Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Số hiệu: 24/2024/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Trần Hồng Hà
Ngày ban hành: 27/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Chính thức có Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Ngày 27/02/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu.

Chính thức có Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:

- Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

+ Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;

+ Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;

+ Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;

+ Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;

+ Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;

+ Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;

+ Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;

+ Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;

+ Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

+ Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;

+ Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;

+ Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;

+ Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;

+ Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;

+ Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;

+ Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;

+ Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;

+ Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;

+ Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.

- Các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

+ Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

+ Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;

+ Thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm;

+ Công khai thông tin trong hoạt động đấu thầu;

+ Quản lý nhà thầu.

- Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
 
Xem thêm Nghị định 24/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/02/2024.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2024/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2024

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT ĐẤU THẦU VỀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;

b) Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;

c) Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;

d) Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;

đ) Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;

e) Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;

g) Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;

h) Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;

i) Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

k) Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;

l) Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;

m) Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;

n) Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;

o) Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;

p) Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;

q) Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;

r) Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;

s) Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;

t) Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.

2. Các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;

c) Thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm;

d) Công khai thông tin trong hoạt động đấu thầu;

đ) Quản lý nhà thầu.

3. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Chào giá trực tuyến là một quá trình lặp lại nhiều lần việc nhà thầu sử dụng phương tiện điện tử để đưa ra mức giá mới hoặc giá trị mới cho yếu tố ngoài giá có thể định lượng được theo các tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu để làm cơ sở cho việc xếp hạng hoặc xếp hạng lại hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Đấu thầu bền vững bao gồm 03 yếu tố quan trọng về môi trường, xã hội, kinh tế được lồng ghép vào quá trình lựa chọn nhà thầu: lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có), kế hoạch lựa chọn nhà thầu, lập thiết kế, lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

3. Giá trúng thầu là giá được ghi trong quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Mua sắm trực tuyến là việc mua trực tiếp hàng hóa, dịch vụ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia từ nhà thầu đã trúng thầu gói thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó thông qua mua sắm tập trung.

Điều 3. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, PC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế kỹ thuật tổng thể (Front - End Engineering Design - thiết kế FEED); thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.

2. Nhà thầu tham dự thầu gói thầu dịch vụ tư vấn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu đó, bao gồm: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu;

b) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;

c) Ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu tham dự gói thầu dịch vụ tư vấn liên quan đến gói thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán; lập, thẩm tra thiết kế FEED; thẩm định giá; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; kiểm định, giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu cung cấp hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn đó.

3. Nhà thầu tham dự gói thầu EPC, EP, EC phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu lập, thẩm tra thiết kế FEED;

b) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi trong trường hợp không lập thiết kế FEED;

c) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật trong trường hợp không lập báo cáo nghiên cứu khả thi, không lập thiết kế FEED theo quy định của pháp luật về xây dựng;

d) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;

đ) Nhà thầu tư vấn thẩm định giá; nhà thầu lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

e) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;

Phạm vi công việc thiết kế trong gói thầu EPC, EP, EC thuộc dự án đầu tư xây dựng quy định tại khoản này có thể là thiết kế FEED hoặc thiết kế cơ sở; không hình thành gói thầu EPC, EP, EC khi đã có thiết kế kỹ thuật hoặc công trình thiết kế hai bước theo quy định của pháp luật về xây dựng.

4. Nhà thầu tham dự gói thầu chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:

a) Nhà thầu lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

b) Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định, tư vấn quản lý hợp đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu hoặc do chủ đầu tư, bên mời thầu thuê;

c) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu; nhà thầu tư vấn khác tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

d) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.

5. Trừ trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều này, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm:

a) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;

b) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

c) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi;

d) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật;

đ) Khảo sát xây dựng;

e) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán;

g) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;

h) Tư vấn giám sát.

Đối với từng nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản này, nhà thầu chỉ được thực hiện lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định.

6. Tỷ lệ cổ phần, vốn góp giữa các bên được xác định tại thời điểm đóng thầu và theo tỷ lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập, các giấy tờ khác có giá trị tương đương.

7. Trường hợp nhà thầu tham dự thầu với tư cách liên danh hoặc nhà thầu tư vấn được lựa chọn với tư cách liên danh, tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong liên danh được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Xi: Là tỷ lệ sở hữu vốn của tổ chức, cá nhân khác trong thành viên liên danh thứ i;

Yi: Là tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng công việc của thành viên liên danh thứ i trong thỏa thuận liên danh;

n: Là số thành viên tham gia trong liên danh.

8. Công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được tham dự gói thầu của nhau nếu sản phẩm, dịch vụ thuộc gói thầu đó thuộc ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Nhà thầu tham dự thầu vẫn phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Luật Đấu thầu.

9. Đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp có cùng một cơ quan trực tiếp quản lý, góp vốn khi tham dự thầu các gói thầu của nhau không phải đáp ứng quy định độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu.

Điều 4. Nguyên tắc ưu đãi

1. Nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi trong đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc trong đánh giá về tài chính thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi có lợi nhất cho nhà thầu tương ứng với từng nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc đánh giá về tài chính.

2. Trường hợp tất cả các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau hoặc tất cả các nhà thầu đều không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thì không cần tính ưu đãi để so sánh, xếp hạng.

3. Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn; phi tư vấn; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam; xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.

4. Nhà thầu phải chứng minh nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ do nhà thầu chào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu.

Điều 5. Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam

1. Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% và không có hàng hóa nào có chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:

a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:

Điểm ưu đãi = 7,5% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp

Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi;

d) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 10% thay cho hệ số ưu đãi 7,5%.

2. Ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được xác định như sau:

a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá dự thầu của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 10% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 2,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì không phải cộng thêm tiền vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:

Điểm ưu đãi = 10% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp

Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% thì áp dụng công thức quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì hệ số ưu đãi là 10%;

d) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên mà cơ sở sản xuất có từ 50% lao động là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực thì được hưởng hệ số ưu đãi 12% thay cho hệ số ưu đãi 10%.

3. Sản phẩm đổi mới sáng tạo là hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi như sau:

a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 15% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 15% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu đ so sánh, xếp hạng; hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi mà có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng;

c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:

Điểm ưu đãi = 15% x (giá hàng hóa ưu đãi/giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ giá trị giảm giá (nếu có)) x điểm tổng hợp

Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa là sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam;

Đối với các hàng hóa không phải là sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam, trường hợp nhà thầu chào hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước dưới 50% thì khi tính ưu đãi, hệ số 15% được thay bằng 7,5%; hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỷ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên thì khi tính ưu đãi, hệ số 15% được thay bằng 10%.

4. Sản phẩm đổi mới sáng tạo xuất xứ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều này khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Sản phẩm thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển hoặc danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b) Sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khoa học và công nghệ;

c) Sản phẩm được tạo ra trên cơ sở sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng của chính nhà thầu được cấp văn bằng bảo hộ trong thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày được cấp hoặc chương trình máy tính của chính nhà thầu trong thời hạn không quá 05 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;

d) Sản phẩm chip bán dẫn;

đ) Sản phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về giải thưởng khoa học và công nghệ;

e) Sản phẩm mới tạo ra từ kết quả nghiên cứu và phát triển tại một trong các cơ sở của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia;

g) Sản phẩm mới tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

Sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản này được hưởng ưu đãi trong thời hạn 06 năm kể từ lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường.

5. Hàng hóa lưu thông trong nước có xuất xứ Việt Nam (hàng hóa sản xuất tại Việt Nam) được hưởng ưu đãi như sau:

a) Đối với sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin:

Tiêu chí xác định sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin sản xuất trong nước được hưởng ưu đãi thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, không yêu cầu về hàm lượng chi phí sản xuất trong nước theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Đối với các hàng hóa khác ngoài quy định tại điểm a khoản này:

Việc xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể áp dụng công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp sau:

Công thức trực tiếp: D (%) = G*/G x 100%

Công thức gián tiếp: D (%) = (G - C)/G x 100%

Trong đó:

G*: Là chi phí sản xuất trong nước;

G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trừ đi giá trị thuế; đối với nhà thầu là nhà sản xuất thì G là giá xuất xưởng (giá EXW) của hàng hóa;

C: Là giá trị của các chi phí nhập ngoại, không bao gồm thuế, phí liên quan đến nhập khẩu;

D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D ≥ 30% thì hàng hóa đó được hưởng ưu đãi theo quy định tại Điều này và các Điều 6, 7, 8, 9, 10 của Nghị định này.

Điều 6. Ưu đãi đối với đấu thầu quốc tế

1. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn:

a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

b) Trường hợp áp dụng phương pháp dựa trên kỹ thuật, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.

2. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:

a) Trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

b) Trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá, nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng;

c) Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng.

3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc áp dụng ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

4. Ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

5. Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

6. Ưu đãi đối với dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.

Điều 7. Ưu đãi đối với đấu thầu trong nước

1. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, việc áp dụng ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

Người có thẩm quyền quyết định áp dụng hoặc không áp dụng việc gói thầu có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng đối với dự toán mua sắm chỉ cho phép nhà thầu có từ 50% lao động trở lên là người khuyết tật, thương binh, dân tộc thiểu số có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên và đến thời điểm đóng thầu hợp đồng vẫn còn hiệu lực được tham dự thầu. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định áp dụng mà không có nhà thầu tham dự hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì tổ chức đấu thầu lại và cho phép các loại hình nhà thầu khác được tham dự thầu.

2. Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng, ưu đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 của Luật Đấu thầu.

3. Ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.

4. Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.

5. Ưu đãi đối với dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin.

Điều 8. Ưu đãi đối với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước

1. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đó theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề trong thời hạn 06 năm kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường.

2. Sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này là hàng hóa của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi tham dự thầu được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

3. Sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này là dịch vụ của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước khi tham dự thầu trong nước, quốc tế được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.

Điều 9. Ưu đãi đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam

1. Đối với nhà thầu trong nước được chuyển giao công nghệ để sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu:

a) Không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành ngh trong thời hạn 05 năm kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường;

b) Đối với các công nghệ chuyển giao thuộc danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư, danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật, ngoài ưu đãi theo quy định tại điểm a khoản này, không phải đáp ứng yêu cầu về xác nhận vận hành thành công, thời gian sản phẩm đã được sử dụng đảm bảo yêu cầu chất lượng được người sử dụng xác nhận. Trường hợp bên chuyển giao công nghệ có cam kết với chủ đầu tư về việc chịu trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm do nhà thầu sản xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu nhận chuyển giao công nghệ được sử dụng các tài liệu, kết quả thử nghiệm của bên chuyển giao công nghệ đối với đối tượng công nghệ được chuyển giao để chứng minh tính kiểm chứng và phù hợp của loại hàng hóa sản xuất đối với những nội dung được chuyển giao theo hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc theo giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ được cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, chất lượng hàng hóa, yêu cầu kỹ thuật và các yêu cầu khác của gói thầu ngoài trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được quy định trên cùng mặt bằng đánh giá đi với tất cả nhà thầu tham gia. Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể yêu cầu bổ sung đối với nhà thầu được hưởng ưu đãi, gồm: tăng thời gian bảo hành, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và thử nghiệm xuất xưởng, cung cấp dịch vụ vận hành, bảo trì và các nội dung khác đ đảm bảo độ tin cậy của hàng hóa trong quá trình vận hành.

2. Đối với nhà thầu trong nước sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam phù hợp với hồ sơ mời thầu:

a) Không phải đáp ứng yêu cầu về doanh thu, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề với gói thầu đang xét khi nhà thầu chào thầu hàng hóa mà chủng loại hàng hóa này lần đầu được nhà thầu sản xuất và đủ điều kiện đ đưa ra thị trường trong thời gian 05 năm trước thời điểm đóng thầu. Nhà thầu được hưởng ưu đãi này kể từ khi nhà thầu được thành lập nhưng không quá 07 năm tính đến thời điểm đóng thầu;

b) Được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với phần chuyển giao công nghệ từ đơn vị khác (nếu có).

3. Khi chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất sản phẩm đổi mới sáng tạo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này không phải đáp ứng yêu cầu về năng lực tài chính, số năm hoạt động trong cùng ngành nghề trong thời hạn 06 năm kể từ khi sản phẩm lần đầu được sản xuất và đủ điều kiện để đưa ra thị trường.

4. Căn cứ xác định nhà thầu trong nước được chuyển giao công nghệ, nhà thầu trong nước được chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao để sản xuất hàng hóa có xuất xứ Việt Nam là Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ, Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về công nghệ, pháp luật về đầu tư.

Điều 10. Ưu đãi đối với sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương

1. Sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương theo quy định của pháp luật được hưởng ưu đãi theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật Đấu thầu.

2. Căn cứ tính chất của gói thầu và nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư được quy định trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu yêu cầu về kỹ thuật để mua sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương trên cơ sở tuân thủ quy định tại điểm k khoản 6 Điều 16 và khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu; được quy định trong công thức xác định giá đánh giá để ưu tiên đối với sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận nhãn sinh thái, nhãn năng lượng và tương đương.

Điều 11. Đấu thầu bền vững

Căn cứ tính chất gói thầu, chủ đầu tư được quy định các yêu cầu về đấu thầu bền vững trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một hoặc các cách thức sau:

1. Quy định yêu cầu về kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đạt, không đạt. Nhà thầu chào giải pháp, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu về đấu thầu bền vững được tiếp tục xem xét, đánh giá;

2. Quy định trong công thức xác định giá đánh giá, trong đó lượng hóa các yếu tố đấu thầu bền vững vào công thức xác định giá đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu.

Điều 12. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu

1. Đối với đấu thầu quốc tế, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, chủ đầu tư quyết định theo thông lệ đấu thầu quốc tế mức tiền nhà thầu phải nộp để mua bản điện tử hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu khi nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, tiền bán bản điện tử hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được chủ đầu tư nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì tiền bán bản điện tử hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu là nguồn thu của chủ đầu tư và được quản lý, sử dụng theo cơ chế tài chính của chủ đầu tư.

2. Chi phí lập, thẩm định các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu:

a) Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện một hoặc một số công việc trong quá trình lựa chọn nhà thầu thì chi phí thuê tư vấn không căn cứ vào chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Trường hợp người có thẩm quyền giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện việc lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chi phí cho các công việc này được tính trong dự toán chi phí hoạt động lựa chọn nhà thầu theo quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Trường hợp tổ chuyên gia, tổ thẩm định do chủ đầu tư quyết định thành lập để thực hiện lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu thì chi phí cho các công việc này được tính trong dự toán chi phí hoạt động lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

d) Chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này được xác định trong tổng mức đầu tư, dự toán mua sắm hoặc dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư hoặc dự toán chi thường xuyên của đơn vị;

đ) Việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này thực hiện theo cơ chế tài chính của chủ đầu tư.

3. Chi phí lập hoặc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được tính bằng 0,5% chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng và tối đa là 40.000.000 đồng.

4. Chi phí lập, thẩm định hồ sơ:

a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,06% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

c) Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng;

d) Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

5. Chi phí đánh giá hồ sơ:

a) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng;

b) Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,2% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

6. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

7. Đối với các gói thầu có nội dung tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm của cùng chủ đầu tư hoặc các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa bằng 50% mức chi phí quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp phải tổ chức đấu thầu lại một phần của gói thầu (đối với gói thầu chia phần) thì chi phí được tính tối đa bằng 50% mức chi phí theo giá trị ước tính của phần tổ chức đấu thầu lại.

Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu. Trường hợp đấu thầu quốc tế, chi phí dịch tài liệu được tính phù hợp với giá thị trường, bảo đảm hiệu quả của gói thầu.

8. Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu được tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị như sau:

a) Giá dự thầu dưới 50.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,03% nhưng tối thiểu là 5.000.000 đồng;

b) Giá dự thầu từ 50.000.000.000 đồng đến dưới 100.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,025% nhưng tối thiểu là 15.000.000 đồng;

c) Giá dự thầu từ 100.000.000.000 đồng đến dưới 200.000.000.000 đồng, tỷ lệ 0,02% nhưng tối thiểu là 25.000.000 đồng;

d) Giá dự thầu từ 200.000.000.000 đồng trở lên, tỷ lệ 0,015% nhưng tối thiểu là 40.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, trường hợp nhà thầu có kiến nghị không được mở hồ sơ đề xuất về tài chính thì việc xác định chi phí cho Hội đồng tư vấn căn cứ vào giá gói thầu.

9. Hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị:

a) Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng chi phí giải quyết kiến nghị mà nhà thầu có kiến nghị đã nộp;

b) Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng, nhà thầu không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị.

10. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, Hội đồng tư vấn khoán chi cho các thành viên Hội đồng tư vấn, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn và các chi phí khác để thực hiện việc tư vấn giải quyết kiến nghị.

Trường hợp trong quá trình kiến nghị, nhà thầu rút đơn kiến nghị thì chỉ được nhận lại 50% chi phí đã nộp trong trường hợp chưa thành lập Hội đồng tư vấn hoặc đã thành lập Hội đồng tư vấn nhưng chưa tổ chức họp hội đồng; trường hợp Hội đồng tư vấn đã tổ chức họp hội đồng thì nhà thầu không được hoàn trả chi phí giải quyết kiến nghị. Đối với số tiền còn lại sau khi hoàn trả cho nhà thầu và chi theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này, bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu rút đơn kiến nghị.

11. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:

a) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là: 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;

c) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:

Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Đối với gói thầu chia thành nhiều phần, tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu. Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:

Chi phí nhà thầu trúng thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) = 2.200.000 đồng x (tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu/tổng giá trúng thầu của gói thầu);

d) Chi phí kết nối chức năng bảo lãnh dự thầu điện tử giữa Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa đơn vị vận hành, giám sát Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và các tổ chức, doanh nghiệp này.

Điều 13. Nội dung chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Nội dung chi gồm: chi trực tiếp thù lao cho các thành viên Hội đồng tư vấn đ thực hiện nhiệm vụ, chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, họp và các chi phí khác phục vụ giải quyết kiến nghị của nhà thầu; mức chi áp dụng theo quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nước; chứng từ thu, chi thực hiện theo quy định.

Tổng mức chi không được vượt số tiền nhà thầu có kiến nghị đã nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 12 của Nghị định này.

2. Kết thúc vụ việc, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xác nhận phần kinh phí đã thực chi. Chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) được hoàn trả cho nhà thầu có kiến nghị.

3. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng, phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã thực nộp cho Hội đồng tư vấn.

4. Việc chi thù lao cho thành viên Hội đồng tư vấn là công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án

1. Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư (trường hợp đã được xác định) có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư, cơ quan được giao chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án.

2. Trường hợp người có thẩm quyền đồng ý chủ trương lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan được giao chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư (sau đây gọi là chủ đầu tư) tổ chức lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu căn cứ các tài liệu sau:

a) Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án;

b) Quyết định phê duyệt dự án (nếu có);

c) Điều ước quốc tế, thỏa thuận vay đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (nếu có);

d) Kế hoạch bố trí vốn thực hiện dự án hoặc nguồn vốn thực hiện dự án (nếu có);

đ) Văn bản pháp lý có liên quan (nếu có).

Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Chủ đầu tư được thuê tư vấn để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án trong trường hợp nhân sự của chủ đầu tư không đủ năng lực để thực hiện.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu để người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 126 của Nghị định này thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

5. Căn cứ đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu sau khi quyết định phê duyệt dự án làm cơ sở cho chủ đầu tư tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu; trường hợp các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu khác với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định mà không phải trình, phê duyệt lại kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.

6. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đăng tải kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành.

Điều 15. Nội dung kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án

1. Phân tích bối cảnh thực hiện dự án:

Xác định yêu cầu cụ thể, mục tiêu của dự án, phân tích các yếu tố trong bối cảnh thực hiện dự án có thể tác động tới hoạt động đấu thầu; mức độ sẵn sàng dự thầu của nhà thầu; các yếu tố bao gồm: quy định của pháp luật, các yếu tố về kinh tế, xã hội, công nghệ, đấu thầu bền vững và các yếu tố khác.

2. Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm thực hiện của chủ đầu tư:

Việc đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiện hoạt động đấu thầu bao gồm:

a) Năng lực để thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu từ bước lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu (nếu có) đến quản lý hợp đồng;

b) Kết quả thực hiện công tác đấu thầu của chủ đầu tư thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ tiết kiệm trung bình; số lượng nhà thầu trung bình tham gia đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường, tỷ lệ gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường chỉ có 01 nhà thầu tham dự trên tổng số gói thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu; tỷ lệ gói thầu có kiến nghị về các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; số lần không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu, không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, các nội dung khác trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của nhà thầu; các chỉ tiêu khác (nếu có);

c) Kinh nghiệm triển khai các dự án tương tự, việc xử lý kiến nghị trong lựa chọn nhà thầu, khiếu nại, tố cáo;

d) Các yếu tố khác.

3. Phân tích, tham vấn thị trường:

a) Phân tích, tham vấn thị trường bao gồm việc đánh giá rủi ro và cơ hội về thị trường đối với hình thức lựa chọn nhà thầu đang xem xét; khả năng tham dự của nhà thầu; thị trường hàng hóa, dịch vụ có khả năng cung cấp cho dự án; xu thế của thị trường trong thời gian thực hiện dự án. Căn cứ vào quy mô, tính chất gói thầu, việc phân tích, tham vấn thị trường bao gồm thông tin về mức độ sn có của hàng hóa, dịch vụ thuộc gói thầu trên thị trường; các chi phí có thể phát sinh trong trường hợp cần áp dụng giải pháp đổi mới, sáng tạo; nội dung điều khoản bảo hành, loại hợp đồng thường áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ tương tự của các chủ đầu tư khác; quy định của pháp luật (nếu có) đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc gói thầu; khả năng áp dụng đấu thầu bền vững, mua sắm các dịch vụ thân thiện môi trường, thông tin về các hàng hóa, dịch vụ có sử dụng nguyên vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng; khả năng tham dự thầu của nhà thầu tiềm năng là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là thương binh, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số; phân tích chuỗi cung ứng (khả năng cung cấp vật tư, vật liệu, hàng hóa, dịch vụ cho việc thực hiện hợp đồng); khả năng tổ chức lựa chọn nhà thầu mà chỉ cho phép hàng hóa có xuất xứ Việt Nam được chào thầu theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10 và khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu và các thông tin cần thiết khác;

b) Việc tham vấn thị trường được thực hiện theo một hoặc các cách thức sau: tham khảo các kết quả tham vấn thị trường gần nhất đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự; đăng tải câu hỏi tham vấn thị trường trên các phương tiện thông tin phù hợp; nghiên cứu catalô và tài liệu giới thiệu sản phẩm của hãng sản xuất, nhà cung cấp, nhà phân phối, đại lý; tham khảo kinh nghiệm của chủ đầu tư khác đã tiến hành tham vấn thị trường, tham vấn kết quả tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ tương tự; tổ chức hội nghị tham vấn thị trường với các nhà thầu tiềm năng trên cơ sở công khai, minh bạch; tổ chức khảo sát thông tin từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh; tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, các báo in, tạp chí, ấn phẩm phân tích thị trường chuyên ngành, thông tin trên Internet và các hình thức phù hợp khác;

c) Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn nghiên cứu phân tích thị trường, sử dụng ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc cơ quan chức năng độc lập hoặc của các doanh nghiệp trên thị trường trong việc lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công bằng và minh bạch;

d) Trường hợp không lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư có thể tiến hành phân tích, tham vấn thị trường để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

4. Xác định, quản lý rủi ro trong đấu thầu:

a) Phân tích các rủi ro chính liên quan tới môi trường hoạt động, điều kiện thị trường, năng lực của tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu và mức độ phức tạp của hoạt động đấu thầu;

b) Đánh giá khả năng xảy ra và tác động của mỗi rủi ro đối với công tác đấu thầu của dự án;

c) Xây dựng kế hoạch quản lý và giảm thiểu rủi ro trong công tác đấu thầu của dự án thông qua việc áp dụng hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu, yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá, điều kiện hợp đồng phù hợp.

5. Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu:

Xác định mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu (bao gồm các mục tiêu cụ thể về đấu thầu bền vững, nếu áp dụng) bảo đảm mục tiêu tổng quát của dự án.

6. Kế hoạch về tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu:

Xây dựng tiến độ tổng thể để thực hiện các công việc chính, gói thầu phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư dự án.

7. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu:

a) Phân chia gói thầu: việc phân chia gói thầu căn cứ theo quy mô, tính chất các công việc thuộc dự án, theo tiến độ thực hiện dự án và căn cứ kết quả phân tích, tham vấn thị trường; xác định số lượng gói thầu và phạm vi công việc của mỗi gói thầu, xác định các gói thầu chia thành nhiều phần;

b) Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu: xác định hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu phù hợp đối với từng gói thầu thuộc dự án, trong đó nêu rõ gói thầu có áp dụng mua sắm tập trung không, có áp dụng lựa chọn danh sách ngắn không, trong nước hay quốc tế;

c) Loại hợp đồng: xác định loại hợp đồng phù hợp với từng gói thầu;

d) Nội dung cần lưu ý trong quá trình xây dựng hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, quản lý thực hiện hợp đồng (nếu có).

Điều 16. Giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Giá gói thầu được tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí để thực hiện gói thầu, kể cả chi phí dự phòng (chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng), phí, lệ phí và thuế. Đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh, chi phí dự phòng bao gồm cả các khoản tạm tính (nếu có) và chỉ được sử dụng khi có phát sinh xảy ra. Đối với các gói thầu có thời gian thực hiện gói thầu ngắn, ít có khả năng phát sinh rủi ro, trượt giá thì chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính bằng không. Chi phí dự phòng do chủ đầu tư xác định theo tính chất từng gói thầu nhưng không được vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật (nếu có). Trường hợp pháp luật có quy định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế, miễn phí thì giá gói thầu không bao gồm các khoản thuế, phí được miễn. Giá gói thầu được cập nhật trong thời hạn 28 ngày trước ngày mở thầu nếu cần thiết. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì nêu rõ giá trị ước tính của từng phần.

2. Căn cứ xác định giá gói thầu:

Giá gói thầu được lập căn cứ theo một trong các thông tin sau:

a) Dự toán gói thầu được duyệt (nếu có) trong trường hợp pháp luật có quy định về việc lập dự toán hoặc có hướng dẫn về định mức, đơn giá. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập dự toán, giá gói thầu được xác định trên cơ sở các thông tin sau: giá trung bình theo thống kê của các dự án, gói thầu đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định; tổng mức đầu tư hoặc ước tính tổng mức đầu tư theo suất vốn đầu tư, dự kiến giá trị dự toán mua sắm; định mức lương chuyên gia và số ngày công; các thông tin liên quan khác;

b) Nội dung và phạm vi công việc, số lượng chuyên gia, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, mức lương chuyên gia theo quy định của pháp luật (nếu có) và các yếu tố khác;

c) Kết quả lựa chọn nhà thầu đối với hàng hóa, dịch vụ tương tự trong thời gian tối đa 12 tháng trước ngày trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó có thể điều chỉnh kết quả này theo các thay đổi về khối lượng mua sắm hoặc giá thị trường của hàng hóa hay dịch vụ cần mua sắm để xây dựng giá gói thầu. Giá thị trường tại thời điểm mua sắm có thể được xác định thông qua tham vấn thị trường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 15 của Nghị định này. Trường hợp trong thời gian 12 tháng trước ngày trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không có kết quả lựa chọn nhà thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự thì có thể xác định trên cơ sở kết quả lựa chọn nhà thầu của hàng hóa, dịch vụ tương tự của các năm trước đó, trong đó có thể điều chỉnh kết quả này theo các thay đổi về khối lượng mua sắm, giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm. Khi trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đính kèm danh sách kết quả lựa chọn các hàng hóa, dịch vụ tương tự trích xuất từ Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (nếu có);

d) Tối thiểu 01 báo giá của hàng hóa, dịch vụ; khuyến khích thu thập nhiều hơn 01 báo giá; trường hợp có nhiều hơn 01 báo giá thì lấy giá trung bình của các báo giá.

Đối với gói thầu mua thuốc; hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; linh kiện, phụ kiện, vật tư thay thế sử dụng cho thiết bị y tế: trên cơ sở yêu cầu chuyên môn, chủ đầu tư quyết định các tiêu chí kỹ thuật và tổ chức lấy báo giá. Chủ đầu tư đăng tải yêu cầu báo giá trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của chủ đầu tư hoặc Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Cổng dịch vụ công trực tuyến về quản lý thiết bị y tế trong thời gian tối thiểu 10 ngày kể từ ngày thông tin đăng tải thành công. Trường hợp có từ 02 báo giá trở lên, chủ đầu tư được lựa chọn báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thu thập báo giá bảo đảm công khai, minh bạch. Đơn vị cung cấp báo giá chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ phù hợp với khả năng cung cấp của mình và phải bảo đảm việc cung cấp báo giá không vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, bán phá giá hoặc nâng khống giá;

đ) Kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá thì kết quả thẩm định giá là căn cứ bắt buộc để xác định giá gói thầu;

e) Giá niêm yết của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, đại lý, nhà phân phối, nhà cung ứng, doanh nghiệp;

g) Giá kê khai do cơ quan, đơn vị có chức năng, thẩm quyền công bố hoặc cung cấp.

3. Chủ đầu tư có thể xem xét các yếu tố đấu thầu bền vững theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này, sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường khi xây dựng giá gói thầu. Trong trường hợp này, giá gói thầu bao gồm các chi phí cần thiết để thực hiện các yêu cầu về đấu thầu bền vững.

4. Đối với việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự toán mua sắm, chủ đầu tư phải nêu các nội dung sau trong văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

a) Dự toán ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo niên độ ngân sách hoặc dự kiến dự toán ngân sách được cấp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm; dự kiến nguồn tài chính hợp pháp trong năm tài chính hoặc dự kiến nguồn tài chính hợp pháp cho các năm kế tiếp đối với trường hợp mua sắm cho năm tiếp theo hoặc mua sắm cho nhiều năm;

b) Giá trị phần công việc mua sắm đã thực hiện trong năm tài chính, năm ngân sách;

c) Phần kinh phí không dùng để mua sắm;

d) Dự toán mua sắm, được xác định bằng kinh phí quy định tại điểm a khoản này trừ kinh phí quy định tại điểm b và điểm c khoản này. Chủ đầu tư không phải thẩm định, phê duyệt dự toán mua sắm.

Trường hợp chủ đầu tư có sẵn kinh phí để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính và không dùng nguồn thu dự kiến trong năm thì không phải xác định dự toán mua sắm theo quy định tại khoản này. Trong trường hợp này, dự toán mua sắm là khoản kinh phí có sẵn dùng để mua sắm trong năm ngân sách, năm tài chính.

Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng dài hơn 01 năm hoặc ngày hợp đồng có hiệu lực và ngày hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng không cùng một năm tài chính thì nêu rõ dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm tiếp theo. Người có thẩm quyền, chủ đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm bố trí đầy đủ kinh phí để thanh toán hợp đồng trong từng năm. Việc thanh toán theo từng năm được thực hiện sau khi dự toán chi trong năm được phê duyệt.

5. Đối với dự toán mua sắm, chủ đầu tư được tổ chức lựa chọn nhà thầu trong năm này để mua sắm cho các năm tiếp theo nhằm bảo đảm việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ, xây lắp không bị gián đoạn; văn bản trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải dự kiến dự toán mua sắm cho các năm sau làm cơ sở lập giá gói thầu.

6. Căn cứ quy mô, tính chất, tiến độ của dự án, gói thầu, người có thẩm quyền quyết định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu là số ngày tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả thời gian thẩm định. Trường hợp gói thầu có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn thì thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu tính từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thời gian thẩm định.

Điều 17. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu bao gồm:

a) Thông tin về tình trạng pháp lý của nhà thầu;

b) Thông tin về vi phạm của nhà thầu;

c) Thông tin về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, bao gồm: báo cáo tài chính hoặc tài liệu về doanh thu, tài sản ròng; tình hình thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế; nguồn lực tài chính; nhân sự chủ chốt; máy móc, thiết bị chủ yếu; hợp đồng đã và đang thực hiện, năng lực sản xuất, trong đó hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu được công khai các nội dung chính;

d) Thông tin về uy tín của nhà thầu trong việc tham dự thầu bao gồm thông tin về các hành vi vi phạm trong quá trình tham dự thầu quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này;

đ) Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, bao gồm các thông tin quy định tại khoản 3 Điều 18 của Nghị định này và thông tin về quá trình thực hiện hợp đồng;

e) Các thông tin khác về nhà thầu.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về chất lượng hàng hóa đã được sử dụng bao gồm các thông tin sau:

a) Tên hàng hóa;

b) Xuất xứ, hãng sản xuất, ký mã hiệu, nhãn mác;

c) Các đặc tính kỹ thuật chủ yếu;

d) Chủ đầu tư, đơn vị sử dụng hàng hóa;

đ) Chất lượng hàng hóa theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 của Nghị định này;

e) Các thông tin khác.

3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng được cập nhật thường xuyên để bảo đảm thông tin khách quan, trung thực cho việc lựa chọn nhà thầu.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết Điều này.

Điều 18. Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng

1. Trừ trường hợp nhà thầu đồng thời được xếp thứ nhất ở nhiều gói thầu hoặc do bất khả kháng, nhà thầu bị đánh giá về uy tín trong việc tham dự thầu khi thực hiện các hành vi sau:

a) Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất khi được mời vào đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có);

b) Nhà thầu đã đối chiếu tài liệu, thương thảo hợp đồng (nếu có) nhưng từ chối hoặc không ký kết biên bản thương thảo hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 43 của Nghị định này;

c) Nhà thầu được lựa chọn trúng thầu nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng, thỏa thuận khung hoặc không ký kết hợp đồng, thỏa thuận khung;

d) Nhà thầu đã ký thỏa thuận khung nhưng không tiến hành hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc không ký kết hợp đồng.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhà thầu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư đăng tải danh sách nhà thầu và các tài liệu liên quan trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trong đó nêu cụ th ngày thực hiện hành vi đó. Nhà thầu có tên trong danh sách này khi tham dự thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu với giá trị gấp 03 lần giá trị yêu cầu đối với nhà thầu khác trong thời hạn 02 năm kể từ lần cuối cùng thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, thông tin về uy tín trong việc tham dự thầu được sử dụng để đánh giá về kỹ thuật (nếu có).

3. Thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu gồm:

a) Tiến độ thực hiện hợp đồng;

b) Chất lượng hàng hóa, dịch vụ, công trình, bao gồm các sự cố xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng (nếu có) và các yếu tố khác có liên quan;

c) Vi phạm hợp đồng, chấm dứt hợp đồng và lý do;

d) Các thông tin khác (nếu cần thiết).

4. Chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung có trách nhiệm công khai kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Việc đăng tải thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng áp dụng cho mỗi hợp đồng và trên cơ sở phạm vi công việc thuộc hợp đồng mà nhà thầu thực hiện. Thời gian đăng tải có thể trong hoặc sau thời gian thực hiện gói thầu nhưng không muộn hơn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện gói thầu. Trường hợp thời gian bảo hành dài hơn 06 tháng, chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung còn phải cập nhật kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung đăng tải thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, nhà thầu gửi phản hồi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trường hợp nhà thầu phản ánh đúng, chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung có trách nhiệm cập nhật lại thông tin.

5. Thông tin về chất lượng hàng hóa đã được sử dụng, bao gồm:

a) Chất lượng của hàng hóa trên thực tế so với quy định trong hợp đồng;

b) Mức độ nghiêm trọng của các lỗi phát sinh và việc khắc phục các lỗi phát sinh hoặc thay thế hàng mới (nếu có);

c) Tần suất hư hỏng, gặp sự cố của hàng hóa và chất lượng dịch vụ bảo hành, sửa chữa, khắc phục (nếu có);

d) Độ tin cậy, độ bền, hiệu suất, công suất (nếu cần thiết);

đ) Các thông tin khác (nếu cần thiết).

6. Thông tin về chất lượng hàng hóa đã được sử dụng đối với thuốc, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và vật tư, linh kiện để sửa chữa thiết bị y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về dược, thiết bị y tế.

7. Chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung có trách nhiệm công khai chất lượng hàng hóa đã được sử dụng quy định tại khoản 5 Điều này trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian công khai là sau thời gian thực hiện gói thầu nhưng không muộn hơn 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời gian thực hiện gói thầu. Trường hợp thời gian bảo hành dài hơn 06 tháng, chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung còn phải cập nhật thông tin về chất lượng hàng hóa đã được sử dụng sau khi hoàn thành nghĩa vụ bảo hành (nếu có).

Trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung đăng tải thông tin về chất lượng hàng hóa đã được sử dụng, nhà thầu gửi phản hồi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Trường hợp nhà thầu phản ánh đúng, chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm trong mua sắm tập trung có trách nhiệm cập nhật lại thông tin.

8. Chủ đầu tư hoặc đơn vị có nhu cầu mua sắm đối với mua sắm tập trung chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, khách quan đối với thông tin kết quả thực hiện hợp đồng, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng được công bố.

9. Cơ sở dữ liệu về kết quả thực hiện hợp đồng và chất lượng hàng hóa đã được sử dụng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều này được sử dụng để làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, đưa vào công thức xác định giá đánh giá (nếu có). Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể công bố bổ sung thông tin ngoài các thông tin quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều này đ làm căn cứ xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, đưa vào công thức xác định giá đánh giá (nếu có). Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về kỹ thuật không được vi phạm quy định tại điểm k khoản 6 Điều 16 và khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu.

Điều 19. Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định

1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:

a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Tốt nghiệp đại học trở lên;

c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.

2. Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

3. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

4. Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định mà không phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Điều 20. Công khai thông tin về lựa chọn nhà thầu

1. Các thông tin về lựa chọn nhà thầu được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về việc đăng tải thông tin, quản lý, sử dụng thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 21. Đăng ký và quản lý tài khoản trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1. Việc đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thực hiện theo quy trình sau:

a) Tổ chức, cá nhân nhập thông tin vào đơn đăng ký được hình thành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm các tài liệu sau: đơn đăng ký quy định tại điểm a khoản này được ký, đóng dấu (nếu có) bi đại diện hợp pháp của tổ chức; giấy ủy quyền (nếu có); quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thợp tác hoặc các tài liệu tương đương khác trong trường hợp tổ chức không có tên trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

c) Cá nhân nộp hồ sơ đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gồm các tài liệu sau: đơn đăng ký quy định tại điểm a khoản này được ký bi cá nhân đăng ký; bản chụp hộ chiếu hoặc tài liệu tương đương đối với cá nhân mang quốc tịch nước ngoài.

2. Việc cập nhật thông tin tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được thực hiện như sau:

a) Thông tin cập nhật bao gồm: bổ sung, sửa đổi thông tin đã đăng ký; bổ sung, sửa đổi vai trò trong hoạt động đu thầu; chấm dứt, tạm ngừng, khôi phục trạng thái tham gia;

b) Phiếu yêu cầu cập nhật thông tin gửi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia phải được ký, đóng dấu (nếu có) bởi đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

3. Hồ sơ của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xử lý trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Kết quả xử lý hồ sơ của tổ chức, cá nhân được thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, thư điện t (e-mail).

4. Tổ chức, cá nhân cố tình đăng tải thông tin quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Đấu thầu mà nội dung thông tin này không có thật thì bị khóa tài khoản trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi này.

5. Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để làm bên mời thầu thì chủ đầu tư vẫn phải có trách nhiệm đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Đấu thầu. Trường hợp tư vấn đấu thầu, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản của mình để đăng tải thông tin thay cho chủ đầu tư thì nhà thầu tư vấn, tổ chức, cá nhân sẽ bị khóa tài khoản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày phát hiện hành vi này.

Chương II

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, HẠN CHẾ KHÔNG QUA MẠNG ĐỐI VỚI GÓI THẦU CUNG CẤP DỊCH VỤ PHI TƯ VẤN, MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP, HỖN HỢP THEO PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN

Mục 1. PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ

Điều 22. Quy trình chi tiết

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

b) Lập hồ sơ mời thầu;

c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Mời thầu;

b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

d) Mở thầu.

3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:

a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;

c) Xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).

4. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).

5. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, ngoài nhà thầu là tổ chức, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sn phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này được tham dự thu.

Điều 23. Lựa chọn danh sách ngắn

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, người có thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngn. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn phải được ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

1. Đối với đấu thầu rộng rãi:

a) Lập hồ sơ mời sơ tuyển:

Hồ sơ mời sơ tuyn bao gồm các nội dung: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyn; tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được xây dựng theo các tiêu chí đạt, không đạt, trong đó quy định mức tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;

b) Hồ sơ mời sơ tuyển được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;

c) Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

d) Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển:

Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển:

Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển;

e) Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển:

Hồ sơ dự sơ tuyển được nộp trong thời hạn và địa điểm quy định tại hồ sơ mời sơ tuyển và được m ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bn, gửi cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển và được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ k từ thời điểm m thầu. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, không được m và bị loại. Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Nhà thầu có hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá đạt đối với tất cả các nội dung về năng lực và kinh nghiệm được đưa vào danh sách ngắn.

Nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

g) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển:

Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia. Kết quả sơ tuyển được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 130 của Nghị định này và được phê duyệt bng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển bao gồm tên các nhà thầu trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.

h) Công khai danh sách ngn: danh sách ngắn được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển.

2. Đối với đấu thầu hạn chế:

a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thu. Trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì xử lý tình huống theo quy định tại khoản 3 Điều 131 của Nghị định này;

b) Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu.

3. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu; trường hợp liên danh với nhà thầu ngoài danh sách ngắn thì phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư trước thời điểm đóng thầu.

Điều 24. Lập hồ sơ mời thầu

1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

a) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có);

b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;

c) Tài liệu về thiết kế, bản vẽ, thuyết minh về gói thầu (nếu có);

d) Các yêu cầu về kỹ thuật của gói thầu gồm: đặc tính, thông số kỹ thuật, yêu cầu công nghệ, chất lượng dịch vụ, yêu cầu kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu và các yêu cầu về kỹ thuật khác (nếu có);

đ) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận vay (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

e) Quy định của pháp luật về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;

g) Các căn cứ liên quan khác.

2. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại điểm k khoản 6 Điều 16 và khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu dẫn đến nội dung của hồ sơ mời thầu bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ đ đánh giá hồ sơ dự thầu.

3. Hồ sơ mời thầu phải quy định nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, bao gồm:

a) Có bản gốc hồ sơ dự thầu;

b) Có đơn dự thầu được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho ch đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;

c) Hiệu lực của hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

d) Có bảo đảm dự thầu với giá trị, thời hạn hiệu lực và đơn vị thụ hưng đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì thư bảo lãnh, giy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh không vi phạm một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thấp hơn, thời gian có hiệu lực ngắn hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không có ch ký hợp lệ, ký trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với gói thầu bảo hiểm, nhà thầu tham dự thầu không được xuất trình giấy chng nhận bảo hiểm bảo lãnh do mình phát hành;

đ) Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh;

e) Có thỏa thuận liên danh (trong trường hợp liên danh) được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có); thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thu hoặc theo các công việc thuộc quá trình sản xuất hạng mục trong bảng giá dự thầu, không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này;

g) Nhà thầu bảo đm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;

h) Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định của pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu.

4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm: kinh nghiệm thực hiện các hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự; năng lực sản xuất hàng hóa; năng lực tài chính gồm giá trị tài sản ròng, doanh thu; việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các chỉ tiêu cần thiết khác đ đánh giá năng lực về tài chính của nhà thầu; cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn thực hiện các dịch vụ liên quan (nếu có yêu cầu).

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu cụ thể. Nhà thầu được đánh giá đạt tất cả nội dung quy định tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

Nhà thầu là hộ kinh doanh không phải nộp báo cáo tài chính, không phải đáp ứng yêu cầu về giá trị tài sản ròng.

b) Tiêu chun đánh giá về kỹ thuật:

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chun đánh giá về kỹ thuật.

Trường hợp sử dụng phương pháp đạt, không đạt, đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bn trong tiêu chí tng quát, ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bn được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.

Trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí tổng quát. Có th quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tng quát; không được quy định mức điểm tối thiểu đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản. Mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật quy định không thấp hơn 70% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật. Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật từ 80% đến 90% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật; đối với gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng ti các yếu tố kthuật và giá, chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở các yếu tố về khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời hạn giao hàng, vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng (nếu có), thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ th hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm: đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo và công nghệ; tính hợp lý và hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức cung cấp, lắp đặt hàng hóa; mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì; mức độ đáp ứng các yêu cầu về cung cấp vật tư, thiết bị thay thế và các dịch vụ liên quan khác (nếu có) trong toàn bộ quá trình sử dụng của hàng hóa; khả năng thích ứng về mặt địa lý, môi trường; tác động đối với môi trường và biện pháp giải quyết; các yếu tố về điều kiện thương mại, thời gian giao hàng, đào tạo chuyn giao công nghệ, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng; tiến độ cung cấp hàng hóa; yếu tố thân thiện môi trường; thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; chất lượng hàng hóa tương tự được công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này (nếu có); các yếu tố cần thiết khác.

c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất): xác định giá dự thầu; sửa lỗi; hiệu chnh sai lệch; trừ giá trị giảm giá (nếu có); chuyển đổi giá dự thầu sang một loại đồng tiền chung (nếu có); xác định giá trị ưu đãi (nếu có); so sánh giữa các hồ sơ dự thu đ xác định giá thấp nhất;

d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).

G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của hàng hóa bao gồm: thời gian giao hàng; tiến độ thanh toán; chi phí cho các hạng mục vật tư, phụ tùng thay thế trong thời gian đầu; khả năng sẵn sàng cung cấp vật tư, phụ tùng thay thế và các dịch vụ sau bán hàng cho hàng hóa được chào trong hồ sơ dự thầu tại địa điểm dự án; chi phí vòng đời sử dụng; hiệu suất và công suất của thiết bị; các yếu tố của đấu thầu bền vững (nếu có); thông tin về kết qu thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; chất lượng hàng hóa đã được sử dụng được công khai theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này, bao gồm cả việc xem xét xuất xứ; các yếu t khác (nếu có).

ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưng ưu đãi theo quy định tại các điểm b, d khoản 1, các điểm b, d khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp bao gồm:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó quy định mức yêu cầu tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, gồm: kinh nghim thực hiện các gói thầu tương tự; năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ chuyên môn của cán bộ chủ cht, s lượng thiết bị thi công chủ yếu có khả năng huy động để thực hiện gói thầu (nếu có yêu cầu); năng lực tài chính: giá trị tài sản ròng, doanh thu; việc thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế, nộp thuế và các ch tiêu cần thiết khác để đánh giá về năng lực tài chính của nhà thầu.

Việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại điểm này căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Nhà thầu được đánh giá đạt tất c nội dung quy định tại điểm này thì đáp ứng yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm;

b) Tiêu chun đánh giá về kỹ thuật:

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt hoặc phương pháp chấm điểm để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật.

Trường hợp sử dụng phương pháp đạt, không đạt, đối với các tiêu chí đánh giá tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt. Đối với các tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát, chỉ sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bn trong tiêu chí tổng quát, ngoài tiêu chí đạt, không đạt, được áp dụng thêm tiêu chí chấp nhận được nhưng không được vượt quá 30% tổng số các tiêu chí chi tiết trong tiêu chí tổng quát đó. Tiêu chí tổng quát được đánh giá là đạt khi tất cả các tiêu chí chi tiết cơ bản được đánh giá là đạt và các tiêu chí chi tiết không cơ bản được đánh giá là đạt hoặc chấp nhận được.

Trường hợp sử dụng phương pháp chm điểm thì phải quy định mức điểm tối thiểu và mức điểm tối đa đối với từng tiêu chí tổng quát. Có thể quy định mức điểm tối thiểu đối với tiêu chí chi tiết cơ bản trong tiêu chí tổng quát; không được quy định mức điểm tối thiểu đối với các tiêu chí chi tiết không cơ bản.

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật dựa trên các nội dung về khả năng đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ thiết kế, phạm vi công việc, thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này và các yêu cầu khác nêu trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ vào từng gói thầu cụ thể, khi lập hồ sơ mời thầu phải cụ thể hóa các tiêu chí làm cơ sở để đánh giá về kỹ thuật bao gồm: tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công; tiến độ thi công; cách thức quản lý dự án bao gồm: tổ chức quản lý dự án, tổ chức quản lý hiện trường; các biện pháp bảo đảm chất lượng; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động; mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành, bảo trì; các yếu tố thân thiện môi trường (nếu có) gồm việc sử dụng các vật tư, vật liệu, biện pháp tổ chức thi công, dây chuyền, công nghệ thi công và các yếu tố khác (nếu có); thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; các yếu tố cần thiết khác.

Trừ trường hợp do tính chất của gói thầu mà hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải thực hiện theo đúng biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ mời thầu cần quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu;

c) Việc xác định giá thấp nht (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá):

Công thức xác định giá đánh giá:

GĐG = G ± ∆G + ∆ƯĐ

Trong đó:

G = (giá dự thầu ± giá trị sửa lỗi ± giá trị hiệu chnh sai lệch) - giá trị giảm giá (nếu có).

G là giá trị các yếu tố được quy về một mặt bằng cho cả vòng đời sử dụng của công trình bao gồm: tiến độ hoàn thành công trình; chi phí vòng đời trong toàn bộ quá trình sử dụng của công trình; chi phí lãi vay (nếu có); các yếu tố của đấu thầu bền vững (nếu có); thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này; các yếu tố khác (nếu có).

ƯĐ là giá trị phải cộng thêm đối với đối tượng không được hưởng ưu đãi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.

6. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hp:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thp nht) hoặc tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) cho phù hợp.

7. Không sử dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá đối với gói thầu áp dụng phương thức lựa chọn nhà thầu một giai đoạn một túi hồ sơ. Đối với gói thầu cần xem xét trên cơ sở chú trọng tới các yếu tố kỹ thuật và giá, chủ đầu tư có thể quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật không thấp hơn 80% tổng số điểm tối đa về kỹ thuật.

8. Đối với gói thầu chia phần, hồ sơ mời thầu phải nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị bảo đảm dự thầu cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần đ các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình.

9. Quy định về nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa:

a) Trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 10, khoản 2 Điều 44 và khoản 1 Điều 56 của Luật Đấu thầu, hồ sơ mời thầu không được nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa;

b) Đối với nội dung quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Đấu thầu, trường hợp hồ sơ mời thầu có quy định về xuất xứ theo nhóm nước, vùng lãnh thổ mà không bao gồm xuất xứ Việt Nam thì hàng hóa xuất xứ việt Nam vẫn được xem xét, đánh giá;

c) Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ thì được nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô đồng thời phải quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có).

10. Quy định về sử dụng lao động:

Đối với đấu thầu quốc tế, hồ sơ mời thầu phải quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị trí công việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu về sử dụng lao động thì bị loại.

11. Quy định về tùy chọn mua thêm (nếu có):

Trường hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu có quy định về tùy chọn mua thêm thì hồ sơ mời thầu phải quy định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ tối đa thuộc tùy chọn mua thêm phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt.

12. Hồ sơ mời thầu không được đưa ra yêu cầu về cung cấp giấy phép bán hàng, giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc giấy cam kết hỗ trợ kỹ thuật, bảo hành của nhà sản xuất hoặc của đại lý phân phối hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương (sau đây gọi là giấy phép bán hàng). Trường hợp hàng hóa của gói thầu là hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ liên quan khác, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng nhưng việc yêu cầu về giấy phép bán hàng phải được người có thẩm quyền chấp thuận.

Trường hợp nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sn xuất thực hiện một hoặc các hành vi sau mà không có lý do chính đáng: không cung cấp giấy phép bán hàng; cung cấp giấy phép bán hàng sau đó rút giy phép này; ch cung cấp giấy phép bán hàng cho một hoặc một số nhà thầu làm hạn chế cạnh tranh; thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh khác thì nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương. Trong văn bản phi nêu cụ thể hành vi của nhà sản xuất, văn phòng đại diện, đại lý của nhà sản xuất cùng với tài liệu chứng minh. Nhà sản xuất hoặc văn phòng đại diện hoặc đại lý của nhà sản xuất bị nhà thầu, chủ đầu tư phản ánh được phản hồi thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi văn bản đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi.

Điều 25. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

1. Hồ sơ mời thầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 26. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Mời thầu:

a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

b) Trường hợp gói thầu áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thư mời thầu được gửi đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.

2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được phát hành trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Trường hợp sửa đổi hồ sơ mời thầu sau khi phát hành, bên mời thầu phải đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo hồ sơ mời thầu sửa đổi và các nội dung sửa đổi hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Việc sửa đổi hồ sơ mời thầu phải đảm bảo đủ thời gian theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 45 của Luật Đấu thầu. Trường hợp không bảo đảm đủ thời gian thì phải gia hạn thời điểm đóng thầu;

c) Trường hợp cần làm rõ hồ sơ mời thầu, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc (đối với đu thầu trong nước), 05 ngày làm việc (đối với đu thu quốc tế) trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Bên mời thầu đăng tải văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời gian tối thiểu 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu. Trong văn bản làm rõ hồ sơ mời thu không được nêu tên của nhà thu có đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu. Trường hợp cần thiết, bên mời thầu tổ chức hội nghị tiền đu thầu để trao đổi về nội dung hồ sơ mời thầu. Thông báo tổ chức hội nghị tiền đấu thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; tất c các nhà thầu quan tâm được tham dự hội nghị tiền đấu thầu mà không cần phải thông báo trước cho bên mời thầu. Bên mi thầu phải lập biên bản ghi nhận các nội dung trong hội nghị tiền đấu thầu và đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Biên bản hội nghị tin đu thu được coi là văn bn làm rõ hồ sơ mời thu.

Nội dung làm rõ hồ sơ mời thầu không được trái với nội dung của hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt. Trường hợp sau khi làm rõ hồ sơ mời thầu dẫn đến phải sửa đổi hồ sơ mời thầu thì việc sửa đổi hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;

d) Quyết định sửa đổi, văn bản làm rõ hồ sơ mời thầu là một phần của hồ sơ mời thầu.

3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự thầu đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ dự thầu hoặc bất kỳ tài liệu nào được nhà thầu gửi bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung hồ sơ dự thầu đã nộp đều không hợp lệ và không được xem xét, trừ tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc tài liệu làm rõ, bổ sung nhằm chng minh tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ thể đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất của nhà thầu;

b) Ch đầu tư, bên mời thầu, t chuyên gia không được tiết lộ thông tin trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu này cho nhà thầu khác, trừ các thông tin được công khai khi mở thầu;

c) Khi có yêu cầu sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị gửi bên mời thầu. Bên mời thầu ch chấp thuận việc sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu của nhà thầu nếu nhận được văn bản đề nghị trước thời điểm đóng thầu.

4. Mở thầu:

a) Việc m thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu. Việc m thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự: kiểm tra niêm phong; mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu; tham dự độc lập hay liên danh; số lượng bn gốc, bn chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện gói thầu; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;

b) Biên bản mở thầu: Các thông tin quy định tại điểm a khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản m thầu phải được ký xác nhận bi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ m thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng ti trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;

c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bn gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung đề xuất về tài chính và các nội dung quan trọng khác của từng hồ sơ dự thầu.

Điều 27. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu; trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung làm hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định này thì các nội dung này không phải căn cứ để xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.

2. Trường hợp nhân sự chủ chốt (trừ nhân sự chủ chốt thực hiện phần công việc tư vấn (E) trong gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay), thiết bị chủ yếu mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu hoặc không chứng minh được khả năng huy động nhân sự (bao gồm cả trường hợp nhân sự đã huy động cho hợp đồng khác có thời gian làm việc trùng với thời gian thực hiện gói thầu này) thì bên mời thầu cho phép nhà thầu bổ sung, thay thế. Nhà thầu chỉ được bổ sung, thay thế một lần đối với từng vị trí nhân sự ch chốt, thiết bị chủ yếu trong một khoảng thời gian phù hợp. Trong mọi trường hợp, nếu nhà thầu kê khai nhân sự chủ chốt, thiết bị chủ yếu không trung thực thì không được thay thế nhân sự, thiết bị khác, hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại và nhà thầu sẽ bị coi là gian lận theo quy định tại khoản 4 Điều 16 của Luật Đấu thầu và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.

3. Trường hợp hợp đồng tương tự mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung, thay thế hợp đồng tương tự khác để đánh giá trong một khoảng thời gian phù hợp.

4. Đối với gói thầu chia phần, việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nht); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần; đối với gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế (nếu có).

5. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bn chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bn gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại, nhà thầu bị coi là có hành vi gian lận và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.

6. Sai khác, đặt điều kiện, b sót nội dung trong hồ sơ dự thầu:

a) Sai khác là các khác biệt so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; đặt điều kiện là việc đặt ra các điều kiện có tính hạn chế hoặc th hiện sự không chấp nhận hoàn toàn đối với các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu; bỏ sót nội dung là việc nhà thầu không cung cấp được một phần hoặc toàn bộ thông tin hay tài liệu theo yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

b) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu thì bên mời thầu, tchuyên gia có th chấp nhận các sai sót mà không phải là những sai khác, đặt điều kiện hay bỏ sót nội dung cơ bản trong hồ sơ dự thầu;

c) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu, t chuyên gia có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp các thông tin hoặc tài liệu cần thiết trong thời hạn hợp lý để sửa chữa những điểm chưa phù hợp hoặc sai sót không nghiêm trọng trong hồ sơ dự thầu liên quan đến các yêu cầu về tài liệu. Yêu cầu cung cấp các thông tin và các tài liệu đ khc phục các sai sót này không được liên quan đến bất kỳ yếu tố nào của giá dự thầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại nếu không đáp ứng yêu cầu này của bên mời thầu;

d) Với điều kiện hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bn yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu, t chuyên gia điều chỉnh các sai sót không nghiêm trọng và có thể định lượng được liên quan đến giá dự thầu; giá dự thu sẽ được điều chỉnh để phản ánh chi phí cho các hạng mục bị thiếu hoặc chưa đáp ng yêu cầu; việc điều chỉnh này chỉ nhằm mục đích so sánh các hồ sơ dự thầu.

