Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 50/2015/TT-BGTVT hướng dẫn 11/2010/NĐ-CP quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Số hiệu: 50/2015/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 23/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ

Theo Thông tư 50/2015/TT-BGTVT thì giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột công trình băng tải phục vụ sản xuất đặt ngang qua đường bộ phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu như sau:

Đối với các vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị chân cột đặt trên lề đường, hè phố, khoảng cách từ điểm gần nhất của chân cột đến mép ngoài của mặt đường xe chạy phải đảm bảo tối thiểu 1m, đối với chân trụ băng tải phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2m.

Đối với vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực ngoài đô thị, chân cột phải đặt ngoài phạm vi đất của đường bộ.

Trường hợp khẩu độ công trình lớn, được phép đặt cột trên dải phân cách giữa nếu đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm gần nhất của chân cột đến mép ngoài cùng của mặt đường xe chạy bằng 0,5m.

Không được đặt chân cột lên các công trình đường bộ hiện hữu như cống, rãnh dọc thoát nước.

Thông tư 50/2015/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 và thay thế Thông tư 39/2011/TT-BGTVT .

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/2015/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2015

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 11/2010/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 02 NĂM 2010 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-GP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện: công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đấu nối đường nhánh vào quốc lộ; mã số đặt tên hệ thống đường tỉnh; bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác; thẩm định và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; thẩm định và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

Chương II

PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 3. Đất của đường bộ

Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ. Công trình đường bộ gồm:

1. Đường bộ

a) Đường (nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố);

b) Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển), kể cả cầu dành cho người đi bộ;

c) Hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị), kể cả hầm dành cho người đi bộ;

d) Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.

2. Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường.

3. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh không; cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác.

4. Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.

5. Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đường bộ.

6. Hệ thống chiếu sáng đường bộ.

7. Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.

8. Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.

9. Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông.

10. Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông.

Điều 4. Hành lang an toàn đường bộ

1. Hành lang an toàn đường bộ là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ (kể cả phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao) nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

2. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ được quy định từ Điều 15 đến Điều 19 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 11/2010/NĐ-CP) và khoản 2, khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2013/NĐ-CP). Các cơ quan quản lý đường bộ khi xác định bề rộng hành lang an toàn đối với đường phải căn cứ cấp kỹ thuật của đường được quản lý theo quy hoạch, đối với cầu phải căn cứ vào chiều dọc, chiều ngang của cầu.

3. Trường hợp đường bộ đi chung với công trình thủy lợi, hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật về đê điều.

Điều 5. Xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ

1. Đối với trường hợp chưa xác định phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ, đường định mốc lộ giới, phạm vi đất của đường bộ và phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

2. Đối với đường bộ đang khai thác, phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định số 11/2010/NĐ-CP có hiệu lực, phạm vi đất của đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ được xác định như sau:

a) Phạm vi đất của đường bộ được xác định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CPkhoản 1 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP.

b) Phạm vi hành lang an toàn đường bộ được xác định sau khi đã xác định phạm vi đất của đường bộ, cụ thể:

Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại lớn hơn hoặc bằng bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP thì giữ nguyên.

Trường hợp phần hành lang an toàn đường bộ còn lại nhỏ hơn bề rộng quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, tiến hành xác định lại phạm vi hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP

Điều 6. Phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ

1. Công trình đã có trước ngày Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT) có hiệu lực (được cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng), nếu phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ chưa đáp ứng quy định tại Điều 21 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, đồng thời không gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông tạm thời được giữ nguyên hiện trạng đến ngày 31/12/2020.

2. Công trình được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng; công trình đang khai thác sử dụng chưa đáp ứng quy định tại Điều 21 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP gây nguy hiểm, mất an toàn giao thông phải bảo đảm đủ phạm vi bảo vệ trên không của công trình đường bộ (theo phương thẳng đứng) như sau:

a) Đối với cầu vượt trên đường, bộ, khoảng cách tối thiểu tính từ điểm cao nhất của mặt đường bộ đến điểm thấp nhất của kết cấu nhịp cầu theo phương thẳng đứng (không kể phần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, mở rộng) là 4,75 mét;

Đối với cầu vượt đường cao tốc phải thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc;

b) Đối với đường dây thông tin đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất, của mặt đường (không kể phần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của đường dây thông tin ở trạng thái võng cực đại tối thiểu là 5,50 mét;

c) Đối với đường dây tải điện đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường (không kể phần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của đường dây tải điện ở trạng thái võng cực đại đến tối thiểu là 4,75 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp do pháp luật về điện lực quy định;

d) Đối với công trình băng tải đi phía trên đường bộ phải bảo đảm khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm cao nhất của mặt đường (không kể phần dự phòng cho tôn cao mặt đường khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo) tới điểm thấp nhất của công trình tối thiểu là 4,75 mét;

đ) Phạm vi bảo vệ trên không của các loại công trình đi phía trên đường bộ tại nút giao khác mức phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản này, từ điểm cao nhất của mặt đường đến điểm thấp nhất của công trình trên cùng của nút giao.

3. Xác định chiều cao dự phòng khi tôn cao mặt đường

a) Đối với công trình vượt trên đường bộ, căn cứ hiện trạng và quy hoạch của tuyến đường bộ có công trình đi vượt trên để xác định chiều cao dự phòng cho tôn cao mặt đường bộ.

b) Đối với công trình đường bộ đi dưới cầu vượt hoặc các công trình thiết yếu, căn cứ thiết kế công trình đường bộ và quy hoạch của tuyến đường bộ để xác định chiều cao dự phòng cho tôn cao mặt đường bộ.

Điều 7. Khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với công trình thiết yếu

1. Công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cho phép xây dựng nằm trong phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ (bao gồm cả phần dưới mặt nước) phải ở chiều sâu hoặc khoảng cách theo chiều ngang không làm ảnh hưởng đến quản lý, bảo trì, khai thác và sự bền vững công trình đường bộ.

2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình thiết yếu (nằm trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ) phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu như sau:

a) Khoảng cách từ chân cột ăng ten viễn thông, đường dây thông tin, đường dây tải điện đến chân mái đường đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của cột (tính từ mặt đất tại chân cột đến đỉnh cột) và không được nhỏ hơn 5 mét;

b) Trường hợp đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang bằng bề rộng của chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Trường hợp đường bộ đi qua khu vực miền núi có địa hình núi cao, vực sâu, khu vực không còn quỹ đất để xây dựng, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình thiết yếu được phép nhỏ hơn khoảng cách quy định tại điểm a khoản này nhưng tối thiểu phải cách mép phần xe chạy 2 mét.

3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang đối với cột của công trình băng tải phục vụ sản xuất đặt ngang qua đường bộ phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu như sau:

a) Đối với các vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực nội thành, nội thị chân cột đặt trên lề đường, hè phố (có bó vỉa), khoảng cách từ điểm gần nhất của chân cột đến mép ngoài cùng của mặt đường xe chạy phải đảm bảo tối thiểu 1 mét, đối với chân trụ băng tải phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 mét;

b) Đối với vị trí đặt trên đường bộ đi qua khu vực ngoài đô thị, chân cột phải đặt bên ngoài phạm vi đất của đường bộ;

c) Trường hợp khẩu độ công trình lớn, được phép đặt cột trên dải phân cách giữa nếu đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm gần nhất của chân cột đến mép ngoài cùng của mặt đường xe chạy bằng 0,5 mét;

d) Không được đặt chân cột lên các công trình đường bộ hiện hữu như công, rãnh dọc thoát nước.

Điều 8. Hành lang chồng lấn giữa đường bộ và đường sắt

1. Khi hành lang an toàn đường sắt chồng lấn hành lang an toàn đường bộ việc phân định hành lang an toàn được thực hiện trên nguyên tắc ưu tiên bố trí đủ hành lang an toàn đường sắt nhưng phải bảo đảm giới hạn hành lang an toàn đường sắt không đè lên mái taluy hoặc bộ phận công trình của đường bộ.

2. Trường hợp công trình đường bộ và đường sắt đi liền kề và chung nhau rãnh dọc, ranh giới hành lang an toàn xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 100/2013-NĐ-CP.

3. Trường hợp công trình đường bộ, đường sắt có hành lang an toàn chung giữa hai đường nhỏ hơn tổng cộng hành lang an toàn của cả đường sắt và đường bộ theo quy định, ưu tiên bố trí đủ cho hành lang an toàn đường sắt; trường hợp giới hạn hành lang an toàn đường sắt nếu bố trí đủ sẽ đè lên công trình đường bộ, giới hạn hành lang an toàn đường sắt là mép ngoài cùng của công trình đường bộ.

Điều 9. Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ

1. Công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ có khoảng cách đến hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

2. Các công trình nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và an toàn giao thông đường bộ, đã được cơ quan quản lý đường bộ yêu cầu khắc phục nhưng chủ công trình không tự giác thực hiện, cơ quan quản lý đường bộ phải lập hồ sơ kiến nghị Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III

SỬ DỤNG, KHAI THÁC PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 10. Sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Việc khai thác, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tuân theo Điều 26, Điều 28 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này.

2. Trước khi mở rộng địa giới khu vực nội thành, nội thị có đường bộ đi qua, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) phải xây dựng đường gom và các điểm đấu nối theo quy định tại Thông tư này đối với đoạn đường bộ sẽ nằm trong nội thành, nội thị.

3. Các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh; các đường đã có từ trước phải được xóa bỏ và thay thế bằng đường gom theo quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

4. Việc sử dụng hành lang an toàn ở nơi đường bộ, đường sắt chồng lấn phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền.

5. Việc quảng cáo trong hành lang an toàn đường bộ chỉ được thực hiện tạm thời khi điều kiện địa hình bên ngoài hành lang an toàn đường bộ không thực hiện được.

6. Không được sử dụng gầm cầu đường bộ làm nơi ở, hoạt động kinh doanh dịch vụ, điểm dừng xe, bến xe gây mất an toàn công trình cầu, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Việc sử dụng gầm cầu đường bộ trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với gầm cầu trên đường đô thị do địa phương quản lý; Bộ Giao thông vận tải quyết định đối với gầm cầu trên quốc lộ đi qua đô thị trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sở Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm về việc tổ chức sử dụng gầm cầu đường bộ trong đô thị làm bãi đỗ xe tạm thời. Bãi đỗ xe tạm thời phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa cầu theo quy định.

7. Đối với các dự án thủy điện, thủy lợi có tuyến tránh ngập và các dự án khác có tuyến tránh:

a) Kinh phí xây dựng tuyến tránh do chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm.

b) Chủ đầu tư dự án ngay từ bước lập dự án về hướng tuyến, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đối với quốc lộ phải có ý kiến thỏa thuận của Tổng cục đường bộ Việt Nam.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận đối với hệ thống đường địa phương.

8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để quy định cụ thể việc sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện, đường xã bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.

Điều 11. Quản lý, sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư và đường chuyên dùng

1. Việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông, điểm đấu nối liên quan đến công trình đường bộ được đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP), cơ quan đường bộ có thẩm quyền khi thực hiện thỏa thuận quy hoạch, chấp thuận xây dựng, chấp thuận thiết kế và cấp phép thi công, ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư này còn phải lấy ý kiến bằng văn bản của Nhà đầu tư dự án PPP về các vấn đề an toàn giao thông, ảnh hưởng đến kết cấu công trình, thu phí và các vấn đề khác có liên quan.

2. Việc xây dựng công trình thiết yếu, xây dựng, cải tạo các nút giao thông, điểm đấu nối liên quan đến đường chuyên dùng thì do tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đường chuyên dùng đó quyết định.

Điều 12. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

1. Công trình thiết yếu bao gồm:

a) Công trình phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng;

b) Công trình có yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ như: viễn thông; điện lực; đường ống cấp nước, thoát nước, xăng, dầu, khí, năng lượng, hóa chất.

2. Trường hợp không thể xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, công trình thiết yếu có thể được cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau:

a) Công trình thiết yếu phải được thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các thủ tục khác theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Công trình thiết yếu không được ảnh hưởng đến công tác bảo trì, kết cấu và công năng của công trình đường bộ, đảm bảo an toàn cho giao thông đường bộ và các công trình khác ở xung quanh;

c) Công trình thiết yếu phải phù hợp với quy hoạch kiến trúc xây dựng, mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường.

3. Đối với công trình thiết yếu gắn vào cầu:

a) Không chấp thuận các công trình đường dây điện cao thế, đường ống cung cấp năng lượng (xăng dầu, ga, khí đốt), đường ống hóa chất, vật liệu có khả năng gây cháy nổ, ăn mòn;

b) Đối với cầu mới được xây dựng có thiết kế hộp kỹ thuật, bộ gá đỡ để lắp đặt các công trình thiết yếu: việc chấp thuận lắp đặt công trình thiết yếu gắn vào cầu phải phù hợp với thiết kế của công trình cầu, tải trọng, kích thước và các yếu tố khác;

c) Chủ đầu tư xây dựng công trình thiết yếu phải thuê tư vấn có đủ năng lực tiến hành thẩm tra, thẩm định việc lắp đặt công trình thiết yếu đối với an toàn giao thông, an toàn công trình cầu trước khi thực hiện thủ tục xin chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu gắn vào cầu.

4. Đối với công trình thiết yếu đi ngầm qua đường bộ:

a) Đối với công trình đi ngầm qua đường bộ, phải thi công bằng phương pháp khoan ngầm, trường hợp không thể khoan ngầm mới sử dụng biện pháp đào cắt mặt đường;

b) Không cho phép các công trình thiết yếu đặt trong cống thoát nước ngang. Trường hợp đi qua các cống kỹ thuật nếu còn đủ không gian thì cho phép chủ công trình thiết yếu lắp đặt trong cống kỹ thuật;

c) Trường hợp xây dựng công trình thiết yếu ngang qua đường bộ bằng phương pháp khoan ngầm phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: có đường ống hoặc hộp bao bên ngoài bằng vật liệu bền vững đảm bảo ổn định của công trình thiết yếu và phù hợp với tải trọng của đường bộ; khoảng cách từ điểm thấp nhất của mặt đường đến điểm cao nhất của công trình thiết yếu tối thiểu 01 mét nhưng không nhỏ hơn chiều dày kết cấu áo đường (trừ các trường hợp đặc biệt được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận);

d) Trường hợp phải đào cắt mặt đường để xây dựng công trình thiết yếu ngang qua đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau: phải xây dựng hầm kiên cố đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế của tuyến đường; điểm cao nhất của kết cấu hầm phải được đặt cách điểm thấp nhất của mép đường tốt thiểu 1,5 mét; hầm phải có đủ không gian để đặt công trình và thực hiện công tác bảo trì công trình; phải có quy trình vận hành khai thác, bảo trì công trình.

5. Đối với băng tải được lắp đặt ngang qua đường bộ:

a) Vị trí lắp đặt băng tải không được ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cảnh quan môi trường tại khu vực lắp đặt công trình;

b) Trường hợp băng tải hàng hóa được xây dựng vượt trên đường bộ phải đảm bảo các quy định về khoảng cách chiều cao, chiều ngang theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này, phải được thẩm tra an toàn giao thông. Đoạn băng tải vượt qua đường bộ phải được bao kín, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh môi trường;

c) Hồ sơ thiết kế xây dựng băng tải phải được thẩm tra, thẩm định về an toàn công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

6. Đối với công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước:

a) Không lắp đặt công trình tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong phạm vi đường cong bằng, đường cong đúng, đường dốc gây cản trở tầm nhìn;

b) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình tuyên truyền phải được thẩm tra, thẩm định về an toàn công trình theo các quy định của pháp luật về xây dựng.

7. Xử lý sự cố đối với các công trình thiết yếu: khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về sự cố công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chủ sử dụng công trình thiết yếu phải có trách nhiệm khắc phục ngay sự cố. Trường hợp không khắc phục kịp thời gây ảnh hưởng đến giao thông đường bộ; cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khắc phục để đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Chủ sử dụng công trình thiết yếu phải chịu toàn bộ trách nhiệm và kinh phí khắc phục sự cố.

8. Trường hợp công trình thiết yếu xây dựng bên ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền có ý kiến chấp thuận.

9. Công trình thiết yếu được chấp thuận xây dựng và cấp phép thi công, phải di chuyển kịp thời theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền mà không được bồi thường, hỗ trợ di chuyển; chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng công trình thiết yếu chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng, di chuyển công trình thiết yếu.

Điều 13. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Bộ Giao thông vận tải chấp thuận đối với công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc.

2. Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với các dự án sau:

a) Xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có tổng chiều dài lớn hơn 1 km trên các tuyến, đoạn tuyến đường bộ;

b) Công trình xây dựng đường dây điện 35 kV trở lên; đường ống cấp, thoát nước có đường kính trên 200 milimét; các công trình thủy lợi, băng tải; các đường ống năng lượng, hóa chất nguy hiểm có nguy có cháy nổ, ăn mòn kim loại; các công trình có xây dựng cầu, cống cắt qua đường bộ;

c) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến phạm vi quản lý của từ hai cơ quan trực tiếp quản lý quốc lộ trở lên;

d) Xây dựng công trình thiết yếu lắp đặt vào cầu có tổng chiều dài phần nhịp lớn hơn 100 mét; hầm đường bộ.

3. Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với:

a) Xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến đường được giao quản lý và không thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1, 2 Điều này;

b) Dự án sửa chữa công trình thiết yếu liên quan đến quốc lộ được giao quản lý.

4. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu:

a) Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ thiết kế trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến có xây dựng công trình. Nếu hồ sơ thiết kế là hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác, phải có Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế (bản sao có công chứng);

c) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

5. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

6. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ theo quy định.

7. Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng, phải thực hiện thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:

a) Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của chủ công trình theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thời gian giải quyết: trong 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn gia hạn theo quy định;

c) Thời gian gia hạn: chỉ thực hiện việc gia hạn 01 lần với thời gian không quá 12 tháng;

d) Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

Điều 14. Cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công là Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu:

a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

c) 02 bản thiết kế bản vẽ thi công, trong đó có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu hạng mục công trình đường bộ.

Điều 15. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sử dụng công trình thiết yếu

1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:

a) Kiểm tra, giám sát chất lượng thi công công trình thiết yếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ;

b) Sửa chữa, hoàn trả nguyên trạng và bảo hành chất lượng các công trình đường bộ bị ảnh hưởng do việc thi công công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

c) Nộp hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ, bổ sung, cập nhật vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

2. Trách nhiệm của chủ sử dụng, khai thác công trình thiết yếu:

a) Quản lý, bảo trì công trình theo quy định, đảm bảo an toàn công trình;

b) Không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, các công trình xung quanh và công tác bảo trì công trình đường bộ trong quá trình khai thác, sử dụng;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra tai nạn khi thực hiện việc bảo dưỡng thường xuyên công trình thiết yếu;

d) Thực hiện việc đề nghị cấp Giấy phép thi công khi sửa chữa định kỳ, nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững công trình đường bộ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

Điều 16. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ đang khai thác

1. Việc lắp đặt biển quảng cáo trong hoặc ngoài hành lang an toàn đường bộ tuân theo các quy định của pháp luật về quảng cáo và về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Cá nhân, tổ chức được phép lắp đặt biển quảng cáo chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan do việc lắp đặt biển quảng cáo gây ra.

2. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang của biển quảng cáo tính từ mép đất của đường bộ đến điểm gần nhất của biển quảng cáo tối thiểu bằng 1,3 lần chiều cao của biển (điểm cao nhất của biển) và không được nhỏ hơn 05 mét.

3. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang của biển quảng cáo lắp đặt ngoài phạm vi đất dành cho đường bộ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu giới hạn này bị vi phạm, đơn vị quản lý đường bộ đề nghị cơ quan cấp phép xây dựng biển quảng cáo yêu cầu tổ chức, cá nhân dừng việc lắp đặt biển quảng cáo.

4. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo tạm thời trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ của quốc lộ đang khai thác được phân cấp như sau:

a) Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận xây dựng biển quảng cáo đối với hệ thống quốc lộ;

b) Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải cấp phép thi công xây dựng biển quảng cáo đối với đoạn, tuyến quốc lộ thuộc phạm vi được giao quản lý.

5. Trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ, thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận xây dựng, thủ tục cấp phép thi công thực hiện như đối với công trình thiết yếu.

Điều 17. Xây dựng công trình thiết yếu trên các tuyến quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo

1. Khi lập dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo hoặc nắn chỉnh tuyến, xây dựng tuyến tránh, Chủ đầu tư dự án phải:

a) Gửi thông báo đến các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về thông tin cơ bản của dự án (cấp kỹ thuật, quy mô, hướng tuyến, mặt cắt ngang, thời gian dự kiến khởi công và hoàn thành) để các tổ chức có nhu cầu xây dựng các công trình thiết yếu được biết;

b) Tổng hợp nhu cầu, đề xuất giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ do ảnh hưởng của việc xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ báo cáo về cấp quyết định đầu tư để xem xét, quyết định;

c) Căn cứ ý kiến của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án đường bộ thông báo cho tổ chức có công trình thiết yếu biết việc xây dựng hộp kỹ thuật hoặc việc thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình của dự án đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu.

2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng công trình thiết yếu có liên quan đến dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo quốc lộ phải:

a) Gửi văn bản đề nghị (kèm theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật của hạng mục công trình thiết yếu sẽ xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ) đến chủ đầu tư dự án xây dựng quốc lộ;

b) Thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu và đồng bộ với quá trình thi công dự án đường bộ.

3. Khi có nhu cầu thi công, lắp đặt công trình thiết yếu trong hộp kỹ thuật của công trình đường bộ đã được xây dựng, chủ đầu tư dự án có công trình thiết yếu thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư này để được cấp Giấy phép thi công và chi trả kinh phí thuê hộp kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

4. Mọi chi phí phát sinh để thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn, bền vững công trình đường bộ khi xây dựng công trình thiết yếu gây ra do Chủ đầu tư công trình thiết yếu chi trả.

Điều 18. Chấp thuận, cấp phép thi công xây dựng công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ đối với quốc lộ đang khai thác

1. Trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo công trình đường bộ trong phạm vi đất dành cho đường bộ (trừ dự án do Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam là cấp quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư), chủ đầu tư dự án gửi hồ sơ đề nghị chấp thuận quy mô, giải pháp thiết kế đến Tổng cục đường bộ Việt Nam để được xem xét giải quyết.

2. Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công công trình đường bộ trên quốc lộ đang khai thác phải đề nghị Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến đường cấp Giấy phép thi công.

3. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công:

a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận thiết kế của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

d) Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

4. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này;

5. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6. Đối với các dự án nâng cấp, cải tạo đường bộ đang khai thác do Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam là chủ đầu tư, không phải đề nghị cấp giấy phép thi công; nhưng trước khi thi công, Ban Quản lý dự án hoặc nhà thầu thi công phải gửi đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hồ sơ có liên quan gồm: quyết định duyệt dự án, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt kể cả phương án thi công, biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông để cơ quan quản lý đường bộ xem xét, thỏa thuận bằng văn bản về thời gian thi công, biện pháp tổ chức bảo đảm an toàn giao thông khi thi công.

7. Tổ chức, cá nhân quản lý, bảo trì đường bộ làm công tác bảo dưỡng thường xuyên không phải đề nghị cấp Giấy phép thi công nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ.

8. Đối với đường bộ do địa phương quản lý, bảo trì, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định để phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế của địa phương, trừ quốc lộ được ủy thác quản lý.

Điều 19. Trình tự, cách thức thực hiện thủ tục hành chính

1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.

2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

a) Đối với trường hợp nộp trực tiếp: sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ; nếu không đúng quy định, hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ.

b) Đối với trường hợp nộp gián tiếp (qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác), cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện.

c) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, có văn bản chấp thuận hoặc cấp Giấy phép thi công. Trường hợp không chấp thuận hoặc không cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Chương IV

ĐẤU NỐI ĐƯỜNG NHÁNH VÀO QUỐC LỘ

Điều 20. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ

1. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ bao gồm:

a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;

b) Đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu;

c) Đường chuyên dùng gồm: đường lâm nghiệp, đường khai thác mỏ, đường phục vụ thi công, đường khu công nghiệp, đường nối trực tiếp từ công trình đơn lẻ;

d) Đường gom, đường nối từ đường gom.

