Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu

Số hiệu: 38/2018/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 20/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

09 sai sót được chấp nhận trên chứng từ chứng nhận xuất xứ HH

Theo Thông tư 38/2018/TT-BTC thì cơ quan Hải quan vẫn chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (XXHH) trong 09 trường hợp sau:

- Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung;

- Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;

- Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận XXHH và chữ ký mẫu;

- Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận XXHH và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);

- Khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho hải quan với mẫu C/O theo quy định;

- Khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận XXHH;

- Khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận XXHH và các chứng từ khác;

- Sự khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận XXHH với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất XXHH và hàng hóa thực tế nhập khẩu phải phù hợp với mô tả hàng hóa trên chứng từ;

- Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên được TCHQ  thông báo.

Thông tư 38/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/6/2018.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2018/TT-BTC

Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định hồ sơ xác định trước xuất xứ, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục, nội dung kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người khai hải quan.

2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.

3. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

4. Tổ chức, cá nhân khác có quyền và nghĩa vụ liên quan đến xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương II

HỒ SƠ XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ, NỘP CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 3. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước xuất xứ đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây gọi là Nghị định số 08/2015/NĐ-CP), khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/04/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 59/2018/NĐ-CP) gửi hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa đến Tổng cục Hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, gồm:

a) Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 01/CT/XĐTXX/GSQL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản kê nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng hóa gồm các thông tin: tên hàng, mã số hàng hóa, xuất xứ nguyên liệu, vật tư cấu thành sản phẩm, giá CIF hoặc giá tương đương của nguyên liệu, vật tư do nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu cung cấp: 01 bản chụp;

c) Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất hàng hóa hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cung cấp: 01 bản chụp;

d) Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.

Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan nộp 01 bộ hồ sơ giấy đến Tổng cục Hải quan gồm các chứng từ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này và Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 02/XĐTXX/GSQL Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Thủ tục xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CPkhoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP.

Điều 4. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan

1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP), gồm:

a) Hàng hóa có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam, người khai hải quan muốn được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt thì phải nộp cho cơ quan hải quan một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau đây theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

a.1) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là C/O): 01 bản chính mang dòng chữ “ORIGINAL”, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; hoặc

a.2) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ: 01 bản chính;

b) Hàng hóa thuộc diện phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên; hàng hóa đang được thông báo nghi ngờ nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trong danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O;

c) Hàng hóa thuộc diện Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O;

d) Hàng hóa thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng, để xác định hàng hóa không thuộc diện áp dụng các thuế này, người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan: 01 bản chính C/O.

Hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo công bố của các bộ quản lý chuyên ngành, Bộ Tài chính.

2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải nộp cho cơ quan hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 24 Luật Hải quan thực hiện theo Danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tài chính công bố quyết định điều chỉnh Danh mục này.

3. Trường hợp sử dụng C/O điện tử được truyền qua Cổng thông tin một cửa quốc gia thì người khai hải quan không phải nộp C/O bản giấy theo quy định của Điều này.

4. Trường hợp không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều này thì thực hiện như sau:

a) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi (MFN) hoặc thông thường và được thông quan theo quy định.

Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai bổ sung theo thuế suất ưu đãi đặc biệt; trường hợp số tiền thuế đã nộp lớn hơn số tiền thuế phải nộp được xử lý theo quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa;

b) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 và khoản 2 Điều này thì hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, người khai hải quan không nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhưng hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam kết luận hàng hóa đủ điều kiện nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu theo pháp luật chuyên ngành thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan theo quy định;

c) Trường hợp người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì hàng hóa phải áp dụng thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan đối với toàn bộ lô hàng và được thông quan theo quy định.

Điều 5. Khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

a) Đối với tờ khai hải quan điện tử: người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 38/2015/TT-BTC) được sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC (sau đây gọi là Thông tư số 39/2018/TT-BTC);

b) Đối với tờ khai hải quan giấy: người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

2. Trường hợp chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

a) Đối với tờ khai hải quan điện tử: tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ;

b) Đối với tờ khai hải quan giấy: tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC. Khi nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này, người khai hải quan khai bổ sung số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Mẫu số 03/KBS/GSQL Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Điều 6. Các trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Hàng hóa xuất khẩu.

2. Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này nhưng người khai hải quan đề nghị nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan và thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này thì cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Điều 7. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

1. Đối với hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này:

a) Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan;

b) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu EAV, người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu có C/O mẫu VK (KV), trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;

c) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai thuế suất MFN, không áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan xác định lại mã số HS hoặc người khai hải quan tự phát hiện khai bổ sung mã số HS dẫn đến thay đổi thuế suất thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung mã số HS sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện sai sót. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật;

Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản này nếu người khai hải quan đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản này hoặc đã nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản này và đã được cơ quan hải quan kiểm tra, xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi tiến hành kiểm tra sau thông quan, thanh tra theo quy định, cơ quan hải quan đối chiếu với kết quả kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt nếu việc xác định lại mã số HS không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa đã kiểm tra, xác định trước đó.

d) Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Sau khi hàng hóa đã thông quan, cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan xác định hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư dẫn đến thay đổi nghĩa vụ thuế nhập khẩu, người khai hải quan được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn còn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được xem xét áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan nộp hồ sơ khai bổ sung sau khi cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư. Việc xử lý vi phạm thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hàng hóa quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này, người khai hải quan nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

3. Đối với hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên:

a) Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cùng thời hạn với thời hạn nộp thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chậm nhất là ngày thứ mười của tháng kế tiếp;

b) Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

Cơ quan hải quan tiếp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thực hiện kiểm tra theo quy định.

4. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan phải còn trong thời hạn hiệu lực bao gồm cả chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp mới thay thế, sửa lỗi, cấp sau hoặc bản sao chứng thực theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

5. Thời điểm làm thủ tục hải quan được xác định từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm thông quan hàng hóa. Trường hợp giải phóng hàng thì thời điểm làm thủ tục hải quan được xác định từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan đến thời điểm giải phóng hàng.

Chương III

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Điều 8. Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

1. Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trên cơ sở kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa (kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng đối với hàng hóa thuộc trường hợp phải kiểm tra thực tế trong thông quan hoặc còn điều kiện kiểm tra thực tế sau khi hàng hóa đã được thông quan).

2. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng theo nội dung khai của người khai hải quan thì thực hiện xử lý vi phạm theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC; trường hợp có đủ căn cứ xác định hàng hóa xuất khẩu gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan xử lý theo quy định.

Trường hợp Chi cục Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa (khác với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan) có đủ căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa không đúng với nội dung khai của người khai hải quan thì thực hiện xử phạt vi phạm theo quy định và chuyển kết quả xử lý cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

3. Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc trên cơ sở thông tin cảnh báo về chuyển tải bất hợp pháp thì thực hiện như sau:

a) Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, gồm:

a.1) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chụp; hoặc

a.2) Quy trình sản xuất: 01 bản chụp; và

a.2.1) Bảng kê chi phí chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, trị giá sản phẩm đầu ra kèm hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: 01 bản chụp; hoặc

a.2.2) Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: 01 bản chụp;

b) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan đề nghị cung cấp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, người khai hải quan có trách nhiệm gửi các chứng từ này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan cung cấp bản giấy các chứng từ quy định tại điểm a khoản này cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;

c) Trường hợp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, có dấu hiệu nghi ngờ người khai hải quan tẩu tán hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thì báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra ngay tại cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 10 Thông tư này hoặc xác minh tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

d) Trường hợp người khai hải quan không xuất trình được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc xuất trình không đúng thời hạn quy định tại điểm b khoản này hoặc chứng từ cung cấp không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo, đề xuất Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

4. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu được thực hiện thủ tục hải quan, thông quan theo quy định.

Điều 9. Thủ tục xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

1. Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan gửi đề nghị xác minh kèm theo các thông tin nghi vấn liên quan đến xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy.

2. Trường hợp nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, trong thời hạn 03 ngày làm việc, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo kết quả xác minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý theo quy định và thông báo cho người khai hải quan biết, đồng thời báo cáo kết quả xác minh về Tổng cục Hải quan.

3. Trường hợp không nhận được kết quả xác minh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày gửi văn bản đề nghị xác minh, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 10. Thủ tục kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu

1. Ban hành Quyết định kiểm tra

a) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Quyết định kiểm tra được gửi cho người sản xuất thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi trực tiếp bằng thư bảo đảm hoặc fax cho người sản xuất trong thời hạn chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.

Trong thời hạn chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày kiểm tra ghi trên Quyết định kiểm tra, trường hợp nhận được văn bản của người sản xuất đề nghị thay đổi thời gian kiểm tra thì người ban hành Quyết định kiểm tra có thể xem xét quyết định thay đổi 01 lần theo đề nghị của người sản xuất. Ngày kiểm tra là ngày ghi trên Quyết định thay đổi thời gian kiểm tra gửi cho người sản xuất;

c) Trường hợp cơ sở sản xuất không thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan hoặc người xuất khẩu không phải là người sản xuất, Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan báo cáo Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương để tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định.

2. Thời gian kiểm tra tại cơ sở sản xuất không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra ghi trên quyết định kiểm tra. Trường hợp phức tạp, người ban hành quyết định kiểm tra gia hạn thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp người sản xuất không chấp hành quyết định kiểm tra hoặc không giải trình, cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu theo đề nghị của cơ quan hải quan thì cơ quan hải quan tiến hành xử lý vi phạm theo quy định.

3. Nội dung kiểm tra

a) Kiểm tra các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng gia công (nếu là gia công cho thương nhân nước ngoài) hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, vật tư trong nước (nếu mua trong nước); giấy phép xuất khẩu (nếu có); bảng kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định; bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác; các chứng từ, tài liệu, dữ liệu khác có liên quan;

b) Kiểm tra quy trình sản xuất.

Đối với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan không yêu cầu người sản xuất xuất trình bản giấy.

4. Lập biên bản kiểm tra

Toàn bộ quá trình, nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng Biên bản kiểm tra giữa đại diện theo pháp luật của người sản xuất và đoàn kiểm tra.

5. Kết quả kiểm tra

a) Cơ quan hải quan gửi kết quả kiểm tra thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan cho người sản xuất chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra để người sản xuất biết, giải trình; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy;

b) Người sản xuất gửi nội dung giải trình tới cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra; trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì gửi bằng văn bản giấy. Quá thời hạn này mà cơ quan hải quan không nhận được ý kiến giải trình, cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ hiện có để xử lý theo quy định;

c) Đối với trường hợp phức tạp, chưa đủ cơ sở kết luận, cơ quan hải quan có thể lấy ý kiến chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra.

