Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 01/2019/NĐ-CP Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Số hiệu: 01/2019/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 01/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2019/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

VỀ KIỂM LÂM VÀ LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ RỪNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, trang bị bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm; nhiệm vụ, quyền hạn và bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với Kiểm lâm, Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng và các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KIỂM LÂM

Mục 1: NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KIỂM LÂM

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương

1. Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về lâm nghiệp: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc:

a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;

b) Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng;

c) Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, mua bán, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;

d) Tổ chức bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

đ) Hoạt động gây nuôi, trồng cấy các loài thực vật rừng, động vật rừng; xác minh, truy xuất, xác nhận nguồn gốc lâm sản;

e) Triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng;

g) Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

h) Quản lý, sử dụng đồng phục, vũ khí, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dụng của Kiểm lâm trên phạm vi toàn quốc.

3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc:

a) Phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc trung ương quản lý;

b) Đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên phạm vi toàn quốc; tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng ở các vùng trọng điểm;

d) Quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành về quản lý, bảo vệ rừng, xử lý vi phạm, diễn biến rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và các cơ sở dữ liệu có liên quan thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý;

đ) Truyền thông, thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chuyên ngành về lâm nghiệp;

e) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên phạm vi toàn quốc;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, đấu tranh, ngăn chặn việc buôn bán trái pháp luật lâm sản qua biên giới theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật;

h) Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật; lập kế hoạch trang cấp thiết bị chuyên dụng về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;

i) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

4. Quản lý, chỉ đạo Kiểm lâm vùng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm trung ương về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp và tổ chức lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi vùng được giao phụ trách.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm cấp tỉnh

1. Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;

b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

c) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh:

a) Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;

b) Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng, giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng;

d) Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý rừng, bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản; xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc kinh doanh, chế biến lâm sản, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn tỉnh:

a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; bảo tồn tài nguyên, đa dạng sinh học rừng theo quy định của pháp luật;

c) Theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng, phương tiện phối hợp với chủ rừng và chính quyền các cấp chữa cháy rừng; trong trường hợp cần thiết tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng;

d) Tổ chức xây dựng lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng;

đ) Tổ chức đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

e) Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, vận động, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp;

g) Bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

h) Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật;

i) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm cấp huyện

1. Tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;

b) Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;

c) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý:

a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng; phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng; phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý;

c) Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng;

d) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng cho tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở; xây dựng lực lượng quần chúng, tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo vệ rừng;

đ) Thông tin kịp thời về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; triển khai các biện pháp phòng cháy rừng; tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng;

e) Kiểm tra, xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản; kiểm tra việc khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, gây nuôi, trồng cấy các loài động vật rừng, thực vật rừng theo quy định của pháp luật;

g) Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;

h) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

i) Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật;

k) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Quản lý, chỉ đạo hoạt động của Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm làm việc tại địa bàn thực hiện các nhiệm vụ tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp.

4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1. Xây dựng chương trình, kế hoạch về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ.

2. Phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Kiểm lâm cấp huyện và các cơ quan chức năng trên địa bàn xây dựng quy chế phối hợp, thực hiện chương trình, kế hoạch về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc phạm vi được giao.

3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi được giao theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng nhân dân trong khu vực bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

5. Theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phối hợp với Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, trong trường hợp cần thiết báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy rừng.

6. Quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục theo quy định của pháp luật.

7. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm

1. Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, khám nơi cất giữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ, tạm giữ, bảo quản tang vật, kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Thủ trưởng Kiểm lâm trung ương, Thủ trưởng Kiểm lâm vùng, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Thủ trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

4. Được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật.

Mục 2: TỔ CHỨC KIỂM LÂM

Điều 8. Tổ chức Kiểm lâm trung ương

Kiểm lâm trung ương là tổ chức hành chính thuộc cơ quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

Điều 9. Tổ chức Kiểm lâm cấp tỉnh

Kiểm lâm cấp tỉnh là tổ chức hành chính thuộc cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

Điều 10. Tổ chức Kiểm lâm cấp huyện

1. Kiểm lâm cấp huyện là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh.

2. Tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện:

a) Có diện tích rừng từ 3.000 héc-ta trở lên;

b) Có diện tích dưới 3.000 héc-ta rừng nhưng để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến, thương mại lâm sản và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn;

c) Trường hợp không đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì thành lập Kiểm lâm liên huyện.

3. Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm liên huyện.

Điều 11. Tổ chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1. Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm trung ương đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do trung ương quản lý; thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ do địa phương quản lý.

2. Tiêu chí thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ:

a) Kiểm lâm rừng đặc dụng được thành lập ở Vườn Quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh có diện tích từ 15.000 héc-ta trở lên;

b) Kiểm lâm rừng phòng hộ được thành lập ở khu rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 20.000 héc-ta trở lên.

3. Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm rừng đặc dụng, Kiểm lâm rừng phòng hộ thuộc địa phương quản lý.

Mục 3: TRANG BỊ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI KIỂM LÂM

Điều 12. Trang bị bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm

1. Kiểm lâm được trang bị thống nhất về đồng phục, kiểm lâm hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, cờ truyền thống, giấy chứng nhận kiểm lâm:

a) Đồng phục kiểm lâm gồm có quần áo thu đông, quần áo xuân hè, quần áo lễ phục và các phụ kiện kèm theo đồng phục;

b) Kiểm lâm hiệu gắn trên mũ;

c) Phù hiệu kiểm lâm gắn trên cánh tay áo bên trái;

d) Cấp hiệu kiểm lâm gắn ở cầu vai hoặc ve cổ áo;

đ) Cờ hiệu kiểm lâm được gắn trên các phương tiện tuần tra, kiểm soát của Kiểm lâm;

e) Cờ truyền thống kiểm lâm được dùng trong các buổi mít tinh kỷ niệm ngày truyền thống của Kiểm lâm, đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng cho Kiểm lâm;

g) Giấy chứng nhận kiểm lâm được cấp cho công chức Kiểm lâm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chứng minh người được cấp giấy chứng nhận là công chức Kiểm lâm đang thực hiện nhiệm vụ.

Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục I về đồng phục, kiểm lâm hiệu, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu, cờ truyền thống, giấy chứng nhận kiểm lâm.

2. Kiểm lâm được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; được trang bị các loại phương tiện, thiết bị chuyên dụng tiên tiến, hiện đại để thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, theo dõi diễn biến rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, tuần tra, kiểm tra, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.

3. Kinh phí bảo đảm hoạt động của Kiểm lâm được bố trí từ ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do trung ương quản lý;

b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, mua sắm, trang cấp vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng, đồng phục của Kiểm lâm do địa phương quản lý.

Điều 13. Chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm

1. Kiểm lâm được hưởng chế độ lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm lâm trong khi trực tiếp làm nhiệm vụ bị thương được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, bị hy sinh được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Chương III

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ RỪNG CỦA CHỦ RỪNG

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

1. Tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi phá rừng, lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản và các hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý, bảo vệ rừng thuộc phạm vi diện tích được giao.

2. Tổ chức thực hiện phương án, biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân trong khu vực tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

3. Kịp thời báo cáo với chủ rừng và cơ quan Kiểm lâm về tình hình bảo vệ rừng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của chủ rừng và kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm; chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật trong khi làm nhiệm vụ.

4. Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản; lập biên bản kiểm tra ban đầu, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật vi phạm, kịp thời báo cáo với người, cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Được sử dụng công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ rừng giao.

Điều 15. Tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

1. Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập tổ chức Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

2. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng gồm có viên chức và lao động hợp đồng; số lượng viên chức và lao động hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Bảo đảm hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được trang bị công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị chuyên dụng, bảo hộ lao động và các loại thiết bị nghiệp vụ cần thiết khác để bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; được trang bị đồng phục theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

2. Chế độ, chính sách đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng:

a) Viên chức thuộc Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng được hưởng chế độ lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;

b) Người lao động hợp đồng được chủ rừng bảo đảm chế độ lương và các chế độ khác theo hợp đồng lao động và theo quy định của pháp luật.

3. Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng; ưu tiên về nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

4. Kinh phí bảo đảm cho các hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng:

a) Đối với chủ rừng là đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí hoạt động thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Đối với chủ rừng khác tự bảo đảm kinh phí hoạt động của Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Trách nhiệm của chủ rừng đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

1. Trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động đối với Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; tổ chức xây dựng Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Kiểm lâm và các lực lượng khác trên địa bàn để bảo vệ rừng.

2. Bảo đảm kinh phí hoạt động, lương và các chế độ khác; phương tiện, thiết bị làm việc, công cụ hỗ trợ, đồng phục, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Trách nhiệm của các cơ quan

1. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm trên phạm vi toàn quốc;

b) Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan quy định tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ ngạch công chức Kiểm lâm; phối hợp tham mưu trình cấp có thẩm quyền quy định chế độ, chính sách đối với Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng;

c) Quản lý biên chế, bảo đảm kinh phí và các điều kiện hoạt động của Kiểm lâm và viên chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý theo quy định.

2. Trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan:

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các bộ, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các quy định tại Nghị định này.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng ở địa phương;

b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn; phối hợp giữa Kiểm lâm, Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng với các cơ quan có liên quan trên địa bàn, điều động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền để bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng;

c) Quản lý biên chế, bảo đảm kinh phí, các điều kiện hoạt động của Kiểm lâm và viên chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý theo quy định.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2019.

2. Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm; Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Bãi bỏ các Điều 7, 8, 9 và 10 của Thông tư số 08/2017/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng.

Điều 20. Điều khoản chuyển tiếp

Trường hợp Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ đang có Hạt Kiểm lâm khi thực hiện giải thể Hạt Kiểm lâm và chuyển sang mô hình tổ chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này thì những viên chức đã được xếp ngạch Kiểm lâm, đang được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên nghề khi điều chỉnh sang thuộc viên chức Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng tiếp tục được bảo lưu phụ cấp ở mức hiện đang được hưởng đến khi có chính sách mới thay thế chính sách tiền lương và chế độ phụ cấp hiện hành.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2), PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC I

ĐỒNG PHỤC, KIỂM LÂM HIỆU, PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU, CỜ HIỆU, CỜ TRUYỀN THỐNG, GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM LÂM VÀ CÁC PHỤ KIỆN KÈM THEO ĐỒNG PHỤC CỦA KIỂM LÂM
(Kèm theo Nghị định số: 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ)

I. KIỂM LÂM HIỆU (Mẫu số 1)

Kiểm lâm hiệu làm bằng kim loại, hình tròn, đường kính 32 mm; ngôi sao màu vàng dập nổi trên nền đỏ, hình tròn có đường kính 17 mm, đường viền nổi xung quanh rộng 1 mm, từ ngôi sao có các tia chiếu ra. Hai lá cây dập nổi, mạ màu vàng ôm lấy Kiểm lâm hiệu, bên trên cuống lá có chữ: “KIỂM LÂM” màu xanh lá cây, chiều cao của chữ 3 mm.

II. PHÙ HIỆU KIỂM LÂM (Mẫu số 2)

Phù hiệu được thêu bằng chỉ màu vàng, đỏ trên nền vải màu xanh lá cây sẫm, phía trên ký hiệu cong hình cánh nhạn, phía dưới vát nhọn, chiều dài 90 mm, chiều rộng (chỗ rộng nhất) 80 mm; xung quanh ký hiệu viền chỉ vàng rộng 5 mm, phía trên có hàng chữ “KIỂM LÂM VIỆT NAM”, phía dưới có Kiểm lâm hiệu thu nhỏ đường kính 25 mm, ôm xung quanh Kiểm lâm hiệu là hai bông lúa màu vàng.

III. CỜ HIỆU KIỂM LÂM (Mẫu số 3)

Cờ hiệu Kiểm lâm hình tam giác cân, cạnh đáy dài 28 mm, chiều cao 45 mm; nền cờ làm bằng vải màu xanh sẫm, ở tâm có Kiểm lâm hiệu.

IV. CỜ TRUYỀN THỐNG KIỂM LÂM (Mẫu số 4)

Cờ truyền thống Kiểm lâm hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, cờ làm bằng vải mền, nền màu xanh lá cây sẫm, ở giữa có Kiểm lâm hiệu, phía trên góc trái có hàng chữ in hoa màu vàng: “RỪNG LÀ VÀNG, NẾU MÌNH BIẾT BẢO VỆ, XÂY DỰNG THÌ RỪNG RẤT QUÝ”; xếp thành 2 dòng: Dòng trên là hàng chữ “RỪNG LÀ VÀNG, NẾU MÌNH BIẾT BẢO VỆ”, dòng dưới là hàng chữ “XÂY DỰNG THÌ RỪNG RẤT QUÝ”.

V. CẤP HIỆU KIỂM LÂM

Chất liệu bằng vải tơ màu xanh.

Cấp hiệu đeo trên cầu vai áo xuân hè, thu đông và lễ phục có hình chữ nhật một đầu vát nhọn cân, kích thước rộng 45 mm, dài 125 mm, độ chếch đầu nhọn rộng 35 mm, có cách hình vuông, chìm, nổi; ở giữa cấp hiệu có vạch dệt bằng tơ màu vàng hoặc màu đỏ, 3 mặt viền 01 ly bằng vải thun màu đỏ; sao đính trên cấp hiệu bằng kim loại màu vàng có đường kính 20 mm; trên các cúc có hình nổi ngôi sao 5 cánh.

Cấp hiệu đeo trên ve cổ áo có hình bình hành, kích thước 55 x 32 mm, có cách hình vuông, chìm nổi, phía mặt sau có ghim để cài ve cổ áo.

1. Cấp hiệu đeo trên cầu vai áo

a) Chức danh lãnh đạo

Chức vụ

Cấp hiệu

Mu số

Người đứng đầu Kiểm lâm trung ương

2 sao và cành lá màu vàng

Mu số 5a

Cấp phó của người đứng đầu Kiểm lâm trung ương

1 sao và cành lá màu vàng

Mu số 5b

Trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm trung ương

4 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu đỏ

Mu số 5c

Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm trung ương

3 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu đỏ

Mu số 5d

Người đứng đầu Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

4 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng

Mu số 5đ

Cấp phó của người đứng đầu Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

3 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng

Mu số 5e

Trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

2 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu đỏ

Mu số 5g

Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

1 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu đỏ

Mẫu số 5h

Người đứng đầu Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

2 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng

Mẫu số 5i

Cấp phó của người đứng đầu Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng

Mu số 5k

Trưởng Trạm Kiểm lâm

4 sao màu vàng, 1 vạch ngang màu đỏ

Mẫu số 5l

Phó trưởng Trạm Kiểm lâm

3 sao màu vàng, 1 vạch ngang màu đỏ

Mẫu số 5m

b) Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ

Cấp hiệu

Mẫu số

Kiểm lâm viên cao cấp

3 sao màu vàng, 2 vạch ngang màu đỏ

Mẫu số 6a

Kiểm lâm viên chính

2 sao màu vàng, 2 vạch ngang màu đỏ

Mẫu số 6b

Kiểm lâm viên

2 sao màu vàng, 1 vạch ngang màu đỏ

Mẫu số 6c

Kiểm lâm viên trung cấp

1 sao màu vàng, 1 vạch ngang màu đỏ

Mẫu số 6d

Nhân viên Kiểm lâm khác

1 vạch ngang màu đỏ

Mẫu số 6đ

2. Cấp hiệu đeo trên ve cổ áo

a) Chức danh lãnh đạo

Chức v

Cấp hiệu

Mẫu số

Người đứng đầu Kiểm lâm trung ương

2 sao ở giữa màu vàng, xung quanh viền màu vàng

Mẫu số 7a

Cấp phó của người đứng đầu Kiểm lâm trung ương

1 sao ở giữa màu vàng, xung quanh viền màu vàng

Mẫu số 7b

Trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm trung ương

4 sao màu trắng, 2 vạch dọc màu trắng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7c

Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm trung ương

3 sao màu trắng, 2 vạch dọc màu trắng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7d