7. Trường hợp nhà thầu không đáp ứng một trong các tiêu chí đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính hoặc hồ sơ dự thu có nội dung sai khác, đặt điều kiện hay b sót nội dung cơ bản dẫn đến hồ sơ dự thầu bị loại thì không phải tiếp tục đánh giá các tiêu chí khác.

8. Chủ đầu tư, bên mời thầu không được chấp thuận cho nhà thầu sử dụng nhà thầu phụ mà nhà thầu phụ này có tham gia thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn cho gói thầu mà nhà thầu đã trúng thầu và các công việc tư vấn này bao gồm: lập, thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, thiết kế FEED; thẩm định giá; giám sát thực hiện hợp đồng, kiểm định; lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu; thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; tư vấn quản lý dự án, quản lý hợp đồng, tư vấn khác mà các dịch vụ tư vấn này có phần công việc liên quan trực tiếp tới gói thầu.

Điều 28. Làm rõ hồ sơ dự thầu

1. Sau khi m thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, nhân sự, thiết bị thì bên mời thầu yêu cầu nhà thu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.

2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh về tư cách hợp lệ, hợp đồng tương tự, năng lực sản xuất, báo cáo tài chính, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự, thiết bị cụ th đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu thì được gửi tài liệu đến bên mời thầu để làm rõ về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của mình. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu làm rõ của nhà thầu đ xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ là một phần của hồ sơ dự thầu.

3. Đối với nội dung về tư cách hợp lệ, việc làm rõ phải bảo đm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Đối với các nội dung về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu (trừ nội dung về tư cách hợp lệ), đề xuất về kỹ thuật, tài chính, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

4. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải th hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

5. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu do nhà thầu cung cấp, bên mời thầu được xác minh với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung của tài liệu.

Điều 29. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học và các lỗi khác được tiến hành theo nguyên tc sau đây:

a) Lỗi số học bao gồm nhưng lỗi do thực hiện các phép tính cng, trừ, nhân, chia không chính xác khi tính toán giá dự thu. Đối với hợp đng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo chi phí cộng phí, hợp đồng theo kết quả đầu ra, hp đng theo tỷ lệ phần trăm, trường hợp có sự không nht quán giữa đơn giá và thành tin thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi; nếu phát hiện đơn giá có sự sai khác bất thường do lỗi hệ thập phân (10 lần, 100 lần, 1.000 lần) thì thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi;

b) Trường hợp tổng giá trị của các hạng mục không chính xác do lỗi khi cộng trừ giá trị của các hạng mục thì giá trị của các hạng mục là cơ sở để sửa li;

c) Trường hợp không nhất quán giữa giá dự thầu ghi bằng số và giá dự thầu ghi bằng chữ thì giá dự thầu ghi bằng chữ là cơ sở để sửa lỗi, trừ trường hợp giá ghi bằng chữ không có nghĩa; trường hợp giá dự thầu ghi bằng chữ có sai sót về lỗi số học thì giá ghi bằng số là cơ sở cho việc sửa lỗi sau khi được chuẩn xác (nếu có) theo điểm a và điểm b khoản này;

d) Tại cột thành tiền đã được điền đầy đủ giá trị nhưng không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bằng cách chia thành tiền cho số lượng; khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì giá trị cột thành tiền sẽ được xác định bằng cách nhân số lượng với đơn giá; nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và giá trị tại cột thành tiền nhưng b trống số lượng thì số lượng b trống được xác định bằng cách chia giá trị tại cột thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định theo nguyên tắc này khác với số lượng nêu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị sai khác đó là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này, trừ gói thầu xây lắp áp dụng hợp đồng trọn gói;

đ) Lỗi nhầm đơn vị tính: Sửa lại cho phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2. Hiệu chnh sai lệch về phạm vi cung cấp:

a) Sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu xây lắp:

Đối với gói thầu xây lắp không áp dụng loại hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải ghi đơn giá dự thầu, thành tiền cho tất cả các công việc nêu trong bảng giá dự thầu. Trường hợp nhà thầu liệt kê hạng mục công việc như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng không ghi đơn giá dự thầu và thành tiền cho một hoặc một số hạng mục công việc thì hạng mục công việc này không được coi là chào thiếu, đơn giá phần công việc này được coi là đã phân bổ vào đơn giá của các công việc khác trong bảng giá dự thầu và s không được chủ đầu tư thanh toán riêng.

Hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu không được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu được coi là phần chào thiếu trong hồ sơ dự thầu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu và có đơn giá dự thầu nhưng khối lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thiếu hoặc chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này.

Hạng mục công việc được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu không thuộc phạm vi công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này.

Đối với gói thầu xây lắp áp dụng loại hợp đồng trọn gói, giá dự thầu của nhà thầu được coi là đã bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu theo đúng thiết kế, yêu cầu kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời thầu và không tiến hành hiệu chỉnh trong trường hợp phạm vi công việc mà nhà thầu đề xuất trong hồ sơ dự thầu khác so với yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, trừ trường hợp công việc được đề xuất khác đó ngoài phạm vi yêu cầu trong hồ sơ mời thầu (ngoài khối lượng để hoàn thành theo thiết kế). Trong trường hợp này, phần công việc ngoài phạm vi yêu cầu trong hồ sơ mời thầu sẽ được coi là chào thừa và được hiệu chnh theo quy định tại điểm c khoản này;

b) Sai lệch về phạm vi cung cấp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn:

Trường hợp nhà thầu liệt kê hạng mục công việc theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhưng không ghi đơn giá dự thầu và thành tiền cho một hoặc một số hạng mục công việc thi được coi là sai lệch thiếu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu.

Trường hợp hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu không được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu thi được coi là phần chào thiếu trong hồ sơ dự thu và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này đ so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Hạng mục công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu nhưng khi lượng ít hơn hoặc nhiều hơn so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thiếu hoặc chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này.

Hạng mục công việc được liệt kê trong bảng giá dự thầu của nhà thầu không thuộc phạm vi công việc nêu trong hồ sơ mời thầu được coi là phần chào thừa và được hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản này;

c) Hiệu chỉnh sai lệch thừa, thiếu về phạm vi cung cấp:

Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu chào thiếu một hoặc một số hạng mục theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này và không có đơn giá của các hạng mục này thì lấy mức đơn giá chào cao nhất đối với hạng mục này trong số các hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật để làm cơ sở hiệu chỉnh sai lệch; trường hợp trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật không có đơn giá thì lấy đơn giá trong dự toán gói thầu làm cơ sở hiệu chnh sai lệch; trường hợp không có dự toán gói thầu thì căn cứ vào đơn giá hình thành giá gói thầu để hiệu chnh sai lệch, làm cơ sở so sánh, xếp hạng nhà thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch thiếu ch nhằm mục đích so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu.

Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu chào thiếu khối lượng so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị của phần công việc chào thiếu được cộng thêm theo đơn giá tương ng trong hồ sơ dự thầu.

Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu chào thừa khối lượng so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu thì giá trị của phần công việc chào thừa s bị trừ đi theo đơn giá tương ng trong hồ sơ dự thầu.

3. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá, việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện trên cơ sở giá dự thầu chưa trừ đi giá trị giảm giá. T lệ phần trăm (%) của sai lệch thiếu được xác định trên cơ sở so với giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu.

4. Áp đơn giá đối với phần sai lệch thiếu đối với nhà thầu xếp hạng thứ nhất:

Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu có sai lệch thiếu sau khi hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này vẫn được xếp hạng thứ nhất và hồ sơ dự thầu của nhà thầu này không có đơn giá của phần sai lệch thiếu thì đơn giá đề nghị trúng thầu của phần sai lệch thiếu sẽ lấy theo thứ tự ưu tiên: đơn giá tương ứng có giá trị thấp nhất trong các hồ sơ dự thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật, đơn giá trong dự toán gói thầu, đơn giá hình thành giá gói thầu (trong trường hợp không có dự toán gói thầu).

5. Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và áp đơn giá đối với phần sai lệch thiếu theo quy định tại các khoản 1,2,3 và 4 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với kết quả sa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó bị loại, trừ trường hợp việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, áp đơn giá của bên mời thầu không phù hợp, chính xác.

Điều 30. Kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Kim tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu:

a) Kim tra các thành phần của hồ sơ dự thầu bao gồm: đơn dự thầu; thỏa thuận liên danh (nếu có); giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu;

b) Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bn chụp đ phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

2. Đánh giá tính hp lệ của hồ sơ dự thầu:

a) Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;

b) Nhà thầu có hồ sơ dự thầu hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

Đối với gói thầu mua sm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này thì không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

4. Đánh giá về kỹ thuật và tài chính:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc giá đánh giá. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có) trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất (đối với phương pháp giá thấp nhất) hoặc có giá đánh giá thấp nhất (đối với phương pháp giá đánh giá) được xếp hạng thứ nhất. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá.

Trường hợp ch có một nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật thì không phải xác định danh sách xếp hạng nhà thầu. Chủ đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

5. Tổ chuyên gia lập báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu gửi bên mời thầu xem xét, trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu phải nêu rõ các nội dung sau đây:

a) Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thu;

b) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

c) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại nhà thầu;

d) Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;

đ) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

e) Những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý;

g) Những nội dung cần lưu ý (nếu có).

6. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 31. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 30 của Nghị định này, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của t chuyên gia.

2. Kết quả lựa chọn nhà thầu được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 130 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

3. Kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên nhà thầu trúng thầu;

b) Giá trúng thầu;

c) Loại hợp đồng;

d) Thời gian thực hiện gói thầu theo quy định tại khoản 7 Điều 39 của Luật Đấu thầu và thời gian thực hiện hợp đồng theo quy định pháp luật về dân sự;

đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).

5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu. Quyết định hủy thầu phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.

6. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thu bao gồm:

a) Nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này;

b) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;

c) Kế hoạch hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn:

Trường hợp có yêu cầu giải thích về lý do cụ thể nhà thầu không trúng thu, nhà thu gửi đề nghị tới chủ đầu tư hoặc gặp trực tiếp chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm trả lời yêu cầu của nhà thầu trong thời hạn 02 ngày làm việc k từ ngày nhận được yêu cầu của nhà thầu.

Trường hợp nhà thầu có kiến nghị đến chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trước khi có thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc về kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải văn bản giải quyết kiến nghị của chủ đầu tư, người có thẩm quyền trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản giải quyết kiến nghị.

Điều 32. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng

1. Ch đầu tư, bên mời thầu mời nhà thầu trúng thầu đến hoàn thiện hợp đồng. Trong quá trình hoàn thiện hợp đồng, các bên tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có). Việc hoàn thiện hợp đồng được thực hiện trên cơ sở:

a) Mu hợp đồng đã điền đủ các thông tin cụ thể của gói thầu;

b) Kết quả lựa chọn nhà thầu được duyệt;

c) Các yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu;

d) Các nội dung nêu trong hồ sơ dự thầu và giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (nếu có);

đ) Các nội dung cần được hoàn thiện trong hợp đồng.

2. Kết qu hoàn thiện hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng. Trường hợp nhà thầu tự nguyện giảm giá thì giá hợp đồng là giá trị sau giảm giá.

3. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không đến hoàn thiện hoặc từ chối hoàn thiện hợp đồng hoặc không ký hợp đồng thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu.

Điều 33. Quản lý thực hiện hợp đồng

1. Quản lý thực hiện hợp đồng bao gồm các nội dung: tiến độ thực hiện, chất lượng, chi phí và các nội dung khác của hợp đồng. Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý việc thực hiện hợp đồng.

2. Chủ đầu tư phải cập nhật tiến độ thực tế thực hiện hợp đồng khi thực hiện xong các mốc hoàn thành quy định trong hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm công khai về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định này. Đối với gói thu có nội dung cung cấp hàng hóa, chủ đầu tư còn phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia về chất lượng hàng hóa do nhà thầu cung cấp theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 18 của Nghị định này.

Mục 2. PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ

Điều 34. Quy trình chi tiết

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

b) Lập hồ sơ mời thầu;

c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Mời thầu;

b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

d) M hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

a) Kim tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

c) Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

4. M và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:

a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).

5. Thương thảo hợp đng (nếu có).

6. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thu theo yêu cầu của nhà thu (nếu có).

7. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, ngoài nhà thầu là tổ chức, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này được tham dự thầu.

Điều 35. Lập hồ sơ mời thầu

1. Trường hợp gói thầu áp dụng lựa chọn danh sách ngắn thì thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

2. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định này.

3. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại điểm k khoản 6 Điều 16 và khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết về danh sách hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu dẫn đến nội dung của hồ sơ mời thầu bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ đ đánh giá hồ sơ dự thầu.

4. Hồ sơ mời thầu phải quy định nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu, bao gồm:

a) Nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không kèm điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với nhà thu liên danh, đơn dự thu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;

Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

Có bảo đm dự thầu với giá trị, thời hạn hiệu lực và đơn vị thụ hưng đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh thì thư bảo lãnh, giấy chứng nhận bảo hiểm bo lãnh không vi phạm một trong các trường hợp sau đây: có giá trị thp hơn, thời gian có hiệu lực ngn hơn so với yêu cu của hồ sơ mời thầu, không đúng tên đơn vị thụ hưởng, không có chữ ký hợp lệ, ký trước khi phát hành hồ sơ mời thầu, có kèm theo các điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu. Thư bảo lãnh hoặc giy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bo him phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên, đóng dấu (nếu có). Đối với gói thầu bảo hiểm, nhà thầu tham dự thầu không được xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm bo lãnh do mình phát hành;

Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh;

Có thỏa thuận liên danh (trong trường hợp liên danh) được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có); thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong bảng giá dự thầu hoặc theo các công việc thuộc quá trình sản xuất hạng mục trong bảng giá dự thầu, không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này;

Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;

Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu;

b) Nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:

Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;

Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho ch đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;

Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

5. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm:

a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

b) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật;

c) Xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất);

d) Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá);

đ) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá).

Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, hồ sơ mời thầu không cần quy định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu nhưng phải yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu.

6. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b khoản 4 và các điểm a, b khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.

7. Việc xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) được thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.

8. Tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) được thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều 24 của Nghị định này.

9. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

10. Quy định về việc nêu nhãn hiệu, xuất xứ của hàng hóa được thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 24 của Nghị định này.

11. Quy định về việc sử dụng lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 24 của Nghị định này.

12. Quy định về tùy chọn mua thêm được thực hiện theo quy định tại khoản 11 Điều 24 của Nghị định này.

13. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn và gói thầu hỗn hợp, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và quy định tại Điều này để xác định tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn xác định giá đánh giá (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá); tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) cho phù hợp.

14. Quy định về giấy phép bán hàng được thực hiện theo quy định tại khoản 12 Điều 24 của Nghị định này.

Điều 36. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp

1. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được áp dụng đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá trên cơ sở xác định điểm tổng hợp.

Điểm tổng hp được xác định như sau:

Trong đó:

Điểm kỹ thuật đang xét: là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật của hồ sơ dự thầu đang xét;

Điểm kỹ thuậtcao nhất: là số điểm kỹ thuật cao nhất trong số các hồ sơ dự thầu đáp ứng về kỹ thuật;

Gthấpnhất: là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất của các hồ sơ dự thầu đáp ứng về kỹ thuật;

Gđangxét: là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch tr đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ dự thầu đang xét;

K: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp;

T: T trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hp;

K + T = 100%. Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và về giá (T) phải được xác định cụ thể trong hồ sơ mời thầu.

2. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa kỹ thuật và giá. Tùy theo quy mô, tính chất của từng gói thầu cần xác định tỷ trọng điểm về kỹ thuật và t trọng điểm về giá cho phù hợp, bảo đảm tỷ trọng điểm về k thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100% theo nguyên tắc sau:

a) Đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, phi tư vấn, hỗn hợp: Tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 10% đến 30%, tỷ trọng điểm về giá (T) từ 70% đến 90%;

b) Đối với gói thầu mua thuốc: tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) từ 30% đến 40%, tỷ trọng điểm về giá (T) từ 60% đến 70%.

3. Trường hợp cần ưu tiên về yếu tố kỹ thuật so với yếu tố về giá, chủ đầu tư trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định tỷ trọng điểm về kỹ thuật (K) và tỷ trọng điểm về giá (T) nhưng đảm bảo tỷ trọng điểm về kỹ thuật không vượt quá 50%.

Điều 37. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

1. Hồ sơ mời thầu được thm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 38. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Mời thầu:

a) Thông báo mời thầu được áp dụng đối với trường hợp không tiến hành thủ tục lựa chọn danh sách ngắn và được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

b) Gửi thư mời thầu đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.

2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.

3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định này.

4. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

a) Việc m hồ sơ đề xuất về kỹ thuật phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu chi mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ m thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu;

b) Việc m hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thu và theo trình tự sau đây: kiểm tra niêm phong; mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin: tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đ xuất về kỹ thuật, thời gian thực hiện gói thu, giá trị, hiệu lực của bảo đm dự thầu, các thông tin khác liên quan;

c) Các thông tin quy định tại điểm b khoản này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật. Biên bản này phải được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự lễ m hồ sơ đề xuất về kỹ thuật ký xác nhận và được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu, đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;

d) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thầu (nếu có); thỏa thuận liên danh (nếu có); bảo đảm dự thầu; các nội dung quan trọng của từng hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

đ) Hồ sơ đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu được bên mời thầu niêm phong trong một túi riêng biệt và được đại diện của bên mời thầu, nhà thầu tham dự l mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật ký niêm phong.

Điều 39. Nguyên tắc đánh giá, làm rõ hồ sơ dự thầu, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo nguyên tắc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 8 Điều 27 của Nghị định này.

Đối với gói thầu chia phần, việc đánh giá hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của c gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần; đối với gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế (nếu có).

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.

Điều 40. Kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

1. Nội dung kiểm tra tính hp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

a) Các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: đơn dự thu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của nhà thu (nếu có); bảo đảm dự thu; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

b) Tính thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại điểm a khoản 4 Điều 35 của Nghị định này.

Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, không tiến hành đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

3. Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm:

a) Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật;

c) Đối với gói thầu có sơ tuyển, nhà thầu đã vượt qua bước sơ tuyển, có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ, có năng lực được cập nhật đáp ứng yêu cầu của gói thầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này t không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.

4. Đánh giá về kỹ thuật:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.

5. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được ch đầu tư phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật. Bên mời thầu thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng và nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nêu lý do nhà thầu không đáp ứng đồng thời mời tất cả các nhà thu tham dự thu đến m hồ sơ đ xuất về tài chính. Bên mời thầu phải đăng tải danh sách nhà thu đáp ứng về kỹ thuật trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt danh sách này.

Điều 41. Mở hồ sơ đề xuất về tài chính

1. Bên mời thầu kiểm tra niêm phong túi đựng các hồ sơ đề xuất về tài chính.

2. Việc m hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện như sau:

a) Ch mở hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất về tài chính, không phụ thuộc vào sự có mt hay vắng mặt của các nhà thầu;

b) Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính được thực hiện đối với từng hồ sơ đề xuất về tài chính theo thứ tự ch cái tên của nhà thầu có tên trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và theo trình tự sau đây: kiểm tra niêm phong; đọc điểm kỹ thuật của các hồ sơ dự thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật (trường hợp sử dụng phương pháp chấm điểm); m hồ sơ và đọc rõ các thông tin: tên nhà thầu, số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính, đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính, thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính, giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu, giá trị giảm giá (nếu có), các thông tin khác liên quan.

3. Biên bản m hồ sơ đề xuất về tài chính:

a) Các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được ghi vào biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và nhà thầu tham dự mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm m thầu;

b) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào tất cả các trang bản gốc của hồ sơ đề xuất về tài chính.

Điều 42. Kiểm tra, đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính

1. Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:

a) S lượng bản gốc, bn chụp hồ sơ đề xuất về tài chính;

b) Các thành phần của hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm: đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính; bảng giá dự thầu; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính;

c) Tính thống nhất về nội dung giữa bn gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính.

2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính:

Hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại điểm b khoản 4 Điều 35 của Nghị định này.

Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ được đánh giá chi tiết về tài chính.

3. Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu:

a) Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu. Thư giảm giá không được công khai trong biên bản mở thầu sẽ không được xem xét, đánh giá;

b) Sau khi hình thành danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu xem xét. Báo cáo gồm các nội dung: danh sách nhà thu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng; danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu; nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu qu kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý; những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có); đề xuất biện pháp xử lý.

Ch đầu tư không phải phê duyệt danh sách xếp hạng nhà thầu.

Điều 43. Thương thảo hợp đồng

1. Trường hợp gói thầu áp dụng thương thảo hợp đồng, nhà thầu xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng.

2. Căn cứ thương thảo hợp đồng:

a) Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu;

b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;

c) Hồ sơ mời thầu bao gồm điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng và các tài liệu sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu (nếu có).

3. Nguyên tc thương thảo hợp đồng:

a) Không thương thảo các nội dung mà nhà thầu đã chào thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

b) Không được làm thay đổi đơn giá đã xác định tại bước đánh giá về tài chính.

4. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế;

c) Nhân sự chủ chốt:

Nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ chốt đã đề xuất hoặc đã được thay thế một lần theo quy định tại khoản 2 Điều 27 của Nghị định này, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với dự kiến trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc vì lý do bất khả kháng mà nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, nhà thầu được thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn so với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

d) Các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Các nội dung cần thiết khác.

5. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực hiện (nếu có).

6. Sau khi hoàn thành thương thảo hợp đồng, bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;

b) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

c) Kết quả thương thảo hợp đồng;

d) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

đ) Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;

e) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

g) Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý;

h) Những nội dung cần lưu ý (nếu có).

7. Trường hợp nhà thầu tham gia thương thảo nhưng không tiến hành thương thảo theo đúng nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này hoặc đã tiến hành thương thảo nhưng không ký biên bản thương thảo hợp đồng nhằm mục đích rút khỏi việc trúng thầu hoặc gây bất lợi cho chủ đầu tư thì nhà thầu bị loại và không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu.

8. Nhà thầu được quyền từ chối thương thảo và được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu trong trường hợp bên mời thầu, chủ đầu tư không tiến hành thương thảo theo nguyên tắc và nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

9. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.

Điều 44. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng

1. Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

2. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Chương III

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, HẠN CHẾ KHÔNG QUA MẠNG ĐỐI VỚI GÓI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA, XÂY LẮP, HỖN HỢP THEO PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN

Mục 1. PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ

Điều 45. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

1. Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:

a) Hồ sơ mời thầu được lập theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Nghị định này;

b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn một bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một; yêu cầu kỹ thuật của gói thầu căn cứ thiết kế cơ sở hoặc thông số kỹ thuật đã được phê duyệt; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật của gói thầu.

Hồ sơ mời thầu phải cho phép nhà thầu được đề xuất phương án thay thế cho phương án kỹ thuật đã chào trong hồ sơ dự thầu, không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

3. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 46. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

1. Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.

2. Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu:

Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.

3. Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định này.

4. Mở thầu:

Việc mở thầu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định này.

Biên bản mở thầu giai đoạn một không bao gồm các thông tin về bảo đảm dự thầu, giá dự thầu và giá trị giảm giá (nếu có) của các nhà thầu.

Điều 47. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, trình, phê duyệt, công khai danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một

1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

3. Việc trình, phê duyệt, công khai danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt.

Điều 48. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

1. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:

Bên mời thầu mời từng nhà thầu thuộc danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một để làm rõ các nội dung về hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Việc làm rõ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật bao gồm các yêu cầu cần điều chỉnh về kỹ thuật so với đề xuất của nhà thầu tại giai đoạn một và các ý kiến góp ý về nội dung của hồ sơ mời thầu, phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu. Nội dung làm rõ được bên mời thầu và từng nhà thầu lập thành biên bản. Bên mời thầu phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.

Trên cơ sở nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật với từng nhà thầu, bên mời thầu tổng hợp, báo cáo chủ đầu tư các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng và các nội dung khác của hồ sơ mời thầu giai đoạn một. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định các nội dung điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đề xuất của bên mời thầu.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai:

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

Ngoài các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Nghị định này, hồ sơ mời thầu giai đoạn hai phải căn cứ vào nội dung đã được chủ đầu tư quyết định điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng và các nội dung khác của hồ sơ mời thầu giai đoạn một.

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau đây: chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có); bảng dữ liệu đấu thầu; tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng; biểu mẫu mời thầu và dự thầu; phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật; điều kiện và biểu mẫu hợp đồng; các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).

3. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

4. Tổ chức đấu thầu:

a) Hồ sơ mời thầu giai đoạn hai được phát hành cho các nhà thầu trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một.

Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này;

b) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định này.

5. Mở thầu:

Việc mở thầu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định này.

Điều 49. Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai

1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.

4. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này.

Điều 50. Thương thảo hợp đồng, trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng.

2. Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này.

3. Việc trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

4. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Mục 2. PHƯƠNG THỨC HAI GIAI ĐOẠN HAI TÚI HỒ SƠ

Điều 51. Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn một

1. Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn đối với trường hợp đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn một:

a) Hồ sơ mời thầu được lập căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Nghị định này;

b) Hồ sơ mời thầu giai đoạn một bao gồm các nội dung sau đây: thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn một; yêu cầu kỹ thuật của gói thầu căn cứ thiết kế cơ sở hoặc thông số kỹ thuật đã được phê duyệt; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật của gói thầu. Hồ sơ mời thầu phải cho phép nhà thầu được đề xuất phương án thay thế cho phương án kỹ thuật đã chào trong hồ sơ dự thầu, không yêu cầu nhà thầu đề xuất về giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 52. Tổ chức đấu thầu giai đoạn một

1. Việc mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 26 của Nghị định này.

2. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.

3. Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định này.

4. Mở thầu:

a) Việc mở thầu thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định này;

b) Biên bản mở thầu giai đoạn một không bao gồm các thông tin về bảo đảm dự thầu, giá dự thầu và giá trị giảm giá của các nhà thầu.

Điều 53. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, trình, thẩm định, phê duyệt, công khai danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một

1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

3. Việc trình, thẩm định, phê duyệt, công khai danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt.

Điều 54. Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn hai

1. Trao đổi về hồ sơ dự thầu giai đoạn một:

Bên mời thầu mời từng nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đã được phê duyệt đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một để làm rõ các nội dung về hồ sơ đề xuất kỹ thuật. Việc làm rõ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật bao gồm các yêu cầu cần điều chỉnh về kỹ thuật so với đề xuất của nhà thầu tại giai đoạn một và các ý kiến góp ý về nội dung của hồ sơ mời thầu, phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu. Nội dung làm rõ được bên mời thầu và từng nhà thầu lập thành biên bản. Bên mời thầu phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ dự thầu giai đoạn một của các nhà thầu không bị tiết lộ.

Trên cơ sở nội dung làm rõ đề xuất về kỹ thuật với từng nhà thầu, bên mời thầu tổng hợp, báo cáo chủ đầu tư các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng và các nội dung khác của hồ sơ mời thầu giai đoạn một. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định các nội dung điều chỉnh, bổ sung trên cơ sở đề xuất của bên mời thầu.

2. Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn hai:

a) Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

Ngoài các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Nghị định này, hồ sơ mời thầu giai đoạn hai phải căn cứ vào nội dung đã được chủ đầu tư quyết định điều chỉnh, bổ sung về chỉ dẫn nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện hợp đồng và các nội dung khác của hồ sơ mời thầu giai đoạn một;

b) Nội dung hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung sau: chỉ dẫn nhà thầu, tùy chọn mua thêm (nếu có); bảng dữ liệu đấu thầu; tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; kỹ thuật; tài chính, thương mại; thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu và chất lượng hàng hóa tương tự đã sử dụng; biểu mẫu mời thầu và dự thầu; phạm vi cung cấp, yêu cầu về kỹ thuật; điều kiện và biểu mẫu hợp đồng; các hồ sơ, bản vẽ và nội dung khác (nếu có).

3. Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

4. Tổ chức đấu thầu:

a) Hồ sơ mời thầu giai đoạn hai được phát hành cho các nhà thầu trong danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn một.

Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này;

b) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định này. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu. Hồ sơ đề xuất tài chính được chào tương ứng theo phương án đề xuất kỹ thuật chính của nhà thầu; trường hợp nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế thì phải gửi kèm theo phần đề xuất tài chính cho phương án thay thế này.

5. Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Nghị định này.

Điều 55. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật giai đoạn hai

1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

Điều 56. Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật giai đoạn hai

1. Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 130 của Nghị định này.

2. Bên mời thầu thông báo, đăng tải danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày danh sách này được phê duyệt và tiến hành mở hồ sơ đề xuất về tài chính đối với các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

Điều 57. Đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính giai đoạn hai

1. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

2. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

3. Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.

4. Việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.

Điều 58. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng

1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng.

2. Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Nghị định này.

3. Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

4. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Chương IV

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU RỘNG RÃI, HẠN CHẾ KHÔNG QUA MẠNG ĐỐI VỚI GÓI THẦU CUNG CẤP DỊCH VỤ TƯ VẤN

Mục 1. NHÀ THẦU LÀ TỔ CHỨC

Điều 59. Quy trình chi tiết

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

b) Lập hồ sơ mời thầu;

c) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Mời thầu;

b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

d) Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:

a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

c) Trình, thẩm định, phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

4. Mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính, bao gồm:

a) Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật;

b) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

c) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

d) Xếp hạng nhà thầu (nếu có nhiều hơn 01 nhà thầu).

5. Thương thảo hợp đồng.

6. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có).

7. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Điều 60. Lựa chọn danh sách ngắn

1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, người có thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn phải được ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

2. Đối với đấu thầu rộng rãi:

a) Lập hồ sơ mời quan tâm:

Hồ sơ mời quan tâm bao gồm các nội dung: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ quan tâm; tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ quan tâm; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn về nhân sự (nếu có). Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ quan tâm được xây dựng trên cơ sở sử dụng phương pháp chấm điểm, trong đó quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu không thấp hơn 60% tổng số điểm;

b) Hồ sơ mời quan tâm được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

c) Việc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình đề nghị phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời quan tâm;

d) Thông báo mời quan tâm thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

đ) Hồ sơ mời quan tâm được phát hành miễn phí trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

e) Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ quan tâm đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả mời quan tâm;

g) Mở và đánh giá hồ sơ quan tâm:

Hồ sơ quan tâm được nộp trong thời hạn và địa điểm quy định tại hồ sơ mời quan tâm sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ quan tâm phải được lập thành biên bản, gửi cho các nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu. Hồ sơ quan tâm được gửi đến sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ, không được mở và bị loại.

Việc đánh giá hồ sơ quan tâm thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời quan tâm. Hồ sơ quan tâm của nhà thầu có số điểm được đánh giá không thấp hơn mức điểm yêu cầu tối thiểu được đưa vào danh sách ngắn; hồ sơ quan tâm của nhà thầu có số điểm cao nhất được xếp thứ nhất; trường hợp có nhiều hơn 06 nhà thầu đạt yêu cầu thì lựa chọn 06 nhà thầu xếp hạng cao nhất vào danh sách ngắn;

h) Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả mời quan tâm:

Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả mời quan tâm, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

Kết quả mời quan tâm được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 130 của Nghị định này và được phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm. Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm bao gồm tên các nhà thầu được lựa chọn vào danh sách ngắn và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả mời quan tâm phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn;

i) Danh sách ngắn được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu và thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm.

3. Đối với đấu thầu hạn chế:

a) Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu. Trường hợp có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì xử lý tình huống theo quy định tại khoản 3 Điều 131 của Nghị định này;

b) Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn được đăng tải theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu.

4. Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu; trường hợp liên danh với nhà thầu ngoài danh sách ngắn thì phải được sự chấp thuận của chủ đầu tư trước thời điểm đóng thầu.

Điều 61. Lập hồ sơ mời thầu

1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu:

a) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có);

b) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt;

c) Phạm vi, yêu cầu về công việc; yêu cầu về kinh nghiệm và nhân sự của tư vấn và các yêu cầu cần thiết khác (nếu có);

d) Các quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định của pháp luật liên quan; điều ước quốc tế, thỏa thuận vay (nếu có) đối với các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi;

đ) Các quy định của pháp luật về thuế, phí, ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;

e) Các căn cứ liên quan khác.

2. Hồ sơ mời thầu phải bao gồm đầy đủ các nội dung cần thiết để nhà thầu lập hồ sơ dự thầu và không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng theo quy định tại điểm k khoản 6 Điều 16 và khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết về danh sách hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật Đấu thầu dẫn đến nội dung của hồ sơ mời thầu bị coi là vô hiệu, không phải là căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu.

3. Hồ sơ mời thầu quy định nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu, bao gồm:

a) Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau:

Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;

Đã thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế;

Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất về kỹ thuật với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh;

Có thỏa thuận liên danh (trong trường hợp liên danh) được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có); trong thỏa thuận liên danh phải nêu rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính giá trị tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện. Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục công việc nêu trong điều khoản tham chiếu, đề xuất kỹ thuật, không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này;

Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại Điều 5 của Luật Đấu thầu;

Trong thời hạn 03 năm trước thời điểm đóng thầu, nhà thầu không có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu đó trúng thầu;

b) Hồ sơ đề xuất về tài chính được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng các điều kiện sau:

Có bản gốc hồ sơ đề xuất về tài chính;

Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; thời gian ký đơn dự thầu phải sau thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu; không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên được phân công thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong thỏa thuận liên danh;

Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về tài chính đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá).

5. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật: sử dụng phương pháp chấm điểm, gồm:

a) Kinh nghiệm và năng lực nhà thầu: từ 0% đến 15% tổng số điểm;

b) Uy tín của nhà thầu thông qua việc tham dự thầu, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này: 5% tổng số điểm;

c) Giải pháp và phương pháp luận để thực hiện gói thầu: từ 30% đến 40% tổng số điểm;

d) Nhân sự thực hiện gói thầu: từ 50% đến 60% tổng số điểm;

đ) Tùy theo tính chất của gói thầu, hồ sơ mời thầu có thể yêu cầu về chuyển giao công nghệ với tỷ trọng điểm từ 0% đến 10% tổng số điểm;

e) Tổng tỷ trọng điểm của nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này bằng 100%.

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật khi có điểm về kỹ thuật không thấp hơn 70% tổng số điểm (80% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù) và điểm của từng nội dung yêu cầu về giải pháp và phương pháp luận, về nhân sự, về chuyển giao công nghệ (nếu có) không thấp hơn 60% điểm tối đa của nội dung đó (không thấp hơn 70% đối với gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù). Đối với tiêu chuẩn về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu, căn cứ tính chất gói thầu để xác định sự cần thiết quy định về điểm tối thiểu đối với tiêu chuẩn tổng quát này.

6. Căn cứ quy mô, tính chất gói thầu, hồ sơ mời thầu quy định phương pháp đánh giá về tài chính theo một trong các phương pháp sau đây:

a) Phương pháp giá thấp nhất;

b) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

c) Phương pháp dựa trên kỹ thuật.

7. Việc xác định giá thấp nhất (đối với trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 24 của Nghị định này.

8. Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp (đối với trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá):

a) Xác định điểm giá:

Sử dụng thang điểm thống nhất với thang điểm về kỹ thuật để xác định điểm giá. Điểm giá được xác định như sau:

Điểm giáđang xét =

Gthấp nhất x (thang điểm kỹ thuật)

Gđang xét

Trong đó:

Điểm giáđang xét: Điểm giá của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét;

Gthấp nhất: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất trong số các nhà thầu được đánh giá chi tiết về tài chính;

Gđang xét: Giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hồ sơ đề xuất về tài chính đang xét.

b) Tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp:

Điểm tổng hợp được xác định theo công thức sau đây:

Điểm tổng hợpđang xét = K x Điểm kỹ thuậtđang xét + G x Điểm giáđang xét

Trong đó:

Điểm kỹ thuậtđang xét: là số điểm được xác định tại bước đánh giá về kỹ thuật;

Điểm giáđang xét: là số điểm được xác định tại bước đánh giá về giá;

K: tỷ trọng điểm về kỹ thuật quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ từ 70% đến 80%;

G: tỷ trọng điểm về giá quy định trong thang điểm tổng hợp, chiếm tỷ lệ từ 20% đến 30%;

K + G = 100%.

Điều 62. Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu

1. Hồ sơ mời thầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

2. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu phải được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

Điều 63. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Mời thầu:

a) Trường hợp gói thầu không áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thông báo mời thầu được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

b) Trường hợp gói thầu áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn, thư mời thầu được gửi đến các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn.

2. Việc phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này.

3. Việc chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Nghị định này.

4. Việc mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Nghị định này nhưng không bao gồm nội dung về bảo đảm dự thầu. Biên bản mở thầu phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu.

Điều 64. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu

1. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu; trường hợp hồ sơ mời thầu có các nội dung làm hạn chế cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Nghị định này thì các nội dung này không phải căn cứ để xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.

2. Trường hợp hợp đồng có tính chất tương tự mà nhà thầu đã thực hiện nêu trong hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu bổ sung, thay thế hợp đồng khác để đánh giá trong thời hạn phù hợp.

3. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện trên bản chụp, nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp nhưng không làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì căn cứ vào bản gốc để đánh giá. Trường hợp có sự sai khác giữa bản gốc và bản chụp dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc khác kết quả đánh giá trên bản chụp, làm thay đổi thứ tự xếp hạng nhà thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu bị loại, nhà thầu bị coi là có hành vi gian lận và bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 125 của Nghị định này.

Điều 65. Làm rõ hồ sơ dự thầu

1. Sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, hợp đồng có tính chất tương tự, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự cụ thể đã được đề xuất trong hồ sơ dự thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu.

2. Trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu phát hiện hồ sơ dự thầu thiếu các tài liệu chứng minh về tư cách hợp lệ, hợp đồng có tính chất tương tự, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, tài liệu về nhân sự cụ thể đã được đề xuất trong hồ sơ dự thầu thì được gửi tài liệu đến bên mời thầu. Bên mời thầu có trách nhiệm tiếp nhận những tài liệu bổ sung, làm rõ của nhà thầu để xem xét, đánh giá; các tài liệu bổ sung, làm rõ là một phần của hồ sơ dự thầu.

3. Đối với nội dung về tư cách hợp lệ, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất của nhà thầu tham dự thầu. Đối với các nội dung về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu (trừ nội dung về tư cách hợp lệ), đề xuất về kỹ thuật, tài chính, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.

4. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện giữa bên mời thầu và nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần làm rõ. Nội dung làm rõ hồ sơ dự thầu phải thể hiện bằng văn bản và được bên mời thầu bảo quản như một phần của hồ sơ dự thầu.

5. Trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu do nhà thầu cung cấp, bên mời thầu được xác minh với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung của tài liệu.

Điều 66. Sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch

1. Đối với các loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu, trường hợp trong hồ sơ đề xuất về tài chính, nhà thầu không chào giá cho một hoặc nhiều hạng mục công việc đã nêu trong hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì nhà thầu được coi là đã chào giá cho các hạng mục công việc này và phân bổ chi phí vào các phần công việc khác của gói thầu.

2. Đối với hợp đồng theo thời gian:

a) Trường hợp tổng giá trị của các hạng mục không chính xác do lỗi khi cộng trừ giá trị của các hạng mục thì giá trị của các hạng mục là cơ sở để sửa lỗi;

b) Trường hợp có lỗi khi cộng trừ các giá trị ở cột thành tiền để tính toán giá dự thầu thì các giá trị ở cột thành tiền là cơ sở cho việc sửa lỗi;

c) Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở cho việc sửa lỗi. Trường hợp có sự không nhất quán giữa giá dự thầu ghi bằng số và giá dự thầu ghi bằng chữ thì giá dự thầu ghi bằng chữ là cơ sở để sửa lỗi; trường hợp giá dự thầu ghi bằng chữ có sai sót về lỗi số học thì giá dự thầu ghi bằng số là cơ sở để sửa lỗi sau khi được chuẩn xác (nếu có) theo điểm a và điểm b khoản này;

d) Trường hợp có sự khác biệt giữa đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính về số lượng nhân sự tham gia thực hiện gói thầu, số ngày công, số lượng trong từng hạng mục chi phí ngoài lương, số lượng trong các yếu tố đầu vào khác đã chào trong đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính thì số lượng thuộc đề xuất về kỹ thuật là cơ sở để sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch. Việc hiệu chỉnh sai lệch trong trường hợp này được thực hiện theo số lượng, khối lượng nêu trong đề xuất kỹ thuật với đơn giá nêu trong đề xuất tài chính.

3. Đối với hợp đồng trọn gói:

Trường hợp áp dụng hợp đồng trọn gói, giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) mà nhà thầu đề xuất trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về tài chính được coi là đã bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu theo phạm vi công việc nêu trong hồ sơ mời thầu, không sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch. Trường hợp có sự không nhất quán giữa giá dự thầu ghi bằng số và giá dự thầu ghi bằng chữ trong đơn dự thầu thì lấy giá dự thầu ghi bằng chữ, trừ trường hợp giá dự thầu ghi bằng chữ không có nghĩa.

4. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này.

5. Sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, bên mời thầu phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch đối với hồ sơ dự thầu của nhà thầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mời thầu, nhà thầu phải có văn bản thông báo cho bên mời thầu về việc chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu không chấp thuận kết quả sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch theo thông báo của bên mời thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại, trừ trường hợp việc sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch của bên mời thầu là không phù hợp, không chính xác.

Điều 67. Kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật

1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 của Nghị định này, trừ nội dung về tính hợp lệ của bảo đảm dự thầu.

2. Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật:

Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 của Nghị định này. Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

3. Đánh giá về kỹ thuật:

a) Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu;

b) Đối với một vị trí nhân sự chủ chốt, hồ sơ dự thầu chào thừa hoặc thiếu số lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì không đáp ứng về kỹ thuật;

c) Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật hoặc đạt điểm kỹ thuật cao nhất (đối với phương pháp dựa trên kỹ thuật) được mở và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính.

4. Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được chủ đầu tư phê duyệt bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng và nhà thầu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, nêu rõ lý do không đáp ứng và mời tất cả các nhà thầu tham dự thầu đến mở hồ sơ đề xuất về tài chính. Bên mời thầu phải đăng tải danh sách nhà thầu đáp ứng về kỹ thuật trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt danh sách này.

Điều 68. Mở, kiểm tra và đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính

1. Việc mở hồ sơ đề xuất về tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 41 của Nghị định này; đối với gói thầu áp dụng phương pháp dựa trên kỹ thuật, chỉ mở hồ sơ đề xuất của nhà thầu có điểm kỹ thuật cao nhất.

2. Việc đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 61 của Nghị định này.

Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về tài chính hợp lệ sẽ được đánh giá chi tiết về tài chính.

3. Việc đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính và xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Nghị định này.

Điều 69. Thương thảo hợp đồng

1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được bên mời thầu mời đến thương thảo hợp đồng. Việc thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 43 của Nghị định này.

2. Nội dung thương thảo hợp đồng:

a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;

c) Thương thảo về nhân sự:

Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu, trừ trường hợp phải thay thế nhân sự do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so với dự kiến trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong các trường hợp này, nhân sự dự kiến thay thế phải có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;

d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;

đ) Thương thảo về các chi phí liên quan đến dịch vụ tư vấn trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế;

e) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.

3. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng.

4. Sau khi hoàn thành thương thảo hợp đồng, bên mời thầu lập tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gửi chủ đầu tư phê duyệt theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này. Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Kết quả đánh giá đối với từng hồ sơ dự thầu;

b) Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

c) Kết quả thương thảo hợp đồng;

d) Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại; lý do loại bỏ nhà thầu;

đ) Tên nhà thầu được đề nghị trúng thầu, giá đề nghị trúng thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện gói thầu và thời gian thực hiện hợp đồng;

e) Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

g) Những nội dung của hồ sơ mời thầu không phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc nội dung có thể dẫn đến cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý;

h) Những nội dung cần lưu ý (nếu có).

5. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.

Điều 70. Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng

Việc trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 31, 32 và 33 của Nghị định này.

Mục 2. NHÀ THẦU LÀ CÁ NHÂN

Điều 71. Lựa chọn tư vấn cá nhân

1. Tư vấn cá nhân có thể bao gồm một hoặc một nhóm chuyên gia. Trường hợp tư vấn là nhóm chuyên gia thì các chuyên gia cử đại diện để giao dịch với bên mời thầu, chủ đầu tư. Đối với nhóm chuyên gia, trường hợp trúng thầu, tất cả các thành viên trong nhóm chuyên gia phải trực tiếp ký hợp đồng với chủ đầu tư. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo phương pháp giá cố định trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm của tư vấn cá nhân.

2. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn cá nhân có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy trình rút gọn quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Nghị định này. Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn cá nhân có giá gói thầu trên 200 triệu đồng, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy trình thông thường quy định tại Điều 72 và Điều 73 của Nghị định này.

Điều 72. Lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu theo quy trình thông thường

1. Bên mời thầu tổ chức lập điều khoản tham chiếu đối với vị trí tư vấn cá nhân cần tuyển chọn trình chủ đầu tư phê duyệt. Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:

a) Mô tả tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm;

b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện gói thầu;

c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của chuyên gia tư vấn;

d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện hợp đồng;

đ) Giá gói thầu theo phương pháp giá cố định;

e) Các nội dung cần thiết khác (nếu có).

2. Căn cứ tài liệu do bên mời thầu trình, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt điều khoản tham chiếu.

Điều 73. Đăng tải thông báo mời thầu và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng; đăng tải kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân theo quy trình thông thường

1. Sau khi điều khoản tham chiếu được phê duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu kèm theo điều khoản tham chiếu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, trong đó nêu rõ thời hạn nhận hồ sơ lý lịch khoa học. Thời gian tối thiểu để tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lý lịch khoa học là 05 ngày làm việc.

Trường hợp cần làm rõ nội dung điều khoản tham chiếu, tổ chức, cá nhân thực hiện làm rõ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu là 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu để xem xét, xử lý. Bên mời thầu trả lời yêu cầu làm rõ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 02 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

Trường hợp sửa đổi điều khoản tham chiếu sau khi phát hành, bên mời thầu phải đăng tải quyết định sửa đổi kèm theo điều khoản tham chiếu sửa đổi và các nội dung sửa đổi điều khoản tham chiếu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm đóng thầu.

2. Nộp hồ sơ lý lịch khoa học:

Tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lý lịch khoa học theo yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu, đề xuất kỹ thuật (nếu có) và nộp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học:

Căn cứ nội dung của điều khoản tham chiếu, bên mời thầu đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của từng tư vấn cá nhân. Tư vấn cá nhân có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu; có hồ sơ lý lịch khoa học và đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu được xếp hạng thứ nhất.

4. Thương thảo hợp đồng:

Bên mời thầu mời tư vấn cá nhân xếp hạng thứ nhất đến thương thảo hợp đồng theo nội dung của điều khoản tham chiếu đã được phê duyệt bao gồm nội dung về phạm vi công việc, tiến độ thực hiện công việc, yêu cầu về báo cáo công việc, chi phí tư vấn, giá hợp đồng và các nội dung cần thiết khác. Kết quả thương thảo hợp đồng được lập thành biên bản và phải được bên mời thầu và tư vấn cá nhân ký xác nhận.

5. Việc phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân căn cứ vào tờ trình đề nghị phê duyệt, báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của các tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng. Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân, kết quả thương thảo hợp đồng, nội dung của điều khoản tham chiếu và các tài liệu liên quan khác.

6. Việc đăng tải kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 8 của Luật Đấu thầu.

Điều 74. Lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu, danh sách tư vấn cá nhân theo quy trình rút gọn

1. Việc lập, trình và phê duyệt điều khoản tham chiếu được thực hiện theo quy định tại Điều 72 của Nghị định này.

2. Bên mời thầu xác định danh sách tối thiểu 03 tư vấn cá nhân trình chủ đầu tư phê duyệt.

3. Căn cứ tài liệu do bên mời thầu trình, chủ đầu tư xem xét, phê duyệt điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân.

Điều 75. Gửi thư mời và đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng; đăng tải kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân theo quy trình rút gọn

1. Sau khi điều khoản tham chiếu và danh sách tư vấn cá nhân được phê duyệt, bên mời thầu gửi thư mời và điều khoản tham chiếu đến các tư vấn cá nhân có tên trong danh sách, trong đó nêu rõ thời hạn và địa chỉ nhận hồ sơ lý lịch khoa học. Thời gian tối thiểu để tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lý lịch khoa học là 03 ngày làm việc.

2. Nộp hồ sơ lý lịch khoa học:

Tư vấn cá nhân chuẩn bị hồ sơ lý lịch khoa học theo yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu và đề xuất kỹ thuật (nếu có) nộp cho bên mời thầu trong thời hạn, địa chỉ nêu tại thư mời.

3. Việc đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của tư vấn cá nhân; thương thảo hợp đồng; phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng; đăng tải kết quả lựa chọn tư vấn cá nhân thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 73 của Nghị định này.

Chương V

QUY TRÌNH CHỈ ĐỊNH THẦU, CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN, LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU THỰC HIỆN GÓI THẦU CÓ SỰ THAM GIA THỰC HIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG

Mục 1. CHỈ ĐỊNH THẦU

Điều 76. Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu

1. Việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình chỉ định thầu thông thường được áp dụng đối với gói thầu quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu; chủ đầu tư quyết định gửi hồ sơ yêu cầu cho một nhà thầu.

2. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; xác định giá chỉ định thầu; điều kiện về hợp đồng.

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);

b) Trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu: hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

c) Xác định nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định một nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định nhà thầu này.

Nhà thầu được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình được dự kiến chỉ định thầu và nhận hồ sơ yêu cầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu dự kiến chỉ định;

b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.

4. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

a) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo (nếu có), làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

b) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có hồ sơ đề xuất hợp lệ; có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

6. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Điều 77. Quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu

1. Việc chỉ định thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại các điểm đ, e, h, k và l khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu, chủ đầu tư quyết định chọn một nhà thầu dự kiến chỉ định và gửi hồ sơ yêu cầu cho nhà thầu đó theo quy trình quy định tại Điều 76 của Nghị định này hoặc xác định, phê duyệt danh sách dự kiến mời nhận hồ sơ yêu cầu gồm nhiều hơn một nhà thầu theo quy trình quy định tại Điều này.

2. Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:

a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, xác định giá thấp nhất; điều kiện về hợp đồng.

Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật. Hồ sơ yêu cầu được nêu rõ ký mã hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, các yêu cầu về kỹ thuật, dịch vụ có liên quan (nếu có);

b) Trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:

Hồ sơ yêu cầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu được thực hiện bằng văn bản căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

c) Xác định danh sách nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu:

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư xác định tối thiểu 03 nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu; không phải đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi xác định các nhà thầu này.

Nhà thầu dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu; đối với nhà thầu là hộ kinh doanh khi có tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b khoản 2 và các điểm d, e khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình dự kiến được mời nhận hồ sơ yêu cầu khi đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có tên trong danh sách được mời nhận hồ sơ yêu cầu;

b) Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.

4. Đánh giá và làm rõ hồ sơ đề xuất, sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, xếp hạng nhà thầu:

a) Hồ sơ đề xuất được đánh giá theo nguyên tắc quy định tại Điều 27 hoặc Điều 64 của Nghị định này;

b) Việc làm rõ hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định tại Điều 28 hoặc Điều 65 của Nghị định này;

c) Việc sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 hoặc Điều 66 của Nghị định này;

d) Việc đánh giá hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định tại Điều 30 hoặc Điều 67, Điều 68 của Nghị định này;

đ) Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định trong hồ sơ yêu cầu.

5. Thương thảo hợp đồng (nếu có):

Trường hợp áp dụng thương thảo hợp đồng, bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến thương thảo hợp đồng. Trong quá trình thương thảo, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hồ sơ đề xuất để chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo.

6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

7. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Điều 78. Quy trình chỉ định thầu rút gọn

1. Việc chỉ định thầu rút gọn đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu không phải phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

2. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu và thông tin sơ bộ về nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm các bước sau:

a) Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng;

b) Hoàn thiện hợp đồng;

c) Trình, phê duyệt kết quả ch định thầu;

d) Ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu;

đ) Quản lý thực hiện hợp đồng;

e) Công khai kết quả ch định thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

3. Việc ch định thầu đối với gói thầu trong hạn mức ch định thầu theo quy định tại điềm m khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Quy trình chỉ định thầu rút gọn được thực hiện như sau:

a) Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu:

Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc để chuẩn bị và gửi Dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư dự kiến có khả năng thực hiện gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

b) Hoàn thiện hợp đồng, trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thu:

Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để trình, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng. Việc công khai kết quả chỉ định thầu theo quy định tại khoản 6 Điều 31 của Nghị định này;

c) Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này.

Trường hợp chủ đầu tư không áp dụng quy trình rút gọn quy định tại khoản 2 Điều này mà áp dụng quy trình thông thường thì thực hiện theo quy định tại Điều 76 hoặc Điều 77 của Nghị định này.

Mục 2. CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN

Điều 79. Quy trình chào hàng cạnh tranh

1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ mời thầu được lập căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 24 của Nghị định này. Nội dung hồ sơ mời thầu bao gồm: thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sm, gói thầu; ch dẫn nhà thầu; bảng dữ liệu đấu thầu; tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật sử dụng tiêu chí đạt, không đạt; tiêu chuẩn đánh giá về tài chính theo phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, căn cứ vào quy mô, tính chất của gói thu, hồ sơ mời thu có thể bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm hoặc không bao gồm tiêu chuẩn này nhưng nhà thầu tham dự thầu phải cam kết có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu. Đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn, hồ sơ mời thầu không yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, nhà thầu là cá nhân, nhóm cá nhân chào thầu sản phẩm đổi mới sáng tạo của mình đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định này không phải đáp ứng một số tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này. Trường hợp nhà thầu là hộ kinh doanh, nhà thầu không phải nộp báo cáo tài chính, không phải đáp ứng yêu cầu về giá trị tài sản ròng;

b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu:

Hồ sơ mời thầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ mời thầu căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu.

2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

a) Bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu và hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu;

b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định này;

c) Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

d) Bên mời thầu tiến hành m thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: tên nhà thầu; giá dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thu; thời gian thực hiện gói thầu. Biên bản m thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu.

3. Đánh giá hồ sơ dự thầu:

a) Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này;

b) Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này;

c) Việc sửa lỗi và hiệu chnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Nghị định này;

d) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này;

đ) Việc xếp hạng nhà thầu thực hiện theo quy định trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất hoặc có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá được xếp hạng thứ nhất.

4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

5. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Điều 80. Quy trình mua sắm trực tiếp

1. Ch đầu tư ch được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các hàng hóa thuộc gói thầu dự kiến áp dụng mua sắm trực tiếp trong thời gian thực hiện dự án hoặc trong một năm ngân sách, năm tài chính của dự toán mua sắm; đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu dự kiến áp dụng mua sắm trực tiếp có thời gian thực hiện dài hơn một năm thì ch được áp dụng mua sm trực tiếp một lần đối với các hàng hóa thuộc gói thầu đó trong tất cả các năm của dự toán mua sắm.

2. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

a) Lập hồ sơ yêu cầu:

Hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; yêu cầu nhà thầu cập nhật thông tin về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm; yêu cầu về tiến độ cung cấp và cam kết cung cấp hàng hóa bảo đảm quy cách kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước đó; yêu cầu về đơn giá của hàng hóa và các nội dung cần thiết khác.

Trường hợp áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu khác theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Đấu thầu, hồ sơ yêu cầu bao gồm tiêu chuẩn đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này;

b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:

Hồ sơ yêu cầu được thẩm định theo quy định tại Điều 129 của Nghị định này trước khi phê duyệt. Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.

3. Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được lựa chọn trước đó. Trường hợp nhà thầu này không có khả năng tiếp tục thực hiện hoặc không đồng ý thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì chủ đầu tư lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: nhà thầu có tên trong danh sách xếp hạng của gói thầu trước đó, nhà thầu khác nếu đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Đấu thầu.

4. Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất căn cứ hồ sơ yêu cầu.

5. Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu:

a) Đánh giá hồ sơ đề xuất, gồm: kiểm tra các nội dung về kỹ thuật và đơn giá; cập nhật thông tin về năng lực của nhà thầu; trường hợp áp dụng mua sắm trực tiếp với nhà thầu khác nhà thầu trúng thầu trước đó thì bên mời thầu phải đánh giá về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu đó theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này; đánh giá tiến độ thực hiện, biện pháp cung cấp hàng hóa, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu; các nội dung khác (nếu có);

b) Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh việc đáp ứng yêu cầu về năng lực, tiến độ, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu.

Trường hợp tại thời điểm áp dụng mua sắm trực tiếp có sự thay đổi quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa (bao gồm thuế giá trị gia tăng) của gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng mua sắm trực tiếp;

c) Nhà thầu được đề nghị trúng thầu khi đáp ứng quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu và có cùng hãng sản xuất, xuất xứ, ký mã hiệu, nhãn hiệu với hàng hóa trúng thầu trước đó. Trường hợp hàng hóa có phiên bản sản xuất, năm sản xuất mới so với hàng hóa ghi trong hợp đồng thì xử lý tình huống theo quy định tại khoản 27 Điều 131 của Nghị định này.

6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả mua sắm trực tiếp:

a) Kết quả lựa chọn nhà thầu được thẩm định theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 130 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

b) Kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được công khai theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

7. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Điều 81. Quy trình tự thực hiện

1. Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc:

Phương án tự thực hiện bao gồm yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc; giá trị, thời gian thực hiện; chất lượng công việc cần thực hiện; các điều kiện nghiệm thu, thanh toán; thỏa thuận giao việc hoặc văn bản giao việc đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc đơn vị thuộc mình (sau đây gọi là đơn vị được giao thực hiện gói thầu).