Điều 11. Xử lý kết quả kiểm tra, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu

1. Trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu, kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình của người khai hải quan đủ cơ sở chứng minh nội dung khai xuất xứ hàng hóa là phù hợp thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan về xuất xứ hàng hóa.

2. Trường hợp thông tin, hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu, kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình của người khai hải quan không đủ cơ sở chứng minh nội dung khai xuất xứ hàng hóa là phù hợp, cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ hiện có để xử lý theo quy định và yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung xuất xứ chính xác theo kết quả kiểm tra, xác minh, xác định xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan.

3. Trường hợp có cơ sở nghi ngờ người khai hải quan khai xuất xứ hàng hóa không chính xác để chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ hoặc các biện pháp phòng vệ thương mại khác thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương để xử lý theo quy định.

Điều 12. Kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

1. Thẩm quyền, trình tự thủ tục kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Đối với xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, người có thẩm quyền xác minh là người ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan.

2. Nội dung, cách thức và xử lý kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Chương IV

KIỂM TRA, XÁC ĐỊNH, XÁC MINH XUẤT XỨ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Điều 13. Căn cứ kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu căn cứ quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa; Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của Bộ Công Thương; nội dung khai của người khai hải quan, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu (kiểm tra thực tế hàng hóa áp dụng đối với hàng hóa thuộc trường hợp phải kiểm tra thực tế trong thông quan hoặc còn điều kiện kiểm tra thực tế sau khi hàng hóa đã được thông quan).

Điều 14. Kiểm tra hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

1. Khi kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra để xác định các tiêu chí phải được khai đầy đủ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các tiêu chí khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải phù hợp với chứng từ khác trong hồ sơ hải quan. Người khai hải quan không được tự ý sửa chữa các nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trừ trường hợp việc sửa chữa do chính cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo quy định pháp luật và quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp hoặc phát hành theo các hình thức sau:

a) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này ở dạng chứng từ giấy hoặc điện tử;

b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải ở dạng chứng từ giấy.

3. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải có chữ ký của người sản xuất hoặc người xuất khẩu, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác hoặc chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp dưới dạng điện tử truyền qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Điều 15. Kiểm tra nội dung trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thuộc trường hợp phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, cơ quan hải quan kiểm tra việc khai đầy đủ các tiêu chí sau trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

a) Người xuất khẩu;

b) Người nhập khẩu;

c) Phương tiện vận tải;

d) Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa;

đ) Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa;

e) Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa;

g) Ngày/tháng/năm cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

h) Chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam, cơ quan hải quan kiểm tra các tiêu chí phải được khai đầy đủ, hợp lệ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo đúng mẫu quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng thì cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với phần hàng hóa thực nhập khẩu.

4. Trường hợp số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế hàng hóa nhập khẩu vượt quá số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận cho hưởng ưu đãi đối với số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

5. Đối với hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành, cơ quan hải quan kiểm tra trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa các thông tin về tên, nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ của Công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba và thông tin về hóa đơn bên thứ ba theo quy định tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

6. Các trường hợp khác biệt nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp có sai sót nhỏ hoặc khác biệt nhỏ giữa nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan nếu những sai sót, khác biệt này phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu, gồm:

a) Lỗi chính tả hoặc đánh máy không làm thay đổi nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

b) Khác biệt trong cách đánh dấu tại các ô trên C/O: đánh dấu bằng máy hoặc bằng tay, đánh dấu bằng “x” hay “√”;

c) Khác biệt nhỏ giữa chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chữ ký mẫu;

d) Khác biệt về đơn vị đo lường trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan (như tờ khai hải quan, hóa đơn, vận tải đơn);

đ) Sự khác biệt giữa khổ giấy của C/O nộp cho cơ quan hải quan với mẫu C/O theo quy định;

e) Sự khác biệt về màu mực của các nội dung khai trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

g) Sự khác biệt nhỏ trong mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và các chứng từ khác;

h) Sự khác biệt mã số trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa với mã số trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu nhưng không làm thay đổi bản chất xuất xứ hàng hóa và hàng hóa thực tế nhập khẩu phải phù hợp với mô tả hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

i) Các khác biệt nhỏ khác theo thỏa thuận tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được Tổng cục Hải quan thông báo.

Điều 16. Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ

1. Cơ quan hải quan chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được cấp trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước trung gian đến Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Đối với trường hợp quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 4 Thông tư này, cơ quan hải quan chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng với điều kiện Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được cấp bởi nước trung gian là thành viên của Hiệp định Thương mại tự do.

2. Các thông tin về xuất xứ hàng hóa phải thể hiện đầy đủ tại các tiêu chí trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng. Việc kiểm tra Giấy chứng chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng được thực hiện như đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại Thông tư này.

Điều 17. Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa từ đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế và đăng ký nhiều tờ khai hải quan cho một lô hàng

1. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do người khai hải quan nộp tại thời điểm làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa từ đối tượng miễn thuế, không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Trường hợp người khai hải quan đã nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu, cơ quan hải quan kiểm tra, xác định xuất xứ và đối chiếu với kết quả kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu ban đầu để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Người khai hải quan phải làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa tại Chi cục Hải quan đã đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Hàng hóa phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến (đảm bảo tính nguyên trạng về xuất xứ) kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

2. Trường hợp tại cùng một thời điểm, người khai hải quan đăng ký nhiều tờ khai với nhiều loại hình khác nhau tại 01 Chi cục Hải quan cho cùng một lô hàng được cấp chung một chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ quan hải quan kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để xác định xuất xứ hàng hóa và áp dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho toàn bộ hàng hóa nhập khẩu.

3. Việc kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 18. Kiểm tra điều kiện vận tải trực tiếp

1. Các trường hợp sau đây được coi là vận tải trực tiếp, trừ trường hợp có quy định khác tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

a) Vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu tới lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu;

b) Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, ngoài nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu hoặc nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

b.1) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải;

b.2) Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó;

b.3) Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ hàng hóa trong điều kiện tốt.

2. Các trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan:

a) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không phải là thành viên, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ để chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp;

b) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư này được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trung gian, không phải là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ để chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp.

3. Chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp:

Trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp, người khai hải quan nộp một trong các chứng từ sau, trừ trường hợp quy định khác tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

a) Chứng từ do cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó và chưa làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ: 01 bản chụp; hoặc

b) Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó; hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi Công ty con, Chi nhánh hay đại lý của Công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm Giấy ủy quyền của chính hãng vận tải: 01 bản chụp; hoặc

c) Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và thông tin tra cứu trên e-manifest trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi: 01 bản chụp.

Cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu chứng từ quy định tại khoản này do người khai hải quan cung cấp với các thông tin trong hồ sơ hải quan để xác định tính nguyên trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, người khai hải quan nộp cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan bản giấy các chứng từ trên.

Điều 19. Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

1. Trường hợp nội dung thông tin trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không phù hợp với nội dung khai của người khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan giải trình, chứng minh nội dung không phù hợp của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu nếu người khai hải quan không giải trình hoặc có giải trình nhưng chưa đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều này.

2. Trường hợp có nghi ngờ tiêu chí xuất xứ trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đề nghị người khai hải quan cung cấp các tài liệu sau đây để chứng minh thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:

a) Quy trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu: 01 bản chụp;

b) Bảng kê chi phí chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra và hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Tỷ lệ phần trăm của giá trị”: 01 bản chụp; hoặc

c) Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “Chuyển đổi mã số hàng hóa”: 01 bản chụp.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan yêu cầu, người khai hải quan không cung cấp các chứng từ chứng minh hoặc cung cấp các chứng từ chứng minh nhưng cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người khai hải quan có văn bản đề nghị cơ quan hải quan thực hiện xác minh thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều này.

Trường hợp Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi, cơ quan hải quan gửi đề nghị bằng văn bản giấy và người khai hải quan nộp bản giấy các chứng từ trên.

3. Trường hợp nghi ngờ về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan tiến hành xác minh theo khoản 4 Điều này.

4. Đối với các trường hợp cần xác minh tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này, Cục Hải quan tỉnh, thành phố báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan để Tổng cục Hải quan gửi văn bản kèm các thông tin đề nghị xác minh xuất xứ hàng hóa đến cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu hoặc người xuất khẩu, người sản xuất hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu để xác minh tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc tính chính xác của các thông tin liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

5. Trường hợp kết quả xác minh từ cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu chưa đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, Tổng cục Hải quan tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất của người sản xuất của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.

6. Quá trình xác minh (bao gồm cả việc đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và ra thông báo kết luận kiểm tra) được thực hiện trong thời hạn không quá một trăm tám mươi (180) ngày kể từ ngày Tổng cục Hải quan gửi văn bản đề nghị xác minh, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định thời gian xác minh dài hơn. Quá thời hạn này mà không nhận được kết quả xác minh, cơ quan hải quan thực hiện từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp cơ quan hải quan nhận thông báo kết quả xác minh quá thời hạn quy định tại Khoản này, cơ quan hải quan xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa căn cứ trên cơ sở kết quả xác minh, giải trình của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu. Giải trình của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan của nước xuất khẩu phải chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra và phải được gửi trực tiếp bằng văn bản đến Tổng cục Hải quan.

7. Trong thời gian chờ kết quả xác minh, người khai hải quan khai thuế theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường đối với trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc cơ quan hải quan áp dụng mức thuế suất nhập khẩu theo mức thuế suất đã áp dụng tại thời điểm làm thủ tục hải quan đối với trường hợp xác minh xuất xứ hàng hóa trong quá trình kiểm tra sau thông quan.

Điều 20. Kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu

1. Trước khi đi kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu, Tổng cục Hải quan tiến hành:

a) Gửi văn bản thông báo kế hoạch kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu tới người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra trực tiếp; cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu sẽ bị kiểm tra trực tiếp; cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên nơi sẽ bị kiểm tra trực tiếp và người nhập khẩu có hàng hóa cần phải kiểm tra;

b) Thông báo kế hoạch kiểm tra gồm các nội dung: tên, địa chỉ người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu sẽ bị kiểm tra trực tiếp; tên, địa chỉ cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên nơi sẽ bị kiểm tra trực tiếp; tên, địa chỉ người nhập khẩu; ngày dự kiến kiểm tra; phạm vi kiểm tra; nội dung kiểm tra; tên và chức danh của cán bộ kiểm tra.

