|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non phổ thông
Số hiệu:
|
06/2019/TT-BGDĐT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Thị Nghĩa
|
Ngày ban hành:
|
12/04/2019
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Giáo viên không được bạo hành, xâm hại học sinh
Vừa qua, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.Theo đó, việc ứng xử của giáo viên đối với học sinh phải tuân thủ các quy tắc như:
- Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh;
- Tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học;
- Tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;
- Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
Ngoài ra còn quy định thêm về quy tắc ứng xử của giáo viên đối với cán bộ quản lý; đồng nghiệp và nhân viên; cha, mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục.
Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành ngày 28/5/2019.
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/2019/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 12
tháng 4 năm 2019
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON, CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG, CƠ
SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP
ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính
phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của
Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của
Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn,
lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Căn cứ Quyết định số 1299/QĐ-Ttg ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn
2018-2025”;
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Công văn số 1450/LĐTBXH-VP ngày 12 tháng 4 năm 2019 về
việc góp ý dự thảo Thông tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm
non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị
và Công tác học sinh sinh viên;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông,
cơ sở giáo dục thường xuyên.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên (sau
đây gọi chung là cơ sở giáo dục).
2. Thông tư này áp dụng đối với cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên, người học, cha mẹ người học trong các cơ sở giáo dục, gồm:
Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập, trường, lớp mẫu giáo độc lập, trường mầm non (sau
đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non); trường tiểu học, trường trung học cơ
sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường
chuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường
dự bị đại học, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật (sau đây gọi
chung là cơ sở giáo dục phổ thông); cơ sở giáo dục thường xuyên và các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
Điều 2. Mục đích xây dựng Bộ
Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
1. Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong
cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc,
phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở
giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính
giáo dục trong cơ sở giáo dục.
2. Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường
giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng Bộ
Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với
chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn
trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên
trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với
chính mình.
3. Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống
văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề
nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu
cơ sở giáo dục.
4. Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp
học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền.
5. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy
tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng
thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.
Chương II
NỘI DUNG QUY TẮC ỨNG XỬ
Điều 4. Quy tắc ứng xử chung
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật
về quyền và nghĩa vụ của công dân, của công chức, viên chức, nhà giáo, người
lao động, người học.
2. Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm
chia sẻ và giúp đỡ người khác.
3. Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục; xây dựng
môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.
4. Cán bộ quản lý, giáo viên phải sử dụng trang phục
lịch sự, phù hợp với môi trường và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng
trang phục phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc; người học phải
sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và hoạt động giáo dục;
cha mẹ người học và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi
trường giáo dục.
5. Không sử dụng trang phục gây phản cảm.
6. Không hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn, chất cấm
trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật; không tham gia tệ nạn xã hội.
7. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên
truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng xấu đến
môi trường giáo dục.
8. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm
khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.
9. Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
của bản thân, người khác và uy tín của tập thể.
Điều 5. Ứng xử của cán bộ quản
lý cơ sở giáo dục
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu;
yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng
nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo
hành.
2. Ứng xử với giáo viên, nhân viên: Ngôn ngữ chuẩn
mực, tôn trọng, khích lệ, động viên; nghiêm túc, gương mẫu, đồng hành trong
công việc; bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên
và nhân viên; đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch. Không hách dịch, gây khó
khăn, xúc phạm, định kiến, thiên vị, vụ lợi, né tránh trách nhiệm hoặc che giấu
vi phạm, đổ lỗi.
3. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ chuẩn mực,
tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện. Không xúc phạm, gây khó khăn,
phiền hà, vụ lợi.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ
chuẩn mực, tôn trọng, lịch sự, đúng mực. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền
hà.
Điều 6. Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu,
khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách
nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe
và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây
dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn
thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né
tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng,
trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự
chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây
mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán
bộ quản lý.
