Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 07/2024/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Đức Luận
Ngày ban hành: 17/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Quy định về đấu thầu vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế công lập

Ngày 17/5/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập, trong đó có quy định về đấu thầu vị thuốc cổ truyền.

Gói thầu vị thuốc cổ truyền

Gói thầu vị thuốc cổ truyền có thể có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền (không áp dụng đối với vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa), mỗi danh mục vị thuốc cổ truyền phải được phân chia thành các nhóm, mỗi vị thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu.

Gói thầu vị thuốc cổ truyền được phân chia thành 03 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

- Nhóm 1 bao gồm vị thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho vị thuốc cổ truyền và được sản xuất từ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

- Nhóm 2 bao gồm vị thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

- Nhóm 3 bao gồm vị thuốc cổ truyền không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2024/TT-BYT nhưng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu đối với vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế công lập

- Hình thức lựa chọn nhà thầu:

+ Đấu thầu rộng rãi trong nước: Áp dụng với tất cả các gói thầu;

+  Chỉ định thầu: Áp dụng với các gói thầu mua thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu và khoản 1 Điều 94 Nghị định 24/2024/NĐ-CP .

- Phương thức lựa chọn nhà thầu: Áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ theo quy định tại Điều 30 của Luật Đấu thầu, trừ trường hợp gói thầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 07/2024/TT-BYT mà chủ đầu tư quyết định việc chỉ định thầu theo quy trình rút gọn.

Đơn vị mua sắm tập trung chỉ áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ khi có hướng dẫn của pháp luật về khoa học, công nghệ.

Xem chi tiết tại Thông tư 07/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/5/2024.

 

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2024/TT-BYT

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐẤU THẦU THUỐC TẠI CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 06 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về hoạt động đấu thầu thuốc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế và nguồn thu hợp pháp khác của cơ quan hành chính nhà nước về y tế và đơn vị sự nghiệp y tế công lập (sau đây gọi tt là cơ sở y tế công lập), bao gồm:

a) Phân chia gói thầu và nhóm thuốc;

b) Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc;

c) Mua sắm tập trung thuốc.

2. Thông tư này áp dụng đối với việc đấu thầu thuốc hóa dược, thuốc phóng xạ, chất đánh dấu, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, vị thuốc c truyền và các loại khí được cấp số đăng ký lưu hành là thuốc để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc mua thuốc do Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

4. Việc mua thuốc sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến quân y cơ quan, y tế cơ quan, y tế tại các cơ sở giam giữ thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

5. Việc mua máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2023/TT-BYT ngày 20 tháng 7 năm 2023 của Bộ tởng Bộ Y tế quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia là đơn vị được Bộ Y tế giao nhiệm vụ mua sm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

2. Đơn vị mua sắm tập trung cp địa phương là đơn vị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ mua sm tập trung tại địa phương đối với thuốc.

Điều 3. Trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Chương IV Thông tư này, thời gian thực hiện thỏa thuận khung và thời gian thực hiện gói thầu tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm đối với các thuốc thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật nhóm 1, nhóm 2 theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;

b) Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Thuốc cần mua với số lượng ít để bảo đảm đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Đấu thầu.

2. Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Chương IV Thông tư này, thời gian thực hiện thỏa thuận khung và thời gian thực hiện gói thu tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm đối với các thuốc thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp địa phương, trừ thuốc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Thuốc thuộc danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

c) Thuốc cần mua với số lượng ít để bảo đảm đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Đấu thầu.

3. Việc mua sắm thuốc theo quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đấu thầu thực hiện như sau:

a) Trường hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây viết tắt là đơn vị) có thỏa thuận về việc thống nhất để một đơn vị làm đầu mối thực hiện việc mua sắm thì đơn vị đó thực hiện việc tổng hợp nhu cầu của các đơn vị còn lại trong thỏa thuận và thực hiện việc mua sắm theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Việc thỏa thuận phải thể hiện bằng văn bản và phải có các nội dung về trách nhiệm lập, gửi nhu cầu mua sắm và trách nhiệm thanh toán chi phí.

b) Trường hợp các đơn vị không có thỏa thuận và không thể tự tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đã tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng không thành công thì gửi nhu cầu mua sắm thuốc về cơ quan quản lý:

- Bộ Y tế đối với các đơn vị thuộc Bộ Y tế quản lý hoặc trong trường hợp có từ 02 tỉnh trở lên đề nghị;

- Bộ Quốc phòng đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng quản lý;

- Bộ Công an đối với các đơn vị thuộc Bộ Công an quản lý;

- Sở Y tế đối với các đơn vị trên địa bàn và không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Sau khi nhận được văn bản đề nghị của đơn vị, trong thời gian 10 ngày, cơ quan quản lý có trách nhiệm chỉ định đơn vị để thực hiện việc mua sắm. Trường hợp không chỉ định phải có văn bản trả lời đơn vị và nêu rõ lý do.

4. Cơ sở y tế công lập có trách nhiệm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu các thuốc không do Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia và Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu. Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu tại cơ sở y tế công lập thực hiện theo quy định tại Chương III Thông tư này, thời gian thực hiện gói thầu tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng gói thầu, nhóm thuốc.

Chương II

PHÂN CHIA GÓI THẦU VÀ NHÓM THUỐC

Điều 4. Gói thầu thuốc generic

Gói thầu thuốc generic có thể có một hoặc nhiều thuốc generic, mỗi danh mục thuốc generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc generic trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc generic được phân chia thành 05 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

1. Nhóm 1 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP;

b) Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố;

c) Được sản xuất toàn bộ các công đoạn tại Việt Nam và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:

- Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP;

- Được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Thông tư này;

- Thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành phải có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Thông tư này.

2. Nhóm 2 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP;

b) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH, được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước này cấp chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP.

3. Nhóm 3 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố có chứng minh tương đương sinh học.

4. Nhóm 4 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

5. Nhóm 5 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

Điều 5. Gói thầu thuốc biệt dược gốc

1. Người đứng đầu cơ sở y tế công lập quyết định việc mua thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị đối với bệnh viện hoặc Hội đồng chuyên môn đối với các cơ sở y tế công lập khác (sau đây viết tắt là Hội đồng).

2. Gói thầu thuốc biệt dược gốc có thể có một hoặc nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu. Các thuốc tại gói thầu thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ các thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu sản xuất tại nước không thuộc danh sách SRA hoặc EMA được cơ quan có thẩm quyền công bố trước ngày Thông tư số 08/2022/TT-BYT ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hiệu lực.

Điều 6. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền

Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền (không áp dụng đối với vị thuốc cổ truyền) có thể có một hoặc nhiều thuốc, mỗi danh mục thuốc phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền được phân chia thành 04 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

1. Nhóm 1 bao gồm thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và trong thành phần công thức thuốc có toàn bộ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

2. Nhóm 2 bao gồm thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và trong thành phần công thức thuốc có từ 50% số lượng thành phần dược liệu trở lên được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

3. Nhóm 3 bao gồm thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

4. Nhóm 4 bao gồm thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

Điều 7. Gói thầu vị thuốc cổ truyền

Gói thầu vị thuốc cổ truyền có thể có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền (không áp dụng đối với vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa), mỗi danh mục vị thuốc cổ truyền phải được phân chia thành các nhóm, mỗi vị thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu vị thuốc cổ truyền được phân chia thành 03 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

1. Nhóm 1 bao gồm vị thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho vị thuốc cổ truyền và được sản xuất từ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

2. Nhóm 2 bao gồm vị thuốc cổ truyền được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

3. Nhóm 3 bao gồm vị thuốc cổ truyền không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

Điều 8. Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa

Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa có thể có một hoặc nhiều vị thuốc cổ truyền, mỗi danh mục vị thuốc cổ truyền phải được phân chia thành các nhóm, mỗi vị thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được phân chia thành 03 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

1. Nhóm 1 bao gồm vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và được sản xuất từ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

2. Nhóm 2 bao gồm vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

3. Nhóm 3 bao gồm vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

Điều 9. Gói thầu dược liệu

Gói thầu dược liệu có thể có một hoặc nhiều dược liệu (không áp dụng đối với bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa), mỗi danh mục dược liệu phải được phân chia thành các nhóm, mỗi dược liệu trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu dược liệu được phân chia thành 03 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

1. Nhóm 1 bao gồm dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

2. Nhóm 2 bao gồm dược liệu được sơ chế toàn bộ trên dây chuyền sản xuất được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu.

3. Nhóm 3 bao gồm dược liệu không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 10. Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa

Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa có thể có một hoặc nhiều bán thành phẩm dược liệu, mỗi danh mục bán thành phẩm dược liệu phải được phân chia thành các nhóm, mỗi bán thành phẩm dược liệu trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch được phân chia thành 03 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

1. Nhóm 1 bao gồm bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu và được sản xuất từ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

2. Nhóm 2 bao gồm bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu.

3. Nhóm 3 bao gồm bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

Điều 11. Quy định về việc dự thầu vào các nhóm thuốc

1. Nguyên tắc dự thầu của các nhóm thuốc trong gói thầu:

a) Nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhóm nào thì được dự thầu vào nhóm đó. Thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhiều nhóm thì nhà thầu được dự thầu vào một hoặc nhiều nhóm mà thuốc đó đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật và phải có giá chào thống nhất trong tất cả các nhóm mà nhà thầu dự thầu;

b) Thuốc dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia vào quá trình sản xuất thì các cơ sở tham gia vào quá trình sản xuất đều phải đáp ứng tiêu chí kỹ thuật của nhóm thuốc dự thầu.

2. Gói thầu thuốc generic:

a) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 được dự thầu vào nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 5;

b) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 2 được dự thầu vào nhóm 2 và nhóm 5;

c) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 3 được dự thầu vào nhóm 3 và nhóm 5;

d) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 4 được dự thầu vào nhóm 4 và nhóm 5;

đ) Thuốc không đáp ứng các tiêu chí tại nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 thì chỉ được dự thầu vào nhóm 5.

Trường hợp thuốc đáp ứng đồng thời tiêu chí kỹ thuật của nhiều nhóm thì thuốc được dự thầu vào các nhóm theo quy định nêu trên.

Ví dụ: Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 3 và đồng thời đáp ứng tiêu chí nhóm 4 thì được dự thầu vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5; Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 2 và đồng thời đáp ứng tiêu chí nhóm 3 được dự thầu vào nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 5.

3. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền:

a) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 được dự thầu vào nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4;

b) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 2 được dự thầu vào nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4;

c) Thuốc đáp ứng tiêu chí tại nhóm 3 được dự thầu vào nhóm 3 và nhóm 4;

d) Thuốc không đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 chỉ được dự thầu vào nhóm 4.

4. Gói thầu vị thuốc cổ truyền:

a) Vị thuốc cổ truyền đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 được dự thầu vào nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3;

b) Vị thuốc cổ truyền đáp ứng tiêu chí tại nhóm 2 được dự thầu vào nhóm 2 và nhóm 3;

c) Vị thuốc cổ truyền không đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 và nhóm 2 chỉ được dự thầu vào nhóm 3.

5. Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa:

a) Vị thuốc cổ truyền đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 được dự thầu vào nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3;

b) Vị thuốc cổ truyền đáp ứng tiêu chí tại nhóm 2 được dự thầu vào nhóm 2 và nhóm 3;

c) Vị thuốc cổ truyền không đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 và nhóm 2 chỉ được dự thầu vào nhóm 3.

6. Gói thầu dược liệu:

a) Dược liệu đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 được dự thầu vào nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3;

b) Dược liệu đáp ứng tiêu chí tại nhóm 2 được dự thầu vào nhóm 2 và nhóm 3;

c) Dược liệu không đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 và nhóm 2 chí được dự thầu vào nhóm 3.

7. Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa:

a) Bán thành phẩm dược liệu đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 được dự thầu vào nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3;

b) Bán thành phẩm dược liệu đáp ứng tiêu chí tại nhóm 2 được dự thầu vào nhóm 2 và nhóm 3;

c) Bán thành phẩm dược liệu không đáp ứng tiêu chí tại nhóm 1 và nhóm 2 chỉ được dự thầu vào nhóm 3.

8. Việc dự thầu của thuốc nước ngoài sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam vào gói thầu thuốc generic và gói thầu thuốc biệt dược gốc thực hiện như sau:

a) Thuốc nước ngoài sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam được dự thầu vào các nhóm thuốc theo quy định tại điểm b Khoản này khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:

- Thuốc được Bộ Y tế công bố trong danh mục các thuốc gia công (có chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc) được cấp hoặc gia hạn giấy đăng ký lưu hành đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 16/2023/TT-BYT ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành đối với thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2023/TT-BYT) hoặc danh mục thuốc chuyển giao công nghệ được cấp hoặc gia hạn giấy đăng ký lưu hành đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 16/2023/TT-BYT;

- Thuốc không thuộc danh mục thuốc do Bộ Y tế công bố theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật Đấu thầu (trừ trường hợp sản xuất toàn bộ tại Việt Nam khi cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam);

b) Việc dự thầu của thuốc nước ngoài sản xuất gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam đáp ứng quy định tại điểm a Khoản này thực hiện như sau:

- Thuốc được dự thầu vào gói thầu thuốc biệt dược gốc nếu thuốc chuyển giao công nghệ hoặc thuốc gia công được Bộ Y tế công bố trong danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Trường hợp thuốc thuộc danh mục được áp dụng hình thức đàm phán giá do Bộ Y tế ban hành thì việc mua sắm các thuốc này áp dụng theo hình thức đàm phán giá;

- Thuốc được dự thầu vào nhóm 1, nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 5 nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây: Thuốc có thuốc trước chuyển giao công nghệ hoặc thuốc đặt gia công đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này; thuốc chuyển giao công nghệ hoặc thuốc gia công tại Việt Nam được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP.

- Thuốc được dự thầu vào nhóm 2, nhóm 4 và nhóm 5 nếu đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây: Thuốc có thuốc trước chuyển giao công nghệ hoặc thuốc đặt gia công đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này; thuốc chuyển giao công nghệ hoặc thuốc gia công tại Việt Nam được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP.

- Các trường hợp còn lại được dự thầu vào nhóm 4 và nhóm 5.

c) Trường hợp thuốc nước ngoài gia công, chuyển giao công nghệ không đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a Khoản này thì việc dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Chương III

QUY TRÌNH, THỦ TỤC LỰA CHỌN NHÀ THẦU CUNG CẤP THUỐC

Điều 12. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 39 của Luật Đấu thầu, trong đó:

1. Tên gói thầu:

Việc ghi tên gói thầu thực hiện theo phân chia gói thầu và nhóm thuốc phù hợp với quy định từ Điều 4 đến Điều 10 Thông tư này. Trường hợp gói thầu được phân chia thành nhiều phần thì tên của mỗi phần phải phù hợp với nội dung của phần đó. Các thông tin về gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối thiểu gồm các thông tin sau đây:

a) Mỗi phần trong gói thầu thuốc generic bao gồm các thông tin: tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó;

b) Mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt dược gốc bao gồm các thông tin: tên thuốc kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 24 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (sau đây viết tắt là Nghị định số 24/2024/NĐ-CP); tên hoạt chất; nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó. Trường hợp một hoạt chất có nhiều tên biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã được Bộ Y tế công bố tại danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu thì mục tên thuốc cần ghi đủ tên các biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

c) Mỗi phần trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa gồm các thông tin: tên thuốc hoặc tên bán thành phẩm dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; nhóm thuốc; đơn giá. Việc ghi tên thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa trong gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này;

d) Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; bộ phận dùng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó.

Trường hợp cơ sở y tế công lập bổ sung thêm các thông tin khác về gói thầu quy định tại Khoản này thì đơn vị chịu trách nhiệm giải trình về các thông tin bổ sung này.

2. Việc ghi dạng bào chế thuốc thuộc gói thầu thuốc generic, gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Các dạng bào chế (có dấu (*)) được ghi tách riêng tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:

a) Chỉ được tách riêng khi có cùng dạng bào chế với thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu có cùng hoạt chất, đường dùng hoặc thuốc có cùng hoạt chất, đường dùng đã được cấp phép lưu hành tại nước SRA hoặc EMA;

b) Trường hợp thuốc không thuộc điểm a Khoản này, cơ sở y tế phải thuyết minh rõ về tính cần thiết, nhu cầu sử dụng đối với dạng bào chế này và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết khi không thể sử dụng dạng bào chế khác hoặc sử dụng dạng bào chế khác nhưng không đáp ứng điều trị.

3. Việc ghi tên thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa trong gói thầu thực hiện như sau:

a) Chỉ ghi tên thành phần của thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa; không được ghi tên thương mại;

b) Trường hợp thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa có cùng thành phần, cùng dạng bào chế: chỉ ghi nồng độ, hàm lượng của thành phần khi sự khác nhau về nồng độ, hàm lượng dẫn tới sự khác nhau về liều dùng, chỉ định điều trị và phải có ý kiến tư vấn của Hội đồng.

4. Giá gói thầu:

a) Giá gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP;

b) Trường hợp gói thầu chia làm nhiều phần thì mỗi phần đều phải ghi rõ đơn giá và tổng giá trị của phần đó theo quy định tại khoản 1 Điều này. Đơn giá thuốc trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu do cơ sở y tế công lập lập kế hoạch đề xuất và chịu trách nhiệm;

c) Căn cứ xác định giá gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Ngoài ra, cơ sở y tế công lập có thể căn cứ thông tin giá thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu theo nhóm tiêu chí kỹ thuật của các cơ sở y tế công lập hoặc trúng thầu tập trung cấp địa phương trong thời gian 12 tháng trước ngày trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc trúng thầu tập trung cấp quốc gia, đàm phán giá còn hiệu lực của thỏa thuận khung được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; Trang Thông tin điện tử Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia; trích xuất từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc tự thu thập được để làm căn cứ xác định giá gói thầu;

d) Việc xây dựng giá kế hoạch của các mặt hàng cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng, đường dùng, dạng bào chế tại gói thầu thuốc generic phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:

- Giá kế hoạch nhóm 1 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

- Giá kế hoạch nhóm 2, nhóm 3 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu và nhóm 1;

- Giá kế hoạch nhóm 4 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; nhóm 1; nhóm 2 sản xuất tại Việt Nam và nhóm 3;

- Giá kế hoạch nhóm 5 không cao hơn giá kế hoạch thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu; nhóm 1; nhóm 2; nhóm 3 và nhóm 4.

5. Nguồn vốn: Ghi rõ nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đấu thầu. Đối với trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, nguồn vốn có thể được xác định trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo.

6. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu:

a) Hình thức lựa chọn nhà thầu: Căn cứ giá gói thầu và tính chất của từng gói thầu để lựa chọn một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu sau đây: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chào giá trực tuyến, mua sắm trực tuyến;

b) Phương thức lựa chọn nhà thầu: Áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ theo quy định tại Điều 30 của Luật Đấu thầu. Cơ sở y tế công lập chỉ áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ khi có hướng dẫn của pháp luật về khoa học, công nghệ.

7. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu: Nêu rõ thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

8. Loại hợp đồng: Phải xác định cụ thể loại hợp đồng theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu để làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; ký kết hợp đồng.

9. Thời gian thực hiện gói thầu: Thời gian thực hiện gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 39 của Luật Đấu thầu nhưng tối đa không quá 36 tháng.

10. Tùy chọn mua thêm (nếu có):

a) Trường hợp gói thầu áp dụng tùy chọn mua thêm, phải ghi rõ số lượng, giá trị ước tính của phần tùy chọn mua thêm;

b) Tùy chọn mua thêm được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện: nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi; số lượng mua thêm không vượt 30% của số lượng thuốc tương ứng nêu trong hợp đồng; có dự toán được phê duyệt đối với số lượng mua thêm; đơn giá của thuốc mua thêm không được vượt đơn giá của thuốc tương ứng trong hợp đồng; chỉ áp dụng trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng.

11. Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).

Điều 13. Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi thì trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do đề xuất áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác để người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Việc thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 128 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Báo cáo thẩm định được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật Đấu thầu.

4. Đối với trường hợp mua sắm theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này, người đứng đầu đơn vị làm đầu mối thực hiện việc mua sắm hoặc đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ mua sắm tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Điều 14. Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

1. Việc lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thực hiện như sau:

a) Đối với hồ sơ mời thầu gói thầu dược liệu và gói thầu vị thuốc cổ truyền: Các cơ sở y tế áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với hồ sơ mời thầu gói thầu thuốc biệt dược gốc; gói thầu thuốc generic; gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền; gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa; gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa: Các cơ sở y tế áp dụng theo mầu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Đối với hồ sơ mời thầu của gói thầu mua thuốc, dược liệu và vị thuốc cổ truyền theo hình thức chào hàng cạnh tranh: Các cơ sở y tế sử dụng mẫu hồ sơ mời thầu quy định tại Phụ lục IV, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này và các quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 của Luật Đấu thầu, khoản 1 Điều 79 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP để xây dựng cho phù hợp.

d) Đối với hồ sơ yêu cầu của gói thầu mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu theo quy trình thông thường: Các cơ sở y tế tham khảo nội dung và các mẫu hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu do Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để xây dựng cho phù hợp.

2. Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu được người có thẩm quyền phê duyệt, tổ chuyên gia có trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua thuốc và gửi hồ sơ trình duyệt đến đơn vị chủ trì thẩm định.

Điều 15. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, đề nghị trúng thầu và sử dụng thuốc đã trúng thầu

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, riêng đối với thông tin về thuốc ngoài việc căn cứ tài liệu do nhà thầu cung cấp, bên mời thầu được phép sử dụng thông tin về thuốc (giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu), thông tin về nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất và các thông tin khác tại công văn, quyết định phê duyệt của Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.

2. Điều kiện được xem xét đề nghị trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành và các quy định sau đây:

a) Bên mời thầu đề nghị trúng thầu theo từng phần trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt (trừ gói thầu quy định tại điểm b Khoản này). Mỗi phần trong gói thầu chỉ được đề nghị trúng thầu 01 thuốc hoặc dược liệu, vị thuốc cổ truyền đạt yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và có giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá trong nhóm thuốc đó;

b) Đối với gói thầu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng, chống dịch bệnh được giao mua sắm theo cơ số và phải đóng gói theo cơ số gồm nhiều mặt hàng thuốc: bên mời thầu được xem xét đề nghị trúng thầu theo cơ số (gồm nhiều phần, gọi chung là gói thầu) khi các phần trong gói thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và có giá dự thầu của từng phần và tổng giá gói thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá. Trường hợp này, giá gói thầu phải bao gồm chi phí thực hiện đóng gói theo cơ số.

3. Trường hợp thuốc dự thầu có thay đổi trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc cung ứng thuốc trúng thầu nhưng thuốc thay thế chưa được chào trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, chủ đầu tư được xem xét để nhà thầu thay thế thuốc nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ kịp thời công tác khám bệnh, chữa bệnh của đơn vị khi đáp ứng các trường hợp sau đây:

a) Thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu khi có thay đổi thông tin so với thông tin tại Quyết định cấp giấy đăng ký lưu hành:

- Trường hợp thông tin thay đổi không thuộc thông tin đã công bố tại Quyết định công bố danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu thì các thông tin này phải được cơ quan quản lý dược phê duyệt hoặc công bố theo thủ tục thay đổi giấy đăng ký lưu hành thuốc;

- Trường hợp thông tin thay đổi thuộc thông tin đã công bố tại Quyết định công bố danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu thì thông tin này phải được cập nhật, công bố trong danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

b) Thuốc generic không thay đổi số đăng ký lưu hành và có thay đổi một hoặc một số thông tin liên quan đến thuốc bao gồm: tên thuốc; tên cơ sở sản xuất thuốc hoặc cách ghi địa chỉ cơ sở sản xuất thuốc (nhưng địa điểm sản xuất không thay đổi); thay đổi địa điểm sản xuất nhưng tính đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất không thay đổi; tăng hạn dùng (tuổi thọ) của thuốc; thay đổi quy cách đóng gói nhưng không thay đổi hàm lượng hoặc nồng độ hoặc thể tích của thuốc theo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; thay đổi tiêu chuẩn chất lượng của thuốc do cập nhật phiên bản mới của dược điển theo quy định; thay đổi tiêu chuẩn chất lượng nhưng tiêu chuẩn mới không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng của thuốc đã trúng thầu hoặc đã chào trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

c) Thuốc generic có thay đổi số đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu mới và các thông tin khác không thay đổi;

d) Thuốc generic có thay đổi số đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu mới và có thay đổi một hoặc một số thông tin liên quan đến thuốc bao gồm: tên thuốc; tên cơ sở sản xuất thuốc hoặc cách ghi địa chỉ cơ sở sản xuất thuốc (nhưng địa điểm sản xuất không thay đổi); thay đổi địa điểm sản xuất nhưng tính đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất không thay đổi; tăng hạn dùng (tuổi thọ) của thuốc; thay đổi quy cách đóng gói nhưng không thay đổi hàm lượng hoặc nồng độ hoặc thể tích của thuốc theo hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; thay đổi tiêu chuẩn chất lượng của thuốc do cập nhật phiên bản mới của dược điển theo quy định; thay đổi tiêu chuẩn chất lượng nhưng tiêu chuẩn mới không thấp hơn tiêu chuẩn chất lượng của thuốc đã trúng thầu hoặc đã chào trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

4. Khi thực hiện thay thế thuốc theo các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, nhà thầu phải cung cấp các thông tin cần thiết để bên mời thầu có thể đánh giá việc thay thế, bao gồm: các quyết định, công văn phê duyệt liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung hoặc thông tin công bố của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thuyết minh, cam kết về tiêu chuẩn chất lượng không thay đổi của thuốc đề xuất thay thế.

5. Người đứng đầu cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan về hợp đồng kinh tế, phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký. Đối với thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký. Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm cơ sở y tế công lập thực hiện theo tình hình thực tế.

Trường hợp cơ sở y tế không thực hiện tối thiểu 80% giá trị hoặc 50% giá trị đối với thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền của từng phần trong hợp đồng đã ký thì người đứng đầu cơ sở y tế phải báo cáo, giải trình lý do với người có thẩm quyền.

Điều 16. Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở y tế công lập

Việc mua thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở y tế công lập thực hiện như sau:

1. Đối với thuốc trong danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế:

a) Cơ sở y tế công lập được lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu riêng và lựa chọn một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu, các văn bản quy định chi tiết thi hành và Thông tư này để thực hiện mua sắm;

b) Trường hợp thuốc cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, cùng tên thương mại với thuốc đã trúng thầu và cung ứng tại cơ sở y tế (bao gồm thuốc mua sắm tập trung và đàm phán giá) thì giá mua vào không được cao hơn giá đã hoặc đang cung ứng tại chính cơ sở y tế công lập đó.

2. Đối với thuốc không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này: Cơ sở y tế công lập tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ MUA SẮM TẬP TRUNG THUỐC

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 17. Thông báo lộ trình, tiến độ mua sắm tập trung thuốc

1. Để cơ sở y tế công lập chủ động tổ chức lựa chọn nhà thầu bảo đảm việc cung ứng thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ sở y tế công lập việc tổ chức lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp sau:

a) Đã thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến thời điểm thỏa thuận khung đã ký trước đó còn hiệu lực tối thiểu 03 tháng vẫn chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu;

b) Đã thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng không có nhà thầu tham dự thầu hoặc tất cả nhà thầu tham dự thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và thuộc danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu mà không xử lý tình huống được theo quy định tại khoản 8 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

Trong thời gian tối đa 10 ngày, kể từ thời điểm xác định các nội dung quy định tại điểm này, Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm thông báo cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi quản lý và các đơn vị có liên quan.

 Đã thực hiện việc tổng hợp nhu cầu mua sắm, xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng thuốc được đưa ra khỏi danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện như sau:

- Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, Đơn vị mua sắm tập trung tiếp tục thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt;

- Trường hợp chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm thông báo cho các cơ sở y tế công lập đã gửi nhu cầu mua sắm và các đơn vị có liên quan trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông tin có sự thay đổi về danh mục thuốc đấu thầu tập trung.

2. Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình hình thực hiện việc mua sắm tập trung cấp quốc gia cho các cơ sở y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Sở Y tế) để các đơn vị chủ động trong công tác xác định nhu cầu mua sắm và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc khi không điều tiết được theo quy định tại Điều 33 Thông tư này đối với một trong các trường hợp sau đây:

- Cơ sở y tế công lập đã sử dụng hết số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc phát sinh nhu cầu sử dụng và vượt quá khả năng điều tiết của Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia;

- Cơ sở y tế công lập được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc và vượt quá khả năng điều tiết của Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia;

Đối với thuốc kháng HIV, thuốc điều trị lao và vắc xin: Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia phối hợp với Đơn vị đầu mối tổng hợp và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 22 Thông tư này (sau đây viết tắt là Đơn vị đầu mối) thực hiện thông báo để các cơ sở y tế công lập chủ động tổ chức lựa chọn nhà thầu bảo đảm việc cung ứng thuốc phục vụ công tác phòng bệnh, chữa bệnh.

3. Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình hình thực hiện việc mua sắm tập trung cấp địa phương cho các cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý để các đơn vị chủ động trong công tác xác định nhu cầu mua sắm và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc khi không điều tiết được theo quy định tại Điều 34 Thông tư này đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Cơ sở y tế công lập đã sử dụng hết số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc phát sinh nhu cầu sử dụng và vượt quá khả năng điều tiết của Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương;

b) Cơ sở y tế công lập được thành lập sau khi hoàn thành việc tổng hợp nhu cầu mua thuốc và vượt quá khả năng điều tiết của Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương.

4. Cơ sở y tế công lập được mua sắm thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung theo thông báo của Đơn vị mua sắm tập trung để đáp ứng nhu cầu sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 94 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

Điều 18. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

1. Hình thức lựa chọn nhà thầu:

a) Đấu thầu rộng rãi trong nước: Áp dụng với tất cả các gói thầu;

b) Chỉ định thầu: Áp dụng với các gói thầu mua thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầukhoản 1 Điều 94 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

2. Phương thức lựa chọn nhà thầu: Áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ theo quy định tại Điều 30 của Luật Đấu thầu, trừ trường hợp gói thầu quy định tại điểm b khoản 1 Điều này mà chủ đầu tư quyết định việc chỉ định thầu theo quy trình rút gọn. Đơn vị mua sắm tập trung chỉ áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ khi có hướng dẫn của pháp luật về khoa học, công nghệ.

Điều 19. Cách thức thực hiện

Việc mua thuốc tập trung được thực hiện theo cách thức ký thỏa thuận khung, trừ các trường hợp sau đây được áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp:

1. Mua thuốc, vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Mua thuốc thuộc các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc nguồn ngân sách nhà nước mà nhà tài trợ có yêu cầu áp dụng theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp.

Điều 20. Trách nhiệm của các bên liên quan và hiệu lực thỏa thuận khung, thực hiện hợp đồng

1. Cơ sở y tế có nhu cầu mua thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, nội dung thỏa thuận khung đê hoàn thiện và ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung theo nguyên tắc đơn giá ký kết hợp đồng không được cao hơn đơn giá trong thỏa thuận khung đã được công bố. Nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu.

2. Nhà thầu được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung có trách nhiệm cung cấp thuốc theo số lượng và tiến độ ghi trong hợp đồng đã ký với từng cơ sở y tế.

Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm phối hợp với các Đơn vị đầu mối và các nhà thầu trúng thầu điều tiết thực hiện hợp đồng để bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho cơ sở y tế.

3. Thời gian thực hiện gói thầu mua sắm tập trung thuốc (cấp quốc gia, cấp địa phương) được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày nghiệm thu, hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.

4. Các Sở Y tế, cơ sở y tế, Đơn vị đầu mối và Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có trách nhiệm rà soát, tổng hợp nhu cầu về danh mục và số lượng thuốc của từng cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý và điều tiết việc thực hiện hợp đồng để bảo đảm sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc của từng phần trong thỏa thuận khung, hoặc hợp đồng đã ký. Đối với thuốc kiểm soát đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% số lượng thuốc của từng phần trong thỏa thuận khung hoặc hợp đồng đã ký. Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc, thuốc hiếm cơ sở y tế công lập thực hiện theo tình hình thực tế.

Điều 21. Thay đổi thông tin, thay thế thuốc trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc thực hiện hợp đồng

Trường hợp thuốc dự thầu có thay đổi trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc cung ứng thuốc trúng thầu nhưng thuốc thay thế chưa được chào trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện việc thay thế thuốc theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 Thông tư này nhằm bảo đảm cung ứng đủ thuốc phục vụ kịp thời công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU, HỒ SƠ MỜI THẦU, HỒ SƠ YÊU CẦU

Điều 22. Xác định nhu cầu mua sắm tập trung cấp quốc gia

1. Đơn vị đầu mối tổng hợp và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm:

a) Đối với thuốc kháng HIV:

Cục Phòng, chống HIV/AIDS chủ trì, phối hợp với Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia hướng dẫn việc xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm theo nguyên tắc sau:

- Cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế quản lý, cơ sở y tế công lập thuộc Bộ, ngành quản lý đóng trên địa bàn, cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý xác định nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc, từng nhóm tiêu chí kỹ thuật, số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có) và tiến độ cung cấp gửi Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở y tế công lập đặt trụ sở;

- Cơ quan đầu mối phòng, chống HIV/AIDS cấp tỉnh rà soát, tổng hợp và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm của các cơ sở y tế công lập trên địa bàn, gửi Sở Y tế xem xét, quyết định;

- Sở Y tế gửi đề xuất bằng văn bản về nhu cầu mua sắm đến Cục Phòng, chống HIV/AIDS kèm theo tài liệu quy định tại Điều 24 Thông tư này;

- Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổng hợp và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm, gửi đề xuất bằng văn bản về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia.

b) Đối với thuốc điều trị lao:

Bệnh viện Phổi trung ương chủ trì, phối hợp với Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia hướng dẫn việc xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm hoặc căn cứ số lượng sử dụng thực tế của các cơ sở y tế, khả năng cung ứng của nhà cung cấp của kỳ mua sắm trước đó, số lượng người bệnh dự kiến để xác định nhu cầu mua sắm, số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có), chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm và gửi đề xuất bằng văn bản về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia;

c) Đối với vắc xin:

Cục Y tế dự phòng chủ trì, phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia hướng dẫn việc xác định, tổng hợp nhu cầu mua sắm hoặc căn cứ số lượng sử dụng thực tế của các cơ sở y tế, khả năng cung ứng của nhà cung cấp của kỳ mua sắm trước đó, số lượng người sử dụng dự kiến để xác định nhu cầu mua sắm, số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có). Cục Y tế dự phòng chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm và gửi đề xuất bằng văn bản về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia;

d) Đối với các thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c Khoản này:

Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia hướng dẫn việc xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm như sau:

- Các cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế quản lý xác định nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc bao gồm số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có), chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm và gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia;

- Các cơ sở y tế công lập thuộc Bộ, ngành quản lý, y tế cơ quan và cơ sở y tế tư nhân xác định nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc và số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có) gửi về Sở Y tế nơi cơ sở y tế đặt trụ sở để tổng hợp nhu cầu mua sắm và gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia. Cơ sở y tế chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia;

- Các cơ sở y tế công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Y tế xác định nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc và số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có) gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương. Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương tổng hợp nhu cầu mua sắm báo cáo Sở Y tế. Sở Y tế xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm, gửi văn bản đề xuất về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia.

2. Tổng hợp nhu cầu mua sắm:

a) Thời hạn các Sở Y tế, cơ sở y tế, Đơn vị đầu mối tổng hợp và gửi nhu cầu mua sắm tập trung do Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia quy định nhưng tối đa không quá 45 ngày;

b) Sau thời gian tối đa 45 ngày, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có văn bản đầu tiên về việc tổng hợp nhu cầu mua sắm các Sở Y tế, các cơ sở y tế, Đơn vị đầu mối không gửi nhu cầu mua sắm được xác định là không có nhu cầu mua sắm;

c) Trường hợp các Sở Y tế, cơ sở y tế, Đơn vị đầu mối gửi nhu cầu mua sắm nhưng không gửi các tài liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư này, Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ. Trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có văn bản đề nghị bổ sung hồ sơ, nếu các Sở Y tế, cơ sở y tế, Đơn vị đầu mối không gửi các tài liệu hoặc gửi nhưng không đủ tài liệu theo đề nghị, Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia được căn cứ vào số lượng thuốc đã sử dụng và đề xuất của Sở Y tế, cơ sở y tế, Đơn vị đầu mối để xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm của đơn vị đó nhưng số lượng không được tăng quá 30% so với số lượng tương ứng đã sử dụng của kỳ trước liền kề hoặc của 12 tháng trước liền kề theo thông báo tổng hợp nhu cầu mua sắm;

d) Trường hợp cần thiết, để bảo đảm kịp thời thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia được xác định nhu cầu mua sắm bao gồm cả số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có) căn cứ số lượng sử dụng thực tế của kỳ trước liền kề hoặc của 12 tháng trước liền kề tính đến thời điểm xác định nhu cầu mua sắm, nhưng số lượng không được tăng quá 30% so với số lượng tương ứng đã sử dụng của kỳ trước liền kề hoặc của 12 tháng trước liền kề tính đến thời điểm xác định nhu cầu mua sắm. Trên cơ sở đó, Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia gửi văn bản đến các cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế quản lý, cơ sở y tế công lập thuộc Bộ, ngành quản lý và Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương để xem xét, rà soát nhu cầu mua sắm. Sau tối đa 30 ngày, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có văn bản xem xét, rà soát nhu cầu mua sắm, cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế quản lý, cơ sở y tế công lập thuộc Bộ, ngành quản lý và Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương không gửi văn bản xác định nhu cầu thì được xác định không có nhu cầu mua sắm;

đ) Sau khi tổng hợp nhu cầu mua sắm của các Sở Y tế, các cơ sở y tế, các Đơn vị đầu mối, Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia xin ý kiến bằng văn bản Bảo hiểm xã hội Việt Nam về nhu cầu mua sắm.

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có văn bản xin ý kiến, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản trả lời cụ thể về nhu cầu mua sắm. Nếu quá thời hạn nêu trên mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có văn bản trả lời hoặc có văn bản trả lời sau thời hạn nêu trên thì coi như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất với nhu cầu mua sắm do Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia tổng hợp, xin ý kiến.

Trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam có ý kiến không thống nhất đối với nhu cầu mua sắm do Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia xin ý kiến: Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp có nội dung không thống nhất với ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia phải tổ chức họp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để thống nhất. Khi tham dự họp, ý kiến của người được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cử tham dự họp là ý kiến chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Trường hợp tại cuộc họp ý kiến chưa thống nhất thì báo cáo Bộ Y tế xem xét, quyết định.

Trường hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam không cử người tham dự họp thì coi như Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thống nhất với với nhu cầu mua sắm do Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia đã hoàn thiện sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 23. Xác định nhu cầu mua sắm tập trung cấp địa phương

1. Xác định nhu cầu mua sắm tập trung cấp địa phương được thực hiện như sau:

a) Các cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý xây dựng nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc bao gồm số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có), gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương;

b) Các cơ sở y tế tư nhân tham gia mua sắm tập trung cấp địa phương xây dựng nhu cầu mua sắm về danh mục, số lượng chi tiết đến từng thuốc bao gồm số lượng tùy chọn mua thêm (nếu có) gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương và chịu trách nhiệm về nhu cầu mua sắm gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương.

2. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung cấp địa phương:

a) Thời hạn gửi nhu cầu do Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương quy định nhưng tối đa là 30 ngày. Sau thời gian tối đa 30 ngày, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có văn bản đầu tiên về việc tổng hợp nhu cầu mua sắm cơ sở y tế không gửi nhu cầu mua sắm được xác định là không có nhu cầu mua sắm;

b) Trường hợp cơ sở y tế gửi nhu cầu mua sắm nhưng không gửi các tài liệu theo quy định tại Điều 24 Thông tư này, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương căn cứ vào đề xuất của cơ sở y tế để xác định và tổng hợp nhu cầu mua sắm của cơ sở y tế đó nhưng số lượng không được tăng quá 30% so với số lượng đã sử dụng của kỳ trước liền kề hoặc của 12 tháng trước liền kề tính đến thời thông báo việc tổng hợp nhu cầu mua sắm;

c) Sau khi tổng hợp nhu cầu mua sắm, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương xin ý kiến bằng văn bản cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội tỉnh) về nhu cầu mua sắm của các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý cụ thể như sau:

- Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có văn bản xin ý kiến, Bảo hiểm xã hội tỉnh phải có văn bản trả lời Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương; nếu quá thời hạn nêu trên mà Bảo hiểm xã hội tỉnh không có văn bản trả lời hoặc có văn bản trả lời sau thời hạn nêu trên coi như Bảo hiểm xã hội tỉnh đã thống nhất nội dung xin ý kiến của Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương.

- Trường hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh có ý kiến không thống nhất đối với nội dung do Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương xin ý kiến: Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương tiếp thu, giải trình ý kiến của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Trường hợp có nội dung không thống nhất với ý kiến của Bảo hiểm xã hội tỉnh thì trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bảo hiểm xã hội tỉnh, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương phải tổ chức họp với Bảo hiểm xã hội tỉnh để thống nhất. Khi tham dự họp, ý kiến của người được Bảo hiểm xã hội tỉnh cử tham dự họp là ý kiến chính thức của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Trường hợp tại cuộc họp ý kiến chưa thống nhất thì báo cáo cấp có thẩm quyền tại địa phương xem xét, quyết định.

Trường hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh không cử người tham dự họp coi như Bảo hiểm xã hội tỉnh đã thống nhất với nội dung Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương đã hoàn thiện sau khi tiếp thu, giải trình.

Điều 24. Tài liệu đăng ký nhu cầu mua thuốc tập trung

Cơ sở y tế khi gửi đề xuất nhu cầu mua thuốc tập trung phải gửi kèm theo các tài liệu sau đây:

1. Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu, tình hình sử dụng thuốc của 12 tháng trước liền kề và kỳ trước liền kề tính đến thời điểm thông báo tổng hợp nhu cầu mua sắm, số lượng tồn kho và số lượng trong kế hoạch của kỳ trước chưa thực hiện tại thời điểm xác định nhu cầu mua sắm.

2. Giải trình tóm tắt nhu cầu mua sắm của thuốc đang đề nghị. Trường hợp có số lượng tăng trên 30% so với số lượng đã sử dụng của kỳ trước liền kề hoặc của 12 tháng trước liền kề tính đến thời điểm xác định nhu cầu mua sắm phải giải trình, thuyết minh cụ thể.

3. Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định.

4. Biên bản họp rà soát, thống nhất về danh mục, số lượng nhu cầu mua sắm thuốc của:

- Hội đồng Thuốc và Điều trị về danh mục, số lượng thuốc, nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế.

- Sở Y tế đối với thuốc thuộc danh mục mua sắm tập trung của cơ sở y tế thuộc Sở Y tế quản lý, bao gồm cả cơ sở y tế tư nhân và các cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý có trụ sở trên địa bàn (trừ các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế).

Riêng đối với cơ sở y tế mới thành lập hoặc lần đầu có nhu cầu mua sắm khi gửi tổng hợp nhu cầu mua sắm không phải gửi kèm tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 25. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập theo nguyên tắc sau đây:

a) Trường hợp mặt hàng thuốc có nhu cầu sử dụng lớn, một nhà thầu không có khả năng cung cấp được tổng số lượng mặt hàng thuốc đó thì được chia ra các gói thầu khác nhau theo khu vực hoặc theo vùng kinh tế xã hội nhằm bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu. Trường hợp cần lựa chọn nhiều hơn một nhà thầu trúng thầu trong 01 phần của gói thầu phải quy định rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Thực hiện việc phân chia các gói thầu, nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định từ Điều 4 đến Điều 12 Thông tư này.

2. Tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

a) Đơn vị mua sắm tập trung gửi hồ sơ trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này (không bắt buộc phải bao gồm dự toán mua sắm) đến tổ chức được giao nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đấu thầukhoản 2 Điều 88 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu);

b) Đơn vị thẩm định kế hoạch chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc mua sắm tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này;

c) Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu có trách nhiệm xin ý kiến bằng văn bản Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với mua sắm tập trung cấp quốc gia hoặc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với mua sắm tập trung cấp địa phương (sau đây viết tắt là cơ quan Bảo hiểm xã hội) về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trừ nội dung về nhu cầu mua sắm đã thống nhất theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 và điểm c khoản 2 Điều 23 Thông tư này;

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày Đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu có văn bản xin ý kiến, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải có văn bản trả lời cụ thể về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Nếu quá thời hạn nêu trên cơ quan Bảo hiểm xã hội không có văn bản trả lời hoặc có văn bản trả lời sau thời hạn nêu trên thì coi như cơ quan Bảo hiểm xã hội đã thống nhất với kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổng hợp, xin ý kiến.

Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội có ý kiến không thống nhất đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu xin ý kiến: Đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu phối hợp với Đơn vị mua sắm tập trung tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nội dung không thống nhất với ý kiến của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của cơ quan Bảo hiểm xã hội, Đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổ chức họp với cơ quan Bảo hiểm xã hội để thống nhất. Khi tham dự họp, ý kiến của người được cơ quan Bảo hiểm xã hội cử tham dự họp là ý kiến chính thức của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Trường hợp tại cuộc họp ý kiến chưa thống nhất thì báo cáo Bộ Y tế (đối với mua sắm tập trung cấp quốc gia) hoặc cấp có thẩm quyền tại địa phương (đối với mua sắm tập trung cấp địa phương) xem xét, quyết định.

Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội không cử người tham dự họp thì coi như cơ quan Bảo hiểm xã hội thống nhất với với kế hoạch lựa chọn nhà thầu do Đơn vị mua sắm tập trung đã hoàn thiện sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan Bảo hiểm xã hội.

3. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Bộ Y tế xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà cung cấp thuốc tập trung cấp quốc gia trên cơ sở hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia, báo cáo thẩm định và đề nghị của Đơn vị chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Người có thẩm quyền tại địa phương xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc tập trung cấp địa phương trên cơ sở hồ sơ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương, báo cáo thẩm định và đề nghị của Đơn vị chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Điều 26. Lập thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

1. Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, Đơn vị mua sắm tập trung tổ chức xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

2. Trường hợp cần lựa chọn nhiều hơn 01 nhà thầu trúng thầu trong 01 phần của gói thầu hoặc 01 gói thầu không chia phần, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định các điều kiện chào thầu, phương pháp đánh giá, xếp hạng nhà thầu bao gồm cả quy định cho phép nhà thầu chào thầu theo khả năng cung cấp phù hợp với gói thầu để các nhà thầu tính toán phương án tham dự thầu theo khả năng cung cấp của mình.

Mục 3. TỔ CHỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 27. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

1. Tùy theo tính chất của gói thầu và hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu bên mời thầu lựa chọn phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất quy định tại Điều 58 của Luật Đấu thầu cho phù hợp. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất phải được quy định cụ thể trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo từng phần đối với gói thầu gồm nhiều phần trên cơ sở quy định của pháp luật về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Thông tư này, trong đó:

a) Thông tin về thuốc căn cứ vào giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu; thông tin về nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất và các thông tin khác tại công văn, quyết định phê duyệt của Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia (nếu có); Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương (nếu có);

b) Đối với việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, thực hiện theo tổng các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Điều 28. Xếp hạng nhà thầu và đề nghị trúng thầu

1. Xếp hạng nhà thầu:

Tổ chuyên gia lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gửi Đơn vị mua sắm tập trung xem xét, xếp hạng nhà thầu.

2. Đề nghị trúng thầu:

Điều kiện để xem xét đề nghị trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành.

Mục 4. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, CÔNG KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾT QUẢ LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 29. Trình thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm tổ chức thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

Điều 30. Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung và công khai thỏa thuận khung

1. Đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu trúng thầu hoàn thiện nội dung thỏa thuận khung theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 89 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP, làm cơ sở ký kết thỏa thuận khung.

2. Trường hợp một nhà thầu trúng thầu một mặt hàng ở nhiều gói thầu khác nhau, nhà thầu phải nộp bản cam kết bảo đảm có đủ năng lực và kinh nghiệm để hoàn thành việc cung ứng thuốc theo chất lượng và tiến độ thực hiện; bản cam kết này là một phần của thỏa thuận khung.

3. Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia có trách nhiệm:

a) Công khai thỏa thuận khung trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế, Trang Thông tin điện tử Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia và đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

b) Gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Thông báo bằng văn bản đến các cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế quản lý; cơ sở y tế công lập các Bộ, ngành quản lý; các Sở Y tế và Đơn vị đầu mối.

4. Các Sở Y tế, cơ quan quản lý y tế của các Bộ, ngành và Đơn vị đầu mối có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung đến các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp của thỏa thuận khung.

5. Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có trách nhiệm:

a) Công khai thỏa thuận khung trên Cổng Thông tin điện tử Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trang thông tin điện tử Sở Y tế, Trang Thông tin điện tử Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương (nếu có) và đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

b) Gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c) Thông báo bằng văn bản đến các cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý.

Điều 31. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng cung cấp thuốc

Đơn vị mua sắm tập trung (trong trường hợp áp dụng cách thức ký hợp đồng trực tiếp); các cơ sở y tế (trong trường hợp áp dụng cách thức ký thỏa thuận khung) căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thỏa thuận khung, nhu cầu và kế hoạch sử dụng thuốc của cơ sở y tế đã đăng ký với các Sở Y tế, Đơn vị đầu mối đối với mua sắm tập trung cấp quốc gia; Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương để hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:

1. Phù hợp với các điều kiện cung cấp trong phạm vi thỏa thuận khung.

2. Giá từng thuốc trong hợp đồng không được vượt giá trúng thầu do Đơn vị mua sắm tập trung đã công bố.

3. Thời gian thực hiện gói thầu: được quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 36 tháng, kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày các bên hoàn thành nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.

4. Đơn vị có nhu cầu mua sắm báo cáo đơn vị mua sắm tập trung, trong trường hợp nhà thầu không ký hợp đồng.

Điều 32. Thanh toán, quyết toán hợp đồng cung cấp thuốc

1. Đơn vị mua sắm tập trung (trong trường hợp áp dụng cách thức ký hợp đồng trực tiếp); các cơ sở y tế (trong trường hợp áp dụng cách thức ký thỏa thuận khung) có trách nhiệm thanh toán, quyết toán với nhà cung cấp theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và các điều khoản trong hợp đồng đã ký.

2. Văn bản chấp thuận điều tiết thuốc giữa các đơn vị của đơn vị mua sắm tập trung là một phần của hợp đồng cung cấp thuốc và là căn cứ để cơ sở y tế và nhà thầu ký phụ lục hợp đồng (đối với mặt hàng được điều tiết đã được phân bổ trong thỏa thuận khung) hoặc ký hợp đồng (đối với mặt hàng được điều tiết chưa được phân bổ trong thỏa thuận khung).

Điều 33. Điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung mua sắm tập trung cấp quốc gia

1. Các Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư này có trách nhiệm điều tiết việc sử dụng các thuốc đã được lựa chọn thông qua đấu thầu tập trung cấp quốc gia theo thỏa thuận khung hoặc hợp đồng đã ký.

2. Việc điều tiết thuốc trúng thầu bao gồm mua bổ sung trong phạm vi tùy chọn mua thêm và điều chuyển giữa các cơ sở y tế. Việc điều tiết thực hiện theo quy trình điều tiết thuốc trúng thầu theo hình thức mua sắm tập trung cấp quốc gia do Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia ban hành. Cơ sở y tế chỉ được điều tiết thuốc trúng thầu theo hình thức mua sắm tập trung cấp quốc gia khi đáp ứng một trong những trường hợp sau đây:

a) Đã nhập hết số lượng của tất cả các thuốc generic trúng thầu có cùng hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng;

b) Thuốc thuộc các nhóm khác có cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng đã trúng thầu nhưng buộc phải dừng cung ứng, thuốc bị đình chỉ lưu hành hoặc thuốc không còn trong Danh mục thuốc có chứng minh tương đương sinh học;

c) Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong hợp đồng đã ký nhưng không có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất khả kháng, trong trường hợp này phải có thông báo bằng văn bản của nhà thầu kèm theo tài liệu chứng minh;

d) Các trường hợp cần thiết khác để đáp ứng hiệu quả của công tác điều trị, trường hợp này cơ sở y tế có thuyết minh, giải trình cụ thể.

3. Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý, cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý vượt số lượng được phân bổ trong thỏa thuận khung thì phải báo cáo Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm tại địa phương (đối với thuốc kháng HIV, thuốc điều trị lao, vắc xin) để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc giữa các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương nhưng bảo đảm không vượt quá tổng số lượng được phân bổ trong thỏa thuận khung trên địa bàn. Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều tiết của cơ sở y tế, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm tại địa phương phải có văn bản trả lời đơn vị hoặc thực hiện điều tiết.

Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế thuộc Bộ, ngành quản lý và cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý vượt quá khả năng điều tiết của Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm tại địa phương (đối với thuốc kháng HIV, thuốc điều trị lao, vắc xin) hoặc nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý vượt số lượng được phân bố trong thỏa thuận khung hoặc cơ sở y tế phát sinh nhu cầu sử dụng nhung chưa tổng hợp nhu cầu khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm tại địa phương (đối với thuốc kháng HIV, thuốc điều trị lao, vắc xin), cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý phải báo cáo các Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm để điều tiết số lượng thuốc giữa các đơn vị.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều tiết của cơ sở y tế trên địa bàn, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm cấp địa phương (đối với thuốc kháng HIV, thuốc điều trị lao, vắc xin) báo cáo các Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm.

Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều tiết của Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương hoặc đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm cấp địa phương (đối với thuốc kháng HIV, thuốc điều trị lao, vắc xin), cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý, các Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm phải có văn bản trả lời đơn vị hoặc thực hiện điều tiết. Trường hợp không thực hiện điều tiết trong văn bản trả lời phải nêu rõ lý do không thực hiện điều tiết.

4. Sau khi điều tiết hết số lượng thuốc đã ký trong thỏa thuận khung Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia, Đơn vị đầu mối tổng hợp nhu cầu mua sắm thực hiện việc điều tiết trong phạm vi tùy chọn mua thêm. Tổng số lượng thuốc điều tiết bảo đảm không vượt quá tổng số lượng đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã bao gồm số lượng của tùy chọn mua thêm.

5. Việc điều tiết thuốc nhằm bảo đảm đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ sở y tế và bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư này.

6. Văn bản đề nghị điều tiết thuốc thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 34. Điều tiết quá trình thực hiện thỏa thuận khung mua sắm tập trung cấp địa phương

1. Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có trách nhiệm điều tiết việc sử dụng các thuốc đã được lựa chọn thông qua đấu thầu tập trung cấp địa phương theo thỏa thuận khung hoặc hợp đồng đã ký.

2. Việc điều tiết thuốc trúng thầu bao gồm mua bổ sung trong phạm vi tùy chọn mua thêm và điều chuyển giữa các cơ sở y tế. Việc điều tiết thực hiện theo quy trình điều tiết thuốc trúng thầu theo hình thức mua sắm tập trung cấp địa phương do Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương ban hành (nếu có).

3. Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế vượt số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc cơ sở y tế phát sinh nhu cầu sử dụng mặt hàng thuốc nhưng chưa tổng hợp nhu cầu khi xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc thì phải báo cáo Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc giữa các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương nhưng bảo đảm không vượt quá tổng số lượng được phân bố trong thỏa thuận khung.

Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị điều tiết của cơ sở y tế, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương phải có văn bản trả lời cơ sở y tế hoặc thực hiện điều tiết. Trường hợp không thực hiện điều tiết trong văn bản trả lời phải nêu rõ lý do không thực hiện điều tiết.

4. Sau khi điều tiết hết số lượng thuốc đã ký trong thỏa thuận khung, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương thực hiện việc điều tiết trong phạm vi tùy chọn mua thêm nhưng bảo đảm tổng số lượng thuốc điều tiết không vượt quá tổng số lượng đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã bao gồm số lượng của tùy chọn mua thêm.

5. Việc điều tiết thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ sở y tế và bảo đảm sử dụng thuốc đã trúng thầu theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Thông tư này.

6. Văn bản đề nghị điều tiết thuốc theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 35. Tùy chọn mua thêm trong mua sắm tập trung

Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện tùy chọn mua thêm trong mua sắm tập trung cho phù hợp nhưng phải đảm bảo các nội dung sau đây:

1. Đơn vị mua sắm tập trung được áp dụng tùy chọn mua thêm bằng số lượng tối đa tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt để cấp bổ sung, điều tiết cho các cơ sở y tế.

2. Trường hợp cơ sở y tế có nhu cầu sử dụng bổ sung thuốc trong thỏa thuận khung và vượt quá khả năng điều tiết và số lượng được phân bổ, sau khi có văn bản chấp thuận của đơn vị mua sắm tập trung thì được mua bổ sung thuốc thuộc số lượng tùy chọn mua thêm. Trong trường hợp này hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng phải quy định rõ số lượng, giá trị và thời gian thực hiện.

3. Đơn vị mua sắm tập trung, cơ sở y tế được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng tống số lượng không vượt mức tối đa trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt.

Điều 36. Báo cáo tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu tập trung cấp quốc gia

1. Trước ngày 10 hằng tháng và ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, nhà thầu báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia và Cục Phòng, chống HIV/AIDS đối với thuốc kháng HIV.

2. Trước ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, cơ sở y tế do địa phương quản lý, cơ sở y tế do Bộ, ngành quản lý trên địa bàn gửi báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương và Cơ quan đầu mối phòng chống HIV/AIDS cấp tỉnh đối với thuốc kháng HIV.

3. Trước ngày 15 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương, cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý báo cáo quá trình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia và Cục Phòng, chống HIV/AIDS đối với thuốc kháng HIV.

Điều 37. Báo cáo tình hình thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu tập trung cấp địa phương

1. Trước ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, nhà thầu báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuộc đấu thầu tập trung cấp địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương.

2. Trước ngày 10 tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất theo yêu cầu, các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này gửi về Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 38. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 5 năm 2024.

2. Các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

b) Điều 5 Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;

c) Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành;

d) Thông tư số 15/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

đ) Thông tư số 06/2023/TT-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

e) Thông tư số 22/2020/TT-BYT ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thuốc kháng HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí cùng chi trả đối với thuốc kháng HIV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế;

g) Chương III Thông tư số 36/2021/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao;

h) Thông tư số 09/2022/TT-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết mẫu hồ sơ mời thầu mua sắm dược liệu và vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế công lập.

Điều 39. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản đã được thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 40. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các cơ quan trung ương chỉ đạo các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý thực hiện lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm thuốc cho các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế để mua thuốc phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị đó và phục vụ nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế giao.

3. Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có trách nhiệm cập nhật, công bố trên Trang thông tin điện tử các thông tin sau đây:

a) Các danh sách phục vụ công tác lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Danh sách cơ quan quản lý dược các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA và danh sách các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA;

- Danh sách cơ quan quản lý dược các nước là thành viên PIC/s và ICH;

- Danh sách cơ sở sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP;

- Danh sách cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc cơ sở sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP; Danh sách cơ sở sản xuất đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP; Danh sách cơ sở sản xuất đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP;

- Danh sách cơ sở sản xuất được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho thuốc dược liệu hoặc thuốc cổ truyền;

- Danh sách cơ sở sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

- Danh sách cơ sở sản xuất thuốc tại Việt Nam được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu.

b) Các danh mục thuốc phục vụ công tác lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

- Danh mục thuốc, vị thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu;

- Danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;

- Danh mục thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;

- Danh mục thuốc có chứng minh tương đương sinh học;

- Danh mục thuốc sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam đáp ứng tiêu chí nhóm 1 quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này;

- Danh mục vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế: cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch bảo đảm chất lượng theo quy định Bộ Y tế về quản lý chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền;

- Danh mục thuốc thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia;

- Danh mục thuốc đạt giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” của Bộ Y tế;

- Danh mục dược liệu được nuôi trồng, thu hái hoặc khai thác tự nhiên của cơ sở được Bộ Y tế Việt Nam đánh giá đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP;

- Danh mục thuốc gia công (không có chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc);

- Danh mục thuốc gia công (có chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc); Danh mục thuốc chuyển giao công nghệ được cấp hoặc gia hạn giấy đăng ký lưu hành;

- Danh mục thuốc được sản xuất từ nguyên liệu (dược chất) được sản xuất tại các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA, nguyên liệu (dược chất) được cấp giấy chứng nhận CEP;

- Danh mục các thuốc và cơ sở sản xuất, nhà cung cấp có vi phạm về chất lượng thuốc;

c) Danh sách các cơ sở sản xuất, nhà cung cấp thuốc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và uy tín để làm cơ sở cho việc mời tham gia đấu thầu hạn chế.

4. Cơ sở đề nghị công bố thông tin quy định điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này cung cấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các tài liệu sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý do cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp có đủ chữ ký, tên người ký, dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ pháp lý và phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);

Trường hợp giấy tờ pháp lý được cấp là bản điện tử, bao gồm cả trường hợp không có đủ chữ ký, tên người ký và dấu xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ pháp lý, cơ sở gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ website tiếng Anh của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý có đóng dấu xác nhận của cơ sở kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu trực tuyến đến Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược). Cơ sở đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của cơ sở;

Giấy tờ pháp lý phải bao gồm nội dung tối thiểu sau đây: tên thuốc, hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng hoạt chất, dạng bào chế, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, có xác nhận thuốc được cấp phép lưu hành tại nước đó.

b) Bảng kê khai các thông tin để chứng minh thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm làm đầu mối giám sát, đôn đốc việc cung ứng thuốc của nhà thầu, sử dụng thuốc của cơ sở y tế và việc điều tiết đã được ký kết theo thỏa thuận khung.

6. Các nhà thầu tham dự gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền; gói thầu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguồn dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về các nội dung sau đây:

a) Tính chính xác của hồ sơ, tài liệu chứng minh thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu được sản xuất từ nguồn dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP;

b) Thuốc, vị thuốc cổ truyền, dược liệu trúng thầu được sản xuất, cung ứng từ nguồn dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP và theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật tại hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

7. Trường hợp thuốc nằm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt nhưng không còn đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí đưa vào danh mục mua sắm tập trung theo quy định thực hiện như sau:

a) Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì tiếp tục thực hiện lựa chọn nhà thầu tập trung theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt;

b) Trường hợp chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, Đơn vị mua sắm tập trung xử lý theo một trong các phương pháp sau đây:

- Đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đấu thầu;

- Thông báo không tiếp tục mua sắm tập trung và đề nghị các đơn vị, địa phương chủ động mua sắm thuốc.

8. Khi thuốc thuộc danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp không đáp ứng nguyên tắc, tiêu chí theo quy định, đơn vị tổ chức lựa chọn nhà thầu xem xét, quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:

a) Trường hợp đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì tiếp tục thực hiện lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt và hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành;

b) Trường hợp chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư không phải thực hiện việc ưu đãi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu.

Điều 41. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Thủ trưởng Đơn vị mua sắm tập trung cấp quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ sở kinh doanh dược và các cơ quan, tổ chức cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban xã hội của Quốc hội;
- Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các bộ, ngành;
- Hiệp hội doanh nghiệp Dược Việt Nam;
- Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KHTC(02), QLD(02), YDCT(02), PC(02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đức Luận

PHỤ LỤC I

QUY ĐỊNH VIỆC GHI DẠNG BÀO CHẾ THUỐC THUỘC GÓI THẦU GENERIC, GÓI THẦU THUỐC DƯỢC LIỆU, THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

I. Bảng quy định việc ghi dạng bào chế

STT

Dạng bào chế ghi tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Các dạng bào chế được dự thầu chung

(1)

(2)

(3)

1

Thuốc viên uống

1.1

Viên

Viên nén, viên bao phim, viên nén bao phim, viên bao đường, viên nén bao đường, viên nhiều lớp, viên ngậm, viên nhai, viên nén nhai, viên nén rã trong miệng

1.2

Viên nang

Viên nang cứng, viên nang mềm (*), viên nang chứa vi hạt (pellet, vi nang, vi cầu, tiểu phân nano)

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 1.1

1.3

Viên hoàn cứng

Hoàn cứng, hồ hoàn, lạp hoàn, thủy hoàn, hoàn nước - mật, hoàn cứng bao đường, hoàn cứng bao phim

1.4

Viên hoàn giọt

Viên hoàn giọt

1.5

Viên hoàn mềm

Hoàn mềm, mật hoàn

1.6

Viên bao tan ở ruột

Viên/viên nén/viên bao phim/viên nén bao phim/viên nang/viên nang cứng/viên nang mềm bao tan ở ruột hoặc tan trong ruột/bao tan trong ruột hoặc kháng dịch vị/bao kháng dịch vị hoặc chứa pellet/hạt/vi hạt tan trong ruột/bao tan trong ruột hoặc kháng dịch vị/bao kháng dịch vị; Viên/viên nén/viên bao phin/viên nén bao phim/viên nang/viên nang cứng kháng acid dạ dày; Viên nang chứa pellet kháng acid dạ dày

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 1.1 và mục 1.2

1.7

Viên giải phóng có kiểm soát

Viên/viên nén/viên nang/viên nén bao phim/viên bao phim giải phóng kéo dài; Viên/viên nén/viên nang/ viên nén bao phim/viên bao phim phóng thích chậm/giải phóng chậm/giải phóng biến đổi/giải phóng kéo dài/giải phóng hoạt chất theo chương trình/giải phóng tại đích;

Viên/viên nén/viên nang/viên nén bao phim/viên bao phim chứa hạt/pellet/vi hạt giải phóng có kiểm soát.

Viên/viên nén/viên nang/viên nén bao phim/viên bao phim chứa hạt/pellet/vi hạt giải phóng kéo dài; Viên nang cứng dạng lidose.

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 1.1 và mục 1.2

1.8

Viên hòa tan nhanh

Viên/viên nén hòa tan(*); Viên/viên nén rã nhanh (đông khô, thăng hoa, in 3D) (*); Viên đông khô (*); Viên/viên nén tan trong miệng(*); viên/viên nén phân tán(*); viên/viên nén phân tán trong miệng(*).

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 1.1, mục 1.2

1.9

Viên sủi

Viên/viên nén sủi/viên nén sủi bọt.

Ghi chú: Dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục mục 1.1, mục 1.2 và mục 1.8

1.10

Viên đặt dưới lưỡi

Viên/viên nén/viên nang đặt dưới lưỡi (hoặc đặt trong má); viên nén ngậm dưới lưỡi.

Ghi chú: Dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục mục 1.1

2

Thuốc uống dạng cốm, bột, hạt, dung dịch, hỗn dịch, siro, nhũ dịch

2.1

Bột/cốm/hạt pha uống

Cốm/bột/hạt pha uống/pha dung dịch uống/pha hỗn dịch uống.

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 2.2 nếu cùng nồng độ/hàm lượng

2.2

Dung dịch/hỗn dịch/ nhũ dịch uống

Dung dịch uống, hỗn dịch uống, nhũ tương (nhũ dịch) uống, siro, elixir, cao thuốc uống (cao lỏng, cao đặc), cồn thuốc uống, rượu thuốc uống, gel uống.