2. Tổng cục Hải quan thực hiện kiểm tra sau khi nhận được văn bản chấp thuận của người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng bị kiểm tra trực tiếp hoặc cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu hoặc cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên nơi sẽ kiểm tra trực tiếp.

3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày cơ quan hải quan gửi văn bản thông báo về kế hoạch kiểm tra tại nước xuất khẩu nhưng không nhận văn bản chấp thuận của người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thẩm quyền của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc cơ quan hải quan của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Điều 21. Xử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa

1. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, giải trình của người khai hải quan, của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu hoặc kết quả kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu để xác định tính xác thực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

a) Trường hợp người khai hải quan giải trình hoặc cung cấp được chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu hoặc qua kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc người sản xuất, người xuất khẩu chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan có đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa là hợp lệ thì chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

b) Trường hợp qua kết quả kiểm tra chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu do người khai hải quan cung cấp hoặc kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa, nội dung giải trình và chứng từ chứng minh của cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất hoặc người xuất khẩu không đủ chi tiết và lý giải được những vấn đề mà cơ quan hải quan đã đưa ra, cơ quan hải quan không đủ cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

c) Trường hợp người xuất khẩu hoặc người sản xuất không cung cấp tài liệu, dữ liệu, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không cho phép tiếp cận nhà xưởng, quy trình sản xuất hoặc có hành vi cản trở khác dẫn đến việc không thể thực hiện xác minh trực tiếp, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

d) Trường hợp cơ quan hải quan đủ căn cứ xác định gian lận xuất xứ hàng hóa thì xử lý vi phạm theo quy định.

2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản kết quả kiểm tra, xử lý cho người nhập khẩu, người xuất khẩu hoặc người sản xuất hoặc cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cơ quan hải quan nước xuất khẩu biết.

Điều 22. Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Ngoài các trường hợp từ chối chứng từ xuất xứ hàng hóa quy định tai Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:

a) Đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này, trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hàng hóa nhập khẩu áp dụng mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường;

b) Trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và xử lý theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này; đối với hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này thì từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng hóa không được thông quan và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

c) Đối với hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Thông tư này, trường hợp cơ quan hải quan đủ cơ sở xác định chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa không hợp lệ thì hàng hóa nhập khẩu bị áp mức thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp hoặc thuế tự vệ hoặc thuế suất ngoài hạn ngạch thuế quan và được thông quan theo quy định.

2. Cơ quan hải quan thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản cho người khai hải quan về việc từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc thông báo trực tiếp trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bằng cách ghi lý do từ chối trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và gửi trả lại người khai hải quan để người khai hải quan liên hệ với cơ quan, tổ chức hoặc người sản xuất, người xuất khẩu phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngay sau thời điểm cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 23. Trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Trường hợp một lô hàng đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì được sử dụng C/O để lập Phiếu theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu vào nội địa và được áp dụng trừ lùi tại nhiều Chi cục Hải quan khác nhau.

2. Thủ tục lập Phiếu theo dõi, trừ lùi:

a) Người khai hải quan đăng ký theo dõi trừ lùi C/O trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo các chỉ tiêu thông tin tại mẫu số 01/CT/ĐNTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, nộp 01 bản chụp C/O thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và 01 bản chính C/O cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan trước khi đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu lô hàng đầu tiên từ kho ngoại quan vào nội địa.

Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan thực hiện kiểm tra C/O theo quy định;

b) Trên cơ sở đề nghị trừ lùi của người khai hải quan, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo mẫu số 03/TDTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và thông báo cho người khai hải quan biết thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

3. Thủ tục theo dõi, trừ lùi:

a) Khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu cho lô hàng, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan;

b) Trường hợp người khai hải quan chưa có C/O để lập Phiếu theo dõi trừ lùi trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu lô hàng đầu tiên và các lần nhập khẩu tiếp theo, người khai hải quan khai chậm nộp C/O theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Khi nộp bổ sung C/O, người khai hải quan thực hiện đăng ký theo dõi trừ lùi C/O theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều này. Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi tại thời điểm người khai hải quan nộp bản chính C/O trong thời hạn quy định tại Điều 7 Thông tư này, kiểm tra C/O theo quy định và thực hiện trừ lùi cho các lô hàng nhập khẩu đã khai nộp bổ sung C/O trước thời điểm lập Phiếu theo dõi trừ lùi. Người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi, trừ lùi trên tờ khai bổ sung sau thông quan theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Khi làm thủ tục nhập khẩu cho các lô hàng tiếp theo, người khai hải quan thực hiện khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan theo quy định tại điểm a Khoản này.

Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai bổ sung sau thông quan.

Trường hợp có căn cứ nghi ngờ C/O không hợp lệ, phải xác minh, cơ quan hải quan tiến hành xác minh C/O theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Thông tư này. Trong thời gian chờ xác minh tính hợp lệ của C/O, người khai hải quan khai theo mức thuế suất MFN hoặc thuế suất thông thường;

c) Công chức hải quan tra cứu nội dung Phiếu theo dõi trừ lùi trên hệ thống, cập nhật số lượng trừ lùi vào Phiếu theo dõi trừ lùi tương ứng với số lượng hàng hóa được nhập khẩu vào nội địa;

d) Khi người khai hải quan nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên C/O, Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan tổng hợp lượng hàng hóa đã nhập khẩu, xác nhận đã nhập khẩu hết lượng hàng của C/O trên Phiếu theo dõi lùi trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

4. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng theo dõi trừ lùi C/O, người khai hải quan nộp 01 bản chính văn bản đăng ký theo dõi trừ lùi C/O theo mẫu số 02/ĐNTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, 01 bản chính C/O cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan. Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi theo mẫu số 03/TDTL/GSQL Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

a) Phiếu theo dõi, trừ lùi được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cho người khai hải quan để xuất trình cho Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu cho từng lần nhập khẩu; 01 bản do Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan lưu theo dõi để tiến hành thanh khoản khi người khai hải quan nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên Phiếu theo dõi trừ lùi;

b) Khi làm thủ tục hải quan cho từng lần nhập khẩu, người khai hải quan khai số của Phiếu theo dõi trừ lùi trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC , xuất trình bản gốc Phiếu theo dõi trừ lùi và nộp bản chụp C/O để cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu.

Công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu nội dung Phiếu theo dõi, trừ lùi với C/O và tiến hành trừ lùi hàng hóa trên bản gốc Phiếu theo dõi, trừ lùi do người khai hải quan xuất trình, ký xác nhận số lượng hàng hóa nhập khẩu từng lần trên Phiếu theo dõi trừ lùi và lưu bản sao Phiếu theo dõi trừ lùi đã thực hiện trừ lùi có xác nhận của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và bản chụp C/O trong hồ sơ hải quan;

c) Khi nhập khẩu hết số lượng hàng hóa trên Phiếu theo dõi trừ lùi, người khai hải quan nộp bản gốc Phiếu theo dõi trừ lùi cho Chi cục Hải quan làm thủ tục cho lần nhập khẩu cuối cùng của lô hàng để xác nhận đã nhập khẩu hết lượng hàng; Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục cho lần nhập khẩu cuối cùng của lô hàng có trách nhiệm gửi Phiếu theo dõi trừ lùi cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.

Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan kiểm tra, đối chiếu với bản lưu Phiếu theo dõi trừ lùi, xác nhận tổng số lượng hàng hóa đã nhập khẩu trên C/O và trên 02 bản gốc Phiếu theo dõi trừ lùi và lưu hồ sơ hải quan theo quy định.

5. Trường hợp lô hàng đăng ký tờ khai một lần theo quy định tại Điều 93 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 60 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, người khai hải quan được sử dụng C/O để theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu vào nội địa.

Thủ tục đăng ký, lập Phiếu theo dõi trừ lùi và theo dõi trừ lùi thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.

Điều 24. Kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa hàng nhập khẩu

1. Thẩm quyền, trình tự thủ tục kiểm tra sau thông quan đối với xuất xứ hàng hóa hàng nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

2. Nội dung, cách thức và xử lý kết quả kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 06 năm 2018.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ do các bộ quản lý chuyên ngành đã công bố trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo công bố của các bộ quản lý chuyên ngành.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ; các Phó TTCP;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Tòa án Nhân dân Tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Website Tổng cục Hải quan;
- Lưu VT; TCHQ (166).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

Phụ lục I

TT

TÊN BIỂU MẪU

SỐ HIỆU

1

Chỉ tiêu thông tin Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

01/CT/XĐTXX/GSQL

2

Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

02/XĐTXX/GSQL

Mẫu số 01/CT/XĐTXX/GSQL

CHỈ TIÊU THÔNG TIN ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

1.

Số Đơn

Số Đơn do hệ thống của cơ quan hải quan tự cập nhật sau khi Đơn được chấp nhận

2.

Ngày Đơn

Ngày hệ thống tiếp nhận Đơn

3.

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa

Nhập tên của tổ chức cá nhân đề nghị

4.

Địa chỉ

Ô số 1: Nhập số nhà và tên đường

Ô số 2: Nhập tên thành phố

Ô số 3: Nhập tên nước

5.

Điện thoại

Nhập số điện thoại

6.

Fax

Nhập số fax

7.

Mã số thuế

Nhập mã số thuế người nhập khẩu/xuất khẩu

8.

Email

Nhập địa chỉ hòm thư điện tử

9.

Tên tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu

+) Nhập tên của tổ chức, cá nhân xuất khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu cần xác định trước xuất xứ.

+) Nhập tên của tổ chức cá nhân nhập khẩu trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu cần xác định trước xuất xứ.

10.

Địa chỉ

Ô số 1: Nhập số nhà và tên đường

Ô số 2: Nhập tên thành phố

Ô số 3: Nhập tên nước

11.

Điện thoại

Nhập số điện thoại

12.

Fax

Nhập số fax

13.

Mã số thuế

Chỉ nhập mã số thuế người nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu cần xác định trước mã số

14.

Email

Nhập địa chỉ hòm thư điện tử

15.

Cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp

Nhập tên cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu cần xác định trước xuất xứ hàng hóa

16.

Địa chỉ

Ô số 1: Nhập số nhà và tên đường

Ô số 2: Nhập tên thành phố

Ô số 3: Nhập tên nước

17.