Người đứng đầu Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

4 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7đ

Cấp phó của người đứng đầu Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

3 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7e

Trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

2 sao màu trắng, 2 vạch dọc màu trắng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7g

Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Kiểm lâm vùng, Kiểm lâm cấp tỉnh

1 sao màu trắng, 2 vạch dọc màu trắng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7h

Người đứng đầu Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

2 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7i

Cấp phó của người đứng đầu Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ

1 sao màu vàng, 2 vạch dọc màu vàng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7k

Trưởng Trạm Kiểm lâm

4 sao màu trắng, 1 vạch dọc màu trắng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7l

Phó trưởng Trạm Kiểm lâm

3 sao màu trắng, 1 vạch dọc màu trắng, xung quanh viền màu đỏ

Mẫu số 7m

b) Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ

Chức vụ

Cấp hiệu

Mẫu số

Kiểm lâm viên cao cấp

3 sao màu trắng, 2 vạch dọc màu trắng, không có viền

Mẫu số 8a

Kiểm lâm viên chính

2 sao màu trắng, 2 vạch dọc màu trắng, không có viền

Mẫu số 8b

Kiểm lâm viên

2 sao màu trắng, 1 vạch dọc màu trắng, không có viền

Mẫu số 8c

Kiểm lâm viên trung cấp

1 sao màu trắng, 1 vạch dọc màu trắng, không có viền

Mẫu số 8d

Nhân viên Kiểm lâm khác

1 vạch dọc màu trắng, không có viền

Mẫu số 8đ

Người giữ chức danh lãnh đạo Kiểm lâm các cấp sử dụng cấp hiệu theo chức danh lãnh đạo.

VI. ĐỒNG PHỤC KIỂM LÂM

1. Bộ quần áo xuân hè

a) Áo dài tay hoặc ngắn tay nam

Màu ánh vàng.

Kiểu áo cổ bẻ hai ve, 2 túi ngực nổi, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đố túi, trên nắp túi trái có chỗ cài bút. Cúc áo loại 17 mm, làm bằng kim loại mạ màu vàng, giữa cúc có hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng 2 cành tùng đơn viền xung quanh, áo chia làm 6 cúc (cả cúc cổ). Áo có bật vai đính cúc nhựa cùng màu, cúc bật vai cỡ 12 mm. Thân sau áo làm cầu vai. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm; áo dài tay măng séc tay rộng 55 mm, dài 240 mm; áo ngắn tay gập ra ngoài rộng 35 mm may 2 đường.

Cả hai loại áo ngắn tay và dài tay là kiểu buông, khi sử dụng bỏ áo vào trong quần.

b) Áo dài tay hoặc ngắn tay nữ

Màu ánh vàng.

Kiểu áo cổ bẻ hai ve. Thân trước có 2 túi dưới có nắp liền, chiết 4 ly tạo dáng; thân sau có sống sau xanh te kiểu ký giả. Cúc áo cỡ 22 mm làm bằng kim loại mạ màu vàng, giữa cúc có hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng hai cành tùng đơn viền xung quanh, chia làm 5 cúc. Áo có bật vai đính cúc nhựa cùng màu, cúc bật vai cỡ 12 mm. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm; áo dài tay măng séc tay rộng 45 mm, dài 22 mm; áo ngắn tay gập vào trong may 1 đường.

Cả hai loại áo ngắn tay và dài tay là kiểu buông, khi sử dụng không phải bỏ áo vào trong quần.

c) Quần nam

Màu rêu.

Kiểu quần âu, cạp rời, 2 mm chìm; 2 túi dọc chéo, có 1 túi sau 2 viền; thân sau có túi hậu cài khuy kim loại; cửa quần khóa kéo; cạp quần có 6 đai dây lưng, đầu cạp làm 2 móc và 1 túi hãm trong; gấu quần được cắt vát về phía ly trước có đáp mặt nguyệt để giữ poly mũi giày.

d) Quần nữ

Màu rêu.

Kiểu quần âu, cạp rời, 2 mm chìm; 2 túi thẳng; cửa quần khóa kéo; cạp có 6 đai dây lưng, đầu cạp làm 2 móc và 1 túi hãm trong; gấu quần được cắt vát về phía ly trước có đáp mặt nguyệt để giữ poly mũi giày.

2. Bộ quần áo thu đông

a) Áo nam

Màu rêu.

Kiểu ve áo cổ bẻ chữ K; có 4 túi nổi, đáy túi tròn, giữa túi có đố túi, hai túi dưới nổi, nắp túi hình cánh dơi. Áo có 4 cúc 22 mm, cúc túi trên 17 mm, cúc túi dưới 22 mm, cúc làm bằng kim loại mạ màu vàng, giữa cúc có hình ngôi sao 5 cánh, biểu tượng hai cành tùng đơn viền xung quanh. Dựng thân trước, có ken vai; vải lót cùng màu với vải chính. Thân sau có xẻ sống. Bật vai đính cúc nhựa cùng màu cỡ 15 mm. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm, có bác tay (không có lé tay).

b) Áo nữ

Màu rêu.

Kiểu ve áo cổ bẻ chữ K; có 2 túi nổi, miệng túi vát, 2 nắp túi có sòi. Áo có 4 cúc 22 mm (màu và hình dáng như mô tả ở phần áo nam), áo có chiết ly tạo dáng. Dựng thân trước, áo có ken vai; vải lót cùng màu với vải chính. Thân sau có xẻ sống. Bật vai đính cúc nhựa cùng màu cỡ 15 mm. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm, có bác tay (không có lé tay).

c) Áo sơ mi trong nam

Màu trắng.

Kiểu áo sơ mi bỏ trong quần, cổ đứng đeo caravat, thân trước bên trái có 1 túi ốp đáy túi trên bên trong có cài bút, nẹp áo có 7 cúc nhựa màu trắng, áo dài tay có măng sét góc măng sét trên có mổ thép tay; thân sau có cầu vai, mỗi bên chếp 1 ly.

d) Áo sơ mi trong nữ

Màu trắng.

Kiểu áo sơ mi cổ đứng đeo caravat, thân trước có chiết ly eo và ly sườn để tạo dáng áo, nẹp áo có 6 cúc nhựa cùng màu vải, thân sau có chiết eo 2 hai bên sườn, áo dài tay có măng séc vuông.

đ) Áo ghile

Màu rêu.

Kiểu áo ghile có 4 túi cơi, phía trên túi cơi nhỏ, túi dưới cơi to, áo không có cổ, thân sau vòng cổ có viền. Đính bằng cúc nhựa 15 mm cùng màu với vải chính, áo có xẻ sườn, thân sau đính chun bản rộng 30 mm.

e) Quần thu đông nam, nữ

Màu sắc và kiểu dáng như đối với quần xuân hè nam, nữ.

3. Áo bông

a) Áo bông nam

Màu rêu.

Kiểu áo bông 3 lớp, cổ bẻ có kéo khóa ở giữa cổ; thần trước có hai túi ốp trên có nắp, bản túi có đố túi ở giữa, góc túi tròn, nắp túi có sòi nhọn ở giữa, hai cạnh nắp góc vuông, bên dưới có hai túi bổ chéo ở hai bên. Áo có 4 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 22 mm. Áo có bật vai ở hai bên để đeo cấp hiệu. Tay áo có sống tay, bụng tay, gấu tay áo có cá tay. Thân sau có cầu vai làm xúp; sườn áo có chặn đỉa sườn, có dây đai thắt, có khóa nhựa ở đai áo, đầu khóa bằng nhựa cùng màu vải. Bên trong áo có bông trần ở thân trước, thân sau, tay áo, hai bên lót thân trước có bổ túi lót kéo khóa, bên trong cửa tay áo có bo mút cửa tay, ngoài cửa tay có cá tay và đính 1 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 15 mm; nẹp áo bên trong kéo khóa; các đường diễu cổ, nẹp, túi, bật vai, cá tay diễu 5 mm. Áo có 2 túi ngực ốp nổi, nắp lượn hình cánh nhạn được đính 1 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 15 mm, giữa bị túi có đố, đáy túi may lượn tròn. Hai túi sườn phía dưới bổ chìm, miệng túi cơi 40 mm may chếch lên về phía nẹp áo. Phía trong lót có 2 túi lót ngực ở thân trước. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm.

b) Áo bông nữ

Màu rêu.

