Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 158/2011/TT-BQP chế độ chính sách chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu

Số hiệu: 158/2011/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phùng Quang Thanh
Ngày ban hành: 15/08/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 158/2011/TT-BQP

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2011

THÔNG TƯ

VỀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH GÓP PHẦN CHĂM SÓC ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Căn cứ Chỉ thị số 216/CT-ĐUQSTW ngày 19 tháng 7 năm 2006 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về tiếp tục đẩy mạnh công tác thương binh, liệt sỹ, chính sách hậu phương quân đội và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, Chỉ thị số 244/CT-ĐUQSTW ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Thường vụ Quận ủy Trung ương) về lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính sách hậu phương quân đội trong thời gian tới;

Thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/CP ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc về tinh thần, vật chất đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đối tượng 1

a) Sĩ quan cấp quân hàm Thiếu tướng trở lên;

b) Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, mức lương 668 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 235/HĐBT);

c) Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá nâng lương lần 2 hệ số 7,2 theo Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 25/CP); hoặc hệ số 8,6 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);

d) Sĩ quan nguyên là Tư lệnh, Chính ủy quân đoàn; Tư lệnh, Chính ủy binh chủng; Cục trưởng có chức năng chỉ đạo toàn quân và tương đương trở lên; hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo từ 0,9 trở lên theo Nghị định số 25/CP hoặc từ 1,1 trở lên theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

2. Đối tượng 2:

a) Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, mức lương 655 đồng theo Nghị định số 235/HĐBT; Đại tá nâng lương lần 1 hệ số 6,85 theo Nghị định số 25/CP hoặc 8,4 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;

b) Sĩ quan nguyên là Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy quân đoàn; Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy binh chủng và tương đương; hoặc có hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,8 theo Nghị định số 25/CP hoặc 1,0 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

3. Đối tượng 3: Sĩ quan cấp quân hàm Đại tá, Thượng tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Sư đoàn hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.

4. Đối tượng 4: Sĩ quan cấp quân hàm Trung tá, Thiếu tá hoặc sĩ quan nguyên là chỉ huy Trung đoàn, Ban Chỉ huy quân sự huyện (quận) và tương đương.

5. Đối tượng 5: Sĩ quan cấp úy và các chức danh khác tương đương.

6. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng có cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hoặc hệ số phụ cấp chức vụ tương đương với cấp bậc quân hàm, hoặc mức lương, hoặc hệ số phụ cấp chức vụ của sĩ quan cấp nào thì được hưởng chế độ quy định tại Thông tư này như đối với sĩ quan cấp đó.

7. Trường hợp thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì cán bộ được đăng ký và được thực hiện chế độ, chính sách đối với chức vụ lãnh đạo cao nhất đã qua.

Điều 3. Đối tượng không áp dụng

a) Các đối tượng đã được hưởng chế độ quy định tại Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách, chế độ đối với cán bộ cao cấp.

b) Cán bộ quân đội nghỉ hưu thuộc đối tượng nêu tại Điều 2 Thông tư này đang chấp hành án phạt tù; đầu hàng địch; bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Chương 2.

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH GÓP PHẦN CHĂM SÓC CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU

Điều 4. Chế độ an điều dưỡng

1. Đối tượng, tỷ lệ phiếu mời an điều dưỡng, số người trong phiếu mời gia đình, thời gian an điều dưỡng

a) Cán bộ quân đội nghỉ hưu cấp Thiếu tướng trở lên được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng mỗi năm một lần; các đối tượng còn lại quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này được cấp phiếu mời gia đình đi an điều dưỡng hai năm một lần tại Đoàn an điều dưỡng quân đội.

b) Hằng năm, Bộ Quốc phòng cấp 7.050 phiếu mời (30% phiếu mời cá nhân, 20% phiếu mời gia đình) để mời đối tượng 2 trở xuống đi an điều dưỡng tại các Đoàn an điều dưỡng quân đội; thứ tự ưu tiên người có nhiều cống hiến, người có công với cách mạng, cán bộ ba thời kỳ, người có cấp bậc, chức vụ từ cao đến thấp.

c) Cán bộ quân đội nghỉ hưu có phiếu mời được bố trí phòng nghỉ như quy định cho cán bộ cùng cấp bậc, chức vụ đang công tác; cán bộ Lão thành cách mạng, Tiền khởi nghĩa, cán bộ ba thời kỳ được bố trí phòng nghỉ như đối với cán bộ cấp Đại tá.

d) Cán bộ quân đội nghỉ hưu được mời an điều dưỡng tại Đoàn an điều dưỡng của quân đội trong phạm vi không quá 600km, từ nơi cư trú đến Đoàn an điều dưỡng.