2. Đường nhánh đấu nối vào quốc lộ phải thông qua điểm đấu nối thuộc quy hoạch điểm đầu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải.

3. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ trong phạm vi đô thị thực hiện theo quy hoạch đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Thiết kế nút giao của đường tránh đấu nối vào quốc lộ phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô.

5. Không quy hoạch điểm đấu nối vào đường cao tốc. Việc kết nối giao thông vào đường cao tốc được thực hiện theo thiết kế kỹ thuật của tuyến đường.

6. Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh:

a) Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án đi qua, chủ đầu tư quốc lộ xác định các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức) giữa các tuyến đường bộ hiện có với dự án quốc lộ được xây dựng, xác định vị trí vào các trạm dịch vụ theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, gửi phương án thiết kế tuyến đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xin ý kiến phê duyệt.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh mục các điểm đấu nối (kể cả cửa hàng xăng dầu) theo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo quy tại khoản 3 Điều 22 Thông tư này để được thỏa thuận trước khi phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật tuyến đường.

Điều 21. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ quy định tại điểm khoản 1 Điều 20 của Thông tư này nằm trong khu vực nội thành, nội thị: căn cứ vào quy hoạch đô thị, khoảng cách giữa các điểm đấu nối xác định theo quy hoạch giao thông đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền về quy hoạch đô thị phê duyệt

2. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ quy định tại điểm khoản 1 Điều 20 của Thông tư này nằm ngoài khu vực nội thành, nội thị:

a) Khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến dọc theo quốc lộ, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp I, cấp II không nhỏ hơn 5.000 mét, đối với đường cấp III không nhỏ hơn 1.500 mét, đối với đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét;

b) Đối với các tuyến quốc lộ có dải phân cách giữa, có đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến dọc quốc lộ, cụ thể như sau: đối với tuyến đường cấp I, cấp II không nhỏ hơn 2.000 mét, đường cấp III trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét;

c) Trường hợp khu vực có địa hình mà hành lang an toàn đường bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác không thể di dời được khoảng cách giữa hai điểm đấu nối phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

3. Khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính từ điểm giữa của cửa hàng) đấu nối đường dẫn ra, vào quốc lộ phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, đồng thời phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu, như sau:

a) Trong khu vực nội thành, nội thị: đối với tuyến đường có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía dọc theo mỗi bên tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 1.000 mét; đối với tuyến đường không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên của đoạn tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 2.000 mét;

b) Ngoài khu vực nội thành, nôi thị: đối với đường có dải phân cách giữa, có đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía dọc theo mỗi bên của đoạn quốc lộ không nhỏ hơn 6.000 mét; đối với tuyến đường không có dải phân cách giữa, khoảng cách giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên của đoạn tuyến quốc lộ không nhỏ hơn 12.000 mét.

4. Đối với cửa hàng xăng dầu được quy hoạch ở lân cận hoặc trùng với điểm đấu nối của đường nhánh khác, phải điều chỉnh để tại vị trí đó chỉ tồn tại một điểm đấu nối theo hướng ưu tiên điểm đấu nối của công trình có trước hoặc sử dụng chung.

Điều 22. Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Quy hoạch các điểm đấu nối bao gồm việc xác định vị trí và hình thức giao cắt giữa quốc lộ với các đường nhánh để xây dựng các nút giao thông và phương án tổ chức giao thông nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao nhiệm vụ cho đơn vị tư vấn có đủ năng lực xây dựng quy hoạch các điểm đấu nối và giao cho các cơ quan chức năng của địa phương thẩm định nội dung của quy hoạch các điểm đấu nối trước khi thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải. Việc lập quy hoạch các điểm đấu nối có thể thực hiện cho tất cả các tuyến quốc lộ hoặc lập riêng cho từng tuyến quốc lộ qua địa bàn.

3. Thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi văn bản đề nghị thỏa thuận kèm theo 02 bộ hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối (cả dữ liệu điện tử của hồ sơ quy hoạch) về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam;

b) Tổng cục đường bộ Việt Nam nghiên cứu hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo, trình Bộ Giao thông vận tải xem xét thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối; trường hợp cần thiết Tổng cục đường bộ Việt Nam có ý kiến bằng văn bản đề nghị địa phương bổ sung, điều chỉnh trước khi trình Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận.

Điều 23. Trình tự thực hiện quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ

1. Thu thập thông tin về cấp kỹ thuật hiện tại và cấp kỹ thuật theo quy hoạch của quốc lộ cần đấu nối.

2. Khảo sát, thống kê

a) Các đường nhánh hiện có theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư này; xác định các điểm đấu nối đường nhánh đã được và chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; các vị trí điểm đấu nối phù hợp với quy định về nút giao thông của tiêu chuẩn hiện hành về yêu cầu thiết kế đường ô tô;

b) Các đoạn tuyến quốc lộ trong đô thị, ngoài đô thị; tổng hợp các đoạn tuyến không đủ quỹ đất để xây dựng đường gom, các công trình và điều kiện địa hình cản trở việc xây dựng đường gom liên tục theo chiều dài quốc lộ;

c) Các đường nhánh có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mét chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đã đấu nối tự phát vào quốc lộ trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có hiệu lực mà chưa có nhu cầu cải tạo, mở rộng điểm đấu nối vào quốc lộ phải thực hiện xóa bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 29;

d) Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng theo quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ Công Thương) phê duyệt, trong đó phân loại cửa hàng xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép và không cho phép sử dụng tạm thời hành lang an toàn đường bộ để làm đường dẫn ra, vào; trường hợp địa phương chưa có quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu, cơ quan được giao nhiệm vụ quy hoạch các điểm đấu nối phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về công thương cấp tỉnh lập quy hoạch các điểm đấu nối là đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu.

3. Tổng hợp ý kiến thẩm định của các cơ quan chức năng địa phương về các nội dung: sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch về sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch đất xây dựng đường gom; quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu có liên quan đến việc khai thác sử dụng các điểm đấu nối.

4. Quy hoạch các điểm đấu nối của mỗi tuyến quốc lộ được lập thành bộ hồ sơ riêng để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý.

Điều 24. Hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ

Hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ gồm:

1. Thuyết minh quy hoạch các điểm đấu nối:

a) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực hai bên quốc lộ được quy hoạch các điểm đấu nối;

b) Hiện trạng của tuyến quốc lộ: cấp đường, điểm đầu, điểm cuối; các vị trí đặc biệt (khu vực nội thành, nội thị; cầu lớn, hầm đường bộ, điểm giao cắt với đường sắt); tình hình sử dụng hành lang an toàn đường bộ và an toàn giao thông trên đoạn tuyến; các thông tin về quy hoạch của tuyến đường;

c) Bản giải trình lý do các đường gom nằm trong hành lang an toàn đường bộ; lý do các điểm đấu nối trong quy hoạch nhưng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối theo quy định; lộ trình xóa bỏ các đường nhánh có quy mô nhỏ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23;

d) Quy hoạch hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);

đ) Quy hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc các đô thị có tuyến quốc lộ đi qua (nếu có);

e) Ý kiến của Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý quốc lộ đối với nội dung của quy hoạch các điểm đấu nối.

2. Bảng quy hoạch các điểm đấu nối:

a) Bảng tổng hợp một số nội dung cơ bản về hiện trạng và quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ;

b) Bình đồ thể hiện các nội dung của bảng tổng hợp quy hoạch các điểm đấu nối.

Điều 25. Phê duyệt và thực hiện quy hoạch

1. Phê duyệt và thực hiện quy hoạch

a) Căn cứ văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch; gửi hồ sơ quy hoạch đã được phê duyệt về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam để phối hợp thực hiện.

b) Khi cần xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng điểm đấu nối có trong quy hoạch, căn cứ văn bản cho phép sử dụng điểm đấu nối của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức, cá nhân sử dụng điểm đấu nối lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Thông tư này để được giải quyết.

2. Sau khi xây dựng mới hoặc cải tạo, mở rộng các điểm đấu nối theo quy hoạch các điểm đấu nối được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xóa bỏ các điểm không đảm bảo khoảng cách tối thiểu ở lân cận điểm đấu nối đó.

3. Các địa phương đã có thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối với Bộ Giao thông vận tải hoặc đã gửi hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam theo dấu bưu điện) trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nếu thấy cần thiết phải Điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và Thông tư này, gửi hồ sơ quy hoạch các điểm đấu nối điều chỉnh về Bộ Giao thông vận tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam để xem xét, giải quyết.

Điều 26. Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ

1. Trước khi nâng cấp, cải tạo nút giao; chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt, căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành, lập và gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đấu nối vào quốc lộ.

2. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thiết kế kỹ thuật nút giao đấu nối vào quốc lộ:

a) Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của nút giao đấu nối liên quan đến đường cấp I, đường cấp II và đường cấp III;

b) Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông, lưu giữ hồ sơ của các nút giao đấu nối liên quan đến đường cấp IV trở xuống được giao quản lý;

3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao gồm:

a) Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu); hoặc văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải cho phép đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đối với các trường hợp quốc lộ chưa có quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ được phê duyệt (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

c) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) giao tổ chức, cá nhân làm chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng nút giao;

d) Thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao (có biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).

e) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

5. Thời hạn giải quyết trong 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.

6. Các dự án đường bộ xây dựng mới có đấu nối vào quốc lộ đã được Bộ Giao thông vận tải hoặc Tổng cục đường bộ Việt Nam phê duyệt thiết kế kỹ thuật không phải thực hiện bước đề nghị chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông.

7. Văn bản chấp thuận thiết kế kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông của nút giao có giá trị trong thời gian 12 tháng kể từ ngày ký ban hành, nếu quá 12 tháng phải thực hiện việc gia hạn. Thủ tục gia hạn như quy định đối với việc gia hạn chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu tại khoản 7 Điều 13 của Thông tư này.

Điều 27. Cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thi công nút giao đấu nối vào quốc lộ là Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải được giao quản lý tuyến quốc lộ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công xây dựng nút giao đấu nối vào quốc lộ:

a) Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế nút giao của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công / (trong đó có biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bản chính).

d) Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ.

3. Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

4. Thời hạn giải quyết: trong 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

5. Nút giao phải được cơ quan cấp phép thi công nghiệm thu và chấp thuận đưa vào khai thác, sử dụng.

6. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng công trình nút giao ảnh hưởng đến an toàn giao thông, bền vững kết cấu công trình đường bộ và phải nộp 01 bộ hồ sơ hoàn công để cơ quan cấp phép thi công lưu trữ và bổ sung, cập nhật nút giao vào hồ sơ quản lý tuyến đường.

7. Chủ sử dụng nút giao chịu trách nhiệm bảo trì nút giao; việc bảo dưỡng thường xuyên nút giao không phải đề nghị cấp phép thi công nhưng phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông; khi sửa chữa định kỳ nút giao phải đề nghị cấp phép thi công theo quy định tại Điều này.

Điều 28. Đấu nối tạm thời có thời hạn vào quốc lộ đang khai thác

1. Đối với dự án, công trình xây dựng do điều kiện địa hình trong khu vực khó khăn hoặc điều kiện kỹ thuật của thiết bị, cho phép mở điểm đấu nối tạm thời có thời hạn để làm đường công vụ vận chuyển nguyên vật liệu, vận chuyển thiết bị máy móc; hết thời hạn đấu nối tạm sẽ hoàn trả hiện trạng ban đầu của hành lang an toàn đường bộ.

2. Thời hạn sử dụng điểm đấu nối tạm thời không quá 12 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn 01 (một) lần nhưng tổng thời gian mở điểm đấu nối tạm không quá 24 tháng. Sau thời hạn này, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xóa bỏ điểm đấu nối tạm thời và hoàn trả hành lang an toàn đường bộ như ban đầu; trường hợp dự án, công trình có tiến độ thi công lớn hơn 24 tháng, phải làm đường gom nối từ dự án đến nút giao điểm đấu nối gần nhất có trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

3. Hồ sơ đề nghị đấu nối tạm thời có thời hạn vào quốc lộ đang khai thác

a) Văn bản đề nghị chấp thuận đấu nối tạm thời nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm thời;

b) Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, các tài liệu liên quan khác (nếu có);

c) Văn bản của Cục quản lý đường bộ (đối với quốc lộ được giao quản lý) về hiện trạng đoạn tuyến có điểm thỏa thuận đấu nối tạm thời, ảnh hưởng đến an toàn giao thông nếu mở điểm đấu nối tạm thời, đề xuất phương án xử lý;

d) Bản vẽ bình đồ đoạn tuyến có điểm đấu nối tạm thời và phương án tổ chức giao thông của nút giao.

4. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đấu nối tạm thời gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Giao thông vận tải.

b) Thủ tục tiếp nhận theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 19 của Thông tư này.

c) Sở Giao thông vận tải thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh gửi văn bản đề nghị thỏa thuận điểm đấu nối tạm thời đến Tổng cục đường bộ Việt Nam kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này. Văn bản Ủy ban nhân dân tỉnh nêu rõ lý do, vị trí, lý trình điểm đấu nối, thời gian sử dụng điểm đấu nối tạm thời và ý kiến liên quan đến hoàn trả hiện trạng ban đầu.

d) Tổng cục đường bộ Việt Nam xem xét, chấp thuận đấu nối tạm thời trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; trường hợp không chấp thuận đấu nối tạm thời phải trả lời bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

đ) Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Tổng cục đường bộ Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản trả lời chủ đầu tư dự án.

5. Việc chấp thuận thiết kế, cấp phép thi công điểm đấu nối tạm thời thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.

Điều 29. Giải quyết các tồn tại về sử dụng hành lang an toàn đường bộ

1. Đường dân sinh đấu nối tự phát vào quốc lộ trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP có hiệu lực sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ, có mặt cắt ngang nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mét, trong khi chưa xây dựng được đường gom, cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện trạng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020.

2. Các cửa hàng xăng dầu đã đấu nối vào quốc lộ theo chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Thông tư này, được tiếp tục tồn tại nhưng địa phương phải hoàn thành việc Điều chỉnh hoặc xóa bỏ theo quy hoạch trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Các cửa hàng xăng dầu xây dựng tự phát, đấu nối trái phép vào quốc lộ hoặc nằm trong hành lang an toàn đường bộ, quy mô không bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ được tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù, giải tỏa và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý tuyến đường kiểm kê đất, tài sản trên đất để có cơ sở đền bù hoặc thống nhất phương án sửa chữa.

4. Trường hợp sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ đối với đất và tài sản gắn liền với đất đã có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố.

5 . Trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, kiên quyết giải tỏa, không bồi thường cho các tổ chức, cá nhân vi phạm.

6. Cơ sở giải quyết việc đền bù, giải tỏa khi bắt buộc di dời các công trình tồn tại trong hành lang an toàn theo quy định của pháp luật hiện hành phải căn cứ mốc thời gian xây dựng công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ.

Các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ trực thuộc phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tài liệu Điều tra, lưu trữ để lập bình đồ duỗi thẳng thể hiện vị trí, thời gian xây dựng, quy mô các công trình nằm trong đất hành lang an toàn giao thông quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP theo các mốc thời gian sau đây:

a) Công trình xây dựng trước ngày 21 tháng 12 năm 1982 là thời gian chưa có quy định cụ thể về hành lang an toàn đường bộ;

b) Công trình xây dựng từ ngày 21 tháng 12 năm 1982 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2000 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 203/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ đường bộ;

c) Công trình xây dựng từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 đến trước ngày 30 tháng 11 năm 2004 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang bảo vệ đường bộ theo Nghị định số 172/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông đối với công trình giao thông đường bộ;

d) Công trình xây dựng từ ngày 30 tháng 11 năm 2004 đến trước ngày 15 tháng 4 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 186/2004/NĐ-CP của Chính phủ;

đ) Công trình xây dựng từ ngày 15 tháng 04 năm 2010 là giai đoạn cấm xây dựng, cơi nới và lấn chiếm trong hành lang an toàn theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 30. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ hoặc chủ đầu tư đối với đường đang triển khai dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

1. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xây dựng phương án cắm mốc giới hạn xác định hành lang an toàn đường bộ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã công bố công khai và tổ chức việc cắm mốc lộ giới trên thực địa, bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, bảo vệ phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã được cắm mốc lộ giới.

2. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ. Khi phát hiện vi phạm phải yêu cầu đình chỉ hành vi vi phạm và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Thanh tra đường bộ để phối hợp lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo thẩm quyền.

3. Phối hợp với Thanh tra đường bộ và các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương thực hiện giải tỏa công trình lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ thuộc phạm vi đơn vị trực tiếp quản lý; đồng thời, định kỳ báo cáo cơ quan quản lý đường bộ cấp trên về công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ.

Điều 31. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân các cấp

1. Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:

a) Xây dựng kế hoạch và biện pháp xử lý các vi phạm hành lang an toàn đường bộ chưa được xử lý, giải quyết triệt để;

b) Báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ về Tổng cục đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ) hoặc về Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với các đường thuộc địa phương quản lý) để tiếp tục có biện pháp giải quyết;

c) Cập nhật số liệu của công trình thiết yếu được xây dựng mới, công trình sửa chữa, cải tạo nâng cấp vào sơ đồ quản lý công trình thiết yếu của tuyến đường bộ được giao quản lý;

d) Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, cập nhật thông tin bổ sung vào hồ sơ quản lý công trình của tuyến đường bộ được giao quản lý; gửi văn bản thỏa thuận, giấy phép thi công về Tổng cục đường bộ Việt Nam và Thanh, tra Sở Giao thông vận tải để theo dõi, giám sát và xử lý khi có vi phạm xảy ra theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục đường bộ Việt Nam căn cứ các quy định tại Thông tư này, tổ chức thực hiện công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với hệ thống quốc lộ trong phạm vi cả nước.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng dọc hai bên đường bộ;

b) Đầu tư xây dựng hệ thống đường gom (nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ) dọc hai bên quốc lộ theo quy hoạch các điểm đấu nối đã phê duyệt; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng đấu nối trực tiếp vào quốc lộ.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Giải tỏa các công trình ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông đường bộ và không ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và hoạt động giao thông vận tải;

b) Tổ chức thực hiện cưỡng chế để giải tỏa vi phạm, lập lại trật tự hành lang an đường bộ; ngăn chặn và chấm dứt tình trạng tái lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ;

c) Phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra đường bộ xử lý theo thẩm quyền các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường bộ.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Phát hiện và phối hợp với Đơn vị quản lý đường bộ, Thanh tra đường bộ xử lý kịp thời, theo thẩm quyền các hành vi lấn, chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ;

b) Tiếp nhận bàn giao và quản lý, bảo vệ mốc lộ giới.

Điều 32. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và các cơ quan khác

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm

a) Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát hiện và thông báo kịp thời đến cơ quan quản lý đường bộ hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đặc biệt trong trường hợp không chấp hành yêu cầu của đơn vị quản lý đường bộ hoặc các cơ quan bảo vệ pháp luật khi tiến hành lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

2. Thanh tra đường bộ

a) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi trách nhiệm được giao;

b) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường hoàn thiện hồ sơ vi phạm hành lang an toàn đường bộ gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cưỡng chế để giải tỏa;

c) Chủ trì, phối hợp với đơn vị quản lý bảo dưỡng tuyến đường hoàn thiện hồ sơ vi phạm công trình đường bộ, lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ; xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, chuyển hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền; phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ trong việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Chương V

ĐẶT SỐ HIỆU VÀ MÃ SỐ ĐƯỜNG TỈNH

Điều 33. Nguyên tắc, cách đặt số hiệu đường tỉnh

1. Nguyên tắc, cách đặt số hiệu đường tỉnh theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

2. Đường tỉnh đã được đặt số hiệu trước khi Thông tư này có hiệu lực giữ nguyên như cũ.

Điều 34. Mã số đường tỉnh

1. Mã số đường tỉnh để đặt số hiệu của hệ thống đường tỉnh.

2. Mã số đường tỉnh là số tự nhiên có 03 (ba) chữ số; quy định mã số đường tỉnh cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VI

BẢO ĐẢM GIAO THÔNG VÀ AN TOÀN GIAO THÔNG KHI THI CÔNG TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐANG KHAI THÁC

Mục 1. TRƯỚC KHI THI CÔNG

Điều 35. Cấp Giấy phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ đang khai thác

1. Việc xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu, công trình đường bộ, đấu nối, biển quảng cáo tạm thời xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chỉ được thực hiện sau khi có Giấy phép thi công do Cục quản lý đường bộ hoặc Sở Giao thông vận tải (cơ quan được giao trực tiếp quản lý tuyến quốc lộ) cấp, giấy phép thi công theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Chủ đầu tư dự án công trình hoặc nhà thầu thi công gửi hồ sơ đề nghị được cấp phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được xem xét giải quyết theo quy định tại các Điều 13, 14, 16, 17, 18 Thông tư này.

Điều 36. Nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường để thi công

1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thi công hoặc có văn bản thỏa thuận thi công phải làm thủ tục nhận bàn giao hiện trường, mặt bằng để thi công với đơn vị quản lý đường bộ.

2. Tổ chức, cá nhân thi công phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn; đồng thời, chịu mọi trách nhiệm nếu không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để xảy ra tai nạn giao thông kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường.

Mục 2. TRONG KHI THI CÔNG

Điều 37. Biện pháp và thời gian thi công

1. Trong suốt quá trình thi công, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng biện pháp, thời gian thi công đã được thống nhất, phải bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định và không được gây hư hại các công trình đường bộ hiện có, trong trường hợp không thể tránh được, phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về biện pháp bảo vệ hoặc tạm thời tháo dỡ, di dời và thi công hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân thi công phải chịu sự kiểm tra, giám sát của đơn vị quản lý đường bộ và thanh tra giao thông đường bộ trong việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông khi thi công tại Thông tư này; đồng thời chịu mọi trách nhiệm về sự mất an toàn giao thông do thi công gây ra.

Điều 38. Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Tổ chức, cá nhân thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ phải thực hiện các quy định sau đây:

a) Không để vật liệu, phương tiện thi công che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông trên đường bộ đang khai thác;

b) Không để khói, bụi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên đường bộ đang khai thác;

c) Khi thi công lắp đặt các thiết bị có kích thước lớn phải có biện pháp bảo đảm an toàn; không được để rơi, đổ vào đường bộ đang khai thác;

d) Không ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ hiện có.

2. Không san, đổ, ủi đất trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà không phục vụ việc thi công công trình hợp pháp.

Điều 39. Đường tránh, cầu tạm và hệ thống báo hiệu đường bộ

1. Khi thi công cầu mới nếu tiếp tục sử dụng cầu cũ để thông xe, đơn vị thi công cầu mới phải chịu trách nhiệm đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt trên cầu cũ cho đến khi cầu mới được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

2. Đường tránh, cầu tạm phải được hoàn thành trước khi thi công công trình chính. Đường tránh, cầu tạm phải bảo đảm cho các loại phương tiện giao thông có tải trọng và kích cỡ mà đường cũ đã cho phép qua lại an toàn. Đường tránh, cầu tạm tại quốc lộ có tiêu chuẩn kỹ thuật từ cấp III trở lên phải có ít nhất 02 làn xe.

3. Hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông phải được hoàn thành trước khi thi công công trình chính theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành.

Điều 40. Người cảnh giới

1. Trong thời gian thi công phải có người cảnh giới, hướng dẫn giao thông; khi ngừng thi công phải có báo hiệu an toàn theo quy định như: biển chỉ dẫn, cờ và đèn đỏ vào ban đêm.

2. Người cảnh giới hướng dẫn giao thông phải đeo băng đỏ bên cánh tay trái, được trang bị cờ, còi và đèn vào ban đêm.

Điều 41. Biển hiệu, phù hiệu, trang phục khi thi công

1. Tổ chức, cá nhân khi thi công phải có biển hiệu ở hai đầu đoạn đường thi công ghi rõ tên của cơ quan quản lý dự án hoặc chủ quản; tên đơn vị thi công, lý trình thi công, địa chỉ văn phòng công trường, số điện thoại liên hệ và tên của người chỉ huy trưởng công trường.