Việc chi trả lương, phụ cấp, chi phí quản lý và các chi phí khác do chủ đầu tư, đơn vị được giao thực hiện gói thầu tha thuận.

2. Hoàn thiện phương án tự thực hiện:

Chủ đầu tư và đơn vị được giao thực hiện gói thầu thương thảo, hoàn thiện những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất trong phương án tự thực hiện, dự thảo thỏa thuận giao việc, văn bản giao việc và các nội dung cần thiết khác.

3. Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Ký kết thỏa thuận giao việc, quản lý việc thực hiện gói thầu:

a) Tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu tiến hành ký thỏa thuận giao việc với đơn vị được giao thực hiện gói thầu hoặc ban hành văn bản giao việc;

b) Trường hợp pháp luật có quy định các nội dung công việc thuộc gói thu phải được giám sát khi thực hiện thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn giám sát độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với tổ chức đó để giám sát quá trình thực hiện gói thầu;

c) Trường hợp pháp luật không có quy định hoặc không có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, gói thầu có giá gói thầu dưới 01 tỷ đồng thì tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu phải tự tổ chức thực hiện giám sát.

Mục 3. LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

Điều 82. Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và i khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu

1. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu:

a) Cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng Bộ Y tế giao lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;

b) Bộ trưởng Bộ Y tế giao cơ quan, đơn vị trực thuộc thẩm định trước khi xem xét, quyết định;

c) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt gồm tờ trình và các văn bản, tài liệu liên quan. Tờ trình phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm những nội dung: thông tin cơ bản về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu (tên dự án, dự toán mua sm, gói thầu; nguồn vốn, tổng mức đầu tư của dự án, giá trị dự toán mua sm, giá gói thầu; thời gian dự kiến thực hiện; các nội dung cần thiết khác); giải trình về sự cần thiết và điều kiện đặc thù đối với một hoặc một số nội dung về quy trình, thủ tục, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, điều kiện ký kết, thực hiện hợp đồng, điều kiện khác (nếu có) dẫn đến không thể đáp ứng điều kiện về lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật Đấu thầu; dự thảo phương án lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung chủ yếu sau: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu; điều kiện ký kết, thực hiện hợp đồng và các nội dung liên quan khác để đáp ứng các điều kiện đặc thù của gói thầu, dự án, bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp thực hiện khả thi, hiệu quả.

2. Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là Thủ trưởng cơ quan trung ương), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thẩm đnh;

b) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm tờ trình và các văn bản, tài liệu liên quan. Tờ trình về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm những nội dung: thông tin cơ bản về dự án, dự toán mua sắm, gói thầu (tên dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; nguồn vốn, tổng mức đầu tư của dự án, giá trị dự toán mua sắm, giá gói thầu; thời gian dự kiến thực hiện; các nội dung cần thiết khác); giải trình về sự cần thiết và điều kiện đặc thù về các yếu tố cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ dẫn đến không thể đáp ứng điều kiện về lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật Đấu thầu; ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao về các yếu tố cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ đối với gói thầu, dự án, dự toán mua sm; ý kiến của các cơ quan liên quan khác (nếu cần thiết);

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến của các bộ, cơ quan có liên quan về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan đó (nếu cần thiết). Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến phải có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

d) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt (nếu đủ điều kiện) trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Báo cáo thẩm định đánh giá về các nội dung: sự cần thiết; việc đáp ứng hoặc không đáp ứng điều kiện đặc thù về các yếu tố cần bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ; lý do không thể đáp ứng điều kiện về lựa chọn nhà thầu quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 và 28 của Luật Đấu thầu;

đ) Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt trên cơ sở hồ sơ trình của Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm: gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm được áp dụng lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thu và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu; các yêu cầu khác trong quá trình triển khai thực hiện gói thầu, dự án (nếu có).

e) Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt gồm nhng nội dung chủ yếu sau: quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu; điều kiện ký kết, thực hiện hp đng và các nội dung liên quan khác đ đáp ứng các điều kiện đặc thù của gói thầu, dự án, bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp thực hiện khả thi, hiệu quả.

3. Đối với trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu:

a) Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ trình Chính phủ đng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổ chức thẩm định;

b) Hồ sơ trình thẩm định phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

c) Căn cứ đề nghị của Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc bổ sung trường hợp áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt. Trình tự, thủ tục xây dựng Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 83. Hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu

1. Th trưng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với một hoặc một số trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu và quy trình lựa chọn tương ứng theo quy định tại các khoản 3,4 và 5 Điều này để áp dụng chung cho các gói thầu thuộc phạm vi quản lý.

2. Trên cơ sở quyết định của Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu:

a) Cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết vụ kiện xây dựng các tiêu chí, điều khoản tham chiếu, cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư để xác định danh sách (không ít hơn 03) tổ chức hành nghề luật sư, luật sư dự kiến được thuê; chỉ lựa chọn vào danh sách các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư danh tiếng, nhiều kinh nghiệm;

b) Cơ quan chủ trì giải quyết vụ kiện tổ chức đàm phán hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, luật sư có ưu thế nhất trên cơ sở các tiêu chí, điều khoản tham chiếu và cơ chế kiểm soát tổ chức hành nghề luật sư, luật sư trong vụ kiện;

c) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị ch trì giải quyết vụ kiện phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn tổ chức hành nghề luật sư, luật sư;

d) Cơ quan, đơn vị chủ trì giải quyết vụ kiện hoàn thiện, ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, luật sư.

4. Đối với trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu, trừ gói thầu quy định tại khoản 5 Điều này, quy trình lựa chọn nhà thầu gồm các bước:

a) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Thương thảo hợp đồng với nhà thầu được xác định có đủ năng lực, kinh nghiệm;

c) Phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng với nhà thầu;

Hợp đồng phải bao gồm đầy đủ các nội dung liên quan đến yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị hợp đồng;

đ) Việc đăng tải thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và các thông tin về đấu thầu khác được thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật Đấu thầu.

5. Đối với gói thầu mua vé máy bay cho đoàn đi công tác trong nước và quốc tế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu:

a) Đối với đoàn đi công tác quốc tế, căn cứ kế hoạch công tác và hành trình bay được duyệt, cơ quan, đơn vị được giao kinh phí và nhiệm vụ mua vé máy bay lấy tối thiểu 02 báo giá của 02 đại lý bán vé máy bay khác nhau (hoặc báo giá của 01 đại lý bán vé máy bay của ít nhất 02 hãng hàng không khác nhau, trong đó có ít nhất 01 đại lý chính hãng của hàng không quốc gia Việt Nam) với cùng hành trình bay để xem xét, so sánh và lựa chọn đơn vị cung cấp vé máy bay trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu: đường bay trực tiếp, phù hợp với lịch công tác; tổng các khoản chi tiền vé (bao gồm các khoản thuế và phụ phí), tiền đi đường, tin chờ đợi tại sân bay thấp nht. Người đứng đu cơ quan, đơn vị được giao kinh phí và nhiệm vụ mua vé máy bay ký hợp đồng với nhà cung cấp bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp thay đổi đường bay ở nước ngoài do nhu cầu công tác thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao kinh phí quyết định việc mua vé trên cơ sở đề nghị của trưởng đoàn công tác;

b) Đối với đoàn đi công tác trong nước:

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị được giao kinh phí và nhiệm vụ mua vé máy bay ký hợp đồng với nhà cung cấp bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

c) Việc mua vé máy bay cho các đoàn đi công tác trong nước và quốc tế theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này không phải lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Mục 4. LỰA CHỌN NHÀ THẦU THỰC HIỆN GÓI THẦU CÓ SỰ THAM GIA THỰC HIỆN CỦA CỘNG ĐỒNG

Điều 84. Tư cách hợp lệ của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ tại địa phương

1. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn th, nhóm thợ tại địa phương có tư cách hợp lệ để tham gia thực hiện các gói thầu quy định tại Điều 27 của Luật Đấu thầu khi người dân thuộc cộng đồng dân cư, nhóm thợ hoặc các hội viên của tổ chức đoàn thể sinh sống, cư trú trên địa bàn triển khai gói thu và được hưng lợi từ gói thầu.

2. Người đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn th, nhóm thợ lựa chọn để thay mặt cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ ký kết hợp đồng.

Điều 85. Quy trình lựa chọn nhà thầu là cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ tại địa phương

1. Sau khi có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, chủ đầu tư dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được, giá hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên.

2. Chủ đầu tư niêm yết thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã, các nơi sinh hoạt cộng đồng để các cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn th và nhóm thợ trên địa bàn biết. Thông báo cn ghi rõ thời gian họp bàn về phương án thực hiện gói thầu.

3. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn th, nhóm thợ quan tâm nhận dự thảo hợp đồng để nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ năng lực bao gồm các nội dung: họ tên, độ tuổi, năng lực và kinh nghiệm phù hợp với tính chất gói thầu của các thành viên tham gia thực hiện gói thầu.

4. Chủ đầu tư tổ chức xem xét, lựa chọn cộng đồng dân cư hoặc tổ chức đoàn thể, nhóm thợ tốt nhất và mời đại diện thương thảo, ký kết hợp đồng.

Trường hợp chỉ có một cộng đồng dân cư hoặc tổ chức đoàn thể, nhóm thợ quan tâm thì xem xét giao cho cộng đồng dân cư hoặc tổ chức đoàn th, nhóm thợ đó thực hiện. Trường hợp không thể giao cho cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn th thực hiện hoặc không có cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể quan tâm thì giao cho nhóm thợ thực hiện.

5. Thời hạn tối đa từ khi thông báo công khai về việc mời tham gia thực hiện gói thầu đến khi ký kết hợp đồng là 30 ngày.

6. Chủ đầu tư công khai kết quả lựa chọn cộng đồng dân cư hoặc tổ chức đoàn thể hoặc nhóm thợ được lựa chọn trên Hệ thống mạng đấu thu quốc gia, tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện truyền thông cấp xã.

Điều 86. Tạm ứng, thanh toán và giám sát, nghiệm thu gói thầu

1. Cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ được chủ đầu tư tạm ứng, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyn khoản thông qua người đại diện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ.

2. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức giám sát việc thực hiện gói thầu, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm tham gia giám sát việc thực hiện của cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ.

3. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu gói thầu đã hoàn thành. Các thành phần tham gia nghiệm thu bao gồm:

a) Đại diện chủ đầu tư;

b) Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức đoàn thể, nhóm thợ thực hiện gói thầu;

c) Đại diện cộng đồng dân cư trên địa bàn được hưởng lợi từ sản phẩm, công trình của gói thầu;

d) Các thành phần có liên quan khác do chủ đầu tư quyết định.

Chương VI

MUA SẮM TẬP TRUNG, MUA SẮM THUỘC DỰ TOÁN MUA SẮM, MUA THUỐC, HÓA CHẤT, VẬT TƯ XÉT NGHIỆM, THIẾT BỊ Y TẾ

Mục 1. MUA SẮM TẬP TRUNG

Điều 87. Nguyên tắc mua sắm tập trung

1. Việc mua sắm tập trung được thực hiện thông qua đơn vị mua sắm tập trung thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 53 của Luật Đấu thầu. Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung không đủ năng lực thì thuê tư vấn đấu thầu thực hiện việc lựa chọn nhà thầu.

2. Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải áp dụng mua sắm tập trung sử dụng thỏa thuận khung, đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phải ký kết hợp đồng với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung. Trường hợp thỏa thuận khung còn hiệu lực mà ký kết hợp đồng với nhà thầu khác không được lựa chọn thông qua mua sắm tập trung thì không được thanh toán, trừ trường hợp quy định tại khoản 22, khoản 23 Điều 131 của Nghị định này.

Điều 88. Trách nhiệm trong mua sắm tập trung

1. Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của ch đầu tư quy định tại Điều 78 của Luật Đấu thầu.

2. Cấp trên của đơn vị mua sắm tập trung thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền quy định tại Điều 77 của Luật Đấu thầu.

Điều 89. Quy trình mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi

1. Quy trình mua sắm tập trung:

Việc mua sắm tập trung áp dụng đấu thầu rộng rãi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 34 của Nghị định này, bao gồm các bước sau:

a) Xác định khối lượng mua sắm:

Việc xác định khối lượng mua sắm tập trung căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ gửi nhu cầu đến đơn vị mua sắm tập trung hoặc đơn vị mua sắm tập trung tự xác định khối lượng cần mua căn cứ khối lượng và số lượng sử dụng thực tế của kỳ mua sắm trước đó. Đối với việc mua sắm tài sản theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trừ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, việc xác định khối lượng mua sắm tập trung căn cứ vào danh mục hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị có nhu cầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ gửi nhu cầu đến đơn vị mua sm tập trung theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đơn vị mua sắm tập trung, đàm phán giá có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu mua sắm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân (nếu có) và tổ chức mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế cho cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân như quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn;

b) Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 của Luật Đấu thầu;

c) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 38 của Nghị định này.

Trường hợp cần lựa chọn nhiều hơn 01 nhà thầu trúng thầu trong 01 phần hoặc 01 gói thầu không chia phần, hồ sơ mời thầu phải quy định các điều kiện chào thầu, phương pháp đánh giá, xếp hạng nhà thầu;

d) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 hoặc các Điều 39, 40, 41, 42 và 43 của Nghị định này;

đ) Việc trình thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu trong trường hợp nhà thầu có yêu cầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 và Điều 44 của Nghị định này;

e) Hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung:

Đơn vị mua sắm tập trung và nhà thầu trúng thầu hoàn thiện nội dung thỏa thuận khung theo quy định tại Điều 90 của Nghị định này, làm cơ sở ký kết thỏa thuận khung. Trường hợp một nhà thầu trúng nhiều phần của gói thầu hoặc trúng nhiều gói thu khác nhau, nhà thầu phải nộp bản cam kết bảo đảm nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để hoàn thành công việc theo chất lượng và tiến độ thực hiện; bản cam kết này là một phần của hợp đồng;

g) Hoàn thiện, ký kết và thực hiện hợp đồng với nhà thầu trúng thầu:

Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu thì không phải ký kết thỏa thuận khung theo quy định tại điểm e khoản này. Nhà thầu đã ký kết thỏa thuận khung phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước hoặc cùng thời điểm hợp đng có hiệu lực cho đơn vị có nhu cầu mua sắm. Nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng cho từng đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc cho tổng số phần mà nhà thầu ký hợp đồng theo mẫu được quy định trong hồ sơ mời thầu hoặc mẫu khác được chủ đầu tư chấp thuận.

Đơn vị có nhu cầu mua sắm thông báo cho đơn vị mua sắm tập trung trong trường hợp nhà thu không ký hợp đồng. Nhà thu đã ký thỏa thuận khung và được đơn vị có nhu cầu mua sắm yêu cầu ký hợp đồng nhưng không ký hợp đồng, không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trừ trường hợp bất khả kháng sẽ bị khóa tài khoản trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 06 tháng k từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của đơn vị mua sắm tập trung;

h) Quyết toán, thanh lý hợp đồng.

2. Căn cứ quy mô, tính chất, gói thầu có thể được chia thành nhiều phần đ tổ chức đấu thầu lựa chọn một hoặc nhiều nhà thầu trúng thầu.

3. Đối với gói thầu cần lựa chọn nhiều hơn một nhà thầu trúng thầu trong một phần hoặc một gói thầu không chia phần, hồ sơ mời thầu có thể quy định lựa chọn nhà thầu theo một trong các cách thức sau:

a) Lựa chọn nhà thầu căn cứ theo khả năng cung cấp:

Nhà thầu được chào thầu căn cứ theo khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của mình, không bắt buộc phải chào đủ s lượng, khi lượng trong hồ sơ mời thầu. Căn cứ khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của từng nhà thầu đã chào, ch đầu tư tổ chức đánh giá, lựa chọn t hợp các nhà thu theo thứ tự xếp hạng từ cao xuống thấp trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu. Việc lựa chọn danh sách nhà thầu trúng thầu phải đảm bảo tổng s lượng hàng hóa mà các nhà thầu trúng thầu chào thầu bằng số lượng hàng hóa nêu trong hồ sơ mời thầu, đồng thời bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thu thp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp của gói thầu cao nht (đối với gói thu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.

Đơn vị có nhu cầu mua sm hoặc đơn vị mua sắm tập trung ký hợp đồng với nhà thầu theo thứ tự ưu tiên trong danh sách xếp hạng nhà thầu. Trường hợp nhà thầu xếp hạng cao hơn không đồng ý ký hợp đng thì đơn vị có nhu cầu mua sắm, đơn vị mua sắm tập trung được ký hp đồng với nhà thầu xếp hạng liền kề.

Trường hợp nhà thầu xếp hạng cao hơn từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ mà không có lý do chính đáng, không thuộc trường hợp bất khả kháng, vi phạm thỏa thuận khung, hợp đồng thì việc xử lý vi phạm hợp đồng thực hiện theo thỏa thuận khung, hợp đồng. Nhà thầu vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt hợp đồng theo quy định trong hợp đồng, không được hoàn trả giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, bị công khai thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng và đăng tải trên Hệ thng mạng đấu thu quốc gia;

b) Lựa chọn nhà thầu căn cứ khối lượng mời thầu:

Việc lựa chọn nhà thầu căn cứ tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ mời thầu theo quy định tại Điều 24 và Điều 35 của Nghị định này. Nhà thầu chào thầu theo khối lượng, số lượng yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Danh sách phê duyệt nhà thầu trúng thầu bao gồm danh sách chính (nhà thầu xếp thứ nhất) và danh sách dự bị (nhà thầu xếp thứ 2 tr đi). Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp nhà thầu trong danh sách chính vi phạm hợp đồng, không thể tiếp tục cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo số lượng, khối lượng quy định tại thỏa thuận khung hoặc theo hợp đồng đã ký kết thì đơn vị mua sắm tập trung, đơn vị có nhu cầu mua sắm chấm dứt hp đồng với nhà thầu đó và mời nhà thầu xếp hạng thứ hai (danh sách dự bị) vào hoàn thiện, ký kết thỏa thuận khung hoặc ký kết hợp đồng, đồng thời yêu cầu nhà thầu khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu để có cơ sở ký kết thỏa thuận khung, hợp đồng. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ hai từ chối hoàn thiện, ký kết hợp đồng thì xử lý tình huống theo quy định tại khoản 16 Điều 131 của Nghị định này. Nhà thầu trúng thầu trước đó vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt hợp đồng theo quy định trong hợp đồng, không được hoàn trả giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng, bị công khai thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng và đăng ti trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Điều 90. Nội dung thỏa thuận khung

1. Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, đơn vị mua sắm tập trung quy định cụ thể nội dung chi tiết của thỏa thuận khung trong hồ sơ mi thầu cho phù hợp nhưng phải bao gồm những nội dung chủ yếu quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Những nội dung chủ yếu của thỏa thuận khung:

a) Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

b) Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;

c) Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đng;

d) Mức giá tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;

đ) Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;

e) Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trong đó bao gồm trách nhiệm ký kết, thực hiện hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm;

g) Trách nhiệm của đơn vị có nhu cầu mua sắm trong việc ký kết hợp đồng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;

h) Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;

i) Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;

k) Xử phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;

l) Các nội dung liên quan khác.

Mục 2. MUA SẮM THUỘC DỰ TOÁN MUA SẮM

Điều 91. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm

1. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản:

a) Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

b) Th trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sn thuộc các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;

c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

2. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều này:

a) Th trưng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của cơ quan trung ương (bao gồm cả việc mua sắm tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan trung ương);

b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của địa phương (bao gồm cả việc mua sắm tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc phạm vi quản lý của địa phương);

c) Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định và được quyết định việc mua sắm đối với gói thầu, nội dung mua sắm có giá trị không quá 200 triệu đồng;

d) Thủ trưởng cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sm phục vụ hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý.

Điều 92. Quy trình thực hiện mua sắm

1. Việc lựa chọn nhà thầu thuộc dự toán mua sắm thực hiện theo quy trình quy định tại các Chương I, II, III, IV, V, VI và VII của Nghị định này, không phải trình, phê duyệt quyết định mua sắm.

2. Đối với các hàng hóa thuộc danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức hoặc quyết định việc phân cấp quy định tiêu chuẩn, định mức thì điều kiện xét duyệt trúng thầu là giá đề nghị trúng thu của từng hàng hóa đảm bảo không vượt mức giá của từng hàng hóa đó theo tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ban hành.

Mục 3. MUA THUỐC, HÓA CHẤT, VẬT TƯ XÉT NGHIỆM, THIẾT BỊ Y TẾ

Điều 93. Lựa chọn nhà thầu theo số lượng dịch vụ kỹ thuật

1. Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp trọn gói thiết bị, hóa chất, vật tư xét nghiệm, dịch vụ đi kèm (không bao gồm nhân công vận hành) được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật Đấu thầu. Hồ sơ mời thu bao gồm các nội dung sau:

a) Yêu cầu về kỹ thuật đối với thiết bị; yêu cầu đối với phần mềm vận hành thiết bị, hiệu chỉnh thiết bị;

b) Yêu cầu về thời hạn sử dụng của hóa chất, vật tư xét nghiệm;

c) Yêu cầu nhà thầu liệt kê tất cả hóa chất, vật tư xét nghiệm và các vật tư cần thiết đi kèm để thực hiện từng dịch vụ kỹ thuật; quy cách đóng gói các hàng hóa này;

d) Biểu tổng hợp giá dự thầu được xây dựng căn cứ vào số lượng dịch vụ kỹ thuật dự kiến và đơn giá do nhà thầu chào cho từng dịch vụ kỹ thuật. Đơn giá này là chi phí trọn gói để thực hiện gói thầu tính cho mi dịch vụ kỹ thuật, bao gồm chi phí về thiết bị, hóa chất, vật tư xét nghiệm; dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, thay thế linh kiện; lp đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng; hóa chất, vật tư xét nghiệm, vật tư cần thiết đi kèm phục vụ công tác thử nghiệm chất lượng dịch vụ kỹ thuật và hiệu chnh thiết bị; thiết bị dự phòng (nếu có); hóa chất, vật tư xét nghiệm mẫu và các chi phí liên quan khác để thực hiện gói thầu. Chủ đầu tư không phải chịu bất kỳ chi phí nào khác ngoài chi phí trọn gói tính theo số lượng dịch vụ kỹ thuật và đơn giá trong hợp đồng;

đ) Yêu cầu đối với nhà thầu về việc lưu kho, lưu trữ hóa chất, vật tư xét nghiệm để đảm bo dịch vụ kỹ thuật được thực hiện liên tục, không bị gián đoạn;

e) Yêu cầu đối với công tác lắp đặt và thử nghiệm chất lượng, thông số của dịch vụ kỹ thuật;

g) Yêu cầu về bảo hành, bo dưỡng, bao gồm bảo dưng định kỳ thiết bị;

h) Yêu cầu về thiết bị dự phòng, việc bố trí thiết bị dự phòng tại cơ sở y tế (nếu cn thiết);

i) Các nội dung cần thiết khác.

2. Nhà thầu phải phân bổ tất cả chi phí thực hiện gói thầu quy định tại điểm d khoản 1 Điều này vào đơn giá cho từng dịch vụ kỹ thuật và không được thanh toán cho bất kỳ chi phí nào khác ngoài chi phí tính theo số lượng dịch vụ kỹ thuật và đơn giá trong hợp đồng.

3. Gói thầu có thể chia thành các phần tương ứng với một hoặc một số loại dịch vụ kỹ thuật. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổng hợp nhu cầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác đ hình thành gói thầu.

4. Thi gian thực hiện hợp đồng không quá 60 tháng. Trường hợp hai bên thống nhất áp dụng tùy chọn mua thêm, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc sửa đổi hợp đồng để gia hạn tương ứng thời gian thực hiện hợp đồng cho phần công việc bổ sung nhưng không quá 18 tháng.

5. Trường hợp hết thời gian thực hiện hợp đồng mà số lượng dịch vụ kỹ thuật quy định trong hợp đồng chưa được thực hiện hết thì chủ đầu tư có thể báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không quá 12 tháng.

6. Trong mọi trường hợp, việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này phải bảo đảm tổng thời gian gia hạn hợp đồng không quá 18 tháng.

Điều 94. Mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế

1. Việc chỉ định thầu đối với các gói thầu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Trường hợp cấp bách cần triển khai ngay để phục vụ công tác phòng, chống dịch:

Gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc (bao gồm cả vắc xin, sinh phẩm), hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế (bao gồm cả vật tư tiêm chủng), linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp cần triển khai ngay nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch theo văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền (cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế hoặc chính quyền các cấp) hoặc quyết định công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm hoặc địa phương đề nghị công bố dịch đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định của pháp luật;

Gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp để thiết lập, ci tạo, xây dựng khu điều trị, bệnh viện dã chiến phục vụ công tác phòng, chống dịch mà số lượng thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện hiện có tại cơ sở khám, chữa bệnh không đáp ứng được;

Gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghim, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp phục vụ các đoàn ngoại giao, hỗ trợ các nước phòng, chống dịch cần triển khai ngay nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và theo đề nghị của cấp có thẩm quyền;

b) Trường hợp cấp bách cần triển khai ngay để duy trì hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp nếu không triển khai ngay sẽ làm gián đoạn hoạt động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng người bệnh;

c) Trường hợp cấp cứu người bệnh trong tình trạng cấp cứu theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) bao gồm các gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, linh kiện, phụ kiện, phương tiện, xây lắp do nhu cầu đột xuất, không có mặt hàng thay thế và bắt buộc phải sử dụng để đảm bảo sức khoẻ, tính mạng của người bệnh;

d) Các trường hợp khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế (nếu có).

2. Trường hợp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm thuộc danh mục mua sắm tập trung trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc không lựa chọn được nhà thầu trúng thầu hoặc khi thỏa thuận khung của gói thầu mua sm tập trung hết hiệu lực thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mua sắm theo thông báo của đơn vị được giao nhiệm vụ mua sắm tập trung để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhưng tối đa không quá 12 tháng theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào giá trực tuyến, mua sắm trực tuyến, chào hàng cạnh tranh theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định này và được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo đúng giá hợp đồng; trường hợp có kết quả trúng thầu mua sắm tập trung, chủ đầu tư được tiếp tục mua sắm theo hợp đồng đã ký với nhà thầu.

3. Bộ Y tế tổ chức mua thuốc tập trung cấp quốc gia và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện đàm phán giá. Trường hợp áp dụng đàm phán giá, nhà thầu được mời vào đàm phán phải đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, e, g và i khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu.

4. Đối với việc lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm sau đây:

a) Tham gia vào quá trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm tập trung, đàm phán giá;

b) Công khai giá từng loại thuốc trúng thầu được thanh toán từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế của từng bệnh viện, địa phương, Bộ Y tế trên trang thông tin điện tử của Bo hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 95. Thanh toán chi phí mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được tổng hợp, gửi nhu cầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế của mình cho đơn vị mua sắm tập trung địa phương nơi cơ sở đó đặt trụ sở để mua sắm tập trung (cấp quốc gia, cấp địa phương), đàm phán giá. Khi tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế tuân thủ các quy định về đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế tập trung tại địa phương như đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân có nhu cầu mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế thông qua đơn vị mua sắm tập trung thì phải ký kết hợp đồng với đơn vị mua sắm tập trung.

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân không tổng hợp nhu cầu đ mua sắm tập trung, đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tự tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế. Việc thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế thuộc danh mục do quỹ bảo hiểm y tế chi trả được thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều này.

3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân sử dụng thuốc thuộc danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả để phục vụ công tác khám chữa bệnh thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo giá thuốc mua vào nhưng không vượt đơn giá trúng thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên cùng địa bàn của thuốc cùng tên thương mại, hãng sản xuất, xuất xứ, nồng độ, hàm lượng, đường dùng, cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật, dạng bào chế, đơn vị tính.

Trường hợp không có đơn giá trúng thầu trên cùng địa bàn nêu trên, việc xác định đơn giá để thanh toán căn cứ theo đơn giá trúng thầu của thuốc cùng tên thương mại, hãng sản xuất, xuất xứ, nồng độ, hàm lượng, đường dùng, cùng nhóm tiêu chí kỹ thuật, dạng bào chế, đơn vị tính theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Kết quả mua sắm tập trung quốc gia, kết quả đàm phán giá;

b) Kết quả mua sắm tập trung trên địa bàn;

c) Kết quả đấu thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn lân cận;

d) Kết quả đấu thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đối với hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân được thanh toán theo đúng giá mặt hàng hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, hãng sản xuất, xuất xứ, tiêu chí kỹ thuật theo giá mua vào nhưng không vượt đơn giá đã trúng thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên cùng địa bàn của cùng hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế.

Trường hợp không có đơn giá trúng thầu trên cùng địa bàn nêu trên, việc xác định đơn giá để thanh toán căn cứ theo đơn giá trúng thu của mặt hàng hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế có cùng hãng sản xuất, xuất xứ, tiêu chí kỹ thuật theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Kết quả mua sắm tập trung quốc gia, kết quả đàm phán giá;

b) Kết quả mua sắm tập trung trên địa bàn;

c) Kết quả đấu thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn lân cận;

d) Kết quả đấu thầu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng cấp chuyên môn kỹ thuật trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trường hợp cơ sở y tế tư nhân chọn áp dụng Luật Đấu thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, việc thanh toán căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng không vượt đơn giá trúng thầu trên cùng địa bàn, kết quả mua sắm tập trung, kết quả đàm phán giá, kết quả đấu thầu trên địa bàn lân cận, địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Trường hợp cơ sở y tế tư nhân chọn áp dụng Luật Đấu thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế, việc thanh toán căn cứ kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng không vượt đơn giá trúng thầu trên cùng địa bàn, kết quả mua sắm tập trung, kết quả đàm phán giá, kết quả đấu thầu trên địa bàn lân cận, địa bàn Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều này.

Chương VII

LỰA CHỌN NHÀ THẦU QUA MẠNG

Mục 1. ĐẤU THẦU QUA MẠNG

Điều 96. Kết nối Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia với các hệ thống khác

1. Kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh:

a) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tiếp nhận thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh để phục vụ cho việc đăng ký tham gia, hoạt động của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sử dụng thông tin về tình trạng pháp lý, báo cáo tài chính và các thông tin khác của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh lưu giữ tại Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh để đánh giá hồ sơ dự sơ tuyn, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu. Dữ liệu chia sẻ giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh với Hệ thống mạng đấu thầu quc gia được cập nhật thường xuyên, liên tục;

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, quản lý, hướng dẫn thực hiện kết nối giữa các Hệ thng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

2. Kết nối với Hệ thống thông tin quản lý thuế:

a) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sử dụng thông tin về thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và thông tin báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh để phục vụ cho việc đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu và xét duyệt trúng thầu;

b) Thông tin về nghĩa vụ nộp thuế và thông tin báo cáo tài chính của tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh được cập nhật thường xuyên, liên tục;

c) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện kết nối Hệ thống thông tin quản lý thuế với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký hộ kinh doanh; quản lý thông tin tiếp nhận theo quy định của pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

3. Kết nối với Hệ thống thông tin về quản lý ngân sách và kho bạc:

a) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia chia sẻ các thông tin về hợp đồng, tiến độ thực hiện, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, tiến độ thanh toán của hợp đồng phục vụ quản lý thực hiện hợp đồng, thanh toán hợp đồng và quản lý năng lực kinh nghiệm, kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu;

b) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện kết nối Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quản lý thông tin tiếp nhận theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

4. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với Bo hiểm xã hội Việt Nam, Cng thông tin và các Hệ thống khác để đơn giản hoá quy trình đấu thầu, quản lý hợp đồng, thanh toán hợp đồng.

Điều 97. Quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 23, 24, 25, 35, 36, 37, 60, 61 và 62 của Nghị định này.

a) Đối với các nội dung yêu cầu trong bảng dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm trong hồ sơ mời sơ tuyn, hồ sơ mời thầu của gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vấn, chủ đầu tư, bên mời thầu không được đính kèm các file yêu cầu khác ngoài các nội dung đã được số hóa dưới dạng webform trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

b) Đối với các nội dung yêu cầu trong bảng dữ liệu, tiêu chuẩn đánh giá về tính hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm, tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu của gói thầu dịch vụ tư vấn, chủ đầu tư, bên mời thầu không được đính kèm các file yêu cầu khác ngoài các nội dung đã được số hóa dưới dạng webform trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

2. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 23, 24, 35, 36, 60 và 61 của Nghị định này.

3. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 27, khoản 1 Điều 39khoản 1, khoản 2 Điều 64 của Nghị định này.

Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, sử dụng phương pháp giá thp nht và các hồ sơ dự thầu không có bất kỳ ưu đãi nào thì Hệ thống mạng đu thu quốc gia tự động xếp hạng nhà thầu theo giá dự thầu; việc đánh giá hồ sơ dự thầu có th được thực hiện đối với nhà thu xếp hạng thứ nht. Trường hợp nhà thu xếp hạng thứ nhất không đáp ứng thì đánh giá đối với nhà thầu xếp hạng tiếp theo.

4. Việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện thông qua Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 Điều 28 và các khoản 1, 3, 4, 5 Điều 65 của Nghị định này.

5. Việc sửa lỗi, hiệu chnh sai lệch thực hiện theo quy định tại Điều 29 và Điều 66 của Nghị định này.

6. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mi sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình quy định tại điểm d khoản 8 Điều này.

7. Nhà thầu có trách nhiệm theo dõi, cập nhật các thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với gói thầu mà nhà thầu quan tâm hoặc tham dự. Trường hợp xảy ra các sai sót do không theo dõi, cập nhật thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia dẫn đến bt lợi cho nhà thầu trong quá trình tham dự thầu bao gồm: thay đổi, sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, thời điểm đóng thầu, thời gian thương thảo hợp đồng và các nội dung khác thì nhà thầu phải tự chịu trách nhiệm và chu bất lợi trong quá trình tham dự thầu.

8. Việc lựa chọn nhà thầu qua mạng từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024 được thực hiện theo lộ trình sau:

a) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) gói thầu thuộc dự án đầu tư áp dụng hình thức đấu thu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước thuộc lĩnh vực hàng hóa, xây lắp, dịch vụ phi tư vn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 500 tỷ đồng, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, đấu thầu quốc tế;

b) Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng trong năm phải bảo đảm tổng số lượng gói thầu đạt tối thiểu 95% số lượng gói thầu và tối thiểu 90% tống giá trị gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, đấu thầu quốc tế;

c) Tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ (100%) gói thầu thuộc dự toán mua sắm áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước, trừ gói thầu hỗn hợp, gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, đấu thầu quốc tế;

d) Đối với gói thầu áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng, việc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyn, hồ sơ mời thu, kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2024.

9. Các trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia quy định tại khoản 5 Điều 50 của Luật Đấu thầu bao gồm:

a) Gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ, đấu thầu quốc tế;

b) Gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, đàm phán giá, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, gói thầu có sự tham gia của cộng đồng, lựa chọn tư vấn cá nhân theo quy trình rút gọn. Đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu này, việc ký hợp đồng điện tử được thực hiện trên cơ sở phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

c) Dự án, dự toán mua sắm, gói thầu có các nội dung được bo mật mà việc công khai thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia sẽ ảnh hưởng ti lợi ích cộng đồng hoặc gây nguy hại đến trật tự, an toàn xã hội hoặc gây nguy hại tới quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh th.

Trường hợp việc công khai các thông tin về dự án, dự toán mua sm, gói thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 8 của Luật Đấu thầu có thể dẫn đến các hậu quả quy định tại điểm này, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu về việc không tổ chức đấu thầu qua mạng.

Trường hợp một số thông tin trong dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu cần bảo mật và các thông tin còn lại vẫn được công khai thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền về cách thức cung cấp thông tin. Các thông tin cần bảo mật không phải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; các thông tin khác được tiếp tục đăng tải và tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng;

d) Gói thầu vượt quá khả năng đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

đ) Các gói thầu khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2. CHÀO GIÁ TRỰC TUYẾN

Điều 98. Điều kiện áp dụng chào giá trực tuyến

1. Chào giá trực tuyến bao gồm chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường và chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn.

2. Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp; tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời;

c) Nhóm hàng hóa, dịch vụ có thể áp dụng chào giá trực tuyến bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng cơ bản (quặng sắt, cốt liệu đường, vật liệu xây dựng, ống đồng và các nguyên liệu khác); thiết bị công nghệ thông tin đã được chuẩn hóa gồm máy tính, hộp mực, các modem và các thiết bị khác; giấy in, giấy photocopy, vật tư đơn giản, bóng đèn; mua quyền sử dụng phần mềm thương mại; năng lượng, than hoặc khí đốt; hóa chất; dịch vụ vận chuyển; dịch vụ vệ sinh; dịch vụ bảo trì; các hàng hóa, dịch vụ khác đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

3. Chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn được áp dụng trong một hoặc các trường hợp sau đây:

a) Gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn có giá trị không quá 300 triệu đồng đối với dự toán mua sắm;

b) Gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng;

c) Gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn phải mua của hãng sản xuất cụ thể đ bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bn quyền với các trang thiết bị, máy móc, phần mềm, dịch vụ sẵn có hoặc do các điều kiện bảo hành của hãng sản xuất mà không thể mua của hãng sản xuất khác và có nhiều nhà thầu có khả năng cung cấp.

Điều 99. Nguyên tắc chào giá trực tuyến

1. Nhà thầu có thể liên tục thay đổi mức giá, các yếu t khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến. Mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) do các nhà thầu chào được công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được công khai trong quá trình chào giá, trừ tên nhà thầu. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng và công khai thứ tự xếp hạng của nhà thầu tương ứng với mức giá, các yếu tố khác ngoài giá (nếu có) trong thời gian chào giá trực tuyến; thời gian còn lại của quá trình chào giá trực tuyến.

2. Trường hợp giá dự thầu là yếu tố duy nhất được phép chào lại và gói thầu đánh giá theo phương pháp giá thấp nhất mà có nhiều nhà thầu cùng chào giá thấp nhất thì nhà thầu chào giá đầu tiên thấp nhất trúng thầu.

3. Trường hợp không sử dụng phương pháp giá thấp nhất, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động xếp hạng nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mi thầu mà có nhiều nhà thầu cùng xếp hạng thứ nhất thì nhà thầu xếp hạng thứ nhất đầu tiên trúng thầu.

4. Thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến phải trong giờ hành chính.

5. Giá chào không được cao hơn giá gói thầu và không được cao hơn giá chào thấp nhất đối với trường hợp giá là yếu tố duy nhất được chào lại. Trường hợp giá dự thầu sau giảm giá (nếu có) của tất cả nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vượt giá gói thầu và không có nhà thầu nào tham gia chào giá trực tuyến đối với chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thì chủ đầu tư xử lý tình huống theo quy định tại điểm b hoặc điểm c hoặc điểm d khoản 8 Điều 131 của Nghị định này.

Điều 100. Quy trình chào giá trực tuyến thông thường

1. Trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, việc tổ chức chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được thực hiện tại bước đánh giá về tài chính, làm căn cứ để so sánh hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu.

2. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:

Việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Nghị định này. Đối với gói thầu có giá gói thầu dưới 05 tỷ đồng, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.

3. Ngoài các nội dung quy định tại Điều 24 của Nghị định này, hồ sơ mời thầu còn phải bao gồm tối thiểu các thông tin sau liên quan đến quá trình chào giá trực tuyến:

a) Thông báo về việc áp dụng chào giá trực tuyến trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

b) Các yếu tố khác ngoài giá mà nhà thầu được phép thay đổi (nếu có) và công thức quy đi để so sánh, xếp hạng nhà thầu.

4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:

Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Nghị định này.

5. Đánh giá hồ sơ dự thầu và tổ chức chào giá trực tuyến:

a) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 97 của Nghị định này;

b) Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được thẩm định, phê duyệt. Trên cơ sở danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, bên mời thầu gửi thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến Trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đến các nhà thầu có tên trong danh sách trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến. Thông báo mời tham gia chào giá trực tuyến bao gồm các nội dung sau: thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến; nguyên tắc xếp hạng nhà thầu, bao gồm cả công thức toán học được sử dụng trong quá trình chào giá trực tuyến (nếu có) để tự động xếp hạng nhà thầu trên cơ sở mức giá nhà thầu chào cùng với các yếu tố khác trong phiên chào giá trực tuyến; bước giá (mức chênh lệch tối thiểu của lần chào giá sau so với lần chào giá trước liền kề); thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến; các thông tin liên quan khác (nếu có);

c) Nhà thầu quyết định việc tham gia chào giá trực tuyến theo thông báo của bên mời thầu. Trường hợp nhà thầu được mời tham gia chào giá trực tuyến nhưng không tham gia thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ tiếp tục được đánh giá về tài chính căn cứ theo hồ sơ dự thầu đã nộp trước thời điểm đóng thầu.

6. Ghi nhận kết quả chào giá trực tuyến:

a) Nhà thầu tham gia chào giá trực tuyến trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Thời gian chào giá trực tuyến tối thiểu là 03 giờ kể từ thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến;

b) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ghi nhận giá chào cuối cùng của tng nhà thầu tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến và danh sách xếp hạng nhà thầu;

c) Việc xét duyệt trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu căn cứ vào giá dự thầu và các yếu tố ngoài giá (nếu có) tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến của nhà thầu xếp thứ nhất.

7. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

8. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Điều 101. Quy trình chào giá trực tuyến rút gọn

1. Chuẩn bị thông báo mời thầu trên cơ sở kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt:

Thông báo mời thầu bao gồm các thông tin sau đây:

a) Yêu cầu cụ thể về xuất xứ, ký mã hiệu, nhãn hiệu, hãng sản xuất, thông số kỹ thuật của hàng hóa, thời gian giao hàng, bảo hành và các nội dung cần thiết khác (nếu có) đối với gói thầu mua sắm hàng hóa; phạm vi công việc, yêu cầu kỹ thuật, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành dịch vụ và các nội dung cần thiết khác (nếu có) đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn;

b) Thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến, nguyên tắc xếp hạng nhà thầu, bước giá, thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến và các thông tin liên quan khác (nếu có);

c) Không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu.

2. Sau khi chủ đầu tư phê duyệt thông báo mời thầu, bên mời thầu đăng tải thông báo mời thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 03 ngày làm việc trước ngày có thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến. Thời gian chào giá trực tuyến tối thiểu là 24 giờ kể từ thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến.

3. Nhà thầu tham gia chào giá trực tuyến trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đ chào giá cho các nội dung xác định trong thông báo mời thu và được chào giá theo thời hạn quy định trong thông báo mời thầu.

4. Để tham gia chào giá trực tuyến, nhà thầu phải cam kết trong đơn dự thầu đáp ứng các yêu cầu trong thông báo mời thầu. Trường hợp nhà thầu trúng thầu nhưng không thực hiện theo cam kết thì bị xử lý theo đúng cam kết trong đơn dự thầu (công khai tên nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và khóa tài khoản trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản đề nghị của chủ đầu tư), trừ trường hợp bất khả kháng.

5. Ghi nhận kết quả chào giá trực tuyến:

a) Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia ghi nhận giá chào cuối cùng của từng nhà thầu tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến và danh sách xếp hạng nhà thầu;

b) Việc xét duyệt trúng thầu thực hiện theo quy định tại Điều 61 của Luật Đấu thầu căn cứ vào giá dự thầu tại thời điểm kết thúc chào giá trực tuyến của nhà thầu xếp thứ nhất.

6. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này.

7. Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng:

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mi thầu, hồ sơ dự thầu và các tài liệu liên quan khác. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này.

Mục 3. MUA SẮM TRỰC TUYẾN

Điều 102. Hình thức mua sắm trực tuyến

1. Mua sắm trực tuyến phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và được áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ của gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu không quá 100 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công có giá gói thầu không quá 01 tỷ đồng.

2. Thời gian áp dụng mua sắm trực tuyến đối với các hạng mục trong danh mục hàng hóa, dịch vụ mua sắm tập trung là thời gian thực hiện hợp đồng trong trường hợp không ký thỏa thuận khung nhưng không quá 12 tháng k từ ngày hợp đng có hiệu lực hoặc thời gian có hiệu lực của thỏa thuận khung.

Điều 103. Quy trình mua sắm trực tuyến

1. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động trích xuất thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm tập trung vào danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm trực tuyến.

2. Căn cứ danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư, bên mời thầu có nhu cầu mua sắm trực tuyến đặt mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Nội dung đơn hàng đối với từng hàng hóa, dịch vụ bao gồm: số lượng, khối lượng; phương thức vận chuyển và đơn giá vận chuyển (nếu có); đơn giá của hàng hóa, dịch vụ; phương thức thanh toán; địa điểm giao hàng hoặc địa điểm thực hiện; các thông tin cần thiết khác.

3. Đối với mỗi yêu cầu đặt hàng, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tự động gửi thông báo cho nhà thầu đã trúng thầu trong mua sắm tập trung trước đó. Nhà thầu có trách nhiệm xác nhận đơn hàng hoặc từ chối đơn hàng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đặt hàng.

4. Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hiển thị thông báo về việc xác nhận đơn hàng hoặc từ chối đơn hàng của nhà thầu và gửi thông báo đến đơn vị đặt mua.

5. Công khai kết quả mua sắm trực tuyến.

6. Việc hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Nhà thầu quản lý các đơn hàng đã xác nhận và chịu trách nhiệm cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng và tiến độ.

Điều 104. Thông tin hàng hóa, dịch vụ được mua sắm trực tuyến

Trường hợp điều chỉnh giảm giá hàng hóa, dịch vụ so với quy định trong thỏa thuận khung, hợp đồng đã ký trước đó, nhà thầu thông báo cho đơn vị mua sắm tập trung và Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia tối thiểu 05 ngày trước thời điểm điều chỉnh giảm giá hàng hóa, dịch vụ.

Chương VIII

HỢP ĐỒNG

Điều 105. Hợp đồng đối với nhà thầu được lựa chọn

1. Hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư (hoặc đơn vị được ủy quyền) với nhà thầu là hợp đồng dân sự và được xác lập bằng văn bản. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được đại diện theo pháp luật ủy quyền (sau đây gọi là đại diện hợp pháp) của nhà thầu có trách nhiệm ký hợp đồng; đối với nhà thầu liên danh, đại diện hợp pháp của các thành viên liên danh chịu trách nhiệm ký hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Đấu thầu. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu lực và phù hợp với quy định của pháp luật là cơ sở pháp lý cao nhất ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và để giải quyết tranh chấp phát sinh (nếu có).

Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng (nếu có), kết quả hoàn thiện hợp đồng, kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

2. Khi ký kết hợp đồng, văn bản hợp đồng phải đảm bảo phù hợp với các nội dung sau:

a) Điều kiện chung của hợp đồng, điều kiện cụ thể của hợp đồng trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các nội dung hiệu chỉnh, bổ sung, làm rõ trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

b) Các nội dung đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được chủ đầu tư chấp thuận và các nội dung thống nhất giữa hai bên trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng;

c) Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

d) Quy định của pháp luật.

3. Việc quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ; đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng; tạm ứng; thanh toán hợp đồng; nguyên tắc thanh toán, thanh lý hợp đồng thực hiện theo quy định tại các Điều 108, 109, 110, 111, 112 và 113 của Nghị định này.

Điều 106. Sửa đổi hợp đồng

1. Sửa đổi hợp đồng là việc chủ đầu tư, nhà thầu thống nhất sửa đổi, bổ sung một hoặc một số nội dung so với quy định trong hợp đồng đã ký. Việc sửa đổi hợp đồng chỉ được thực hiện trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực; việc sửa đổi các nội dung về tiến độ, khối lượng, giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật Đấu thầu. Việc sửa đổi hợp đồng được áp dụng đối với tất cả loại hợp đồng quy định tại Điều 64 của Luật Đấu thầu và phải được thực hiện bằng văn bản sửa đổi hợp đồng.

2. Các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng về quy trình, thủ tục sửa đổi hợp đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Luật Đấu thầu trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có sự thay đổi về chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng;

b) Sự kiện bất khả kháng;

c) Thay đổi phương thức vận chuyển, địa điểm giao hàng, dịch vụ liên quan đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

d) Bổ sung khối lượng, số lượng công việc thuộc tùy chọn mua thêm ngoài khối lượng, số lượng nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp này, văn bản sửa đổi hợp đồng phải quy định rõ khối lượng, giá trị, thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ đối với công việc bổ sung và các nội dung cần thiết khác. Thời gian giao hàng hoặc thời gian hoàn thành dịch vụ cho khối lượng công việc bổ sung có thể ngoài thời gian thực hiện hợp đồng ban đầu nhưng phải được người có thẩm quyền cho phép. Chủ đầu tư được áp dụng tùy chọn mua thêm nhiều lần nhưng không vượt mức tối đa nêu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Trường hợp tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm có sự thay đổi về chính sách thuế giá trị gia tăng thì đơn giá hàng hóa, dịch vụ (bao gồm thuế giá trị gia tăng) thuộc tùy chọn mua thêm không được vượt giá trị trước thuế của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng đã ký cộng với thuế giá trị gia tăng tại thời điểm áp dụng tùy chọn mua thêm;

đ) Thay đổi về thiết kế được duyệt;

e) Một hoặc các bên đề xuất các sáng kiến, cải tiến thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cao hơn cho chủ đầu tư;

g) Thay đổi tiến độ hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Đấu thầu;

h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên, bao gồm khối lượng, giá và các nội dung khác.

3. Khi chỉ số giá và các yếu tố khác biến động theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu có thể xem xét sửa đổi hợp đồng đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng bảo đảm phù hợp với quy định về sửa đổi hợp đồng do hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thay đổi cơ bản quy định tại pháp luật dân sự.

4. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ phi tư vấn thuộc dự toán mua sắm áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, trường hợp hết thời gian thực hiện hợp đồng mà khối lượng công việc quy định tại hợp đồng ban đầu chưa được thực hiện hết thì chủ đầu tư có thể báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhưng không quá 06 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 93 của Nghị định này.

5. Các trường hợp thay đổi giá hợp đồng, khối lượng và các nội dung khác đã được quy định trong hợp đồng mà không phải sửa đổi hợp đồng, không phải ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đấu thầu bao gồm:

a) Điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo kết quả đầu ra (nếu có) theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 107 của Nghị định này;

b) Tăng, giảm khối lượng đối với hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, phi tư vấn áp dụng hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh, việc bổ sung khối lượng thuộc tùy chọn mua thêm áp dụng sửa đổi hợp đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

c) Tăng, giảm thời gian đối với hợp đồng theo thời gian; tăng, giảm chi phí trực tiếp thực hiện đối với hợp đồng chi phí cộng phí; tăng, giảm giá trị cơ sở để tính phần trăm chi phí đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm; tăng, giảm mức giảm trừ thanh toán, mức tăng giá trị thanh toán đối với hợp đồng theo kết quả đầu ra;

d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.

Trường hợp việc thay đổi các nội dung quy định tại khoản này dẫn đến không đáp ứng được một hoặc các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 70 của Luật Đấu thầu thì phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép sửa đổi hợp đồng.

Điều 107. Điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát

1. Việc điều chỉnh giá hợp đồng do lạm phát, giảm phát (sau đây gọi là điều chỉnh trượt giá hợp đồng) đối với loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Đối với hợp đồng theo thời gian, hợp đồng theo kết quả đầu ra, trượt giá hợp đồng có thể được áp dụng đối với hợp đồng có thời gian thực hiện dài hoặc trong hoàn cảnh thị trường có biến động giá lớn.

2. Việc áp dụng điều chỉnh trượt giá phải được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và được hoàn thiện nội dung trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng. Hợp đồng phải quy định nguyên tắc, thời gian tính điều chỉnh; cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh; thời điểm để tính toán chỉ số giá hoặc giá gốc để làm cơ sở xác định chênh lệch do trượt giá cho mỗi lần thanh toán hợp đồng. Nội dung giá hợp đồng phải bao gồm mục giá trị trượt giá tạm tính trên cơ sở dự kiến trượt giá và quy định pháp luật về quản lý chi phí để làm cơ sở thanh toán. Việc quản lý và thanh toán giá trị trượt giá theo quy định đã có trong hợp đồng, không yêu cầu phải ký văn bản sửa đổi hợp đồng; trường hợp do biến động về giá, việc thanh toán các đợt tiếp theo dẫn đến giá hợp đồng vượt giá gói thầu thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Trường hợp được người có thẩm quyền chấp thuận, các bên ký kết văn bản sửa đổi hợp đồng trước khi thực hiện thanh toán.

3. Trượt giá hợp đồng được xác định theo các phương pháp sau:

a) Phương pháp bù trừ trực tiếp;

b) Phương pháp điều chỉnh bằng công thức điều chỉnh trên cơ sở áp dụng chỉ số giá. Chỉ số giá để làm cơ sở tính trượt giá được xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và nội dung thương thảo hợp đồng (nếu có), hoàn thiện hợp đồng. Nguồn chỉ số có thể quy định áp dụng theo chỉ số giá do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hoặc chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố. Đối với nội dung chi phí tính điều chỉnh trượt giá có nguồn gốc từ nước ngoài, có thể quy định áp dụng chỉ số giá được cơ quan thống kê độc lập nơi phát sinh chi phí ở nước ngoài công bố. Việc xác định phương pháp, công thức tính điều chỉnh giá phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp tính chất của gói thầu và quy định cụ thể về quản lý rủi ro trượt giá trong hợp đồng. Chủ đầu tư có thể vận dụng các công thức điều chỉnh đang áp dụng rộng rãi trên thị trường quốc tế bao gồm các mẫu quy định của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các mẫu khác;

c) Phương pháp điều chỉnh ngoài quy định tại điểm a và điểm b khoản này theo quy định của pháp luật.

Điều 108. Quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ

1. Các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ phải được quy định cụ thể thông qua chỉ tiêu, thông số, quy cách kỹ thuật sản phẩm, quy trình kiểm soát chất lượng nêu trong yêu cầu kỹ thuật, điều kiện cụ thể của hợp đồng và các nội dung khác trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trên cơ sở đề xuất của nhà thầu trong hồ sơ dự thầu, các nội dung làm rõ, bổ sung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nội dung thương thảo (nếu có), hoàn thiện hợp đồng, yêu cầu về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được bổ sung, hoàn thiện để ký kết hợp đồng làm cơ sở thực hiện.

2. Hợp đồng phải quy định quy trình và thủ tục để kiểm soát các chỉ tiêu chất lượng của hàng hóa, dịch vụ; kiểm soát nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Điều 109. Đồng tiền và hình thức thanh toán hợp đồng

1. Đồng tiền sử dụng để thanh toán hợp đồng phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và không được trái với các quy định của pháp luật.

2. Các chi phí trong nước phải được thanh toán bằng đồng Việt Nam, các chi phí bên ngoài lãnh thổ Việt Nam được thanh toán bằng đồng tiền nước ngoài, đồng Việt Nam theo quy định trong hợp đồng.

3. Hình thức thanh toán có thể bằng tiền mặt, chuyển khoản và các hình thức khác do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật và phải được ghi trong hợp đồng.

Điều 110. Tạm ứng hợp đồng

1. Tạm ứng hợp đồng là khoản kinh phí được ứng trước cho nhà thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.

2. Tùy theo quy mô, tính chất của gói thầu để xác định mức tạm ứng, phù hợp với quy định của pháp luật (nếu có). Hợp đồng phải quy định về mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng, bảo lãnh tạm ứng, thu hồi tạm ứng; trách nhiệm của các bên trong việc quản lý, sử dụng kinh phí tạm ứng; thu giá trị của bảo lãnh tạm ứng trong trường hợp sử dụng kinh phí tạm ứng không đúng mục đích.

3. Nhà thầu chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả. Nghiêm cấm việc tạm ứng mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

Điều 111. Thanh toán hợp đồng

1. Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán cho nhà thầu.

2. Việc thanh toán không căn cứ theo dự toán và các quy định, hướng dẫn hiện hành của Nhà nước về định mức, đơn giá; không căn cứ vào đơn giá trong hóa đơn tài chính đối với các yếu tố đầu vào của nhà thầu, bao gồm vật tư, máy móc, thiết bị và các yếu tố đầu vào khác.

3. Trường hợp trong một hợp đồng có nhiều loại hợp đồng khác nhau thì áp dụng nguyên tắc thanh toán tương ứng với từng loại hợp đồng theo quy định tại Điều 112 của Nghị định này.

Điều 112. Nguyên tắc thanh toán đối với các loại hợp đồng

1. Đối với hợp đồng trọn gói:

Việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ phần trăm giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình, khối lượng công việc tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng; khi thanh toán không yêu cầu có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:

Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện và đã được nghiệm thu tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng.

3. Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh:

Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở đơn giá hoặc đơn giá đã được điều chỉnh theo quy định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện và đã được nghiệm thu tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng; trường hợp hợp đồng không điều chỉnh đơn giá mà điều chỉnh trượt giá thì giá trị thanh toán được xác định theo giá hợp đồng được điều chỉnh trượt giá theo quy định của hợp đồng.

4. Đối với hợp đồng theo thời gian:

a) Mức thù lao cho chuyên gia: được tính xác định trên cơ sở lương của chuyên gia và các chi phí liên quan đến lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nghỉ lễ, nghỉ tết, chi phí quản lý của nhà thầu (nếu có) và các chi phí khác được nêu trong hợp đồng hoặc được điều chỉnh theo quy định nhân với thời gian làm việc thực tế (theo tháng, tuần, ngày, giờ) tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng;

b) Đối với các công việc ngoài quy định tại điểm a khoản này áp dụng đơn giá theo đơn vị thời gian, việc thanh toán căn cứ vào đơn giá nhân với thời gian làm việc, sử dụng thực tế tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng;

c) Các khoản chi phí liên quan (ngoài chi phí lương của chuyên gia, chi phí công việc khác áp dụng đơn giá theo đơn vị thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản này) bao gồm: chi phí đi lại, khảo sát, thuê văn phòng làm việc, thông tin liên lạc và các chi phí khác thì thanh toán theo phương thức quy định trong hợp đồng. Đối với mỗi khoản chi phí này, hợp đồng cần quy định rõ phương thức thanh toán như thanh toán theo thực tế dựa vào hóa đơn, chứng từ hợp lệ do nhà thầu xuất trình hoặc thanh toán trên cơ sở đơn giá thỏa thuận trong hợp đồng.

5. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm:

Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở tỷ lệ phần trăm ghi trong hợp đồng nhân với giá trị công trình được nghiệm thu và phù hợp với thời hạn bảo hiểm công trình ghi trong hợp đồng.

6. Đối với hợp đồng theo kết quả đầu ra:

Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở giá trị công việc thực tế đã được nghiệm thu tương ứng với giai đoạn thanh toán được các bên thỏa thuận trong hợp đồng, cộng hoặc trừ với mức tăng giá trị thanh toán, mức giảm trừ thanh toán theo quy định trong hợp đồng căn cứ theo kết quả đầu ra.

7. Đối với hợp đồng theo chi phí cộng phí:

Việc thanh toán căn cứ vào các chi phí thực tế mà nhà thầu đã bỏ ra để thực hiện hợp đồng, cộng với mức lợi nhuận phù hợp cho nhà thầu trên cơ sở quy định tại hợp đồng.

8. Việc xử lý hồ sơ thanh toán được thực hiện trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhà thầu nộp đủ chứng từ, hồ sơ thanh toán cho chủ đầu tư.

Điều 113. Thanh lý hợp đồng

1. Hợp đồng được thanh lý trong trường hợp sau đây:

a) Các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;

b) Hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc hợp đồng tự động hết hiệu lực khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký hoặc ký kết biên bản thanh lý hợp đồng. Biên bản thanh lý hợp đồng có thể được lập riêng hoặc như một phần của biên bản nghiệm thu đợt cuối cùng hoặc biên bản thống nhất chấm dứt hợp đồng với nội dung phù hợp với trách nhiệm các bên đã quy định trong hợp đồng. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký hoặc trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hợp đồng bị chấm dứt (hủy bỏ) theo quy định của pháp luật và không quá 90 ngày đối với những hợp đồng có quy mô lớn, phức tạp.

Chương IX

KIỂM TRA, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG ĐẤU THẦU

Mục 1. KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 114. Trách nhiệm kiểm tra hoạt động đấu thầu

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, địa phương theo kế hoạch định kỳ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt;

b) Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản này.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các dự án do Thủ trưởng cơ quan ở trung ương quyết định đầu tư và các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chủ trì tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý và các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại điểm a khoản này.

4. Người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu đối với các dự án đầu tư do mình quyết định đầu tư, dự án đầu tư của doanh nghiệp do doanh nghiệp mình nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Điều 115. Trách nhiệm của đoàn kiểm tra, thành viên đoàn kiểm tra

1. Trách nhiệm của đoàn kiểm tra:

a) Thực hiện kiểm tra hoạt động đấu thầu theo quy định tại quyết định kiểm tra;

b) Đề nghị đơn vị được kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ việc kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra;

c) Xây dựng dự thảo báo cáo kiểm tra và thông báo về dự thảo báo cáo kiểm tra cho tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra;

d) Xây dựng dự thảo kết luận kiểm tra.

2. Trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm tra:

a) Tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi tiết;

b) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra khi thực hiện kiểm tra.

3. Trách nhiệm của thành viên đoàn kiểm tra:

a) Thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và theo phân công của Trưởng đoàn kiểm tra;

b) Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra cá nhân theo phân công;

c) Báo cáo Trưởng đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra do mình thực hiện;

d) Được quyền bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến của mình.

Điều 116. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra:

a) Phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra trong quá trình kiểm tra;

b) Báo cáo trung thực, cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cung cấp;

c) Giải trình về các nội dung tại dự thảo báo cáo kiểm tra (nếu có);

d) Thực hiện kết luận kiểm tra của cơ quan kiểm tra;

đ) Gửi báo cáo phản hồi về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra đến cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Nghị định này.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan:

a) Báo cáo trung thực, cung cấp thông tin, tài liệu kịp thời, đầy đủ khi đoàn kiểm tra có yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cung cấp;

b) Giải trình về các nội dung tại dự thảo báo cáo kiểm tra (nếu có).

Điều 117. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra

1. Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời.

2. Công tâm, khách quan, không gây khó khăn cho đơn vị được kiểm tra; tuân thủ các quy định về phòng, chống tham nhũng.

3. Tiến hành độc lập nhưng có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

4. Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

5. Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên thực hiện kiểm tra của cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.

Điều 118. Hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra định kỳ:

a) Kiểm tra định kỳ được thực hiện theo kế hoạch thường xuyên hằng năm được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;

b) Căn cứ tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu của từng năm, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra định kỳ cho năm kế tiếp, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt. Kế hoạch kiểm tra định kỳ bao gồm các nội dung sau đây: danh sách các đơn vị được kiểm tra; dự án, dự toán mua sắm sẽ tiến hành kiểm tra; thời gian thực hiện kiểm tra; phạm vi và nội dung kiểm tra; đơn vị phối hợp kiểm tra (nếu có);

c) Trường hợp cần điều chỉnh kế hoạch kiểm tra định kỳ đã phê duyệt, đơn vị chủ trì kiểm tra lập kế hoạch điều chỉnh, trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;

d) Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được phê duyệt là cơ sở để người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt quyết định kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra;

đ) Kế hoạch kiểm tra định kỳ và kế hoạch điều chỉnh (nếu có) được gửi đến đơn vị được kiểm tra trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày được phê duyệt nhưng phải đảm bảo đơn vị được kiểm tra nhận được tối thiểu là 15 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.

2. Kiểm tra đột xuất:

a) Kiểm tra đột xuất do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định;

b) Kiểm tra đột xuất được thực hiện đối với từng trường hợp theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.

Điều 119. Phương thức kiểm tra

1. Một cuộc kiểm tra có thể được tiến hành theo một hoặc kết hợp các phương thức kiểm tra quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Kiểm tra trực tiếp là phương thức được áp dụng chủ yếu và được thực hiện trực tiếp tại cơ sở của đơn vị được kiểm tra.

3. Báo cáo bằng văn bản là phương thức đoàn kiểm tra yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo bằng văn bản về nội dung cần kiểm tra.

Điều 120. Thời gian và kinh phí kiểm tra hoạt động đấu thầu

1. Thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu:

a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 07 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra;

b) Trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa 40 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, đoàn kiểm tra phải có báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt kết luận kiểm tra trong thời hạn tối đa 30 ngày kể từ ngày đoàn kiểm tra trình dự thảo kết luận kiểm tra.

2. Kinh phí thực hiện kiểm tra:

a) Kinh phí thực hiện kiểm tra được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của đơn vị chủ trì kiểm tra hoạt động đấu thầu thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

b) Doanh nghiệp nhà nước tự bố trí kinh phí thực hiện kiểm tra.

Điều 121. Quy trình kiểm tra theo phương thức kiểm tra trực tiếp

1. Chuẩn bị kiểm tra:

Căn cứ kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra thực hiện các công việc sau:

a) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm tra; trường hợp kiểm tra đột xuất, việc thu thập thông tin, tài liệu được thực hiện trước hoặc sau khi có quyết định kiểm tra;

b) Xác định thành phần của đoàn kiểm tra, thành viên tham gia của đơn vị phối hợp (nếu có);

c) Trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt quyết định kiểm tra;

d) Trưởng đoàn kiểm tra phê duyệt kế hoạch kiểm tra chi tiết sau khi quyết định kiểm tra được phê duyệt; trường hợp cuộc kiểm tra có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra hoặc theo yêu cầu kiểm tra đột xuất, Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định trình kế hoạch kiểm tra chi tiết để người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt;

đ) Xây dựng đề cương báo cáo để làm cơ sở cho đơn vị được kiểm tra lập báo cáo về hoạt động đấu thầu cần kiểm tra;

e) Thông báo bằng văn bản kèm theo kế hoạch kiểm tra chi tiết và đề cương báo cáo cho đơn vị được kiểm tra, cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị được kiểm tra (nếu có) và các đơn vị có liên quan (nếu có). Văn bản thông báo được gửi cho đơn vị được kiểm tra trong thời hạn tối thiểu là 10 ngày trước ngày tiến hành kiểm tra.

2. Tổ chức kiểm tra:

a) Trưởng đoàn kiểm tra công bố quyết định kiểm tra khi bắt đầu tổ chức kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của đơn vị được kiểm tra, lập biên bản công bố quyết định kiểm tra;

b) Đoàn kiểm tra tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động đấu thầu được kiểm tra, bao gồm cả các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 124 của Nghị định này đối với đơn vị được kiểm tra; lập biểu đánh giá và nhận xét đối với từng nội dung liên quan; kiểm tra, xác minh các thông tin, tài liệu (nếu cần thiết); kiểm tra kết quả thực hiện để làm cơ sở kết luận các nội dung kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra có thể trao đổi với các đơn vị được kiểm tra và tiến hành kiểm tra thực địa khi cần thiết. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra quyết định việc lập biên bản xác nhận nội dung kiểm tra;

c) Đoàn kiểm tra thông báo bằng văn bản cho đơn vị được kiểm tra về việc kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và bàn giao tài liệu, trang thiết bị sử dụng (nếu có) trong quá trình kiểm tra;

d) Sau khi kết thúc kiểm tra trực tiếp tại cơ sở, đoàn kiểm tra xây dựng dự thảo báo cáo kiểm tra trình Trưởng đoàn kiểm tra xem xét, quyết định trước khi gửi cho đơn vị được kiểm tra có ý kiến. Dự thảo báo cáo kiểm tra được gửi cho đơn vị được kiểm tra bằng văn bản hoặc đồng thời bằng văn bản, fax email;

đ) Trên cơ sở dự thảo báo cáo kiểm tra, ý kiến tiếp thu giải trình của đơn vị được kiểm tra, đoàn kiểm tra có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kiểm tra.

3. Kết luận kiểm tra:

a) Trên cơ sở báo cáo kiểm tra, đoàn kiểm tra dự thảo kết luận kiểm tra để trình người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem xét, phê duyệt. Kết luận kiểm tra phải đưa ra biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu;

b) Kết luận kiểm tra được gửi cho đơn vị được kiểm tra và cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị được kiểm tra (nếu có) và các đơn vị có liên quan (nếu cần thiết).

4. Theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra:

a) Người đứng đầu đơn vị được kiểm tra tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra và có báo cáo về tình hình thực hiện kết luận kiểm tra gửi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra trong thời hạn quy định tại kết luận kiểm tra. Báo cáo bao gồm các nội dung sau: biện pháp khắc phục những tồn tại, sai sót nêu trong kết luận kiểm tra; biện pháp chấn chỉnh hoạt động đấu thầu; việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân theo kiến nghị của đoàn kiểm tra (nếu có);

b) Việc theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra được thực hiện thông qua báo cáo theo quy định tại điểm a khoản này. Tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra và tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận kiểm tra nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 122. Quy trình kiểm tra theo phương thức báo cáo bằng văn bản

1. Chuẩn bị kiểm tra:

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thành lập yêu cầu đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý về đấu thầu hoặc tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu gồm các nội dung sau:

a) Mục đích, yêu cầu báo cáo;

b) Phạm vi và nội dung báo cáo;

c) Đề cương yêu cầu báo cáo;

d) Thời hạn nộp báo cáo của đơn vị được kiểm tra;

đ) Trách nhiệm của đơn vị được kiểm tra;

e) Các nội dung khác có liên quan.

2. Tổ chức kiểm tra:

a) Căn cứ báo cáo của đơn vị được kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra thực hiện thu thập, nghiên cứu, phân tích, đánh giá các thông tin, bao gồm cả các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 124 của Nghị định này đối với đơn vị được kiểm tra; tài liệu liên quan đến nội dung yêu cầu báo cáo; tiến hành xác minh các thông tin, tài liệu khi cần thiết; trong quá trình kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra có thể trao đổi với đơn vị được kiểm tra (nếu cần thiết);

b) Đơn vị chủ trì kiểm tra tổ chức xây dựng dự thảo báo cáo kiểm tra trong đó đề xuất biện pháp xử lý đối với các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra.

3. Kết luận kiểm tra và theo dõi việc thực hiện kết luận kiểm tra được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 121 của Nghị định này.

Mục 2. GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

Điều 123. Giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền

1. Thẩm quyền giám sát hoạt động đấu thầu:

a) Đối với dự án mà Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền, căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án, gói thầu, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan, đơn vị chủ trì, tổ chức việc giám sát khi cần thiết;

b) Người có thẩm quyền giao cá nhân hoặc đơn vị trực thuộc có chuyên môn về đấu thầu độc lập với chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia thực hiện việc giám sát hoạt động đấu thầu đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong phạm vi quản lý của mình khi cần thiết.

2. Trình tự, thủ tục giám sát hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền:

a) Chuẩn bị giám sát: xác định gói thầu cần giám sát trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; thông báo cho chủ đầu tư về cá nhân, đơn vị thực hiện giám sát, nội dung giám sát hoạt động đấu thầu. Cá nhân hoặc đơn vị thực hiện việc giám sát phải được công khai trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Thực hiện giám sát: cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát trao đổi trực tiếp, lập biên bản làm việc hoặc yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo bằng văn bản về các nội dung giám sát. Chủ đầu tư, bên mời thầu và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát;

c) Báo cáo kết quả giám sát: cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát báo cáo kịp thời bằng văn bản đến người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi, nội dung không phù hợp với quy định pháp luật về đấu thầu để có biện pháp xử lý thích hợp, bảo đảm hiệu quả của quá trình lựa chọn nhà thầu.

3. Trách nhiệm của cá nhân hoặc đơn vị thực hiện giám sát hoạt động đấu thầu:

a) Trung thực, khách quan; không gây phiền hà cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong quá trình giám sát;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ quá trình giám sát;

c) Tiếp nhận thông tin phản ánh của nhà thầu và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu của gói thầu đang thực hiện giám sát;

d) Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả giám sát của mình;

e) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan.

Điều 124. Giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương

1. Việc giám sát thường xuyên hoạt động đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương được thực hiện khi phát hiện hoạt động đấu thầu có dấu hiệu không bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế theo thông tin được tổng hợp trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc theo kiến nghị, phản ánh của tổ chức, cá nhân liên quan, bao gồm:

a) Chủ đầu tư không trả lời yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu, không trả lời kiến nghị về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu của nhà thầu;

b) Chủ đầu tư vi phạm quy định về thời gian đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và các thông tin khác;

c) Chủ đầu tư có số lượng trung bình nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường thấp;

d) Chủ đầu tư có nhiều gói thầu có kiến nghị về hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Hồ sơ mời thầu bị kiến nghị có các quy định làm hạn chế cạnh tranh;

e) Các thông tin khác có liên quan.

2. Trên cơ sở kết quả tổng hợp các nội dung, thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu thuộc bộ, ngành, địa phương kịp thời thực hiện các biện pháp sau:

a) Chấn chỉnh hoạt động đấu thầu trên địa bàn, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

b) Yêu cầu chủ đầu tư, người có thẩm quyền xem xét, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có).

Mục 3. XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 125. Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu

1. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bao gồm cả cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu:

a) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 1, 2, 4 và điểm a khoản 3 Điều 16 của Luật Đấu thầu;

b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm điểm b, điểm c khoản 3; khoản 5; điểm g, h, i, k, l khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 16 của Luật Đấu thầu;

c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 6 và khoản 7 Điều 16 của Luật Đấu thầu;

Đối với nhà thầu liên danh, việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu áp dụng với tất cả thành viên liên danh khi một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu, trừ trường hợp: thành viên liên danh vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4, các điểm b, c, d, đ khoản 5, các điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 6, khoản 7, điểm a, điểm b khoản 8 Điều 16 của Luật Đấu thầu thì chỉ cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với thành viên đó mà không cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với các thành viên còn lại.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thuộc cùng phạm vi quản lý của người có thẩm quyền và các hành vi này chưa bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu với thời gian cấm được xác định bằng tổng thời gian cấm của các hành vi vi phạm nhưng tối đa không quá 05 năm.

3. Thời hiệu áp dụng biện pháp cấm tham gia hoạt động đấu thầu quy định tại khoản 1 Điều này là 10 năm tính từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

4. Người có thẩm quyền xem xét, ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được một trong các tài liệu sau:

a) Văn bản đề nghị của chủ đầu tư kèm theo các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm;

b) Kiến nghị tại kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra, kết luận kiểm tra của đoàn kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước;

c) Kết quả giải quyết kiến nghị của Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị;

d) Các văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó xác định hành vi vi phạm.

5. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có thẩm quyền cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc đề nghị Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương. Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấm tham gia hoạt động đấu thầu của người có thẩm quyền.

6. Căn cứ quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn 05 năm đối với tổ chức, cá nhân đang bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu tại 03 quyết định khác nhau của Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

7. Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung:

a) Tên người có thẩm quyền;

b) Tên tổ chức, cá nhân vi phạm;

c) Thời gian cấm bao gồm: thời gian cấm đối với hành vi vi phạm (nội dung vi phạm, căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm); thời gian cấm đối với hành vi vi phạm tiếp theo (nếu có); tổng thời gian cấm;

d) Phạm vi cấm;

đ) Hiệu lực thi hành: ngày có hiệu lực và ngày kết thúc hiệu lực.

8. Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu không đồng ý với quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì có quyền khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

9. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này và bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.

Chương X

NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU

Điều 126. Trách nhiệm của đơn vị thẩm định

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:

a) Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

b) Phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu và các trường hợp khác theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với dự án đầu tư, trách nhiệm thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư, trừ các gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 78 của Luật Đấu thầu;

b) Cơ quan, tổ chức được Thủ trưởng cơ quan trung ương, người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ giao nhiệm vụ thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình;

c) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

d) Đơn vị giúp việc liên quan chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan khác ở địa phương;

đ) Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước quy định tại Điều 42 của Luật Đấu thầu hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

3. Đối với dự án đầu tư, trường hợp áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư giao cho tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

4. Đối với dự toán mua sắm, trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:

a) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa (bao gồm cả mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế), dịch vụ mà Thủ trưởng cơ quan trung ương là người có thẩm quyền thì Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Đối với gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền thì Sở Y tế chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c) Đối với gói thầu ngoài gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính hoặc một cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

d) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế) mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm quyết định việc mua sắm theo quy định tại Điều 91 của Nghị định này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

5. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người có thẩm quyền khác ủy quyền phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì người được ủy quyền tổ chức việc thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

6. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định các nội dung sau đây: hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật (đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ), kết quả lựa chọn nhà thầu.

7. Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.

Điều 127. Thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu

1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

b) Dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

c) Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

d) Tài liệu khác có liên quan.

2. Nội dung thẩm định bao gồm:

a) Kiểm tra sự phù hợp về các nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 15 của Nghị định này;

b) Các nội dung liên quan khác.

3. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

a) Khái quát nội dung chính của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, cơ sở pháp lý để lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về nội dung của kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;

c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định;

d) Các ý kiến khác (nếu có).

4. Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để trao đổi các nội dung nếu thấy cần thiết.

Điều 128. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu

1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

b) Dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c) Các tài liệu là căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

d) Tài liệu khác có liên quan.

2. Nội dung thẩm định bao gồm:

Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc kiểm tra, đánh giá và đưa ra ý kiến nhận xét căn cứ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan về các nội dung sau đây:

a) Căn cứ pháp lý để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

Xem xét tính phù hợp, đầy đủ của cơ sở pháp lý của việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và những lưu ý cần thiết (nếu có).

Đối với gói thầu đấu thầu trước, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận về vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại Điều 42 của Luật Đấu thầu;

b) Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu:

Xem xét sự phù hợp của việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu; việc phân chia thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và sự hợp lý về quy mô gói thầu;

c) Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm những nội dung: xem xét sự phù hợp về các nội dung tại kế hoạch lựa chọn nhà thầu và về sự tuân thủ hoặc phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật khác có liên quan cũng như yêu cầu của dự án, dự toán mua sắm và những lưu ý cần thiết khác (nếu có) đối với phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu; xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc đã thực hiện, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có) so với tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm thì xem xét sự phù hợp của tổng giá trị các phần công việc so với dự toán mua sắm của năm ngân sách, năm tài chính và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách, năm tài chính tiếp theo.

3. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

a) Khái quát nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm;

b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đối với các nội dung không thống nhất với dự thảo kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị thẩm định phải đưa ra lý do cụ thể và đề xuất biện pháp giải quyết để trình người có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét, quyết định;

d) Các ý kiến khác (nếu có).

Điều 129. Thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của bên mời thầu;

b) Dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Quyết định phê duyệt dự án (nếu có), quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

d) Tài liệu khác có liên quan.

2. Nội dung thẩm định bao gồm:

a) Kiểm tra các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu so với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện của dự án, dự toán mua sắm, gói thầu; so với hồ sơ thiết kế, dự toán của gói thầu, yêu cầu về đặc tính, thông số kỹ thuật của hàng hóa (nếu có); so với biên bản trao đổi giữa bên mời thầu với các nhà thầu tham dự thầu trong giai đoạn một (đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn); so với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;

c) Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Các nội dung liên quan khác.

3. Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung sau đây:

a) Khái quát nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

c) Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Các ý kiến khác (nếu có).

4. Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết.

Điều 130. Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Nguyên tắc chung:

a) Kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định trước khi phê duyệt;

b) Đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ thì tiến hành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

c) Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, gói thầu áp dụng hình thức chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường, danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật phải được thẩm định trước khi phê duyệt;

d) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ, không tiến hành thẩm định trong giai đoạn một, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ;

đ) Đối với gói thầu áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ, giai đoạn một chỉ tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, việc thẩm định trong giai đoạn hai thực hiện như đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, trong đó danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ở giai đoạn hai được thẩm định tương ứng với các nội dung về kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu giai đoạn hai đã được hiệu chỉnh so với giai đoạn một;

e) Trước khi ký báo cáo thẩm định, đơn vị thẩm định có thể tổ chức họp giữa các bên để giải quyết các vấn đề còn tồn tại nếu thấy cần thiết;

g) Không tiến hành thẩm định danh sách xếp hạng nhà thầu.

2. Thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển:

a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;

Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của tổ chuyên gia;

Các hồ sơ, tài liệu: hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, biên bản mở thầu, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển của các nhà thầu và các tài liệu khác có liên quan.

b) Nội dung thẩm định bao gồm:

Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;

Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;

Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;

Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

Các nội dung liên quan khác.

c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung:

Khái quát nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển;

Tóm tắt quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển và đề nghị của bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;

Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;

Đề xuất và kiến nghị của đơn vị thẩm định về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; về biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình mời quan tâm, tổ chức sơ tuyển; về biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;

Các ý kiến khác (nếu có).

3. Thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hai túi hồ sơ:

a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

Tờ trình đề nghị phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;

Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của tổ chuyên gia;

Các hồ sơ, tài liệu: hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản mở thầu, hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu và những tài liệu khác có liên quan.

b) Nội dung thẩm định bao gồm:

Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

Các nội dung liên quan khác.

c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung:

Tóm tắt quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu (từ khi đăng tải thông báo mời thầu đến khi trình thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật) và đề nghị của bên mời thầu về danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật; đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

Các ý kiến khác (nếu có).

4. Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu:

a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt bao gồm:

Tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của bên mời thầu, trong đó phải nêu rõ ý kiến của bên mời thầu đối với các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của tổ chuyên gia;

Báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của tổ chuyên gia;

Biên bản thương thảo hợp đồng (nếu có);

Bản chụp các hồ sơ, tài liệu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, biên bản mở thầu, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu và các tài liệu khác có liên quan; trường hợp đã tiến hành thẩm định danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật thì chỉ gửi biên bản mở hồ sơ đề xuất về tài chính và bản chụp hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

b) Nội dung thẩm định bao gồm:

Kiểm tra các tài liệu là căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Kiểm tra việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

Kiểm tra việc đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ; việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất về tài chính;

Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình thương thảo hợp đồng (nếu có); kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả thương thảo hợp đồng so với kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có), danh sách xếp hạng nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu;

Xem xét về những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa bên mời thầu với tổ chuyên gia; giữa các cá nhân trong tổ chuyên gia;

Các nội dung liên quan khác.

c) Báo cáo thẩm định bao gồm các nội dung:

Khái quát về nội dung chính của dự án, dự toán mua sắm, gói thầu, cơ sở pháp lý đối với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu;

Tóm tắt toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu từ khi lựa chọn danh sách ngắn (nếu có) đến khi trình thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, kèm theo các hồ sơ, tài liệu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

Tóm tắt đề xuất, kiến nghị của bên mời thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu;

Nhận xét và ý kiến của đơn vị thẩm định về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; về sự bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong quá trình lựa chọn nhà thầu; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý đối với trường hợp phát hiện sự không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp giải quyết đối với những trường hợp chưa đủ cơ sở kết luận về kết quả lựa chọn nhà thầu;

Các ý kiến khác (nếu có).

Chương XI

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

Điều 131. Xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng

1. Trường hợp có lý do cần điều chỉnh giá gói thầu hoặc nội dung gói thầu, phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật trước thời điểm đóng thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 8 Điều này.

2. Trường hợp gói thầu có dự toán được duyệt sau khi phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà dự toán gói thầu cao hơn hoặc thấp hơn giá gói thầu ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì dự toán đó sẽ thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nguyên tắc sau đây:

a) Trường hợp dự toán gói thầu được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng bảo đảm giá trị cao hơn đó không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Trường hợp giá trị cao hơn đó làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; nếu hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt không còn phù hợp thì phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu;

b) Trường hợp dự toán gói thầu được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mà không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu; trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Dự toán được phê duyệt sau khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt theo quy định tại khoản này phải được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn tối thiểu 05 ngày trước ngày có thời điểm đóng thầu.

3. Trường hợp khi xác định danh sách ngắn có ít hơn 03 nhà thầu đáp ứng yêu cầu thì căn cứ điều kiện cụ thể của gói thầu, chủ đầu tư xử lý theo một trong hai cách sau đây:

a) Tiến hành lựa chọn bổ sung nhà thầu vào danh sách ngắn;

b) Cho phép phát hành ngay hồ sơ mời thầu cho nhà thầu trong danh sách ngắn.

4. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu không có nhà thầu tham dự thầu thì chủ đầu tư quyết định xử lý theo một trong các cách sau đây:

a) Hủy thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu để mời thầu lại. Trong trường hợp này, trước khi mời thầu lại, cần rà soát, sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu (nếu cần thiết) để bảo đảm trong hồ sơ không có điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham dự thầu của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng;

b) Gia hạn thời điểm đóng thầu tối thiểu là 05 ngày đối với gói thầu đang thực hiện mời quan tâm, mời sơ tuyển, gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng; gia hạn thời điểm đóng thầu tối thiểu là 10 ngày đối với gói thầu khác.

5. Trường hợp tại thời điểm đóng thầu đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường mà chỉ có 01 hoặc 02 nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu thì chủ đầu tư xem xét, giải quyết trong thời hạn không quá 04 giờ kể từ thời điểm đóng thầu theo một trong hai cách sau đây:

a) Cho phép gia hạn thời điểm đóng thầu nhằm tăng thêm số lượng nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này phải quy định rõ thời điểm đóng thầu mới và các thời hạn tương ứng để nhà thầu có đủ thời gian sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu đã nộp theo yêu cầu mới;

b) Cho phép mở thầu ngay để tiến hành đánh giá.

6. Đối với trường hợp xử lý tình huống theo quy định tại khoản 4 Điều này và trường hợp hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, không phải điều chỉnh thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

7. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vượt giá gói thầu và ít nhất 01 nhà thầu trong danh sách xếp hạng có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu thì được phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá gói thầu được duyệt. Trường hợp đàm phán không thành công, được mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán.

8. Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và thuộc danh sách xếp hạng đều vượt giá gói thầu đã duyệt thì chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý tình huống theo một hoặc kết hợp lần lượt các cách sau đây:

a) Cho phép các nhà thầu này được chào lại giá dự thầu nếu giá gói thầu đã bao gồm đầy đủ các yếu tố cấu thành chi phí thực hiện gói thầu;

b) Cho phép đồng thời với việc các nhà thầu chào lại giá dự thầu, xem xét lại giá gói thầu, nội dung hồ sơ mời thầu đã duyệt, nếu cần thiết.

Trường hợp cho phép các nhà thầu được chào lại giá dự thầu thì cần quy định rõ thời gian chuẩn bị và nộp hồ sơ chào lại giá dự thầu nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày bên mời thầu gửi văn bản đề nghị chào lại giá dự thầu và quy định rõ việc mở các hồ sơ chào lại giá dự thầu theo quy trình mở thầu quy định tại Điều 26 của Nghị định này hoặc chào lại giá dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với đấu thầu qua mạng.

Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh nhưng bảo đảm việc điều chỉnh được thực hiện trước thời điểm hết hạn nộp hồ sơ chào lại giá dự thầu;

c) Mời các nhà thầu này tham gia chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trước thời điểm bắt đầu chào giá trực tuyến;

d) Cho phép mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào đàm phán về giá nhưng phải bảo đảm giá sau đàm phán không được vượt giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất. Trường hợp cần điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì người có thẩm quyền có trách nhiệm phê duyệt điều chỉnh trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị điều chỉnh. Trường hợp đàm phán không thành công thì mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào đàm phán. Cách thức này chỉ áp dụng đối với trường hợp gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế của dự án, dự toán mua sắm, gói thầu.

Trường hợp chỉ có một nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật thì xử lý theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này hoặc cho phép mời nhà thầu vào đàm phán về giá nhưng bảo đảm giá sau đàm phán không vượt giá gói thầu.

9. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của Nghị định này, trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất có đơn giá dự thầu một hoặc một số mặt hàng vượt tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền ban hành và giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt thì có thể xem xét, xử lý lần lượt theo các cách như sau:

a) Mời nhà thầu xếp hạng thứ nhất vào đàm phán đối với các mặt hàng có đơn giá dự thầu vượt tiêu chuẩn, định mức mua sắm do cấp có thẩm quyền ban hành;

b) Cho phép tất cả nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được chào lại giá dự thầu.

10. Đối với gói thầu chia phần:

a) Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham dự thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền cho phép tách phần đó ra thành gói thầu riêng biệt để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định;

b) Trường hợp một nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có một hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng tương ứng với một hoặc một số phần mà mỗi nhà thầu trúng thầu;

c) Trường hợp giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của tất cả các nhà thầu vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật của một phần vượt giá trị ước tính của phần đó trong giá gói thầu làm tổng giá đề nghị trúng thầu vượt giá gói thầu hoặc giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu xếp hạng thứ nhất ở một hoặc một số phần cao hơn giá trị ước tính của một hoặc một số phần đó trong giá gói thầu làm tổng giá đề nghị trúng thầu vượt giá gói thầu thì chủ đầu tư căn cứ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này để xử lý tình huống đối với các phần này.

11. Trường hợp hồ sơ dự thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu hoặc gói thầu xây lắp có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) nhỏ hơn 70% giá gói thầu thì chủ đầu tư xử lý tình huống như sau:

a) Yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ về tính khả thi của giá dự thầu khác thường đó và các chi phí cấu thành giá dự thầu. Nhà thầu phải chứng minh sự phù hợp giữa giá dự thầu với phạm vi công việc, giải pháp thực hiện do nhà thầu đề xuất, tiến độ thực hiện và các yêu cầu khác của hồ sơ mời thầu. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì không chấp nhận giá dự thầu đó, đồng thời coi các hạng mục có giá chào thấp khác thường dẫn đến giá dự thầu thấp khác thường như là sai lệch thiếu và tiến hành hiệu chỉnh sai lệch đối với các hạng mục này theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định này. Việc hiệu chỉnh sai lệch chỉ nhằm mục đích so sánh, xếp hạng nhà thầu. Trường hợp sau hiệu chỉnh sai lệch nhà thầu vẫn xếp thứ nhất thì giá đề nghị trúng thầu không bao gồm giá trị hiệu chỉnh sai lệch quy định tại điểm này;

b) Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

12. Đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp áp dụng đấu thầu quốc tế, trường hợp nhà thầu xếp thứ nhất có hồ sơ dự thầu không cân bằng: có đơn giá chào cao hơn đáng kể so với đơn giá tương ứng trong dự toán gói thầu ở các hạng mục công việc có các yêu cầu kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, hạng mục công việc có khả năng phát sinh khối lượng ngoài khối lượng trong bảng giá dự thầu và có đơn giá chào thấp hơn đáng kể so với đơn giá tương ứng trong dự toán gói thầu ở các hạng mục công việc phức tạp, khó thực hiện thì bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ bằng văn bản về các chi phí cấu thành giá dự thầu. Nhà thầu phải chứng minh sự phù hợp giữa giá dự thầu với phạm vi công việc, biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất, tiến độ thực hiện và các yêu cầu khác của hồ sơ mời thầu. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

13. Trường hợp hồ sơ mời thầu quy định nhà thầu được đề xuất biện pháp thi công khác với biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu, phần sai khác giữa khối lượng công việc theo biện pháp thi công nêu trong hồ sơ mời thầu và khối lượng công việc theo biện pháp thi công do nhà thầu đề xuất sẽ không bị hiệu chỉnh sai lệch theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Nghị định này. Phần sai khác này không bị tính là sai lệch thiếu.

14. Trường hợp nhà thầu đang trong quá trình tham dự thầu nhưng bị sáp nhập thì nhà thầu sau khi sáp nhập được tiếp tục tham dự thầu và được thừa hưởng năng lực, kinh nghiệm trong đấu thầu của nhà thầu bị sáp nhập.

15. Trường hợp chi nhánh, xí nghiệp, văn phòng đại diện được tách ra khỏi pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự thì nhà thầu tiếp nhận hoặc hình thành từ chi nhánh, xí nghiệp, văn phòng đại diện được kế thừa năng lực, kinh nghiệm trong đấu thầu mà chi nhánh, xí nghiệp, văn phòng đại diện đã thực hiện.

16. Đối với gói thầu áp dụng thương thảo hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu, trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ nhất không tiến hành thương thảo, không ký biên bản thương thảo, thương thảo không thành công, chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo (nếu có) vào thương thảo. Nội dung thương thảo căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu được mời vào thương thảo. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc mời các nhà thầu tiếp theo (nếu có) vào thương thảo hợp đồng; nội dung thương thảo căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu được mời vào thương thảo hợp đồng. Trường hợp các nhà thầu được mời thương thảo hợp đồng nhưng từ chối thương thảo, không ký biên bản thương thảo, thương thảo không thành công thì chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Trường hợp nhà thầu xếp hạng tiếp theo được mời vào thương thảo hợp đồng theo quy định tại điểm này trong thời hạn còn hiệu lực của hồ sơ dự thầu mà không đến thương thảo hoặc có thương thảo nhưng không ký biên bản thương thảo thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu xếp hạng tiếp theo hết hiệu lực thì bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, bảo đảm dự thầu trước khi thương thảo hợp đồng.

17. Trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan theo hướng sau đây:

a) Các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;

b) Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà thầu dẫn đến lợi thế về giá cả;

c) Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trường hợp đáp ứng được các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.

18. Trường hợp sau khi đánh giá, có nhiều nhà thầu được đánh giá tốt nhất, ngang nhau thì xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau cho đến khi lựa chọn được nhà thầu trúng thầu:

a) Trao thầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);

b) Trao thầu cho nhà thầu có điểm kỹ thuật cao hơn hoặc có số tiêu chí đánh giá về kỹ thuật ở mức chấp nhận được ít hơn đối với trường hợp gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất; trao thầu cho nhà thầu có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp hơn đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá hoặc phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;

c) Trao thầu cho nhà thầu có trụ sở chính ở địa phương nơi triển khai gói thầu;

d) Trao thầu cho nhà thầu có sử dụng số lượng lao động là thương binh, người khuyết tật từ 25% trở lên có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực;

đ) Trao thầu cho nhà thầu có sử dụng số lượng lao động là dân tộc thiểu số từ 25% trở lên có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực;

e) Trao thầu cho nhà thầu có sử dụng số lượng lao động là nữ giới từ 25% trở lên có hợp đồng lao động với thời gian thực hiện hợp đồng từ 03 tháng trở lên, đến thời điểm đóng thầu vẫn còn hiệu lực;

g) Cho phép các nhà thầu này chào lại giá dự thầu để lựa chọn nhà thầu có giá chào thấp nhất. Nhà thầu không được chào giá cao hơn giá nhà thầu đã chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có). Việc chào lại giá dự thầu thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;

h) Mời các nhà thầu này tham gia chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn. Nhà thầu không được chào giá cao hơn giá nhà thầu đã chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).

19. Trường hợp nhà thầu trúng thầu không tiến hành hoàn thiện, ký kết hợp đồng hoặc tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà thầu trúng thầu không đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Đấu thầu thì chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý theo trình tự như sau:

a) Mời nhà thầu xếp hạng thứ hai (nếu có) vào hoàn thiện hợp đồng, đồng thời yêu cầu nhà thầu này gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu (trong trường hợp hết thời gian có hiệu lực) với thời hạn hiệu lực mới tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày dự kiến bắt đầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng.

Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ hai không chấp thuận hoàn thiện hợp đồng hoặc không gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý theo một trong hai phương án quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản này.

Việc hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này. Nội dung hoàn thiện hợp đồng phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu xếp hạng thứ hai. Sau khi hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu xếp hạng thứ hai, chủ đầu tư hủy quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó và ban hành quyết định trúng thầu cho nhà thầu xếp hạng thứ hai trước khi ký kết hợp đồng với nhà thầu.

Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ hai không chấp nhận kết quả hoàn thiện hợp đồng, không ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì nhà thầu không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trường hợp chủ đầu tư không tuân thủ nguyên tắc hoàn thiện hợp đồng. Trong trường hợp này, chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý theo một trong hai phương án quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản này;

b) Mời nhà thầu xếp hạng thứ ba (nếu có) vào hoàn thiện dự thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu xếp hạng thứ ba không chấp thuận hoàn thiện hợp đồng hoặc không gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu, chủ đầu tư xem xét, quyết định việc mời các nhà thầu xếp hạng tiếp theo (nếu có) vào hoàn thiện hợp đồng hoặc hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

Nhà thầu được mời vào hoàn thiện hợp đồng phải gia hạn hoặc khôi phục hiệu lực của hồ sơ dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu (trong trường hợp hết thời gian có hiệu lực) với thời hạn hiệu lực mới tối thiểu là 30 ngày kể từ ngày dự kiến bắt đầu tiến hành hoàn thiện hợp đồng.

Việc hoàn thiện hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định này. Nội dung hoàn thiện hợp đồng phải căn cứ vào hồ sơ dự thầu và giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu được mời vào hoàn thiện hợp đồng. Sau khi hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu, chủ đầu tư hủy quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó và ban hành quyết định trúng thầu cho nhà thầu đã hoàn thiện hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng với nhà thầu này.

Trường hợp nhà thầu được mời vào hoàn thiện hợp đồng không chấp nhận kết quả hoàn thiện hợp đồng, không ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thì không được hoàn trả giá trị bảo đảm dự thầu và chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu;

c) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.

20. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, người có thẩm quyền quyết định không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu khi có bằng chứng nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu hoặc nhà thầu trúng thầu có hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư xử lý như sau:

a) Tịch thu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu và thu hồi các khoản tạm ứng (nếu có);

b) Thanh toán cho nhà thầu các phần công việc mà nhà thầu đã thực hiện, được nghiệm thu theo quy định trong hợp đồng;

c) Chấm dứt hợp đồng với nhà thầu; đối với nhà thầu liên danh mà chỉ có thành viên trong liên danh vi phạm và bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Nghị định này thì thành viên liên danh còn lại không bị coi là không hoàn thành hợp đồng do lỗi của nhà thầu;

d) Đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm, đồng thời gửi quyết định chấm dứt hợp đồng và các tài liệu, văn bản xử lý vi phạm khác (nếu có) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;

đ) Sau khi chấm dứt hợp đồng với nhà thầu trúng thầu trước đó, phần công việc chưa thực hiện được chỉ định thầu cho nhà thầu xếp thứ hai trong danh sách xếp hạng, trường hợp nhà thầu xếp thứ hai không chấp nhận ký hợp đồng thì chủ đầu tư chỉ định nhà thầu khác hoặc tách phần công việc chưa thực hiện thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần thiết có thể xem xét, phê duyệt lại giá gói thầu đối với phần công việc chưa thực hiện để tổ chức đấu thầu. Trường hợp áp dụng chỉ định thầu, giá trị phần công việc chưa thực hiện được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần công việc đã thực hiện trước đó.

21. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng, người có thẩm quyền quyết định không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu khi có bằng chứng chủ đầu tư, bên mời thầu, tổ chuyên gia, tổ thẩm định có hành vi quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu hoặc có hành vi vi phạm quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu mà không do lỗi của nhà thầu trúng thầu thì người có thẩm quyền quyết định xử lý như sau:

a) Yêu cầu chủ đầu tư thu hồi các khoản tạm ứng (nếu có) và chấm dứt hợp đồng với nhà thầu. Nhà thầu được hoàn trả giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng và được đền bù các chi phí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư theo thỏa thuận nêu trong hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng;

b) Phần công việc chưa thực hiện được tách thành gói thầu mới để tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định. Trường hợp cần thiết có thể xem xét, phê duyệt lại giá gói thầu;

c) Trường hợp gói thầu đã thực hiện, hoàn thành trên 70% khối lượng công việc của hợp đồng và việc xử lý tình huống theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này không mang lại hiệu quả kinh tế thì người có thẩm quyền quyết định việc cho phép tiếp tục duy trì hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.

22. Trường hợp một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì xử lý như sau:

a) Phạt hợp đồng theo quy định trong hợp đồng đối với tất cả các thành viên liên danh;

b) Tịch thu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của tất cả thành viên liên danh;

c) Chấm dứt hợp đồng với một hoặc một số thành viên của liên danh mà vi phạm hợp đồng; trong trường hợp này, chỉ một hoặc một số thành viên liên danh vi phạm hợp đồng bị coi là không hoàn thành hợp đồng và bị đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; các thành viên còn lại được tiếp tục thực hiện hợp đồng tương ứng với phần công việc đảm nhận trong liên danh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với một hoặc một số thành viên liên danh, chủ đầu tư phải đăng tải thông tin thành viên liên danh vi phạm hợp đồng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; trong thông báo phải nêu rõ lý do vi phạm dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng và gửi quyết định đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi;

d) Phần công việc của thành viên vi phạm được giao cho các thành viên còn lại thực hiện nếu các thành viên này đủ năng lực, kinh nghiệm. Trong trường hợp này, các thành viên còn lại phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng mới tương ứng với giá trị phần công việc chưa thực hiện của gói thầu;

đ) Trường hợp các thành viên còn lại từ chối thực hiện hoặc không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện thì chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền cho phép tách phần công việc của thành viên vi phạm thành gói thầu riêng để chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 20 Điều này hoặc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

23. Trường hợp nhà thầu thực hiện gói thầu vi phạm hợp đồng, không còn năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả của gói thầu thì chủ đầu tư xem xét, báo cáo người có thẩm quyền quyết định cho phép chấm dứt hợp đồng với nhà thầu đó; nhà thầu vi phạm hợp đồng bị coi là không hoàn thành hợp đồng.

Đối với phần công việc chưa thực hiện được áp dụng hình thức chỉ định thầu cho nhà thầu khác với giá trị được tính bằng giá trị ghi trong hợp đồng trừ đi giá trị của phần công việc đã thực hiện, được nghiệm thu trước đó.

Chủ đầu tư phải bảo đảm nhà thầu được chỉ định có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện phần công việc còn lại của gói thầu. Trường hợp không áp dụng hình thức chỉ định thầu thì hình thành gói thầu mới để tổ chức lựa chọn nhà thầu, trường hợp cần thiết, xem xét lại giá gói thầu đối với phần công việc còn lại trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc thực hiện hợp đồng chậm tiến độ không do lỗi của nhà thầu thì không được phép chấm dứt hợp đồng để thay thế nhà thầu khác. Trường hợp phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm hợp đồng để thay thế nhà thầu mới, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu vi phạm hợp đồng, chủ đầu tư phải đăng tải thông tin nhà thầu vi phạm hợp đồng, thông tin nhà thầu thay thế trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời gửi quyết định chấm dứt hợp đồng và các tài liệu xử lý vi phạm hợp đồng khác (nếu có) đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi. Thông báo phải nêu rõ lý do nhà thầu vi phạm hợp đồng dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng, hình thức lựa chọn nhà thầu thay thế, tên nhà thầu được chỉ định trong trường hợp áp dụng hình thức chỉ định thầu.

24. Đối với nhà thầu liên danh, trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện so với hợp đồng đã ký (cần sửa đổi hợp đồng), chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền cho phép chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, điều chỉnh phạm vi công việc giữa các thành viên liên danh phù hợp với tiến độ được rút ngắn. Trong trường hợp này, người có thẩm quyền, chủ đầu tư phải bảo đảm thành viên đảm nhận phần công việc bổ sung có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện phần công việc đó và việc điều chuyển phạm vi công việc giữa các thành viên liên danh không nhằm mục đích chuyển nhượng thầu.

25. Trong quá trình nhà thầu thực hiện hợp đồng, trường hợp nhân sự của nhà thầu (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị Tòa án kết án có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định pháp luật về hình sự để cho nhà thầu đó trúng thầu thì chủ đầu tư phải chấm dứt hợp đồng với nhà thầu và tịch thu giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng của nhà thầu; nhà thầu chỉ được thanh toán đối với các phần công việc đã thực hiện, được nghiệm thu theo quy định trong hợp đồng. Nhà thầu bị coi là không hoàn thành hợp đồng và bị đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; trong thông báo phải nêu rõ lý do vi phạm dẫn tới phải chấm dứt hợp đồng; đối với phần công việc chưa thực hiện, chủ đầu tư tiến hành chỉ định thầu theo quy định tại điểm đ khoản 20 Điều này hoặc tách thành gói thầu mới và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật.

26. Trường hợp nhà thầu có nhân sự (ký kết hợp đồng lao động với nhà thầu tại thời điểm nhân sự thực hiện hành vi vi phạm) bị cơ quan điều tra kết luận có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định pháp luật về hình sự nhằm mục đích cho nhà thầu trúng thầu nhưng nhân sự của nhà thầu chưa bị Tòa án kết án hoặc nhà thầu chưa bị người có thẩm quyền ra quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì nhà thầu vẫn được tiếp tục tham dự thầu.

27. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, trường hợp nhà thầu có đề nghị thay đổi các hàng hóa có phiên bản sản xuất, năm sản xuất mới hơn so với hàng hóa ghi trong hợp đồng thì căn cứ nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư được chấp thuận đề xuất của nhà thầu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Được nhà thầu thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư;

b) Hàng hóa thay thế và hàng hóa ghi trong hợp đồng thuộc cùng hãng sản xuất và có cùng xuất xứ;

c) Hàng hóa thay thế có tính năng kỹ thuật, cấu hình, thông số và các yêu cầu kỹ thuật khác tương đương hoặc tốt hơn hàng hóa ghi trong hợp đồng;

d) Phù hợp với nhu cầu sử dụng;

đ) Đơn giá của hàng hóa không vượt đơn giá ghi trong hợp đồng.

28. Trường hợp gặp sự cố dẫn đến Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không thể vận hành và việc khắc phục sự cố dự kiến diễn ra trong thời gian dài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia về cách thức tổ chức lựa chọn nhà thầu trong thời gian Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia gặp sự cố và xử lý sự cố, bao gồm việc tổ chức lựa chọn nhà thầu không qua mạng.

29. Ngoài trường hợp quy định từ khoản 1 đến khoản 28 Điều này, khi phát sinh tình huống, chủ đầu tư xem xét, quyết định xử lý tình huống trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.

Điều 132. Quản lý nhà thầu

1. Trách nhiệm của nhà thầu:

a) Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu trước khi kết quả lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Thường xuyên cập nhật, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin về năng lực, kinh nghiệm của mình trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

c) Ngoài các trách nhiệm quy định tại điểm a và điểm b khoản này, nhà thầu nước ngoài còn phải thực hiện các trách nhiệm sau đây:

Sau khi được lựa chọn để thực hiện các gói thầu trên lãnh thổ Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh; nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa; đăng ký tạm trú, tạm vắng; thực hiện chế độ kế toán, thuế và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận vay có quy định khác.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hợp đồng ký kết với nhà thầu nước ngoài có hiệu lực, chủ đầu tư có trách nhiệm đăng tải danh sách nhà thầu nước ngoài trúng thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và gửi thông báo bằng văn bản về thông tin nhà thầu trúng thầu đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ quản lý ngành và Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương nơi triển khai dự án để tổng hợp và theo dõi;

d) Nhà thầu nước ngoài được lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu không phải xin cấp giấy phép thầu.

2. Quản lý nhà thầu phụ:

a) Nhà thầu được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hoặc ký với nhà thầu phụ được chủ đầu tư chấp thuận để tham gia thực hiện công việc xây lắp; tư vấn; phi tư vấn; dịch vụ liên quan của gói thầu cung cấp hàng hóa; công việc thuộc gói thầu hỗn hợp. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

b) Việc thay thế, bổ sung nhà thầu phụ quy định tại điểm a khoản này hoặc thay đổi nội dung thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất chỉ được thực hiện khi được chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận và không vượt mức tối đa giá trị công việc dành cho nhà thầu phụ nêu trong hợp đồng; việc sử dụng nhà thầu phụ phải phù hợp với nhu cầu của nhà thầu trong thực hiện hợp đồng, nhà thầu phụ phải đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của nhà thầu;

c) Nhà thầu chịu trách nhiệm lựa chọn, sử dụng các nhà thầu phụ có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện các công việc được giao. Trường hợp sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt thực hiện công việc quan trọng của gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ đặc biệt được thực hiện theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu. Khi sử dụng nhà thầu phụ đặc biệt, nhà thầu không bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm đối với phần công việc giao cho nhà thầu phụ đặc biệt;

d) Nhà thầu chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ, đúng tiến độ cho nhà thầu phụ theo đúng thỏa thuận giữa nhà thầu với nhà thầu phụ.

Chương XII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 133. Quy định chuyển tiếp

1. Đối với gói thầu đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và có nội dung không phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và Nghị định này thì phải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu để phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và Nghị định này.

Trường hợp gói thầu không áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng và đã phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa đóng thầu thì phải sửa đổi hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu để phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Nghị định này. Việc sửa đổi, gia hạn thời điểm đóng thầu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 38khoản 2 Điều 63 của Nghị định này.

Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng, trường hợp đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành chưa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mà kế hoạch lựa chọn nhà thầu có nội dung không phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và Nghị định này thì phải phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

2. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 thì được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên (sau đây gọi là Nghị định số 32/2019/NĐ-CP); Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định.

3. Trong thời gian Chính phủ chưa sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, việc đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi phí thường xuyên được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP nhưng không được trái với quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15.

4. Trong thời gian Chính phủ chưa sửa đổi, bổ sung, thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, “dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công” được hiểu là dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất nhưng không bao gồm vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

5. Trường hợp dự án đầu tư được phân chia thành các dự án thành phần, vận hành, khai thác độc lập hoặc công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tách thành tiểu dự án riêng theo các quy định pháp luật thì việc lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án thành phần, tiểu dự án được áp dụng như quy định đối với dự án độc lập. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án thành phần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thẩm quyền, trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định này.

6. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các chi phí lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được áp dụng theo Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) ký kết giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với nhà đầu tư Dự án “Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

7. Trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và các nội dung của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn có liên quan còn phù hợp với quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện quy định tại khoản này.

Điều 134. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các điều khoản sau đây hết hiệu lực thi hành:

a) Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

b) Các Điều 69, 70, 71, 72, 73, 75, 76, 77 và 78 của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

c) Các điểm b, c khoản 2 và các điểm b, c khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước;

d) Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu.

2. Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật Đấu thầu được xác định theo quy định của pháp luật thương mại về cách thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, pháp luật về công nghệ thông tin đối với sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin. Quy định tại điểm b khoản 5 Điều 5 của Nghị định này có hiệu lực cho đến khi pháp luật thương mại có quy định về cách thức xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

3. Đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phần kinh phí được giao khoán của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (bao gồm cả nhiệm vụ khoán chi từng phần và nhiệm vụ khoán chi đến sản phẩm cuối cùng), tổ chức, cá nhân chủ trì chịu trách nhiệm thực hiện việc mua sắm mà không phải áp dụng quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định này nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật.

4. Đối với việc mua sắm không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cá nhân, tổ chức tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà không phải là cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thì cá nhân, tổ chức đó tự quyết định việc mua sắm bảo đảm đầy đủ chứng từ, hóa đơn mà không phải áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định này.

5. Đối với việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thông qua mua trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện mua gom trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ hộ gia đình, cá nhân mà không phải áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định này.

6. Việc công khai thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Nghị định này được thực hiện đối với các gói thầu tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15.

7. Việc xác định danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật của gói thầu mua sắm thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm phục vụ cho việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật chưa có quy định, chủ đầu tư quyết định việc thành lập hội đồng hoặc giao một đơn vị trực thuộc để lựa chọn danh mục, yêu cầu về tính năng và yêu cầu kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn.

Điều 135. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

a) Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các điều, khoản được giao theo quy định tại Luật Đấu thầu, Nghị định này và các nội dung cần thiết khác để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đấu thầu;

b) Tổng hợp, quản lý cơ sở dữ liệu về nhà thầu; chất lượng hàng hóa đã được sử dụng; danh sách nhà thầu vi phạm pháp luật về đấu thầu; danh sách nhà thầu nước ngoài trúng thầu;

c) Hướng dẫn về quản lý và sử dụng các chi phí trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; thực hiện việc cắt giảm chi phí lựa chọn nhà thầu qua mạng căn cứ tình hình phát triển đấu thầu qua mạng từng thời kỳ;

d) Ban hành mẫu hồ sơ đấu thầu gồm: mẫu kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu; mẫu kế hoạch lựa chọn nhà thầu; mẫu hồ sơ mời quan tâm, mẫu hồ sơ mời sơ tuyển; mẫu hồ sơ mời thầu; mẫu hồ sơ yêu cầu; mẫu hồ sơ mua sắm trực tuyến, chào giá trực tuyến; mẫu báo cáo đánh giá; mẫu báo cáo thẩm định; mẫu kiểm tra hoạt động đấu thầu, mẫu báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu và các mẫu khác trong đấu thầu;

đ) Chỉnh sửa các biểu mẫu dưới dạng webform trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các bên tham gia vào hoạt động lựa chọn nhà thầu qua mạng, giảm thủ tục hành chính, tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đấu thầu.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn thực hiện việc lựa chọn nhà thầu, các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;

b) Ban hành mẫu hồ sơ lựa chọn nhà thầu đối với thuốc;

c) Hướng dẫn về nguyên tắc, tiêu chí, tổng hợp nhu cầu để lập danh mục thuốc mua sắm tập trung; thời hạn tổng hợp danh mục, thời gian ban hành danh mục; thời gian dự kiến tổ chức lựa chọn nhà thầu, thời gian dự kiến công khai thông tin về thỏa thuận khung, hợp đồng trong mua sắm tập trung;

d) Nghiên cứu, hướng dẫn về phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng.

3. Định kỳ hằng năm, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 của Luật Đấu thầu báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu, gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

4. Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, CN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Hồng Hà

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 24/2024/ND-CP

Hanoi, February 27, 2024

 

DECREE

ON ELABORATION OF AND MEASURES FOR IMPLEMENTATION OF THE BIDDING LAW REGARDING CONTRACTOR SELECTION

Pursuant to the Law on Government Organization of June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Bidding dated June 23, 2023;

At the request of the Minister of Planning and Investment;

The Government promulgates a Decree on elaboration of and measures for implementation of the Bidding Law regarding contractor selection.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Decree elaborates certain articles of the Bidding Law regarding contractor selection, including:

a) Clause 6, Article 6 on ensuring competitiveness in bidding;

b) Clause 6, Article 10 on incentives in contractor selection;

c) Clause 3, Article 15 on costs associated with contractor selection;

d) Clause 4, Article 19 on capacity and experience of members of expert teams and appraisal teams;

dd) Clause 2, Article 20 on other contractor selection methods;

e) Clause 7, Article 23 on direct contracting;

g) Clause 4, Article 29 on contractor selection in special cases;

h) Clause 4, Article 36 on the overall contractor selection plan for the project;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Clause 8, Article 43 on contractor selection procedures;

l) Clause 1 and Clause 5 of Article 50 on online contractor selection;

m) Clause 7, Article 53 on centralized procurement;

n) Clause 3 and Clause 4, Article 55 on selection of suppliers of drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment;

o) Clause 4, Article 67 on signing of contract with successful bidder (contractor);

p) Clause 6, Article 70 on contract modification;

q) Clause 2, Article 84 on state management responsibilities for bidding;

r) Clause 4, Article 86 on inspection  and supervision of bidding activities;

s) Clause 5, Article 87 on handling of violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Measures to implement the Law on Bidding regarding contractor selection, including:

a) Register on Vietnam National E-Procurement System (VNEPS);

b) Contractor selection duration;

c) Authority to decide on procurement for procurement estimates;

d) Disclose information in bidding activities;

dd) Bidder management.

3. The selection of contractors to provide public products and services in the form of orders and assignments shall comply with the Government's procurement regulations.