Điện thoại

Nhập số điện thoại

18.

Website

Nhập địa chỉ trang thông tin điện tử

19.

Email

Nhập địa chỉ hòm thư điện tử

20.

Tên hàng

Nhập cụ thể tên hàng

21.

Mô tả hàng hóa

Nhập thông tin mô tả hàng hóa

22.

Mã số hàng hóa

Nhập mã số HS của hàng hóa

23.

Trị giá FOB

Nhập trị giá FOB của hàng hóa

24.

Hành trình dự định của lô hàng

Nhập chi tiết từ cảng nước sản xuất, nước xuất khẩu đến cảng Việt Nam; trường hợp qua các cảng trung gian thì khai cụ thể các cảng trung gian. Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì nhập các thông tin từ Việt Nam đến cảng nước nhập khẩu

25.

Hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu

Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không

26.

Hàng hóa đã được xác định trước xuất xứ đăng trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan

Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không

27.

Bản kê các nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất ra hàng hóa

Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không

28.

Bản mô tả sơ lược quy trình sản xuất hàng hóa

Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không

29.

Catalogue

Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không

30.

Hình ảnh

Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không

31.

Giấy chứng nhận phân tích thành phần

Đánh dấu tích vào ô Có hoặc Không

Mẫu 02/XĐTXX/GSQL

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …………………

….., ngày … tháng … năm ……

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH TRƯỚC XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

A. Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ:

1. Tên:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:

4. Fax:

5. Mã số thuế:

6. E-mail:

B. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu:

1. Tên:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:

4. Website:

5. E-mail:

C. Cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp:

1. Tên:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:

4. Website:

5. E-mail:

D. Hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ:

1. Mô tả hàng hóa:

2. Mã số HS:

3. Trị giá FOB:

4. Hành trình dự định của lô hàng từ nước sản xuất, nước xuất khẩu đến Việt Nam (cảng nước SX → cảng nước XK → cảng nước trung gian → Việt Nam); đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam thì ngược lại

5. Hàng hóa thuộc danh mục hàng cấm, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu?

Không

6. Hàng hóa đã được xác định trước xuất xứ đăng trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan?

Không

E. Tài liệu kèm theo:

1. Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa gồm các thông tin như (tên hàng, mã số H.S, xuất xứ, giá CIF).

2. Bản mô tả sơ lược quy trình sản xuất ra hàng hóa.

3. Catalogue

Không

4. Hình ảnh

Không

5. Giấy chứng nhận phân tích thành phần

Không

….

....(tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) cam kết hàng hóa nêu tại mục D là hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, chưa được xác định trước xuất xứ trước thời điểm nộp Đơn và hàng hóa không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

... (tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của nội dung Đơn và các chứng từ kèm theo./.

Tổ chức, cá nhân đề nghị
(ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Phụ lục II

DANH MỤC

HÀNG HÓA NHẬP KHẨU PHẢI NỘP CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA CHO CƠ QUAN HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Mã số HS

Mô tả

I. Thịt và các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm

Chương 2

Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

15.01

Mỡ lợn (kể cả mỡ từ mỡ lá và mỡ khổ) và mỡ gia cầm, trừ các loại thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03.

15.02

Mỡ của động vật họ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03.

15.03

Stearin mỡ lợn, dầu mỡ lợn, oleostearin, dầu oleo và dầu mỡ (dầu tallow), chưa nhũ hoá hoặc chưa pha trộn hoặc chưa chế biến cách khác.

15.04

Mỡ và dầu và các phần phân đoạn của chúng, từ cá hoặc các loài động vật có vú sống ở biển, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.

15.05

Mỡ lông và chất béo thu được từ mỡ lông (kể cả lanolin).

1506.00.00

Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học

1516.10

- Mỡ và dầu động vật và các phần phân đoạn của chúng

1517.10

- Margarin, trừ loại margarin lỏng

1517.90

- Loại khác:

1517.90.10

- - Chế phẩm giả ghee

1517.90.20

- - Margarin lỏng

1517.90.30

- - Của một loại sử dụng như chế phẩm tách khuôn

1517.90.43

- - - Shortening

1517.90.44

- - - Chế phẩm giả mỡ lợn

1517.90.80

- - Của hỗn hợp hoặc chế phẩm từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng

1517.90.90

- - Loại khác

1518.00.12

- - Mỡ và dầu động vật

1518.00.20

- Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của các loại mỡ hoặc dầu khác nhau

1518.00.60

- Các hỗn hợp hoặc các chế phẩm không ăn được từ mỡ hoặc dầu động vật hoặc từ các phần phân đoạn của chúng và chất béo hoặc dầu thực vật hoặc các phần phần đoạn của chúng

16.01

Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó.

16.02

Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác

16.03

Sản phẩm chiết xuất và nước ép từ thịt, cá hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác

II. Than

27.01

Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá

27.02

Than non, đã hoặc chưa đóng bánh, trừ than huyền

27.03

Than bùn (kể cả than bùn rác), đã hoặc chưa đóng bánh

27.04

Than cốc và than nửa cốc luyện từ than đá than non hoặc than bùn, đã hoặc chưa đóng bánh; muội bình chưng than đá

III. Ô tô

Chương 87

Ô tô (trừ xe ô tô thuộc đối tượng ưu đãi, miễn trừ ngoại giao xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô đầu kéo container)

Phụ lục III

(1)………………
(2)………………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-……(3)

…………, ngày ….. tháng ….. năm …..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại..……………………………… (4)

………………………………………………………………………… (5)

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của ………………………………………………………………(6),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Kiểm tra việc khai xuất xứ hàng hóa tại ………………………………………… (4);

Thời kỳ kiểm tra: ………………………………………………………………………………….

Thời hạn kiểm tra là ……………… ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.

Điều 2. Thành lập Đoàn kiểm tra, gồm các ông (bà) có tên sau đây:

1. ………………………………………………………………, Trưởng đoàn;

2. ……………………………………………………………… Phó Trưởng đoàn (nếu có);

3. ……………………………………………………………… thành viên;

Điều 3. Nội dung kiểm tra ……………………………………………………. (7)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các ông (bà) có tên tại Điều 2 và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- (4);
- Như Điều 4;
- Lưu:...

………………, (5)
(Ký, ghi rõ tên và đóng dấu)

_____________

(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định kiểm tra.

(4) Tên đối tượng thực hiện kiểm tra.

(5) Chức danh của người ban hành Quyết định kiểm tra.

(6) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tham mưu đề xuất tiến hành kiểm tra (nếu có).

(7) Kiểm tra cơ sở sản xuất để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Phụ lục IV

STT

TÊN BIỂU MẪU

SỐ HIỆU

1

Chỉ tiêu thông tin đề nghị trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

01/CT/ĐNTL/GSQL

2

Đề nghị trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

02/ĐNTL/GSQL

3

Theo dõi, trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

03/TDTL/GSQL

Mẫu số 01/CT/ĐNTL/GSQL

Chỉ tiêu thông tin đề nghị trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

STT

Chỉ tiêu thông tin

Mô tả, ghi chú

Bảng mã

1.

Tên tổ chức, cá nhân

Tên tổ chức, cá nhân đề nghị trừ lùi

2.

Mã số thuế

Nhập mã số thuế của tổ chức, cá nhân

3.

Ngày đề nghị

Là ngày hệ thống tiếp nhận đề nghị

4.

Chi cục Hải quan

Tên Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận đề nghị trừ lùi

X

5.

Mẫu C/O

Nhập mẫu C/O theo từng hiệp định

6.

Số tham chiếu

Nhập số tham chiếu C/O

7.

Nơi cấp

Nhập cơ quan có thẩm quyền cấp C/O

8.

Ngày C/O

Ngày cấp C/O

9.

Địa chỉ kho ngoại quan

Nhập mã kho ngoại quan

X

10.

Tên hàng

Nhập tên hàng nhập khẩu

11.

Mã số HS

Nhập mã số HS tương ứng

12.

Đơn vị tính

Nhập đơn vị tính

13.

Số lượng

Nhập số lượng hàng hóa nhập khẩu trên C/O

Mẫu 02/ĐNTL/GSQL

Tên tổ chức, cá nhân……….
MST:……………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……………, ngày …… tháng … năm ……

ĐỀ NGHỊ TRỪ LÙI GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Kính gửi: Chi cục Hải quan ………………..

……….. có địa chỉ tại …….. đề nghị Chi cục Hải quan …….. cấp Phiếu theo dõi trừ lùi cho Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu …….. có số tham chiếu …….. do …….. cấp ngày …….. cho lô hàng đang được gửi tại kho ngoại quan …….. có địa chỉ tại …….. thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan ……….. thuộc Cục Hải quan ……..……..……..……..……..……..

Thông tin cụ thể như sau:

STT

Tên hàng

Mã số HS

ĐVT

Số lượng hàng hóa nhập khẩu trên C/O

Chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trên./.

Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân
(Ký tên; đóng dấu )


Mẫu 03/TDTL/GSQL

Cục Hải quan ………….
Chi cục Hải quan …………

Số phiếu: …………….
Ngày.... tháng.... năm……

PHIẾU THEO DÕI TRỪ LÙI GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

1. C/O mẫu ……..; số tham chiếu: ……..……..; ngày cấp: …../…../……….; số lượng hàng hóa nhập khẩu trên C/O ……..……....……..……..……

2. Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ……..……..; Mã số thuế: ……..……..……..……..……..……..……..……..……....……..……..……..……..……..

STT

Số, ký hiệu, ngày tờ khai hải quan nhập khẩu

Tên hàng

Mã số HS

ĐVT

Số lượng hàng hóa nhập khẩu

Số lượng hàng hóa còn lại chưa nhập khẩu

Công chức HQ theo dõi trừ lùi xác nhận

(ký, đóng dấu công chức)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Lãnh đạo Chi cục HQ (nơi cấp phiếu)
(Ký tên; đóng dấu)

MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 38/2018/TT-BTC

Hanoi, April 20, 2018

 

CIRCULAR

ON REGULATIONS ON IDENTIFICATION OF ORIGIN OF IMPORTED AND EXPORTED GOODS

Pursuant to the Law on Customs No.54/2014/QH13 dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Tariff No.107/2016/QH13 dated April 06, 2016;

Pursuant to the Law on Foreign Trade Management No.05/2017/QH14 dated June 12, 2017;

Pursuant to Decree No.08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government providing for details and measures for implementation of the Law on Tariff with respect to the customs procedure, inspection, supervision and management; Decree No.59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 of the Government on amendments to the former law;

Pursuant to Decree No.31/2018/ND-CP dated March 08, 2018 of the Government providing for details of the regulation on origin of goods in the Law on Foreign Trade Management;

Pursuant to Decree No.87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government on functions, missions, rights and organizational structure of the Ministry of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Finance promulgates a Circular dealing with regulations on identification of origin of imported and exported goods.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for the document of prior identification of origin, submission of proof of origin, the procedure, inspection, identification and verification of origin of imported and exported goods.