2. Người chỉ huy công trường phải có phù hiệu riêng để nhận biết, người làm việc trên đường phải mặc trang phục bảo hộ lao động theo quy định.

Điều 42. Phương tiện thi công

1. Phương tiện thi công trên đường phải có đầy đủ thiết bị an toàn và đăng ký biển số theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài giờ thi công, phương tiện thi công phải được tập kết vào bãi. Trường hợp không có bãi tập kết, phải đưa vào sát lề đường, tại những nơi dễ phát hiện và có biển báo hiệu cho người tham gia giao thông trên đường nhận biết.

3. Phương tiện thi công hư hỏng phải tìm mọi cách đưa sát vào lề đường và phải có báo hiệu theo quy định.

Điều 43. Thi công nền đường, mặt đường, mặt cầu

1. Khi thi công nền đường, mặt đường, mặt cầu phải dành lại phần nền đường, mặt đường, mặt cầu để cho xe và người đi bộ qua lại, cụ thể như sau:

a) Mặt đường, mặt cầu rộng từ 3 làn xe trở xuống phải để ít nhất 1 làn xe;

b) Mặt đường, mặt cầu rộng trên 3 làn xe phải để ít nhất 2 làn xe.

2. Trường hợp không để đủ bề rộng 1 làn xe hoặc có nguy cơ gây ùn tắc giao thông, phải làm đường tránh, cầu tạm.

3. Trường hợp tuyến đường độc đạo, mặt đường thi công hẹp không thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, phải đề xuất phương án đảm bảo giao thông ngay từ bước lập dự án (kể cả hỗ trợ bằng đường thủy, đường sắt); các hạng mục thành phần này phải được triển khai thi công trước, bảo đảm đưa vào khai thác trước khi thi công tuyến chính.

4. Trường hợp đào để mở rộng nền đường, đào đến đâu phải hoàn thiện ngay đến đó. Trường hợp thi công trên các đoạn nền đất yếu, đào hạ nền đường, đắp nền cao hơn 2 mét, phải có biện pháp riêng về bảo đảm giao thông và ứng phó khi gặp thời tiết xấu được tư vấn giám sát và chủ công trình chấp thuận.

5. Khi thi công móng và mặt đường: chiều dài mũi thi công không quá 300 mét, các mũi thi công cách nhau ít nhất 500 mét. Trong mùa mưa lũ, phải hoàn thành thi công dứt điểm từng đoạn sau mỗi ca, mỗi ngày, không để trôi vật liệu ra hai bên đường làm hư hỏng tài sản của người dân và gây ô nhiễm môi trường.

6. Trường hợp thi công cống ngang đường không có đường tránh bảo đảm giao thông:

a) Chỉ được thi công tối đa trên 1/2 bề rộng mặt đường, 1/2 bề rộng mặt đường còn lại để bảo đảm giao thông;

b) Đường có lưu lượng xe lớn chỉ được thi công trên 1/3 chiều rộng mặt đường, 2/3 chiều rộng mặt đường còn lại để bảo đảm giao thông;

c) Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật từ cấp III trở lên, nếu không đủ hai làn xe bảo đảm giao thông, phải đắp tạm mở rộng để bảo đảm đủ hai làn xe;

d) Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IV, V và cấp VI, nếu không đủ một làn xe bảo đảm giao thông, phải đắp tạm mở rộng để bảo đảm đủ một làn xe;

đ) Khi thi công theo quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này phải có hàng rào hộ lan quanh hố đào và đặt báo hiệu theo quy định về báo hiệu đường bộ hiện hành.

7. Khi thi công trên đường phải có phương án và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm của từng loại công trình.

Điều 44. Vật liệu thi công

1. Vật liệu thi công chỉ được đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công; chiều dài để vật liệu không kéo dài quá 300 mét; không được để song song cả hai bên làm thu hẹp nền, mặt đường.

2. Phải thi công dứt điểm, thu dọn hết vật liệu thừa trên đường trước đợt mưa lũ. Trường hợp xảy ra sự cố cầu đường do mưa lũ, phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông gửi cho đơn vị quản lý đường bộ địa phương để phối hợp.

3. Không để các loại vật liệu gây cản trở, mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Điều 45. Thi công có sử dụng mìn hoặc có cấm đường

1. Việc sử dụng mìn trong thi công

a) Phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu nổ;

b) Không nổ mìn từ 19 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau ở những nơi gần khu dân cư;

c) Đối với các dự án có khối lượng thi công nổ phá mìn lớn, có nhiều gói thầu, nhiều mũi thi công, chủ đầu tư phải tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương về thời gian nổ mìn, thống nhất với cơ quan cấp phép thi công và phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Việc ngăn đường, cấm đường

a) Không được kéo dài quá 01 giờ và phải cách nhau ít nhất 04 giờ để bảo đảm giao thông thông suốt;

b) Phải bố trí thời gian cấm đường vào giờ thấp điểm;

c) Trường hợp quá thời gian quy định tại điểm a khoản này phải được Tổng cục đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với quốc lộ, Sở Giao thông vận tải chấp thuận đối với đường địa phương.

Điều 46. Thi công chặt cây ven đường

1. Việc chặt cây ven đường phải có báo hiệu, tổ chức gác hai đầu và bảo đảm khoảng cách an toàn.

2. Không cho cây đổ vào lòng đường gây cản trở giao thông. Trường hợp bắt buộc phải cho cây đổ vào lòng đường phải nhanh chóng đưa cây ra sát lề đường.

3. Không lao cành cây, các vật từ trên cao xuống nền, mặt đường.

Điều 47. Thi công sửa chữa cầu, kè, đường ngầm

1. Việc thi công sửa chữa cầu, kè, đường ngầm không sử dụng biện pháp ngăn, cấm đường phải tiến hành đảm bảo giao thông như sau:

a) Lắp đặt biển báo hiệu đường hẹp, biển hạn chế tốc độ, biển báo công trường theo đúng quy định;

b) Tổ chức gác chắn và có người điều hành giao thông 24/24 giờ;

c) Vật tư, thiết bị thi công đặt trong hàng rào ngăn cách giữa phần dành cho thi công với phần dành cho giao thông;

d) Hệ thống dẫn điện, nước phục vụ thi công phải được kiểm tra thường xuyên để tránh xảy ra tai nạn.

2. Trường hợp không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều này phải có đường tránh theo quy định tại Điều 39.

Điều 48. Thi công mở rộng đường lên, xuống bến phà, cầu phao

1. Khi thi công sửa chữa hoặc mở rộng đường lên, xuống bến phà, cầu phao, phải đảm bảo phần còn lại của đường dành cho việc lên, xuống như sau:

a) Không nhỏ hơn 4 mét đối với đường lên, xuống cầu phao;

b) Không nhỏ hơn 6 mét đối với đường lên, xuống phà.

2. Phải có đủ thiết bị an toàn.

3. Trường hợp không đủ bề rộng tối thiểu, không đảm bảo an toàn cho xe lên, xuống phà, cầu phao phải làm bến tạm.

Điều 49. Trục vớt phao, phà bị đắm

1. Thi công trục vớt phao, phà bị đắm, kể cả việc thanh thải các chướng ngại vật ở lòng sông dưới cầu phải có đầy đủ hệ thống phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định.

2. Phải dọn luồng cho cầu phao, phà hoạt động bình thường không để ách tắc giao thông.

Điều 50. Thu dọn mặt bằng, hiện trường và tiếp nhận bàn giao

1. Sau khi hoàn thành việc thi công một đoạn tuyến dài không quá 01 km hoặc 01 cầu, 01 cống, tổ chức, cá nhân thi công phải thu dọn toàn bộ các chướng ngại vật, hoàn trả lại mặt đường để giao thông được thông suốt, an toàn.

2. Trước khi nghiệm thu, bàn giao công trình, tổ chức, cá nhân thi công phải thu dọn, di chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu; thanh thải các chướng ngại vật và sửa chữa các hư hỏng (nếu có) của công trình đường bộ do thi công gây ra.

3. Sau khi hoàn thành các công việc quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân thi công báo cáo chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định; bàn giao lại hiện trường, mặt bằng thi công cho đơn vị quản lý đường bộ; việc bàn giao phải được lập thành biên bản.

4. Đơn vị quản lý đường bộ phải kiểm tra thực tế hiện trường, nếu phát hiện thấy hiện trường chưa được thu dọn, công trình đường bộ bị hư hỏng do việc thi công gây ra mà không được sửa chữa, trả lại nguyên trạng có quyền từ chối nhận bàn giao hoặc yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Công trình đã hoàn thành thi công nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao công trình

1. Chủ đầu tư phải khẩn trương hoàn thành công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

2. Đối với công trình thi công trên đường bộ đang khai thác, nhà thầu thi công có trách nhiệm tiếp tục bảo đảm giao thông, an toàn giao thông đến khi công trình được nghiệm thu, bàn giao cho đơn vị quản lý tuyến đường.

3. Đối với công trình thi công là đường chưa khai thác, nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo vệ công trình, không cho các phương tiện tham gia giao thông khi chưa có lệnh thông xe và chịu toàn bộ trách nhiệm có liên quan cho tới khi bàn giao cho đơn vị quản lý.

Điều 52. Trách nhiệm của chủ đầu tư

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc nhà thầu trong suốt quá trình thi công, bảo đảm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong thi công công trình trên đường bộ đang khai thác.

2. Khi ký kết hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư phải thỏa thuận với nhà thầu thi công điều, khoản xử phạt vi phạm hoặc chấm dứt hợp đồng nếu không thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông khi thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây mất an toàn và ùn tắc giao thông.

Chương VII

THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 53. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông

1. Đối với đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

a) Bắt buộc phải thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (dự án thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (dự án thiết kế 2 bước) và giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác.

b) Ngoài các giai đoạn thẩm định bắt buộc nêu trên, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể quyết định tiến hành thẩm định an toàn giao thông tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình lập dự án, thiết kế, thi công nếu thấy cần thiết.

c) Riêng đối với dự án do các địa phương là cấp quyết định đầu tư, tùy vào điều kiện thực tế có thể thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP.

2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác

a) Công trình đường bộ đang khai thác phải thực hiện việc thẩm định an toàn giao thông khi xảy ra một trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP .

b) Cơ quan có thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư này quyết định phê duyệt danh mục tuyến đoạn tuyến phải thẩm định an toàn giao thông đáp ứng điểm a Khoản này do đơn vị quản lý tuyến đường đề nghị.

Điều 54. Thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông

1. Đối với công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

a) Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với dự án do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, dự án đầu tư theo hình thức PPP đối với đường cao tốc và quốc lộ. Chủ đầu tư, nhà đầu tư dự án PPP chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.

b) Tổng cục đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với dự án do Tổng cục đường bộ Việt Nam quyết định đầu tư trên quốc lộ. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thẩm định dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư, dự án đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện theo hình thức PPP. Chủ đầu tư, nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông.

2. Đối với công trình đường bộ đang khai thác

a) Bộ Giao thông vận tải quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường cao tốc và quốc lộ được đầu tư theo hình thức PPP. Đơn vị được giao quản lý đường cao tốc, Nhà đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

b) Tổng cục đường bộ Việt Nam quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với quốc lộ. Các đơn vị được giao quản lý quốc lộ (Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông đối với đường đô thị, đường tỉnh, đường huyện (bao gồm cả đường được đầu tư theo hình thức PPP và đường địa phương trên địa bàn). Các đơn vị được giao quản lý đường bộ, nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.

Điều 55. Các căn cứ làm cơ sở thẩm định an toàn giao thông

1. Đối với đường xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư này về thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện thẩm định an toàn giao thông và các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông;

b) Hồ sơ dự án: báo cáo đầu tư xây dựng công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước, 2 bước) và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án;

c) Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng cho dự án;

d) Đề cương thẩm tra an toàn giao thông được chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 45/2011/TT-BGTYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;

e) Đối với trường hợp thẩm định an toàn giao thông trước khi đưa công trình vào khai thác phải có ý kiến bằng văn bản về tổ chức giao thông và sự ảnh hưởng của dự án đến an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải).

2. Đối với đường đang khai thác

a) Quyết định phê duyệt tuyến hoặc đoạn tuyến phải thẩm định an toàn giao thông của cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư này;

b) Hồ sơ hoàn công, hồ sơ quản lý đường của cơ quan trực tiếp quản lý tuyến hoặc đoạn tuyến, hồ sơ các vụ tai nạn giao thông;

c) Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các tiêu chuẩn có liên quan;

d) Đề cương thẩm tra an toàn giao thông được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT/BGTVT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác.

Điều 56. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đối với các dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo

1. Tư vấn thẩm tra an toàn giao thông thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết; cập nhật thông tin về tình hình tai nạn đã xảy ra nếu thực hiện thẩm tra an toàn giao thông dự án nâng cấp, cải tạo;

b) Nghiên cứu tài liệu đã thu thập được để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; sơ bộ giải pháp xử lý cho từng vấn đề; dự kiến danh mục các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn, các vấn đề cần chú trọng xem xét khi đi kiểm tra hiện trường;

c) Kiểm tra hiện trường để xác định, đối chiếu, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn (có xét đến sự ảnh hưởng thời tiết, điều kiện dân cư, tập quán). Khi thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa đường vào khai thác, phải kiểm tra hiện trường cả ban ngày và ban đêm;

d) Tham vấn ý kiến của người dân khu vực đoạn tuyến (nếu có) về vấn đề tai nạn, nhu cầu tham gia giao thông;

đ) Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông nêu rõ các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục theo nội dung quy định tại Điều 62 Thông tư này và trình chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư.

2. Chủ đầu tư hoặc nhà đầu tư xem xét báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của đơn vị thẩm tra an toàn giao thông, lập tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.

3. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông và có văn bản phê duyệt kết quả báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.

4. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông để phê duyệt bổ sung vào dự án.

Điều 57. Trình tự thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác

1. Tư vấn thẩm tra an toàn giao thông thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:

a) Thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết; thu thập các thông tin về tình hình tai nạn giao thông, tình hình mất an toàn giao thông đã xảy ra trên tuyến, đoạn tuyến thẩm tra;

b) Nghiên cứu tài liệu đã thu thập được để phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; sơ bộ giải pháp xử lý cho từng vấn đề; dự kiến danh mục các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn, các vấn đề cần chú trọng xem xét khi đi kiểm tra hiện trường; dự kiến các bất cập về an toàn giao thông tại các khu vực nút giao;

c) Kiểm tra hiện trường để xác định, đối chiếu, phát hiện các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn (có xét đến sự ảnh hưởng thời tiết, điều kiện dân cư, tập quán). Kiểm tra hiện trường phải thực hiện cả ban ngày lẫn ban đêm và khi thời tiết bất lợi (mưa, sương mù); việc kiểm tra phải có sự tham gia của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ tiếp nhận quản lý tuyến đường;

d) Làm việc với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, Ban An toàn giao thông địa phương và cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến để trao đổi về các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông; đề xuất kiến nghị nâng cao an toàn đối với tuyến, đoạn tuyến đang thẩm tra;

đ) Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông nêu rõ các vấn đề tiềm ẩn mất an toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục theo nội dung quy định tại Điều 62 Thông tư này và trình cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu tư.

2. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, nhà đầu tư xem xét báo cáo thẩm tra an toàn giao thông, lập tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.

3. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông, có văn bản phê duyệt kết quả báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.

4. Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông và thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 58. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình

1. Xem xét những giải pháp tổng thể về quy mô kỹ thuật của dự án

a) Sự phù hợp về phương án tuyến đi qua các điểm khống chế, vị trí giao cắt, khoảng cách giữa các nút giao (giao bằng, giao trực thông, giao liên thông);

b) Sự hợp lý về phương án thiết kế các công trình trên tuyến, hệ thống thoát nước, các điều kiện địa chất, khí hậu thủy văn; ảnh hưởng của cảnh quan môi trường, của các công trình dịch vụ, đường vào khu dân cư và các khu vực khác, lối đi cho xe cứu hỏa, cứu thương; khả năng mở rộng tuyến trong tương lai.

2. Đặc trưng hình học của bình đồ, trắc dọc, mặt cắt ngang điển hình và thay đổi mặt cắt, tổ chức giao thông, tiêu chuẩn thiết kế.

3. Tầm nhìn, đoạn quá độ, khả năng nhận biết, phản ứng của lái xe.

4. Tầm nhìn khi vào và tầm nhìn tại nút giao, bố trí tổng thể, mặt cắt ngang.

5. Đánh giá ảnh hưởng của các công trình ven đường, các công trình dành cho người đi bộ, phương tiện thô sơ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

6. Công tác an toàn trong thi công được thể hiện qua giải pháp tổng thể bảo đảm trong quá trình thi công (đường tránh, cầu tạm, bố trí mặt bằng thi công, biển báo hiệu, đèn chiếu sáng, điều khiển giao thông).

7. Các khía cạnh an toàn giao thông khác chưa được đề cập.

Điều 59. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và trong quá trình xây dựng

1. Xem xét những thay đổi so với giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình (nếu có) hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình về: hệ thống thoát nước, điều kiện địa chất, khí hậu thủy văn; ảnh hưởng cảnh quan môi trường của các công trình dịch vụ, đường qua khu dân cư và các khu vực khác, lối đi cho xe cứu hỏa, cứu thương; khả năng mở rộng công trình trong tương lai; hệ số an toàn giao thông, biểu đồ tốc độ xe chạy theo lý thuyết.

2. Các vấn đề cụ thể về đặc trưng hình học của bình đồ, trắc dọc, trắc ngang điển hình và sự thay đổi mặt cắt, bố trí chung, xử lý lề đường, hè đường; tập trung thẩm tra, thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn giao thông khi một số chỉ tiêu kỹ thuật thiết kế đường có châm chước về Rmin, Rlồi, Rlõm, thiết kế tầm nhìn, trắc dọc; các vị trí taluy âm, dương có chiều cao đắp hoặc đào lớn.

3. Các chi tiết định tuyến: đoạn quá độ, khả năng nhận biết, xử lý của lái xe, chi tiết thiết kế hình học, xử lý tại các vị trí cầu, cống.

4. Các nút giao cắt và các điểm đấu nối

a) Tầm nhìn khi xe ô tô đi vào nút và tầm nhìn tại nút giao, bố trí tổng thể của nút giao (nút giao liên thông và nút giao trực thông), các đường vào nút giao, khả năng quan sát của lái xe, chi tiết thiết kế hình học của nút giao, đảo giao thông, chiếu sáng;

b) Vị trí các điểm đấu nối, phân tích sự hợp lý hoặc bất hợp lý về các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn giao thông như: khoảng cách giữa các nút giao, vị trí đấu nối, quy mô kết cấu, các yếu tố kỹ thuật về bình đồ, trắc dọc, trắc ngang, độ dốc dọc và khoảng cách vuốt nối.

5. Đánh giá ảnh hưởng của các công trình ven đường, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ, phương tiện thô sơ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

a) Đánh giá sự ảnh hưởng của các công trình đang vi phạm hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ, thống kê đầy đủ các công trình nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ trước khi thi công và sau khi thi công (nghiên cứu phương án giải phóng mặt bằng);

b) Thẩm định sự ảnh hưởng của các dòng xe khi chạy trộn dòng, sự sút giảm của tốc độ thực tế so với thiết kế và sự mất an toàn giao thông khi cho chạy trộn dòng hỗn hợp.

6. Biển báo hiệu, sơn kẻ đường, đèn chiếu sáng và điều khiển giao thông: phát hiện sự bất hợp lý của hệ thống an toàn giao thông, đưa ra đề xuất cụ thể (điều chỉnh hoặc bổ sung) để hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông trước khi đưa công trình vào khai thác.

7. Các công trình khác: các công trình đặt gần sát với đường xe chạy có tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông như dải phân cách, rào chống va, tường hộ lan, gờ lượn sóng, các giải pháp an toàn mà tư vấn thiết kế đề xuất.

8. Chi tiết thiết kế cầu, hầm, cống: thẩm định sự hợp lý về vị trí bố trí công trình, độ dốc dọc đường hai đầu cầu, hầm, các đường nối ra, vào cầu và quy mô kết cấu công trình cầu, hầm, cống.

9. Công tác an toàn giao thông trong thi công bố trí thiết bị thi công, các hoạt động trong quá trình thi công, quản lý và Điều hành giao thông, các giải pháp cụ thể về an toàn giao thông (các phương án đường tránh, cầu tạm, dây chuyền thi công) đặc biệt lưu ý đối với các tuyến đường cải tạo, nâng cấp.

10. Các vấn đề về an toàn giao thông khác chưa được đề cập.

11. Báo cáo kết quả thẩm tra, thẩm định phải tổng hợp đánh giá những ảnh hưởng đến an toàn giao thông, từ đó kiến nghị tốc độ tối đa cho phép chạy xe khi hoàn thành dự án.

Điều 60. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác

1. Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị gồm: chủ đầu tư, cảnh sát giao thông, tư vấn giám sát, đơn vị thi công và cơ quan, đơn vị được giao trực tiếp quản lý khai thác xem xét, kiểm tra các nội dung đã nêu trong báo cáo thẩm tra an toàn giao thông của các giai đoạn trước đó để đối chiếu với kết quả đã thi công tại hiện trường (đối chiếu giữa hồ sơ thiết kế được duyệt với thực địa và tình trạng thực tế trên đường) đặc biệt là các vấn đề về tổ chức giao thông, điều khiển giao thông cho các phương tiện thô sơ, người đi bộ; các làn đường rẽ, bến xe, các chướng ngại vật, tình trạng hư hỏng mặt đường, tình hình lấn chiếm, vi phạm hành lang an toàn đường bộ.

2. Đề xuất giải pháp bổ sung hoặc điều chỉnh nhằm bảo đảm an toàn giao thông tối đa trước khi đưa công trình vào khai thác.

Điều 61. Nội dung thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông trong quá trình khai thác đường

Tổ chức được giao thẩm tra an toàn giao thông chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ xem xét, kiểm tra các nội dung, trong đề cương thẩm tra an toàn giao thông được duyệt có sự đối chiếu giữa hồ sơ thiết kế (hồ sơ hoàn công) với thực địa và lưu lượng xe, tình trạng giao thông thực tế trên đường, sự lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ hai bên đường (kể cả hành lang an toàn của công trình cầu, cống) để phát hiện kịp thời những yếu tố, nguy cơ dẫn đến mất an toàn giao thông, chú ý đến tổ chức và điều khiển giao thông cho các phương tiện thô sơ, người đi bộ, các làn phụ, đường rẽ, bến xe, các chướng ngại vật che khuất tầm nhìn, các biển quảng cáo (khu vực đô thị) và tình trạng đấu nối vào đường ưu tiên, sự xuất hiện bất hợp lý về yếu tố kỹ thuật mới nảy sinh trong quá trình khai thác, các hư hỏng mặt đường và những vị trí hành lang đường bộ bị vi phạm.

Điều 62. Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông

Báo cáo thẩm tra an toàn giao thông bao gồm các nội dung cơ bản sau:

1. Thông tin chung

a) Tên của dự án và giai đoạn công tác thẩm định được thực hiện;

b) Tên của chủ nhiệm thẩm tra và thẩm tra viên;

c) Danh mục tài liệu đã thu thập.

2. Nội dung chính

a) Mô tả ngắn gọn các đề xuất;

b) Các chi tiết khi đi thị sát và đánh giá hiện trường;

c) Mô tả chi tiết các vấn đề tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và đề xuất biện pháp khắc phục.

Điều 63. Danh mục các nội dung xem xét trong quá trình thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ

Danh mục các nội dung được xem xét trong quá trình thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 64. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

2. Các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này nếu có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 65. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Tổng cục đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo với Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như Điều 65;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

PHỤ LỤC 1

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(1)

(2)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..

…., ngày …. tháng …. năm 201….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Chấp thuận xây dựng (...3...)

Kính gửi ……………………….. (4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;

- Căn cứ Thông tư số .../TT-BGTVT ngày .... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- (…5…..)

( …2....) đề nghị được chấp thuận xây dựng công trình (...6...) trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của (…..7…..)

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

Hồ sơ thiết kế của (...6...);

Bản sao (...8...) Báo cáo kết quả thẩm tra Hồ sơ thiết kế của (...6...) do (...9...) thực hiện.

- (...10...)