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 2.1 nếu cùng nồng độ/hàm lượng

2.3

Bột/cốm/hạt pha uống hòa tan nhanh

Cốm sủi bọt/bột sủi bọt/hạt sủi bọt để pha dung dịch hoặc hỗn dịch uống

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 2.1

2.4

Bột/cốm/hạt pha uống kháng dịch vị

Cốm/bột/hạt kháng dịch vị hoặc bao tan ở ruột

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 2.1

2.5

Bột/cốm/hạt pha uống giải phóng có kiểm soát

Cốm/bột/hạt bao giải phóng có kiểm soát/phóng thích kéo dài/giải phóng kéo dài/phóng thích chậm/giải phóng tại đích/giải phóng hoạt chất theo chương trình/giải phóng biến đổi

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 2.1

3

Thuốc tác dụng tại miệng

3.1

Thuốc kết dính niêm mạc miệng

Viên/màng/miếng dán kết dính niêm mạc miệng, màng đặt dưới lưỡi (hoặc đặt trong má)

3.2

Thuốc tác dụng tại niêm mạc miệng

Dung dịch/hỗn dịch/cốm/bột/bột nhão/gel bôi/miếng dán niêm mạc miệng; Dung dịch/hỗn dịch/cốm/bột/bột nhão/gel rơ miệng; Thuốc xịt, thuốc súc miệng/vệ sinh khoang miệng

4

Thuốc xịt, phun mù, hít

4.1

Dung dịch/hỗn dịch khí dung

Dung dịch khí dung, hỗn dịch khí dung, nhũ dịch khí dung

4.2

Thuốc hít định liều/phun mù định liều

Thuốc phun mù định liều, bột siêu mịn phân liều (chứa trong vỏ nang cứng) kèm dụng cụ để hít hoặc chứa trong thiết bị hít có bộ phận phân liều, dung dịch để hít, bột dùng để hít, dược chất lỏng/chất lỏng nguyên chất dùng để hít, hỗn dịch khí dung dùng để hít, hỗn dịch nén dưới áp suất dùng để hít, thuốc xịt dạng phun mù định liều; Hỗn dịch xịt qua bình định liều điều áp; Khí dung đã chia liều

4.3

Thuốc xịt họng

Dung dịch/hỗn dịch xịt họng

4.4

Thuốc xịt mũi

Dung dịch/hỗn dịch xịt mũi

4.5

Thuốc xịt ngoài da

Dung dịch/hỗn dịch xịt ngoài da; Gel xịt ngoài da; Phun mù xịt ngoài da

5

Thuốc nhỏ mắt, mũi, tai

5.1

Thuốc nhỏ mắt

Dung dịch nhỏ mắt (dung môi nước hoặc dầu); hỗn dịch nhỏ mắt (môi trường phân tán nước hoặc dầu); nhũ tương nhỏ mắt; gel nhỏ mắt; Bột vô khuẩn để pha dung dịch hoặc hỗn dịch nhỏ mắt

5.2

Thuốc tra mắt

Thuốc mỡ/gel/cream tra mắt; Thuốc mỡ/gel/cream bôi mí mắt

5.3

Thuốc nhỏ mắt tác dụng kéo dài

Dung dịch/hỗn dịch/nhũ tương tác dụng kéo dài (dùng polyme, dầu, phức, nano) dùng cho nhãn khoa

5.4

Hệ cài đặt vào mắt

Hệ cài đặt vào mắt, implant tiêm trong dịch kính

5.5

Thuốc nhỏ mũi

Dung dịch nhỏ mũi (dung môi nước hoặc dầu), hỗn dịch nhỏ mũi (môi trường phân tán nước hoặc dầu), bột để pha dung dịch hoặc hỗn dịch nhỏ mũi

5.6

Thuốc rửa mũi

Bột pha dung dịch/dung dịch/hỗn dịch rửa mũi; Bột pha dung dịch/dung dịch/hỗn dịch vệ sinh mũi

5.7

Thuốc nhỏ tai

Dung dịch nhỏ tai (dung môi nước hoặc dầu), hỗn dịch nhỏ tai (môi trường phân tán nước hoặc dầu), bột để pha dung dịch hoặc hỗn dịch nhỏ tai

6

Thuốc tiêm, tiêm truyền

6.1

Thuốc tiêm

Dung dịch tiêm (dung môi nước hoặc dầu), hỗn dịch tiêm (môi trường phân tán nước hoặc dầu), nhũ tương/nhũ dịch tiêm (dầu phân tán vào nước), bột pha tiêm (bột pha dung dịch tiêm hoặc bột pha hỗn dịch tiêm), dung dịch đậm đặc pha tiêm (*), dịch treo vô khuẩn, dung môi pha tiêm

6.2

Thuốc tiêm đông khô

Thuốc tiêm đông khô, bột đông khô pha tiêm, bột đông khô pha tiêm truyền, bột đông khô pha dịch truyền, bột đông khô pha dung dịch truyền, bột đông khô pha dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm/truyền tĩnh mạch

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 6.1

6.3

Thuốc tiêm liposome/nano/phức hợp lipid

Thuốc tiêm dạng liposome, thuốc tiêm dưới dạng nano, thuốc tiêm dưới dạng phức hợp lipid

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 6.1

6.4

Thuốc tiêm nhãn cầu

Thuốc tiêm nhãn cầu, thuốc tiêm dịch kính, thuốc tiêm tiền phòng, thuốc tiêm dưới kết mạc, thuốc tiêm nhu mô giác mạc

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 6.1

6.5

Thuốc tiêm tác dụng kéo dài

Thuốc tiêm dạng polyme/gel/vi cầu/nano/hỗn dịch/nhũ tương tác dụng kéo dài

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 6.1

6.6

Thuốc tiêm đóng sẵn trong dụng cụ tiêm

Bút tiêm phân liều; bơm tiêm phân liều; dung dịch tiêm/hỗn dịch tiêm pha sẵn trong bút; dung dịch tiêm/hỗn dịch tiêm pha sẵn trong bơm tiêm/bút tiêm.

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 6.1

6.7

Thuốc cấy dưới da

Thuốc implant (đặt dưới da), thuốc tiêm dưới da (cấy phóng thích chậm), thuốc cấy dưới da giải phóng kéo dài chứa trong bơm tiêm, thuốc cấy dưới da (dạng bơm tiêm đóng sẵn)

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 6.1

6.8

Thuốc tiêm truyền

Dung dịch/nhũ tương/nhũ dịch tiêm truyền, bột pha tiêm truyền, bột pha dung dịch tiêm truyền, bột cô đặc để pha dung dịch tiêm truyền, dung dịch đậm đặc pha tiêm truyền (*), dung môi pha tiêm truyền

Ghi chú: Các dạng bào chế ở mục này được dự thầu với các dạng bào chế ở mục 6.1

7

Thuốc đặt, thuốc thụt hậu môn, âm đạo, niệu đạo

7.1

Viên đặt âm đạo

Viên nén đặt âm đạo, viên nang đặt âm đạo, sản phẩm bán rắn đặt âm đạo (viên đạn đặt âm đạo, viên trứng đặt âm đạo)

7.2

Thuốc thụt âm đạo/bôi âm đạo

Dung dịch thụt âm đạo, hỗn dịch thụt âm đạo, nhũ tương thụt âm đạo, gel đặt/thụt âm đạo; dung dịch/gel/kem bôi âm đạo.

7.3

Vòng đặt âm đạo

Vòng đặt âm đạo, vòng gắn hệ điều trị qua niêm mạc âm đạo, màng đặt âm đạo, hệ điều trị đặt vào tử cung hoặc vòng tránh thai gắn hệ điều trị đặt tử cung

7.4

Hệ phân phối thuốc đặt âm đạo

Hệ phân phối thuốc đặt/thụt âm đạo

7.5

Hệ phân phối thuốc đặt giải phóng có kiểm soát

Hệ phân phối thuốc đặt âm đạo có kiểm soát, hệ phân phối thuốc đặt trực tràng, hệ phóng thích thuốc qua dụng cụ đặt tử cung.

7.6

Thuốc đặt niệu đạo

Viên đặt niệu đạo, bút chì đặt niệu đạo, gel nhỏ niệu đạo

7.7

Thuốc đặt hậu môn/ trực tràng

Viên nén/viên đạn/sản phẩm bán rắn/gel đặt hậu môn/trực tràng

7.8

Thuốc thụt hậu môn/trực tràng

Dung dịch/hỗn dịch/nhũ tương/gel thụt hậu môn/trực tràng

8

Thuốc khác

8.1

Thuốc dùng ngoài

M/kem/gel(*)/bột nhão/cồn thuốc/hỗn dịch/dung dịch/nhũ tương/nhũ dịch/dầu xoa/cao/bột bôi ngoài da/dùng ngoài; dầu xoa/cao lỏng/cồn xịt ngoài da/dùng ngoài.

8.2

Miếng dán

Miếng dán, cao dán

8.3

Keo bọt (nhũ dịch) phun, xịt trên da

Keo bọt (nhũ dịch) phun, xịt trên da.

8.4

Hệ điều trị qua da

Hệ điều trị qua da.

8.5

Dung dịch thẩm phân

Dung dịch lọc máu, dung dịch lọc thận, dịch lọc máu và thẩm tách máu

8.6

Dung dịch thẩm phân phúc mạc

Dung dịch thẩm phân phúc mạc

8.7

Thuốc gội đầu

Gel/kem/dầu/dung dịch/hỗn dịch gội (gội đầu)

8.8

Hỗn dịch dùng đường nội khí quản

Hỗn dịch/bột pha hỗn dịch bơm ống nội khí quản

8.9

Dung dịch gây

Dung dịch gây , dung dịch tiêm gây (nha khoa, tủy sống)

8.10

Thuốc gây mê đường hô hấp

Dung dịch gây mê đường hô hấp; Chất lỏng dễ bay hơi dùng gây mê đường hô hấp; Thuốc mê đường hô hấp

8.11

Dung dịch rửa vô khuẩn

Dung dịch rửa vô khuẩn, dung dịch tiêm/rửa nội soi bàng quang; Dung dịch vô khuẩn dùng trong phẫu thuật

II. Hướng dẫn việc ghi dạng bào chế tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu và việc dự thầu của các thuốc

1. Dạng bào chế tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu ghi theo dạng bào chế tại cột số (2).

2. Các thuốc có dạng bào chế thuộc một trong các dạng bào chế tại Cột số (3) cùng hàng tương ứng với dạng bào chế tại cột số (2) sẽ được dự thầu chung.

dụ:

- Dạng bào chế ghi tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu là “viên” thì các thuốc cùng hoạt chất, hàm lượng có dạng bào chế “viên nén”, “viên bao phim”, “viên nén bao phim”, “viên bao đường”, “viên nén bao đường”, “viên nhiều lớp”, “viên ngậm”, “viên nhai”, “viên nén rã trong miệng” đều được dự thầu cùng nhau.

3. Đối với các dạng bào chế có đánh dấu (*) được ghi tách riêng tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Thông tư này, cụ thể:

a) Chỉ được tách riêng khi có cùng dạng bào chế với thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu hoặc các thuốc cấp phép, lưu hành tại các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA.

b) Trường hợp thuốc không thuộc điểm a Khoản này, cơ sở y tế phải thuyết minh rõ về tính cần thiết, nhu cầu sử dụng đối với dạng bào chế này và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết khi không thể sử dụng dạng bào chế khác hoặc sử dụng dạng bào chế khác nhưng không đáp ứng điều trị.

4. Trường hợp cơ sở y tế có nhu cầu tách riêng một dạng bào chế cụ thể tại Cột (3) trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu ngoài khoản 3 Mục II Phụ lục này, Thủ trưởng cơ sở y tế được quyết định khi dạng bào chế đó đã có thuốc cùng hoạt chất, nồng độ/hàm lượng, đường dùng và nhóm tiêu chí kỹ thuật của tối thiểu 05 nhà sản xuất khác nhau đã được cấp Giấy đăng ký lưu hành hoặc Giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên nguyên tắc bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong mua sắm thuốc.

5. Trường hợp thuốc chưa có trong Bảng quy định việc ghi dạng bào chế tại Mục I Phụ lục này, Thủ trưởng cơ sở y tế quyết định việc ghi dạng bào chế tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở thông tin dạng bào chế thuốc đã được cấp phép lưu hành, thông tin dạng bào chế trên các công văn, quyết định phê duyệt của Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc thông tin được công bố trên trang Thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong mua sắm thuốc.

PHỤ LỤC II

MẪU VĂN BẢN TRÌNH DUYỆT

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc

[ĐƠN VỊ TRÌNH[1]]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: _____

_____, ngày___ tháng___ năm ____

TỜ TRÌNH

Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc:____
[dự án, dự toán mua sắm]

Kính gửi:___ [người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu[2]]

[Đơn vị trình] trình [người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu] xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở những nội dung dưới đây:

I. Mô tả tóm tắt dự án, dự toán mua sắm

Phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự án, dự toán mua sắm như sau:

a) Dự án, dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo niên độ ngân sách hoặc dự kiến dự án, dự toán ngân sách được cấp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm; dự kiến nguồn tài chính hợp pháp trong năm tài chính hoặc dự kiến nguồn tài chính hợp pháp cho các năm kế tiếp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm;

b) Giá trị phần công việc mua sắm đã thực hiện trong năm tài chính, năm ngân sách;

c) Phần kinh phí không dùng để mua sắm;

d) Dự toán mua sắm, được xác định bằng kinh phí nêu tại điểm a khoản này trừ kinh phí nêu tại điểm b và điểm c khoản này.

Trường hợp chủ đầu tư sẵn kinh phí để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính và không dùng nguồn thu dự kiến trong năm thì không phải xác định dự toán mua sắm như trên. Trong trường hợp này, dự toán mua sắm là khoản kinh phí có sẵn dùng để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dài hơn 01 năm thì nêu rõ dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm tiếp theo.

Trong phần này cũng nêu rõ tên chủ đầu tư; năm ngân sách, năm tài chính của dự toán mua sắm.

II. Căn cứ pháp lý

Căn cứ __[Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;]

Căn cứ __[Ghi số, ngày ban hành và nội dung văn bản là căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15:

Căn cứ Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BYT ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp;

Căn cứ Thông tư số 04/2024/TT-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc;

Căn cứ Thông tư số     /2024/TT-BYT ngày    tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá;

Căn cứ Thông tư số ..../2024/TT-BYT ngày    tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập;

…]

III. Phần công việc đã thực hiện(1)

Bảng số 1

STT

Nội dung công việc hoặc tên gói thầu(2)

Đơn vị thực hiện(3)

Giá trị(4)

Văn bản phê duyệt(5)

1

2

Tổng giá trị [kết chuyển sang nội dung tương ứng của Bảng số 5]

Ghi chú:

(1) Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu, công việc khác đã được thực hiện (gồm cả gói thầu đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng chưa lựa chọn được nhà thầu, gói thầu đã lựa chọn nhà thầu nhưng chưa ký hợp đồng, gói thầu đã kết và đang thực hiện hợp đồng, gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đã thực hiện) với giá trị tương ứng và văn bản phê duyệt là căn cứ pháp lý để thực hiện.

(2) Ghi tóm tắt nội dung công việc hoặc tên các gói thầu đã thực hiện.

(3) Ghi cụ thể tên đơn vị thực hiện.

(4) Ghi giá trị của phần công việc, ghi cụ thể đồng tiền (ghi theo giá trị thanh lý, nghiệm thu hoặc giá hợp đồng,... tùy theo giá trị nào gần nhất với thời điểm trình).

(5) Ghi tên văn bản phê duyệt (Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Quyết định giao việc,...).

IV. Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu(1)

Bảng số 2

STT

Nội dung công việc(2)

Đơn vị thực hiện(3)

Giá trị(4)

1

2

Tổng giá trị [kết chuyển sang nội dung tương ứng của Bảng số 5]

Ghi chú:

(1) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, trả lãi vay; các công việc do chủ đầu tư tự tiến hành bao gồm lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu với giá trị tương ứng. Phần này bao gồm cả các gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu đồng dự kiến sẽ mua sắm theo quy trình quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Đấu thầu. Trường hợp gói thầu, nội dung mua sắm có giá không quá 50 triệu mà dự kiến hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, chỉ định thầu, tự thực hiện, tham gia của cộng đồng, lựa chọn nhà thầu theo trường hợp đặc biệt, chào giá trực tuyến, mua sắm trực tuyến thì các gói thầu này thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu tại Mục V. Trường hợp chủ đầu tư chưa dự kiến được gói thầu, nội dung mua sắm giá không quá 50 triệu đồng có thể phát sinh trong năm tài chính, năm ngân sách thì phần công việc này thuộc phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu tại Mục VI.

(2) Mô tả tóm tắt nội dung công việc và không bao gồm phần công việc đã kê tại Bảng 1.

(3) Ghi cụ thể tên đơn vị thực hiện (nếu có).

(4) Ghi giá trị của phần công việc; ghi cụ thể đồng tiền.

V. Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Bảng tổng hợp phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu(1):

Bảng số 3

STT

 Tên gói thầu (2)

Giá gói thầu

Nguồn vốn (3)

Hình thức lựa chọn nhà thầu (4)

Phương thức lựa chọn nhà thầu (5)

Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu (6)

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu (7)

Loại hợp đồng (8)

Thời gian thực hiện hợp đồng (9)

Tùy chọn mua thêm (10)

Giám sát hoạt động đấu thầu (11)

1

2

Tổng giá gói thầu

[kết chuyển sang nội dung tương ứng của Bảng số 5]

Ghi chú:

(1) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu. Đơn vị trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu tại Mục V.2 của tờ trình này.

(2) Tên gói thầu, giá gói thầu (bao gồm các gói thầu sau):

+ Gói số ……: Gói thầu thuốc generic [ghi tổng số danh mục thuốc generic, trong đó ghi cụ thể số danh mục của tng nhóm, tổng giá kế hoạch của gói thầu, trong đó có ... danh mục thuốc có dạng bào chế đặc biệt, tổng giá trị... đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị đơn vị đề xuất để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc thù của đơn vị].

+ Gói số …….: Gói thầu thuốc Biệt dược gốc [ghi tổng số danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu, tổng giá kế hoạch của gói thầu].

+ Gói số …….: Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền [ghi tổng số danh mục thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, trừ vị thuốc cổ truyền, trong đó ghi cụ thể số danh mục của từng nhóm, tổng giá kế hoạch của gói thầu].

+ Gói số …….: Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa [ghi tổng số danh mục dược liệu, trong đó ghi cụ thể số danh mục của từng nhóm, tổng giá kế hoạch của gói thầu].

+ Gói số ……: gói thầu bán thành phần dược liệu có dạng bào chế cao, cm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa [ghi tổng số danh mục vị thuốc cổ truyền, trong đó ghi cụ thể số danh mục của từng nhóm, tổng giá kế hoạch của gói thầu].

(Danh mục chi tiết các gói thầu tại Phụ lục kèm theo).

(3) Cơ sở y tế phải ghi rõ nguồn vốn theo quy định tại điểm khoản 3 Điều 39 Luật Đu thầu và khoản 4 Điều 16 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

(4) Hình thức lựa chọn nhà thầu: hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Luật Đấu thầu; việc áp dụng từng hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương II và khoản 6 Điều 43 Luật Đấu thầu, Mục 2, Mục 3 Chương VII Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và theo hướng dẫn tại Thông tư này], xét theo từng phần của gói thầu;]

Đối với gói thầu quy định tại điểm m khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu, trường hợp đề xuất áp dụng quy trình rút gọn thì ghi chỉ định thầu rút gọn” vào Mục này; trường hợp đề xuất áp dụng quy trình thông thường thì ghi “chỉ định thầu thông thường” vào Mục này.

Đối với chào giá trực tuyến, ghi rõ chào giá trực tuyến thông thường hoặc chào giá trực tuyến rút gọn theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 98 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân, ghi rõ lựa chọn tư vấn cá nhân thông thường hoặc lựa chọn tư vấn cá nhân quy trình rút gọn theo quy định tại khoản 2 Điều 71 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

(5) Phương thức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II của Luật Đấu thầu. Trong đó, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ chỉ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp đòi hỏi kỹ thuật cao theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ căn cứ quy định quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Đấu thầu; đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.

Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, đàm phán giá, tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng đồng thì không ghi nội dung này.

(6) Ghi tổng thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu (là số ngày tối đa tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả thời gian thẩm định). Trường hợp cần thiết, có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời gian thẩm định vào mục này.

Trường hợp gói thầu có lựa chọn danh sách ngắn thì thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu bao gồm cả thời gian lựa chọn danh sách ngắn tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến khi có kết quả lựa chọn danh sách ngắn (có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự sơ tuyn, hồ sơ quan tâm, thời gian thẩm định).

Đối với trường hợp xử lý tình huống theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và trường hợp hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, không phải điều chỉnh thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

(7) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

(8) Loại hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu.

(9) Thời gian thực hiện gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

Thời gian thực hiện gói thầu cần phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì quy định cụ thể thời gian thực hiện gói thầu cho từng phần.

Đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, thời gian thực hiện gói thầu căn cứ theo thỏa thuận khung.

(10) Tùy chọn mua thêm thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 39 của Luật Đấu thầu. Trường hợp áp dụng tùy chọn mua thêm thì ghi rõ khối lượng, số lượng có thể mua bổ sung theo tỷ lệ phần trăm so với khối lượng tương ứng của hợp đồng nhưng bảo đảm không vượt 30%; nêu giá trị ước tính tương ứng. Trường hợp không áp dụng tùy chọn mua thêm thì ghi “không áp dụng”.

(11) Đối với gói thầu được đề xuất áp dụng giám sát, ghi rõ cá nhân, đơn vị được đề xuất thực hiện giám sát hoạt động đấu thầu kèm theo email, số điện thoại, địa chỉ liên hệ. Đối với gói thầu không đề xuất áp dụng giám sát hoạt động đấu thầu thì để trống nội dung này.

Đối với gói thầu giá dưới 500 triệu đồng, chủ đầu tư đề xuất người thẩm quyền áp dụng hoặc không áp dụng việc chỉ cho phép nhà thầu sau được tham dự thầu: có từ 50% lao động trở lên là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định áp dụng mà không có nhà thầu tham dự hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì tổ chức đấu thầu lại, nhà thầu không phải đáp ứng yêu cầu này. Việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp này căn cứ ghi chú (4).

2. Giải trình nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Trong Mục này cần giải trình các nội dung tại Bảng số 3, cụ thể như sau:

a) Cơ sở phân chia các gói thầu: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số ..../2024/TT-BYT ngày ... tháng 5 năm 2024 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Lưu ý: Việc chia nhỏ các gói thầu để thực hiện chỉ định thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu.

b) Giá gói thầu:

c) Nguồn vốn:

d) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu: giải trình rõ lý do nếu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi;

đ) Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;

e) Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu;

g) Loại hợp đồng;

h) Thời gian thực hiện gói thầu;

i) Nhu cầu sử dụng thuốc có dạng bào chế đặc biệt: [giải trình chi tiết theo đề xuất của khoa/phòng có nhu cầu sử dụng thuốc đã thuyết minh để Hội đồng Thuốc và Điều trị xem xét, thông qua].

k) Tùy chọn mua thêm (nếu có);

l) Giám sát hoạt động đấu thầu (nếu có).

VI. Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có)

Trường hợp tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự án, dự toán mua sắm có những phần công việc chưa đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì cần nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này tại Bảng số 4.

Bảng số 4

STT

Nội dung

Giá trị

1

2

3

Tổng giá trị [kết chuyển sang nội dung tương ứng của Bảng số 5]

VII. Tổng giá trị các phần công việc

Bảng số 5

STT

Nội dung

Giá trị

1

Tổng giá trị phần công việc đã thực hiện

2

Tổng giá trị phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu

3

Tổng giá trị phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu

4

Tổng giá trị phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có)

Tổng giá trị các phần công việc

Tổng dự toán mua sắm

[ghi giá trị]

VIII. Kiến nghị

Trên cơ sở những nội dung phân tích nêu trên, [đơn vị trình] đề nghị ___[người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu] xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án, dự toán mua sắm:___ [ghi tên dự án, dự toán mua sắm].

Kính trình [người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu] xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị thẩm định;
- Lưu VT.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ TRÌNH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

DANH MỤC TÀI LIỆU

(Kèm theo Tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu)

STT

Nội dung

Ghi chú

1

Tài liệu về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (nếu có)

Bản chụp

2

Văn bản pháp lý có liên quan

Bản chụp

[ĐƠN VỊ TRÌNH]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHỤ LỤC I

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc ....(năm kế hoạch)... của ...(Đơn vị trình)...
(Kèm theo Tờ trình số …………………/TTr-    ngày    /      /20…… của Đơn vị trình)

I. Gói số. …: Gói thầu thuốc generic:

TT

Tên hoạt chất

Nhóm TCKT

Nồng độ, hàm lượng

Đường dùng

Dạng bào chế

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch (VND)

Thành tiền

1

Acenocoumarol

1mg

..

Viên

Nhóm 1

15.000

2.898

43.470.000

Nhóm 2

20.000

2.100

42.000.000

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

2

………..

Cộng

II. Gói số …….: Gói thầu thuốc biệt dược gốc:

TT

Tên hoạt chất

Tên thuốc

Đơn vị tính

Nồng độ, hàm lượng

Đường dùng

Dạng bào chế

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch (VND)

Thành tiền

1

Alfuzosin

Xatral SR 5mg hoặc tương đương

Viên

5mg

...

...

Viên

15.000

7.529

112.935.000

2

………..

Cộng

…………

III. Gói số …….: Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:

TT

Tên thành phần của thuốc

Nhóm TCKT

Nồng độ, hàm lượng (nếu có)

Đường dùng

Dạng bào chế

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch (VND)

Thành tiền

1

Cao đặc Actiso

..

Viên

Nhóm 1

15.000

2.898

43.470.000

Nhóm 2

20.000

2.400

48.000.000

Nhóm 3

2

………

Cộng

IV. Gói số ....: Gói thầu dược liệu:

TT

Tên dược liệu

Nhóm TCKT

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng sơ chế/ Phương pháp chế biến

Tiêu chuẩn chất lượng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch (VND)

Thành tiền

1

Ba kích tím

Kg

Nhóm 1

100

1.500.000

150.000.000

Nhóm 2

Nhóm 3

50

1.200.000

60.000.000

2

………

…………

Cộng

V. Gói số …….: Gói thầu vị thuốc cổ truyền

TT

Tên vị thuốc

Nhóm TCKT

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng chế/ Phương pháp chế biến

Tiêu chuẩn chất lượng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch (VND)

Thành tiền

1

Ba kích tím

Kg

Nhóm 1

100

2.000.000

200.000.000

Nhóm 2

Nhóm 3

50

1.500.000

75.000.000

2

………..

………….

Cộng

VI. Tổng hợp:

1. Gói số 1: Gói thầu ………:

(Tổng số danh mục thuốc theo tên generic, trong đó số lượng mặt hàng cụ thể của từng nhóm, tổng giá kế hoạch của gói thầu).

2. Gói số 2: Gói thầu....:

(Tổng số danh mục trong gói thuốc biệt dược gốc, tổng giá kế hoạch của gói thầu).

3................................

Tổng giá trị dự kiến của .... gói thầu:……………………….đồng (Bằng chữ………………… đồng).

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ TRÌNH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

[ĐƠN VỊ TRÌNH]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

PHỤ LỤC II

Căn cứ xây dựng giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc ....(năm kế hoạch).... của….. (Đơn vị trình) …….
(Kèm theo Tờ trình số     /TTr-…… ngày   /    /20…… của ………...)

I. Gói số. ….: Gói thầu thuốc generic:

TT

Tên hoạt chất

Nhóm TCKT

Nồng độ, hàm lượng

Đường dùng, dạng bào chế

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch (VND)

Dải giá đã trúng thầu (VND)(1)

Căn cứ báo giá (3)

sở kinh doanh dược báo giá

Tên thuốc(2)

Báo giá (VND)

1

Acenocoumarol

1mg

Viên

Nhóm 1

15.000

2.898

2.700-3.150

Nhóm 2

20.000

2.100

...Tên DN..

……

2.100

...Tên DN..

……

2.245

...Tên DN..

……

2.450

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

2

Cộng

II. Gói số. …..: Gói thầu thuốc biệt dược gốc:

TT

Tên hoạt chất

Tên thuốc

Nồng độ, hàm lượng

Đường dùng, dạng bào chế

Số GPNK

Đơn vị tính

Slượng

Giá kế hoạch (VND)

Dải giá đã trúng thầu (VND)(1)

Căn cứ báo giá(3)

Cơ sở kinh doanh dược báo giá

Báo giá (VND)

1

Alfuzosin

Xatral SR 5mg

5mg

...

...

Viên

15.000

7.529

7.529 - 7.530

2

Iodixanol

Visipaque 320mg/ml x100ml

320mg I/ml, 100ml

Tiêm truyền, Dung dịch tiêm

VN- 18122-14

Chai

1.000

992.250

...Tên DN..

992.250

...Tên DN..

992.251

...Tên DN..

992.251

Cộng

...

III. Gói số. …: Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:

TT

Tên thành phần của thuốc

Nhóm TCKT

Nồng độ, hàm lượng (nếu có)

Đường dùng, dạng bào chế

Đơn vị tính

S lượng

Giá kế hoạch (VND)

Dải giá đã trúng thầu (VND)(1)

Căn cứ báo giá(3)

sở kinh doanh dược báo giá

Tên thuốc(2)

Báo giá (VND)

1

Cao đặc Actiso

1mg

Viên

Nhóm 1

15.000

2.898

2.700-3.150

Nhóm 2

20.000

2.100

...Tên DN..

….

2.100

...Tên DN..

….

2.245

...Tên DN..

….

2.450

Nhóm 3

2

Cộng

...

IV. Gói số. ...: Gói thầu dược liệu:

TT

Tên dược liệu

Nhóm TCKT

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng sơ chế/ Phương pháp chế biến

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch (VND)

Dải giá đã trúng thầu (VND)(1)

Căn cứ báo giá (3)

sở kinh doanh dược báo giá

Tên dược liệu

Báo giá (VND)

1

Ba kích tím

Kg

Nhóm 1

15.000

2.898

2.700-3.150

Nhóm 2

20.000

2.100

...Tên DN..

….

2.100

...Tên DN..

….

2.245

...Tên DN..

….

2.450

Nhóm 3

2

Cộng

V. Gói số. ....: Gói thầu vị thuốc cổ truyền:

TT

Tên vị thuốc

Nhóm TCKT

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng sơ chế/ Phương pháp chế biến

Đơn vị tính

S lượng

Giá kế hoạch (VND)

Dải giá đã trúng thầu (VND)(1)

Căn cứ báo giá (3)

Cơ sở kinh doanh dược báo giá

Tên vị thuốc

Báo giá (VND)

1

Ba kích tím

Kg

Nhóm 1

15.000

2.898

2.700-3.150

Nhóm 2

20.000

2.100

...Tên DN..

….

2.100

...Tên DN..

….

2.245

...Tên DN..

….

2.450

Nhóm 3

2

...

...

Cộng

Ghi chú:

(1) Ghi rõ dải giá trúng thầu trong vòng 12 tháng trước công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Ví dụ: 2.700-3.150 (VND)/viên.

(2) Ghi rõ tên mặt hàng căn cứ báo giá, giá chào.

(3) Cung cấp các báo giá kèm theo./.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ TRÌNH
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO

Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc

[ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH]
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ____

____ngày___ tháng___ năm _____

BÁO CÁO THẨM ĐỊNH

Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc:____
[Ghi dự án, dự toán mua sắm]

Kính gửi: _____[Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu[1]]

Trên cơ sở tờ trình của____ [đơn vị trình] về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan được cung cấp,_____ [đơn vị thẩm định] đã tiến hành thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án, dự toán mua sắm____ [ghi tên dự án, dự toán mua sắm] từ ngày___ tháng___ năm____ [ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt] và báo cáo về kết quả thẩm định như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Căn cứ pháp lý

Căn cứ____ [Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;]

Căn cứ ___[Ghi số, ngày ban hành và nội dung văn bản là căn cứ để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15:

Căn cứ Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BYT ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp;

Căn cứ Thông tư số 04/2024/TT-BYT ngày 20 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc;

Căn cứ Thông tư số    /2024/TT-BYT ngày   tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định danh mục thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá;

Căn cứ Thông tư số ..../2024/TT-BYT ngày   tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập;

…];

- Căn cứ____ [văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ thẩm định, văn bản giao nhiệm vụ thẩm định].

2. Thông tin cơ bản

Phần này giới thiệu khái quát thông tin về dự án, dự toán mua sắm như sau:

- Chủ đầu tư;

- Giá trị dự án, dự toán mua sắm;

- Năm ngân sách, năm tài chính của dự án, dự toán mua sắm.

3. Tóm tắt nội dung văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Đơn vị thẩm định tóm tắt các nội dung theo tờ trình của đơn vị trình, cụ thể như sau:

a) Tổng giá trị phần công việc đã thực hiện:___ [ghi giá trị];

b) Tổng giá trị phần công việc chưa thực hiện mà không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu:___ [ghi giá trị];

c) Tổng giá trị phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu: ___[ghi giá trị];

d) Tổng giá trị phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu ):___ [ghi giá trị];

đ) Tổng giá trị các phần công việc:__ [bằng tổng các giá trị tại điểm a, b, c và d Mục này];

e) Tổng dự án, dự toán mua sắm:__ [ghi giá trị].

4. Tổ chức thẩm định:

a) Đơn vị thẩm định

Đơn vị thẩm định là:__ [ghi rõ tên đơn vị, phòng, ban thực hiện thẩm định theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hoặc tên đơn vị tư vấn đấu thầu được thuê theo hợp đồng].

b) Cách thức làm việc

Phần này nêu rõ cách thức làm việc của đơn vị thẩm định là theo nhóm hoặc độc lập trong quá trình thẩm định và cách thức thẩm định khi có một hoặc một số thành viên ý kiến thẩm định khác biệt với đa số thành viên còn lại.

II. TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH

1. Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Tổng hợp kết quả thẩm định về căn cứ pháp lý:

Kết quả thẩm định về căn cứ pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được tổng hợp theo Bảng số 1 dưới đây:

Bảng số 1

STT

Nội dung kiểm tra

Kết quả thẩm định

Không có

(1)

(2)

(3)

1

Văn bản pháp lý có liên quan

Ghi chú:

- Cột (1) ghi rõ tên, số, ngày, thẩm quyền ban hành và trích yếu của văn bản.

- Cột (2) đánh dấu "X" vào các ô tương ứng đối với từng văn bản tại cột (1) mà đơn vị thẩm định nhận được.

- Cột (3) đánh dấu "X" vào các ô tương ứng đối với từng văn bản tại cột (1) mà đơn vị thẩm định không nhận được (sau khi đã yêu cầu bổ sung tài liệu).

b) Ý kiến thẩm định về căn cứ pháp lý:____ [căn cứ các tài liệu chủ đầu tư trình và kết quả thẩm định được tổng hợp tại Bảng số 1, đơn vị thẩm định đưa ra ý kiến nhận xét về cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có)].

2. Phân chia dự án thành các gói thầu:

[Đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến nhận xét về việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án và quy mô gói thầu hợp lý.]

3. Nội dung tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Phần công việc không thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

- Phần công việc đã thực hiện:___ [đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến về sự phù hợp giữa phần công việc đã thực hiện với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt trước đây];

- Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu:__ [đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến đối với phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu];

- Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu ):___ [đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến đối với phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu].

b) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Đơn vị thẩm định kiểm tra và có ý kiến về kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các nội dung theo Bảng số 2 dưới đây:

Bảng số 2

TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH NỘI DUNG KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU

STT

Nội dung thẩm định

Kết quả thẩm định

Tuân thủ, phù hợp

Không tuân thủ hoặc không phù hợp

(1)

(2)

(3)

1

Tên gói thầu

2

Giá gói thầu

3

Nguồn vốn

4

Hình thức lựa chọn nhà thầu

5

Phương thức lựa chọn nhà thầu

6

Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu

7

Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu

8

Loại hợp đồng

9

Thời gian thực hiện gói thầu

10

Nhu cầu sử dụng thuốc có dạng bào chế đặc biệt

11

Tùy chọn mua thêm

12

Giám sát hoạt động đấu thầu

Ghi chú:

- Cột số (2): đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số (1) nếu kết quả kiểm tra về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của đơn vị thẩm định là tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan; phù hợp với yêu cầu của dự toán mua sắm.

- Cột số (3): đánh dấu “X” vào các ô tương ứng đối với từng nội dung tại cột số (1) nếu kết quả kiểm tra về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của đơn vị thẩm định là không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan hoặc không phù hợp với yêu cầu của dự toán mua sắm. Đối với trường hợp này phải nêu rõ lý do không tuân thủ hoặc có nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật liên quan hoặc không phù hợp với dự toán mua sắm kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt, tính chất, yêu cầu của gói thầu.

- Ý kiến thẩm định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu:___ [căn cứ tài liệu do tổ chức có trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kết quả thẩm định được tổng hợp tại Bảng số 2, đơn vị thẩm định đưa ra những ý kiến thẩm định về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu căn cứ vào quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan, yêu cầu của dự toán mua sắm và những lưu ý cần thiết khác (nếu có).

Đối với nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu được đánh giá là không tuân thủ hoặc không phù hợp hoặc nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sẽ được thuyết minh tại phần này lý do và cách thức cần thực hiện để bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu. Những nội dung không tuân thủ hoặc không phù hợp cần được nêu cụ thể].

c) Ý kiến thẩm định về tổng giá trị của các phần công việc:___ [kiểm tra tổng giá trị của phần công việc đã thực hiện, phần công việc chưa thực hiện mà không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) và giá trị các gói thầu đã được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà chưa ký hợp đồng không được vượt dự toán mua sắm nêu những nội dung cần chỉnh sửa cho phù hợp].

d) Thông tin chi tiết gói thầu

STT

Tên gói thầu

Tổng số danh mục

Tổng số tiền (VND)

Chênh lệch

Ghi chú

Đề xuất

Thẩm  định

Đề xuất

Thẩm định

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Gói số 1: Gói thầu thuốc generic

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

2

Gói số 2: Gói thầu thuốc biệt dược gốc

3

Gói số 3: Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

4

Gói số 4: Gói thầu dược liệu

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

5

Gói số 5: Gói thầu vị thuốc cổ truyền

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Tổng số:

Ghi chú:

- Cột (7): Ghi tóm tắt nguyên nhân chính phần chênh lệch tăng, giảm;

- Chi tiết các gói thầu được thông qua theo phụ lục đính kèm.

2 Phần chi tiết các gói thầu yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung

STT

Tên gói thầu

Tổng số danh mục

Tổng số tiền (VND)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Gói số 1: Gói thầu thuốc generic

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

2

Gói số 2: Gói thầu thuốc biệt dược gốc

3

Gói số 3: Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

4

Gói số 4: Gói thầu dược liệu

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

5

Gói số 5: Gói thầu vị thuốc cổ truyền

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Tổng số:

Chi tiết các gói thầu được thông qua theo phụ lục đính kèm.

III. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nhận xét về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Trên cơ sở tổng hợp kết quả thẩm định theo từng nội dung nêu trên, đơn vị thẩm định đưa ra nhận xét chung về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trong phần này cần đưa ra ý kiến thống nhất hay không thống nhất với đề nghị của chủ đầu tư về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp không thống nhất phải đưa ra lý do cụ thể.

Phần này nêu rõ ý kiến bảo lưu của thành viên thẩm định trong quá trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, đơn vị thẩm định có ý kiến đối với việc người có thẩm quyền cử cá nhân, đơn vị thực hiện giám sát hoạt động đấu thầu.

2. Kiến nghị

a) Trường hợp nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật liên quan và đáp ứng yêu cầu thì đơn vị thẩm định đề nghị người thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nội dung dưới đây:

Trên cơ sở tờ trình của____ [chủ đầu tư] về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kết quả thẩm định, phân tích như trên, _____[đơn vị thẩm định] đề nghị _____ [người có thẩm quyền]:

- Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu____ [ghi tên dự toán].

- Cử cá nhân, đơn vị thực hiện giám sát hoạt động đấu thầu đối với gói thầu:___ [ghi tên gói thầu] trong nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu để bảo đảm việc thực hiện tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu (nếu có).

b) Trường hợp đơn vị thẩm định không thống nhất với đề nghị của đơn vị trình thì cần đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

[ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA ĐƠN VỊ THẨM ĐỊNH]
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]


Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị trình;
- Lưu VT.

DANH MỤC TÀI LIỆU

(Kèm theo Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu)

STT

Nội dung

Ghi chú

1

Văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Bản chính/Bản chụp

2

Văn bản của đơn vị thẩm định đề nghị đơn vị trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung tài liệu, giải trình (nếu có)

Bản chính/Bản chụp

3

Văn bản giải trình, bổ sung tài liệu của đơn vị trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu )

Bản chính/Bản chụp

4

Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có)

Bản chính/Bản chụp

5

Biên bản họp thẩm định của đơn vị thẩm định (nếu có)

Bản chính/Bản chụp

6

Ý kiến bảo lưu của cá nhân thuộc đơn vị thẩm định (nếu có)

Bản chính/Bản chụp

7

Danh sách các thành viên tham gia đơn vị thẩm định và phân công công việc giữa các thành viên (nếu có);

Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu(1);

Chứng chỉ liên quan khác (nếu có).

Bản chính/bản chụp

8

Các tài liệu có liên quan khác.

Ghi chú:

(1) Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp thành viên không phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2024/TT-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

MẪU HỒ SƠ MỜI THẦU MUA DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN QUA MẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ

HỒ SƠ MỜI THẦU

Số hiệu gói thầu và số thông báo mời thầu (trên Hệ thống):

____________________

Tên gói thầu (theo nội dung thông báo mời thầu trên Hệ thống):

____________________

Dự án/Dự toán mua sắm (theo nội dung thông báo mời thầu trên Hệ thống):

____________________

Phát hành ngày (theo nội dung thông báo mời thầu trên Hệ thống):

____________________

Ban hành kèm theo Quyết định (theo nội dung thông báo mời thầu trên Hệ thống):

____________________

MỤC LỤC

HỒ SƠ MỜI THẦU

MÔ TẢ TÓM TẮT

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương IV. Biểu mẫu mời thầu và dự thầu

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Phần 4. PHỤ LỤC

MÔ TẢ TÓM TẮT

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

- Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và thực hiện theo Chương này. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng.

- Chương này được cố định theo định dạng tệp tin PDF và đăng tải trên Hệ thống.

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

- Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu và thực hiện theo Chương này.

- Chương này được số hóa dưới dạng các biểu mẫu trên Hệ thống (webform). Bên mời thầu nhập các nội dung thông tin vào BDL trên Hệ thống.

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá hồ sơ dự thầu và đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà Bên mời thầu và nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu.

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Chương này bao gồm phạm vi, tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của dược liệu, vị thuốc cổ truyền; các nội dung về kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương này gồm điều khoản chung được áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương này bao gồm dữ liệu hợp đồng và Điều kiện cụ thể, trong đó có điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của hợp đồng nhằm chi tiết hóa, bổ sung nhưng không được thay thế Điều kiện chung của Hợp đồng.

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng) do nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực.

Phần 4. PHỤ LỤC

Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CDNT

Chỉ dẫn nhà thầu

BDL

Bảng dữ liệu đấu thầu

E - HSMT

Hồ sơ mời thầu qua mạng

E - HSDT

Hồ sơ dự thầu qua mạng

ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hợp đồng

VND

Đồng Việt Nam

TBMT

Thông báo mời thầu

Phần 1. THỦ TỤC ĐU THU

Chương I. CHỈ DN NHÀ THU

1. Phạm vi gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng

1.1. Chủ đầu tư quy định tại BDL phát hành bộ E - HSMT này để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm dược liệu, vị thuốc c truyền được mô tả trong Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.

1.2. Tên gói thầu; dự án/dự toán mua sắm số lượng, số hiệu các phần (trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập) thuộc gói thầu quy định tại BDL. Trường hợp gói thầu mua dược liệu, vị thuốc cổ truyền có nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc gói thầu vị thuốc cổ truyền, dược liệu (theo quy định tại Điều 10 và Điều 12 Thông tư này) được coi là một phần độc lập của gói thầu.

1.3. Thời gian hiệu lực tha thuận khung đối với đấu thầu tập trung và thời gian thực hiện hợp đồng quy định tại BDL.

1.4. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận E-HSDT và được quy định trong E-TBMT trên Hệ thống.

1.5. Ngày là ngày theo dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết theo quy định của pháp luật về lao động.

1.6. Thời gian và ngày tháng trên Hệ thống là thời gian và ngày tháng được hiển thị trên Hệ thống (GMT+7).

2. Nguồn vốn

Nguồn vốn để sử dụng cho gói thầu được quy định tại BDL.

3. Hành vi bị cấm

3.1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

3.2. Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hp pháp vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.

3.3. Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị E - HSDT hoặc rút E - HSDT để một bên trúng thầu;

b) Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;

c) Nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của E - HSMT nhưng cố ý không cung cấp tài liệu đ chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ E - HSDT hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu

3.4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;

b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong E - HSDT nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

3.5. Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong lựa chọn nhà thầu;

c) Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đu thầu;

d) Cố tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

3.6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm Bên mời thầu, Chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của Bên mời thầu, Chủ đầu tư không đúng quy định của Luật Đấu thầu

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định E - HSMT đối với cùng một gói thầu;

c) Tham gia đánh giá E - HSDT đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;

d) Là cá nhân thuộc Bên mời thầu, Chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người có thẩm quyền, người đứng đầu Chủ đầu tư, Bên mời thầu đối với các gói thầu do người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn: lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự thầu; kiểm định hàng hóa; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; giám sát thực hiện hợp đồng;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do Chủ đầu tư, Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong E - HSMT, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu;

h) Nêu điều kiện trong E - HSMT nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 và khoản 2 Điều 48 của Luật Đấu thầu.

3.7. Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quy định tại điểm b khoản 8 và điểm g khoản 9 Điều 77, khoản 11 Điều 78, điểm h khoản 1 Điều 79, khoản 4 Điều 80, khoản 4 Điều 81, khoản 2 Điều 82, điểm b khoản 4 Điều 93 của Luật Đấu thầu, bao gồm:

a) Nội dung E - HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung E - HSDT; nội dung yêu cầu làm rõ E - HSDT của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá E - HSDT; báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; tài liệu ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng E - HSDT trước khi được công khai theo quy định:

c) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;

d) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định chứa nội dung bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

3.8. Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;

b) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong E - HSDT mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;

c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm a khoản này;

d) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm b khoản này mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.

4. Tư cách hợp lệ của nhà thầu

4.1. Nhà thầu là tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Hạch toán tài chính độc lập;

b) Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

c) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại BDL.

d) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

đ) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Không trong trạng thái bị tạm ngng, chấm dứt tham gia Hệ thống;

g) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

4.2. Nhà thầu là hộ kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;

b) Không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Đáp ứng điều kiện quy định tại điểm c, d và điểm e Mục 4.1 CDNT;

d) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

4.3. Việc áp dụng mua hàng hóa từ nhà thầu có từ 50% lao động trở lên là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu s có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu vẫn hợp đồng vẫn còn hiệu lực được tham dự thầu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thực hiện theo BDL.

5. Tính hợp lệ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền

5.1. Dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu được coi là phù hợp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

5.1.1. Phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định tại mục 15.5 của chương này.

5.1.2. Bảo đảm về chất lượng:

a) Nhà thầu bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo yêu cầu quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

b) Dược liệu tham dự thầu không bị thu hồi theo Điều 62 Luật Dược số 105/2016/QH13;

c) Dược liệu sơ chế, vị thuốc cổ truyền được sản xuất tại cơ sở đạt “Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc” (GMP) có phạm vi sản xuất dược liệu và/hoặc vị thuốc cổ truyền hoặc dược liệu được cấp giấy chứng nhận đạt GACP hoặc tương đương và đảm bảo chất lượng theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

d) Dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu không có thông báo thu hồi theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021;

đ) Vị thuốc cổ truyền tham dự thầu không bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;

e) Trường hợp một hoặc một số lô dược liệu, vị thuốc cổ truyền bị thu hồi thì các lô dược liệu, vị thuc c truyền không bị thu hi vn được phép lưu hành hợp pháp và chỉ bị trừ điểm đối với tiêu chí kỹ thuật tại mục 2 và mục 3 Phụ lục 4 - Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật của Thông tư này.

5.2. Dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu vào gói thầu, nhóm tiêu chí kĩ thuật phù hợp theo quy định tại E - HSMT.

5.3. Để chứng minh tính hợp lệ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu quy định tại Mục 5.1 CDNT, nhà thầu cần nêu rõ thông tin sau:

5.3.1. Đối với dược liệu: số giấy đăng ký lưu hành hoặc số công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc dược điển các nước hoặc số giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP, hoặc số giấy phép nhập khẩu dược liệu và các tài liệu kèm theo để minh chứng tính hợp lệ của dược liệu quy định tại BDL.

5.3.2. Đối với vị thuốc cổ truyền: số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu và các tài liệu kèm theo để minh chứng tính hợp lệ của vị thuốc cổ truyền quy định tại BDL.

5.4. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu được phép làm rõ quy định tại Mục 23 CDNT.

6. Nội dung của E - HSMT

6.1. E - HSMT gồm có các Phần 1, 2, 3, Phần 3A (hoặc Phần 3B), 4 và cùng với tài liệu sửa đổi, làm rõ E - HSMT theo quy định tại Mục 7 và 8 CDNT (nếu có), trong đó cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục đấu thầu:

- Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu;

- Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu;

- Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT;

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu.

Phần 2. Yêu cầu về phạm vi cung cấp:

- Chương V. Phạm vi cung cấp.

Phần 3. Điều kiện hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng:

- Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng;

- Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

Phần 3B. Thỏa thuận khung (Áp dụng trong trường hợp mua sắm tập trung sử dụng thỏa thuận khung)

- Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng.

Phần 4. Phụ lục

6.2. Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm về tính chính xác, hoàn chỉnh của E - HSMT, tài liệu giải thích làm rõ E - HSMT hay các tài liệu sửa đổi E - HSMT theo quy định tại Mục 7 và 8 CDNT nếu các tài liệu này không được cung cấp bởi Chủ đầu tư. E - HSMT do Chủ đầu tư phát hành trên Hệ thống sẽ là cơ sở để xem xét, đánh giá.

6.3. Nhà thầu phải nghiên cứu mọi thông tin của TBMT, E - HSMT, bao gồm các nội dung sửa đổi, làm rõ E - HSMT, biên bản hội nghị tin đấu thầu (nếu có) để chuẩn bị E - HSDT theo yêu cầu của E - HSMT cho phù hợp.

7. Sửa đổi E - HSMT

7.1. Trường hợp sửa đổi E - HSMT thì bên mời thầu đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo các nội dung sửa đổi và E - HSMT đã được sửa đổi cho phù hợp (webform và file đính kèm). Việc sửa đổi E - HSMT được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi E - HSMT được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu và bảo đảm đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh E - HSDT; trường hợp không bảo đảm đủ thời gian như nêu trên thì phải gia hạn thời điểm đóng thầu.

7.2. Nhà thầu chịu trách nhiệm theo dõi thông tin trên Hệ thống để cập nhật thông tin về việc sửa đổi E - HSMT, thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) để làm cơ sở chuẩn bị E - HSDT.

8. Làm rõ E - HSMT

8.1. Trường hợp cần làm rõ E - HSMT, nhà thầu phải gửi đề nghị làm rõ đến Bên mời thầu thông qua Hệ thống trong khoảng thời gian tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Bên mời thầu tiếp nhận nội dung làm rõ để xem xét, làm rõ theo đề nghị của nhà thầu và thực hiện làm rõ trên Hệ thống nhưng không muộn hơn 02 ngày làm việc tớc ngày có thời điểm đóng thầu, trong đó mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà thầu đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi E - HSMT thì Chủ đầu tư tiến hành sửa đổi E - HSMT theo quy định tại Mục 7.1 CDNT.

8.2. Bên mời thầu chịu trách nhiệm theo dõi thông tin trên Hệ thống để kịp thời làm rõ E - HSMT theo đề nghị của nhà thầu.

8.3. Trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong E - HSMT mà các nhà thầu chưa rõ theo quy định tại BDL. Bên mời thầu đăng tải giấy mời tham dự hội nghị tiền đấu thầu trên Hệ thống. Nội dung trao đổi giữa Chủ đầu tư và nhà thầu phải được ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ E - HSMT đăng tải trên Hệ thống trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hội nghị tiền đấu thầu.

8.4. Trường hợp E - HSMT cần phải sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, Chủ đầu tư thực hiện việc sửa đổi E - HSMT theo quy định tại Mục 7.1 CDNT. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi E - HSMT. Việc nhà thầu không tham dự hội nghị tiền đấu thầu hoặc không có giấy xác nhận đã tham dự hội nghị tiền đấu thu không phải là lý do để loại bỏ E - HSDT của nhà thầu.

9. Chi phí d thầu

E - HSMT được phát hành miễn phí trên Hệ thống ngay sau khi Bên mời thầu đăng tải thành công TBMT trên Hệ thống. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp E - HSDT theo quy định tại BDL. Trong mọi trường hợp, Chủ đầu tư sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.

10. Ngôn ngữ của E - HSDT

E - HSDT cũng như tất cả văn bản và tài liệu liên quan đến E - HSDT được viết bằng tiếng Việt. Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong E - HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác, đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, nếu cần thiết, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu gửi bổ sung.

11. Thành phần của E - HSDT

E - HSDT phải bao gồm các thành phần sau:

11.1. Đơn dự thầu theo quy định tại Mục 12 CDNT và Mẫu số 01 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu;

11.2. Thỏa thuận liên danh theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu (đối với trường hợp nhà thu liên danh);

11.3. Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18 CDNT;

11.4. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu theo quy định tại Mục 4 CDNT;

11.5. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 16 CDNT;

11.6. Đ xuất về kỹ thuật và các tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo quy định tại Mục 15 CDNT;

11.7. Đề xuất về giá và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 12 và Mục 13 CDNT;

11.8. Các nội dung khác theo quy định tại BDL.

12. Đơn dự thầu và các bảng biểu

Nhà thầu điền đầy đủ thông tin về đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh (nếu có), bảng giá dự thầu, tiến độ cung cấp vào các Mẫu ở Chương IV - Biểu mẫu dự thầu. Nhà thầu kiểm tra thông tin được Hệ thống trích xuất để hoàn thành E - HSDT.

Đối với các biểu mẫu còn lại, nhà thầu lập tương ứng theo các mẫu quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu và đính kèm trong E - HSDT.

13. Giá dự thầu và giảm giá

Đối với gói thầu mua sắm không phải là mua sắm tập trung mà việc la chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp, Hệ thống trích xuất như sau:

13.1. Giá dự thầu ghi trong đơn và trong bảng giá cùng với các khoản giảm giá phải đáp ứng các quy định trong Mục này:

a) Giá dự thầu là giá do nhà thầu chào trong đơn dự thầu (chưa bao gồm giảm giá), bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu. Hệ thống sẽ tự động trích xuất giá dự thầu từ Mẫu số 05 Chương IV vào đơn dự thầu.

b) Tất cả các phần (đối với gói thầu chia thành nhiều phần) và các hạng mục phải được chào giá riêng trong bảng giá dự thầu. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:

- Cách thứ nhất: ghi giá trị tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu (trong trường hợp này được coi là nhà thầu giảm giá đều theo tỷ lệ cho tất cả phần mà nhà thầu tham dự).

- Cách thứ hai: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá cho từng phần vào webform trên Hệ thống.

c) Đối với gói thầu không chia phần, trường hợp nhà thầu có đ xuất giảm giá thì ghi giá trị tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu. Giá tr giảm giá này được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục trong các bảng giá dự thầu.

d) Nhà thầu phải nộp E - HSDT cho toàn bộ công việc yêu cầu trong E - HSMT và ghi đơn giá dự thầu cho từng mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền theo Mẫu số 05 Chương IV.

13.2. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần như quy định tại BDL thì nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu. Nhà thầu phải dự thầu đầy đủ các hạng mục trong phần mà mình tham dự. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a) Cách thứ nhất: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu (trong trường hợp này được coi là nhà thầu giảm giá đều theo tỷ lệ cho tất cả phần mà nhà thầu tham dự).

b) Cách thứ hai: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá cho từng phần vào webform trên Hệ thống.

13.3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện, hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong E - HSMT. Trường hợp nhà thầu có đơn giá thấp khác thường, nh hưởng đến chất lượng gói thầu thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ về tính khả thi của đơn giá thấp khác thường đó theo quy định tại khoản 11 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

13.4. Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì E - HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

Đối với gói thầu mua sắm là mua sắm tập trung mà việc lựa chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp, Hệ thống trích xuất như sau:

13.1. Giá dự thầu ghi trong đơn và trong các bảng giá cùng với các khoản giảm giá phải đáp ứng các quy định trong Mục này:

a) Giá dự thầu là giá do nhà thầu chào trong đơn dự thầu, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện khối lượng công việc mà nhà thầu chào theo khả năng cung cấp (chưa tính giảm giá). Hệ thống sẽ tự động trích xuất giá dự thầu từ Mẫu số 05 Chương IV vào đơn dự thầu.

b) Một hoặc các phần (đối với gói thầu chia thành nhiều phần) và một hoặc các hạng mục phải được chào giá riêng trong các bảng giá dự thầu;

c) Đối với gói thầu không chia phần, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu. Giá trị giảm giá này được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục trong các bảng giá dự thầu. Đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, giá trị giảm giá được tính trên giá dự thầu không bao gồm dự phòng.

d) Nhà thầu nộp E - HSDT cho các công việc mà nhà thầu có khả năng cung cấp trong số các công việc nêu trong E - HSMT và ghi đơn giá dự thầu cho các công việc này trong Mẫu số 05 Chương IV.

13.2. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần thì nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu, trong mỗi phần nhà thầu có thể chào đủ số lượng, hạng mục theo yêu cầu của E - HSMT đối với phần đó hoặc chào theo số lượng, hạng mục mà nhà thầu có khả năng cung cấp (không đủ số lượng theo E - HSMT đối với phần đó). Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a) Cách thứ nhất: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu (trong trường hợp này được coi là nhà thầu giảm giá đều theo tỷ lệ cho tất cả phần mà nhà thầu tham dự).

b) Cách thứ hai: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá cho từng phần vào webform trên Hệ thống.

13.3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện, hoàn thành các công việc theo khối lượng công việc nhà thầu đã chào. Trường hợp nhà thầu có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ về tính khả thi của đơn giá thấp khác thường đó theo quy định tại khoản 11 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

13.4. Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì E - HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

14. Đồng tiền d thầu và đồng tiền thanh toán

Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán là VND.

15. Tài liệu chứng minh Sự phù hợp của dược liệu/vị thuốc cổ truyền

15.1. Để chứng minh sự phù hợp của dược liệu/vị thuốc cổ truyền so với yêu cầu của E - HSMT, nhà thầu phải cung cấp các tài liệu là một phần của E - HSDT để chứng minh rằng dược liệu/vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu cung cấp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp.

15.2. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải bao gồm một phần mô tả chi tiết theo từng khoản mục về đặc tính kỹ thuật dược liệu, vị thuốc cổ truyền, qua đó chứng minh sự đáp ứng cơ bản của dược liệu, vị thuốc cổ truyền so với các yêu cầu của HSMT.

15.3. Thuật ngữ “xuất xứ” được hiểu là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được khai thác, nuôi, trồng trọt, sơ chế hoặc chế biến tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó. Nhà thầu phải kê khai xuất xứ của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong Mẫu số 05a, 05b Chương IV.

15.4. Các thông tin tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến mặt hàng tham dự thầu do Bên mời thầu quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp chỉ nhằm mục đích mô tả và không nhằm mục đích hạn chế nhà thầu.

15.5. Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng:

- Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu: Nhà thầu phải có Bản cam kết về tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các dược liệu sẽ cung cấp vào cơ sở y tế.

Nhà thầu phải bảo đảm cung cấp các dược liệu tham gia dự thầu có nguồn gốc, xuất xứ đúng với dược liệu được cung cấp thực tế tại cơ sở y tế trong quá trình cung ứng.

- Tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của vị thuốc cổ truyền theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư số 38/2021/TT-BYT.

16. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

16.1. Nhà thầu kê khai các thông tin cần thiết vào các Mẫu trong Chương IV - Biểu mẫu dự thầu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT. Trong trường hợp nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu, nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai, đính kèm trong E - HSDT và để Chủ đầu tư lưu trữ.

16.2. Các tài liệu để chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của nhà thầu nếu được trúng thầu theo quy định tại BDL.

16.3. Yêu cầu về tài liệu để chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của nhà thầu nếu được trúng thầu thực hiện theo E-BDL.

16.4. Trường hợp gói thầu đã áp dụng sơ tuyển, nếu có sự thay đổi về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu khi nộp E-HSDT và khi tham dự sơ tuyển thì phải cập nhật lại năng lực và kinh nghiệm của mình.

17. Thời hạn có hiệu lực của E - HSDT

17.1. E - HSDT phải có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại BDL.

17.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của E - HSDT, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của E - HSDT, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian hiệu lực E - HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của E - HSDT thì E - HSDT của nhà thầu sẽ không được xem xét tiếp, trong trường hợp này, nhà thầu không phải nộp bản gốc thư bảo lãnh cho Bên mời thầu. Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn E - HSDT không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của E - HSDT, trừ việc gia hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn được thực hiện trên Hệ thống.

18. Bảo đảm d thầu

18.1. Khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một hoặc các hình thức thư bảo lãnh do đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành. Trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng thì thực hiện theo quy định tại Mục 18.7 CDNT. Đi với bảo lãnh dự thầu hoặc chng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh và đính kèm khi nộp E - HSDT. Đối với bảo lãnh dự thầu điện tử, nhà thầu chọn bảo lãnh dự thầu điện tử được phát hành, lưu trữ trên Hệ thống. Trường hợp E - HSDT được gia hạn hiệu lực theo quy định tại Mục 17.2 CDNT thì hiệu lực của bảo đảm dự thầu cũng phải được gia hạn tương ứng. Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải sử dụng cùng thể thức bảo lãnh dự thầu: bảo lãnh dự thầu điện tử hoặc bằng giấy.

Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì E - HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả.

b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho cả liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì giá trị bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả.

18.2. Giá trị, đồng tiền và thời gian hiệu lực của bảo đảm dự thầu theo quy định tại BDL. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo đảm dự thầu nằm trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo đảm dự thầu mà không cần thiết phải đến hết 24 giờ của ngày đó).

18.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không có chữ ký (ký số đối với bảo lãnh dự thầu điện tử) hợp lệ, ký trước khi Chủ đầu tư phát hành E - HSMT, có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu (trong đó bao gồm việc không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04A, 04B Chương IV). Trường hợp áp dụng thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có).

18.4. Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu theo thời hạn quy định BDL. Đối với nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi hợp đồng có hiệu lực.

18.5. Các trường hợp phải nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh (đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh dự thầu bằng văn bản giấy) cho bên mời thầu:

a) Nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu;

b) Nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:

- Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E - HSDT, nhà thầu có văn bản rút E - HSDT hoặc từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong E - HSDT theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

- Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;

- Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu;

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mời đối chiếu tài liệu hoặc đã đối chiếu tài liệu nhưng từ chối hoặc không ký biên bản đối chiếu tài liệu, trừ trường hợp bất khả kháng;

* Đối với gói thầu mua sắm không phải là mua sắm tập trung:

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

* Đối với gói thầu mua sắm là mua sắm tập trung sử dụng thỏa thuận khung:

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mi thầu.

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chi ký kết thỏa thuận khung nhưng từ chối hoặc không ký thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;

18.6. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mời thầu, nếu nhà thầu từ chối hoặc không nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh (đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh dự thầu bằng văn bản giấy) theo yêu cầu của Bên mời thầu thì nhà thầu sẽ bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu.

18.7. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, nhà thầu có thể lựa chọn nộp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau đây:

a) Bảo đảm dự thầu chung cho tất các phần mà mình tham dự thầu (giá trị bảo đảm dự thầu sẽ bằng tổng giá trị của các phần nhà thầu tham dự). Trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu do nhà thầu nộp nhỏ hơn tổng giá trị cộng gộp thì Bên mời thầu được quyền quyết định lựa chọn bảo đảm dự thầu đó được sử dụng cho phần nào trong số các phần mà nhà thầu tham dự;

b) Bảo đảm dự thầu riêng cho tng phần mà nhà thầu tham dự.

Trường hợp nhà thầu vi phạm dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì việc không hoàn trả bảo đảm dự thầu được tính trên phần mà nhà thầu vi phạm.

18.8. Đối với gói thầu có giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.2 CDNT nhỏ hơn 20 triệu đồng, tại thời điểm đóng thầu, nhà thầu không phải đính kèm thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tại Mục 18.1 CDNT mà phải cam kết trong đơn dự thầu (không phải đính kèm cam kết riêng bằng văn bản) là nếu được mời vào đối chiếu tài liệu hợp đồng hoặc vi phạm quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì phải nộp một khoản tiền hoặc Séc bảo chi (trong trường hợp thời hạn hiệu lực của Séc bảo chi đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư) hoặc bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh với giá trị quy định tại Mục 18.2 CDNT. Trường hợp nhà thầu không thực hiện theo cam kết nêu trên, nhà thu bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu nêu trong đơn dự thầu (bị nêu tên trên Hệ thống và bị khóa tài khoản trong vòng 06 tháng, kể từ ngày Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư). Trường hợp nhà thầu vi phạm quy định nêu tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì nhà thầu sẽ không được hoàn trả khoản tiền bảo đảm dự thầu này.

18.9. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa là mua sắm tập trung mà việc lựa chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp, bảo đảm dự thầu của nhà thầu tương ứng với giá dự thầu nêu trong đơn dự thầu sau khi giảm giá (nếu có) với tỷ lệ bảo đảm dự thầu quy định tại E-BDL.

19. Thời điểm đóng thầu

19.1. Thời điểm đóng thầu là thời điểm quy định tại TBMT.

19.2. Chủ đầu tư có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi TBMT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của Chủ đầu tư và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

20. Nộp, rút và sửa đổi E - HSDT

20.1. Nộp E - HSDT: Nhà thầu chỉ nộp một bộ E - HSDT đối với một TBMT khi tham gia đấu thầu qua mạng. Trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh (theo thỏa thuận trong liên danh) nộp E - HSDT sau khi được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong liên danh.

20.2. Sửa đổi, nộp lại E - HSDT: Trường hợp cần sửa đổi E - HSDT đã nộp, nhà thầu phải tiến hành rút toàn bộ E - HSDT đã nộp trước đó để sửa đổi cho phù hợp. Sau khi hoàn thiện E - HSDT, nhà thầu tiến hành nộp lại E - HSDT mới. Trường hợp nhà thầu đã nộp E - HSDT trước khi chủ đầu tư thực hiện sửa đổi E - HSMT (nếu có) thì nhà thầu phải nộp lại E - HSDT mới cho phù hợp với E - HSMT đã được sửa đổi.

20.3. Rút E - HSDT: nhà thầu được rút E - HSDT trước thời điểm đóng thầu. Hệ thống thông báo cho nhà thầu tình trạng rút E - HSDT (thành công hay không thành công). Hệ thống ghi lại thông tin về thời gian rút E - HSDT của nhà thầu.

20.4. Nhà thầu chỉ được rút, sửa đổi, nộp lại E - HSDT trước thời điểm đóng thầu. Sau thời điểm đóng thầu, tất cả các E - HSDT nộp thành công trên Hệ thống đều được mở thầu để đánh giá.

20.5. Trường hợp sau thời điểm đóng thầu, nhà thầu rút không tham dự đối với phần nào thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu của phần đó.

21. Mở thầu

21.1. Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Trường hợp có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp E - HSDT, Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, xử lý tình huống theo quy định tại khoản 5 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Trường hợp không có nhà thầu nộp E - HSDT, Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét gia hạn thời điểm đóng thầu hoặc tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng mạng (hủy E-TBMT này và đăng E-TBMT mới) theo quy định tại khoản 4 Điều 131 Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

21.2. Biên bản mở thầu được đăng tải công khai trên Hệ thống, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Thông tin về gói thầu:

- Số TBMT;

- Tên gói thầu;

- Tên chủ đầu tư;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Loại hợp đồng;

- Thời điểm hoàn thành mở thầu;

- Tổng số nhà thầu tham dự.

b) Thông tin về các nhà thầu tham dự:

- Tên nhà thầu;

- Giá dự thầu;

- Tỷ lệ phần trăm (%) giảm giá;

- Giá dự thầu sau giảm giá (nếu có);

- Giá tr và hiệu lực bảo đảm dự thầu;

- Thời gian có hiệu lực của E - HSDT; (Hệ thống t động tính trên cơ sở tính toán lại chi phí dự phòng sau khi giảm giá);

- Thời gian thực hiện gói thầu;

- Các thông tin liên quan khác (nếu có).

c) Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì phải bao gồm các thông tin về giá dự thầu cho từng phần như điểm b Mục này.