Article 2. Regulated entities

1. Customs declarant

2. Customs authorities, customs officers

3. Agencies or organization issuing the Certificate of Origin; traders self-issuing certificate of origin

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

PRIOR IDENTIFICATION OF ORIGIN DOCUMENTS, SUBMISSION OF PROOF OF ORIGIN

Article 3. Application for prior identification of origin

1. Organizations and individuals shall submit an application for prior identification of origin of goods expected to be imported or exported as prescribed in Article 24 of Decree No.08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of the Government providing for details and measures for the implementation of the Customs Law with respect to regulations on the customs procedure, inspection, supervision and management (hereinafter referred to as Decree No.08/2015/ND-CP), clause 11 in Article 1 of Decree No.59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 of the Government which amends Decree No.08/2015/ND-CP (hereinafter referred to as Decree No.59/2018/ND-CP) to the General Department of Customs through the customs electronic data processing system (hereinafter referred to as referred to as e-customs system), including:

a) An application form for prior identification of origin with information prescribed in form no.01/CT/XDTXX/GSQL provided in Appendix I issued thereto;

b) Declaration of materials, supplies for goods production including the following information: description of goods, HS code, origin of materials and supplies, CIF or equivalent prices of materials and supplies provided by the producer or exporter: 01 copy;

c) A preliminary description of production process or a Certificate of Analyst issued by the producer: 01 copy;

d) A catalogue or pictures of goods: 01 copy

If the e-customs system is not available or system error is founded, the customs declarant shall send a printed application to the General Department of Customs including documents prescribed in point b, c and d in this clause and an application form for prior identification of origin according to form no.02/XDTXX/GSQL provided in Appendix I issued together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Proof of Origin submitted to the customs authority

1. Proof of origin submitted to the customs authority as prescribed in clause 1 in Article 26 of Decree No.31/2018/ND-CP dated March 08, 2018 of the Government providing details of the Law on Foreign Trade Management with respect to origin of goods (hereinafter referred to as Decree No.31/2018/ND-CP), include:

a) For goods from countries, groups of countries or territories (hereinafter referred to as countries) having an agreement on preferential tariff in trade relation with Vietnam; goods imported from free-trade zones to domestic market produced from countries having a preferential tariff agreement in their trade relation with Vietnam, a declarant who wishes to pay a special preferential tariff rate must submit one of the following proofs of origin in accordance with provisions of laws and International Agreements to which Vietnam is a signatory to the customs authority:

a.1) A Certificate of Origin (hereinafter referred to as C/O): 01 original copy with the word "ORIGINAL", unless otherwise prescribed in International Agreements to which Vietnam is a signatory or

a.2) Self-issued proof of origin: 01 original copy;

b) For goods under import management prescribed in laws of Vietnam or bilateral or multilateral International Agreement to which Vietnam and countries are Parties; goods that are being suspected to be imported from countries on the list of embargoed goods covered by the Resolution of the United Nations Security Council, customs declarants must submit to the customs authority 01 original copy of C/O

c) For goods reported by Vietnam or international organizations to be in the state posing a risk to the whole society, community health or environmental hygiene that must be controlled, customs declarants must send the customs authority 01 original copy of C/O

d) For goods reported to be imposed anti-dumping duty, countervailing duty or subject to safeguard measures, tariff quota or quantity restriction, in pursuit of verifying goods not subjects to these restrictions, customs declarants must send the customs authority 01 original copy of C/O.

Imported goods requiring proof of origin prescribed in point b, c and d in clause 1 in this Article submitted in compliance with announcement of professional management ministries and the Ministry of Finance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Finance shall issue an annual decision revising such list or only issue such decision when necessary.

3. If using electronic C/O which is sent through the national single-window system, customs declarants are not required to send a printed C/O as prescribed in this Article.

4. For the case in which a proof of origin of goods is not submitted as prescribed in this Article, the following actions shall be taken:

a) If the proof of origin of goods is not submitted as prescribed in point a in clause 1 in this Article, imported goods will be imposed a preferential tariff rate (most favored nation treatment) or general tariff rate and will be cleared as regulated.

When submitting an additional proof of origin within the time limit prescribed in clause 1 in Article 7 of this Circular, the customs declarant must make additional declaration at the special preferential tariff rate; if the tax paid is more than the tax payable, the overpaid tax must be handled in accordance with regulations on settlement of tax overpaid;

b) If proof of origin of goods is not submitted as prescribed in point b and 2 in clause 1 and 2 in this Article, such goods may not be cleared and will be handled in accordance with provisions of laws.

Goods prescribed in point b and c in clause 1 in this Article having their proof of origin not submitted are still entitled to be cleared as regulated if claimed to be eligible for import or permitted to be imported in accordance with professional provisions of laws by competent authorities of Vietnam.

c) If proof of origin of goods fails to be submitted as prescribed in point d in clause 1 in this Article, such goods will be imposed anti-dumping duty or countervailing duty or safeguard duty or outside tariff quota rate and cleared as regulated.

Article 5. Declaration of proof of origin

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) For electronic declaration: the customs declarant shall declare the reference number and issuance date of proof of origin of goods under the guidance provided in Appendix II issued together with Circular No.38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Minister of Finance prescribing the customs procedure, inspection and supervision; import and export tariff and tax management of imported and exported goods (hereinafter referred to as Circular No.38/2015/TT-BTC) which is amended in Appendix issued together with Circular No.39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 on amendments to Circular No.38/2015/TT-BTC (hereinafter referred to as Circular No.39/2018/TT-BTC);

b) For printed customs declaration: the customs declarant shall write the reference number and issuance date of proof of origin in Item "Enclosure” in the customs declaration under the guidance provided in Appendix IV issued together with Circular No.38/2015/TT-BTC.

2. Where proof of origin is not submitted at the time of customs processing:

a) For electronic customs declaration: the customs declarant shall declare the late submission of proof of origin under the guidance provided in Appendix issued together with Circular No.39/2018/TT-BTC.

When additionally providing the proof of origin as prescribed in clause 1 in Article 7 of this Circular, the customs declarant shall write the reference number and issuance date of proof of origin on the additional declaration after customs clearance under the guidance provided in Appendix issued together with Circular No.39/2018/TT-BTC;

a) For electronic customs declaration: the customs declarant shall write late submission of proof of origin in Item “Enclosure” in the customs declaration under the guidance provided in Appendix IV issued together with Circular No.38/2015/TT-BTC at the time of customs processing. When additionally providing the proof of origin as prescribed in clause 1 in Article 7 of this Circular, the customs declarant shall declare the reference number and issuance date of proof of origin in consistent with Form 03/KBS/GSQL provided in the Appendix issued together with Circular No.39/2018/TT-BTC;

Article 6. Cases in which proof of origin is not required

1. Exported goods

2. Imported goods not prescribed in Article 4 of this Circular

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For goods not requiring proof of origin as prescribed in clause 1 and 2 in Article 4 of this Circular but the customs declarant requests the submission of proof of origin of goods at the time of customs processing is carried out and makes declaration as prescribed in clause 1 in Article 5 of this Circular, the customs authority shall receive and verify such proof of origin as regulated.

Article 7. Time of submitting proof of origin

1. For goods prescribed in point a in clause 1 in Article 4 of this Circular:

a) The customs declarant shall submit the proof of origin at the time of customs processing;

b) Where proof of origin is not available at the time of customs processing, the customs declarant shall make an additional declaration and submit the proof of origin within 30 days from the day on which the customs declaration is made, except for imported goods with C/O form EAV which is required to be submitted at the time of customs processing.

For imported goods with C/O form VK (KV): If proof of origin is not available at the time of custom processing, the customs declarant shall make an additional declaration and submit the proof of origin within 1 year from the day on which the customs declaration is registered;

c) For the case in which the customs declarant claims an MFN tariff rate instead of special preferential tariff rate at the time of customs processing After goods have been cleared, the customs authority shall carry out the post-clearance audit to re-identify the HS code or the custom declarant self-discovers and adds the HS code which leads to a change in import tariff rate, such customs declarant may additionally provide a proof of origin in the validity period of such proof of origin to be considered whether to receive the special preferential tariff rate. Proof of origin will be submitted at the time of submission of documents concerning additional declaration of HS code after the custom authority issues the inspection results or when the customs declarant self-discovers errors. Penalties for violations will comply with provisions of laws;

For cases prescribed in point c in this clause, if the customs declarant submits proof of origin at the time of customs processing as prescribed in point a in this clause or additionally provides proof of origin as prescribed in point b in this clause of which the validity has been verified by the customs authority in post-clearance audit as regulated, the custom office shall compare with the results of inspection or identification of origin of goods at the time of primary import procedure to apply the special preferential tariff rate if no changes can be found in the nature of origin of goods inspected previously due to HS code re-identification.

d) For goods subject to investment incentives that is exempted from imported tariff at the time of customs processing. After goods is cleared, if they are founded not subject to investment incentives by the custom authority through post-clearance audit or by the customs declarant which leads to a change in import tariff rate, such custom declarant may additionally provide proof of origin within the validity period of such proof of origin to be considered whether to receive a special preferential tariff rate. Proof of origin will be submitted at the time of submission of documents of additional declaration after the goods have been founded not subject to investment incentives by the custom authority through inspection or by the custom declarant himself. Penalties for violations will comply with provisions of laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. For goods of prioritized businesses:

a) If proof of origin is available at the time of customs processing, the customs declarant shall comply with regulations in clause 1 in Article 5 of this Circular and submit the proof of origin within the time limit for tax payment as prescribed in clause 2 in Article 9 in the law on import and export tariff not later than the 10th day of the following month.

b) If proof of origin is available at the time of customs processing, the customs declarant shall comply with regulations in clause 2 in Article 5 of this Circular and submit the proof of origin accordance with regulations in point b in clause 1 in Article 7 of this Circular.

The customs authority shall receive and verify proof of origin as regulated.