Kiểu áo bông 3 lớp, cổ bẻ có kéo khóa ở giữa cổ; thân có 2 túi bổ chéo ở dưới eo áo; áo có 4 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 22 mm; vai áo có bật vai để đeo cấp hiệu; tay áo kiểu vest có cá tay; thân sau có đề cúp thân sau, eo áo có chun ngầm, có cúc tăng giảm eo theo cỡ người; bên trong áo có lót bông trần, bên trong thân trước có túi lót, gấu tay áo bên trong có bo mút cửa tay, ngoài cửa tay có cá tay và đính 1 cúc kim loại mạ màu vàng đường kính 15 mm; nẹp áo bên trong kéo khóa, các đường diễu cổ, nẹp, túi, bật vai, cá tay diễu 5mm. Hai túi sườn phía dưới bổ chìm, miệng túi cơi 40mm may chếch lên về phía nẹp áo. Phía trong lót có 2 túi lót ngực ở thân trước. Tay áo bên trái có đính phù hiệu Kiểm lâm.

4. Lễ phục

Màu trắng hồng.

Kiểu dáng tương tự như quần áo nam, nữ thu đông; tay áo không đính phù hiệu Kiểm lâm.

5. Phụ kiện kèm theo đồng phục

a) Biển tên (Mẫu số 9)

Biển tên Kiểm lâm hình chữ nhật làm bằng kim loại, màu xanh lá cây, dài 85 mm, rộng 20 mm, bên trái in Kiểm lâm hiệu thu nhỏ, bên phải in họ, tên của người sử dụng, hai bên phân biệt bằng vạch kẻ màu trắng.

b) Biểu tượng Kiểm lâm (Mẫu số 10)

Biểu tượng Kiểm lâm hình cánh nhạn mạ màu vàng, làm bằng kim loại, phía trước có lá chắn, ở giữa lá chắn có chữ KL màu xanh. Biểu tượng Kiểm lâm được đeo trên ve cổ áo.

c) Mũ Kêpi

Mũ Kêpi thường dùng: Màu rêu, phía trước có lưỡi trai bằng nhựa màu đen bóng, thấp dần về phía trước. Có 2 dây coóc đông được tết bằng sợi kim tuyến màu vàng, hai đầu đính cúc kim loại mạ màu vàng, trên mặt cúc có hình ngôi sao 5 cánh nổi. Lót cầu mũ làm bằng vải tráng nhựa, phía trong được gắn bột xốp tạo độ êm khi đội mũ. Thành mũ phía trước được dựng bằng nhựa mỏng để tạo dáng; hai bên thành mũ có đính 4 ôđê tạo sự thông thoáng; phía trước mũ đính Kiểm lâm hiệu.

Mũ Kêpi lễ phục: Màu trắng hồng cùng màu quần áo lễ phục. Kiểu dáng như đối với mũ Kêpi thường dùng.

d) Mũ cối

Mũ cối có phần cốt được làm bằng nhựa tổng hợp, độ cứng phần cốt mũ đảm bảo chịu được nước, ẩm ướt không bị mủn; vải lợp mũ màu rêu; quai mũ có chất liệu da thuộc hoặc nhựa tái sinh. Mũ cối khi sử dụng được gắn Kiểm lâm hiệu ở phía trước.

đ) Caravat: Màu rêu; kiểu thắt sẵn có khoá kéo, có chốt hãm tự động.

e) Dây lưng: Chất liệu da màu nâu sẫm, bản rộng 35 mm; khoá bằng kim loại màu vàng, ở giữa mặt khoá có vòng tròn phía trong có chữ "KL" màu vàng nhạt.

g) Cặp tài liệu: Chất liệu giả da màu đen có khóa và chia ngăn đựng tài liệu.

h) Bộ quần áo mưa: Chất liệu nilon, áo riêng, quần riêng.

i) Tất chân: Chất liệu nilon hoặc dệt kim.

k) Giầy da: Chất liệu da màu đen, thấp cổ, đế dầy cao trung bình, có dây buộc.

l) Giầy đi rừng: Chất liệu vải màu rêu, kiểu cao cổ, buộc dây để bảo vệ mắt cá chân, chống sai khớp chân khi trượt ngã trong khi đi rừng.

VII. SỐ LƯỢNG, NIÊN HẠN SỬ DỤNG

TT

Tên

Số lượng

Niên hạn sử dụng

Ghi chú

1

Kiểm lâm hiệu

Cấp kèm theo mũ

2

Phù hiệu Kiểm lâm

Đính kèm theo áo

3

Cấp hiệu

01 bộ

01 năm

4

Giấy chứng nhận Kiểm lâm

01 Giấy

Tối đa 05 năm

5

Bộ quần áo xuân hè

01 bộ

01 năm

Cấp lần đầu 2 bộ

6

Bộ quần áo thu đông

01 bộ

02 năm

Cấp lần đầu 2 bộ

7

Áo bông

01 chiếc

02 năm

8

Bộ quần áo lễ phục

01 bộ

05 năm

9

Biển tên

01 chiếc

01 năm

10

Biểu tượng Kiểm lâm

01 bộ

01 năm

11

Mũ Kêpi thường dùng

01 chiếc

02 năm

12

Mũ Kêpi lễ phục

01 chiếc

05 năm

13

Mũ cối

01 chiếc

01 năm

14

Caravat

01 chiếc

02 năm

15

Dây lưng

01 chiếc

02 năm

16

Cặp tài liệu

01 chiếc

02 năm

17

Bộ quần áo mưa

01 bộ

02 năm

18

Tất chân

02 đôi

01 năm

19

Giầy da

01 đôi

01 năm

20

Giầy đi rừng

01 đôi

01 năm

Tùy theo điều kiện thực tế và khí hậu của từng khu vực, cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền quyết định việc cấp phát đồng phục theo số lượng, niên hạn sử dụng cho phù hợp.

VIII. GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM LÂM (Mẫu số 11)

1. Giấy chứng nhận Kiểm lâm được làm bằng nhựa cứng hình chữ nhật, bốn góc được cắt tròn, chiều dài 85,60 mm, chiều rộng 53,98 mm, chiều dầy 0,76 mm, có hai mặt:

a) Mặt trước nền màu xanh sẫm, ở giữa có hình Quốc huy, phía trên ghi Quốc hiệu “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, phía dưới ghi “GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM LÂM” kiểu chữ đậm màu vàng; góc dưới bên trái có 2 vạch màu vàng;

b) Mặt sau nền màu xanh lá cây nhạt có hình kiểm lâm hiệu in chìm; góc trái có hình Kiểm lâm hiệu; phía trên ghi Quốc hiệu “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, bên dưới Quốc hiệu ghi “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”; phía dưới ghi số hiệu, thông tin người được cấp thẻ, địa điểm, ngày tháng năm cấp thẻ, cơ quan cấp thẻ, chữ ký người có thẩm quyền cấp thẻ và đóng dấu thu nhỏ của cơ quan cấp thẻ. Bên trái in ảnh màu mới chụp cỡ 02 x 03 cm; công chức chụp ảnh mặc đồng phục kiểm lâm theo quy định, thắt caravat, đội mũ Kê pi không đeo dây; bên dưới ảnh ghi thời hạn có giá trị đến ngày tháng năm.

c) Số hiệu gồm có số hiệu Kiểm lâm và số thứ tự công chức Kiểm lâm được viết tắt bằng chữ KL; giữa số hiệu và số thứ tự được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-). Ví dụ số hiệu công chức Kiểm lâm trung ương là TW-KL001; số hiệu công chức Kiểm lâm của Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội là T01-KL001.