(.. .2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

Địa chỉ liên hệ: …..

Số điện thoại: …….


Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- ………….;
- Lưu VT.

(…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Chấp thuận xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL5, địa phận tỉnh Hưng Yên”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình thiết yếu được quy định tại Điều 13 Thông tư này.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Ghi rõ, đầy đủ tên, nhóm dự án của công trình thiết yếu.

(7) Ghi rõ tên quốc lộ, cấp kỹ thuật của đường hiện tại và theo quy hoạch, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải quốc lộ, các vị trí cắt ngang qua quốc lộ (nếu có).

(8) Bản sao có xác nhận của chủ công trình (nếu công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác).

(9) Tổ chức tư vấn (độc lập với tổ chức tư vấn lập Hồ sơ thiết kế) được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ.

(10) Các tài liệu khác nếu (...2...) thấy cần thiết./.

PHỤ LỤC 2

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(1)

(2)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..

…., ngày …. tháng …. năm 201….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THIẾT YẾU TRONG PHẠM VI BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Gia hạn xây dựng (...3...)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;

- Căn cứ Thông tư số .../TT-BGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- (……..5…….)

(.. .2...) đề nghị được gia hạn xây dựng công trình, nêu rõ lý do gia hạn.

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

- Bản sao chụp Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu;

- (…….6…….)

(.. .2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình thiết yếu và không đòi bồi thường khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được gia hạn xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận gia hạn.

Địa chỉ liên hệ: ………….

Số điện thoại: ……………

Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- ………….;
- Lưu VT.

(…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị gia hạn xây dựng công trình thiết yếu.

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Gia hạn xây dựng đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL5, địa phận tỉnh Hưng Yên”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình, thiết yếu được quy định tại Điều 13 Thông tư này.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Các tài liệu khác nếu (...2...) thấy cần thiết./.

PHỤ LỤC 3

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT NÚT GIAO, ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO QUỐC LỘ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(1)

(2)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..

…., ngày …. tháng …. năm 201….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN THIẾT KẾ KỸ THUẬT NÚT GIAO ĐƯỜNG NHÁNH ĐẤU NỐI VÀO QUỐC LỘ

Chấp thuận xây dựng (.. .3...)

Kính gửi: …………………………. (4)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;

- Căn cứ Thông tư số .../TT-BGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;;

- (……..5…….)

- ( 2....) đề nghị được chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối (…..6….. .)

Gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ đã được UBND cấp tỉnh phê duyệt (bản sao có chứng thực); hoặc Văn bản chấp thuận của Bộ GTVT cho phép đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đối với các trường hợp quốc lộ chưa có Quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ được phê duyệt (bản sao);

+ Văn bản của UBND cấp tỉnh (bản chính) giao tổ chức, cá nhân làm Chủ đầu tư nút giao nếu quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận đơn lẻ của Bộ GTVT chưa xác định rõ chủ đầu tư nút giao;

+ Hồ sơ Thiết kế và Phương án tổ chức giao thông của nút giao (có Biện pháp tổ chức thi công bảo đảm an toàn giao thông) do Tổ chức tư vấn được phép hành nghề trong lĩnh vực công trình đường bộ lập (bản chính).

- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

(.. .2...) cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình nút giao đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ .... Tại Km../phải hoặc trái tuyến và không đòi bồi thường khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình nút giao đấu nối đường nhánh vào Quốc lộ .... Tại Km...+.../phải hoặc trái tuyến được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

Địa chỉ liên hệ: ……..

Số điện thoại: ………….


Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- Lưu VT.

(…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối (Do Chủ đầu tư đứng đơn).

(3) Ghi vắn tắt tên công trình, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của nút giao đường nhánh đấu nối tại Km..+.../Trái tuyến hoặc phải tuyến/ QL..”.

(4) Tên cơ quan chấp thuận cho phép xây dựng công trình nút giao đấu nối đường nhánh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

(5) Văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư hoặc phê duyệt đầu tư công trình thiết yếu của cấp có thẩm quyền.

(6) Ghi rõ, đầy đủ tên quốc lộ, cấp kỹ thuật của đường, lý trình, phía bên trái hoặc bên phải quốc lộ./.

PHỤ LỤC 4

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

(1)

(2)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..

…., ngày …. tháng …. năm 201….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH

Cấp phép thi công (...3...)

Kính gửi: …………………………. (...4...)

- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;

- Căn cứ Thông tư số ...../TT-BGTVT ngày ... tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ (...5..);

(....2....) đề nghị được cấp phép thi công (...6...) tại (...7...)Thời gian thi công bắt đầu từ ngày ... tháng ... năm ... đến hết ngày .. .tháng ... năm ...

Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:

+ (...5...) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).

+ (...8...) (bản chính).

+ (...9...).

(...2...) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.

(...2...) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.

(...2...) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế đã được (...10...) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (...2...) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Địa chỉ liên hệ: ……….

Số điện thoại: ………..


Nơi nhận:
- Như trên;
- ………….;
- Lưu VT.

(…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn ghi trong Đơn đề nghị

(1) Tên tổ chức hoặc cơ quan cấp trên của đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị (nếu có).

(2) Tên đơn vị hoặc tổ chức đứng Đơn đề nghị cấp phép thi công (công trình thiết yếu hoặc thi công trên đường bộ đang khai thác);

(3) Ghi vắn tắt tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép, quốc lộ, địa phương; ví dụ “Cấp phép thi công đường ống cấp nước sinh hoạt trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của QL39, địa phận tỉnh Hưng Yên”.

(4) Tên cơ quan cấp phép thi công;

(5) Văn bản chấp thuận xây dựng hoặc chấp thuận thiết kế công trình của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.

(6) Ghi đầy đủ tên công trình hoặc hạng mục công trình đề nghị cấp phép thi công.

(7) Ghi đầy rõ lý trình, tên quốc lộ, thuộc địa phận tỉnh nào.

(8) Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công (trong đó có Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

(9) Các tài liệu khác nếu (..2..) thấy cần thiết.

(10) Cơ quan phê duyệt Thiết kế bản vẽ thi công./.

Ghi chú:

Trên đây là các nội dung chính của mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép thi công, các tổ chức, cá nhân căn cứ từng công trình cụ thể để ghi các nội dung và gửi kèm theo văn bản liên quan cho phù hợp./.

PHỤ LỤC 5

MẪU GIẤY PHÉP THI CÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TỔNG CỤC ĐBVN (UBND TỈNH ……)
Cục QLĐB (Sở GTVT)…..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …../…..

…., ngày …. tháng …. năm 201….

GIẤY PHÉP THI CÔNG

Công trình: ………………….(1)……………..

Lý trình:………………………… Quốc lộ..................

- Căn cứ Thông tư số … /TT-BGTVT ngày …..tháng ... năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Căn cứ văn bản số: …./…… ngày..../…… /200...của (2) chấp thuận thiết kế công trình...(1)...;

- Căn cứ Đơn đề nghị cấp phép thi công của..........(3)...... (5) và hề sơ thiết kế, tổ chức thi công được duyệt.

1. Cấp cho:. ….(3) ……..

- Địa chỉ ………………………………….;

- Điện thoại ……………………………….;

- ……………………………………………………………….

2. Được phép thi công công trình:...(1)... trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình giao thông đường bộ từ lý trình. Km ……… đến Km ………Quốc lộ..., theo hồ sơ thiết kế và tổ chức thi công được duyệt theo Quyết định số: …/…. ngày..../ ……./200.. của (4)..., gồm các nội dung chính như sau:

a).................................................................................................................................... ;

b).................................................................................................................................... ;

c).................................................................................................................................... ;

d) ................................................................................................................................... ;

3. Các yêu cầu đối với đơn vị thi công công trình:

- Mang giấy này đến đơn vị quản lý đường bộ (trực tiếp quản lý tuyến đường) để nhận bàn giao mặt bằng hiện trường; tiến hành thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo hồ sơ tổ chức thi công được duyệt và các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đất dành cho đường bộ;

- Sau khi nhận mặt bằng hiện trường, đơn vị thi công phải chịu trách nhiệm về an toàn giao thông, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị quản lý đường bộ, Chi cục quản lý đường bộ và cơ quan có thẩm quyền khác;

- Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, nếu đơn vị thi công không thực hiện việc tổ chức giao thông, gây mất an toàn giao thông sẽ bị đình chỉ thi công; mọi trách nhiệm liên quan đến tai nạn giao thông và chi phí thiệt hại khác (nếu có) đơn vị thi công tự chịu, ngoài ra còn chịu xử lý theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về đền bù thiệt hại công trình đường bộ do lỗi của đơn vị thi công gây ra khi thi công trên đường bộ đang khai thác;

- Khi kết thúc thi công phải bàn giao lại mặt bằng, hiện trường cho đơn vị quản lý đường bộ;

- ………………………….. (các nội dung khác nếu cần thiết) ………………………….

4. Thời hạn thi công:

Giấy phép thi công này có thời hạn từ ngày ../ …./201 ...đến ngày …/……. /201....

Quá thời hạn quy định phải đề nghị cấp gia hạn./.


Nơi nhận:
- ………….;
- Tổng cục ĐBVN (thay b/c);
- Chi cục QLĐB…. (để t/h);
- Lưu VT.

(…2….)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn nội dung ghi trong mẫu Giấy phép thi công:

(1): Ghi tên dự án, công trình cấp giấy phép thi công.

(2): Ghi tên cơ quan thẩm quyền chấp thuận thiết kế (Tổng cục đường bộ Việt Nam hoặc Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải).

(3): Ghi tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép thi công.

(4): Chủ đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền (trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực phê duyệt thiết kế).

(5): Cam kết tự di dời và không đòi bồi thường của chủ đầu tư công trình thiết yếu, biển quảng cáo, nút giao đấu nối./.

Ghi chú: Trên đây là các nội dung chính của mẫu Giấy phép thi công. Các Cục quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải căn cứ từng công trình cụ thể để quy định nội dung giấy phép thi công cho phù hợp./.

PHỤ LỤC 6

DANH MỤC CÁC NỘI DUNG XEM XÉT TRONG QUÁ TRÌNH THẨM TRA, THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

DANH MỤC CÁC NỘI DUNG XEM XÉT TRONG QUÁ TRÌNH THẨM TRA, THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG

1. Giai đoạn báo cáo đầu tư xây dựng công trình

Ý kiến

Tác động mạng lưới đường bộ

Kiểm tra:

♦ Tác động của việc lựa chọn tuyến đối với vấn đề an toàn, ví dụ: nâng cấp đường hiện có hoặc hướng tuyến mới

♦ Chiến lược quản lý giao thông nói chung

♦ Phân cấp theo chức năng của đường

♦ Sự thống nhất với chiến lược phát triển khu vực, cơ cấu mạng lưới và phân cấp

♦ Những cơ sở hạ tầng khác làm phát sinh thêm giao thông

♦ Vị trí và khoảng cách giữa các nút giao cùng mức, khác mức

♦ Điểm đầu điểm cuối tuyến đường và mặt bằng ưu tiên cho xe chạy thẳng

♦ Chiến lược kiểm soát đường ngang

♦ Đường xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hoặc đoạn kết nối với các công trình khác hiện có

Tiêu chuẩn hình học chính

Kiểm tra:

♦ Tốc độ thiết kế và giới hạn tốc độ ứng với tốc độ khai thác dự kiến

♦ Sự phù hợp với cấp đường và chức năng của đường

♦ Sự phù hợp với địa hình và môi trường

♦ Việc đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng và các đối tượng tham gia giao thông

♦ Sự liên tục và thống nhất trên toàn tuyến

♦ Phân kỳ đầu tư dự án

♦ Những điểm đặc biệt chẳng hạn như đường hầm, cầu dài có thể có tiêu chuẩn thấp hơn

Công trình chung phục vụ cho nhu cầu đặc biệt của những người tham gia giao thông

Kiểm tra:

♦ Công trình dành cho người đi bộ

♦ Công trình dành cho người đi xe đạp

♦ Công trình dành cho người đi xe máy

♦ Công trình dành cho máy kéo nông nghiệp v.v...

Thông tin kiểm soát đường ngang

Kiểm tra:

♦ Số lượng và tính phù hợp của các nút giao với chức năng đường bộ, sự phù hợp của các loại nút giao hoặc nhu cầu về cầu vượt

♦ Sử dụng đường gom một chiều hoặc hai chiều và bố trí mặt bằng nút giao

♦ Nhu cầu của các nhóm đối tượng tham gia giao thông đặc biệt

♦ Mức độ đầy đủ và an toàn của các tuyến đường thay thế tại những chỗ hạn chế đường ngang

♦ Các công trình phục vụ cho việc phát triển khu vực hai bên đường

♦ Gia súc đi qua đường mới thi công và nhu cầu về đường hầm cho gia súc

Vấn đề môi trường

Kiểm tra:

♦ Tình trạng thường có gió lớn, sương mù v.v.

♦ Cảnh vật bên ngoài có thể làm lái xe mất tập trung

2. Giai đoạn dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật

Ý kiến

Tổng quan

Kiểm tra:

♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó

♦ Nếu đó là dự án nâng cấp đường hiện có và không được thẩm định an toàn giao thông giai đoạn 1, phải kiểm tra thông tin về tai nạn giao thông

Tiêu chí thiết kế

♦ Kiểm tra tốc độ thiết kế và các tiêu chí thiết kế khác phù hợp với phân loại chức năng của đường, bản chất địa hình, lưu lượng và loại xe

Trắc ngang

Kiểm tra:

♦ Sự phù hợp của bề rộng làn, lề đường, khoảng trống ven đường (khu vực giải tỏa), chiều rộng vạch và dải phân cách, gồm bề rộng phù hợp của lộ giới đối với taluy đắp, lề đường không phủ mặt, lề đường cho người đi bộ v.v.

♦ Sự phù hợp của bề rộng đường nếu cần làn đường đặc biệt hoặc, phần đường cho xe máy hoặc xe đạp

♦ Tính thống nhất về trắc ngang dọc trên tuyến

Bình đồ và trắc dọc

Kiểm tra:

♦ Tốc độ thiết kế, tốc độ trên biển báo của các đoạn cong để đảm bảo tính thống nhất

♦ Những đường cong dưới tiêu chuẩn

♦ Sự hài hòa giữa bình đồ với trắc dọc

♦ Cự ly tầm nhìn dừng xe phù hợp, mức độ và cự ly tầm nhìn khi vượt xe

♦ Những nơi chưa có sự kết hợp tốt giữa bình đồ và trắc dọc có thể làm cho lái xe bị nhầm lẫn khi vượt xe hoặc không rõ về hướng tuyến phía trước

Nút giao đồng mức và khác mức

Kiểm tra:

♦ Tính phù hợp của các nút giao đồng mức hoặc khác mức

♦ Sự tương xứng của bố trí mặt bằng xét theo năng lực thông qua

♦ Việc bố trí các làn phụ, việc “cân đối giữa các làn”, tính liên tục của “làn xe chạy thẳng”, tránh những “làn xe để làm người ta đi nhầm” và những đoạn mở của dải phân cách có làn rẽ trái

♦ Các tiêu chỉ về tầm nhìn cần đạt gồm tầm nhìn khi đang chạy trên đường dẫn, tầm nhìn khi vào hoặc khi cắt nút giao, tầm nhìn an toàn của nút giao, tầm nhìn đến những xe đang xếp hàng, tầm nhìn cho người đi bộ, tầm nhìn khi vào và ra khỏi nút giao

♦ Bố trí mặt bằng đảm bảo cho xe lớn và giao thông công cộng tại những nơi cho phép

♦ Nhu cầu bố trí các công trình an toàn giao thông, ví dụ: hộ lan mềm trên dải phân cách, chiếu sáng

♦ Xem đã bố trí khoảng mở phù hợp ở dải phân cách giữa để xe có thể quay đầu xe, tránh tình trạng xe chạy ngược chiều trong làn xe.

♦ Xác định nhu cầu lắp đặt các biển báo giao thông đảm bảo an toàn để thực hiện ngay trong thiết kế bản vẽ thi công

♦ Xem xét các nhu cầu cụ thể của các đối tượng tham gia giao thông đặc biệt cho người đi xe máy, người đi xe đạp, người đi bộ, và ghi lại những việc cần thiết để đưa vào thiết kế bản vẽ thi công

Kiểm soát, bố trí đường ngang

Kiểm tra:

♦ Tính phù hợp của việc kiểm soát đường nhánh, đặc biệt là vùng lân cận các nút giao đồng mức và nút giao khác mức

♦ Tại những nơi đường ngang bị hạn chế, kiểm tra tính phù hợp và tương xứng của các đường ngang thay thế, đặc biệt là những đường ngang dẫn đến những cơ sở hạ tầng làm phát sinh lưu lượng giao thông

♦ Tại những nơi hạn chế người đi bộ, kiểm tra việc ghi lại nhu cầu bố trí rào chắn phù hợp để đưa vào thiết kế bản vẽ thi công

♦ Đường xây dựng mới hoặc nâng cấp cải tạo không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng hoặc đoạn kết nối với các công trình hiện có.

♦ Gia súc đi ngang qua đường mới thi công và cần bố trí đường hầm cho gia súc.

Các hoạt động chính về sử dụng đất gần kề lộ giới

Kiểm tra:

♦ Những hoạt động sử dụng đất gần đường, xem xét đầy đủ các tác động về an toàn đường bộ

♦ Bố trí phù hợp đường ngang ra vào, ví dụ tránh bố trí các đường ngang quá gần với nút giao đồng mức và khác mức, tránh tình trạng xe phải xếp hàng kéo dài từ đường ngang vào đến đường chính

♦ Bố trí mặt bằng đường ngang và loại điều khiển giao thông phù hợp với chức năng của đường chính, nhu cầu đi lại của người đi bộ và giao thông công cộng tới những điểm sử dụng đất được xác định và bố trí các công trình phù hợp

♦ Mức độ tương xứng của các chỗ đỗ xe “trên phố” và bố trí kiểm soát đỗ xe trên đường chính

Đầu tư phân kỳ các dự án lớn

Kiểm tra:

♦ Chiến lược phát triển phân kỳ có tính đến các yêu cầu về an toàn giao thông

♦ Bố trí vị trí các điểm cuối tuyến tạm thời, tránh những vị trí tầm nhìn không đảm bảo, những vị trí phức tạp do các nút giao đông đúc và tiêu chuẩn hướng tuyến hạn chế

♦ Đối với những thay đổi tiêu chuẩn hình học ngoài dự kiến và khả năng dẫn đến tình trạng tắc đường ngoài dự kiến

3. Giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công

Ý kiến

Tổng quan

Kiểm tra:

♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó

♦ Nếu là dự án nâng cấp mặt đường hiện có và chưa được thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước, phải kiểm tra thông tin về tai nạn giao thông

Các mục chung cần kiểm tra

♦ Tiêu chí thiết kế

♦ Tính thống nhất giữa các mục liên quan tới an toàn đường bộ

♦ Quy hoạch tuyến và vị trí

♦ Những khía cạnh có tác động xấu về an toàn giao thông hoặc những quyết định trước đây gây ra hạn chế cho thiết kế bản vẽ thi công có thể dẫn đến không đạt yêu cầu về an toàn

♦ Mức độ tương xứng của lộ giới để đảm bảo trắc ngang an toàn, có tính đến nhu cầu của tất cả các đối tượng tham gia giao thông

♦ Tính phù hợp của đề xuất kiểm soát đường ngang

Thiết kế quản lý giao thông, cân nhắc các vấn đề sau:

♦ Giới hạn tốc độ được đề xuất

♦ Hạn chế loại phương tiện

♦ Đề xuất phân loại các đối tượng dễ bị tai nạn

♦ Bố trí hoặc hạn chế điểm đỗ xe trên đường

♦ Hạn chế rẽ

♦ Công trình đặc biệt dành cho người đi bộ, người đi xe đạp

♦ Công trình đặc biệt dành cho người đi xe máy

♦ Công trình đặc biệt dành cho xe tải, xe buýt

♦ Bố trí công trình dành cho lái xe chẳng hạn như chỗ nghỉ, dịch vụ, chỗ đỗ xe ven đường...

Kiểm tra những tác động khí hậu thời tiết đã được tính đến ví dụ:

♦ Trời mưa và lũ lụt

♦ Gió lớn

♦ Khu vực có sương mù

Yếu tố hình học

Bình đồ:

♦ Lựa chọn và áp dụng đúng tốc độ thiết kế

♦ Thống nhất bình đồ trên toàn tuyến

♦ Các đường cong dưới tiêu chuẩn

♦ Bố trí đường cong quá độ (xoắn ốc) những chỗ phù hợp

♦ Bình đồ tại “giao diện” giữa công trình đề xuất thi công và mạng lưới đường hiện có

Trắc dọc:

♦ Thống nhất trên toàn tuyến

♦ Tầm nhìn

Sự phối hợp hài hòa giữa bình đồ và trắc dọc về:

♦ Tầm nhìn dừng xe

♦ Tầm nhìn vượt xe

♦ Tầm nhìn trên đường dẫn đến nút giao

♦ Tầm nhìn tại các vị trí mà trắc ngang có sự thay đổi

♦ Phối kết hợp giữa bình đồ và trắc dọc dẫn đến những chỗ mặt đường bị che khuất

Dốc dọc

Kiểm tra:

♦ Những đoạn xuống dốc có độc dốc lớn

♦ Những khúc cong gấp đi xuống có độ dốc lớn, kiểm tra mức độ tương xứng của tỷ lệ siêu cao để đạt được tốc độ thiết kế phù hợp

♦ Những đoạn lên dốc có độ dốc lớn và nhu cầu làn leo dốc cho xe có tải trọng lớn.

Trắc ngang

Kiểm tra:

♦ Số và bề rộng làn xe, bề rộng lề đường hoặc làn dừng xe khẩn cấp

♦ Bề rộng vạch phân làn hoặc dải phân cách (những chỗ có thể sử dụng)

♦ Độ cao và độ dốc của taluy đào đắp và yêu cầu rào hộ lan

♦ Sử dụng đúng loại vỉa (tránh dùng vỉa rào chắn)

♦ Làm lề đường cho người đi bộ

♦ Khoảng cách từ làn xe đến rào chắn và loại rào chắn

♦ Chuyển tiếp phù hợp tại các vị trí có sự thay đổi lớn về trắc ngang

♦ Những công trình đặc biệt cần thiết cho những người dễ bị tai nạn như người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy

♦ Chênh lệch cao độ giữa các lòng đường của đường phân cách tại các nút giao hoặc đường ngang

♦ Cản trở tầm nhìn nơi có taluy đào tại những chỗ cắt trên khúc cong

Nút giao đồng mức và khác mức

Kiểm tra:

♦ Lôgíc bố trí mặt bằng chung

Kiểm tra các tiêu chí tầm nhìn sau có thể áp dụng tại các nút giao

- Tầm nhìn trên đường dẫn

- Tầm nhìn khi vào hoặc cắt nút giao

- Tầm nhìn nút giao an toàn

- Tầm nhìn đến các xe xếp hàng

- Tầm nhìn và khả năng quan sát tín hiệu và biển báo giao thông

Tại các nút giao, kiểm tra thêm các tiêu chí tầm nhìn sau

- Tầm nhìn đến mũi rẽ và khu vực vạch sơn

- Tầm nhìn đến khu vực vào nút giao

♦ Làn rẽ và sự liên tục của làn xe

- Phòng hộ (làn rẽ trái) cho xe rẽ tại các đoạn mở của dải phân cách

- Tránh bố trí làn xe dễ gây hiểu lầm

♦ Kích thước và hình dạng của đảo giao thông

- Đảo giao thông phải đủ lớn để dễ quan sát; tạo đủ chỗ cho biển báo, tín hiệu giao thông, cột đèn và tạo đủ chỗ tạm dừng chân cho người đi bộ khi đi qua đường

- Hình dạng của đảo giao thông phải hướng cho xe đi vào đúng vệt xe

- Hướng rẽ phải cách vừa đủ với mép làn xe trên đường dẫn

- Tại các vòng xuyến, kiểm tra hình dạng và vị trí đảo phân chia hoặc buộc xe phải lượn vòng để đảm bảo việc kiểm soát tốc độ khi vào nút giao

♦ Đất và bề rộng lòng đường rẽ tạo đủ chỗ cho xe lớn, tải trọng nặng có thể rẽ với tốc độ thấp

♦ Loại vỉa: Nếu sử dụng sai vỉa có thể dẫn đến nguy hiểm cho những người tham gia giao thông, đặc biệt là xe máy

♦ Công trình cho người đi bộ

- Thiếu lề đường đi bộ và thiếu vỉa tại những điểm sang đường

- Diện tích, bề rộng tương xứng với vạch phân cách và dải phân cách, bao gồm đảo dành cho người đi bộ

♦ Tín hiệu, biển báo, chiếu sáng và các công trình khác trên đường

- Không đặt tại những nơi dễ tai nạn, ví dụ mũi đảo giao thông

- Không gây cản trở cho việc đi lại của người đi bộ

♦ Đỗ xe và bến xe

- Xác định việc hạn chế điểm đỗ xe và kiểm tra những điểm đề xuất làm bến chờ xe buýt không gây cản trở tầm nhìn

- Những chỗ làm chỗ đỗ xe trên đường, việc đỗ xe không được phép gây ảnh hưởng đến việc chạy xe qua nút giao

- Xác định những vị trí khi dừng đỗ xe buýt không làm ảnh hưởng tới hoạt động của các xe khác.