Article 2. Interpretation of terms

1. “online quotation” is a repeated process where bidders electronically submit new prices or non-price values (quantifiable according to bidding document criteria) for ranking or re-ranking bids on VNEPS.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “successful bid” is the price stated in the decision on approval for contractor selection result.

4. “online procurement” means direct procurement of goods and services on VNEPS from the bidder who has won the bid for the package for procurement of goods and services through centralized procurement.

Article 3. Ensuring competitiveness in bidding

1. A bidder for construction, goods procurement, non-consulting service, or procurement and construction (PC) package must be legally and financially independent from the following parties:

a) The consultants that provide the following consulting services for that package: preparation, verification of the engineering design, design of construction drawing design, estimate, design of Front-End Engineering Design (FEED); valuation; supervision of the contract performance, appraisal; preparation, appraisal of the prequalification document or bidding documents; evaluation of prequalification applications or bids; appraisal of the prequalification result or contractor selection result; management of the project or contract; other consulting services directly to the package;

b) The employer or procuring entity, except for the cases specified in Clauses 8 and 9 of this Article.

2. A bidder for consulting service package must be legally and financially independent from the following parties:

a) The consultants that provide the following consulting services for that package: preparation, appraisal of the EOI (expression of interests) request or bidding documents; evaluation of the EOI responses or bids; appraisal of the EOI result or contract selection result; management of the project or contract; other consulting services directly to the package;

b) The employer or procuring entity, except for the cases specified in Clauses 8 and 9 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. A bidder for Engineering-Procurement-Construction (EPC), Engineering-Procurement (EP), Engineering-Construction (EC) package must be legally and financially independent from the following parties:

a) The contractor that prepares, verifies FEED;

b) The contractor that prepares, verifies a feasibility study report in case the FEED is not prepared;

c) The contractor that prepares, verifies a technical-economic report in case of neither preparing a feasibility study report nor preparing a FEED as per the construction law;

d) The consultant for project management, supervision, appraisal, or contract management who works for or is hired by the employer or procuring entity;

dd) The consultant that conducts valuation; the contractor that prepares, evaluates the prequalification document or bidding documents; the consultant that evaluates the prequalification applications or bids; the consultant that appraises prequalification application result or contractor selection result; other consultants directly participating in the contractor selection process;

e) The employer or procuring entity, except for the cases specified in Clauses 8 and 9 of this Article;

The design in EPC, EP, EC packages under construction projects specified in this Clause can be either FEED or basic design; however, if engineering design or a two-stage design process is mandated by construction law, these packages cannot be formed.

4. A bidder for turnkey package must be legally and financially independent from the following parties:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The consultant for project management, supervision, appraisal, or contract management who works for or is hired by the employer or procuring entity;

c) The consultant prepares, appraises the prequalification document or bidding documents; the consultant that evaluates the prequalification applications or bids; the consultant that appraises prequalification application result or contractor selection result; other consultants directly participating in the contractor selection process;

d) The employer or procuring entity, except for the cases specified in Clauses 8 and 9 of this Article.

5. Except for the case where the bidder performing the design work of the EPC, EP, EC, turnkey package must be legally and financially independent from the consultants specified in Points a , b, c, d and dd Clause 3 of this Article, Points a, b and c Clause 4 of this Article, consultants may provide single or multiple consulting services within the same project or package below:

a) Prepare, verify investment policy proposals;

b) Prepare, verify pre-feasibility study reports;

c) Prepare, verify feasibility study reports;

d) Prepare, verify technical and economic reports;

dd) Conduct construction survey;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Prepare, appraise the overall contractor selection plan, specific contractor selection plan, prequalification documents, EOI requests, bidding documents, RFPs; evaluate prequalification applications, EOI responses, bids, and proposals; appraise the results of evaluating prequalification applications, results of evaluating EOI responses, and contractor selection results;

h) Supervise construction.

For each item in points a, b, c, d, e, and g of this clause, the bidder can only prepare, verify, or appraise.

6. The ratio of shares and capital contribution among parties is determined at the bid submission deadline based on the ratio reflected in the business registration certificate, establishment decision, or other equivalent documents.

7. For bidders participating as a joint venture or consultants selected as a joint venture, the capital ownership ratio of other members will be determined using the following formula:

Where:

Xi: is the capital ownership ratio of other members in “the ith joint venture party”;

Yi: is the percentage (%) of the workload of “the ith joint venture party” in the joint venture agreement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Parent companies, subsidiary companies, associate companies in an economic group or state-owned corporation can participate in each other's packages, provided the products and services offered belong to the core business lines of that economic group or state-owned corporation.  Bidders must still be legally independent and financially independent from the contractors specified in Points a, b, c, Clause 1 and Clause 2, Article 6 of the Bidding Law.

9. Public service providers and enterprises under the same direct management and capital contribution agency are exempt from legal and financial independence requirements between bidders and employer/procuring entity when participating in each other's packages.

Article 4. Principles of incentives

1. Bidders eligible for multiple incentives in the capacity and experience or financial assessments will receive only the most advantageous incentive per evaluation item.

2. If all bidders receive the same incentives or none qualify, incentive calculations for comparison and ranking are not necessary.

3. For mixed packages, the calculation of incentives is based on all proposals of the bidders in the consulting work, supply of goods, construction. Bidders qualify for incentives if they propose domestic costs (costs of consulting, non-consulting, Vietnamese-origin goods, construction, and installation) of at least 25% of the work value of the package.

4. The bidder must prove that they, goods and services offered by the bidder are eligible for incentives as prescribed in Clause 1, Article 10 of the Bidding Law.

Article 5. Incentives for Vietnamese-origin goods

1. Incentives for Vietnamese-origin goods with a domestic production cost ratio of less than 50% and no goods with a domestic production cost ratio of 50% or more are determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) For evaluated price selection, non-incentive goods will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) offered for the goods to the bidder’s evaluated price;

c) For quality- and cost-based selection (QCBS), incentive goods receive an incentive point added to their aggregate score based on the following formula:

Incentive point= 7.5% x (incentive good price/bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts)) x aggregate score

Where: Incentive good price is the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the incentive good;

d) In cases under points a, b, and c of this clause, bidders offering Vietnamese-origin goods with a domestic production cost ratio below 50% and employing at least 50% disabled, war invalids, or ethnic minorities under valid 3-month contracts or longer at the bid submission deadline qualify for a 10% incentive coefficient instead of 7.5%.

2. Incentives for Vietnamese-origin goods with a domestic production cost ratio of at least 50% are determined as follows:

a) For least-cost selection (LCS), non-incentive goods will be adjusted for comparison and ranking by adding 10% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to that bid price; incentive goods with a domestic production cost ratio below 50% will be adjusted for comparison and ranking by adding 2.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to that bid price; bidders offering Vietnamese-origin goods with a domestic production cost ratio below 50% and employing at least 50% disabled, war invalids, or ethnic minorities under valid 3-month contracts or longer at the bid submission deadline are exempt from adding an amount to the bid price for comparison and ranking;

b) For evaluated price selection (LCS), non-incentive goods will be adjusted for comparison and ranking by adding 10% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to the bidder’s evaluated price; incentive goods with a domestic production cost ratio below 50% will be adjusted for comparison and ranking by adding 2.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to the bidder’s evaluated price; bidders offering Vietnamese-origin goods with a domestic production cost ratio below 50% and employing at least 50% disabled, war invalids, or ethnic minorities under valid 3-month contracts or longer at the bid submission deadline are exempt from adding an amount to the bid price for comparison and ranking;

c) For quality- and cost-based selection (QCBS), incentive goods with a domestic production cost ratio at least 50% receive an incentive point added to their aggregate score based on the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where: Incentive good price is the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the good with a domestic production cost ratio at least 50%.

Incentive goods with a domestic production cost ratio below 50% will apply the formula in point c clause 1 of this Article; bidders offering Vietnamese-origin goods with a domestic production cost ratio below 50% and employing at least 50% disabled, war invalids, or ethnic minorities under valid 3-month contracts or longer at the bid submission deadline qualify for a 10% incentive coefficient;

d) In cases under points a, b, and c of this clause, bidders offering Vietnamese-origin goods with a domestic production cost ratio at least 50% and employing at least 50% disabled, war invalids, or ethnic minorities under valid 3-month contracts or longer at the bid submission deadline qualify for a 12% incentive coefficient instead of 10%.

3. Innovative Vietnamese-origin products are entitled to the following incentives:

a) For least-cost selection (LCS), non-incentive goods will be adjusted for comparison and ranking by adding 15% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to that bid price; incentive goods with a domestic production cost ratio below 50% will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to that bid price; incentive goods with a domestic production cost ratio at least 50% will be adjusted for comparison and ranking by adding 5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to that bid price;

b) For evaluated price selection, non-incentive goods will be adjusted for comparison and ranking by adding 15% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to the bidder’s evaluated price; incentive goods with a domestic production cost ratio below 50% will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to the bidder’s evaluated price; incentive goods with a domestic production cost ratio at least 50% will be adjusted for comparison and ranking by adding 5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to the bidder’s evaluated price;

c) For quality- and cost-based selection (QCBS), innovative Vietnamese-origin products receive an incentive point added to their aggregate score based on the following formula:

Incentive point= 15% x (incentive good price/bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts)) x aggregate score

Where: Incentive good price is the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the innovative Vietnamese-origin product;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Innovative Vietnamese-origin products receive incentives according to Clause 3 of this Article when they meet one of the following conditions:

a) These products fall under the list of high-tech products prioritized for investment and development or encouraged for development, as designated by the Prime Minister's decision;

b) These products are formed from scientific and technological research results of science and technology enterprises as per the law on science and technology enterprises;

c) These products are created based on the bidder’s patents, layout-design of semiconductor integrated circuit, or plant varieties with granted protection certificates within the past 5 years, or based on the bidder’s computer programs with granted copyright registration certificates within the past 5 year;

d) They are semiconductor chip products;

dd) These products win Ho Chi Minh awards, state awards for science and technology as per the law on science and technology awards;

e) They are new products created from research and development results at one of the facilities of the National Innovation Center;

g) They are new products created from the results of scientific research and technology development as per the law on technology transfer.

Innovative products specified in this Clause are entitled to incentives for a period of 6 years from the first time they are produced and are eligible to place on the market.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) IT software products:

Criteria for determining domestically-produced IT software products eligible for incentives comply with the law on information technology, regardless of the domestic production cost content requirement in Point b of this clause;

b) For goods other than those specified in Point a of this Clause:

Determining goods manufactured in Vietnam can apply the following direct formula or indirect formula:

Direct formula: D (%) = G*/G x 100%

Indirect formula: D (%) = (G - C)/G x 100%

Where:

G*: is the domestic production cost;

G: is the quoted price of the goods in the bid or proposal minus the tax value; for bidders who are manufacturers, G is the ex-works price (EXW price) of the goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



D: is the percentage of domestic production costs of goods. If D ≥ 30%, then those goods are entitled to incentives according to this Article and Articles 6, 7, 8, 9, 10 of this Decree.

Article 6. Incentives for international bidding

1. For consulting service packages:

a) For least-cost selection (LCS), non-incentive bidders will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to that bid price;

b) For quality-based selection (QBS), incentive bidders will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the technical score to the bidder’s technical score;

c) For quality- and cost-based selection (QCBS), incentive bidders will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the aggregate score to the bidder’s aggregate score;

2. For non-consulting, construction, and mixed packages:

a) For least-cost selection (LCS), non-incentive bidders will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to that bid price;

b) For evaluated price selection, non-incentive goods will be adjusted for comparison and ranking by adding 7.5% of the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) to the bidder’s evaluated price;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. For goods procurement packages, the application of incentives for Vietnamese-origin goods shall comply with Article 5 of this Decree.

4. Incentives for domestic innovation-driven enteprises (IDEs) are implemented according to Article 8 of this Decree.

5. Incentives for domestic bidders that produce Vietnamese-origin goods are implemented according to Article 9 of this Decree.

6. Incentives for information technology services comply with the law on information technology.

Article 7. Incentives for domestic bidding

1. For goods procurement packages, the application of incentives for Vietnamese-origin goods shall comply with Article 5 of this Decree.

Packages with a fixed budget under 500 million VND seeking bidders with at least 50% of their workforce being disabled, war invalids, or ethnic minorities under valid 3-month contracts or longer at the bid submission deadline, can only be authorized by the competent persons. If no bidders or no qualified bidders participate in the authorized procurement, it will be re-organized to allow participation from a wider pool of bidders.

2. For construction packages with a fixed budget of up to 5 billion VND, incentives for micro and small enterprises shall comply with Point dd, Clause 2, Article 10 of the Bidding Law.

3. Incentives for domestic IDEs are implemented according to Article 8 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Incentives for information technology services comply with the law on information technology.

Article 8. Incentives for domestic IDEs

1. Domestic IDEs are exempt from the revenue and same-industry operational history requirements (within 6 years of qualifed product launch) when offering their own innovative products for bidding under Clause 4, Article 5 of this Decree.

2. When goods of domestic IDEs which qualify as innovative products specified in Clause 4, Article 5 of this Decree participate in bidding, they are entitled to incentives according to Clause 3, Article 5 of the Decree.

3. When services of domestic IDEs which qualify as innovative products specified in Clause 4, Article 5 of this Decree participate in domestic or international bidding, they are entitled to incentives according to Clauses 1 and 2, Article 6 of the Decree.

Article 9. Incentives for domestic bidders that produce Vietnamese-origin goods

1. For domestic bidders who are transferred technology to produce Vietnamese-origin goods in accordance with the bidding documents:

a) They are exempt from the revenue and same-industry operational history requirements (within 5 years of qualified product launch);

b) Transferred technologies on the lists for investment incentives and technology transfer are exempt from the requirements of demonstrating successful operation and user confirmation of quality, in addition to the incentives in point a of this clause. If the technology transferor guarantees the quality of products produced by the bidder at the employer's request, the technology transferee (bidder) can use the transferor's data and test results to demonstrate the transferred technology's effectiveness and suitability for the produced goods. This evidence can be based on the technology transfer contract or technology transfer certificate issued by a competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For domestic bidders who produce Vietnamese-origin goods in accordance with the bidding documents:

a) They are exempt from the revenue and same-industry operational history requirements (within 5 years of qualified product launch before the bid submission deadline). Bidders are entitled to this incentive from the time the bidder is established but not more than 7 years from the bid submission deadline;

b) They receive incentives as prescribed in Point b, Clause 1 of this Article for the technology transfer component from other entities (if any).

3. Individuals and groups of individuals that produce innovative products specified in Clause 4, Article 5 of this Decree are exempt from the financial situation and same-industry operational history requirements (within 6 years of qualified product launch) when offering their own innovative products for bidding.

4. Domestic bidders can demonstrate their eligibility to transfer technologies or encouraged technologies for production of Vietnamese-origin goods using either a technology transfer registration certificate or an encouraged technology transfer certificate, as defined by the technology and investment laws.

Article 10. Incentives for products and services certified with ecology labels, energy labels and equivalent

1. Products and services certified with ecology labels, energy labels and equivalent as per the law are entitled to incentives according to Clause 3, Article 10 of the Bidding Law.

2. The employer, considering the package nature and usage needs, can prioritize products and services with ecology and energy labels (or equivalent certifications) in RFPs and bidding documents. This aligns with Point k, Clause 6, Article 16 and Clause 3, Article 44 of the Bidding Law, and can be achieved by specifying technical requirements and a price evaluation formula that favors such certifications.

Article 11. Sustainable bidding

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Specify technical requirements in bidding documents and RFPs according to weighted scoring method or pass or fail method.  Bidders offering solutions, goods and services that meet sustainable bidding requirements will be considered and evaluated further;

2. The formula for determining the evaluated price should incorporate quantifiable sustainable bidding factors to compare and rank bidders.

Article 12. Fees associated with contractor selection

1. For international bidding, the employer will determine, based on the project scale and nature, the purchase price of the electronic bidding document or RFP to be paid by bidders, aligning with international practices.

For state-funded packages, revenues from selling electronic bidding documents or RFPs shall be transferred by the employer to the state budget according to the State Budget Law.  For non-state-funded packages, revenues from selling electronic bidding documents or RFPs are the employer's revenues and are managed and used according to the employer's financial mechanism.

2. Fees for preparation and appraisal of documentation during the contractor selection process:

a) The fee for hiring a bidding consultant to perform any work during contractor selection process is not subject to the fees outlined in Clauses 3, 4, 5, 6, and 7;

b) In case the competent person assigns a subordinate agency to prepare and evaluate the overall contractor selection plan, the cost incurred in these tasks are included in the contractor selection cost estimate under Clause 3 of this Article;

c) If an expert team or appraisal team is established by the employer to prepare and evaluate prequalification documents, EOI requests, bidding documents, and RFPs; to evaluate prequalification applications, EOI responses, bids, and proposals; to appraise contractor selection results, the costs incurred in their tasks are included in the contractor selection cost estimate according to Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) The management and use of the costs specified in Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article are carried out according to the employer's financial mechanism.

3. The fee for preparing or appraising the overall contractor selection plan is 0.5% of the feasibility study report fee, capped at a minimum of 5,000,000 VND and a maximum of 40,000,000 VND.

4. Fees for preparing and appraising documentation:

a) The fee for preparing an EOI request or prequalification document is 0.1% of the fixed budget, capped at a minimum of 2,000,000 VND and a maximum of 30,000,000 VND;

b) The fee for appraising an EOI request or prequalification document is 0.06% of the fixed budget, capped at a minimum of 2,000,000 VND and a maximum of 30,000,000 VND;

c) The fee for preparing bidding documents or RFP is 0.2% of the fixed budget, capped at a minimum of 3,000,000 VND and a maximum of 60,000,000 VND;

d) The fee for appraising bidding documents or RFP is 0.1% of the fixed budget, capped at a minimum of 2,000,000 VND and a maximum of 60,000,000 VND.

5. Fees for evaluation of documentation:

a) The fee for evaluating an EOI request or prequalification application is 0.1% of the fixed budget, capped at a minimum of 2,000,000 VND and a maximum of 30,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The fee for appraising the contractor selection result, including cases where no bidder is selected, is 0.1% of the fixed budget, capped at a minimum of 3,000,000 VND and a maximum of 60,000,000 VND.

7. The fee for preparing and appraising EOI requests, prequalification documents, bidding documents, or RFPs for similar packages within the same project or procurement by the same employer, or for packages requiring contractor selection reorganization, is capped at 50% of the fee specified in Clause 4 of this Article. If a part of a divided package needs to be re-bid, the maximum fee is 50% of the estimated value of the re-bid part.

If contractor selection needs to be reorganized, the contractor selection cost will be calculated based on the specific circumstances of the package and added to the project and procurement estimate. In case of international bidding, the document translation fee is calculated in accordance with market prices, ensuring the effectiveness of the package.

8. The petition fee paid to the Advisory Council to resolve a petition regarding selection results is calculated as a percentage of the bid price of the petitioner (petitioning bidder), as follows:

a) For bid price under 50,000,000,000 VND, the rate is 0.03%, but not less than 5,000,000 VND;

b) For bid price from 50,000,000,000 VND to under 50,000,000,000 VND, the rate is 0.025%, but not less than 15,000,000 VND;

c) For bid price from 100,000,000,000 VND to under 200,000,000,000 VND, the rate is 0.02%, but not less than 25,000,000 VND;

d) For bid price at least 200,000,000,000 VND, the rate is 0.015%, but not less than 40,000,000 VND and no greater than 60,000,000 VND.

For packages applying the single-stage and two-envelope method, two-stage and two-envelope method, in case the bidder requests not to open the financial proposal, the petition fee for the Advisory Council is determined based on bid price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the bidder's petition is successful, the relevant organizations or individuals will reimburse the petitioner the petition fee that they have paid;

b) If the bidder's petition is unsuccessful, the petitioner will not be reimbursed their paid petition fee.

10. The Advisory Council has financial autonomy to cover expenses related to resolving bidder petitions, including payments to its members, standing support team, and other operational costs.

During the petition process, if the bidder withdraws the petition, they will only be reimbursed 50% of the paid petition fee in case the Advisory Council has not been established or the Advisory Council has been established but a council meeting has not yet been held. In case the Advisory Council has held a council meeting, the bidder will not be reimbursed their paid petition fee. For the remaining petition fee after reimbursement and spending according to Article 13 of this Decree, the standing support team of the Advisory Council shall transfer it to the state budget within 10 working days from the date on which the bidder withdraws the petition.

11. Fees for contractor selection on VNEPS include:

a) The fee for maintaining the name and capacity profile of the bidder on VNEPS is 330,000 VND for 1 year (including value added tax). Bidders pay this fee from the second year onwards after the year of registration to participate in VNEPS;

b) The fee for submission of bids on VNEPS is: 330,000 VND for 1 package (including value added tax) for competitive bidding, limited bidding, online quotation under ordinary procedures; 220,000 VND for 1 package (including value added tax) for shopping method;

c) The winning bidder fee for a package under competitive bidding, limited bidding, shopping method, or online bidding under ordinary procedures, applying online bidding:

For undivided packages: 0.022% of the successful bid but not greater than 2,200,000 VND (including value added tax).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The winning bidder fee (including value added tax) = 2,200,000 VND x (total successful bid for the package part that the bidder wins/total successful bid of the package);

d) The connection fees for electronic bid security between VNEPS and various institutions are determined by agreements between the VNEPS operator/supervisor and these entities, which include domestic credit institutions, branches of foreign banks established under Vietnamese law, domestic non-life insurers, and branches of foreign non-life insurers established under Vietnamese law.

Article 13. Detailed expenditures paid to the Advisory Council to resolve bidders' petitions on contractor selection results

1. Detailed expenditures: direct remuneration for members of the Advisory Council to perform tasks, per diem, expenditures on stationery, translation and interpretation, printing, meetings and other expenses serving the resolution of petitions; expenditure amounts comply with regulations for regulatory agencies; receipt and expenditure documents are made according to regulations.

The total amount of expenditures must not exceed the fee that the petitioner has paid as prescribed in Clause 8, Article 12 of this Decree.

2. After resolving the petition, the President of the Advisory Council is responsible for confirming the amount of actual expenditures. The difference between the fee and expenditures (if any) will be reimbursed to the petitioner.

3. If the bidder's petition is upheld, the resolution plan must clearly outline any necessary corrective actions, timelines to address the consequences (if any), and the standing support team will request the competent person to request relevant organizations and individuals to jointly reimburse the bidder the actual fee paid to the Advisory Council.

4. Payment of remuneration to members of the Advisory Council who are officials and public employees shall comply with the relevant laws.

Article 14. Preparation, submission, appraisal of, and approval for the overall contractor selection plan for the project

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. If the competent person approves the development of an overall contractor selection plan, the employer (or the agency assigned to prepare the project if the employer is not yet determined) (hereinafter referred to as employer) will use the following documents to create the plan:

a) Decision on investment policy for programs and projects;

b) Project approval (if any);

c) International treaties and loan agreements for ODA-funded projects or concessional loans from foreign sponsors (if any);

d) Project financing plan or project funding source plan (if any);

dd) Relevant legal documents (if any).

The overall contractor selection plan includes the contents specified in Article 15 of this Decree.  The employer may hire a consultant to make an overall contractor selection plan for the project in case the employer's personnel are not qualified to do that.

3. The employer is responsible for submitting the overall contractor selection plan to the competent person for review and approval.

4. Agencies, organizations, and units specified in Article 126 of this Decree shall appraise the overall contractor selection plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The employer is responsible for posting the overall contractor selection plan on VNEPS no later than 5 working days from the date the document is issued.

Article 15. Contents of the overall contractor selection plan for the project

1. Analysis of the project execution context:

Determine specific requirements and objectives of the project, analyze factors in the project execution context that can impact bidding activities; the bidder's willingness to bid; factors include: legal regulations, economic, social, technological factors, sustainable bidding, and other factors.

2. Evaluation of the employer's capacity, resources, and experience:

The evaluation of the employer's capacity, resources, and experience in bidding includes:

a) The capacity to carry out the contractor selection process from the contractor selection overall plan (if any) to contract management;

b) The employer's bidding performance, through the following indicators: the average savings rate; the average number of bidders participating in competitive bidding, limited bidding, shopping method, online quotation under normal procedures, the percentage of packages with only one participating bidder under competitive bidding, limited bidding, shopping methods, or online quotations under normal procedures, in the total number of packages; percentage of packages with petitions on other contents during the contractor selection process, contractor selection results; the number of instances where the employer did not respond to requests for clarification on bidding documents, did not respond to bidders’ petitions regarding bidding documents, other aspects in the contractor selection process and contractor selection results; other indicators (if any);

c) Experience in executing similar projects, resolving petitions in contractor selection, complaints and denunciations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Market analysis and consultation:

a) Market analysis and consultation include assessment of market risks and opportunities associated with the chosen contractor selection method; bidder's ability to participate in the bidding process; market landscape for goods and services needed for the project; market trends that could impact project execution. Based on the scale and nature of the package, market analysis and consultation include the following information: the availability of goods and services needed for the package on the market; costs that may incur in cases where it is necessary to apply innovative and creative solutions; content of warranty terms and contract types commonly applied to packages for procurement of similar goods and services from other employers; legal regulations (if any) for goods and services needed for the package; the ability to apply sustainable bidding, procurement of environmentally friendly services, information about goods and services that use recycled and energy-saving materials; the accessibility of the bidding process for the following groups: small and micro enterprises, IDEs, businesses that employ many female workers, war invalids, people with disabilities, and ethnic minorities; supply chain analysis (ability to provide supplies, materials, goods, and services for contract performance); the feasibility of a contractor selection process that exclusively allows bids for Vietnamese-origin goods according to Point e, Clause 3, Article 10 and Clause 1, Article 56 of the Bidding Law and other necessary information;

b) Market consultation is carried out in one or more of the following ways: refer to the most recent market consultation results for similar goods and services; post market consultation questions on appropriate media; research catalogs and brochures of manufacturers, suppliers, distributors, and agents; refer to the experience of other employers who have conducted market consultations and consult on the results of contractor selection for similar goods and service procurement packages; organize market consultation conferences with potential bidders on an open and transparent basis; organize information surveys from production and business units; consult with experts in relevant fields, print newspapers, magazines, specialized market analysis publications, information on the Internet and other appropriate forms;

c) The employer can hire consultants to research and analyze the market, use the advice of experts or independent authorities or businesses in the market in making an overall contractor selection plan, specific contractor selection plan, bidding documents, RFPs but must ensure the principles of competition, fairness and transparency;

d) In case of not making an overall contractor selection plan, the employer can conduct market analysis and consultation to prepare a specific contractor selection plan, bidding documents, and RFPs.

4. Risk identification and management in bidding:

a) Analyze main risks related to the operating environment, market conditions, the capacity of the entity that organize contractor selection and the complexity of bidding activities;

b) Assess the likelihood and impact of each risk on the project's bidding;

c) Develop a management plan and minimize risks in the project's bidding through the application of appropriate forms and methods of contractor selection, technical requirements, standards and methods of evaluation of contract conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Identify specific objectives of bidding activities (including specific objectives on sustainable procurement, if applicable) to ensure the overall objectives of the project.

6. Plan on schedule of main tasks and the package:

Develop an overall schedule to carry out main tasks and the package in accordance with the project execution schedule.

7. Management of contractor selection:

a) Package division: the package division is based on the scale and nature of the project's tasks, project execution progress and based on the results of market analysis and consultation; determine the number of packages and the scope of work of each package, identify packages to be divided into many parts;

b) Form and method of contractor selection:  determine the appropriate form and method of contractor selection for each package of the project, clearly stating whether the package applies centralized procurement, whether the package applies shortlisting, domestic or international bidding;

c) Contract type:  determine the appropriate contract type for each package;

d) Key considerations when developing bidding documents, RFPs, and managing contract performance (if any).

Article 16. Fixed budget and contractor selection duration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Grounds for determining fixed budget:

The fixed budget is established based on one of the following information:

a) Approved package estimate (if any) in case the law has regulations on making estimates or has instructions on norms and unit prices. If conditions for an estimate are unmet, the fixed budget will be determined based on the following: average prices of projects and packages completed within a specified timeframe; total investment or estimated total investment according to the investment cost per unit, estimated procurement value; expert salaries and number of working days; other related information;

b) Description and scope of work, number of experts, performance duration, capacity and experience of consultants, expert salaries in accordance with law (if any) and other factors;

c) Contractor selection results for similar goods and services for a maximum period of 12 months before the date of submitting the specific contractor selection plan. This data can be adjusted to reflect changes in procurement volume or market prices for the goods or services needed so as to determine the fixed budget. The market price at procurement time can be determined through market consultation specified in Point b, Clause 3, Article 15 of this Decree. If no similar goods or services were procured within the past 12 months, the fixed budget can be determined by contractor selection results for similar goods or services from previous years, adjusted for changes in procurement volume and market prices. When submitting the specific contractor selection plan, the employer attaches a list of selection results of similar goods and services extracted from VNEPS (if any);

d) At least one quotation is required for goods or services. Collecting more than one quotation is encouraged. If multiple quotations are received, the average price should be used.

For packages for procurement of drugs; chemicals, testing supplies, medical equipment; components, accessories, and replacement materials used for medical equipment:  based on specialized requirements, the employer decides on technical criteria and requests for quotations. The employer will publish a request for quotations on one of the following platforms within at least 10 days of successful information posting: VNEPS, the employer's portal or website, Ministry of Health’s portal, online public service portal on medical device management.  If there are two or more quotations, the employer may choose the highest quotation that aligns with their budget and professional requirements. The employer is responsible for collecting quotations in a public and transparent manner. The quoting entity must provide accurate prices of goods or services based on their supply capabilities; and ensure the quotation complies with competition law, anti-dumping regulations, and fair pricing practices;

dd) Price appraisal results of the price appraisal council or of an organization with the function of providing price appraisal services for assets, goods, or services that must be appraised as per the law on prices. For types of assets, goods, and services that must be appraised according to the law on prices, the appraisal results are a mandatory basis for determining the fixed budget;

e) List prices of manufacturers, importers, agents, distributors, suppliers, businesses;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The employer can consider sustainable bidding factors as prescribed in Article 11 of this Decree and environmentally friendly products and services when determining the fixed budget.  In this case, the fixed budget includes the costs necessary to meet sustainable bidding requirements.

4. For contractor selection within the procurement estimate, the employer must state the following contents in the specific contractor selection plan:

a) The state budget estimates approved by competent authority according to the budget year or expected budget estimate to be allocated in case of procurement for the next year or procurement for many years; expected legal financial resources in the fiscal year or expected legal financial resources for the following years in case of procurement for the next year or procurement for many years;

b) Value of procurement performed in the fiscal year or budget year;

c) The part of the budget not used for procurement;

d) The procurement estimate, calculated by subtracting the budget specified in Points b and c from the budget specified in Point a of this Clause. The employer is not required to appraise or approve the procurement estimate.

In case the employer has available funds for procurement in the budget year or fiscal year and does not use the expected revenue for the year, it is not required to determine the procurement estimate according to this Clause. In this case, the procurement estimate is the available funding for procurement in the budget year or fiscal year.

In case the package has a contract performance period longer than 1 year or the effective date of the contract and the date of completion of contract obligations are not in the same financial year, clearly state the procurement estimate of the budget year or fiscal year and estimated procurement estimates for the following years. Competent persons and employers are responsible for ensuring adequate funds to pay the contract each year. Payments for each year are made after the annual expenditure estimate is approved.

5. To ensure an uninterrupted supply of goods, services, and construction, employers can pre-select bidders for next year's procurement during this year's procurement estimate process. The specific contractor selection plan must include procurement estimates for the following years to set the fixed budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. National database on bidders and quality of goods used

1. National database of bidders includes:

a) Information about the bidders’ legal status;

b) Information about the bidder's violations;

c) Information about the bidder's capacity and experience, including: financial statements or documents on revenue and net assets; the implementation of tax declaration and tax payment obligations; financial resources; key personnel; major machinery and equipment; contracts completed or ongoing under its execution, production capacity, contracts with public main contents within the scope of the Bidding Law;

d) Information about the bidder's reputation in participating in bidding, including information about violations during the bidding process specified in Clause 1, Article 18 of this Decree;

dd) Information about the bidder's contract performance results, including information specified in Clause 3, Article 18 of this Decree and information about the contract performance process;

e) Other information about bidders.

2. National database on quality of goods used includes the following information:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Origin, manufacturer, marking, label;

c) Main specifications;

d) Employer, goods users;

dd) Quality of goods as prescribed in Clauses 5, 6 and 7, Article 18 of this Decree;

e) Other information.

3. The national database on bidders and quality of goods used is regularly updated to ensure objective and truthful information for contractor selection.

4. The Ministry of Planning and Investment regulates this Article in detail.

Article 18. Information on the bidder's contract performance results and the quality of the goods used

1. Except in cases where the bidder is simultaneously ranked first in multiple packages or due to force majeure, the bidder's reputation in participating in the bidding will be assessed when performing the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The bidder has participated in document verification and contract negotiation (if any) but refuses or does not sign the contract negotiation record, except for the case specified in Clause 8, Article 43 of this Decree;

c) The bidder is selected as the winning bidder but does not proceed or refuses to finalize the contract or framework agreement or fails to sign the contract or framework agreement;

d) The bidder has signed the framework agreement but does not proceed or refuses to finalize the contract or fails to sign the contract.

2. Within 7 working days from the dates on which bidders commit any acts specified in Clause 1 of this Article, the employer posts the list of violating bidders and related documents on VNEPS, specifically stating the dates on which the acts were committed. Bidders whose names are on this list, when participating in bidding, must furnish a bid security with a value 3 times greater than the value required for other bidders within 2 years from the last time committing the violating acts specified in Clause 1 of this Article. For consulting service packages, information about reputation in bidding participation is used for technical evaluation (if any).

3. Information about the bidder's contract performance results includes:

a) Progress of contract performance;

b) Quality of goods, services, works, including incidents that occur during contract performance (if any) and other relevant factors;

c) Violations of contract, termination of contract and reasons;

d) Other information (if necessary).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 20 days from the date the employer or unit with procurement needs in centralized procurement posts information about the bidder's contract performance results, the bidder may send feedback on VNEPS. If the bidder’s feedback is correct, the employer or the unit with procurement needs in for centralized procurement is responsible for updating the information.

5. Information on quality of goods used includes:

a) Actual quality of goods compared to provisions in the contract;

b) The severity of good defects and the actions taken to remedy them, including replacement of goods (if any);

c) Frequency of defects and problems of goods and quality of warranty, repair and remedial services (if any);

d) Reliability, durability, performance, capacity (if necessary);

dd) Other information (if necessary).

6. Information on the quality of goods used for drugs, testing supplies, medical equipment and supplies and components for repairing medical equipment shall comply with the law on pharmacy, medical equipment.

7. The employer or unit with procurement needs in centralized procurement shall publish the quality of goods used as prescribed in Clause 5 of this Article on VNEPS. The quality can be published during or after the package performance period but no later than 6 months from the period ends. If the warranty period is longer than 6 months, the employer or unit with procurement needs in centralized procurement must also update the quality of goods used after completing the warranty obligation (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. The employer or unit with procurement needs in centralized procurement shall take legal responsibility for the truthfulness and objectivity of information on published contract performance results and quality of goods used.

9. The database on contract performance results and quality of goods used as prescribed in Clauses 3, 5 and 6 of this Article is used as a basis for setting technical evaluation criteria, forming formula for determining the evaluated price (if any). If necessary, the employer may disclose additional information in addition to the information specified in Clauses 3, 5 and 6 of this Article to serve as a basis for setting technical evaluation criteria and forming formula for determining the evaluated price (if any). The setting of technical evaluation criteria must not violate the provisions of Point k, Clause 6, Article 16 and Clause 3, Article 44 of the Bidding Law.

Article 19. Capacity and experience requirements for expert teams and appraisal teams

1. Members of the expert team and appraisal team must meet the following requirements:

a) Have a professional certificate in bidding, except for the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article;

b) Obtain at least a bachelor’s degree;

c) Have active legal capacity as per the law; not being prosecuted for criminal liability;

d) Have at least 3 years of work in one of the fields related to the legal, technical, financial aspect of the package: have experience or perform technical-related tasks stated in the EOI request, prequalification document, bidding document, RFP or financial- or legal-related tasks.

2. Individuals who evaluate the overall contractor selection plan and specific contractor selection plan according to assigned tasks (not including bidding consultants) are not required to have a professional certificate in bidding.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. For the medical field, in case the employer does not have personnel who meet the requirements specified in Clause 1 of this Article, then select a consulting bidder to act as an expert team or appraisal team. In case a consulting bidder cannot be selected, the employer has the right to mobilize and assign personnel such as doctors, pharmacists, managers or invite officials from the Department of Health and the Ministry of Health, and experts in the medical field to participate in the expert team or appraisal team, regardless of the qualifications in Points a and b, Clause 1 of this Article. The organization of contractor selection must meet the objectives of bidding which are competition, fairness, transparency, economic efficiency, and accountability.

Article 20. Publicizing information on contractor selection

1. Information about contractor selection is publicly posted on VNEPS.

2. The Ministry of Planning and Investment provides detailed regulations on posting, management, and use of information as prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 21. Registration and management of accounts on VNEPS

1. Registration to participate in VNEPS is carried out according to the following process:

a) Organizations and individuals fill into the registration form created on VNEPS;

b) The organization submits a registration application on VNEPS, including the following documents: the registration form specified in Point a of this Clause, which is signed and stamped (if any) by the organization's legal representative; power of attorney (if any); establishment decision or enterprise registration certificate, or registration certificate of household business, cooperatives, cooperative union, or cooperative group, or other equivalent documents in case the organization’s name is not listed on the National Business Registration Information System;

c) The individual submits a registration application on VNEPS, including the following documents: the registration form specified in Point a of this Clause, which is signed by the registrant; copy of passport or equivalent document for the individual with foreign nationality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Updated information includes: additions and modifications to registered information; supplementing and modifying roles in bidding activities; terminate, suspend, restore participation status;

b) The request to update information sent on VNEPS must be signed and stamped (if any) by the legal representative of the organization or individual.

3. The documentation specified in Clauses 1 and 2 of this Article will be processed within 2 working days from receipt of the request on VNEPS. The results of processing documentation are announced on VNEPS and e-mails.

4. Organizations and individuals who knowingly post false information under Articles 7 and 8 of the Bidding Law will have their accounts locked for 12 months upon discovery.

5. In case of hiring a bidding consultant to be the procuring entity, the employer is still responsible for posting the specific contractor selection plan and contractor selection results on VNEPS according to Article 7 and Article 8 of the Bidding Law. In case a bidding consultant, any organizations or individuals uses their account to post information on behalf of the employer, the bidding consultant, organization, or individual will have their account locked for 6 months upon discovery.

Chapter II

COMPETITIVE BIDDING, OFFLINE LIMITED BIDDING FOR NON-CONSULTING, GOODS PROCUREMENT, CONSTRUCTION, MIXED PACKAGES UNDER SINGLE-STAGE METHOD

Section 1. SINGLE-STAGE AND ONE-ENVELOPE METHOD

Article 22. Detailed procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Draw up a shortlist (if necessary);

b) Prepare bidding documents;

c) Appraise and approve bidding documents.

2. Contractor selection organization, including:

a) Invitation to bid:

b) Issue, modify and clarify bidding documents;

c) Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids;

d) Open bids.

3. Evaluation of bids, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Evaluate bids in details;

c) Rank bidders (if there is more than 1 bidder).

4. Submit, appraise, approve, and publicize the contractor selection result and explain reasons for unsuccessful bidders upon their requests (if any).

5. Finalize, sign, and manage contract performance.

In addition to organizations, individuals and groups can bid on goods procurement packages with innovative products that meet the criteria of Clause 4, Article 5 of this Decree.

Article 23. Shortlisting

Based on the scale and nature of the package, the competent person decides to apply the shortlisting procedure.  The application of shortlisting procedure must be recorded in the specific contractor selection plan.

1. For competitive bidding:

a) Prepare prequalification documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Prequalification applications are evaluated using pass/fail criteria, which define the minimum acceptable level for each element of the bidder's capacity and experience;

b) Prequalification documents are evaluated according to Article 129 of this Decree before approval.  Approval for the prequalification documents is done in writing based on the approval report and appraisal report of the prequalification documents;

c) Invitation for pre-qualification applications shall comply with Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law;

d) Issue prequalification documents:

Prequalification documents are published for free on VNEPS;

dd) Receive and manage prequalification applications:

The procuring entity confidentially receives and manages prequalification applications until the preliminary results are announced;

e) Open and evaluate prequalification applications:

Prequalification applications are submitted by the deadline and at the location specified in the prequalification documents and are opened immediately after the bid submission deadline.  The record of the prequalification application opening will be sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening. Prequalification applications submitted after the bid submission deadline are invalid, cannot be opened and will be disqualified. The evaluation of prequalification applications is carried out according to the evaluation criteria specified in the prequalification documents. Bidders whose prequalification applications meet all capacity and experience requirements will be shortlisted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Submit, appraise, and approve prequalification results:

The procuring entity submits the prequalification results for approval, including their opinions on of the expert team's evaluation findings. The prequalification results are appraised against Clauses 1 and 2 of Article 130 of this Decree. Following this appraisal, a written approval is granted based on the prequalification approval proposal and appraisal report. If a shortlist is created, the prequalification approval will identify the successful bidders and include any relevant notes. If a shortlist is not created, the prequalification approval must clearly state the reason a shortlist was not created.

h) Publicly announce the shortlist: the shortlist will be posted as required in Point b, Clause 1 and Clause 4, Article 8 of the Bidding Law and shared with bidders who submitted prequalification applications.

2. For limited bidding:

a) Identify and approve a shortlist of at least 3 bidders who have the capacity and experience to meet the requirements of the package and wish to participate in the bidding. If less than 3 bidders meet the requirements, follow the procedures outlined in Clause 3, Article 131 of this Decree;

b) After approval, the shortlist is posted according to Point b, Clause 1 and Clause 4, Article 8 of the Bidding Law.

3. Shortlisted bidders cannot form a joint venture for this bidding process. However, they may participate as a joint venture with a non-shortlisted bidder, but only with the employer's approval before the bid deadline.

Article 24. Preparation of bidding documents

1. Grounds for preparing bidding documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Approved specific contractor selection plan;

c) Documentation on design, drawings, and notes to the package (if any);

d) Technical specifications of the package including: characteristics, specifications, technology requirements, service quality, inspection, testing, taking-over inspection and other technical requirements ( if any);

dd) Legal regulations on bidding and related laws; international treaties and loan agreements (if any) for ODA-funded projects and concessional loans;

e) Legal regulations on taxes, fees, incentives in contractor selection;

g) Other related grounds.

2. Bidding documents must provide all necessary information for bidders to prepare competitive bids. They cannot contain any restrictions that limit bidder participation or give any bidder an unfair advantage, which may cause unfair competition as prescribed in Point k, Clause 6, Article 16 and Clause 3, Article 44 of the Bidding Law. The Ministry of Planning and Investment clarifies that violations of Clause 3, Article 44 of the Bidding Law can invalidate bidding documents. This means such documents cannot be used to evaluate bids.

3. The bidding documents must specify the criteria for evaluating the validity of bids, including:

a) There is the original bid;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The validity of the bid meets the requirements as prescribed in the bidding documents;

d) There is a bid security with value and validity period and the beneficiary meets the requirements of the bidding documents. Bid security, in the form of a bank guarantee or certificate of guarantee insurance, may not violate any of the following requirements: their value or validity period must meet the minimums specified in the bidding documents, the beneficiary name must be correct, a valid signature must be present, the signature cannot be dated before the bidding documents were issued, the document cannot contain any conditions that disadvantage the employer or procuring entity. The bank guarantee or certificate of guarantee insurance must be signed and stamped by a legal representative of a domestic credit institution or foreign bank branch established under Vietnamese law, a domestic non-life insurer, branch of foreign non-life insurer established under Vietnamese law (if any). For insurance packages, participating bidders may not present their own certificate of guarantee insurance;

dd) The bidder is not named in two or more bids as an independent bidder or a joint venture party;

e) There is a joint venture agreement (in case of joint venture) signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any); the joint venture agreement must clearly state the specific work each party will perform and the estimated value of each party's work. Work assignments within the joint venture will be determined by: items listed in the bid price schedule or tasks required to produce those items. Tasks unrelated to these items or the production of these items must not be assigned.

g) The bidder must meet the eligibility requirements in accordance with Article 5 of the Law on Bidding;

h) In the 3 years before the bid submission deadline, the bidder did not have employed personnel (signed a labor contract with the bidder at the time they committed the violation) who were convicted by a court of a bidding violation leading to serious criminal consequences, with the intent for that bidder to win the contract.

4. Criteria for evaluating bids for goods procurement packages include:

a) Evaluation criteria for capacity and experience:

Bidders’ capacity and experience are evaluated using pass/fail criteria, which define the minimum acceptable level for each element of the bidder's capacity and experience, including: experience in supplying similar goods, production capacity, and financial capability (net asset value, revenue); fulfillment of tax declaration and payment obligations and other necessary indicators to evaluate the bidder's financial capability; technical facilities, qualifications of professional staff to perform related services (if required).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For goods procurement packages, bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9.

Bidders who are household businesses are exempt from financial statements and the net asset value requirements.

b) Technical evaluation criteria:

Technical evaluation criteria are set based on pass, fail criteria or scoring methods.

In case of using pass/fail method, for general evaluation criteria, only pass/fail criteria are used. For basic detailed criteria in the general criteria, only pass and fail criteria are used; for non-basic detailed criteria in the general criteria, in addition to the pass and fail criteria, additional acceptable criteria may be applied but must not exceed 30% of the total number of detailed criteria in the general criteria. General criteria are assessed as passed when all basic detailed criteria are assessed as passed and non-basic detailed criteria are assessed as passed or acceptable.

In case a scoring method is used, the minimum score and maximum score must be specified for each general criterion. The minimum scores for basic detailed criteria can be specified in the general criteria; there is no minimum score for non-basic detailed criteria. The minimum technical score is not lower than 70% of the total maximum technical score. For a package with high technical requirements, the minimum technical score is from 80% to 90% of the total maximum technical score; for a package that need to be considered on the basis of focusing on technical and price factors, the employer can stipulate that the minimum technical score is not lower than 80% of the total maximum technical score. Technical evaluation criteria are built on the basis of factors on the ability to meet the requirements of quantity, quality, delivery time, transportation, installation, warranty, and after-sales services (if any), the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree and other requirements stated in the bidding documents. Based on each specific package, when preparing bidding documents, it is necessary to specify the criteria as a basis for technical evaluation, including: characteristics, specifications of goods, production standards, manufacturing and technology standards; the reasonableness and economic efficiency of technical solutions and measures for supplying and installing goods; level of satisfaction of warranty and maintenance requirements; the degree to which requirements for providing supplies, replacement equipment and other related services (if any) are met during the entire use process of the goods; geographical and environmental adaptability; impacts on the environment and solutions; factors of commercial conditions, delivery time, technology transfer training, and after-sales services; goods supply progress; environmentally friendly factors; the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; the quality of similar goods published according to Article 18 of this Decree (if any); other necessary factors.

c) Determine the lowest price (in case the least-cost selection is applied): determine the bid price; correct errors and adjust deviations; deduct discounts (if any); convert the bid price to a common currency (if any); determine incentive value (if any); compare bids to determine the lowest price;

d) Criteria for determining evaluated price (in case of applying the evaluated price selection):

Formula for determining evaluated price:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Where:

G = (bid price ± error correction value ± deviation adjustment value) - discounts (if any).

G is the value of factors converted into one level for the entire life cycle of the goods including:  delivery time; payment schedule; costs of supplies and spare parts during the initial period; availability of materials, spare parts and after-sales services for the goods offered in the bid at the project location; life cycle costs; device performance and capacity; elements of sustainable bidding (if any); the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; the quality of goods used published according to Article 18 of this Decree, including consideration of origin; other factors (if any).

ƯĐ is the value that must be added to non-incentive subjects according to Points b and d Clause 1, Points b and d Clause 2 and Point b Clause 3 Article 5 of this Decree.

5. Criteria for evaluating bids for construction packages include:

a) Evaluation criteria for capacity and experience:

Bids are evaluated using pass/fail criteria for capacity and experience, which define the minimum acceptable level for each element of the bidder's capacity and experience, including: experience in performing similar packages; technical capacity:  quantity and professional qualifications of key staff, quantity of main construction equipment that can be mobilized to carry out the package (if required); financial capacity:  net asset value, revenue; fulfillment of tax declaration and payment obligations and other necessary indicators to evaluate the financial capacity of the bidder.

The specific requirements for each criterion will be determined based on the individual package requirements. Bidders that are assessed to meet all the criteria specified in this point meet the requirements for capacity and experience;

b) Technical evaluation criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case of using pass/fail method, for general evaluation criteria, only pass/fail criteria are used. For basic detailed criteria in the general criteria, only pass and fail criteria are used; for non-basic detailed criteria in the general criteria, in addition to the pass and fail criteria, additional acceptable criteria may be applied but must not exceed 30% of the total number of detailed criteria in the general criteria. General criteria are assessed as passed when all basic detailed criteria are assessed as passed and non-basic detailed criteria are assessed as passed or acceptable.

In case a scoring method is used, the minimum score and maximum score must be specified for each general criterion. The minimum scores for basic detailed criteria can be specified in the general criteria; there is no minimum score for non-basic detailed criteria.

Technical evaluation criteria will assess a bidder's ability to meet the requirements outlined in the design documents, scope of work, and contract performance results, as detailed in Articles 17 and 18 of this Decree and other requirements stated in the bidding documents. Based on each specific package, when preparing bidding documents, it is necessary to specify the criteria as a basis for technical evaluation, including: reasonableness and feasibility of technical solutions, execution plans in accordance with proposed construction progress; construction progress; project management methods (project management organization, field management organization); quality assurance measures; assurance of environmental sanitation and other conditions such as fire safety and labor safety; level of satisfaction of warranty and maintenance requirements; environmentally friendly factors (if any), including: the use of supplies, materials, execution plans, lines, construction technology and other factors (if any); bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; other necessary factors.

The bidding documents must allow bidders to propose alternative construction methods, except in special cases where a specific method is required due to the package's nature. This will be clearly stated in the bidding documents;

c) Determination of the lowest price (in case of applying the least-cost selection) is carried out according to Point c, Clause 4 of this Article;

d) Criteria for determining evaluated price (in case of applying the evaluated price selection):

Formula for determining evaluated price:

GĐG = G ± ∆G + ƯĐ

Where:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



G is the value of factors converted into one level for the entire life cycle of the construction work including:  construction completion progress; life cycle costs during the entire use of the construction work; loan interest expenses (if any); elements of sustainable bidding (if any); the bidder's contract performance results according to Articles 17 and 18 of this Decree; other factors (if any).

ƯĐ is the value that must be added to non-incentive subjects according to Point b Clause 2 Article 6 of this Decree.

6. For non-consulting and mixed packages:

Based on the scale and nature of the package and the provisions in Clauses 2, 4 and 5 of this Article, determine evaluation criteria for capacity and experience; technical evaluation criteria; determine the lowest price (in case the least-cost selection is applied) or the criteria for determining the evaluated price (in case the evaluated price selection is applied) accordingly.

7. Do not use the quality- and cost-based selection for packages that apply the single-stage and one-envelope method. For a package that needs to be considered on the basis of focusing on technical and price factors, the employer can stipulate that the minimum technical score is not lower than 80% of the total maximum technical score.

8. For a divided package, the bidding documents must clearly state the bidding conditions, the bid security measures and values for each part or multiple parts, and the evaluation method for each part or multiple parts so that the Bidders calculate bidding options according to their abilities.

9. Regulations on trademarks and origin of goods:

a) Except for the cases specified in Point e, Clause 3, Article 10, Clause 2, Article 44 and Clause 1, Article 56 of the Bidding Law, bidding documents must not state requirements on the specific trademarks or origin of the goods;

b) If bidding documents specify an origin requirement by groups of countries or territories but exclude Vietnamese origin (as allowed under Clause 2, Article 44 of the Bidding Law), Vietnamese goods can still be evaluated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



10. Regulations on labor use: For international bidding, bidding documents must prioritize the use of domestic workers for unskilled positions, where their qualifications are suitable and the supply is available. Foreign workers can only be employed when domestic workers are underqualified. Bids that fail to meet the labor use requirements outlined in the bidding documents will be rejected.

11. Regulations on additional purchase options (if any):

In case the specific contractor selection plan has regulations on additional purchase options, the bidding documents must stipulate the maximum volume and quantity of goods or services subject to the additional purchase option in accordance with the approved specific contractor selection plan.

12. Bidding documents must not require a sales permit, a sales authorization letter from the manufacturer or distributor, or a partnership certificate, manufacturer’s, or distributor's technical support or warranty, or other documents of equivalent value (hereinafter referred to as sales permit). For complex goods requiring the manufacturer’s after-sales support (warranty, maintenance, repairs, parts, technical support, etc.), the bidding documents may request a sales permit from the bidder. However, such a request must be pre-approved by the relevant authority.

If the manufacturer, its representative office, or agent commits one or more of the following acts without a legitimate reason: fails to provide a sales permit; revokes a previously provided sales permit; limits competition by issuing sales permits to only a few bidders; engages in other anti-competitive practices, the bidders or procuring entity will report these actions by: posting information on VNEPS and sending information to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Industry and Trade.  The document must specifically state the actions taken by the manufacturer, representative office, or agent along with supporting documents. The manufacturer, representative office, or agent facing a complaint from a bidder or procuring entity must respond via VNEPS. Additionally, they should submit a copy of their response to the Ministry of Planning and Investment for their records.

Article 25. Appraisal of and approval for bidding documents

1. Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.

2. Approval for bidding documents must be based on the approval report and appraisal report of bidding documents.

Article 26. Organization of contractor selection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Invitations to bid are applied according to Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law if the shortlisting procedure is not applied;

b) In case the package applies the shortlisting procedure, invitations to bid will be sent to the bidders named on the shortlist.

2. Issue, modify and clarify bidding documents:

a) The bidding documents are published on VNEPS;

b) In case of modifications of the bidding documents after issuance, the procuring entity must post on the VNEPS the modification decision enclosed with the detailed modifications of the bidding documents and the modified bidding documents.  Modifications of bidding documents must be made at least certain days before the bid submission deadline as prescribed in Point dd, Clause 1, Article 45 of the Bidding Law. In case there is not enough time, the bid submission deadline must be extended;

c) In case the bidding documents need to be clarified, the organization or individual shall send a written request for clarification to the procuring entity on VNEPS within at least 3 working days (for domestic bidding), 5 days (for international bidding) before the bid submission deadline.  The procuring entity shall post the clarifications to bidding documents on the VNEPS at least 2 working days before the bid submission deadline. The clarifications to bidding documents must not mention the name of the bidder that requested clarification. If necessary, the procuring entity may organize a pre-bid meeting to discuss the content of bidding documents. The notice of organization of the pre-bid meeting is posted on VNEPS; all interested bidders are allowed to attend the pre-bid meeting without prior notification to the procuring entity. The procuring entity must record the minutes of the pre-bid meeting and post them on VNEPS. The minutes of the pre-bid meeting are considered clarifications to the bidding documents.

Clarifications to bidding documents must not contradict the approved bidding documents. In case the clarifications to the bidding documents leads to the need to modify the bidding documents, the modifications of the bidding documents shall comply with point b of this clause;

d) The decision on modifications or written clarifications to bidding documents is an integral part of the bidding documents.

3. Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The procuring entity confidentially receives and manages bids until the contractor selection results are announced. Bids or documents submitted after the deadline to modify or supplement the bid will be rejected, except for: clarifications requested by the procuring entity; clarifications regarding eligibility, financial statements, tax declaration and payment obligations, personnel and equipment documents, similar contracts, production capacity to demonstrate the bidder meets the requirements;

b) The employer, the procuring entity, or the expert team cannot disclose information from one bid to another bidder, except for information disclosed at the bid opening;

c) When there is a request to modify or withdraw the submitted bid, the bidder must send a written request to the procuring entity.  The procuring entity only accepts the modifications or withdrawal of the bid when receiving a written request before the bid submission deadline.

4. Bid opening:

a) The bid opening must be conducted publicly and begin within 2 hours from the bid submission deadline.  The procuring entity only opens bids received before the bid submission deadline according to the requirements of the bidding documents in the presence of representatives of bidders attending the bid opening ceremony, regardless of the presence or absence of bidders. Bids are opened in alphabetical order by bidder name and in the following order: check the seal; open the envelope and clearly read the bidder's name; identify if the bid is submitted independently or as a joint venture; check the number of originals and copies of all documents; review the bid price stated in the letter of bid and any offered discount; check validity period of the bid; verify proposed performance duration; check value and validity of bid security and other related information;

b) Minutes of bid opening:  The information specified in point a of this clause must be recorded in the minutes of bid opening. The minutes of bid opening must be signed by the representative of the procuring entity and the bidders attending the bid opening ceremony. The minutes will be sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening;

c) The representative of the procuring entity signs the original letter of bid, letter of discount (if any), and the authorization letter of the bidder’s legal representative (if any); joint venture agreement (if any); bid security; financial proposals and important contents of each bid.

Article 27. Principles for evaluating bids

1. The evaluation of bids must be based on the bid evaluation criteria and other requirements in the bidding documents, based on the submitted bids and clarifications to bids to ensure the selection of a bidder with sufficient capacity and experience and a feasible solution to perform the package; any content within the bidding documents that restricts competition, as defined in Clause 2, Article 24 of this Decree, will be disregarded during bid evaluation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. If the proposed similar contract in the bid does not meet requirements, the procuring entity may request the bidder to supplement or replace another similar contract for evaluation within a reasonable timeframe.

4. For a divided package, bid evaluation and award will prioritize the bid with lowest total proposed winning price (for least-cost selection); or prioritize the bid with the lowest total evaluated price (for evaluated price selection) and the winning bid price for the entire package not exceeding the approved fixed budget, regardless of partial package estimates; for a package for procurement of drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment, and medical procedures, the instructions of the Ministry of Health (if any) will apply.