22. Bảo mật

22.1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá E - HSDT và đề nghị trao hợp đồng phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho tới khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong E - HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai trong biên bản mở thầu.

22.2. Trừ trường hợp làm rõ E - HSDT (nếu cần thiết) và đối chiếu tài liệu, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Chủ đầu tư, Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến E - HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

23. Làm rõ E - HSDT

23.1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ E - HSDT theo yêu cầu của bên mời thầu, kể cả về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Trường hợp E - HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ (của nhà thầu tại Mục 4 CDNT; của dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại Mục 5 CDNT), năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về k thuật, tài chính nêu trong E - HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của E - HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ được coi như một phần của E - HSDT

23.2. Bên mời thầu gửi yêu cầu làm rõ cho nhà thầu theo 1 trong 2 cách bao gm: gửi trực tiếp cho nhà thầu hoặc thông qua Hệ thống. Trường hợp bên mời thầu gửi yêu cầu làm rõ trực tiếp cho nhà thầu thì nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu về việc đã nhận được văn bản yêu cầu làm rõ E - HSDT bằng một trong những cách sau: gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, fax hoặc e-mail. Trong trường hợp này, yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu và phản hồi của nhà thầu phải được thực hiện bằng văn bản.

23.3. Việc làm rõ E - HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có E - HSDT cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ E - HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của E - HSDT. Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không có văn bản làm rõ hoặc có văn bản làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thầu sẽ đánh giá E - HSDT của nhà thầu theo E - HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu phải dành cho nhà thầu một khoảng thời gian hợp lý để nhà thầu thực hiện việc làm rõ E - HSDT.

23.4. Bên mời thầu có thể gửi văn bản yêu cầu nhà thầu có khả năng trúng thầu đến làm việc trực tiếp với Bên mời thầu hoặc thông qua Hệ thống để làm rõ E - HSDT. Trường hợp làm rõ trực tiếp với nhà thầu thì nội dung làm rõ E - HSDT phải được ghi cụ thể thành biên bản. Việc làm rõ E - HSDT trong trường hợp này phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch.

Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu do nhà thầu cung cấp, chủ đầu tư, bên mời thầu được xác minh với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung của tài liệu.

24. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

Các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng cho quá trình đánh giá E - HSDT :

24.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong E - HSMT;

24.2. “Đặt điều kiện” là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong E - HSMT;

24.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong E - HSMT.

25. Xác định tính đáp ứng của E - HSDT

25.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của E - HSDT dựa trên nội dung của E - HSDT theo quy định tại Mục 11 CDNT.

25.2. E - HSDT đáp ứng cơ bản là E - HSDT đáp ứng các yêu cầu nêu trong E - HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản nghĩa là những điểm trong E - HSDT mà:

a) Nếu được chấp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với E - HSMT đối với quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc nghĩa vụ của nhà thầu trong hợp đồng;

b) Nếu được sửa lại thì sẽ gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà thầu khác có E - HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu của E - HSMT.

25.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật của E - HSDT theo quy định tại Mục 15 và Mục 16 CDNT nhằm khẳng định rằng tất cả các yêu cầu quy định tại Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp đã được đáp ứng và E - HSDT không có những sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót các nội dung cơ bản.

25.4. Nếu E - HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong E - HSMT thì E - HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong E - HSDT đó nhằm làm cho nó trở thành đáp ng cơ bản E - HSMT.

26. Sai sót không nghiêm trọng

26.1. Với điều kiện E - HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong E - HSMT thì Bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong E - HSDT.

26.2. Với điều kiện E - HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong E - HSMT, Bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong E - HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ khía cạnh nào của giá dự thầu. Nếu không đáp ứng yêu cầu nói trên của Bên mời thầu thì E - HSDT của nhà thầu có thể sẽ bị loại.

26.3. Với điều kiện E - HSDT đáp ứng cơ bản E - HSMT, Bên mời thầu, tổ chuyên gia điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu; giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ hoàn toàn nhằm mục đích so sánh các E - HSDT.

27. Nhà thầu phụ

27.1. Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để thực hiện các dịch vụ liên quan. Nhà thầu phải kê khai Nhà thầu phụ và các hạng mục công việc dành cho Nhà thầu phụ theo Mẫu số 12 Chương IV.

27.2. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá E - HSDT của nhà thầu. Bản thân nhà thầu phải đáp ứng các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

27.3. Yêu cầu về nhà thầu phụ nêu tại BDL.

27.4. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong E - HSDT hoặc ký với nhà thầu phụ được chủ đầu tư chấp thuận để tham gia thực hiện công việc.

27.5. Nhà thầu có hành vi chuyển nhượng thầu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

27.6. Chủ đầu tư, Bên mời thầu không được chấp thuận cho nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu và các công việc tư vấn này bao gồm: thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định E-HSMST, E-HSMT; đánh giá E-HSDST, E-HSDT; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thu.

28. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

28.1. Nguyên tắc ưu đãi:

Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi cung cấp dược liệu/ vị thuốc cổ truyền mà dược liệu/ vị thuốc cổ truyền đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.

28.2. Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá E - HSDT để so sánh, xếp hạng E - HSDT:

Dược liệu/ vị thuốc cổ truyền chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được dược liệu/ vị thuốc cổ truyền đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên trong giá dược liệu/ vị thuốc cổ truyền. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của dược liệu/ vị thuốc cổ truyền được tính theo công thức sau đây:

D (%) = G*/G (%)

Trong đó:

- G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của dược liệu/ vị thuốc cổ truyền trong E - HSDT trừ đi giá trị thuế và các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí (nếu có);

- G: Là giá chào của dược liệu/ vị thuốc cổ truyền trong E - HSDT trừ đi giá trị thuế;

- D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của dược liệu/ vị thuốc cổ truyền. D ≥ 30% thì dược liệu/ vị thuốc cổ truyền đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục này.

28.3. Cách tính ưu đãi được thực hiện theo quy định tại BDL.

28.4. Trường hợp dược liệu/ vị thuốc cổ truyền do các nhà thầu chào đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không tiến hành đánh giá và xác định giá trị ưu đãi.

28.5. Trường hợp nội dung về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu chưa được quy định tại Mục này hoặc quy định khác thì Chủ đầu tư quy định tại E-BDL căn cứ Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp này, việc ưu đãi thực hiện theo quy định của Nghị định này.

29. Đánh giá E - HSDT

29.1. Bên mời thầu sẽ áp dụng các tiêu chí đánh giá liệt kê trong Mục này và phương pháp đánh giá theo quy định tại BDL để đánh giá các E - HSDT. Không được phép sử dụng bất kỳ tiêu chí hay phương pháp đánh giá nào khác.

29.2. Đánh giá tính hợp lệ của E - HSDT:

ì) Việc đánh giá tính hợp lệ của E - HSDT được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT ban hành kèm theo Mẫu này;

b) Nhà thầu có E - HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

29.3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật.

29.4. Đánh giá về k thuật và đánh giá về giá:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định tại Mục 3 Chương III- Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá tiếp về giá theo quy định tại Mục 4 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT.

29.5. Sau khi đánh giá về tài chính, Bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà thầu. Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định tại BDL. Trường hợp có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì không cần phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, danh sách xếp hạng nhà thầu theo thứ tự từ thấp đến cao giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) tính trên mỗi đơn vị hạng mục hàng hóa mà nhà thầu dự thầu.

Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời vào đối chiếu tài liệu theo quy định tại Mục 30 CDNT.

Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, các nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu là tổ hợp các nhà thầu xếp hạng từ thấp đến cao đảm bảo tổng số lượng hàng hóa mà các nhà thầu chào thầu không thấp hơn số lượng hàng hóa nêu trong E - HSMT.

29.6. Cho phép dự thầu theo từng phần theo quy định tại Mục 13.2 CDNT thì việc đánh giá E - HSDT thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT tương ứng với phần tham dự thầu của nhà thầu.

29.7. Nguyên tắc đánh giá E - HSDT:

Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu mà nhà thầu kê khai trên webform và thông tin trong file scan bảo đảm dự thầu đính kèm thì căn cứ vào thông tin trong file scan bảo đảm dự thầu (đối với trường hợp áp dụng bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy) để đánh giá.

Đối với các nội dung còn lại, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trên webform là cơ sở để xem xét, đánh giá.

30. Đối chiếu tài liệu

30.1. Nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu. Nhà thầu phải nộp một bộ tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E - HSDT, bao gồm:

a) Bản gốc bảo đảm dự thầu (đối với trường hợp sử dụng thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy) hoặc tiền mặt hoặc Séc bảo chi theo quy định tại Mục 18.8 CDNT;

b) Các tài liệu chứng minh về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm mà nhà thầu đã đính kèm trong E - HSDT;

c) Tài liệu khác (nếu có).

Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, các nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu là tổ hợp các nhà thầu xếp hạng từ thấp đến cao đảm bảo tổng số lượng hàng hóa mà các nhà thầu chào thầu không thấp hơn số lượng hàng hóa nêu trong E-E - HSMT

30.2. Nhà thầu có tài liệu đối chiếu phù hợp sẽ được xét duyệt trúng thầu. Nhà thầu được mời vào đi chiếu tài liệu không đáp ứng quy định của E - HSMT thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đối chiếu mà không phải xếp hạng lại nhà thầu.

31. Điều kiện xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

31.1. Có E - HSDT hợp lệ theo quy định tại Mục 1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT;

31.2. Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 2 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT;

31.3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT;

31.4. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại BDL;

31.5. Ngoài ra, mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu phải đáp ứng quy định sau:

- Giá đề nghị trúng thầu của từng mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền không được cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.

- Tuân thủ các quy định khác về quản lý giá dược liệu, vị thuốc cổ truyền, đấu thầu dược liệu, vị thuốc cổ truyền có liên quan.

b) Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của nhà thầu có giá dự thầu trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất hoặc giá đánh giá thấp nhất theo quy định thì được xem xét đề nghị trúng thầu.

c) Trường hợp giá đề nghị trúng thầu hoặc giá dự thầu trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) hoc giá đánh giá bằng nhau thì lựa chọn mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền để xem xét đề nghị trúng thầu theo thứ tự ưu tiên như sau:

- Trao thầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);

- Trao thầu cho nhà thầu có giá đề nghị trúng thầu thấp nhất.

- Trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn hoặc mặt hàng dược liệu có nguồn gốc trong nước hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ dược liệu có nguồn gốc trong nước có chất lượng tương đương.

- Mặt hàng có điểm kỹ thuật bằng nhau thì xem xét theo thứ tự ưu tiên như sau:

+ Mặt hàng được sản xuất trên dây chuyền đạt Thực hành tốt sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền (GMP) và kiểm soát chất lượng tại Phòng thí nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GLP);

+ Mặt hàng của nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín trong cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền vào cơ sở y tế: Căn cứ vào kinh nghiệm cung cấp của nhà thầu, uy tín của nhà thầu trong cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tại cơ sở y tế như việc bảo đảm chất lượng, tiến độ cung cấp, có hệ thống phân phối trên địa bàn v.v……..

- Trao thầu cho nhà thầu có trụ sở chính ở địa phương nơi triển khai gói thầu;

- Trao thầu cho nhà thầu có sử dụng số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực;

- Trao thầu cho nhà thầu có sử dụng số lượng lao động là dân tộc thiểu số từ 25% trở lên có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực;

- Trao thầu cho nhà thầu có sử dụng số lượng lao động là nữ giới từ 25% trở lên có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực;

- Cho phép các nhà thầu này chào lại giá dự thầu để lựa chọn nhà thầu có giá chào thấp nhất. Nhà thầu không được chào giá cao hơn giá nhà thầu đã chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Việc chào lại giá dự thầu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

- Mời các nhà thầu này tham gia chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn. Nhà thầu không được chào giá cao hơn giá nhà thầu đã chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có)

32. Hủy thầu

32.1. Các trường hợp hủy thầu bao gồm:

a) Tất cả E - HSDT không đáp ứng được các yêu cầu của E - HSMT;

b) Thay đổi mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong E - HSMT;

c) E - HSMT không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

d) Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu;

đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

32.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu (theo quy định tại điểm c, d và điểm đ Mục 32.1 CDNT) phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

32.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục 32.1 CDNT, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ đầu tư, Bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho các nhà thầu dự thầu đã nộp bản gốc bảo đảm dự thầu, trừ trường hợp nhà thầu vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ Mục 32.1 CDNT.

33. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

33.1. Chủ đầu tư đăng tải thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống kèm theo báo cáo đánh giá E - HSDT trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Thông tin về gói thầu:

- Số TBMT;

- Tên gói thầu;

- Giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt (nếu có);

- Tên Chủ đầu tư;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Loại hợp đồng;

- Thời gian thực hiện gói thầu.

b) Thông tin về nhà thầu trúng thầu:

- Mã số thuế;

- Tên nhà thầu;

- Giá dự thầu;

- Giá dự thầu sau giảm giá (nếu có);

- Điểm kỹ thuật (nếu có);

- Giá đánh giá (nếu có);

- Giá trúng thầu;

- Thời gian thực hiện gói thầu.

c) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu.

33.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 32.1 CDNT, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và trên Hệ thống phải nêu rõ lý do hủy thầu.

33.3. Sau khi thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Mục 33.1 CDNT, nếu nhà thầu không được lựa chọn có văn bản hỏi về lý do không được lựa chọn thì trong thời gian tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu Bên mời thầu phải có văn bản trả lời gửi cho nhà thầu.

34. Thay đổi số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền

34.1. Vào thời điểm trao hợp đồng, Bên mời thầu có quyền tăng hoặc giảm số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền nêu trong Chương V - Phạm vi cung cấp với điều kiện sự thay đổi đó không vượt quá tỷ lệ quy định tại BDL và không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của E - HSDT và E - HSMT. Tỷ lệ tăng, giảm khối lượng thuốc không vượt quá 10%.

34.2. Tùy chọn mua thêm:

Trước khi hợp đồng hết hiệu lực, Chủ đầu tư có quyền mua bổ sung khối lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền ngoài khối lượng nêu trong Chương IV với điều kiện không vượt quá tỷ lệ quy định tại BDL và đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 39 của Luật Đấu thầu. Khối lượng hàng hóa, dịch vụ bổ sung này không được sử dụng để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia trách nhiệm thực hiện khối lượng bổ sung theo tùy chọn mua thêm thực hiện theo tỷ lệ phân chia công việc theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

35. Thông báo chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng

Sau khi Chủ đầu tư đăng tải thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng thông qua Hệ thống, bao gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian hoàn thiện, ký kết hợp đồng theo quy định tại Mẫu số 14 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng cho nhà thầu trúng thầu với điều kiện nhà thầu đã được xác minh là đủ năng lực để thực hiện hợp đồng. Thông báo chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng thì nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT. Thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận E - HSDT được tính kể từ ngày bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận này cho nhà thầu trúng thầu trên Hệ thống.

36. Điều kiện ký kết hợp đồng

36.1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, E - HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

36.2. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lc kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu. Nếu có dấu hiệu nhà thầu không đáp ứng số lượng tại E - HSMT, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu chứng minh số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền của doanh nghiệp đáp ứng số lượng tại E - HSMT như yêu cầu bổ sung thẻ kho th hiện xuất nhập tồn mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng.

Trường hợp thực tế nhà thầu không còn đáp ứng cơ bản yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định nêu trong E - HSMT thì Chủ đầu tư sẽ từ chối ký kết hợp đồng với nhà thầu. Chủ đầu tư sẽ hủy quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thông báo chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng trước đó và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đối chiếu tài liệu.

36.3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

37. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

37.1. Trước khi ký kết hợp đồng hoặc hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng một hoặc các hình thức sau:

a) Đặt cọc bằng Séc bảo chi đối với bảo đảm thực hiện hợp đồng có giá trị dưới 50 triệu đồng và thời gian có hiệu lực của Séc bảo chi phù hợp với thời gian thực hiện gói thầu;

b) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

c) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải sử dụng Mẫu số 15 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng hoặc một mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.

37.2. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chi thực hiện hợp đồng khi hợp đồng có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

38. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

38.1. Khi thấy quyền và lợi ích hp pháp bị ảnh hưởng, nhà thầu, cơ quan, tổ chức được kiến nghị người có thẩm quyền, chủ đầu tư xem xét lại các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các Điều 89, 90 và 91 của Luật Đấu thầu.

38.2. Trường hợp kiến nghị lên Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan, tổ chức gửi kiến nghị trực tiếp trên Hệ thống. Trường hợp kiến nghị lên Người có thẩm quyền, nhà thầu gửi kiến nghị theo địa chỉ quy định tại BDL.

39. Giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu, nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định tại BDL.

Chương II. BẢNG DỮ LIỆU ĐU THẦU

CDNT 1.1

Tên Chủ đầu tư: _________ [Theo tên đăng ký trên Hệ thống].

CDNT 1.2

Tên gói thầu: ______ [Hệ thống tự động trích xuất].

Tên dự án/dự toán mua sắm là: ______ [Hệ thống tự động trích xuất].

Số lượng và số hiệu các phần thuộc gói thầu: ____ [Theo Mục 18.2 BDL].

CDNT 1.3

Thời gian thực hiện hợp đồng: ____ [ghi thời gian cụ thể theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

Hoặc

Thời gian hiệu lực thỏa thuận khung đối với đấu thầu tập trung: __________ [ghi thời gian cụ thể theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt].

CDNT 2

Nguồn vốn (hoặc phương thức thu xếp vốn): _______ [Theo TBMT].

CDNT 4.4

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% với: _____ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ Chủ đầu tư, Bên mời thầu], trừ trường hợp: (i) Nhà thầu là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó. (ii) Nhà thầu là công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mà sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và gói thầu này là của công ty con, công ty thành viên.

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên. Cụ thể như sau:

+ Tư vấn thẩm định giá: _____ [ghi đầy đủ tên và địa ch của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định: _______ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn lập, thẩm định E - HSMT: _____ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn đánh giá E - HSDT: _____ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu )];

+ Tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: ____ [ghi đầy đủ tên và địa ch của đơn vị tư vn (nếu có)];

+ Tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu: ____ [ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vn (nếu có)];

Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với nhà thầu tư vấn (đã nêu trên).

Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn v s nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó.

Trường hợp nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Xi: Tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong thành viên liên danh thứ i;

Yi: Tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng công việc của thành viên liên danh thứ i trong thỏa thuận liên danh;

n: Số thành viên tham gia trong liên danh.

Trường hợp nội dung về bảo đảm cạnh tranh tại Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu chưa được quy định tại Mục này thì Chủ đầu tư quy định tại BDL căn cứ Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

CDNT 5.3.1

Tài liệu, thông tin chứng minh về tính hợp lệ của dược liệu dự thầu:

[- Các thông tin phải phù hợp với thông tin về dược liệu trong đơn hàng nhập khẩu hoặc bản công b tiêu chuẩn chất lượng dược liệu hoặc Dược điển hoặc giấy đăng ký lưu hành của dược liệu do Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền/Cục Quản lý Dược) cấp.

- Đối với trường hợp mặt hàng tham dự thầu là dược liệu nằm trong đơn hàng nhập khẩu hết hiệu lực hoặc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực hoặc hết thời hạn gia hạn hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh dược liệu được nhập khẩu hoặc sản xuất trong thời hạn hiệu lực của đơn hàng nhập khẩu hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc thời hạn gia hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành và đảm bảo đủ s lượng cung ứng theo yêu cu của hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng).

- Đối với trường hợp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt sản xuất dược liệu (GMP) hết hiệu lực tớc thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh dược liệu được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của giy chứng nhận GMP và đảm bảo đủ s lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ng)].

CDNT 5.3.2

Tài liệu, thông tin chứng minh về tính hợp lệ của vị thuốc cổ truyền dự thầu:

[- Các thông tin phải phù hợp với thông tin về vị thuốc cổ truyền trong giấy đăng ký lưu hành hoặc đơn hàng nhập khẩu của vị thuốc cổ truyền được Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền/Cục Quản lý Dược) cấp.

- Đối với trường hợp mặt hàng tham dự thầu là vị thuốc cổ truyền nằm trong đơn hàng nhập khẩu hết hiệu lực hoặc có giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực hoặc hết thời hạn gia hạn hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh vị thuốc cổ truyền được sản xuất trong thời hạn hiệu lực của đơn hàng nhập khẩu hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc thời hạn gia hạn hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành và đảm bảo đủ s lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (tài liệu chứng minh về nguồn gốc, xuất xứ; thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng).

- Đối với trường hợp giấy chứng nhận đáp ứng thực hành tốt sản xuất vị thuốc cổ truyền (GMP) hết hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu cần cung cấp các tài liệu chứng minh vị thuốc c truyền được sản xuất trong thời hạn hiệu lực GMP và đảm bảo đủ số lượng cung ứng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (thẻ kho thể hiện xuất nhập tồn mặt hàng dự thầu và hóa đơn mua vào, bán ra tương ứng)].

CDNT 8.3

Hội nghị tiền đấu thầu: _____ [ghi "có" hoặc "không". Trường hợp "có" thì ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, s điện thoại của người chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị tin đu thầu]

CDNT 9

Chi phí nộp E - HSDT: ____ [Hệ thống tự trích xuất theo quy định hiện hành].

CDNT 11.8

Nhà thầu phải nộp cùng với E - HSDT các tài liệu sau đây: ____ [ghi tên các tài liệu cần thiết khác mà nhà thầu cần nộp cùng với E - HSDT theo yêu cầu trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không yêu cầu ”].

CDNT 13.2

Các phần của gói thầu: Mỗi mặt hàng thuốc là một phần của gói thầu. Nhà thầu có thể tham gia một hoặc nhiều mặt hàng (phần gói thầu) thuốc trong gói thầu mà nhà thầu có khả năng cung cấp. Bên mời thầu đánh giá E - HSDT theo từng mặt hàng (phần gói thầu) mà nhà thầu tham dự, giá trị bảo đảm dự thầu là tổng giá trị bảo đảm dự thầu của từng mặt hàng mà nhà thầu tham dự.

CDNT 16.2

Các tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:

a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: Trong phạm vi kinh doanh phải ghi rõ sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền và/hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền;

b) Thông tin về đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt theo từng loại hình kinh doanh:

- Đối với cơ sở nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với cơ sở bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với cơ sở sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Giấy chứng nhận đạt GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, phạm vi sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền).

- Đối với dược liệu đạt GACP: Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP.

- Nhà thầu ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại mẫu số 05 (5a và 5b) của Biểu mẫu dự thầu để phục vụ việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu theo Mục I, Phần 4, Phụ lục “Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật”;

c) Thông báo trúng thầu hoặc Hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc hóa đơn bán dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh hoặc các tài liệu khác để chứng minh kinh nghiệm cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền để đánh giá theo quy định tại Mục 2, Chương III “Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm”;

d) Các tài liệu nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu, dược liệu làm nguyên liệu sản xuất vị thuốc cổ truyền bao gồm các tài liệu tối thiểu sau:

- Các tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, dược liệu làm nguyên liệu sản xuất vị thuốc cổ truyền theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 38/2021/TT-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền.

-Tài liệu chứng minh nhà thầu là đơn vị trực tiếp khai thác/nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu; hoặc

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ mua dược liệu từ các nhà cung cấp được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền; hoặc

- Hợp đồng hoặc hóa đơn với tổ chức, cá nhân khai thác/nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu; hoặc

- Hóa đơn chứng từ khác;

để đánh giá theo quy định tại Mục 4 Phần 4 Phụ lục Bảng tiêu chuẩn đánh giá về k thuật;

Các tài liệu do nhà thầu cung cấp khi tham dự thầu là bản chụp có đóng dấu xác nhận của nhà thầu đồng thời nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu.

Nhà thầu chịu trách nhiệm đối với các tài liệu cung cấp trong E - HSDT. Chủ đầu tư có thể yêu cầu bổ sung các tài liệu khác và chịu trách nhiệm giải trình đối với các tài liệu đó.

CDNT 17.1

Thời hạn hiu lực của E - HSDT là: ≥ _____ ngày [trích xuất theo TBMT], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.2

Nội dung bảo đảm dự thầu:

- Giá trị và đồng tiền bảo đảm dự thầu: [Xác định theo Mẫu số 00 Chương IV]

Đối với nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu có các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị yêu cầu nêu trên trong thời hạn 02 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện các hành vi này. Trường hợp nhà thầu liên danh, thành viên liên danh có các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP nêu trên phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị bảo đảm dự thầu tương ứng với tỷ lệ giá trị công việc thành viên đó đảm nhận trong liên danh trong thời hạn 02 năm kể từ ln cuối cùng thực hiện hành vi này.

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: [Hệ thống trích xuất từ TBMT]

(Trường hợp gói thầu được chia làm nhiều phần thì phải nêu rõ giá trị bảo đảm dự thầu của từng phần)

CDNT 18.4

Thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu đối với nhà thầu không được lựa chọn: ____ ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt [ghi cụ thể s ngày nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt].

CDNT 18.9

Tỷ lệ bảo đảm dự thầu: _____ [Trường hợp mua sắm tập trung áp dụng lực chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, chủ đầu tư ghi tỷ lệ % giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) để xác định giá trị bảo đảm dự thầu mà nhà thầu phải thực hiện. Trường hợp không áp dụng mua sm tập trung áp dụng lực chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, ghi “Không áp dụng”].

CDNT 27.3

Giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ: _____ giá dự thầu của nhà thầu [tùy theo quy mô, tính chất gói thầu, Chủ đầu tư ghi tỷ lệ %].

CDNT 28.3

Cách tính ưu đãi:

a) Ưu đãi đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% và không có dược liệu, vị thuốc cổ truyền nào có chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

- Đối với các trường hợp quy định tại các điểm trên, nhà thầu chào dược liệu, vị thuốc cổ truyền có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 10% thay cho hệ số ưu đãi 7,5%.

b) Ưu đãi đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; dược liệu, vị thuốc cổ truyền có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu s có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá dự thầu của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

- Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; dược liệu, vị thuốc cổ truyền có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

- Đối với các trường hợp quy định tại các điểm trên, nhà thầu chào dược liệu, vị thuốc cổ truyền có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước t 50% trở lên mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 12% thay cho hệ số ưu đãi 10%.

CDNT 28.5

Ưu đãi: _____ [ghi nội dung về ưu đãi quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu (nếu có)].

CDNT 29.1

Phương pháp đánh giá E - HSDT là:

a) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: sử dụng tiêu chí đạt/không đạt;

b) Đánh giá về kỹ thuật: áp dụng phương pháp chấm điểm;

c) Đánh giá về giá: _______ [ghi cụ thể phương pháp đánh giá về giá. Bên mời thầu căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá cho phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Mục 4 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT].

Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, Hệ thống trích xuất: phương pháp giá thấp nhất.

CDNT 29.5

Xếp hạng nhà thầu: [Hệ thống trích xuất khi chọn phương pháp đánh giá tại Mục 29.1 CDNT như sau:

- Chọn phương pháp giá thấp nhất thì trích xuất: “nhà thầu có giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”;

- Chọn phương pháp giá đánh giá thì trích xuất: “nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”].

CDNT 31.4

Đối với gói thầu được chia làm nhiều phần (lô), việc đánh giá E - HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm:

[Hệ thống trích xuất khi chọn phương pháp đánh giá tại Mục 29.1 như sau:

- Chọn phương pháp giá thấp nhất thì trích xuất: giá đề nghị trúng thầu của mỗi phần trong gói thầu là thấp nhất và giá đề nghị trúng thầu của phần đó không vượt giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt. Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong E - HSMT, Chủ đầu tư báo cáo Người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá như trên; Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.

- Chọn phương pháp giá đánh giá thì trích xuất: giá đánh giá của mỗi phần trong gói thầu là thấp nhất và giá đề nghị trúng thầu của phần đó không vượt giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt. Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong E - HSMT, Chủ đầu tư báo cáo Người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá như trên; Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.

Đối với trường hợp mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, [Hệ thống trích xuất như sau: “các nhà thầu có giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) tính trên mỗi đơn vị của hạng mục nhà thầu dự thầu theo thứ tự từ thấp đến cao cho đến khi tổng số lượng hàng hóa mà các nhà thầu trúng thầu chào thầu bằng số lượng hàng hóa nêu trong E - HSMT”.]

CDNT 34.1

Tỷ lệ tăng số lượng tối đa là: [ghi tỷ lệ % nhưng không vượt 10%];

Tỷ lệ giảm số lượng tối đa là: [ghi tỷ lệ % nhưng không vượt 10%].

CDNT 34.2

- Tùy chọn mua thêm: ___ [ghi "có áp dụng" hoặc "không áp dụng" theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt. Trường hợp "có áp dụng" thì ghi rõ tỷ lệ của khối lượng mua thêm nhưng không vượt quá 30% của khối lượng hạng mục thuốc tương ứng nêu trong Chương IV];

- Tỷ lệ tùy chọn mua thêm tối đa là: ______ [ghi tỷ lệ %)].

CDNT 38

- Người có thẩm quyền: ________ [ghi đầy đủ tên người có thẩm quyền].

+ Địa chỉ: ________ [ghi đầy địa chỉ, số điện thoại, số fax, email của người có thẩm quyền];

+ E-mail: ______ [ghi rõ Email của người có thẩm quyền để nhận đơn kiến nghị của nhà thầu].

- Bộ phận thường trực giúp việc Chủ tịch Hội đồng tư vấn:

+ Địa chỉ: ______ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email của Bộ phận thường trực giúp việc Chủ tịch Hội đồng tư vấn];

+ E-mail: ________ [ghi rõ Email của bộ phận thường trực giúp việc Chủ tịch Hội đồng tư vấn để nhận đơn kiến nghị của nhà thầu].

CDNT 39

Địa chỉ của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát: ______ [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, s fax của tổ chức, cá nhân được Người có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu/dự án (nếu có)].

Chương III.

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ E - HSDT

Mục 1. Đánh giá tính hợp lệ của E - HSDT

E - HSDT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bảo đảm dự thầu không vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Mục 18.3 CDNT. Thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có) với giá trị bảo lãnh, thời hạn có hiệu lực và đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của E - HSMT (đối với bảo lãnh dự thầu điện tử thì phải được ký số). Thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh không được ký trước khi Chủ đầu tư phát hành E - HSMT, không được kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu (trong đó bao gồm việc không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04A, 04B Chương IV). Đối với bảo lãnh dự thầu hoặc chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy, trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu mà nhà thầu kê khai trên Hệ thống và thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh đính kèm thì căn cứ vào thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh dự thầu để đánh giá. Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải sử dụng cùng thể thức bảo lãnh dự thầu: bảo lãnh dự thầu điện tử hoặc bằng giấy. Đối với gói thầu có giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng, nhà thầu có cam kết trong đơn dự thầu theo quy định tại Mục 18.8 CDNT.

b) Trong trường hợp liên danh thì thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu quy định tại Mẫu số 05 Chương IV; không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này.

c) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 4 CDNT.

d) Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền bảo đảm tư cách hợp lý theo quy định tại Mục 5 CDNT.

e) Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu

Nhà thầu có E - HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá bước tiếp theo.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh phải đáp ứng tư cách hợp lệ của nhà thầu đối với gói thầu mà nhà thầu liên danh tham dự; đồng thời đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng tư cách hợp lệ nhà thầu và không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Đối với gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu sẽ được đánh giá tương ứng với tổng các phần mà nhà thầu tham dự thầu trong gói thầu.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá E - HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp E - HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Trường hợp gói thầu không áp dụng sơ tuyển thì việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm dưới đây. Căn cứ và quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp, đảm bảo mục tiêu đấu thầu cạnh tranh công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và không vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu và các quy định hiện hành có liên quan. Nhà thầu được Hệ thống đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá.

Bên mời thầu không được bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đã quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm dưới đây gây hạn chế nhà thầu tham dự.

2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo Bảng tiêu chuẩn dưới đây:

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM

Các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm

Các yêu cầu cần tuân thủ

Tài liệu cần nộp

TT

Mô tả

Yêu cầu

Nhà thầu độc lập

Nhà thầu liên danh

Tổng các thành viên liên danh

Từng thành viên liên danh

1

Lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu

Từ ngày 01 tháng 01 năm _____ (1) đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có hợp đồng không hoàn thành do lỗi của nhà thầu(2).

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Mẫu số 16

2

Thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế

Đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế(3) của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu.

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Cam kết trong đơn dự thầu

3

Năng lực tài chính

3.1

Kết quả hoạt động tài chính

Nộp báo cáo tài chính từ năm ____ đến năm ____ (4) để chứng minh tình hình tài chính lành mạnh của nhà thầu.

Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm gần nhất phải dương (+).

Phải đáp ứng yêu cầu này

Không áp dụng

Phải đáp ứng yêu cầu này

Báo cáo tài chính

3.2

Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

Doanh thu của ít nhất 01 trong _____ (5) năm gần đây phải đạt tối thiểu là____ (6) VNĐ

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Mẫu số 09

4

Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tương tự

Số lượng hợp đồng tương tự (7) mà nhà thầu đã hoàn thành với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ (8) trong vòng _____(9) năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu):_______ hợp đồng (10)

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu này

Phải đáp ứng yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Mẫu số 08 (a, b)

Ghi chú:

(1) Ghi thời gian yêu cầu, thông thường từ 03 đến 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu. Ví dụ: từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến thời điểm đóng thầu.

(2) Hợp đồng cung cấp không hoàn thành do lỗi của nhà thầu bao gồm:

- Hợp đồng cung cấp bị Chủ đầu tư kết luận nhà thầu không hoàn thành và nhà thầu không phản đối;

- Hợp đồng cung cấp bị Chủ đầu tư kết luận nhà thầu không hoàn thành, không được nhà thầu chấp thuận nhưng đã được trọng tài hoặc tòa án kết luận theo hưởng bất lợi cho nhà thầu.

Các hợp đồng cung cấp không hoàn thành không bao gồm các hợp đồng mà quyết định của Chủ đầu tư đã bị bác bỏ bằng cơ chế giải quyết tranh chấp. Việc xác định hợp đồng không hoàn thành phải dựa trên tất cả những thông tin về tranh chấp hoặc kiện tụng được giải quyết theo quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp của hợp đồng tương ứng và khi mà nhà thầu đã hết tất cả các cơ hội có thể khiếu nại. Đối với các hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu nhưng vẫn hoàn thành hợp đồng thì không được coi là hợp đồng không hoàn thành.

Đối với nhà thầu liên danh mà chỉ có thành viên trong liên danh vi phạm và bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP; vi phạm quy định tại khoản 22 Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thì thành viên liên danh còn lại không bị coi là không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu.

(3) Nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập cá nhân đối với nhà thầu là hộ kinh doanh) của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu (đối với trường hợp Hệ thống chưa cập nhật thông tin về nghĩa vụ nộp thuế) để đối chiếu khi được mời vào đối chiếu tài liệu. Nghĩa vụ nộp thuế là nộp thuế với giá trị thuế tương ứng với thuế suất, thu nhập chịu thuế, doanh thu tính thuế nhà thầu kê khai trên Hệ thống thuế điện tử (số thuế đã nộp tương ứng với số thuế phải nộp); trường hợp được chậm nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế theo chính sách của Nhà nước thì thực hiện theo quy định này. Trường hợp Hệ thống chưa trích xuất tự động thông tin về nghĩa vụ nộp thuế của nhà thầu thì nhà thầu nộp các tài liệu như sau:

- Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và Giấy nộp tiền có xác nhận của cơ quan thuế được in từ Hệ thống thuế điện tử hoặc

- Tờ khai thuế (hoặc thông báo nộp tiền của cơ quan thuế đối với hộ kinh doanh) và xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Trường hợp E - HSMT được phát hành sau ngày kết thúc năm tài chính của nhà thầu (năm Y) và trước hoặc trong ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm Y, yêu cầu đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế áp dụng đối với năm tài chính trước năm Y (năm Y-1) (Ví dụ: ngày phát hành E - HSMT là ngày 20/3/2024, năm tài chính của nhà thầu là 01/01 - 31/12 thì nhà thầu phải chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế của năm 2022).

(4) Ghi số năm yêu cầu, thông thường là 03 năm trước năm có thời điểm đóng thầu (Ví dụ: từ năm 2021 đến năm 2024. Trong trường hợp này, nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm 2021, 2022, 2023). Trường hợp nhà thầu mới thành lập, chưa đủ số năm hoạt động theo yêu cầu thì được phép nộp báo cáo tài chính chứng minh tình hình tài chính lành mạnh trong khoảng thời gian hoạt động kể từ khi thành lập tính đến thời điểm đóng thầu (Ví dụ: hồ sơ mời thầu yêu cầu báo cáo tài chính từ năm 2021 đến năm 2023. Trường hợp nhà thầu thành lập ngày 15/5/2021, nhà thầu nộp báo cáo tài chính năm 2022 và 2023).

(5) Ghi số năm phù hợp với số năm yêu cầu nộp báo cáo tài chính tại tiêu chí 1.1 Mục I Bảng này.

(6) Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu tối thiểu:

a) Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu tối thiểu một năm = (Giá của phần trong gói thầu/thời gian thực hiện hợp đồng theo năm) x k. Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1 đến 1,5.

b) Trường hợp thời gian thực hiện hợp đồng dưới 12 tháng thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu tối thiểu một năm = Giá của phần trong gói thầu x k.

Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là 1.

Giá từng phần trong gói thầu là giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng phần trong gói thầu đã được phê duyệt. Đơn vị tổ chức đấu thầu phải tiến hành công bố giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng phần trong gói thầu.

Đối với trường hợp nhà thầu liên danh, việc đánh giá tiêu chuẩn về doanh thu của từng thành viên liên danh căn cứ vào giá trị, khối lượng do từng thành viên đảm nhiệm.

Đối với gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, doanh thu được xác định tương ứng với giá dự thầu. Trong trường hợp này, chủ đầu tư cần nêu cụ thể hệ số k.

(7) Hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự:

- Nhà thầu được quyền cung cấp các hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền hoặc hóa đơn bán hàng kèm theo danh mục dược liệu/vị thuốc cổ truyền đã cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các cơ sở kinh doanh dược liệu/vị thuốc cổ truyền để chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự về quy mô với phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Lưu ý:

- Không bắt buộc nhà thầu chỉ được chứng minh bằng các hợp đồng cung cấp dược liệu vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền tại hợp đồng tương tự không bắt buộc là mặt hàng thuốc dự thầu.

- Tương tự về quy mô: Được xác định bằng tổng các hợp đồng cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền tương tự tối thiểu bằng 70% giá trị các mặt hàng của các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự. Đối với các gói thầu có tính chất đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị của hợp đồng trong khoảng 50% đến 70%) giá trị của các phần trong gói thầu nhà thầu tham dự.

- Đối với quy định về số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự trong số năm quy định tại tiêu chí về Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền tương tự: nhà thầu được cung cấp các hợp đồng tương tự trong thời gian quy định tính đến thời điểm đóng thầu, không bắt buộc năm nào cũng phải có đủ số lượng các hợp đồng tương tự theo yêu cầu.

Ví dụ: Hồ sơ mời thầu yêu cầu “Số lượng hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng 03 năm trở lại đây (tính đến thời điểm đóng thầu): 02 hợp đồng”. Nhà thầu được cung cấp đủ 02 hợp đồng tương tự đáp ứng yêu cầu trong vòng 3 năm tính đến thời điểm đóng thầu, không bắt buộc năm nào cũng phải có đủ 02 các hợp đồng tương tự đáp ứng yêu cầu trong 3 năm liên tính đến thời điểm đóng thầu.

(8) Với các hợp đồng mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện.

(9) Ghi số năm phù hợp với số năm yêu cầu về doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại tiêu chí 1.2 Bảng này (thông thường từ 3 đến 5 năm. Trong một số trường hợp có thể quy định 1-2 năm để khuyến khích sự tham gia của các nhà thầu mới thành lập).

(10) Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp (thông thường từ 01 đến 03 hợp đồng).

Mục 3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

3.1. Phương pháp đánh giá:

Việc đánh giá về kỹ thuật áp dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá với thang điểm tối đa là 100, cụ thể như sau:

a) Chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: 80% tổng số điểm (80 điểm).

b) Đóng gói, bảo quản, giao hàng: 20% tổng số điểm (20 điểm).

c) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Điểm của từng tiêu chí tại yêu cầu về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và về đóng gói, bảo quản, giao hàng không thấp hơn 60% điểm tối đa tiêu chí đó.

- Tổng điểm của tất cả các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm.

3.2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: tại Phần 4 Phụ lục ban hành kèm Hồ sơ mời thầu này.

Mục 4. Tiêu chuẩn đánh giá về giá

Căn cứ tính chất, quy mô của từng gói thầu cụ thể mà lựa chọn một trong hai phương pháp dưới đây cho phù hợp:

4.1. Phương pháp giá thấp nhất:

Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu;

Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1)).

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2)).

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có).

Bước 5: Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định tại Mục 31 CDNT;

Bước 6. Xếp hạng nhà thầu:

E - HSDT có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có) và cộng giá trị ưu đãi (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

4.2. Phương pháp giá đánh giá:

Cách xác định giá đánh giá theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu;

Bước 2. Sửa lỗi (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (1));

Bước 3. Hiệu chỉnh sai lệch (thực hiện theo quy định tại phần Ghi chú (2));

Bước 4. Xác định giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giảm giá (nếu có);

Bước 5. Xác định giá đánh giá:

Việc xác định giá đánh giá được thực hiện theo công thức sau đây:

GĐG = G ± ΔG + (ΔƯĐ)

Trong đó:

- G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chỉnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có);

- ΔG là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền bao gồm:

+ Chi phí lãi vay (nếu có);

+ Tiến độ;

+ Chất lượng (hiệu quả điều trị);

+ Xuất xứ;

+ Các yếu tố khác (nếu có).

- ΔƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục 31 CDNT (nếu có).

Bước 6. Xếp hạng nhà thầu: E - HSDT có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

Mục 5. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập

Do gói thầu dược liệu/vị thuốc cổ truyền được chia thành nhiều phần độc lập theo quy định tại Mục 32.6 CDNT thì thực hiện như sau:

5.1. Trong E - HSMT phải nêu rõ: điều kiện chào thầu; biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần; tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đối với từng phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;

5.2. Việc đánh giá E - HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm giá đề nghị trúng thầu của từng phần là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); giá đánh giá của từng phần trong gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

5.3. Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong E - HSMT, Chủ đầu tư báo cáo Người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại khoản 2 Mục này;

5.4. Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.

Chương IV.

BIỂU MẪU MỜI THẦU VÀ DỰ THẦU

Stt

Biểu mẫu

Cách thực hiện

Trách nhiệm thực hiện

Văn bản pháp lý quy định

Bên mời thầu

Nhà thầu

1

Mẫu số 00. Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu kỹ thuật của dược liệu/vị thuốc cổ truyền

Webform

X

Thực hiện theo quy định tại Phụ lục này

2

Mẫu số 01. Đơn dự thầu

X

3

Mẫu số 03. Thỏa thuận liên danh

X

4

Mẫu số 05. Bảng giá dự thầu

X

5

Mẫu số 02. Giấy ủy quyền

Scan đính kèm lên Hệ thống

X

6

Mẫu số 04(a). Bảo lãnh dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu độc lập)

x

7

Mẫu số 04(b). Bảo lãnh dự thầu (áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh)

x

8

Mẫu số 06(a). Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với dược liệu/ vị thuốc cổ truyền được hưởng ưu đãi

Webform

X

X

X

9

Mẫu số 06(b). Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước trong cơ cấu giá

X

10

Mẫu số 07(a). Bản kê khai thông tin về nhà thầu

X

11

Mẫu số 07(b). Bản kê khai thông tin về các thành viên của nhà thầu liên danh

X

12

Mẫu số 08(a). Bảng tổng hợp hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện

X

13

Mẫu số 08(b). Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện

X

14

Mẫu số 09. Tình hình tài chính của nhà thầu

X

15

Mẫu số 10. Nguồn lực tài chính

X

16

Mẫu số 11. Nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện

X

17

Mẫu số 12. Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ

X

18

Mẫu số 16. Hợp đồng cung cấp không hoàn thành do lỗi của nhà thầu trong quá khứ

X

Mẫu số 00 (webform trên Hệ thống)

BẢNG PHẠM VI CUNG CẤP, TIẾN ĐỘ CUNG CẤP VÀ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT CỦA DƯỢC LIỆU/VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

(Dành cho Bên mời thầu)

1. Đối với gói thầu dược liệu:

STT

Tên Dược liệu

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế (*)

Tiêu chuẩn chất lượng

Phân Nhóm

Nguồn gốc (**)

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cấp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

2

...

* Dạng sơ chế: Mô tả hình thức của dược liệu đề nghị cung cấp (Đương quy cắt khúc, Đương quy thái phiến...)

** Nguồn gốc: Ghi cụ thể nước xuất xứ của dược liệu.

2. Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền:

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Phương pháp chế biến (*)

Tiêu chuẩn chất lượng

Phân Nhóm

Nguồn gốc (**)

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cấp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

2

...

* Phương pháp chế biến: Mô tả hình thức và phương chế biến ghi theo Thông tư 30/2017/TT-BYT .

** Nguồn gốc: Ghi cụ thể nước xuất xứ của dược liệu là nguyên liệu sản xuất vị thuốc cổ truyền.

Mẫu số 01 (webform trên Hệ thống)

ĐƠN DỰ THẦU (1)

Ngày: ____ [Hệ thống tự động trích xuất]

Tên gói thầu: ____ [Hệ thống tự động trích xuất]

Kính gửi: ____ [Hệ thống tự động trích xuất]

Sau khi nghiên cứu E - HSMT, chúng tôi:

Tên nhà thầu: ____ [Hệ thống tự động trích xuất] cam kết thực hiện gói thầu ____ [Hệ thống tự động trích xuất] số TBMT: ____ [Hệ thống tự động trích xuất] theo đúng yêu cầu nêu trong E - HSMT với giá dự thầu (tổng số tiền) là ____ [Hệ thống tự động trích xuất] cùng với các bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với tỷ lệ phần trăm giảm giá là ____ [Ghi tỷ lệ giảm giá, nếu có].

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là: ____ [Hệ thống tự động tính] (đã bao gồm toàn bộ thuế, phí, lệ phí (nếu có)).

Hiệu lực của E - HSDT(2): ____ [Hệ thống tự động trích xuất]

Bảo đảm dự thầu: ____ [ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền của bảo đảm dự thầu]

Hiệu lực của Bảo đảm dự thầu: ____ [ghi thời gian hiệu lực kể từ ngày đóng thầu]

Chúng tôi cam kết:

1. Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản (không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhà thầu là hộ kinh doanh).

2. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

3. Đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu.

4. Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu. Từ ngày 01 tháng 01 năm____ (ghi theo yêu cầu nêu tại TT 1 - Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm (Bảng số 01) đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có hợp đồng cung cấp thuốc không hoàn thành do lỗi của nhà thầu.

5. Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (chủ hộ không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nhà thầu là hộ kinh doanh);

6. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

7. Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu(3);

8. Những thông tin kê khai trong E-HSDT là trung thực.

9. Trường hợp trúng thầu, E-HSDT và các văn bản bổ sung, làm rõ E-HSDT tạo thành thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên cho tới khi hợp đồng được ký kết.

10. Nếu E-HSDT của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của E-HSMT.

11. Có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu(4);

12. Trường hợp chúng tôi không nộp bản gốc bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của Chủ đầu tư, Bên mời thầu quy định tại Mục 18.5 CDNT; trong trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng, không nộp tiền mặt, Séc bảo chi, thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tại Mục 18.8 CDNT thì chúng tôi sẽ bị nêu tên trên Hệ thống và tài khoản của chúng tôi sẽ bị khóa trong vòng 06 tháng kể từ ngày Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư.

Ghi chú:

(1) Đơn dự thầu được ký bằng chữ ký số của nhà thầu khi nhà thầu nộp E-HSDT qua mạng.

(2) Trong trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng thì không áp dụng nội dung này;

(3) E-HSMT không được yêu cầu nhà thầu phải nộp lý lịch tư pháp của nhân sự để chứng minh cho nội dung đánh giá này.

(4) Trường hợp gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.

Mẫu số 02 (scan đính kèm)

GIẤY ỦY QUYỀN (1)

Hôm nay, ngày ___ tháng ___ năm ___, tại ____________

Tôi là ___ [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của [ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại ___ [ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho ___ [ghi tên, số CMND hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án/dự toán mua sắm ___ [ghi tên dự án/dự toán mua sắm] do ___ [ghi tên Chủ đầu tư] tổ chức:

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ E - HSMT và văn bản giải trình, làm rõ E - HSDT hoặc văn bản đề nghị rút E - HSDT, sửa đổi, thay thế E - HSDT;

- Tham gia quá trình đối chiếu tài liệu, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư nếu được lựa chọn] (2)

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___ [ghi tên nhà thầu]. ___ [ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ___ [ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ___ đến ngày ___ (3). Giấy ủy quyền này được lập thành ___ có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ___ bản, người được ủy quyền giữ ___ bản, Bên mời thầu giữ ___ bản.

...., ngày ... tháng.... năm...
Người được ủy quyền
[ghi tên, chức danh, ký tên và
  đóng dấu (nếu có)]

...., ngày... tháng .... năm...
Người ủy quyền
[ghi tên người đại diện theo pháp luật
của nhà thầu, chức danh,
ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì nhà thầu phải scan đính kèm Giấy ủy quyền trên Hệ thống cùng với E - HSDT. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Đối với đấu thầu dược liệu/vị thuốc cổ truyền qua mạng, Giấy ủy quyền không bao gồm ủy quyền ký đơn dự thầu và ký thỏa thuận liên danh; việc ký đơn dự thầu và ký thỏa thuận liên danh được thực hiện thông qua chứng thư số của nhà thầu. Trường hợp ủy quyền ký đơn dự thầu và ký thỏa thuận liên danh thì người được ủy quyền phải sử dụng chứng thư số của người ủy quyền.

Trường hợp Giám đốc chi nhánh được ủy quyền ký đơn dự thầu và Giám đốc chi nhánh sử dụng chứng thư số của mình để ký đơn dự thầu thì tên nhà thầu trích xuất trong đơn dự thầu là chi nhánh và nhà thầu sẽ bị đánh giá không đạt về tư cách hợp lệ.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên. Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu có thể bổ sung thêm các nội dung ủy quyền khác.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.

Mẫu số 03 (webform trên Hệ thống)

THỎA THUẬN LIÊN DANH (1)

Ngày: ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Gói thầu: ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Thuộc dự án/dự toán mua sắm: ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Căn cứ (2) ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Căn cứ (2) ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Căn cứ E - HSMT Gói thầu: ___ [Hệ thống tự động trích xuất] với số TBMT: ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh thứ nhất: ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Mã số thuế: ___ [Hệ thống tự động trích xuất];

Đại diện là ông/bà: ______________________________________________________

Chức vụ:_______________________________________________________________

Địa chỉ:________________________________________________________________

Điện thoại:_____________________________________________________________

Tên thành viên liên danh thứ hai: ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Mã số thuế: ___ [Hệ thống tự động trích xuất];

Đại diện là ông/bà:______________________________________________________

Chức vụ:_______________________________________________________________

Địa chỉ:________________________________________________________________

Điện thoại:_____________________________________________________________

Tên thành viên liên danh thứ n: ___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Mã số thuế: ___ [Hệ thống tự động trích xuất];

Đại diện là ông/bà:______________________________________________________

Chức vụ:_______________________________________________________________

Địa chỉ:________________________________________________________________

Điện thoại:_____________________________________________________________

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu ___ [Hệ thống tự động trích xuất] thuộc dự án/dự toán mua sắm ___ [Hệ thống tự động trích xuất].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ___ [nhà thầu ghi tên của liên danh].

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà thầu khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh;

- Bồi thường thiệt hại cho Chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng;

- Hình thức xử lý khác ___ [ghi rõ hình thức xử lý khác].

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu ___ [Hệ thống tự động trích xuất] thuộc dự án/dự toán mua sắm ___ [Hệ thống tự động trích xuất] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh:

Các bên nhất trí phân công ___ [Hệ thống tự động trích xuất thành viên lập liên danh] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau(3):

- Sử dụng tài khoản, chứng thư số để nộp E - HSDT cho cả liên danh.

[- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, văn bản giải trình, làm rõ E - HSDT hoặc văn bản đề nghị rút E - HSDT;

- Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh;

- Tham gia quá trình đối chiếu tài liệu, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ___ [ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây(4):

STT

Tên các thành viên trong liên danh

Nội dung công việc đảm nhận

Tỷ lệ % giá trị đảm nhận so với tổng giá dự thầu

1

Tên thành viên đứng đầu liên danh

(Hệ thống tự động trích xuất)

- ___

- ___%

- ___

- ___ %

2

Tên thành viên thứ 2

- ___

- ___%

- ___

- ___%

 …

....

….

Tổng cộng

Toàn bộ công việc của gói thầu

100%

Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

- Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt;

- Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

- Hủy thầu gói thầu ____ [Hệ thống tự động trích xuất] thuộc dự án/dự toán mua sắm ____ [Hệ thống tự động trích xuất] theo thông báo của Chủ đầu tư.

Thỏa thuận liên danh được lập trên sự chấp thuận của tất cả các thành viên.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH

[xác nhận, chữ ký số]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH

[xác nhận, chữ ký số]

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ tên, số hiệu của các phần mà nhà thầu liên danh tham dự thầu, trong đó nêu rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh đối với phần tham dự thầu.

(2) Hệ thống tự động cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Việc phân công trách nhiệm bao gồm một hoặc nhiều công việc như đã nêu.

(4) Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu; không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục trong phạm vi công việc.

Mẫu số 04a (Scan đính kèm)

BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

(Áp dụng đối với nhà thầu độc lập)

Bên thụ hưởng: ____ [ghi tên và địa chỉ của Chủ đầu tư quy định tại Mục 1.1E-BDL hoặc ghi tên bên mời thầu theo quy định tại Mục 4.1 BDL]

Ngày phát hành bảo lãnh: ____ [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ____ [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ____ [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng ____ [ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là “Nhà thầu”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu ____ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án/dự toán mua sắm ____[ghi tên dự án/dự toán mua sắm] theo Thư mời thầu/E-TBMT số ____ [ghi số trích yếu của Thư mời thầu/E-TBMT].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho Nhà thầu bằng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____ (2) ngày, kể từ ngày ____ tháng ____ năm ____ (3).

Theo yêu cầu của Nhà thầu, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết (4) sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] khi nhận được văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng về vi phạm của Nhà thầu trong các trường hợp sau đây:

1. Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E - HSDT, nhà thầu có văn bản rút E - HSDT hoặc từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong E - HSDT theo yêu cầu của E - HSMT;

2. Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;

3. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đối chiếu tài liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đối chiếu tài liệu hoặc đã đối chiếu tài liệu nhưng từ chối hoặc không ký biên bản đối chiếu tài liệu, trừ trường hợp bất khả kháng.

5. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng.

6. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

7. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện thỏa thuận khung nhưng từ chối hoặc không ký thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;(5)

Trường hợp Nhà thầu trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Nhà thầu ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Trường hợp Nhà thầu không trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hiệu lực của E - HSDT, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp bảo lãnh dự thầu vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 E-CDNT, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không phải là bản gốc, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi Bên mời thầu phát hành E - HSMT, hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu được coi là không hợp lệ. Bảo lãnh dự thầu này là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang. Trường hợp cần thiết đối với các gói thầu có quy mô lớn, để bảo đảm quyền lợi của Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong việc tịch thu giá trị bảo đảm dự thầu khi nhà thầu vi phạm quy định nêu tại Bảo lãnh dự thầu, Chủ đầu tư, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu để chứng minh bảo lãnh dự thầu đã nộp trong E - HSDT là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang.

(2) Ghi theo quy định về thời gian hiệu lực tại Mục 18.2 E-BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại E-TBMT. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu (thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo lãnh dự thầu nằm trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu mà không cần thiết phải đến hết 24 giờ của ngày đó).

(4) Trường hợp bảo lãnh dự thầu thiếu một hoặc một số cam kết trong các nội dung cam kết nêu trên thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 E-CDNT và thư bảo lãnh được coi là không hợp lệ.

(5) Chỉ áp dụng đối với mua sắm tập trung có sử dụng thỏa thuận khung.

Mẫu số 04b (Scan đính kèm)

BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

(áp dụng đối với nhà thầu liên danh)

Bên thụ hưởng: ____ [ghi tên và địa chỉ của Bên mời thầu quy định tại Mục 1.1 E-BDL hoặc ghi tên Bên mời thầu quy định tại Mục 4.1 BDL]

Ngày phát hành bảo lãnh: ____ [ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ____ [ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ____ [ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được thể hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng ____ [ghi tên nhà thầu](2) (sau đây gọi là “Nhà thầu”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] thuộc dự án/dự toán mua sắm ____ [ghi tên dự án/dự toán mua sắm] theo Thư mời thầu/E-TBMT số ____ [ghi số trích yếu của Thư mời thầu/E-TBMT].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho Nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiên là [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____ (3) ngày, kể từ ngày ____ tháng ____ năm ____ (4).

Theo yêu cầu của Nhà thầu, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết(5) sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền là ____ [ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] khi nhận được văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng về vi phạm của Nhà thầu trong các trường hợp sau đây:

1. Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E - HSDT, nhà thầu có văn bản rút E - HSDT hoặc từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong E - HSDT theo yêu cầu của E - HSMT;

2. Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;

3. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu.

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đối chiếu tài liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo mời đối chiếu tài liệu hoặc đã đối chiếu tài liệu nhưng từ chối hoặc không ký biên bản đối chiếu tài liệu, trừ trường hợp bất khả kháng.

5. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

6. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký hợp đồng trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

7. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện thỏa thuận khung nhưng từ chối hoặc không ký thỏa thuận khung, trừ trường hợp bất khả kháng;(6)

8. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh ____ [ghi đầy đủ tên của nhà thầu liên danh] vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 E-CDNT của E - HSMT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả.

Trường hợp Nhà thầu trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Nhà thầu ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Trường hợp Nhà thầu không trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn hiệu lực của E - HSDT, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày đó.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp bảo lãnh dự thầu vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 E-CDNT, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không phải là bản gốc, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi Bên mời thầu phát hành E - HSMT, hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu được coi là không hợp lệ. Bảo lãnh dự thầu này là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang. Trường hợp cần thiết đối với các gói thầu có quy mô lớn, để bảo đảm quyền lợi của Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong việc tịch thu giá trị bảo đảm dự thầu khi nhà thầu vi phạm quy định nêu tại Bảo lãnh dự thầu, Chủ đầu tư, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu để chứng minh bảo lãnh dự thầu đã nộp trong E - HSDT là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang.

(2) Tên nhà thầu có thể là một trong các trường hợp sau đây:

- Tên của cả nhà thầu liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B tham dự thầu thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu liên danh A + B”;

- Tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo lãnh dự thầu cho cả liên danh hoặc cho thành viên khác trong liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B + C tham dự thầu, trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công cho nhà thầu A thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh thì tên nhà thầu ghi là “nhà thầu A (thay mặt cho nhà thầu liên danh A + B +C)”, trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công nhà thầu B thực hiện bảo đảm dự thầu cho nhà thầu B và C thi tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu B (thay mặt cho nhà thầu B và C)”;

- Tên của thành viên liên danh thực hiện riêng rẽ bảo lãnh dự thầu.

(3) Ghi theo quy định về thời gian hiệu lực tại Mục 18.2 E-BDL.

(4) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại E-TBMT. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu (thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo lãnh dự thầu nằm trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu mà không cần thiết phải đến hết 24 giờ của ngày đó).

(5) Trường hợp bảo lãnh dự thầu thiếu một hoặc một số cam kết trong các nội dung cam kết nêu trên thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 E-CDNT và thư bảo lãnh được coi là không hợp lệ.

(6) Chỉ áp dụng đối với mua sắm tập trung có sử dụng thỏa thuận khung.

Mẫu số 05 (a) (webform trên Hệ thống)

BẢNG GIÁ DỰ THẦU
 (Dành cho nhà thầu)
(Gói thầu dược liệu)

Tên nhà thầu:

Tiêu chuẩn thực hành tốt của nhà thầu(1):

STT theo E - HSMT

Tên dược liệu

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế (*)

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Nguồn gốc (**)

Số ĐKLH/ GPNK; Số GACP; Số công bố TCCL hoặc phiên bản Dược điển áp dụng(2)

Cơ sở sản xuất(3)

Cơ sở cung cấp(4)

Đơn vị tính

Đơn giá dự thầu

Số lượng dự thầu

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

2

3

* Dạng sơ chế: Mô tả hình thức của dược liệu đề nghị cung cấp.

** Nguồn gốc: Ghi cụ thể nước xuất xứ của dược liệu.

Ghi chú:

1 Tiêu chuẩn thực hành tốt của nhà thầu: Ghi rõ các Giấy chứng nhận thực hành tốt (GMP, WHO-GMP, PIC/s-GMP, EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP, GSP, GDP) mà nhà thầu được cấp.

2 (10): Ghi rõ số giấy đăng ký lưu hành của dược liệu hoặc số giấy phép nhập khẩu hoặc TCCL hoặc số GACP hoặc Dược điển áp dụng tiêu chuẩn chất lượng.

3 (11) Cơ sở sản xuất: Cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

4 (12) Cơ sở cung cấp là cơ sở cung cấp trực tiếp mặt hàng dự thầu.

- Các cột (2), (3), (4), (5), (7), (9), (14) được trích xuất từ Mẫu số 00 Chương này.

- Các cột còn lại nhà thầu điền trên webform để hình thành giá dự thầu

Mẫu số 05 (b) (webform trên Hệ thống)

BẢNG GIÁ DỰ THẦU
(Dành cho nhà thầu)
(Gói thầu vị thuốc cổ truyền)

Tên nhà thầu:

Tiêu chuẩn thực hành tốt của nhà thầu(1):

STT theo E - HSMT

Tên vị thuốc cổ truyền

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Phương pháp chế biến (*)

Quy cách đóng gói

Phân nhóm

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Nguồn gốc (**)

Số ĐKLH/GPNK (2)

Cơ sở sản xuất(3)

Cơ sở cung cấp(4)

Đơn vị tính

Đơn giá dự thầu

Số lượng dự thầu

Thành tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

1

2

3

...

* Phương pháp chế biến: Mô tả hình thức và phương chế biến ghi theo thông tư 30/2017/TT-BYT.

* * Nguồn gốc: Ghi cụ thể nước xuất xứ của dược liệu là nguyên liệu sản xuất vị thuốc cổ truyền.

Ghi chú:

1. Tiêu chuẩn thực hành tốt của nhà thầu: Ghi rõ các Giấy chứng nhận thực hành tốt (GMP, WHO-GMP, PIC/s-GMP, EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP, GSP, GDP) mà nhà thầu được cấp.

2. Giấy đăng ký lưu hành hoặc GPNK: Ghi rõ số giấy đăng ký lưu hành của vị thuốc cổ truyền hoặc số giấy phép nhập khẩu;

3 (11) Cơ sở sản xuất: Cơ sở sơ chế, chế biến dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

4 (12) Cơ sở cung cấp là cơ sở cung cấp trực tiếp mặt hàng dự thầu.

- Các cột (2), (3), (4), (5), (7), (9), (14) được trích xuất từ Mẫu số 00 Chương này.

- Các cột còn lại nhà thầu điền trên webform để hình thành giá dự thầu

Mẫu số 06(a) (Webform trên Hệ thống)

BẢNG KÊ KHAI CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI(1)

STT

Tên thuốc

Giá trị

1

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền thứ nhất

Giá chào của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong E - HSDT

(I)

Giá trị thuế các loại (trong đó bao gồm thuế nhập khẩu đối với các yếu tố cấu thành dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuế VAT và các loại thuế khác phải trả cho dược liệu, vị thuốc cổ truyền)

(II)

Kê khai các chi phí nhập ngoại trong dược liệu, vị thuốc cổ truyền bao gồm các loại phí, lệ phí (nếu có)

(III)

Chi phí sản xuất trong nước

G* = (I) - (II) - (III)

Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước

D (%) = G*/G (%)

Trong đó G = (I) - (II)

2

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền thứ hai

 …

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú: (1) Trường hợp dược liệu, vị thuốc cổ truyền không thuộc đối tượng ưu đãi thì nhà thầu không phải kê khai theo Mẫu này.

Mẫu số 06(b) (Webform trên Hệ thống)

Tên cơ sở sản xuất
trong nước

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày ... tháng ... năm ..…...

BẢNG THUYẾT MINH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TRONG CƠ CẤU GIÁ

(Tính cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất)

Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền:........................................................................

Dạng sơ chế, chế biến, quy cách đóng gói:..........................................................

Tên cơ sở sản xuất:.............................................................................................

STT

 Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

Chi phí trong nước

A

Sản lượng tính giá

B

Chi phí sản xuất, kinh doanh

I

Chi phí trực tiếp:

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp

2

Chi phí nhân công trực tiếp

3

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao)

4

Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực

II

Chi phí chung

5

Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp)

6

Chi phí tài chính (nếu có)

7

Chi phí bán hàng

8

Chi phí quản lý

Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

C

Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

D

Giá thành toàn bộ

Đ

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

E

Lợi nhuận dự kiến

G

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

H

Giá dự thầu

Ghi chú: nhà thầu nộp các tài liệu chứng minh liên quan chi phí sản xuất trong nước.

Giám đốc cơ sở sản xuất
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 07 (a) (Webform trên Hệ thống)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ NHÀ THẦU

Ngày: _________________

Số hiệu và tên gói thầu: _________________

Tên nhà thầu:__ [Hệ thống tự động trích xuất]

Trong trường hợp liên danh, ghi tên của từng thành viên trong liên danh

Nơi nhà thầu đăng ký kinh doanh, hoạt động:___ [Hệ thống tự động trích xuất]

Năm thành lập công ty:___ [ghi năm thành lập công ty]

Địa chỉ hợp pháp của nhà thầu:__ [Hệ thống tự động trích xuất]

Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà thầu

Tên: _____________________________________

Địa chỉ: __________________________________

Số điện thoại/fax: __________________________

Địa chỉ email: ______________________________

1. Kèm theo là bản chụp các tài liệu sau đây:

1.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

1.2. Giấy chứng nhận Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh đã cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Mẫu số 07 (b) (Webform trên Hệ thống)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÀ THẦU LIÊN DANH(1)

Ngày: _______________ [Hệ thống tự động trích xuất]

Số hiệu và tên gói thầu: __________________ [Hệ thống tự động trích xuất]

Tên nhà thầu liên danh:

Tên thành viên của nhà thầu liên danh:

Quốc gia nơi đăng ký công ty của thành viên liên danh:

Năm thành lập công ty của thành viên liên danh:

Địa chỉ hợp pháp của thành viên liên danh tại quốc gia đăng ký:

Thông tin về đại diện hợp pháp của thành viên liên danh

Tên: ____________________________________

Địa chỉ: __________________________________

Số điện thoại/fax: __________________________

Địa chỉ e-mail: _____________________________

1. Kèm theo là bản chụp các tài liệu sau đây:

1.1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

1.2. Giấy chứng nhận Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh đã cấp

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

...., ngày ...... tháng....... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú: (1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

Mẫu số 08 (a) (Webform trên Hệ thống)

BẢNG TỔNG HỢP HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

Tên nhà thầu: ________ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin tổng hợp giá trị các hợp đồng tương tự:

STT

Tên và số hợp đồng

Ngày ký hợp đồng

Ngày hoàn thành

Giá hợp đồng (đối với nhà thầu độc lập)

Giá trị hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm (đối với trường hợp nhà thầu liên danh)

Tên dự án

Tên chủ đầu tư

Loại mặt hàng cung cấp theo hợp đồng

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú: (1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

Mẫu số 08 (b) (Webform trên Hệ thống)

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

___, ngày ___ tháng ___ năm ___

Tên nhà thầu: ____ [ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần bảo đảm các thông tin sau đây:

Tên và số hợp đồng

[ghi tên đầy đủ của hợp đồng, số ký hiệu]

Ngày ký hợp đồng

[ghi ngày, tháng, năm]

Ngày hoàn thành

[ghi ngày, tháng, năm]

Giá hợp đồng

[ghi tổng giá hợp đồng bằng số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương____VNĐ

Trong trường hợp là thành viên trong liên danh ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm

[ghi phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đồng]

[ghi số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương___ VNĐ

Tên dự án:

[ghi tên đầy đủ của dự án có hợp đồng đang kê khai]

Tên Chủ đầu tư:

[ghi tên đầy đủ của Chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]

Địa chỉ:

Điện thoại/fax:

E-mail:

[ghi đầy đủ địa chỉ hiện tại của Chủ đầu tư]

[ghi số điện thoại, số fax kể cả mã quốc gia, mã vùng, địa chỉ e-mail]

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT(2).

1. Loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền

[ghi thông tin phù hợp]

2. Về giá trị

[ghi số tiền bằng VNĐ]

 3. Về quy mô thực hiện

[ghi quy mô theo hợp đồng]

 4. Các đặc tính khác

[ghi các đặc tính khác nếu cần thiết]

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của Chủ đầu tư về hợp đồng đã hoàn thành theo các nội dung liên quan trong bảng trên...).

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

Mẫu số 09 (Webform trên Hệ thống)

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU(1)

Tên nhà thầu: ________________

Ngày: ______________________

Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có):_________________________

Số liệu tài chính cho 3 năm gần nhất (2) [VNĐ]

Năm 1:

Năm 2:

Năm 3:

Thông tin từ Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản

Tổng nợ

Giá trị tài sản ròng

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Vốn lưu động

Thông tin từ Báo cáo kết quả kinh doanh

Tổng doanh thu

Doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh (3)

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Đính kèm là bản sao các báo cáo tài chính (các bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả thuyết minh có liên quan, và các báo cáo kết quả kinh doanh) cho ba năm gần nhất(4), như đã nêu trên, tuân thủ các điều kiện sau:

1. Phản ánh tình hình tài chính của nhà thầu hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà thầu liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà thầu hoặc thành viên liên danh.

2. Các báo cáo tài chính phải hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung theo quy định.

3. Các báo cáo tài chính phải tương ứng với các kỳ kế toán đã hoàn thành. Kèm theo là bản chụp được chứng thực một trong các tài liệu sau đây:

- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

- Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai

- Các báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định;

- Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;

- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

- Các tài liệu khác.

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2), (4) Khoảng thời gian được nêu ở đây cần giống khoảng thời gian được quy định tại Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT.

(3) Để xác định doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà thầu sẽ chia tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các năm cho số năm dựa trên thông tin đã được cung cấp.

Mẫu số 10 (Webform trên Hệ thống)

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH(1)

Nêu rõ các nguồn tài chính dự kiến, chẳng hạn như các tài sản có khả năng thanh khoản cao(2), các hạn mức tín dụng và các nguồn tài chính khác (không phải là các khoản tạm ứng theo hợp đồng) có sẵn để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính được nêu trong Mẫu số 11 Chương này.

Nguồn lực tài chính của nhà thầu

STT

Nguồn tài chính

Số tiền (VNĐ)

1

2

Tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (TNL)

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải cung cấp thông tin về nguồn lực tài chính của mình, kèm theo tài liệu chứng minh.

Nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu được tính theo công thức sau:

NLTC =  TNL - ĐTH

Trong đó:

- NLTC là nguồn lực tài chính mà nhà thầu dự kiến huy động để thực hiện gói thầu;

- TNL là tổng nguồn lực tài chính của nhà thầu (tổng nguồn lực tài chính quy định tại Mẫu này);

- ĐTH là tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (quy định tại Mẫu số 11).

Nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu nếu có nguồn lực tài chính dự kiến huy động để thực hiện gói thầu (NLTC) tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá 1.3 Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT.

Trường hợp trong E - HSDT, nhà thầu có nộp kèm theo bản cam kết tín dụng của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, trong đó cam kết sẽ cung cấp tín dụng cho nhà thầu để thực hiện gói đang xét với hạn mức tối thiểu bằng giá trị yêu cầu tại tiêu chí đánh giá 1.3 Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E - HSDT trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu và không phải kê khai thông tin theo quy định Mẫu này và Mẫu số 11.

(2) Tài sản có khả năng thanh khoản cao là tiền mặt và tương đương tiền mặt, các công cụ tài chính ngắn hạn, các chứng khoán sẵn sàng để bán, chứng khoán dễ bán, các khoản phải thu thương mại, các khoản phải thu tài chính ngắn hạn và các tài sản khác mà có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm.

Mẫu số 11 (Webform trên Hệ thống)

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH HÀNG THÁNG CHO CÁC HỢP ĐỒNG ĐANG THỰC HIỆN(1)

STT

Tên hợp đồng

Người liên hệ của Chủ đầu tư (địa chỉ, điện thoại, fax)

Ngày hoàn thành hợp đồng

Thời hạn còn lại của hợp đồng tính bằng tháng (A)(2)

Giá trị hợp đồng chưa thanh toán, bao gồm cả thuế (B)(3)

Yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng (B/A)

1

2

3

Tổng yêu cầu về nguồn lực tài chính hàng tháng cho các hợp đồng đang thực hiện (ĐTH).

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Từng nhà thầu hoặc thành viên liên danh phải cung cấp thông tin được nêu dưới đây để tính toán tổng các yêu cầu về nguồn lực tài chính, bằng tổng của: (i) các cam kết hiện tại của nhà thầu (hoặc từng thành trong viên liên danh) trong tất cả các hợp đồng mà nhà thầu (hoặc từng thành trong viên liên danh) đang thực hiện hoặc sẽ được thực hiện; (ii) yêu cầu về nguồn lực tài chính đối với hợp đồng đang xét theo xác định của Chủ đầu tư. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải cung cấp thông tin về bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào khác có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện hợp đồng đang xét nếu nhà thầu được trao hợp đồng.

(2) Thời hạn còn lại của hợp đồng tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

(3) Giá trị hợp đồng còn lại chưa được thanh toán tính tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

Mẫu số 12 (Webform trên Hệ thống)

PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)

STT

Tên nhà thầu phụ(2)

Phạm vi công việc(3)

Khối lượng công việc(4)

Giá trị % ước tính(5)

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với nhà thầu phụ(6)

1

2

3

4

...., ngày ........ tháng.......... năm........
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “Phạm vi công việc”. Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.

(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ.

(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận so với giá dự thầu.

(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gốc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

Mẫu số 16 (webform trên Hệ thống)

HỢP ĐỒNG CUNG CẤP KHÔNG HOÀN THÀNH DO LỖI CỦA NHÀ THẦU TRONG QUÁ KHỨ (1)

Tên nhà thầu: ________________

Ngày: _________________

Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có): _____________________

Các hợp đồng cung cấp không hoàn thành do lỗi của nhà thầu trong quá khứ theo quy định tại khoản 2.1 Mục 2 Chương III

□ Không có hợp đồng cung cấp không hoàn thành do lỗi của nhà thầu kể từ ngày 01 tháng 01 năm ___ [ghi năm] theo quy định tại tiêu chí đánh giá 1 trong Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc khoản 2.1 Mục 2 Chương III.

□ Có hợp đồng cung cấp không hoàn thành do lỗi của nhà thầu tính từ ngày 01 tháng 01 năm ___ [ghi năm] theo quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thuộc khoản 2.1 Mục 2 Chương III.

Năm

Phần việc hợp đồng không hoàn thành

Mô tả hợp đồng

Tổng giá trị hợp đồng (giá trị, loại đồng tiền, tỷ giá hối đoái, giá trị tương đương bằng VND)

Mô tả hợp đồng: _______________

Tên Chủ đầu tư: _______________

Địa chỉ: ______________________

Nguyên nhân không hoàn thành hợp đồng:

____________________________

Ghi chú:

(1) Nhà thầu phải kê khai chính xác, trung thực các hợp đồng cung cấp không hoàn thành do lỗi của nhà thầu trong quá khứ; trường hợp Bên mời thầu phát hiện nhà thầu có hợp đồng cung cấp không hoàn thành do lỗi của nhà thầu trong quá khứ mà không kê khai thì nhà thầu được coi là có hành vi gian lận và E-E - HSDT của nhà thầu sẽ bị loại. Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

Phần 2.

YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V.

PHẠM VI CUNG CẤP

- Chương này bao gồm phạm vi, tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của dược liệu, vị thuốc cổ truyền thực hiện theo Mẫu số 00 Chương IV và được số hóa dưới dạng webform. Bên mời thầu cần nhập thông tin vào các webform tương ứng phù hợp với gói thầu để phát hành E - HSMT và nộp E - HSDT trên Hệ thống.

Mục 1. Phạm vi và tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền

1. Phạm vi cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan (nếu có)

PHẠM VI CUNG CẤP DƯỢC LIỆU, VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

Bên mời thầu liệt kê chi tiết danh mục các dược liệu, vị thuốc cổ truyền cần cung cấp. Trong đó cần nêu rõ danh mục dược liệu, vị thuốc cổ truyền với số lượng và các thông tin cụ thể theo các Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu về kỹ thuật của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

2. Biểu tiến độ cung cấp

BIỂU TIẾN ĐỘ CUNG CẤP

Tiến độ yêu cầu cung cấp cần được Bên mời thầu lập thành biểu dưới đây, trong đó nêu rõ tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền với số lượng yêu cầu, địa điểm và tiến độ cung cấp cụ thể.

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền có thể được yêu cầu cung cấp thành một hoặc nhiều đợt khác nhau tùy theo yêu cầu của gói thầu. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu cũng như loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền cụ thể mà quy định, ví dụ: yêu cầu cung cấp vào một thời điểm cụ thể (ngày tháng cụ thể), sau một số tuần nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực hoặc quy định trong một khoảng thời gian (từ tuần thứ ___ đến tuần thứ ___ kể từ khi hợp đồng có hiệu lực).

Địa điểm cung cấp: ___ [ghi tên Bên mời thầu].

- Số nhà/số tầng/số phòng:

- Tên đường, phố:

- Thành phố:

- Mã bưu điện:

- Số điện thoại:

Mục 2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm yêu cầu đặc tính kỹ thuật (mang tính kỹ thuật thuần túy) và các yêu cầu khác liên quan đến việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền (trừ giá). Yêu cầu về kỹ thuật phải được nêu đầy đủ, rõ ràng và cụ thể để làm cơ sở cho nhà thầu lập E - HSDT.

Trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

2.1. Giới thiệu chung về dự án và gói thầu

Mục này nêu thông tin tóm tắt về dự án và về gói thầu như: địa điểm thực hiện dự án, quy mô của dự án, yêu cầu về cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc gói thầu, thời gian thực hiện gói thầu và những thông tin khác tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu.

2.2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm yêu cầu về kỹ thuật chung và yêu cầu về kỹ thuật chi tiết đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền thuộc phạm vi cung cấp của gói thầu.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật chung là các yêu cầu về dược liệu, vị thuốc cổ truyền (bao gồm: Tên dược liệu, vị thuốc cổ truyền, tên khoa học, nguồn gốc, dạng sơ chế, phương pháp chế biến, đơn vị tính, đóng gói, vận chuyển, các điều kiện khí hậu tại nơi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được sử dụng.

Nếu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp trong E - HSDT của mình một phần hoặc toàn bộ các thông số kỹ thuật, các bảng biểu kỹ thuật hoặc các thông tin kỹ thuật khác thì Bên mời thầu phải quy định rõ tính chất và mức độ thông tin yêu cầu và cách trình bày các thông tin đó trong E - HSDT. [nếu yêu cầu cung cấp bản tóm tắt thông số kỹ thuật thì Bên mời thầu phải ghi thông tin vào bảng dưới đây. Nhà thầu sẽ soạn một bảng tương tự để chứng minh dược liệu, vị thuốc cổ truyền do nhà thầu chào tuân thủ với các yêu cầu đó.]

2.3. Các yêu cầu khác

Các yêu cầu khác về kỹ thuật bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, yêu cầu về tiến độ cung cấp theo quy định tại Mục 1 Chương này, yêu cầu về phương thức thanh toán, yêu cầu về cung cấp tài chính (nếu có) và điều kiện tín dụng kèm theo. Các yêu cầu này phải được nêu chi tiết để nhà thầu chuẩn bị E - HSDT.

Mục 3. Kiểm tra và kiểm nghiệm

Các kiểm tra và thử nghiệm cần tiến hành gồm có: ___ [ghi danh sách các kiểm tra và kiểm nghiệm].

BẢNG PHẠM VI CUNG CẤP, TIẾN ĐỘ CUNG CẤP VÀ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT CỦA DƯỢC LIỆU/VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN

1. Đối với gói thầu dược liệu:

STT

Tên Dược liệu

Bộ phận dùng

Tên khoa học

Dạng sơ chế

Nguồn gốc

Phân Nhóm

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cấp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

2

2. Đối với gói thầu vị thuốc cổ truyền:

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

Bộ phận dùng

Tên khoa học

PP chế biến

Nguồn gốc

Phân Nhóm

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cấp

Giá trị bảo đảm dự thầu

1

2

Phần 3A. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

1. Định nghĩa

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. “Chủ đầu tư” là tổ chức được quy định tại ĐKCT;

1.2. “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo;

1.3. “Nhà thầu” là Nhà thầu trúng thầu (có thể là Nhà thầu độc lập hoặc liên danh) và được quy định tại ĐKCT;

1.4. “Nhà thầu phụ” là một cá nhân hay tổ chức có tên trong danh sách các nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất trong E - HSDT hoặc nhà thầu thực hiện các phần công việc mà nhà thầu chính đề xuất trong E - HSDT; ký hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong E - HSDT được Chủ đầu tư chấp thuận;

1.5. “Tài liệu Hợp đồng” nghĩa là các tài liệu được liệt kê trong Hợp đồng, bao gồm bất kỳ bản sửa đổi, bổ sung nào của Hợp đồng;

1.6. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền ghi trong hợp đồng cho việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan. Giá hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có);

1.7. “Ngày” là ngày dương lịch; “tháng” là tháng dương lịch;

1.8. “Hoàn thành” là việc Nhà thầu hoàn tất các dịch vụ liên quan theo các điều khoản và điều kiện quy định tại hợp đồng;

1.9. “Địa điểm dự án” là địa điểm được quy định tại ĐKCT.

2. Thứ tự ưu tiên

Các tài liệu cấu thành hợp đồng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:

2.1. Hợp đồng, kèm theo các phụ lục hợp đồng;

2.2. Thư chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng;

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

2.4. ĐKCT;

2.5. ĐKC;

2.6. E - HSDT và các văn bản làm rõ E - HSDT của Nhà thầu;

2.7. E - HSMT và các tài liệu sửa đổi E - HSMT (nếu có);

2.8. Các tài liệu khác quy định tại ĐKCT.

3. Luật và ngôn ngữ

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật của Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.

4. Ủy quyền

Trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT, Chủ đầu tư có thể ủy quyền thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của mình cho người khác, sau khi thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu và có thể rút lại quyết định ủy quyền sau khi đã thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu.

5. Thông báo

5.1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ quy định tại ĐKCT.

5.2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.

6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

6.1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp lên Chủ đầu tư không muộn hơn ngày quy định tại Thư chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng theo hình thức, giá trị và hiệu lực quy định tại ĐKCT.

6.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.

7. Nhà thầu phụ

7.1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT để thực hiện một phần công việc nêu trong E - HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của Nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được quy định tại Mục này ch được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận. Việc sử dụng nhà thầu phụ phải phù hợp với nhu cầu của nhà thầu trong thực hiện hợp đồng, nhà thầu phụ phải đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của nhà thầu.

7.2. Nhà thầu không được sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong E - HSDT.

7.3. Nhà thầu có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho nhà thầu phụ theo các điều khoản thỏa thuận giữa nhà thầu và nhà thầu phụ. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.

8. Giải quyết tranh chấp

8.1. Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

8.2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định quy định tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được quy định tại ĐKCT.

9. Phạm vi cung cấp

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được cung cấp theo quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp và được đính kèm thành Phụ lục bảng giá hợp đồng và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu phải cung cấp cùng với đơn giá của các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó.

10. Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan (nếu có) và tài liệu chứng từ

Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V - Phạm vi cung cấp. Nhà thầu phải cung cấp các hóa đơn và/hoặc các chứng từ tài liệu khác theo quy định tại ĐKCT.

11. Trách nhiệm của Nhà thầu

Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong phạm vi cung cấp quy định tại Mục 9 ĐKC và theo tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan quy định tại Mục 10 ĐKC.

12. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng: theo quy định tại ĐKCT.

13. Giá hợp đồng

13.1. Giá hợp đồng được ghi tại ĐKCT là toàn bộ chi phí để thực hiện hoàn thành việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan của gói thầu nêu trong Bảng giá hợp đồng trên cơ sở bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu của gói thầu. Giá hợp đồng đã bao gồm toàn bộ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

13.2. Bảng giá hợp đồng quy định tại Phụ lục bảng giá hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm phạm vi cung cấp và thành tiền của các hạng mục.

14. Thuế, phí, lệ phí

14.1. Nhà thầu chịu trách nhiệm đối với toàn bộ chi phí về thuế, phí, lệ phí phát sinh cho đến khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao cho chủ đầu tư.

14.2. Trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, chủ đầu tư tạo điều kiện tối đa cho nhà thầu áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí.

14.3. Việc điều chỉnh thuế thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

15. Thanh toán

15.1. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại ĐKCT. Trường hợp Chủ đầu tư thanh toán chậm, Nhà thầu sẽ được trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào lần thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại bằng VNĐ.

15.2. Đồng tiền thanh toán là: VNĐ.

16. Bản quyền

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà Nhà thầu đã cung cấp cho Chủ đầu tư.

17. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

17.1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như đặc tính kỹ thuật, thông tin do Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc Nhà thầu cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.

17.2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được sử dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào nêu trong Mục 17.1 ĐKC vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp đồng.

17.3. Các tài liệu quy định tại Mục 17.1 ĐKC thuộc quyền sở hữu của Chủ đầu tư. Khi Chủ đầu tư có yêu cầu, Nhà thầu phải trả lại cho Chủ đầu tư các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

18. Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo Hợp đồng này sẽ phải tuân theo các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đề cập ở Mục 2 Chương V - Phạm vi cung cấp.

19. Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Nhà thầu phải đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền đúng yêu cu quy định tại ĐKCT phù hợp với từng loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền và hình thức vận chuyển.

Việc đóng gói phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bị hư hỏng, thay đổi đặc tính trong quá trình bốc dỡ vận chuyển và các tác động của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải phù hợp với việc vận chuyển và giao nhận.

20. Bảo hiểm

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng phải được bảo hiểm đầy đủ để bù đắp những mất mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao hàng theo những nội dung được quy định tại ĐKCT

21. Vận chuyển, giao hàng và các dịch vụ phát sinh

Yêu cầu về vận chuyển, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và các yêu cầu khác quy định tại ĐKCT.

22. Kiểm tra và kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền

22.1. Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư có quyền kiểm tra, kim nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp để khẳng định dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại ĐKCT.

22.2. Bất kỳ dược liệu, vị thuốc cổ truyền nào qua kiểm tra, kiểm nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì Chủ đầu tư có quyền từ chối.

23. Bồi thường thiệt hại

Trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Mục 25 ĐKC, nếu Nhà thầu không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì Chủ đầu tư có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định tại ĐKCT tính cho mỗi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thỏa thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Chủ đầu tư sẽ khu trừ đến % tối đa như quy định tại ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, Chủ đầu tư có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Mục 28 ĐKC.

24. Yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng và hạn sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền

24.1. Nhà thầu bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp có nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.

24.2. Nhà thầu bảo đảm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng phải đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Thông tư s 38/2021/TT-BYT và các quy định khác nêu tại ĐKCT.

Ngoài ra, nhà thầu cũng phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các vấn đề nảy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

24.3. Yêu cầu về hạn sử dụng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền quy định tại ĐKCT.

25. Bất khả kháng

25.1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

25.2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thực hiện hợp đồng do điều kiện bất khả kháng. Nhà thầu theo hướng dẫn của Chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hp đng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho Nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

25.3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Mục 8 ĐKC.

26. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

26.1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi phương thức vận chuyển hoặc đóng gói;

b) Thay đổi địa điểm giao hàng;

c) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

d) Các nội dung khác quy định tại ĐKCT.

26.2. Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

27. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng

Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

27.1. Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

27.2. Thay đổi phạm vi cung cấp, biện pháp cung cấp do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

27.3. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

27.4. Các trường hợp khác quy định tại ĐKCT.

28. Chấm dứt hợp đồng

28.1. Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

a) Nhà thầu không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Chủ đầu tư gia hạn;

b) Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản để tái cơ cấu hoặc sáp nhập;

c) Có bng chứng cho thấy Nhà thầu đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 trong quá trình đấu thầu hoặc thực hiện Hợp đồng;

d) Các hành vi khác quy định tại ĐKCT.

28.2. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo điểm a Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với nhà thầu khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Chủ đầu tư những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên. Nhà thầu vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng do mình thực hiện.

28.3. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng theo điểm b Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mt đi quyền lợi của Chủ đầu tư được hưng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Trừ khi có quy định khác, toàn bộ ĐKCT phải được Bên mời thầu ghi đầy đủ trước khi phát hành E - HSMT

ĐKC 1.1

Chủ đầu tư là: ___[ghi tên hợp pháp đầy đủ của Chủ đầu tư].

ĐKC 1.3

Nhà thầu: ___[ghi tên Nhà thầu trúng thầu].

ĐKC 1.9

Địa điểm Dự án/Điểm giao hàng cuối cùng là: ___[ghi tên và thông tin chi tiết về địa điểm].

ĐKC 2.2 k)

Các tài liệu sau đây cũng là một phần của Hợp đồng: ___[liệt kê tài liệu].

ĐKC 4

Chủ đầu tư [có thể hoặc không thể] ủy quyền các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cho người khác.

ĐKC 5.1

Các thông báo cần gửi về Chủ đầu tư theo địa chỉ dưới đây:

Người nhận: ___[ghi tên đầy đủ của người nhận, nếu có].

Địa chỉ: ___[ghi đầy đủ địa chỉ].

Điện thoại: ___[ghi số điện thoại, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Fax: ___[ghi s fax, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Địa chỉ email: ___[ghi địa chỉ email (nếu có)].

ĐKC 6.1

- Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___[căn cứ tính chất, yêu cầu của gói thầu, quy định Nhà thầu cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc theo hình thức đặt cọc bằng Séc. Trường hợp Nhà thầu nộp Thư bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành thì phải là bảo đảm không có điều kiện (trả tiền khi có yêu cầu theo Mẫu số 15 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng)].

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___% Giá hợp đồng. [ghi giá trị cụ th căn cứ yêu cầu của gói thầu, từ 2 % đến 10% Giá hợp đồng].

- Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày___ tháng___ năm___ [căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền được bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm thu và Nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

ĐKC 6.2

Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___[ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu].

ĐKC 7.1

Danh sách nhà thầu phụ: [ghi danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong E - HSDT].

ĐKC 7.3

Nếu các yêu cầu cần thiết khác về nhà thầu phụ [ghi yêu cầu khác về nhà thầu phụ (nếu có)].

ĐKC 8.2

- Thời gian để tiến hành hòa giải: ___[ghi số ngày tiến hành hòa giải tối đa].

- Giải quyết tranh chấp: ___[ghi cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, tổ chức giải quyết tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...].

ĐKC 10

Nhà thầu phải cung cấp các thông tin và chứng từ về việc vận chuyển dược liệu, vị thuốc cổ truyền sau đây: __[Hóa đơn dược liệu, vị thuốc cổ truyền; phiếu kiểm nghiệm chất lượng tương ứng với từng lô hàng, tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các lô hàng; điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển].

Chủ đầu tư phải nhận được các tài liệu chứng từ nói trên trước khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền đến nơi, nếu không Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ chí phi nào phát sinh do không thực hiện quy định này.

Nhà thầu phải cam kết Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của từng lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định.

ĐKC 12

Loại hợp đồng: __[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, ch đầu tư quy định cụ thể loại hợp đồng theo quy định Luật đấu thầu số 22/2023/QH15].

ĐKC 13.1

Giá hợp đồng: __[ghi giá hợp đồng theo giá trị nêu trong Thư chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng].

ĐKC 14.3

Điều chỉnh thuế: __[ghi “được phép” hoặckhông được phép” áp dụng điều chỉnh thuế. Trường hợp được phép áp dụng điều chỉnh thuế thì ghi: “trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp tại thời điểm thanh toán nếu chính sách về thuế có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) và trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh thuế, đồng thời Nhà thầu xuất trình được các tài liệu xác định rõ số thuế phát sinh thì khoản chênh lệch của chính sách về thuế sẽ được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng”].

ĐKC 15.1

Phương thức thanh toán: __[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này. Việc thanh toán cho Nhà thầu có thể quy định thanh toán bằng tiền mặt, thư tín dụng, chuyển khoản... số lần thanh toán là nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Thời hạn thanh toán trong vòng không quá 90 ngày nhất định kể từ khi Nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật].

ĐKC 19

Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền: __[căn cứ quy mô, tính chất của từng loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền cũng như phương thức vận chuyển mà quy định cụ thể việc đóng gói. Trong đó cần nêu rõ quy định về cách thức đóng gói, vật liệu đóng gói, thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền ghi trên bao kiện đóng gói, các chỉ dẫn cho việc bốc dỡ, vận chuyển...].

Việc quy định quy cách đóng gói phải bảo đảm thuận tiện trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

ĐKC 20

Nội dung bảo hiểm: __[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với các điều kiện thương mại được áp dụng].

ĐKC 21

- Yêu cầu về vận chuyển, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: __[nêu yêu cầu về vận chuyển dược liệu, vị thuốc cổ truyền, bao gồm cả địa điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến. Tùy theo yêu cầu và tính chất của gói thầu, trong đó phải yêu cầu khi giao nhận hàng phải cung cấp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại mục 15.5.CDNT].

- Các yêu cầu khác: __[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định nội dung này,...]

ĐKC 22.1

Kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền: __[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể việc kiểm tra, kim nghiệm của Nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 4 Chương V - Phạm vi cung cấp. Việc kiểm tra, kiểm nghiệm có thể quy định theo từng giai đoạn như: trước khi giao dược liệu, vị thuốc cổ truyền; khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến... Trong các quy định về kiểm tra, kiểm nghiệm cn nêu được các nội dung cơ bản như: thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, chi phí cho việc kiểm tra, kiểm nghiệm.... cũng như quy định về cách thức xử lý đối với các dược liệu, vị thuốc cổ truyền không đạt yêu cầu qua kiểm tra, kiểm nghiệm].

ĐKC 23

Tổng giá trị bồi thường thiệt hại tối đa là: __% [ghi mức bồi thường thiệt hại tối đa].

Mức khấu trừ: __%/tuần (hoặc ngày, tháng...) [ghi cụ thể quy định về mức khấu trừ là bao nhiêu % nội dung công việc chậm thực hiện tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu].

Mức khấu trừ tối đa: __%[ghi mức khu trừ tối đa].

ĐKC 24.1

Nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc c truyn: __[nêu nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền (nếu có)].

ĐKC 24.2

Yêu cầu về chất lượng: ___[nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đối với dược liệu: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô dược liệu với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng quy định tại một trong các dược điển theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT hoặc theo tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở tự công bố hoặc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

- Đối với vị thuốc cổ truyền: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô vị thuốc cổ truyền với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành].

ĐKC 24.3

Yêu cầu về hạn sử dụng: __[nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đảm bảo còn hạn sử dụng: Hạn sử dụng còn lại của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu tính từ thời điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung ứng cho cơ sở y tế phải bảo đảm ti thiểu còn 06 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 02 năm trở lên; 03 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 01 đến dưới 02 năm; 1/4 hạn dùng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng dưới 01 năm.

- Cơ chế giải quyết các dược liệu, vị thuốc cổ truyền, hư hỏng, kém chất lượng phát sinh trong quá trình sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: Cần nêu thời gian Chủ đầu tư thông báo cho Nhà thầu về các hư hỏng, kém chất lượng phát sinh của dược liệu, vị thuốc cổ truyền; thời hạn Nhà thầu phải tiến hành khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng; chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng và Nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục...].

ĐKC 26.1(d)

Các nội dung khác về hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng: __[nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

Trong quá trình cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu, Chủ đầu tư có thể xem xét để nhà thầu thay đổi đơn vị cung cấp, nhưng tiêu chuẩn chất lượng không thay đổi. Trường hợp thay thế đơn vị cung ứng dược liệu vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để Chủ đầu tư có thể đánh giá việc thay thế, bao gồm: Hồ sơ pháp lý của đơn vị cung ứng được thay thế (Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi sản xuất hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền); tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền; tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

ĐKC 27.4

Các trường hợp khác: __[nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

ĐKC 28.1(d)

Các hành vi khác: __[nêu hành vi khác (nếu có)].

Phần 3B. THỎA THUẬN KHUNG

Chương VI. Điều kiện chung của thỏa thuận khung

1. Định nghĩa

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. “Chủ đầu tư” là tổ chức được quy định tại ĐKCT;

1.2. “Thỏa thuận khung” là thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo;

1.3. “Nhà thầu” là Nhà thầu trúng thầu (có thể là Nhà thầu độc lập hoặc liên danh) và được quy định tại ĐKCT;

1.4. “Nhà thầu phụ” là một cá nhân hay tổ chức có tên trong danh sách các nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất trong E - HSDT hoặc nhà thầu thực hiện các phần công việc mà nhà thầu chính đề xuất trong E - HSDT; ký hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong E - HSDT được Chủ đầu tư chp thuận;

1.5. “Tài liệu Hợp đồng” nghĩa là các tài liệu được liệt kê trong Hợp đồng, bao gồm bất kỳ bản sửa đổi, bổ sung nào của Hợp đồng;

1.6. “Giá hợp đồng” là tổng số tiền ghi trong hợp đồng cho việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan. Giá hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có);

1.7. “Ngày” là ngày dương lịch; “tháng” là tháng dương lịch;

1.8. “Hoàn thành” là việc Nhà thầu hoàn tất các dịch vụ liên quan theo các điều khoản và điều kiện quy định tại hợp đồng;

1.9. “Địa điểm dự án” là địa điểm được quy định tại ĐKCT.

2. Tài liệu thỏa thuận khung và th tự ưu tiên

2.1. Tt cả các tài liệu nêu tại Mục 2.2. ĐKC (bao gồm cả các phần của tài liệu) sẽ cấu thành Thỏa thuận khung để tạo thành thể thống nhất, có tính tương hỗ, bổ sung và giải thích cho nhau.

2.2. Các tài liệu cấu thành thỏa thuận khung được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Thỏa thuận khung, kèm theo các phụ lục;

b) Biên bản đối chiếu tài liệu và thương thảo thỏa thuận khung hợp đồng (nếu có), hoàn thiện thỏa thuận khung;

c) Thư chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng;

d) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

e) ĐKCT;

g) ĐKC;

h) E - HSDT và các văn bản làm rõ E - HSDT của Nhà thầu;

i) E - HSMT và các tài liệu sửa đổi E - HSMT (nếu có);

k) Các tài liệu khác quy định tại ĐKCT.

3. Luật và ngôn ngữ

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật của Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.

4. Ủy quyền

Trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT, Chủ đầu tư có thể ủy quyền thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của mình cho người khác, sau khi thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu và có thể rút lại quyết định ủy quyền sau khi đã thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu.

5. Thông báo

5.1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ quy định tại ĐKCT.

5.2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể t ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.

6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

6.1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp lên Chủ đầu tư không muộn hơn ngày quy định tại Thư chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng theo hình thức, giá trị và hiệu lực quy định tại ĐKCT.

6.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.

7. Nhà thầu phụ

7.1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT để thực hiện một phần công việc nêu trong E - HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của Nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được quy định tại Mục này chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận. Việc sử dụng nhà thầu phụ phải phù hợp với nhu cầu của nhà thầu trong thực hiện hợp đồng, nhà thầu phụ phải đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của nhà thầu.

7.2. Nhà thầu không được sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong E - HSDT.

7.3. Nhà thầu có trách nhiệm thanh toán đầy đủ và đúng hạn cho nhà thầu phụ theo các điều khoản thỏa thuận giữa nhà thầu và nhà thầu phụ. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.

8. Giải quyết tranh chấp

8.1. Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

8.2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định quy định tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được quy định tại ĐKCT.

9. Phạm vi cung cấp

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được cung cấp theo quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp và được đính kèm thành Phụ lục bảng giá hợp đồng và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà nhà thầu phải cung cấp cùng với đơn giá của các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó.

10. Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan (nếu có) và tài liệu chứng từ

Tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V - Phạm vi cung cấp. Nhà thầu phải cung cấp các hóa đơn và/hoặc các chứng từ tài liệu khác theo quy định tại ĐKCT.

11. Trách nhiệm của Nhà thầu

Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong phạm vi cung cấp quy định tại Mục 9 ĐKC và theo tiến độ cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền, lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan quy định tại Mục 10 ĐKC.

12. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng: theo quy định tại ĐKCT.

13. Giá hợp đồng

13.1. Giá hợp đồng được ghi tại ĐKCT là toàn bộ chi phí để thực hiện hoàn thành việc cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền và dịch vụ liên quan của gói thầu nêu trong Bảng giá hợp đồng trên cơ sở bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu của gói thầu. Giá hợp đồng đã bao gồm toàn bộ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

13.2. Bảng giá hợp đồng quy định tại Phụ lục bảng giá hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm phạm vi cung cấp và thành tiền của các hạng mục.

14. Thuế, phí, lệ phí

14.1. Nhà thầu chịu trách nhiệm đối với toàn bộ chi phí về thuế, phí, lệ phí phát sinh cho đến khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao cho chủ đầu tư.

14.2. Trường hợp nhà thầu thuộc đối tượng được miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, chủ đầu tư tạo điều kiện tối đa cho nhà thầu áp dụng các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí.

14.3. Việc điều chỉnh thuế thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

15. Thanh toán

15.1. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại ĐKCT. Trường hợp Chủ đầu tư thanh toán chậm, Nhà thầu sẽ được trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào lần thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại bằng VNĐ.

15.2. Đồng tiền thanh toán là: VNĐ.

16. Bản quyền

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến dược liệu, vị thuốc cổ truyền mà Nhà thầu đã cung cấp cho Chủ đầu tư.

17. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

17.1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như đặc tính kỹ thuật, thông tin do Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc Nhà thầu cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.

17.2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được sử dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào nêu trong Mục 17.1 ĐKC vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp đồng.

17.3. Các tài liệu quy định tại Mục 17.1 ĐKC thuộc quyền sở hữu của Chủ đầu tư. Khi Chủ đầu tư có yêu cầu, Nhà thầu phải trả lại cho Chủ đầu tư các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

18. Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo Hợp đồng này sẽ phải tuân theo các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đề cập ở Mục 2 Chương V - Phạm vi cung cấp.

19. Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Nhà thầu phải đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyn đúng yêu cầu quy định tại ĐKCT phù hợp với từng loại dược liệu, vị thuc cổ truyền và hình thức vận chuyển.

Việc đóng gói phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bị hư hỏng, thay đổi đặc tính trong quá trình bốc dỡ vận chuyển và các tác động của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải phù hợp với việc vận chuyển và giao nhận.

20. Bảo hiểm

Dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng phải được bảo hiểm đầy đủ để bù đắp những mất mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao hàng theo những nội dung được quy định tại ĐKCT

21. Vận chuyển, giao hàng và các dịch vụ phát sinh

Yêu cầu về vận chuyển, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền và các yêu cầu khác quy định tại ĐKCT.

22. Kiểm tra và kiểm nghim dược liệu, vị thuốc cổ truyền

22.1. Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư có quyền kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp để khẳng định dược liệu, vị thuốc cổ truyền đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại ĐKCT.

22.2. Bất kỳ dược liệu, vị thuốc cổ truyền nào qua kiểm tra, kiểm nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì Chủ đầu tư có quyn từ chi.

23. Bồi thường thiệt hại

Trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Mục 25 ĐKC, nếu Nhà thầu không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo hp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì Chủ đầu tư có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định tại ĐKCT tính cho mỗi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thỏa thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Chủ đầu tư sẽ khấu trừ đến % tối đa như quy định tại ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, Chủ đầu tư có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Mục 28 ĐKC.

24. Yêu cầu về nguồn gốc, chất lượng và hạn sử dụng dược liệu, vị thuc cổ truyền

24.1. Nhà thầu bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cp có nguồn gốc, xuất xứ theo đúng quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT.

24.2. Nhà thầu bảo đảm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung cấp theo hợp đồng phải đáp ứng theo tiêu chuẩn chất lượng quy định tại dược điển theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành và các quy định khác nêu tại ĐKCT.

Ngoài ra, nhà thầu cũng phải bảo đảm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các vấn đề nảy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

24.3. Yêu cầu về hạn sử dụng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền quy định tại ĐKCT.

25. Bất khả kháng

25.1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

25.2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thực hiện hợp đồng do điều kiện bất khả kháng. Nhà thầu theo hướng dẫn của Chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho Nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

25.3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Mục 8 ĐKC.

26. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

26.1. Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi phương thức vận chuyển hoặc đóng gói;

b) Thay đổi địa điểm giao hàng;

c) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

d) Các nội dung khác quy định tại ĐKCT.

26.2. Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

27. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng

Tiến độ thực hiện hp đng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

27.1. Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

27.2. Thay đổi phạm vi cung cấp, biện pháp cung cấp do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

27.3. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

27.4. Các trường hợp khác quy định tại ĐKCT.

28. Chấm dứt thỏa thuận khung

28.1. Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

a) Nhà thầu không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Chủ đầu tư gia hạn;

b) Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản để tái cơ cấu hoặc sáp nhập;

c) Có bằng chứng cho thấy Nhà thầu đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 trong quá trình đấu thầu hoặc thực hiện Hợp đồng;

d) Các hành vi khác quy định tại ĐKCT.

28.2. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo điểm a Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với nhà thầu khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Chủ đầu tư những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên. Nhà thầu vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng do mình thực hiện.

28.3. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng theo điểm b Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của Chủ đầu tư được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của thỏa thuận khung

Trừ khi có quy định khác, toàn bộ ĐKCT phải được Bên mời thầu ghi đầy đủ trước khi phát hành E - HSMT

ĐKC 1.1

Chủ đầu tư là: __[ghi tên hợp pháp đầy đủ của Chủ đầu tư].

ĐKC 1.3

Nhà thầu: __[ghi tên Nhà thầu trúng thầu].

ĐKC 1.9

Địa điểm Dự án/Điểm giao hàng cuối cùng là: __[ghi tên và thông tin chi tiết về địa điểm].

ĐKC 2.2 k)

Các tài liệu sau đây cũng là một phần của Hợp đồng: __[liệt kê tài liệu].

ĐKC 4

Chủ đầu tư [có thể hoặc không thể] ủy quyền các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cho người khác.

ĐKC 5.1

Các thông báo cần gửi về Chủ đầu tư theo địa ch dưới đây:

Người nhận: __[ghi tên đầy đủ của người nhận, nếu có].

Địa chỉ: __[ghi đầy đủ địa chỉ].

Điện thoại: __[ghi số điện thoại, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Fax: __[ghi s fax, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Địa chỉ email: __[ghi địa chỉ email (nếu có)].

ĐKC 6.1

- Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: __[căn cứ tính chất, yêu cầu của gói thầu, quy định Nhà thầu cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc theo hình thức đặt cọc bằng Séc. Trường hợp Nhà thầu nộp Thư bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành thì phải là bảo đảm không có điều kiện (trả tiền khi có yêu cầu theo Mẫu số 15 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng)].

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: __% Giá hợp đồng. [ghi giá trị cụ th căn cứ yêu cầu của gói thầu, từ 2 % đến 3 % Giá hợp đồng].

- Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực k từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày __tháng__năm__ [căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi toàn bộ dược liệu, vị thuốc cổ truyền được bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm thu và Nhà thầu chuyển sang nghĩa vụ bảo hành theo quy định].

ĐKC 6.2

Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: __[ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu].

ĐKC 7.1

Danh sách nhà thầu phụ: [ghi danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong E - HSDT].

ĐKC 7.3

Nếu các yêu cầu cần thiết khác về nhà thầu phụ [ghi yêu cầu khác về nhà thầu phụ (nếu có)].

ĐKC 8.2

- Thời gian để tiến hành hòa giải: __[ghi số ngày tiến hành hòa giải tối đa].

- Giải quyết tranh chấp: __[ghi cụ thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, tổ chức giải quyết tranh chp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...].

ĐKC 10

Nhà thầu phải cung cấp các thông tin và chứng từ v việc vận chuyển dược liệu, vị thuốc cổ truyền sau đây: __[Hóa đơn dược liệu, vị thuốc cổ truyền; phiếu kiểm nghiệm chất lượng tương ứng với từng lô hàng, tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các lô hàng; điều kiện bảo quản trong quá trình vận chuyển].

Chủ đầu tư phải nhận được các tài liệu chứng từ nói trên trước khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền đến nơi, nếu không Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ chí phi nào phát sinh do không thực hiện quy định này. Nhà thầu phải cam kết Phiếu kiểm nghiệm chất lượng của từng lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo đúng quy định.

ĐKC 12

Loại hợp đồng: __[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quy định cụ thể loại hợp đồng theo quy định Luật đấu thầu số 22/2023/QH15].

ĐKC 13.1

Giá hợp đồng: __[ghi giá hợp đồng theo giá trị nêu trong Thư chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng].

ĐKC 14.3

Điều chỉnh thuế: __[ghi “được phép” hoặc “không được phép” áp dụng điều chỉnh thuế. Trường hợp được phép áp dụng điều chỉnh thuế thì ghi: “trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp tại thời điểm thanh toán nếu chính sách về thuế có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) và trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh thuế, đồng thời Nhà thầu xuất trình được các tài liệu xác định rõ s thuế phát sinh thì khoản chênh lệch của chính sách về thuế sẽ được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng”].

ĐKC 15.1

Phương thức thanh toán: __[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này. Việc thanh toán cho Nhà thầu có thể quy định thanh toán bằng tiền mặt, thư tín dụng, chuyển khoản... s lần thanh toán là nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Thời hạn thanh toán trong vòng không quá 90 ngày nhất định kể từ khi Nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật].

ĐKC 19

Đóng gói dược liệu, vị thuốc cổ truyền: __[căn cứ quy mô, tính chất của từng loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền cũng như phương thức vận chuyển mà quy định cụ thể việc đóng gói. Trong đó cần nêu rõ quy định về cách thức đóng gói, vật liệu đóng gói, thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền ghi trên bao kiện đóng gói, các ch dẫn cho việc bốc dỡ, vận chuyển...].

Việc quy định quy cách đóng gói phải bảo đảm thuận tiện trong quá trình vận chuyển, bảo quản.

ĐKC 20

Nội dung bảo hiểm: __[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với các điều kiện thương mại được áp dụng].

ĐKC 21

- Yêu cầu về vận chuyển, giao hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: __[nêu yêu cầu về vận chuyển dược liệu, vị thuốc cổ truyền, bao gồm cả địa điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến. Tùy theo yêu cầu và tính chất của gói thầu, trong đó phải yêu cầu khi giao nhận hàng phải cung cấp các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo quy định tại mục 15.5.CDNT].

- Các yêu cầu khác: __[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định nội dung này,...]

ĐKC 22.1

Kiểm tra, kiểm nghiệm dược liệu, vị thuốc cổ truyền: __[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể việc kiểm tra, kiểm nghiệm của Nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 4 Chương V - Phạm vi cung cấp. Việc kiểm tra, kiểm nghiệm có thể quy định theo từng giai đoạn như: trước khi giao dược liệu, vị thuốc cổ truyền; khi dược liệu, vị thuốc cổ truyền được giao đến... Trong các quy định về kiểm tra, kiểm nghiệm cần nêu được các nội dung cơ bản như: thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, chi phí cho việc kiểm tra, kiểm nghiệm.... cũng như quy định về cách thức xử lý đối với các dược liệu, vị thuốc cổ truyền không đạt yêu cầu qua kiểm tra, kiểm nghiệm].

ĐKC 23

Tổng giá trị bồi thường thiệt hại tối đa là: __% [ghi mức bồi thường thiệt hại tối đa].

Mức khấu trừ: __%/tuần (hoặc ngày, tháng...) [ghi cụ thể quy định về mức khấu trừ là bao nhiêu % nội dung công việc chậm thực hiện tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu].

Mức khấu trừ tối đa: __% [ghi mức khấu trừ tối đa].

ĐKC 24.1

Nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc c truyn: __[nêu nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền (nếu có)].

ĐKC 24.2

Yêu cầu về chất lượng: __[nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đối với dược liệu: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô dược liệu với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng quy định tại một trong các dược điển theo quy định tại Thông tư số 38/2021/TT-BYT hoặc theo tiêu chuẩn chất lượng mà cơ sở tự công b hoặc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành.

- Đối với vị thuốc cổ truyền: Phải có Phiếu kiểm nghiệm của lô vị thuốc cổ truyền với đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành].

ĐKC 24.3

Yêu cầu về hạn sử dụng: __[nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đảm bảo còn hạn sử dụng: Hạn sử dụng còn lại của dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu tính từ thời điểm dược liệu, vị thuốc cổ truyền cung ứng cho cơ sở y tế phải bảo đảm ti thiểu còn 06 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 02 năm trở lên; 03 tháng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng từ 01 đến dưới 02 năm; 1/4 hạn dùng đối với dược liệu, vị thuốc cổ truyền có hạn dùng dưới 01 năm.

- Cơ chế giải quyết các dược liệu, vị thuốc cổ truyền, hư hỏng, kém chất lượng phát sinh trong quá trình sử dụng dược liệu, vị thuc cổ truyền: Cần nêu thời gian Chủ đầu tư thông báo cho Nhà thầu về các hư hỏng, kém chất lượng phát sinh của dược liệu, vị thuốc cổ truyền; thời hạn Nhà thầu phải tiến hành khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng; chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, kém chất lượng và Nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục...].

ĐKC 26.1(d)

Các nội dung khác về hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng: __[nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

Trong quá trình cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trúng thầu, Chủ đầu tư có thể xem xét để nhà thầu thay đổi đơn vị cung cấp, nhưng tiêu chuẩn chất lượng không thay đi. Trường hợp thay thế đơn vị cung ứng dược liệu vị thuốc cổ truyền, nhà thầu phải cung cấp tất cả các thông tin cần thiết để Chủ đầu tư có thể đánh giá việc thay thế, bao gồm: Hồ sơ pháp lý của đơn vị cung ứng được thay thế (Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi sản xuất hoặc bán buôn dược liệu, vị thuốc cổ truyền); tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ dược liệu, vị thuốc cổ truyền; tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền.

ĐKC 27.4

Các trường hợp khác: ___[nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

ĐKC 28.1(d)

Các hành vi khác: __[nêu hành vi khác (nếu có)].

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............,ngày ...... tháng ....... năm.......

THỎA THUẬN KHUNG

Số: ____________

V/v cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền ............................... thuộc Gói thầu số .......................... (theo quyết định được phê duyệt)

Căn cứ Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23/06/2023 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung;

Căn cứ Thông tư số    /2024/TT-BYT ngày   của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ s y tế công lập;

Căn cứ Quyết định số .........../QĐ-.......... ngày .../.../ của ...[Đơn vị có thẩm quyền]... về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu ...[ghi tên gói thầu].... của ........ [ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...;

Căn cứ Quyết định số .........../QĐ-.......... ngày .../.../ của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...về việc phê duyệt Hồ sơ yêu cầu ...[ghi tên gói thầu]....;

Căn cứ Quyết định số ........../QĐ-.......... ngày .../.../ của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]... về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ...[ghi tên gói thầu].... ;

Căn cứ Thư chấp thuận Hồ sơ đề xuất và trao thỏa thuận khung của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...,

.............[Ghi thêm các căn cứ khác (nếu có)]..........

Hôm nay, ngày ........ tháng ...... năm .........., tại ...[ghi tên địa điểm ký thỏa thuận khung].... Chúng tôi gồm:

I. Cơ quan ký thỏa thuận khung (sau đây gọi là Bên A):

Tên Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư]: _______________________________

Địa chỉ: _______________________________

Điện thoại: _______________________________

Fax: _______________________________

E-mail: _______________________________

Tài khoản: _______________________________

Mã số thuế: _______________________________

Đại diện là ông/bà: _______________________________

Chức vụ: _______________________________

Giấy ủy quyền ký Thỏa thuận khung số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

II. Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên nhà thầu [ghi tên nhà thầu trúng thầu]: _______________________________

Địa chỉ: _______________________________

Điện thoại: _______________________________

Fax: _______________________________

E-mail: _______________________________

Tài khoản: _______________________________

Mã số thuế: _______________________________

Đại diện là ông/bà: _______________________________

Chức vụ: _______________________________

Giấy ủy quyền ký Thỏa thuận khung số __ ngày __ tháng __ năm __(trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thống nhất ký kết Thỏa thuận khung cho việc cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế trên toàn quốc/địa phương theo kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số ................. .............................. như sau:

1. Phạm vi cung cấp

- Phạm vi cung cấp là các mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền trúng thầu theo số lượng của từng phần được phân bổ cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

- Trên cơ sở Thỏa thuận khung này, Nhà thầu và các cơ sở y tế trên toàn quốc sẽ ký hợp đồng để cung ứng dược liệu/vị thuốc cổ truyền cho từng cơ sở y tế.

2. Thời gian, địa điểm giao hàng:

- Nhà thầu giao hàng làm nhiều đợt trong thời gian từ ngày ......................... đến hết ngày ............................... quy định trong hợp đồng. Các cơ sở y tế (bên mua) dự trù số lượng dược liệu/vị thuốc cổ truyền tùy theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị; nhà thu phải đáp ứng cung cấp đủ số lượng, đạt chất lượng hàng hóa theo thời gian thỏa thuận với các cơ sở y tế được quy định trong hợp đồng. Bên mua có thể dự trù hàng đột xuất khi cần thiết phục vụ kịp thời cho công tác khám chữa bệnh.

- Địa điểm giao hàng: Hàng hóa được giao tại kho của bên mua theo danh mục các cơ sở y tế đính kèm thuộc Gói thầu ............................................

3. Điều kiện bàn giao hàng hóa, thanh toán, thanh lý hợp đồng

Ghi rõ các điều kiện cụ thể, phù hợp với tình hình cụ thể trên địa bàn.

4. Hướng dẫn sử dụng hàng hóa, điều kiện ban hành

Ghi rõ điều kiện cụ thể đối với từng địa bàn cụ thể

5. Trách nhiệm của Bên A(1)

- Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung đến các cơ sở y tế y tế thuộc phạm vi cung cấp của Thỏa thuận khung theo quy định tại Thông tư s   /2024/TT-BYT ngày  /  /2024 của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà thầu trong việc thương thảo và ký hợp đồng với các cơ sở y tế.

-... Bổ sung thêm các điều khoản chi tiết phù hợp với tình hình từng địa phương....

6. Trách nhiệm của bên B(1)

- Tiến hành ký kết Thỏa thuận khung với của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]... để cung cấp các mặt hàng dược liệu/vị thuốc cổ truyền thuộc gói thầu

- Ký hợp đồng mua bán dược liệu/vị thuốc cổ truyền với các cơ sở y tế theo số lượng của từng mặt hàng đã phân bổ cho từng cơ sở y tế. [ghi rõ thời gian, địa điểm, quy định cụ thể]

- Cung ứng đầy đủ dược liệu/vị thuốc cổ truyền và đúng tiến độ theo đúng, chủng loại, số lượng, đơn giá không vượt quá giá trúng thầu đã được phê duyệt.

- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong điều kiện chung nêu tại Chương V và điều kiện cụ thể nêu tại Chương VI và nội dung của Bản cam kết được nêu trong Hồ sơ yêu cầu (đính kèm các bản cam kết của nhà thầu);

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng đã ký giữa Nhà thầu với các cơ sở y tế.

- ............Bổ sung thêm các điều khoản chi tiết phù hợp với tình hình từng địa phương....

7. Hiệu lực và thời hạn thực hiện thỏa thuận khung

- Thỏa thuận khung này là cơ sở để các cơ sở y tế ký hợp đồng mua dược liệu/vị thuốc cổ truyền với nhà thầu cung cấp dược liệu/vị thuốc cổ truyền.

- Thời gian thực hiện Thỏa thuận khung: Kể từ ngày ký đến hết ngày .......................

8. Xử phạt do vi phạm

- Việc xử phạt do vi phạm các điều khoản của Thỏa thuận khung/Hợp đồng đã ký kết được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Thỏa thuận khung này được làm thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bản./.

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ MUA SẮM TẬP TRUNG

Ghi chú:

(1) Thỏa thuận khung phải quy định rõ các điều khoản về trách nhiệm của Bên A và Bên B trong quá trình thực hiện Thỏa thuận khung.

PHỤ LỤC THỎA THUẬN KHUNG

(Kèm theo Thỏa thuận khung số __, ngày __ tháng __ năm __)

Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu nêu trong E - HSMT, E - HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện thỏa thuận khung, bao gồm giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc, phạm vi cung cấp. Giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc đã bao gồm các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định:

STT

Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế/Phương pháp chế biến

Quy cách đóng gói

Tiêu chuẩn chất lượng

Hạn dùng (Tuổi thọ)

S ĐKLH/ GPNK; S GACP; Số công bố TCCL hoặc phiên bản Dược điển áp dụng

Cơ sở sản xuất

Cơ sở cung cấp

Nguồn gốc

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

2

3

...

PHỤ LỤC 2: PHẠM VI CUNG CẤP CHI TIẾT THEO TỪNG MẶT HÀNG

(Kèm theo Thỏa thuận khung số __, ngày __ tháng __ năm __)

STT

Tên dược liệu/v thuốc cổ truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế/Phương pháp chế biến

Quy cách đóng gói

Đơn vị tính

Đơn giá (có VAT)

Số lượng

Thành tiền (có VAT)

Tên cơ sở y tế

Tỉnh/thành phố

1

2

3

...

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐU TƯ
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 3: PHẠM VI CUNG CẤP CHI TIẾT THEO TỪNG CƠ SỞ Y TẾ

(Kèm theo Thỏa thuận khung số __, ngày __ tháng __ năm __)

STT

Tên dược liệu/vị thuốc cổ truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng sơ chế/Phương pháp chế biến

Quy cách đóng gói

Đơn vị tính

Hạn dùng (Tuổi thọ)

Số ĐKLH/ GPNK; Số GACP; Số công bố TCCL hoặc phiên bản Dược điển áp dụng

Cơ sở sản xuất

Cơ sở cung cấp

Nguồn gốc

Đơn vị tính

Slượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

Tên cơ sở y tế 1: Bnh vin đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Σ

1

2

...

Tên cơ sở y tế 1: Bnh vin đa khoa tỉnh Bắc Giang

Σ

1

2

Mt hàng...

Σ

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ THẦU
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

Chương VIII. BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà sau khi ghi thông tin hoàn chỉnh sẽ trở thành một phần của Hợp đồng. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Mẫu bảo lãnh tin tạm ứng dành cho Nhà thầu trúng thầu ghi thông tin và hoàn chỉnh sau khi được trao hợp đồng.

Mẫu số 13. Thư chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng.

Mẫu số 14. Hợp đồng.

Mẫu số 15. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Mẫu số 13.

THƯ CHẤP THUẬN HỒ SƠ DỰ THẦU VÀ TRAO HỢP ĐỒNG.

__, ngày __ tháng __ năm __

Kính gửi: [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu trúng thầu, sau đây gọi tắt là “Nhà thầu”]

Về việc: Thông báo chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng

Căn cứ Quyết định số __ngày __ tháng __ năm __ của Chủ đầu tư [ghi tên Chủ đầu tư, sau đây gọi tắt là “Chủ đầu tư”] về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: __[ghi tên, s hiệu gói thầu], Bên mời thầu [ghi tên Bên mời thầu, sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”] xin thông báo Chủ đầu tư đã chấp thuận hồ sơ dự thầu và trao hợp đồng cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì ghi tên, số hiệu của phần mà Nhà thầu được lựa chọn] với giá hợp đồng là: __[ghi giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] với thời gian thực hiện hợp đồng là: __[ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

- Thời gian hoàn thiện hợp đồng: __[ghi thời gian hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm [ghi địa điểm hoàn thiện hợp đồng];

- Thời gian ký kết hợp đồng: __[ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm [ghi địa điểm ký kết hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.

Đề nghị Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 15 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng của hồ sơ mời thầu với số tiền ___ và thời gian hiệu lực __[ghi số tiền tương ứng và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của E - HSMT].

Văn bản này là một phần không thể tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà thầu phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà thầu phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà thầu vẫn đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Chủ đầu tư sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà thầu trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Nếu đến ngày __ tháng __ năm__ (1) mà Nhà thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Đại diện hp pháp của Bên mi thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng

Ghi chú:

(1) Ghi thời gian phù hợp với thời gian quy định trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu.

Mẫu số 14

HỢP ĐỒNG (1)

__, ngày __ tháng __ năm__

Hợp đồng số: ________

Gói thầu: ________[ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: ________[ghi tên dự án]

- Căn cứ(2) ________(Bộ luật Dân sự);

- Căn cứ(2) ________(Luật đấu thầu);

- Căn cứ(2) ________(Nghị định);

- Căn cứ Quyết định số __ ngày __ tháng __ năm__ của __ về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu __[ghi tên gói thầu] và thông báo chấp thuận E - HSDT và trao hợp đồng số __ ngày __ tháng __ năm __ của Bên mời thầu;

- Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được Bên mời thầu và Nhà thầu trúng thầu ký ngày __ tháng __ năm __;

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)

Tên Chủ đầu tư [ghi tên Chủ đầu tư]: __________________________

Địa chỉ: __________________________

Điện thoại: __________________________

Fax: __________________________

E-mail: __________________________

Tài khoản: __________________________

Mã số thuế: __________________________

Đại diện là ông/bà: __________________________

Chức vụ: __________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên Nhà thầu: __[ghi tên Nhà thầu trúng thầu]:

Địa chỉ: __________________________

Điện thoại: __________________________

Fax: __________________________

E-mail: __________________________

Tài khoản: __________________________

Mã số thuế: __________________________

Đại diện là ông/bà: __________________________

Chức vụ: __________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là các dược liệu, vị thuốc cổ truyền được nêu chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Thành phần hợp đồng

Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

1. Văn bản hợp đồng (kèm theo Phạm vi cung cấp và bảng giá cùng các Phụ lục khác);

2. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

4. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

5. Điều kiện chung của hợp đồng;

6. Hồ sơ dự thầu và các văn bản làm rõ hồ sơ dự thầu của Nhà thầu trúng thầu (nếu có);

7. Hồ sơ mời thầu và các tài liệu sửa đổi hồ sơ mời thầu (nếu có);

8. Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A

Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng quy định tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trường hợp Bên A chậm thanh toán so với thời hạn quy định tại Hợp đồng, Bên A sẽ phải chịu mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước tương ứng với số ngày chậm thanh toán.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B

Bên B cam kết cung cấp cho Bên A đầy đủ các loại dược liệu, vị thuốc cổ truyền như quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: __[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đóng tiền ký hợp đồng].

2. Phương thức thanh toán: __[ghi phương thức thanh toán theo quy định tại Mục 15.1 Điều kiện cụ thể của hợp đồng của hồ sơ mời thu].

Điều 6. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng:

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: __[ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với quy định tại Mục 10 ĐKC, E - HSDT và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ __[ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành __ bộ, Chủ đầu tư giữ __ bộ, Nhà thầu giữ __ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung hợp đồng theo mẫu này có thể sửa đổi, b sung cho phù hợp, đặc biệt là đối với các nội dung khi thương thảo có sự khác biệt so với ĐKCT.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Hợp đồng phải quy định rõ các điều khoản về trách nhiệm giữa nhà thầu và cơ sở y tế về việc không giao hàng đúng tiến độ, số lượng và việc thanh toán không đúng hạn, sử dụng dược liệu, vị thuc cổ truyền không đúng quy định theo hợp đồng đã ký kết giữa nhà thầu và cơ sở y tế.

PHỤ LỤC BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(Kèm theo hợp đồng số __, ngày __ tháng __ năm __)

Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu nêu trong E - HSMT, E - HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc. Giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc đã bao gồm các chi phí v thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định.

BẢNG GIÁ HỢP ĐNG
(Đối với gói thầu dược liệu)

STT

Tên dược liệu

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Dạng chế (Hình thức)

Quy cách đóng gói

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn chất lượng

Hạn dùng

S ĐKLH/ GPNK; S GACP; Số công bố TCCL hoặc phiên bn Dược điển áp dụng

Cơ sở sản xuất

Cơ sở cung cấp

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

2

3

.....

Tng cộng giá hợp đồng
(Kết chuyển sang Điều 5 hợp đồng)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU
(Ký, ghi rõ họ tên)

BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(Đối với gói thầu vị thuốc c truyền)

STT

Tên vị thuốc cổ truyền

Tên khoa học

Bộ phận dùng

Phương pháp chế biến

Quy cách đóng gói

TCCL

Hạn dùng

Nguồn gốc

Số Giấy ĐKLH hoc GPNK

Cơ s sản xuất

Cơ sở cung cấp

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

2

3

....

Tổng cộng giá hợp đồng
(Kết chuyển sang Điều 5 hợp đồng)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THU
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 15

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (1)

____, ngày ____ tháng ____ năm____

Kính gửi: ____[ghi tên cơ sở y tế ký hợp đồng]

(sau đây gọi là Chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ___[ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ____[ghi tên gói thầu] và cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho gói thầu trên (sau đây gọi là hp đồng);(2)

Theo quy định trong E - HSMT (hoặc hợp đồng), Nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ____[ghi tên của ngân hàng]____[ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh th] có trụ sở đăng ký tại ____[ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thầu với số tiền là ____[ghi rõ giá trị tương ứng bằng s, bằng chữ và đồng tiền sử dụng theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của E - HSMT]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ____[ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của Chủ đầu tư thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày____ tháng____ năm____ (4).

Đại diện hp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì Bên mời thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của __[ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu __[ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số __[ghi s hợp đồng] ngày__ tháng__ năm__ (sau đây gọi là hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: ghi rõ địa chỉ, s điện thoại, s fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 6.1 ĐKCT.

Phần 4. PHỤ LỤC

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ V KỸ THUẬT

Tiêu chí

Mức điểm

Điểm chi tiết

I. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền: 80 điểm

1. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu được cung cấp bởi cơ sở sản xuất dược liệu, vị thuốc cổ truyền(1):

20

1.1. Được cơ quan quản lý Dược Việt Nam đánh giá, thừa nhận đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP phạm vi sản xuất tương ứng với mặt hàng dự thầu và có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuc, nguyên liệu làm thuốc (GLP).

20

1.2. Được cơ quan quản lý Dược Việt Nam đánh giá, thừa nhận đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP phạm vi sản xuất tương ứng với mặt hàng dự thầu nhưng chưa có phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc (GLP).

15

1.3. Các trường hợp còn lại không thuộc mục 1.1 và 1.2 nêu trên

13

2. Tình hình vi phạm chất lượng của mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu(2):

20

2.1. Không có vi phạm hoặc vi phạm chất lượng ở mức độ 3 mà không bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc bị vi phạm chất lượng nhưng đã được rút khỏi danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

20

2.2. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 3 và bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

18

2.3. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

15

2.4. Vi phạm chất lượng ở Mức độ 1 hoặc từ 02 lần trở lên vi phạm chất lượng ở Mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

0

3. Tình hình vi phạm chất lượng của cơ sở sản xuất mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền dự thầu(3):

20

3.1. Không có mặt hàng vi phạm hoặc có mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 3 nhưng không bị đăng tải vi phạm chất lượng hoặc có tng dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 3 bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc bị vi phạm chất lượng nhưng đã được rút khỏi danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

20

3.2. Có tổng từ 03 mặt hàng trở lên vi phạm ở mức độ 3 bị đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc có dưới 03 mặt hàng vi phạm chất lượng mức độ 2 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu tr về trước.

15

3.3. Có tổng từ 03 mặt hàng trở lên vi phạm ở mức độ 2 hoặc có 01 mặt hàng vi phạm chất lượng ở mức độ 1 nhưng chưa được rút khỏi Danh sách vi phạm chất lượng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

0

4. Tiêu chí đánh giá về nguồn nguyên liệu sản xuất mặt hàng tham gia dự thầu (4)

20

4.1. Mặt hàng là dược liệu được thực hiện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021

20

4.2. Mặt hàng là dược liệu đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu đạt GACP.

17

4.3. Mặt hàng tham dự thầu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu trong nước chưa đạt GACP.

14

4.4. Mặt hàng tham dự thầu là dược liệu nước ngoài chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu nước ngoài chưa đạt GACP.

12

4.5. Mặt hàng không đạt các tiêu chí trên

0

II. Các tu chí đánh giá về đóng gói, bảo quản, giao hàng:

20

5. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền được dự thầu bởi nhà thầu:(5)

8

5.1. Đáp ng nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc” (GSP) phạm vi phù hợp với mặt hàng dự thầu.

8

5.2. Đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn về “Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc”(GDP) phạm vi phù hợp với mặt hàng dự thầu.

5

6. Khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà thầu về điều kiện giao hàng (6):

2

6.1. Đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mi thầu

2

6.2. Không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mi thầu.

0

7. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền được cung ứng bởi nhà thầu có uy tín trong thực hiện hợp đồng (7):

5

7.1. Nhà thầu đã trúng thầu tại đơn vị:

a) Cung ứng dược liệu, vi thuốc cổ truyền bảo đảm tiến độ theo hợp đồng

5

b) Cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền không bảo đảm tiến độ theo hợp đồng

3

7.2. Nhà thầu có vi phạm trong thực hiện hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế đã được công b trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền

3

7.3. Nhà thầu chưa trúng thầu tại đơn vị

3

8. Mặt hàng dược liệu, vị thuốc cổ truyền tham dự thầu bi nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khp tại các địa bàn miền núi, khó khăn (8):

5

8.1. Nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp trên địa bàn tỉnh (chỉ áp dụng đối với các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Hà Tĩnh, Gia Lai, Phú Yên, Hòa Bình, Tuyên Quang).

5

8.2. Các trường hợp khác.

4

Ghi chú:

(1) Căn cứ thông tin về “Cơ sở đạt Thực hành tốt sản xuất (GMP) dược liệu/vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền” được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn) và nội dung được chứng nhận tại Giấy chứng nhận GMP dược liệu/ vị thuốc cổ truyền/thuốc cổ truyền để tính điểm.

- Trường hợp dược liệu/vị thuốc cổ truyền dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia quá trình sản xuất thì căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP thấp nhất mà cơ sở sản xuất được đánh giá đáp ứng để tính điểm.

- Đối với dược liệu/vị thuốc cổ truyền được sản xuất tại cơ sở gia công thì căn cứ nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP mà cơ sở gia công được đánh giá đáp ứng để tính điểm.

(2)(3) Căn cứ vào “Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng” và thời điểm danh sách này được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn) để tính điểm. Trường hợp nhà thầu không bị vi phạm cht lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, nhưng có mua dược liệu, vị thuốc cổ truyền từ cơ sở sản xuất bị vi phạm chất lượng để tham gia đấu thầu thì trừ điểm ở cả tiêu chí 2 và tiêu chí 3.

Ví dụ:

- Ngày Cục Quản lý YDCT đăng tải Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện t của Cục là ngày 25/03/2022. Đến ngày 25/03/2023 cơ sở được rút tên khỏi Danh sách các cơ sở kinh doanh có dược liệu, vị thuốc cổ truyền vi phạm chất lượng thì đến thời điểm đóng thầu của ngày 26/03/2023, nhà thầu không bị tính là vi phạm chất lượng. Trong quá trình chấm thầu mà bị đăng tải vi phạm chất lượng thì vẫn bị tính là vi phạm chất lượng.