đ) Cán bộ quân đội nghỉ hưu có phiếu mời gia đình, số lượng người đi cùng không quá 04 người; người đi cùng phải tự túc phương tiện, tiền ăn.

e) Thời gian an điều dưỡng: Đối với phiếu mời cá nhân là 10 ngày; phiếu mời gia đình là 07 ngày.

2. Tiêu chuẩn an điều dưỡng

a) Đối tượng 1 được cấp tiền bồi dưỡng mỗi năm một lần bằng mức 1 như cán bộ đang công tác; năm 2011 là 930.000 đồng/người. Khi đi an điều dưỡng, cán bộ nộp tiền ăn cho Đoàn an điều dưỡng theo mức tiền ăn quy định.

b) Phiếu mời đối tượng 2 trở xuống bằng mức 2, loại 2A như cán bộ đang công tác; năm 2011 là 840.000 đồng/người.

c) Đối tượng có phiếu mời gia đình; cá nhân có phiếu mời đi lẻ (không theo Đoàn) khi đi an điều dưỡng nếu tự túc phương tiện hoặc đi bằng phương tiện giao thông công cộng (ô tô khách, tàu hỏa, tàu thủy) thì được thanh toán tiền tàu xe cho cả lượt đi và lượt về theo giá vé tàu xe thông thường tại thời điểm thanh toán, tổng quãng đường không quá 1.200km. Tiền tàu xe do Đoàn an điều dưỡng nơi cán bộ đến nghỉ trực tiếp thanh toán chi trả. Hằng năm, Đoàn an điều dưỡng được phân cấp một khoản kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe; các Đoàn được quyết toán theo thực chi.

d) Đối tượng có phiếu mời cá nhân do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố tổ chức đi nghỉ tập trung; tiền tàu xe được cấp theo số phiếu mời phân cấp hàng năm cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố.

3. Quản lý phiếu mời an điều dưỡng

a) Phiếu mời có ghi năm và có giá trị sử dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 15 tháng 12 của năm ghi trên phiếu.

b) Phiếu mời do Tổng cục Chính trị phát hành theo mẫu thống nhất, phiếu mời đối tượng 2 trở xuống có đóng dấu treo của Cục Chính sách.

c) Số phiếu mời trong 03 tháng mùa hè (6, 7, 8) đối tượng 1 bằng 40%, đối tượng 2 bằng 30%; số phiếu còn lại phân bổ đều cho các tháng trong năm. Phiếu mời trong 03 tháng mùa hè có đóng dấu đợt; phiếu mời gia đình mỗi tháng chia thành 04 đợt; phiếu mời cá nhân mỗi tháng chia thành 03 đợt.

d) Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị phân phối phiếu mời an điều dưỡng; ký phiếu mời đối tượng 1; phối hợp với Cục Cán bộ/Tổng cục Chính trị giao chỉ tiêu cho các Đoàn an điều dưỡng tiếp nhận cán bộ nghỉ hưu đến an điều dưỡng.

đ) Cục Chính trị các quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội ký phiếu mời đối tượng 2 trở xuống; phân phối phiếu mời an điều dưỡng, kinh phí hỗ trợ tiền tàu xe đi an điều dưỡng cho Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố và đơn vị thuộc quyền; dự toán kinh phí tăng.

Hằng năm, tổng hợp kết quả an điều dưỡng đối tượng cán bộ quân đội nghỉ hưu về Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm (qua Cục Chính sách).

e) Khi cấp phiếu mời, tiền an bồi dưỡng phải đúng đối tượng, công khai, không để xảy ra sai sót, tiêu cực; phổ biến cho cán bộ rõ về tiêu chuẩn được hưởng, thời gian nghỉ; hướng dẫn cán bộ an điều dưỡng đúng Đoàn, đúng đợt, đúng thời gian, đúng số lượng người đi cùng (đối với phiếu mời gia đình) ghi trên phiếu.

4. Tổ chức đi nghỉ an điều dưỡng

Hằng năm Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh) bố trí phương tiện tổ chức đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung tại các Đoàn theo từng đợt.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh được hỗ trợ xăng dầu, kinh phí tương ứng với chỉ tiêu phiếu mời cá nhân; chủ trì xây dựng kế hoạch, cử cán bộ đưa, đón cán bộ đi an điều dưỡng tập trung; phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tham mưu, đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí tổ chức đưa đón, gặp mặt đối tượng.

Điều 5. Chế độ khám chữa bệnh

1. Các bệnh viện quân đội khi ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương ưu tiên cán bộ quân đội nghỉ hưu đăng ký nơi khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện quân đội gần nơi cư trú.

