quản lý nghề
cá tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới.
|
- Đầu tư trang thiết bị phục vụ kiểm tra, giám
sát quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất trong toàn ngành thủy sản từ trung
ương đến địa phương, đặc biệt là các tỉnh có nghề cá trọng điểm.
- Đầu tư hạ tầng công nghệ 4.0 để phục vụ quản lý
và điều hành các hoạt động sản xuất toàn ngành thủy sản.
|
Hệ thống trang thiết bị thiết yếu và cơ sở hạ tầng,
điều kiện làm việc được nâng cấp, đáp ứng tiêu chuẩn chung để thực hiện các
nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản từ trung ương đến địa phương.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư
|
Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản tại địa
phương; Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
|
100 tỷ đồng
NSNN: 40 tỷ đồng;
Huy động 60 tỷ đồng
|
200 tỷ đồng
NSNN: 80 tỷ đồng;
Huy động 120 tỷ đồng
|
4
|
Đề án phát triển khoa học công nghệ và hợp tác quốc
tế về thủy sản
|
Phát khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong
ngành thủy sản có trọng tâm, trọng điểm là cơ sở để nâng cao vai trò, vị thế,
giá trị của ngành thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
|
- Xây dựng các nhiệm vụ khoa học công nghệ của
các lĩnh vực ngành thủy sản theo từng giai đoạn.
- Xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế đa phương,
song phương trong các lĩnh vực ngành.
- Xây dựng kế hoạch thu hút nguồn lực từ các tổ
chức, quốc gia hợp tác nghề cá với Việt Nam.
|
Đề án phát triển khoa học công nghệ và hợp tác quốc
tế đến năm 2030 phù hợp với điều kiện thực tiễn, đủ cơ sở khoa học.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư
|
Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
1,5 tỷ đồng
NSNN 1,5 tỷ đồng
|
|
5
|
Dự án xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả quản
lý nhà nước thực hiện các quy hoạch, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến
lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và tiêu
chí đánh giá hiệu quả thực hiện dịch vụ công.
|
Xây dựng được bộ tiêu chí để đánh giá tình hình
thực hiện, triển khai các chương trình, đề án, dự án từ nguồn ngân sách nhà
nước (toàn phần hoặc một phần) và đánh giá hiệu quả các dịch vụ công làm cơ sở
thúc đẩy, điều chỉnh kịp thời các hạng mục phù hợp với điều kiện thực tế, góp
phần tối đa hóa hiệu quả đầu tư.
|
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả quản lý
nhà nước thực hiện các chương trình.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả quản lý
nhà nước thực hiện các Đề án.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kết quả quản lý
nhà nước thực hiện các Dự án.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện
dịch vụ công.
|
Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về
thực hiện Chương trình, đề án, dự án trong Chiến lược thủy sản và hiệu quả thực
hiện dịch vụ công được hoàn thiện, ban hành.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư
|
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản; Cơ quan quản
lý nhà nước về thủy sản tại địa phương
|
2 tỷ đồng
NSNN 2 tỷ đồng
|
|
6
|
Dự án xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật
ngành thủy sản
|
Xây dựng được các Định mức kinh tế kỹ thuật (Định
mức KT-KT) ngành thủy sản làm căn cứ để đầu tư, phát triển sản xuất.
|
- Xây dựng định mức KT-KT vùng thu gom, xử lý nước
thải, chất thải tập trung.
- Xây dựng định mức KT-KT trạm bờ phục vụ nuôi biển.
- Xây dựng định mức KT-KT kho lạnh bảo quản sản
phẩm thủy sản.
- Xây dựng định mức KT-KT hệ thống quan trắc, cảnh
báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
- Xây dựng định mức KT-KT để mua sắm trang thiết
bị phục vụ công tác quản lý ngành thủy sản ở trung ương và địa phương.
- Xây dựng định mức KT-KT lập khu bảo tồn biển.
- Xây dựng định mức KT-KT về khảo sát đánh giá nguồn
lợi, trữ lượng thủy sản.