4. Proof of origin submitted to the custom authority must remain unexpired including new proof of origin, proof of origin duplicate, revised proof of origin, proof of origin issued retroactively or their certified true copy of proof of origin in accordance with provisions in International Agreements to which Vietnam is a signatory.

5. The time of customs processing is any time between the time of customs declaration registration and customs clearance. For cases of goods release, the time of customs processing is any time between the time of customs declaration registration and goods release.

Chapter III

INSPECTION, IDENTIFICATION AND VERIFICATIONOF ORIGIN OF EXPORTED GOODS

Article 8. Inspection and identification of origin of exported goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Where the Customs Department at which the customs declaration is registered has sufficient grounds for determining that origin of goods is falsely claimed by the customs declarant, they may take actions against violations as regulated and request the customs declarant to make an additional declaration as prescribed in clause 9 in Article 1 of Circular No.39/2018/TT-BTC; if having sufficient grounds for identifying fraudulent misrepresentation of the origin of exported goods or illegal transshipment, the Customs Department at which the customs declaration is registered may take actions as regulated.

Where the Customs Department in charge of physical inspection of goods (different from the Customs Department at which the customs declaration is registered) has sufficient grounds for determining that origin of goods is falsely claimed by the customs declarant, they may impose sanctions against violations as regulated and send the sanctions’ results to the Customs Department at which the customs declaration is registered, which shall then request the customs declarant to make an additional declaration as prescribed in clause 9 in Article 1 of Circular No.39/2018/TT-BTC.

3. Where the Customs Department at which the customs declaration is registered has grounds for suspecting origin of goods or receives report of illegal transshipment, they shall take actions as below:

a) They shall request the customs declarant to provide proof of origin of exported goods, including:

a.1) A proof of origin: 01 copy; or

a.2) Production process: 01 copy; and

a.2.1) A declaration of costs of input materials, supplies, value of manufacturing output together with a materials and supplies sales invoice or document in case where ad valorem percentage criterion is applied: 01 copy; or

a.2.2) A detailed declaration of input materials and supplies, and finished products in case where change in tariff classification is applied: 01 copy;

b) The customs declarant must submit these documents through the e-customs system within 30 days from the day proof of origin is requested by the custom authority. For the case in which the e-customs system fails to receive the documents or system error is founded, the customs declarant shall provide the printed documents prescribed in point a in this clause for the Customs Department at which the customs declaration is registered.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) For the case in which the customs declarant fails to register proof of origin or fails to provide such proof of origin within the time limit prescribed in point b in this clause or such proof of origin fails to provide sufficient grounds for determining the origin of goods, the Customs Department at which the customs declaration is registered shall notify and request the Customs Department of provinces or cities to undertake a verification visit to the production facility of exported goods as prescribed in Article 10 of this Circular.

4. Customs and clearance procedures applied for exported goods pending the results of origin verification shall be carried out as regulated.

Article 9. Procedures for verification conducted at agencies or organizations issuing proof of origin of exported goods

1. The Customs Department of provinces or cities at which the customs declaration is registered shall send a verification request with suspected information concerning origin of goods to agencies or organizations issuing proof of origin (hereinafter referred to as referred to as issuing authority) through the e-customs system; or send the printed copy if such e-customs system fails to receive the request or system error is founded.

2. The Customs Department of provinces, cities shall notify the verification results to the Customs Department at which the customs declaration is registered and the customs declarant as well as the General Department of Customs within 3 working days if such verification results is received within 60 days from the day on which the written request for verification is sent.

3. If the verification results fails to be received within 60 days from the day on which the written request for verification is sent, the Customs Department of provinces, cities at which the customs declaration is registered shall conduct an inspection at the production facility as prescribed in Article 10 of this Circular.

Article 10. Procedures for inspection visit to the production facility of exported goods

1. Issuance of inspection decision

a) Director of the Customs Department of provinces, cities promulgates a decision on inspection of exported goods production facility according to Appendix III issued together with this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If receiving the document from the producer requesting the change of inspection time, the agency issuing the inspection decision may consider and change for once as request by the producer within 3 working days before the inspection. The inspection date is the date specified in the decision on changing inspection time sent to the producer;

c) For the case in which the production facility is not located in the area under management of the Customs Department of provinces, cities at which the customs declaration is registered or the exported goods is not produced by the exporter, the Customs Department of provinces, cities shall send a report to the General Department of Customs for cooperating with the Ministry of Industry and Trade in conducting an inspecting of exported goods production facility as regulated.

2. The inspection visit to the production facility shall be undertaken within 10 working days from the inspection date stated in the inspection decision. For tough cases, the agency issuing the inspection decision may expand the inspection time but less than 10 working days.

If the producer fails to abide by the inspection decision or fails to represent or provide dossiers, documents, or data as required by the customs authority, such customs authority may impose penalties on violations as regulated.

3. Inspection contents

a) Verifying required documents in customs dossier, sales contract or processing contracts (if the contract is signed with foreign traders) or VAT invoices of domestic purchase/sale of materials, supplies (in case of domestic purchase); export license (if any); a detailed declaration of exported goods eligible for preferential origin or non-preferential origin according to the from issued by the Ministry of Trade and Industry; declaration of origin by the producer or provider of materials, supplies or declaration of origin of domestic goods according to the form issued by the Ministry of Trade and Industry in case such materials or supplies are used in the following stage to produce other goods; other relevant documents, documentation or data.

b) Verifying the production process

For documents attached to the customs dossier, the customs authority shall not request the producer to provide the printed copy.

4. Inspection minutes making

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Inspection results

a) The customs authority shall send the inspection results through the e-customs system to the producer not later than 5 working days from the finish date of the inspection or send a printed copy if such e-customs system fails to receive the results or system error is founded;

b) The producer shall send the representation to the custom authority through the e-customs system within 5 working days from the day on which the verification result is received or send a written representation if such e-customs system fails to receive the result or system error is founded. The customs authority shall take action as regulated based on the current documents if not receiving the representation in 5 working days.

c) For tough cases in which there are not sufficient grounds for drawing the conclusion, the customs authority may consult the competent authorities about professional issues. The customs authority must issue a verification conclusion not later than 15 days from the day consulting competent authorities.

Article 11. Processing of results of verification and inspection visit to issuing authority and production facility exported goods

1. If information, dossiers, documents, data or results of verification visit to the production facility, issuing authority or representation by the customs declarant provide sufficient grounds for proving that the origin of goods claimed is appropriate, the customs authority shall accept such origin of goods claimed by the customs declarant.

2. If information, dossiers, documents, data or results of verification visit to the production facility, issuing authority or representation by the customs declarant fails to provide sufficient grounds for proving that the origin of goods claimed is appropriate, the customs authority shall handle as regulated based on current documents and request the customs declarant to additionally provide the correct origin of goods in consistent with the results of verification of origin of goods issued by the customs authority.

3. For the case in which there are grounds for doubting the customs declarant provides false origin of goods for the purpose of illegally transshipment or evading anti-dumping duty, countervailing duty, safeguard duty or other trade protection measures, the Customs Department of provinces, cities shall notify and request the General Department of Customs to cooperate with the Ministry of Trade and Industry in handling as regulated.

Article 12. Post-clearance audit of origin exported goods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With regard to verification of origin of exported goods, the person issuing the decision on post-clearance audit will hold power to verify the origin of goods.

2. Matters, methods and settlement of the results of verification of origin of exported goods shall comply with provisions in this Circular.

Chapter IV

INSPECTION, IDENTIFICAION AND VERIFICATION OF ORIGIN OF IMPORTED GOODS

Article 13. Basis for inspection and identification of origin of imported goods

The customs authority shall inspect and identify origin of imported goods in accordance with provisions of the law on origin of goods; International Agreements to which Vietnam is a signatory; Circulars guiding the implementation of Free Trade Agreement of the Ministry of Trade and Industry; according to the declaration of customs declarant, proof of origin, required documents in the customs dossier and the results of physical inspection of imported goods (physical examination applies to goods requiring physical examination in clearance or when it is convenient to have the goods physically examined after clearance).

Article 14. Inspection of form of proof of origin

1. When inspecting the form of proof of origin, the customs authority shall inspect to verify if criterion has been sufficiently provided in proof of origin and such criterion is appropriate to other documents enclosed in the customs dossier. The customs declarant must not adjust information in the proof of origin, except for adjustments made by competent authorities, organizations or individuals in accordance with provisions of laws and International Agreements to which Vietnam is a signatory.

2. The customs authority shall accept proof of origin granted or issued in the following forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Printed self-issued certificate of origin

3. Proof of origin must bear the signature of the producer or exporter, unless otherwise prescribed in International Agreements to which Vietnam is a signatory or electronic proof of origin granted through the national single-window system.

Article 15. Inspection of information provided in proof of origin

1. With regard to goods exported from countries not having agreement on special preferential import tariff in trade relation with Vietnam requiring the proof of origin as prescribed in Article 4 of this Circular, the customs authority shall inspect to see whether the following information has been sufficiently provided:

a) The exporter;

a) The importer;

c) Means of transport;

d) Goods description, goods number;

dd) Quantity, weight or volume of goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Date of issuance;

h) Signature

2. With regard to goods exported from countries having agreement on special preferential import tariff in trade relation with Vietnam, the customs authority shall inspect to see whether the information has been sufficiently and legally provided in the proof of origin in consistent with the form prescribed in International Agreements to which Vietnam is a signatory.

3. For the case in which the customs declarant submits the proof of origin granted for the whole shipment but only imports a portion of such shipment, the customs authority shall accept the proof of origin applicable to imported goods.

4. For the case in which the real quantity, weight or volume of imported goods excesses that of goods declared in the proof of origin, only quantity, weight or volume of goods provided in proof of origin may receive the preferential treatment.

5. With regard to invoices issued by a third party, the customs authority shall inspect information concerning the name, country of invoice issuance and information on such invoice in compliance with provisions in Free Trade Agreements to which Vietnam is a signatory.