- Trường hợp ngày đăng tải vi phạm chất lượng trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là ngày 25/03/2022. Đến ngày 25/09/2022 (sau 06 tháng) cơ sở được rút tên khỏi danh sách cơ sở có dược liệu, vị thuốc cổ truyền bị vi phạm chất lượng. Đến thời điểm đóng thầu của ngày 26/09/2022, nhà thầu không bị tính là vi phạm chất lượng. Trong quá trình chấm thầu mà bị đăng tải vi phạm chất lượng thì vẫn bị tính là vi phạm chất lượng.

(4)

- Căn cứ vào thông tin về dự án dược liệu quý triển khai theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu s và miền núi được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn) hoặc Trang thông tin điện t của Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố hoặc Trang thông tin điện t của Ủy ban nhân dân các huyện theo quy định tại Thông tư s 10/2022/TT-BYT ngày 22/09/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu s và min núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

- Căn cứ vào Danh sách các cơ sở có dược liệu đạt GACP” được công b trên trang thông tin điện t của Cục Quản lý Y. Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn).

- Căn cứ thông tin nhà thầu tự công bố về nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu (Giấy chứng nhận nguồn gc, xuất xứ của dược liệu đi với dược liệu nhập khu; Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái dược liệu đối với dược liệu trong nước) trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, tại địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn đối với mặt hàng là dược liệu chưa đạt GACP hoặc vị thuốc cổ truyền được sản xuất từ nguyên liệu là dược liệu chưa đạt GACP.

- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các s liệu về sản lượng, nguồn gốc, xuất xứ và các thông tin khác (nếu có) theo đúng quy định của Pháp luật về đu thầu.

(5) Căn cứ thông tin về Danh sách các cơ sở kinh doanh dược liệu, vị thuốc cổ truyền có kho bảo quản đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn GSP theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BYT” được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ http://www.ydct.moh.gov.vn); Danh sách các cơ sở đạt GDP do Sở Y tế cấp;

(6) Nhà thầu cần nêu rõ trong Hồ sơ dự thầu việc đáp ứng hoặc không đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư/ bên mời thầu về điều kiện giao hàng, s lượng hàng ghi trong Hồ sơ mời thầu tại "Bảng phạm vi và tiến độ cung ứng” mục I Chương V - Phạm vi cung cp.

(7) Việc đánh giá nội dung này phải căn cứ vào một trong các thông tin sau:

- Thông tin về vi phạm trong quá trình cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền của các nhà thầu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc được công b trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (địa chỉ: http://www.ydct.moh.gov.vn) trong vòng 12 tháng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

- Việc thực hiện Hợp đồng cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền” giữa nhà thầu và chủ đầu tư/bên mời thầu trong vòng 24 tháng tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước.

(8) Ch áp dụng cho các gói thầu của các cơ sở y tế thuộc địa bàn các tỉnh trong danh sách nêu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật. Căn cứ vào thực trạng các nhà thầu cung ứng dược liệu, vị thuốc tại từng địa phương, Sở Y tế xác định cụ thể tiêu chí để đánh giá việc cung ứng của các nhà thầu có hệ thống phân phi tại địa phương để tính điểm. (Tiêu chí này không được hiểu là chm điểm cho các nhà thầu có hệ thống phân phi, cung ứng tại tất cả các tỉnh trong danh sách nêu tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật mà chấm điểm cho nhà thầu có hệ thống phân phối rộng khắp đảm bảo việc cung ứng dược liệu, vị thuốc cổ truyền cho các cơ sở y tế tại địa bàn tỉnh tham dự thầu).

PHỤ LỤC V

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2024/TT-BYT ngày 17 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

HỒ SƠ MỜI THẦU MUA THUỐC QUA MẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ

HỒ SƠ MỜI THẦU

Số hiệu gói thầu và số E-TBMT (trên Hệ thống):

____________________

Tên gói thầu (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống):

____________________

Dự án/dự toán mua sắm (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống):

____________________

Phát hành ngày (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống):

____________________

Ban hành kèm theo Quyết định (theo nội dung E-TBMT trên Hệ thống):

____________________

MỤC LỤC

Mô tả tóm tắt

Từ ngữ viết tắt

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT

Chương IV. Biểu mẫu mời thầu và dự thầu

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

Phần 4. PHỤ LỤC

Phần 1. THỦ TỤC ĐU THẦU

Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu

- Chương này cung cấp thông tin nhằm giúp nhà thầu chuẩn bị E-HSDT và thực hiện theo Chương I Phụ lục này. Thông tin bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp E-HSDT, mở thầu, đánh giá E-HSDT và trao hợp đồng. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

- Chương này được cố định theo định dạng tệp tin PDF và đăng tải trên Hệ thống.

Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu

- Chương này quy định cụ thể các nội dung của Chương I khi áp dụng đối với từng gói thầu và thực hiện theo Chương II Phụ lục này.

- Chương này được số hóa dưới dạng các biểu mẫu trên Hệ thống (webform). Bên mời thầu nhập các nội dung thông tin vào E-BDL trên Hệ thống.

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT

Chương này bao gồm các tiêu chí để đánh giá E-HSDT và đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, trong đó:

- Mục 1 (Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT) thực hiện theo Mục 1 Chương III Phụ lục này và được bên mời thầu đính kèm trên Hệ thống.

- Các tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT còn lại thực hiện theo các Mục 2, 3, 4, 5 Chương III Phụ lục này và được bên mời thầu đính kèm trên Hệ thống.

Chương IV. Biểu mẫu dự thầu

- Chương này bao gồm các biểu mẫu mà Bên mời thầu và nhà thầu sẽ phải hoàn chỉnh để thành một phần nội dung của E-HSMT và E-HSDT, trong đó:

- Mẫu số 01 - Đơn dự thầu, Mẫu số 02 - Giấy ủy quyền, Mẫu số 03 - Thỏa thuận liên danh, Mẫu số 4a - Bảo lãnh dự thầu (dành cho nhà thầu độc lập), Mẫu số 4b - Bảo lãnh dự thầu (dành cho nhà thầu liên danh), Mẫu số 05 - Bảng giá dự thầu, Mẫu số 06a - Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với thuốc được hưởng ưu đãi, Mẫu số 06b - Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước trong cơ cấu giá, Mẫu số 07a - Bản kê khai thông tin về nhà thầu, Mẫu số 07b - Bản kê khai thông tin về các thành viên của nhà thầu liên danh, Mẫu số 08a - Bảng tổng hợp hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện, Mẫu số 08b - Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện, Mẫu số 09 - Tình hình tài chính của nhà thầu, Mẫu số 10 - Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ, Mẫu số 11 - Mẫu kê hóa đơn cho trường hợp dùng hóa đơn thay cho hợp đồng tương tự và Mẫu số 00 - Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu kỹ thuật của thuốc được thực hiện theo Chương IV Phụ lục này và được số hóa dưới dạng webform. Bên mời thầu và nhà thầu cần nhập các thông tin vào webform tương ứng phù hợp với gói thầu để phát hành E-HSMT và nộp E-HSDT trên Hệ thống.

Phần 2. YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V. Phạm vi cung cấp

- Chương này bao gồm phạm vi, tiến độ cung cấp thuốc yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật của thuốc thực hiện theo Mẫu số 00 Chương IV Phụ lục này và được số hóa dưới dạng webform. Bên mời thầu và nhà thầu cần nhập thông tin vào các webform tương ứng phù hợp với gói thầu để phát hành E-HSMT và nộp E- HSDT trên Hệ thống.

- Các nội dung còn lại thực hiện theo Chương V Phụ lục này và được Bên mời thầu đính kèm trên Hệ thống,

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng

- Chương này gồm điều khoản chung được áp dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này.

- Chương này thực hiện theo Chương VI Phụ lục này nhưng không được trái với Luật Đấu thầu, chủ đầu tư có thể tham khảo mẫu ĐKC của Mẫu E-HSMT mua sắm hàng hóa để đảm bảo các nội dung không trái với Luật Đấu thầu và được Bên mời thầu đính kèm trên Hệ thống.

Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng

- Chương này bao gồm dữ liệu hợp đồng và Điều kiện cụ thể, trong đó có điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của hợp đồng nhằm chi tiết hóa, bổ sung nhưng không được thay thế Điều kiện chung của Hợp đồng.

- Chương này thực hiện theo Chương VII Phụ lục này nhưng không được trái với Luật Đấu thầu, chủ đầu tư có thể tham khảo mẫu ĐKCT của Mẫu E-HSMT mua sắm hàng hóa để đảm bảo các nội dung không trái với Luật Đấu thầu và được Bên mời thầu đính kèm trên Hệ thống.

Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng

- Chương này gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Thư bảo lãnh) và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng) do nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực.

- Chương này thực hiện theo Chương VIII Phụ lục này và được Bên mời thầu đính kèm trên Hệ thống.

Phần 4. PHỤ LỤC

- Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

- Phần này thực hiện theo Phần 4 Phụ lục này và được Bên mời thầu đính kèm trên Hệ thống.

TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CDNT

Chỉ dẫn nhà thầu

BDL

Bảng dữ liệu đấu thầu

E-HSMT

Hồ sơ mời thầu qua mạng

E-HSDT

Hồ sơ dự thầu qua mạng

ĐKC

Điều kiện chung của hợp đồng

ĐKCT

Điều kiện cụ thể của hp đồng

VND

Đồng Việt Nam

Phần 1. THỦ TỤC ĐẤU THẦU

Chương I. CHỈ DẪN NHÀ THẦU

1. Phạm vi gói thầu và giải thích từ ngữ trong đấu thầu qua mạng

1.1. Chủ đầu tư quy định tại BDL phát hành bộ E-HSMT này để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu mua sắm thuốc được mô tả trong Phần 2 - Yêu cầu về phạm vi cung cấp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Thuật ngữ “thuốc” được hiểu bao gồm thuốc hóa dược, thuốc phóng xạ, chất đánh dấu, vắc xin, sinh phẩm, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, dược liệu, vị thuốc cổ truyền và các loại khí được cấp số đăng ký lưu hành là thuốc.

1.2. Tên gói thầu; dự án/dự toán mua sắm số lượng, số hiệu các phần (trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập) thuộc gói thầu quy định tại E-BDL. Trường hợp gói thầu mua thuốc có nhiều mặt hàng thuốc mỗi mặt hàng thuốc thuộc gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị hoặc mỗi mặt hàng thuốc thuộc một nhóm thuốc của gói thầu thuốc generic hoặc gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa (theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 8 và Điều 10 Thông tư này) được coi là một phần độc lập của gói thầu.

1.3. Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận E-HSDT và được quy định trong E-TBMT trên Hệ thống.

1.4. Ngày là ngày theo dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ Tết theo quy định của pháp luật về lao động.

1.5. Thời gian và ngày tháng trên Hệ thống là thời gian và ngày tháng được hiển thị trên Hệ thống (GMT+7).

2. Nguồn vốn

Nguồn vốn để sử dụng cho gói thầu được quy định tại E-BDL.

3. Hành vi bị cấm

3.1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

3.2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.

3.3. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:

a) Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn E-HSDT hoặc rút E-HSDT để một bên trúng thầu;

b) Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;

c) Nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của E-HSMT nhưng c ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ E-HSDT hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu.

3.4. Gian lận bao gồm các hành vi sau đây:

a) Làm giả hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu;

b) Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong E-HSDT nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

3.5. Cản trở bao gồm các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

b) Cản trở người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, nhà thầu trong lựa chọn nhà thầu;

c) Cản trở cơ quan có thẩm quyền giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối với hoạt động đấu thầu;

d) C tình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị sai sự thật để cản trở hoạt động đấu thầu;

đ) Có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.

3.6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư không đúng quy định của Luật Đấu thầu;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định E-HSMT đối với cùng một gói thầu;

c) Tham gia đánh giá E-HSDT đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu;

d) Cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc là người có thẩm quyền, người đứng đầu chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu do người có quan hệ gia đình theo quy định của Luật Doanh nghiệp đứng tên dự thu hoặc là người đại diện hợp pháp của nhà thầu tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu cung cấp thuốc do nhà thầu đó cung cấp dịch vụ tư vấn: lập, thẩm định E-HSMT; đánh giá E-HSDT; kiểm định hàng hóa; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; giám sát thực hiện hợp đồng;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác và giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong thời gian 12 tháng kể từ ngày không còn làm việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ thuốc trong E- HSMT, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu;

h) Nêu điều kiện trong E-HSMT nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng, vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu.

3.7. Tiết lộ những tài liệu, thông tin về quá trình lựa chọn nhà thầu, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 77, khoản 11 Điều 78, điểm h khoản 1 Điều 79, khoản 4 Điều 80, khoản 4 Điều 81, khoản 2 Điều 82, điểm b khoản 4 Điều 93 của Luật Đấu thầu, bao gồm:

a) Nội dung E-HSMT trước thời điểm phát hành theo quy định;

b) Nội dung E-HSDT; nội dung yêu cầu làm E-HSDT của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá E- HSDT; báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; tài liệu ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng E-HSDT trước khi được công khai theo quy định;

c) Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi được công khai theo quy định;

d) Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định chứa nội dung bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

3.8. Chuyển nhượng thầu trong trường hợp sau đây:

a) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu ngoài giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ và khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ đặc biệt đã nêu trong hợp đồng;

b) Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu chưa vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng nhưng ngoài phạm vi công việc dành cho nhà thầu phụ đã đề xuất trong E-HSDT mà không được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận;

c) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm a khoản này;

d) Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc quy định tại điểm b khoản này mà vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng.

4. Tư cách hợp lệ của nhà thầu

4.1. Nhà thầu là tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Hạch toán tài chính độc lập;

b) Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

c) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại E-BDL

d) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

đ) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

e) Không trong trạng thái bị tạm ngừng, chấm dứt tham gia Hệ thống;

g) Có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược do cơ quan có thẩm quyền cấp với phạm vi kinh doanh là sản xuất thuốc hoặc bán buôn thuốc;

4.2. Đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng thuộc dự toán mua sắm, người có thẩm quyền quyết định áp dụng hoặc không áp dụng việc áp dụng mua thuốc từ nhà thầu có từ 50% lao động trở lên là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực được tham dự thầu quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thực hiện theo BDL.

5. Tính hợp lệ của thuốc

5.1. Thuốc dự thầu được coi là hợp lệ nếu được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam, cụ thể:

a) Thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực tại Việt Nam. Trường hợp thuốc có giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu hết hạn thì thực hiện theo Mục 5.1 CDNT;

b) Thuốc tham dự thầu không bị thu hồi giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Dược;

c) Thuốc tham dự thầu không có thông báo thu hồi theo quy định tại Thông tư số 03/2020/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc nguyên liệu làm thuốc và Thông tư số 38/2021/TT-B YT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền (trường hợp thu hồi một hoặc một số lô thuốc xác định thì các lô thuốc không bị thu hồi vẫn được phép lưu hành hợp pháp).

5.2. Thuốc dự thầu vào gói thầu, nhóm thuốc phù hợp theo quy định tại E-HSMT.

5.3. Việc phân chia nhóm thuốc thực hiện theo quy định như sau:

5.3.1. Gói thầu thuốc generic

Gói thầu thuốc generic có thể có một hoặc nhiều thuốc, generic, mỗi danh mục thuốc generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc generic trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc generic được phân chia thành 05 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

5.3.1.1. Nhóm 1 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU- GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP;

b) Thuốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố;

c) Được sản xuất toàn bộ các công đoạn tại Việt Nam và phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau đây:

- Sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công b đáp ứng nguyên tc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP;

- Được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Thông tư này;

- Thuốc lưu hành tại Việt Nam và thuốc được cơ quan quản lý dược của nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA cấp phép lưu hành phải có cùng công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm; dược chất, tá dược phải có cùng tiêu chuẩn chất lượng, cơ sở sản xuất, địa điểm sản xuất theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Thông tư này.

5.3.1.2. Nhóm 2 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:

a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP;

b) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH, được cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước này cấp chứng nhận đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s-GMP và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/s- GMP.

5.3.1.3. Nhóm 3 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố có chứng minh tương đương sinh học.

5.3.1.4. Nhóm 4 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam và được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

5.3.1.5. Nhóm 5 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

5.3.2. Gói thầu thuốc biệt dược gốc

Gói thầu thuốc biệt dược gốc có thể có một hoặc nhiều thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu, mỗi thuốc là một phần của gói thầu. Các thuốc tại gói thu thuốc biệt dược gốc thuộc danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố, trừ các thuốc biệt dược gốc và sinh phẩm tham chiếu sản xuất tại nước không thuộc danh sách SRA hoặc EMA được cơ quan có thẩm quyền công bố trước ngày Thông tư số 08/2022/TT-BYT ngày 05 tháng 9 năm 2022 quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc có hiệu lực.

5.3.3. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền

Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền (không áp dụng đối với vị thuốc cổ truyền) có thể có một hoặc nhiều thuốc, mỗi danh mục thuốc phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền được phân chia thành 04 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

5.3.3.1. Nhóm 1 bao gồm thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và trong thành phần công thức thuốc có toàn bộ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

5.3.3.2. Nhóm 2 bao gồm thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và trong thành phần công thức thuốc có từ 50% số lượng thành phần dược liệu trở lên được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

5.3.3.3. Nhóm 3 bao gồm thuốc được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

5.3.3.4. Nhóm 4 bao gồm thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

5.3.4. Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa

Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa có thể có một hoặc nhiu vị thuốc cổ truyền, mỗi danh mục vị thuốc cổ truyền phải được phân chia thành các nhóm, mỗi vị thuốc trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được phân chia thành 03 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

5.3.4.1. Nhóm 1 bao gồm vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và được sản xuất từ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công b đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

5.3.4.2. Nhóm 2 bao gồm vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP.

5.3.4.3. Nhóm 3 bao gồm vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

5.3.5. Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa

Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa có thể có một hoặc nhiều bán thành phẩm dược liệu, mỗi danh mục bán thành phẩm dược liệu phải được phân chia thành các nhóm, mỗi bán thành phẩm dược liệu trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch được phân chia thành 03 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:

5.3.5.1. Nhóm 1 bao gồm bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu và được sản xuất từ dược liệu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GACP.

5.3.5.2. Nhóm 2 bao gồm bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất tại Việt Nam được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP cho nguyên liệu làm thuốc từ dược liệu.

5.3.5.3. Nhóm 3 bao gồm bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa không đáp ứng tiêu chí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nhưng đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam.

5.4. Để chứng minh tính hợp lệ của thuốc dự thầu theo quy định tại Mục 5.1 CDNT, nhà thầu cần nêu rõ thông tin về số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu của thuốc; về tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của cơ sở sản xuất thuốc (hoặc các cơ sở tham gia sản xuất thuốc) và các tài liệu kèm theo để chứng minh tính hợp lệ của thuốc theo quy định tại BDL.

5.5. Đối với các thuốc thuộc danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì nhà thầu chỉ chào thầu thuốc sản xuất trong nước.

5.6. Tài liệu chứng minh tính hợp lệ của thuốc dự thầu được phép làm rõ theo quy định tại Mục 23 CDNT.

6. Nội dung của E-HSMT

6.1. E-HSMT gồm có các Phần 1, 2, 3 (Phần 3A hoặc Phần 3B), 4 và cùng với tài liệu sửa đổi, làm rõ E-HSMT theo quy định tại Mục 7 và 8 CDNT (nếu có), trong đó cụ thể bao gồm các nội dung sau đây:

Phần 1. Thủ tục đấu thầu:

- Chương I. Chỉ dẫn nhà thầu;

- Chương II. Bảng dữ liệu đấu thầu;

- Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT;

- Chương IV. Biểu mẫu dự thầu.

Phần 2. Yêu cầu về phạm vi cung cấp:

- Chương V. Phạm vi cung cấp.

Phần 3A. Điều kiện hợp đồng và Biểu mẫu hợp đồng:

- Chương VI. Điều kiện chung của hợp đồng;

- Chương VII. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

Phần 3B. Thỏa thuận khung (Áp dụng trong trường hợp mua sắm tập trung sử dụng thỏa thuận khung)

- Chương VI. Điều kiện chung của thỏa thuận khung;

- Chương VII. Điều kiện cụ thể của thỏa thuận khung;

- Chương VIII. Biểu mẫu hợp đồng.

Phần 4. Phụ lục.

6.2. Chủ đầu tư sẽ không chịu trách nhiệm về tính chính xác, hoàn chỉnh của E-HSMT, tài liệu giải thích làm rõ E-HSMT hay các tài liệu sửa đổi E-HSMT theo quy định tại Mục 7 và 8 CDNT nếu các tài liệu này không được cung cấp bởi Chủ đầu tư. E-HSMT do Chủ đầu tư phát hành trên Hệ thống sẽ là cơ sở để xem xét, đánh giá.

6.3. Nhà thầu phải nghiên cứu mọi thông tin của E-TBMT, E- HSMT, bao gồm các nội dung sửa đổi, làm rõ E-HSMT, biên bản hội nghị tiền đấu thầu (nếu có) để chuẩn bị E-HSDT theo yêu cầu của E-HSMT cho phù hợp.

7. Sửa đổi E- HSMT

7.1. Trường hợp sửa đổi E-HSMT thì bên mời thầu đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo các nội dung sửa đổi và E-HSMT đã được sửa đổi cho phù hợp (webform và file đính kèm). Việc sửa đổi E-HSMT được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 10 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu; đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, việc sửa đổi E-HSMT được thực hiện trong thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu và bảo đảm đủ thời gian để nhà thầu hoàn chỉnh E-HSDT; trường hợp không bảo đảm đủ thời gian như nêu trên thì phải gia hạn thời điểm đóng thầu.

7.2. Nhà thầu chịu trách nhiệm theo dõi thông tin trên Hệ thống để cập nhật thông tin về việc sửa đổi E-HSMT, thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) để làm cơ sở chuẩn bị E-HSDT. Trường hợp xảy ra các sai sót do không theo dõi, cập nhật thông tin trên Hệ thống dẫn đến bất lợi cho nhà thầu trong quá trình tham dự thầu bao gồm: thay đổi, sửa đổi E-HSMT, thời điểm đóng thầu và các nội dung khác thì nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm và chịu bất lợi trong quá trình tham dự thầu.

8. Làm rõ E- HSMT

8.1. Trường hợp cần làm rõ E-HSMT, nhà thầu phải gửi đề nghị làm rõ đến Bên mời thầu thông qua Hệ thống trong khoảng thời gian tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để Bên mời thầu xem xét, xử lý. Bên mời thầu tiếp nhận nội dung làm rõ để xem xét, làm rõ theo đề nghị của nhà thầu và thực hiện làm rõ trên Hệ thống nhưng không muộn hơn 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu, trong đó mô tả nội dung yêu cầu làm rõ nhưng không nêu tên nhà thầu đề nghị làm rõ. Trường hợp việc làm rõ dẫn đến phải sửa đổi E-HSMT thì chủ đầu tư tiến hành sửa đổi E-HSMT theo quy định tại Mục 7.1 CDNT.

8.2. Bên mời thầu chịu trách nhiệm theo dõi thông tin trên Hệ thống để kịp thời làm rõ E-HSMT theo đề nghị của nhà thầu.

8.3. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư tổ chức hội nghị tiền đấu thầu để trao đổi về những nội dung trong E-HSMT mà các nhà thầu chưa rõ theo quy định tại BDL. Bên mời thầu đăng tải thông báo tổ chức hội nghị tiền đấu thầu trên Hệ thống; tất cả các nhà thầu quan tâm được tham dự hội nghị tiền đấu thầu mà không cần phải thông báo trước cho Bên mời thầu.

Nội dung trao đổi giữa chủ đầu tư và nhà thầu phải được ghi lại thành biên bản và lập thành văn bản làm rõ E-HSMT đăng tải trên Hệ thống trong thời gian tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc hội nghị tiền đấu thầu.

8.4. Trường hợp E-HSMT cần phải sửa đổi sau khi tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, chủ đầu tư thực hiện việc sửa đổi E-HSMT theo quy định tại Mục 7.1 CDNT. Biên bản hội nghị tiền đấu thầu không phải là văn bản sửa đổi E-HSMT. Việc nhà thầu không tham dự hội nghị tiền đấu thầu hoặc không có giấy xác nhận đã tham dự hội nghị tiền đấu thầu không phải là lý do để loại bỏ E-HSDT của nhà thầu.

9. Chi phí dự thầu

E-HSMT được phát hành miễn phí trên Hệ thống ngay sau khi Bên mời thầu đăng tải thành công E-TBMT trên Hệ thống. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và nộp E-HSDT theo quy định tại BDL. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư sẽ không phải chịu trách nhiệm về các chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.

10. Ngôn ngữ của E-HSDT

E-HSDT cũng như tất cả văn bản và tài liệu liên quan đến E-HSDT được viết bằng tiếng Việt. Các tài liệu và tư liệu bổ trợ trong E-HSDT có thể được viết bằng ngôn ngữ khác, đồng thời kèm theo bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp thiếu bản dịch, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu gửi bổ sung (nếu cần thiết).

11. Thành phần của E- HSDT

E-HSDT phải bao gồm các thành phần sau:

11.1. Đơn dự thầu theo quy định tại Mục 12 CDNT và Mẫu số 01 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu;

11.2. Thỏa thuận liên danh được Hệ thống trích xuất theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu (đối với trường hợp nhà thầu liên danh);

11.3. Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18 E-CDNT;

11.4. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu theo quy định tại Mục 16 E-CDNT;

11.5. Đề xuất về giá và các bảng biểu được ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mục 12 và Mục 13 E-CDNT;

11.6. Các nội dung khác theo quy định tại E-BDL.

12. Đơn dự thầu và các bảng biểu

Nhà thầu điền đầy đủ thông tin vào các Mẫu ở Chương IV. Nhà thầu kiểm tra thông tin trong đơn dự thầu và các bảng biểu được Hệ thống trích xuất để hoàn thành E-HSDT.

Đối với các biểu mẫu còn lại, nhà thầu lập tương ứng theo các mẫu quy định tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu và đính kèm trong E-HSDT.

13. Giá dự thầu và giảm giá

A. Đối với gói thầu mua thuốc không phải là mua sắm tập trung, Hệ thống trích xuất như sau:

13.1. Giá dự thầu ghi trong đơn và trong bảng giá cùng với các khoản giảm giá phải đáp ứng các quy định trong Mục này:

a) Giá dự thầu là giá do nhà thầu chào trong đơn dự thầu (chưa bao gồm giảm giá), bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu. Hệ thống sẽ tự động trích xuất giá dự thầu từ Mẫu số 05 Chương IV vào đơn dự thầu.

b) Tất cả các phần (đối với gói thầu chia thành nhiều phần) và các hạng mục phải được chào giá riêng trong bảng giá dự thầu.

c) Đối với gói thầu không chia phần, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì ghi giá trị tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu. Giá trị giảm giá này được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục trong các bảng giá dự thầu; đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, giá trị giảm giá được tính trên giá dự thầu không bao gồm dự phòng.

d) Nhà thầu phải nộp E-HSDT cho toàn bộ công việc yêu cầu trong E-HSMT và ghi đơn giá dự thầu cho từng mặt hàng thuốc theo Mẫu số 05 Chương IV.

13.2. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần thì nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu. Nhà thầu phải dự thầu đầy đủ các hạng mục trong phần mà mình tham dự. Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a) Cách thứ nhất: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu (trong trường hợp này được coi là nhà thầu giảm giá đều theo tỷ lệ cho tất cả phần mà nhà thầu tham dự).

b) Cách thứ hai: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá cho từng phần vào webform trên Hệ thống.

13.3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện, hoàn thành các công việc theo đúng yêu cầu nêu trong E- HSMT. Trường hợp nhà thầu có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ về tính khả thi của đơn giá thấp khác thường đó theo quy định tại khoản 11 Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

13.4. Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì E-HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

13.5. Nhà thầu chào giá dự thầu theo quy định tại E-BDL.

B. Đối với gói thầu mua sắm thuốc là mua sắm tập trung mà việc lựa chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp, Hệ thống trích xuất như sau:

13.1. Giá dự thầu ghi trong đơn và trong các bảng giá cùng với các khoản giảm giá phải đáp ứng các quy định trong Mục này:

a) Giá dự thầu là giá do nhà thầu chào trong đơn dự thầu, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện khối lượng công việc mà nhà thầu chào theo khả năng cung cấp (chưa tính giảm giá). Hệ thống tự động trích xuất giá dự thầu từ Mẫu số 05 Chương IV vào đơn dự thầu.

b) Một hoặc các phần (đối với gói thầu chia thành nhiều phần) và một hoặc các hạng mục phải được chào giá riêng trong các bảng giá dự thầu;

c) Đối với gói thầu không chia phần, trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu. Giá trị giảm giá này được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho tất cả hạng mục trong các bảng giá dự thầu. Đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, giá trị giảm giá được tính trên giá dự thầu không bao gồm dự phòng.

d) Nhà thầu nộp E-HSDT cho các công việc mà nhà thầu có khả năng cung cấp trong số các công việc nêu trong E-HSMT và ghi đơn giá dự thầu cho từng mặt hàng thuốc theo Mẫu số 05 Chương IV.

13.2. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần độc lập và cho phép dự thầu theo từng phần thì nhà thầu có thể dự thầu một hoặc nhiều phần của gói thầu, trong mỗi phần nhà thầu có thể chào đủ số lượng, hạng mục theo yêu cầu của E-HSMT đối với phần đó hoặc chào theo số lượng, hạng mục mà nhà thầu có khả năng cung cấp (không đủ số lượng theo E-HSMT đối với phần đó). Trường hợp nhà thầu có đề xuất giảm giá thì thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

a) Cách thứ nhất: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá vào đơn dự thầu (trong trường hợp này được coi là nhà thầu giảm giá đều theo tỷ lệ cho tất cả phần mà nhà thầu tham dự).

b) Cách thứ hai: ghi tỷ lệ phần trăm giảm giá cho từng phần vào webform trên Hệ thống.

13.3. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về giá dự thầu để thực hiện, hoàn thành các công việc theo khối lượng công việc nhà thầu đã chào. Trường hợp nhà thầu có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ về tính khả thi của đơn giá thấp khác thường đó theo quy định tại khoản 11 Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

13.4. Giá dự thầu của nhà thầu phải bao gồm toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) áp theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trường hợp nhà thầu tuyên bố giá dự thầu không bao gồm thuế, phí, lệ phí (nếu có) thì E-HSDT của nhà thầu sẽ bị loại.

13.5. Nhà thầu chào giá dự thầu theo quy định tại E-BDL.

14. Đồng tiền dự thầu và đng tiền thanh toán

Đồng tiền dự thầu và đồng tiền thanh toán là VND.

15. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của thuốc

15.1. Đ chứng minh sự phù hợp của thuốc so với yêu cầu của HSMT, nhà thầu phải cung cấp các tài liệu là một phần của HSDT để chứng minh rằng thuốc mà nhà thầu cung cấp đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp.

15.2. Tài liệu chứng minh sự phù hợp của thuốc phải bao gồm một phần mô tả chi tiết theo từng khoản mục về đặc tính kỹ thuật thuốc, qua đó chứng minh sự đáp ứng cơ bản của thuốc so với các yêu cầu của HSMT.

15.3. Các thông tin tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến mặt hàng thuốc do Bên mời thầu quy định tại Chương V - Phạm vi cung cấp chỉ nhằm mục đích mô tả và không nhằm mục đích hạn chế nhà thầu.

15.4. Yêu cầu về xuất xứ thuốc thực hiện theo Mẫu số 00 Chương IV. Trường hợp Chủ đầu tư yêu cầu về xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Luật Đấu thầu thì nhà thầu phải chào thuốc theo đúng yêu cầu về xuất xứ hoặc xuất xứ Việt Nam, kể cả trong trường hợp xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ mà Chủ đầu tư yêu cầu không có Việt Nam; nhà thầu chào thuốc không có xuất xứ theo yêu cầu của E-HSMT hoặc không phải xuất xứ Việt Nam thì sẽ bị loại. Trường hợp chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu chào thuốc sản xuất tại Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu thì nhà thầu chào thầu thuốc không phải là thuốc sản xuất tại Việt Nam sẽ bị loại.

16. Tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu

16.1. Nhà thầu kê khai các thông tin cần thiết vào các Mẫu trong Chương IV - Biểu mẫu dự thầu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT. Trường hợp nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu, nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai, đính kèm trong E- HSDT và để Chủ đầu tư lưu trữ.

16.2. Các tài liệu để chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của nhà thầu nếu được trúng thầu theo quy định tại E-BDL.

17. Thời hạn có hiệu lực của E-HSDT

17.1. E-HSDT có hiệu lực không ngắn hơn thời hạn quy định tại E-BDL.

17.2. Trong trường hợp cần thiết, trước khi hết thời hạn hiệu lực của E-HSDT, Bên mời thầu có thể đề nghị các nhà thầu gia hạn hiệu lực của E-HSDT, đồng thời yêu cầu nhà thầu gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (bằng thời gian hiệu lực E-HSDT sau khi gia hạn cộng thêm 30 ngày). Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của E-HSDT thì E-HSDT của nhà thầu sẽ không được xem xét tiếp, trong trường hợp này, nhà thầu không phải nộp bản gốc thư bảo lãnh cho Bên mời thầu. Nhà thầu chấp nhận đề nghị gia hạn E-HSDT không được phép thay đổi bất kỳ nội dung nào của E-HSDT, trừ việc gia hạn hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Việc đề nghị gia hạn và chấp thuận hoặc không chấp thuận gia hạn được thực hiện trên Hệ thống.

18. Bảo đảm dự thầu

18.1. Khi tham dự thầu qua mạng, nhà thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo một hoặc các hình thức thư bảo lãnh do đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam phát hành. Trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng thì thực hiện theo quy định tại Mục 18.8 CDNT. Đối với bảo lãnh dự thầu hoặc chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy, nhà thầu quét (scan) thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh và đính kèm khi nộp E-HSDT. Đối với bảo lãnh dự thầu điện tử, nhà thầu chọn bảo lãnh dự thầu điện tử được phát hành, lưu trữ trên Hệ thống. Trường hợp E- HSDT được gia hạn hiệu lực theo quy định tại Mục 17.2 CDNT thì hiệu lực của bảo đảm dự thầu cũng phải được gia hạn tương ứng. Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải sử dụng cùng thể thức bảo lãnh dự thầu: bảo lãnh dự thầu điện tử hoặc bằng giấy.

Trường hợp liên danh thì phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau:

a) Từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện riêng rẽ bảo đảm dự thầu nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT; nếu bảo đảm dự thầu của một thành viên trong liên danh được xác định là không hợp lệ thì E-HSDT của liên danh đó sẽ không được xem xét, đánh giá tiếp. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì giá trị bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả;

b) Các thành viên trong liên danh thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho thành viên liên danh đó và cho thành viên khác trong liên danh. Trong trường hợp này, bảo đảm dự thầu có thể bao gồm tên của liên danh hoặc tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu cho các thành viên trong liên danh nhưng bảo đảm tổng giá trị không thấp hơn mức yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì giá trị bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả.

18.2. Giá trị, đồng tiền và thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định cụ thể tại E-BDL. Đối với gói thầu mua sắm thuốc là mua sắm tập trung mà việc lựa chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp, bảo đảm dự thầu của nhà thầu tương ứng với giá dự thầu nêu trong đơn dự thầu sau khi giảm giá (nếu có) với tỷ lệ bảo đảm dự thầu quy định tại E-BDL. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo đảm dự thầu (thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo đảm dự thầu nằm trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo đảm dự thầu mà không cần thiết phải đến hết 24 giờ của ngày đó).

18.3. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 CDNT, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không có chữ ký (ký số đối với bảo lãnh dự thầu điện tử) hợp lệ, ký trước khi chủ đầu tư phát hành E-HSMT, có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu (trong đó bao gồm việc không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 04A, Mẫu số 04B Chương IV). Trường hợp áp dụng thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì thư bảo lãnh hoặc giy chứng nhận bảo him bảo lãnh phải được đại diện hp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có).

18.4. Nhà thầu không được lựa chọn sẽ được hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu theo thời hạn quy định E-BDL. Đối với nhà thầu được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực.

18.5. Các trường hợp phải nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh (đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh dự thầu bằng văn bản giấy) cho bên mời thầu:

a) Nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu;

b) Nhà thầu vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong các trường hợp sau đây:

- Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E- HSDT, nhà thầu có văn bản rút E-HSDT hoặc từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong E-HSDT theo yêu cầu của E-HSMT;

- Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;

- Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu;

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mời đối chiếu tài liệu hoặc đã đối chiếu tài liệu nhưng từ chối hoặc không ký biên bản đối chiếu tài liệu, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

- Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

18.6. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mời thầu, nếu nhà thầu từ chối hoặc không nộp bản gốc thư bảo lãnh dự thầu, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh (đối với trường hợp sử dụng bảo lãnh dự thầu bằng văn bản giấy) theo yêu cầu của Bên mời thầu thì nhà thầu sẽ bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu trong đơn dự thầu.

18.7. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập, nhà thầu có thể lựa chọn nộp bảo đảm dự thầu theo một trong hai cách sau đây:

a) Bảo đảm dự thầu chung cho tất các phần mà mình tham dự thầu (giá trị bảo đảm dự thầu sẽ bằng tổng giá trị của các phần nhà thầu tham dự). Trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu do nhà thầu nộp nhỏ hơn tổng giá trị cộng gộp thì Bên mi thầu được quyền quyết định lựa chọn bảo đảm dự thầu đó được sử dụng cho phần nào trong số các phần mà nhà thầu tham dự;

b) Bảo đảm dự thầu riêng cho từng phần mà nhà thầu tham dự.

Trường hợp nhà thầu vi phạm dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì việc không hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu được tính trên phần mà nhà thầu vi phạm.

18.8. Đối với gói thầu có giá trị bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.2 CDNT nhỏ hơn 20 triệu đồng, tại thời điểm đóng thầu, nhà thầu không phải đính kèm thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tại Mục 18.1 CDNT mà phải cam kết trong đơn dự thầu (không phải đính kèm cam kết riêng bằng văn bản) là nếu được mời vào đối chiếu tài liệu hợp đồng hoặc vi phạm quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì phải nộp một khoản tiền hoặc Séc bảo chi (trong trường hợp thời hạn hiệu lực của Séc bảo chi đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư) hoặc bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh với giá trị quy định tại Mục 18.2 CDNT. Trường hợp nhà thầu không thực hiện theo cam kết nêu trên, nhà thầu bị xử lý theo đúng cam kết của nhà thầu nêu trong đơn dự thầu (bị nêu tên trên Hệ thống và bị khóa tài khoản trong vòng 06 tháng, kể từ ngày Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư). Trường hợp nhà thầu vi phạm quy định nêu tại điểm b Mục 18.5 CDNT thì nhà thầu sẽ không được hoàn trả khoản tiền bảo đảm dự thầu này.

19. Thời điểm đóng thầu

19.1. Thời điểm đóng thầu là thời điểm quy định tại E-TBMT.

19.2. Chủ đầu tư có thể gia hạn thời điểm đóng thầu bằng cách sửa đổi E-TBMT. Khi gia hạn thời điểm đóng thầu, mọi trách nhiệm của Chủ đầu tư và nhà thầu theo thời điểm đóng thầu trước đó sẽ được thay đổi theo thời điểm đóng thầu mới được gia hạn.

20. Nộp, rút và sửa đổi E- HSDT

20.1. Nộp E-HSDT: Nhà thầu chỉ nộp một bộ E-HSDT đối với một E-TBMT khi tham gia đấu thầu qua mạng. Trường hợp liên danh, thành viên đứng đầu liên danh (theo thỏa thuận trong liên danh) nộp E-HSDT sau khi được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong liên danh.

20.2. Sửa đổi, nộp lại E-HSDT: Trường hợp cần sửa đổi E- HSDT đã nộp, nhà thầu phải tiến hành rút toàn bộ E-HSDT đã nộp trước đó để sửa đổi cho phù hợp. Sau khi hoàn thiện E- HSDT, nhà thầu tiến hành nộp lại E-HSDT mới. Trường hợp nhà thầu đã nộp E-HSDT trước khi chủ đầu tư thực hiện sửa đổi E-HSMT (nếu có) thì nhà thầu phải nộp lại E-HSDT mới cho phù hợp với E-HSMT đã được sửa đổi.

20.3. Rút E-HSDT: nhà thầu được rút E-HSDT trước thời điểm đóng thầu. Hệ thống thông báo cho nhà thầu tình trạng rút E- HSDT (thành công hay không thành công). Hệ thống ghi lại thông tin về thời gian rút E-HSDT của nhà thầu.

20.4. Nhà thầu chỉ được rút, sửa đổi, nộp lại E-HSDT trước thời điểm đóng thầu. Sau thời điểm đóng thầu, tất cả các E- HSDT nộp thành công trên Hệ thống đều được mở thầu để đánh giá.

21. Mở thầu

21.1. Bên mời thầu phải tiến hành mở thầu và công khai biên bản mở thầu trên Hệ thống trong thời hạn không quá 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Trường hợp có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp E-HSDT, Bên mời thầu báo cáo Chủ đầu tư xem xét, xử lý tình huống theo quy định tại khoản 5 Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP; trường hợp không có nhà thầu nộp E- HSDT, Chủ đầu tư xem xét gia hạn thời điểm đóng thầu hoặc tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu qua mạng (hủy E-TBMT này và đăng E-TBMT mới) theo quy định tại khoản 4 Điều 131 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

21.2. Biên bản mở thầu được đăng tải công khai trên Hệ thống, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Thông tin về gói thầu:

- Số E-TBMT;

- Tên gói thầu;

- Tên chủ đầu tư;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Loại hợp đồng;

- Thời điểm hoàn thành mở thầu;

- Tổng số nhà thầu tham dự.

b) Thông tin về các nhà thầu tham dự:

- Tên nhà thầu;

- Giá dự thầu;

- Tỷ lệ phần trăm (%) giảm giá (nếu có);

- Giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) Hệ thống tự động tính trên cơ sở tính toán lại chi phí dự phòng sau khi giảm giá;

- Giá trị và hiệu lực bảo đảm dự thầu;

- Thời gian có hiệu lực của E-HSDT;

- Thời gian thực hiện gói thầu;

- Các thông tin liên quan khác (nếu có).

c) Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì phải bao gồm các thông tin về giá dự thầu cho từng phần như điểm b Mục này.

22. Bảo mật

22.1. Thông tin liên quan đến việc đánh giá E-HSDT và đề nghị trao hợp đồng hoặc trao thỏa thuận khung phải được giữ bí mật và không được phép tiết lộ cho các nhà thầu hay bất kỳ người nào không có liên quan chính thức đến quá trình lựa chọn nhà thầu cho tới khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong mọi trường hợp không được tiết lộ thông tin trong E- HSDT của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ thông tin được công khai trong biên bản mở thầu.

22.2. Trừ trường hợp làm rõ E-HSDT (nếu cần thiết) và đối chiếu tài liệu, nhà thầu không được phép tiếp xúc với Chủ đầu tư, Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến E-HSDT của mình và các vấn đề khác liên quan đến gói thầu trong suốt thời gian từ khi mở thầu cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

23. Làm rõ E- HSDT

23.1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ E- HSDT theo yêu cầu của Bên mời thầu, kể cả về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự cụ thể đã được đề xuất trong E-HSDT của nhà thầu.

Đối với nội dung về tư cách hợp lệ, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Đối với các nội dung về tính hợp lệ của E-HSDT (trừ nội dung về tư cách hợp lệ), đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong E-HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của E-HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu

Trường hợp E-HSDT của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ (của nhà thầu tại Mục 4 CDNT; của thuốc tại Mục 5 CDNT), năng lực và kinh nghiệm. Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong E-HSDT của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu, không làm thay đổi nội dung cơ bản của E-HSDT đã nộp, không thay đổi giá dự thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu làm rõ được coi như một phần của E-HSDT.

23.2. Trong quá trình đánh giá, việc làm rõ E-HSDT giữa nhà thầu và Bên mi thầu được thực hiện trực tiếp trên Hệ thống.

23.3. Việc làm rõ E-HSDT chỉ được thực hiện giữa Bên mời thầu và nhà thầu có E-HSDT cần phải làm rõ. Nội dung làm rõ E-HSDT được Bên mời thầu bảo quản như một phần của E- HSDT. Đối với các nội dung làm rõ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu về kỹ thuật, tài chính nếu quá thời hạn làm rõ mà nhà thầu không thực hiện làm rõ hoặc có thực hiện làm rõ nhưng không đáp ứng được yêu cầu làm rõ của Bên mời thầu thì Bên mời thấu sẽ đánh giá E-HSDT của nhà thầu theo E-HSDT nộp trước thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu phải dành cho nhà thầu một khoảng thời gian hợp lý để nhà thầu thực hiện việc làm rõ E-HSDT.

23.4. Nhà thầu không thể tự làm rõ E-HSDT sau thời điểm đóng thầu.

23.5. Trường hợp có sự không thống nhất trong nội dung của E-HSDT hoặc có nội dung chưa rõ thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ trên cơ sở tuân thủ quy định tại Mục 23.1 E-CDNT

23.6. Trường hợp E-HSMT có yêu cầu về cam kết, hợp đồng nguyên tắc mà E-HSDT không đính kèm các tài liệu này thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ E-HSDT, bổ sung tài liệu trong một khoảng thời gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc để làm cơ sở đánh giá E-HSDT.

Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu do nhà thầu cung cấp, chủ đầu tư, bên mời thầu được xác minh với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung của tài liệu.

24. Các sai khác, đặt điều kiện và bỏ sót nội dung

24.1. “Sai khác” là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong E-HSMT;

24.2. “Đặt điều kiện” là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc thể hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong E-HSMT;

24.3. “Bỏ sót nội dung” là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong E-HSMT.

25. Xác định tính đáp ứng của E-HSDT

25.1. Bên mời thầu sẽ xác định tính đáp ứng của E-HSDT dựa trên nội dung của E-HSMT theo quy định tại Mục 11 CDNT.

25.2. E-HSDT đáp ứng cơ bản là E-HSDT đáp ứng các yêu cầu nêu trong E-HSMT mà không có các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản. Sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản nghĩa là những điểm trong E-HSDT mà:

a) Nếu được chấp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi, chất lượng thuốc; gây hạn chế đáng kể và không thống nhất với E-HSMT đối với quyền hạn của Chủ đầu tư hoặc nghĩa vụ của nhà thầu trong hợp đồng;

b) Nếu được sửa lại thì sẽ gây ảnh hưởng không công bằng đến vị thế cạnh tranh của nhà thầu khác có E-HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu của E-HSMT.

25.3. Bên mời thầu phải kiểm tra các khía cạnh kỹ thuật của E-HSDT theo quy định tại Mục 15 và Mục 16 CDNT nhằm khẳng định rằng tất cả các yêu cầu quy định E-HSMT không có những sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót các nội dung cơ bản.

25.4. Nếu E-HSDT không đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trong E-HSMT thì E-HSDT đó sẽ bị loại; không được phép sửa đổi các sai khác, đặt điều kiện hoặc bỏ sót nội dung cơ bản trong E-HSDT đó nhằm làm cho E-HSDT đáp ứng cơ bản E- HSMT.

26. Sai sót không nghiêm trọng

26.1. Với điều kiện E-HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong E-HSMT thì bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong E-HSMT.

26.2. Với điều kiện E-HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong E-HSMT, bên mời thầu, tổ chuyên gia có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong E-HSDT liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu để khắc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ yếu tố nào của giá dự thầu. E-HSDT của nhà thầu bị loại nếu không đáp ứng yêu cầu này của bên mời thầu.

26.3. Với điều kiện E-HSDT đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong E-HSMT, bên mời thầu, tổ chuyên gia điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu; giá dự thầu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ứng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ nhằm mục đích so sánh các E-HSDT.

27. Nhà thầu phụ

27.1. Nhà thầu phụ là tổ chức, cá nhân ký hợp đồng với nhà thầu để thực hiện các dịch vụ liên quan.

27.2. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các trách nhiệm của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá E-HSDT của nhà thầu. Bản thân nhà thầu phải đáp ứng các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thu phụ).

27.3. Yêu cầu về nhà thầu phụ nêu tại E-BDL.

27.4. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong E-HSDT hoặc ký với nhà thầu phụ được chủ đầu tư chấp thuận để tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ liên quan.

27.5. Nhà thầu có hành vi chuyển nhượng thầu theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Đấu thầu thì sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 125 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

27.6. Chủ đầu tư, Bên mời thầu không được chấp thuận cho nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu và các công việc tư vấn này bao gồm: thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định E- HSMT; đánh giá E-HSDT; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.

28. Ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu

28.1. Nguyên tắc ưu đãi:

a) Nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.

b) Trường hợp tất cả các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau hoặc tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.

c) Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.

d) Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi cung cấp thuốc mà thuốc đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên.

28.2. Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá E-HSDT để so sánh, xếp hạng E-HSDT:

Thuốc chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được thuốc đó có chi phí sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên trong giá thuốc. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của thuốc được tính theo công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp sau:

Công thức trực tiếp: D (%) = G*/G x 100%

Công thức gián tiếp: D (%) = (G - C)/G x 100%

Trong đó:

G*: Là chi phí sản xuất trong nước

G: Là giá chào của thuốc trong E-HSDT trừ đi giá trị thuế; đối với nhà thầu là nhà sản xuất thì G là giá xuất xưởng (giá EXW) của thuốc

C: Là giá trị của các chi phí nhập ngoại, không bao gồm thuế, phí liên quan đến nhập khẩu

D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của thuc D 30% thì thuốc đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP.

28.3. Cách tính ưu đãi được thực hiện theo quy định tại BDL.

28.5. Nhà thầu phải kê khai thông tin về loại thuốc được hưởng ưu đãi theo Mẫu số 06a để làm cơ sở xem xét, đánh giá ưu đãi. Trường hợp nhà thầu không kê khai thì thuốc của nhà thầu được coi là không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.

28.4. Trường hợp thuốc do các nhà thầu chào đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không tiến hành đánh giá và xác định giá trị ưu đãi.

29. Đánh giá E-HSDT

29.1. Bên mời thầu sẽ sử dụng phương pháp đánh giá theo quy định tại E-BDL để đánh giá các E-HSDT.

29.2. Căn cứ vào E-HSDT của các nhà thầu đã nộp trên Hệ thống và phương pháp đánh giá E-HSDT tại Mục 29.1 E- CDNT, Bên mời thầu chọn 01 trong 02 quy trình đánh giá E-HSDT quy định tại khoản 29.3 hoặc khoản 29.4 Mục này cho phù hợp để đánh giá E-HSDT.

29.3. Quy trình 1 (áp dụng đối với phương pháp “giá đánh giá” và “giá thấp nhất”):

a) Bước 1: Đánh giá tính hợp lệ theo quy định tại Mục 1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E-HSDT ban hành kèm theo Mẫu này. Nhà thầu có E-HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá tiếp về năng lực và kinh nghiệm.

b) Bước 2: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại Mục 2 Chương III. Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá tiếp về kỹ thuật.

c) Bước 3: Đánh giá về kỹ thuật theo quy định tại Mục 3 Chương III. Nhà thầu được đánh giá là đạt về kỹ thuật thì được chuyển sang đánh giá về tài chính.

d) Bước 4: Đánh giá về tài chính theo quy định tại Mục 4 Chương III và thực hiện theo quy định tại E-BDL;

đ) Bước 5: Sau khi đánh giá về tài chính, Bên mời thầu lập danh sách xếp hạng nhà thầu. Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định tại E-BDL. Trường hợp có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về tài chính thì không cần phải xếp hạng nhà thầu.

Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, danh sách xếp hạng nhà thầu theo thứ tự từ thấp đến cao giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) tính trên mỗi đơn vị hạng mục thuốc mà nhà thầu dự thầu.

e) Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời vào đối chiếu tài liệu theo quy định tại Mục 30 E-CDNT. Nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu không đáp ứng quy định của E-HSMT thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đối chiếu mà không phải xếp hạng nhà thầu. Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, các nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu là tổ hp các nhà thầu xếp hạng từ thấp đến cao đảm bảo tổng số lượng thuốc mà các nhà thầu chào thầu không thấp hơn số lượng thuốc nêu trong E-HSMT.

29.4. Quy trình 2 (chỉ áp dụng đối với phương pháp “giá thấp nhất” và các nhà thầu, E-HSDT đều không có bất kỳ ưu đãi nào).

a) Bước 1: Xếp hạng nhà thầu căn cứ vào giá dự thầu, nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất được xếp hạng thứ nhất. Bên mời thầu tiến hành đánh giá E-HSDT của nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất căn cứ vào biên bản mở thầu trên Hệ thống. Trường hợp có nhiều nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất bằng nhau thì tiến hành đánh giá tất cả các nhà thầu này.

b) Bước 2: Đánh giá tính hợp lệ theo quy định tại điểm a Mục 29.3 E-CDNT.

c) Bước 3: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm theo quy định tại điểm b Mục 29.3 E-CDNT.

d) Bước 4: Đánh giá về kỹ thuật theo quy định tại điểm c Mục 29.3 E-CDNT.

đ) Bước 5: Nhà thầu đáp ứng về mặt kỹ thuật sẽ được mời vào đối chiếu tài liệu.

Trường hợp E-HSDT của nhà thầu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì thực hiện các bước đánh giá nêu trên đối với nhà thấu xếp hạng tiếp theo.

29.5. Nguyên tắc đánh giá E-HSDT:

a) Trường hợp các thông tin mà nhà thầu cam kết, kê khai trong E-HSDT không trung thực dẫn đến làm sai lệch kết quả đánh giá E-HSDT của nhà thầu thì nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận;

b) Trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu mà nhà thầu kê khai trên webform và thông tin trong file scan bảo đảm dự thầu đính kèm thì căn cứ vào thông tin trong file scan bảo đảm dự thầu (đối với trường hợp áp dụng thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy) để đánh giá;

c) Trường hợp các hợp đồng mà nhà thầu đính kèm trong E- HSDT không đáp ứng yêu cầu của E-HSMT, Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung hợp đồng khác để đáp ứng yêu cầu của E-HSMT trong một khoảng then gian phù hợp nhưng không ít hơn 03 ngày làm việc. Trường hợp nhà thầu không có hợp đồng đáp ứng yêu cầu của E-HSMT thì nhà thầu bị loại;

d) Đối với xuất xứ của thuốc, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì bên mời thầu yêu cầu làm rõ E-HSDT;

đ) Đối với các nội dung ngoài các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, trường hợp có sự không thống nhất giữa thông tin kê khai trên webform và file đính kèm thì thông tin trên webform là cơ sở để xem xét, đánh giá;

e) Tại bước đánh giá về tài chính, trường hợp nhà thầu không kê khai thông tin trong biểu mẫu về ưu đãi thuốc sản xuất trong nước để làm cơ sở tính toán ưu đãi thì nhà thầu sẽ không được hưởng ưu đãi;

g) Nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu, phải chuẩn bị các tài liệu để đối chiếu, chứng minh các thông tin mà nhà thầu kê khai trong E-HSDT.

30. Đối chiếu tài liệu

30.1. Nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu phải nộp một bộ tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm cho bên mời thầu để đối chiếu với thông tin nhà thầu kê khai trong E-HSDT, bao gồm:

a) Bản gốc bảo đảm dự thầu (đối với trường hợp sử dụng thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy) hoặc tiền mặt hoặc Séc bảo chi theo quy định tại Mục 18.8 CDNT;

b) Các tài liệu chứng minh về hợp đồng tương tự mà nhà thầu kê khai, đính kèm trong E-HSDT (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý, thông tin về hóa đơn theo quy định của pháp luật...);

c) Tài liệu khác liên quan đến việc chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu (nếu có).

Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, các nhà thầu được mời vào đối chiếu tài liệu là tổ hợp các nhà thầu xếp hạng từ thấp đến cao đảm bảo tổng số lượng thuốc mà các nhà thầu chào thầu không thấp hơn số lượng thuốc nêu trong E-HSMT.

30.2. Nhà thầu có tài liệu đối chiếu phù hợp sẽ được xét duyệt trúng thầu.

31. Điều kiện xét duyệt trúng thầu

Nhà thầu được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

31.1. Có E-HSDT hợp lệ theo quy định tại Mục 1 Chương III;

31.2. Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 2 Chương III;

31.3. Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Mục 3 Chương III;

31.4. Đáp ứng điều kiện theo quy định tại BDL;

31.5. Ngoài ra, đối với mặt hàng thuốc trúng thầu phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Giá đề nghị trúng thầu của từng mặt hàng thuốc không được cao hơn giá trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định khác về đấu thầu thuốc có liên quan.

b) Mặt hàng thuốc trúng thầu có giá dự thầu trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất hoặc giá đánh giá thấp nhất theo quy định, cụ thể:

- Mặt hàng thuốc của nhà thầu có giá dự thầu trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất hoặc giá đánh giá thấp nhất trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc trong mỗi nhóm thuốc đối với gói thầu thuốc generic hoặc trong mỗi nhóm thuốc đối với gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền hoặc gói thầu vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa hoặc gói thầu bán thành phẩm dược liệu có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa được xem xét đề nghị trúng thầu.

Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt (nếu có) thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.

32. Hủy thầu

32.1. Các trường hợp hủy thầu bao gồm:

a) Tất cả E-HSDT không đáp ứng được các yêu cầu của E- HSMT;

b) Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong E-HSMT;

c) E-HSMT không tuân thủ quy định của Luật Đấu thầu, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu;

d) Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu;

đ) Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

32.2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu dẫn đến hủy thầu theo quy định tại điểm c, d và điểm đ Mục 32.1 CDNT phải đền bù chi phí cho các bên liên quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

32.3. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Mục này, trong thời hạn 05 ngày làm việc chủ đầu tư, bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải toả bảo đảm dự thầu cho nhà thầu đã nộp bản gốc bảo đảm dự thầu, trừ trường hợp nhà thầu vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ Mục 32.1 E-CDNT.

33. Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

33.1. Chủ đầu tư đăng tải thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống kèm theo báo cáo đánh giá E-HSDT trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu như sau:

a) Thông tin về gói thầu:

- Số E-TBMT;

- Tên gói thầu;

- Giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt (nếu có);

- Tên Chủ đầu tư;

- Hình thức lựa chọn nhà thầu;

- Loại hợp đồng;

- Thời gian thực hiện gói thầu.

b) Thông tin về nhà thầu trúng thầu:

- Mã số thuế;

- Tên nhà thầu;

- Giá dự thầu;

- Giá dự thầu sau giảm giá (nếu có);

- Điểm kỹ thuật (nếu có);

- Giá đánh giá (nếu có);

- Giá trúng thầu;

- Thời gian thực hiện gói thầu.

- Thời gian thực hiện hợp đồng.

c) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu.

33.2. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại điểm a Mục 32.1 CDNT, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và trên Hệ thống phải nêu rõ lý do hủy thầu.

33.3 Trường hợp có yêu cầu giải thích lý do cụ thể nhà thầu không trúng thầu, nhà thầu gửi đề nghị trên Hệ thống hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả lời yêu cầu của nhà thầu trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà thầu.

34. Thay đổi số lượng thuốc

34.1. Vào thời điểm trao hợp đồng hoặc trao thỏa thuận khung, Chủ đầu tư có quyền tăng hoặc giảm số lượng thuốc nêu trong Chương V - Phạm vi cung cấp với điều kiện sự thay đổi đó không vượt quá tỷ lệ quy định tại E-BDL và không có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các điều kiện, điều khoản khác của E-HSMT và E-HSDT. Tỷ lệ tăng, giảm khối lượng thuốc không vượt quá 10%.

34.2. Tùy chọn mua thêm:

Trước khi hợp đồng hết hiệu lực, Chủ đầu tư với nhà thầu thỏa thuận mua bổ sung khối lượng thuốc ngoài khối lượng nêu trong Chương V với điều kiện không vượt quá tỷ lệ quy định tại BDL và đáp ứng quy định tại khoản 8 Điều 39 của Luật Đấu thầu.

Phần công việc mua bổ sung phải tương tự với phần công việc nêu trong hợp đồng đã ký kết và đã có đơn giá. Khối lượng thuốc bổ sung này không được sử dụng để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu. Đối với nhà thầu liên danh, việc phân chia trách nhiệm thực hiện khối lượng bổ sung theo tùy chọn mua thêm thực hiện theo tỷ lệ phân chia công việc theo hợp đồng đã ký, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

35. Thông báo chấp thuận E- HSDT và trao hợp đồng hoặc thỏa thuận khung

Sau khi Chủ đầu tư đăng tải thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu, Bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng hoặc thỏa thuận khung thông qua Hệ thống, bao gồm cả yêu cầu về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, thời gian hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung theo quy định tại Mẫu số 14 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng cho nhà thầu trúng thầu. Thông báo chấp thuận E- HSDT và trao hợp đồng hoặc thỏa thuận khung là một phần của hồ sơ hợp đồng. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung hoặc không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng hoặc thỏa thuận khung thì nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm b Mục 18.5 CDNT. Thời hạn nêu trong thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng được tính kể từ ngày bên mời thầu gửi thông báo chấp thuận này cho nhà thầu trúng thầu trên Hệ thống.

36. Điều kiện ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung

36.1. Tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung, E- HSDT của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.

36.2. Tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận khung, nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của E-HSMT. Trường hợp thực tế nhà thầu không còn đáp ứng cơ bản yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định nêu trong E-HSMT thì Chủ đầu tư sẽ từ chối ký kết hợp đồng với nhà thầu. Chủ đầu tư sẽ hủy quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng hoặc trao thỏa thuận khung trước đó và mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đối chiếu tài liệu.

36.3. Chủ đầu tư phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.

37. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

37.1. Trước khi ký kết hợp đồng hoặc trước thời điểm hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 6 E-ĐKC Chương VI.

Trường hợp nhà thầu sử dụng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng thì phải sử dụng Mẫu số 14

Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng hoặc một mẫu khác được Chủ đầu tư chấp thuận.

37.2. Nhà thầu không được hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp sau đây:

a) Từ chối thực hiện hợp đồng khi hợp đồng có hiệu lực;

b) Vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng;

c) Thực hiện hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của mình nhưng từ chối gia hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng.

38. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu

38.1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng, nhà thầu, cơ quan, tổ chức được kiến nghị người có thẩm quyền, chủ đầu tư xem xét lại các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các Điều 89, 90 và 91 của Luật Đấu thầu.

38.2. Trường hợp kiến nghị lên Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan, tổ chức gửi kiến nghị trực tiếp trên Hệ thống. Trường hợp kiến nghị lên Người có thẩm quyền, nhà thầu gửi kiến nghị theo địa chỉ quy định tại E-BDL.

39. Giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu

Khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp quy định của pháp luật đấu thầu, nhà thầu có trách nhiệm thông báo cho tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ giám sát theo quy định tại E-BDL.

Chương II. BẢNG DỮ LIỆU ĐẤU THẦU

CDNT 1.1

Tên Chủ đầu tư: __[Hệ thống tự động trích xuất].

CDNT 1.2

Tên gói thầu: __[Hệ thống tự động trích xuất].

Tên dự án/dự toán mua sắm là: __[Hệ thống tự động trích xuất].

Số lượng và số hiệu các phần thuộc gói thầu: __[ghi số lượng các phần và số hiệu của tng phần (nếu gói thầu chia thành nhiều phần)] và ghi theo quy định tại mục CDNT 13.2 Chương này.

CDNT 2

Nguồn vốn __[Theo E-TBMT].

CDNT 4.1

Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định như sau:

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% với: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ Chủ đầu tư, Bên mời thầu], trừ trường hợp: (i) Nhà thầu là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phủ hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó. (ii) Nhà thầu là công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước mà sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và gói thầu này là của công ty con, công ty thành viên.

công ty thành viên.

- Nhà thầu tham dự thầu không có cổ phần hoặc vốn góp với các nhà thầu tư vấn; không cùng có cổ phần hoặc vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên, cụ thể như sau:

+ Tư vấn thẩm định giá: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn lập E-HSMT: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn thẩm định E-HSMT: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn đánh giá E-HSDT: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

+ Tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu: __[ghi đầy đủ tên và địa chỉ của đơn vị tư vấn (nếu có)];

Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với nhà thầu tư vấn (đã nêu trên)1.

Nhà thầu tham dự thầu không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý với Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó.

- Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có cùng một cơ quan trực tiếp quản lý, góp vốn khi tham dự thầu các gói thầu của nhau không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.

Tỷ lệ cổ phần, vốn góp giữa các bên được xác định tại thời điểm đóng thầu và theo tỷ lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, các giấy tờ khác có giá trị tương đương.

Trường hợp nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Xi: Tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong thành viên liên danh thứ i;

Yi: Tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng công việc của thành viên liên danh thứ i trong thỏa thuận liên danh;

n: Số thành viên tham gia trong liên danh.

CDNT 4.3

[Căn cứ kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc quyết định của người có thẩm quyền, Chủ đầu tư ghi “Có áp dụng” hoặc “Không áp dụng”]. Trường hợp có áp dụng”, nhà thầu phải cung cấp tài liệu để chứng minh.

CDNT 5.1

Tài liệu, thông tin chứng minh về tính hợp lệ của thuốc dự thầu:

[Nhà thầu liệt kê thông tin tên mặt hàng thuốc tham dự thầu, cơ sở tham gia sản xuất; s giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu do Cục Quản lý Dược cấp và các thông tin khác có liên quan: Nhà thầu ghi đầy đủ các thông tin theo quy định tại Mẫu số 5 - Bảng giá dự thầu.

Các thông tin phải phù hợp với thông tin về thuốc đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu được Cục Quản lý Dược công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (địa chỉ: http://www.dav.gov.vn);

Đối với trường hợp mặt hàng thuốc tham dự thầu có giấy đăng ký lưu hành hoặc giy phép nhập khu hết hạn hiệu lực trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu có văn bản cam kết đảm bảo cung ứng thuốc theo yêu cầu của E-HSMT và bổ sung thẻ kho tương ứng 03 tháng theo tiến độ cung ứng được ghi trong E-HSMT (đối với thuốc phóng xạ thì thay thẻ kho bằng giấy tờ khác phù hợp; đối với mua sắm tập trung thì không áp dụng chứng minh bằng thẻ kho);

Đối với trường hợp giấy phép GMP hết hiệu lực trước thời điểm đóng thầu nhà thầu có văn bản cam kết đảm bảo cung ứng thuốc theo yêu cầu của E-HSMT và bổ sung thẻ kho tương ứng 03 tháng theo tiến độ cung ứng được ghi trong E-HSMT (đối với thuc phóng xạ thì thay thẻ kho bằng giấy tờ khác phù hợp; đối với mua sắm tập trung thì không áp dụng chứng minh bằng thẻ kho);

Trong quá trình đánh giá E-HSDT nếu các giấy tờ trên được gia hạn hoặc cấp mới thì không cần xem xét thẻ kho.

CDNT 8.3

Hội nghị tiền đấu thầu: __[ghi "" hoặc "không". Trường hợp "" thì ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị tiền đấu thầu, số điện thoại của người chịu trách nhiệm tổ chức hội nghị tiền đu thầu]

CDNT 9

Chi phí nộp E-HSDT: __[Hệ thống tự trích xuất theo quy định hiện hành].

CDNT 11.8

Nhà thầu phải nộp cùng với E-HSDT các tài liệu sau đây: __[ghi tên các tài liệu cần thiết khác mà nhà thầu cần nộp cùng với E- HSDT theo yêu cầu trên cơ sở phù hợp với quy mô, tính chất của gói thầu và không làm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu. Nếu không có yêu cầu thì phải ghi rõ là “không yêu cầu”].

CDNT 13.2

Các phần của gói thầu: Mỗi mặt hàng thuốc là một phần của gói thầu. Nhà thầu có thể tham gia một hoặc nhiều mặt hàng (phần gói thầu) thuốc trong gói thầu mà nhà thầu có khả năng cung cấp. Bên mời thầu đánh giá E-HSDT theo từng mặt hàng (phần gói thầu) mà nhà thầu tham dự, giá trị bảo đảm dự thầu là tổng giá trị bảo đảm dự thầu của từng mặt hàng mà nhà thầu tham dự.