2. Cán bộ quân đội nghỉ hưu khám, chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện quân đội được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; được bố trí phòng điều trị và hưởng chế độ chăm sóc y tế như đối với cán bộ cùng cấp bậc, chức vụ đang tại ngũ. Chi phí khám, chữa bệnh do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 6. Chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo

1. Đối tượng:

Cán bộ quân đội nghỉ hưu nếu mắc một trong các bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này được Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký quyết định công nhận cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo thì được trợ cấp hàng quý; cán bộ từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ quý tiếp theo.

2. Chế độ hưởng:

Chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo được thực hiện từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định và được hưởng trợ cấp cả quý đó; mức trợ cấp một người/quý bằng một (01) tháng tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ tại thời điểm chi trả;

Cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo điều trị tại các bệnh viện, của quân đội được hưởng phần chênh lệch giữa tiền ăn bệnh lý và tiền ăn cơ bản do bệnh viện thanh toán.

3. Hồ sơ bệnh hiểm nghèo:

a) Hồ sơ cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo được lập thành 01 bộ theo các mẫu quy định tại phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này, gồm:

- Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo (Mẫu số 01/2011/BHN);

- Biên bản giám định bệnh hiểm nghèo (Mẫu số 02/2011/BHN);

- Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo (Mẫu số 03/2011/BHN);

b) Hồ sơ do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (Ban Chính sách) lưu giữ, quản lý.

4. Trách nhiệm lập hồ sơ, tiếp nhận và giải quyết:

a) Cán bộ quân đội nghỉ hưu hoặc thân nhân của cán bộ quân đội nghỉ hưu gửi hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi cư trú. Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo (01 bản);

- Các giấy tờ liên quan điều trị bệnh hiểm nghèo, gồm: Bản sao bệnh án hoặc một trong các giấy tờ khác như: Sổ sức khoẻ, các xét nghiệm (01 bản);

- Bản sao quyết định nghỉ hưu hoặc phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu (01 bản).

b) Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi đối tượng, cư trú: Tiếp nhận và chuyển hồ sơ hợp lệ đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

c) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Tiếp nhận, hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển đến, kiểm tra hồ sơ và tình trạng bệnh tật trên hồ sơ theo quy định; lập danh sách đối tượng (kèm theo hồ sơ) báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

d) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: Chỉ đạo cơ quan chức năng (Ban Chính sách) tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện chuyển đến; kiểm tra, thẩm định, tổ chức giám định theo quy định, nếu đủ điều kiện thì lập biên bản kết luận từng trường hợp trình Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Tổng hợp danh sách báo cáo về Cục Chính trị quân khu (qua Phòng Chính sách).

5. Tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo

a) Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên - thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quy định cấp Trưởng phòng tương ứng nêu trên.

b) Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định thông qua hồ sơ hoặc giám định trực tiếp khám bệnh nhân (trường hợp không có hồ sơ):

Giám định thông qua hồ sơ: Phải căn cứ bản sao bệnh án, các xét nghiệm liên quan của bệnh viện dân y từ tuyến quận, huyện hoặc các bệnh viện Quân đội nơi đối tượng đã điều trị; xem xét kỹ nội dung khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên môn trong bản sao bệnh án để đối chiếu và kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1- Danh mục bệnh hiểm nghèo” ban hành kèm theo Thông tư này để kết luận.

Giám định trực tiếp: Khi không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện, Hội đồng khám giám định trực tiếp tại gia đình hoặc các cơ sở y tế bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết; kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1 - Danh mục các bệnh hiểm nghèo” để kết luận.

Chủ tịch Hội đồng và các thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận giám định. Trường hợp không thống nhất được kết luận thì chuyển hồ sơ lên Hội đồng giám định y khoa cấp quân khu.

Điều 7. Chế độ thông tin và trợ cấp khó khăn

1. Đối tượng 1:

a) Được cấp bằng tiền để cán bộ mua báo Quân đội nhân dân, bao gồm: báo ngày, báo cuối tuần, và tập san Sự kiện và nhân chứng.

b) Đối tượng nêu tại điểm b, c, d, khoản 1 Điều 2 Thông tư này nếu bị ốm đau, gặp tai nạn phải điều trị dài ngày tại bệnh viện (từ 20 ngày trở lên) được trợ cấp không quá 2 lần/năm, mức trợ cấp 500.000 đồng/lần.

2. Đối tượng 2: Được cấp tiền mua báo như đối tượng 1.

3. Giá tiền một số báo được tính tại thời điểm quý I hàng năm. Đối tượng 1 và 2 nghỉ hưu vào tháng nào trong năm được cấp tiền báo từ tháng đó (tháng nhận lương hưu), theo giá báo tại thời điểm cấp tiền. Đơn vị quản lý cán bộ được quyết toán theo thực chi, khi cấp tiền báo yêu cầu cán bộ ký nhận, ghi rõ họ và tên, kèm theo bản sao quyết định hưởng chế độ hưu trí.