♦ Lối vào các công trình làm phát sinh giao thông ví dụ: trung tâm mua sắm hoặc khu công nghiệp và những điểm có lối vào nhà

♦ Kiểm tra các lối rẽ có thể tạo ra những xung đột về giao thông ngoài dự kiến hoặc những xung đột gây nguy hiểm

Nút giao có tín hiệu giao thông (Đèn tín hiệu cho người đi bộ nằm giữa 2 nút giao)

Kiểm tra:

♦ Tín hiệu giao thông được lắp đặt tại những nơi đảm bảo

♦ Phân bố tín hiệu đèn phù hợp với hoạt động cần thiết của xe và người đi bộ

♦ Không phát sinh các tình huống xung đột ngoài dự kiến khi phân bố tín hiệu đèn, và bố trí tín hiệu đèn rẽ phải ở những chỗ cần thiết

♦ Đủ thời gian giữa 2 lần đèn xanh để đảm bảo thông xe an toàn

♦ Thời gian giữa các pha đèn tín hiệu đủ để xe chạy qua an toàn

♦ Số lượng và vị trí đèn tín hiệu và cột đèn tín hiệu đảm bảo mỗi làn xe hoạt động có ít nhất 2 (tốt hơn là 3 hoặc 4) đèn tín hiệu kiểm soát và đáp ứng yêu cần tầm nhìn tối thiểu

♦ Bố trí khoảng cách tương xứng từ mép vỉa hè đến đèn tín hiệu, và không lắp đặt trên đảo giao thông và dải phân cách quá nhỏ hoặc quá hẹp vì không có đủ khoảng cách từ mép vỉa hè tới các thiết bị này

♦ Đưa ra đúng kích thước đèn tín hiệu

♦ Bố trí hiển thị tín hiệu người đi bộ và nút bấm tín hiệu ưu tiên qua đường của người đi bộ tại những vị trí dự kiến sẽ có người đi bộ cắt ngang đường có tín hiệu điều khiển

Nút giao vòng xuyến

Kiểm tra:

♦ Bố trí đơn giản và dễ hiểu

♦ Số lượng đường vào phù hợp và được phân chia phù hợp để tránh nhầm lẫn

♦ Bề rộng làn nhập vào, làn đi vòng và làn tách phù hợp với hoạt động xe

♦ Thiết kế và vị trí đảo phân luồng, đảo trung tâm kiểm soát tốc độ xe chạy thẳng cắt qua nút giao tới mức mong muốn theo môi trường đường bộ và giao thông

♦ Đủ tầm nhìn cho xe đi vào

♦ Đủ tầm nhìn cho xe đi vòng qua vòng xuyến

♦ Đảo trung tâm được thiết kế an toàn cho cả những xe bị mất lái

♦ Có đủ công trình cho người đi bộ sang đường tại các nhánh của nút giao

♦ Xem xét nhu cầu của người đi xe đạp và các phương tiện thô sơ khác

♦ Các biển hiệu lệnh phù hợp nêu rõ ưu tiên (xe vào vòng xuyến phải nhường đường cho xe đang đi quanh vòng xuyến)

♦ Thấy rõ vòng xuyến từ khoảng cách thích hợp theo tốc độ xe trên đường dẫn và xem xét sự cần thiết của biển báo hiệu vòng xuyến

Biển báo giao thông

Kiểm tra:

♦ Biển báo hiệu giao thông là biển chỉ dẫn sẽ tốt hơn so với các dạng thông tin khác

♦ Lắp đặt biển hiệu lệnh cần thiết và đặt đúng vị trí để kiểm soát hoạt động xe chạy dọc hoặc cắt ngang đường

♦ Biển báo phù hợp được thể hiện trên sơ đồ biển báo giao thông và được đặt đúng vị trí (phải xác định những biển báo không cần thiết và loại bỏ)

♦ Biển hướng dẫn và chỉ hướng phù hợp và truyền tải thông tin đúng (xem xét trường hợp lái xe lạ đường)

♦ Cỡ chữ, chú thích phải hợp lý (rõ ràng, ngắn gọn) để lái xe có thể đọc được thông tin hiển thị trong khoảng thời gian cho phép

♦ Vị trí của các biển báo cho phép lái xe có thể thực hiện những hành động cần thiết một cách an toàn

♦ Xác định mức độ phản quang phù hợp hoặc cần phải có chiếu sáng bên trong hắt ra hoặc từ ngoài hắt vào

♦ Lắp đặt biển báo trên đầu (ví dụ: long môn hoặc biển treo phía trên làn đường xe chạy) tại những chỗ có bố trí phần đường xe chạy nhiều làn yêu cầu từng loại phương tiện phải đi vào đúng làn.

♦ Vị trí biển báo không cản trở tầm nhìn tại các nút giao hoặc ở bụng đường cong

♦ Vị trí biển báo và lựa chọn cọc tiêu tránh cho công trình trở thành mối nguy hiểm lớn bên đường

Vạch sơn và chỉ dẫn đường bộ

Kiểm tra:

♦ Đúng loại vạch sơn dọc tuyến, xét về kiểu vạch và bề rộng, được thể hiện trên bản vẽ mặt bằng liên quan

♦ Vạch sơn được đặt đúng vị trí để hướng dẫn cho xe đi đúng làn xe và xác định một cách hiệu quả những tình huống nhập, tách, lề đường và làn dừng xe khẩn cấp

♦ Đường cong đứng hoặc đường cong nằm trên lòng đường 2 làn xe 2 chiều, mà tại đó không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, được thể hiện để làm vạch sơn kép, rào chắn và xác định bố trí vạch sơn làn có thể gây nhầm lẫn hoặc nằm ngoài phán đoán của lái xe

♦ Vạch sơn kép (rào chắn) được thể hiện để làm tại các đường cong đứng và/hoặc nằm trên lòng đường hai làn xe hai chiều mà tại đó tầm nhìn vượt xe bị hạn chế, theo đúng với tiêu chuẩn

♦ Xác định những đoạn rào chắn bố trí gần sát nhau, có thể dẫn lái xe cho xe vượt mất an toàn

♦ Vạch sơn báo nguy hiểm trên đường dẫn được thể hiện trên bản vẽ tại đuôi đường dẫn của đảo giao thông, vạch phân cách, đảo phân cách và tạo khu vực mũi hướng rẽ tại đường cao tốc hoặc các nút giao khác mức khác

♦ Vị trí chính xác của tất cả các vạch sơn ngang như vạch dừng xe, vạch nhường đường và vạch qua đường của người đi bộ

♦ Vạch sơn phản quang cần thiết để nâng cao khả năng quan sát vào ban đêm

♦ Đinh phản quang cần thiết bổ sung cho vạch sơn phục vụ quan sát vào ban đêm, hướng dẫn và chỉ hướng một cách hiệu quả hơn

Đèn chiếu sáng

Kiểm tra:

♦ Mức độ chiếu sáng phù hợp với nhu cầu an toàn của các đối tượng tham gia giao thông và xác định các trường hợp có những đoạn không được chiếu sáng lẫn với những đoạn được chiếu sáng

♦ Tiêu chuẩn chiếu sáng bao gồm tính thống nhất và hiệu quả chiếu sáng phù hợp với nhu cầu giao thông

♦ Bố trí thiết bị chuyển tiếp ánh sáng ở những chỗ kết thúc chiếu sáng

♦ Cột đèn không gây ra nguy hiểm bên đường

♦ Cột đèn không gây cản trở tầm nhìn lái xe

Công trình an toàn ven đường

Kiểm tra:

♦ Thiết lập khu vực giải tỏa có bề rộng phù hợp với tốc độ và bán kính đường cong theo thiết kế

♦ Sử dụng những loại công trình mềm ven đường

♦ Công trình rào hộ lan và thiết kế bản vẽ thi công, bao gồm khâu xử lý ở đầu rào hộ lan

♦ Làm những đoạn rào hộ lan có chiều dài tối thiểu để đảm bảo hoạt động đúng chức năng

♦ Vị trí rào chắn ứng với vỉa và những chướng ngại vật được phòng hộ

♦ Rào chắn và tay vịn trên cầu và lòng đường nhô cao

♦ Đầu cầu và những đoạn chuyển tiếp từ rào hộ lan đến tay vịn cầu, gồm có phần gắn rào hộ lan với tay vịn cầu để tạo thành rào chắn liên tục

♦ Cảnh quan và làm đẹp

♦ Các mối nguy hiểm khác ven đường

♦ Xử lý an toàn những chỗ nền đường đào đá có bề mặt kém bằng phẳng

♦ Những công trình đường bộ đi qua hoặc gần với những chỗ nước sâu, sông, hồ cần gia cố taluy nền đường và bố trí rào chắn

♦ Thiết kế rào chắn người đi bộ để tránh dùng rào chắn bằng các thanh ngang gần kề với lòng đường

Công trình dành cho người đi bộ

Kiểm tra:

♦ Thiếu lề đường đi bộ hoặc những vị trí lề đường đi bộ bị cản trở bởi các cọc và các công trình khác của đường

♦ Thiếu vỉa trượt hoặc vỉa vuốt xuống tại các điểm cắt qua đảo giao thông, đặc biệt là tại các nút giao có tín hiệu

♦ Thiếu các công trình sang đường như điểm sang đường có tín hiệu, đảo trung tâm, vạch sơn qua đường cho người đi bộ, hoặc nút giao khác mức ở những chỗ cho phép

♦ Thiếu đèn tín hiệu cho người đi bộ và pha đèn tại những vị trí có người đi bộ

♦ Không đủ diện tích cho chỗ đứng chờ của người đi bộ trên đảo giao thông, dải phân cách, v.v.

♦ Quản lý giao thông và các công trình cho phép người đi bộ qua chỗ đường rộng có dòng xe chạy liên tục không gián đoạn

♦ Tiêu chuẩn trắc ngang, có đủ bề rộng cho phần lề đường và lề đi bộ.

Công trình dành cho xe máy

Kiểm tra:

♦ Bình đồ, trắc ngang và tầm nhìn phù hợp với tốc độ khai thác dự kiến

♦ Tiêu chuẩn trắc ngang, có đủ bề rộng cho các làn xe hoặc lòng đường cho xe máy

♦ Khoảng trống đến chướng ngại vật, chỗ nhập và tách làn

♦ Xác định rõ ưu tiên giữa các dòng xe xung đột tại nút giao

♦ Đầy đủ vạch sơn để đảm bảo trật tự các dòng xe và chỉ dẫn chính xác về đoạn tuyến phía trước

♦ Biển hiệu lệnh, biển báo và biển chỉ hướng phù hợp rõ ràng và vị trí các biển

♦ Loại rào chắn và rào hộ lan phù hợp

♦ Các công trình như lề đường được rải mặt hoàn toàn hoặc các xử lý đặc biệt tại những nút giao có tín hiệu

4. Giai đoạn trước khi đưa công trình vào khai thác

Ý kiến

Tổng quan

Kiểm tra:

♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước đây (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó

♦ Tình trạng nguy hiểm chưa thấy rõ ở những giai đoạn trước

Độ dốc, hướng tuyến và trắc ngang chung

Kiểm tra:

♦ Tầm nhìn (ví dụ: tầm nhìn dừng xe) trên đỉnh dốc, cắt ngang bụng đường cong nằm, trên đường dẫn đến nút giao và tại chỗ lên và xuống nút giao giao khác mức

♦ Phối kết hợp bình đồ và nút giao dẫn đến những chỗ mặt đường bị che khuất có thể gây nhầm lẫn cho lái xe về hướng đi của tuyến đường phía trước hoặc những chỗ trũng nhỏ có thể phút chốc che khuất mất một xe đang chạy tại một vị trí tiềm ẩn vượt xe gây nguy hiểm

♦ Nhu cầu chung cần phải bố trí rào hộ lan hoặc các rào chắn an toàn khác ở những nền đất đắp và các taluy có sườn dốc

Đặc điểm bố trí lòng đường

Kiểm tra:

♦ Hình học hướng tuyến chung, đặc biệt là về tầm nhìn

♦ Bề rộng lòng đường (số lượng và chiều rộng làn), bề rộng lề đường hoặc bề rộng làn đỗ xe, bề rộng vạch phân cách hoặc dải phân cách và kích thước đảo giao thông

♦ Lôgíc và “mức độ rõ ràng” của các đảo giao thông và vạch phân cách tại các nút giao, theo như góc nhìn của lái xe

♦ Bố trí khoảng trống phù hợp và khoảng cách tại các mũi đường dẫn của đảo giao thông, vạch phân cách và các dải phân cách khác

♦ Loại vỉa được xây dựng (ví dụ: sử dụng sai vỉa rào chắn)

♦ Vuốt thu nhỏ hoặc loe ra đối với các làn phụ và tránh trường hợp tạo ra làn dễ gây nhầm lẫn dẫn tới tắc nghẽn

♦ Vị trí và xử lý lối đi cho người đi bộ và chỗ đứng

Biển báo giao thông

Kiểm tra:

♦ Chiến lược tổng thể về biển báo giao thông trên bản vẽ và ngoài hiện trường

♦ Cung cấp và lắp đặt biển báo và biển hiệu lệnh

♦ Loại, kích thước (chiều cao chữ), số lượng chữ và giải thích trên biển giao thông và khoảng cách đủ để nắm bắt được thông tin

♦ Loại biển phản quang, màu, chất lượng v.v... trên biển giao thông

♦ Vị trí chính xác của biển chỉ hướng và các biển hướng dẫn khác

♦ Các công trình khác của đường bộ làm che khuất biển giao thông

♦ Biển báo giao thông đặt tại vị trí không tốt làm cản trở tầm nhìn cần thiết

♦ Những công trình để treo biển giao thông, đặc biệt là giá long môn và cọc biển báo để đảm bảo không gây ra nguy hiểm ở ven đường. Ngoài ra, còn phải xem xét nhu cầu phòng hộ những cọc biển báo này bằng rào hộ lan

♦ Độ cao lắp biển

♦ Lưu không dưới biển giao thông, đặc biệt là những nơi lắp biển treo trên đầu phần lề đi bộ và tránh góc hoặc cạnh sắc nhọn có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ, người đi xe đạp hoặc xe máy

♦ Nhu cầu chiếu sáng cho biển treo trên cao

Vạch sơn đường

Rà soát lại loại, vị trí và bố trí vạch sơn đường trên bản vẽ thi công và trong khi kiểm tra hiện trường.

Kiểm tra:

♦ Sử dụng chính xác các loại vạch sơn khác nhau để quy định cho các đối tượng tham gia giao thông, các yêu cầu cần thiết về quản lý giao thông tại các vị trí cụ thể

♦ Vị trí hợp lý của các vạch dừng xe hoặc nhường đường tại các nút giao

♦ Sự tồn tại của các làn xe dễ gây nhầm lẫn dẫn đến tắc đường và sự đứt quãng của làn xe chạy thẳng, còn ở những nơi không tránh được, bố trí vạch mũi tên trên đường hoặc biển báo phù hợp

♦ Bố trí định phản quang tại những chỗ được xem là cần thiết để dẫn đường và đảm bảo giao thông an toàn vào ban đêm

♦ Bố trí chính xác vạch sơn mũi tên cần thiết để quy định các làn xe chỉ giới hạn cho từng hoạt động giao thông cụ thể

Các điểm an toàn bên đường

Kiểm tra:

♦ Bố trí rào hộ lan hoặc rào chắn tại các vị trí nguy hiểm cố định bên đường

♦ Loại rào hộ lan hoặc rào chắn và độ dài phù hợp với chiều dài đoạn nguy hiểm

♦ Kết cấu phù hợp của rào hộ lan ví dụ: chiều thanh ngang, khoảng cách giữa các cọc, đoạn chồng khít v.v...

♦ Vị trí của rào hộ lan hoặc rào chắn tương ứng với đoạn nguy hiểm ví dụ: khoảng cách cho phép rào hộ lan bị biến dạng dưới tác động của xe khi húc vào rào hộ lan

♦ Xử lý rào hộ lan hoặc rào chắn để có phần đầu cắm xuống đất v.v...

♦ Chọn loại rào chắn trên cầu hoặc hệ thống tay vịn phù hợp, không để các thanh ngang của rào chán nhô ra ở phần cọc cuối

♦ Cần có rào với chiều cao cao hơn bình thường ở trên cầu vượt hoặc gần với một đường đông xe hoặc đường sắt bên dưới, loại rào và chiều cao rào chắn phải phù hợp để xe không lao qua được

♦ Xử lý đường dẫn lên cầu đảm bảo xử lý được những mối nguy tại đầu cầu bằng cách sử dụng rào hộ lan trên đường dẫn chuyển tiếp nối với lan can cầu

♦ Tránh dùng vỉa rộng ra ngoài phạm vi rào chắn hoặc rào hộ lan, ở những nơi không thể tránh được, mặt bên của vỉa phải bằng với mặt bên của rào chắn hoặc rào hộ lan

♦ Loại rào phân cách và biện pháp xử lý ở đầu rào

♦ Bố trí và xử lý rào hộ lan hoặc rào chắn tại những vị trí nguy hiểm cố định chẳng hạn như cọc cứng, cột hoặc trụ cầu tại dải phân cách giữa hoặc phân cách đường

♦ Xử lý cột đèn để được đặt trong phạm vi rào chắn của dải phân cách giữa

♦ Xử lý các vị trí nguy hiểm đơn lẻ khác chẳng hạn như trụ cầu và các giá long môn trong phạm vi khu vực giải tỏa

♦ Xem xét có thể bố trí lại các hạng mục nguy hiểm ra khỏi khu vực giải tỏa

♦ Phòng hộ bằng rào hộ lan cho các vị trí nguy hiểm

♦ Bố trí thiết bị làm giảm tác động hoặc đệm chống va chạm nhằm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các tác động tại trụ cầu, đầu rào chắn, công trình tại khu vực mũi rẽ hoặc các vị trí nguy hiểm khác

♦ Xử lý đầu cống, tường cuối, các công trình thoát nước khác, để đảm bảo không gây nguy hiểm trong phạm vi khu vực giải tỏa

Cảnh quan

Kiểm tra:

♦ Cây và thực vật khác hoặc các điểm gây cản trở tầm nhìn

- Tầm nhìn dừng xe hoặc tầm nhìn vượt xe (tại những nơi được áp dụng), đặc biệt là chỗ cắt ngang bụng đường cong

- Tầm nhìn tại mũi rẽ hoặc tại điểm vào đường cao tốc và các nút giao khác mức khác, đặc biệt là tại những nơi đường dẫn đến các công trình nằm ở vị trí bụng của đường cong

- Các tiêu chí tầm nhìn tại các nút giao, gồm nút giao có tín hiệu và các vòng xuyến

♦ Tầm nhìn cắt qua một dải phân cách giữa, lái xe buộc phải rẽ tại một nút giao, gồm có rẽ vòng hình chữ U tại chỗ mở của rải phân cách giữa

♦ Tầm nhìn giữa người đi bộ và xe; tại những nơi người đi bộ dự kiến đi cắt ngang qua lòng đường, có hoặc không có tín hiệu

♦ Tầm nhìn của người điều khiển phương tiện (gồm người đi xe đạp và người đi xe máy) đến đèn tín hiệu giao thông và biển báo giao thông

♦ Cây và quang cảnh là những mối nguy hiểm tiềm ẩn bên đường

♦ Các loài cây và kích thước (độ lớn) dự kiến khi lớn của những cây trồng trong phạm vi khu vực giải tỏa

♦ Ảnh hưởng của cây đến đèn chiếu sáng

♦ Vị trí của cây so với cột đèn chiếu sáng, chiều cao của vòm cây và độ toả của tán cây so với chiều cao lắp đèn và độ vươn của đèn

♦ Tán cây có thể trùm lên làn xe và ảnh hưởng tới tĩnh không dành cho xe lớn

♦ Trồng cây lớn quá gần với rào bán kiên cố như rào hộ lan tôn lượn sóng, rào bằng dây cáp (do không có đủ khoảng cách cho sự biến dạng của rào chắn khi có xe húc vào)

5. Giai đoạn trong quá trình khai thác

Ý kiến

Tổng quan

Kiểm tra:

♦ Các báo cáo từ lần thẩm định an toàn giao thông trước (nếu có) và báo cáo về những thay đổi trong dự án do kết quả của lần thẩm định đó

♦ Việc khai thác đường trên thực tế của các đối tượng tham gia giao thông cũng đúng với hoạt động dự kiến ban đầu của dự án.

Bình đồ và trắc dọc

♦ Tiêu chuẩn hướng tuyến chung

- Kiểm tra sự thống nhất trên toàn tuyến và ghi lại vị trí có sự thay đổi đột ngột về tiêu chuẩn hướng tuyến và có thể nằm ngoài phán đoán của lái xe

♦ Các đường cong dưới tiêu chuẩn

- Xác định những đường cong có tốc độ thấp hơn 10 km/h so với tốc độ thiết kế hoặc tốc độ khai thác nói chung. Kiểm tra việc bố trí biển báo hoặc chỉ dẫn có đầy đủ không. Dấu hiệu các phương tiện chạy chệch khỏi đường tại bất kỳ điểm nào có thể giúp xác định các vấn đề gây tai nạn

♦ Không đủ tầm nhìn

- Kiểm tra các vị trí không đủ tầm nhìn dừng xe

- Kiểm tra các vị trí không đủ tầm nhìn vượt xe, tại đó vạch sơn kép mới được kẻ hoặc cần phải được kẻ

Trắc ngang

♦ Kiểm tra các vị trí dọc trên tuyến có sự thay đổi đột ngột về tiêu chuẩn trắc ngang.

