Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 110/2011/NĐ-CP quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ

Số hiệu: 110/2011/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 05/12/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2011

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THUÊ, MUA TÀU BAY, ĐỘNG CƠ, PHỤ TÙNG VẬT TƯ VÀ DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀU BAY, ĐỘNG CƠ, PHỤ TÙNG VẬT TƯ TÀU BAY

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về điều kiện, thẩm quyền quyết định và trình tự thực hiện việc thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay; dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay; dịch vụ phụ tùng vật tư tàu bay cho mục đích dân dụng đối với:

1. Dự án sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên để mua tàu bay, động cơ tàu bay.

2. Các hoạt động không phải lập dự án đầu tư bao gồm: thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và mua phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay của doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước từ 30% trở lên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài liên quan đến hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 của Nghị định này.

Điều 3. Áp dụng các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế

Đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) việc thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

1. Tài liệu tàu bay bao gồm nhật ký tàu bay, hồ sơ tàu bay, tài liệu hướng dẫn, khai thác, sử dụng và các tài liệu đi kèm khác.

2. Nhà chức trách hàng không là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký tàu bay, cấp chứng chỉ khả phi và giám sát các hoạt động của tàu bay. Cục Hàng không Việt Nam là Nhà chức trách hàng không của Việt Nam.

3. Người cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay là nhà sản xuất phụ tùng vật tư tàu bay, nhà sản xuất tàu bay, nhà sản xuất động cơ tàu bay, nhà phân phối, công ty cung ứng dịch vụ phụ tùng vật tư tàu bay, cơ sở bảo dưỡng sửa chữa, hãng hàng không.

4. Người cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa là các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư, các hãng hàng không.

5. Động cơ tàu bay là động cơ chính để lắp trên tàu bay tạo động lực chính cho tàu bay.

6. Phụ tùng vật tư tàu bay là các chi tiết của tàu bay, động cơ bao gồm cả động cơ phụ, càng và dụng cụ, trang thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa. Danh mục phụ tùng vật tư tàu bay được liệt kê trong các tài liệu do nhà sản xuất ban hành.

7. Dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa bao gồm các công việc nhằm phục hồi, duy trì (bao gồm cả công việc quản lý kỹ thuật toàn bộ hoặc từng phần và bảo dưỡng trực tiếp trên tàu bay) tàu bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng vật tư tàu bay ở trạng thái đủ điều kiện bay.

8. Hình thức mua trực tiếp là việc phát hành đơn hàng trực tiếp đến một người cung cấp trên cơ sở chào giá của họ.

9. Hình thức chào hàng cạnh tranh là việc lựa chọn giữa các người cung cấp trên cơ sở so sánh các bản chào giá theo tiêu chí được duyệt.

10. Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa là tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật của quốc gia nơi tổ chức được thành lập, được nhà chức trách hàng không cấp giấy phép hành nghề bảo dưỡng kỹ thuật tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay.

11. Dịch vụ phụ tùng vật tư tàu bay là hoạt động thuê, tráo đổi hoặc cung cấp dịch vụ phụ tùng vật tư trọn gói.

12. Dịch vụ phụ tùng vật tư trọn gói là dịch vụ cung ứng đầy đủ bao gồm cung ứng phụ tùng vật tư, sửa chữa phụ tùng vật tư, kho phụ tùng vật tư tàu bay và chương trình quản lý theo giờ bay.

13. Chương trình quản lý theo giờ bay bao gồm bảo dưỡng sửa chữa, quản lý chung áp dụng cho động cơ, càng và các phụ tùng vật tư tàu bay.

Điều 5. Các nguyên tắc quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay

1. Đảm bảo việc tuân thủ pháp luật Việt Nam về hoạt động hàng không dân dụng.

2. Đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu quy hoạch phát triển đội tàu bay dân dụng, đầu tư có trọng điểm, đồng bộ phù hợp với khả năng kinh doanh, khả năng tài chính, khả năng khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay của doanh nghiệp.

3. Đảm bảo tiêu chuẩn đủ điều kiện bay và khai thác an toàn tàu bay phù hợp với các quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Đảm bảo việc thuê, mua tàu bay có sử dụng vốn nhà nước được thực hiện có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.

Điều 6. Thẩm quyền quyết định thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay

1. Đối với các dự án mua tàu bay, động cơ tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư đối với các dự án đầu tư mua động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay có sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trường hợp mua tàu bay, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư sau khi có ý kiến về mặt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với các dự án mua tàu bay, động cơ tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 1 Điều 1, nhưng không sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên)) quyết định đầu tư. Trường hợp mua tàu bay, người đứng đầu doanh nghiệp ra quyết định đầu tư sau khi có ý kiến đồng ý về mặt chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đối với việc thuê tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay và mua phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ phụ tùng vật tư tàu bay, dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay thuộc phạm vi điều chỉnh tại khoản 2 Điều 1;

Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) của doanh nghiệp hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) quyết định.

4. Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) được ủy quyền hoặc phân cấp quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của mình.

Điều 7. Các yêu cầu đối với người cho thuê tàu bay có tổ bay, người cho thuê tàu bay không có tổ bay, người cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa

1. Người cho thuê tàu bay có tổ bay, người cho thuê tàu bay không có tổ bay, người cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật nơi doanh nghiệp đó có trụ sở chính.

2. Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, người cho thuê tàu bay có tổ bay phải có chứng nhận người khai thác tàu bay; người cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay phải có chứng nhận đủ điều kiện bảo dưỡng sửa chữa tàu bay do nhà chức trách hàng không nơi đăng ký kinh doanh cấp và được nhà chức trách hàng không của Việt Nam thừa nhận.

Điều 8. Các yêu cầu đối với tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay

1. Tuổi của tàu bay thuê, mua áp dụng theo các quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

2. Động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay phải nằm trong danh mục do nhà sản xuất tàu bay và nhà sản xuất động cơ tàu bay ban hành.

Chương 2.

THUÊ TÀU BAY

Điều 9. Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu cho thuê tàu bay

1. Hình thức:

a) Việc lựa chọn nhà thầu cho thuê tàu bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh;

b) Trường hợp loại tàu bay cần thuê khan hiếm, nhà thầu cho thuê tàu bay yêu cầu tham dự đấu giá thì người có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định việc tham gia đấu giá trên cơ sở các thông tin về tàu bay và mức giá trên thị trường.

2. Phương thức:

Phương thức lựa chọn nhà thầu cho thuê tàu bay thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh là phương thức một túi hồ sơ. Nhà thầu cho thuê tàu bay nộp hồ sơ gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Điều 10. Trình tự thực hiện chào hàng cạnh tranh

1. Lập nhu cầu thuê tàu bay gồm các nội dung chính sau:

a) Cơ sở xây dựng kế hoạch thuê;

b) Xác định nhu cầu thuê: số lượng tàu bay, chủng loại, thời gian giao tàu bay, thời gian thuê, hình thức thuê;

c) Kế hoạch khai thác: các đường bay dự kiến;

d) Kế hoạch đảm bảo năng lực khai thác;

đ) Hiệu quả khai thác;

e) Tình hình thị trường cho thuê;

g) Kiến nghị hình thức lựa chọn nhà thầu;

Trường hợp cần thuê tàu bay nhằm thay thế tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ hoặc trưng dụng vì các mục đích của Nhà nước, thay thế tàu bay đi bảo dưỡng, thay thế tàu bay bị tai nạn, sự cố kỹ thuật hoặc đột xuất bị đưa ra khỏi khai thác vì các lý do bất khả kháng, thuê không có tổ bay đảm bảo phục vụ theo mùa, thì nhu cầu thuê tàu bay chỉ nêu các nội dung: nhu cầu thuê, kế hoạch khai thác, tình hình thị trường cho thuê.

2. Người có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định hình thức mời chào hàng cạnh tranh với các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều này theo một trong các hình thức sau:

a) Đăng thông báo yêu cầu về việc thuê tàu bay rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đăng thông báo phải được thực hiện tối thiểu 03 số liên tiếp trên một tờ báo tiếng Việt, 01 số trên một tờ báo tiếng Anh;

b) Gửi thư mời chào hàng cạnh tranh trực tiếp tới các nhà thầu. Số lượng các nhà thầu được mời chào hàng cạnh tranh: tối thiểu 3 nhà thầu.