Điều 8. Chế độ tổ chức lễ tang

1. Tổ chức lễ tang đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước khi từ trần và Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT-BQP-BNV ngày 01 tháng 8 năm 2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hy sinh, từ trần (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT-BQP-BNV).

2. Kinh phí đảm bảo phục vụ lễ tang với đối tượng tổ chức lễ tang cấp nhà nước, lễ tang cấp cao thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2002/TT-BTC ngày 02 tháng 5 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn các khoản chi phí, cấp phát và quyết toán ngân sách phục vụ lễ quốc tang, lễ tang cấp nhà nước, lễ tang cấp cao. Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang cấp cao được chi mức tối đa là 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng), đơn vị căn cứ vào nội dung, định mức chi hợp lý để quyết toán theo quy định.

Thủ tục xây mộ và kinh phí xây mộ đối tượng thuộc lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

3. Kinh phí hỗ trợ lễ tang; đối với quân nhân nghỉ hưu từ trần từ cấp Đại tá trở xuống.

Ngoài trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, hàng năm, Bộ Quốc phòng bố trí một khoản ngân sách để hỗ trợ tổ chức lễ tang cán bộ quân đội nghỉ hưu không thuộc đối tượng được tổ chức lễ tang cấp Nhà nước, lễ tang cấp cao. Cụ thể:

a) Mức hỗ trợ đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang theo phân cấp, quy định tại điểm 1.2 và 1.3 khoản 1 Mục E Phần III Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT-BQP-BNV cho một trường hợp như sau:

Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang mức 7.000.000 đồng (bảy triệu đồng);

Sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức 5.000.000 đồng (năm triệu đồng);

Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự cấp huyện và tương đương chủ trì tổ chức lễ tang mức 3.000.000 đồng (ba triệu đồng);

b) Mức hỗ trợ cơ quan quân sự địa phương được phân công tham gia Ban tổ chức lễ tang. Trường hợp cán bộ nghỉ hưu từ trần được tổ chức lễ tang tại gia đình, hoặc tại bệnh viện nơi cư trú, do cấp ủy chính quyền địa phương chủ trì tổ chức lễ tang, cơ quan quân sự địa phương cấp nào được phân công tham gia ban tổ chức lễ tang và đại diện quân đội đến viếng theo phân cấp (quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Mục E Phần III Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT-BQP-BNV) thì đơn vị cấp đó được hỗ trợ mức 400.000 đồng (bốn trăm ngàn đồng); kinh phí này để chi mua vòng hoa viếng.

c) Các cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang hoặc được phân công tham gia ban tổ chức lễ tang được quyết toán theo thực chi mức hỗ trợ lễ tang theo quy định trên.

Điều 9. Chế độ gặp mặt, tặng quà nhân các ngày lễ, tết

1. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, các quân khu chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương các cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí, tổ chức gặp mặt, tặng quà cán bộ quân đội nghỉ hưu theo phân cấp quản lý, quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Hằng năm, Bộ Quốc phòng bố trí ngân sách để tặng quà đối tượng chính sách tiêu biểu nhân ngày 27/7 và dịp tết Nguyên đán. Đối tượng được tặng quà, mức quà thực hiện theo quy định của Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch nước và Bộ Quốc phòng.

Chương 3.

KINH PHÍ BẢO ĐẢM, PHÂN CẤP TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Điều 10. Kinh phí thực hiện, xăng dầu bảo đảm

1. Nguồn kinh phí thực hiện chế độ chính sách quy định tại Thông tư này được bảo đảm từ nguồn thu điều tiết của các doanh nghiệp quân đội và cân đối ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng.

Hằng năm, căn cứ số lượng đối tượng được hưởng, mức hưởng theo quy định, Cục Chính sách Tổng cục Chính trị lập dự toán kinh phí chi thực hiện gửi Cục Tài chính Bộ Quốc phòng để trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

Căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách được Bộ Quốc phòng phê duyệt, Cục Chính sách Tổng cục Chính trị chủ trì phân bổ ngân sách cho các đơn vị, gửi Cục Tài chính Bộ Quốc phòng để thông báo và cấp phát cho đơn vị thực hiện.

2. Xăng dầu hỗ trợ đi nghỉ an điều dưỡng, hỗ trợ lễ tang và thực hiện chế độ chính sách quy định tại Thông tư này được bố trí trong hạn mức xăng dầu nhiệm vụ chính sách hằng năm của Bộ Quốc phòng. Hàng năm, Cục Chính sách xây dựng kế hoạch, thống nhất với Cục Xăng dầu/Tổng cục Hậu cần.

