CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 62/2016/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 01
tháng 7 năm 2016
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG VÀ THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH
XÂY DỰNG
Căn cứ Luật tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tiêu
chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật chất
lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật giám định
tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật xây dựng
ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật đầu tư
ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về Điều kiện
hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
Nghị định này quy định về Điều kiện hoạt động giám
định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng
trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 2. Điều kiện năng lực của
giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc
Giám định viên tư pháp xây dựng phải đáp ứng quy định
tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp; người
giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phải đáp ứng quy định tại Khoản
1, Khoản 2 Điều 18 Luật giám định tư pháp. Ngoài các Điều kiện trên, giám định
viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc còn phải
đáp ứng các Điều kiện sau:
1. Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy
định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:
Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản
lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc
quản lý nhà nước về xây dựng.
2. Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc
nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc:
Thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây
dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung
giám định tư pháp xây dựng;
b) Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng
hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất
lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;
c) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết
kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp
giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;
d) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc
thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường
hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và
giám định sự cố công trình xây dựng.
3. Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây
dựng công trình, giá trị công trình:
a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc
quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản
lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung giám định tư pháp
xây dựng;
b) Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo
quy định.
4. Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu tại Khoản
2, Khoản 3 Điều này được quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định số
59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng.
Điều 3. Điều kiện năng lực của
tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc
Tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc là
tổ chức tư vấn xây dựng đáp ứng các quy định tại Điều 19 Luật
giám định tư pháp và các Điều kiện sau:
1. Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy
định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:
a) Có đủ Điều kiện năng lực theo quy định để thực
hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng,
giám sát thi công xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Cá nhân chủ trì giám định phải đáp ứng Điều kiện
như đối với giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng
theo vụ việc thực hiện giám định về sự tuân thủ các quy định của pháp luật
trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị
định này.
2. Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc
nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu,
cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:
a) Trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng
hoặc thiết kế xây dựng công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ Điều kiện năng
lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, khảo sát xây dựng,
thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội
dung giám định tư pháp xây dựng;
b) Trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm
xây dựng, thiết bị công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ Điều kiện năng lực
để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng,
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giám sát thi công xây dựng theo quy định phù
hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;
c) Trường hợp giám định chất lượng bộ phận công
trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng; tổ
chức thực hiện phải có đủ Điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc:
Kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định
tư pháp xây dựng;
d) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định các nội dung
quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản này phải đáp ứng Điều kiện tương ứng
quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
3. Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây
dựng công trình, giá trị công trình:
a) Có năng lực thực hiện một trong các công việc kiểm
định xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây
dựng;
b) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định phải đáp ứng
quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định này.
4. Điều kiện năng lực của tổ chức nêu tại Khoản 2, Khoản
3 Điều này được quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Điều 4. Điều kiện năng lực của
văn phòng giám định tư pháp xây dựng
1. Được thành lập và được cấp giấy đăng ký hoạt động
theo quy định của Luật giám định tư pháp và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Đáp ứng các yêu cầu về năng lực của tổ chức giám
định tư pháp xây dựng theo vụ việc phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng.
Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
quy định tại Nghị định này là tổ chức kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng đáp ứng các Điều kiện năng lực
quy định tại Khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận
đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng. Thời hạn hiệu lực của
Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05
năm kể từ ngày cấp.
2. Điều kiện năng lực:
a) Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp
luật;
b) Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc
gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng
các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;
c) Người quản lý trực tiếp hoạt
động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù
hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;
d) Có thí nghiệm viên phải tốt
nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp
cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.
Điều 6. Hồ sơ, trình tự, thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, bao gồm:
a) Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Mẫu số 01 của
Phụ lục I kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại),
hoặc Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng theo Mẫu số 02 của Phụ lục
I kèm theo Nghị định này (đối với trường hợp đề nghị cấp bổ sung, sửa đổi);
b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (đối với trường hợp đề nghị cấp mới);
c) Danh sách cán bộ quản lý, thí nghiệm viên kèm
theo các văn bằng, chứng chỉ được đào tạo liên quan;
d) Các tài liệu chứng minh năng lực hoạt động thí
nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5
Nghị định này phù hợp với từng trường hợp đề nghị cấp mới, cấp lại hoặc bổ
sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng.