Số hiệu ghi trên giấy chứng nhận Kiểm lâm được quy định như sau:

- Số hiệu Kiểm lâm trung ương: TW

- Số hiệu Kiểm lâm địa phương:

Tỉnh/tp

Số hiệu

Tỉnh/tp

Shiu

Tỉnh/tp

Số hiu

Tỉnh/tp

Số hiệu

Hà Nội

T01

Bắc Giang

T21

Gia Lai

T38

Hậu Giang

T54

TP. Hồ Chí Minh

T02

Hải Dương

T23

Phú Yên

T39

Bến Tre

T55

Hải Phòng

T03

Hòa Bình

T24

Đắk Lắk

T40

Vĩnh Long

T56

Đà Nng

T04

Nam Định

T25

Khánh Hòa

T41

Trà Vinh

T57

Cần Thơ

T05

Thái Bình

T26

Lâm Đồng

T42

Sóc Trăng

T58

Hà Giang

T10

Thanh Hóa

T27

Bình Dương

T43

Cà Mau

T59

Cao Bằng

T11

Ninh Bình

T28

Ninh Thuận

T44

Bắc Kạn

T60

Lai Châu

T12

Nghệ An

T29

Tây Ninh

T45

Vĩnh Phúc

T61

Lào Cai

T13

Hà Tĩnh

T30

Bình Thuận

T46

Bắc Ninh

T62

Tuyên Quang

T14

Quảng Bình

T31

Đồng Nai

T47

Hưng Yên

T63

Lạng Sơn

T15

Quảng Trị

T32

Long An

T48

Hà Nam

T64

Thái Nguyên

T16

Thừa Thiên Huế

T33

Đồng Tháp

T49

Bình Phước

T65

Yên Bái

T17

Quảng Nam

T34

An Giang

T50

Bạc Liêu

T66

Sơn La

T18

Quảng Ngãi

T35

Bà Rịa - Vũng Tàu

T51

Điện Biên

T67

Phú Thọ

T19

Kon Tum

T36

Tiền Giang

T52

Đắk Nông

T68

Quảng Ninh

T20

Bình Định

T37

Kiên Giang

T53

2. Thẩm quyền cấp, thu hồi, tạm đình chỉ Giấy chứng nhận Kiểm lâm

a) Người đứng đầu cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp, thu hồi, tạm đình chỉ Giấy chứng nhận Kiểm lâm đối với chức danh Trưởng Kiểm lâm trung ương, Phó Trưởng Kiểm lâm trung ương;

b) Người đứng đầu Kiểm lâm trung ương cấp, thu hồi, tạm đình chỉ Giấy chứng nhận Kiểm lâm đối với chức danh lãnh đạo các đơn vị và công chức thuộc Kiểm lâm trung ương;

c) Người đứng đầu cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lâm nghiệp cấp, thu hồi, tạm đình chỉ Giấy chứng nhận Kiểm lâm đối với chức danh của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh;

d) Người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh cấp, thu hồi, tạm đình chỉ Giấy chứng nhận Kiểm lâm đối với chức danh lãnh đạo các đơn vị và công chức thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh.

IX. MẪU KIỂM LÂM HIỆU, PHÙ HIỆU, CỜ HIỆU, CỜ TRUYỀN THỐNG, CẤP HIỆU, BIỂN TÊN, BIỂU TƯỢNG, GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM LÂM

MẪU SỐ 1. KIỂM LÂM HIỆU

MẪU SỐ 2. PHÙ HIỆU KIỂM LÂM

MẪU SỐ 3. CỜ HIỆU KIỂM LÂM

MẪU SỐ 4. CỜ TRUYỀN THỐNG KIỂM LÂM

MẪU SỐ 9. BIỂN TÊN

MẪU SỐ 10. BIỂU TƯỢNG KIỂM LÂM

CẤP HIỆU KIỂM LÂM

MẪU SỐ 5a. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU SỐ 5b. CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU SỐ 5c. TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU SỐ 5d. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU SỐ 5đ. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MU SỐ 5e. CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MẪU SỐ 5g. TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MẪU SỐ 5h. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MẪU SỐ 5i. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM CẤP HUYỆN, KIỂM LÂM RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ

MẪU S 5k. CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM CẤP HUYỆN, KIỂM LÂM RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ

MẪU SỐ 5l. TRƯỞNG TRẠM KIỂM LÂM

MẪU SỐ 5m. PHÓ TRƯỞNG TRẠM KIỂM LÂM

CẤP HIỆU KIỂM LÂM

MẪU SỐ 6a. KIỂM LÂM VIÊN CAO CẤP

MẪU SỐ 6b. KIỂM LÂM VIÊN CHÍNH

MẪU SỐ 6c. KIỂM LÂM VIÊN

MẪU SỐ 6d. KIỂM LÂM VIÊN TRUNG CẤP

MẪU SỐ 6đ. NHÂN VIÊN KIỂM LÂM KHÁC

CẤP HIỆU KIỂM LÂM

MẪU SỐ 7a. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU SỐ 7b. CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU SỐ 7c. TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU 7d. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM TRUNG ƯƠNG

MẪU SỐ 7đ. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MẪU SỐ 7e. CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MẪU SỐ 7g. TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MẪU SỐ 7h. PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG THUỘC KIỂM LÂM VÙNG, KIỂM LÂM CẤP TỈNH

MẪU SỐ 7i. NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM CẤP HUYỆN, KIỂM LÂM RỪNG ĐẶC DỤNG, RNG PHÒNG HỘ

MẪU SỐ 7k. CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU KIỂM LÂM CẤP HUYỆN, KIỂM LÂM RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ

MẪU SỐ 7l. TRƯỞNG TRẠM KIỂM LÂM

MẪU SỐ 7M. PHÓ TRƯỞNG TRẠM KIỂM LÂM

CẤP HIỆU KIỂM LÂM

MẪU SỐ 8a. KIỂM LÂM VIÊN CAO CẤP

MẪU SỐ 8b. KIỂM LÂM VIÊN CHÍNH

MẪU SỐ 8c. KIỂM LÂM VIÊN

MẪU SỐ 8d. KIỂM LÂM VIÊN TRUNG CẤP

MẪU SỐ 8đ. NHÂN VIÊN KIỂM LÂM KHÁC

MẪU SỐ 11. GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM LÂM

MẶT TRƯỚC

MẶT SAU

PHỤ LỤC II

ĐỒNG PHỤC VÀ CÁC PHỤ KIỆN KÈM THEO ĐỒNG PHỤC CỦA LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ RỪNG
(Kèm
theo Nghị định s: 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ)

I. ĐỒNG PHỤC

1. Bộ quần áo xuân hè

a) Áo xuân hè dài tay hoặc ngắn tay nam

Màu xanh sẫm.

Kiểu áo chiết gấu, bo đai, cổ đứng, thân trước có 2 túi ngực ốp ngoài, giữa bản túi có đố túi, góc đáy túi tròn, nắp túi giữa vát nhọn, hai cạnh góc vuông; nẹp áo có 7 cúc nhựa cùng màu vải; thân sau có cầu vai để đeo cấp hiệu; mỗi bên chếp 1 ly; hai bên sườn có mở xẻ đai, đính cúc. Áo dài tay, tay áo có măng séc tròn, có mổ thép tay nhọn; áo ngắn tay, cửa tay úp vào trong.

b) Áo xuân hè dài tay hoặc ngắn nữ

Màu xanh sẫm.

Kiểu áo chiết gấu, bo đai, thân trước có hai chít vai, ngực áo có hai túi ốp nổi ngoài, giữa túi có đố túi, góc đáy túi trên, nắp giữa vát nhọn, 2 cạnh góc vuông; nẹp áo có cúc nhựa cùng màu vải; thân sau có cầu vai, mỗi bên có chếp 1 ly, 2 bên sườn có mở xẻ đai, đính cúc; vai áo có cầu vai để đeo cấp hiệu. Áo dài tay có măng sét trên, có mổ thép tay; áo ngắn tay, cửa tay úp vào trong.

c) Quần nam

Màu xanh sẫm.

Kiểu quần âu, cạp rời, 2 túi chéo, thân trước mỗi bên có 2 ly lật về sườn, cửa quần may khóa kéo bằng nhựa cùng màu, đầu cạp có móc cài cúc, quai nhê; thân sau có chiết ly và hai túi sau viền, cài cúc nhựa, cạp quần có 6 dây đỉa.

d) Quần nữ

Màu xanh sẫm.

Kiểu quần âu, cạp rời thân trước không ly, có 2 túi chéo 2 bên sườn, cửa quần may khóa kéo bằng nhựa cùng màu, đầu cạp có móc và cúc nhựa hãm bên trong; thân sau có chít 2 bên cạp quần.