Điều 11. Phân cấp quản lý thực hiện chế độ

1. Hồ sơ quản lý

a) “Phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu, sau đây gọi tắt là Phiếu đăng ký (Mẫu số 04/2011/CBHu) Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này là tài liệu làm căn cứ để lập danh sách, hồ sơ quản lý và thực hiện chế độ đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu.

b) Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu từ cấp trung đoàn và đơn vị tương đương trở lên lập 03 bản Phiếu đăng ký, giao cho cán bộ 01 bản, đơn vị lưu 01 bản và gửi 01 bản cho cơ quan quân sự địa phương theo phân cấp, quy định tại khoản 2 Điều này, để quản lý và thực hiện chế độ.

2. Phân cấp quản lý và thực hiện chế độ.

Tổng cục Chính trị (Cục Chính sách) quản lý toàn bộ số lượng cán bộ quân đội nghỉ hưu toàn quân; quản lý danh sách đối tượng 1, chỉ đạo việc quản lý và thực hiện chế độ theo quy định tại Thông tư này theo phân cấp như sau:

a) Quân khu quản lý và chỉ đạo việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đối tượng 1 và 2 cư trú tại địa bàn quân khu (trừ đối tượng quy định tại điểm đ khoản 2 này), có trách nhiệm đăng ký, tổng hợp đối tượng để quản lý (theo các mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này), gồm:

- Danh sách đối tượng 1 (Mẫu số 5a/2011/DS-HP);

- Danh sách đối tượng 2 (Mẫu số 5b/2011/DS-HP);

- Danh sách cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo (Mẫu số 5c/2011/DS-HP);

- Báo cáo số lượng đối tượng 1 và đối tượng 2 cán bộ quân đội nghỉ hưu (Mẫu số 5d/2011/BC-HP);

- Báo cáo số lượng cán bộ quân đội nghỉ hưu (Mẫu số 5e/2011/BC-HP);

b) Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quản lý và chỉ đạo việc thực hiện chế độ đối với đối tượng 3.

c) Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quản lý, thực hiện chế độ đối với đối tượng 4.

d) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã quản lý, thực hiện chế độ đối với đối tượng 5.

đ) Đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng đóng quân ở thành phố Hà Nội đăng ký, tổng hợp để quản lý và chỉ đạo thực hiện chế độ đối với đối tượng 1 và 2 cư trú tại thành phố Hà Nội theo các mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này, gồm:

- Danh sách đối tượng 1 (Mẫu số 5a/2011/DS-HP);

- Danh sách đối tượng 2 (Mẫu số 5b/2011/DS-HP);

- Báo cáo số lượng đối tượng 1 và 2 (Mẫu số 5d/2011/BC-HP).

Điều 12. Chế độ báo cáo và di chuyển hồ sơ

1. Đối với các quân khu chỉ đạo cơ quan chức năng; báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách), gồm:

a) Số lượng cán bộ quân đội nghỉ hưu;

b) Danh sách và Phiếu đăng ký đối tượng 1, đối tượng 2;

c) Danh sách cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư này;

d) Dự toán kinh phí thực hiện chế độ để tổng hợp đề nghị Bộ Quốc phòng bảo đảm.

2. Đối với đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng đóng quân tại thành phố Hà Nội báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách), gồm:

a) Danh sách đối tượng 1, đối tượng 2;

b) Báo cáo số lượng cán bộ, theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 11 Thông tư này.

3. Để có căn cứ lập dự toán ngân sách thực hiện chế độ, các đơn vị gửi báo cáo về Cục Chính sách/TCCT trước ngày 30 tháng 3 hằng năm.

4. Di chuyển hồ sơ:

Đối tượng 1 và đối tượng 2 nghỉ hưu, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi 01 bộ hồ sơ về Cục Chính sách Tổng cục Chính trị và 01 bộ hồ sơ về Cục Chính trị Quân khu hoặc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (Phòng Chính sách) nơi cán bộ cư trú khi nghỉ hưu, gồm: Giấy giới thiệu di chuyển hồ sơ (Mẫu số 04/2011/GGT); Phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu; bản sao Quyết định hưởng chế độ hưu trí hàng tháng.

