Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 23/2017/NĐ-CP sửa đổi 162/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính vùng biển đảo thềm lục địa

Số hiệu: 23/2017/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 13/03/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị định 23/2017/NĐ-CP sửa đổi việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch; xử phạt hành vi vận chuyển, mua bán hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam; và sửa đổi thẩm quyền xử phạt trên vùng biển Việt Nam tại Nghị định 162/2013.

 

1. Vi phạm quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch

 
Nghị định 23 năm 2017 quy định phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với tàu ngầm, phương tiện đi ngầm nước ngoài ngoài khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam mà không treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được Chính phủ Việt Nam cho phép hoặc theo thoả thuận của Chính phủ 2 nước.
 
So với quy định hiện hành thì Nghị định 23 không xử phạt đối với tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo Quốc kỳ Việt Nam khi hoạt động trong nội thủy Việt Nam.
 

2. Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam

 
Đối với hàng hóa được vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam mà không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thì Nghị định 23/2017 quy định xử phạt hành chính như sau:
 
- Trường hợp hàng hóa có giá trị dưới 10 triệu đồng thì phạt từ 3 triệu đến 5 triệu. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 162 thì không bị phạt.
 
- Trường hợp hàng hóa vi phạm được vận chuyển, mua bán trên vùng biển, đảo, thềm lục địa Việt Nam có giá trị từ 10 đến 20 triệu thì xử phạt từ 5 đến 10 triệu (giữ nguyên như quy định hiện hành).
 
- Trường hợp hàng hóa có giá trị từ 20 đến 50 triệu thì Nghị định số 23 phạt từ 10 đến 15 triệu (như quy định hiện hành).
 
- Hàng hóa từ 50 đến 70 triệu thì phạt vi phạm hành chính trong vùng biển, đảo, thềm lục địa Việt Nam từ 15 đến 20 triệu (như quy định hiện hành).
 
- Nghị định số 23/CP cũng giữ nguyên mức phạt đối với hàng hóa có giá trị từ 70 đến 100 triệu (phạt 20 đến 25 triệu) và có giá trị trên 100 triệu mà không bị xử lý hình sự (phạt từ 25 đến 30 triệu).
 

3. Sửa đổi quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong vùng biển, đảo, thềm lục địa của Việt Nam

 
Nghị định 23/2017 sửa đổi thẩm quyền xử phạt hành chính của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông. Đồng thời bổ sung thẩm quyền xử phạt hành chính về biển đảo đối với Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
 
Ngoài ra, Nghị định số 23 cũng bổ sung một số đối tượng có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm về biển, thềm lục địa Việt Nam như: Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra chuyên ngành Hàng hải, Kiểm ngư viên, Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Kiểm soát viên thị trường.
 
 
Nghị định 23/2017/NĐ-CP sửa đổi việc xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam tại Nghị định 162/2013 có hiệu lực từ ngày 01/5/2017.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 13 tháng 03 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 162/2013/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 162/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

1. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 7 như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:

b) Tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo cờ quốc tịch khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được phép của Chính phủ Việt Nam hoặc theo thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ của quốc gia mà tàu thuyền đó mang cờ quốc tịch”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 15 như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Phạt tiền đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa hoặc đối với hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền, kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 50.000.000 đến dưới 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp hàng hóa có giá trị trên 100.000.000 đồng mà không truy cứu trách nhiệm hình sự.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 29 như sau:

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

Bộ đội Biên phòng có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:

1. Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

2. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, đ, i khoản 1 Điều 2.8 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Nghị định này.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 30 như sau:

Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan

Hải quan có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 5 và Điều 15 Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:

1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;

2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 31 như sau:

Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam; Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.

Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và các chức danh Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm được quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và Điều 25 Nghị định này thuộc lĩnh vực, phạm vi địa bàn quản lý của mình như sau:

1. Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

2. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Giao thông vận tải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

4. Trưởng đại diện Cảng vụ Hàng hải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.

5. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Cảng vụ Hàng hải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 5 Điều 4 Nghị định này.”

6. Bổ sung Điều 31a như sau:

Điều 31a. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường

Quản lý thị trường có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15 Nghị định này, thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình như sau:

1. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.”

7. Bổ sung Điều 31b như sau:

Điều 31b. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chủ tịch Ủy ban nhân dân có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của địa phương mình như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và khoản 2, 3, 4, 5 Điều 4 Nghị định này.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 33 như sau:

Điều 33. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

Khi thi hành công vụ, những người dưới đây có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này gồm:

1. Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 31a, 31b và Điều 32 Nghị định này, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý của mình.

2. Chiến sĩ Cảnh sát biển, Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

3. Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra chuyên ngành Hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Hàng hải, Công chức, Viên chức Cảng vụ Hàng hải, lập biên bản đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và Điều 25 của Nghị định này.

4. Kiểm ngư viên, các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Kiểm ngư được quy định tại Điều 32 của Nghị định này, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 10, 11, khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

5. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 5 và Điều 15 Nghị định này.

6. Kiểm soát viên thị trường, lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 15 của Nghị định này.”

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2017.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (3).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 23/2017/NĐ-CP ngày 13/03/2017 sửa đổi Nghị định 162/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.968

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.23.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!