5. The evaluation of a bid is done on photocopies, the bidder is responsible for the consistency between the original and the photocopies.  In case there is a discrepancy between the original and the photocopy but does not change the bidder ranking order, the evaluation will be based on the original.  In case there are discrepancies between the original and the photocopy, leading to a different evaluation result on the original than the evaluation result on the photocopy and causing a change in the bidder's ranking order, the bid will be rejected and the bidder will be subject to fraud allegations and will be addressed according to Point a, Clause 1, Article 125 of this Decree.

6. Deviation, reservation, omission in bids:

a) “deviations” means departures from the requirements specified in the bidding documents; “reservation” is the setting of limiting conditions or withholding from complete acceptance of the requirements specified in the bidding documents; “omission” is the failure to submit part or all of the information or documentation required in the bidding documents;

b) Provided that a bid is substantially responsive to the requirements of the bidding documents, the procuring entity may accept nonconformities that are not deviations, reservations, or omissions;

c) Provided that a bid is substantially responsive to the requirements of the bidding documents, the procuring entity may require the bidder to provide necessary information or documents within a reasonable duration for correction of nonconformities or non-material deviations in the bid related to the material requirements. Requests to provide information and documents to rectify these nonconformities or deviations must not affect any factor of the bid price. Failure to comply with this request of the procuring entity may result in disqualifying the bidder;

d) Provided that a bid is substantially responsive to the requirements of the bidding documents, the procuring entity or expert team may adjust nonmaterial and quantifiable nonconformities related to the bid price; the bid price will be adjusted to account for the cost of missing or non-compliant items; this adjustment is solely for bid comparison purposes.

7. In case the bidder does not meet one of the evaluation criteria of eligibility, capacity, experience, technique, finance or the bid has any deviations, reservations, or omissions which disqualifies the bid, other criteria will not be further evaluated.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 28. Clarification to bids

1. After bid opening, the bidder is responsible for clarifying the bids according to the request of the procuring entity.  If a bid lacks required documents on eligibility, similar contracts, production capacity, financial statements, tax declaration and payment obligations, personnel, and equipment, the procuring entity shall request clarification and additional documents to demonstrate the bidder's qualifications and experience.

2. After bid submission deadline, if a bidder finds that their bid lacks required documents on eligibility, similar contracts, production capacity, financial statements, tax declaration and payment obligations, personnel, and equipment, they will send clarification and additional documents to the procuring entity to demonstrate their qualifications and experience. The procuring entity shall receive the bidder's clarifications for review and evaluation; additional and clarifying documents are an integral part of the bid.

3. Clarifications regarding eligibility must not alter the nature of the participating bidder. Clarifications regarding validity of the bid (excluding eligibility), technical proposals, and financial proposals must ensure no changes to the basic content of the submitted bid or the bid price.

4. Clarification of a bid is only done between the procuring entity and the bidder whose bid needs to be clarified.  The clarifications to bid must be made in writing and kept by the procuring entity as an integral part of the bid.

5. The procuring entity may verify the authenticity of any doubtful documents of the bidder with relevant organizations or individuals.

Article 29. Error correction and deviation adjustment

1. Error correction is the correction of errors in bids, including arithmetic errors and other errors, carried out according to the following principles:

a) Arithmetic errors include errors caused by performing addition, subtraction, multiplication, and division calculations incorrectly when calculating the bid price. For fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts, time-based contracts, cost-plus-a-fee contracts, output-based contracts, percentage-based contracts, if there is a discrepancy between the unit price and the amount, the unit price will be used as the basis for error correction; if it is discovered that the unit price has an unusual difference due to a decimal error (10 times, 100 times, 1,000 times), the amount of money is the basis for error correction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Discrepancies between the numerical and written bid price will be resolved as follows: if the written price has a clear meaning, it takes precedence; if the written price has no meaning or contains arithmetic errors, the numerical price is used after correction based on points (a) and (b) of this Clause (if applicable);

d) If the amount column has the full value filled in but there is no corresponding unit price, the unit price is determined by dividing the amount by the quantity; when there is a unit price but the amount column is blank, the value of the amount column will be determined by multiplying the quantity by the unit price; if a certain item has a unit price and value in the amount column but leaves the quantity blank, the quantity is determined by dividing the value in the amount column by the unit price of that item. In case the quantity determined according to this principle is different from the quantity stated in the bidding documents, that difference is a deviation in the scope of supply and is corrected according to Clause 2 of this Article, except for construction package that applies lump sum contract;

dd) Calculation unit errors: correct it to meet the requirements of the bidding documents.

2. Adjustment of deviations in scope of supply:

a) Deviations in the scope of supply for construction packages:

For a construction package that does not apply the lump sum contract, the bidder must state the bid unit price and total amount for all work items stated in the bid price schedule. If the bidder lists the work items as required in the bidding documents but omits the unit price and total amount for one or more work items, those items will not be considered underbid. The missing unit price will be assumed to be distributed proportionally among the other listed items in the bid price schedule and will not be separately payable by the employer.

Work items stated in the bidding documents that are not listed in the bidder's bid price schedule are considered missing offers, and deviations are adjusted according to Point c of this Clause for bid comparison and ranking. If a work item in the bidding documents appears in the bidder's price schedule with a unit price, but the quantity differs from the bidding document requirements (either less or more), this will be considered an underbid or excess offer. These deviations will be adjusted according to Point c of this Clause. Work items listed in the bidder's bid price schedule that are not within the scope of work stated in the bidding documents are considered excess offers, and these deviations are adjusted according to Point c of this Clause.

For construction packages applying the lump sum contract, the bidder's bid price is considered to include all necessary costs to carry out the package in accordance with the design and technical requirements stated in the bidding documents and do not make adjustments in case the scope of work proposed by the bidder in the bidding documents is different from the requirements stated in the bidding documents, unless the other proposed work is outside the scope of the requirements in the bidding documents (in addition to the volume to be completed according to the design). In this case, the portion of work outside the scope of requirements in the bidding documents will be considered an excess offer and adjusted according to Point c of this Clause;

b) Deviations in the scope of supply for goods procurement and non-consulting packages:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Work items stated in the bidding documents that are not listed in the bidder's bid price schedule are considered missing offers, and the deviations are adjusted according to Point c of this Clause for bid comparison and ranking. If a work item in the bidding documents appears in the bidder's price schedule, but the quantity differs from the bidding document requirements (either less or more), this will be considered an underbid or excess offer. This deviation will be adjusted according to Point c of this Clause.

Work items listed in the bidder's bid price schedule that are not within the scope of work stated in the bidding documents are considered excess offers, and these deviations are corrected according to Point c of this Clause;

c) Adjust excess or insufficient deviations in the scope of supply:

If a bid lacks any required items (as specified in Points a and b of this Clause) and omits unit prices, the highest unit price of the item from technically-responsive bids will be used as the basis for deviation adjustment for those missing items; if the technically-responsive bids omit unit prices, the unit prices of the package estimate will be used as the basis for deviation adjustment; if the package estimate is unavailable, the unit prices forming the fixed budget will be used as the basis for deviation adjustment, and for bidder comparison and ranking. The adjustment of insufficient deviations is only for bid comparison and ranking purpose.

If a bid proposes a lower volume of work than required in the bidding documents, the cost of the missing work will be added using the unit price from the bid.

If a bid proposes a higher volume of work than required in the bidding documents, the cost of the excess work will be deducted using the unit price from the bid.

3. If the bidder has a letter of discount, error correction and deviation adjustment are carried out on the basis of the bid price without deducting the discount. The percentage (%) of the insufficient deviation is determined on the basis of the bid price stated in the letter of bid.

4. Apply the unit price for the insufficient deviation to the first ranked bidder:

If a bid has insufficient deviations after adjustment according to Point c, Clause 2 of this Article, but remains ranked first, and lacks a unit price for the insufficient deviation, the proposed winning unit price will be determined based on the following priorities: the lowest unit price among the technically-responsive bids, the unit price in package estimate, unit price forming the fixed budget (if package estimate is unavailable).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 30. Checking and evaluation of bids

1. Check the validity of the bid, including:

a) Check the required documents of the bid, including: letter of bid; joint venture agreement (if any); power of attorney from the bidder's legal representative (if any); bid security; number of originals and photocopies of bidding documents;

b) Cross-check the original bid with its photocopies to ensure consistency before conducting the detailed bid evaluation.

2. Evaluate the validity of the bid:

a) The bid is considered valid when it fully meets the requirements of Clause 3, Article 24 of this Decree;

b) Bidders with valid bids will be evaluated for their capacity and experience.

3. Capacity and experience evaluation:

a) The capacity and experience evaluation is carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For goods procurement packages, bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9.

4. Technical and financial evaluation:

a) The technical evaluation is carried out according to the evaluation criteria and methods specified in the bidding documents;

b) technically-responsive bidders may undergo financial evaluation using least-cost selection or evaluated price selection. The bidder who has the lowest bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) (for the least-cost selection) or has the lowest evaluated price (for the evaluated price selection) is ranked first. Discount letters that are not published in the bid opening minutes will not be evaluated.

If only one bidder is technically responsive, there is no need to determine the bidder ranking list. The employer does not have to approve the bidder ranking list.

5. e expert team prepares a report on the bid evaluation result and sends it to the procuring entity for review and submission to the employer for approval according to Article 31 of this Decree. The report on bid evaluation result must clearly state the following contents:

a) Evaluation result for each bid;

b) List of considered and ranked bidders and order of ranking of bidders;

c) List of non-responsive and disqualified bidders; reasons for bidder disqualification;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Comments on competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in the contractor selection process.  If competitiveness, fairness, transparency, or economic efficiency cannot be assured, the procurement entity must clearly document the reasons and propose solutions;

e) The contents of the bidding documents are not in accordance with law on bidding or the contents may lead to unclear or different interpretations during the implementation process or may distort the contractor selection result  (if any); propose remedial measures;

g) Key considerations (if any).

6. Based on the report on the bid evaluation result, the procuring entity shall send a request to the employer for approval according to Article 31 of this Decree. The request for approval for contractor selection result includes the contents specified in Clause 5 of this Article.

Article 31. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection results

1. The procuring entity will submit the contractor selection result based on the bid evaluation report. This result, as specified in Clause 5, Article 30 of this Decree, will clearly outline the procuring entity's opinions on the expert team's evaluation findings.

2. The contractor selection result is evaluated according to Clauses 1 and 4, Article 130 of this Decree before approval.

3. The contractor selection result is approved in writing based on the approval request and appraisal report of the contractor selection result.

4. In case the successful bidder is selected, the approval for contractor selection result includes the following:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Successful bid;

c) Contract type;

d) Package performance duration as prescribed in Clause 7, Article 39 of the Bidding Law and contract performance duration according to civil law regulations;

dd) Key considerations (if any).

5. In case of bid cancellation in accordance with Clause 1, Article 17 of the Bidding Law, the approval for contractor selection results or decision on bid cancellation must clearly state the reason for the bid cancellation and the responsibilities of related parties when canceling the bid. The decision on bid cancellation must be posted on VNEPS within 5 working days from signing date.

6. After the approval for contractor selection result is issued, the employer posts information about the contractor selection result according to Point a, Clause 1 and Clause 4, Article 8 of the Bidding Law; send a written notice of contractor selection result to participating bidders within 5 working days from approval date. Contents of the notice of contractor selection result:

a) Contents specified in Points a, b, c and d, Clause 4 of this Article;

b) List of unsuccessful bidders and the reasons for disqualification of each bidder;

c) Plan for finalizing and signing contracts with the successful bidder:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If a bidder files a petition to the employer or competent person about issues before the announcement of the contractor selection result or about the contractor selection result, the employer is responsible for posting the petition resolution from employer and competent persons on VNEPS within 5 working days from the date of issuance of the petition resolution.

Article 32. Finalization and signing of contracts

1. The employer or procuring entity invites the successful bidder to finalize the contract. During the process of finalizing the contract, the parties complete the draft contract; specific conditions of the contract, contract appendices (any detailed list of scope of work, price schedule, performance schedule).  Contract finalization is carried out on the basis of:

a) The contract form filled out with specific information of the package;

b) Approved contractor selection result;

c) Requirements stated in the bidding documents;

d) Contents stated in the bid and clarifications to bid of the successful bidder (if any);

dd) Contents that need to be finalized in the contract.

2. The contract finalization result is the basis for the employer and bidder to sign the contract. If the bidder voluntarily reduces the price, the contract price is the value after the discount.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 33. Contract performance management

1. Contract performance management includes the following contents: performance progress, quality, costs and other aspects of the contract. The employer is responsible for managing contract performance.

2. The employer must update the actual progress of contract performance when completing the milestones specified in the contract on VNEPS.

3. The employer is responsible for publicizing the bidder's contract performance result on VNEPS according to Clauses 3 and 4, Article 18 of this Decree. For a package with good supply involvement, the employer must also publicly disclose on VNEPS the quality of goods provided by the bidder according to Clauses 5, 6 and 7, Article 18. of this Decree.

Section 2. SINGLE-STAGE AND TWO-ENVELOPE METHOD

Article 34. Detailed procedures

1. Contractor selection preparation, including:

a) Shortlisting (if necessary);

b) Prepare bidding documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Contractor selection organization, including:

a) Invitation to bid:

b) Issue, modify and clarify bidding documents;

c) Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids;

d) Open technical proposals.

3. Evaluate technical proposals, including:

a) Check and evaluate validity of technical proposals;

b) Evaluate technical proposals in details;

c) Submit, appraise, and approve the list of technically-responsive bidders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Open financial proposals of technically-responsive bidders;

b) Check and evaluate validity of financial proposals;

c) Evaluate financial proposals in details and rank bidders (if there is more than 1 bidder).

5. Negotiate contracts (if any).

6. Submit, appraise, approve, and publicize the contractor selection result and explain for unsuccessful bidders’ disqualification upon their requests (if any).

7. Finalize, sign, and manage contract performance.

In addition to organizations, individuals and groups can bid on goods procurement packages with innovative products that meet the criteria of Clause 4, Article 5 of this Decree.

Article 35. Preparation of bidding documents

1. If the package applies shortlisting procedure, it shall comply with Article 23 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Bidding documents must provide all necessary information for bidders to prepare competitive bids. They cannot contain any restrictions that limit bidder participation or give any bidder an unfair advantage, which may cause unfair competition as prescribed in Point k, Clause 6, Article 16 and Clause 3, Article 44 of the Bidding Law. The Ministry of Planning and Investment clarifies that violations of Clause 3, Article 44 of the Bidding Law can invalidate bidding documents. This means such documents cannot be used to evaluate bids.

4. Bidding documents must specify evaluation criteria for the validity of technical proposals and financial proposals, including:

a) Evaluation criteria for the validity of a technical proposal:

There is the original technical proposal;

There is a letter of bid in the technical proposal signed and stamped by the bidder's legal representative (if any) according to the requirements of the bidding documents; the signing date of the letter of bid must be after the issuance date of the bidding documents; do not include conditions that are disadvantageous to the employer. For a joint venture bidder, the letter of bid must be signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any), or the party assigned to by the joint venture to sign the letter of bid according to the assigned responsibilities in the joint venture agreement;

The validity of the technical proposal meets the requirements as prescribed in the bidding documents;

There is a bid security with value and validity period and the beneficiary meets the requirements of the bidding documents. Bid security, in the form of a bank guarantee or certificate of guarantee insurance, may not violate any of the following requirements: their value or validity period must meet the minimums specified in the bidding documents, the beneficiary name must be correct, a valid signature must be present, the signature cannot be dated before the bidding documents were issued, the document cannot contain any conditions that disadvantage the employer or procuring entity. The bank guarantee or certificate of guarantee insurance must be signed and stamped by a legal representative of a domestic credit institution or foreign bank branch established under Vietnamese law, a domestic non-life insurer, branch of foreign non-life insurer established under Vietnamese law (if any). For insurance packages, participating bidders may not present their own certificate of guarantee insurance;

The bidder is not named in two or more technical proposals as an independent bidder or a joint venture party;

There is a joint venture agreement (in case of joint venture) signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any); the joint venture agreement must clearly state the specific work each party will perform and the estimated value of each party's work. Work assignments within the joint venture will be determined by: items listed in the bid price schedule or tasks required to produce those items. Tasks unrelated to these items or the production of these items must not be assigned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In the 3 years before the bid submission deadline, the bidder did not have employed personnel (signed a labor contract with the bidder at the time they committed the violation) who were convicted by a court of a bidding violation leading to serious criminal consequences, with the intent for that bidder to win the contract;

b) Evaluate the validity of a financial proposal:

There is the original financial proposal;

There is a letter of bid in the financial proposal signed and stamped by the bidder's legal representative (if any) according to the requirements of the bidding documents; the signing date of the letter of bid must be after the issuance date of the bidding documents; do not propose different bid prices or include conditions that are disadvantageous to the employer. For a joint venture bidder, the letter of bid must be signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any), or the party assigned to by the joint venture to sign the letter of bid according to the assigned responsibilities in the joint venture agreement;

The validity of the financial proposal meets the requirements as prescribed in the bidding documents.

5. Evaluation criteria of bids, including:

a) Evaluation criteria for capacity and experience;

b) Technical evaluation criteria;

c) Determine the lowest price (in case the least-cost selection is applied);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Combined evaluation criteria (in case of applying the quality- and cost-based selection).

For packages that have been pre-qualified, the bidding documents can omit evaluation criteria for bidder capacity and experience. However, they must require an update on the bidder's current capacity information.

6. Evaluation criteria for capacity and experience; technical evaluation criteria will be based on Points a and b, Clause 4 and Points a, b, Clause 5, Article 24 of this Decree.

7. Determination of the lowest price (in case of applying the least-cost selection) is carried out according to Point c, Clause 4 and Point c, Clause 5, Article 24 of this Decree.

8. Determination of the evaluated price (in case of applying the evaluated price selection) is carried out according to Point d, Clause 4 and Point d, Clause 5, Article 24 of this Decree.

9. Determination of combined evaluation criteria (in case of applying the quality- and cost-based selection) is carried out according to Article 36 of this Decree.

10. Regulations on stating the trademark and origin of goods are specified in Clause 9, Article 24 of this Decree.

11. Regulations on labor use are specified in Clause 10, Article 24 of this Decree.

12. Regulations on additional purchase options are specified in Clause 11, Article 24 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



14. Regulations on sales permits are specified in Clause 12, Article 24 of this Decree.

Article 36. Combined evaluation criteria

1. Combined evaluation criteria apply to the quality- and cost-based selection on the basis of determining an aggregate score.

The aggregate score is determined as follows:

Where:

Technical score under consideration: is the score determined at the technical evaluation step of the bid under consideration;

Highest technical score:  is the highest technical score among technically-responsive bids;

Lowest G: is the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of technically-responsive bids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



K: Technical score weight given in the aggregate score scale;

T: Financial score weight given in the aggregate score scale;

K + T = 100%. Technical score weight and financial score weight must be specifically determined in the bidding documents.

2. Combined evaluation criteria are built on the basis of a combination of technical and financial aspects. Depending on the scale and nature of each package, it is necessary to determine the technical score weight and financial score weight accordingly, ensuring that their total equals 100% according to the following principle:

a) For construction, procurement, non-consulting, and mixed packages: Technical score weight is from 10% to 30% and financial score weight is from 70% to 90%;

b) For drug procurement packages:  Technical score weight is from 30% to 40% and financial score weight is from 60% to 70%.

3. If technical aspects need to be prioritized over financial aspects, the employer submits to the competent person to consider specific technical score weight and financial score weight accordingly, provided that the technical score weight does not exceed 50%.

Article 37. Appraisal of and approval for bidding documents

1. Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 38. Organization of contractor selection

1. Invitation for bids:

a) Invitation to bid is applied according to Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law if the shortlisting procedure is not applied;

b) Send invitations to bid to bidders on the short list.

2. Issue, modify and clarify bidding documents:

The issuance, modification, and clarifications to bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree.

3. Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids:

Preparation, submission, receipt, management, modification, and withdrawal of bids shall comply with Clause 3, Article 26 of this Decree.

4. Open technical proposals:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Technical proposals are opened in alphabetical order by bidder name and in the following order: check the seal; open the envelope and clearly read the bidder's name, check the number of originals and copies of the technical proposal and the letter of bid in the technical proposal; check validity period of the technical proposal; verify proposed performance duration; check value and validity of bid security and other related information;

c) The information specified in point b of this clause must be recorded in the minutes of technical proposal opening. The minutes will be signed by representatives of the procuring entity and bidders attending the opening ceremony of technical proposals an  sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening;

d) The representative of the procuring entity signs the original letter of bid, and the authorization letter of the investor's legal representative (if any); joint venture agreement (if any); bid security; important contents of each technical proposal;

dd) The financial proposals of all bidders must be sealed in a separate envelope by the procuring entity and must be signed and sealed by representatives of the procuring entity and bidders attending the technical proposal opening ceremony.

Article 39. Principles for evaluation of and clarifications to bids, error correction and deviation adjustment

1. The evaluation of bids is carried out according to the principles specified in Clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7 and 8, Article 27 of this Decree.

For a divided package, bid evaluation and award will prioritize the bid with lowest total proposed winning price (for least-cost selection); or prioritize the bid with the lowest total evaluated price (for evaluated price selection); or prioritize the bid with the highest aggregate score (for quality- and cost-based selection) and the winning bid price for the entire package not exceeding the approved fixed budget, regardless of partial package estimates; for a package for procurement of drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment, and medical procedures, the instructions of the Ministry of Health (if any) will apply.

2. The bid clarification shall comply with Article 28 of this Decree.

3. Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Evaluate criteria for the validity of a technical proposal:

a) Check the required documents in the technical proposal, including:  letter of bid in the technical proposal; joint venture agreement (if any); power of attorney from the bidder's legal representative (if any); bid security; number of originals and photocopies of the technical proposal;

b) Cross-check the original bid with its photocopies to ensure consistency before conducting the detailed technical proposal evaluation.

2. Evaluate the validity of the technical proposal:

The technical proposal is considered valid when it fully meets the requirements of Point a, Clause 4, Article 35 of this Decree.

Bidders with valid technical proposals will be evaluated for their capacity and experience. For packages that have been pre-qualified, no evaluation of the bidder's capacity and experience is conducted.

3. Evaluation of capacity and experience:

a) The evaluation of capacity and experience is carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents;

b) Bidders with qualified capacity and experience may undergo technical evaluation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For goods procurement packages, bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9.

4. Technical evaluation:

a) The technical evaluation is carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents;

b) Open and evaluate financial proposals of technically-responsive bidders.

5. he list of technically-responsive bidders must be approved in writing by the employer based on the approval report and appraisal report of technical evaluation result. The procuring entity announces the list of technically-responsive bidders and technically-nonresponsive bidders, states the reasons for technically-nonresponsive bidders, and invites all participating bidders to open their financial proposals. The procuring entity must post a list of technically-responsive bidders on VNEPS within 5 working days from the date of approval for this list.

Article 41. Opening of financial proposals

1. The procuring entity checks the seal of the envelope containing the financial proposals.

2. The opening of financial proposals is carried out as follows:

a) Only open financial proposals of bidders whose names are on the list of technically-responsive bidders in the presence of representatives of bidders attending the financial proposal opening ceremony, regardless of the presence or absence of bidders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Minutes of opening financial proposals:

a) The information specified in Clauses 1 and 2 of this Article must be recorded in the minutes of opening financial proposals. The minutes of opening financial proposals must be signed by representatives of the procuring entity and bidder participating in the opening of financial proposals. The minutes will be sent to technically-responsive bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening;

b) The representative of the procuring entity must sign all original pages of the financial proposal.

Article 42. Checking and evaluation of financial proposals

1. Check the validity of the financial proposal, including:

a) Check the number of originals and photocopies of the financial proposal;

b) Check the required documents in the financial proposal, including:  the letter of bid in the financial proposal; bid price schedule; other documents in the financial proposal;

c) Cross-check the original with its photocopies to ensure consistency before conducting the detailed financial proposal evaluation.

2. Evaluate the validity of the financial proposal:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bidders with valid financial proposals will undergo a detailed financial evaluation.

3. Evaluate financial proposals in details and rank bidder:

a) Detailed evaluation of financial proposals and bidder ranking are carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents. Any letter of discount that is not published in the bid opening minutes will not be evaluated;

b) After forming the bidder ranking list, the expert team prepares a report and sends it to the procuring entity for consideration. The report includes the following contents: list of responsive bidders and their ranks; list of nonresponsive and disqualified bidders, with explanations for disqualification; comments on competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in the contractor selection process. If competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency are not guaranteed, the reasons must be clearly stated and solutions proposed; the contents of the bidding documents are not in accordance with the law on bidding or the contents may lead to unclear or different interpretations during implementation or may distort the contractor selection result (if any); propose remedial measures.

The employer does not have to approve the bidder ranking list.

Article 43. Contract negotiation

1. If the package applies contract negotiation, the first-ranked bidder is invited by the procuring entity to negotiate the contract.

2. Bases for contract negotiation:

a) Bid evaluation report;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Bidding documents, which contain general conditions, specific conditions of the contract and modifications of and clarifications to the bidding documents (if any).

3. Principles of contract negotiation:

a) Do not negotiate the content of a bid that complies with the bidding documents;

b) Do not change the unit price determined at the financial evaluation step.

4. Matters to be negotiated:

a) Contents that are insufficiently detailed, unclear, or inconsistent between the bidding documents and the bid, or within different sections of the bid, which can lead to issues and disputes or affect the responsibilities of the parties during contract performance;

b) Deviations identified and proposed by the bidder in their bid (if applicable). This includes proposals for changes or alternative technical solutions, if the bidding documents allowed bidders to submit such alternatives;

c) Key personnel:

Bidders cannot replace key personnel who have been proposed or have been replaced once according to Clause 2, Article 27 of this Decree. Exceptions are allowed only in two situations: the bid evaluation takes longer than originally anticipated in the specific contractor selection plan, or force majeure prevents the proposed key personnel from performing the contract.  In this case, the bidder can replace other personnel but the replacements must possess qualifications, experience and capacity equivalent to or higher than the originally proposed personnel and the bidder is not allowed to change their bid price;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Other necessary contents.

5. During the contract negotiation process, the parties complete the draft contract; specific conditions of the contract, contract appendices (any detailed list of scope of work, price schedule, performance schedule).

6. Following the contract negotiation completion, the procuring entity shall send a request for approval for contractor selection result the employer according to Article 31 of this Decree. The request for approval for contractor selection result includes the following contents:

a) Evaluation result for each bid;

b) List of considered and ranked bidders and order of ranking of bidders;

c) Contract negotiation result;

d) List of non-responsive and disqualified bidders; reasons for bidder disqualification;

dd) Name of the bidder proposed to win the bid, proposed winning price, type of contract, package performance duration and contract performance duration;

e) Comments on competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in the contractor selection process.  If competitiveness, fairness, transparency, or economic efficiency cannot be assured, the procurement entity must clearly document the reasons and propose solutions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Key considerations (if any).

7. . If the bidder participates in negotiations but fails to conduct negotiations in accordance with the principles and contents specified in Clauses 3 and 4 of this Article or has conducted negotiations but fails to sign the contract negotiation minutes, signifying their withdrawal from the bidding process; or causes disadvantages to the employer, the bidder will be disqualified and the bid security will be forfeited.

8. The bidder has the right to refuse to negotiate and has the bid security refunded if the procuring entity or employer fails to conduct negotiations according to the principles and contents specified in Clauses 3 and 4 of this Article.

9. If the negotiation is not successful, the procuring entity will report to the employer for consideration and decide whether to invite the next ranked bidder to negotiate.

Article 44. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result, finalization, signing, and management of contract

1. The submission, appraisal of, approval for, and publicization of contractor selection result shall comply with Article 31 of this Decree.

2. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

Chapter III

COMPETITIVE BIDDING, OFFLINE LIMITED BIDDING FOR GOODS PROCUREMENT, CONSTRUCTION, MIXED PACKAGES UNDER TWO-STAGE METHOD

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 45. Preparation for bidding in first stage

1. Shortlisting procedure for competitive bidding and limited bidding shall comply with Article 23 of this Decree.

2. Prepare bidding documents in first stage:

a) The bidding documents are prepared in accordance with Clauses 1 and 2, Article 24 of this Decree;

b) Bidding documents in first stage include the following contents: Summary about the project and package; instructions for preparing and submitting bids in first stage; technical requirements of the package based on the approved basic design or technical specifications; technical evaluation criteria of the package.

Bidding documents must allow bidders to propose alternatives to the technical options offered in the bidding documents, without requiring them to propose corresponding bid prices and bid security for these alternatives.

3. Appraise and approve bidding documents:

a) Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval;

b) Approval for bidding documents must be based on the approval report and appraisal report of bidding documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The invitation to bid in first stage shall comply with Clause 1, Article 26 of this Decree.

2. Issue, modify and clarify bidding documents:

The issuance, modification, and clarification of the bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree.

3. Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids:

Preparation, submission, receipt, management, modification, and withdrawal of bids shall comply with Clause 3, Article 26 of this Decree.

4. Bid opening:

The bid opening shall comply with Clause 4 Article 26 of this Decree.

The bid opening minutes in first stage do not include information about bid security, bid prices and discounts (if any) of bidders.

Article 47. Evaluation of technical proposals, submission of, approval for, and publicization of the list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The bid clarification shall comply with Article 28 of this Decree.

3. The submission of, approval for and publicization of the list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage shall comply with Article 31 of this Decree.  The list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage must be posted on VNEPS no later than 5 working days from the date of approval.

Article 48. Preparation for and organization of bidding in second stage

1. Discussion about the bids in first stage:

The procuring entity invites each bidder on the list of technically-responsive bidders in first stage to clarify the contents of the technical proposal. The clarifications to the technical proposal includes requirements for technical adjustments compared to the bidder's proposal in first stage and comments on the content of the bidding documents and the alternative technical plan. The detailed clarifications are recorded by the procuring entity and each bidder in writing. The procuring entity must ensure that bids’ information in the first stage is not disclosed.

Based on the clarifications to technical proposals for each bidder, the procuring entity synthesizes and reports to the employer the contents that need to be adjusted and supplemented in terms of instructions to bidders, evaluation criteria, and technical requirements, contract conditions and other contents of the bidding documents in first stage. The employer is responsible for reviewing and deciding on adjustment and supplementations based on the proposal of the procuring entity.

2. Prepare bidding documents in second stage:

a) Grounds for preparing bidding documents:

In addition to the grounds specified in Clauses 1 and 2, Article 24 of this Decree, the bidding documents in second stage must be based on adjustment and supplementations related to instructions to bidders, evaluation criteria, and technical requirements, contract conditions and other contents of the bidding documents in first stage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bidding documents  include the following contents: instructions to bidders, additional purchase options (if any); bid data sheet; evaluation criteria for the validity of bids; bidder's capacity and experience; technique; finance, trade; information about the bidder's contract performance result and the quality of similar goods used; bidding and bid forms; scope of supply, technical requirements; contract conditions and forms; documents, drawings and other contents (if any).

3. Appraise and approve bidding documents;

a) Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval;

b) Approval for bidding documents must be based on the approval report and appraisal report of bidding documents.

4. Organization of bidding:

a) Bidding documents in second stage are issued to bidders in the list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage.

The clarifications to the bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree;

b) Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids:

Preparation, submission, receipt, management, modification, and withdrawal of bids shall comply with Clause 3, Article 26 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The bid opening shall comply with Clause 4 Article 26 of this Decree.

Article 49. Evaluation of bids in second stage

1. The bid evaluation principles shall comply with Article 27 of this Decree.

2. The bid clarification shall comply with Article 28 of this Decree.

3. Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 of this Decree.

4. The bid evaluation shall comply with Article 30 of this Decree.

Article 50. Negotiation, submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result, finalization, signing, and management of contract

1. The first-ranked bidder is invited by the procuring entity to negotiate the contract.

2. The contract negotiation shall comply with Article 43 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

Section 2. TWO-STAGE AND TWO-ENVELOPE METHOD

Article 51. Preparation for bidding in first stage

1. Shortlisting procedure for competitive bidding and limited bidding shall comply with Article 23 of this Decree.

2. Prepare bidding documents in first stage:

a) The bidding documents are prepared in accordance with Clauses 1 and 2, Article 24 of this Decree;

b) Bidding documents in first stage include the following contents: Summary about the project and package; instructions for preparing and submitting bids in first stage; technical requirements of the package based on the approved basic design or technical specifications; technical evaluation criteria of the package. Bidding documents must allow bidders to propose alternatives to the technical options offered in the bidding documents, without requiring them to propose corresponding bid prices and bid security for these alternatives.

3. Appraise and approve bidding documents:

a) Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 52. Organization of bidding in first stage

1. The invitation to bid in first stage shall comply with Clause 1, Article 26 of this Decree.

2. The issuance, modification, and clarification of the bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree.

3. Preparation, submission, receipt, management, modification, and withdrawal of bids shall comply with Clause 3, Article 26 of this Decree.

4. Bid opening:

a) The bid opening shall comply with Clause 4 Article 26 of this Decree;

b) The bid opening minutes in first stage do not include information about bid security, bid prices and discounts (if any) of bidders.

Article 53. Evaluation of technical proposals, submission of, approval for, and publicization of the list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage

1. The bid evaluation principles shall comply with Article 27 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The submission, appraisal of, approval for and publicization of the list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage shall comply with Article 31 of this Decree.  The list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage must be posted on VNEPS no later than 5 working days from the date of approval.

Article 54. Preparation for and organization of bidding in second stage

1. Discussion about the bids in first stage:

The procuring entity invites each bidder on the list of technically-responsive bidders in first stage to clarify the contents of the technical proposal. The clarifications to the technical proposal includes requirements for technical adjustments compared to the bidder's proposal in first stage and comments on the content of the bidding documents and the alternative technical plan. The detailed clarifications are recorded by the procuring entity and each bidder in writing. The procuring entity must ensure that bids’ information in the first stage is not disclosed.

Based on the clarifications to technical proposals for each bidder, the procuring entity synthesizes and reports to the employer the contents that need to be adjusted and supplemented in terms of instructions to bidders, evaluation criteria, and technical requirements, contract conditions and other contents of the bidding documents in first stage. The employer is responsible for reviewing and deciding on adjustment and supplementations based on the proposal of the procuring entity.

2. Prepare bidding documents in second stage:

a) Grounds for preparing bidding documents:

In addition to the grounds specified in Clauses 1 and 2, Article 24 of this Decree, the bidding documents in second stage must be based on adjustment and supplementations related to instructions to bidders, evaluation criteria, and technical requirements, contract conditions and other contents of the bidding documents in first stage;

b) Contents of bidding documents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Appraise and approve bidding documents:

a) Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval;

b) Approval for bidding documents must be based on the approval report and appraisal report of bidding documents.

4. Organization of bidding:

a) Bidding documents in second stage are issued to bidders in the list of bidders that meet the requirements of bidding documents in first stage.

The clarifications to the bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree;

b) Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids: Preparation, submission, receipt, management, modification, and withdrawal of bids shall comply with Clause 3, Article 26 of this Decree. Bidders submit bids including separate technical proposals and financial proposals according to the requirements of the bidding documents in second stage, including the bid price and bid security.  Financial proposals are offered according to the main technical proposal of the bidder; if the bidder offers an alternative technical plan, it must be enclosed with the financial proposal for this alternative.

5. Open technical proposals:

The technical proposal opening shall comply with Clause 4 Article 38 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The bid evaluation principles shall comply with Article 27 of this Decree.

2. The bid clarification shall comply with Article 28 of this Decree.

Article 56. Submission, appraisal of, and approval for  the list of technically-responsive bidders in second stage

1. The submission, appraisal of, approval for and publicization of the list of technically-responsive bidders in first stage shall comply with Clause 1 and Clause 3 Article 130 of this Decree.

2. The procuring entity shall notify and post a list of technically-responsive bidders on VNEPS no later than 5 working days from the date this list is approved and open financial proposals of these technically-responsive bidders.

Article 57. Evaluation of financial proposals in second stage

1. The bid evaluation principles shall comply with Article 27 of this Decree.

2. The bid clarification shall comply with Article 28 of this Decree.

3. Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 58. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result, finalization, signing, and management of contract

1. The first-ranked bidder is invited by the procuring entity to negotiate the contract.

2. The contract negotiation shall comply with Article 43 of this Decree.

3. The submission, appraisal of, approval for, and publicization of contractor selection result shall comply with Article 31 of this Decree.

4. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

Chapter IV

COMPETITIVE BIDDING, OFFLINE LIMITED BIDDING FOR CONSULTING PACKAGES

Section 1. CORPORATE BIDDERS

Article 59. Detailed procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Shortlisting (if necessary);

b) Prepare bidding documents;

c) Appraise and approve bidding documents.

2. Contractor selection organization, including:

a) Invitation to bid:

b) Issue, modify and clarify bidding documents;

c) Prepare, submit, receive, manage, modify, withdraw bids;

d) Open technical proposals.

3. Evaluate the technical proposal, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Evaluate the technical proposal in details;

c) Submit, appraise, and approve the list of technically-responsive bidders.

4. Open and evaluate financial proposals, including:

a) Open financial proposals of technically-responsive bidders;

b) Check and evaluate validity of financial proposals;

c) Evaluate financial proposals in details;

d) Rank bidders (if there is more than 1 bidder).

5. Negotiate contract.

6. Submit, appraise, approve, and publicize the contractor selection result and explain for unsuccessful bidders’ disqualification upon their requests (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 60. Shortlisting

1. Based on the scale and nature of the package, the competent person decides to apply the shortlist selection procedure. The application of shortlisting procedure must be recorded in the specific contractor selection plan.

2. For competitive bidding:

a) Prepare EOI request:

The EOI request includes the following contents: summary about the project, procurement estimate, package; instructions on preparing and submitting EOI responses; evaluation criteria for the validity of EOI responses; criteria for bidder capacity and experience; personnel standards (if any).  Criteria for evaluating EOI responses are built on the basis of using the scoring method, which stipulates the minimum required score not lower than 60% of the aggregate score;

b) EOI request must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval;

c) Approval for EOI request must be based on the approval report and appraisal report of EOI request;

d) Invitation for EOI responses shall comply with Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law;

dd) The EOI request is published on VNEPS free of charge;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Open and evaluate EOI responses:

EOI responses are submitted by the deadline and at the location specified in the EOI request and are opened immediately after the bid submission deadline. The record of the EOI opening will be sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening. EOI responses submitted after the bid submission deadline are invalid, cannot be opened and will be disqualified.

The evaluation of EOI responses is carried out according to the evaluation criteria specified in the EOI request.  Bidders' EOI responses with a score not lower than the minimum required score will be included in the shortlist; the bidder's EOI response with the highest score is ranked first; if there are more than 6 qualified bidders, 6 highest-ranked bidders will be selected for the shortlist;

h) Submit, appraise, and approve the EOI result:

The procuring entity submits the EOI evaluation result for approval, including their opinions on of the expert team's evaluation findings.

The EOI result is appraised against Clauses 1 and 2 of Article 130 of this Decree. Following this appraisal, a written approval is granted based on the EOI approval proposal and appraisal report. If a shortlist is created, the EOI result approval will identify the successful bidders and include any relevant notes. If a shortlist is not created, the EOI result approval must clearly state the reason a shortlist was not created;

i) The shortlist will be posted as required in Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law and shared with bidders who submitted EOI responses.

3. For limited bidding:

a) Identify and approve a shortlist of at least 3 bidders who have the capacity and experience to meet the requirements of the package and wish to participate in the bidding. If less than 3 bidders meet the requirements, follow the procedures outlined in Clause 3, Article 131 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Shortlisted bidders cannot form a joint venture for this bidding process. However, they may participate as a joint venture with a non-shortlisted bidder, but only with the employer's approval before the bid deadline.

Article 61. Preparation of bidding documents

1. Grounds for preparing bidding documents:

a) Approved overall contractor selection plan (if any);

b) Approved specific contractor selection plan;

c) Scope and requirements of work; experience and personnel requirements of the consultant and other necessary requirements (if any);

d) Legal regulations on bidding and related laws; international treaties and loan agreements (if any) for ODA-funded projects and concessional loans;

dd) Legal regulations on taxes, fees, incentives in contractor selection;

e) Other related grounds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Bidding documents must specify evaluation criteria for the validity of technical proposals and financial proposals, including:

a) The technical proposal is considered valid when it fully meets the following requirements:

There is the original technical proposal;

There is a letter of bid in the technical proposal signed and stamped by the bidder's legal representative (if any) according to the requirements of the bidding documents; the signing date of the letter of bid must be after the issuance date of the bidding documents; do not include conditions that are disadvantageous to the employer. For a joint venture bidder, the letter of bid must be signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any) or the party assigned to by the joint venture to sign the letter of bid according to the assigned responsibilities in the joint venture agreement;

The tax declaration and tax payment obligations have been fulfilled;

The validity of the technical proposal meets the requirements as prescribed in the bidding documents;

The bidder is not named in two or more technical proposals as an independent bidder or a joint venture party;

There is a joint venture agreement (in case of joint venture) signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any); the joint venture agreement must clearly state the specific work each party will perform and the estimated value of each party's work. Work assignments within the joint venture will be determined by: items listed in the terms of reference or technical proposal. Tasks unrelated to these items must not be assigned;

The bidder must meet the eligibility requirements in accordance with Article 5 of the Law on Bidding;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The financial proposal is considered valid when it fully meets the following requirements:

There is the original financial proposal;

There is a letter of bid in the financial proposal signed and stamped by the bidder's legal representative (if any) according to the requirements of the bidding documents; the signing date of the letter of bid must be after the issuance date of the bidding documents; do not propose different bid prices or include conditions that are disadvantageous to the employer. For a joint venture bidder, the letter of bid must be signed and sealed by the legal representative of each joint venture party (if any) or the party assigned to by the joint venture to sign the letter of bid according to the assigned responsibilities in the joint venture agreement;

The validity of the financial proposal meets the requirements as prescribed in the bidding documents.

4. Evaluation criteria of bids, including: technical evaluation criteria; determine the lowest price (if the least-cost selection is applied); combined evaluation criteria (if the quality-and cost-based selection is applied).

5. Technical evaluation criteria: using scoring methods, including:

a) Bidder experience and capacity:  from 0% to 15% of total score;

b) Bidder's reputation through bidding participation, bidder's contract performance result as prescribed in Articles 17 and 18 of this Decree:  5% of total score;

c) Solutions and methodology to perform the package:  from 30% to 40% of total score;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Depending on the nature of the package, the bidding documents may require technology transfer with a weight of from 0% to 10% of the total score;

e) The total weight of score for the items specified in Points a, b, c and d of this Clause is 100%.

Technical proposals are evaluated to meet technical requirements when the technical score is not lower than 70% of the aggregate score (or 80% for consulting service packages with high and special technical requirements) and the score of each required item on solutions and methodology, personnel, and technology transfer (if any) is not lower than 60% of the maximum score of that item (not lower than 70% for that item for consulting service packages with high and specific technical requirements).  The procuring entity should determine whether a minimum score is necessary for the "bidder experience and capacity" criterion, based on the nature of the procurement package.

6. Based on the scale and nature of the package, the bidding documents stipulate the financial evaluation method according to one of the following methods:

a) Least-cost selection;

b) Quality- and cost-based selection;

c) Quality-based selection.

7. Determination of the lowest price (in case of applying the least-cost selection) is carried out according to Point c, Clause 4 of this Article.

8. Combined evaluation criteria (in case of applying the quality- and cost-based selection):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Use a scale consistent with the quality-based scale to determine the cost-based price.  The cost-based score is determined as follows:

Cost-based score under consideration =

Lowest price x (technical scale)

Price under consideration

Where:

Cost-based score under consideration: Cost-based score of the financial proposal under consideration;

Lowest price: The lowest bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) among bidders with detailed financial evaluation;

Price under consideration: The bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the bid under consideration.

b) Combined evaluation criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Aggregate score under consideration = K x Quality-based score under consideration + G x Cost-based score under consideration

Where:

Quality-based score under consideration: is the score determined at the technical evaluation step;

Cost-based score under consideration: is the score determined at the financial evaluation step;

K: Quality-based score weight given in the aggregate score scale; accounting for 70% to 80%;

K: Cost-based score weight given in the aggregate score scale; accounting for 20% to 30%;

K + G = 100%.

Article 62. Appraisal of and approval for bidding documents

1. Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 63. Organization of contractor selection

1. Invitation for bids:

a) Invitation to bid is applied according to Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law if the shortlisting procedure is not applied;

b) In case the package applies the shortlisting procedure, invitations to bid will be sent to the bidders named on the shortlist.

2. The issuance, modification, and clarification of the bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree.

3. Preparation, submission, receipt, management, modification, and withdrawal of bids shall comply with Clause 3, Article 26 of this Decree.

4. The technical proposal opening shall comply with Clause 4 Article 38 of this Decree but exclude the bid security.  The bid opening minutes will be sent to participating bidders and posted on VNEPS within 24 hours upon bid opening.

Article 64. Principles for evaluating bids

1. The evaluation of bids must be based on the bid evaluation criteria and other requirements in the bidding documents, based on the submitted bids and clarifications to bids to ensure the selection of a bidder with sufficient capacity and experience and a feasible solution to perform the package; any content within the bidding documents that restricts competition, as defined in Clause 2, Article 61 of this Decree, will be disregarded during bid evaluation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The evaluation of a bid is done on photocopies, the bidder is responsible for the consistency between the original and the photocopies.  In case there is a discrepancy between the original and the photocopy but does not change the bidder ranking order, the evaluation will be based on the original.  In case there are discrepancies between the original and the photocopy, leading to a different evaluation result on the original than the evaluation result on the photocopy and causing a change in the bidder's ranking order, the bid will be rejected and the bidder will be subject to fraud allegations and will be addressed according to Point a, Clause 1, Article 125 of this Decree.

Article 65. Clarification to bids

1. After bid opening, the bidder is responsible for clarifying the bids according to the request of the procuring entity.  If a bid lacks required documents on eligibility, similar contracts, tax declaration and payment obligations, personnel, the procuring entity shall request clarification and additional documents,

2. After bid submission deadline, if a bidder finds that their bid lacks required documents on eligibility, similar contracts, tax declaration and payment obligations, personnel, they will send clarification and additional documents to the procuring entity. The procuring entity shall receive the bidder's clarifications for review and evaluation; additional and clarifying documents are integral part of the bid.

3. Clarifications regarding eligibility must not alter the nature of the participating bidder. Clarifications regarding validity of the bid (excluding eligibility), technical proposals, and financial proposals must ensure no changes to the basic content of the submitted bid or the bid price.

4. Clarification of a bid is only done between the procuring entity and the bidder whose bid needs to be clarified.  The clarification of the bid must be made in writing and kept by the procuring entity as an integral part of the bid.

5. The procuring entity may verify the authenticity of any doubtful documents of the bidder with relevant organizations or individuals.

Article 66. Error correction and deviation adjustment

1. For types of contracts in Article 64 of the Bidding Law, if the bidder omits the unit price for one or more work items in the financial proposal although these work items have been stated in the technical proposal as required in the bidding documents, the missing unit price will be assumed to be distributed proportionally among the other listed item in the bid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) In case the total value of the items is incorrect due to an error when adding or subtracting the value of the items, the value of the items is the basis for correcting the error;

b) In case of an error in the total bid price due to addition or subtraction mistakes within the "Amount" column, the individual values in the "Amount" column will be used to correct the error;

c) If there is a discrepancy between the unit price and the amount, the unit price will be used as the basis for error correction. Discrepancies between the numerical and written bid price will be resolved as follows: if the written price contains arithmetic errors, the numerical price is used after correction based on points (a) and (b) of this Clause (if applicable); otherwise, the written price will prevail;

d) In case of discrepancies between the technical proposal and the financial proposal regarding: the number of personnel involved, the number of working days, the quantity of each non-salary cost item, the number of other input factors offered in the technical proposal and financial proposal, the quantities specified in the technical proposal will be used as the basis for error correction and deviation adjustment. Deviation adjustment in this case is done according to the quantity and volume stated in the technical proposal with the unit price stated in the financial proposal.

3. For lump-sum contracts:

In case of applying a lump-sum contract, the bid price after discount (if any) proposed by the bidder in the letter of bid included in the financial proposal is considered to include all necessary costs to Perform the package according to the scope of work stated in the bidding documents, without error correction and deviation adjustment. Discrepancies between the numerical and written bid price will be resolved as follows: if the written price has a clear meaning, it takes precedence; if the written price has no meaning, the numerical price is used.

4. For fixed unit price contracts and adjustable unit price contracts:

Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 of this Decree.

5. Following error correction and deviation adjustment (as outlined in Clauses 1, 2, 3, and 4), the procuring entity will notify the bidder of these adjustments in writing. Within 3 working days of receiving such a notice from the procuring entity, the bidder must notify the procuring entity in writing if they accept those adjustments from the procuring entity. If the bidder refuses those adjustments, their bid will be disqualified, unless the error correction and deviation adjustment are inappropriate or inaccurate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Evaluate criteria for the validity of a technical proposal:

The evaluation of validity of the technical proposal shall comply with Clause 1 Article 40 of this Decree but exclude the bid security.

2. Evaluate the validity of the technical proposal:

The technical proposal is considered valid when it fully meets the requirements of Point a, Clause 3, Article 61 of this Decree. Bidders with valid technical proposals will be evaluated for their technical aspect.

3. Technical evaluation:

a) The technical evaluation is carried out according to the evaluation criteria specified in the bidding documents;

b) If a bid proposes a quantity of personnel for a key position that deviates from the amount required in the bidding documents (either exceeding or falling short), it will be considered non-compliant with the technical requirements.

c) The bidder that meets the technical requirements or achieves the highest technical score (for the quality-based selection) may have their financial proposal opened and evaluated.

4. The list of technically-responsive bidders must be approved in writing by the employer based on the approval report and appraisal report of technical evaluation result. The procuring entity announces the list of technically-responsive bidders and technically-nonresponsive bidders, states the reasons for technicall-nonresponsive bidders, and invites all participating bidders to open their financial proposals. The procuring entity must post a list of technically-responsive bidders on VNEPS within 5 working days from the date of approval for this list.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The opening of financial proposals shall comply with Article 41 of this Decree; for packages applying the quality-based selection, only open the financial proposal of the bidder with the highest technical score.

2. The evaluation of validity of financial proposals shall comply with point b clause 3 Article 61 of this Decree.

Bidders with valid financial proposals will undergo a detailed financial evaluation.

3. The detailed evaluation of financial proposals and bidder ranking shall comply with Clause 3 Article 42 of this Decree.

Article 69. Contract negotiation

1. The first-ranked bidder is invited by the procuring entity to negotiate the contract. The contract negotiation shall comply with Clause 2 Article 43 of this Decree.

2. Matters to be negotiated:

a) Contents that are insufficiently detailed, unclear, or inconsistent between the bidding documents and the bid, or within different sections of the bid, which can lead to issues and disputes or affect the responsibilities of the parties during contract performance;

b) Deviations identified and proposed by the bidder in their bid (if applicable). This includes proposals for changes or alternative technical solutions, if the bidding documents allowed bidders to submit such alternatives;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bidders cannot change key personnel who have been proposed. Exceptions are allowed only in two situations: the bid evaluation takes longer than originally anticipated in the specific contractor selection plan, or force majeure prevents the proposed key personnel from performing the contract.  In this case, the bidder can replace other personnel but the replacements must possess qualifications, experience and capacity equivalent to or higher than the originally proposed personnel and the bidder is not allowed to change their bid price;

d) Issues that arise during the contractor selection process (if any) to finalize the detailed contents of the package;

dd) Costs related to consulting services in accordance with the requirements of the package and actual conditions;

e) Other necessary matters.

3. During the contract negotiation process, the parties complete the draft contract; specific conditions of the contract.

4. Following the contract negotiation completion, the procuring entity shall send a request for approval for contractor selection result the employer according to Article 70 of this Decree. The request for approval for contractor selection result includes the following contents:

a) Evaluation result for each bid;

b) List of considered and ranked bidders and order of ranking of bidders;

c) Contract negotiation result;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Name of the bidder proposed to win the bid, proposed winning price, type of contract, package performance duration and contract performance duration;

e) Comments on competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in the contractor selection process.  If competitiveness, fairness, transparency, or economic efficiency cannot be assured, the procurement entity must clearly document the reasons and propose solutions;

g) The contents of the bidding documents are not in accordance with law on bidding or the contents may lead to unclear or different interpretations during the implementation process or may distort the contractor selection result  (if any); propose remedial measures;

h) Key considerations (if any).

5. If the negotiation is not successful, the procuring entity will report to the employer for consideration and decide whether to invite the next ranked bidder to negotiate.

Article 70. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result, finalization, signing, and management of contract

The submission, appraisal of, approval for, and publicization of contractor selection result, finalization, signing, and management of contracts shall comply with Articles 31, 32, 33 of this Decree.

Section 2. INDIVIDUAL BIDDERS

Article 71. Selection of individual consultants

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For individual consulting service packages with a fixed budget not exceeding 200 million VND, contractor selection is carried out according to the shortened process specified in Article 74 and Article 75 of this Decree.  For individual consulting service packages with a fixed budget of over 200 million VND, contractor selection is carried out according to the ordinary process specified in Article 72 and Article 73 of this Decree.

Article 72. Preparation, submission of and approval for terms of reference under ordinary procedures

1. The procuring entity prepares terms of reference for the individual consultant that needs to be selected and submit them to the employer for approval. The terms of reference include:

a) Brief description of the project, procurement estimate;

b) Requirements on scope, volume, quality and performance duration of the package;

c) Requirements on capacity and qualifications of consultants;

d) Conditions and location of contract performance;

dd) Fixed budget according to the fixed price method;

e) Other necessary matters (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 73. Posting of invitations to bid and evaluation of individual consultants' scientific resumes; approval for the contractor selection result; signing of contract; posting of individual consultant selection result under ordinary procedures

1. After the terms of reference are approved, the procuring entity posts an invitation to bid along with the terms of reference on VNEPS, clearly stating the deadline for receiving scientific resumes. Individual consultants need at least five working days to prepare a scientific resume.

Organizations and individuals can request clarification on the terms of reference through VNEPS. Any clarification requests must be submitted at least 3 working days before the bid submission deadline for consideration. The procuring entity shall respond to the clarification request on the VNEPS at least 2 working days before the bid submission deadline.

If the terms of reference need to be amended after they are issued, the procuring entity must post the decision to amend them, along with the amended version and detailed amendments, on VNEPS at least 3 working days before the bid submission deadline.

2. Submission of scientific resumes:

Individual consultants prepare scientific resumes according to the requirements stated in the terms of reference, technical proposals (if any) and submit them on VNEPS.

3. Evaluation of scientific resumes:

Based on the terms of reference, the procuring entity evaluates the scientific resume of each individual consultant. An individual consultant will be ranked first if they meet all the following criteria: fulfill the eligibility requirement outlined in Clause 3, Article 5 of the Bidding Law; have the best scientific resume and technical proposal (if any), and meet the requirements of the terms of reference.

4. Contract negotiation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Approval for individual consultant selection result is based on the approval request, report on the result of evaluating the individual consultants' scientific resumes, and contract negotiation result. The contract signed between the parties must be consistent with the decision on approval for individual consultant selection result, the contract negotiation result, the content of the terms of reference and other related documents.

6. The individual consultant selection result is posted on VNEPS according to Point a, Clause 1 and Clause 4, Article 8 of the Bidding Law.

Article 74. Preparation, submission of and approval for terms of reference and list of individual consultants under shortened procedures

1. The preparation, submission of and approval for terms of reference are carried out in accordance with Article 72 of this Decree.

2. The procuring entity identifies a list of at least 3 individual consultants to submit to the employer for approval.

3. Based on the documents submitted by the procuring entity, the employer considers approving the terms of reference and the list of individual consultants.

Article 75. Sending of invitation letters and evaluation of individual consultants' scientific resumes; approval for the contractor selection result; signing of contract; posting of individual consultant selection result under shortened procedures

1. After the terms of reference and list of individual consultants are approved, the procuring entity sends invitation letters and terms of reference to the individual consultants named on the list, clearly stating the deadline and location for receiving scientific resumes. Individual consultants need at least three working days to prepare a scientific resume.

2. Submission of scientific resumes:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Evaluation of the individual consultant's scientific resumes; contract negotiation; approval for the contractor selection result; signing of contracts; posting of individual consultant selection result shall comply with Clauses 3, 4, 5 and 6, Article 73 of this Decree.

Chapter V

DIRECT CONTRACTING, SHOPPING METHOD, DIRECT PROCUREMENT, SELF-PERFORMANCE, CONTRACTOR SELECTION IN SPECIAL CASES AND CONTRACTOR SELECTION TO PERFORM COMMUNITY-INVOLVED PACKAGE

Section 1. DIRECT CONTRACTING

Article 76. Ordinary procedures for direct contracting if only one bidder is identified to receive request for proposal (RFP)

1. Direct contracting must be approved in the specific contractor selection plan. The ordinary procedures for direct contracting are applied to packages specified in Points d, dd, e, g, h, i, k and l, Clause 1, Article 23 of the Bidding Law; the employer decides to send the RFP to a bidder.

2. Contractor selection preparation, including:

a) Preparation of RFP:

Contents of the RFP: brief description of the project, procurement estimate, package; instructions for preparing and submitting proposals; evaluation criteria for bidder's capacity and experience; technical evaluation criteria; determine the fixed budget for direct contracting; contract conditions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Submission, appraisal of and approval for the RFP: The RFP must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.  Approval for RFP must be based on the approval report and appraisal report of RFP.

c) Identification of the bidder expected to receive the RFPs:

Based on the scale and nature of the package and preliminary information about the bidder capable of performing the package, the employer determines a bidder expected to receive the RFP. No detailed evaluation of a bidder's capacity or experience is needed at this stage.