Điều 13. Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị

1. Tổng cục Chính trị chỉ đạo triển khai thực hiện và theo dõi, kiểm tra.

2. Các cơ quan Bộ Quốc phòng:

a) Cục Chính sách Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với Cục Tài chính Bộ Quốc phòng và cơ quan có liên quan lập dự toán ngân sách, xăng dầu; bảo đảm kinh phí để Thủ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị đi thăm, tặng quà ngày lễ tết; thăm và trợ cấp cán bộ đối tượng 1 bị ốm đau, gặp tai nạn.

b) Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị chủ trì phối hợp với Cục Chính sách Tổng cục Chính trị thống nhất kế hoạch mời cán bộ quân đội nghỉ hưu an điều dưỡng tại các Đoàn an điều dưỡng.

c) Cục Quân y Tổng cục Hậu cần chủ trì, phối hợp với Cục Chính sách Tổng cục Chính trị chỉ đạo các bệnh viện quân đội thực hiện chế độ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu; chế độ ưu đãi đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo khi đi điều trị tại bệnh viện.

d) Cục Xăng dầu Tổng cục Hậu cần chủ trì, phối hợp với Cục Chính sách Tổng cục Chính trị thống nhất định mức xăng, dầu hỗ trợ đưa cán bộ đi an điều dưỡng, hỗ trợ lễ tang theo loại hình đơn vị; ưu tiên Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh; tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch bảo đảm hằng năm, báo cáo Hội đồng phân bổ hạn mức xăng dầu Bộ Quốc phòng.

đ) Cục Tài chính Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Cục Chính sách Tổng cục Chính trị hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát và quản lý ngân sách thực hiện chế độ, chính sách, hướng dẫn thanh quyết toán theo quy định.

3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:

Có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện chế độ quy định cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền, kiểm tra, giải quyết những vướng mắc, phát sinh; lập danh sách cán bộ quân đội đã nghỉ hưu và lưu giữ hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết; chi trả chế độ cho đối tượng và thanh quyết toán tài chính theo quy định hiện hành.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Khi Bộ Quốc phòng điều chỉnh quy định mức tiền an, bồi dưỡng tại chức đối với cán bộ trong Quân đội thì mức tiền an, bồi dưỡng cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này được điều chỉnh tương ứng theo quy định.

2. Khi Chính phủ điều chỉnh quy định mức tiền lương tối thiểu đối với công chức, viên chức và lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì mức tiền trợ cấp cho đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này được điều chỉnh tương ứng theo quy định.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 212/2006/QĐ-BQP ngày 21 tháng 12 năm 2006 của Bộ Quốc phòng về việc thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu; Thông tư số 04/2011/TT-BQP ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 212/2006/QĐ-BQP ngày 21/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ
quân đội nghỉ hưu.

Điều 16. Trách nhiệm thi hành

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- Các Thủ trưởng BQP, Chủ nhiệm TCCT;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BQP;
- Các cục: Chính sách (03), Tài chính/BQP, Cán bộ/TCCT; Quân lực/BTTM; Quân y, Xăng dầu/TCHC;
- Vụ Pháp chế, Ban CCHC/VPBQP;
- Lưu: VT, NCTH, THBĐ. Q(90 b).

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Phùng Quang Thanh

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC BỆNH HIỂM NGHÈO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2011/TT-BQP ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Bệnh hiểm nghèo được hưởng trợ cấp theo quy định tại Thông tư số …./2011/TT-BQP là bệnh hoặc thương tích rất nặng, có tổn thương thực thể không phục hồi ở những cơ quan, bộ phận quan trọng trong cơ thể, đã điều trị lâu ngày và nhiều lần nhưng không khỏi, để lại di chứng nặng nề, gây tàn phế.

II. DANH MỤC BỆNH HIỂM NGHÈO

1. Bệnh ung thư:

Gồm ung thư các loại phát triển đến giai đoạn cuối, đã có di căn ở nhiều cơ quan, vượt khả năng điều trị triệt để.

2. Bệnh về thần kinh:

Liệt vận động tứ chi, nửa người, hai chi dưới vĩnh viễn do các loại nguyên nhân; Bệnh Parkinsơn.

3. Bệnh gan:

Xơ gan giai đoạn mất bù gây biến chứng nặng như cổ trướng, chảy máu đường tiêu hóa tái phát. Suy gan vàng da kéo dài, cơ thể suy kiệt nặng.

4. Bệnh thận:

Suy thận mạn giai đoạn 4 mất bù hoàn toàn. Có chỉ định ghép thận hoặc lọc máu có chu kỳ.

5. Bệnh nội tiết:

Đái tháo đường túp I, II giai đoạn cuối (phụ thuộc Insulin), không đáp ứng điều trị đã có biến chứng nặng ở mắt, tim, thận, mạch máu, cơ thể suy kiệt nặng.

6. Các bệnh phổi:

- Giãn phế quản phổi lan tỏa hai phổi;

- Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối, khó thở thường xuyên;

- Xơ phổi rộng lan tỏa cả hai phổi;

- Lao xơ hang BK kháng thuốc;

Các bệnh phổi mãn tính hiểm nghèo trên đã có biến chứng nặng nề như: Suy hô hấp mãn tính, với những đợt suy hô hấp cấp xuất hiện thường xuyên. Suy kiệt nặng thường xuyên phải vào viện điều trị.

