Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 20/2016/QĐ-TTg hỗ trợ kinh phí chống buôn lậu gian lận hàng giả xử lý tài sản bị tịch thu

Số hiệu: 20/2016/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 11/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Quyết định 20/2016/QĐ-TTg Quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

 

1. Kinh phí hỗ trợ hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả

- Quyết định 20 quy định: Kinh phí từ NSNN hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được bố trí vào dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và được sử dụng để chi cho các nội dung tại Điều 6 Quyết định số 20/2016 của Thủ tướng chính phủ.

Việc sử dụng kinh phí phải đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ của cơ quan có thẩm quyền và không được trùng lặp với các nguồn kinh phí khác từ NSNN.

- Về nội dung chi và mức chi hỗ trợ các Khoản chi đặc thù chưa có trong dự toán chi thường xuyên, Quyết định 20/2016/TTg quy định:

+ Chi bồi dưỡng trong thời gian Điều trị cho cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị tai nạn, bị thương và gia đình cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị chết trong quá trình Điều tra bắt giữ;

Chi tiền viện phí trong trường hợp không thuộc hoặc vượt phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT hoặc được Quỹ BHYT thanh toán một phần. Mức hỗ trợ cụ thể do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quyết định nhưng không quá 10 tháng mức tiền lương cơ sở;

+ Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia Điều tra, mật phục, truy bắt, kiểm tra, kiểm soát đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian trực tiếp tham gia trên địa bàn xảy ra vụ việc. Mức bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày.

2. Thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu

Nội dung chi và mức chi quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu thực hiện theo Nghị định 29/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg hướng dẫn cụ thể một số Khoản chi đặc thù trong quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tại Điều 8.

Trong đó, TT quy định: Chi khen thưởng theo vụ việc cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình tham gia Điều tra, bắt giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Việc quyết định khen thưởng và mức tiền thưởng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quyết định nhưng không quá 3.000.000 đồng/cá nhân/vụ việc, 15.000.000 đồng/tập thể/vụ việc.

 

Quyết định 20 có hiệu lực từ ngày 26/06/2016.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2016/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH HỖ TRỢ KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG GIẢ VÀ THANH TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN BỊ TỊCH THU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG GIẢ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Quyết định này quy định về việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (sau đây gọi tắt là thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Quyết định này là các lực lượng có chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả), bao gồm: Công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường, quản lý cạnh tranh, kiểm lâm, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, thuế, hải quan và các lực lượng chức năng khác của Trung ương và địa phương được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Nguyên tắc hỗ trợ kinh phí hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu

1. Ngoài kinh phí quản lý hành chính được ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (bao gồm quỹ tiền lương, chi hoạt động thường xuyên, chi nghiệp vụ đặc thù, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc), các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả còn được ngân sách nhà nước bố trí thêm kinh phí hỗ trợ hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

2. Đối với các cơ quan, đơn vị vừa có hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vừa có hoạt động xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự trong các lĩnh vực khác thì việc hỗ trợ kinh phí hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu của các vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được áp dụng theo quy định tại Quyết định này; đối với hoạt động xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự trong các lĩnh vực khác thì thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

3. Trong quá trình thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu, nếu vụ việc có nhiều lực lượng cùng tham gia thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có trách nhiệm căn cứ vào tính chất phức tạp của vụ việc và mức độ tham gia của từng cơ quan, đơn vị để xem xét, quyết định việc thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu đảm bảo phù hợp, hiệu quả và công khai.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. KINH PHÍ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, HÀNG GIẢ

Điều 4. Nguồn kinh phí hỗ trợ

1. Nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:

a) Việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định này được thực hiện như sau:

- Kinh phí từ ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của Trung ương.

- Kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ đối với các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành. Căn cứ tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên địa bàn và khả năng của ngân sách, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc sử dụng ngân sách cấp mình để hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do cấp trên quản lý đóng trên địa bàn theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Việc lập dự toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này hàng năm căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của năm kế hoạch và không vượt quá tiền thu từ xử lý vi phạm hành chính, hình sự đối với các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do các cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý của năm trước liền kề, bao gồm:

- Tiền nộp phạt vi phạm hành chính; tiền bán tang vật, phương tiện bị tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

- Tiền bán tài sản là vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự đối với các vụ án hình sự về buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí hỗ trợ tự nguyện từ các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp, các dự án, chương trình hỗ trợ chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi tắt là các cơ quan, tổ chức, cá nhân) đóng góp trực tiếp cho cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả (không bao gồm kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả).

Điều 5. Quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ

1. Kinh phí từ ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được bố trí vào dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và được sử dụng để chi cho các nội dung quy định tại Điều 6 Quyết định này. Việc sử dụng kinh phí phải đúng Mục đích, tiêu chuẩn, chế độ của cơ quan có thẩm quyền và không được trùng lặp với các nguồn kinh phí khác từ ngân sách nhà nước.