3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ
đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác
biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc
phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực,
trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ
lợi.
5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ
đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 7. Ứng xử của nhân viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng,
trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ
đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao.
Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.
3. Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp
tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.
4. Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở
giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Điều 8. Ứng xử của người học
trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định.
Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
2. Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực,
thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục,
chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không
phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học
khác.
3. Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ
phép, trung thực, yêu thương.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng,
lễ phép
Điều 9. Ứng xử của cha mẹ người
học
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng,
chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm
tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
Điều 10. Ứng xử của khách đến
cơ sở giáo dục
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng,
thân thiện. Không xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:
Đúng mực, tôn trọng. Không bịa đặt thông tin. Không xúc phạm tinh thần, danh dự,
nhân phẩm.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của các đơn
vị thuộc Bộ
Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh
viên chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Trách nhiệm của sở
giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo
1. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý
tổ chức triển khai, thực hiện quy định này tại đơn vị.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực
hiện Bộ Quy tắc ứng xử tại cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở
giáo dục
1. Căn cứ quy định tại Thông tư này, Thủ trưởng cơ
sở giáo dục quy định cụ thể Bộ Quy tắc ứng xử để thực hiện trong cơ sở giáo dục.
2. Công khai Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
trên trang thông tin điện tử hoặc niêm yết tại bảng tin của cơ sở giáo dục; thường
xuyên tuyên truyền, quán triệt nội dung Bộ Quy tắc ứng xử trong cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên, người học và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện, đánh giá, sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện và tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện Bộ Quy tắc ứng với cấp quản
lý trực tiếp theo định kỳ mỗi năm học.
4. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với
các cá nhân, tập thể trong triển khai Bộ Quy tắc ứng xử theo quy định.
Điều 14. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28
tháng 5 năm 2019.
2. Các quy định trước đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo
trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ kể từ ngày Thông tư này có hiệu
lực thi hành
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị
và Công tác học sinh, sinh viên, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, Trưởng phòng giáo dục và
đào tạo, Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TNTNNĐ của QH;
- Hội đồng QGGDPT nhân lực;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cơ quan TW của các đoàn thể
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công đoàn giáo dục Việt Nam;
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Cổng Thông tin Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDCTHSSV.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa
|
Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
THE MINISTRY OF
EDUCATION AND TRAINING
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
06/2019/TT-BGDDT
|
Hanoi, April 12,
2019
|
CIRCULAR ON CODE OF CONDUCT
IN PRESCHOOL EDUCATION INSTITUTIONS, COMPULSORY EDUCATION INSTITUTIONS,
CONTINUING EDUCATION INSTITUTIONS Pursuant to Government's Decree No.
69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 defining the functions, tasks, entitlements
and organizational structure of the Ministry of Education and Training; Pursuant to the Government's Decree No.
75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the
implementation of a number of articles of the Law on Education; the
Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on the amendments to
the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and
providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on
Education; Government's Decree No. 07/2013/ND-CP dated January 9, 2013 on
amendments to Point b Clause 13 Article 1 of Government's Decree No.
31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on the amendments to the Government's Decree
No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on
the implementation of a number of articles of the Law on Education; Pursuant to Government's Decree No.