CDNT 16.2

Các tài liệu để chứng minh năng lực thực hiện hợp đồng của nhà thầu:

a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược:

Trong phạm vi kinh doanh phải ghi rõ sản xuất thuốc hoặc bán buôn thuốc.

b) Thông tin về việc đáp ứng hoặc duy trì đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt tùy theo từng loại hình kinh doanh:

- GSP (Thực hành tốt bảo quản thuốc): Đối với cơ sở nhập khẩu trực tiếp thuốc

- GDP (Thực hành tốt phân phối thuốc): Đối với cơ sở bán buôn thuốc.

- GACP (Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc): Đối với cơ sở nuôi trồng dược liệu.

- GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc): Đối với cơ sở sản xuất thuốc Nhà thầu chỉ cần ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Mẫu số 05 tại Chương IV - Biểu mẫu dự thầu để phục vụ việc đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu và Mục 1 Phần 4 Phụ lục Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Thông tin về việc đáp ứng và duy trì đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

c) Thông báo trúng thầu hoặc hóa đơn bán thuốc hoặc hợp đồng cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế hoặc các tài liệu khác để chứng minh kinh nghiệm cung ứng thuốc để đánh giá theo quy định tại Mục 11 Phần 4 Phụ lục Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;

d) Các tài liệu nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu đối với thuốc cổ truyền (trừ vị thuốc cổ truyền), thuốc dược liệu (hóa đơn, chứng từ hợp lệ mua dược liệu từ các nhà cung cấp được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp giấy chứng nhận sản xuất, kinh doanh thuốc từ dược liệu; Phiếu tiếp nhận bản công bố dược liệu sản xuất theo WHO-GACP của cơ sở sản xuất dược liệu, tài liệu chứng minh nhà thầu là đơn vị trực tiếp khai thác/nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu; Hợp đồng với đơn vị khai thác/nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu; Hóa đơn mua dược liệu từ các hộ khai thác/nuôi trồng, thu hái, chế biến dược liệu; Hóa đơn chứng từ khác chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu để đánh giá theo quy định tại Mục 9 Phần 4 Phụ lục Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;

đ) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ mua nguyên liệu kháng sinh sản xuất trong nước để sản xuất thuốc tham dự thầu để đánh giá theo quy định tại Mục 8 Phần 4 Phụ lục Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Các tài liệu do nhà thầu cung cấp khi tham dự thầu là bản chụp có đóng dấu xác nhận của nhà thầu đồng thời nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của Bên mời thầu.

CDNT 17.1

Thời hạn hiệu lực của E-HSDT là: __ngày [trích xuất theo E-TBMT], kể từ ngày có thời điểm đóng thầu.

CDNT 18.2

Nội dung bảo đảm dự thầu:

- Giá trị bảo đảm dự thầu: [Hệ thống trích xuất từ E-TBMT].

- Tỷ lệ bảo đảm dự thầu đối với trường hợp gói thầu mua sắm thuốc là mua sắm tập trung mà việc lựa chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp: __[Hệ thống trích xuất từ E-TBMT theo nguyên tắc giá trị bảo đảm dự thầu mà nhà thầu phải thực hiện ti thiểu bằng tỷ lệ % giá dự thầu sau giảm giá (nếu có)].

Đối với nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu có các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP và được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị yêu cầu nêu trên trong thời hạn 02 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện các hành vi này. Trường hợp nhà thầu liên danh, thành viên liên danh có các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP nêu trên phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị bảo đảm dự thầu tương ứng với tỷ lệ giá trị công việc thành viên đó đảm nhận trong liên danh trong thời hạn 02 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện hành vi này.

- Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu: [Hệ thống trích xuất từ E-TBMT]

(Trường hợp gói thầu được chia làm nhiều phần thì phải nêu rõ giá trị bảo đảm dự thầu của từng phần)

CDNT 18.4

Thời gian hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu đối với nhà thầu không được lựa chọn: __ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt [ghi cụ thể số ngày nhưng không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt].

CDNT 27.3

Giá trị tối đa dành cho nhà thầu phụ: __giá dự thầu của nhà thầu

[Trường hợp có yêu cầu dịch vụ liên quan, Bên mời thầu có thể cho phép nhà thầu được sử dụng nhà thầu phụ tùy theo quy mô, tính cht gói thầu, Chủ đầu tư ghi tỷ lệ %].

CDNT 28.3

Cách tính ưu đãi:

1. Ưu đãi đối với thuốc có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% và không có thuốc nào có chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:

a) [- Chọn phương pháp giá thấp nhất thì trích xuất]: thuốc không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của thuốc đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

b) [- Chọn phương pháp giá đánh giá thì trích xuất]: thuốc không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của thuốc đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản này, nhà thầu chào thuốc có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 10% thay cho hệ số ưu đãi 7,5%.

2. Ưu đãi đối với thuốc có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:

a) [- Chọn phương pháp giá thấp nhất thì trích xuất, thuốc không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của thuốc đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; thuốc thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của thuốc đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; thuốc có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đen thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá dự thầu của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

b) [- Chọn phương pháp giá đánh giá thì trích xuất]: thuốc không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của thuốc đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; thuốc thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của thuốc đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; thuốc có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b khoản này, nhà thầu chào thuốc có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 12% thay cho hệ số ưu đãi 10%.

CDNT 29.1

Phương pháp đánh giá E-HSDT là:

a) Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm: sử dụng tiêu chí đạt/không đạt.

b) Đánh giá về kỹ thuật: Áp dụng phương pháp chấm điểm.

c) Đánh giá về tài chính: [Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà áp dụng phương pháp giá thấp nhất, phương pháp giá đánh giá cho phù hợp với tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Chương III]. Đối với mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, Hệ thống trích xuất: “phương pháp giá thấp nhất”.

CDNT 29.5

Xếp hạng nhà thầu: [Hệ thống trích xuất khi chọn phương pháp đánh giá tại Mục 29.1 CDNT như sau:

- Chọn phương pháp giá thấp nhất thì trích xuất: “nhà thầu có giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”;

- Chọn phương pháp giá đánh giá thì trích xuất: “nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất”].

CDNT 31.4

[Hệ thống trích xuất khi chọn phương pháp đánh giá tại Mục 29.1 E-BDL như sau:

- Chọn phương pháp giá thấp nhất thì trích xuất: “nhà thầu có giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất ”;

- Chọn phương pháp giá đánh giá thì trích xuất: "nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất”].

Đối với gói thầu được chia làm nhiều phần, việc đánh giá E-HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm: giá đề nghị trúng thầu của từng phần là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); giá đánh giá của từng phần trong gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của từng phân không vượt giá của phần đó trong giá gói thu đã duyệt, giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu đã duyệt.

Đối với trường hợp mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, [Hệ thống trích xuất như sau: “các nhà thầu có giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) tính trên mỗi đơn vị của hạng mục nhà thầu dự thầu theo thứ tự từ thấp đến cao cho đến khi tổng số lượng thuốc mà các nhà thầu trúng thầu chào thầu bằng số lượng thuốc nêu trong E-HSMT”.]

CDNT 34.1

Tỷ lệ tăng số lượng tối đa là: [ghi tỷ lệ % nhưng không vượt 10%];

Tỷ lệ giảm số lượng tối đa là: [ghi tỷ lệ % nhưng không vượt 10%].

CDNT 34.2

- Tùy chọn mua thêm: __[ghi "có áp dụng" hoặc "không áp dụng" theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt. Trường hợp "có áp dụng" thì ghi rõ tỷ lệ của khối lượng mua thêm nhưng không vượt quá 30% của khối lượng hạng mục thuốc tương ứng nêu trong Chương IV];

- Tỷ lệ tùy chọn mua thêm tối đa là: __[ghi tỷ lệ %].

CDNT 38

- Người có thẩm quyền: _____[ghi đầy đủ tên người có thẩm quyền].

+ Địa chỉ: ____[ghi đầy địa chỉ, s điện thoại, s fax, email của người có thẩm quyền];

+ E-mail: ____[ghi rõ Email của người có thẩm quyền để nhận đơn kiến nghị của nhà thầu].

- Bộ phận thường trực giúp việc Chủ tịch Hội đồng tư vấn:

+ Địa chỉ: ____[ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, s fax, email của Bộ phận thường trực giúp việc Chủ tịch Hội đồng tư vấn];

+ E-mail: ____[ghi rõ Email của bộ phận thường trực giúp việc Chủ tịch Hội đồng tư vấn để nhận đơn kiến nghị của nhà thầu].

CDNT 39

Địa ch của tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ giám sát: [ghi đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại, s fax của tổ chức, cá nhân được Người có thm quyn giao nhiệm vụ thực hiện giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu/dự án (nếu có)].

Chương III. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ E-HSDT

Mục 1. Đánh giá tính hợp lệ của E-HSDT

E-HSDT của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Có bảo đảm dự thầu không vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Mục 18.3 CDNT. Thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có) với giá trị bảo lãnh, thời hạn có hiệu lực và đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của E-HSMT (đối với bảo lãnh dự thầu điện tử thì phải được ký số). Thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh không được ký trước khi Chủ đầu tư phát hành E-HSMT; không được kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu (trong đó bao gồm việc không đáp ứng đủ các cam kết theo quy định tại Mẫu số 4A, Mau số 4B Chương IV). Đối với bảo lãnh dự thầu hoặc chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh bằng văn bản giấy, trường hợp có sự sai khác giữa thông tin về bảo đảm dự thầu mà nhà thầu kê khai trên Hệ thống và thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh đính kèm thì căn cứ vào thông tin trong file quét (scan) thư bảo lãnh dự thầu để đánh giá. Đối với nhà thầu liên danh, các thành viên liên danh phải sử dụng cùng thể thức bảo lãnh dự thầu: bảo lãnh dự thầu điện tử hoặc bằng giấy.

Đối với gói thầu có giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng, nhà thầu có cam kết trong đơn dự thầu theo quy định tại Mục 18.8 CDNT.

b) Trong trường hợp liên danh thì thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện theo Mẫu số 03 Chương IV - Biểu mẫu dự thầu. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu quy định tại Mẫu số 05 Chương IV; không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này.

c) Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 4 CDNT[1].

d) Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu.

Nhà thầu có E-HSDT hợp lệ được xem xét, đánh giá trong bước tiếp theo.

Mục 2. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm Tiêu chuẩn đánh giá năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Bảng số 01 và được số hóa dưới dạng webform trên Hệ thống. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm: kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp thuốc tương tự; năng lực tài chính gồm giá trị tài sản ròng, doanh thu, việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung quy định tại Bảng số 01 thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá E-HSDT của nhà thầu. Bản thân nhà thầu phải đáp ứng các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

Không đưa ra yêu cầu nhà thầu đã từng thực hiện một hoặc nhiều hợp đồng trên một địa bàn cụ thể hoặc nhà thầu phải có kinh nghiệm cung cấp thuốc hoặc dịch vụ trên một địa bàn cụ thể như là tiêu chí để loại bỏ nhà thầu.

Trường hợp đồng tiền nêu trong các hợp đồng tương tự hoặc xác nhận thanh toán của Chủ đầu tư đối với những hợp đồng cung cấp thuốc đã thực hiện hoặc tờ khai nộp thuế hoặc các tài liệu liên quan chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu không phải VND thì khi lập E-HSDT, nhà thầu phải quy đổi về VND để làm cơ sở đánh giá E-HSDT. Việc quy đổi được áp dụng tỷ giá quy đổi của __[ghi căn cứ xác định tỷ giá quy đổi, thông thường áp dụng tỷ giá bán ra của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam] tại ngày ký hợp đồng tương tự đó.

Trường hợp nhà thầu tham dự thầu là công ty mẹ (ví dụ như Tổng công ty) có huy động công ty con thực hiện một phần công việc của gói thầu thì nhà thầu phải kê khai cụ thể phần công việc dành cho các công ty con. Việc đánh giá kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự căn cứ vào giá trị, khối lượng công việc do công ty mẹ, công ty con đảm nhiệm trong gói thu.

Đối với nhà thầu liên danh thì năng lực, kinh nghiệm được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh song phải bảo đảm từng thành viên liên danh đáp ứng năng lực, kinh nghiệm đối với phần việc mà thành viên đó đảm nhận trong liên danh; nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá E-HSDT của nhà thầu chính (trừ trường hợp E-HSMT quy định được phép sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt). Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực và kinh nghiệm (không xét đến năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ).

Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn đánh giá quy định tại Bảng số 01: “Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm” và theo các nội dung tại Mục 3, Mục 4 và Mục 5 dưới đây. Căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thầu và tình hình thực tế của ngành, địa phương để quy định cho phù hợp bảo đảm mục tiêu đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và không vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu và quy định hiện hành có liên quan. Nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá.

Bên mời thầu không được bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm đã quy định tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm dưới đây gây hạn chế nhà thầu tham dự.

Bảng số 01 (Webform trên Hệ thống)

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC VÀ KINH NGHIỆM

Các tiêu chí năng lực và kinh nghiệm

Các yêu cầu cần tuân thủ

Tài liệu cần nộp

TT

Mô tả

Yêu cầu

Nhà thầu độc lập

Nhà thầu liên danh

Tổng các thành viên liên danh

Từng thành viên liên danh

1

Lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu

Từ ngày 01 tháng 01 năm ____(1) đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có hợp đồng cung cấp thuốc không hoàn thành do lỗi của nhà thầu(2).

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Cam kết trong đơn dự thầu

2

Thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế

Đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế(3) của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu.

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Cam kết trong đơn dự thầu

3

Năng lực tài chính

3.1

Kết quả hoạt động tài chính(4)

Giá trị tài sản ròng của nhà thầu trong năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu phải dương.

(Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ)

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Báo cáo tài chính, Mẫu số 09

3.2

Doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT)

Doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT) của ____(5) năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu của nhà thầu có giá trị tối thiểu là ____(6)VND.

Đối với gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, doanh thu được xác định tương ứng với giá dự thầu theo hệ số “k”

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Không áp dụng

Báo cáo tài chính, Mẫu số 09

4

Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc tương tự

Nhà thầu đã hoàn thành tối thiểu 01 hợp đồng tương tự với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ(7) trong khoảng thời gian kể từ ngày 01 tháng 01 năm ___(8) đến thời điểm đóng thầu.

Trong đó hợp đồng tương tự là:

- Có tính chất tương tự: ____(9)

- Đã hoàn thành có quy mô (giá trị) tối thiểu: VND ___(10).

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu này

Phải thỏa mãn yêu cầu (tương đương với phần công việc đảm nhận)

Mẫu số 8(a), 8(b)

hoặc Mẫu số 11

Ghi chú:

(1) Ghi năm yêu cầu, thông thường là 03 năm trước năm có thời điểm đóng thầu. Ví dụ: thời điểm đóng thầu là ngày 20 tháng 6 năm 2024 thì yêu về lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu ghi như sau: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có hợp đồng cung cấp thuốc không hoàn thành do lỗi của nhà thầu

(2) Hợp đồng cung cấp thuốc không hoàn thành do lỗi của nhà thầu bao gồm:

- Hợp đồng cung cấp thuốc bị Chủ đầu tư kết luận nhà thầu không hoàn thành và nhà thầu không phản đối;

- Hợp đồng cung cấp thuốc bị Chủ đầu tư kết luận nhà thầu không hoàn thành, không được nhà thầu chấp thuận nhưng đã được trọng tài hoặc tòa án kết luận theo hướng bất lợi cho nhà thầu.

Các hợp đồng cung cấp thuốc không hoàn thành không bao gồm các hợp đồng mà quyết định của Chủ đầu tư đã bị bác bỏ bằng cơ chế giải quyết tranh chấp. Việc xác định hợp đồng không hoàn thành phải dựa trên tất cả những thông tin về tranh chấp hoặc kiện tụng được giải quyết theo quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp của hợp đồng tương ứng và khi mà nhà thầu đã hết tất cả các cơ hội có thể khiếu nại. Đối với các hợp đồng chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu nhưng vẫn hoàn thành hợp đồng thì không được coi là hợp đồng không hoàn thành.

Đối với nhà thầu liên danh mà chỉ có một hoặc một số thành viên trong liên danh vi phạm và bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP thì thành viên liên danh còn lại không bị coi là không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu. Trường hợp một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chỉ một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm hợp đồng bị coi là không hoàn thành hợp đồng, thành viên còn lại không bị coi là không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu.

(3) Nhà thầu cung cấp tài liệu chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu để đối chiếu khi được mời vào đối chiếu tài liệu. Nghĩa vụ nộp thuế là nộp thuế với giá trị thuế tương ứng với thuế suất, thu nhập chịu thuế, doanh thu tính thuế nhà thầu kê khai trên Hệ thống thuế điện tử (số thuế đã nộp tương ứng với số thuế phải nộp); trường hợp được chậm nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế theo chính sách của Nhà nước thì thực hiện theo quy định này. Nhà thầu nộp các tài liệu như sau:

- Tờ khai thuế và Giấy nộp tiền có xác nhận của cơ quan thuế được in từ Hệ thống thuế điện tử hoặc

- Tờ khai thuế và xác nhận của cơ quan thuế về việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Trường hợp ngày có thời điểm đóng thầu sau ngày kết thúc năm tài chính của nhà thầu (năm Y) và trước hoặc trong ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm Y, yêu cầu đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế áp dụng đối với năm tài chính trước năm Y (năm Y-1).

(Ví dụ: ngày có thời điểm đóng thầu là ngày 20/3/2024, năm tài chính của nhà thầu là 01/01 - 31/12 thì nhà thầu phải chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế của năm 2022).

(4) Ghi thời gian yêu cầu, thông thường từ 03 năm đến 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu. Trường hợp nhà thầu có số năm thành lập ít hơn số năm theo yêu cầu của E-HSMT thì doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT) được tính trên so năm mà nhà thầu thành lập. Trong trường hợp này, nếu doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT) của nhà thầu đáp ứng yêu cầu về giá trị của E-HSMT thì nhà thầu vẫn được đánh giá tiếp mà không bị loại.

Trường hợp thời điểm đóng thầu sau ngày kết thúc năm tài chính của nhà thầu (năm Y) và trước hoặc trong ngày cuối cùng của tháng thứ 3 tính từ ngày kết thúc năm Y, yêu cầu về nộp báo cáo tài chính áp dụng đối với các năm trước của năm Y(năm Y-1, Y-2...).

Ví dụ 1: Thời điểm đóng thầu là ngày 20/3/2024, năm tài chính của nhà thầu là 01/01 -31/12 và E-HSMT yêu cầu nhà thầu nộp báo cáo tài chính của 03 năm gần nhất thì nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm 2020, 2021, 2022.

Ví dụ 2: Doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT) của 3 năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu. Trong trường hợp này, nếu thời điểm đóng thầu là ngày 15/11/2024 thì nhà thầu phải nộp báo cáo tài chính của các năm 2021, 2022, 2023. Nhà thầu được thành lập vào năm 2022 nhưng doanh thu trung bình của năm 2022 và năm 2023 đáp ứng yêu cầu thì nhà thầu được tiếp tục đánh giá.

(5) Cách tính toán thông thường về mức yêu cầu doanh thu bình quản hằng năm (không bao gồm thuế VAT):

a) Trường hợp thời gian thực hiện gói thầu từ 12 tháng trở lên thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT) = [(Giá gói thầu - giá trị thuế VAT)/thời gian thực hiện gói thầu theo năm] x k. Thông thường yêu cầu hệ số k trong công thức này là từ 1,5 đến 2.

b) Trường hợp thời gian thực hiện gói thầu dưới 12 tháng thì cách tính doanh thu như sau:

Yêu cầu tối thiểu về mức doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT) = (Giá gói thầu - giá trị thuế VAT) x k. Thông thường yêu cầu hệ số “k” trong công thức này là 1,5.

Đối với gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, doanh thu được xác định tương ứng với giá dự thầu (thay “giá gói thầu” bằng “giá dự thầu” trong công thức). Trong trường hợp này, chủ đầu tư cần nêu cụ thể hệ số k.

(6) Đối với các hợp đồng mà nhà thầu đã tham gia với tư cách là thành viên liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ tính giá trị phần việc do nhà thầu thực hiện.

(7) Ghi thời gian yêu cầu, thông thường là từ 03 năm đến 05 năm trước năm có thời điểm đóng thầu. Ví dụ: từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến thời điểm đóng thầu.

(8) Hợp đồng cung cấp thuốc tương tự:

- Nhà thầu được quyền cung cấp các hợp đồng cung cấp thuốc hoặc hóa đơn bán hàng kèm theo danh mục thuốc đã cung cấp cho các cơ sở khám chữa bệnh hoặc các cơ sở kinh doanh thuốc để chứng minh kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp thuốc tương tự về quy mô với phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự.

Lưu ý:

+ Không bắt buộc nhà thầu chỉ được chứng minh bằng các hợp đồng cung cấp thuốc cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

+ Mặt hàng thuốc tại hợp đồng tương tự không bắt buộc là mặt hàng thuốc dự thầu.

(10) Tương tự về quy mô: Được xác định bằng tng các hợp đồng cung cấp thuốc tương tự tối thiểu bng 70% giá trị các mặt hàng của các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự. Đối với các gói thầu có tính chất đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị của hợp đồng trong khoảng 50% đến 70%) giá trị của các phần trong gói thầu nhà thầu tham dự.

Bảng số X (Webform trên Hệ thống)

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH VÀ KINH NGHIỆM

(Áp dụng đối với gói thầu cung cấp thuốc chia thành nhiều phần)

STT

Mã phần (lô)

Tên phần (lô)

Giá trị ước tính từng phần (VND)

Doanh thu bình quân hằng năm (không bao gồm thuế VAT)* (VND)

Quy mô hợp đồng tương tự ** (VND)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(7)

Đối với các nội dung lịch sử không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu, thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế, kết quả hoạt động tài chính áp dụng theo quy định tại Bảng số 01 Chương này.

Ghi chú:

(*) Trường hợp nhà thầu tham dự nhiều phần, việc đánh giá về doanh thu căn cứ trên tổng giá trị doanh thu bình quân yêu cầu đối với các phần mà nhà thầu tham dự. Trường hợp nhà thầu tham dự 01 phần thì chỉ cần đáp ứng yêu cầu doanh thu của phần đó. Trường hợp gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, yêu cầu về doanh thu của từng phần được xác định theo công thức quy định tại ghi chú số (6) Bảng số 01 Chương này (thay “giá gói thầu” bằng “giá dự thầu” trong công thức).

(**) Trường hợp nhà thầu tham dự nhiều phần, việc đánh giá về hợp đồng tương tự tương ứng với từng phần mà nhà thầu tham dự, nhà thầu không phải đáp ứng tổng quy mô hợp đồng tương tự đối với các phần mà nhà thầu tham dự. Trường hợp gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, yêu cầu về quy mô hợp đồng tương tự đối với từng phần được xác định theo ghi chú số (10) Bảng số 01 Chương này.

Mục 3. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

3.1. Phương pháp đánh giá:

Việc đánh giá về kỹ thuật áp dụng phương pháp chấm điểm để đánh giá với thang điểm tối đa là 100, cụ thể như sau:

a) Chất lượng thuốc: 70% tổng số điểm (70 điểm).

b) Đóng gói, bảo quản, giao hàng: 30% tổng số điểm (30 điểm).

c) E-HSDT được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:

- Điểm của từng tiêu chí tại yêu cầu về chất lượng thuốc và về đóng gói, bảo quản, giao hàng không thấp hơn 60% điểm tối đa tiêu chí đó.

- Tổng điểm của tất cả các tiêu chí đánh giá về mặt kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm. Đối với các thuốc có hiệu quả điều trị cao (thuốc sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại nước là thành viên SRA và được cấp phép, lưu hành bởi một trong cơ quan quản lý dược các nước tham chiếu...), Chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật.

3.2. Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: tại Phần 4 Phụ lục ban hành kèm Mẫu E-HSMT này.

Mục 4. Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính:

Căn cứ tính chất, quy mô của từng gói thầu cụ thể mà lựa chọn một trong hai phương pháp dưới đây cho phù hợp:

4.1. Phương pháp giá thấp nhất[1]:

Cách xác định giá thấp nhất theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu, giá dự thầu sau giảm giá (nếu có);

Bước 2. Xác định giá trị ưu đãi (nếu có) theo quy định tại Mục 28 CDNT;

Bước 3. Xếp hạng nhà thầu: E-HSMT có giá dự thầu sau khi trừ đi giảm giá (nếu có) và cộng giá trị ưu đãi (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

4.2. Phương pháp giá đánh giá[2]:

Cách xác định giá đánh giá theo các bước sau đây:

Bước 1. Xác định giá dự thầu sau giảm giá (nếu có).

Bước 2. Xác định giá đánh giá:

Việc xác định giá đánh giá được thực hiện theo công thức sau đây:

GĐG = G ± ΔG + ΔƯĐ

Trong đó:

- G = là giá dự thầu xác định tại Bước 1 khoản này;

- ΔG là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của thuốc. Theo đó, khi xây dựng tiêu chuẩn giá đánh giá, Chủ đầu tư, Bên mời thầu có thể cân nhắc lượng hóa một hoặc các yếu tố khác ngoài giá dự thầu. Các yếu tố đó có thể bao gồm:

a) + Chi phí lãi vay (nếu có);.

b) Tiến độ thanh toán:

Nhà thầu phải chào giá theo biểu tiến độ thanh toán quy định tại E-ĐKCT. E-HSDT sẽ được so sánh trên cơ sở giá chào theo biểu tiến độ thanh toán theo quy định. Tuy nhiên, cùng với biểu tiến độ thanh toán quy định tại E-ĐKCT, nhà thầu được phép đề xuất một biểu tiến độ thanh toán khác và đề xuất giảm giá theo biểu tiến độ thanh toán này. Sau khi nhà thầu được lựa chọn trúng thầu trên cơ sở so sánh giá chào theo biểu tiến độ thanh toán ban đầu thì Chủ đầu tư có thể xem xét biểu tiến độ thanh toán thay thế và giảm giá của nhà thầu này.

c) Chất lượng (hiệu quả điều trị). Đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có thể tính theo liều điều trị hàng ngày.

d) Kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP;

đ) Các tiêu chuẩn khác:

- ΔƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại Mục 28 E-CDNT.

Bước 3. Xếp hạng nhà thầu: E-HSMT có giá đánh giá thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.

Mục 5. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập (nếu có)

Gói thầu thuốc được chia thành nhiều phần độc lập theo quy định tại Mục 32.6 CDNT thì thực hiện như sau:

5.1. Trong E-HSMT phải nêu rõ: điều kiện chào thầu; biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần; tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá đối với từng phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;

5.2. Việc đánh giá E-HSDT và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm giá đề nghị trúng thầu của từng phần là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); giá đánh giá của từng phần trong gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của từng phần không vượt giá của phần đó trong giá gói thầu đã duyệt, giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu đã duyệt..

5.3. Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong E- HSMT, Chủ đầu tư báo cáo Người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại khoản 2 Mục này;

5.4. Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.

5.5 Trường hợp cần lựa chọn nhiều hơn 01 nhà thầu trúng thầu trong 01 phần hoặc 01 gói thầu không chia phần (trong mua sắm tập trung), E-HSMT phải quy định các điều kiện chào thầu, phương pháp đánh giá, xếp hạng nhà thầu;

Đối với gói thầu cần lựa chọn nhiều hơn một nhà thầu trúng thầu trong một phần hoặc một gói thầu không chia phần, E-HSMT có thể quy định lựa chọn nhà thầu theo một trong các cách thức sau:

a) Lựa chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp:

Nhà thầu được chào thầu căn cứ theo khả năng cung cấp thuốc, dịch vụ của mình, không bắt buộc phải chào đủ số lượng, khối lượng trong E-HSMT. Căn cứ khả năng cung cấp thuốc, dịch vụ của từng nhà thầu đã chào, chủ đầu tư tổ chức đánh giá, lựa chọn tổ hợp các nhà thầu theo thứ tự xếp hạng từ cao xuống thấp trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá nêu trong E-HSMT. Việc lựa chọn danh sách nhà thầu trúng thầu phải đảm bảo tổng số lượng thuốc mà các nhà thầu trúng thầu chào thầu bằng số lượng thuốc nêu trong E-HSMT, đồng thời bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc đơn vị mua sắm tập trung ký hợp đồng với nhà thầu theo thứ tự ưu tiên trong danh sách xếp hạng nhà thầu. Trường hợp nhà thầu xếp hạng cao hơn không đồng ý ký hợp đồng thì đơn vị có nhu cầu mua sắm, đơn vị mua sắm tập trung được ký hợp đồng với nhà thầu xếp hạng liền kề.

Trường hợp nhà thầu xếp hạng cao hơn từ chối cung cấp thuốc, dịch vụ mà không có lý do chính đáng, không thuộc trường hợp bất khả kháng, vi phạm thỏa thuận khung, hợp đồng thì việc xử lý vi phạm hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận khung, hợp đồng. Nhà thầu vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt hợp đồng theo quy định trong hợp đồng, không được hoàn trả giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, bị công khai thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Lựa chọn nhà thầu căn cứ khối lượng mời thầu:

Việc lựa chọn nhà thầu căn cứ tiêu chuẩn đánh giá nêu trong E-HSMT theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Nhà thầu chào thầu theo khối lượng, số lượng yêu cầu trong E-HSMT. Danh sách phê duyệt nhà thầu trúng thầu bao gồm danh sách chính (nhà thầu xếp thứ nhất) và danh sách dự bị (nhà thầu xếp thứ 2 trở đi). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp nhà thầu trong danh sách chính vi phạm hợp đồng, không thể tiếp tục cung ứng thuốc, dịch vụ theo số lượng, khối lượng quy định tại thỏa thuận khung hoặc theo hợp đồng đã ký kết thì đơn vị mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó và mời nhà thầu xếp hạng thứ hai (danh sách dự bị) vào hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc ký kết hợp đồng, đồng thời yêu cầu nhà thầu khôi phục hiệu lực của E-HSDT, bảo đảm dự thầu để có cơ sở ký kết thỏa thuận khung, hợp đồng, cần có hướng dẫn cụ thể cách thức để nhà thầu xếp hạng thứ hai có thể khôi phục lại hiệu lực E-HSDT và bảo đảm dự thầu khi cả 2 tài liệu này đã hết hiệu lực theo quy định. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ hai từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng thì xử lý tình huống theo quy định tại khoản 16 Điều 131 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP. Nhà thầu trúng thầu trước đó vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt hợp đồng theo quy định trong hợp đồng, không được hoàn trả giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, bị công khai thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

CHƯƠNG IV. BIỂU MẪU MỜI THẦU VÀ DỰ THẦU

STT

Biểu mẫu

Cách thực hiện

Trách nhiệm thực hiện

Bên mời thầu

Nhà thầu

1

Mẫu số 00. Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu kỹ thuật của thuốc

Webform

X

2

Mẫu số 01. Đơn dự thầu

X

3

Mẫu số 03. Thỏa thuận liên danh

X

4

Mẫu số 05. Bảng giá dự thầu

X

5

Mẫu số 02. Giấy ủy quyền

Scan đính kèm lên Hệ thống

X

6

Giấy đăng ký lưu hành hoặc Giấy phép nhập khẩu thuốc

Scan đính kèm lên Hệ thống

X

7

Mẫu số 04(a). Bảo lãnh dự thầu áp dụng trong trường hợp nhà thầu độc lập

Scan đính kèm lên Hệ thống

X

8

Mẫu số 04(b). Bảo lãnh dự thầu áp dụng trong trường hợp nhà thầu liên danh

X

9

Mẫu số 06(a). Bảng kê khai chi phí sản xuất trong nước đối với thuốc được hưởng ưu đãi

X

10

Mẫu số 06(b). Bảng thuyết minh chi phí sản xuất trong nước trong cơ cấu giá

X

11

Mẫu số 07(a). Bản kê khai thông tin về nhà thầu

X

12

Mẫu số 07(b). Bản kê khai thông tin về các thành viên của nhà thầu liên danh

X

13

Mẫu số 08(a). Bảng tổng hợp hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện

X

14

Mẫu số 08(b). Hợp đồng tương tự do nhà thầu thực hiện

X

15

Mẫu số 09. Tình hình tài chính của nhà thầu

X

16

Mẫu số 10. Phạm vi công việc sử dụng nhà thầu phụ

X

17

Mẫu số 11. Mẫu kê hóa đơn cho trường hợp dùng hóa đơn thay cho hợp đồng tương tự

X

Mẫu số 00 (webform trên Hệ thống)

BẢNG PHẠM VI CUNG CẤP, TIẾN ĐỘ CUNG CẤP VÀ YÊU CẦU VỀ KỸ THUẬT CỦA THUỐC

(Dành cho Bên mời thầu)

1. Đối với gói thầu thuốc generic:

STT

Mã phần (Lô)

Mã thuốc

Tên hoạt chất

Nồng độ/hàm lượng

Đường dùng

Dạng bào chế

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Nhóm thuốc

Tiến độ cung cấp

Yêu cầu về xuất xứ thuốc (nếu có) (1)

1

2

2. Đối với gói thầu thuốc biệt dược gốc:

STT

Mã phần (Lô)

Mã thuốc

Tên hoạt chất

Tên thuốc hoặc tương đương

Nồng độ/ hàm lượng

Đường dùng

Dạng bào chế

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Tiến độ cung cấp

Yêu cầu về xuất xứ thuốc (nếu có) (1)

1

2

3. Đối với gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền:

STT

Mã phần (Lô)

Mã thuốc

Tên thành phần của thuốc

Nồng độ/ hàm lượng (nếu có)

Đường dùng

Dạng bào chế

Đơn vị tính

Số lượng

Giá kế hoạch

Nhóm thuốc

Tiến độ cung cấp

Yêu cầu về xuất xứ thuốc (nếu có) (1)

1

2

(1): Áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư yêu cầu về xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ theo quy định tại khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 Luật Đấu thầu. Trường hợp Chủ đầu tư không yêu cầu về xuất xứ thì để trống nội dung này.

Mẫu số 01 (webform trên Hệ thống)

ĐƠN DỰ THẦU(1)

Ngày: __[Hệ thống tự động trích xuất]

Tên gói thầu: __[Hệ thống tự động trích xuất]

Kính gửi: __[Hệ thống tự động trích xuất]

Sau khi nghiên cứu E-HSMT, chúng tôi:

Tên nhà thầu: __[Hệ thống tự động trích xuất], Mã số thuế: __[Hệ thống tự động trích xuất] cam kết thực hiện gói thầu __[Hệ thống tự động trích xuất] số E-TBMT: __[Hệ thống tự động trích xuất] theo đúng yêu cầu nêu trong E-HSMT với giá dự thầu (tổng số tiền) là __[Hệ thống tự động trích xuất] cùng với các bảng tổng hợp giá dự thầu kèm theo.

Ngoài ra, chúng tôi tự nguyện giảm giá dự thầu với tỷ lệ phần trăm giảm giá là __[Ghi tỷ lệ giảm giá, nếu có].

Giá dự thầu sau khi trừ đi giá trị giảm giá là: __[Hệ thống tự động tính] (đã bao gồm toàn bộ thuế, phí, lệ phí (nếu có)).

Hiệu lực của E-HSDT: __[Hệ thống tự động trích xuất]

Bảo đảm dự thầu: __[ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền của bảo đảm dự thầu]

Hiệu lực của Bảo đảm dự thầu(2): __[ghi thời gian hiệu lực kể từ ngày đóng thầu]

Chúng tôi cam kết:

1. Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản.

2. Không vi phạm quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.

3. Đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế của năm tài chính gần nhất so với thời điểm đóng thầu.

4. Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu. Từ ngày 01 tháng 01 năm ___(ghi theo yêu cầu nêu tại TT 1 - Bảng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm (Bảng số 01) đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có hợp đồng cung cấp thuốc không hoàn thành do lỗi của nhà thầu.

5. Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự (chủ hộ không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nhà thầu là hộ kinh doanh);

6. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

7. Không thực hiện các hành vi tham nhũng, hối lộ, thông thầu, cản trở và các hành vi vi phạm quy định khác của pháp luật đấu thầu khi tham dự gói thầu này.

8. Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu(3);

9. Những thông tin kê khai trong E-HSDT là trung thực.

10. Trường hợp trúng thầu, E-HSDT và các văn bản bổ sung, làm rõ E- HSDT tạo thành thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên cho tới khi hợp đồng được ký kết.

10. Nếu E-HSDT của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định của E-HSMT.

11. Có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu(4);

12. Trường hợp chúng tôi không nộp bản gốc bảo đảm dự thầu theo yêu cầu của Chủ đầu tư, Bên mời thầu quy định tại Mục 18.5 CDNT; trong trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng, không nộp tiền mặt, Séc bảo chi, thư bảo lãnh dự thầu hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh theo quy định tại Mục 18.8 CDNT thì chúng tôi sẽ bị nêu tên trên Hệ thống và tài khoản của chúng tôi sẽ bị khóa trong vòng 06 tháng kể từ ngày Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư.

Ghi chú:

(1) Đơn dự thầu được ký bằng chữ ký số của nhà thầu khi nhà thầu nộp E-HSDT qua mạng.

(2) Trong trường hợp giá trị bảo đảm dự thầu nhỏ hơn 20 triệu đồng thì không áp dụng nội dung này;

(3) E-HSMT không được yêu cầu nhà thầu phải nộp lý lịch tư pháp của nhân sự để chứng minh cho nội dung đánh giá này.

(4) Trường hợp gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh.

Mẫu số 02 (scan đính kèm)

GIẤY ỦY QUYỀN(1)

Hôm nay, ngày__tháng__năm__, tại ____

Tôi là ______[ghi tên, số căn cước hoặc số hộ chiếu, chức danh của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu], là người đại diện theo pháp luật của _____[ghi tên nhà thầu] có địa chỉ tại ______[ghi địa chỉ của nhà thầu] bằng văn bản này ủy quyền cho _____[ghi tên, số căn cước hoặc số hộ chiếu, chức danh của người được ủy quyền] thực hiện các công việc sau đây trong quá trình tham dự thầu gói thầu _____[ghi tên gói thầu] thuộc dự án/dự toán mua sắm _____[ghi tên dự án/dự toán mua sắm] _____[ghi tên chủ đầu tư] tổ chức:

- Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong quá trình tham gia đấu thầu, kể cả văn bản đề nghị làm rõ E-HSDT và văn bản giải trình, làm rõ E-HSDT hoặc văn bản đề nghị rút E-HSDT, sửa đổi, thay thế E-HSDT;

- Tham gia quá trình đối chiếu tài liệu, hoàn thiện hợp đồng hoặc thỏa thuận khung;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung với Chủ đầu tư nếu được lựa chọn](2)

Người được ủy quyền nêu trên chỉ thực hiện các công việc trong phạm vi ủy quyền với tư cách là đại diện hợp pháp của ___[ghi tên nhà thầu]. ____[ghi tên người đại diện theo pháp luật của nhà thầu] chịu trách nhiệm hoàn toàn về những công việc do ____[ghi tên người được ủy quyền] thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ___ đến ngày ____ (3). Giấy ủy quyền này được lập thành ___ có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ___ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản, Bên mời thầu giữ ___ bản.

…., ngày … tháng …. năm ….
Người được ủy quyền
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu (nếu có)]

…., ngày … tháng …. năm ….
Người ủy quyền
[ghi tên người đại diện theo pháp luật  của nhà thầu, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp ủy quyền thì nhà thầu phải scan đính kèm Giấy ủy quyền trên Hệ thống cùng với E-HSDT. Việc ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu cho cấp phó, cấp dưới, giám đốc chi nhánh, người đứng đầu văn phòng đại diện của nhà thầu để thay mặt cho người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thực hiện một hoặc các nội dung công việc nêu trên đây. Việc sử dụng con dấu trong trường hợp được ủy quyền có thể là dấu của nhà thầu hoặc dấu của đơn vị mà cá nhân liên quan được ủy quyền. Người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Đối với đấu thầu thuốc qua mạng, Giấy ủy quyền không bao gồm ủy quyền ký đơn dự thầu và ký thỏa thuận liên danh; việc ký đơn dự thầu và ký thỏa thuận liên danh được thực hiện thông qua chứng thư s của nhà thầu. Trường hợp ủy quyền ký đơn dự thầu và ký thỏa thuận liên danh thì người được ủy quyền phải sử dụng chứng thư số của người ủy quyền.

Trường hợp Giám đốc chi nhánh được ủy quyền ký đơn dự thầu và Giám đốc chi nhánh sử dụng chứng thư số của mình để ký đơn dự thầu thì tên nhà thầu trích xuất trong đơn dự thầu là chi nhánh và nhà thầu sẽ bị đánh giá không đạt về tư cách hợp lệ.

(2) Phạm vi ủy quyền bao gồm một hoặc nhiều công việc nêu trên. Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu có thể bổ sung thêm các nội dung ủy quyền khác.

(3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu.

Mẫu số 03 (webform trên Hệ thống)

THỎA THUẬN LIÊN DANH(1)

Ngày: ____[Hệ thống tự động trích xuất]

Gói thầu: ____[Hệ thống tự động trích xuất]

Thuộc dự án/dự toán mua sắm: ____[Hệ thống tự động trích xuất]

Căn cứ(2) [Hệ thống tự động trích xuất]

Căn cứ(2) [Hệ thống tự động trích xuất]

Căn cứ E-HSMT Gói thầu: ___Hệ thống tự động trích xuất] với số E-TBMT: ____[Hệ thống tự động trích xuất]

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký thỏa thuận liên danh, gồm có:

Tên thành viên liên danh thứ nhất: ___[Hệ thống tự động trích xuất]

Mã số thuế: _______________________[Hệ thống tự động trích xuất]

Đại diện là ông/bà: __________________________________________________________

Chức vụ: ___________________________________________________________________

Địa chỉ: ____________________________________________________________________

Điện thoại: _________________________________________________________________

Tên thành viên liên danh thứ hai: ___[Hệ thống tự động trích xuất]

Mã số thuế: ______________________[Hệ thống tự động trích xuất]

Đại diện là ông/bà: __________________________________________________________

Chức vụ: ___________________________________________________________________

Địa chỉ: ____________________________________________________________________

Điện thoại: _________________________________________________________________

Tên thành viên liên danh thứ n: ____[Hệ thống tự động trích xuất]

Mã số thuế: ______________________[Hệ thống tự động trích xuất]

Đại diện là ông/bà: __________________________________________________________

Chức vụ: ___________________________________________________________________

Địa chỉ: ____________________________________________________________________

Điện thoại: _________________________________________________________________

Các bên (sau đây gọi là thành viên) thống nhất ký kết thỏa thuận liên danh với các nội dung sau:

Điều 1. Nguyên tắc chung

1. Các thành viên tự nguyện hình thành liên danh để tham dự thầu gói thầu _

[Hệ thống tự động trích xuất] thuộc dự án/dự toán mua sắm ____[Hệ thống tự động trích xuất].

2. Các thành viên thống nhất tên gọi của liên danh cho mọi giao dịch liên quan đến gói thầu này là: ____[ghi tên của liên danh]

3. Các thành viên cam kết không thành viên nào được tự ý tham gia độc lập hoặc liên danh với nhà thầu khác để tham gia gói thầu này. Trường hợp trúng thầu, không thành viên nào có quyền từ chối thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ đã quy định trong hợp đồng. Trường hợp thành viên của liên danh từ chối hoàn thành trách nhiệm riêng của mình như đã thỏa thuận thì thành viên đó bị xử lý như sau:

- Bồi thường thiệt hại cho các bên trong liên danh;

- Bồi thường thiệt hại cho Chủ đầu tư theo quy định nêu trong hợp đồng;

- Hình thức xử lý khác ____[ghi rõ hình thức xử lý khác].

Điều 2. Phân công trách nhiệm

Các thành viên thống nhất phân công trách nhiệm để thực hiện gói thầu ________[Hệ thống tự động trích xuất] thuộc dự án/dự toán mua sắm _______[Hệ thống tự động trích xuất] đối với từng thành viên như sau:

1. Thành viên đứng đầu liên danh:

Các bên nhất trí phân công ____[Hệ thống tự động trích xuất thành viên lập liên danh] làm thành viên đứng đầu liên danh, đại diện cho liên danh trong những phần việc sau (3):

- Sử dụng tài khoản, chứng thư số để nộp E-HSDT cho cả liên danh.

[-Ký các văn bản, tài liệu để giao dịch với Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong quá trình tham dự thầu, kể cả văn bản giải trình, làm rõ E-HSDT hoặc văn bản đề nghị rút E-HSDT;

- Thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh;

- Tham gia quá trình đối chiếu tài liệu, hoàn thiện hợp đồng;

- Ký đơn kiến nghị trong trường hợp nhà thầu có kiến nghị;

- Các công việc khác trừ việc ký kết hợp đồng ____[ghi rõ nội dung các công việc khác (nếu có)].

2. Các thành viên trong liên danh thỏa thuận phân công trách nhiệm thực hiện công việc theo bảng dưới đây(4):

STT

Tên các thành viên trong liên danh

Nội dung công việc đảm nhận

Tỷ lệ % giá trị đảm nhận so với tổng giá dự thầu

1

Tên thành viên đứng đầu liên danh [Hệ thống tự động trích xuất]

_

_%

2

Tên thành viên thứ 2

_

_%

….

_

_%

….

….

_

_%

Tổng cộng

Toàn bộ công việc của gói thầu

100%

 Điều 3. Hiệu lực của thỏa thuận liên danh

1. Thỏa thuận liên danh có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Thỏa thuận liên danh chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

- Các bên hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của mình và tiến hành thanh lý hợp đồng;

- Các bên cùng thỏa thuận chấm dứt; Nhà thầu liên danh không trúng thầu;

- Hủy thầu gói thầu _______[Hệ thống tự động trích xuất] thuộc dự án/dự toán mua sắm ______[Hệ thống tự động trích xuất] theo thông báo của Chủ đầu tư, Bên mời thầu.

Thỏa thuận liên danh được lập trên sự chấp thuận của tất cả các thành viên.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN ĐỨNG ĐẦU LIÊN DANH
[xác nhận, chữ ký số]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA THÀNH VIÊN LIÊN DANH
[xác nhận, chữ ký số]

Ghi chú:

(1) Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần độc lập thì trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ tên, số hiệu của các phần mà nhà thầu liên danh tham dự thầu, trong đó nêu rõ trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên liên danh đối với phần tham dự thầu.

(2) Hệ thống tự động cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Việc phân công trách nhiệm bao gồm một hoặc nhiều công việc như đã nêu.

(4) Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu; không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục trong phạm vi công việc hoặc không thuộc quá trình sản xuất ra thuốc thuộc các hạng mục.

Mẫu số 04a (scan đính kèm)

BẢO LÃNH DỰ THẦU(1)

(Áp dụng đối với nhà thầu độc lập)

Bên thụ hưởng (Bên nhận bảo lãnh): [ghi tên và địa chỉ của Chủ đầu tư quy định tại Mục 1.1 E-BDL hoặc ghi tên Bên mời thầu quy định tại Mục 4.1 E- BDL]

Ngày phát hành bảo lãnh: ___[ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ____[ghi số trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ____[ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được th hiện ở phần tiêu đ trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng Bên được bảo lãnh là ___[ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là “Nhà thầu”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu ____[ghi tên gói thầu] thuộc dự án/dự toán mua sắm ____[ghi tên dự án/dự toán mua sắm] theo Thư mời thầu/E-TBMT số ____[ghi số trích yếu của Thư mời thầu/E-TBMT].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho Nhà thầu bằng một khoản tiền là ____[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong___ (2) ngày, kể từ ngày ___ tháng ___ năm ___ (3).

Theo yêu cầu của Nhà thầu, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết(4) sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền là ____[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] khi nhận được văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng về vi phạm của Nhà thầu trong các trường hợp sau đây:

1. Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E-HSDT, nhà thầu có văn bản rút E-HSDT hoặc từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong E-HSDT theo yêu cầu của E-HSMT;

2. Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;

3. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mời đối chiếu tài liệu hoặc đã đối chiếu tài liệu nhưng từ chối ký biên bản đối chiếu tài liệu, trừ trường hợp bất khả kháng.

5. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

6. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trừ trường hợp bất khả kháng;

Trường hợp Nhà thầu trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Nhà thầu ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Trường hợp Nhà thầu không trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn Nhà thầu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn hiệu lực của E-HSDT, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh này.

….. , ngày …. tháng …. năm
Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp bảo lãnh dự thầu vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 E-BDL, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không phải là bản gốc, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi chủ đầu tư phát hành E-HSMT, hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu được coi là không hợp lệ. Bảo lãnh dự thầu này là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang. Trường hợp cần thiết, đối với các gói thầu có quy mô lớn, để bảo đảm quyền lợi của Chủ đầu tư, Bên mời thầu trong việc tịch thu giá trị bảo đảm dự thầu khi nhà thầu vi phạm quy định nêu tại Bảo lãnh dự thầu, Chủ đầu tư, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu để chứng minh bảo lãnh dự thầu đã nộp trong E-HSDT là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang.

(2) Ghi theo quy định về thời gian hiệu lực tại Mục 18.2 E- BDL.

(3) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 19.1 E-CDNT. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu (thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo lãnh dự thầu nằm trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu mà không cần thiết phải đến hết 24 giờ của ngày đó).

(4) Trường hợp bảo lãnh dự thầu thiếu một hoặc một số cam kết trong các nội dung cam kết nêu trên thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 E-CDNT và thư bảo lãnh được coi là không hp lệ.

Mẫu số 04b (scan đính kèm)

BẢO LÃNH DỰ THẦU (1)

(áp dụng đối với nhà thầu liên danh)

Bên thụ hưởng (Bên nhận bảo lãnh): ___[ghi tên và địa chỉ của Chủ đầu tư quy định tại Mục 1.1 BDL hoặc ghi tên Bên mời thầu quy định tại Mục 4.1E-BDL]

Ngày phát hành bảo lãnh: ___[ghi ngày phát hành bảo lãnh]

BẢO LÃNH DỰ THẦU số: ___[ghi s trích yếu của Bảo lãnh dự thầu]

Bên bảo lãnh: ___[ghi tên và địa chỉ nơi phát hành, nếu những thông tin này chưa được th hiện ở phần tiêu đề trên giấy in]

Chúng tôi được thông báo rằng Bên được bảo lãnh là ___[ghi tên nhà thầu](2) (sau đây gọi là “Nhà thầu”) sẽ tham dự thầu để thực hiện gói thầu ____[ghi tên gói thầu] thuộc dự án/dự toán mua sắm ____[ghi tên dự án/dự toán mua sắm] theo Thư mời thầu/E-TBMT số ____[ghi s trích yếu của Thư mời thầu/E-TBMT].

Chúng tôi cam kết với Bên thụ hưởng rằng chúng tôi bảo lãnh cho nhà thầu tham dự thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là ___[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng].

Bảo lãnh này có hiệu lực trong ____(3) ngày, kể từ ngày ___ tháng ___ năm ___ (4).

Theo yêu cầu của nhà thầu, chúng tôi, với tư cách là Bên bảo lãnh, cam kết(5) sẽ thanh toán cho Bên thụ hưởng một khoản tiền là ____[ghi rõ giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng] khi nhận được văn bản thông báo từ Bên thụ hưởng về vi phạm của nhà thầu trong các trường hợp sau đây:

1. Sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của E-HSDT, nhà thầu có văn bản rút E-HSDT hoặc từ chối thực hiện một hoặc các công việc đã đề xuất trong E-HSDT theo yêu cầu của E-HSMT;

2. Nhà thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu hoặc vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;

3. Nhà thầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 68 của Luật Đấu thầu;

4. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mời đối chiếu tài liệu hoặc đã đối chiếu tài liệu nhưng từ chối ký biên bản đối chiếu tài liệu, trừ trường hợp bất khả kháng.

5. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu, trừ trường hợp bất khả kháng;

6. Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung trừ trường hợp bất khả kháng;

7. Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh _____ [ghi đầy đủ tên của nhà thầu liên danh] vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến không được hoàn trả bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 18.5 E-CDNT thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh sẽ không được hoàn trả.

Trường hợp nhà thầu trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi nhà thầu ký kết hợp đồng và nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng đó.

Trường hợp nhà thầu không trúng thầu, bảo lãnh này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi chúng tôi nhận được bản chụp văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ khi hết thời hạn hiệu lực của E-HSDT, tùy theo thời điểm nào đến trước.

Bất cứ yêu cầu bồi thường nào theo bảo lãnh này đều phải được gửi đến văn phòng chúng tôi trước hoặc trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh này.

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp bảo lãnh dự thầu vi phạm một trong các quy định như: có giá trị thấp hơn, thời gian hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu quy định tại Mục 18.2 E-BDL, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không phải là bản gốc, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi chủ đầu tư phát hành E-HSMT, hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu thì bảo lãnh dự thầu được coi là không hợp lệ. Bảo lãnh dự thu này là bảo lãnh dự thu không hủy ngang. Trường hợp cần thiết, đối với các gói thầu có quy mô lớn, để bảo đảm quyền lợi của Chủ đầu tư, Bên mời thu trong việc tịch thu giá trị bảo đảm dự thu khi nhà thầu vi phạm quy định nêu tại Bảo lãnh dự thầu, Chủ đầu tư, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các tài liệu để chứng minh bảo lãnh dự thầu đã nộp trong E-HSDT là bảo lãnh dự thầu không hủy ngang.

(2) Tên nhà thầu có thể là một trong các trường hợp sau đây:

- Tên của cả nhà thầu liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B tham dự thầu thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu liên danh A + B”;

- Tên của thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo lãnh dự thầu cho cả liên danh hoặc cho thành viên khác trong liên danh, ví dụ nhà thầu liên danh A + B + C tham dự thầu, trường hợp trong thoả thuận liên danh phân công cho nhà thầu A thực hiện bảo đảm dự thầu cho cả liên danh thì tên nhà thầu ghi là “nhà thầu A (thay mặt cho nhà thầu liên danh A + B +C) ”, trường hợp trong thỏa thuận liên danh phân công nhà thầu B thực hiện bảo đảm dự thầu cho nhà thầu B và C thì tên nhà thầu ghi là “Nhà thầu B (thay mặt cho nhà thầu B và C)

- Tên của thành viên liên danh thực hiện riêng rẽ bảo lãnh dự thầu.

(3) Ghi theo quy định về thời gian hiệu lực tại Mục 18.2 E-BDL.

(4) Ghi ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định tại Mục 19.1 E-CDNT. Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu (thời điểm kết thúc hiệu lực của bảo lãnh dự thầu nằm trong ngày cuối cùng có hiệu lực của bảo lãnh dự thầu mà không cần thiết phải đến hết 24 giờ của ngày đó).

(5) Trường hợp bảo lãnh dự thầu thiếu một hoặc một số cam kết trong các nội dung cam kết nêu trên thì bị coi là điều kiện gây bất lợi cho Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo quy định tại Mục 18.3 E-CDNT và thư bảo lãnh được coi là không hợp lệ.


Mẫu số 05 (webform trên Hệ thống)

BẢNG GIÁ DỰ THẦU

(Dành cho nhà thầu)

Tên gói thầu:

Tên nhà thầu:

Tiêu chuẩn thực hành tốt của nhà thầu(1):

STT

Mã thuốc

Tên thuốc

Tên hoạt chất(2)

Nồng độ, hàm lượng

Đường dùng

Dạng bào chế

Quy cách

Nhóm thuốc

Hạn dùng (Tuổi thọ)

GĐKLH hoặc GPNK (3)

sở sản xuất

Xuất xứ

Đơn vị tính (4)

S lượng dự thầu

Đơn giá dự thầu

Thành tiền (15x16)

Phân loại(5)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

Tổng cộng giá dự thầu

Ghi chú:

1. Tiêu chuẩn thực hành tốt của nhà thầu: Ghi rõ các Giấy chứng nhận thực hành tốt (WHO-GMP, PIC/s-GMP, EU- GMP hoặc tương đương EU- GMP, GSP, GDP) mà nhà thầu được cấp.

2. Gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thì ghi “Tên thành phần của thuốc”.

3. Giấy đăng ký lưu hành hoặc GPNK: Ghi rõ s giấy đăng ký lưu hành của thuốc hoặc số giấy phép nhập khẩu.

4. Đơn vị tính: Tính theo đơn vị tính nhỏ nhất (viên, ng, lọ, tuýp, gói, chai...).

5. Phân loại: Đề nghị ghi rõ việc mặt hàng thuốc do nhà thầu trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh như sau để phục vụ việc chm điểm:

a. Thuốc do nhà thầu trực tiếp sản xuất và dự thầu: ghi ký hiệu là SX.

b. Thuốc do nhà thầu trực tiếp nhập khẩu và dự thầu: ghi ký hiệu là NK.

c. Thuốc do nhà thầu mua từ doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hoặc kinh doanh khác để dự thầu: ghi ký hiệu là KD và ghi rõ tên cơ sở nhập khẩu đối với thuốc nhập khu.

* Hướng dẫn về cách ghi các cột:

- Các cột (2), (4), (5), (6), (7), (9), (14), (15) được trích xuất từ Mẫu s 00 Chương này.

- Cột s (13) bắt buộc nhập trong trường hợp Mẫu s 00 yêu cầu về xuất xứ thuốc.

- Các cột còn lại nhà thầu điền trên webform để hình thành giá dự thầu.

….. , ngày thángnăm ….
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]


Mẫu số 06a (scan đính kèm)

BẢNG KÊ KHAI CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐỐI VỚI THUỐC ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI(1)

STT

Tên thuốc

Giá trị

1

Tên thuốc thứ nhất

Giá chào của thuốc trong E-HSDT

(I)

Giá trị thuế các loại (trong đó bao gồm thuế nhập khẩu đối với các yếu tố cấu thành thuốc nhập khẩu, thuế VAT và các loại thuế khác phải trả cho thuốc

(II)

Kê khai các chi phí nhập ngoại trong thuốc bao gồm các loại phí, lệ phí (nếu có)

(III)

Chi phí sản xuất trong nước

G* = (I) - (II) - (III)

Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước

D (%) = G*/G (%)

Trong đó G = (I) - (II)

2

Tên thuốc thứ hai

….. , ngày thángnăm ….
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp thuốc không thuộc đối tượng ưu đãi thì nhà thầu không phải kê khai theo Mẫu này.

Mẫu số 06b (scan đính kèm)

Tên cơ sở sản xuất
trong nước
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

, ngày... tháng.... năm...

BẢNG THUYẾT MINH CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC TRONG CƠ CẤU GIÁ

(Tính cho một đơn vị đóng gói nhỏ nhất)

Tên thuốc số giấy đăng ký lưu hành:.............................................................................

Hoạt chất, nồng độ hoặc hàm lượng:............................................................................

Dạng bào chế, quy cách đóng gói: ..............................................................................

Tên cơ sở sản xuất: ....................................................................................................

STT

Nội dung chi phí

Đơn vị tính

Slượng

Đơn giá (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

Chi phí trong nước

A

Sản lượng tính giá

B

Chi phí sản xuất, kinh doanh

I

Chi phí trực tiếp:

1

Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng trực tiếp

2

Chi phí nhân công trực tiếp

3

Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp (trường hợp được trích khấu hao)

4

Chi phí sản xuất, kinh doanh (chưa tính ở trên) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực

II

Chi phí chung

5

Chi phí sản xuất chung (đối với doanh nghiệp)

6

Chi phí tài chính (nếu có)

7

Chi phí bán hàng

8

Chi phí quản lý

Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh

C

Chi phí phân bổ cho sản phẩm phụ (nếu có)

D

Giá thành toàn bộ

Đ

Giá thành toàn bộ 01 (một) đơn vị sản phẩm

E

Lợi nhuận dự kiến

G

Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) theo quy định

H

Giá dự thầu

Ghi chú:

- Nhà thầu nộp các tài liệu chứng minh liên quan chi phí sản xuất trong nước.

…., ngày tháng …. năm ….
Giám đốc cơ sở sản xuất thuốc
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 07a (scan đính kèm)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ NHÀ THẦU

Ngày: _______________________

Số hiệu và tên gói thầu: __________________

Tên nhà thầu: ____[ghi tên nhà thầu]

Trong trường hợp liên danh, ghi tên của từng thành viên trong liên danh

Nơi nhà thầu đăng ký kinh doanh, hoạt động: ____[ghi tên tỉnh/thành phố nơi đăng ký kinh doanh, hoạt động]

Năm thành lập công ty: ____[ghi năm thành lập công ty]

Địa chỉ hợp pháp của nhà thầu: ____[tại nơi đăng kýl

Thông tin về đại diện hợp pháp của nhà thầu

Tên: _________________________________

Địa chỉ: _______________________________

Số điện thoại/fax: _______________________

Địa ch email: __________________________

1. Kèm theo là bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức của nhà thầu.

…., ngày tháng …. năm ….
Giám đốc cơ sở sản xuất thuốc
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 07b (scan đính kèm)

BẢN KÊ KHAI THÔNG TIN VỀ CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÀ THẦU LIÊN DANH(1)

Ngày: _________________

Số hiệu và tên gói thầu: ______________

Tên nhà thầu liên danh:

Tên thành viên của nhà thầu liên danh:

Quốc gia nơi đăng ký công ty của thành viên liên danh:

Năm thành lập công ty của thành viên liên danh:

Địa chỉ hợp pháp của thành viên liên danh tại quốc gia đăng ký:

Thông tin về đại diện hp pháp của thành viên liên danh

Tên: _________________________________

Địa chỉ: _______________________________

Số điện thoại/fax: _______________________

Địa ch email: __________________________

1. Kèm theo là bản chụp một trong các tài liệu sau đây: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Trình bày sơ đồ tổ chức.

…., ngày tháng …. năm ….
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

Mẫu số 08a (scan đính kèm)

BẢNG TỔNG HỢP HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

Tên nhà thầu: _____[ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin tổng hợp giá trị các hợp đồng tương tự:

STT

Tên và số hợp đồng

Ngày ký hp đồng

Ngày hoàn thành

Giá hp đồng (đối với nhà thầu đc lập)

Giá trị hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm (đối với trường hợp thành viên liên danh)

Giá trị thực hiện (đối với nhà thầu độc lập)

Giá trị thực hiện (đối với trường hợp thành viên liên danh)

Tên dự án/dự toán mua sắm

Tên chủ đầu tư

Loại thuốc cung cấp theo hp đồng

…., ngày tháng …. năm ….
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

Mẫu số 08b (scan đính kèm)

HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ DO NHÀ THẦU THỰC HIỆN(1)

Tên nhà thầu: ___[ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin về từng hợp đồng, mỗi hợp đồng cần bảo đảm các thông tin sau đây:

Tên và số hợp đồng

[ghi tên đầy đủ của hợp đồng, số ký hiệu]

Ngày ký hợp đồng

[ghi ngày, tháng, năm]

Ngày hoàn thành

[ghi ngày, tháng, năm]

Giá hợp đồng

[ghi tổng giá hợp đồng bằng số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương ___VND

Trong trường hợp là thành viên trong liên danh hoặc nhà thầu phụ, ghi giá trị phần hợp đồng mà nhà thầu đảm nhiệm

[ghi phần trăm giá hợp đồng trong tổng giá hợp đng]

[ghi số tiền và đồng tiền đã ký]

Tương đương ___VND

Tên dự án/dự toán mua sắm:

[ghi tên đầy đủ của dự án/dự toán mua sắm có hợp đồng đang kê khai]

Tên Chủ đầu tư:

[ghi tên đầy đủ của chủ đầu tư trong hợp đồng đang kê khai]

Địa chỉ:

Điện thoại/fax:

Email:

[ghi đầy đủ địa chỉ hiện tại của chủ đầu tư]

[ghi số điện thoại, số fax kể cả mã quốc gia, mã vùng, địa chỉ e-mail]

Mô tả tính chất tương tự theo quy định tại Mục 2.1 Chương III(2)

1. Loại thuốc

[ghi thông tin phù hợp]

2. Về giá trị

[ghi số tiền bằng VND]

3. Về quy mô thực hiện

[ghi quy mô theo hợp đồng]

4. Các đặc tính khác

[ghi các đặc tính khác nếu cần thiết]

Nhà thầu phải gửi kèm theo bản chụp các văn bản, tài liệu liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của Chủ đầu tư về hợp đồng đã hoàn thành theo các nội dung liên quan trong bảng trên...).

…., ngày tháng …. năm ….
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trong trường hợp liên danh, từng thành viên trong liên danh kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.

Mẫu số 09 (scan đính kèm)

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU(1)

Tên nhà thầu: _____________

Ngày: ___________________

Tên thành viên của nhà thầu liên danh (nếu có): ___________________________________

Số liệu tài chính cho 3 năm gần nhất(2) [VND]

Năm 1:

Năm 2:

Năm 3:

Thông tin từ Bảng cân đối kế toán

Tổng tài sản

Tổng nợ

Giá trị tài sản ròng

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Vốn lưu động

Thông tin từ Báo cáo kết quả kinh doanh

Tổng doanh thu

Doanh thu ti thiểu 01 năm từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

Đính kèm là bản sao các báo cáo tài chính (các bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả thuyết minh có liên quan, và các báo cáo kết quả kinh doanh) cho ba năm gần nhất(4), như đã nêu trên, tuân thủ các điều kiện sau:

1. Phản ánh tình hình tài chính của nhà thầu hoặc thành viên liên danh (nếu là nhà thầu liên danh) mà không phải tình hình tài chính của một chủ thể liên kết như công ty mẹ hoặc công ty con hoặc công ty liên kết với nhà thầu hoặc thành viên liên danh.

2. Các báo cáo tài chính phải hoàn chỉnh, đầy đủ nội dung theo quy định.

3. Các báo cáo tài chính phải tương ứng với các kỳ kế toán đã hoàn thành. Kèm theo là bản chụp được chứng thực một trong các tài liệu sau đây:

- Biên bản kiểm tra quyết toán thuế;

- Tờ khai tự quyết toán thuế (thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp) có xác nhận của cơ quan thuế về thời điểm đã nộp tờ khai

- Các báo cáo tài chính được kiểm toán theo quy định;

- Tài liệu chứng minh việc nhà thầu đã kê khai quyết toán thuế điện tử;

- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận số nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế;

- Các tài liệu khác.

…., ngày tháng …. năm ….
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp nhà thầu liên danh thì từng thành viên của nhà thầu liên danh phải kê khai theo Mẫu này.

(2), (4) Khoảng thời gian được nêu ở đây cần giống khoảng thời gian được quy định tại Mục 2.1 Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá E- HSDT.

Mẫu số 10 (scan đính kèm)

PHẠM VI CÔNG VIỆC SỬ DỤNG NHÀ THẦU PHỤ(1)

STT

Tên nhà thầu phụ(2)

Phạm vi công việc(3)

Khối lượng công việc(4)

Giá trị % ước tính(5)

Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với nhà thầu phụ(6)

1

2

3

4

…., ngày tháng …. năm ….
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ thì kê khai theo Mẫu này.

(2) Nhà thầu ghi cụ thể tên nhà thầu phụ. Trường hợp khi tham dự thầu chưa xác định được cụ thể danh tính của nhà thầu phụ thì không phải kê khai vào cột này mà chỉ kê khai vào cột “Phạm vi công việc ”. Sau đó, nếu được lựa chọn thì khi huy động thầu phụ thực hiện công việc đã kê khai phải được sự chấp thuận của Chủ đầu tư.

(3) Nhà thầu ghi cụ thể tên hạng mục công việc dành cho nhà thầu phụ.

(4) Nhà thầu ghi cụ thể khối lượng công việc dành cho nhà thầu phụ.

(5) Nhà thầu ghi cụ thể giá trị % công việc mà nhà thầu phụ đảm nhận so với giá dự thầu.

(6) Nhà thầu ghi cụ thể số hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, nhà thầu phải nộp kèm theo bản gốc hoặc bản chụp được chứng thực các tài liệu đó.