2. Bộ quần áo thu đông

a) Áo thu đông nam

Màu xanh sẫm.

Kiểu áo khóa ngoài, cổ bẻ chữ K, nẹp áo cài 4 cúc; thân trước có 2 túi ốp ngoài, giữa bản túi có đố túi, góc đáy túi trên, nắp túi giữa vát nhọn, hai cạnh góc vuông, thân sau có sống sau và xẻ sau; 2 bên vai có gắn bật vai để đeo cấp hiệu; tay áo thiết kế kiểu tay áo vest, có bác tay; đính cúc nhựa cùng màu vải; bên trong có lót áo cùng màu vải, thân áo được ép mex mùng.

b) Áo thu đông nữ

Màu xanh sẫm.

Kiểu áo khóa ngoài, cổ bẻ chữ K, nẹp áo cài 4 cúc; thân trước có 2 túi ốp dưới, giữa bản túi có đố túi, góc đáy túi trên, nắp túi giữa vát nhọn, hai cạnh góc vuông, thân sau có xẻ sau và sống sau; 2 bên vai có gắn bật vai để đeo cấp hiệu; tay áo thiết kế kiểu tay áo vest, có bác tay; đính cúc nhựa cùng màu; vải bên trong có lót cùng màu vải áo và có 1 túi lót chạy dọc theo nẹp áo; thân áo được ép mex mùng.

c) Quần thu đông nam, nữ

Màu sắc và kiểu dáng như đối với quần xuân hè nam, nữ.

3. Áo bông

a) Áo bông nam

Màu xanh sẫm.

Kiểu áo bông 3 lớp, cổ bẻ có kéo khóa ở giữa cổ; thân trước có hai túi ốp trên có nắp, bản túi có đố túi ở giữa, góc túi tròn, nắp túi có sòi nhọn ở giữa, hai cạnh nắp góc vuông, bên dưới có hai túi bổ chéo ở hai bên; áo có bật vai ở hai bên để đeo cấp hiệu; tay áo có sống tay, bụng tay, gấu tay áo có cá tay; thân sau có cầu vai làm xúp; sườn áo có chặn đỉa sườn, có dây đai thắt, có khóa nhựa ở đai áo; bên trong áo có bông trần ở thân trước, thân sau, tay áo, hai bên lót thân trước có bổ túi lót kéo khóa, bên trong cửa tay áo có bo mút cửa tay; nẹp áo bên trong kéo khóa, bên ngoài có 4 cúc nhựa cài ngoài áo cùng màu vải.

b) Áo bông nữ

Màu xanh sẫm.

Kiểu áo bông 3 lớp, cổ bẻ có kéo khóa ở giữa cổ; thân có 2 túi bổ chéo ở dưới eo áo; vai áo có bật vai để đeo cấp hiệu; tay áo kiểu vest có cá tay; thân sau có đề cúp thân sau, eo áo có chun ngầm, có cúc tăng giảm eo theo cỡ người; bên trong áo có lót bông trần, bên trong thân trước có túi lót, gấu tay áo bên trong có bo mút của tay chắn gió; nẹp áo kéo khóa, cài cúc cùng màu vải bên ngoài.

4. Phụ kiện kèm theo đồng phục

a) Phù hiệu (Mẫu số 1): Hình tròn nền xanh cô ban, đường kính 35 mm, chính giữa có hình ngôi sao vàng nền đỏ, hai bên ngôi sao in hình lá cây màu vàng, phía dưới hình bánh xe công lý có in chữ “BẢO VỆ RỪNG”. Phù hiệu bảo vệ rừng gắn trên mũ.

b) Cấp hiệu (Mẫu số 2):

- Chất liệu: bằng dây dệt sợi, màu xanh cô ban.

- Kiểu cầu vai hình đa giác; kích thước chiều dài là 130 mm, chiều rộng phần đuôi là 55 mm, chiều rộng phần đầu cầu vai là 45 mm. Phần đầu cầu vai có gắn chốt kim loại màu vàng có chữ BVR, phần đuôi cầu vai có gắn vạch đỏ ngang rộng 5 mm. Cấp hiệu có 3 vạch là Đội trưởng bảo vệ rừng, có 2 vạch là nhân viên bảo vệ rừng có thời gian làm việc từ 5 năm trở lên, có 1 vạch là nhân viên bảo vệ rừng có thời gian làm việc dưới 5 năm. Cấp hiệu gắn trên cầu vai áo.

c) Mũ cối: Mũ cối có phần cốt được làm bằng nhựa tổng hợp, độ cứng phần cốt mũ đảm bảo chịu được nước, ẩm ướt không bị mủn; vải lợp mũ màu xanh sẫm; quai mũ có chất liệu da thuộc hoặc nhựa tái sinh; phía trước mũ có ô gắn phù hiệu.

d) Dây lưng: Bằng da màu nâu sẫm, bản rộng 35 mm; kiểu khoá có chốt cố định phía trong, làm bằng kim loại màu vàng, ở giữa mặt khoá có in chữ BVR.

đ) Bộ quần áo mưa: Chất liệu nilon, áo riêng, quần riêng.

e) Tất chân: Chất liệu nilon hoặc dệt kim.

g) Giầy da: Chất liệu da màu đen, thấp cổ, có dây buộc.

h) Giầy đi rừng: Bằng vải màu xanh sẫm, kiểu cao cổ, buộc dây để bảo vệ mắt cá chân, chống sai khớp chân khi trượt ngã trong khi đi rừng.

II. SỐ LƯỢNG, NIÊN HẠN SỬ DỤNG

TT

Tên

S lượng

Niên hn sử dụng

Ghi chú

1

Bộ quần áo xuân hè

02 bộ

01 năm

Cấp lần đầu 2 bộ

2

Bộ quần áo thu đông

01 bộ

02 năm

Cấp lần đầu 2 bộ

3

Áo bông

01 bộ

03 năm

4

Phù hiệu

01 chiếc

02 năm

Cấp theo mũ

5

Cấp hiệu

01 bộ

01 năm

6

Mũ cối

01 chiếc

01 năm

7

Dây lưng

01 chiếc

02 năm

8

Bộ quần áo mưa

01 bộ

02 năm

9

Tất chân

02 đôi

01 năm

10

Giầy da

01 đôi

02 năm

11

Giầy đi rừng

02 đôi

01 năm

Tùy theo điều kiện thực tế và khí hậu của từng khu vực, chủ rừng quyết định việc cấp phát đồng phục cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách theo số lượng, niên hạn sử dụng cho phù hợp.

III. MẪU PHÙ HIỆU, CẤP HIỆU CỦA LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ RỪNG

MẪU SỐ 1. PHÙ HIỆU

MẪU SỐ 2. CẤP HIỆU

ĐỘI TRƯỞNG BẢO VỆ RỪNG

NHÂN VIÊN BẢO VỆ RỪNG CÓ THỜI GIAN LÀM VIỆC TỪ 5 NĂM TRỞ LÊN

NHÂN VIÊN BẢO VỆ RỪNG CÓ THỜI GIAN LÀM VIỆC DƯỚI 5 NĂM

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No: 01/2019/ND-CP

Hanoi, January 01 2019

 

DECREE

ON FOREST RANGERS AND FOREST PROTECTION FORCES OF FOREST OWNERS

Pursuant to Law on the Government organization dated June 19 2015;

Pursuant to Law on Forestry dated November 15 2017;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment;

The Government promulgates a Decree on forest rangers and forest protection forces of forest owners.

Chapter I.

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree stipulates the tasks, power, organization, equipment for operating and benefits for forest rangers and tasks, power, equipment for operating and benefits for forest protection forces of forest owners.

Article 2. Regulated entities

This Decree applies to forest rangers, forest protection forces of forest owners and agencies, organizations, individuals related to the activities thereof.

Chapter II.

TASKS, POWER, ORGANIZATION, AND BENEFITS FOR FOREST RANGERS

Section 1: TASKS AND POWER OF FOREST RANGERS

Article 3: Tasks and power of the central forest ranger organizations

1. Advising the head of the agency to assist the Minister of Agriculture and Rural Development in performing the governmental management of forestry and formulating programs, plans for forest protection and management, forest fire safety, ensuring the compliance with law on forestry.