3. Nội dung cơ bản của hồ sơ yêu cầu:

a) Tàu bay: chủng loại, năm sản xuất (đối với tàu bay đã qua sử dụng cần có thông tin về số xuất xưởng, loại động cơ, cấu hình ghế, thiết bị giải trí);

b) Hình thức thuê;

c) Thời gian thuê tàu bay;

d) Nơi đăng ký tàu bay trong thời gian thuê;

đ) Giá thuê tàu bay;

e) Quỹ đại tu tàu bay;

g) Đặt cọc hoặc bảo lãnh;

h) Bảo hiểm liên quan đến tàu bay và người khai thác tàu bay;

i) Thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất;

k) Nghĩa vụ thuế theo pháp luật Việt Nam;

l) Các tài liệu đi kèm (áp dụng đối với tàu bay đã qua sử dụng): các thông số kỹ thuật của tàu bay, bao gồm cả các thông tin về thân, động cơ; cấu hình khoang tàu bay; cấu hình ghế; tiêu chuẩn của bếp trên tàu bay.

4. Thời gian từ lúc thông báo mời chào hàng cạnh tranh cho tới khi phát hành hồ sơ yêu cầu tối thiểu là 05 ngày, kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo mời chào hàng cạnh tranh. Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất: tối thiểu là 05 ngày kể từ ngày phát hành hồ sơ yêu cầu.

5. Hình thức gửi hồ sơ đề xuất: nhà thầu tham dự có thể gửi hồ sơ đề xuất bằng giao nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail, nhưng phải đảm bảo có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với nhà thầu là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, hồ sơ đề xuất phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp hồ sơ đề xuất được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

6. Tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất và lựa chọn danh sách ngắn các nhà thầu có tàu bay đáp ứng yêu cầu.

7. Tiến hành đàm phán trực tiếp với các nhà thầu trong danh sách ngắn và lựa chọn nhà thầu trúng thầu trên cơ sở kết quả đàm phán trực tiếp.

Điều 11. Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay

1. Phương pháp đánh giá hồ sơ đề xuất cho thuê tàu bay là tổng hợp kết quả đánh giá trên cơ sở các đánh giá về pháp lý, kỹ thuật, thương mại và tài chính;

a) Về pháp lý: xem xét quyền hợp pháp đối với tàu bay cho thuê của người cho thuê tàu bay và các yêu cầu pháp lý quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

b) Về kỹ thuật: xem xét sự đáp ứng yêu cầu của tàu bay thuê về tuổi, tình trạng kỹ thuật tàu bay, cấu hình kỹ thuật, các chứng chỉ pháp lý có liên quan. Hồ sơ đề xuất phải được đánh giá là đạt yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét đánh giá tiếp;

c) Về thương mại: xem xét sự đáp ứng yêu cầu của tàu bay thuê về cấu hình ghế, bếp, chương trình giải trí, khả năng chuyển đổi cấu hình để đáp ứng yêu cầu khai thác của doanh nghiệp, lịch giao tàu bay;

d) Về tài chính: đánh giá tổng thể về giá, quỹ bảo dưỡng, chuyển đổi cấu hình, bảo hiểm và các chi phí khác.

2. Việc đánh giá kết quả đàm phán trực tiếp cũng được thực hiện theo các chỉ tiêu nêu trên. Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có kết quả đánh giá tổng hợp tốt nhất.

Điều 12. Hợp đồng thuê tàu bay

1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, hợp đồng thuê tàu bay với đối tác nước ngoài do Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), nơi không có Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên) là Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp phê duyệt, chỉ có hiệu lực sau khi được Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận việc thuê tàu bay bằng văn bản.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thủ tục chấp thuận thuê tàu bay.

2. Đối với trường hợp thuê tàu bay có thời hạn không quá 07 ngày liên tục nhằm thay thế tàu bay khác làm nhiệm vụ chuyên cơ hoặc trưng dụng vào các mục đích công vụ nhà nước khác, thay thế tàu bay bị tai nạn, sự cố kỹ thuật, thay thế tàu bay không khai thác được vì lý do bất khả kháng, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam về việc bên cho thuê có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phù hợp.

3. Đối với trường hợp thuê tàu bay có tổ bay, hợp đồng thuê tàu bay được hiểu là bao gồm cả hợp đồng thuê dịch vụ khai thác và/hoặc bảo dưỡng sửa chữa tàu bay, không phụ thuộc vào việc hợp đồng thuê dịch vụ khai thác và/hoặc bảo dưỡng sửa chữa tàu bay là một phần của hợp đồng thuê tàu bay hay là hợp đồng độc lập, với cùng một nhà thầu hay với nhà thầu khác.

Điều 13. Các quy định về gia hạn thuê tàu bay

1. Việc gia hạn hiệu lực của hợp đồng thuê tàu bay chỉ có hiệu lực sau khi được Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận bằng văn bản.

2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thủ tục chấp thuận gia hạn hiệu lực của hợp đồng thuê tàu bay.

Chương 3.

MUA TÀU BAY, ĐỘNG CƠ TÀU BAY

MỤC 1. MUA TÀU BAY

Điều 14. Thủ tục đầu tư

1. Việc lập, trình, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và tổ chức thực hiện dự án đầu tư tàu bay thực hiện theo các quy định hiện hành về đầu tư.

2. Trong trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp được phép vừa xây dựng dự án đầu tư vừa đàm phán với nhà sản xuất tàu bay.

Điều 15. Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay

1. Hình thức:

a) Hình thức đấu thầu rộng rãi;

b) Hình thức đấu thầu hạn chế;

c) Hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp.

Hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp được áp dụng trong trường hợp nhà cung cấp là nhà sản xuất tàu bay. Việc áp dụng hình thức này phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi thực hiện.

2. Phương thức lựa chọn:

Phương thức lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay là phương thức một túi hồ sơ. Nhà thầu nộp hồ sơ gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Điều 16. Trình tự thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay bằng hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp

1. Mời tham gia chỉ định thầu:

a) Việc mua tàu bay sẽ thực hiện mua trực tiếp từ nhà sản xuất tàu bay. Tùy vào mỗi loại hay dòng tàu bay cần mua, thư mời và hồ sơ yêu cầu được gửi trực tiếp tới nhà sản xuất loại tàu bay dự kiến mời tham gia chỉ định thầu;

b) Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện mua trực tiếp từ nhà sản xuất tàu bay mà không cần gửi thư mời thầu và phát hành hồ sơ yêu cầu.

2. Nội dung cơ bản của hồ sơ yêu cầu:

a) Tàu bay: loại tàu bay, động cơ, cấu hình tàu bay (đối với tàu bay đã qua sử dụng cần có thông tin về năm sản xuất, số xuất xưởng, loại động cơ, cấu hình tàu bay);

b) Hình thức mua;

c) Thời gian giao tàu bay;

d) Giá tàu bay;

đ) Quỹ đại tu tàu bay (áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng);

e) Đặt cọc;

g) Bảo hiểm liên quan đến tàu bay và người khai thác tàu bay (áp dụng cho tàu bay đã qua sử dụng);

h) Thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất;

i) Các tài liệu đi kèm (áp dụng đối với tàu bay đã qua sử dụng): các thông số kỹ thuật của tàu bay, bao gồm cả các thông tin về thân, động cơ; cấu hình khoang tàu bay; cấu hình ghế; tiêu chuẩn của bếp trên tàu bay.

3. Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất: tối thiểu là 15 ngày kể từ ngày phát hành hồ sơ yêu cầu, nhà thầu được mời tham gia chuẩn bị hồ sơ đề xuất bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại.

4. Hình thức gửi hồ sơ đề xuất: nhà thầu tham dự có thể gửi hồ sơ đề xuất bằng giao nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail, nhưng phải đảm bảo có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với nhà thầu là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, hồ sơ đề xuất phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp hồ sơ đề xuất được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

5. Bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo hợp đồng, giải thích, làm rõ, sửa đổi hoặc bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

6. Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu: trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu.

7. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng:

Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, doanh nghiệp tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để ký kết hợp đồng. Hợp đồng chỉ có hiệu lực sau khi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.

Thủ tục phê duyệt kết quả chỉ định thầu thực hiện theo Luật Đấu thầu.

8. Trường hợp đặc biệt được phép của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp được đặt cọc (có hoàn trả) để giữ lịch tàu bay và các ưu đãi khác trước khi lập dự án hoặc ký kết hợp đồng mua tàu bay.