6. Trivial cases not affecting the validity of proof of origin:

The customs authority shall accept proof of origin in case of trivial errors or minor differences between the information declared in proof of origin and other documents provided in the customs dossier if such errors, differences are consistent with reality of imported goods, including:

a) spelling errors or typing errors not changing the information declared in the proof of origin;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) minor differences between the signature in proof of origin and sample signature;

d) differences between measurement units used in proof of origin and in other documents enclosed in the customs dossier such as customs declaration, invoice, bill of lading;

dd) differences between the paper size of C/O submitted to the customs authority and that as required;

e) differences in ink colors of information declared in proof of origin;

g) minor differences between description of goods provided in proof of origin and that in other documents;

h) differences between the number in proof of origin and that in declaration of imported goods but not changing the origin of goods and goods imported must be consistent with the description declared in proof of origin;

i) other minor differences as agreed in International Agreements to which Vietnam is a signatory notified by the General Department of Customs

Article 16. Inspection of back-to-back certificate of origin or Certificate of Non-manipulation

1. The customs authority shall accept back-to-back certificate of origin issued in case of imported goods transported through one or more than one intermediate country to Vietnam or Certificate of Non-manipulation issued by competent authorities of Vietnam

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Information on origin of goods must be sufficiently provided in the back-to-back certificate of origin. The inspection of back-to-back certificate of origin shall be conducted as that of proof of origin prescribed in this Circular.

Article 17. Inspection of proof of origin in case of purpose conversion, change in domestic consumption from tax-exempt consumers, non-taxable consumers to taxable consumers and more than one registration of customs declaration for a single shipment

1. The customs authority shall inspect the proof of origin submitted by the customs declarant at the time of procedures for purpose conversion, change in domestic consumption from tax-exempt or non-taxable consumers to taxable consumers to consider whether to apply the special preferential tariff rate.

For the case in which the customs declarant has submitted proof of origin at the time of initial import procedure, the customs authority shall inspect, determine the origin and compare with the results of inspection and identification of origin of goods at the time of initial import procedure to consider whether to apply special preferential tariff rate. The customs declarant must follow the procedure for changing purposes, changing domestic consumption at the Customs Department at which the initial customs declaration is registered as prescribed in Article 21 of Circular No.38/2015/TT-BTC amended in clause 10 in Article 1 of Circular No.39/2018/TT-BTC. The goods must be identified not engaged in production or processing stage (ensure the status quo of origin) from the time of initial customs declaration registration. Proof of origin must remain unexpired at the time of procedure for changing purposes or domestic consumption, unless otherwise prescribed in Free Trade Agreements to which Vietnam is a signatory.

2. If the customs declarant registers more than one customs declaration in many different forms at once for a single shipment with one proof of origin, the customs authority shall inspect such proof of origin to identify origin of goods and apply that proof of goods to the whole imported goods.

3. The inspection of proof of origin shall comply with regulations in this Circular.

Article 18. Inspection of conditions for direct consignment

1. The following cases shall be considered as consigned directly, unless otherwise prescribed in International Agreements to which Vietnam is a signatory:

a) Direct consignment from territories of exporting countries to territories of importing countries;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b.1) Transit entry is justified for geographical reason or consideration related exclusively to transport requirements;

b.2) The goods have not been entered in trade or consumption there.

b.3) The goods have not undergone any operation there other than unloading and reloading or any operation required to keep them in good condition.

2. Cases requiring submission of document proving direct consignment to the Customs Departments at which the customs declaration is registered:

a) For goods imported as prescribed in point a in clause 1 in Article 4 of this Circular which are transported passing through to territories of a non-Party, the custom declarant must submit a document proving that such goods are eligible for direct consignment to the customs authority

b) For goods imported as prescribed in point b, c and d in clause 1 and 2 in Article 4 of this Circular which are consigned passing through the territory of an intermediate country other than importing country or exporting country, the customs declarant must submit a document proving that such goods are eligible for direct consignment to the customs authority.

3. Documents proving direct consignment:

Where the document proving that goods are eligible to be directly consigned is required, the customs declarant must submit one of the following documents, unless otherwise prescribed in International Agreement to which Vietnam is a signatory:

a) A document issued by the customs authority of transit country confirming that goods are managed by the customs of such country territory and not imported there: 01 copy, or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) With regard to goods transported in the form of full container load with the number of containers and lead seal remained from the loading in the loading port of exporting Party to the import into Vietnam, the document proving direct consignment is the bill of lading and information provided in e-manifest system which presents the number of containers and lead seals remained: 01 copy

The customs authority shall inspect and make comparison of documents prescribed in this clause provided by the customs declarant with information in the customs dossier to identify the status quo of goods during the transport.

Where the e-customs system fails to receive the document or system error is founded, the customs declarant shall submit the printed copy of above-mentioned documents to the Customs Department at which the customs declaration is registered.

Article 19. Verification of origin of imported goods

1. Where information in the proof of origin is inconsistent with information declared by the customs declarant and in other documents enclosed in the customs dossier, the Customs Department at which the customs declaration is registered shall request the customs declarant to make a representation on the inconsistent information in the proof of origin

The customs may conduct verification as prescribed in clause 4 in this Article if the customs declarant fails to make the representation or fail to present sufficient grounds for determining the validity of the proof of origin within 5 days from the day required by the customs.

2. Where there are grounds for doubting the origin criterion in the proof of origin, the Customs Department at which the customs declaration is registered shall request the customs declarant to provide the following documentation through the e-customs system:

a) Production process of imported goods: 01 copy;

b) A declaration of costs of input materials and supplies, manufacturing output and invoices, documents of purchase/sale of materials where the ad valorem percentage criterion is applied; or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The customs may conduct a verification as prescribed in clause 4 in this Article if the customs declarant fails to provide documents as required or the customs fails to find sufficient grounds for verifying the validity of proof of origin based on documents provided by the customs declarant or the customs declarant send a written request for verification to the customs within 10 days from the day request by the customs is received.

Where the e-customs system fails to receive the document or system error is founded, the customs declarant shall submit the printed copy of above-mentioned documents as required by the customs authority.

3. The customs may conduct verification as prescribed in clause 4 in this Article if doubting the validity of the proof of origin.

4. With regard to cases requiring verification prescribed in clause 1, 2 and 3 in this Article, the Customs of Department of provinces, cities shall send a report and request the General Department of Customs to send a written notice with information requiring verification of origin of goods to the C/O issuing body of the exporting or importing country, the producer or the customs of export country for the purpose of verifying the validity of proof of origin or the correctness of information concerning origin of goods.

5. Where the results of verification conducted by the C/O issuing body or the producer, exporter self-issuing proof of origin or the customs of the exporting country fails to provide sufficient grounds for determining origin of imported goods, the General Department of Customs shall conduct an inspection visit to the production facility of exporting country as prescribed in Article 20 of this Circular.

6. The verification process, including inspection visit to the export Party and issuance of the announcement about inspection results, shall be carried out within not later than 180 days from the day the written request for verification is sent by the General Department of Customs, unless otherwise prescribed in International Agreements to which Vietnam is a signatory. The customs authority shall refuse the proof of origin if not receiving the verification results in 180 days.

The customs authority shall consider whether to accept proof of origin according to the verification results or representation made by the agency, organization or producer, exporter issuing proof of origin or the customs authority of exporting country if the verification result notification is received beyond the time limit prescribed in this clause. Representation made by the agency, organization, producer, exporter issuing proof of origin or the customs authority of exporting country must be detailed and provide explanation for questions brought up by the customs authority and must be sent directly in written to the General Department of Customs.

7. The customs declarant pending the verification results shall claim an MFN tariff rate or general tariff rate in case of verification of origin of goods during the customs processing or verification of origin of goods during post-clearance audit in which the import tariff rate is imposed in consistent with the applied tariff rate at the time of customs processing.

Article 20. Inspection visit to exporting Party

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) send such a written notification to the exporter or the producer whose facility is subject to inspection visit; agency, C/O issuing body and customs authority of exporting Party that is subject to inspection visit and the imported whose goods are subject to inspection;

b) notify the inspection plan including the name, address of the exporter or producer whose facility is subject to inspection visit; name and address of C/O issuing body and the customs authority subject to inspection visit; name and address of the importer; expected inspection date; scope, contents; name and title of inspector.

2. The General Department of Customs shall conduct the inspection after receiving the written approval of the exporter or producer whose facility is subject to inspection visit or agency, C/O issuing body or customs authority of exporting Party.

3. The customs authority may refuse the proof of origin as regulated if not receiving the written approval of the exporter, producer or competent issuing authority or customs authority of exporting Party within 30 days from the day the written notification about the inspection plan is sent.

Article 21. Actions taken against results of verification, inspection of origin of goods

1. According to the results of verification and inspection, representation of the customs declarant, issuing authority or the producer, exporter or the results of inspection visit to exporting Party, the customs shall verify the truthfulness of proof of origin as follows:

a) For the case in which the representation or documents provided by the customs declarant are eligible to authenticate the proof of origin or the results of verification and inspection of origin of goods, representation or documents provided by the issuing authority or by the producer, exporter could give detailed explanation for questions from the customs authority, the customs authority has sufficient grounds for verifying the validity of proof of origin, such proof of origin shall be accepted;

B) For the case in which the results of inspection of documents provided by the customs declarant or the results of verification and inspection of origin of goods, representation or documents provided by the agency, organization or the producer, exporter fails to give detailed explanation for questions from the customs authority, the customs authority fails to find sufficient grounds for verifying the validity of proof of origin, such proof of origin shall be refused;

c) For the case in which the exporter or producer fails to provide data, documents for authenticating origin of goods or gives no permission for inspecting their facility, production process or causes obstruction which leads to incapability of verification visit to such facility, the customs authority shall refuse the proof of origin;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The customs authority shall notify the results through the e-customs system or send a written verification results to the importer, exporter or producer, issuing authority or the customs authority of the exporting country.

Article 22. Refusing proof of origin

1. Apart from cases of refusal prescribed in Article 19, 20 and 21 of this Circular, the customs authority shall refuse proof of origin in the following cases:

a) With regard to imported goods requiring proof of origin as prescribed in point a in clause 1 in Article 4 of this Circular, if having sufficient grounds for verifying proof of origin is not satisfactory, the customs authority shall refuse such proof of origin; imported goods shall be imposed MFN -tariff rate or general tariff rate ;

b) With regard to imported goods requiring proof of origin as prescribed in point b and c in clause 1 in Article 4 of this Circular, if having sufficient grounds for verifying proof of origin is not satisfactory, the customs authority shall refuse such proof of origin and handle as prescribed in point b in clause 4 in Article 4 of this Circular; with regard to goods prescribed in clause 2 in Article 4 of this Circular, proof of origin shall not be accepted; goods shall not permitted to be clear and handled in accordance with provisions of laws.

c) With regard to imported goods requiring proof of origin as prescribed in point d in clause 1 in Article 4 of this Circular, if the customs authority has sufficient grounds for verifying such proof of origin is not satisfactory, imported goods will be imposed the anti-dumping duty, countervailing duty, safeguard duty or outside tariff quota rate and may be cleared as regulated.