2. Directing, guiding and examining the performance of forest management, protection and forest fire safety, prevention and control of violations and ensuring the implementation of law on forestry nationwide as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Inspecting the development of forest, stocktaking, allocating, leasing, withdrawing, converting and repurposing forest;

c) Organize prevention of violations against regulations on forest management, protection and exploitation; transporting, trading, storing and processing forest products in accordance with law;

d) Organize protection of specialized, protection forests and public forests that the State has not allocated or leased out;

dd) Tracking activities of raising, planting of forest animals and plants; tracing and verifying origins of forest products;

e) Implementing methods of forest fire safety; forming specialized forces of fire safety;

g) Handling administrative violations and applying measures to prevent such violations; initiating prosecution and investigation into violations related to forestry in accordance with law.

h) Managing and using issued weapons, combat gear, uniforms, facilities and professional equipment nationwide in according with law.

3. Organize performance of tasks relevant to forest management, protection and forest fire safety, prevention and control of violations and ensuring the implementation of law on forestry nationwide as follows:

a) Cooperating with forest owners in implementing methods of forest management, protection and forest fire safety and ensuring the compliance with law of specialized, protection forests under the management of the Central;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Monitoring, forecasting and warning of forest fire nationwide; forming specialized forces of forest fire safety at important zones;

d) Managing database of forest management and protection, handling violation, inspection of forest development, forest fire safety and other related database within managing field;

dd) Disseminating, broadcasting, educating on law on forestry;

e) Provide professional training for forest rangers and forest protection forces of forest owners nationwide;

g) Implementing international cooperation in forest protection, forest fire safety, prevention of illegal trading of forest products at borders in accordance with assignment from competent authorities and provisions of law;

h) Managing and using issued weapons, combat gear, uniforms, facilities and professional equipment in according with law; establishing plans of providing professional equipment for forest management and protection, forest fire safety and ensuring the compliance with law on forestry.

i) Researching and applying technology to the forest management and protection, forest fire safety and forest product traceability.

4. Managing, directing regional branches of forest rangers to perform tasks of forest management and protection, ensuring the compliance with law on forestry and forming specialized forces of forest fire safety in managing areas.

5. Perform other tasks as assigned by law and competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Advising the manager of specialized department to help the head of provincial People’s Committees in performing the governmental management of forestry as follows:

a) Formulating programs, plans for forest protection and management, forest fire safety, ensuring the compliance with law on forestry.

b) Cooperating with other local agencies, organizations to protect vacant public forests;

b) Allocating, leasing, withdrawing, converting and repurposing forest in accordance with law.

2. Directing, guiding and examining the performance of forest management, protection and forest fire safety, prevention and control of violations and ensuring the implementation of law on forestry in managing areas as follows:

a) Formulating programs, plans for forest protection and management, forest fire safety, ensuring the compliance with law on forestry.

b) Inspecting the development of forest, stocktaking, allocating, leasing, withdrawing, converting and repurposing forest in accordance with law;

b) Managing and protecting forests, forming and implementing plans of forest owners on forest fire safety;

d) Taking actions against of violations of forest management, protection and exploitation; transporting, trading and storing forest products; verifying origins of forest products from forest product trading, processing, exporting and importing establishments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Performing tasks of forest management, protection and forest fire safety, prevention and control of violations and ensuring the implementation of law on forestry in managing areas as follows:

a) Implementing legislative documents, programs, plans for forest management, protection, forest fire safety and ensuring the compliance with law on forestry within assigned scopes.

b) Cooperating with forest owners to implement methods of forest management, protection and forest fire safety and ensuring the compliance with law on forestry ; conserving natural resources, forest biodiversity in accordance with law;

c) Monitoring, forecasting and warning of forest fire; gathering forces and facilities to cooperate with forest owners and authorities in extinguishing fire; in necessary cases, advising the competent authorities to mobilize local forces and facilities for firefighting;

d) Forming specialized forces of forest fire safety; inspecting the safety on fire prevention and firefighting;

dd) Taking preventing measures and ensuring the compliance with law on forestry; handling administrative violations and applying measures to prevent such violations; initiating prosecution and investigation into violations related to forestry in accordance with law.

e) Disseminating, educating on law on forestry;

g) Provide professional training for forest rangers and forest protection forces of forest owners;

h) Managing and using issued weapons, combat gear, uniforms, facilities and professional equipment in according with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Performing other tasks as assigned by law and competent authorities.

Article 5: Tasks and power of forest ranger organizations of districts

1. Advising the head of provincial forest ranger organizations and the Chairman of district People’s Committee to perform the following tasks:

a) Formulating programs, plans for forest protection and management, forest fire safety, ensuring the compliance with law on forestry in managing areas.

b) Cooperating with other local agencies, organizations to protect vacant public forests ;

c) Allocating, leasing, withdrawing forest to households, individuals and communities.

2. Performing tasks of forest management, protection and forest fire safety, prevention and control of violations and ensuring the implementation of law on forestry on managing area as follows:

a) Implementing legislative documents, programs, plans for forest management, protection, forest fire safety and ensuring the compliance with law on forestry.

b) Instructing, examining the formulation of forest owners’ plans for managing and protecting forests, preventive measures and methods of firefighting; cooperating with forest owners to implement methods of forest management, protection and forest fire safety and ensuring the compliance with law on forestry in managing areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Training, providing guidance on skills of forest fire safety to grassroots civilian groups of forest protection; forming civilian groups of forest fire safety and forest protection;

dd) Timely forecasting and warning of fire; applying preventive measures of fire; advising the competent authorities to mobilize local forces and facilities for firefighting;

e) Examining and verifying origins of forest products; inspecting the transportation, processing, trading, planting and raising of forest plants and animals in accordance with law;

g) Taking preventing measures and ensuring the compliance with law on forestry; handling administrative violations and applying measures to prevent such violations; initiating prosecution and investigation into violations related to forestry in accordance with law.

h) Disseminating law and educating people to raise awareness of forest management, protection and development;

i) Managing and using issued weapons, combat gear, uniforms, facilities and professional equipment in according with law.

k) Periodically and on-demand reporting to competent authorities.

3. Directing and managing local forest rangers stations and officers to advice and assist the Chairman of Commune People's Committee in the implementation of legislative documents, programs, plans for forest management, protection, and forest fire safety and ensuring the compliance with law on forestry.

4. Perform other tasks as assigned by law and competent authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Formulating programs, plans for forest protection, forest fire safety, the implementation of law on forestry within assigned scopes of the management boards of reserve, protective forests.

2. Cooperating with management boards of reserve, protective forests, district units of forest rangers and related authorities on the formulation of cooperation, implementation regime, plans of forest management, protection and forest fire safety, prevention and control of violations within assigned scopes to ensure the implementation of law on forestry.

3. Handling administrative violations and applying measures to prevent such violations; initiating prosecution and investigation into violations related to forestry in accordance with assigned scopes and law.

4. Disseminating law and educating people in the area to raise the awareness of protecting forest and forest fire safety.

5. Tracking information of forecasting and warning of forest fire; cooperating with management boards of specialized, protection forests and local authorities to perform forest fire safety measures; in necessary cases, reporting the situation to competent authority for mobilization of forces, facilities in firefighting.

6. Managing and using issued weapons, combat gear, uniforms, facilities and professional equipment in according with law.

7. Periodically and on-demand reporting to competent authorities.

8. Perform other tasks as assigned by law and competent authorities.

Article 7: Tasks and power of forest rangers

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Requesting concerning agencies, organizations, individuals to provide necessary information, documents or evidence; examining illegal storage of forest products, seizure, temporary seizure evidence , check means of transport for illegal carry of forest products in accordance with provided competence and law.

3. Handling administrative violations and applying measures to prevent such violations. Heads of the central forest ranger organizations, provincial forest ranger organizations, forest ranger organizations of districts and units of specialized, protection forests has the competence of initiate prosecution and investigation into violations related to forestry in accordance with law.