Điều 17. Trình tự thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế

Trình tự, thủ tục lựa chọn nhà thầu cung cấp tàu bay thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện theo các quy định hiện hành về đấu thầu.

Điều 18. Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp, nhà thầu có thể không phải nộp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Doanh nghiệp căn cứ vào tính chất, quy mô và năng lực cụ thể của nhà thầu để quyết định việc cho phép nhà thầu không phải nộp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Điều 19. Hình thức hợp đồng

1. Hình thức trọn gói: giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

2. Hình thức có điều chỉnh giá: giá hợp đồng được tính theo giá cơ sở và công thức trượt giá quy định trong hợp đồng. Giá cơ sở được cố định trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.

MỤC 2. MUA ĐỘNG CƠ TÀU BAY

Điều 20. Hình thức, phương thức lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay

1. Hình thức, phương thức lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay

a) Đối với đầu tư hoặc thuê tàu bay lần đầu: động cơ tàu bay và động cơ tàu bay dự phòng đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và động cơ của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình quy định tại Điều 21 của Nghị định này;

b) Đối với đầu tư hoặc thuê thêm tàu bay cùng loại: động cơ tàu bay và động cơ tàu bay dự phòng đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và động cơ của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

c) Đối với loại tàu bay mà nhà sản xuất tàu bay chỉ định một loại động cơ: việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

d) Động cơ tàu bay dự phòng: việc lựa chọn nhà cung cấp động cơ được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc áp dụng hình thức mua trực tiếp của nhà sản xuất động cơ đã được lựa chọn.

2. Các bản chào giá được chấp nhận bằng các hình thức gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail nhưng phải đảm bảo có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với bản chào giá của các cá nhân, tổ chức Việt Nam, bản chào giá phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp bản chào giá được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Doanh nghiệp căn cứ vào tính chất, quy mô và năng lực cụ thể của nhà thầu để quyết định việc cho phép nhà thầu không phải nộp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Điều 21. Quy trình mua động cơ tàu bay theo hình thức chào hàng cạnh tranh

1. Tổ chức chào hàng cạnh tranh lần 1:

a) Bước 1: lập hồ sơ yêu cầu lần 1 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

b) Bước 2: mời tham gia chào hàng cạnh tranh.

Người có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định hình thức mời chào hàng cạnh tranh theo các hình thức quy định tại khoản 4 Điều này.

c) Bước 3: làm rõ hồ sơ.

Trên cơ sở hồ sơ đề xuất lần 1 của các nhà cung cấp động cơ tàu bay, doanh nghiệp tổ chức thảo luận trực tiếp với các nhà thầu để làm rõ hồ sơ đề xuất lần 1 bao gồm các khoản hỗ trợ sau khi bán theo yêu cầu nêu trong hồ sơ yêu cầu lần 1, điều kiện bảo hành, đào tạo, phương pháp đánh giá lựa chọn động cơ được áp dụng, thống nhất quy về một mặt bằng đánh giá.

Thời gian thực hiện tối đa là 30 ngày.

2. Tổ chức chào hàng cạnh tranh lần 2:

a) Lập hồ sơ yêu cầu lần 2 với các nội dung như hồ sơ yêu cầu lần 1 trên nguyên tắc cố định các khoản hỗ trợ, các yêu cầu bắt buộc để quy về cùng một mặt bằng và các thông số kỹ thuật của động cơ trên cơ sở hồ sơ đề xuất lần 1;

b) Gửi hồ sơ yêu cầu lần 2 cho các nhà cung cấp động cơ tàu bay đã tham gia chào hàng cạnh tranh lần 1. Thời gian để các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất lần 2 tối thiểu là 10 ngày;

c) Đánh giá các hồ sơ đề xuất lần 2, lựa chọn loại động cơ tàu bay và nhà cung cấp động cơ trên cơ sở hồ sơ đề xuất có giá đánh giá thấp nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thời gian thực hiện tối đa là 60 ngày.

3. Nội dung cơ bản của hồ sơ yêu cầu lần 1:

a) Cung cấp địa chỉ giao dịch, đầu mối liên lạc;

b) Cung cấp thông tin cho nhà cung cấp động cơ tàu bay về loại tàu bay, số lượng tàu bay, lịch giao nhận tàu bay, số lượng động cơ yêu cầu (động cơ lắp trên cánh, động cơ dự phòng), lịch giao động cơ, trọng tải cất cánh tối đa, thời gian trung bình của mỗi chuyến bay, số chuyến trung bình hàng năm, thời gian lăn bánh và các tham số liên quan khác;

c) Yêu cầu nhà cung cấp động cơ cung cấp các thông tin liên quan đến động cơ như độ tin cậy của động cơ trong khai thác, tính năng khai thác, yêu cầu bảo dưỡng, tính năng vận chuyển.

d) Các thông tin về hỗ trợ sau khi bán như chế độ bảo hành, đào tạo, chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật và các hỗ trợ khác nếu có; tình hình thị trường đối với loại động cơ này và những thông tin khác (nếu có);

đ) Yêu cầu nhà cung cấp động cơ chào giá động cơ, giá động cơ dự phòng, chính sách giảm giá;

e) Phương thức thanh toán.

4. Các hình thức mời chào hàng cạnh tranh:

a) Đăng thông báo yêu cầu về việc mua động cơ tàu bay trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc đăng thông báo phải được thực hiện tối thiểu 03 số liên tiếp trên một tờ báo tiếng Việt, 01 số trên một tờ báo tiếng Anh;

b) Gửi thư mời chào hàng trực tiếp tới các nhà cung cấp động cơ đã được nhà sản xuất tàu bay phê chuẩn.

5. Thời gian từ lúc thông báo mời chào hàng cạnh tranh cho tới khi phát hành hồ sơ yêu cầu tối thiểu là 05 ngày, kể từ ngày đăng tải đầu tiên thông báo hoặc gửi hồ sơ yêu cầu. Thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất lần 1: tối thiểu là 10 ngày kể từ ngày phát hành hồ sơ yêu cầu lần 1.

6. Hình thức gửi hồ sơ đề xuất: nhà cung cấp động cơ tàu bay tham dự có thể gửi hồ sơ đề xuất bằng giao nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail nhưng phải đảm bảo có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với nhà thầu là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, hồ sơ đề xuất phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp hồ sơ đề xuất được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Điều 22. Phương pháp đánh giá lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay

1. Phương pháp đánh giá lựa chọn nhà cung cấp động cơ tàu bay là tổng hợp kết quả đánh giá trên cơ sở các đánh giá về pháp lý, kỹ thuật, thương mại và tài chính:

a) Về pháp lý: xem xét quyền hợp pháp đối với động cơ tàu bay của người bán động cơ tàu bay và các yêu cầu pháp lý quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

b) Về kỹ thuật: xem xét sự đáp ứng yêu cầu của động cơ tàu bay thuê về tình trạng, đặc tính, cấu hình kỹ thuật và các chứng chỉ pháp lý có liên quan. Hồ sơ đề xuất phải được đánh giá là đạt yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét đánh giá tiếp.

c) Về thương mại: xem xét sự đáp ứng yêu cầu của động cơ tàu bay với yêu cầu khai thác của doanh nghiệp, lịch giao động cơ tàu bay;

d) Về tài chính: đánh giá tổng thể về giá, chi phí đầu tư khai thác, bảo hiểm và các chi phí khác.

2. Việc đánh giá kết quả đàm phán trực tiếp cũng được thực hiện theo các chỉ tiêu nêu trên. Nhà thầu trúng thầu là nhà thầu có kết quả đánh giá tổng hợp tốt nhất.

Chương 4.

MUA PHỤ TÙNG VẬT TƯ TÀU BAY

Điều 23. Phân loại phụ tùng vật tư tàu bay

Theo cách thức mua sắm, phụ tùng vật tư tàu bay được phân loại như sau:

1. Phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp: là danh mục vật tư, phụ tùng được nhà sản xuất tàu bay chấp thuận hoặc bên cho thuê tàu bay chấp thuận giao cho người mua tự cung cấp.

2. Phụ tùng vật tư tàu bay do người bán cung cấp: là danh mục vật tư, phụ tùng được xác định theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất tàu bay và do nhà sản xuất tàu bay cung ứng.