Kiểm tra điều này có gây ra bất ổn trong khai thác không

♦ Xác định bất kỳ vị trí nào xảy ra tắc nghẽn giao thông hoặc những nơi năng lực thông xe của đường bị hạn chế, các nguyên nhân dẫn tới hành vi lái xe mất an toàn

♦ Xác định các vị trí mà tình trạng không có làn rẽ bảo vệ cho xe rẽ tại nút giao đang gây mất an toàn

♦ Ghi lại bất kỳ vị trí nào không đủ bề rộng lề đường

♦ Kiểm tra trắc ngang có được phân chia hợp lý để tạo điều kiện đi lại cho những đối tượng dễ bị tai nạn, ví dụ

- Người đi bộ - bề rộng lề đường, lề đi bộ, bề rộng chỗ đứng chờ trên rải phân cách giữa, đảo giao thông và bó vỉa

- Người đi xe đạp - khu vực riêng (ví dụ: lề đường có phủ mặt)

- Người đi xe máy - làn đường riêng (lề đường có phủ mặt) hoặc lòng đường riêng, những nơi cho phép

Nút giao

Kiểm tra:

♦ Tầm nhìn phù hợp với tốc độ khai thác

- Tầm nhìn đi đến nút giao (dừng xe)

- Tầm nhìn vào nút giao

- Tầm nhìn nút giao an toàn

♦ Bố trí mặt bằng tổng thể của nút giao phục vụ an toàn cho tất cả các đối tượng tham gia giao thông (người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy)

♦ Các đối tượng tham gia giao thông hiểu được bố trí mặt bằng để cho các hoạt động giao thông khác nhau hoạt động

♦ Thiếu làn rẽ và có tồn tại sự cố khi khai thác hay không

♦ Xảy ra trường hợp làn dễ gây hiểu nhầm dẫn đến tắc nghẽn, như một làn đi thẳng đột nhiên bị kẻ sơn hoặc báo hiệu như là làn cho xe rẽ tại một nút giao hoặc rẽ vào một đường khác

♦ Vị trí mà chiều dài và bề rộng của đường nhập không đạt tiêu chuẩn và gây mất an toàn

♦ Những sự cố trong khai thác vòng xuyến ví dụ: giảm tốc độ không đủ tại điểm vào nút giao, tốc độ xe cao trong phạm vi khu vực vòng xuyến hoặc bề rộng không đủ của đường vào vòng xuyến hoặc đường xoay quanh vòng xuyến

♦ Những trường hợp lái xe không thấy rõ đảo giao thông hoặc đảo quá nhỏ không cho phép người đi bộ đứng chờ hoặc không cho phép lắp biển báo giao thông, đèn tín hiệu và các công trình khác của đường bộ

Đường cao tốc và các nút giao khác mức khác

Kiểm tra

♦ Đạt tiêu chuẩn phù hợp và thống nhất về bố trí hình học và vạch sơn tại những điểm ra vào nút giao

♦ Vị trí bố trí làn rẽ hoặc làn nhập không đủ hoặc không phù hợp ví dụ: những vị trí đầu vào hoặc đầu ra hai làn không phù hợp

♦ Xe chạy thẳng có thể vô tình chạy vào làn rẽ

♦ Vị trí những chỗ bó vỉa và chiều dài bó vỉa không thống nhất với tốc độ xe chạy

♦ Không đáp ứng đủ yêu cầu về tầm nhìn tại các điểm vào ra

Lắp đèn tín hiệu giao thông

Kiểm tra

♦ Đèn tín hiệu giao thông hoạt động an toàn và hiệu quả phục vụ quản lý giao thông dọc và ngang tuyến đường chính và phục vụ đảm bảo an toàn cho người đi bộ sang đường

♦ Thiết bị đèn tín hiệu và số lượng đèn tín hiệu đáp ứng yêu cầu, bao gồm đèn tín hiệu treo trên cao

♦ Vị trí và tầm nhìn đèn tín hiệu không bị che khuất bởi tán cây, biển báo giao thông...

Chiếu sáng

Kiểm tra:

♦ Chiếu sáng khi hoạt động và cung cấp đủ ánh sáng dọc tuyến. Xem xét mức độ chiếu sáng cao hơn tại các nút giao

♦ Chiếu sáng đảm bảo đúng tiêu chuẩn phục vụ cho các nhu cầu tại vị trí này, ví dụ: khách bộ hành

♦ Cung cấp các cột đèn bằng vật liệu mềm tại những vị trí cấu thành nguy hiểm cho xe ví dụ trên các đảo giao thông nhỏ, mũi dải phân cách giữa, ở lưng đường cong gấp, trong phạm vi khu vực giải tỏa

♦ Bố trí đèn chiếu sáng nâng cao khả năng chỉ đường tránh gây nhầm lẫn cho lái xe khi quan sát tuyến đường phía trước.

Biển báo giao thông - Các khía cạnh chung

Kiểm tra:

♦ Các trường hợp biển báo giao thông không được phép và sử dụng biển báo không đúng tiêu chuẩn (màu sắc và hình dạng)

♦ Vị trí, khoảng cách giữa các biển báo và ghi lại những vị trí có quá nhiều biển báo hoặc biển quá sát nhau

♦ Biển báo giao thông quan sát thấy rõ và được hiển thị nổi bật cho các đối tượng giao thông dự kiến

♦ Các trường hợp không nắm bắt được đủ các thông tin trên biển báo giao thông hoặc có quá nhiều thông tin, ghi nhớ tốc độ xe và lượng thông tin hiển thị

♦ Hiệu quả của biển báo giao thông bằng cách quan sát chúng vào ban đêm và xác định việc thiếu phản quang

♦ Loại cột biển báo được sử dụng và trường hợp cột biển báo cầu thành mối nguy hiểm cố định bên đường hoặc những chỗ cần xem xét sử dụng lại cột biển báo làm bằng vật liệu mềm

♦ Những trường hợp có tình trạng che khuất biển báo

♦ Những trường hợp biển báo giao thông che khuất tầm nhìn cần thiết cho người điều khiển phương tiện và người đi bộ

Biển hiệu lệnh và biển báo

Kiểm tra:

♦ Biển hiệu lệnh phù hợp được cắm tại những nơi cần thiết

♦ Biển báo phù hợp và chỉ được dùng tại những nơi cho phép

Biển hướng dẫn và chỉ hướng

Kiểm tra:

♦ Biển chỉ dẫn, chỉ hướng: phải mang tính hệ thống, lôgíc và thống nhất trên toàn tuyến và đáp ứng các yêu cầu của các lái xe lạ đường

♦ Các nút giao quan trọng được lắp biển phù hợp

♦ Biển được đặt đúng chỗ cho phép lái xe thực hiện thao tác cần thiết

Vạch sơn

Kiểm tra

♦ Sự đầy đủ và khả năng quan sát thấy vạch sơn, đặc biệt là vào ban đêm

♦ Sử dụng đúng vạch sơn đúng trong các trường hợp

♦ Những chỗ gián đoạn về vạch sơn nơi xe chạy thẳng và sự tồn tại những làn xe dễ gây nhầm lẫn dẫn đến tắc đường

♦ Thiếu hướng dẫn về chỗ nhập và tách, gồm các trường hợp xe chạy thẳng có thể chạy vào làn rẽ

♦ Đối với những vị trí thiếu vạch sơn báo nguy hiểm ở cuối đường dẫn của đảo giao thông và rải phân cách giữa...

♦ Những vị trí làn xe bố trí sai vạch sơn mũi tên

♦ Những vị trí vạch sơn cũ được thay song vẫn chưa xoá bỏ và có thể gây nhầm lẫn cho người điều khiển phương tiện

♦ Loại và vị trí vạch dừng xe và nhường đường phù hợp

♦ Bố trí đinh phản quang để dẫn đường ban đêm

An toàn ven đường và quang cảnh

Kiểm tra:

♦ Bề rộng khu vực giải tỏa có sẵn dọc theo mỗi bên đường

♦ Các chướng ngại vật cố định bên đường, gồm cột xuất hiện trong phạm vi bề rộng giải tỏa. Ý kiến xem có thể loại bỏ, dời đến vị trí ít nguy hiểm hơn hoặc trong trường hợp là cột đèn chiếu sáng thì làm bằng vật liệu mềm

♦ Bố trí rào hộ lan dọc theo tuyến đường. Xem xét những chỗ hợp lý và nhưng chưa được lắp rào cũng như những chỗ không hợp lý nhưng lại được lắp rào và có thể trở thành một mối nguy hiểm không cần thiết

♦ Các biện pháp xử lý an toàn đã được áp dụng cho các đầu của đoạn rào hộ lan

♦ Đầy đủ hệ thống lan can cầu trên tất cả các cầu

♦ Xử lý rào hộ lan trên đường đầu cầu để đảm bảo rào hộ lan được bắt chặt vào lan can cầu, gồm có đoạn chuyển tiếp phù hợp của rào hộ lan bán kiên cố trên đường đầu cầu với lan can cầu kiên cố

♦ Đầu rào chắn trên dải phân cách giữa được xử lý phù hợp để làm giảm mức độ nghiêm trọng khi va chạm vào đầu rào; cần phải làm các đệm phòng va chạm hoặc các thiết bị làm giảm tác động khác

♦ Mức độ cây và thực vật gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của người điều khiển phương tiện và người đi bộ

♦ Mức độ nguy hiểm liên quan đến cây lớn, đá tảng v.v... và việc tiến hành xử lý để nâng cao an toàn khu vực ven đường

Các mục quản lý giao thông nói chung

Kiểm tra:

♦ Các công trình dành cho người đi bộ được sử dụng đúng mục đích ban đầu

♦ Những hoạt động giao thông nguy hiểm có thể diễn ra

♦ Sự tương xứng và đáng tin cậy của các mức giới hạn tốc độ

♦ Mức độ an toàn cho phép đối với tất cả các đối tượng tham gia giao thông tại khu vực đô thị hoặc tại những nơi thường xuyên có hoạt động của người đi bộ hoặc hoạt động xe, đặc biệt là những nơi đường chạy qua các trung tâm thương mại hoặc gần trường học. Xem xét nhu cầu về kỹ thuật điều hoà giao thông nhằm nâng cao an toàn tại những vị trí nhạy cảm

♦ Các cơ hội vượt xe trên toàn tuyến nói chung và ý kiến về nhu cầu có làn vượt xe cụ thể cách đều nhau dọc theo đường 2 làn không dải phân cách, đặc biệt là vùng địa hình đồi núi có lưu lượng giao thông cao

♦ Xem xét nhu cầu đối với những khu vực còn lại và các chỗ dừng xe bên đường khác, ví dụ: chỗ dừng xe tải, quan điểm về cảnh quan, khu vực nghỉ ven đường v.v... Ghi lại những vị trí ‘không chính thức’ mà xe có thể dừng và mức độ nguy hiểm liên quan

♦ Sự tồn tại các quầy hàng ven đường và các hoạt động kinh doanh ven đường khác trong phạm vi lộ giới đường bộ. Ý kiến về mức độ an toàn tương đối của các khu vực này và nhu cầu có thể thay đổi bố trí chỗ đỗ hoặc các biện pháp kiểm soát khác

♦ Mức độ an toàn của các vị trí bến xe buýt và các bến xe buýt có được dùng đúng mục đích ban đầu không. Xem xét việc bố trí cho xe buýt dừng ngoài lòng đường không gây ảnh hưởng tới làn xe và nhu cầu chiếu sáng tại các vị trí này để đảm bảo an ninh và an toàn cho hành khách đi xe

♦ Các vấn đề và yêu cầu đặc biệt có thể cần thiết để nâng cao an toàn trong thời gian lễ hội và ngày nghỉ khi nhu cầu giao thông tăng cao và có nhiều lái xe không quen đường

* Ghi chú

1. Việc sử dụng danh mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông để giúp thẩm tra viên xem xét những vấn đề cơ bản về thẩm định an toàn giao thông đường bộ.

2. Mỗi công trình đều có nét khác biệt và xuất hiện những vấn đề cụ thể có thể chứa đựng những ẩn số về mất an toàn. Khi bắt đầu thẩm tra an toàn giao thông, tổ chức thẩm tra an toàn giao thông cần phải rà soát lại các danh mục thẩm tra này và từ đó lập kế hoạch thẩm tra an toàn giao thông.

3. Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông không chỉ rà soát giới hạn trong phạm vi những nội dung được nêu trong danh mục thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông mà cần chú ý phát hiện ra những thiếu sót khác về an toàn đường bộ, vì trong nhiều trường hợp những thiếu sót này lại nằm ngoài nội dung của danh mục thẩm tra an toàn giao thông.

4. Khi xem xét rà soát từng mục, thẩm tra viên phải chú ý xem xét việc đối tượng tham gia giao thông sẽ phải đối phó với tình trạng ban đêm và điều kiện thời tiết xấu.

PHỤ LỤC 7

MÃ SỐ QUY ĐỊNH ĐẶT SỐ HIỆU CHO CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

MÃ SỐ QUY ĐỊNH ĐẶT SỐ HIỆU ĐƯỜNG TỈNH THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH VÀ ĐẶT SỐ HIỆU CHO CÁC HỆ THỐNG ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG

1. Mã số quy định đặt số hiệu đường tỉnh theo đơn vị hành chính

TT

Tên đơn vị hành chính

Số hiệu

TT

Tên đơn vị hành chính

Số hiệu

1

Tỉnh Sơn La

101-125

33

Tỉnh Quảng Nam

606-620

2

Tỉnh Lai Châu

126-138

34

Tỉnh Quảng Ngãi

621-628

3

Tỉnh Điện Biên

139-150

35

Tỉnh Bình Định

629-640

4

Tỉnh Lào Cai

151-162

36

Tỉnh Phú Yên

641-650

5

Tỉnh Yên Bái

163-175

37

Tỉnh Khánh Hoà

651-660

6

Tỉnh Hà Giang

176-184

38

Tỉnh Gia Lai

661-670

7

Tỉnh Tuyên Quang

185-199

39

Tỉnh Kon Tum

671-680

8

Tỉnh Cao Bằng

201-225

40

Tỉnh Đắk Nông

681-686

9

Tỉnh Lạng Sơn

226-250

41

Tỉnh Đắk Lắk

687-699

10

Tỉnh Bắc Kạn

251-260

42

Tỉnh Ninh Thuận

701-710

11

Tỉnh Thái Nguyên

261-275

43

Tỉnh Bình Thuận

711-720

12

Tỉnh Bắc Ninh

276-287

44

Tỉnh Lâm Đồng

721-740

13

Tỉnh Bắc Giang

288-299

45

Tỉnh Bình Dương

741-750

14

Tỉnh Vĩnh Phúc

301-312

46

Tỉnh Bình Phước

751-760

15

Tỉnh Phú Thọ

313-325

47

Tỉnh Đồng Nai

761-780

16

Tỉnh Quảng Ninh

326-350

48

Tỉnh Tây Ninh

781-799

17

Thành phố Hải Phòng

351-375

49

TP. Hồ Chí Minh

801-815

18

Tỉnh Hưng Yên

376-387

50

Tỉnh Long An

816-840

19

Tỉnh Hải Dương

388-399

51

Tỉnh Đồng Tháp

841-860

20

Thành phố Hà Nội

401-430

52

Tỉnh Tiền Giang

861-880

21

Tỉnh Hoà Bình

431-450

53

Tỉnh Bến Tre

881-899

22

Tỉnh Thái Bình

451-475

54

Tỉnh Vĩnh Long

901-910

23

Tỉnh Ninh Bình

476-483

55

Tỉnh Trà Vinh

911-915

24

Tỉnh Nam Định

484-490

56

Thành phố Cần Thơ

916-924

25

Tỉnh Hà Nam

491-499

57

Tỉnh Hậu Giang

925-931

26

Tỉnh Thanh Hóa

501-530

58

Tỉnh Sóc Trăng

932-940

27

Tỉnh Nghệ An

531-545

59

Tỉnh An Giang

941-960

28

Tỉnh Hà Tĩnh

546-557

60

Tỉnh Kiên Giang

961-975

29

Tỉnh Quảng Bình

558-570

61

Tỉnh Bạc Liêu

976-982

30

Tỉnh Quảng Trị

571-588

62

Tỉnh Cà Mau

983-990

31

Tỉnh Thừa Thiên-Huế

589-599

63

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

991-999

32

Thành phố Đà Nẵng

601-605

2. Đặt số hiệu cho hệ thống đường địa phương

a) Đối với hệ thống đường tỉnh (ĐT):

- Tên đường tỉnh đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐT.x;

Trong đó:

+ ĐT là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường tỉnh;

+ x là số hiệu đường tỉnh theo quy định tại Quyết định này;

Ví dụ: Đường thuộc hệ thống đường tỉnh Sơn La được đặt theo số hiệu theo quy định tại Phụ lục này từ 101 đến 125, nhưng tỉnh Sơn La có 26 tuyến đường tỉnh, đặt lần lượt từ 101 đến 125, hết số hiệu mà vẫn còn tuyến đường tỉnh thứ 26 chưa có số hiệu. Sau khi nghiên cứu, tuyến đường số 26 có nhiều yếu tố gần với tuyến đường tỉnh thứ 20 (ĐT.120) như liền kề giữa hai tuyến, hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật, đặt số hiệu của đường tỉnh thứ 26 là ĐT.120B; được viết trên cột kilômét là ĐT.120B.

b) Đối với hệ thống đường huyện (ĐH):

- Tên đường huyện đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐH.x;

Trong đó:

+ ĐH là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường huyện;

+ x là số thứ tự của các tuyến đường huyện thuộc huyện đó (gồm 2 chữ số tự nhiên từ 01 đến 99);

Ví dụ: Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đặt đường nối từ ngã ba Bản Cầm QL70 đi Lùng Khấu Nhin là đường huyện có số hiệu 11 nằm trên địa bàn huyện Mường Khương, được viết trên cột kilômét là ĐH. 11.

c) Đối với hệ thống đường xã:

- Tên đường xã đặt tên theo quy định chung như sau: Đường A;

Trong đó:

+ A là tên đường được đặt theo địa đanh hoặc theo tập quán;

Ví dụ: Đường Mỏ Đồng Bến thuộc xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình; Đường Bãi Bệ - Nam Hồng thuộc xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

d) Đối với hệ thống đường đô thị (ĐĐT):

- Tên hoặc số hiệu đường đô thị theo Điều 4 Nghị định 11/2010/NĐ-CP; số hiệu quy định chung như sau: ĐĐT.x;

Trong đó:

+ ĐĐT là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường đô thị;

+ x là số thứ tự của các tuyến đường đô thị thuộc thị xã, thị trấn đó (gồm 2 chữ số tự nhiên từ 01 đến 99);

- Ví dụ: Thị xã Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình: theo quy hoạch có 15 tuyến đường đô thị.

Tên đường đô thị đặt theo số hiệu của thị xã Ninh Bình như sau: ĐĐT.01; ĐĐT.02; ĐĐT.15.

đ) Đối với hệ thống đường chuyên dùng (ĐCD):

- Tên đường chuyên dùng đặt theo số hiệu quy định chung như sau: ĐCD.x;

Trong đó:

+ ĐCD là ký hiệu viết tắt của tên hệ thống đường chuyên dùng;

+ X là số thứ tự của các tuyến đường chuyên dùng thuộc tỉnh đó (gồm 2 chữ số tự nhiên từ 01 đến 99);

- Ví dụ: Tỉnh Bình Dương, theo quy hoạch có 5 tuyến đường chuyên dùng. Tên đường chuyên dùng đặt theo số hiệu của tỉnh Bình Dương như sau: ĐCD.01; ĐCD.02; ....; ĐCD.05.

3. Ví dụ cách đặt tên hoặc số hiệu đường thuộc hệ thống quốc lộ (QL), đường thuộc hệ thống đường địa phương trùng với đường ASEAN (AH):

QL.x-AH.y hoặc ĐT.x-AH.y, ĐĐTx-AH.y

Trong đó:

+ x là tên hoặc số hiệu đường trong nước;

+ y là tên hoặc số hiệu đường ASEAN./.

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No. 50/2015/TT-BGTVT

Hanoi, September 23, 2015

 

CIRCULAR

GUIDANCE ON A NUMBER OF ARTICLES OF GOVERNMENT’S DECREE NO. 11/2010/ND-CP DATED FEBRUARY 24, 2010 GUIDING THE MANAGEMENT AND PROTECTION OF ROAD INFRASTRUCTURES

Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree no. 11/2010/ND-CP dated February 24, 2010 guiding the management and protection of road infrastructures;

Pursuant to the Government’s Decree No. 100/2013/ND-CP dated September 03, 2013 amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree 11/2010/ND-CP guiding the management and protection of road infrastructures dated February 24, 2010 ;

Pursuant to the Government's Decree No. 107/2012/ND-CP dated December 20th 2012, defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Transport;

At requests of the Director General of the Directorate for Roads of Vietnam and Director of Department of Transport Infrastructure, the Minister of Transport hereby issues this Circular guiding a number of articles of the Government’s Decree No. 11/2010/ND-GP dated February 24, 2010 on management and protection of road infrastructures.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular provides guidance on the management and protection of road infrastructures, utilization of road infrastructures; connection of feeder roads to national highways; provincial road names and codes; assurance of traffic safety when conducting construction within protected areas of road infrastructures; assessment and inspection of road traffic safety.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to entities engaging in management, protection and utilization of road infrastructures and traffic safety during the construction within protected areas of road infrastructures; assessment and inspection of road traffic safety.

Chapter II

ROAD INFRASTRUCTURES UNDER PROTECTION

Article 3. Land reserved for roads

Land reserved for road is an area of land on which road infrastructures and pavements are constructed for the management, maintenance and protection of roads Road infrastructures includes:

1. Roads

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Overpasses (bridges or overpasses crossing over railways, roads and ocean…), including footbridges;

c) Tunnels (tunnels crossing mountain, rivers, roads, railways and cities) including pedestrian tunnels;

d) Ferries, footbridges, underpasses, or roads designed for water drainage

2. Bus stops, parking zones along roads, traffic control stations, weigh stations, tollbooths.

3. Road signs: traffic lights, signboards, sign board stands, height restriction barriers, marker posts, milestones, road markings and other devices

4. Traffic islands, median strips, traffic barriers, guardrails.

5. Markers, centerlines, site clearance markers.

6. Street lighting systems

7. Drainage systems, utility tunnels, road embankments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Escape lanes, traffic control centers, warehouses for storage of waterway vehicles, and instruments for traffic safety.

10. Auxiliary works.

Article 4. Road safety corridors

1. Road safety corridor refers to land strips along both sides of streets (including water along bridges, tunnels, ferries or floating terminals) constructed to enhance the traffic safety and road infrastructure protection.

2. The road safety corridor boundary is prescribed in Article 15 through Article 19 of the Decree No. 11/2010/ND-CP on management and protection of road infrastructures (hereinafter referred to as “ Decree No. 11/2010/ND-CP) and clauses 2 and 3, Article 1 of the Decree No. 100/2013/ND-CP amending and supplementing a number of Articles of the Decree No. 11/2010/ND-CP (hereinafter referred to as “Decree No. 100/2013/ND-CP). Road authorities shall refer to the engineering grade of roads under the planning to determine the width of road safety corridors, or the length and width of bridges for the determination of the width of safety corridors of bridges.

3. In the combination of roads and irrigation works, laws on dikes shall apply.

Article 5. Determination of land area reserved for roads and road safety corridors

1. The land area reserved for roads, road safety corridor areas and centerlines that have not been defined shall be determined in accordance with the Decree No. 11/2010/ND-CP and Decree No. 100/2013/ND-CP.

2. For roads in use, the road safety corridor area approved by competent authorities by the effective date of the Decree No. 11/2010/ND-CP shall be determined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The road safety corridor area is determined after the determination of land area reserved for roads. To be specific:

Where the width of the road safety corridor is equal to or greater than that specified in clause 3, Article 1 of the Decree No. 100/2013/ND-CP, it shall be remained constant.

Where the width of the road safety corridor is smaller than that specified in clause 2, Article 1 of the Decree No. 100/2013/ND-CP, it shall be determined in accordance with the Decree No. 100/2013/ND-CP.

Article 6. Overhead clearance

1. The overhead clearance of any road infrastructure constructed before the effective of the Circular No.39/2011/TT-BGTVT guiding a number of Articles of the Decree No. 11/2010/ND-CP (hereinafter referred to as “Circular No. 39/2011/TT-BGTVT") failing to satisfy requirements prescribed in Article 21 of the Decree No. 11/2010/ND-CP but does not affect the traffic safety shall be temporarily remained unchanged until December 31, 2020.

2. Every road infrastructure in construction, renovation or expansion; or road infrastructure in use failing to satisfy requirements in Article 21 of the Decree No. 11/2010/ND-CP and having negative impact on traffic safety shall conform to the provisions of overhead clearance (vertical direction) as follows:

a) With regard to overpasses crossing over roads, it is at least 4.75 meters vertically measuring from the highest point on the road surface to the lowest point of the overpass (excluding reserves for future raising of roads).

Overpasses crossing over expressways shall conform to expressway design standards.

b) For telecommunication circuits crossing over roads, it shall be at least 5.50 meters from the highest point of the road surface (excluding reserves for future raising of roads) to the lowest point of a circuit in the maximum deflection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) For cables crossing over roads, it shall be at least 4.75 meters from the highest point of the road surface (excluding reserves for future raising of roads) to the lowest point of a cable.

dd) The overhead clearance of infrastructures crossing over intersections shall remain the minimum distance stipulated in point a, b, c and dd of this clause, measuring from the highest point of the road to the lowest of the infrastructure crossing over the same intersection.

3. Determination of reserved clearance for raising the height of roads

a) For every works crossing over roads, the reserved clearance shall be determined according to the road current conditions and road planning.

b) For every works under overpasses or essential works, the reserved clearance shall be determined according to the road design and planning.