2. The customs authority shall notify through the e-customs system or send a written notification of refusal of proof of origin or notify directly by writing the explanation for refusal on the proof of origin and return it to the customs declarant for them to contact to the agency, organization or producer, exporter issuing such proof of origin right after the time of refusal.

Article 23. Deduction of import quantity in the C/O

1. Where a shipment is transported from a foreign country to a bonded warehouse then split for multiple import, a C/O may be used to make an import quantity monitoring sheet which is applied to each import and deduction of import quantity at different Customs Departments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The customs declarant shall make a registration of deduction of import quantity in the C/O through the e-customs system according to information provided in form No.01/CT/DNTL/GSQL specified in Appendix IV issued together with this Circular and submit a copy of C/O through the e-customs system and an original C/O to the Customs Department in charge of bonded warehouse management before registering the customs declaration for the initial import.

The Customs Department in charge of bonded warehouse management shall inspect the C/O as regulated;

b) According to the request for deduction of import quantity by the customs declarant, the Customs Department in charge of bonded warehouse management shall make an import quantity monitoring sheet through the e-customs system according to from No.03/TDTL/GSQL provided in Appendix IV issued together with this Circular and notify the customs declarant through the e-customs system.

3. The procedure for monitoring and deducting import quantity:

a) When carrying out the customs procedure for imports, the customs declarant shall declare the number of import quantity monitoring sheet in the electronic customs declaration under the guidance provided in the Appendix issued together with Circular No.39/2018/TT-BTC.

With regard to the printed customs declaration, the customs declarant shall write the number of import quantity monitoring sheet in Item "Enclosure" in such customs declaration.

b) If the C/O is not available for making the import quantity monitoring sheet before the time of customs declaration registration for initial import and next import, the customs declarant shall later submit the C/O as prescribed in Article 7 of this Circular.

When submitting an additional C/O, the customs declarant shall make a registration of deduction of import quantity in the C/O as prescribed in point a in clause 2 in this Article. The Customs Department in charge of bonded warehouse management shall make an import quantity monitoring sheet at the time the original C/O is submitted within the time limit prescribed in Article 7 of this Circular, verify the C/O as regulated and deduct the import quantity in the additional C/O submitted before the import quantity monitoring sheet is made. The customs declarant shall provide the number of import quantity monitoring sheet in the additional declaration after clearance according to the guidance specified in the Appendix issued together with Circular No.39/2018/TT-BTC. When carrying out the customs procedure for the next import, the customs declarant shall declare the number of import quantity monitoring sheet on the customs declaration as prescribed in point a in this clause.

With regard to the printed customs declaration, the customs declarant shall write the number of import quantity monitoring sheet in Item "Note" in the customs declaration after clearance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The customs officer shall search for the import quantity monitoring sheet on the system and update the deducted quantity to such import quantity monitoring sheet corresponding to the quantity of imports.

d) When the customs declarant imports all goods stated in the C/O, the Customs Department in charge of bonded warehouse management shall summarize the import quantity and verify full import of quantity in the C/O on the import quantity monitoring sheet on the e-customs system.

4. Where the e-customs system fails to provide the service of deduction of import quantity in the C/O, the customs declarant shall submit an original document for registration of deduction of import quantity in the C/O according to form No.02/DNTL/GSQL provided in Appendix IV issued together with this Circular and 1 original C/O to the Customs Department in charge of bonded warehouse management. The Customs Department in charge of bonded warehouse management shall make an import quantity monitoring sheet according to form No.03/TDTL/GSQL provided in Appendix IV issued together with this Circular.

a) The import quantity monitoring sheet shall be made into 2 copies in which 1 copy will be sent to the customs declarant to be showed to the Customs Department in charge of customs procedure for each import and the other one will be sent to the Customs Department in charge of bonded warehouse to be liquidated when all goods with quantity stated in the import quantity monitoring sheet is imported.

a) When carrying out the customs procedure for each time of import, the customs declarant shall write the number of import quantity monitoring sheet in the electronic customs declaration under the guidance provided in the Appendix issued together with Circular No.39/2018/TT-BTC and present the original of the import quantity monitoring sheet as well as submit a copy of C/O to the customs authority.

The customs authority shall inspect and compare the contents in the import quantity monitoring sheet with the C/O and deduct the import quantity in the imported quantity monitoring presented by the customs declarant; sign to verify the import quantity of each time import in the import quantity monitoring sheet and store the copy of import quantity monitoring sheet with deducted import quantity bearing the verification signature of the Customs Department in charge of customs procedure and copy of the C/O in the customs dossier;

c) When importing all goods with quantity stated in the import quantity monitoring sheet, the customs declarant shall submit the original of import quantity monitoring sheet to the Customs Department in charge of customs procedure for the last import in pursuit of verifying full import of goods quantity; the Customs Department where the customs procedure for the last import is carried out shall take responsibility to send the import quantity monitoring sheet to the Customs Department in charge of bonded warehouse management.

The Customs Department in charge of bonded warehouse management shall inspect and compare it with the copy of import quantity monitoring sheet and verify the total import quantity in the C/O and 2 original copies of import quantity monitoring sheet as well as store the customs dossier as required.

5. For the case in which a shipment with a single custom declaration registration as prescribed in Article 93 of Circular No.38/2015/TT-BTC is amended in clause 60 in Article 1 of Circular No.39/2018/TT-BTC, the customs declarant may use the C/O to deduct the import quantity for each time of import.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Post-clearance audit of origin of imported goods

1. The authority and procedure relating to post-clearance audit of origin of imported goods shall comply with provisions of the law on customs.

2. Matters, methods and actions against the results of audit of origin of imported goods shall comply with provisions in this Circular.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25. Effect

1. This Circular comes into force on June 05, 2018.

2. For imported goods requiring proof of origin as announced by professional management authorities before the effective date of this Circular, such proof of origin will be submitted as announced.

3. During the implementation, if relevant documents specified in this Circular is amended or replaced, the amended documents or new documents will prevail.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Vu Thi Mai

 

Appendix I

No.

FORM DESCRIPTION

CODE

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

01/CT/XDTXX/GSQL

2

Request for prior determination of origin of exported and imported goods

02/XDTXX/GSQL

 

Form No. 01/CT/XDTXX/GSQL

INFORMATION REQUIREMENTS SPECIFIED IN THE REQUEST FOR PRIOR DETERMINATION OF ORIGIN OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS

 (Issued together with the Circular No. 38/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Minister of Finance)

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Description and remarks

1.

Request number

Request number is automatically updated on the e-customs system after the request is accepted

2.

Request receipt date

Enter the date on which the e-customs system receives the request

3.

Name of organization or individual requesting prior determination of goods origin

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.

Address

1st box: Enter house number and street name

2nd box: Enter city name

3rd box: Enter country name

5.

Telephone

Enter telephone number

6.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Enter facsimile number

7.

Tax identification number (TIN)

Enter TIN of the imported/exporter

8.

Email

Enter the electronic mailbox address 

9.

Name of exporting/importing organization or individual

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+) Enter name of the importing organization or individual in case the exported goods need prior determination of their origins.

10.

Address

1st box: Enter house number and street name

2nd box: Enter city name

3rd box: Enter country name

11.

Telephone

Enter telephone number

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Fax

Enter facsimile number

13.

Tax identification number

Only enter the tax identification number of the importing person in case the imported goods need prior determination of their HS codes

14.

Email

Enter the electronic mailbox address 

15.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Enter name of the manufacturing, processing and assembling entity in case the exported goods need prior determination of their origins

16.

Address

1st box: Enter house number and street name

2nd box: Enter city name

3rd box: Enter country name

17.

Telephone

Enter telephone number

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Website

Enter the web address 

19.

Email

Enter the electronic mailbox address 

20.

Goods name

Enter goods name exactly

21.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Enter details of goods

22.

Goods code

Enter HS codes of goods

23.

FOB value

Enter FOB value of goods

24.

Proposed shipping itinerary

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

25.

Goods belonging in the list of prohibited goods or goods subject to temporary export or import suspension 

Tick "Yes" or "No" onto the appropriate box

26.

Goods whose origins have already been predetermined on the Information Portal of the General Department of Vietnam Customs

Tick "Yes" or "No" onto the appropriate box

27.

Checklist of raw or input materials for manufacturing of goods

Tick "Yes" or "No" onto the appropriate box

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Brief description of the goods manufacturing process

Tick "Yes" or "No" onto the appropriate box

29.

Catalogues

Tick "Yes" or "No" onto the appropriate box

30.

Photos

Tick "Yes" or "No" onto the appropriate box

31.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tick "Yes" or "No" onto the appropriate box

 

Form No. 02/XDTXX/GSQL

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. …………………

….., date (dd/mm/yyyy) ……

REQUEST FOR PRIOR DETERMINATION OF ORIGIN OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS

Dear General Department of Vietnam Customs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Name:

2. Address:

3. Telephone:

4. Fax:

5. Tax identification number:

6. E-mail:

B. Exporting/importing organization or individual:

1. Name:

2. Address:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Website:

5. E-mail:

C. Manufacturing, processing and assembling entity:

1. Name:

2. Address:

3. Telephone:

4. Website:

5. E-mail:

D. Goods in question

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. HS code:

3. FOB value:

4. Proposed itinerary for shipping goods from the manufacturing country or the exporting country to Vietnam (the manufacturing country’s port → the exporting country’s port → port of call → Vietnam); proposed itinerary for shipping goods exported from Vietnam and vice versa.

5. Goods belonging in the list of prohibited goods or goods subject to temporary export or import suspension?

Yes               No   

6. Are goods whose origins have already been predetermined published on the Information Portal of the General Department of Vietnam Customs?

Yes □              No □  

E. Attached documents:

1. Checklist of raw materials used for manufacturing of goods, including such information as goods name, HS code, origin and CIF value). 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Catalogues

Yes

No

4. Photos

Yes □

No □

5. Certificate of analyst

Yes □

No □

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

.... (name of the organization or individual requesting prior determination of goods origin) hereby undertakes that goods specified in section D are those intended for export or import, have their origins which are not predetermined prior to the date of submission of the request and are those not belonging in the list of prohibited goods and goods subject to temporary export or import suspension as provided by law.

... (name of the organization or individual requesting the prior determination of goods origin) shall be held legally responsible for authentic information provided in the request and other attached documents./.

 

 

Requesting organization or individual

(signature, full name and stamp)

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


126.671

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.197.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!