3. Phụ tùng vật tư tàu bay mua ban đầu là danh mục phụ tùng vật tư tàu bay được lập trên cơ sở dự án hoặc một phương án tổng thể trước khi đưa một loại tàu bay vào khai thác hoặc khi có điều chỉnh đáng kể số lượng tàu bay đang khai thác.

4. Phụ tùng vật tư tàu bay thường xuyên là phụ tùng vật tư tàu bay trong năm kế hoạch nhằm phục vụ mục tiêu điều chỉnh bổ sung mức dự phòng hoặc phục vụ yêu cầu bảo dưỡng sửa chữa tàu bay trong quá trình khai thác, phụ tùng vật tư tàu bay mua theo các hình thức đơn hàng; đơn hàng bình thường, đơn hàng khẩn cấp tiềm ẩn, đơn hàng khẩn cấp.

Điều 24. Hình thức tổ chức lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay

Tùy theo từng trường hợp, việc lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay được thực hiện theo các hình thức sau:

1. Đối với đầu tư hoặc thuê tàu bay lần đầu: phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp, phụ tùng vật tư tàu bay do người bán cung cấp đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và phụ tùng vật tư của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay được thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Nghị định này.

2. Đối với đầu tư hoặc thuê thêm tàu bay cùng loại: phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp, phụ tùng vật tư tàu bay do người bán cung cấp đi kèm theo dự án đầu tư tàu bay và phụ tùng vật tư của tàu bay thuê mà người mua được quyền lựa chọn thì việc lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

3. Đối với phụ tùng vật tư tàu bay mua ban đầu và phụ tùng vật tư thường xuyên: việc lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh. Trường hợp chỉ có một nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay hoặc nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay là nhà sản xuất tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay có chính sách ưu đãi về giá và hỗ trợ sau bán hàng thì doanh nghiệp được phép mua trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối được nhà sản xuất ủy quyền.

4. Các bản chào hàng cạnh tranh được chấp nhận gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail nhưng phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với nhà thầu là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, bản chào hàng cạnh tranh phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp hồ sơ chào hàng cạnh tranh được thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

5. Đối với các trường hợp khẩn cấp, tàu bay bị dừng bay, bị tai nạn ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác: việc lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay trên cơ sở phương án có khả năng cung cấp nhanh nhất theo hình thức mua trực tiếp.

6. Doanh nghiệp căn cứ vào tính chất, quy mô và năng lực cụ thể của nhà thầu để quyết định việc cho phép nhà thầu không phải nộp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Điều 25. Quy trình mua phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp

1. Xây dựng hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi hồ sơ yêu cầu cho nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay. Hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh được xây dựng dựa trên danh mục phụ tùng vật tư tàu bay do người mua cung cấp được nhà sản xuất tàu bay chấp thuận hoặc bên cho thuê tàu bay chấp thuận giao cho người mua tự cung cấp kèm theo danh sách các nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay.

2. Nhận, làm rõ hồ sơ đề xuất và xác định các khoản hỗ trợ của nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay:

a) Xác định các khoản hỗ trợ sau bán hàng như đào tạo, trang thiết bị dụng cụ phục vụ khai thác - bảo dưỡng, bảo hành, các khoản hỗ trợ khác. Cố định các khoản hỗ trợ để yêu cầu nhà cung cấp chào giá lần cuối làm cơ sở đưa về cùng một mặt bằng so sánh;

b) Xác nhận với nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay và thông báo cho nhà sản xuất tàu bay về các khoản hỗ trợ cố định, chính sách, yêu cầu về thiết bị của người mua và các điều kiện ràng buộc khi thực hiện hợp đồng.

3. Đánh giá tổng thể, lựa chọn thiết bị và nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay trên cơ sở bản chào giá lần cuối sau khi cố định các điều kiện hỗ trợ và hỗ trợ tín dụng. Đánh giá tổng thể bao gồm việc đánh giá giá chào, chi phí vận chuyển, các loại phí giao nhận, phí ủy thác (nếu có), thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, khả năng cung cấp, các trợ giúp sau bán, giao dịch trong quá trình cung cấp và các yếu tố khác phát sinh.

4. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn.

5. Phát hành thư thông báo cho nhà sản xuất tàu bay về kết quả lựa chọn và triển khai thực hiện.

Điều 26. Quy trình mua phụ tùng vật tư tàu bay do người bán cung cấp

1. Xây dựng danh mục phụ tùng vật tư tàu bay, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi yêu cầu cho nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay. Danh mục phụ tùng vật tư tàu bay được xây dựng căn cứ vào thông báo của nhà sản xuất tàu bay về danh mục phụ tùng vật tư tàu bay do nhà sản xuất tàu bay cung cấp kèm theo danh sách các nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay.

2. Nhận thông tin của các nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay, xác định và làm rõ các khoản hỗ trợ của nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay:

a) Xác định các khoản hỗ trợ sau bán hàng như đào tạo, bảo hành, các khoản hỗ trợ khác;

b) Thông báo và xác nhận với nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay về các khoản hỗ trợ cố định, chính sách và yêu cầu về thiết bị.

3. Đánh giá, lựa chọn loại phụ tùng vật tư tàu bay và nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay trên cơ sở các hỗ trợ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn.

4. Thông báo cho nhà sản xuất tàu bay danh sách các nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay được lựa chọn.

Điều 27. Quy trình mua phụ tùng vật tư tàu bay ban đầu

1. Xác định các tham số và dữ liệu khai thác cần thiết làm cơ sở cho việc xây dựng danh mục theo khuyến cáo của nhà sản xuất tàu bay và nhà sản xuất động cơ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sau đó cung cấp cho nhà sản xuất tàu bay và nhà sản xuất động cơ.

2. Lựa chọn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục phụ tùng vật tư tàu bay trên cơ sở danh mục khuyến cáo cần mua của nhà sản xuất tàu bay và nhà sản xuất động cơ, khả năng thực tế, cân đối tài chính.

3. Lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay theo hình thức chào hàng cạnh tranh. Trường hợp chỉ có một nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay hoặc nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay là nhà sản xuất tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay có chính sách ưu đãi về giá và hỗ trợ sau bán hàng thì doanh nghiệp được phép mua trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối được nhà sản xuất ủy quyền.

4. Trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cung cấp và nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay.

5. Phát hành đơn hàng và triển khai thực hiện.

Điều 28. Quy trình mua phụ tùng vật tư tàu bay thường xuyên

1. Xác định mã số phụ tùng vật tư tàu bay, số lượng phụ tùng vật tư tàu bay trên cơ sở yêu cầu trong quá trình khai thác, bổ sung mức kho và bảo dưỡng sửa chữa và theo các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

2. Lựa chọn nhà cung cấp phụ tùng vật tư tàu bay theo hình thức mua trực tiếp hoặc chào hàng cạnh tranh.

3. Trình phê duyệt đơn hàng theo phân cấp.

4. Phát hành đơn hàng và triển khai thực hiện.

Điều 29. Quy trình lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phụ tùng vật tư trọn gói

1. Căn cứ vào loại tàu bay, số mã hiệu của tàu bay, loại động cơ, cấu hình của tàu bay, xây dựng hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi yêu cầu cho các nhà cung cấp.

2. Xác định các khoản hỗ trợ như đào tạo, thực hiện thông báo kỹ thuật, các khoản hỗ trợ khác, các chính sách đối với phụ tùng vật tư tàu bay. Cố định các khoản hỗ trợ này để đưa về cùng một mặt bằng so sánh. Giao dịch với nhà thầu để làm rõ bản chào.

3. Đánh giá tổng thể, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn.

4. Tổ chức đàm phán, trình phê duyệt và ký hợp đồng.

Chương 5.

THUÊ BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA TÀU BAY, ĐỘNG CƠ TÀU BAY, PHỤ TÙNG VẬT TƯ TÀU BAY

Điều 30. Hình thức tổ chức lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và động cơ tàu bay

1. Việc lựa chọn nhà cung cấp bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và động cơ tàu bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình quy định tại Điều 31 của Nghị định này, hoặc theo hình thức chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

Trường hợp có ít hơn 3 cơ sở bảo dưỡng sửa chữa thì áp dụng hình thức đàm phán trực tiếp với các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa đó.