Mẫu số 11 (scan đính kèm)

TỔNG HỢP HÓA ĐƠN BÁN HÀNG

Tên nhà thầu: ____[ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Thông tin tổng hợp hóa đơn mua bần cần bảo đảm các thông tin sau đây:

STT

Hóa đơn

Giá trị hóa đơn (VND)

Tên bên mua

Số hợp đồng (nếu có)

S

Ngày tháng

1

2

3

4

TNG GIÁ TRỊ CÁC HÓA ĐƠN:

……..

(Bằng chữ: ________./.)

Tỷ lệ về tổng giá trị hóa đơn so với tổng giá trị các phần trong gói thầu mà nhà thầu tham dự (%)

... (%)

___, ngày ___ tháng ___ năm ___
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Phần 2: YÊU CẦU VỀ PHẠM VI CUNG CẤP

Chương V: PHẠM VI CUNG CẤP

Mục 1. Phạm vi và tiến độ cung cấp thuốc

Phạm vi và tiến độ cung cấp thuốc quy định tại Mẫu số 00, Chương IV - biểu mẫu dự thầu Phạm vi cung cấp thuốc và dịch vụ liên quan (nếu có)

Bên mời thầu liệt kê chi tiết danh mục các thuốc cần cung cấp. Trong đó cần nêu rõ danh mục thuốc với số lượng và các thông tin cụ thể theo các Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu về kỹ thuật của thuốc và được nêu tại Mẫu số 00 - Biểu mẫu dự thầu Chương IV. Chủ đầu tư ghi rõ đối với từng phần của gói thầu chỉ chào thuốc sản xuất trong nước theo tiêu chí kỹ thuật đối với thuộc danh mục thuốc có ít nhất 03 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp thuộc tiêu chí kỹ thuật đó.

Mục 2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm yêu cầu kỹ thuật (mang tính kỹ thuật thuần túy) và các yêu cầu khác liên quan đến việc cung cấp thuốc (trừ giá). Yêu cầu về kỹ thuật phải được nêu đầy đủ, rõ ràng và cụ thể để làm cơ sở cho nhà thầu lập E-HSDT. Trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cnh tranh không bình đẳng, đồng thời cũng không đưa ra các yêu cầu quá cao dẫn đến làm tăng giá dự thầu hoặc làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu cụ thể của thuốc. Khi chưa có kết quả đàm phán giá thuốc được công bố, nếu Hội đồng Thuốc và Điều trị của cơ sở y tế thống nhất ý kiến cần sử dụng thuốc biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu để phục vụ nhu cầu điều trị đặc thù, cơ sở y tế xây dựng gói thầu thuốc biệt dược gốc nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” để tạo thuận lợi cho nhà thầu trong quá trình chuẩn bị E-HSDT.

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

2.1. Giới thiệu chung về gói thầu

Mục này nêu thông tin tóm tắt về gói thầu như địa điểm thực hiện, quy mô của gói thầu, yêu cầu về cung cấp thuốc thuộc gói thầu, thời gian thực hiện gói thầu và những thông tin khác tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu.

2.2. Yêu cầu về kỹ thuật

Yêu cầu về kỹ thuật bao gồm yêu cầu về kỹ thuật chung và yêu cầu về kỹ thuật chi tiết đối với thuốc thuộc phạm vi cung cấp của gói thầu.

Yêu cầu về mặt kỹ thuật chung là các yêu cầu về thuốc (bao gồm: Tên hoạt chất, Nồng độ, Hàm lượng, Đường dùng, Dạng bào chế, Đơn vị tính và Nhóm thuốc được nêu tại Mẫu số 00 - Biểu mẫu dự thầu Chương IV.

Đối với gói thầu thuốc biệt dược gốc có thêm thông tin tên thuốc

Đối với gói thầu thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thì tên hoạt chất được thay thế bằng thành phần dược liệu); các yêu cầu về kiểm tra, thử nghiệm, đóng gói, vận chuyển, các điều kiện khí hậu tại nơi thuốc được sử dụng. Nếu Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu cung cấp trong E-HSDT của mình một phần hoặc toàn bộ các thông số kỹ thuật, các bảng biểu kỹ thuật hoặc các thông tin kỹ thuật khác thì Bên mời thầu phải quy định rõ tính chất và mức độ thông tin yêu cầu và cách trình bày các thông tin đó trong E-HSMT. [nếu yêu cầu cung cấp bản tóm tắt thông số kỹ thuật thì Bên mời thầu phải ghi thông tin vào bảng dưới đây. Nhà thầu sẽ soạn một bảng tương tự để chứng minh thuốc do nhà thầu chào tuân thủ với các yêu cầu đó.]

2.3. Các yêu cầu khác

Các yêu cầu khác về kỹ thuật bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, yêu cầu về tiến độ cung cấp theo quy định tại Mục 1 Chương này, yêu cầu về phương thức thanh toán, yêu cầu về cung cấp tài chính (nếu có) và điều kiện tín dụng kèm theo. Các yêu cầu này phải được nêu chi tiết để nhà thầu chuẩn bị E- HSDT.

Các yêu cầu khác về kỹ thuật ngoài nội dung được nêu tại Mẫu số 00 - Biểu mẫu dự thầu Chương IV sẽ được nêu tại file đính kèm

Mục 3. Kiểm tra và thử nghiệm (nếu có)

Các kiểm tra và thử nghiệm cần tiến hành gồm có: Được nêu tại file đính kèm Bên mời thầu đính kèm các tài liệu nêu trên:

Phần 3. ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG VÀ BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương VI. ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

1. Định nghĩa

Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.1. “Chủ đầu tư” là tổ chức được quy định tại ĐKCT;

1.2. “Hợp đồng” là thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu, thể hiện bằng văn bản, được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo;

1.3. “Nhà thầu” là Nhà thầu trúng thầu (có thể là Nhà thầu độc lập hoặc liên danh) và được quy định tại ĐKCT;

1.4. “Nhà thầu phụ” là một cá nhân hay tổ chức có tên trong danh sách các nhà thầu phụ do nhà thầu chính đề xuất trong E-HSDT hoặc nhà thầu thực hiện các phần công việc mà nhà thầu chính đề xuất trong E-HSDT; ký Hợp đồng với nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc trong Hợp đồng theo nội dung đã kê khai trong E-HSDT được Chủ đầu tư chấp thuận;

1.5. “Tài liệu Hợp đồng” nghĩa là các tài liệu được liệt kê trong Hợp đồng, bao gồm bất kỳ bản sửa đổi, bổ sung nào của Hợp đồng;

1.6. "Giá hợp đồng" là tổng số tiền ghi trong hợp đồng cho việc cung cấp thuốc và dịch vụ liên quan. Giá hợp đồng đã bao gồm tất cả các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có);

1.7. “Ngày” là ngày dương lịch; tháng là tháng dương lịch;

1.8. “Hoàn thành” là việc Nhà thầu hoàn tất các dịch vụ liên quan theo các điều khoản và điều kiện quy định tại Hợp đồng;

1.9. "Địa điểm dự án" là địa điểm được quy định tại ĐKCT.

2. Thứ tự ưu tiên

Các tài liệu cấu thành hợp đồng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau đây:

2.1. Hợp đồng, kèm theo các phụ lục hợp đồng;

2.2. Thư chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng;

2.3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

2.4. ĐKCT;

2.5. ĐKC;

2.6. E-HSDT và các văn bản làm rõ E-HSDT của Nhà thầu;

2.7. E-HSMT và các tài liệu sửa đổi E-HSMT (nếu có);

2.8. Các tài liệu khác quy định tại ĐKCT.

3. Luật và ngôn ngữ

Luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam, ngôn ngữ của hợp đồng là tiếng Việt.

4. y quyền

Trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT, Chủ đầu tư có thể ủy quyền thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của mình cho người khác, sau khi thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu và có thể rút lại quyết định ủy quyền sau khi đã thông báo bằng văn bản cho Nhà thầu.

5. Thông báo

5.1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ quy định tại ĐKCT.

5.2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.

6. Bảo đảm thực hiện hợp đồng

6.1. Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải được nộp lên Chủ đầu tư không muộn hơn ngày quy định tại Thư chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng được áp dụng theo hình thức, giá trị và hiệu lực quy định tại ĐKCT.

6.2. Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại ĐKCT.

7. Nhà thầu phụ

7.1. Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT để thực hiện một phần công việc nêu trong E-HSDT. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của Nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các nghĩa vụ khác đối với phần việc do nhà thầu phụ thực hiện. Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ ngoài danh sách các nhà thầu phụ đã được quy định tại Mục này chỉ được thực hiện khi có lý do xác đáng, hợp lý và được Chủ đầu tư chấp thuận.

7.2. Nhà thầu không được sử dụng nhà thầu phụ cho các công việc khác ngoài công việc kê khai sử dụng nhà thầu phụ nêu trong E- HSDT.

7.3. Yêu cầu khác về nhà thầu phụ quy định tại ĐKCT.

8. Giải quyết tranh chấp

8.1. Chủ đầu tư và Nhà thầu có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải.

8.2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải trong thời gian quy định quy định tại ĐKCT kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp ra giải quyết theo cơ chế được quy định tại ĐKCT.

9. Phạm vi cung cấp

Thuốc phải được cung cấp theo quy định ti Chương V - Phạm vi cung cấp và được đính kèm thành Phụ lục bảng giá hợp đồng và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm các loại thuốc mà nhà thầu phải cung cấp cùng với đơn giá của các loại thuốc đó.

10. Tiến độ cung cấp thuốc lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan (nếu có) và tài liệu chứng từ

Tiến độ cung cấp thuốc phải được thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương V - Phạm vi cung cấp. Nhà thầu phải cung cấp các hóa đơn và/hoặc các chứng từ tài liệu khác theo quy định tại ĐKCT.

11. Trách nhiệm của Nhà thầu

Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ thuốc trong phạm vi cung cấp quy định tại Mục 9 ĐKC và theo tiến độ cung cấp thuốc và lịch hoàn thành các dịch vụ liên quan quy định tại Mục 10 ĐKC.

12. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng: theo quy định tại ĐKCT.

13. Giá hợp đồng

13.1. Giá hợp đồng được ghi tại ĐKCT là toàn bộ chi phí để thực hiện hoàn thành việc cung cấp thuốc và dịch vụ liên quan của gói thầu nêu trong Bảng giá hợp đồng trên cơ sở bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu của gói thầu. Giá hợp đồng đã bao gồm toàn bộ các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có).

13.2. Bảng giá hợp đồng quy định tại Phụ lục bảng giá hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng này, bao gồm phạm vi cung cấp và thành tiền của các hạng mục.

14. Điều chỉnh thuế

Việc điều chỉnh thuế thực hiện theo quy định tại ĐKCT.

15. Thanh toán

15.1. Việc thanh toán thực hiện theo quy định tại ĐKCT. Trường hợp Chủ đầu tư thanh toán chậm, Nhà thầu sẽ được trả lãi trên số tiền thanh toán chậm vào lần thanh toán kế tiếp. Lãi suất thanh toán chậm được tính từ ngày mà lẽ ra phải thanh toán cho đến ngày thanh toán thực tế và mức lãi suất áp dụng là mức lãi suất hiện hành đối với các khoản vay thương mại bằng VND.

15.2. Đồng tiền thanh toán là: VND.

16. Bản quyền

Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thuốc mà Nhà thầu đã cung cấp cho Chủ đầu tư.

17. Sử dụng các tài liệu và thông tin liên quan đến hợp đồng

17.1. Nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được tiết lộ nội dung của hợp đồng cũng như đặc tính kỹ thuật, thông tin do Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư đưa ra cho bất cứ ai không phải là người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Việc Nhà thầu cung cấp các thông tin cho người có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng được thực hiện theo chế độ bảo mật và trong phạm vi cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.

17.2. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Chủ đầu tư, Nhà thầu không được sử dụng bất cứ thông tin hoặc tài liệu nào nêu trong Mục 17.1 ĐKC vào mục đích khác trừ khi vì mục đích thực hiện hợp đồng.

17.3. Các tài liệu quy định tại Mục 17.1 ĐKC thuộc quyền sở hữu của Chủ đầu tư. Khi Chủ đầu tư có yêu cầu, Nhà thầu phải trả lại cho Chủ đầu tư các tài liệu này (bao gồm cả các bản chụp) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng.

18. Thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn

Thuốc được cung cấp theo Hợp đồng này sẽ phải tuân theo các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn đề cập ở Mục 2 Chương V - Phạm vi cung cấp.

19. Đóng gói thuốc

Nhà thầu sẽ phải đóng gói thuốc đúng yêu cầu quy định tại ĐKCT phù hợp với từng loại phương tiện vận chuyển để chuyển thuốc từ nơi xuất thuốc đến địa điểm giao thuốc quy định. Việc đóng gói phải bảo đảm thuốc không bị hư hỏng do va chạm trong khi bốc dỡ vận chuyển và các tác động khác của môi trường. Kích thước và trọng lượng của mỗi kiện hàng phải tính đến điều kiện vận chuyển như khoảng cách, phương tiện vận chuyển, điều kiện cơ sở hạ tầng... từ nơi xuất thuốc đến địa điểm giao thuốc quy định.

20. Bảo hiểm

Thuốc cung cấp theo hợp đồng phải được bảo hiểm đầy đủ để bù đắp những mất mát, tổn thất bất thường trong quá trình sản xuất, vận chuyển, lưu kho và giao hàng theo những nội dung được quy định tại ĐKCT.

21. Vận chuyển và các dịch vụ phát sinh

Yêu cầu về vận chuyển thuốc và các yêu cầu khác quy định tại ĐKCT

22. Kiểm tra và thử nghiệm thuốc

22.1. Chủ đầu tư hoặc đại diện của Chủ đầu tư có quyền kiểm tra, thử nghiệm thuốc được cung cấp để khẳng định thuốc đó có đặc tính kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của hợp đồng. Nội dung, địa điểm và cách thức tiến hành kiểm tra, thử nghiệm được quy định tại ĐKCT.

22.2. Bất kỳ thuốc nào qua kiểm tra, thử nghiệm mà không phù hợp với đặc tính kỹ thuật theo hợp đồng thì Chủ đầu tư có quyền từ chối.

23. Bồi thường thiệt hại

Trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Mục 25 ĐKC, hoặc trừ trường hợp do Chủ đầu tư không thanh toán theo đúng quy định dẫn tới ảnh hưởng nguồn tiền của Nhà thầu, nếu Nhà thầu không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng thì Chủ đầu tư có thể khấu trừ vào giá hợp đồng một khoản tiền bồi thường tương ứng với % giá trị công việc chậm thực hiện như quy định tại ĐKCT tính cho mỗi tuần chậm thực hiện hoặc khoảng thời gian khác như thỏa thuận cho đến khi nội dung công việc đó được thực hiện. Chủ đầu tư sẽ khấu trừ đến % tối đa như quy định tại ĐKCT. Khi đạt đến mức tối đa, Chủ đầu tư có thể xem xét chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Mục 28 ĐKC.

24. Yêu cầu chất lượng và hạn sử dụng thuốc

24.1. Nhà thầu bảo đảm rằng thuốc được cung cấp theo hợp đồng bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn đã cấp phép lưu hành và bảo đảm còn hạn sử dụng, trừ khi có quy định khác nêu tại ĐKCT. Ngoài ra, nhà thầu cũng phải bảo đảm rằng thuốc được cung cấp theo hợp đồng sẽ không có các khuyết tật nảy sinh có thể dẫn đến những bất lợi trong quá trình sử dụng bình thường của thuốc

25.2. Yêu cầu về hạn sử dụng đối với thuốc quy định tại ĐKCT.

25. Bất khả kháng

25.1. Trong hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của các bên, chẳng hạn như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch.

25.2. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, chuyển cho bên kia giấy xác nhận về sự kiện bất khả kháng đó được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền tại nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng.

Trong khoảng thời gian không thể thực hiện hợp đồng do điều kiện bất khả kháng, Nhà thầu theo hướng dẫn của Chủ đầu tư vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, Chủ đầu tư phải xem xét để bồi hoàn cho Nhà thầu các khoản phụ phí cần thiết và hợp lý mà họ phải gánh chịu.

25.3. Một bên không hoàn thành nhiệm vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không phải bồi thường thiệt hại, bị phạt hoặc bị chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp phát sinh tranh chấp giữa các bên do sự kiện bất khả kháng xảy ra hoặc kéo dài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy định tại Mục 8 ĐKC.

26. Hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng

26.1 Việc hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi phương thức vận chuyển hoặc đóng gói;

b) Thay đổi địa điểm giao hàng;

c) Thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng;

d) Thay đổi thuốc trúng thầu;

đ) Các nội dung khác quy định tại ĐKCT.

26.2. Chủ đầu tư và Nhà thầu sẽ tiến hành thương thảo để làm cơ sở ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng trong trường hợp hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng.

27. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng

Tiến độ thực hiện hợp đồng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

27.1. Trường hợp bất khả kháng, không liên quan đến vi phạm hoặc sơ suất của các bên tham gia hợp đồng;

27.2. Thay đổi phạm vi cung cấp, biện pháp cung cấp do yêu cầu khách quan làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;

27.3. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì các bên tham gia hợp đồng thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh. Trường hợp điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng làm kéo dài tiến độ hoàn thành dự án thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

27.4. Các trường hợp khác quy định tại ĐKCT.

28. Chấm dứt hợp đồng

28.1. Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu có thể chấm dứt hợp đồng nếu một trong hai bên có vi phạm cơ bản về hợp đồng như sau:

a) Nhà thầu không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Chủ đầu tư gia hạn;

b) Chủ đầu tư hoặc Nhà thầu bị phá sản hoặc phải thanh lý tài sản để tái cơ cấu hoặc sáp nhập;

c) Có bằng chứng cho thấy Nhà thầu đã vi phạm một trong các hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật đấu thầu số 22/2023/QH15 trong quá trình đấu thầu hoặc thực hiện Hợp đồng;

d) Các hành vi khác quy định tại ĐKCT.

28.2. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng theo điểm a Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với nhà thầu khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Nhà thu sẽ chịu trách nhiệm bi thường cho Chủ đầu tư những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này.

28.3. Trong trường hợp Chủ đầu tư chấm dứt hợp đồng theo điểm b Mục 28.1 ĐKC, Chủ đầu tư không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của Chủ đầu tư được hưởng theo quy định của hợp đồng và pháp luật.

Chương VII. ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Trừ khi có quy định khác, toàn bộ ĐKCT phải được Bên mời thầu ghi đầy đủ trước khi phát hành E-HSMT.

ĐKC 1.1

Chủ đầu tư là: ___[ghi tên hợp pháp đầy đủ của Chủ đầu tư].

ĐKC 1.3

Nhà thầu: ___[ghi tên Nhà thầu trúng thầu].

ĐKC 1.9

Địa điểm Dự án/ Điểm giao hàng cuối cùng là: ___[ghi tên và thông tin chi tiết về địa điểm].

ĐKC 2.8

Các tài liệu sau đây cũng là một phần của Hợp đồng: ___[liệt kê tài liệu].

ĐKC 4

Chủ đầu tư ___[có thể hoặc không thể] ủy quyền các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cho người khác.

ĐKC 5.1

Các thông báo cần gửi về Chủ đầu tư theo địa chỉ dưới đây:

Người nhận: ___[ghi tên đầy đủ của người nhận, nếu có].

Địa ch: ___[ghi đầy đủ địa chỉ].

Điện thoại: ___[ghi số điện thoại, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Fax: ___[ghi s fax, bao gồm mã quốc gia và mã thành phố].

Địa chỉ email: ____[ghi địa chỉ email (nếu có)].

ĐKC 6.1

- Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___[căn cứ tính chất, yêu cầu của gói thầu, quy định Nhà thầu cung cấp một bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức thư bảo lãnh do Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành hoặc theo hình thức đặt cọc bằng Séc. Trường hợp Nhà thầu nộp Thư bảo lãnh của Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành thì phải là bảo đảm không có điều kiện (trả tiền khi có yêu cầu, theo Mẫu số 14 Chương VIII-Biểu mẫu hợp đồng)].

- Đối với lựa chọn nhà thầu tập trung, Nhà thầu trúng thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho từng đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc cho tổng số phần mà nhà thầu ký hợp đồng theo mẫu được quy định trong E-HSMT.

- Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng: % Giá hợp đồng. ___[ghi giá trị cụ thể căn cứ yêu cầu của gói thầu, từ 2 % đến 3 % Giá hợp đồng].

- Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến hết ngày tháng năm ___[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định thời hạn này, ví dụ: Bảo đảm thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực cho đến khi toàn bộ thuốc được bàn giao, hai bên ký biên bản nghiệm].

ĐKC 6.2

Thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng: ___[ghi cụ thể thời hạn hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu].

ĐKC 7.1

Danh sách nhà thầu phụ: ___[ghi danh sách nhà thầu phụ phù hợp với danh sách nhà thầu phụ nêu trong E-HSDT].

ĐKC 7.3

Nêu các yêu cầu cần thiết khác về nhà thầu phụ ___[ghi yêu cầu khác về nhà thầu phụ (nếu có)].

ĐKC 8.2

- Thời gian để tiến hành hòa giải: ___[ghi số ngày tiến hành hòa giải ti đa].

- Giải quyết tranh chấp: ___[ghi c thể thời gian và cơ chế xử lý tranh chấp căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu. Trong đó cần nêu rõ thời gian gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp, tổ chức giải quyết tranh chấp, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp...].

ĐKC 10

Nhà thầu phải cung cấp các thông tin và chứng từ sau đây về việc vận chuyển thuốc: ____Hóa đơn thuốc và phiếu kiểm nghiệm cho từng lô hàng].

Chủ đầu tư phải nhận được các tài liệu chứng từ nói trên trước khi thuốc đến nơi, nếu không Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ chi phí nào phát sinh do việc này.

Nhà thầu cam kết phiếu kiểm nghiệm cho từng lô hàng đạt yêu cầu chất lượng theo đúng hồ sơ đăng ký thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

ĐKC 12

Loai hợp đồng: ____[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quy định cụ thể loại hợp đồng theo quy định Luật đấu đầu số 22/2023/QH15].

ĐKC 13.1

Giá hợp đồng: ___[ghi giá hợp đồng theo giá trị nêu trong Thư chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng].

ĐKC 14

Điều chỉnh thuế: ___[ghi “được phép” hoặc ‘‘không được phép” áp dụng điều chỉnh thuế. Trường hợp được phép áp dụng điều chỉnh thuế thì ghi: “trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp tại thời điểm thanh toán nếu chính sách về thuế có sự thay đổi (tăng hoặc giảm) và trong hợp đồng có quy định được điều chỉnh thuế, đồng thời Nhà thầu xuất trình được các tài liệu xác định rõ s thuế phát sinh thì khoản chênh lệch của chính sách về thuế sẽ được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng”].

ĐKC 15.1

Phương thức thanh toán: ___[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này. Việc thanh toán cho Nhà thầu có thể quy định thanh toán bằng tiền mặt, thư tín dụng, chuyển khoản... số lần thanh toán là nhiều lần trong quá trình thực hiện hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng.

Thời hạn thanh toán trong vòng 90 ngày nhất định kể từ khi Nhà thầu xuất trình đầy đủ các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật và thuộc trách nhiệm của Nhà thầu. Đồng thời, cần quy định cụ thể về chứng từ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật

ĐKC 19

Đóng gói thuốc: ___[căn cứ quy mô, tính chất của từng loại thuốc cũng như phương thức vận chuyển mà quy định cụ thể việc đóng gói. Trong đó cần nêu rõ quy định về cách thức đóng gói, vật liệu đóng gói, thông tin về thuốc ghi trên bao kiện đóng gói, các chỉ dẫn cho việc bốc d, vận chuyển...].

ĐKC 20

Nội dung bảo hiểm: ____[căn cứ tính chất và yêu cầu của gói thầu mà quy định cụ thể nội dung này trên cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật cũng như phù hợp với các điều kiện thương mại được áp dụng].

ĐKC 21

- Yêu cầu về vận chuyển thuốc: ___[nêu yêu cầu về vận chuyển thuốc bao gồm cả địa điểm giao thuốc tùy theo yêu cầu và tính chất của gói thầu]

- Các yêu cầu khác: ___[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định nội dung này,...

ĐKC 22.1

Kiểm tra, thử nghiệm thuốc: ___[căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà quy định cụ thể việc kiểm tra, thử nghiệm của Nhà thầu trên cơ sở phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 4 Chương V - Phạm vi cung cấp. Việc kiểm tra, thử nghiệm có thể quy định theo từng giai đoạn như: trước khi giao thuốc, khi thuốc đến... Trong các quy định về kiểm tra, thử nghiệm cần nêu được các nội dung cơ bản như: thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành, chi phí cho việc kiểm tra, thử nghiệm... cũng như quy định về cách thức xử lý đối với các thuốc không đạt yêu cầu qua kiểm tra, thử nghiệm].

ĐKC 23

Tổng giá trị bồi thường thiệt hại tối đa là: ___% [ghi mức bồi thường thiệt hại tối đa].

Mức khấu trừ: ___%/tuần (hoặc ngày, tháng...) [ghi cụ thể quy định về mức khấu trừ là bao nhiêu % nội dung công việc chậm thực hiện tùy theo tính chất và yêu cầu của gói thầu].

Mức khấu trừ tối đa: ____% [ghi mức khấu trừ ti đa].

ĐKC 24.1

Nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với thuốc: ___[nêu nội dung yêu cầu bảo đảm khác đối với thuốc].

ĐKC 24.2

Yêu cầu về chất lượng và hạn sử dụng: ___[nêu nội dung yêu cầu trên cơ sở quy định một số nội dung sau:

- Đảm bảo còn hạn sử dụng: Hạn sử dụng còn lại của thuốc trúng thầu tính đến thời điểm thuốc cung ứng cho cơ sở y tế phải bảo đảm tối thiểu 03 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 01 năm trở lên; 1/4 hạn dùng đối với thuốc có hạn dùng dưới 01 năm. Trong trường hợp hạn sử dụng của thuốc không đáp ứng yêu cầu nêu trên, để bảo đảm có thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ tình hình thực tế, Chủ đầu tư quyết định hạn sử dụng còn lại của thuốc trúng thầu tính đến thời điểm thuốc cung ứng cho cơ sở y tế và không được yêu cầu cao hơn quy định nêu trên nhưng phải đảm bảo còn hạn sử dụng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

- Cơ chế giải quyết các hư hỏng, khuyết tật, thuốc kém chất lượng, phản ứng có hại của thuốc phát sinh trong quá trình sử dụng thuốc: cần nêu thời gian Chủ đầu tư thông báo cho Nhà thầu về các hư hỏng, thuốc kém chất lượng, phản ứng có hại của thuốc phát sinh; thời hạn Nhà thầu phải tiến hành khắc phục các hư hỏng, khuyết tật, thuốc kém chất lượng, phản ứng có hại của thuốc sau khi nhận được thông báo của Chủ đầu tư; chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng, thuốc kém chất lượng, phản ứng có hại của thuốc và Nhà thầu phải chịu toàn bộ chi phí cho việc khắc phục...].

ĐKC 26.1 (d)

Các nội dung, khác về hiệu chỉnh, bổ sung hợp đồng: ___[nêu cụ thể các nội dung khác (nếu có)].

Trường hợp thuốc dự thầu có thay đổi trong quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc cung ứng thuốc trúng thầu nhưng thuốc thay thế chưa được chào trong E-HSDT, chủ đầu tư được xem xét để nhà thầu thay thế thuốc theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

ĐKC 27.4

Các trường hợp khác: ___[nêu c thể các ni dung khác (nếu có)].

ĐKC 28.1(d)

Các hành vi khác: ___[nêu hành vi khác (nếu có)].

Chương VIII. BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG

Chương này bao gồm các biểu mẫu mà sau khi ghi thông tin hoàn chỉnh sẽ trở thành một phần của Hợp đồng. Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng và Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng dành cho Nhà thầu trúng thầu ghi thông tin và hoàn chỉnh sau khi được trao hợp đồng.

Mẫu số 12 (a). Thư chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng (áp dụng đối với hình thức tự đấu thầu tại cơ sở y tế)

Mẫu số 12 (b). Thư chấp thuận E-HSDT và trao thỏa thuận khung (áp dụng đối với hình thức đấu thầu tập trung)

Mẫu số 13(a). Hợp đồng (áp dụng đối với các cơ sở y tế).

Mẫu số 13 (b). Thỏa thuận khung (áp dụng đối với mua sắm tập trung).

Mẫu số 14 (a). Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (trường hợp bảo lãnh với cơ sở y tế).

Mẫu số 14 (b). Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (trường hợp bảo lãnh tập trung).

Mẫu số 12 (a)

THƯ CHẤP THUẬN E-HSDT VÀ TRAO HỢP ĐỒNG

____, ngày ___tháng ___năm ___

Kính gửi: [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu trúng thầu, sau đây gọi tắt là “Nhà thầu”]

Về việc: Thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng

Căn cứ Quyết định số ___ ngày   tháng   năm ___của Chủ đầu tư [ghi tên Chủ đầu tư, sau đây gọi tắt là “Chủ đầu tư”] về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: ___[ghi tên, s hiệu gói thầu], Bên mời thầu ___[ghi tên Bên mời thầu, sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”] xin thông báo Chủ đầu tư đã chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu ___[ghi tên, s hiệu gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì ghi tên, số hiệu của phần mà Nhà thầu được lựa chọn] với giá hợp đồng là: ___[ghi giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] với thời gian thực hiện hợp đồng là: ____[ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

Đề nghị đại diện hp pháp của Nhà thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

- Thời gian hoàn thiện hợp đồng: ___[ghi thời gian hoàn thiện hợp đồng], tại địa điểm ___[ghi địa điểm hoàn thiện hợp đồng];

- Thời gian ký kết hợp đồng: ___[ghi thời gian ký kết hợp đồng]; tại địa điểm ___[ghi địa điểm ký kết hợp đồng], gửi kèm theo Dự thảo hợp đồng.

Đề nghị Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 14 Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng của E-HSMT với số tiền ___ thời gian hiệu lực ___[ghi số tiền tương ứng và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của E-HSMT].

Văn bản này là một phần không thể tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà thầu phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó Nhà thầu phải cam kết năng lực hiện tại của Nhà thầu vẫn đáp ứng yêu cầu của E-HSMT. Chủ đầu tư sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng với Nhà thầu trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của Nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Nếu đến ngày ___ tháng __ năm ___ (1) mà Nhà thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

…., ngày tháng năm ….
Đại diện hp pháp của Bên mời thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Tài liệu đính kèm: Dự thảo hợp đồng

Ghi chú:

(1) Ghi thời gian phù hợp với thời gian quy định trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu.

Mẫu số 12 (b)

THƯ CHẤP THUẬN E-HSDT VÀ TRAO THỎA THUẬN KHUNG

____, ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: [ghi tên và địa chỉ của Nhà thầu trúng thầu, sau đây gọi tắt là "Nhà thầu”]

Về việc: Thông báo chấp thuận E-HSDT và trao thỏa thuận khung

Căn cứ Quyết định số ___ ngày ___ tháng ___ năm ___ của Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư, sau đây gọi tắt là “Chủ đầu tư”] về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu], Bên mời thầu [ghi tên Bên mời thầu, sau đây gọi tắt là “Bên mời thầu”] xin thông báo Chủ đầu tư đã chấp thuận E-HSDT và trao thỏa thuận khung cho Nhà thầu để thực hiện gói thầu [ghi tên, số hiệu gói thầu. Trường hợp gói thầu chia thành nhiều phần thì ghi tên, s hiệu của phần mà nhà thầu được công nhận trúng thầu] với giá trị thỏa thuận khung là ….. [ghi giá trúng thầu trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu] với thời gian thực hiện thỏa thuận khung là ___ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu], thời gian thực hiện hợp đồng là ___ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu].

Đề nghị đại diện hợp pháp của Nhà thầu tiến hành hoàn thiện và ký kết thỏa thuận khung với Chủ đầu tư, Bên mời thầu theo kế hoạch như sau:

- Thời gian hoàn thiện thỏa thuận khung: ___[ghi thời gian hoàn thiện thỏa thuận khung], tại địa điểm [ghi địa điểm trung tâm mua sắm tập trung hoàn thiện thỏa thuận khung];

- Thời gian ký kết thỏa thuận khung: ___[ghi thời gian ký kết thỏa thuận khung]; tại địa điểm [ghi địa điểm ký kết thỏa thuận khung], gửi kèm theo Dự thảo thỏa thuận khung.

Đề nghị Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo Mẫu số 14 (a) hoặc Mẫu số 14 (b) Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng của E-HSMT với số tiền ___ và thời gian hiệu lực ___ [ghi số tiền tương ứng và thời gian có hiệu lực theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của E-HSMT].

Văn bản này là một phần không thể tách rời của hồ sơ hợp đồng. Sau khi nhận được văn bản này, Nhà thầu phải có văn bản chấp thuận đến hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo yêu cầu nêu trên, trong đó nhà thầu phải cam kết năng lực hiện tại của nhà thầu vẫn đáp ứng yêu cầu của E-HSMT. Đơn vị mua sắm tập trung sẽ từ chối hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung với Nhà thầu trong trường hợp phát hiện năng lực hiện tại của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.

Nếu đến ngày ___ tháng ___ năm ___ (1) mà Nhà thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc từ chối hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo các yêu cầu nêu trên thì Nhà thầu sẽ bị loại và không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

…., ngày thángnăm ….
Đại diện hợp pháp của Bên mời thầu
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Tài liệu đính kèm: Dự thảo thỏa thuận khung

Ghi chú:

(1) Ghi thời gian phù hợp với thời gian quy định trong Mẫu thư bảo lãnh dự thầu.

Mẫu số 13 (a)

HỢP ĐỒNG (1)

, ngày ___ tháng ___ năm ___

Hợp đồng số:

Gói thầu: ________[ghi tên gói thầu]

Thuộc dự án: _______[ghi tên dự án]

- Căn cứ (2) _____ (Bộ luật Dân sự s 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội);

- Căn cứ (2) _____ (Luật đấu thầu s 22/2023/QH15 của Quốc hội);

- Căn cứ (2) _____ (Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu);

- Căn cứ Quyết định số ___ ngày ___ tháng ___ năm của ___ về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu _[ghi tên gói thầu] và thông báo chấp thuận E-HSDT và trao hợp đồng hoặc trao thảo thuận khung s ngày ___ tháng ___ năm ___ của Bên mời thầu;

- Căn cứ biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng đã được Bên mời thầu và Nhà thầu trúng thầu ký ngày ___ tháng __ năm ___ (nếu có);

Chúng tôi, đại diện cho các bên ký hợp đồng, gồm có:

Chủ đầu tư (sau đây gọi là Bên A)

Tên Chủ đầu tư [ghi tên Chủ đầu tư]:

Tên Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư]: ____________________________________________

Địa chỉ: ____________________________________________________________________

Điện thoại: _________________________________________________________________

Fax: _______________________________________________________________________

E-mail: ____________________________________________________________________

Tài khoản: __________________________________________________________________

Mã số thuế: ________________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: __________________________________________________________

Chức vụ: ___________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ___ ngày ___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên Nhà thầu: ___[ghi tên Nhà thầu trúng thầu]:

Địa chỉ: ____________________________________________________________________

Điện thoại: _________________________________________________________________

Fax: _______________________________________________________________________

E-mail: ____________________________________________________________________

Tài khoản: __________________________________________________________________

Mã số thuế: ________________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: __________________________________________________________

Chức vụ: ___________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký hợp đồng số ___ ngày ___ tháng ___ năm ___ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng cung cấp thuốc với các nội dung sau:

Điều 1. Đối tượng hợp đồng

Đối tượng của hợp đồng là các thuốc được nêu chi tiết tại Phụ lục kèm theo.

Điều 2. Thành phần hợp đồng

Thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý như sau:

1. Văn bản hợp đồng (kèm theo Phạm vi cung cấp và bảng giá cùng các Phụ lục khác);

2. Biên bản thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;

3. Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

4. Điều kiện cụ thể của hợp đồng;

5. Điều kiện chung của hợp đồng;

6. E-HSDT và các văn bản làm rõ E-HSDT của Nhà thầu trúng thầu (nếu có);

7. E-HSMT và các tài liệu sửa đổi E-HSMT (nếu có);

8. Các tài liệu kèm theo khác (nếu có).

Điều 3. Trách nhiệm của Bên A(3)

Bên A cam kết thanh toán cho Bên B theo giá hợp đồng quy định tại Điều 5 của hợp đồng này theo phương thức được quy định trong điều kiện cụ thể của hợp đồng cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng. Trường hợp Bên A chậm thanh toán so với thời hạn quy định tại Hợp đồng, Bên A sẽ phải chịu mức lãi suất Ngân hàng Nhà nước tương ứng với số ngày chậm thanh toán.

Điều 4. Trách nhiệm của Bên B(3)

Bên B cam kết cung cấp cho Bên A đầy đủ các loại thuốc như quy định tại Điều 1 của hợp đồng này, đồng thời cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng.

Điều 5. Giá hợp đồng và phương thức thanh toán

1. Giá hợp đồng: __[ghi rõ giá trị bằng s, bằng chữ và đồng tiền ký hợp đồng].

2. Phương thức thanh toán: ___ [ghi phương thức thanh toán theo quy định tại Mục 16.1 Điều kiện cụ thể của hợp đồng của E-HSMT].

Điều 6. Loại hợp đồng

Loại hợp đồng:

Điều 7. Thời gian thực hiện hợp đồng: ___ [ghi thời gian thực hiện hợp đồng phù hợp với quy định tại Mục 10 ĐKC,E-HSMT và kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên].

Điều 8. Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ___ [ghi cụ thể ngày có hiệu lực của hợp đồng].

2. Hợp đồng hết hiệu lực sau khi hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng theo luật định.

Hợp đồng được lập thành ___ bộ, Chủ đầu tư giữ ___ bộ, Nhà thầu giữ ____ bộ, các bộ hợp đồng có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, nội dung hợp đồng theo mẫu này có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đặc biệt là đối với các nội dung khi thương thảo có sự khác biệt so với ĐKCT.

(2) Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

(3) Hợp đồng phải quy định rõ các điều khoản về trách nhiệm giữa nhà thầu và cơ sở y tế về việc không giao hàng đúng tiến độ, số lượng và việc thanh toán không đúng hạn, sử dụng thuốc không đúng quy định tại khoản 5 Điều 15 Thông tư này theo hợp đồng đã ký kết giữa nhà thầu và cơ sở y tế.]

PHỤ LỤC BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

(Kèm theo hợp đồng số ___,ngày ___ tháng ___ năm___)

Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu nêu trong E-HSMT, E-HSMT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện hợp đồng, bao gồm giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc. Giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc đã bao gồm các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế suất, mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định

BẢNG GIÁ HỢP ĐỒNG

STT

Tên thuốc

Tên hoạt chất/Tên thành phần của thuốc

Nồng độ/ hàm lượng

Dạng bào chế

Quy cách đóng gói

Hạn dùng (Tuổi thọ)

GĐ KLH hoặc GPNK

Cơ sở sản xuất - Nước sản xuất

Đơn vị tính

S lượng

Đơn giá (có VAT)

Thành tiền (có VAT)

1

2

3

Tổng cộng giá hợp đồng

(Kết chuyển sang Điều 5 hợp đồng)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Mẫu số 13 (b)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày…… tháng…… năm……

THOẢ THUẬN KHUNG

Số: ____________

V/v cung cấp thuốc, ……………………………………………………………………..

thuộc Gói thầu s ………………………………… (theo quyết định được phê duyệt)

Căn cứ Luật Đấu thầu số 22/2023/QH13 ngày 23/6/2023;

Căn cứ Nghị định 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đẩu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Thông tư số 35/2016/TT-BTC ngày 26/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung;

Căn cứ Thông tư số ..../2023/TT-BYT ngày ....của Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

Căn cứ Quyết định số /QĐ-…. ngày …../...../..… của ...[Đơn vị có thẩm quyền]... về việc phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu ...[ghi tên gói thầu].... của [ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...;

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-…. ngày …./…./…. của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...về việc phê duyệt Hồ sơ yêu cầu ...[ghi tên gói thầu]....;

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-…. ngày …./…./…. của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu...[ghi tên gói thầu].... ;

Căn cứ Thư chấp thuận Hồ sơ đề xuất và trao thỏa thuận khung của ...[ghi tên đơn vị mua sắm tập trung]...,

……[Ghi thêm các căn cứ khác (nếu có)] ……

Hôm nay, ngày ……… tháng …….. năm ..., tại ... [ghi tên địa điểm ký thỏa thuận khung]..., Chúng tôi gồm:

I. Cơ quan ký thỏa thuận khung (sau đây gọi là Bên A):

Tên Chủ đầu tư [ghi tên chủ đầu tư]: ____________________________________________

Địa chỉ: ____________________________________________________________________

Điện thoại: _________________________________________________________________

Fax: _______________________________________________________________________

E-mail: ____________________________________________________________________

Tài khoản: __________________________________________________________________

Mã số thuế: ________________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: __________________________________________________________

Chức vụ: ___________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký Thỏa thuận khung số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

II. Nhà thầu (sau đây gọi là Bên B)

Tên nhà thầu [ghi tên nhà thầu trúng thầu]: _______________________________________

Địa chỉ: ____________________________________________________________________

Điện thoại: _________________________________________________________________

Fax: _______________________________________________________________________

E-mail: ____________________________________________________________________

Tài khoản: __________________________________________________________________

Mã số thuế: ________________________________________________________________

Đại diện là ông/bà: __________________________________________________________

Chức vụ: ___________________________________________________________________

Giấy ủy quyền ký Thỏa thuận khung số __ ngày __ tháng __ năm __ (trường hợp được ủy quyền).

Hai bên thống nhất ký kết Thoả thuận khung cho việc cung cấp thuốc cho các cơ sở y tế trên toàn quốc/địa phương theo kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số …………. như sau:

1. Phạm vi cung cấp

- Phạm vi cung cấp là các mặt hàng thuốc trúng thầu theo số lượng của từng phần được phân bổ cho các cơ sở y tế trên địa bàn.

- Trên cơ sở Thỏa thuận khung này, Nhà thầu và các cơ sở y tế trên toàn quốc sẽ ký hợp đồng để cung ứng thuốc cho từng cơ sở y tế.

2. Thời gian, địa điểm giao hàng:

- Nhà thầu giao hàng làm nhiều đợt trong thời gian từ ngày ……….. đến hết ngày ………. quy định trong hợp đồng. Các cơ sở y tế (bên mua) dự trù số lượng thuốc tùy theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị; nhà thầu phải đáp ứng cung cấp đủ số lượng, đạt chất lượng thuốc theo thời gian thỏa thuận với các cơ sở y tế được quy định trong hợp đồng. Bên mua có thể dự trù hàng đột xuất khi cần thiết phục vụ kịp thời cho công tác khám chữa bệnh.

- Địa điểm giao hàng: Hàng hóa được giao tại kho của bên mua theo danh mục các cơ sở y tế đính kèm thuộc Gói thầu ………………………………..

3. Điều kiện bàn giao hàng hóa, thanh toán, thanh lý hợp đồng

Ghi rõ các điều kiện cụ thể, phù hợp với tình hình cụ thể trên địa bàn.

4. Hướng dẫn sử dụng hàng hóa, điều kiện bảo hành

Ghi rõ điều kiện cụ thể đối với từng địa bàn cụ thể

5. Trách nhiệm của Bên A(1)

- Thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và thỏa thuận khung đến các cơ sở y tế y tế thuộc phạm vi cung cấp của Thỏa thuận khung theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Thông tư này.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà thầu trong việc thương thảo và ký hợp đồng với các cơ sở y tế.

- ....Bổ sung thêm các điều khoản chi tiết phù hợp với tình hình từng địa phương....

6. Trách nhiệm của bên B(1)

- Tiến hành ký kết Thỏa thuận khung với của ...[ghi tên đơn vị mua sm tập trung]... để cung cấp các mặt hàng thuốc thuộc gói thầu

- Ký hợp đồng mua bán thuốc với các cơ sở y tế theo số lượng của từng mặt hàng đã phân bổ cho từng cơ sở y tế. [ghi rõ thời gian, địa điểm, quy định cụ thể]

- Cung ứng đầy đủ thuốc và đúng tiến độ theo đúng chủng loại, số lượng, đơn giá không vượt quá giá trúng thầu đã được phê duyệt.

- Thực hiện đy đủ các yêu cầu trong điều kiện chung nêu tại Chương V và điều kiện cụ thể nêu tại Chương VI và nội dung của Bản cam kết được nêu trong Hồ sơ yêu cầu (đính kèm các bản cam kết của nhà thầu);

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm được nêu trong điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng đã ký giữa Nhà thầu với các cơ sở y tế.

- …..Bổ sung thêm các điều khoản chi tiết phù hợp với tình hình từng địa phương....

7. Hiệu lực và thời hạn thực hiện thỏa thuận khung

- Thỏa thuận khung này là cơ sở để các cơ sở y tế ký hợp đồng mua thuốc với nhà thầu cung cấp thuốc

- Thời gian thực hiện Thỏa thuận khung: K từ ngày ký đến hết ngày ……………….

8. Xử phạt do vi phạm

- Việc xử phạt do vi phạm các điều khoản của Thỏa thuận khung/Hợp đồng đã ký kết được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Thỏa thuận khung này được làm thành 04 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 02 bn./.

ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ MUA SẮM TẬP TRUNG

Ghi chú:

(1) Thỏa thuận khung phải quy định rõ các điều khoản về trách nhiệm của Bên A và Bên B trong quá trình thực hiện Thỏa thuận khung.


PHỤ LỤC THỎA THUẬN KHUNG

(Kèm theo Thỏa thuận khung số ____, ngày ___ tháng ___ năm ___)

Phụ lục này được lập trên cơ sở yêu cầu nêu trong E-HSMT, E-HSDT và những thỏa thuận đã đạt được trong quá trình thương thảo, hoàn thiện thỏa thuận khung, bao gồm giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc, phạm vi cung cấp. Giá (thành tiền) cho từng hạng mục, nội dung công việc đã bao gồm các chi phí về thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo thuế mức phí, lệ phí tại thời điểm 28 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu theo quy định.

STT

Mã thuốc

Tên thuốc

Tên hoạt chất/ Tên thành phần của thuốc

Nồng độ- Hàm lượng

Dạng bào chế

Quy cách đóng gói

Hạn dùng (Tuổi thọ)

GĐKLH hoặc GPNK

Cơ sở sản xuất

Nước sản xuất

Đơn vị tính

Đơn giá (VND) (có VAT)

Số lượng

Thành tiền (VND) (có VAT)

1

Daxotel 80mg/4ml

Docetaxel

2

Oxitan 100mg/20ml

Oxaliplatin

3

Intaxel 100mg/17ml

Paclitaxel

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NHÀ THẦU
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA CHỦ ĐẦU TƯ
(ghi tên, chức danh, kí tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC 2: PHẠM VI CUNG CẤP CHI TIẾT THEO TỪNG MẶT HÀNG

(Kèm theo Thỏa thuận khung số ____, ngày ___ tháng ___ năm ___)

STT

Mã thuốc

Tên thuốc

Tên hoạt chất/ Tên thành phần của thuốc

Nồng độ - Hàm lượng

Đơn vị tính

Đơn giá (VND) (có VAT)

Số lượng

Thành tiền (VND) (có VAT)

Tên cơ sở y tế

Tỉnh/TP

Mặt hàng 1: Hoạt chất Docetaxel 80mg- Thuốc trúng thầu Daxotel 80mg/4ml

Σ

Σ

1

Daxotel

Docetaxel

80mg/4ml

2

Daxotel

Docetaxel

80mg/4ml

Daxotel

Docetaxel

80mg/4ml

Mặt hàng 2: Hoạt chất Oxaliplatin 100mg - Thuốc trúng thầu Oxitan 100mg/20ml

Σ

Σ

1

Oxitan

Oxaliplatin

100mg/20ml

2

Oxitan

Oxaliplatin

100mg/20ml

Oxitan

Oxaliplatin

100mg/20ml

Mặt hàng...

Σ

Σ

PHỤ LỤC 3: PHẠM VI CUNG CẤP CHI TIẾT THEO TỪNG CƠ SỞ Y TẾ

(Kèm theo Thỏa thuận khung số ____, ngày ___ tháng ___ năm ___)

STT

Mã thuốc

Tên thuốc

Tên hoạt chất/ Tên thành phần của thuốc

Nồng độ/ Hàm lượng

Dạng bào chế

Quy cách đóng gói

Hạn dùng (Tuổi thọ)

SĐK hoặc GPNK

Cơ sở sản xuất

Nước sản xuất

Đơn vị tính

Đơn giá (VND) (có VAT)

S lượng

Thành tiền (VND) (có VAT)

Tên cơ sở y tế 1: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang

Σ

1

Daxotel

Docetaxel

80mg/4ml

2

Oxitan

Oxaliplatin

100mg/20ml

Intaxel

Paclitaxel

100mg/17ml

Tên cơ sở y tế 2: Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang

Σ

1

Daxotel

Docetaxel

80mg/4ml

2

Oxitan

Oxaliplatm

100mg/20ml

Intaxel

Paclitaxel

100mg/17ml

Mặt hàng...

Σ


Mẫu số 14 (a)

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

S: ………………………

___, ngày ___ tháng ___ năm ___

Kính gửi: ___[ghi tên cơ sở y tế ký hợp đồng]

(sau đây gọi là Chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ___[ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] và cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp thuốc cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);(2)

Theo quy định trong E-HSMT (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ___ [ghi tên của ngân hàng] [ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ___[ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thầu với số tiền là ___[ghi rõ giá trị tương ứng bằng s, bằng chữ và đồng tiền sử dụng theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của E-HSMT]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ___[ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của Chủ đầu tư thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày __ tháng __ năm ___ (4).

Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì Bên mời thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ___ [ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu ___ [ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số ___ [ghi số hợp đồng] ngày ___ tháng ___năm ___ (sau đây gọi là Hợp đồng).”

(3) Địa ch ngân hàng: ghi rõ địa chỉ, sđiện thoại, s fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 6.1 ĐKCT.

Mẫu số 14 (b)

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

Số: ……………………

___, ngày __ tháng __ năm___

Kính gửi: Các cơ sở y tế thực hiện ký hợp đồng và thụ hưởng bảo lãnh

(theo danh sách phụ lục đính kèm).

Theo đề nghị của ___[ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu đã trúng thầu gói thầu __[ghi tên gói thầu] và cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp thuốc cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng);(2)

Theo quy định trong E-HSMT (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho các cơ sở y tế bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ___[ghi tên của ngân hàng]___[ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ___[ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “Ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của Nhà thu với s tin là __[ghi rõ giá trị tương ứng bng s, bng chữ và đồng tiền sử dụng theo quy định tại Mục 6.1 ĐKCT của E-HSMT]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho các cơ sở y tế trong phụ lục bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn: ………..(ghi số tiền) như đã nêu trên, khi có văn bản của cơ sở y tế trong phụ lục thông báo Nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ___ tháng ___ năm ___ (4).

ĐẠI DIỆN NGÂN HÀNG
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh thì Bên mời thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ___[ghi tên Nhà thầu] (sau đây gọi là Nhà thầu) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu ___[ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số ___[ghi số hợp đồng] ngày ___ tháng ___ năm ___ (sau đây gọi là Hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: ghi rõ địa ch, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu quy định tại Mục 6.1 ĐKCT.

Phụ lục

DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ Y TẾ THỤ HƯỞNG BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

(Kèm theo bảo lãnh thực hiện hợp đồng số …… ngày ……. của Ngân hàng …)

STT

Mã CSKCB

Tên CSKCB

Tên tỉnh/TP

Giá trị trúng thầu được phân bổ (VND)

Giá trị bảo lãnh (VND)

1

2

3

Tổng

Phần 4. PHỤ LỤC BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VỀ KỸ THUẬT(1)

Tiêu chí

Mức điểm

Điểm chi tiết

I. Các tiêu chí đánh giá về chất lượng thuốc

1. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc(2):

24

1.1. Đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP:

a) Tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA

24

b) Tại nước còn lại không thuộc điểm a mục này

22

1.2. Đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn PIC/S-GMP

20

1.3. Đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP:

a) Được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và thuc được gia công, chuyn giao công nghệ tại Việt Nam có cơ sở tham gia vào quá trình sản xuất thuốc trước chuyển giao công nghệ hoặc cơ sở sản xuất thuốc đặt gia công tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA

24

b) Được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP và thuốc được gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam có cơ sở tham gia vào quá trình sản xuất thuốc trước chuyển giao công nghệ hoặc cơ sở sản xuất thuốc đặt gia công tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH.

22

c) Tại Việt Nam và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn WHO-GMP

21

1.4. Các trường hợp còn lại không thuộc mục 1.1, 1.2 và 1.3

19

2. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất(3):

20

2.1. Tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA

20

2.2. Tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH

18

2.3. Tại Việt Nam và có cơ sở sản xuất thuốc trước chuyển giao công nghệ hoặc cơ sở sản xuất thuốc đặt gia công tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA

20

2.4. Tại Việt Nam và có cơ sở sản xuất thuốc trước chuyển giao công nghệ hoặc cơ sở sản xuất thuốc đặt gia công tại nước là thành viên PIC/s đồng thời là thành viên ICH

18

2.5. Tại nước còn lại không thuộc không thuộc mục 2.1, 2.2, 2.3 và 2.4

15

3. Tình hình vi phạm chất lượng của mặt hàng thuốc dự thầu(4):

5

3.1. Chưa phát hiện vi phạm về chất lượng trong vòng 01 năm tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước

5

3.2. Có thông báo vi phạm về chất lượng trong vòng 01 năm tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước

a) Vi phạm chất lượng ở Mức độ 3

3

b) Vi phạm chất lượng ở Mức độ 2

0

4. Tình hình vi phm chất lưng của cơ sở sản xuất mt hàng thuốc d thầu(5):

5

4.1. Không có thuốc vi phạm chất lượng trong vòng 01 năm tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước

5

4.2. Có 01 mặt hàng vi phạm chất lượng trong vòng 01 năm tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước

4

4.3. Có 02 mặt hàng vi phạm chất lượng trong vòng 01 năm tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước

3

4.4. Có từ 03 mặt hàng trở lên vi phạm chất lượng trong vòng 01 năm tính từ thời điểm đóng thầu trở về trước

0

5. Hạn dùng (Tuổi thọ) của thuốc(6):

5

5.1. Mặt hàng thuốc tham dự thầu có tuổi thọ từ 03 năm trở lên

5

5.2. Mặt hàng thuốc tham dự thầu có tuổi thọ từ 02 năm đến dưới 03 năm

4

5.3. Mặt hàng thuốc tham dự thầu có tuổi thọ dưới 02 năm

3

6. Tiêu chí đánh giá về nguyên liệu (hoạt chất) sản xuất mặt hàng thuốc tham dự thầu(7):

3

6.1. Nguyên liệu (hoạt chất) sản xuất tại các nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA

3

6.2. Nguyên liệu (hoạt chất) sản xuất tại các nước khác không thuộc danh sách SRA hoặc EMA được cấp chứng nhận CEP

3

6.3. Các trường hợp khác

2

7. Tiêu chí đánh giá về tương đương sinh học của thuốc, thuốc thuộc danh mục sản phẩm quốc gia, thuốc được giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” của B Y tế(8).

5

7.1. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố có chứng minh tương đương sinh học hoặc thuc thuộc danh mục biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố

5

7.2. Mặt hàng thuốc tham dự thầu thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia

5

7.3. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt” của Bộ Y tế

5

7.4. Các trường hợp khác

3

8. Mặt hàng thuốc được sản xuất từ nguyên liệu kháng sinh sản xuất trong nước (Không đánh giá đối với thuốc dược liệu, thuốc có thành phần dược liệu phối hợp với dược chất hóa dược, thuốc cổ truyền):

3

8.1. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu kháng sinh sản xuất trong nước

3

8.2. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất từ nguồn nguyên liệu không phải là kháng sinh sản xuất trong nước hoặc thuốc dự thầu không phải thuốc kháng sinh

2

9. Mặt hàng thuốc tham dự thầu là thuốc dược liệu, thuốc có thành phần dược liệu phối hợp với dược chất hóa dược, thuốc cổ truyền (Không đánh giá đối với thuốc hóa dược, vắc xin, sinh phẩm):

3

9.1. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất từ dược liệu có chứng nhận đạt GACP

3

9.2. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất trên cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp Bộ và cấp tỉnh

3

9.3. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất từ dược liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

2

9.4. Mặt hàng thuốc tham dự thầu được sản xuất từ dược liệu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

0

II. Các tiêu chí đánh giá về đóng gói, bảo quản, giao hàng

30

10. Mặt hàng thuốc được cung ứng bởi cơ sở:

5

10.1. Là doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thuốc dự thầu

5

10.2. Là doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp mặt hàng thuốc dự thầu(9)

4

10.3. Không phải doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trực tiếp mặt hàng thuốc dự thầu

3

11. Mặt hàng thuốc được cung ứng bởi nhà thầu có kinh nghiệm cung ứng thuốc (10)

5

11.1. Đã cung ứng thuốc cho cơ sở y tế từ 03 năm trở lên

5

11.2. Đã cung ứng thuốc cho cơ sở y tế dưới 03 năm

4

11.3. Chưa cung ứng thuốc cho cơ sở y tế

3

12. Khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà thầu về điều kiện giao hàng (11)

5

12.1. Đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mời thầu

5

12.2. Không đáp ứng được yêu cầu về điều kiện giao hàng tại hồ sơ mời thầu

0

13. Mặt hàng thuốc được cung ứng bởi nhà thầu có uy tín trong thực hiện hợp đồng (12)

10

13.1. Nhà thầu có vi phạm trong thực hiện hợp đồng cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế đã được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

8

13.2. Nhà thầu đã cung ứng thuốc tại đơn vị

a) Cung ứng thuốc bảo đảm tiến độ theo hợp đồng

10

b) Cung ứng thuốc không bảo đảm tiến độ theo hợp đồng

8

13.3. Nhà thầu chưa cung ứng thuốc tại đơn vị

8

14. Mặt hàng thuốc tham dự thầu bởi nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp tại các địa bàn miền núi, khó khăn (13):

5

14.1. Nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp trên địa bàn tỉnh (chỉ áp dụng đối với các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Gia Lai, Phú Yên, Hoà Bình, Tuyên Quang)

5

14.2. Các trường hợp khác

4

Ghi chú:

(1) Thuốc đáp ứng nhiều mục trong một tiêu chí thì chỉ chm điểm theo mục có mức điểm cao nhất mà thuốc đạt được.

(2) Trường hợp thuốc dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia quá trình sản xuất thuốc thì căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất có tiêu chuẩn thấp nhất để đánh giá điểm. Đối với thuốc nước ngoài gia công, chuyn giao công nghệ tại Việt Nam thì căn cứ nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất thuốc gia công, chuyn giao công nghệ.

(3) Căn cứ vào thông tin về các thuốc được cấp phép lưu hành đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu được Cục Quản lý Dược công b trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (địa chỉ: http://www.dav.gov.vn) và thông tin trên các công văn, quyết định phê duyệt của Cục Quản lý Dược.

(4), (5) Căn cứ vào thông tin về các thuốc và cơ sở sản xuất thuốc có vi phạm chất lượng do Cục Quản lý Dược ra quyết định thu hồi, công văn thông báo thu hồi được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (địa chỉ: http://www.dav.gov.vn). Mức độ vi phạm về chất lượng thuốc được quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016.

(6) “Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng” (theo quy định tại khoản 31 Điều 2 Luật dược ngày 06 tháng 4 năm 2016). Ví dụ: Thuốc ghi trên nhãn có ngày sản xuất là ngày 11 tháng 02 năm 2006, ngày hết hạn là ngày 11 tháng 02 năm 2011 thì hạn sử dụng (hay tuổi thọ) của thuốc là 05 năm.

(7) Căn cứ vào danh sách các thuốc được sản xuất từ nguyên liệu (hoạt chất) sản xuất.

(8) Căn cứ vào danh sách các thuốc có chứng minh tương đương sinh học được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược (địa chỉ: http://www.dav.gov.vn).

(9) Căn cứ vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu của mặt hàng dự thầu.

(10) Căn cứ vào thông báo trúng thầu, hợp đồng mua bán thuốc, hóa đơn bán thuốc cho các cơ sở y tế mà nhà thầu đang dự thầu hoặc cho các cơ sở y tế khác mà nhà thầu đã cung ứng trên toàn quốc.

(11) Nhà thầu cần nêu rõ trong hồ sơ dự thầu việc đáp ứng/không đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư/cơ sở y tế về điều kiện giao hàng, số lượng thuốc theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu (thực hiện theo hướng dẫn tại Bảng phạm vi cung cấp, tiến độ cung cấp và yêu cầu về kỹ thuật của thuốc tại Mục 1 Chương V - Phạm vi cung cấp).

(12) Việc đánh giá nội dung này phải căn cứ vào một trong các thông tin sau:

- Thông tin về việc vi phạm trong cung ứng thuốc của các nhà thu tại các cơ sở y tế trên toàn quốc được công bố trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

- Việc thực hiện hợp đồng cung ứng thuốc giữa nhà thầu và đơn vị.

(13) Chỉ áp dụng cho các gói thầu của các cơ sở y tế thuộc địa bàn các tỉnh trong danh sách. Căn cứ vào thực trạng tình hình cung ứng thuốc của từng địa phương, Sở Y tế xác định cụ thể tiêu chí các nhà thầu có hệ thống phân phối đáp ứng việc cung ứng thuốc tại địa phương để chấm điểm (Tiêu chí này không được hiểu là chấm điểm cho các nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng tại tất cả các tỉnh trong danh sách mà chấm điểm cho nhà thầu có hệ thống phân phối rộng khắp đảm bảo việc cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế tại địa bàn tỉnh tham dự thầu).

Mẫu số 15

BẢNG TỔNG HỢP ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA TỪNG SẢN PHẨM DỰ THẦU DO NHÀ THẦU TỰ ĐÁNH GIÁ

Theo thang điểm tại Bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật (Phụ lục 4) của E-HSMT

Tên nhà thầu:

Tên gói thầu:

Tiêu chuẩn thực hành tốt của nhà thầu:

STT

STT trong E- HSMT

Mã thuốc

Tên hoạt chất

Tên thuốc

SĐK/ GPLH

Nồng độ- Hàm lượng

Quy cách, Dạng bào chế, Đường dùng

Nhóm TCKT

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

TC

Tổng điểm

I.1

I.2

I.3

I.4

I.5

I.6

I.7

I.8

I.9

II.10

II.11

II.12

II.13

II.14

….., ngày ….tháng …. năm ...
Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Mẫu số 16

CAM KẾT VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CỦA NHÀ THẦU

____, ngày ___ tháng ___ năm ___

Tên nhà thầu: _______________[Ghi tên đầy đủ của nhà thầu]

Kính gửi: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia

Sau khi nghiên cứu E-HSMT gói thầu ....chúng tôi xin cam kết và thực hiện đầy đủ những nội dung theo yêu cầu của E-HSMT như sau:

1. Cung ứng kịp thời, chính xác, đủ về số lượng thuốc trúng thầu, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng như đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện giao hàng tiến độ và phạm vi cung cấp nêu trong E-HSMT.

2. Trong trường hợp giấy phép lưu hành hoặc Giấy phép nhập khẩu hay hồ sơ gia hạn hiệu lực số đăng ký của thuốc tham dự thầu bị hết hạn, chúng tôi xin đảm bảo sẽ cung cấp văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc tuân thủ theo đúng các quy định.

3. Bảo quản và phân phối thuốc đảm bảo đúng yêu cầu quy định về GSP, GDP trong suốt quá trình vận chuyển tới kho của các cơ sở y tế trên địa bàn cả nước.

4. Về hạn sử dụng của thuốc tại thời điểm giao hàng:

Hạn sử dụng còn lại của thuốc trúng thầu tính từ thời điểm thuốc cung ứng cho cơ sở y tế phải bảo đảm tối thiểu còn 03 tháng đối với thuốc có hạn dùng từ 01 năm trở lên, 1/4 hạn dùng đối với thuốc có hạn dùng dưới 01 năm. Trong trường hợp hạn sử dụng của thuốc không đáp ứng yêu cầu nêu trên, để bảo đảm có thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ tình hình thực tế, Chủ đầu tư quyết định hạn sử dụng còn lại của thuốc trúng thầu tính đến thời điểm thuốc cung ứng cho cơ sở y tế và không được yêu cầu cao hơn quy định nêu trên, phải đảm bảo còn hạn sử dụng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

5. Cam kết thu hồi thuốc vô điều kiện kể cả khi hợp đồng đã chấm dứt nếu thuốc đã giao không đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như đã chào thầu, hoặc có thông báo thu hồi của cơ quan có thẩm quyền mà nguyên nhân không do lỗi của bên mời thầu, đơn vị ký hợp đồng hay cơ sở y tế và hoàn trả đầy đủ thuốc đảm bảo chất lượng cho đơn vị, tương ứng với số lượng thuốc đã thu hồi đồng thời đền bù mọi chi phí có liên quan.

Đại diện hợp pháp của nhà thầu
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Phụ lục VI

MẪU ĐỀ NGHỊ ĐIỀU TIẾT THUỐC TRÚNG THẦU ĐƯỢC PHÂN BỔ TRONG THỎA THUẬN KHUNG

Tên CSYT1/CSYT2 đề nghị điều tiết: ………………………………
Mã đơn vị:…………….…………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH MỤC THUỐC ĐỀ NGHỊ ĐIỀU TIẾT ĐƯỢC PHÂN BỔ TRONG THỎA THUẬN KHUNG

Kính gửi: ……………………………………

TT

Mã thuốc

Tên hoạt chất

Nồng độ, hàm lượng

Tên thuốc

GPLH /GPNK

Đơn vị tính

Đơn giá

Kết quả thực hiện ĐTTT của CSYT1/CSYT2

Đề nghị điều tiết từ/chuyển cho CSYT2/CSYT1

Ghi chú

Số lượng được phân b trong TTK

Số lượng đã nhập

Số lượng phân bổ còn lại đến....

Số lượng

Thành tiền

1

2

….

….

Tổng số

Tổng số: …….. khoản.

Người lập

….., ngày …. tháng …. năm …..
GIÁM ĐỐC
(Ký tên/đóng dấu)

Phụ lục VII

MẪU BÁO CÁO

Thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung

Tên Đơn vị báo cáo:
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BÁO CÁO

Thực hiện kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp các thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung

Quý ... năm ....

(Thời gian thực hiện từ ngày …./…./…… đến ngày …./…./…..)

Kính gửi: ………………………………….

STT

Mã thuốc

Tên hoạt chất

Nồng độ- Hàm lượng

Tên thuốc

GPLH hoặc GPNK

Tên nhà thầu

Mã nhà thầu

Tên cơ sở y tế

Tỉnh/ TP

Đơn vị tính

Số lượng được phân bổ trong TTK

Kết quả thực hiện

(số lượng)

Số QĐ phê duyệt KQTT

Ghi chú

Điều tiết

Nhập trong kỳ

Sử dụng trong kỳ

Tồn kho cuối kỳ

Phân bổ còn lại

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

1

A01BD

Docetaxel

80mg

Lọ

2

A01N1

Docetaxel

80mg

Lọ

3

….

….

….

ĐƠN VỊ BÁO CÁO
(Chức vụ, ký tên, đóng dấu)

Phụ lục VIII

MẪU KÊ KHAI THÔNG TIN THUỐC SẢN XUẤT LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM VÀ THUỐC ĐƯỢC NƯỚC THUỘC DANH SÁCH SRA CẤP PHÉP LƯU HÀNH

STT

Nội dung

Thuốc sản xuất lưu hành tại Việt Nam

Thuốc được nước thuộc danh sách SRA cấp phép lưu hành

Ghi chú

1

Tên thuốc

2

Số giấy phép lưu hành

3

Công thức bào chế

4

Quy trình sản xuất

5

Tiêu chuẩn chất lượng

6

Phương pháp kiểm nghiệm

7

Thành phần dược chất:

7.1

Dược chất 1

Tiêu chuẩn chất lượng

Cơ sở sản xuất, Địa điểm sản xuất

7.2

Dược chất 2

Tiêu chuẩn chất lượng

Cơ sở sản xuất, Địa điểm sản xuất

…………..