The expected bidder for direct contracting and RFP if they meet eligibility requirements as prescribed in Points a, b, c, d, e, g and i, Clause 1, Article 5 of the Bidding Law (for non-household businesses); or if they meet eligibility requirements specified in Points a and b, Clause 2 and Points d, e, Clause 1, Article 5 of the Bidding Law (for household businesses). Individuals and groups that bid on goods procurement packages with innovative products will qualify for direct contracting and RFP if they meet the eligibility requirements of Clause 3, Article 5 of this Decree.

3. Organization of contractor selection:

a) RFP is issued to the expected bidder for direct contracting;

b) The bidder prepares and submits the proposal based on the RFP.

4. Evaluation of the proposal and negotiation of the bidder's proposal details:

a) The evaluation of the proposal is carried out according to the evaluation criteria specified in the RFP. During the evaluation process, the procuring entity invites the bidder to negotiate (if any), clarify or amend the proposal details to demonstrate that they meet the requirements of capacity, experience and progress, volume, quality, technical solutions and measures to perform the package;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Submission, appraisal of, approval for, and publication of direct contracting result

The submission, appraisal of, approval for, and publicization of direct contracting result shall comply with Article 31 of this Decree.

6. Finalization, signing, and management of contract performance:

The contract signed between the parties must be consistent with the decision on approval for the direct contracting result, proposal, RFP and other related documents. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

Article 77. Ordinary procedures for direct contracting if the employer sends RFPs to more than one bidder

1. Direct contracting must be approved in the specific contractor selection plan. For packages specified in Points dd, e, h, k and l, Clause 1, Article 23 of the Bidding Law, the employer decides whether to choose a single expected bidder for direct contracting and send the RFP to that bidder following the process specified in Article 76 of this Decree, or determine and approve a list of multiple expected bidders for RFPs according to the process specified in this Article.

2. Preparation, appraisal of and approval for the RFPs:

Contents of the RFPs: brief description of the project, procurement estimate, package; instructions for preparing and submitting proposals; evaluation criteria for bidder's capacity and experience; technical evaluation criteria; determination of the least cost; contract conditions.

Use pass and fail criteria for capacity and experience evaluation and technical evaluation. The RFP must clearly state the marking, trademark, specific origin of the goods, and relevant technical and service requirements (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



RFPs must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.  Approval for RFPs must be based on the approval report and appraisal report of RFPs.

c) Identification of the list of bidders expected to receive the RFPs:

Based on the scale and nature of the package and preliminary information about the bidders capable of performing the package, the employer determines at least 3 bidders expected to receive the RFPs. No detailed evaluation of these bidder's capacity or experience is needed at this stage.

Bidders expected to receive RFPs if they meet eligibility requirements as prescribed in Points a, b, c, d, e, g and i, Clause 1, Article 5 of the Bidding Law (for non-household businesses); or if they meet eligibility requirements specified in Points a and b, Clause 2 and Points d, e, Clause 1, Article 5 of the Bidding Law (for household businesses). Individuals and groups that bid on goods procurement packages with innovative products will qualify for receiving RFPs if they meet the eligibility requirements of Clause 3, Article 5 of the Bidding Law.

3. Organization of contractor selection:

a) The RFPs are issued to bidders on the list of bidders expected to receive the RFPs;

b) The bidder prepares and submits the proposal based on the RFPs.

4. Evaluation of and clarifications to proposals, error correction and deviation adjustment, bidder ranking:

a) Principles for evaluating a proposal comply with Article 27 or Article 64 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 or Article 66 of this Decree;

d) The proposal evaluation shall comply with Article 30 or Article 67, Article 68 of this Decree;

dd) Bidder ranking is carried out according to regulations in the RFPs.

5. Contract negotiations (if any):

If the package applies contract negotiation, the first-ranked bidder is invited by the procuring entity to negotiate the contract. During the negotiation process, the procuring entity may request the bidder to clarify or amend the proposal details to demonstrate that they meet the requirements of capacity, experience and progress, volume, quality, technical solutions and measures to perform the package. If the negotiation is not successful, the procuring entity will report to the employer for consideration and decide whether to invite the next ranked bidder to negotiate.

6. Submission, appraisal of, approval for, and publication of direct contracting result:

The submission, appraisal of, approval for, and publicization of direct contracting result shall comply with Article 31 of this Decree.

7. Finalization, signing, and management of contract performance:

The contract signed between the parties must be consistent with the decision on approval for the direct contracting result, proposal, RFPs and other related documents. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The shortened direct contracting of bidders in the cases specified in Points a, b and c, Clause 1, Article 23 of the Bidding Law does not require approval in the specific contractor selection plan.

2. Based on the scale and nature of the package and preliminary information about the bidder capable of performing the package, the employer or the agency directly managing the package will identify and assign it to a bidder capable of immediately performing the package. Within 15 days from the start date of performing the package, the parties must complete the direct contracting procedure including the following steps:

a) Prepare and send a draft contract to the bidder that defines the requirements for the scope and content of the work to be performed, performance duration, quality of work to be achieved and corresponding value;

b) Finalize the contract;

c) Submit and approve the direct contracting result;

d) Sign a contract with the appointed bidder;

dd) Manage contract performance;

e) Publicize the direct contracting result on VNEPS.

3. Direct contracting for packages within the direct contracting limit as prescribed in Point m, Clause 1, Article 23 of the Bidding Law must be approved in the specific contractor selection plan. The shortened direct contracting is carried out as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The procuring entity, based on the objectives and scope of work, prepares and sends the draft contract to a bidder capable of performing the package. The content of the draft contract includes requirements on the scope and content of work to be performed, performance duration, quality of work to be achieved, corresponding value and other necessary matters;

b) Finalize the contract, submit, approve and publicize the contractor selection result:

Based on the draft contract, the procuring entity and the bidder proposed for direct contracting finalize the contract as a basis for submitting and approving the contractor selection result and signing the contract.  The publicization of direct contracting result shall comply with Clause 6 Article 31 of this Decree;

c) Signing and management of contract performance:

The contract signed between the parties must be consistent with the decision on approval for contractor selection result and other related documents. The management of contract performance shall comply with Article 33 of this Decree.

If the employer does not apply the shortened procedures specified in Clause 2 of this Article but applies the ordinary procedures, they shall comply with Article 76 or Article 77 of this Decree.

Section 2. SHOPPING METHOD, DIRECT PROCUREMENT, SELF-PERFORMANCE

Article 79. Shopping method process

1. Contractor selection preparation, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For goods procurement and construction packages, depending on the scale and nature of the package, bidding documents may or may not include evaluation criteria for capacity and experience, but bidders must commit to having sufficient capacity and experience to perform the package. For non-consulting service packages, bidding documents do not require evaluation criteria of capacity and experience.

For goods procurement packages, bidders who are individuals or groups offering innovative products that meet the requirements in Clause 4, Article 5 of this Decree may be exempt from certain criteria outlined in Clause 3, Article 9 of this Decree. Bidders being household businesses are exempt from submitting financial statements and meeting net asset value requirements;

b) Appraisal of and approval for  bidding documents:

Bidding documents must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.  Approval for bidding documents must be based on the approval report and appraisal report of bidding documents.

2. Organization of contractor selection:

a) The procuring entity posts the invitation to bid and bidding documents on VNEPS according to Point b, Clause 1, Article 8 of the Bidding Law;

b) The amendments or clarifications to the bidding documents shall comply with Clause 2, Article 26 of this Decree;

c) Bidders submit bids according to the requirements of the bidding documents on VNEPS;

d) The procuring entity shall open bids on VNEPS within 2 hours from the bid submission deadline. The minutes of bid opening includes the following contents: name of bidder; bid price; discount (if any); validity period of bid; value and validity period of bid security; package performance duration. Bid opening minutes are posted on VNEPS within 24 hours from the time of bid opening.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The bid evaluation principles shall comply with Article 27 of this Decree;

b) The bid clarification shall comply with Article 28 of this Decree;

c) Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 of this Decree;

d) The bid evaluation shall comply with Article 30 of this Decree;

dd) Bidder ranking is carried out according to regulations in the bidding documents. The bidder who has the lowest bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) (for the least-cost selection) or has the lowest evaluated price (for the evaluated price selection) is ranked first.

4. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result:

The submission, appraisal of, approval for, and publicization of contractor selection result shall comply with Article 31 of this Decree.

5. Finalization, signing, and management of contract performance:

The contract signed between the parties must be consistent with the decision on approval for contractor selection result, the bid, the bidding documents, and other related documents. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The employer may only apply direct procurement once for goods in the package expected to apply direct procurement within the project execution duration or within a budget year or fiscal year of the procurement estimate; regarding procurement estimates, if the package expected to apply direct procurement has an execution period longer than one year, direct procurement may only be applied once for the goods in that package in all years of the procurement estimate.

2. Contractor selection preparation, including:

a) Preparation of RFPs:

The RFPs includes brief description of the project, procurement estimate, and package; requirements on updated information on bidder’s eligibility, capacity and experience; requirements on supply schedule and commitment to provide goods to ensure technical specifications and quality as required by previous bidding documents; requirements on unit prices of goods and other necessary matters.

In case of direct procurement with other bidders according to Clause 3, Article 25 of the Bidding Law, the RFPs includes evaluation criteria for eligibility, capacity, experience, and technique prescribed in Article 24 of this Decree;

b) Appraisal of and approval for the RFPs:

The RFPs must be appraised according to Article 129 of this Decree before approval.  Approval for RFPs must be based on the approval report and appraisal report of RFPs.

3. The RFPs is issued to the pre-selected bidder. If this bidder is unable to continue performing or refuses to perform the direct procurement package, the employer shall select replacement bidder in this order of priority: a bidder ranked on the previous package’s list, or another bidder who meets the requirements in Clause 3, Article 25 of the Bidding Law.

4. The bidder prepares and submits the proposal based on the RFPs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Evaluation of the proposal, including: checking the technical aspect and unit price; update information about bidders' capabilities; if choosing a bidder for direct procurement different from the previous successful bidder, the procuring entity must evaluate the eligibility, capacity and experience of that bidder according to Article 30 of this Decree; evaluate performance progress, measures to provide goods, technical solutions and measures to perform the package; other matters (if any);

b) During the evaluation process, the procuring entity invites the bidder to negotiate (if any), clarify or amend the proposal details to demonstrate that they meet the requirements of capacity, experience and progress,  quality, technical solutions and measures to perform the package.

If the VAT law changes after a direct procurement contract is signed, the unit price (including VAT) for the goods cannot exceed the sum of the pre-tax value in the contract and the new VAT amount at the time of applying the direct procurement contract;

A bidder is proposed to win the bid if they meet the requirements of Article 61 of the Bidding Law and the offered goods are identical to the previously awarded goods in terms of manufacturer, origin, marking, and trademark. If the offered goods have a new production version and production year compared to the goods stated in the contract, the situation shall be handled according to Clause 27, Article 131 of this Decree.

6. Submission, appraisal of, approval for and publication of direct procurement result:

a) The contractor selection result is appraised according to Clauses 1 and 4, Article 130 of this Decree before approval.

b) The contractor selection result is approved based on the approval report and report on appraisal of contractor selection result;

c) The contractor selection result must be made public according to Article 31 of this Decree.

7. Finalization, signing, and management of contract performance:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 81. Self-performance process

1. Prepare self-performance plan and draft assignment agreement and assignment document:

The self-performance plan includes requirements on scope and content of work; value and performance duration; quality of work to be performed; acceptance and payment conditions; work assignment agreement or work assignment document for a dependent accounting unit or affiliated unit (hereinafter referred to as the unit assigned to perform the package).

Payment of salaries, allowances, management costs and other costs shall be agreed upon by the employer and the unit assigned to perform the package.

2. Finalize the self-performance plan:

The employer and the assigned unit will work together to finalize any unclear, incomplete, or unsuitable details in the self-performance plan, draft assignment agreement, assignment documents, and any other relevant matters.

3. Approve and publicize contractor selection result.

4. Sign the work assignment agreement and manage the package performance:

a) The organization that directly manages and uses the package shall sign a work assignment agreement with the unit assigned to perform the package or issue a work assignment document;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The organization that directly manages and uses the package must supervise the package performance on their own in the following cases: the law does not require independent supervision, no independent supervision consultant is interested or available as the package is performed in a disadvantaged area, or the fixed budget of the package is under 1 billion VND.

Section 3. CONTRACTOR SELECTION IN SPECIAL CASES

Article 82. Documents, procedures for contractor selection in special case specified in Points a, b, c and i, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law

1. For a case specified in Points a and b, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law:

a) An agency shall be assigned by the Minister of Health to make a plan for contractor selection in special case for consideration;

b) The Minister of Health shall assign an affiliated agency to appraise the request before decision;

c) Required documents in the plan for contractor selection in special case for appraisal and approval includes a request for approval and related documents. The request for approval for contractor selection plan in special case includes the following contents: basic information about the project, procurement estimate, package (name of the project, procurement estimate, package); capital sources, total investment of the project, estimated value of procurement, fixed budget of package; expected performance duration; other necessary matters); explanation of the project’s or package’s necessity and specific conditions in terms of processes, procedures, criteria for selecting bidders, conditions for signing and performing the contract, and other conditions (if any) leading to the inability to meet the conditions for contractor selection specified in Articles 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 and 28 of the Bidding Law; the draft specific contractor selection plan includes the following main contents:  procedures for contractor selection; conditions for signing and performing the contract and other related contents to meet the specific conditions of the package or project, ensuring the selection of contractors with sufficient capacity, experience and feasible and effective solutions.

2. For the cases specified in Point c, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law:

a) Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies (hereinafter referred to as heads of central agencies), President of the Provincial People's Committee prepare documents to submit to the Prime Minister and to the Ministry of Planning and Investment for appraisal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Within 5 working days of receiving valid documents as prescribed in Point b of this Clause, the Ministry of Planning and Investment shall forward them to seek opinions from relevant ministries and agencies on the matters within their scope of management (if necessary). Within 7 working days of receiving the request from the Ministry of Planning and Investment, the consulted agency must send their opinions to the Ministry of Planning and Investment;

d) Within 10 days of receiving valid documents as prescribed in Point b of this Clause, the Ministry of Planning and Investment shall prepare an appraisal report and Prime Minister's draft decision on the contractor selection in special case (if qualified), and then submit them to the Prime Minister for decision. The appraisal report evaluates the following: the project’s or package’s necessity; if they meet special conditions in terms of national defense, security, foreign affairs, territorial borders; reasons for being unable to meet the conditions for contractor selection specified in Articles 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 and 28 of the Bidding Law;

dd) The Prime Minister shall consider applying the contractor selection in special case based on the documents submitted by the head of central agency, President of the Provincial People's Committee, and the appraisal report of the Ministry of Planning and Investment;

The Prime Minister's decision on application of contractor selection in special case includes: the package of the project or procurement estimate that applies the contractor selection in special case; responsibilities of the competent person, employer, procuring entity, and relevant agencies in the process of organizing contractor selection; other requirements during the performance of package or project (if any).

e) Based on the decision of the Prime Minister, the head of central agency, President of the Provincial People's Committee shall develop and approve a contractor selection plan in special case including the main contents following: procedures for contractor selection; conditions for signing and performing the contract and other related contents to meet the specific conditions of the packages or project, ensuring the selection of contractors with sufficient capacity, experience and feasible and effective solutions.

3. For the cases specified in Point i, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law:

a) The head of central agency, President of the Provincial People's Committee prepare documents to submit to the Prime Minister and to the Ministry of Planning and Investment for appraisal;

b) The contractor selection plan in special case submitted for appraisal includes the contents in point c clause 1 of this Article;

c) Based on the request of the head of central agency, President of the Provincial People's Committee, and the appraisal report of the Ministry of Planning and Investment, the Government may propose the Standing Committee of the National Assembly to supplement the method of contractor selection in special case.  The procedures for developing a resolution to submit to the Standing Committee of National Assembly comply with the Law on Promulgation of Legal Documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The head of central agency or Provincial People's Committee shall consider applying the contractor selection in special case for any cases specified in Points d, dd, e, g and h, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law and the corresponding selection process as prescribed in Clauses 3, 4 and 5 of this Article for general application to packages under their scope of management.

2. Based on the decision of the head of the central agency and the Provincial People's Committee as prescribed in Clause 1 of this Article, the competent person or the employer shall organize the contractor selection as outlined in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.

3. For a package specified in Point d, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law:

a) The agency handling the lawsuit shall establish criteria, terms of reference, and control mechanism for law-practicing organizations, lawyers to determine a list of (no less than 03) law-practicing organizations, lawyers expected to be hired; only law-practicing organizations and reputable, experienced lawyers are named in this list;

b) The agency handling the lawsuit will negotiate legal service contracts with the most advantageous law-practicing organizations and lawyers based on the criteria, terms of reference and control mechanism of law-practicing organizations and lawyers in the lawsuit;

c) The head of the agency handling the lawsuit approves and announces the result of selecting law-practicing organization, lawyer;

d) The agency handling the lawsuit finalizes and signs a legal service contract with the chosen law-practicing organization, lawyer.

4. For the cases specified in Points dd, e, g and h, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law, except for the package specified in Clause 5 of this Article, the contractor selection process includes the following steps:

a) Prepare, evaluate, and approve the specific contractor selection plan;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Approve and publicize contractor selection result;

d) Finalize and sign the contract with the bidder;

The content of the draft contract includes requirements on the scope and content of work to be performed, performance duration, quality of work to be achieved, and contract value;

dd) Specific contractor selection plans, contractor selection result and other bidding information are posted in accordance with Article 7 and Article 8 of the Bidding Law.

5. For a package to buy air tickets for domestic and international business trips as prescribed in Point dd, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law:

a) For international business trips, the agency receiving budget and responsible for buying air tickets (based on the approved work plan and flight itinerary) must obtain at least two quotes from two different air ticket agents (or quotes from one air ticket agent representing at least two airlines, with at least one being Vietnam national airline).These quotes should be for the same flight itinerary and will be compared to select the most suitable provider on the basis of meeting the requirements:  direct flight, suitable for work schedule; offers the lowest total price, including airfare (taxes and surcharges), travel expenses, and airport wait time fees. The agency head responsible for airfare purchases must prioritize cost-effectiveness when contracting with the airline and remains accountable for their decisions. In case of changing flight routes abroad due to business needs, the agency head shall decide the airfare purchases based on the request of the head of the mission;

b) For groups going on domestic business trips:

The agency head responsible for airfare purchases must prioritize cost-effectiveness when contracting with the airline and remains accountable for their decisions;

c) Airfare purchases for domestic and international business trips according to Points a and b of this Clause do not require the preparation, appraisal, and approval for a specific contractor selection plan.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 84. Eligibility of residential communities, unions, and worker group in local areas

1. Residential communities, unions, and worker groups in local areas are eligible to participate in the performance of a package specified in Article 27 of the Bidding Law if citizens in the residential communities, local workers, or union members live and reside in the local area where the package is performed and benefit from the package.

2. The designated representative of a residential community, union, or worker group must meet the following criteria to sign a contract on their behalf: have active legal capacity according to the law, not be subject to criminal prosecution, and be recognized by the residential community, union, worker group.

Article 85. Process for selecting bidders being residential communities, unions, and worker groups

1. After obtaining an approved specific contractor selection plan, the employer drafts a contract including requirements on the scope and content of work to be performed, quality and progress of work to be achieved, contract price, rights and obligations of the parties.

2. The employer posts a public notice of invitation to perform the package at the headquarters of the Commune People's Committee and announces it on commune-level media so that residential communities, unions, and worker groups in the area know. The notice must clearly state the meeting time to discuss the plan for package performance.

3. Interested communities, organizations, and worker groups receive a draft contract to research and prepare an eligibility documentation including the following contents:  full name, age, capacity and experience suitable for the nature of the package of the members participating in package performance.

4. The employer organizes a review and selects the best residential community, union, or worker group and invites their representative to negotiate and sign the contract.

If there is only one interested residential community, union, or worker group, the employer may consider assigning the package to that residential community, union, or worker group.  Where it is not possible to assign the package to the residential community or union, or there is no interested residential community or union, the package will be assigned to a worker group.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The employer publicly announces the selected residential community, union, or worker group on VNEPS, at the headquarters of the Commune People's Committee and announces it via other means of commune-level media.

Article 86. Advance, payment, supervision and taking-over inspection of packages

1. The residential community, union, or worker group will receive advances and direct payments in cash or bank transfer from the employer through their representative.

2. The employer shall directly supervise the package performance, the Commune People's Committee and other unions shall jointly supervise the package performance by the residential community, union, or worker group.

3. The employer organizes the taking-over inspection of the completed package. Parties that join the taking-over inspection:

a) Representative of the employer;

b) Representative(s) of the residential community, union, or worker group that performed the package;

c) Representative(s) of the local community that benefits from the products and works of the package;

d) Other relevant parties decided by the employer.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



CONCENTRATED PROCUREMENT, PROCUREMENT UNDER PROCUREMENT ESTIMATES, PROCUREMENT OF DRUGS, CHEMICALS, TESTING MATERIALS, MEDICAL EQUIPMENT

Section 1. CENTRALIZED PROCUREMENT

Article 87. Principle of centralized procurement

1. Centralized procurement is carried out through centralized procurement units under ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies, provincial-level People's Committees, and enterprises, except cases specified in Clause 5, Article 53 of the Bidding Law.  If the centralized procurement unit lacks sufficient capacity, a bidding consultant can be engaged to assist in selecting the bidder.

2. For goods and services that are required to be centrally procured through a framework agreement, the unit with procurement needs must sign a contract with the pre-selected vendor chosen during that process. If a framework agreement remains in effect and the procurement unit enters into a contract with a bidder other than the bidder selected through centralized procurement, the contract will not be paid unless an exception is specified in Clause 22 or Clause 23 of Article 131 of this Decree.

Article 88. Responsibilities in centralized procurement

1. The centralized procurement unit shall fulfill the responsibilities of the employer specified in Article 78 of the Bidding Law.

2. The superior of the centralized procurement unit shall fulfill the responsibilities of the competent person specified in Article 77 of the Bidding Law.

Article 89. Centralized procurement process under competitive bidding

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Centralized procurement under competitive bidding is carried out according to Article 22 and Article 34 of this Decree, including the following steps:

a) Determine procurement volume:

There are two methods for determining the volume of goods and services to be procured centrally: Units with procurement needs can submit a list of required goods and services to the centralized procurement unit, or the centralized procurement unit can independently determine the required volume based on the actual usage data (volume and quantity) from the previous procurement period. For asset procurement under the Law on Management and Use of Public Assets, except for drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment, the determination of centralized procurement volume is based on the list of goods and services sent by the unit with procurement needs to the centralized procurement unit as per the law on management and use of public assets.

The centralized procurement and price negotiation unit shall gather information on the procurement needs of private health facilities (if any) and then procure drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment for private health facilities as prescribed for public health facilities in the area;

b) The preparation, appraisal of and approval for specific contractor selection plans are carried out in accordance with Articles 37, 38, 39 and 41 of the Bidding Law;

c) The contractor selection organization shall comply with Article 26 and Article 38 of this Decree.

If it is necessary to select more than 1 successful bidder in one package’s part or an undivided package, the bidding documents must specify: bidding conditions, evaluation and ranking methods of bidders;

d) The evaluation of bids is carried out according to Articles 27, 28, 29, 30 or Articles 39, 40, 41, 42 and 43 of this Decree;

dd) The submission, appraisal of, approval for, and publication of the contractor selection result and explanation for unsuccessful bidders’ disqualification upon their requests comply with Article 31 and Article 44 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The centralized procurement unit and the successful bidder finalize the content of the framework agreement as prescribed in Article 90 of this Decree, as a basis for signing the framework agreement. If a bidder wins multiple parts of a package or wins many different packages, the bidder must submit a commitment to ensure that the bidder has sufficient capacity and experience to complete the work according to the quality and performance schedule; this commitment is an integral part of the contract;

g) Finalize, sign, and perform the contract with the successful bidder:

If the centralized procurement unit directly signs a contract with the successful bidder, it is not required to sign a framework agreement as prescribed in Point e of this Clause. The bidder who has signed the framework agreement must furnish a performance security before or at the same time the contract takes effect for the unit with the procurement need. The bidder furnishes performance security for each unit with procurement unit or for the total number of package parts that the bidder sign a contract according to the form specified in the bidding documents or another form approved by the employer.

The unit with procurement needs shall notify the centralized procurement unit if the bidder does not sign the contract. The bidder has signed a framework agreement and has been asked by the procurement unit to sign a contract, but does not sign the contract or does not furnish a performance security, except for force majeure, his VNEPS account will be locked within 06 months from the date the Ministry of Planning and Investment receives the written request from the centralized procurement unit;

h) Conduct final settlement and contract liquidation.

2. Based on the scale and nature, the package can be divided into many parts to organize the bidding to select one or more successful bidders.

3. For packages that need to select more than one successful bidder in one package’s part or an undivided package, the bidding documents may stipulate the selection of contractors in one of the following ways:

a) Select bidders based on supply ability:

offer the full quantity or volume in the bidding documents. Based on the ability to supply goods or services of each bidder, the employer organizes the evaluation and selects a combination of bidders in ranking order from high to low on the basis of the evaluation criteria stated in the bidding documents. The selection of the list of successful bidders must ensure that the total quantity of goods offered by successful bidders is equal to the quantity of goods stated in the bidding documents, and also ensure that total proposed winning price of the package is lowest (for packages applying the least-cost selection); the total evaluated price of the package is the lowest (for packages applying the evaluated price selection); the aggregate score of the package is the highest (for packages that apply a quality-and cost-based selection) and the successful bid of the entire package does not exceed the approved fixed budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If a higher ranked bidder refuses to supply goods or services without a legitimate reason, without subject to force majeure, or breaching the framework agreement or contract, the breaches will be addressed according to the framework agreement or contract. Any bidder who breaches the contract will face the following consequences: a fine as stipulated in the contract, no refund of the performance security deposit, their negative contract performance will be published on the VNEPS;

b) Select bidders based on bidding volume:

The selection of contractors is based on the evaluation criteria stated in the bidding documents as prescribed in Articles 24 and 35 of this Decree. Bidders bid according to the required volume and quantity in the bidding documents. The approved list of successful bidders includes the main list (first ranked bidder) and reserve list (second ranked bidder onwards). During the contract performance process, if the bidder on the main list breaches the contract and cannot continue to supply goods or services according to the quantity and volume specified in the framework agreement or according to the signed contract, the centralized procurement unit or the unit with procurement needs will terminate the contract with that bidder and invite the second-ranked bidder (reserve list) to finalize and sign a framework agreement or sign a contract, and also request the bidder to renew their bid and bid security to have a ground for signing a framework agreement and contract. If the second ranked bidder refuses to finalize and sign the contract, the situation shall be addressed according to Clause 16, Article 131 of this Decree. The previously successful bidder who breaches the contract will face the following consequences: a fine as stipulated in the contract, no refund of the performance security deposit, their negative contract performance will be published on the VNEPS.

Article 90. Content of framework agreement

1. Based on the scale and nature of the package, the centralized procurement unit shall specify the detailed content of the framework agreement in the bidding documents accordingly but must include the main contents as prescribed in Clause 2 of this Article.

2. Main contents of the framework agreement:

a) Scope of supply of goods or services;

b) Estimated time and location of goods delivery and service provision;

c) Conditions for supplying goods or services; advance payment, payment, contract liquidation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Warranty and maintenance conditions; training and instructions on use of goods or services;

e) Responsibilities of bidders supplying goods or services, including responsibility for signing and performing the contract and furnishing performance security for the unit with procurement needs;

g) Responsibilities of the unit with procurement needs in signing contracts and using goods or services;

h) Responsibilities of the centralized procurement unit;

i) Validity period of the framework agreement;

k) Penalties and compensation for damages due to breaches of contract;

l) Other related contents.

Section 2. PROCUREMENT UNDER PROCUREMENT ESTIMATES

Article 91. Authority to decide on procurement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The authority to decide on the procurement of public assets at agencies and units shall comply with the law on management and use of public assets;

b) Heads of central agencies may decide on or delegate the authority to decide on procurement of assets for state-funded science and technology tasks;

c) The Provincial People's Council may decide on or delegate the authority to decide on procurement of assets for state-funded science and technology tasks regarding funding sources within the scope of local management.

2. Authority to decide on the procurement of goods or services other than the cases in Clause 1 of this Article:

a) The head of a central agency may decide on or delegate the authority to decide on the procurement using the science and technology fund managed by their agency (this includes procurement by agencies under their management, and other entities or individuals performing science and technology tasks, even if not directly managed by them);

b) The Provincial People’s Council may decide on or delegate the authority to decide on the procurement using the science and technology fund managed by the province (this includes procurement by agencies under their management, and other entities or individuals performing science and technology tasks, even if not directly managed by them);

c) Heads of budget estimate units at all levels can decide on procurement for: packages and procurement items with values within the scope of decision-making authority or as delegated by the competent authority, and packages and procurement items with values not exceeding 200 million dong;

d) Heads of central agencies and provincial People's Councils may decide on or delegate authority to decide on procurement to serve the operations of public service providers under their management.

Article 92. Procurement process

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For goods on the list subject to Government- or Prime Minister-determined standards and limits (or those delegated to decide such standards and limits), the condition for successful bid is that the proposed winning price for each good must not exceed the price established based on the standards and limits of the relevant authorities.

Section 3. PROCUREMENT OF DRUGS, CHEMICALS, TESTING SUPPLIES, MEDICAL EQUIPMENT

Article 93. Contractor selection based on quantity of medical procedures

1. The selection of a bidder to supply a complete package of equipment, chemicals, testing supplies, and accompanying services (excluding operating personnel) is carried out in accordance with Point b, Clause 1, Article 55 of the Bidding Law. Bidding documents include the following contents:

a) Technical requirements for equipment; requirements for software to operate equipment and calibrate equipment;

b) Requirements on shelf life of chemicals and testing supplies;

c) Requirements for the bidder to list all chemicals, testing supplies and accompanying supplies needed to perform each medical procedure; packaging specifications for these goods;

d) The bid price summary schedule is built based on the expected number of medical procedures and the unit price quoted by the bidder for each medical procedure. This unit price is the total cost to perform the package for each medical procedure, including costs of equipment, chemicals, and testing supplies; warranty, maintenance, and component replacement services; installation, training, instructions for use; chemicals, testing supplies, and necessary accompanying supplies for testing the quality of the medical procedure and calibrating equipment; backup equipment (if any); chemicals, sample testing supplies and other related costs to perform the package. The employer shall not bear any costs other than the package cost calculated based on the number of medical procedures and unit price in the contract;

dd) Requirements for the bidder on warehousing and storage of chemicals and testing supplies to ensure that medical procedures are performed continuously and without interruption;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Warranty and maintenance requirements, including periodic equipment maintenance;

h) Requirements for backup equipment, arrangement of backup equipment at medical facilities (if necessary);

i) Other necessary matters.

2. The bidder must allocate all costs of package performance specified in Point d, Clause 1 of this Article into the unit price for each medical procedure and must not pay for any costs other than the costs calculated according to the quantity of medical procedures and unit price in the contract.

3. The package can be divided into parts corresponding to one or some types of medical procedures.  A health facility can consolidate the needs of other health facilities to form a package.

4. The contract performance period must not exceed 60 months. If the two parties agree to apply the additional purchase option, the employer reports to the competent person to consider amending the contract to correspondingly extend the contract performance period for the additional work but no more than 18 months.

5. If the contract performance period expires and the number of medical procedures specified in the contract has not been performed, the employer can report to a competent person to consider granting an extension of contract performance period but not exceeding 12 months.

6. In all cases, the total extension of the contract performance period specified in Clauses 4 and 5 of this Article may not exceed 18 months.

Article 94. Procurement of drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For immediate initiation in urgent epidemic prevention and control situations:

To expedite epidemic prevention and control efforts, the packages for consulting and non-consulting services, drugs (including vaccines and biological products), chemicals, testing supplies, medical equipment (including vaccination supplies), components and accessories, facilities, and construction should be initiated immediately upon: written directives of competent authorities (health authorities or governments at all levels), decisions on declaration of an epidemic for an infectious disease, or a locality’s request to declare an epidemic for an infectious disease of group A (as per the law);

Procurement should be initiated for the following items to support epidemic prevention and control when existing supplies at the health facility are insufficient: consulting and non-consulting services, drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment, components, accessories, vehicles, and construction materials to establish, renovate, and build treatment areas, field hospitals;

Procurement for the following items can be initiated immediately to support diplomatic corps and other countries in their epidemic prevention and control efforts, upon practical needs and requests from competent authorities: consulting and non-consulting services, drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment, components, accessories, vehicles, construction and installation materials;

b) In emergencies, to maintain health facility operations and avoid disruption that could endanger patients’ health and lives, immediate procurement can be initiated for: consulting and non-consulting services, drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment, components, accessories, vehicles, construction and installation materials;

c) For emergency treatment of patients in critical conditions (as defined by the Law on Medical Examination and Treatment, if applicable), immediate procurement can be initiated for: consulting, non-consulting services, drugs, chemicals, and testing supplies, medical equipment, components, accessories, vehicles, construction and installation materials. These items are considered in unexpected needs, irreplaceable, essential for saving patients' lives;

d) Other cases according to the instructions of the Ministry of Health (if any).

2. If centrally procured drugs, medical equipment, or testing supplies are on the approved contractor selection plan but the contractor selection result has not been announced, or no successful bidder is selected, or the framework agreement of the centralized procurement package expires, then the health facility can procure items using the following methods (according to the notice of the centralized procurement unit, for up to 12 months): competitive bidding, limited bidding, direct contracting, direct procurement, online quotation, online procurement, shopping method according to the Bidding Law and this Decree. Payment will come from the health insurance fund based on the contract price. In case of winning bid for centralized procurement, the employer may continue the procurement according to the contract signed with the bidder.

3. The Ministry of Health shall organize centralized drug procurement at the national level, and take charge and coordinate with the Ministry of Finance and Vietnam Social Insurance to negotiate prices. If price negotiation is applied, the bidder invited to negotiate must meet the eligibility requirements specified in Points a, b, c, d, e, g and i, Clause 1, Article 5 of the Bidding Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Participate in the appraisal process of specific contractor selection plans for centralized procurement and price negotiation;

b) Publicize the price of each winning drug paid from the health insurance fund of each hospital, locality, and the Ministry of Health on the website of Vietnam Social Security.

Article 95. Payment of costs of purchasing drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment for private health facilities

1. Private health facilities can submit their consolidated procurement needs for drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment to the centralized procurement unit in their locality for centralized procurement (national level, local level) and price negotiation. When consolidating centralized procurement needs, private health facilities are responsible for developing plans to use drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment in compliance with regulations on bidding of centrally procured medicines, chemicals, testing supplies, and medical equipment, similar to those required for public health facilities in the locality.

If a private health facility needs to purchase drugs, chemicals, testing supplies, or medical equipment through a centralized procurement unit, they must sign a contract with the centralized procurement unit.

2. Private health facilities that do not consolidate needs for centralized procurement and price negotiation according to Clause 1 of this Article shall organize their own selection of contractors to supply drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment. Payment for drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment paid by the health insurance fund is made according to Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article.

3. Private health facilities that use drugs on the list of drugs paid for by the health insurance fund for medical treatment will be reimbursed at the purchased price, but not exceeding the following limits: winning unit prices of public health facilities at provincial, central levels, or winning unit prices of health facilities of the same healthcare practice level in the same locality. This applies to drugs with identical trade name, manufacturer, origin, concentration, content, administration route, technical criteria group, dosage form, and unit of measurement.

If there is no winning unit price in the same locality mentioned above, the determination of the unit price for reimbursement is based on the winning unit price of the drug with identical trade name, manufacturer, origin, concentration, content, route of administration, technical criteria group, dosage form, and unit of measurement in the following order of priority:

a) Results of national centralized procurement, results of price negotiations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Bidding results of public health facilities at provincial and central levels, or health facilities of the same healthcare practice level in neighboring areas;

d) Bidding results of public health facilities at provincial and central levels, or health facilities of the same healthcare practice level in Hanoi and Ho Chi Minh City.

4. Private health facilities will be reimbursed for chemicals, testing supplies, and medical equipment based on the actual purchase price. This applies to items with identical manufacturer, origin, and technical criteria. However, the reimbursement amount cannot exceed the winning unit price of public health facilities at the provincial, central level, or health facilities in the same healthcare practice level in the same locality.

If there is no winning unit price in the same locality mentioned above, the determination of unit price for reimbursement is based on the winning unit price of chemicals, testing supplies, and medical equipment from the same manufacturer, origin, technical criteria in the following order of priority:

a) Results of national centralized procurement, results of price negotiations;

b) Results of centralized procurement in the locality;

c) Bidding results of public health facilities at provincial and central levels, or health facilities of the same healthcare practice level in neighboring areas;

d) Bidding results of public health facilities at provincial and central levels, or health facilities of the same healthcare practice level in Hanoi and Ho Chi Minh City.

5. If a private health facility chooses to apply the Bidding Law to organize the selection of contractors to supply drugs, the reimbursement is based on the contractor selection result but does not exceed the winning unit prices in the same locality, centralized procurement results, price negotiation results, bidding results in neighboring areas, Hanoi City and Ho Chi Minh City according to the principles specified in Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

ONLINE CONTRACTOR SELECTION

Section 1. ONLINE BIDDING

Article 96. Connecting VNEPS with other systems

1. Connect to the National Information System for business registration, cooperative registration, and household business registration (hereinafter referred to as National Business Registration System):

a) VNEPS uses information from business registration, cooperative registration, and household business registration to register bidders and track their activities on the platform;

b) VNEPS uses information on legal status, financial statements, and other information of enterprises, cooperatives, and household businesses stored in the National Business Registration System to evaluate prequalification applications, EOI responses, bids and consider contract award. Data shared between the National Business Registration System with VNEPS is updated regularly and continuously;

c) The Ministry of Planning and Investment shall develop, manage, and guide the implementation of connections between the Systems specified in Points a and b of this Clause.

2. Connect to the Tax Management System (TMS):

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Information on tax liabilities and financial statements of organizations, enterprises, and household businesses are updated regularly and continuously;

c) The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment organize the connection of the TMS with VNEPS through the National Business Registration System; manage received information in accordance with the law on management, connection, and sharing of digital data of regulatory agencies.

3. Connect to the Treasury and Budget Management Information System (TABMIS):

a) VNEPS shares information about contracts, performance progress, completed work value tables, payment progress of contracts. This data helps manage contract performance, payments, and bidder capacity, experience, and performance history.

b) The Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment organize the connection of the TABMIS with VNEPS; manage received information in accordance with the law on management, connection, and sharing of digital data of regulatory agencies.

4. VNEPS is connected to Vietnam Social Security, other information portals and systems to simplify the bidding process, contract management, and contract payment.

Article 97. Process for online contractor selection

1. e preparation, appraisal of, and approval for prequalification documents, EOI requests, and bidding documents shall comply with Articles 23, 24, 25, 35, 36, 37, 60, 61 and 62 of this Decree.

a) For the requirements in the data sheet, evaluation criteria for eligibility, capacity, and experience in the prequalification documents and bidding documents of goods procurement and construction packages, non-consulting services, employers or procuring entities may not attach request files other than the contents that have been digitized in webform form on the VNEPS;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Criteria for evaluating prequalification applications, EOI responses, and bidding documents are laid down in Articles 23, 24, 35, 36, 60 and 61 of this Decree.

3. The evaluation of bids is carried out according to the principles specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 6, 7 and 8, Article 27, Clause 1 Article 39, and Clause 1, Clause 2 Article 64 of this Decree.

For packages for procurement of goods and non-consulting services using a single-stage, one-envelope method, using the least-cost selection and bids without any incentives, the VNEPS automatically rank bidders according to their bid prices; evaluation of bids may be carried out against the first ranked bidder. If the first ranked bidder does not respond, the next ranked bidder will be evaluated.

4. Clarifications to bids are carried out through VNEPS according to Clauses 1, 3, 4, 5, Article 28 and Clauses 1, 3, 4, 5, Article 65 of this Decree.

5. Error correction and deviation adjustment are carried out in accordance with Article 29 or Article 66 of this Decree.

6. EOI requests, prequalification documents, bidding documents, shortlisting selection results, and contractor selection results are approved on VNEPS according to the roadmap specified in Point d Clause 8 of this Article.

7. Bidders must actively monitor and update their information on VNEPS for any packages they are interested in or participating in. If errors occur due to failure to monitor and update information on VNEPS, leading to disadvantages for bidders during the bidding process, including:  changes in and modifications to EOI requests, prequalification documents, bidding documents, bid submission deadline, contract negotiation and other matters, bidders must take responsibility and bear the disadvantages during the bidding process.

8. Online contractor selection from the effective date of this Decree until December 31, 2024 will be carried out according to the following roadmap:

a) Organize online contractor selection for all (100%) packages of investment projects applying competitive bidding, limited bidding, and domestic shopping method for procurement of goods , construction, non-consulting services, consulting services with a fixed budget not exceeding VND 500 billion, except for mixed packages, packages applying the two-stage and one-envelope method, two-stage and two-envelope method, international bidding;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Organize online contractor selection for all (100%) packages of procurement estimates applying competitive bidding, limited bidding, and domestic shopping method, except for mixed packages, packages applying the two-stage and one-envelope method, two-stage and two-envelope method, international bidding;

d) For packages applying online contractor selection, approval for EOI requests, prequalification documents, bidding documents, shortlisting selection results, contractor selection results on VNEPS will be implemented from December 1, 2024.

9. Cases of non-bidding on VNEPS specified in Clause 5, Article 50 of the Bidding Law include:

a) Packages that apply the two-stage and one-envelope method, two-stage and two-envelope method, international bidding;

b) Packages that apply the form of direct contracting, direct procurement, self-performance, price negotiation, contractor selection in special case, community-involved packages, selection of individual consultants under shortened procedures. For these contractor selection methods, electronic contract signing is carried out on a basis consistent with the features and development of VNEPS;

c) Projects, procurement estimates, packages have confidential contents and the disclosure of information on VNEPS will affect community interests, or endanger social order and security, or endanger national defense, security, foreign affairs, and territorial borders.

In case of publicizing information about the project, procurement estimate, package, specific contractor selection plan, EOI request, prequalification documents, bidding documents, contractor selection result according to Article 8 of the Bidding Law that may lead to the consequences specified in this point, the employer shall report to the competent person to consider approval in the specific contractor selection plan for not organizing online bidding.

If some information in the project, procurement estimate, package, EOI requests, prequalification documents, bidding documents need to be kept confidential and the remaining information may still be made public, the employer shall report to the competent person on how to provide such information.  Confidential information must not be disclosed on VNEPS; other information may be posted and online contractor selection may be organized;

d) The package exceeds the technical infrastructure capacity of VNEPS;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. ONLINE QUOTATION

Article 98. Conditions for applying online quotations

1. Online quotation includes online quotation under ordinary procedures and online quotation under shortened procedures.

2. Online quotation under ordinary procedures applies in the following cases:

a) Common and simple non-consulting service packages;

b) Packages for procurement of readily available, standardized goods with similar quality from multiple competing suppliers; price is the main deciding factor, with no or minimal impact from life cycle costs;

c) Groups of goods or services that can apply for online quotation include: materials, fuel, basic construction materials (iron ore, road aggregate, construction materials, copper pipes and other materials; standardized information technology equipment, including computers, ink cartridges, modems and other equipment; printing paper, photocopy paper, simple supplies, light bulbs; purchase of the right to use commercial software; energy, coal or gas; chemistry; shipping services; cleaning service; maintenance service; other goods or services that meet the requirements of Points a and b of this Clause.

3. Online quotation under shortened procedures applies in one or more of the following cases:

a) Packages for procurement of goods and provision of non-consulting services with a value of no more than 300 million VND for procurement estimates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Packages for goods and services that must be purchased from specific manufacturers to ensure compatibility of technology and copyright with equipment, machinery, software and services that are readily available or due to the manufacturer's warranty conditions that cannot be purchased from another manufacturer and there are multiple bidders capable of supplying the goods or services.

Article 99. Principles of online quotation

1. Bidders can continuously change prices and factors other than prices (if any) during the online quotation period. The price levels and factors other than prices (if any) offered by bidders are publicized on VNEPS during the bidding process, except the bidder's name. VNEPS automatically ranks and publicizes the ranking order of bidders corresponding to prices and factors other than prices (if any) during the online quotation period; remaining time of the online quotation process.

2. If the bid price is the only factor allowed to be re-offered and the package is evaluated according to the least-cost selection and there are many bidders offering the lowest price, the first bidder with the lowest price wins the bid.

3. If the least-cost selection is not used, VNEPS automatically ranks bidders according to the evaluation criteria in the bidding documents and if there are multiple bidders ranked first, the bid will be awarded to the bidder who first achieved the first rank.

4. The end time for online quotation must be during business hours.

5. The offered price must not be higher than the fixed budget and must not be higher than the lowest offered price if the price is the only factor being re-offered.  If the bid prices after discount (if any) of all technically-responsive bidders exceed the fixed budget and no bidder participates in online quotation under ordinary procedures, the employer will address the situation according to Point b or Point c or Point d, Clause 8, Article 131 of this Decree.

Article 100. Ordinary online quotation process

1. On the basis of the approved specific contractor selection plan, the organization of online quotation under ordinary procedures is carried out at the financial evaluation step, as a basis for comparing bids and ranking bidders.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The appraisal of and approval for bidding documents shall comply with Clause 24, Article 25 of this Decree. For packages with a fixed budget of less than 5 billion VND, the minimum time to prepare bids is 5 working days from the first date the bidding documents are issued to the bid submission deadline.

3. In addition to the contents specified in Article 24 of this Decree, bidding documents must also include at least the following information related to the online quotation process:

a) Notice on the application of online quotation during the contractor selection process;

b) Factors other than prices that bidders are allowed to change (if any) and conversion formula to compare and rank bidders.

4. Organization of contractor selection:

The contractor selection organization shall comply with Article 26 of this Decree.

5. Evaluation of bids and organization of online quotation:

a) The bid evaluation shall comply with Article 97 of this Decree;

b) The list of technically-responsive bidders to be appraised and approved. Based on the list of technically-responsive bidders, the procuring entity sends an invitation for online quotation on VNEPS to the bidders on the list at least 3 working days before the online quotation start date. The invitation for online quotation includes the following contents:  online quotation start time; bidder ranking principles, including the mathematical formula used in the online quotation process (if any) to automatically rank bidders on the basis of their offer prices along with other factors in the online quotation session; bid increments (the minimum difference of the next offered price offer compared to the current offered price); online quotation end time; other relevant information (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Recording of online quotation result:

a) Bidders participate in online quotation on VNEPS. The minimum online quotation time is 3 hours from the time the online quotation starts;

b) VNEPS records the final offered price of each bidder at the end of the online quotation process and the bidder ranking list;

c) The consideration for contract award is carried out according to Article 61 of the Bidding Law based on the bid price and non-price factors (if any) of the first ranked bidder at the end of the online quotation process.

7. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result:

The submission, appraisal of, approval for, and publicization of contractor selection result shall comply with Article 31 of this Decree.

8. Finalization, signing, and management of contract performance:

The contract signed between the parties must be consistent with the decision on approval for contractor selection result, the bid, the bidding documents, and other related documents. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

Article 101. Shortened online quotation process

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The invitation to bid includes the following information:

a) Specific requirements on origin, marking, trademark, manufacturer, technical specifications of goods, delivery time, warranty and other necessary matters (if any) for goods procurement package; scope of work, technical requirements, performance duration, service completion time and other necessary matters (if any) for non-consulting service packages;

b) Online quotation start time, bidder ranking principles, bid increments, online quotation end time and other relevant information (if any);

c) No bid security is required.

2. After the employer approves the invitation to bid, the procuring entity posts the invitation to bid on VNEPS at least 3 working days before online quotation start time. The minimum online quotation time is 24 hours from the time the online quotation starts.

3. Bidders participate in direct online quotation on VNEPS to bid for the items listed in the invitation to bid and can offer their prices within the time limit specified in the invitation.

4. To participate in online quotation, bidders must commit in their letter of bid to meet the requirements in the invitation to bid.  If the bidder wins the bid but does not comply with the commitment as outlined in the letter of bid, the situation will be addressed in accordance with the terms and conditions specified in that document (publicize the bidder's name on VNEPS and lock the account within 6 months from the date on which the Ministry of Planning and Investment receives the employer's written request), except for force majeure events.

5. Recording of online quotation result:

a) VNEPS records the final offered price of each bidder at the end of the online quotation process and the bidder ranking list;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Submission, appraisal of, approval for, and publication of contractor selection result:

The submission, appraisal of, approval for, and publicization of contractor selection result shall comply with Article 31 of this Decree.

7. Finalization, signing, and management of contract performance:

The contract signed between the parties must be consistent with the decision on approval for contractor selection result, the bid, the bidding documents, and other related documents. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree.

Section 3. ONLINE PROCUREMENT

Article 102. Form of online procurement

1. Online procurement must be approved in the specific contractor selection plan and is applied to goods or services of packages included in the procurement estimate with a fixed budget not exceeding 100 million VND; packages for procurement of goods or services under projects of state-owned enterprises, enterprises with 100% charter capital held by state-owned enterprises and projects under the Law on Public Investment with a fixed budget not exceeding 1 billion VND.

2. The time to apply online procurement for items in the list of goods or services for centralized procurement is the contract performance duration if a framework agreement is not signed but must not exceed 12 months from the effective date of the contract or effective period of the framework agreement.

Article 103. Online procurement process

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Based on the list of goods or services specified in Clause 1 of this Article, employers and procuring parties wishing to procure online can order goods or services directly on VNEPS. Order for each good and service includes:  Order for each good and service includes: quantity, volume; delivery method and shipping unit price (if any); unit price of the good or service; payment methods; place of delivery or place of performance; other necessary information.

3. For each order of goods or services, the VNEPS automatically sends a notification to the bidder who won the bid in the previous centralized procurement. The bidder shall either confirm or reject the order on the VNEPS within 3 days of receiving the order.

4. VNEPS displays a notice of confirmation or rejection of that order and sends a notice to the procurement unit.

5. Publicize the online procurement result.

6. The finalization, signing, and management of contracts shall comply with Article 32 and Article 33 of this Decree. The bidder manages confirmed orders and is responsible for providing goods or services as requested, ensuring quality and schedule.

Article 104. Information on goods or services procured online

In case of reducing the prices of goods or services compared to the provisions in the framework agreement or previously signed contract, the bidder shall notify the centralized procurement unit and VNEPS at least 5 days before the reduction.

Chapter VIII

CONTRACT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The contract signed between the employer (or authorized agency) and the successful bidder is a civil contract and is made in writing. The legal representative or person authorized by the legal representative (hereinafter referred to as legal representative) of the bidder is responsible for signing the contract; for a joint venture bidder, the legal representative of the joint venture parties is responsible for signing the contract according to Clause 3, Article 67 of the Bidding Law. A contract that has been signed by the parties, is valid, and in accordance with law is the highest legal basis binding the responsibilities and obligations of the parties during the contract performance process and to resolve any arising disputes (if any).

The content of the contract must be prepared according to the form specified in the bidding documents or RFPs, and be consistent with the contract negotiation results (if any), contract finalization results, and contractor selection results based on the requirements of the package and instructions from specialized regulatory agencies.

2. When signing a contract, the contract document must ensure compliance with the following:

a) General conditions of the contract, specific conditions of the contract in the bidding documents, RFPs and corrections and clarifications during the contractor selection process;

b) The bidder's detailed proposals in the bids and proposals approved by the employer and the matters agreed between the two parties during the contract negotiation process (if any), contract finalization;

c) Approval for contractor selection results;

d) Law regulations.

3. Quality management of goods or services; currency and form of contract payment; advance payment; contract payments; payment and contract liquidation principles comply with Articles 108, 109, 110, 111, 112 and 113 of this Decree.

Article 106. Modifications of contract

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The parties can agree in the contract on the procedures for modifying the contract according to Point a, Clause 1, Article 70 of the Bidding Law in the following cases:

a) When there is a change in policy or law that directly affects the performance of the contract;

b) Force majeure events;

c) Changes in method of transportation, delivery location, and related services for goods procurement packages;

d) Additional volume and quantity of work under the purchase option in addition to the volume and quantity stated in the contract. In this case, the contract modification document must clearly stipulate the volume, value, delivery time or service completion time for additional work and other necessary matters. Delivery time or service completion time for additional work may extend beyond the original contract performance period, but this extension must be approved by a competent person. The employer may choose to purchase additional quantities, but the total number of items purchased cannot exceed the maximum limit specified in the respective contractor selection plan.

If the VAT law changes after the additional purchase option applies, the unit price (including VAT) of the good or service cannot exceed the sum of the pre-tax value in the contract and the new VAT amount at the time of applying the additional purchase option;

dd) Changes in approved design;

e) One or more parties propose initiatives and improvements in contract performance that bring higher benefits to the employer;

g) Changes in the contract schedule according to Clause 3, Article 70 of the Bidding Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. When the price index and other factors fluctuate according to the instructions of the Ministry of Construction, employers and bidders can consider modifying contracts for packages governed by the Construction Law. This ensures compliance with civil law regulations regarding contract modifications due to substantial changes to contract performance circumstances.

4. For packages for procurement of goods and provision of non-consulting services under the procurement estimate that apply fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts, if the originally agreed-upon contract completion date arrives and the specified work remains incomplete, the employer can request an extension from the competent person but not exceeding 6 months, except cases specified in Clause 5, Article 93 of this Decree.

5. Situations where the contract price, volume, or other specified terms can be changed without requiring contract modifications or signing a contract modification document as outlined in Clause 5 of Article 70 in the Bidding Law:

a) Adjust contract prices due to inflation and deflation for adjustable unit price contracts, time-based contracts, output-based contracts (if any) as prescribed in Clauses 2 and 3 of Article 107 of this Decree;

b) Increase or decrease volume for fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts; for packages of goods procurement and non-consulting services that apply fixed unit price contracts, adjustable unit price contracts, the addition of volume under the additional purchase option will apply contract modifications according to Point d, Clause 2 of this Article;

c) Increase or decrease time for time-based contracts; increase or decrease direct costs of cost-plus-a-fee contracts; increase or decrease the base value to calculate the percentage of costs for percentage-based contracts; increase or decrease the level of payment deduction and increase in payment value for output-based contracts;

d) Other cases as prescribed by law and agreement between the parties.

If the changes to the items specified in this Clause lead to failure to meet one or more of the requirements specified in Clause 5, Article 70 of the Bidding Law, the competent person must be reported to authorize the contract modifications.

Article 107. Adjustment of contract price due to inflation and deflation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The application of price slippage adjustment must be specified in the bidding documents or RFPs and be finalized during the contract negotiation process (if any) and contract finalization.  The contract must stipulate the principles and time for calculating adjustments; input database to calculate adjustments; time to calculate the price index or original price as a basis for determining the difference due to price slippage for each contract instalment. The content of the contract price must include a provisional price slippage value calculated on the basis of expected price slippage and legal regulations on cost management as a basis for payment. The management and payment of price slippage according to the terms and conditions already in the contract, does not require signing a contract modification document; if price fluctuations cause subsequent instalments and total contract price to exceed the originally fixed budget, the employer must seek approval from the competent person. If approved by the competent person, the parties sign a contract modification document before making payment.

3. Contract price slippage is determined according to the following methods:

a) Direct compensation method;

b) Adjustment method using adjustment formula based on application of price index. The price index used as a basis for calculating price slippage is determined according to the bidding documents, RFPs, detailed contract negotiation (if any) and contract finalization. The index source can be specified according to the price index announced by the General Statistics Office of Vietnam or the construction price index announced by the Ministry of Construction and the Provincial People's Committee. For foreign-sourced cost items subject to price slippage adjustments, the price index published by the independent statistical agency in the foreign country where the cost incurs may be applied. Determining the method and formula for calculating price adjustments must be based on a scientific basis, consistent with the nature of the package, and specific regulations on price slippage risk management in the contract. Employers can apply adjustment formulas that are widely applied in the international market, including regulatory templates of the Fédération Internationale des Ingénieurs Conseils (FIDIC), and guidance from the World Bank ( WB), Asian Development Bank (ADB) and other templates;

c) Other adjustment methods specified in Points a and b of this Clause as per the law.

Article 108. Quality management of goods or services

1. Quality requirements of goods or services must be specifically regulated through criteria, parameters, and product specifications, quality control procedures stated in the technical requirements, specific conditions of the contract and other matters in the bidding documents or RFPs. Based on the bidder's proposal in the bid, clarifications during the evaluation of the bid, proposal and detailed negotiations (if any), contract finalization, quality requirements of goods or services to be supplemented and completed to sign a contract.

2. The contract must stipulate procedures to control quality indicators of goods or services; control the origin of goods.

Article 109. Currency and form of contract payment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Costs incurred within Vietnam must be paid in Vietnamese Dong, while costs incurred outside Vietnam can be paid in either foreign currency or Vietnamese Dong, as stipulated in the contract.

3. Payments can be made in cash, via bank transfer, or through other methods mutually agreed upon by the parties in accordance with applicable laws and to be clearly specified in the contract.

Article 110. Contract advance

1. A contract advance is a sum of money paid upfront to the bidder to carry out the work under the contract.

2. Depending on the scale and nature of the package, determine the advance level in accordance with law (if any).  The contract must clearly specify the following regarding the contract advance: advance amount, advance time, bank guarantee for advance, advance recovery; responsibilities of the parties in the management and use of advance funds; collecting the value of the advance guarantee if the advance funds are used for improper purposes.

3. The bidder shall ensure that the advance capital is used for proper purposes, allocated to the correct recipients, and used effectively. It is strictly forbidden to advance money without using it or using it for improper purposes.

Article 111. Contract payment

1. The contract price and specific payment terms stated in the contract are the basis for payment to the bidder.

2. Payment will not be determined by estimates and applicable State’s regulations and instructions on norms and unit prices, or unit prices listed in the bidder's financial invoice for materials, machinery, equipment, and other inputs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 112. Payment principles for various types of contracts

1. For lump-sum contracts:

Payment is made according to a percentage of the contract price or the price of the project, work item, and work volume corresponding to the payment period agreed upon by the parties in the contract; when making payment, confirmation of detailed completed volume is not required.