2. Việc lựa chọn nhà cung cấp đối với chương trình quản lý bảo dưỡng sửa chữa động cơ tàu bay theo giờ bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh theo quy trình quy định tại Điều 31 của Nghị định này hoặc chỉ định thầu thông qua đàm phán trực tiếp với các nhà sản xuất động cơ, nhà sản xuất càng tàu bay theo quy trình quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

Trường hợp đặc biệt như gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn, có thể áp dụng hình thức mua trực tiếp để yêu cầu cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa trong thời gian nhanh nhất.

3. Hình thức gửi hồ sơ đề xuất: nhà cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tham dự có thể gửi hồ sơ đề xuất bằng giao nhận trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, fax hoặc e-mail nhưng phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Đối với nhà thầu là các cá nhân, tổ chức Việt Nam, hồ sơ đề xuất phải có thêm dấu xác nhận. Trường hợp hồ sơ đề xuất thực hiện bằng phương tiện điện tử thì tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Doanh nghiệp căn cứ vào tính chất, quy mô và năng lực cụ thể của nhà thầu để quyết định việc cho phép nhà thầu không phải nộp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Điều 31. Quy trình lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa tàu bay và động cơ tàu bay

1. Căn cứ vào loại tàu bay, cấu hình của tàu bay, xây dựng hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi cho các nhà cung cấp dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay.

2. Đánh giá hồ sơ đề xuất theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt.

3. Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả. Tổ chức đàm phán, trình phê duyệt và ký hợp đồng.

4. Sau khi ký hợp đồng, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam các thông tin liên quan đến hợp đồng: tên, quốc tịch, tư cách pháp nhân của nhà bảo dưỡng, trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên, ngày ký và ngày hết hạn hợp đồng. Trường hợp doanh nghiệp không báo cáo Cục Hàng không Việt Nam về các thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 91/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Điều 32. Quy trình tổ chức lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa phụ tùng vật tư tàu bay

1. Đối với phụ tùng vật tư tàu bay có hợp đồng khung:

a) Căn cứ danh mục phụ tùng vật tư tàu bay, lựa chọn danh sách, ký kết các hợp đồng khung với các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa phụ tùng vật tư tàu bay;

b) Khi có yêu cầu sửa chữa, căn cứ vào nội dung công việc cụ thể cần sửa chữa để lựa chọn cơ sở bảo dưỡng sửa chữa phụ tùng vật tư tàu bay trong danh sách các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa đã ký kết hợp đồng khung. Việc lựa chọn dựa trên đánh giá chi phí sửa chữa và thời gian quay vòng sửa chữa;

c) Phát hành đơn hàng sửa chữa.

2. Đối với phụ tùng vật tư tàu bay không có hợp đồng khung thì phát đơn hàng sửa chữa trực tiếp đến nhà sản xuất phụ tùng vật tư tàu bay.

Điều 33. Thuê, tráo đổi động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay

1. Căn cứ vào yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê, tráo đổi động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay từ các đối tác được phê chuẩn.

2. Việc lựa chọn đối tác thuê, tráo đổi động cơ tàu bay, phụ tùng vật tư tàu bay được thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc hình thức mua trực tiếp từ các nhà sản xuất.

3. Doanh nghiệp căn cứ vào tính chất, quy mô và năng lực cụ thể của nhà thầu để quyết định việc cho phép nhà thầu không phải nộp bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012.

Điều 35. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Hàng không Việt Nam;
- Các Tổng công ty Hàng không;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 110/2011/ND-CP

Hanoi, December 5, 2011

 

DECREE

ON THE MANAGEMENT OF LEASE AND PURCHASE OF AIRCRAFT AND AIRCRAFT ENGINES, SPARE PARTS AND SUPPLIES AND AIRCRAFT, AIRCRAFT ENGINE, SPARE PART AND SUPPLIES MAINTENANCE AND REPAIR SERVICES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the November 29, 2005 Investment Law;

Pursuant to the November 29, 2005 Enterprise Law;

Pursuant to the November 29, 2005 Bidding Law;

Pursuant to the June 29, 2006 Law on Civil Aviation of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree provides conditions, competence to decide on and procedures for lease and purchase of aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies; aircraft, aircraft engine, spare part and supplies maintenance and repair services; and aircraft spare part and supplies services for civil purposes for:

1. Projects with 30% or more of their capital funded by the State to purchase aircraft and aircraft engines.

2. Operations not subject to formulation of investment projects, including lease of aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies and purchase of aircraft spare parts and supplies, aircraft spare part and supplies services, and aircraft, aircraft engine, spare part and supplies maintenance and repair services of Vietnamese enterprises with 30% or more of state-owned capital.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals involved in the lease and purchase of aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies; and aircraft, aircraft engine, spare part and supplies maintenance and repair services within the scope of regulation specified in Article 1 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For programs and projects funded with official assistance development (ODA) sources, the lease and purchase of aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies and aircraft, aircraft engine, spare part and supplies maintenance and repair services shall be carried out on the basis of provisions of treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party or international agreements which competent agencies or organizations of the Socialist Republic of Vietnam have concluded.

Article 4. Interpretation of terms

1. Aircraft documents include aircraft logbook, aircraft records, instruction, operation and use documents and other attached documents.

2. Aviation administration means an authority in charge of aircraft registration, grant of airworthiness certificates and supervision of aircraft activities. The Civil Aviation Administration of Vietnam is the aviation administration of Vietnam.

3. Aircraft spare part and supplies supplier means an aircraft spare part and supplies manufacturer, aircraft manufacturer, aircraft engine manufacturer, aircraft spare part and supplies distributor, aircraft spare part and supplies service providers, a maintenance and repair establishment or an airline.

4. Maintenance and repair service provider means an establishment maintaining and repairing aircraft and aircraft engines, spare parts and supplies or an airline.

5. Aircraft engine means the main engine mounted on an aircraft to create the main propulsion for the aircraft.

6. Aircraft spare parts and supplies means details of an aircraft and its engine, including also auxiliary engine, landing gear and special-use tools and equipment, for aircraft operation, maintenance and repair. Lists of aircraft spare parts and supplies are included in documents issued by manufacturers.

7. Maintenance and repair services include jobs of restoring and maintaining (including also whole or partial technical management and direct maintenance on aircraft) aircraft and aircraft engines, equipment, spare parts and supplies in an airworthy state.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Competitive bidding means the selection of one among suppliers on the basis of comparing their bids according to approved criteria.

10. Maintenance and repair establishment means an institution established and operating under the law of the country where it is established and licensed by an aviation administration to provide technical maintenance of aircraft and aircraft engines, spare parts and supplies.

11. Aircraft spare part and supplies service means the lease or exchange of aircraft spare parts and supplies or provision of package spare part and supplies services.

12. Package spare part and supplies service means the service of complete supply, including supply of aircraft spare parts and supplies, repair of spare parts and supplies, storage of spare parts and supplies and flight hour-based management program.

13. Flight hour-based management program covers maintenance, repair and general management of aircraft engines, landing gear, spare parts and supplies.

Article 5. Principles of management of lease and purchase of aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies; aircraft, aircraft engine, spare part and supplies maintenance and repair services

1. Observance of the Vietnamese law on civil aviation activities.

2. Achievement of the planning objective of development of a civil aircraft fleet, and focused and synchronous investment suitable to the business capacity, financial capability and aircraft operation, maintenance and repair capacity of enterprises.

3. Satisfaction of the standards of airworthiness and safe operation of aircraft in accordance with the Law on Civil Aviation of Vietnam, relevant legal documents and treaties on civil aviation to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Competence to decide on lease and purchase of aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies or aircraft, aircraft engine, spare part and supplies maintenance and repair services

1. For state budget-funded projects on purchase of aircraft and aircraft engines:

The Minister of Transport shall decide on investment in state budget-funded projects on purchase of aircraft engines, spare parts and supplies. In case of aircraft purchase, the Minister of Transport shall decide on the investment after obtaining in-principle consent of the Prime Minister.

2. For non-state budget-funded projects on purchase of aircraft and aircraft engines specified in Clause 1, Article 1:

The boards of directors (members' councils) of enterprises or directors general or directors of enterprises (for enterprises without boards of directors (members' councils)) shall decide on the investment. In case of aircraft purchase, heads of enterprises shall decide on the investment after obtaining in-principle consent of the Prime Minister.