Article 7. Horizontal safety distance of essential works

1. Every essential works specified in clause 1, Article 12 hereof which is permitted to be constructed and located within the land reserved for roads or road safety corridors (including underwater areas) shall maintain a safety distance, either vertical or horizontal distance, to ensure the management, operation and maintenance of road infrastructures.

2. The horizontal safety distance of every essential works pole (located inside or outside the road safety corridor) shall be as follows:

a) The distance from the foot of telecommunication antenna mast or electric power pole to the foot of embanked road talus or top edge of dug road talus shall be at least 1.3 times as high as the height of the mast/pole (measuring from the road surface to the peak of mast/pole) and shall not be shorter than 5 meters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) For roads in mountainous terrain, canyons or places with no more land reserved for roads, the horizontal safety distance of the essential works pole may be shorter than that specified in point a of this clause but shall be at least 2 meters away from the edge of motorways.

3. The horizontal safety distance of the conveyor shall be maintained as follows:

a) For those crossing inner cities with poles on pavement (with curbs), the distance from the foot of pole to the outer edge of the motorway shall be at least 1 meter; and the distance from the supporting pole to the outer edge of the motorway shall be at least 02 meters;

b) Poles of conveyors crossing suburbs shall be located outside roads;

c) In case of large aperture, the conveyor pole is allowed to be located on the median strip provided that the distance from the foot of pole to the outer edge of the motorway is at least 0.5 meter;

d) The conveyor pole shall not be located on existing road infrastructures such as drainage sewers or ditches.

Article 8. Shared safety corridors between roads and railways

1. The safety corridor shall be demarcated on the principle of giving priority to the rail safety corridor while ensuring that the rail safety corridor does not overlap roadworks talus or any part of roadworks.

2. Where the roadworks is adjacent to and shares the same safety corridor with railways, the boundary shall be demarcated as stipulated in clause 2, Article 1 of the Decree No. 100/2013/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Works outside road safety corridors

1. Every works located outside the road safety corridor shall maintain the distance stipulated in Article 22 of the Decree No. 100/2013/ND-CP.

2. In case that any works outside the road safety corridor affecting traffic safety and traffic flows but is not remedied at requests of road authorities, the road authorities shall request the People’s Committee to deal with, within their jurisdiction, under regulations of laws.

Chapter III

UITILIZATION OF PROTECTED AREAS OF ROAD INFRASTRUCTURES

Article 10. Utilization of protected areas of road infrastructures

1. The utilization of protected areas of road infrastructures (hereinafter referred to as “protected area”) shall apply Article 26 and 28 of the Decree No. 11/2010/ND-CP and provisions hereof.

2. Prior to the expansion of boundaries of inner cities where roads cross, the People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities ( hereinafter referred to as “People’s Committees of province” ) shall be responsible for the construction of collector roads, connection points and intersections of roads crossing inner cities under provisions hereof.

3. Roads passing housing shall be connected with national highways through feeder roads; the existing roads shall be replaced with collector roads under the approved connection point planning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Billboards may be temporarily put up on road safety corridor in case of unfavorable conditions of outside terrains.

6. Areas under bridges shall not be used for business, parking or housing.

The utilization of spaces under a bridge as temporary parking lots shall be approved by the People’s Committee of the province (for bridges crossing over municipal roads) or the Ministry of Transport (for bridges crossing over national highways), within the administration The Department of Transport shall be responsible for the use of spaces under bridges as temporary parking lots. Every temporary parking lot shall satisfy requirements for fire and explosion prevention, traffic safety, environmental protection and shall facilitate bridge inspection, maintenance and repair under provisions of laws.

7. With respect to hydropower projects, irrigation projects and projects with detours:

a) Detours shall be constructed at the investor’s account.

b) Every investor shall obtain the Directorate for Roads of Vietnam’s consent to detour direction, scale, specifications and other aspects related to national highways during the project proposal.

c) The People’s Committee of the province shall assign a competent authority s to deal with issue related to provincial roads.

8. People’s Committees of provinces shall details the utilization if protected areas within the province in accordance with provisions of laws and the reality of the province under the Decree No. 11/2010/ND-CP, Decree 100/2013/ND-CP and provisions hereof.

Article 11. Management and utilization of protected areas of road infrastructures constructed under PPP projects and special purpose roads

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The construction or renovation of essential works, intersections or connection points to special purpose roads under PPP projects shall be approved by organizations or individuals taking charge of managing and operating such special purpose roads.

Article 12. Essential works within protected areas

1. Essential works includes:

a) Every works for national defense and security;

b) Every works required sophisticated engineering techniques such as: telecommunication or electricity infrastructures; water/gas/petroleum/chemical pipelines.

2. In special cases, essential works may be allowed to be constructed inside the protected area and shall:

a) Be designed, assessed, approved and conform to regulations of laws on construction;

b) Do not affect the maintenance, structure and function of roadworks, ensure the traffic safety and surrounding works security;

c) Be conformable to the urban planning, landscape and environmental protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

High-voltage electrical grids, fuel pipelines (petroleum, gas, oil...), chemical pipelines, or any explosive/corrosive/flammable material shall not be accepted;

b) For new bridges with technical boxes and girder sets: the essential works attached to such bridge shall be approved only if it is compatible with the bridge design, payload, size and other elements;

c) Every investor of essential works shall have qualified consultants assess the impact of installation of essential works on traffic safety and bridge durability prior to the application for approval for the installation of essential works.

4. With respect to underground essential works crossing roads (hereinafter referred to as “underground works”):

a) Trenchless techniques shall be applied, where it is impossible to apply trenchless techniques, open-cut technique shall be used.

b) No essential works shall be installed inside horizontal drainage sewers. Where the essential works crosses any utility tunnel that has sufficient room for the essential works, it shall be installed inside the utility tunnel;

c) Every essential works crossing under roads by trenchless technique shall meet the following technical requirements: it shall be covered with a durable pipeline or box and shall be compatible with the road payload; the distance from the lowest elevation point of the road surface to the highest point of the essential works shall be at least 01 meter but not lower than the thickness of the pavement structure (except for special cases where the competent authority’s approval is required).

d) In case of application of open-cut techniques: the tunnel satisfying road route design standards shall be constructed; the distance between the highest point of the tunnel and the lowest point of the road edge shall be at least 1.5 m; there is sufficient space for the essential works and maintenance work; the procedures for operation and utilization of the essential works shall be introduced.

5. For conveyors crossing over roads:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Every conveyor crossing over roads shall satisfy requirements for height and width as stipulated in Articles 6 and 7 hereof and the traffic safety shall be inspected. The conveyor section crossing over roads shall be covered to conserve the landscape and environmental protection;

c) Conveyor design documents shall be inspected and assessed in respect of conveyor safety under regulations of laws on construction.

6. For infrastructures for the Communist Party and State government’s policy propagating:

a) Such infrastructures shall not be installed within vertical curves, horizontal curves or slopes that may hinder sight distance

b)The design documents shall be inspected and assessed to ensure the safety under regulations of laws on construction.

7. Handling of incidents in connection to essential works:

Every operator of essential works shall promptly tackle every incident occurring within the protected area at the time it is reported or found. In case that such accident is not promptly tackled by the operator and affects the road traffic; the road authority shall resolve such incident. The operator shall be liable for and pay all expenses for tackling such incident.

8. Any essential works that is planned to be located outside the protected area and may affect traffic safety and road infrastructures shall obtain the road management authority’s prior consent.

9. Every essential works granted construction permit shall be promptly removed at request of the competent road authority; the investor or operator of such infrastructure shall be liable for the construction and removal of their essential works without compensation or assistance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Transport shall approve essential works within the protected areas of expressways.

2. The Directorate for Roads of Vietnam shall consider approving:

a) Projects for construction, renovation and expansion of essential works with the total length of exceeding 1 km within protected areas;

b) Projects for wiring electrical grids of at least 35 kV; projects for construction of water pipelines with the diameter of exceeding 200 mm; irrigation works or conveyors; fuel pipelines or hazardous chemical pipelines; projects for construction of sewer systems or bridges crossing over roads;

c) Projects for construction of essential works in connection to national highways under the administration of at least two supervisory national highway authorities;

d) Projects for essential works connecting to bridges with the total bridge span of exceeding 100 meters; or projects for construction of tunnels crossing over roads.

3. Every Road Management Department and Service of Transport shall consider approving:

a) Projects for construction of essential works in connection to roads under their administration but beyond the administration stipulated in clauses 1 and 2 of this Article;

b) Projects for repairing essential works s in connection to national highways under their administration;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) An application form for essential works construction inside protected areas using the form in Annex 1 hereof;

b) Design documents including site plans, longitudinal profiles and cross-section profiles of the project location. For projects for construction regarding bridges, tunnels or other complicated construction works, if the design document is working drawings or shop drawings, it shall be enclosed with certified true copies of design assessment reports;

c) Quantity of application: 01

5. The procedure for application shall follow Article 19 hereof

6. Time limits for approval: 07 working days from the date of receipt of valid application.

7. Every approval shall be valid for 18 months from the date of issue; after 18 month, the extension procedure shall be carried out. The extension procedure shall be as follows:

a) Submission of an application for extension using form in Annex 2 hereof;

b) Time limits for approval: 05 working days from the date of receipt of valid application.

c) Duration of extension: Not exceeding 12 month for only one extension

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Application for construction permit for essential works inside protected areas of roads in use

1. Every Road Management Department and Service of Transport managed road has the competence to grant construction permits.

2. Every application for the construction permit for the essential works shall include:

a) An application form for the construction permit using Annex 4 hereof;

b) Certified true documents on approval for essential works by competent road authorities (or copies enclosed with original documents for comparison);

c) 02 original shop drawings which specifies construction methods approved by the competent authority

d) Quantity of application: 01

3. The procedure shall follow Article 19 hereof

4. Time limits for the grant of construction permits: 07 working days from the date of receipt of valid application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Responsibilities of investors and operators

1. Responsibilities of investors:

Every investor shall

a) Supervise and inspect the construction of works that may affect traffic safety and road infrastructures;

b) Repair, restore and maintain roads affected by essential works within the protected areas;

c) Submit as-built documents to licensing agencies

2. Responsibilities of essential works operators:
Every operator shall:

a) Manage and carry out maintenance under laws on works security;

b) Do not affect traffic safety, roadworks, surrounding works and the maintenance of roadworks in the utilization;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Apply for the periodic maintenance permit, if it affects the traffic safety and roadworks durability under Article 14 hereof.

Article 16. Approval for temporary installation of billboards within protected areas of national highways in use

1. Billboards installed either outside or inside protected area shall conform to laws on advertising and management and protection of road infrastructures. Every organization or individual permitted to install billboards shall be responsible for issues in relation to such billboards.

2. The horizontal safety distance for billboards shall be at least equal to 1.3 times as high as the billboard height (the highest point of billboard) but not under 05 meters, measuring from the road surface to the lowest point of the billboard.

3. The horizontal safety distance for billboards outside the land reserved for roads is prescribed in clause 2 of this Article. If any violation against the horizontal safety distance is found, the road authority shall request the licensing agency to have the installation suspended.

4. Authorities competent to approve the temporary installation of billboards within protected areas of highways in use are as follows:

a)The Directorate for Roads of Vietnam has the competence to consider granting approval for billboard installation on national highway systems;

b) Road authorities and Services of Transport have the competence to consider granting approval for national highway routes within their administration.

5. The procedures, application and time limits for granting construction permits are the same as that of essential works.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When making proposals for projects for construction, renovation, modification of roads or detours, every investor shall:

a) Submit general information of the project ( engineering grade, scale, direction, cross section, expected date of commencement and completion) to relevant regulatory authorities;

b) Propose safety measures for roadworks to mitigate the impact of the construction of essential works;

c) Request the essential works operator to install technical boxes or apply safety measures according to requests of authorities competent to make decision on investment;

2. Every organization and individual wishing to construct essential works in connection to projects for construction or renovation of national highways shall:

a) Submit an application( and work item specifications) to the operator of the national highway project;

b) Apply safety measures to ensure the roadworks safety and durability during the construction ;

3. The investor shall comply with Article 14 hereof on application for construction permit and pay utility tunnel rent, where the essential works is required to be installed inside a utility tunnel.

4. b) The investor of essential works shall pay all incurring expenses for safety measures ;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The investor shall submit an application for approval for the design and technical solutions to the Directorate for Roads of Vietnam prior to the application for approval for the new construction project within land reserved for roads ( excluding projects invested by or granted the decisions on investment by the Ministry of Transport or Directorate for Roads of Vietnam).

2. Every investor or construction contractor of projects located on national highways in use shall apply for the construction permit to the Service of Transport .

3. An application for construction permit includes:

a) An application form for the construction permit using Annex 4 hereof;

b)Certified true documents on approval for drawings by competent road authorities (or copies enclosed with original documents for comparison);

c) Original shop drawings (which specify construction methods) approved by the competent authority

d) Quantity of application: 01

4. The order shall follow Article 19 hereof

5. Time limits for the grant of construction permits: 07 working days from the date of receipt of valid application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Entities carry out regular maintenance shall apply traffic safety measures during the maintenance. The permit for regular maintenance shall not required.

8. Every People’s Committee of provinces shall manage and maintain roads within their administration according to the reality and regulations of laws, except for national highways under authorization.

Article 19. Administrative procedures

1. Applicants shall submit their applications to competent authorities directly, or by post or via any acceptable means of transmission.

2. The competent authority shall receive and examine applications.

a) For any application submitted directly: after the examination, any valid application shall be received by the competent authority, otherwise, the competent authority shall instruct the applicant to complete the application.

b) Any application submitted indirectly shall be received by the competent authority. In case of uncompleted application, the competent authority shall send the applicant a guiding document within 02 working days from the date of receipt of the application.

c) The competent authority shall verify the application and grant the construction permit or approval for construction if it is eligible. In case of rejection, the competent authority shall send the applicant a notice in which reasons for rejection shall be specified.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Feeder roads connected to national highways

1. Feeder roads connected to national highways include:

a) Roads in provinces, districts, communes and cities;

b) Access roads to petrol & oil outlets;

c) Special purpose roads including: forest roads, mine haulage roads, roads for construction, roads in industrial parks, roads connecting to separate works;

d) Collector roads and those connecting to collector roads

2. The feeder road shall be connected to national highways via connection points approved by the People’s Committee of the province after having an agreement with the Ministry of Transport.

3. The feeder roads shall be connected to national highways in accordance with the approved urban planning.

4. Every intersection connected to national highways shall be designed in accordance with current technical regulations on motorways.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Feeder roads shall be connected to new or renovated national highways or detours as follows:

a) According to the socio-economic development planning of the province where the works crossing, the investor shall determine intersections or interchanges between the existing roads and their works, and shall position service stations according to motorways standards and submit the route design to the People’s Committee of the province

b) Every People’s Committee of provinces shall submit a list of connection points (including petrol & oil outlets) by road scale and technical standard to the competent authority under clause 3, Article 22 hereof.

Article 21. Minimum distance between two connection points to national highways

1. The distance of two connection points to national highways specified in clause 1 Article 20 hereof in inner cities shall be determined according to the urban planning approved by the competent authority.

2. The distance of two connection points to national highways specified in clause 1 Article 20 hereof outside cities shall be determined as follows:

a) The distance of two adjacent points on roads of grade I and II shall be at least 5,000 meters; and at least 1,500 meters and 1,000 meters for those on roads of grade III and grade IV or lower, respectively.

b) For dual carriageways with sufficient land reserved for turning lanes (for vehicles turning right at intersection) the distance between two adjacent points along one side of the national highway shall be as follows: for road of grade I and II:2,000 meters; for road routes of grate III or lower: 1,000 meters.

c) For mountainous terrain, canyons, rivers and terrains with obstacles not being removed, the minimum distance between two adjacent points shall be approved by State competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For dual carriageways in inner cities, the distance between two adjacent petrol & oil outlets along the national highways shall be at least 1,000 meters; in case of single carriageways, the distance shall be at least 2,000 meters;

a) For dual carriageways and sufficient land reserved for turning lanes in suburbs, the distance between two adjacent outlets along the national highways shall be at least 6,000 meters; in case of single carriageways, the distance shall be at least 12,000 meters;

4. For petrol & oil outlets planned to be located in the vicinity of or at the connection point of other feeder roads, it shall be adjusted in the priority of the early works or sharing the connection point.

Article 22. Planning for connection points to national highways

1. The connection point planning shall include the position, forms of intersection, and plans for traffic flow coordination

2. Every People’s Committee of the province shall assign qualified consultants to prepare the connection point planning and submit it the competent authority of the province. There may be connection point planning for all national highways or individual national highways.

3. Approval for the connection point planning:

a) The People’s Committee of the province shall submit 02 applications for approval for the connection point planning (including electronic data) to the Ministry of Transport and Directorate for Roads of Vietnam.

b) The Directorate for Roads of Vietnam shall examine the application and request the Ministry of Transport to consider approving the connection point planning. The Directorate for Roads of Vietnam may request the People’s Committee of the province to adjust the planning in writing, where necessary, before submitting the connection point planning to the Ministry of Transport.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Collect information on the existing works and the planned works

2. Carry out survey and statistics on:

a) Existing feeder roads specified in clause 1 Article 20 hereof; the position of feeder road connection points approved and not approved by the competent authority; the compliance of connection points with motorway design standards;

b) National highway sections within and beyond urban areas; list of national highway sections that do not have their collector roads due to shortage of land reserve, the works and topography hindering the construction of collector roads along national highways;

c) Feeder roads with the cross-section of not exceeding 2.5 meters for the movement of only motorcycles and non-motorized vehicles that is connected to national highway by the effective date of the Decree No. 186/2004/ND-CP on management and protection of road infrastructures but have not been extended eliminated under clause 1 of Article 29;

d) Petrol & oil outlets constructed under the petrol and gas outlet planning approved by the People’s Committee of the province ( or the Ministry of Industry and Trade) which specifies types of petrol and gas outlets allowed and not allowed to be located inside safety corridors. In case of absence of petrol and gas outlet planning, the authority in charge of making connection point planning shall cooperate with the State regulatory authority to draw up the connection point planning to petrol and gas outlets .

3. Aggregate local functional authorities’ assessment about the compliance with the socio-economic development planning, land use, land reserve for collector roads, petrol and gas outlets in connection to connection points.

4. Have the connection point planning of each national highway separately recorded.

Article 24. Documents on connection point planning

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Descriptions of the connection point planning: the socio-economic development of the provinces and areas along both sides of national highways planned to have connection points;

b) National highway conditions: highway grade, beginning points and endpoints; special positions ( inner cities/downtowns; bridges, tunnels, intersections with railways); the use of road safety corridor and traffic safety; information in relation to the national highway planning;

c) Written explanations for feeder roads within safety corridors, the minimum distance of two adjacent connection points that fails to meet the minimum distance stipulated hereof; roadmaps for elimination of small feeder roads under point c, clause 1 of Article 23.

d) The petrol & oil outlet planning within the province approved by the competent authority (if any)

dd) The urban planning where the national highway crosses approved by the competent authority (if any)

e) Instructions on the connection point planning of the supervisory Road Management Department and Service of Transport:

2. Connection point planning maps:

a) The summary of the connection point planning and current conditions;

b) Connection point maps

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Approval and execution of connection point planning

a) According to the approval of the Ministry of Transport, the People’s Committee of province shall approve the connection point planning, announce and execute the planning; and submit the approved planning documents to the Ministry of Transport and Directorate for Roads of Vietnam.

b) Where it is necessary to construct, renovate or expand any connection point included in the planning, the entity using such connection point shall submit an application as stipulated in clause 3, Article 26 hereof, according to the permission for using connection points by the People’s Committee of the province.

2. After constructing, renovating or expanding connection points according to approved planning, the People’s Committee of the province shall remove the connection points that fail to satisfy the minimum distance requirements.

3. Any people’s Committee of provinces whose connection point planning is approved by the Ministry of Transport or planning documents are submitted to the Ministry of Transport and Directorate for Roads of Vietnam before the effective date of this Circular ( according to the post stamp) wishing to adjust the planning in accordance with the Decree No. 11/2010/ND-CP, Decree100/2013/ND-CP and this Circular shall submit the adjusted planning documents to the Ministry of Transport and Directorate for Roads of Vietnam.

Article 26. Approval for designs and construction methods of intersections connected to national highways

1. Prior to the renovation of the intersection, the operator authorized to operate the approved connection point shall submit an application for approval for design and construction methods to the road authority.

2. The competence to approve designs and construction methods of intersections connected to national highways is as follows:

a) The Directorate for Roads of Vietnam has the competence to approve the design and traffic coordination at intersections connecting to roads of grade I, II and III.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. An application for approval for the design and traffic coordination at intersections includes:

a) An application form for approval using the form in the Annex 3 hereof;

b) A connection point planning approved by the People’s Committee of the province (a certified true copy or a copy enclosed with its original for comparison); or the Ministry of Transport ‘s documents on approval for connecting feeder roads to national highways not included in the approved planning (a certified true copy or a copy enclosed with its original for comparison)

c) A power of attorney authorizing the applicant as the investor or operator of the intersection by the People’s Committee of the province (or copies enclosed with original documents for comparison);

d) Original technical design documents and traffic coordination plans ( including traffic safety measures) prepared by consultants licensing for practicing in roadworks

e) Quantity of application: 01

4. The procedure shall follow Article 19 hereof

5. Time limits for approval: 10 working days from the date of receipt of valid application.

6. For new roads connected to national highways whose technical design is approved by the Ministry of Transport or Directorate for Roads for Vietnam, the application for approval for technical design and traffic coordination is not required.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Application for permits for construction of intersection connected to national highways

1. Every Road Management Department and Service of Transport managed national highways has the competence to grant permits for construction of intersection connected to national highways (hereinafter referred to as “construction permit”).

2. An application for the construction permit includes:

a) An application form for Construction permit using Annex 4 hereof;

b) Certified true documents on approval for construction or the intersection design by competent road management authorities (or copies enclosed with original documents for comparison);

c) Original shop drawings (including traffic safety measures during the construction) approved by the competent authority.

d) Quantity of applications: 02

3. The procedure shall follow Article 19 hereof

4. Time limits for the grant of construction permits: 07 working days from the date of receipt of valid application.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The investor shall be responsible for the intersection quality and shall submit as-built documents to the licensing agency.

7. The operator shall be responsible for the intersection maintenance. The regular maintenance of intersections may be carried out without permission but the operator shall be responsible for all occurrences. The periodic maintenance shall be carried out after obtaining the construction permit under provisions of this Article

Article 28. Temporary connection to national highways in use

1. Any project located in unfavorable terrain or applied special technical equipment, the temporary connection points are allowed to be constructed to facilitate the transport of construction materials and equipment within a certain period; after this period, the original state of safety corridors shall be restored.

2. The useful life of a temporary connection point shall not exceed 12 months. It may be extended only once in some special cases but the total time limit shall not exceed 24 months After the set forth time limit, the investor shall be responsible for the elimination of such temporary connection points and store the original state of the road safety corridor; in case of construction of exceeding 24 months, collector roads from the project to the intersection of the nearest connection point included in the approved connection point planning.

3. An application for temporary connection to national highways in use includes:

a) An application form for temporary connection which specifies reasons for temporary connection, location, chainage and useful life of the temporary connection point;

b) Documents on approval for investment or decision on investment by the competent authority and relevant documents (if any);

c) Documents on current conditions of the route where the temporary connection point located, impact on traffic safety and traffic safety measures of the road authority (for national highways under the administration);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Procedures for application for temporary connection points

a) Every applicant shall submit an application to the Service of Transport.

b) The receipt of applications shall follow point a and b, clause 1, Article 19 hereof.

d) The Directorate for Roads of Vietnam shall consider approving the application for temporary connection point within 10 working days from the date of receipt of the complete application. In case of rejection, Directorate for Roads of Vietnam shall submit the People’s Committee of the province a written notice of rejection.

dd) The Directorate for Roads of Vietnam shall send the investor a written notice within 05 working days from the date of receipt of the consent of the Directorate for Roads of Vietnam.

5. The application for approval for temporary connection point design and construction permits shall follow Articles 26 and 27 hereof.