2. Đối với kinh phí hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định này, cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phải theo dõi, hạch toán riêng.

Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định tại Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài.

Việc quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện đúng Mục đích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện và đảm bảo không được trái với pháp luật hiện hành. Trường hợp việc hỗ trợ không nêu Mục đích cụ thể thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả căn cứ nội dung chi và mức chi quy định tại Điều 6 Quyết định này để quyết định việc hỗ trợ cho phù hợp với công tác của cơ quan, đơn vị, đảm bảo công khai, minh bạch, số kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Điều 6. Nội dung chi và mức chi hỗ trợ

Cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được sử dụng kinh phí hỗ trợ tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định này để chi cho các nội dung dưới đây:

1. Các nội dung chi thuộc dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng kinh phí theo dự toán chi thường xuyên đã sử dụng hết. Cụ thể:

a) Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;

b) Chi công tác phí, chi hội nghị sơ kết, tổng kết, tập huấn, đào tạo nghiệp vụ về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;

c) Chi mua sắm trang thiết bị; sửa chữa công cụ; chi thuê mướn thiết bị, phương tiện; chi các Khoản phí, lệ phí đăng ký, kiểm định thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động Điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;

d) Chi xăng dầu cho phương tiện để kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải, bảo vệ đối tượng và tang vật vi phạm; chi thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả;

đ) Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của Luật Thi đua khen thưởng;

e) Chi làm đêm, làm thêm giờ theo quy định hiện hành.

Mức chi đối với các nội dung chi nêu trên thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ hiện hành.

2. Các Khoản chi đặc thù chưa có trong dự toán chi thường xuyên:

a) Chi bồi dưỡng trong thời gian Điều trị cho cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị tai nạn, bị thương và gia đình cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ bị chết trong quá trình Điều tra bắt giữ; chi tiền viện phí trong trường hợp không thuộc hoặc vượt phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế hoặc được Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán một phần. Mức hỗ trợ cụ thể do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quyết định nhưng tối đa không vượt quá 10 (mười) tháng mức tiền lương cơ sở;

b) Chi bồi dưỡng cho người trực tiếp tham gia Điều tra, mật phục, truy bắt, kiểm tra, kiểm soát đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian trực tiếp tham gia trên địa bàn xảy ra vụ việc. Mức bồi dưỡng 100.000 đồng/người/ngày.

Mục 2. THANH TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN BỊ TỊCH THU

Điều 7. Nguồn kinh phí thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu

Nguồn kinh phí thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 29/2014/NĐ-CP của Chính phủ).

Điều 8. Nội dung chi và mức chi

Nội dung chi và mức chi quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Quyết định này hướng dẫn cụ thể một số Khoản chi đặc thù trong quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả như sau:

1. Chi mua tin (nếu có):

a) Mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% của số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có) và tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị dưới 5.000.000.000 đồng.

b) Mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% của số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có) và tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với các vụ việc mà số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị từ 5.000.000.000 đồng trở lên.

c) Trường hợp tài sản bị tịch thu được xử lý theo hình thức tiêu hủy hoặc chuyển giao thì chi phí mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% của số tiền xử phạt và giá trị tài sản tịch thu và tối đa không quá 100.000.000 đồng. Cách xác định giá trị tài sản tịch thu được thực hiện tương tự như cách xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

d) Cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đã thực hiện thanh toán chi phí mua tin từ nguồn kinh phí thanh toán các chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định tại Điều 7 Quyết định này thì không thực hiện thanh toán chi phí mua tin từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

2. Chi khen thưởng theo vụ việc cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình tham gia Điều tra, bắt giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Việc quyết định khen thưởng và mức tiền thưởng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quyết định nhưng không vượt quá 3.000.000 đồng/cá nhân/vụ việc, 15.000.000 đồng/tập thể/vụ việc.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi thẩm quyền, căn cứ các hành vi vi phạm hành chính đã được pháp luật quy định có trách nhiệm xác định những hành vi được coi là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả để làm cơ sở thực hiện hỗ trợ kinh phí chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định tại Quyết định này.

3. Các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thuộc phạm vi quản lý thực hiện quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và nguồn kinh phí thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu theo quy định tại Quyết định này.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2016. Đối với nguồn thu từ bán tài sản tịch thu của các vụ án hình sự trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả được quản lý, sử dụng theo Quyết định số 47/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống tội phạm đến hết năm 2016. Từ năm 2017, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, Nghị định số 29/2014/NĐ-CP và Quyết định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 20/2016/QĐ-TTg ngày 11/05/2016 Quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


27.422

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.219.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!