3. For lease of aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies and purchase of spare parts and supplies, aircraft spare part and supplies services or aircraft, aircraft engine, spare part and supplies maintenance and repair services specified in Clause 2, Article 1:

The boards of directors (members' councils) of enterprises or directors general or directors of enterprises (for enterprises without boards of directors (members' councils)) shall decide on the investment. In case of aircraft purchase, heads of enterprises shall make decisions.

4. Boards of directors (members' councils) may authorize or assign other bodies or persons to decide on issues falling under their competence.

Article 7. Requirements on lessors of aircraft with or without flight crews, suppliers of aircraft spare parts and supplies and providers of maintenance and repair services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In addition to Clause 1 of this Article, a lessor of aircraft with a flight crew must have an aircraft operator certificate; a provider of aircraft maintenance and repair services must have a certificate of eligibility for aircraft maintenance and repair granted by the aircraft administration of the country where it has made business registration and recognized by the aviation administration of Vietnam.

Article 8. Requirements on aircraft, aircraft engines, spare parts and supplies

1. The age of leased or purchased aircraft complies with Clause 2, Article 6 of the Government's Decree No. 76/2007/ND-CP of May 9, 2007, on air transportation business and general aviation.

2. Aircraft engines, spare parts and supplies must be on lists issued by aircraft manufacturers and aircraft engine manufacturers.

Chapter II

LEASE OF AIRCRAFT

Article 9. Form and method of selection of aircraft lessors

1. Form:

a/ The selection of aircraft lessors shall be carried out in the form of competitive bidding;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Method:

The method of selection of aircraft lessors through competitive bidding is that of single-dossier bag. An aircraft lease bidder shall submit a dossier containing technical and financial proposals as required by the requirement dossier.

Article 10. Procedures for competitive bidding

1. Elaboration of a document on the aircraft lease need, which has the following principal contents:

a/ Grounds for elaboration of a lease plan;

b/ Identification of the lease need: number of aircraft, type, time of aircraft delivery, lease term and form;

c/ Operation plan: projected flight routes;

d/ Plan to assure operation capacity;

e/ Operation efficiency;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ Proposed form of selection of aircraft lessor;

In case of necessity to lease aircraft to replace aircraft used for special flights or requisitioned for the State's purposes, aircraft in maintenance, damaged due to accidents, technical problems or unexpectedly put out of operation for force majeure reasons, or lease aircraft without a flight crew for seasonal operation, the document on the aircraft lease need should only stale the lease need, operation plan and situation of the lease market.

2. Competent persons of enterprises shall decide on the form of invitation for competitive bidding with the basic contents specified in Clause 3 of this Article by either of the following ways:

a/ Publishing the announcement of the aircraft lease need in the mass media for at least 3 consecutive issues of a Vietnamese-language newspaper and one issue of an English-language newspaper;

b/ Sending letters of invitation for competitive bidding directly to at least 3 international bidders.

3. Basic contents of a requirement dossier:

a/ Aircraft: Type, year of manufacture (for used aircraft for which information on ex-workshop number, type of engine, seating layout and entertainment devices is needed);

b/ Lease form;

c/ Lease term;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Lease charge;

f/ Aircraft overhaul fund;

g/ Deposit or guarantee;

h/ Insurance related to aircraft and operator;

i/ Validity duration of a proposal dossier;

j/ Tax obligation under Vietnamese law;

k/ Attached documents (applicable to used aircraft): Technical specifications of aircraft, including also information on fuselage and engine; compartment layout; seating layout; standards of aircraft kitchen.

4. The interval between the date of first publication of an invitation for competitive bidding and the date of issuance of a requirement dossier is at least 5 days. The time for preparation of a proposal dossier is at least 5 days from the date of issuance of a requirement dossier.

5. Method of sending a proposal dossier: An interested bidder may send a proposal dossier directly, by post or via fax or e-mail but shall assure that this dossier contains his/her/its at-law representative's signature. Proposal dossiers of Vietnamese bidders must contain also a certification seal. Proposal dossiers made in the electronic form must comply with the law on e-transactions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Direct negotiations shall be held with short-listed bidders and the winning bidder shall be selected on the basis of results of direct negotiations.

Article 11. Method of evaluation of proposal dossiers for aircraft lease

1. The method of evaluation of proposal dossiers for aircraft lease is synthesizing results of legal, technical, commercial and financial evaluations:

a/ Legal evaluation: To examine lawful rights of the aircraft lessor to aircraft on lease and legal requirements specified in Article 7 of this Decree;

b/ Technical evaluation: To examine the satisfaction by aircraft of requirements on the age and technical state of aircraft, technical configuration and related legal certificates. To be further examined and evaluated, a proposal dossier must be evaluated to be technically satisfactory;

c/ Commercial evaluation: To examine the satisfaction by aircraft of requirements on seating layout, kitchen, entertainment programs, layout change to satisfy operation requirements of the enterprise, and aircraft delivery time;

d/ Financial evaluation: To make an overall evaluation of the lease rate, maintenance fund, layout change, insurance and other expenses.

2. The evaluation of results of direct negotiations shall also be conducted according to the above criteria. The winning bidder is the one with the best overall evaluation result.

Article 12. Aircraft lease contracts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Transport shall issue a circular to guide the procedures for approving aircraft lease.

2. In case of leasing an aircraft for not more than 7 consecutive days to replace another aircraft which is used for special flights or requisitioned for other public-duty purposes or replace an aircraft damaged in an accident or encountering a technical problem or unable to operate due to a force majeure event, the enterprise shall notify in writing the Civil Aviation Administration of Vietnam that the lessor has an appropriate aircraft operator certificate.

3. In case of leasing aircraft with a flight crew, an aircraft lease contract is construed to cover also an aircraft operation and/or maintenance-repair service contract, regardless of whether this contract constitutes part of the aircraft lease contract or is an independent contract, signed with the same lessor or another service provider.

Article 13. Extension of aircraft lease term

1. The extension of the term of an aircraft lease contract is valid only after it is approved in writing by the director of the Civil Aviation Administration of Vietnam.

2. The Minister of Transport shall issue a circular to guide the procedures for approving the extension of the term of an aircraft lease contract.

Chapter III

PURCHASE OF AIRCRAFT AND AIRCRAFT ENGINES

Section 1 PURCHASE OF AIRCRAFT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The formulation, submission, appraisal, approval and implementation of aircraft investment projects comply with current regulations on investment.

2. In a special case subject to approval of the Prime Minister, an enterprise may concurrently formulate an investment project and negotiate with aircraft manufacturers.

Article 15. Forms and method of selection of aircraft suppliers

1. Forms:

a/ Open bidding;

b/ Restricted bidding;

c/ Contractor appointment through direct negotiations.

Contractor appointment through direct negotiations is applicable when the aircraft supplier is the aircraft manufacturer. The application of this form must be permitted by the Prime Minister.

2. Method of selection:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Procedures for selection of aircraft suppliers in the form of contractor appointment through direct negotiations

1. Invitation for participation in contractor appointment:

a/ Aircraft shall be purchased directly from aircraft manufacturers. Depending on each type or model of aircraft to be purchased, a letter of invitation and a requirement dossier shall be sent directly to the manufacturer of the aircraft type concerned;

b/ For the case specified in Clause 2, Article 14 of this Decree, an enterprise may purchase aircraft directly from an aircraft manufacturer without having to send letters of invitation for bidding and to issue a requirement dossier.

2. Basic contents of a requirement dossier:

a/ Aircraft: Type, engine and configuration of aircraft (for used aircraft, information on the year of manufacture, ex-workshop number, type of engine and configuration of aircraft is required);

b/ Form of purchase;

c/ Time of aircraft delivery;

d/ Price of aircraft;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f/ Deposit;

g/ Insurance related to aircraft and aircraft operator (applicable to used aircraft);

h/ Validity duration of a proposal dossier;

i/ Attached documents (applicable to used aircraft): Technical parameters of aircraft, including information on fuselage and engine; compartment layout; seating layout; and standards of aircraft kitchen.

3. Time for preparation of a proposal dossier: At least 15 days from the date of issuance of a requirement dossier, an invited bidder shall prepare a proposal dossier containing technical, financial and commercial proposals.

4. Ways of sending proposal dossiers: An interested bidder may send his/her/its proposal dossier directly, by post, via fax or e-mail but shall assure that this dossier contains the signature of his/her/its at-law representative. Proposal dossiers of Vietnamese bidders must have also a certification seal. Proposal dossiers made in the electronic form must comply with the law on e-transactions.