4. Using issued weapons, combat gear, uniforms, facilities and professional equipment in according with law.

5. Performing other assigned tasks in accordance with law.

Section 2. FOREST RANGER ORGANIZATIONS

Article 8: Central forest ranger organization

The Central forest ranger organization is an administrative unit affiliated to the general offices that advices and assists the Ministry of Agriculture and Rural Development in performing the governmental management of forestry.

Article 9: Provincial forest ranger organizations

A Forest ranger organization of a district is an administrative unit affiliated to the specialized department of a provincial People’s Committee that advices and assists the provincial People’s Committee in performing the governmental management of forestry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A district unit of forest rangers is an administrative unit affiliated to the provincial sub-department of forest rangers

2. Criteria for the establishment of a district unit of forest rangers:

a) The area of the protecting forest is at least 3.000 hectares;

b) The area of the protecting forest is lesser than 3.000 hectares yet the establishment of such unit is for the management and protection of the forest, ensuring the compliance with law on forestry, forest fire safety, the development and use of the forest in processing, trading and other forestry activities in the area.

c) In case of not meeting the requirements specified in point a, b of this clause, the inter-district unit of forest rangers shall be established.

3. Based on the criteria for the establishment of district units of forest rangers and requirements of managing ,protecting local forests and other forestry activities, provincial People’s Committees shall decide the establishment, rearrangement and dissolution of such units and inter-district units.

Article 11: Organization of units of forest rangers of specialized, protection forests

1. Units of forest rangers at government specialized, protection forests are administrative units affiliated to the Central forest ranger organization; units of forest rangers of specialized, protection forests are administrative units affiliated to provincial forest ranger organizations.

2. Criteria for the establishment of units of forest rangers of specialized, protection forests:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Units of forest rangers of protection forests are established at headwater protection forests, wind/sand shielding protection forests and tide shielding or sea encroachment prevention protection forests with the area of at least 20.000 hectares;

3. Based on the criteria for the establishment of units of forest rangers of specialized, protection forests and requirements of managing and protecting forests, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide the establishment, rearrangement, dissolution of such units affiliated to the Government; provincial People’s Committees shall decide such matters of such units affiliated to provincial departments of forest rangers.

SECTION 3: EQUIPMENT FOR OPERATING AND BENEFITS FOR FOREST RANGERS

Article 12: Equipment for operating of forest rangers

1. Forest rangers shall be uniformly equipped with forest rangers uniforms, badge, stripes, flags, and forest rangers’ identity cards.

Uniforms of forest rangers consist of three types for use in winter, summer, formal occasions and accessories;

b) Forest rangers badges pinned on caps;

c) Forest protection insignia pinned on the left sleeve;

d) Forest rangers stripes pinned on shoulder-straps or collars;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Flag with forest rangers’ symbol used in meetings celebrating the anniversary of the force’s establishment or in ceremonies of awarding from the Party or the Government to the force.

g) Forest rangers’ identity cards are issued to forest rangers to perform their tasks and power in accordance with law and prove that they are officers on duty.

To issue together with this Decree the Appendix I on forest rangers uniforms, badge, stripes, flags, and the form of forest rangers’ identity card.

2. Forest rangers are provided with weapons and combat gear for use in accordance with law; are equipped with modern facilities and professional equipment for the forest management, inspection, forest fire safety, patrol, examination and handling violations in forestry.

3. Funds for operation of forest rangers are allocated from the State budget and other sources in accordance with law.

a) The State budget shall provide funding for the daily operation and provision of weapons, combat gear, facilities, professional equipment and uniforms of forest rangers units which are affiliated to the Government;

b) The provincial budget shall provide funding for the daily operation and provision of weapons, combat gear, facilities, professional equipment and uniforms of forest rangers units which are under the management of that locality.

Article 13: Benefits for forest rangers

1. Forest rangers shall be paid according to their grades, ranks, titles and other benefits in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

TASKS, POWER, EQUIPMENT AND BENEFITS FOR FOREST PROTECTION FORCES OF FOREST OWNERS

Article 14. Tasks and power of forest protection forces of forest owners

1. Patrolling, inspecting the protection of forests and land forests for forestry; implementing preventive measures of deforestation, forest encroachment, illegal exploitation and other violations of forest management and protection in managing areas.

2. Implementing measures for assurance forest fire safety and fire fighting plans where
necessary; encourage people in the area to participate in protection of forests, assurance of fire safety, and forest fire fighting.

3. Promptly reporting the situation of forest protection to forest owners and related forest rangers units; complying with the direction and management of forest owners and the inspection, guidance about skill of forest rangers authorities; complying with regulations of law when being on duty.

4. Carry out inspections and take actions against violations of forest management, protection and development, forest product management; filing initial report; protecting the scene and evidence, timely reporting the situation to competent individuals or authorities for handling in accordance with law.

5. Using issued weapons, combat gear, uniforms, facilities and professional equipment in according with law.

6. Perform other tasks assigned by forest owners.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Management boards of specialized, protection forests which do not establish units of forest rangers and enterprises, organizations unaffiliated with armed forces whose forests are allocated or leased by the Government can establish forest protection forces of forest owners.

2. Forest protection forces of forest owners consist of public employees and contracted employees; the number of such employees in the force shall comply with law.

Article 16. Equipment and benefits for forest protection forces of forest owners

1. Forest protection forces of forest owners shall be equipped combat gear, facilities, professional equipment, protective equipment and other necessary devices for forest protection and fire safety as well as uniforms specified in Appendix II of this Decree.

2. Benefits of forest owners to forest protection forces are as follows:

a) Public employees of forest protection forces of forest owners are entitled to wages and other benefits in accordance with law.

b) Contracted employees are entitled to wages and other benefits by forest owners in accordance with signed labor contract and law.

3. Forest protection forces shall be provided with professional skills of forest management, protection and development with the focus on forest patrolling and examining, fire prevention and fighting, pest prevention and elimination, taking preventive measures and actions against violations of law on forestry and the management and use of combat gear in accordance with lawsoft.

4. Funding for operation of forest protection forces:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Forest owners that are not public service providers shall provide funding for their own forest protection forces in accordance with law.

Article 17. Responsibilities of forest owners to forest protection forces thereof

2. Provide adequate funding, wages, other benefits as well as facilities, professional equipment, combat gear, uniforms and training courses for the force responsible for protecting forests in accordance with law.

Chapter IV.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18. Responsibilities of relevant authorities, units:

1. Responsibilities of the Minister of Natural Resources and Environment are as follows:

Providing uniform instructions, examining, inspecting the performance of forest rangers nationwide;

b) Cooperating with related ministries, branches in stipulating the standard of professional skills of forest rangers; cooperating in advising competent authorities on benefits of forest rangers and forest protection forces of forest owners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Responsibilities of relevant authorities, units are as follows:

Based on the assigned tasks, functions and scopes, relevant authorities, units shall cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in implementing provisions of this Decree.

3. Responsibilities of provincial People’s Committees are as follows:

a) Directing, examining and inspecting the performance of local forest rangers and forest protection forces of forest owners;

b) Directing district People’s Committees to implement measures of management and protection for local forests; cooperating with forest rangers, forest protection forces of forest owners and related agencies, organizations, individuals; mobilizing forces, facilities of organizations, individuals according to assigned scopes so as to protect forests, prevent and fight forest fire;

c) Managing payroll, ensuring funds and other operating conditions of forest rangers and forest protection forces of forest owners which are affiliated to local public service providers in accordance with regulations.

Article 19. Entry in force

1. This Decree takes effect on February 15 2019.

2. Decree No.119/2006/ND-CP dated October 16 2006 by the Government on the organization and activities of forest rangers and Decision No. 44/2016/QD-TTg dated October 19 2016 by the Government on forest protection forces of forest owners shall be invalidated from the effective date of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Transition provisions

When a forest ranger department of the management board of a specialized forest or protection forest is converted into a forest protection force in accordance with Article 15 of this Decree, the wages, seniority allowance, occupation-based allowance of the public employees that worked as forest rangers shall remain unchanged when they are moved to the forest protection force until the replacement of current policies.

Article 21. Implementation organizations

Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of agencies affiliated to the Government, Presidents of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


70.345

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.25.248
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!