80/2017/ND-CP dated July 17, 2017 on a safe, healthy and friendly education
environment which prevents and stops school violence; Pursuant to Decision No. 1299/QD-TTg dated
October 3, 2018 of the Prime Minister on approval for Scheme for “Establishing
behavioral culture in schools during 2018-2025”; With consensus of the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs in Official Dispatch No. 1450/LDTBXH-VP dated April
12, 2019 on suggestions for Draft Circular on Code of Conduct in preschool
education institutions, compulsory education institutions, continuing education
institutions; At the request of Director of Department of
Political Education and Student Affairs; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope and regulated entities 1. This Circular sets forth Code of Conduct in
preschool education institutions, compulsory education institutions, continuing
education institutions (hereinafter referred to as educational institutions). 2. This Circular applies to administrative
officers, teachers, staff, learners, learners’ parents in educational
institutions, including: nursery schools, daycare centers, kindergartens
(hereinafter referred to as preschool education institutions); primary schools,
lower secondary schools, upper secondary schools, secondary schools,
specialized schools, boarding schools for ethnic minorities, day schools for
ethnic minorities, college preparatory schools, schools for the gifted, schools
for students with disabilities (hereinafter referred to as compulsory education
institutions); continuing education institutions and relevant entities. Article 2. Purposes of formulating Code of
Conduct in educational institutions 1. Regulate behavior of members in educational
institutions in conformity with social ethics standards and fine customs and
tradition of the nation, appropriate to local cultural characteristics and
reality of educational institutions; prevent and take timely and effective
actions against negative and uneducated behavior in educational institutions. 2. Build school culture; ensure safe, healthy,
friendly and prevents and stops school violence. Article 3. Rules for formulating code of conduct
in educational institutions ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Demonstrate core values: Compassion, respect,
responsibility, cooperation, honesty in the relationship of each member in the
educational institution to others, to the surrounding environment and for
themself. 3. Ensure the orientation of moral education,
lifestyle, culture, development of the virtue and capacity of the learners;
enhance the professional ethics of administrative officers, teachers, staff and
responsibility of the heads of educational institutions. 4. Easy to understand and implement; suitable for
age, level and cultural characteristics of each region. 5. The formulation of and amendments to the content
of the Code of Conduct must be discussed democratically, objectively, openly
and with the consensus of the majority of members of the educational
institutions. Chapter II CODE OF CONDUCT Article 4. General code of conduct 1. Strictly comply with the provisions of law on
rights and obligations of citizens, civil servants, officials, teachers,
workers and learners. 2. Perform a healthy and positive lifestyle, care,
share and help others. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 4. Administrative officers, teachers must use
polite outfit, suitable for environmental and educational activities; employees
must use clothing suitable for the educational environment and the nature of
the work; learners must use clean and neat clothes suitable for ages and
educational activities; learners' parents and visitors who come to school must
wear clothing appropriate to the educational environment. 5. Do not use clothing that is offensive. 6. Do not smoke, use alcohol, substances banned in
educational institutions as prescribed by law; do not engage in social evils. 7. Do not use social networks to disseminate,
propagate and comment on information or images contrary to the customs and
habits, contrary to the Party's guidelines, policies and laws of the State or
adversely affect the educational environment. 8. Do not cheat, lie, slander, stir up hatred,
harass, coerce, intimidate, or inflict violence against others. 9. Do not harm the health, honor and dignity of
oneself, others and the collective reputation. Article 5. Code of conduct for educational
administrative officers 1. Behavior with learners: Use standard and easily
understandable language; express love, conscientiousness, magnanimity; respect
differences, give fair treatment, listen to and encourage learners. No offense,
coercion, repression, violence. 2. Behavior with teachers, staff: Use standard
language, express respect and encouragement; stay earnest, exemplary and become
companion in work; protect reputation, honor, dignity and promote the capacity
of teachers and staff; show solidarity, democracy, fairness and impartiality. Do
not be arrogant, cause difficulties, insult, prejudice, bias, self-seeking,
avoid responsibility or hide violations, blame. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 4. Behavior with visitors to educational
institutions: Use standard, respectful, courtesy and proper language. Do not
offend, cause difficulties and troubles. Article 6. Code of conduct for teachers 1. Behavior with learners: Use standard and easily