5. The bid solicitor shall invite interested bidders to negotiate on contracts, and to explain, clarify, amend or supplement necessary details of their proposal dossiers in order to prove their satisfaction of the set requirements.

6. Submission for approval, appraisal and approval of contractor appointment results: Based on contractor appointment results and appraisal reports, the person with investment-deciding competence shall approve contractor appointment results.

7. Negotiations on, finalization and signing of contracts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The procedures for approving contractor appointment results comply with the Bidding Law.

8. In a special case subject to approval of the Prime Minister, an enterprise may pay a (refundable) deposit for aircraft booking and enjoying other preferences before formulating a project or signing a contract on aircraft purchase.

Article 17. Procedures for selection of aircraft suppliers through open bidding or restricted bidding

The order and procedures for selection of aircraft suppliers through open bidding or restricted bidding comply with current regulations on bidding.

Article 18. Bid and contract performance guarantees

In case of contractor appointment through direct negotiations, bidders may be exempt from paying bid and contract performance guarantees.

Enterprises shall base themselves on the characteristics, size and capacity of specific bidders to decide whether to exempt these bidders from paying bid and contract performance guarantees.

Article 19. Contract forms

1. Package contracts: Contract prices are kept unchanged throughout the course of contract performance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 2 PURCHASE OF AIRCRAFT ENGINES

Article 20. Forms and method of selection of aircraft engine suppliers

1. Forms and method of selection of aircraft engine suppliers

a/ For first-time aircraft investment or lease: For aircraft engines and standby aircraft engines accompanying aircraft investment projects and engines of leased aircraft which purchasers are entitled to select, the selection of engine suppliers shall be conducted in the form of competitive bidding under Article 21 of this Decree;

b/ For investment in or lease of additional aircraft of the same type: For aircraft engines and standby aircraft engines accompanying aircraft investment projects and engines of leased aircraft which purchasers are entitled to select, the selection of engine suppliers shall be conducted in the form of contractor appointment under Article 16 of this Decree;

c/ For types of aircraft for which aircraft manufacturers recommend a single type of engine: The selection of engine suppliers shall be conducted in the form of contractor appointment through direct negotiations according to the procedures specified in Article 16 of this Decree;

d/ For standby aircraft engines: The selection of engine suppliers shall be conducted in the form of competitive bidding or direct purchase from selected engine manufacturers.

2. Bids sent directly or by post or via fax or e-mail are accepted provided they contain signatures of bidders' at-law representatives. Bids of Vietnamese bidders must contain also certification seals. Bids made in the electronic form must comply with the law on e-transactions.

3. Enterprises shall base themselves on the characteristics, size and capacity of specific bidders to decide whether to exempt these bidders from paying bid and contract performance guarantees.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organization of first-time competitive bidding:

a/ Step 1: Making the first-time requirement dossier under Clause 3 of this Article.

b/ Step 2: Inviting bidders to participate in competitive bidding.

The competent person of the enterprise shall decide to apply either of the forms of invitation for competitive bidding specified in Clause 4 of this Article.

c/ Step 3: Clarifying dossiers.

Based on first-time proposal dossiers of aircraft engine suppliers, the enterprise shall discuss directly with bidders to clarify details of these dossiers, including post-sale assistances as required in the first-time requirement dossier, warranty conditions, training, and the method of evaluation of selected engines to be applied on the same plane.

The time limit for this step is 30 days.

2. Organization of second-time competitive bidding:

a/ Making the second-time requirement dossier with the same contents as the first-time requirement dossier on the principle of keeping unchanged the assistances and compulsory requirements for conversion to the same plane and technical specifications of engines in the first-time proposal dossiers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Evaluating the second-time proposal dossiers and selecting a type of aircraft engine and an engine supplier that has a proposal dossier with the lowest evaluated price, then submit them to a competent authority for approval.

The time limit for this step is 60 days.

3. Basic contents of a first-time requirement dossier:

a/ Contract address and officers;

b/ Information on type and number of aircraft, aircraft delivery schedule, number of requested engines (engines mounted on wings and standby engines), engine deliver}' schedule, maximum takeoff weight, average flight duration, average number of flights per year, running time and other relevant parameters;

c/ Request for engine-related information like reliability of engines in operation, operation utilities, maintenance requirements and transport utilities;

d/ Information on post-sale assistances such as warranty, training, technical assistance experts, technical documents and other assistances, if any; the market situation of this type of engine and other information (if any);

e/ Request for bids of engine prices and standby engine prices and for discounts;

f/ The method of payment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Publishing an announcement of the aircraft engine purchase in the mass media for at least 3 consecutive issues of a Vietnamese-language newspaper and one issue of an English-language newspaper;

b/ Sending letters of invitation for bidding to engine suppliers approved by aircraft manufacturers.

5. The interval between the date of first publication of an invitation for competitive bidding or the date of sending the requirement dossier and the date of issuance of the requirement dossier is at least 5 days. The time for preparation of a first-time proposal dossier is at least 10 days after the date of issuance of the first-time requirement dossier.

6. Ways of sending a proposal dossier: An aircraft engine supplier participating in the bidding may send a proposal dossier directly, by post or via fax or e-mail but shall assure that this dossier contains his/her/its at-law representative's signature. Proposal dossiers of Vietnamese bidders must contain also a certification seal. Proposal dossiers made in the electronic form must comply with the law on c-transactions.

Article 22. Method of evaluation for selection of aircraft engine suppliers

1. The method of evaluation for selection of aircraft engine suppliers is synthesizing results of legal, technical, commercial and financial evaluations:

a/ Legal evaluation: To examine lawful rights of the aircraft engine seller to aircraft engines and the legal requirements specified in Article 7 of this Decree;

b/ Technical evaluation: To examine the satisfaction of leased aircraft engines with the requirements on technical state, characteristics and configuration and related legal certificates. To be further examined and evaluated, a proposal dossier must be evaluated to be technically satisfactory;

c/ Commercial evaluation: To examine the satisfaction of aircraft engines with the operation requirements of the enterprise and the aircraft engine delivery schedule;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The evaluation of results of direct negotiations shall also be conducted according to the above criteria. The winning bidder is the one obtaining the best overall evaluation result.

Chapter IV

PURCHASE OF AIRCRAFT SPARE PARTS AND SUPPLIES

Article 23. Classification of aircraft spare parts and supplies

By method of procurement, aircraft spare parts and supplies may be classified as follows:

1. Aircraft spare parts and supplies supplied by purchasers themselves: Lists of aircraft spare parts and supplies approved by aircraft manufacturers or aircraft lessors that agree to let purchasers supply.

2. Aircraft spare parts and supplies supplied by sellers: Lists of aircraft spare parts and supplies identified according to technical standards of aircraft manufacturers and supplied by aircraft manufacturers.

3. Initially purchased aircraft spare parts and supplies: Lists of aircraft spare parts and supplies drawn up on the basis of projects or a general plan before a type of aircraft is put into operation or upon a substantial adjustment of the number of aircraft in operation.

4. Regular aircraft spare parts and supplies arc those available in a plan year to serve the additional adjustment of the reserve level or meet the requirements of aircraft maintenance and repair in the course of operation, and those purchased under different types of orders: normal orders, latently urgent orders, urgent orders.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

On a case-by-case basis, the selection of aircraft spare part and supplies suppliers may be conducted in any of the following forms:

1. For first-time aircraft investment or lease: For aircraft spare parts and supplies supplied by purchasers, those supplied by sellers accompanying aircraft investment projects and those of leased aircraft which purchasers are entitled to select, the selection of aircraft spare part and supplies suppliers shall be conducted in the form of competitive bidding according to the procedures specified in Articles 25 and 26 of this Decree.

2. For investment in or lease of additional aircraft of the same type: For aircraft spare parts and supplies supplied by purchasers, those supplied by sellers accompanying aircraft investment projects and those of leased aircraft which purchasers are entitled to select, the selection of aircraft spare part and supplies suppliers shall be conducted in the form of contractor appointment through direct negotiations according to the procedures specified in Articles 16 and 26 of this Decree.