Article 29. Handling of issues arising from the utilization of safety corridors

1. Residential roads with the width of not exceeding 2.5 meters which facilitate the traveling of motorcycles and non-motorized vehicles and are spontaneously connected to national highways before the effective date of the Decree No. 186/2004/ND-CP shall be remain unchanged until December 31, 2020.

2. Any petrol & oil outlet that is connected to national highways under the approval by competent authorities but not satisfies the minimum distance under provisions hereof is allowed but shall be adjusted or eliminated by December 31, 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Every housing, manufacturer or business occupying road safety corridor but not affecting traffic safety or roadworks may be temporarily allowed but shall keep their current condition remain unchanged; land users shall make commitments not to expand their housing, manufacturer or business with the People’s Committee of the commune and supervisory road authority. Where the works is downgraded but has not been compensated for clearance by the State, the People’s Committee of the commune and road authority shall assess the user’s land and their property on land as the basis for compensation or restoration of works.

4. Where the use of the road safety corridor affects the traffic safety and roadworks, the competent road authority shall assess the seriousness of affect and request the People’s Committee to withdraw land and grant an assistance in or compensate for land and property on land that exist prior to the announcement of the road safety corridor.

5 . Every organization and individual illegally occupying road safety corridors shall not be compensated for clearance.

6. The compensation for clearance of the works inside safety corridors under provisions of laws shall be determined according to the date of construction of such works.

Road Management Departments and Services for Transport shall instruct road authorities and People’s Committee of communes to draw up the sketch of road which specifies the location , scale and construction schedule of the project located in the road safety corridor under the Decree No. 11/2010/ND-CP by the following milestones:

a) By December 12, 1982 when regulations on road safety corridors had not been introduced yet;

b) From December 12, 1982 to by January 01, 2000 under the Decree No. 203/HDBT on road regulation dated December 21, 1982 by the Board of Ministers;

c) From January 01, 2000 to by November 11, 2004 under the Government’s Decree No. 172/1999/ND-CP dated December 07, 1999 detailing the ordinance on protection of road infrastructures ;

b) From November 20, 2004 to by April 15, 2010 under the Government’s Decree No. 186/2004/ND-CP;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Responsibilities for roads in construction and renovation of road authorities and investors

Every road authority and investor shall:

1. Take charge of and cooperate with People’s Committees of districts and communes to mark road safety corridor boundaries and request the People’s Committee of the province to consider approving the road safety corridor boundaries; take charge of and cooperate with People’s Committees of districts and communes to publish and mark road safety corridor boundaries , and transfer them to People’s Committees of communes to manage.

2. Regularly check and inspect the illegal encroachment and utilization of safety corridors . Any violation found shall be promptly reported to the People’s Committees of communes or Road Inspectorate to impose administrative penalties and deal with within their competence.

3. Cooperate with the Road Inspectorate and regulatory authorities to clear away every works illegally occupied safety corridors within the administration; periodically report their superior road authority on road management .

Article 31. Responsibilities of road authorities and People’s Committees of provinces

1. Every Road Management Department and Service of Transport shall:

a) Prepare plans and measures of handling of violations against road safety corridors

b) Submit reports on difficulties and issues arising from the management and protection of road infrastructures to the Directorate for Roads of Vietnam (for national highways) or People’s Committees of provinces (for roads within the province administration).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Road Management Departments or Departments of Transport shall retain documents and input information into project management records within their administration; submit approvals and Construction Permits to the Directorate for Roads of Vietnam and inspectorate of Departments of Transport.

2 The Directorate for Roads of Vietnam shall carry out the maintenance and management of national highway infrastructures nationwide under provisions hereof.

3. People’s Committees of provinces

Every People’s Committee of province shall:

a) Comply with laws on land transfer, land lease, granting certificates of planning and construction permits ;

b)Invest in constructing collector roads (outside road safety corridors) along both sides of national highways according to the approved connection point planning; prevent and deal with the direct connection to national highways.

4. People’s Committees of districts

Every People’s Committee of the district shall:

a) Clear away any works that affects the road infrastructure maintenance in accordance with road traffic development plans and ensure the security of road infrastructure and road safety;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cooperate with road authorities and road Inspectorate to deal with violations against roadworks, illegal occupation and utilization of roads.

5. People’s Committees of communes

Every People’s Committee of the commune shall

c) Cooperate with Road Management Unit and Road Inspectorate to deal with violations against roadworks , illegal occupation and utilization of roads.

b) Take delivery, manage and protect centerlines

Article 32. Responsibilities of other entities

1. Relevant entities shall:

a) Protect road infrastructures; notify road authorities or the People’s Committee of the nearest province of violations against laws on road infrastructure protection;

b) Be responsible for violations against regulations on management and protection of road infrastructures

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Take charge of and cooperate with road management unit to deal with violations against regulations on management and protection of road infrastructures, within the administration.

b) Take charge of and cooperate with road management unit to submit records of violations against safety corridors to the People’s Committee of the province;

c) Take charge of cooperate with the road management unit and Road Inspectorate to complete records of violations against roadworks , illegal encroachment and utilization of roads. In case of serious violations, the record shall be submitted to the competent authority.

3. Regulatory authorities shall deal with violations against laws on road infrastructure protection, within their jurisdiction; cooperate with road authorities to protect road infrastructures.

Chapter V

PROVINCIAL ROAD NAME AND CODES

Article 33. Rules for naming provincial roads

1. Provincial roads shall be named in accordance with Article 3 and 4 of the Decree No. 11/2010/ND-CP.

2. Any provincial roads named before the effective date of this Circular shall remain unchanged.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Provincial road codes shall be used for provincial roads only.

2. The provincial road code is series of 03 digits; regulation on provincial road codes by province shall be presented in the Annex 7 hereof.

Chapter VI

TRAFFIC MOVEMENT AND TRAFFIC SAFETY DURING THE CONSTRUCTION IN PROTECTED AREAS

Section 1. PRE-CONSTRUCTION

Article 35. Grant of construction permits for works within the protected areas

1. The construction, renovation and restoration of essential works, roads, connection points or temporary installation of billboards within the protected area shall only be conducted after receipt of the construction permit using Annex 5 hereof from the Road Management Department or Department of Transport (supervisory national highway authorities).

2. The investor or construction contractor shall submit an application for the construction permit to the competent road authority under Articles 13, 14, 16, 17 and 18 hereof.

Article 36. Site transfer

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Such organization and individual shall be responsible for the management and assurance of traffic flows; apply traffic safety measures from the date of transfer.

Section 2. CONSTRUCTION

Article 37. Construction methods and construction duration

1. Organizations and individuals shall follow the approved construction methods and schedule, facilitate the traffic movement and shall not damage existing roads infrastructures. In case of unavoidable damage, such organization and individual shall obtain the road authority’s written consent to protective measures, temporary demolition, removal and re-construction or compensation for damage under regulations of laws.

2. Construction organizations and individuals shall be subject to the supervision and inspection of the compliance with regulations on construction safety by road management authorities and Road Inspectorates; and shall be responsible traffic safety during the construction.

Article 38. Construction within the pedestrian areas

1. Every organization and individual carries out the construction within pedestrian areas shall:

a) Do not affect the vision of road users;

b)Do not affect traffic safety;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Do not affect the structure and safety of existing works;

2. Do not level, dispose or bulldoze the land areas reserved for roads

Article 39. Detours, temporary bridges and road signs

1. If the old bridge is still utilized during the construction of the new one, the construction contractor shall be responsible for the traffic safety and traffic movement until the new bridge comes into operation.

2. Detours and temporary bridges shall be completed before the construction of the main works. Detours and temporary bridges shall be capable of bearing the same payload and have the same size as the old ones. Every detour and temporary bridge in national highways of grade III or higher shall have at least 02 lanes.

3. The traffic signaling system shall be completed prior to the construction of the main works under the convention on road signs

Article 40. Lookouts

1. There shall be lookouts to coordinate traffic flows during the construction; warning signs such as signposts, flags, and red flashes at night shall be available.

2. Every lookout shall be equipped with flags, whistles, torches and shall wear a red loop on their left arm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Every construction organization or individual shall put up signboards which specify name of the project management organization or governing organization, project name, construction chainage, office address, telephone number of site managers on both ends of the construction site.

2. Every site manager shall wear insignia, and workers shall wear protective clothing under provisions of laws.

Article 42. Construction vehicles

1. Every construction vehicle shall be equipped with safety devices and have its number plate registered under provisions of laws.

2. After construction hours, all construction vehicles shall be parked in designated places. In case of no designated place for parking, construction vehicles shall be parked along roadsides where are visible and have warning signs.

3. Every construction vehicle that is out of work shall be moved to roadsides and the construction contractor shall put up warning signs under provisions of laws.

Article 43. Construction of roadbeds, road surface and bridge decks

1. Part of the roadbed, road surface or bridge deck shall be reserved for road users during the construction. To be specific:

a) Road surface or bridge decks of not exceeding 03 lanes: at least 01 lane reserved;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Where it is not enough room for 01 lane reserved or may cause traffic jam, temporary bridges or detours are required.

3. In case of isolated roads that fail to satisfy requirements in clauses 1 or 2 of this Article, the traffic movement and safety plans (including waterways or railways) shall be included in the proposal of the project; and work items shall be constructed and come into operation prior to the construction of main works.

4. The expansion of road beds by digging shall be finished by dug section. In case of weak geological structure, or digging or backfilling road beds of exceeding 2 meters, the traffic safety plans and reaction measures for bad weather approved by the construction supervision consultants or works operator shall be available.

5. In case of construction of road surface and foundation: the length of each construction section shall not exceed 300 meters and the distance between two construction sections shall be at least 500 meters. In rainy seasons, the construction shall be completed by the end of every shift or day and shall prevent construction materials from drifting to roadsides that may damage to resident’s property and cause environmental pollution.

6. In case of installation of sewer pipes crossing roads without detours:

a) The construction site shall not exceed a half of the road surface width, the remaining shall be used for traffic movement;

b) For roads with huge volume of traffic, the construction site shall not exceed a third of the road surface width, the remaining shall be used for traffic movement;

c) For roads of grade III or higher, if it is impossible to set aside 02 lanes for traffic, the road shall be temporarily extended to create sufficient area for two lanes;

d) For roads of grade IV, V and VI, if it is impossible to set aside 01 lane for traffic, the road shall be temporarily extended to create sufficient area for 01 lane;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The construction methods and schedule shall be proposed according to types of works.

Article 44. Construction materials

1. Construction materials shall be placed on roads to serve the construction of only 2 or 3 construction sections, the material length shall not exceed 300 meters and shall not be placed on both sides of the roads.

2. The construction shall be finished and wastes shall be cleared before the flood. Traffic safety measures in the event of occurrences due to flood shall be submitted to local road authorities.

3. All unused materials shall be removed to prevent environmental pollution and ensure the traffic safety.

Article 45. Construction with landmines and road closure

1. Utilization of landmines in construction

a) Comply with regulations of laws on using explosives;

b) Do not blast landmines from 7pm to 6am of the following day in somewhere in the vicinity of residential areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Road closure for construction

a) The road shall not be closed for exceeding 01 hour and the interval between 02 blasting times shall be at least 04 hours;

b) Roads shall be closed only on off-peak hours;

c) It shall obtain a prior consent from the Directorate for Roads of Vietnam or Services of Transport to the excessive closure time of national highways or local roads, respectively .

Article 46. Roadside tree clearance

1. Warning signs of “tree cutting” shall be put up at both ends of a site; there are guards at both ends of the site and the safety distance shall be maintained.

2. Trees shall be prevented from falling onto road beds. In case that trees fall onto road beds, they shall be quickly moved to roadsides.

3. Tree branches or other objects shall not be thrown down on road beds or road surface.

Article 47. Repair of bridges, embankments and tunnels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Warning signs of “narrow road”, “speed limit” and “construction site” shall be put up under regulations of laws;

b) There are guards and traffic coordinator available around the clock;

c) Construction equipment and materials shall be placed inside the site barrier ;

d) Electricity and water supply systems for the construction shall be regularly checked to prevent accidents

2. In case of failure to satisfy requirements in clause 1 of this Article, detours stipulated in Article 39 are required.

Article 48. Extension of access roads to ferries and floating terminals

1. During the repair or extension of access roads to ferries or floating terminals, part of road area shall be reserved for traffic as follows:

a) At least 4 meters for access roads to floating terminals;

b) At least 6 meters for access roads to ferries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. In case of failure to meet the minimum width set forth , temporary wharves shall be built.

Article 49. Salvage of sunk ferries and floating terminal

1. In case of salvage of sunk ferries or floating terminals, including the removal of obstacles in riverbeds, buoys and markers under regulations of laws.

2. Channels for ferries and floating terminals shall be available.

Article 50. Site clearance and transfer

1. After completion of the construction of not exceeding 01-kilometer road route or 01 bridge or culvert, the construction contractor shall remove all obstacles for traffic movement.

2. Every construction contractor shall remove their materials, equipment and obstacles from the construction site and fix all damage (if any) occurring due to the construction prior to the acceptance and transfer

3. After the completion of the work specified in clause 1 and 2 of this Article, the construction contractor shall request the investor to carry out acceptance and transfer procedures and put the works into operation; and return the construction site to the road authority .The transfer of construction site shall be made in writing

4. The road management unit shall carry out a physical inspection of the construction site. If the construction site is not cleared or roadworks damaged due to the construction has not remedied yet by the construction contractor, the road authority has the right to refuse the transfer and claim for a compensation under regulations of laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The investor shall promptly carry out acceptance and transfer procedures, and put the works into operation under regulations of laws on construction investment management.

2. For any works on roads in use, the construction contractor shall ensure the traffic safety and traffic movement until the works is accepted and transferred to the road management unit.

3. For any works on roads not yet come into operation, the construction contractor shall protect the works, ensure the road closure until the traffic movement is allowed, and shall take all involved responsibilities until the work is transferred .

Article 52. Responsibilities of investors

1. Every investor shall inspect and expedite the construction contractors , ensure the compliance with provisions of laws on road safety.

2. Every investor and their contractor shall reach agreement on clauses of penalties and termination if either party fails to comply with laws on traffic safety and assurance of traffic safety in the construction within land areas reserved for roads.

Chapter VII

TRAFFIC SAFETY ASSESSMENT

Article 53. Stages under traffic safety assessment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The traffic safety assessment is a must in design stage (for 03-stage-design projects) or shop drawings (for 02-stage-design projects ) and before the works comes into operation.

b)In addition to the above mentioned assessment stages, every person competent to make decision on investment may carry out the assessment at any time during the project proposal, design or construction phase, where necessary.

c) Projects invested by local government may apply provisions in point a and b, clause 1 of this Article or clause 1, Article 13 of the Decree No. 11/2010/ND-CP.

2. For roads works in use:

a) Any road in use shall undergo the traffic safety assessment if it falls into any case stipulated in clause 2, Article 13 of the Decree No. 11/2010/ND-CP.

b) The authority competent to decide and carry out the traffic safety assessment stipulated in clause 2 of Article 54 hereof shall have competence to approve the list of assessed road sections falling into point a of this clause submitted by the road authority.

Article 54. Competence to make decisions and carry out traffic safety assessment

1. For new or renovated roads:

a) The Ministry of Transport has the power to make decisions and carry out traffic safety assessment of projects invested by the Ministry of Transport or expressway or national highway PPP projects. Every investor or PPP project investor shall be responsible for the traffic safety assessment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Every People’s Committee of provinces has the power to make decisions and carry out the traffic safety assessment of PPP projects for roads in urban, provinces and districts. Every investor shall be responsible for the traffic safety assessment.

2. For roads works in use:

a) The Ministry of Transport has the power to make decision and carry out traffic safety assessment of PPP projects for national highways or expressways invested by the Ministry of Transport. Every investor and organization authorized to manage expressways shall be responsible for the traffic safety assessment.

b) The Directorate for Roads of Vietnam has to make decisions and carry out national highway traffic safety assessment. Every organization authorized to manage national highways (Road Management Departments and Services for Transport) shall carry out the traffic safety assessment.

c) Every People’s Committee of provinces has the power to make decisions and carry out the traffic safety assessment of roads in urban, provinces, districts (including those under PPP projects). Road management units, investors, organizations and individuals having special purpose roads shall be responsible for the traffic safety assessment.

Article 55. Basis for traffic safety assessment

1. For new or renovated roads:

a) Decisions on the competence to make decision and carry out traffic safety assessment and stages of assessment stipulated in clause 1, Article 54 hereof.

b) Project documents: project proposals, basic design, technical design (for works with three-stage design) or shop drawings ( for works with one or two-stage-design), and other relevant documents;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Traffic safety inspection drafts approved by the investor under the Circular No. 45/2011/TT-BGTYT on expenses for traffic safety inspection of new and renovated roads dated June 10, 2011 by the Minister of Transport;

e) Written consents to the traffic flow coordination and impact on traffic safety of supervisory management authorities ( Road management Department or Services for Transport), in case of inspection of works before putting it into operation,

2. For roads in use

a) Decisions on road route approval or road route undergoing traffic safety inspection by the competent authority under clause 2, Article 54 hereof.

b) As-built documents, road management records of supervisory management authority, and traffic accidents records;

c) Vietnamese construction regulations, national technical regulations and relevant standards;

d) Traffic safety assessment draft approved by the competent authority under the Joint Circular No. 71/2014/TTLT/BGTVT-BTC on expenses for traffic safety inspection of roads in use dated December 10, 2014 by the Minister of Finance;

Article 56. Procedures for traffic safety assessment of new or renovated roads

1. The traffic safety assessment shall include the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Studying collected documents to anticipate potential traffic risks; proposing preliminary solutions to traffic risks; compiling a lists of potential traffic risks and elements assessed in the site inspection;

c) Carrying out the inspection to identify, comparing or finding out potential traffic risks ( taking the impact of weather, residents and customs into consideration). The inspection of traffic safety before the road comes into operation shall be carried out in both day and night;

d) Consulting residents about traffic accidents and road traffic demand;

dd) Submitting traffic safety assessment reports which specify potential traffic risks and mitigation measures under Article 62 hereof to the investor.

2. The investor, after considering the traffic safety assessment report, shall request the competent authority to approve it in writing.

3. The competent authority shall evaluate traffic safety assessment reports and issue the approval for traffic safety assessment reports in writing.

4. The investor or person competent to make decision on investment shall be responsible for the addition of the results of traffic safety assessment to their project proposal.

Article 57. Procedures for traffic safety assessment of roads in use

1. Every traffic safety assessment shall include the following tasks:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Studying collected documents to anticipate potential traffic risks; proposing preliminary solutions to traffic risks; compiling a lists of potential traffic risks and inspected elements; anticipating traffic issues at intersections or interchanges;

c) Carrying out site inspection to identify, comparing or finding out potential traffic risks ( taking the impact of weather, residents and customs into consideration). The site inspection shall be carried out both day and night, regardless of unfavorable weather (rainy, foggy). The supervisory road management unit shall participate in the site inspection;

d) Cooperating with the supervisory road management unit, Local Traffic Safety Board and traffic police in potential traffic issues; and suggesting traffic safety enhancement measures .

dd) Submitting traffic safety assessment reports which specify potential traffic risks and mitigation measures under Article 62 hereof to supervisory road management unit and investor.

2. The investor and supervisory road management unit, after considering the traffic safety assessment report, shall request the competent authority to approve the report in writing.

3. The competent authority shall evaluate traffic safety assessment reports and approve such reports in writing.

4. Supervisory road management units or road authorities shall receive traffic safety assessment results and comply with current regulations of laws.

Article 58. Contents of traffic safety assessment during the project proposing or economic-technical reporting

Every traffic safety assessment shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The consistency of routes crossing control points; intersections and distance between intersections;

b) The layout plans of road infrastructures , drainage system, ecological conditions, hydrographic climate; impact of landscapes and utility infrastructures and access road to residential areas, emergency roads for firefighting apparatus and ambulances and future expansion of roads.

2. Geometrical features of site plan, longitudinal profiles, cross-section profiles, changes in cross section, traffic coordination and design standards.

3. Sight distance, transitional road sections, driver’s cognition and reaction.

4. Departure sight distance and intersection sight distance, horizontal cross-section profiles, layout plans.

5. Impact of roadside works, pedestrian facilities, non-motorized vehicles , motor vehicles.

6. Construction safety measures presented in overall technical solutions (detours, temporary bridges, construction site, signboards, traffic lighting systems and traffic control).

7. Other aspects of traffic safety.

Article 59. Contents of traffic safety assessment and inspection in technical design stages ( for 03-stage design projects) or shop drawing design (for 01 or 02-stage design projects ) and during construction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Consideration of changes in comparison to the project proposal (if any) or economic-technical reports on drainage systems, ecological conditions, hydrographic climate; impact of landscapes and utility infrastructures and access roads to residential areas, emergency roads for firefighting apparatus and ambulances and future expansion of road routes, safety factor, theoretical vehicle speed conversion charts,

2. Particular geometrical features of site plan, longitudinal profiles, cross-section profiles, changes in cross section, layout plans, roadside and pavement arrangement; inspection and assessment of traffic safety in case of tolerance of Rmin, Rconvex, Rconcave, sight distance design, longitudinal profiles negative and positive tali.

3. Alignment: transitional road sections, driver’s cognition and reaction, geometric design of roads or bridges

4. Intersections, interchanges and connection points

a) Departure sight distance and intersection sight distance , intersection and interchange layout plans, access roads to interchanges and intersections, driver’s visibility, geometric design of interchanges, intersection, traffic island and lighting system;

b) Position of connection points and analysis of traffic safety technical standards such as: distance between two intersections or connection points; structure, engineering aspects of site plan, longitudinal and horizontal cross-section profiles, longitudinal gradient and taper distance.

5. Impact assessment of roadside works, pedestrian facilities, non-motorized vehicles , motor vehicles.

a) Impact of works illegally occupying road safety corridors under the Government's Decree No. 11/2010/ND-CP and Decree No. 100/2013/ND-CP, statistics of works within safety corridors before and after the construction (studying site clearance plans);

b) Impact assessment of traffic flows at weaving sections, the differences between actual speed and design speed, and traffic risks at weaving sections.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Other works: potential traffic risks of works next to roadways such as: median strips, anti-collision fences, guardrails, rumble strips and safety solutions proposed by design consultants.

8. Detailed design of tunnels, bridges and sewers: works location, longitudinal gradients of both ends of the bridges, tunnels, connector roads and works structure.

9. Traffic safety measures in construction, construction equipment arrangement, traffic control and coordination, specific traffic safety measures (detours, temporary bridges, construction methods), especially for renovated roads.

10. Other aspects of traffic safety.

11. Reports on traffic safety inspection and assessment results included impact on traffic safety, recommendation on the maximum speed.

Article 60. Contents of traffic safety assessment and inspection prior to acceptance and operation

1. Every organization taking charge of assessing traffic safety shall cooperate with the investor, traffic police, supervision consultants, construction contractor and supervisory management unit to verify the traffic safety assessment reports of previous stages and compare to that in the construction site (comparing the approved design documents with the sites and the reality), focus on organizing and controlling non-motorized vehicles and pedestrians: turn lanes, car stops, obstacles, road surface damage, and encroachment upon road safety corridors)

2. Proposals for amendments to ensure the traffic safety prior to the operation .

Article 61. Contents of traffic safety assessment of roads in use

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 62. Traffic safety assessment reports

Every traffic safety assessment report shall include:

1. General information

a) Project name and assessment stage

b) Name of the assessment director and assessors

c) Lists of collected documents

2. Main contents

a) Summary of proposals

b) Field surveys and site inspection;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 63. Traffic safety assessment elements

A list of elements needing considering during the assessment or inspection of traffic safety shall be presented in Annex 6 herewith.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION

Article 64. Entry into force

1. This Circular enters into force from January 01, 2016 and replaces the Circular No. 39/2011/TT-BGTVT dated May 18, 2011 by the Minister of Transport.

2. Where any document referred to in this Circular is amended or replaced, the new one shall prevail.

Article 65. Implementation organizations

1. The Chief of the Ministry Office, Ministerial Chief Inspector, Directors, Presidents of the People’s Committees of provinces, Director General of Directorate for Roads of Vietnam and Heads of relevant entities shall be responsible for the implementation of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

MINISTER




Dinh La Thang

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/09/2015 hướng dẫn Nghị định 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


268.600

DMCA.com Protection Status
IP: 3.21.246.53
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!