7. Bệnh tuần hoàn:

- Suy tim độ 4 mất bù hoàn toàn;

- Viêm tắc động mạch chi đã có biến chứng hoại tử, phải phẫu thuật cắt cụt một hoặc nhiều chi.

8. Bệnh lão khoa:

- Mất trí nhớ hoàn toàn ở người già phải có người phục vụ (Bệnh Alzeih mer);

- Bệnh thoái hóa khớp ở người già đã có di chứng cứng khớp, bất lực vận động hoàn toàn phải di chuyển bằng xe lăn.

9. Bệnh tâm thần:

Bệnh tâm thần phân liệt nặng, thể di chứng, sa sút trí tuệ và tan dã nhân cách hoàn toàn.

10. Bệnh mắt:

- Mù vĩnh viễn hoàn toàn 2 mắt do các nguyên nhân.

11. Bệnh da liễu:

- Xơ cứng bì toàn thể tiến triển, đã có biến chứng viên loét da không hồi phục.

- Bệnh Phong ở giai đoạn đã có biến chứng viêm loét da, cụt các đầu chi.

12. Các thương tích gây hậu quả nặng nề:

Cụt 2 chi thể: 2 tay, 2 chân hoặc 1 tay và 1 chân (trừ những người đã được hưởng chế độ thương binh, bệnh binh; tai nạn lao động đã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội).

PHỤ LỤC 2

MẪU BIỂU HỒ SƠ BÁO CÁO TỔNG HỢP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 158/2011/TT-BQP ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

SỐ TT

NỘI DUNG

MẪU SỐ

1

Đơn đề nghị hưởng chế độ hiểm nghèo

Mẫu số 01/2011/BHN

2

Biên bản giám định bệnh hiểm nghèo

Mẫu số 02/2011/BHN

3

Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo

Mẫu số 03/2011/BHN

4

Phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu

Mẫu số 04/2011/CBHu

5

Giấy giới thiệu phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu

Mẫu số 05/2011/GGT

6

Danh sách đối tượng 1

Mẫu số 5a/2011/DS-HP

7

Danh sách đối tượng 2

Mẫu số 51b/2011/DS-HP

8

Danh sách cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo

Mẫu số 5c/2011/DS-HP

9

Báo cáo số lượng đối tượng 1 và đối tượng 2 cán bộ quân đội nghỉ hưu

Mẫu số 5d/2011/BC-HP

10

Báo cáo số lượng cán bộ quân đội nghỉ hưu.

Mẫu số 5e/2011/BC-HP

Mẫu số 01/2011/BHN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Hưởng chế độ trợ cấp bệnh hiểm nghèo

I. PHẦN KHAI VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI LÀM ĐƠN

Họ và tên: ; năm sinh: ; nam, nữ:

Nơi ở hiện nay:

Điện thoại liên hệ:

Quan hệ với đối tượng tại điểm 2 dưới đây là:

II. PHẦN KHAI VỀ TRÍCH YẾU CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU VÀ TÌNH TRẠNG BỆNH TẬT

Họ và tên: năm sinh:

Cấp bậc, mức lương khi nghỉ hưu:

Chức vụ khi nghỉ hưu:

Đơn vị khi nghỉ hưu:

Nhập ngũ: ; xuất ngũ: ; tái ngũ:

Hưởng chế độ hưu trí từ ngày tháng năm

Nơi cư trú khi nghỉ hưu:

Hiện đang hưởng chế độ chính sách người có công với CM (ghi rõ thương binh, AHLLVT....).

Giấy tờ kèm theo, gồm:

- Giấy ra viện, bệnh án sao điều trị của bệnh viện dân y tuyến quận, huyện hoặc bệnh viện quân khu, quân đoàn, quân chủng nơi quân nhân đã điều trị.

- Bản sao Phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu hoặc Quyết định nghỉ hưu.

Tình trạng bệnh tật hiện nay:

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Đề nghị Ban chỉ huy quân sự xã, phường tiếp nhận hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền giám định, quyết định cho …………………………………………………………. được hưởng chế độ trợ cấp cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng, nếu sai tôi hoàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./

………., ngày …. tháng …. năm…..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ, tên)

Mẫu số 02/2011/BHN

BỘ CHQS TỈNH (TP)……..
HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH
BỆNH HIỂM NGHÈO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /BBGĐ-HĐ

……….., ngày …. tháng …. năm ………

BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH BỆNH HIỂM NGHÈO

Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo tỉnh (TP) ……………………….

Họp ngày ….. tháng …… năm ……… để giám định bệnh hiểm nghèo đối với đồng chí ………….. ……………, năm sinh ………………… ;

Cấp bậc, mức lương khi nghỉ hưu: ……………………………………………….