3. For initially purchased and regular aircraft spare parts and supplies: The selection of aircraft spare part and supplies suppliers shall be conducted in the form of competitive bidding. In case there is only one aircraft spare part and supplies supplier or the aircraft spare part and supplies supplier is an aircraft, aircraft engine or spare part and supplies manufacturer providing price discounts and post-sale assistances, enterprises may purchase aircraft spare parts and supplies directly from such manufacturer or distributors authorized by such manufacturer.

4. Competitive bids sent directly or by post or via fax or e-mail may be accepted provided they contain signatures of at-law representatives of bidders. Competitive bids of Vietnamese bidders must contain also certification seals.

Competitive bid dossiers made in the electronic form must comply with the law on e-transactions.

5. In emergency cases, cases in which aircraft flights are suspended or aircraft have accidents which directly affect the operation of aircraft: Aircraft spare part and supplies suppliers shall be selected on the basis of plans that enable the quickest supply of aircraft spare parts and supplies in the form of direct purchase.

6. Enterprises shall base themselves on the characteristics, size and capacity of specific bidders to decide whether to exempt these bidders from paying bid and contract performance guarantees.

Article 25. Procedures for purchase of aircraft spare parts and supplies supplied by purchasers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Receiving and clarifying proposal dossiers and identifying assistances of aircraft spare part and supplies suppliers:

a/ Identifying post-sale assistances like training, provision of equipment and tools for operation and maintenance, warranty and other assistances. Fixing these assistances so as to request suppliers to make their last bids before being compared on the same plane;

b/ Giving certification to aircraft spare part and supplies suppliers and notifying the aircraft manufacturer of the fixed assistances, policies and requirements on equipment of the purchaser and binding conditions for contract performance.

3. Making an overall evaluation and selecting equipment and aircraft spare part and supplies suppliers based on their last bids after fixing the assistances and credit supports. Overall evaluation covers evaluation of bids, transport freight, forwarding charges, entrustment charge (if any), time of delivery, payment conditions, supply capacity, post-sale assistances, transactions in the course of supply and other arising factors.

4. Submitting selection results to a competent authority for approval.

5. Issuing a notice of selection results to the aircraft manufacturer, and organizing implementation.

Article 26. Procedures for purchase of aircraft spare parts and supplies supplied by sellers

1. Elaborating a list of aircraft spare parts and supplies, then submitting it to a competent authority for approval, and sending requirements to aircraft spare part and supplies suppliers. Such list shall be elaborated on the basis of a list of aircraft spare parts and supplies supplied by the aircraft manufacturer notified by this manufacturer and enclosed with a list of aircraft spare part and supplies suppliers.

2. Receiving information from aircraft spare part and supplies suppliers, identifying and clarifying assistances of these suppliers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Notifying and certifying fixed assistances, policies and requirements on equipment to aircraft spare part and supplies suppliers.

3. Evaluating and selecting types and suppliers of aircraft spare parts and supplies based on assistances, then submitting selection results to a competent authority for approval.

4. Notifying a list of selected aircraft spare part and supplies suppliers to the aircraft manufacturer.

Article 27. Procedures for purchase of initial aircraft spare parts and supplies

1. Identifying necessary operation parameters and data to serve as a basis for the elaboration of a list of aircraft spare parts and supplies as recommended by the aircraft and aircraft engine manufacturers, then submitting such list to a competent authority for approval, and providing it to the aircraft and aircraft engine manufacturers.

2. Selecting and submitting to a competent authority for approval a list of aircraft spare parts and supplies on the basis of the list recommended by the aircraft and aircraft engine manufacturers for purchase, practical capability and financial balance.

3. Selecting aircraft spare parts and supplies suppliers in the form of competitive bidding. In case there is only one aircraft spare part and supplies supplier or the aircraft spare part and supplies supplier is an aircraft, aircraft engine or spare part and supplies manufacturer providing price discounts and post-sale assistances, enterprises may purchase aircraft spare parts and supplies directly from such manufacturer or distributors authorized by such manufacturer.

4. Submitting to competent authorities for approval an aircraft spare part and supplies supply plan and their supplier.

5. Placing orders and organizing implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Identifying codes and quantities of aircraft spare parts and supplies based on requirements arising in the course of operation, storage addition, maintenance and repair and according to technical documents of the manufacturer.

2. Selecting aircraft spare parts and supplies suppliers in the form of direct purchase or competitive bidding.

3. Submitting for approval orders to be placed according to authority decentralization.

4. Placing orders and organizing implementation.

Article 29. Procedures for selection of package spare part and supplies service providers

1. Compiling a requirement dossier for competitive bidding based on the type and identification number of aircraft, type of engine and configuration of aircraft, then submitting it to a competent authority for approval, and sending requirements to service providers.

2. Identifying assistances like training, technical notification and other assistances and policies on aircraft spare parts and supplies. Fixing these assistances for comparison on the same plane. Contacting bidders to clarify their bids.

3. Making an overall evaluation and submitting selection results to a competent authority for approval.

4. Organizing contract negotiations, submitting for approval and signing contracts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

HIRING OF MAINTENANCE AND REPAIR OF AIRCRAFT, AIRCRAFT ENGINES, SPARE PARTS AND SUPPLIES

Article 30. Forms of selection of aircraft and aircraft engine maintenance and repair establishments

1. The selection of aircraft and aircraft engine maintenance and repair service providers shall be conducted in the form of competitive bidding under Article 31 of this Decree, or in the form of contractor appointment through direct negotiations under Article 16 of this Decree.

In case there are fewer than 3 maintenance and repair establishments, the form of direct negotiations with these establishments shall be applied.

2. The selection of service providers for a program on flight hour-based management, maintenance and repair of aircraft engines shall be conducted in the form of competitive bidding under Article 31 of this Decree or contractor appointment through direct negotiations with aircraft engine and landing gear manufacturers under Article 16 of this Decree.

In special cases of technical problems or accidents, the form of direct purchase may be applied to have the quickest provision of maintenance and repair services.

3. Ways of sending proposal dossiers: Interested maintenance and repair service providers may send their proposal dossiers directly, by post, via fax or e-mail provided these dossiers contain their at-law representatives' signatures. Proposal dossiers of Vietnamese bidders must have also certification seals. Proposal dossiers made in the electronic form must comply with the law on e-transactions.

4. Enterprises shall base themselves on the characteristics, size and capacity of specific bidders to decide whether to exempt these bidders from paying bid and contract performance guarantees.

Article 31. Procedures for selection of aircraft and aircraft engine maintenance and repair establishments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Evaluating proposal dossiers according to approved evaluation criteria.

3. Submitting selection results to a competent authority for approval. Organizing contract negotiations, submitting for approval and signing a contract.

4. After signing a contract, the enterprise shall report to the Civil Aviation Administration of Vietnam on details of the contract, including name, nationality and legal entity status of the maintenance service provider, responsibilities and powers of contracting parties, date of signing and date of expiration of the contract. Enterprises that fail to report to the Civil Aviation Administration of Vietnam on details of their contracts shall be sanctioned under the Government's Decree No. 91/2007/ND-CP of June 1, 2007, on sanctioning of administrative violations in the field of civil aviation.

Article 32. Procedures for selection of aircraft spare part and supplies maintenance and repair establishments

1. For aircraft spare parts and supplies with framework contracts:

a/ Selecting a list of and signing framework contracts with aircraft spare part and supplies maintenance and repair establishments based on the list of aircraft spare parts and supplies;

b/ When there is a need for repair, selecting an aircraft spare part and supplies maintenance and repair establishment from the list of aircraft spare part and supplies maintenance and repair establishments having signed framework contracts, based on specific repair jobs. The selection shall be based on evaluation of repair expenses and repair cycle;

c/ Placing repair orders.

2. For aircraft spare parts and supplies without framework contracts: Placing repair orders directly with aircraft spare part and supplies manufacturers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Based on requirements of their production and business operations, enterprises may select the form of lease or exchange of aircraft engines, spare parts and supplies from/with approved partners.

2. The selection of partners for lease or exchange of aircraft engines, spare parts and supplies shall be conducted in the form of competitive bidding or direct purchase from manufacturers.

3. Enterprises shall base themselves on the characteristics, size and capacity of specific bidders to decide whether to exempt these bidders from paying bid and contract performance guarantees.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 34. Effect

This Decree takes effect on February 1, 2012.

Article 35. Organization of implementation

1. The Ministry of Transport shall implement this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 110/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về quản lý hoạt động thuê, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư và dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư tàu bay

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.079

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.232.215
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!