- Xây dựng các định mức KT-KT trong nuôi trồng thủy
sản, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, chất xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng
thủy sản.
|
Định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng và ban
hành.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư
|
Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản và các đơn vị
có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
3 tỷ đồng
NSNN: Chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên 3 tỷ đồng
|
7 tỷ đồng
NSNN: Chi thực hiện nhiệm vụ thường xuyên 7 tỷ đồng
|
7
|
Dự án xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
ngành Thủy sản
|
Xây dựng được Hệ thống Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu
chuẩn Việt Nam (QCVN, TCVN) đồng bộ, hoàn thiện để phục vụ quản lý và phát
triển sản xuất bền vững
|
- Xây dựng các QCVN (Về thức ăn thủy sản; Chất cải
tạo, xử lý môi trường thủy sản; Mức giới hạn cho phép các nguyên tố trong thức
ăn thủy sản; Giới hạn trong chất cải tạo, xử lý môi trường thủy sản; Giống thủy
sản; Quy trình nuôi thủy sản; An toàn lao động nuôi biển; Cơ sở kinh doanh cá
cảnh, thủy sinh vật cảnh; Cơ sở sản xuất giống cá cảnh, sinh vật cảnh; Quy
trình khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải,
chất thải trong nuôi tôm thâm canh; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất
thải trong nuôi cá tra; Vùng nuôi tôm sinh thái; Vùng nuôi trồng thủy sản tập
trung - Yêu cầu kỹ thuật; Vùng nuôi trồng thủy sản công nghệ cao - Yêu cầu kỹ
thuật; Cơ sở sản xuất giống công nghệ cao
- Yêu cầu kỹ thuật; Xây dựng lại QCVN- Nuôi trồng
thủy sản lồng bè trên sông/hồ - Yêu cầu kỹ thuật; Tàu cá; cảng cá và khu neo
đậu tránh trú bão; Lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển; An toàn lao động
khai thác thủy sản; về cơ khí tàu cá và thiết bị khai thác trên tàu cá; về
phân cấp đóng tàu cá và trang bị an toàn tàu cá,..)
- Tiêu chuẩn Việt Nam (Thiết bị khai thác thủy sản
- Lưới mành - Thông số kích thước cơ bản; Thiết bị khai thác thủy sản - Lưới
vây cá cơm - Thông số kích thước cơ bản; Giống Cua biển - Yêu cầu kỹ thuật;
Nước nuôi trồng thủy sản: Nuôi cá tra thâm canh - Yêu cầu chất lượng; Hầm bảo
quản trên tàu cá - Yêu cầu kỹ thuật; Chất lượng sản phẩm kích dục tố cho cá đẻ
(HCG) - Yêu cầu kỹ thuật; Cảng cá - Yêu cầu chung; Phương pháp cảm quan đánh
giá chất lượng mực ống; Quy trình kỹ thuật nuôi tôm sinh thái; Giống tôm càng
xanh; Giống tôm hùm; Giống cá chình; Giống cá bống tượng; Giống rong, tảo biển;
Giống cá cảnh nước ngọt; Giống cá cảnh biển; Giống ốc nhồi; Giống ếch; Giống
cá chày mắt đỏ; Giống cá trắm đen; Giống cá lăng nha đuôi đỏ; Giống cá thác
lác cườm....).
|
QCVN, TCVN được xây dựng và ban hành.
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư
|
Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
5 tỷ đồng
NSNN nguồn Nhiệm vụ thường xuyên 5 tỷ đồng
|
10 tỷ đồng
NSNN nguồn Nhiệm vụ thường xuyên 10 tỷ đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
166,5 tỷ đồng
NSNN: 76,5 tỷ đồng
Nguồn vốn khác: 90 tỷ đồng
|
312 tỷ đồng;
NSNN: 137 tỷ đồng
Nguồn vốn khác: 175 tỷ đồng
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
478,5 tỷ đồng, trong đó:
- NSNN: 213,5 tỷ đồng
- Nguồn khác: 265 tỷ đồng
|