8

Thành phần tá dược:

8.1

Tá dược 1

Tiêu chuẩn chất lượng

Cơ sở sản xuất, Địa điểm sản xuất

8.2

Tá dược 2

Tiêu chuẩn chất lượng

Cơ sở sản xuất, Địa điểm sản xuất

….

………

Chúng tôi cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của các thông tin đã kê khai./.

….., ngày…..tháng….năm ……
GIÁM ĐỐC CƠ SỞ SẢN XUẤT HOẶC CƠ SỞ ĐĂNG KÝ
(Ký tên/đóng dấu)

Ghi chú:

Trong quá trình lưu hành thuốc, thông tin kê khai tại bảng kê khai nêu trên có thay đổi, cơ sở đề nghị công bố phải có văn bản báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền).



[1] Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 40 và khoản 2 Điều 41 của Luật Đấu thầu, trường hợp người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì đơn vị trình là chủ đầu tư; trường hợp chủ đầu tư (bao gồm cả trường hợp được người có thẩm quyền ủy quyền) hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì đơn vị trình là do chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quy định.

[2] Được xác định căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 và khoản 2 Điều 41 của Luật Đấu thầu.

[1] Được xác định căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 và khoản 2 Điều 41 của Luật Đấu thầu.

[1] Nhà thầu là đơn vị sự nghiệp ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật khi tham dự thầu phải đáp ứng các điều kiện nêu tại Mục 4 E-CDNT.

[1] Trường hợp áp dụng phương pháp này thì xóa bỏ khoản 4.2 Mục 4 Chương này. Đối với gói thầu mua sắm tập trung áp dụng lựa chọn nhà thầu theo khả năng cung cấp, áp dụng phương pháp giá thấp nhất.

[2] Trường hợp áp dụng phương pháp này thì xóa bỏ khoản 4.1 Phương pháp giá thấp nhất.

THE MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 07/2024/TT-BYT

Hanoi, May 17, 2024

 

CIRCULAR

PRESCRIBING BIDDING FOR SUPPLY OF DRUGS FOR PUBLIC HEALTH FACILITIES

Pursuant to the Law on Bidding dated June 23, 2023;

Pursuant to the Government’s Decree No. 24/2024/ND-CP dated February 27, 2024 elaborating and providing guidelines for implementation of the Law on Bidding regarding contractor selection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 95/2022/ND-CP dated November 15, 2022 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health of Vietnam;

At the request of the Director of the Department of Planning and Finance, the Director of the Drug Administration of Vietnam and the Director of Traditional Medicine Administration of Vietnam;

The Minister of Health of Vietnam promulgates a Circular prescribing bidding for supply of drugs for public health facilities.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

1. This Circular provides regulations on bidding for supply of drugs funded by state budget, health insurance fund and other lawful funding sources of health administrative authorities and public health service providers (hereinafter referred to as “public health facilities”), including:

a) Division of contract packages and drug categories;

b) Procedures for selection of drug suppliers;

c) Centralized drug procurement.

2. This Circular applies to the bidding for supply of modern drugs, radioactive drugs, tracers, vaccines, biologicals, herbal drugs, traditional drugs, herbal materials, traditional medicinal materials and various types of gases which are granted marketing authorization number as drugs to serve medical examination and treatment.

3. Procurement of drugs according to orders or task assignment of the State shall comply with the Government’s Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019 prescribing task assignment, ordering or bidding for supply of public products and services funded by state budget for recurrent expenditures.

4. Procurement of drugs for use in health offices of authorities and detention facilities of the armed forces shall comply with the guidelines given by the Ministry of National Defence of Vietnam and the Ministry of Public Security of Vietnam.

5. Procurement of qualified whole blood and blood products shall comply with provisions of the Circular No. 15/2023/TT-BYT dated July 20, 2023 of the Minister of Health of Vietnam prescribing maximum prices and costs of determination of prices of qualified whole blood units and blood products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “national centralized procurement unit” is an unit assigned by the Ministry of Health of Vietnam to organize the national centralized procurement of drugs.

2. “provincial centralized procurement unit” is an unit assigned by a provincial People's Committee to organize the centralized procurement of drugs in the province.

Article 3. Responsibility to formulate drug supplier selection plan and organize drug supplier selection

1. The national centralized procurement unit shall develop and organize the implementation of drug supplier selection plans in accordance with Chapter IV of this Circular under which the time for implementation of a framework agreement and time for execution of a contract package must not exceed 36 months, divided by drug category and supply interval (quarterly and annually), in respect of the following drugs:

a) Drugs which are included in the list of drugs procured through national centralized procurement promulgated by the Minister of Health of Vietnam, and meet category-1 or category-2 technical criteria set out in Article 4 of this Circular;

b) Drugs included in the list of rare drugs promulgated by the Minister of Health of Vietnam;

c) Drugs for which only a small quantity needs to be procured to meet medical examination and treatment as prescribed in Clause 1 Article 53 of the Law on Bidding.

2. Provincial centralized procurement units shall develop and organize the implementation of drug supplier selection plans in accordance with Chapter IV of this Circular under which the time for implementation of a framework agreement and time for execution of a contract package must not exceed 36 months, divided by drug category and supply interval (quarterly and annually), in respect of the following drugs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Drugs included in the list of rare drugs promulgated by the Minister of Health of Vietnam;

c) Drugs for which only a small quantity needs to be procured to meet medical examination and treatment as prescribed in Clause 1 Article 53 of the Law on Bidding.

3. Procurement of drugs as prescribed in clause 5 Article 53 of the Law on Bidding shall be subject to the following provisions:

a) If regulatory authorities, organizations and units (hereinafter referred to as “units”) have reach an agreement to appoint a unit to take charge of the procurement, the appointed unit shall consolidate demands of other units that have entered into the agreement and organize the procurement in accordance with regulations of the Law on Bidding.

Such an agreement must be made in writing and clearly indicate responsibility to consolidate and send procurement demands, and responsibility to pay costs.

b) If units do not reach any agreement and cannot organize the drug supplier selection themselves or have themselves organized the drug supplier selection which is unsuccessful, they shall send their procurement demands to:

- The Ministry of Health of Vietnam, for units under the management of this Ministry or in case a drug is requested by 02 provinces or more;

- The Ministry of National Defence of Vietnam, for units under the management of this Ministry.

- The Ministry of Public Security of Vietnam, for units under the management of this Ministry;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 10 from the receipt of the written request from units, the relevant supervisory authority shall appoint a unit to take charge of the procurement. If a request is refused, a written response indicating reasons for such refusal shall be provided.

4. Public health facilities shall themselves develop and organize the implementation of drug supplier selection plans in respect of the drugs which are not covered by the drug supplier selection plans of either the national centralized procurement unit or the provincial centralized procurement units. Formulation of drug supplier selection plans and organization of drug supplier selection by public health facilities shall comply with provisions of Chapter III of this Circular; the maximum duration of execution of a contract package is 36 months and is divided into smaller parts and by the drug category.

Chapter II

DIVISION OF CONTRACT PACKAGES AND DRUG CATEGORIES

Article 4. Generic drug contract package

A generic drug contract package may contain one or several generic drugs. Each list of generic drugs must be sorted by category. Each generic drug in each category is a part of the contract package. A contract package of generic drugs is divided into 05 categories based on technical criteria as follows:

1. Category 1 consists of drugs which have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam and satisfy one of the following criteria:

a) The drug is manufactured on the production line fulfilling EU-GMP requirements or the production line fulfilling EU-GMP-equivalent requirements in a SRA or EMA country and announced by a drug authority of Vietnam to fulfill EU-GMP requirements or EU-GMP-equivalent requirements;

b) The drug is included in the list of original brand-name drugs or reference biologicals announced by the Ministry of Health of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The drug is wholly manufactured on the production line fulfilling EU-GMP requirements or the production line fulfilling EU-GMP-equivalent requirements and announced by a drug authority of Vietnam to fulfill EU-GMP requirements or EU-GMP-equivalent requirements;

- The drug has been granted certificate of marketing authorization by a drug authority of a SRA or EMA country according to Clause 4 Article 40 of this Circular;

- The drug sold in Vietnam and the drug granted certificate of marketing authorization by a drug authority of a SRA or EMA country must have the same dosage form, production process, specifications and testing methods; active ingredients and excipients must have the same specifications and been manufactured at the same manufacturing facility or site as prescribed in Clause 4 Article 40 of this Circular.

2. Category 2 consists of drugs which have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam and satisfy one of the following criteria:

a) The drug has been wholly manufactured on the production line fulfilling EU-GMP requirements or the production line fulfilling EU-GMP-equivalent requirements and announced by a drug authority of Vietnam to fulfill EU-GMP requirements or EU-GMP-equivalent requirements;

b) The drug has been wholly manufactured on the production line in a country that is concurrently a member state of PIC/s and a member state of ICH, certified by a competent authority of this country to fulfill PIC/s-GMP requirements, and announced by a drug authority of Vietnam to fulfill PIC/s-GMP requirements.

3. Category 3 consists of drugs which have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam and of which evidence of bioequivalence has been announced by a drug authority of Vietnam.

4. Category 4 consists of drugs which have been granted certificate of marketing authorization in Vietnam and have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam.

5. Category 5 consists of drugs which have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Heads of public health facilities shall make decision on procurement of original brand-name drugs or reference biologicals on the basis of opinions given by the Drug and Treatment Councils, for hospitals, or the Expert Councils, for other public health facilities (hereinafter referred to as “Councils”).

2. An original brand-name drug contract package may contain one or several original brand-name drugs or reference biologicals. Each drug is a part of the contract package. A drug included in the original brand-name drug contract package must be included in the list of original brand-name drugs or reference biologicals announced by the Ministry of Health of Vietnam, except original brand-name drugs or reference biologicals which are manufactured in countries other than SRA or EMA countries and announced by competent authorities before the effective date of the Circular No. 08/2022/TT-BYT dated September 05, 2022 of the Minister of Health of Vietnam.

Article 6. Contract packages of herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials, and traditional drugs

1. Category 1 consists of drugs which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam and all herbal materials contained in which have been announced by a drug authority of Vietnam to fulfill GACP requirements.

2. Category 2 consists of drugs which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam and at least 50% of herbal materials contained in which has been announced by a drug authority of Vietnam to fulfill GACP requirements.

3. Category 3 consists of drugs which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam.

4. Category 4 consists of drugs which have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam.

Article 7. Contract packages of traditional medicinal materials

A contract package of traditional medicinal materials may contain one or several traditional medicinal materials (except contract packages of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly). Each list of traditional medicinal materials must be sorted by category of traditional medicinal materials. Each traditional medicinal material in a category is a part of the contract package. A contract package of traditional medicinal materials is divided into 03 categories based on technical criteria as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Category 2 consists of traditional medicinal materials which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam.

3. Category 3 consists of traditional medicinal materials which fail to meet the criteria in Clause 1 and Clause 2 of this Article but have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam.

Article 8. Contract packages of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly

A contract package of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly may contain one or several traditional medicinal materials. Each list of traditional medicinal materials must be sorted by category of traditional medicinal materials. Each traditional medicinal material in a category is a part of the contract package. A contract package of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly is divided into 03 categories based on technical criteria as follows:

1. Category 1 consists of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam and are made of herbal materials announced by a drug authority of Vietnam to fulfill GACP requirements.

2. Category 2 consists of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam.

3. Category 3 consists of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly which fail to meet the criteria in Clause 1 and Clause 2 of this Article but have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam.

Article 9. Contract packages of herbal materials

A contract package of herbal materials may contain one or several herbal materials (except semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly). Each list of herbal materials must be sorted by category. Each herbal material in a category is a part of the contract package. A contract package of herbal materials is divided into 03 categories based on technical criteria as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Category 2 consists of herbal materials which have been wholly undergone preliminary processing on production lines announced by a drug authority of Vietnam to fulfill GMP requirements for medicinal materials of herbal origin.

3. Category 3 consists of herbal materials which fail to meet the criteria specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 10. Contract packages of semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly

A contract package of semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly may contain one or several semi-finished herbal materials. Each list of semi-finished herbal materials must be sorted by category. Each semi-finished herbal material in a category is a part of the contract package. A contract package of semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly is divided into 03 categories based on technical criteria as follows:

1. Category 1 consists of semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements for medicinal materials of herbal origin as certified by drug authorities of Vietnam and are made of herbal materials announced by a drug authority of Vietnam to fulfill GACP requirements.

2. Category 2 consists of semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly which have been wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling GMP requirements for medicinal materials of herbal origin as certified by drug authorities of Vietnam.

3. Category 3 consists of semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly which fail to meet the criteria in Clause 1 and Clause 2 of this Article but have been granted certificate of marketing authorization or import license for sale in Vietnam.

Article 11. Provisions on bidding for drug categories

1. Principles for bidding for drug categories in a contract package:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) If a drug bidded for is manufactured by several facilities, all of them have to satisfy the technical criteria of the category into which they are sorted.

2. Generic drug contract package:

a) A bidder whose drug satisfies the criteria of category 1 shall be sorted into category 1, category 2 and category 5;

b) A bidder whose drug satisfies the criteria of category 2 shall be sorted into category 2 and category 5;

c) A bidder whose drug satisfies the criteria of category 3 shall be sorted into category 3 and category 5;

d) A bidder whose drug satisfies the criteria of category 4 shall be sorted into category 4 or category 5;

dd) A bidder whose drug satisfies the criteria of neither of category 1, category 2, category 3, and category 4 shall be sorted into category 5.

A bidder whose drug satisfies technical criteria of more than one category may be sorted into the categories as prescribed above.

E.g.: A bidder whose drug concurrently satisfies the criteria of category 3 and the criteria of category 4 shall be sorted into category 3, category 4 and category 5. A bidder whose drug concurrently satisfies the criteria of category 2 and the criteria of category 3 shall be sorted into category 2, category 3 and category 5.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A bidder whose drug satisfies the criteria of category 1 shall be sorted into category 1, category 2, category 3 and category 4;

b) A bidder whose drug satisfies the criteria of category 2 shall be sorted into category 2, category 3 and category 4;

c) A bidder whose drug satisfies the criteria of category 3 shall be sorted into category 3 and category 4;

d) A bidder whose drug satisfies the criteria of neither of category 1, category 2 and category 3 shall be sorted into category 4.

4. Contract packages of traditional medicinal materials:

a) A bidder whose traditional medicinal material satisfies the criteria of category 1 shall be sorted into category 1, category 2 and category 3;

b) A bidder whose traditional medicinal material satisfies the criteria of category 2 shall be sorted into category 2 and category 3;

c) A bidder whose traditional medicinal material satisfies the criteria of neither of category 1 and category 2 shall be sorted into category 3.

5. Contract packages of traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) A bidder whose traditional medicinal material satisfies the criteria of category 2 shall be sorted into category 2 and category 3;

c) A bidder whose traditional medicinal material satisfies the criteria of neither of category 1 and category 2 shall be sorted into category 3.

6. Contract packages of herbal materials:

a) A bidder whose herbal material satisfies the criteria of category 1 shall be sorted into category 1, category 2 and category 3;

b) A bidder whose herbal material satisfies the criteria of category 2 shall be sorted into category 2 and category 3;

c) A bidder whose herbal material satisfies the criteria of neither of category 1 and category 2 shall be sorted into category 3.

7. Contract packages of semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly:

a) A bidder whose semi-finished herbal material satisfies the criteria of category 1 shall be sorted into category 1, category 2 and category 3;

b) A bidder whose semi-finished herbal material satisfies the criteria of category 2 shall be sorted into category 2 and category 3;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. The inclusion of foreign drugs manufactured under a processing contract or technology transfer contract in Vietnam in the contract packages of generic drugs and original brand-name drugs shall be made as follows:

a) A foreign drug manufactured under a processing contract or technology transfer contract in Vietnam shall be sorted into the drug categories prescribed in Point b of this Clause when it satisfies all of the following criteria:

- The drug is included in the list of drugs manufactured under processing contracts (with transfer of manufacturing technology) as certified by the Ministry of Health of Vietnam, and has a certificate of marketing authorization issued or renewed as prescribed in point a clause 1 Article 6 of the Circular No. 16/2023/TT-BYT dated August 15, 2023 of the Minister of Health prescribing marketing authorization for drugs manufactured in Vietnam under processing contracts or technology transfer contracts (hereinafter referred to as “Circular No. 16/2023/TT-BYT”) or is included in the list of drugs manufactured under technology transfer contracts and has a certificate of marketing authorization issued or renewed as prescribed in point a clause 1 Article 10 of the Circular No. 16/2023/TT-BYT;

- The drug is not included in the list of drugs announced by the Ministry of Health of Vietnam as prescribed in clause 2 Article 56 of the Law on Bidding (unless the drug is wholly manufactured in Vietnam when it is granted certificate of marketing authorization in Vietnam);

b) Inclusion of foreign drugs which are manufactured under processing contracts or technology transfer contracts in Vietnam and satisfy the requirements set out in Point a of this Clause shall be made as follows:

- A drug that is manufactured under a processing contract or technology transfer contract may be included in contract packages of original brand-name drugs if it is included in the list of original brand-name drugs or reference biologicals announced by the Ministry of Health of Vietnam, and satisfies the requirements in clause 2 Article 5 of this Circular. If a drug is included in the list of drugs procured through price negotiation announced by the Ministry of Health of Vietnam, it shall be procured through price negotiation;

- A drug shall be sorted into category 1, category 2, category 4 and category 5 if it meets all of the following criteria: The drug for which manufacturing technology is to be transferred or which will be manufactured under a processing contract meets the requirements in point a clause 1 Article 4 of this Circular; the drug is manufactured in Vietnam under a processing contract or technology transfer contract on the production line fulfilling EU-GMP requirements or the production line fulfilling EU-GMP-equivalent requirements and certified by a drug authority of Vietnam to fulfill EU-GMP requirements or EU-GMP-equivalent requirements.

- A drug shall be sorted into category 2, category 4 and category 5 if it meets all of the following criteria: The drug for which manufacturing technology is to be transferred or which will be manufactured under a processing contract meets the requirements in clause 2 Article 4 of this Circular; the drug is manufactured in Vietnam under a processing contract or technology transfer contract on the production line fulfilling EU-GMP requirements or the production line fulfilling EU-GMP-equivalent requirements and certified by a drug authority of Vietnam to fulfill EU-GMP requirements or EU-GMP-equivalent requirements.

- Other drugs shall be sorted in category 4 and category 5.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

PROCEDURES FOR SELECTION OF DRUG SUPPLIERS

Article 12. Drug supplier selection plans

Contents of a drug supplier selection plan shall comply with provisions of Article 39 of the Law on Bidding. To be specific:

1. Name of the contract package:

The contract package shall be named according to the division of contract package and drug categories in conformity with the provisions of Articles 4 through 10 of this Circular. If a contract package is divided into smaller parts, each of them must have a suitable name. Mandatory information on the contract package included in the drug supplier selection plan:

a) Each part of a contract package of generic drugs shall contain: name of active ingredient; content or concentration; route of administration, dosage form; drug category; measuring unit; quantity; unit price and total value;

b) Each part of a contract package of original brand-name drugs shall contain: name of the drug and the phrase “hoặc tương đương” (“or equivalent”) as prescribed in point c clause 9 Article 24 of the Government’s Decree No. 24/2024/ND-CP dated February 27, 2024 elaborating and providing measures for implementation of the Law on Bidding regarding contractor selection (hereinafter referred to as “Decree No. 24/2024/ND-CP”); name of active ingredient; content or concentration; route of administration, dosage form; measuring unit; quantity; unit price and total value. If a single active ingredient has several names of the original brand-name drug or reference biological on the list of original brand-name drugs and reference biologicals announced by the Ministry of Health of Vietnam, all names shall be specified;

c) Each part of a contract package of herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials, traditional drugs, semi-finished herbal materials, or traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly shall contain: name of the drug or semi-finished herbal material or traditional medicinal material in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly; route of administration, dosage form; measuring unit; quantity; drug category; unit price. Names of herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials, traditional drugs, semi-finished herbal materials, or traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly in the contract package shall be specified according to clause 3 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If a public health facility provides any additional information on a contract package specified in this Clause, it shall assume responsibility to provide explanation about such additional information.

2. Information about the dosage form of a drug in a contract package of generic drugs, herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials or traditional drugs in the drug supplier selection plan shall be provided in accordance with Appendix I enclosed herewith. The dosage forms (marked (*)) shall be specified separately in the drug supplier selection plan on the condition that:

a) It has the same dosage form as the original brand-name drug or reference biological which has the same active ingredient and route of administration or the drug which has the same active ingredient and route of administration and has been granted certificate of marketing authorization in a SRA or EMA country;

b) If a drug is not subject to the provisions of Point a of this Clause, the health facility shall clearly state the necessity and its demand for this dosage, and shall only use it in case another dosage form cannot be used or does not respond to treatment.

3. Names of herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials, traditional drugs, semi-finished herbal materials, or traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly in the contract package shall be specified according to the following provisions:

a) Only ingredients of herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials, traditional drugs, semi-finished herbal materials, or traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly are specified; their trade names shall not be specified;

b) For herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials, traditional drugs, semi-finished herbal materials, or traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly that have the same ingredients or dosage form: only contents or concentrations of the ingredients are specified if the difference in contents or concentrations leads to the difference in dose and indications according to opinions given by the Council.

4. Price of the contract package:

a) The price of the contract package shall comply with the provisions of Clause 1 Article 16 of the Decree No. 24/2024/ND-CP;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Grounds for determination of the price of the contract package shall comply with provisions of Clause 2 Article 16 of the Decree No. 24/2024/ND-CP. Additionally, the public health facility may refer to the successful bids of drugs, herbal materials or traditional medicinal materials in the same technical criteria category of public health facilities or through provincial centralized bidding sessions conducted within the 12 months prior to the date of submission of the drug supplier selection plan for approval or through the national centralized bidding sessions or their effective negotiated prices under framework agreements published on the web portal of the Ministry of Health of Vietnam; or the website of the national centralized procurement unit; or obtained from the Vietnam E-Procurement System (VNEPS) or collected by the public health facility itself;

d) The proposed price of items with the same active ingredient, concentration or content, route of administration and dosage form in the generic drug contract package must comply with the following rules:

- The proposed price of category 1 shall not be higher than that of the original brand-name drug or reference biological;

- The proposed price of category 2 or category 3 shall not be higher than that of the original brand-name drug or reference biological and that of category 1;

- The proposed price of category 4 shall not be higher than the proposed prices of the original brand-name drugs or reference biologicals, and drugs of category 1, drugs of category 2 manufactured in Vietnam, and drugs of category 3;

- The proposed price of category 5 shall not be higher than the proposed prices of the original brand-name drugs or reference biologicals, and drugs of category 1, category 2, category 3 and category 4.

5. Funding sources: Funding sources must be clearly specified as prescribed in clause 3 Article 39 of the Law on Bidding. Where the duration of a package exceeds 01 year, the funding sources may be determined on the basis of the procurement cost estimate of the current budget year and planned procurement cost estimates of the following budget years.

6. Drug supplier selection method and procedure:

a) Drug supplier selection methods: Based on the price and nature of each contract package, one of the following drug supplier selection methods will be adopted: competitive bidding, limited bidding, direct contracting, shopping method, direct procurement, online quotation and online procurement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Drug supplier selection duration: The starting time and duration of the drug supplier selection must be clearly specified according to clause 5 Article 39 of the Law on Bidding.

8. Type of contract: The specific type of contract must be determined according to Article 64 of the Law on Bidding as the basis for preparation of bidding documents, request for proposals, and signing of the contract.

9. Duration of the contract package: The duration for execution of the contract package shall be specified according to clause 7 Article 39 of the Law on Bidding but shall not exceed 36 months.

10. Additional purchase option (if any):

a) If the additional purchase option applies, the quantity and estimated value of the additional purchase must be specified;

b) The additional purchase option may be applied if: the bidder has won the bid through the competitive bidding; the quantity of additional purchase does not exceed 30% of that of the corresponding drug specified in the contract; there is an approved cost estimate for the additional purchase; the unit price of the drug additionally purchased shall not be higher than that of the drug specified in the contract; and the additional purchase option is exercised during the validity period of the contract.

11. Supervision of bidding activities (if any).

Article 13. Submission, appraisal and approval of drug supplier selection plan

1. The request for approval of the drug supplier selection plan shall be made using the form in Appendix II enclosed herewith.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The drug supplier selection plan shall be appraised according to Article 128 of the Decree No. 24/2024/ND-CP. The appraisal report is made using the form in the Appendix III enclosed herewith.

3. The approval of the drug supplier selection plan shall comply with Articles 40 and 41 of the Law on Bidding.

4. In case of procurement prescribed in clause 3 Article 3 of this Circular, the head of the unit in charge of the procurement or the unit appointed to take charge of the procurement shall organize appraisal and approval of the drug supplier selection plan.

Article 14. Preparing bidding documents and request for proposals (RFP)

1. The bidding documents or RFP shall be prepared according to the following provisions:

a) Bidding documents for contract packages of herbal materials and traditional medicinal materials shall be prepared using the forms in Appendix IV enclosed herewith;

b) Bidding documents for contract packages of original brand-name drugs; generic drugs; herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials or traditional drugs; traditional medicinal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly; semi-finished herbal materials in the form of glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly shall be prepared using the forms in Appendix V enclosed herewith;

c) Regarding contract packages of drugs, herbal materials and traditional medicinal materials applying shopping method: health facilities shall prepare appropriate bidding documents using the forms in Appendix IV and Appendix V enclosed herewith and in conformity with provisions of point c clause 1 Article 45 of the Law on Bidding, clause 1 Article 79 of the Decree No. 24/2024/ND-CP.

d) RFP for contract packages of drugs applying common direct procurement or direct contracting procedure shall be prepared with reference to contents and forms of bidding documents and RFP issued by the Ministry of Health of Vietnam or the Ministry of Planning and Investment of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Evaluation of bids/proposals, consideration for contract award and use of drugs

1. Bids/proposals shall be evaluated in accordance with regulations of law on bidding. During evaluation of the drug-related information, in addition to the documents provided by the bidder, the procuring entity may use the drug-related information (certificate of marketing authorization or import license), information on fulfillment of GMP requirements of the manufacturer and other information in official dispatches and/or decisions giving approval of Drug Administration of Vietnam, or Traditional Medicine Administration of Vietnam, or published on the websites of these authorities.

2. The award of contract shall be subject to a bidder’s satisfaction of the prerequisites set out in Article 61 of the Law on Bidding and the issued bidding documents or RFP, and the following provisions:

a) The procuring entity shall propose the successful bidder for each part specified in the approved drug supplier selection plan (except the contract package specified in Point b Clause 2 of this Article). Only a drug, herbal material or traditional medicinal material in a category (which is a part of the contract package) which satisfies technical and quality requirements specified in the bidding documents or RFP and for which the bid after error correction and deviation adjustment minus (-) discount (if any) is the lowest bid (if the least-cost method is applied), or the evaluated bid is the lowest bid (if the lowest evaluated bid method is applied), shall be proposed;

b) Regarding a contract package of various drugs procured and packaged according to the requested quantity to serve disaster preparedness and control, search and rescue, or epidemic prevention and control: the procuring entity shall propose the successful bidder for the requested quantity (comprising multiple parts, called contract package) if the bidder meets technical and quality requirements specified in the bidding documents or RFP and its submitted bid for each part of the contract package and total value of the contract package after error correction and deviation adjustment minus (-) discount (if any) is the lowest bid (if the least-cost method is applied), or its evaluated bid is the lowest bid (if the lowest evaluated bid method is applied). In this case, the price of the contract package includes costs of packaging for the requested quantity of drugs.

3. If there are changes in a drug bidded for during the drug supplier selection or the drug supply but the substitute drug is not offered in the bid or proposal, the purchaser may consider allowing the drug supplier to supply the substitute drug to meet its medical examination and treatment requirements in the following cases:

a) There are changes in information on an original brand-name drug or reference biological in comparison with the information in the decision to grant marketing authorization:

- If the changes do not involve any contents of the decision to announce the list of original brand-name drugs and reference biologicals, a drug authority's approval for such changes is required or such changes must be disclosed following procedures for registration of changes in the marketing authorization;

- If there are changes in the contents of the decision to announce the list of original brand-name drugs and reference biologicals, such changes must be updated and included in the list of original brand-name drugs and reference biologicals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) There are changes in the marketing authorization number of a generic drug or a new import license is issued but other information remains unchanged;

d) There are changes in the marketing authorization number of a generic drug or a new import license is issued and there is one or some of the following changes: change in name of the drug; change in name of the manufacturer or the method for specifying address of the manufacturer (but the manufacturing factory is unchanged); changes in the manufacturing factory which do not influence on the manufacturer’s fulfillment of GMP requirements; increase in shelf life of the drug; changes in packaging specifications but the content, concentration or volume of the drug specified in the bidding documents or RFP remains unchanged; changes in quality specifications of the drug as a result of application of new version of Pharmacopoeia as prescribed; changes in quality specifications but new qualification specifications shall not be lower than those of the selected drug or offered in the bid or proposal.

4. When supplying a substitute drug in the cases prescribed in Clause 3 of this Article, the supplier shall provide all necessary information for the procuring entity for its evaluation of the substitute drug, including: decisions and official dispatches on approval of the changes issued by competent authorities, and explanations and/or commitments on unchanged quality specifications of the substitute drug.

5. The head of the health facility and the successful drug supplier shall execute the drug supply contract in accordance with relevant laws on business contracts, and ensure that at least 80% of the value of each part in the signed contract shall be executed. For specially controlled drugs, intravenous fluids and other cases, after reporting to a competent authority, the health facility ensures that at least 50% of the value of each part in the signed contract shall be executed. For emergency treatment drugs, antidotes and rare drugs, public health facilities shall take actions appropriate for its actual conditions.

If a health facility fails to complete at least 80% or 50%, for specially controlled drugs and intravenous fluids, of the value of each part in the signed contract, its head shall be required to provide explanations to a competent person.

Article 16. Selection of drug suppliers for retailers located within precinct of public health facilities

Retailers located within the precinct of public health facilities shall purchase drugs according to the following provisions:

1. For drugs covered by the health insurance fund as prescribed by the law on health insurance:

a) Public health facilities may develop their own drug supplier selection plans and carry out the procurement adopting one of the contractor selection methods specified in clause 1 Article 20 of the Law on Bidding, documents elaborating this law, and provisions of this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For cases other than those specified in Clause 1 of this Article, public health facilities shall make their own decision to purchase drugs in a manner that ensures openness, transparency, economic efficiency, and accountability.

Chapter IV

CENTRALIZED PROCUREMENT OF DRUGS

Section 1. GENERAL PROVISIONS

Article 17. Notification of centralized procurement roadmap/schedule

1. In order to facilitate public health facilities’ organization of drug supplier selection to ensure adequate drugs to serve their medical examination and treatment, centralized procurement units shall promptly notify such public health facilities of the drug supplier selection in the following cases:

a) The drug supplier selection has been carried out according to the drug supplier selection plan approved by a competent authority but, at least 03 months before the expiration of the signed framework agreement, the drug supplier selection result is not available;

b) The drug supplier selection has been carried out but no bids are received or none of the bidders meets relevant technical requirements or all bids after error correction and deviation adjustment minus (-) discount (if any) of the technically-responsive bidders included in list of bidders to be ranked exceed the price of the contract package, and the situation cannot be handled according to clause 8 Article 131 of the Decree No. 24/2024/ND-CP.

Within 10 days after the event in this Point is certified, centralized procurement units shall give notification thereof to health facilities under their management and relevant units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- If the bidding documents or RFP has been issued, the centralized procurement unit shall continue conducting the drug supplier selection according to the approved drug supplier selection plan;

- If the bidding documents or RFP is not yet issued, the centralized procurement unit shall notify such change to public health facilities whose demands have been consolidated and relevant units within 05 working days after it receives information on such change.

2. When it is unable to carry out the regulation as prescribed in Article 33 of this Circular, the national centralized procurement unit shall give written notification to health facilities and Departments of Health of provinces or central-affiliated cities (hereinafter referred to as “provincial Departments of Health”) so that they can proactively determine their demands and organize the drug supplier selection in the following cases:

- Public health facilities have used up the quantity of drugs specified in the framework agreement or have unexpected demands for drugs which are beyond the regulating capacity of the national centralized procurement unit;

- Public health facilities are established after demands for drugs have been determined, and the increased demands exceed the regulating capacity of the national centralized procurement unit;

For antiretroviral drugs, tuberculosis treatment drugs and vaccines: the national centralized procurement unit shall cooperate with the units in charge of consolidating demands prescribed in points a, b and c clause 1 Article 22 of this Circular (hereinafter referred to as “units in charge of consolidating demands”) in giving notification so that public health facilities can proactively organize the drug supplier selection to ensure adequate drugs to serve their medical examination and treatment.

3. When it is unable to carry out the regulation as prescribed in Article 34 of this Circular, provincial centralized procurement units shall give written notification of their provincial centralized procurement status to health facilities in their provinces so that they can proactively determine their demands and organize the drug supplier selection in the following cases:

a) Public health facilities have used up the quantity of drugs specified in the framework agreement or have unexpected demands for drugs which are beyond the regulating capacity of the relevant provincial centralized procurement unit;

b) Public health facilities are established after demands for drugs have been determined, and the increased demands exceed the regulating capacity of the relevant provincial centralized procurement unit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Drug supplier selection method and procedure

1. Drug supplier selection methods:

a) Domestic competitive bidding: applied to all contract packages;

b) Direct contracting: applied to all contract packages for drugs which are included in the list of drugs procured through centralized procurement but must be purchased as prescribed in point c clause 1 Article 23 of the Law on Bidding and clause 1 Article 94 of the Decree No. 24/2024/ND-CP.

2. Drug supplier selection procedure: the single-stage two-envelope procedure shall be adopted as prescribed in Article 30 of the Law on Bidding, except the cases of contract packages prescribed in point b clause 1 of this Article where the simplified direct contracting procedure is applied at the purchaser’s discretion. Centralized procurement units shall only apply the single-stage two-envelope procedure as the law on science and technology provides for guidelines thereon.

Article 19. Implementation methods

The centralized procurement of drugs shall be carried out by signing a framework agreement, except for the following cases where a contract may be signed directly:

1. Procurement of drugs and vaccines serving the implementation of expanded immunization programs and/or projects funded by state budget under decisions of the Minister of Health of Vietnam or Chairpersons of Provincial People’s Committees.

2. Procurement of drugs under programs and/or projects funded by ODA, aid, sponsorship from domestic and overseas sponsors who require direct contract conclusion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The drug supplier selected applying centralized procurement method shall supply drugs with the agreed quantity and schedule specified in the contract signed with each health facility.

Centralized drug procurement units shall cooperate with units in charge of consolidating demands and successful drug suppliers in regulating the contract execution in a manner that ensures sufficient supply of drugs for health facilities.

3. Duration of a national or provincial centralized procurement package shall be specified in the drug supplier selection plan approved by a competent authority but shall not exceed 36 months from the effective date of the signed contract until the day on which contractual works are accepted and all contractual obligations are fulfilled.

4. Provincial Departments of Health, health facilities, units in charge of consolidating demands and provincial centralized procurement units shall review and consolidate demands in terms of list of drugs and quantities of each of health facilities under their management, and regulate the execution of contracts in a manner ensuring that at least 80% of the quantity of each part in the signed framework agreement or contract shall be supplied. For specially controlled drugs, intravenous fluids and other cases, after reporting to a competent authority, the health facility ensures that at least 50% of the quantity of each part in the signed framework agreement or contract shall be supplied. For emergency treatment drugs, antidotes and rare drugs, public health facilities shall take actions appropriate for its actual conditions.

Article 21. Changes in information and substitution of drugs during drug supplier selection or contract execution

If there are changes in a drug bidded for during the drug supplier selection or the drug supply but the substitute drug is not offered in the bid or proposal, the centralized procurement unit shall consider allowing the substitution of drug according to clauses 3 and 4 Article 15 of this Circular in order to ensure the supply of adequate drugs to serve medical examination and treatment.

Section 2. PREPARATION, APPRAISAL AND APPROVAL OF DRUG SUPPLIER SELECTION PLANS, BIDDING DOCUMENTS OR REQUEST FOR PROPOSALS

Article 22. Determination of demands for national centralized procurement

1. Units in charge of consolidating demands:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Vietnam Administration of HIV/AIDS Control plays the leading role and cooperates with the national centralized procurement unit in determining and consolidating demands according to the following provisions:

- Public health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam, public health facilities under management of Ministries or central-government authorities located in provinces or central-affiliated cities, and public health facilities under management of provincial governments shall determine their demands for antiretroviral drugs in terms of list of antiretroviral drugs, detailed quantities, categories, additional quantities (if any) and supply schedules, and submit reports on their demands to HIV/AIDS Control Agencies of province where the public health facility is headquartered;

- Provincial HIV/AIDS Control Agencies shall review, consolidate and assume responsibility for demands for antiretroviral drugs of public health facilities in their provinces or cities, and send consolidated reports on such demands to provincial Departments of Health for consideration and decision;

- Provincial Departments of Health shall send their written proposals indicating demands for antiretroviral drugs, which are accompanied with the documents in Article 24 of this Circular, to Vietnam Administration of HIV/AIDS Control;

- Vietnam Administration of HIV/AIDS Control shall consolidate and assume responsibility for consolidated demands, and send its proposal for procurement of antiretroviral drugs to the national centralized procurement unit.

b) For tuberculosis treatment drugs:

The National Lung Hospital plays the leading role and cooperates with the national centralized procurement unit in giving instructions for determining and consolidating demands for tuberculosis treatment drugs, or, based on the quantity of tuberculosis treatment drugs actually used by health facilities and suppliers’ capacity in the previous period, the estimated number of patients, determine and assume responsibility for determined demands for tuberculosis treatment drugs and additional quantities (if any), and sending a written proposal for procurement of tuberculosis treatment drugs to the national centralized procurement unit;

c) For vaccines:

The General Department of Preventive Medicine plays the leading role and cooperates with the National Institute of Hygiene and Epidemiology and the national centralized procurement unit in giving instructions for determining and consolidating demands for vaccines, or, based on the quantity of vaccines actually used by health facilities and suppliers’ capacity in the previous period, and the estimated number of vaccinees, determine demands for vaccines, and additional quantities (if any). General Department of Preventive Medicine shall assume responsibility for determined demands and send a written proposal for procurement of vaccines to the national centralized procurement unit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The national centralized procurement unit shall give instructions for determining and consolidating demands as follows:

- Public health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam shall determine their demands in terms of list of drugs, detailed quantities, including additional quantities (if any), assume responsibility for their determined demands, and submit reports on their demands to the national centralized procurement unit;

- Public health facilities under management of Ministries or central-government authorities, infirmaries of regulatory authorities, and private health facilities shall determine their demands in terms of list of drugs, detailed quantities, and additional quantities (if any), and submit reports on their demands to Departments of Health of provinces or cities where the health facility is headquartered; provincial Departments of Health shall consolidate demands and send reports to the national centralized procurement unit. Health facilities assume responsibility for determined demands submitted to the national centralized procurement unit;

- Public health facilities under management of provincial Departments of Health shall determine their demands in terms of list of drugs, detailed quantities, and additional quantities (if any), and submit reports on their demands to provincial centralized procurement units. Provincial centralized procurement units shall consolidate demands and submit consolidated reports to provincial Departments of Health. Provincial Departments of Health shall consider and decide demands, and assume responsibility for their decision, and then send written proposals for procurement of drugs to the national centralized procurement unit.

2. Consolidation of demands:

a) Provincial Departments of Health, health facilities, and units in charge of consolidating demands shall consolidate and send consolidated demands within a time limit which is prescribed by the national centralized procurement unit but does not exceed 45 days;

b) If Provincial Departments of Health, health facilities, or units in charge of consolidating demands do not send their consolidated demands within 45 days from the day on which the national centralized procurement unit makes initial request for consolidation of demands, they shall be considered to have no demands for drugs;

c) If a Provincial Department of Health, health facility, or unit in charge of consolidating demands fails to send adequate documents as prescribed in Article 24 of this Circular, the national centralized procurement unit shall send a written request for submission of additional documents. Within 5 working days from the date of the request sent by the national centralized procurement unit, if the Provincial Department of Health, health facility, or unit in charge of consolidating demands still fails to submit the requested documents or submits inadequate documents, the national centralized procurement unit shall, based on the quantity of the drug used and proposals of Provincial Departments of Health, health facilities, and units in charge of consolidating demands, determine and consolidate demands of health facilities, provided that the increased quantity does not exceed 30% of the quantity of that drug used in the previous period or in 12 months prior to the date of the request for consolidation of demands;

d) Where necessary, in order to ensure the supply of adequate drugs to serve medical examination and treatment of public health facilities, the national centralized procurement unit may determine demands, including additional quantities (if any), based on the quantity of the drug actually used in the previous period or in 12 months prior to the date of determination of demands, provided that the increased quantity shall not exceed 30% of the quantity of that drug actually used in the previous period or in 12 months prior to the date of determination of demands. Then, the national centralized procurement unit shall send written request to public health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam, public health facilities under management of Ministries or central-government authorities and provincial centralized procurement units for review of the determined demands. If any requested unit fails to give its response within 30 days from the date of the written request for review of demands sent by the national centralized procurement unit, it shall be considered to have no demand;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 10 days from the date of the written request for opinions sent by the national centralized procurement unit, Vietnam Social Security shall give its written response. If Vietnam Social Security fails to give its response by the abovementioned deadline or gives its response after the abovementioned deadline, Vietnam Social Security shall be considered to have agreed with the consolidated demand presented by the national centralized procurement unit.

Where Vietnam Social Security disagrees with the consolidated demand presented by the national centralized procurement unit, the national centralized procurement unit shall receive and clarify opinions given by Vietnam Social Security. If the national centralized procurement unit disagrees with any opinion given by Vietnam Social Security, within 05 working days from the date of receipt of opinions given by Vietnam Social Security, it shall organize a meeting with Vietnam Social Security to reach an agreement. Opinions given by the person who attends the meeting as assigned by Vietnam Social Security shall be considered the official opinions given by Vietnam Social Security. Any discrepancies which cannot be resolved at the meeting shall be submitted to the Ministry of Health of Vietnam for consideration and decision.

Where Vietnam Social Security does not assign its representative to attend the meeting, it shall be considered to have agreed with the consolidated demand presented by the national centralized procurement unit after this unit has received and clarified opinions of Vietnam Social Security.

Article 23. Determination of demands for provincial centralized procurement

1. Determination of demands for provincial centralized procurement:

a) Health facilities under management of provincial governments shall determine their demands in terms of list of drugs, detailed quantities, including additional quantities (if any), and submit reports on their demands to provincial centralized procurement units;

b) Private health facilities engaging in provincial centralized procurement shall determine their demands in terms of list of drugs, detailed quantities, including additional quantities (if any), submit reports on their demands to provincial centralized procurement units, and assume responsibility for their submitted demands.

2. Consolidation of demands for provincial centralized procurement:

a) The time limit for submission of demands shall be decided by provincial centralized procurement units but shall not exceed 30 days. If a health facility does not submit their demands within 30 days from the day on which the provincial centralized procurement unit makes initial request for consolidation of demands, it shall be considered to have no demands;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) After consolidating demands, the provincial centralized procurement unit shall send a written request to the Social Security Office of province or city (hereinafter referred to as “provincial Social Security Office”) for its opinions on demands of public health facilities under its management. To be specific:

- Within 10 days from the date of the written request for opinions sent by the provincial centralized procurement unit, the provincial Social Security Office shall give its response to the provincial centralized procurement unit. If the provincial Social Security Office fails to give its response by the abovementioned deadline or gives its response after the abovementioned deadline, the provincial Social Security Office shall be considered to have agreed with the consolidated demand presented by the provincial centralized procurement unit.

- Where the provincial Social Security Office disagrees with the consolidated demand presented by the provincial centralized procurement unit, the provincial centralized procurement unit shall receive and clarify opinions given by the provincial Social Security Office. If the provincial centralized procurement unit disagrees with any opinion given by the provincial Social Security Office, within 05 working days from the date of receipt of opinions given by the provincial Social Security Office, it shall organize a meeting with the provincial Social Security Office to reach an agreement. Opinions given by the person who attends the meeting as assigned by the provincial Social Security Office shall be considered the official opinions given by the provincial Social Security Office. Any discrepancies which cannot be resolved at the meeting shall be submitted to provincial competent authorities for consideration and decision.

Where the provincial Social Security Office does not assign its representative to attend the meeting, it shall be considered to have agreed with the consolidated demand completed by the provincial centralized procurement unit after receiving and clarifying opinions given by the provincial Social Security Office.

Article 24. Required documents for registration of centralized procurement demands

When submitting its demand for centralized procurement, a health facility shall be required to submit the following documents:

1. Summary report on implementation of the drug supplier selection result and drug use in the previous 12 months and in the previous period prior to the date of notification of the consolidation of demands, the drug inventory and the planned quantity of drug of the previous period that has not been used at the date of determination of the health facility's demand.

2. A brief explanation for the demand for the proposed drug. In case there is an increase in the quantity by more than 30% of the quantity of the drug used in the previous period or in 12 months prior to the date of determination of demands, detailed explanations must be provided.

3. Documents used as the basis for the drug supplier selection plan as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The Drug and Treatment Council in respect of the list of drugs, quantities thereof and demands of health facilities.

- Provincial Department of Health in respect of drugs included in the list of drugs procured through centralized procurement of health facilities under management of the Provincial Department of Health, including private health facilities and health facilities under management of Ministries or central-government authorities located in the province (except health facilities affiliated to the Ministry of Health of Vietnam).

When submitting consolidated reports on demands of a new health facility or a health facility that first has demands for the drug, the documents in clause 1 of this Article are not required.

Article 25. Formulation, appraisal and approval of drug supplier selection plan

1. Formulation of drug supplier selection plan:

A drug supplier selection plan shall be prepared according to the following provisions:

a) If the demand for a drug is high and a single supplier is unable to supply total quantity for that drug, it may be divided into smaller contract packages by regions or socio-economic areas to ensure the competitiveness in bidding. The selection of more than one supplier to execute a part of the contract package, where necessary, must be clearly stated in the drug supplier selection plan;

b) Division of a contract package and contents of a drug supplier selection plan shall comply with Articles 4 through 12 of this Circular.

2. Appraisal of drug supplier selection plan:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The appraising agency shall play the leading role in organizing the appraisal of the drug supplier selection plan for centralized procurement as prescribed in clause 2 Article 13 of this Circular;

c) Vietnam Social Security shall engage in the appraisal of the drug supplier selection plan as prescribed in clause 4 Article 94 of the Decree No. 24/2014/ND-CP. To be specific:

Within 10 days from the receipt of the documents submitted for approval of the drug supplier selection plan, the appraising agency shall send a written request to Vietnam Social Security (in case of national centralized procurement) or the provincial Social Security Office (in case of provincial centralized procurement) (hereinafter referred to as “Social Security Office”) for its opinions about the drug supplier selection plan, except the contents of procurement which have been unanimously agreed upon as prescribed in point dd clause 2 Article 22 and point c clause 2 Article 23 of this Circular;

Within 10 days from the receipt of the written request for opinions, the Social Security Office shall clearly give its opinions on the drug supplier selection plan. If the Social Security Office fails to give its opinions by the abovementioned deadline or gives its opinions after the abovementioned deadline, it shall be considered to have agreed with all contents of the drug supplier selection plan presented by the appraising agency.

Where the Social Security Office disagrees with any contents of the drug supplier selection plan presented by the appraising agency, the appraising agency shall cooperate with the centralized procurement unit in receiving and clarifying opinions given by the Social Security Office. If the appraising agency disagrees with any opinion given by the Social Security Office, within 5 working days from the date of receipt of opinions given by the Social Security Office, it shall organize a meeting with the Social Security Office to reach an agreement. Opinions given by the person who attends the meeting as assigned by the Social Security Office shall be considered the official opinions given by the Social Security Office. Any discrepancies which cannot be resolved at the meeting shall be submitted to the Ministry of Health of Vietnam (in case of national centralized procurement) or a provincial competent authority (in case of provincial centralized procurement) for consideration and decision.

Where the Social Security Office does not assign its representative to attend the meeting, it shall be considered to have agreed with the drug supplier selection plan completed by the centralized procurement unit after receiving and clarifying opinions given by the Social Security Office.

3. Approval of drug supplier selection plan:

a) The Ministry of Health of Vietnam shall consider approving the drug supplier selection plan for national centralized procurement on the basis of the documents submitted for approval of the drug supplier selection plan by the national centralized procurement unit, appraisal report and request of the appraising agency;

b) The provincial competent person shall consider approving the drug supplier selection plan for provincial centralized procurement on the basis of the documents submitted for approval of the drug supplier selection plan by the provincial centralized procurement unit, appraisal report and request of the appraising agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Based on the approved drug supplier selection plan, the centralized procurement unit shall organize the preparation, appraisal and approval of the bidding documents or RFP according to Article 14 of this Circular.

2. Where more than one supplier will be selected to execute a part of the contract package or an undivided contract package, the bidding documents or RFP must impose requirements for bid submission, and methods for evaluation and ranking of bidders, including provisions allowing bidders to submit bids according to their supply capacity so that bidders can develop measures for submitting bids according to their supply capacity.

Section 3. ORGANIZATION OF DRUG SUPPLIER SELECTION

Article 27. Evaluation of bids or proposals

1. Depending on the nature of the contract package, drug supplier selection method and procedure, the procuring entity shall adopt appropriate method for evaluating bids or proposals according to Article 58 of the Law on Bidding. The method for evaluating bids or proposals must be specified in the bidding documents or RFP.

2. Evaluation of bids or proposals for each part of the contract package which is divided into smaller parts shall comply with provisions of the Law on Bidding, except the cases prescribed in point b clause 2 Article 15 of this Circular. To be specific:

a) The drug-related information shall be evaluated on the basis of the certificate of marketing authorization or import license, information on fulfillment of GMP requirements of the manufacturer and other information in official dispatches and/or decisions giving approval of Drug Administration of Vietnam, or Traditional Medicine Administration of Vietnam, or published on the websites of the Drug Administration of Vietnam, the Traditional Medicine Administration of Vietnam, the national centralized procurement unit (if any) and provincial centralized procurement units (if any);

b) The evaluation of capacity and experience of a bidder shall be based on the total parts of the contract package in which the bidder participates.

Article 28. Ranking of bidders and award of contract

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The expert team shall prepare and send a report on evaluation of bids or proposals to the centralized procurement unit for consideration and ranking of bidders.

2. Award of contract:

The award of contract shall be subject to a bidder’s satisfaction of the prerequisites set out in Article 61 of the Law on Bidding and the issued bidding documents or RFP.

Section 4. APPRAISAL, APPROVAL, DISCLOSURE AND IMPLEMENTATION OF DRUG SUPPLIER SELECTION RESULT

Article 29. Submission of drug supplier selection result for appraisal and approval

Based on the report on evaluation of bids or proposals, the centralized procurement unit shall organize appraisal and approval of the drug supplier selection result according to Article 13 of this Circular.

Article 30. Completion, signing and disclosure of framework agreement

1. The centralized procurement unit and the selected supplier shall complete contents of the framework agreement according to point e clause 1 Article 89 of the Decree No. 24/2024/ND-CP as the basis for signing of the framework agreement.

2. If a supplier wins bids for the same product in different contract packages, the supplier shall be required to submit a statement that they have adequate experience and capacity to supply drugs according to the specified quality and supply schedule; this statement shall be considered an integral part of the framework agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) publish the framework agreement on the web portal of the Ministry of Health of Vietnam, and on its website, and publish information on the drug supplier selection result according to point a clause 1 and clause 4 Article 8 of the Law on Bidding;

b) send written notification of the drug supplier selection result to bidders within 05 working days from the day on which the drug supplier selection result is approved;

c) send written notification to public health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam; public health facilities under management Ministries or central-government authorities; provincial Departments of Health and units in charge of consolidating demands.

4. Provincial Departments of Health, health authorities of Ministries or central-government authorities, and units in charge of consolidating demands shall notify the drug supplier selection result and the framework agreement to health facilities within the scope of the framework agreement.

5. Each provincial centralized procurement unit shall:

a) publish the framework agreement on the web portal of the provincial People's Committee, the website of the provincial Department of Health, and on its website (if any), and publish information on the drug supplier selection result according to point a clause 1 and clause 4 Article 8 of the Law on Bidding;

b) send written notification of the drug supplier selection result to bidders within 05 working days from the day on which the drug supplier selection result is approved;

c) send written notification to health facilities under management of the provincial government.

Article 31. Completion and signing of drug supply contract

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The compliance with supply conditions set out in the framework agreement must be ensured.

2. The price of each drug in the contract does not exceed the successful bid announced by the relevant centralized procurement unit.

3. Duration of the contract package is specified in the drug supplier selection plan approved by a competent authority but shall not exceed 36 months from the effective date of the signed contract until the day on which all contractual obligations are fulfilled.

Article 32. Payment for and finalization of drug supply contracts

1. Centralized procurement units (in case of direct conclusion of contract) or health facilities (in case of conclusion of the framework agreement) shall make payments and carry out finalization of contracts with drug suppliers in accordance with regulations of law and under terms and conditions of the signed contracts.

2. The written approval for transfer of drugs between health facilities given by a centralized procurement unit shall be considered a part of the drug supply contract, and the basis for the health facility and the drug supplier to sign an appendix to the contract (if the quantity of drug to be transferred is included in the framework agreement) or sign a new contract (if the quantity of drug to be transferred is not included in the framework agreement).

Article 33. Regulating implementation of framework agreement for national centralized procurement

1. The units in charge of consolidating demands prescribed in clause 1 Article 22 of this Circular assume responsibility to regulate the use of drugs supplied by the supplier that is selected through the national centralized bidding under the signed framework agreement or contract.

2. A selected drug may be regulated by executing the additional purchase option and making the drug transfer between health facilities. Such regulation shall be made following the procedures for regulating drugs procured through national centralized procurement announced by the national centralized procurement unit. A health facility is only eligible for replenishment of a drug procured through national centralized procurement on the condition that:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Drugs of other categories of the same active ingredient, concentration or content have to be suspended from supply or marketing or removed from the list of drugs of evidenced bioequivalence after they are selected;

c) The selected supplier is unable to fully supply the quantity of drugs of a category as specified in the signed contract due to force majeure events. In this case, the supplier’s written notification enclosed with relevant supporting documents must be provided; or

d) A drug is necessary to meet treatment demands. In this case, the health facility is required to provide convincing explanation.

3. If the demand for a drug of a health facility under management of a Ministry or central-government authority or provincial government exceeds the quantity of that drug supplied under the framework agreement, the provincial centralized procurement unit or the provincial unit in charge of consolidating demands (for antiretroviral drugs, tuberculosis treatment drugs, or vaccines) shall be notified to consolidate and regulate the transfer of drug quantities between provincial health facilities, provided that total quantity of drug to be supplied to all health facilities in that province or city under the framework agreement must not be exceeded. Within 10 days from the receipt of a written request for replenishment of drugs from a health facility, the provincial centralized procurement unit or the provincial unit in charge of consolidating demands shall give its written response or make regulation.

If demands for drugs of health facilities under management of Ministries, central-government authorities or provincial governments exceed the regulating capacity of provincial centralized procurement units or provincial units in charge of consolidating demands (for antiretroviral drugs, tuberculosis treatment drugs, or vaccines), or demands for drugs of health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam exceed the drug quantities distributed under the framework agreement, or health facilities’ unexpected demands for drugs have not been included in the drug supplier selection plan, provincial centralized procurement units or provincial units in charge of consolidating demands (for antiretroviral drugs, tuberculosis treatment drugs, or vaccines) or health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam shall inform such demands to units in charge of consolidating demands to regulate the transfer of drug quantities between health facilities.

Within 05 working days from the receipt of the written request for replenishment of drugs from provincial health facilities, provincial centralized procurement units or provincial units in charge of consolidating demands (for antiretroviral drugs, tuberculosis treatment drugs, or vaccines) shall send reports on such request to units in charge of consolidating demands.

Within 15 days from the receipt of the written request from the provincial centralized procurement unit or the provincial unit in charge of consolidating demands (for antiretroviral drugs, tuberculosis treatment drugs, or vaccines) or a health facility under management of the Ministry of Health of Vietnam, units in charge of consolidating demands shall give their written responses or make regulation. If a request is refused, reasons for such refusal must be indicated in the written response.

4. After the quantity of drugs procured under the framework agreement has been fully transferred between health facilities to meet their demands, the national centralized procurement unit or unit in charge of consolidating demands shall make regulation by executing the additional purchase option. The quantity of drugs replenished to health facilities shall not exceed the quantity specified in the approved drug supplier selection plan, including additional quantity received by executing the additional purchase option.

5. Drugs are regulated to meet demands of health facilities and ensure the execution of signed contracts as prescribed in clause 4 Article 20 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 34. Regulating implementation of framework agreement for provincial centralized procurement

1. Provincial centralized procurement units assume responsibility to regulate the use of drugs supplied by the supplier that is selected through the provincial centralized bidding under the signed framework agreement or contract.

2. A selected drug may be regulated by executing the additional purchase option and making the drug transfer between health facilities. Such regulation shall be made following the procedures for regulating drugs procured through provincial centralized procurement announced by the centralized procurement unit (if any).

3. If the demand for a drug of health facilities exceeds the quantity of that drug supplied under the framework agreement or a health facility's unexpected demand for a drug has not been included in the drug supplier selection plan, the provincial centralized procurement unit shall be notified to consolidate and regulate the transfer of drug quantities between provincial health facilities, provided that total quantity of drug to be supplied to all health facilities in that province or city under the framework agreement must not be exceeded.

Within 10 days from the receipt of a written request for replenishment of drugs from a health facility, the provincial centralized procurement unit shall give its written response or make regulation. If a request is refused, reasons for such refusal must be indicated in the written response.

4. After the quantity of drugs procured under the framework agreement has been fully transferred between health facilities, the provincial centralized procurement unit shall make regulation by executing the additional purchase option on the condition that total quantity of drugs replenished to health facilities shall not exceed the quantity specified in the approved drug supplier selection plan, including additional quantity received by executing the additional purchase option.

5. Drugs are regulated to meet demands of health facilities and ensure the proper use of drugs as prescribed in clause 4 Article 20 of this Circular.

6. A written request for replenishment of a drug shall be made using the form in Appendix VI enclosed herewith.

Article 35. Additional purchase option in centralized procurement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The centralized procurement unit may purchase an additional amount of drugs which must not exceed the maximum permissible limit specified in the approved drug supplier selection plan to additionally supply them for health facilities.

2. If a health facility wants to use an additional amount of a drug under the framework agreement which is beyond the regulating capacity and exceeds the approved quantity, after obtaining a written consent from the centralized procurement unit, it may purchase an additional amount of drugs within the scope of the additional purchase option. In this case, the quantity, value and supply schedule of the drug additionally purchased must be clearly specified in the contract or its appendix.

3. The centralized procurement unit or health facility may make multiple additional purchases provided that total amount of drug additionally purchased must not exceed the maximum permissible limit specified in the approved drug supplier selection plan.

Article 36. Reporting on implementation of supplier selection result in national centralized bidding

1. By the 10th of each month and the 10th of the first month of each quarter or upon request, selected suppliers shall prepare reports on their execution of contracts for supply of drugs included in lists of drugs procured through national centralized bidding using the form in Appendix VII enclosed herewith, and submit them to the national centralized procurement unit and Vietnam Administration of HIV/AIDS Control (for antiretroviral drugs).

2. By the 10th of the first month of each quarter or upon request, health facilities under management of provincial governments, Ministries or central-government authorities shall prepare reports on their execution of contracts for supply of drugs included in lists of drugs procured through national centralized bidding using the form in Appendix VII enclosed herewith, and send them to provincial centralized procurement units and provincial HIV/AIDS Control Agencies (for antiretroviral drugs).

3. By the 15th day of the first month of each quarter or upon request, provincial centralized procurement units and health facilities under management of the Ministry of Health of Vietnam shall prepare reports on their execution of contracts for supply of drugs included in lists of drugs procured through national centralized bidding using the form in Appendix VII enclosed herewith, and send them to the national centralized procurement unit and Vietnam Administration of HIV/AIDS Control (for antiretroviral drugs).

Article 37. Reporting on implementation of supplier selection result in provincial centralized bidding

1. By the 10th day of the first month of each quarter or upon request, selected suppliers shall prepare reports on their execution of contracts for supply of drugs included in lists of drugs procured through provincial centralized bidding using the form in Appendix VII enclosed herewith, and submit them to provincial centralized procurement units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 38. Effect

1. This Circular comes into force from May 17, 2024.

2. From the effective date of this Circular, the following regulations shall cease to have effect:

a) The Circular No. 15/2019/TT-BYT dated July 11, 2019 of the Minister of Health of Vietnam;

b) Article 5 of the Circular No. 15/2020/TT-BYT dated August 10, 2020 of the Minister of Health of Vietnam;

c) Clause 8 Article 1 of the Circular No. 29/2020/TT-BYT dated December 31, 2020 of the Minister of Health of Vietnam;

d) The Circular No. 15/2021/TT-BYT dated September 24, 2021 of the Minister of Health of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) The Circular No. 22/2020/TT-BYT dated December 02, 2020 of the Minister of Health of Vietnam;

g) Chapter III of the Circular No. 36/2021/TT-BYT dated December 31, 2021 of the Minister of Health of Vietnam;

h) The Circular No. 09/2022/TT-BYT dated September 09, 2022 of the Minister of Health of Vietnam.

Article 39. Terms of reference

If any legislative documents referred to in this Circular are superseded or amended, the new ones shall apply.

Article 40. Implementation organization

1. Heads of central-government authorities shall instruct public health facilities under their management to select qualified drug suppliers in accordance with this Circular and regulations of the law on contractor selection.

2. The Minister of Health of Vietnam shall delegate authority to decide the procurement of drugs to agencies and units using funding under the management of the Ministry of Health of Vietnam to serve their operation and performance of tasks assigned by the Minister of Health of Vietnam.

3. Drug Administration of Vietnam, and Traditional Medicine Administration of Vietnam shall update and publish the following information on their websites:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- List of drug authorities of SRA or EMA countries and List of SRA or EMA countries;

- List of drug authorities of countries that are members of PIC/s and ICH;

- List of drug manufacturers in Vietnam fulfilling WHO-GMP requirements as certified by drug authorities of Vietnam;

- List of drug manufacturers fulfilling EU-GMP requirements or EU-GMP-equivalent requirements; List of drug manufacturers fulfilling PIC/s-GMP requirements; List of drug manufacturers fulfilling WHO-GMP requirements;

- List of drug manufacturers fulfilling GMP requirements for herbal drugs or traditional drugs as certified by the Ministry of Health of Vietnam;

- List of drug manufacturers in Vietnam fulfilling GMP requirements for herbal materials or traditional medicinal materials as certified by the Ministry of Health of Vietnam;

- List of drug manufacturers in Vietnam fulfilling GMP requirements for medicinal materials being herbal ingredients as certified by the Ministry of Health of Vietnam.

b) Lists of drugs serving drug supplier selection, including:

- List of drugs, traditional medicinal materials and semi-finished herbal materials granted certificate of marketing authorization or import license;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- List of original brand-name drugs and reference biologicals manufactured under processing contracts or technology transfer contracts in Vietnam;

- List of drugs of evidenced bioequivalence;

- List of drugs wholly manufactured in Vietnam on production lines fulfilling category-1 drug category criteria as prescribed in Point c Clause 1 Article 4 of this Circular;

- List of traditional medicinal materials in the following dosage forms: glue, granule, powder, extract, essential oil, resin, gum or jelly meeting quality standards according to the Ministry of Health of Vietnam’s regulations on management of quality of herbal materials and traditional drugs;

- List of drugs included in the List of national products;

- List of drugs awarded the "Ngoi sao thuoc Viet” (“Star of Vietnamese medicines”) by the Ministry of Health of Vietnam;

- List of herbal materials which are planted, collected or obtained naturally and certified to fulfill GACP requirements by the Ministry of Health of Vietnam;

- List of processed drugs (without transfer of drug manufacturing technology);

- List of processed drugs (with transfer of drug manufacturing technology); List of drugs which are manufactured under technology transfer contracts and granted new or renewed certificate of marketing authorization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- List of drugs and manufacturers and suppliers committing violations against quality standards;

c) List of capable, experienced and reputable drug manufacturers and suppliers to be invited to limited bidding.

4. Health facilities requesting for information disclosure specified in Point c Clause 1 Article 4 of this Circular shall provide the following documents and be legally responsible for the accuracy of the provided documents:

a) Legal documents issued by drug authorities of SRA or EMA countries. These documents must bear full names and signatures of signatories and seals of competent authorities of the issuing countries and bear the consular legalization as prescribed (originals or certified true copies);

In case of electronic legal documents, including those without full names and signatures of signatories and seals of competent authorities of the issuing countries, the health facility shall send the documents obtained from the English website of the issuing authority to the Ministry of Health of Vietnam (via the Drug Administration of Vietnam). These documents shall bear the health facility’s seal and be accompanied with a document containing the download links. The health facility shall be legally responsible for the legitimacy and accuracy of these documents;

The legal documents shall have the following contents: drug name, active ingredients, their concentration or content, dosage form, name and address of the manufacturer, and certification that the drug is granted marketing authorization in that country.

b) Statements proving that the drug sold in Vietnam and the drug granted certificate of marketing authorization by a drug authority of a SRA or EMA country have the same dosage form, production process, specifications and testing methods; active ingredients and excipients have the same specifications, manufacturer and manufacturing facility or site as prescribed in Appendix VIII enclosed herewith.

5. Centralized procurement units shall take charge of supervising and expediting the supply of drugs by selected suppliers, health facilities’ use of drugs, and performance of regulation tasks under signed framework agreements.

6. Bidders for contract packages of herbal drugs, drugs containing active ingredients combined with herbal materials, or traditional drugs, or contract packages of herbal materials, semi-finished herbal materials or traditional medicinal materials of herbal origin announced by drug authorities of Vietnam to have fulfilled GACP requirements shall wholly assume legal responsibility for the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The selected drug, traditional medicinal material or herbal material is manufactured or supplied from herbal materials which have been announced by drug authorities of Vietnam to fulfill GACP requirements and satisfies technical standards laid down in bidding documents or RFP.

7. Regarding a drug which is included in the approved drug supplier selection plan but no longer meets the principles and criteria for being included in the list of drugs procured through centralized procurement:

a) If the bidding documents or RFP has been issued, the centralized drug supplier selection shall continue to be carried out according to the approved drug supplier selection plan;

b) If the bidding documents or RFP is not yet issued, the centralized procurement unit shall:

- request competent authorities to consider permitting application of clause 5 Article 53 of the Law on Bidding; or

- notify the termination of the centralized procurement, and request health facilities/provincial governments to proactively organize the procurement of drugs.

8. If a drug which can be manufactured by at least 03 domestic manufacturers on production lines fulfilling EU-GMP requirements or EU-GMP-equivalent requirements, and meet technical requirements as announced by the Ministry of Health of Vietnam, and other quality, price and supply capacity requirements no longer meets principles and criteria as prescribed, the unit in charge of organizing the drug supplier selection shall consider taking one of the following actions:

a) If the bidding documents or RFP has been issued, the drug supplier selection shall continue to be carried out according to the approved drug supplier selection plan and the issued bidding documents or RFP; or

b) if the bidding documents or RFP is not yet issued, the purchase must not grant the incentives as prescribed in point b clause 1 Article 56 of the Law on Bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Director of Drug Administration of Vietnam, the Director of the Traditional Medicine Administration of Vietnam, the Director of the Planning - Finance Department, Chief of the Ministry’s Office, the Ministry’s Chief Inspector, head of the national centralized procurement unit, heads of departments of and affiliated to the Ministry of Health of Vietnam, Directors of Provincial Departments of Health, pharmacy business establishments and other relevant authorities, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.

Difficulties that arise during the implementation should be reported to the Ministry of Health of Vietnam for consideration./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Duc Luan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2024/TT-BYT ngày 17/05/2024 quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


126.390

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.188.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!