2. Trình tự cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều
kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
a) Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và gửi qua đường bưu điện hoặc
nộp trực tiếp tại trụ sở của Bộ Xây dựng. Trường hợp nộp hồ sơ qua trang thông
tin điện tử của Bộ Xây dựng, thực hiện theo văn bản hướng dẫn về giải quyết thủ
tục hành chính trực tuyến theo quy định của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ, nếu các tài liệu chưa đầy đủ, hợp lệ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng
dẫn để bổ sung và hoàn thiện;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài liệu hợp lệ, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức
đánh giá tại phòng thí nghiệm;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có
biên bản đánh giá thực tế và kết quả khắc phục (nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Xây dựng
có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị
định này.
3. Trình tự cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ
Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
a) Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi quy định tại Điểm
a Khoản 4 Điều này thì trình tự thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Trường hợp cấp bổ sung, sửa đổi quy định tại Điểm
b Khoản 4 Điều này, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ các tài
liệu hợp lệ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng cấp bổ sung, sửa đổi được ghi theo
hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng đã cấp.
4. Các trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận
đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
a) Khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng có nhu cầu bổ sung, sửa đổi các nội dung của Giấy chứng nhận đủ Điều
kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng đã được cấp;
b) Khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng thay đổi địa Điểm đặt phòng thí nghiệm.
5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng:
a) Bộ Xây dựng có trách nhiệm cấp mới, cấp lại, bổ
sung, sửa đổi đình chỉ và hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí
nghiệm chuyên ngành xây dựng;
b) Bộ Xây dựng công nhận tương đương đối với các Giấy
chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động trong lĩnh vực thí nghiệm, thử nghiệm được các
cơ quan có thẩm quyền khác cấp theo quy định của pháp luật nếu các hoạt động này
đáp ứng các Điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Nghị định
này. Việc công nhận tương đương được thực hiện theo trình tự quy định tại Điểm
b Khoản 3 Điều này.
Điều 7. Đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực
Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
1. Đình chỉ hiệu lực Giấy chứng nhận đủ Điều kiện
hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo tạm dừng hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng;
b) Không duy trì thường xuyên các Điều kiện quy định
tại Điều 5 của Nghị định này;
c) Cung cấp phiếu kết quả thí nghiệm không đúng hoặc
không đầy đủ nội dung quy định tại Phụ lục III kèm
theo Nghị định này;
d) Thực hiện các chỉ tiêu thí nghiệm không có trong
danh Mục kèm theo Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng hoặc thí nghiệm viên không có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp
với các chỉ tiêu thí nghiệm đó;
đ) Không thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng.
2. Hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng khi tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng có một trong các hành vi sau đây:
a) Bị giải thể, phá sản hoặc vi phạm nghiêm trọng
quy định của pháp luật hiện hành;
b) Thông báo chấm dứt hoạt động thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng;
c) Không đăng ký cấp bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận
đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trong các trường hợp
quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 6 Nghị định này;
d) Không khắc phục các sai sót sau khi bị đình chỉ
hiệu lực Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
đ) Cung cấp khống các số liệu kết quả thí nghiệm;
e) Cung cấp số liệu sai lệch so với kết quả thí
nghiệm, gây hậu quả nghiêm trọng về chất lượng công trình xây dựng.
Điều 8. Xử lý chuyển tiếp
1. Các quyết định công nhận năng lực thực hiện các
phép thử của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được Bộ Xây dựng cấp trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tương đương với Giấy chứng nhận đủ Điều
kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Nghị định này.
2. Trong thời gian 36 tháng kể từ ngày Nghị định này
có hiệu lực thi hành, tổ chức có quyết định công nhận năng lực thực hiện các
phép thử của phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng phải tiến hành đăng ký cấp
Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng nếu có
nhu cầu tiếp tục hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Điều 9. Điều Khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2016.
2. Trường hợp các tiêu chuẩn được viện dẫn trong Nghị
định này được bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế thì thực hiện theo phiên bản mới
nhất.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT. KTN (3b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Nghị định
số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ)
Mẫu số
|
Mẫu tên văn bản
|
Mẫu số 01
|
Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt
động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
|
Mẫu số 02
|
Đơn đăng ký bổ sung, sửa đổi giấy chứng nhận đủ Điều
kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng
|
Mẫu
số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ……
tháng …… năm……
ĐƠN
ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY
DỰNG
Kính gửi: Bộ Xây dựng.
1. Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng:
Địa chỉ:
...........................................................................................................................
Điện thoại:
......................................................................................................................
Fax:………………………Email:..........................................................................................
2. Thông tin phòng thí nghiệm:
Địa chỉ:............................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................................................................................
Fax:……………………….Email:.........................................................................................
3. Danh Mục các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký đủ Điều
kiện hoạt động:
TT
|
Tên chỉ tiêu
thí nghiệm
|
Tiêu chuẩn kỹ
thuật
|
Máy móc, thiết
bị
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu
số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
………, ngày ……
tháng …… năm……
ĐƠN
ĐĂNG KÝ BỔ SUNG, SỬA ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
Kính gửi: Bộ Xây dựng.
1. Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng:
Địa chỉ:
...........................................................................................................................
Điện thoại:
......................................................................................................................
Fax:………………………Email:..........................................................................................
2. Thông tin phòng thí nghiệm:
Địa chỉ:............................................................................................................................
Điện thoại:.......................................................................................................................
Fax:……………………….Email:.........................................................................................
3. Mã số phòng thí nghiệm được cấp: LAS-XD ...
4. Đã được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động
thí nghiệm chuyên ngành xây dựng số:
5. Các đề nghị bổ sung, sửa đổi:
a) Bổ sung, sửa đổi chỉ tiêu thí nghiệm
TT
|
Tên chỉ tiêu
thí nghiệm bổ sung, sửa đổi
|
Tiêu chuẩn kỹ
thuật
|
Máy móc, thiết
bị
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Thay đổi địa chỉ đặt phòng thí nghiệm
- Địa chỉ cũ:
- Địa chỉ đề nghị thay đổi:
|
ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC II
(Kèm theo Nghị định
số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
BỘ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……………….
|
Hà Nội, ngày ……
tháng …… năm ……
|
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG THÍ NGHIỆM
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6
năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số
/2016/NĐ-CP ngày
tháng năm 2016 của Chính phủ
Quy định về Điều kiện hoạt động giám định tư pháp xây dựng và thí nghiệm chuyên
ngành xây dựng;
Xét đề nghị của …………….. (tên Cơ quan được Bộ Xây dựng
chỉ định thẩm tra, đánh giá)
CHỨNG NHẬN:
1. …(Tên tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành
xây dựng)
Địa chỉ:
...........................................................................................................................
Điện thoại: ………….. Fax:
…..........................…….. E-mail:..............................................
Địa chỉ đặt phòng thí nghiệm:............................................................................................
Đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây
dựng với các chỉ tiêu thí nghiệm nêu trong bảng Danh Mục kèm theo Giấy chứng nhận
này.
2. Mã số
LAS-XD:............................................................................................................
3. Giấy chứng nhận này có hiệu lực 05 năm kể từ
ngày ký./.
Nơi nhận:
- Tên tổ chức tại Mục 1;
- …
- Lưu: VT,...
|
THỦ TRƯỞNG
(Cơ quan cấp giấy chứng nhận)
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC III
(Kèm theo Nghị định
số 62/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ)
Phiếu kết quả thí
nghiệm do tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng lập phải bao gồm
các thông tin và nội dung cơ bản sau:
1. Tên, địa chỉ của tổ chức hoạt động thí nghiệm
chuyên ngành xây dựng.
2. Địa chỉ nơi đặt phòng thí nghiệm, mã số LAS-XD
(ghi theo Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng).
3. Số hợp đồng kinh tế hoặc văn bản yêu cầu của tổ
chức yêu cầu thí nghiệm.
4. Tên dự án/công trình/hạng Mục công trình được khảo
sát, lấy mẫu, thí nghiệm. Đối với các thí nghiệm phục vụ nghiên cứu/tự kiểm tra
chất lượng của nhà sản xuất thì ghi rõ Mục đích thí nghiệm.
5. Loại mẫu thí nghiệm.
6. Tiêu chuẩn thí nghiệm.
7. Kết quả thí nghiệm.
8. Thời gian lập phiếu kết quả thí nghiệm.
9. Chữ ký của nhân viên thí nghiệm
và cán bộ quản lý./.