understandable language, give praise or criticisms to proper entities and in
appropriate situations; stay exemplary, magnanimous, responsible, loving;
respect differences, give fair treatment, counsel, listen to and encourage
learners; actively prevent and combat school violence, build safe, healthy,
friendly educational environment. Do not offend, hurt, self-seeking; do not
repress, prejudice, inflict violence, abuse; do not ignore, avoid or hide
learners' violations. 2. Behavior with administrative officers: Use
language which is respectful, honest, enquiring, positive and shows clear
opinions; obey the direction, administration and assignment of leaders as
prescribed. Do not offend, cause disunity; do not ignore, evade or conceal the
misconduct of administrative officers. 3. Behavior with colleagues and staff: Use language
which is proper, honest, friendly, enquiring, and supportive; respect the
difference; protect reputation, honor and dignity of colleagues and staff. Do
not offend, show soullessness, cause disunity. 4. Behavior with learners’ parents: Use language
which is proper, honest, respectful, friendly, and cooperative. Do not offend,
place pressure, self-seeking. 5. Behavior with visitors to educational
institutions: Use proper and respectful language. Do not offend, cause
difficulties and troubles. Article 7. Code of conduct for staff 1. Behavior with learners: Use language which is
standard, respectful, responsible, magnanimous, supportive. Do not cause
difficulties, troublesome, do not offend or inflict violence. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Behavior with colleagues: Use language which is
proper, cooperative, and friendly. Do not offend, cause disunity, or shirk
responsibilities. 4. Behavior with learners’ parents and visitors to
education institutions: Use proper and respectful language. Do not offend,
cause difficulties and troubles. Article 8. Code of conduct for learners in
general education institutions and continuing education institutions 1. Behavior with administrative officers, teachers
and staff: Show respect, politeness, honesty, sharing, and observe the
requirements as prescribed. Do no fabricate information; do not offend spirit,
honor, dignity, or inflict violence. 2. Behavior with other learners: Use language which
is proper, friendly, honest, cooperative, helpful and respect differences. Do
not use bad language, swear, insult, cause disunity; do not fabricate; do not
spread information to slander, affect honor and dignity of other learners. 3. Behavior with parents and relatives: Show
respect, politeness, honesty, and love. 4. Behavior with visitors to educational
institutions: Show respect, politeness Article 9. Code of conduct for learners' parents 1. Behavior with learners: Use language which is
proper, respect, sharing, encouragement, friendliness, and love. No offense,
violence. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 10. Code of conduct for visitors to
educational establishments 1. Behavior with learners: Use proper, respectful
and friendly language. No offense, violence. 2. Behavior with administrative officers, teachers
and staff: Right and respectful. No fabrication of information. Do not offend
spirit, honor, and dignity. Chapter III IMPLEMENTATION Article 11. Responsibilities of units affiliated
to the Ministry The Department of Political Education and Student
Affairs shall take charge and cooperate with relevant units to guide and
inspect the implementation of this Circular. Article 12. Responsibilities of the Department
of Education and Training, Department of Education and Training 1. Direct educational institutions under their
management to implement these regulations at their units. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 13. Responsibilities of educational
institutions 1. Based on the provisions of this Circular, the
heads of educational institutions shall specify the Code of Conduct for
implementation in educational institutions. 2. Publish the Code of Conduct in educational
institutions on the website or posted on the bulletin board of educational
institutions; regularly disseminate the content of the Code of Conduct in
administrative officers, teachers, staff, learners and relevant entities. 3. Organize the implementation, evaluation,
amendment, supplement, finalization and summary of the implementation results
of the Code of Conduct with superior bodies every school year. 4. Implementing the reward and discipline for
individuals and collectives in implementing the Code of Conduct according to
regulations. Article 14. Implementation 1. This Circular comes into force as of May 28,
2019. 2. The previous regulations of the Ministry of
Education and Training which are contrary to the provisions of this Circular
shall be annulled from the effective date of this Circular. 3. Chief of Office, Director of Department of
Political Education and Student Affairs, Heads of related units affiliated to
Ministry of Education and Training, Director of Department of Education and
Training, Head of Education Department education and training, heads of
educational institutions shall implement this Circular. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Thi Nghia
Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/04/2019 quy định về Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
127.988
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|