2. For fixed unit price contracts:

The payment value is determined on the basis of the fixed unit price in the contract multiplied by the volume and amount of actual work that the bidder has performed and has been accepted corresponding to the completion milestones and terms in the contract.

3. For adjustable unit price contracts:

The payment value is determined on the basis of the unit price or adjusted unit price according to the contract multiplied by the volume and amount of actual work that the bidder has performed and has been accepted corresponding to the completion milestones and terms in the contract. If the contract does not adjust the unit price but adjusts price slippage, the payment value is determined according to the contract price adjusted for price slippage according to the contract.

4. For time-based contracts:

a) Expert remuneration:  is calculated by multiplying the expert's salary and salary-related costs (social insurance, health insurance, unemployment insurance, holidays, etc., bidder’s management costs (if applicable) and other costs outlined in the contract or adjusted according to regulations) by the actual working time (month, week, day, or hour) corresponding to the completion milestones and regulations specified in the contract;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Related costs (in addition to expert salary, other work costs applying the unit price per time unit specified in Points a and b of this Clause) include:  travel, survey, office rental, communication and other costs are paid according to the method specified in the contract.  For each of these costs, the contract needs to clearly stipulate the payment method such as actual payment based on valid invoices and documents presented by the bidder or payment based on the unit price agreed upon in the contract.

5. For percentage-based contracts:

The payment value is determined by multiplying the percentage stated in the contract by the value of the project that has passed the taking-over inspection and consistent with the project insurance period stated in the contract.

6. For output-based contracts:

The payment value is determined on the basis of the actual value of the work that has passed the taking-over inspection corresponding to the payment period agreed upon by the parties in the contract, plus or minus the payment increase/payment deduction value according to regulations in the contract based on output results.

7. For cost-plus-a-fee contracts:

Payment is based on the actual costs the bidder has spent to perform the contract, plus an appropriate profit amount for the bidder based on the provisions of the contract.

8. Processing of payment documents is carried out within 14 days from the date the bidder submits all payment documents to the employer.

Article 113. Contract liquidation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The parties fulfill their obligations under the signed contract;

b) The contract is terminated (cancelled) as per the law.

2. The parties can agree that the contract will automatically expire upon fulfilling the obligations under the signed contract or signing a contract liquidation record. The contract liquidation record can be prepared separately or as a part of the taking-over certificate or contract termination record in consistence with the responsibilities of the parties specified in the contract. The liquidation of the contract must be carried out within 45 days from the date on which the parties fulfill their obligations under the signed contract or within 45 days from the date the contract is terminated (cancelled) according to regulations of law and no more than 90 days for large-scale and complex contracts.

Chapter IX

INSPECTION AND MONITORING OF BIDDING ACTIVITIES AND ADDRESSING OF VIOLATIONS IN BIDDING

Section 1. INSPECTION OF BIDDING ACTIVITIES

Article 114. Responsibilities for inspecting bidding activities

1. Ministry of Planning and Investment:

a) Lead the inspection of bidding activities at ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, and other central and local agencies according to periodic plans approved by the Minister of Planning and Investment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Agencies tasked with managing bidding activities under the Ministry of Planning and Investment assist the Minister of Planning and Investment in inspecting bidding activities according to Point a of this clause.

2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, and other central agencies shall lead the inspection of bidding activities for projects for projects in which investment is decided by the head of central agencies or projects undertaken by entities under their management.

3. Provincial People's Committee:

a) Lead the inspection of bidding activities of units under its management and projects whose investment is decided by the President of the Provincial People's Committee;

b) The Department of Planning and Investment helps the Provincial People's Committee inspect bidding activities according to Point a of this Clause.

4. Competent persons of state-owned enterprises shall inspect bidding activities for projects in which they decide to invest, and projects of enterprises in which they hold 100% of the charter capital.

Article 115. Responsibilities of inspection team and inspection team members

1. Responsibilities of the inspection team:

a) Carry out inspection of bidding activities according to the inspection decision;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Develop a draft inspection report and share the draft inspection report with organizations and individuals of the inspected entity;

d) Develop draft inspection findings.

2. Responsibilities of the inspection team leader:

a) Lead the formulation of and approval for detailed inspection plans;

b) Assign tasks to inspection team members when performing inspection.

3. Responsibilities of the inspection team members:

a) Carry out inspection in accordance with regulations and as assigned by the inspection team leader;

b) Prepare reports on individual inspection results as assigned;

c) Report to the inspection team leader on the results of the inspection they conducted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 116. Responsibilities of organizations and individuals of the inspected entity and related organizations and individuals

1. Responsibilities of organizations and individuals in the inspected entity:

a) Coordinate with and facilitate the inspection team during the inspection process;

b) Report honestly, provide complete information and documents promptly and take legal responsibility for the information provided;

c) Explain the contents in the draft inspection report (if any);

d) Implement the suggesions in the inspection findings of the inspection agency;

dd) Send a feedback report on the implementation of suggestions in the inspection findings to the inspection agency as prescribed in Clause 4, Article 121 of this Decree.

2. Responsibilities of relevant organizations and individuals:

a) Report honestly, provide complete information and documents promptly when requested by the inspection team and take legal responsibility for the information provided;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 118. Principles for organizing inspection

1. Comply with the law, ensure accuracy, objectivity, openness, transparency and timeliness.

2. Be fair, objective, and do not cause difficulties for the inspected entity; comply with regulations on anti-corruption.

3. Conduct independently but with coordination and clear division of authority among competent inspection agencies.

4. Ensure no overlap or duplication in scope, inspected entities, inspected matters, and timing among competent inspection agencies.

5. If there is overlap in the inspected entities, priority shall be given to inspection by specialized authorities or superior agencies.

Article 118. Forms of inspection

1. Periodic inspection:

a) Periodic inspection is carried out according to the annual plan approved by the head of the inspection agency;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) If it is necessary to revise the approved periodic inspection plan, the lead inspection agency shall make a revision plan and submit it to the head of the inspection agency for approval;

d) The approved periodic inspection plan and revision plan (if any) are the basis for the head of the inspection agency to approve the inspection decision and organize inspection;

dd) The periodic inspection plan and revision plan (if any) are sent to the inspected entity within 10 days from the date of approval provided that the inspected entity receives them at least 15 days before the inspection date.

2. Surprise inspection:

a) Surprise inspection decided by the head of the inspection agency;

b) Surprise inspections are carried out for specific cases at the request of the Prime Minister, heads of central agencies, President of the Provincial People's Committee, and heads of inspection agencies.

Article 119. Methods of inspection

1. An inspection may be conducted according to one or a combination of the inspection methods specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

2. Inspection visit is the main method applied and is carried out directly at the premises of the inspected entity.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 120. Inspection visit duration and budget for inspecting bidding activities

1. Inspection visit duration:

a) The maximum duration of an inspection visit at the premises is 7 working days from the date of announcement of the inspection decision, except for the cases specified in Point b of this Clause.   Within a maximum period of 30 days from the date of completion of the inspection visit, the inspection team must make an inspection report.  The head of the inspection agency approves the inspection findings within a maximum period of 20 days from the date the inspection team submits the draft inspection findings;

b) If the inspection has complex aspects and involves many inspected entities, the maximum duration for inspection visit at the premises is 15 days from the date of announcement of the inspection decision.  Within a maximum period of 40 days from the date of completion of the inspection visit, the inspection team must make an inspection report.  The head of the inspection agency approves the inspection findings within a maximum period of 30 days from the date the inspection team submits the draft inspection findings.

2. Budget for inspection:

a) Budget for inspection are allocated in the annual current expenditure estimates of the lead inspection agency of bidding activities under ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, and other central agencies, Department of Planning and Investment according to the State Budget Law and guiding documents;

b) State-owned enterprises arrange their own funds to carry out inspection.

Article 121. Inspection visit process

1. Preparation for inspection visit:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Collect information and documents related to the inspection; In case of surprise inspection, the collection of information and documents is done before or after the inspection decision;

b) Determine the composition of the inspection team and participating members of the coordinating agencies (if any);

c) Seek approval for the inspection decision from the head of the inspection agency;

d) The inspection team leader approves the detailed inspection plan after the inspection decision is approved; if the inspection has complex aspects, involves many inspected entities or requires a surprise inspection, the inspection team leader shall consider submitting a detailed inspection plan to the head of the inspection agency for approval;

dd) Develop a report outline to serve as a basis for the inspected entity to prepare a report on the bidding activities that need to be inspected;

e) Send a notice together with a detailed inspection plan and report outline to the inspected entity, the superior agency of the inspected entity (if any) and relevant entities (if any). The written notice is sent to the inspected entity at least 10 days before the inspection date.

2. Organization of inspection visit:

a) The inspection team leader announces the inspection decision when starting to undertake an inspection visit to the premises of the inspected entity, and prepares a record to announce the inspection decision;

b) The inspection team collects, researches, analyzes, and evaluates information and documents related to the inspected bidding activities, including the information specified in Clause 1, Article 124 of the Decree for the inspected entity; create an evaluation and comment schedule for each inspection matter; for presenting the inspection findings. During the inspection, the inspection team can discuss with the inspected entities and conduct on-site inspections when necessary.  Depending on the scale and nature of the inspection, the inspection team leader decides to make a record confirming the inspected matters;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) After completing the inspection visit at the premises, the inspection team develops a draft inspection report and submits it to the inspection team leader for review and decision before sending it to the inspected entity for comments. The draft inspection report is sent to the inspected entity in writing or simultaneously by text, fax and email;

dd) Based on the draft inspection report and explanations of the inspected entity, the inspection team is responsible for completing the inspection report.

3. Inspection findings:

a) Based on the inspection report, the inspection team drafts inspection findings to submit to the head of the inspection agency for review and approval. Inspection findings must include action plans to address violations of the bidding law.

b) Inspection findings are sent to the inspected entity and the superior agency of the inspected entity (if any) and relevant units (if necessary).

4. Monitoring of the implementation of suggestions in inspection findings:

a) The head of the inspected entity organizes and reports the implementation of suggestions in the inspection findings to the competent inspection agency within the time limit specified in the inspection findings.  The report includes the following: action plans for inadequacies and nonconformities mentioned in the inspection findings; actions to rectify bidding activities; actions plans for violations of organizations and individuals according to the recommendations of the inspection team (if any);

b) Monitoring of implementation suggestions of inspection findings is carried out through reports as prescribed in Point a of this Clause.  If organizations and individuals of the inspected entity and related organizations and individuals who are responsible for implementing the suggestions in the inspection findings fail to do or fail to fully and promptly do that, their violations will be, depending on their nature and extent, addressed as per the law.

Article 121. Written inspection process

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The inspection agency or the inspection team established by the inspection agency requires the inspected entity to report on the implementation of its management responsibilities for bidding or the implementation of bidding activities, including the following:

a) Reporting purposes and requirements;

b) Scope and content of the report;

c) Outline of reporting requirements;

d) Deadline for submitting report of the inspected entity;

dd) Responsibilities of the inspected entity;

e) Other related matters.

2. Organization of inspection:

a) Based on the report of the inspected entity, the lead inspection agency collects, researches, analyzes and evaluates information, including the information specified in Clause 1, Article 124 of this Decree about the inspected entity; documents related to the report contents; verify information and documents when necessary; during the inspection, the lead inspection agency can discuss with the inspected entity (if necessary);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Inspection findings and monitoring of implementation of suggestions in inspection findings are carried out according to Clauses 3 and 4, Article 121 of this Decree.

Section 2. MONITORING OF BIDDING ACTIVITIES

Article 123. Supervision of bidding activities by competent persons

1. Authority to supervise bidding activities:

a) In projects where the Prime Minister is a competent person, the Prime Minister may designate a lead supervisory agency, based on the project's or package’s scale and nature.

b) The competent person will designate individuals or affiliated agencies with expertise in independent bidding with the employer, procuring entity, and expert team to supervise bidding activities for packages of the project and procurement estimates within their scope of management when necessary.

2. Procedures for supervision of bidding activities by competent persons:

a) Preparation for supervision: identify packages that need supervision in the specific contractor selection plan; notify employers about individuals and units performing supervision (hereinafter referred to as supervisors) and the supervision matters in bidding activities. The supervisors must be disclosed in the bidding documents or RFPs;

b) Organization of supervision: The supervisor directly communicates, prepares working minutes or requests relevant organizations and individuals to report in writing on the supervised matters. The employer, procuring entity and relevant organizations and individuals are responsible for providing records and documents at the request of the supervisor;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Responsibilities of supervisors of bidding activities:

a) Honesty and objectivity; do not cause trouble to the employer or the procuring entity during the supervision process;

b) Request the employer and procuring entity to provide relevant records and documents to facilitate the supervision process;

c) Receive feedback from bidders and organizations and individuals related to the contractor selection process for the package being supervised;

d) Ensure confidentiality of information as per the law;

dd) Take responsibility for the results of their supervision;

e) Carry out other responsibilities according to the law on bidding and other relevant laws.

Article 124. Regular supervision of bidding activities by bidding authorities under ministries, agencies and localities

1. Regular supervision of bidding actvities is imposed by bidding authorities under ministries, agencies, and localities whenever there are indications that competition, fairness, transparency, or economic efficiency may be compromised according to information compiled on VNEPS or according to recommendations and feedback from relevant organizations and individuals, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The employer violates regulations on time for posting specific contractor selection plans, contractor selection results and other information;

c) The employer has a low average number of bidders of competitive bidding, limited bidding, shopping method, and online quotation under ordinary procedures;

d) The employer has many packages and has recommendations on bidding documents and contractor selection results;

dd) Bidding documents are alleged to contain provisions that restrict competition;

e) Other related information.

2. Based on the results of synthesizing the matters and information specified in Clause 1 of this Article, bidding authorities under ministries, agencies, and localities promptly implement the following measures:

a) Rectify issues in bidding activities in localities and sectors under management;

b) Request the employer and competent person to consider taking actions against organizations and individuals that commit violations (if any).

Section 3. ADDRESSING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The bidding disqualification periods for organizations and individuals committing violations, including individuals within the employer or procuring entity:

a) The bidding disqualification period is 3 to 5 years for one of the violations of Clauses 1, 2, 4 and Point a, Clause 3, Article 16 of the Bidding Law;

b) The bidding disqualification period is 1 year to 3 years for one of the violations of Points b and c, Clause 3; Clause 5; Points g, h, i, k, l Clause 6; Clause 8; Clause 9, Article 16 of the Bidding Law;

c) The bidding disqualification period is 6 months to 1 year for one of the violations of Points a, b, c, d, dd, e, Clause 6 and Clause 7, Article 16 of the Bidding Law;

For joint venture bidders, the bidding disqualification applies to all joint venture parties if any joint venture parties violate Article 16 of the Bidding Law, except for the following case: If a joint venture party violates Point c, Clause 3, Clause 4, Points b, c, d, dd Clause 5, Points a, b, c, d, dd, e, g Clause 6, Clause 7, a, Point b, Clause 8, Article 16 of the Bidding Law, only that party is disqualified from bidding, not remaining parties of the joint venture.

2. If an organization or individual commits 2 or more violations under the same management scope of the competent person and has not previously faced disqualification from bidding, the competent person shall issue a decision on total bidding disqualification period, which equals the sum of individual violation periods but not exceeding 5 years.

3. The statute of limitations for applying the bidding disqualification period specified in Clause 1 of this Article is 10 years from the date of the violation.

4. The competent person shall consider issuing a decision on bidding disqualification within the scope of their management within 15 days from the date of receipt of one of the following documents:

a) Written request from the employer accompanied by documents proving the violation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Results of resolving petitions of the Advisory Council;

d) Other documents of competent regulatory agencies that identify violations.

5. Depending on the nature and severity of the violation, the competent person as prescribed in Clause 4 of this Article shall issue a decision on bidding disqualification or request the head of the central agency or the President of the Provincial People's Committee to consider issuing a decision on bidding disqualification within the management scope of ministry, branch or locality. The head of the central agency or the President of the Provincial People's Committee shall consider issuing a decision on bidding disqualification within 15 days from the date of receipt of the written request for bidding disqualification from the competent person.

6. Pursuant to the decision on bidding disqualification posted on VNEPS, the Minister of Planning and Investment shall issue a decision on bidding disqualification nationwide in 5-year period against the organizations and individuals previously faced three separate disqualification decisions from heads of central agency or Presidents of the Provincial People's Committees.

7. A decision on bidding disqualification shall contain:

a) Name of competent person;

b) Name of the violating organization or individual;

c) The disqualification period, including:  the disqualification period for the violation (content of the violation, legal basis for addressing the violation); disqualification period for subsequent violations (if any); total disqualification period;

d) Disqualification scope;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Organizations and individuals disqualified from bidding can file a lawsuit in court if they disagree with the disqualification decision, following civil procedure law.

9. Expert team or appraisal team members who break Article 16 of the Bidding Law will face the consequences outlined in Clause 1 of this Article, including the revocation of their bidding professional certificates.

Chapter X

MATTERS AND RESPONSIBILITIES OF APPRAISAL IN CONTRACTOR SELECTION

Article 126. Responsibilities of the appraisal team

1. The Ministry of Planning and Investment shall appraise the following:

a) Overall contractor selection plans and specific contractor selection plans that are under the approval authority of the Prime Minister;

b) Specific contractor selection plans in special case that are subject to decision of the Prime Minister according to Point c, Clause 1, Article 29 of the Bidding Law and other cases at the request of the Prime Minister.

2. For projects, the responsibility for appraising overall contractor selection plans and specific contractor selection plans if the overall contractor selection plan is not applied is prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Agencies and organizations assigned by the head of a central agency, a competent person of a state-owned enterprise, or an enterprise with 100% charter capital held by a state-owned enterprise shall appraise overall contractor selection plans and specific contractor selection plans for projects under their authority;

c) Specialized agencies under the district People's Committee, as per the law on local government organization, shall appraise overall contractor selection plans and specific contractor selection plan for projects decided by the President of the District People's Committee;

d) The assisting agencies shall appraise overall contractor selection plans and specific contractor selection plan for projects decided by the President of the Commune-level People's Committee and the head of other local agencies;

dd) The employer or the head of an agency assigned to prepare the project (if the employer has not been identified) shall assign an organization or individual within their agency to appraise the specific contractor selection plan of a pre-bid package specified in Article 42 of the Bidding Law or a package that needs to be performed before the decision to approve the project.

3. In projects where an overall contractor selection plan is implemented, the employer appoints an organization or individual within their agency to appraise the specific contractor selection plan.

4. For procurement estimates, responsibility for appraising the specific contractor selection plan is regulated as follows:

a) For packages for procurement of assets and goods (including purchasing drugs, chemicals, testing supplies, medical equipment), and services in which the head of a central agency is the competent person, the head of the central agency shall designate an agency, organization, and department responsible for appraising the specific contractor selection plan;

b) For packages to purchase drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment for which the President of the Provincial People's Committee is the competent person, the Department of Health shall lead the appraisal of the specific contractor selection plan;

c) For packages other than those for purchasing drugs, chemicals, testing supplies, and medical equipment in which the President of the Provincial People's Committee is the competent person, the President of the Provincial People's Committee shall designate the Department of Finance or a specialized agency under the Provincial People's Committee, as per the law on local government organization, to lead the appraisal of the specific contractor selection plan;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. If the head of a central agency, President of People's Committee, competent person of state-owned enterprise, enterprise with 100% charter capital held by state-owned enterprise, other another competent person authorize the approval of an overall contractor selection plan or specific contractor selection plan to another person, the authorized person shall appraise that overall contractor selection plan or specific contractor selection plan.

6. The employer shall appraise the following: EOI requests, prequalification documents, bidding documents, RFPs, results of evaluation of EOI responses, results of evaluation of prequalification applications, list of technically-responsive bidders (for packages applying the single-stage two-envelope method, two-stage two-envelope method), contractor selection results.

7. In case the organization or individual assigned to appraise does not have sufficient capacity, then choose a consulting organization with sufficient capacity and experience to do the appraisal.

Article 127. Appraisal of overall contractor selection plan

1. Documents submitted for appraisal and approval include:

a) Request for approval for the overall contractor selection plan;

b) Draft overall contractor selection plan;

c) Supporting documents for formulating the overall contractor selection plan;

d) Other relevant documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Check the conformity of the contents of the overall contractor selection plan specified in Article 15 of this Decree;

b) Other related contents.

3. Contents of the appraisal report include:

a) Overview of the main contents of the overall contractor selection plan, the legal grounds for preparing the overall contractor selection plan;

b) Comments and opinions of the appraisal team on the contents of the overall contractor selection plan;

c) Proposals and recommendations of the appraisal team on the contents of the overall contractor selection plan. For contents inconsistent with the draft overall contractor selection plan, the appraisal team must give specific reasons and propose solutions to submit to the competent person for consideration and decision;

d) Other opinions (if any).

4. Before signing the appraisal report, the appraisal team may convene a meeting with the parties involved to discuss the report’s content if necessary.

Article 128. Appraisal of specific contractor selection plan

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Request for approval for the specific contractor selection plan;

b) Draft specific contractor selection plan;

c) Supporting documents for formulating the specific contractor selection plan;

d) Other relevant documents.

2. Matters to be appraised include:

Appraisal of the specific contractor selection plan entails a comprehensive examination, evaluation, and provision of comments based on the law on bidding and relevant laws on the following matters:

a) Legal grounds for making a specific contractor selection plan:

Consider the appropriateness and completeness of the legal grounds for planning contractor selection and necessary notes (if any).

For pre-bid packages, a specific contractor selection plan is made before signing international treaties, agreements on ODA capital and concessional loans from foreign sponsors according to Article 42 of the Bidding Law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Consider the appropriateness of dividing a project or procurement estimate into packages; the division into packages must be based on technical aspects, implementation sequence, synchronization of the project or procurement estimate, and reasonableness of package scale;

c) Document submitted for approval for the specific contractor selection plan includes the following: review the following aspects of the specific contractor selection plan: appropriateness of the content, compliance with the Bidding Law and other relevant laws, consistency with project or procurement estimate requirements, and any other necessary considerations; review the total value of the following in relation to the total project investment or procurement estimate: portions of the work performed, portions of the work not suitable for any contractor selection method, portions of the work included in the specific contractor selection plan, and any portions of the work that do not meet the criteria for a specific contractor selection plan. For procurement estimates, if the package has a performance period longer than 1 year, consider the conformity of the total value of the work portions with the procurement estimate of the budget year, fiscal year and procurement estimates for the following budget years and fiscal years.

3. Contents of the appraisal report include:

a) Overview of main contents of the project or procurement estimate;

b) Comments and opinions of the appraisal team on the legal grounds, compliance with regulations of law on bidding and other relevant laws; agreement or disagreement on the content of the draft specific contractor selection plan;

c) Proposals and recommendations of the appraisal team on the approval for the specific contractor selection plan. For contents inconsistent with the draft specific contractor selection plan, the appraisal team must give specific reasons and propose solutions to submit to the competent person for consideration and decision;

d) Other opinions (if any).

Article 129. Appraisal of EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs

1. Documents submitted for appraisal and approval include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Draft EOI requests, prequalification documents, bidding documents, or RFPs;

c) Decision on project approval (if any), decision on approval for specific contractor selection plan;

d) Other relevant documents.

2. Matters to be appraised include:

a) Check supporting documents for formulating the EOI requests, prequalification documents, bidding documents, or RFPs;

b) Verify if the contents of the EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs conform with the scale, objectives, scope of work, and performance duration of the project, procurement estimate, package; conform with the documents, estimates of the package, requirements on characteristics and technical specifications of the goods (if any); conform with meeting minutes between the procuring entity and the bidders in first stage (for packages applying the two-stage method); or conform with the law on bidding and other relevant laws;

c) Consider different opinions (if any) between organizations and individuals participating in preparing the EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs;

d) Other related contents.

3. Contents of the appraisal report include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Comments and opinions of the appraisal team on the legal grounds, compliance with regulations of law on bidding and other relevant laws; agreement or disagreement on the content of the draft EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs;

c) Proposals and recommendations of the appraisal team on approving the EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs; on action plans to address non-compliance in EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs with the law on bidding and other relevant laws; on action plans to address insufficient grounds for approval for EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs;

d) Other opinions (if any).

4. Before signing the appraisal report, the appraisal team can convene a meeting between the parties to resolve remaining issues if necessary.

Article 130. Appraisal of results of evaluation of EOIs, results of evaluation of prequalification applications, list of technically-responsive bidders, contractor selection results

1. General principles:

a) The results of evaluating EOI responses, the results of evaluating prequalification applications, and the contractor selection results must be appraised before approval;

b) For packages applying the single-stage and one-envelope method, the contractor selection result will be appraised without requiring appraisal of the list of technically-responsive bidders;

c) For packages of consulting services, goods, construction, non-consulting services, and mixed services, which apply the single-stage and two-envelope method, packages that apply the form of online quotation under ordinary procedures, the list of technically-responsive bidders must be evaluated before approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) For packages applying the two-stage and two-envelope method, the first stage will only conduct appraisal of the list of technically-responsive bidders, the appraisal will be carried out in the second stage similarly to those required for packages applying the single-stage and two-envelope method, in which the list of technically-responsive bidders in the second stage is evaluated in accordance with the technical contents in the bidding documents for second stage, which have been adjusted compared to first stage;

e) Before signing the appraisal report, the appraisal team can convene a meeting between the parties to resolve remaining issues if necessary;

g) It is not required to appraise the list of ranking of bidders.

2. Appraisal of results of evaluation of EOI responses and prequalification applications:

a) Documents submitted for appraisal and approval include:

A request for approval for the results of evaluation of the EOI responses and prequalification applications of the procuring entity, which must clearly state the procuring entity's opinions on the proposals and recommendations of the expert team;

Report on the results of evaluation of EOI responses and prequalification applications of the expert team;

EOI requests, prequalification documents, bid opening minutes, EOI responses, prequalification applications of bidders and other relevant documents.

b) Matters to be appraised include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Check compliance with time regulations during the invitation of interest and prequalification process;

Check the evaluation of EOI responses, prequalification applications; compliance with regulations of the law on bidding and other relevant laws during the evaluation of EOI responses, prequalification applications;

Consider different opinions (if any) between the procuring entity and the expert team; between individuals in the expert team;

Other related contents.

c) Contents of the appraisal report include:

Overview of the main content of the project, procurement estimate, package, legal grounds for invitation of interest, organization of prequalification;

A brief statement describing process of invitation of interest, organization of prequalification and request of the procuring entity on the results of evaluation of EOI responses and prequalification applications;

Comments and opinions of the appraisal team on the legal grounds, compliance with legal regulations on bidding and other relevant laws; assurance of competitiveness, fairness, and transparency in the process of inviting interest and organizing prequalification; on agreement or disagreement on the results of evaluating EOI responses and prequalification applications;

Proposals and recommendations of the appraisal team on the results of evaluating EOI responses and prequalification applications; on action plans to address non-compliance with the law on bidding and other relevant laws during the process of inviting interests and organizing prequalification; on action plans to address inconclusive results in evaluation of EOI responses and prequalification applications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Appraisal of the list of technically-responsive bidders for packages of consulting services, non-consulting services, procurement of goods, and construction under two-envelope method:

a) Documents submitted for appraisal and approval include:

Request for approval for the list of technically-responsive bidders of the procuring entity, which must clearly state the procuring entity's opinions on the proposals and recommendations of the expert team;

Report on the results of the evaluation of technical proposals by the expert team;

Bidding documents, RFPs, bid opening minutes, technical proposals of bidders and other relevant documents.

b) Matters to be appraised include:

Check the evaluation of technical proposals; compliance with regulations of the law on bidding and other relevant laws during the evaluation of technical proposals;

Consider different opinions (if any) between the procuring entity and the expert team; between individuals in the expert team;

Other related contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Brief statement of the process of organizing contractor selection (from posting the invitation to bid to requesting the appraisal of the list of technically-responsive bidders) and the procuring entity's request for a list of technically-responsive bidders;

Comments and opinions of the appraisal team on the legal grounds, compliance with legal regulations on bidding and other relevant laws; on assurance of competitiveness, fairness, and transparency in the process of selecting a list of technically-responsive bidders; agreement or disagreement on the results of selecting a list of technically-responsive bidders; on action plans to address non-compliance with regulations of the law on bidding and other relevant laws during the evaluation of technical proposals; on action plans to address inconclusive results in selecting a list of technically-responsive bidders;

Other opinions (if any).

4. Appraisal of contractor selection results:

a) Documents submitted for appraisal and approval include:

Request for approval for the contractor selection results of the procuring entity, which must clearly state the procuring entity's opinions on the proposals and recommendations of the expert team;

Report on the results of evaluation of bids and proposals from the expert team;

Minutes of contract negotiations (if any);

Photocopies of the following: bidding documents, RFPs, minutes of bid openings, bids, proposals of bidders and other relevant documents; if the list of technically-responsive bidders has been appraised, only the record of opening the financial proposals and photocopies of the financial proposals of the technically-responsive bidders will be sent.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Check supporting documents for organizing contractor selection;

Check compliance with time regulations during the process of organizing contractor selection;

Check the evaluation of bids and proposals for packages applying the single-stage and one-envelope method, two-stage and one-envelope method, and two-stage and two-envelope method; check the compliance with regulations of law on bidding and other relevant laws during the evaluation of bids and proposals;

Check the evaluation of financial proposals for packages applying the single-stage and two-envelope method; check the compliance with regulations of law on bidding and other relevant laws during the evaluation of financial proposals;

Check compliance with regulations of the law on bidding and other relevant laws during the contract negotiation process (if any); check the compatibility between contract negotiation results and contractor selection results (if any), bidder ranking list, bidding documents, RFPs and bids, proposals;

Consider different opinions (if any) between the procuring entity and the expert team; between individuals in the expert team;

Other related contents.

c) Contents of the appraisal report include:

Overview of the main content of the project, procurement estimate, package, legal grounds for organizing contractor selection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Summary of proposals and recommendations of the procuring entity on the contractor selection result;

Comments and opinions of the appraisal team on the legal grounds, compliance with legal regulations on bidding and other relevant laws; on assurance of competitiveness, fairness, transparency, and economic efficiency in the contractor selection process; agreement or disagreement on the contractor selection results; on action plans to address non-compliance with regulations of the law on bidding and other relevant laws during the contractor selection process; on action plans to address inconclusive results in contractor selection;

Other opinions (if any).

Chapter XI

OTHER MATTERS

Article 131. Handling situations in online and offline bidding

1. Any modifications to the fixed budget or package content must necessitate a corresponding adjustment to the specific contractor selection plan, adhering to legal requirements before the bid submission deadline, except for the cases specified in Clause 2 and Clause 8 of this Article.

2. If, after approving the specific contractor selection plan, a package receives an approved estimate that differs from the fixed budget outlined in the plan (either higher or lower), the estimate will supersede the fixed budget in the plan, following these principles:

a) If the approved estimate is higher than the fixed budget outlined in the plan but the higher estimate does not exceed the total investment of the project or procurement estimate, the specific contractor selection plan does not have to be adjusted. If the higher estimate exceeds the total investment of the project or procurement estimate, the specific contractor selection plan has to be adjusted; if the form of contractor selection in the approved specific contractor selection plan is no longer appropriate, the form of contractor selection must be adjusted;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The approved estimate after the specific contractor selection plan is approved according to this Clause must be posted on VNEPS at least 5 days before the bid submission deadline.

3. When determining the shortlist, if fewer than 3 bidders that meet the requirements, the employer will choose one of two approaches based on the specific conditions of the package:

a) Select additional bidders to the shortlist;

b) Allow immediate issuance of bidding documents to short-listed bidders.

4. If no bidder participates in bidding by the bid submission deadline, the employer will take one of the following actions:

a) Cancel the EOI request, prequalification document, and invitation to bid to re-invite bids. In this case, before re-inviting bids, it is necessary to review and amend the EOI request, prequalification documents, or bidding documents (if needed) to ensure that there are no conditions in the documents that limit the participation of bidders or give an advantage for any bidders, causing unfair competition;

b) Extend the bid submission deadline for at least 5 days for packages that are currently seeking EOIs or prequalification applications, construction packages, mixed packages with a fixed budget not exceeding 20 billion VND, packages for procurement of goods and non-consulting services with a fixed budget not exceeding 10 billion VND; extend the bid submission deadline for at least 10 days for other packages.

5. At the bid submission deadline, for a package applying the form of competitive bidding, limited bidding, shopping method, online quotation under ordinary procedures, if only 1 or 2 bidders submit EOI responses, prequalification applications, or bids, the employer shall choose one of two approaches within 4 hours from the bid submission deadline:

a) Allow extending the bid submission deadline to increase the number of bidders submitting EOI responses, prequalification applications, and bids. In this case, the new deadline for bid submission and corresponding deadlines must be clearly specified so that the bidder has enough time to amend their EOI responses, prequalification applications, or bids;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. For situations as prescribed in Clause 4 of this Article and bid cancellation as prescribed in Clause 1, Article 17 of the Bidding Law, the originally planned start date for contractor selection in the specific contractor selection plan does not need to be changed.

7. If the first ranked bidder’s bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) exceeds the fixed budget and at least 1 bidder in the ranked list’s bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) does not exceed the fixed budget, the first-ranked bidder can be invited to negotiate the price provided that the final negotiated price cannot exceed the approved fixed budget. If negotiation is unsuccessful, the next ranked bidder is invited to negotiate.

8. If the bid prices (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of all technically-responsive bidders on the ranking list exceed the fixed budget, the employer can choose one or more of the following options:

a) Allow these bidders to re-offer their bid prices if the fixed budget includes all elements constituting the cost of package performance;

b) Allow bidders to re-offer their bid prices and also review the fixed budget and content of approved bidding documents , if necessary.

If bidders are allowed to re-offer their bid prices, it is necessary to clearly stipulate the time to prepare and re-bid proposal, but not more than 10 days from the date on which the procuring entity sends a written request for re-offering bid prices and clearly stipulate the opening of re-bid proposal according to the bid opening process specified in Article 26 of this Decree or re-offering bid prices on VNEPS for online bidding.

If it is necessary to adjust the fixed budget in the approved specific contractor selection plan, the competent person is responsible for approving the adjustment within 10 days from the date of receiving the request for adjustment provided that the adjustment is done before the deadline for submitting re-bid proposal;

c) Invite these bidders to participate in online quotation under shortened procedures. If it is necessary to adjust the fixed budget in the approved specific contractor selection plan, the competent person is responsible for approving the adjustment before the start of online quotation;

d) The first-ranked bidder can be invited to negotiate the price, but the final negotiated price does not exceed the lowest bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts). If it is necessary to adjust the fixed budget in the approved specific contractor selection plan, the competent person is responsible for approving the adjustment within 10 days from the date of receiving the request for adjustment. If negotiation is unsuccessful, the next ranked bidder is invited to negotiate. This method only applies to cases where the package uses competitive bidding and the employer must be responsible for the competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency of the project, procurement estimate, package.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. For goods procurement packages (as prescribed in Clause 2, Article 92 of this Decree), if the first-ranked bidder’s bid unit price for any items exceeds the standards issued by competent authorities but the proposed winning bid price does not exceed the approved fixed budget, the employer can consider these options:

a) Invite the first-ranked bidders to enter into negotiations for items whose bidding unit prices exceed procurement standards issued by competent authorities;

b) Allow all bidders who pass the technical evaluation step to re-offer their bid prices.

10. For divided packages:

a) If there is a part or parts of a package that does not have a bidder participating in the bidding or does not have a bidder that meets the requirements, the employer must report to the competent person to allow dividing that part into a separate packages to organize contractor selection according to regulations;

b) If a bidder wins all parts of the package, there will be only one contract for the entire package. If multiple bidders win different parts of the package, the package will have multiple contracts corresponding to the specific part(s) which each bidder wins;

c) If the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of every technically-responsive bidders for a part of package exceeds the estimated value of that part in the fixed budget, causing the total proposed winning price to be over the fixed budget; or if the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the first-ranked bidder in any parts of package is higher than the estimated value of these parts in the fixed budget, causing the total proposed winning price to be over the fixed budget, the employer can follow the options outlined in Clauses 7 and 8 of this Article to handle the situations.

11. If a bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of a bid seems unusually low and could negatively impact the package quality, or the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of a construction package falls below 70% of the fixed budget, the employer will take the following steps:

a) Request the bidder to explain and clarify the feasibility of their unusually low bid price and the costs that constitute the fixed budget. The bidder must demonstrate the compatibility between the bid price and the scope of work, solutions proposed by the bidder, performance schedule, and other requirements of the bidding documents. If the bidder's explanation is not clear enough or convincing, the employer will not accept that bid price, and any unusually low prices offered for specific items that contribute to the overall low bid price can be considered as insufficient deviations. In such cases, the employer can adjust deviations for these items following Clause 2, Article 29 of this Decree. The adjustment of insufficient deviations is only for bid comparison and ranking purpose. If the bidder remains the first rank after the deviation adjustment, the proposed winning price does not include the deviation adjustment amount specified in this point;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



12. For construction and mixed packages applying international bidding, the employer can ask the first-ranked bidder to clarify the breakdown of the costs constituting their bid price in writing, if their bid price seems unbalanced, like: much higher prices for simple and easy work items or work items likely to be required beyond what is already listed in the bid price schedule compared to the package’s estimate, or much lower prices for complex and difficult tasks compared to the estimate. The bidder must demonstrate the compatibility between the bid price and the scope of work, solutions proposed by the bidder, performance schedule, and other requirements of the bidding documents. If the bidder's explanation is not clear enough or convincing, the bid will be rejected. In order to prevent risks, the employer may require a performance security deposit which is greater than 10% but not more than 30% of the contract price and must be approved in writing by a competent person.

13. If the bidding documents allow the bidder to propose construction methods different from those stated in the bidding documents, any difference in workload between the proposed method and the one in the documents will not be considered a deviation and then adjusted (as defined in Clause 2, Article 29 of this Decree). This difference is not considered as insufficient deviation.

14. If a company participating in a bidding process merges with another company, the new combined company can still take part in the bidding and benefit from the experience and qualifications of the original company.

15. If an entity (branch, enterprise, or representative office) undergoes a separation from a juridical entity according to civil law, the new entity formed from the separation (bidder) may inherit the bidding experience and qualifications of the original entity.

16. For packages that apply contract negotiation (as prescribed in Clause 1, Article 43 of the Bidding Law), if the first-ranked bidder does not negotiate, refuses to sign the negotiation minutes, or the negotiation is unsuccessful, the employer can consider inviting the next ranked bidder (if any) to negotiate. The content of negotiation is based on the bid and the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the bidder invited to negotiate.  If the negotiation is unsuccessful, the procuring entity reports to the employer to consider inviting the next bidders (if any) to negotiate the contract; the content of negotiation is based on the bid and the bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the bidder invited to negotiate the contract. Where bidders are invited to negotiate a contract but refuse to negotiate, refuse to sign the negotiation minutes, or negotiate unsuccessfully, the employer shall consider cancelling the bid according to Clause 1, Article 17 of the Bidding Law.

If the next ranked bidder is invited to negotiate a contract according to this point within the validity period of the bid but does not come to negotiate or negotiates but refuses to sign the negotiation minutes, their bid security will be forfeited. If the bid of the next ranked bidder expires, the procuring entity must request the bidder to extend the validity period of the bid and bid security before negotiating the contract.

17. If the proposed winning price is lower than 50% of the approved fixed budget, the employer requests the bidder to clarify the elements constituting the bid cost and consider relevant evidence as follows:

a) Economic factors related to construction methods, production processes, or service provision;

b) Economic solutions applied or special advantages of the bidder leading to price advantages;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the conditions specified in Points a, b and c of this Clause are met, the bidder's bid or proposal will still be accepted as the winning bid. In order to prevent risks, the employer may require a performance security deposit which is greater than 10% but not more than 30% of the contract price and must be approved in writing by a competent person. If a bidder receives subsidies from any organization or individual leading to unfair competition, their bid or proposal will be disqualified.

18. After evaluation, if multiple bidders are ranked best and equal, the following criteria will be used in order to choose the successful bidder:

a) Award contracts to small- and medium-sized enterprises owned by women as per the law on supporting small- and medium-sized enterprises (if any);

b) Award the contract to the bidder with a higher technical score or fewer technically acceptable criteria (if the package applies the least-cost selection); award the contract to the bidder with lower bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) (if the package applies the evaluated price selection or the quality- and cost-based selection);

c) Award the contract to a bidder whose head office is located in the locality where the contract package is performed;

d) Award the contract to a bidder that meets both of these criteria: employs at least 25% of war invalids or people with disabilities and they have a labor contract for at least 3 months, still valid at the bid submission deadline;

dd) Award the contract to a bidder that meets both of these criteria: employs at least 25% of ethnic minority workers and they have a labor contract for at least 3 months, still valid at the bid submission deadline;

e) Award the contract to a bidder that meets both of these criteria: employs at least 25% of female workers and they have a labor contract for at least 3 months, still valid at the bid submission deadline;

g) Allow these bidders to re-offer bid prices to select the bidder with the lowest bid price. Bidders cannot offer a price higher than their previously offered price (after any corrections, adjustments, or discounts).  The re-offering of bid prices shall comply with Point a, Clause 8 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19. If the successful bidder fails to finalize and sign the contract or the successful bidder no longer meets the technical and financial requirements specified in Clause 2 of Article 66 of the Bidding Law at the time of contract signing, the employer can take the following steps:

a) Invite the second-ranked bidder (if any) to finalize the contract, and also request this bidder to extend or renew the validity of their bid and bid security (in case of expiration) for at least 30 days from the expected start date of contract finalization.

If the second ranked bidder fails to finalize the contract, or extend or renew the validity of their bid and bid security as required, the employer shall consider following one of the two options specified in Point b or Point c of this Clause.

The contract finalization shall comply with Article 32 of this Decree.

The content of contract finalization must be based on the bid and bid price (after error correction, deviation adjustment, and any discounts) of the second ranked bidder. 

After finalizing the contract with the second ranked bidder, the employer cancels the previous decision on approval for contractor selection result and issues the winning decision to the second ranked bidder before signing the contract with that bidder.

If the second-ranked bidder fails to accept the contract finalization results and fails to sign a contract with the employer, their bid security will be forfeited, except for force majeure events or other cases that the employer fails to comply with the principle of finalizing the contract.  In this case, the employer shall consider following one of two options specified in Point b or Point c of this Clause;

b) Invite the third ranked bidder (if any) to finalize the draft contract. If the third ranked bidder fails to finalize the contract, or fails to extend or renew the validity of the bid and bid security as required, the employer shall consider inviting the next ranked bidders (if any) to finalize the contract or cancel the bid according to Clause 1, Article 17 of the Bidding Law.

The bidder invited to finalize the contract must extend or renew the validity of their bid, bid security (in case of expiration) for at least 30 days from the expected start date of contract finalization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the bidder invited to finalize the contract fails to accept the contract finalization results and fails to sign a contract with the employer, the bid security will be forfeited and the employer will consider cancelling the bid according to Clause 1, Article 17 of the Bidding Law;

c) Cancel the bid in accordance with Clause 1, Article 17 of the Bidding Law.

20. During the contract performance process, if the competent person rejects the contractor selection result when there is evidence that the successful bidder has violated Article 16 of the Bidding Law, or has violated relevant laws leading to failure to ensure competition, fairness, transparency and economic efficiency, or has falsified the contractor selection result, the employer will take the following actions:

a) Forfeit the performance security deposit and advance payments (if any);

b) Pay the bidder for the work portions that the bidder has performed and have been accepted according to the contract;

c) Terminate the contract with the bidder; for a joint venture bidder where only one joint venture party violates and is banned from participating in bidding activities as prescribed in Clause 1, Article 125 of this Decree, the remaining joint venture parties will not be considered incomplete contract due to the bidder's fault;

d) Post information about violating bidders on VNEPS within 5 working days from the date of issuance of the decision on contract termination with the violating bidder, and also send the decision on contract termination and other documents dealing with violations (if any) to the Ministry of Planning and Investment for consolidation and monitoring;

dd) After terminating the contract with the previous successful bidder, the unfinished work will be assigned to the second-ranked bidder in the ranking list, if the second-ranked bidder fails to accept to sign the contract, the employer appoints another bidder or separates the unfinished work into a new package and organizes contractor selection as per the law. If necessary, the fixed budget can be reviewed and re-approved for the unfinished work to organize bidding. If a direct contracting is applied, the value of the unfinished work is calculated as the value stated in the contract minus the value of the previously performed work.

21. During the contract performance process, if the competent person rejects the contractor selection result when there is evidence that the employer, the procuring entity, the expert team, or the appraisal team has violated Article 16 of the Bidding Law, or has violated relevant laws leading to failure to ensure competition, fairness, transparency and economic efficiency, or has falsified the contractor selection result not due to the successful bidder's fault, the competent person will take the following actions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The unfinished work will be separated into a new package to organize the selection of contractors according to regulations.  If necessary, the fixed budget can be reviewed and re-approved;

c) If more than 70% of the package work is already finished, and the actions mentioned in points a and b do not make good financial sense, the competent person will decide whether to continue maintaining the contract with the successful bidder.

22. If any joint venture party breaches the contract, no longer has the capacity to continue performing the contract, seriously affects the progress, quality, and efficiency of the package, the employer will take the following actions:

a) Impose contract penalties on all joint venture parties according to the contract;

b) Forfeit the contract performance security deposit of all joint venture parties;

c) Terminate the contract with the violating joint venture parties; in this case, only the violating parties will be considered to have failed to complete the contract and their information will be posted on VNEPS; the remaining parties can continue to perform the contract corresponding to their work undertaken in the joint venture. Within 5 working days from the date of issuance of the decision on contract termination with one or several joint venture parties, the employer must post information about violating joint venture parties on VNEPS; the notice must clearly state the violation leading to the termination of the contract and send the decision to the Ministry of Planning and Investment for consolidation and monitoring;

d) The violating party’s work is assigned to the remaining parties to perform if these parties are competent and experienced to take over. In this case, the remaining parties must furnish a new performance security deposit corresponding to the value of the unfinished work of the package;

dd) If the remaining parties refuse to perform or do not have enough capacity or experience to perform, the employer shall report to the competent person to allow the violating member's work to be separated into a separate package for direct contracting according to Point dd, Clause 20 of this Article or organize contractor selection according to regulations.

23. If the bidder breaches the contract, no longer has the capacity to continue performing the contract, or seriously affects the progress, quality and effectiveness of the package, the employer shall consider requesting the competent person to terminate the contract with that bidder; bidders who breach the contract are considered to have failed to complete the contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The employer must ensure that the appointed bidder has the capacity and experience to meet the requirements for performing the remaining work of the package.  If the direct contracting is not applied, a new package will be formed to organize contractor selection. If necessary, review the fixed budget for the remaining work before organizing contractor selection as per the law. If the contract performance is behind schedule due to no fault of the bidder, it is not allowed to terminate the contract to replace another bidder. If the contract with a violating bidder must be terminated to replace a new bidder, post information about the violating bidder and the substitute bidder on VNEPS within 5 working days from the date of issuance of the decision on contract termination with the violating bidder, and also send the decision on contract termination and other documents dealing with violations (if any) to the Ministry of Planning and Investment for consolidation and monitoring; The notice must clearly state the reason for the bidder's breach of contract leading to the termination of the contract, the method of selecting a substitute bidder, and the name of the designated bidder if the form of direct contracting is applied.

24. If a joint venture needs to finish a contract faster than originally planned (which requires revision to the contract), the employer must report to the competent person for the employer and bidder to agree on a new schedule and adjust the workload among the joint venture members accordingly with the shortened schedule. In this case, the competent person and the employer must ensure that the party undertaking the extra work has enough capacity and experience to do that and transferring work among the parties is not for bid transfer purpose.

25. If, during the contract performance, a court convicts the bidder's employees (who had a valid employment contract with the bidder at the time of the offense) of a bidding-related offense that significantly impacted the bidder's ability to win the contract, the employer can terminate the contract and forfeit the bidder's performance security deposit; the bidder is only paid for the work performed and accepted according to the contract. The bidder is considered to have failed to complete the contract and is posted on VNEPS; the notice must clearly state the violation leading to termination of the contract; for the unfinished work, the employer shall apply direct contracting according to Point dd, Clause 20 of this Article or split into a new package and organize contractor selection as per the law.

26. If an investigation body alleges the bidder’s employees (who had a valid employment contract with the bidder at the time of offense) of a bidding-related offense that significantly impacted the bidder’s ability to win the contract, but they have not been convicted by the Court or the bidder has not been banned from bidding by a competent person, that bidder can still continue to participate in the bidding.

27. During the contract performance, if the bidder requests to switch to a newer version or production year for certain goods than those specified in the contract because of practical needs, the employer can agree to this request, but only if all of these conditions are met:

a) The bidder sends a written notice to the employer;

b) The substitute goods and the goods originally stated in the contract come from the same manufacturer and have the same origin;

c) The substitute goods have technical features, configuration, parameters and other technical requirements that are equivalent or better than the goods originally stated in the contract;

d) Suitable for practical needs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



28. If the VNEPS system experiences a prolonged downtime requiring extensive troubleshooting, the Ministry of Planning and Investment will issue guidelines on the VNEPS. These guidelines will outline how to select investors during VNEPS downtime, including procedures for offline selection.

29. Beyond the situations outlined in Clauses 1 through 28 of this Article, the employer will consider taking actions that upholds the bidding objectives of competitiveness, fairness, transparency, economic efficiency, and accountability.

Article 132. Bidder management

1. Responsibilities of the bidder:

a) Register on VNEPS as prescribed in Point d, Clause 1, Article 5 of the Bidding Law before the contractor selection results are approved;

b) Regularly update and take responsibility for the accuracy and truthfulness of information about their capacity and experience on VNEPS;

c) In addition to the responsibilities specified in Points a and b of this Clause, foreign bidders must also perform the following responsibilities:

foreign bidders must comply with Vietnamese law on entry and exit; import and export of goods; registration for temporary residence or temporary absence; accounting, taxes and other relevant Vietnamese regulations, unless international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a member or loan agreements provide otherwise.

Within 15 days from the effective date of the contract signed with the foreign bidder, the employer shall post the list of successful foreign bidders on VNEPS and sending a notice of information about the successful bidders to the Ministry of Planning and Investment, specialized Ministry, and the Department of Planning and Investment in the province where the project is executed for consolidation and monitoring;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Subcontractor management:

a) The bidder may sign contracts with subcontractors in the list of subcontractors stated in the bids, proposals or sign with subcontractors approved by the employer to participate in performing the construction work; consulting services; non-consulting services; related services of goods procurement packages or mixed packages. Employing a subcontractor will not change the bidder's obligations.  The bidder must be responsible for the volume, quality, progress and other responsibilities for the work performed by the subcontractor;

b) Any substitutions or additions of subcontractors (as detailed in point a) or modifications to their assigned tasks (as outlined in the bid or proposal) require prior written approval from the employer or supervisor and the total cost of subcontracted work cannot exceed the maximum amount stipulated in the contract; the employment of subcontractors must be consistent with the bidder's needs in implementing the contract; the subcontractor must meet the capacity and experience requirements of the bidder;

c) The bidder shall employ subcontractors with the capacity and experience to meet the requirements to perform the assigned work.  If a special subcontractor is employed to perform important work of the package according to the requirements of the bidding documents, their capacity and experience shall be evaluated according to the regulations stated in the bidding documents.  When employing special subcontractors, the bidder is not required to meet capacity and experience requirements for the work assigned to these special subcontractors;

d) The bidder shall pay the subcontractors in full and on schedule according to the agreement between the bidder and the subcontractors.

Chapter XII

IMPLEMENTATION

Article 133. Transitional regulations

1. For any package for which a specific contractor selection plan has been approved, but by the effective date of this Decree, the EOI request, prequalification documents, bidding documents, or RFPs have not been issued and have contents inconsistent with the Bidding Law No. 22/2023/QH15 and this Decree, adjustments to the specific contractor selection plan, EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs must be approved to comply with the Bidding Law No. 22/2023/QH15 and this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For any package that applies the form of direct contracting under shortened procedures, direct procurement, self-performance, contractor selection in special case, contractor selection to perform the community-involved package, if the specific contractor selection plan has been approved but by the effective date of this Decree, the contractor selection result have not been approved and the specific contractor selection plan has content inconsistent with the Bidding Law No. 22/2023/QH15 and this Decree, this specific contractor selection plan must be adjusted.

2. EOI requests, prequalification documents, bidding documents, and RFPs issued before January 1, 2024 will continue to be effective according to the Bidding Law No. 43/2013/QH13; Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 of the Government; Decree No. 32/2019/ND-CP dated April 10, 2019 of the Government; Decision No. 17/2019/QD-TTg dated April 8, 2019 of the Prime Minister and Circulars on guidelines for the Decree.

3. While the Government has not amended, supplemented, or replaced Decree No. 32/2019/ND-CP, the ordering and assigning tasks to provide public products and services using state budget from current expenses continue to be implemented according to Decree No. 32/2019/ND-CP but must not violate the Bidding Law No. 22/2023/QH15.

4. While the Government has not amended, supplemented, or replaced Decree No. 15/2021/ND-CP dated March 3, 2021; Decree No. 29/2021/ND-CP dated March 26, 2021, “construction project using state capital other than public investment" is understood as a construction project that uses state budget capital, national bonds, government bonds, local government bonds, official development assistance (ODA), preferential loans from donors, credit capital guaranteed by the Government, loan capital secured by state-owned assets, development investment capital of state-owned enterprises, land use rights value but excluding public investment capital as per the law on public investment.

5. If a project is divided into component projects, independent operation or compensation, support and resettlement work is divided into separate sub-projects according to legal regulations, the bidders to perform these component projects and sub-projects shall be selected following the same procedures as selecting bidders for independent projects. Persons with authority to decide on investment in component projects and President of People's Committees for compensation, support and resettlement sub-projects shall exercise the authority and responsibilities of competent persons in organizing contractor selection according to the Bidding Law and this Decree.

6. During the period from January 1, 2024 to the effective date of this Decree, the costs of contractor selection on VNEPS are applied according to the Build - Operation - Transfer (BOT) contract signed between the Ministry of Planning and Investment and the employer of the Project "E-commerce application in Government procurement".  The Ministry of Planning and Investment provides guidance on the management and use of costs in selecting bidders and investors on VNEPS.

7. During the period from January 1, 2024 to the effective date of this Decree, contractor selection shall be carried out in accordance with Bidding Law No. 22/2023/QH15 and the regulations of the Decree No. 63/2014/ND-CP, related guiding documents that are still consistent with the Bidding Law No. 22/2023/QH15. The Ministry of Planning and Investment shall guide or submit to competent authorities to consider resolving issues that arise during the implementation of this Clause.

Article 134. Entry into force

1. This Decree comes into force from the date of signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Government’s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 of the Government;

b) Articles 69, 70, 71, 72, 73, 75, 76, 77 and 78 of Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017 of the Government;

c) Points b, c, Clause 2 and Points b, c, Clause 3, Article 5 of Decree No. 70/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Government;

d) Decision No. 17/2019/QD-TTg dated April 8, 2019 of the Prime Minister.

2. Vietnamese-origin goods (as specified in Clause 1, Article 10 of the Bidding Law) are determined according to commercial law on how to identify goods manufactured in Vietnam and the law on technology information for information technology software products. Point b, Clause 5, Article 5 of this Decree is effective until commercial law has regulations on how to identify goods manufactured in Vietnam.

3. Organizations or individuals tasked with procuring goods or services for scientific and technological tasks funded by the state budget (including partial allocations or lump-sum allocations up to the final product) are exempt from following the Bidding Law and this Decree. However, they must still maintain sufficient invoices and documents, as required by law.

4. Individuals and organizations involved in scientific and technological tasks that are not government agencies or public service providers can choose their own procurement methods for these tasks, as long as they do not use state budget funds. They still need to keep sufficient invoices and documents, but do not have to follow the procedures outlined in the Bidding Law and this Decree.

5. Organizations or individuals leading scientific and technological tasks in agriculture, forestry, or fishery can directly purchase goods or services from households and individuals for those tasks. They are exempt from following the procedures outlined in the Bidding Law and this Decree.

6. Information about the bidder's contract performance result and the quality of goods used according to Articles 17 and 18 of this Decree is publicized for packages with contractor selection according to Bidding Law No. 22/2023/QH15.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 135. Implementation

1. The Ministry of Planning and Investment shall:

a) Elaborate and guide articles and clauses as assigned in the Bidding Law, this Decree and other necessary contents to meet state management requirements on bidding;

b) Aggregate and manage database of bidders; quality of goods used; list of bidders violating the law on bidding; list of successful foreign bidders;

c) Instruct management and use of costs in selecting bidders and employers on VNEPS; cut costs of online contractor selection based on the development of online bidding in each period;

d) Issue bidding document forms including: overall contractor selection plan; specific contractor selection plan; EOI request, prequalification documents; bidding documents; RFP; online procurement, online quotation; evaluation report; bidding inspection, bidding performance report and other forms related to bidding;

dd) Edit webforms on VNEPS to enable parties participating in online contractor selection, reduce administrative procedures, and increase competitiveness, fairness, transparency and economic efficiency in bidding, ensuring effective state management of bidding.

2. The Ministry of Health shall:

a) Provide guidance on contractor selection and measures to implement Bidding Law No. 22/2023/QH15 and this Decree within the scope of their management;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Provide guidance on principles, criteria, and consolidate needs to create a list of drugs for centralized procurement; time limit for consolidating the list, for promulgating the list; expected time to organize contractor selection, expected time to disclose information on framework agreements and contracts in centralized procurement;

d) Research a guide grouping medical equipment according to technical and quality standards.

3. Annually, ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other central agencies, Provincial People's Committees, state-owned enterprises and other agencies and organizations subject to Article 2 of the Bidding Law shall send reports on bidding performance to the Ministry of Planning and Investment for consolidation and reporting to the Prime Minister.

4. Heads of central agencies and Presidents of People's Committees of provinces and centrally affiliated cities, within the scope of their functions and tasks, shall provide guidance and implement this Decree./.

 

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PP.
PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Tran Hong Ha

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


969.571

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.105.155
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!