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Theo đề nghị của Ban chỉ huy quân sự quận (huyện) ……………………………………………

NỘI DUNG GIÁM ĐỊNH QUA HỒ SƠ, HOẶC GIÁM ĐỊNH TRỰC TIẾP

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

KẾT LUẬN

Căn cứ danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Thông tư số /2011/TT-BQP ngày tháng năm 2011 của Bộ Quốc phòng:

Đồng chí …………………………………………….

Mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc nhóm bệnh ………………………………………………………………

Đề nghị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) quyết định công nhận là đối tượng bệnh hiểm nghèo và trợ cấp theo quy định./.

ỦY VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký, đóng dấu)

1. Trưởng Ban Chính sách

……………………………..

2. Trưởng Ban Quân lực

…………………………….

3. Trưởng Ban Cán bộ

…………………………….

4. Bác sĩ quân y

…………………………….

Mẫu số 03/2011/BHN

QUÂN KHU….……..
BỘ CHQS TỈNH (TP) …………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /QĐ-BCH

……….., ngày tháng năm 20....

QUYẾT ĐỊNH

Công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo

BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH (TP) …………….

Căn cứ Thông tư số ……..../2011/TT-BQP ngày tháng năm 2011 của Bộ Quốc phòng về thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu;

Căn cứ Biên bản giám định bệnh hiểm nghèo số /BBGĐ-HĐ ngày …… tháng …… năm 20.... của Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) …………….

Xét đề nghị của Chủ nhiệm Chính trị,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận đồng chí: ……………………………….năm sinh: ………………..

Ngày nhập ngũ: ………………………………..; xuất ngũ …………………; tái ngũ ………………….

Hưởng chế độ hưu trí từ ngày ……. tháng ….. năm …………………..

Cấp bậc, mức lương: ……………..; Chức vụ khi nghỉ hưu ………………………….;

Đơn vị khi nghỉ hưu ………………………………………………………………………..;

Nơi cư trú khi nghỉ hưu: ……………………………………………………………………..

Là cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo, được hưởng trợ cấp hàng quý theo quy định tại Thông tư số /2011/TT-BQP ngày.... tháng.... năm 2011 của Bộ Quốc phòng.

Thời gian được hưởng trợ cấp từ quý ………/năm 20……

Điều 2. Ban chỉ huy quân sự quận (huyện) …………………………………………………. có trách nhiệm lập danh sách quản lý đối tượng, cấp “Sổ trợ cấp bệnh hiểm nghèo” thực hiện chế độ cho đối tượng theo quy định.

Điều 3. Trưởng Phòng (Ban) Chính sách, Trưởng Phòng (Ban) Tài chính, Thủ trưởng Ban chỉ huy quân sự quận (huyện) ………………………… và đồng chí ……………………….. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- ……………
- …………….

CHÍNH ỦY
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 04/2011/CBHu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

PHIẾU ĐĂNG KÝ CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 158/12011/TT-BQP ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Bộ Quốc phòng)

1. Tóm tắt trích yếu

Họ và tên: sinh ngày:

Cấp bậc: mức lương:

Chức vụ trước khi nghỉ hưu:

Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Đơn vị trước khi nghỉ hưu:

Ngày nhập ngũ: xuất ngũ: tái ngũ:

Ngày vào Đảng: chính thức:

Chiến trường đã qua (thời gian; chiến đấu, phục vụ chiến đấu; đơn vị)

...............................................................................................................................................

Được hưởng chế độ hưu trí từ ngày tháng năm; Quyết định số:

Nguyên quán:...........................................................................................................................

Nơi cư trú khi nghỉ hưu:............................................................................................................

Điện thoại (nếu có):...................................................................................................................

2. Là người có công với cách mạng (ghi số Quyết định, ngày ký)

Cán bộ Lão thành cách mạng:

Cán bộ Tiền khởi nghĩa:

Anh hùng LLVT nhân dân, Anh hùng lao động:

Thương binh: (tỷ lệ MSLĐ %)

Đối tượng khác:

3. Khen thưởng (ghi rõ các loại Huân chương, Huy chương đã được khen thưởng)

a)

e)

b)

f)

c)

g)

d)

h)

đ)

i)

4. Quan hệ gia đình (vợ, chồng, con):

TT

Họ và tên

Năm sinh

Quan hệ

Nghề nghiệp

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

Thời gian

Chức vụ, đơn vị, chiến trường
(Ghi rõ đơn vị từ b, c, e, f...)

Cấp bậc tháng, năm

Cấp ủy đảng, tháng năm

Từ
tháng năm

đến
tháng năm

Ngày trích: ……………………………….

Tài liệu căn cứ để trích:
……………………………………………

Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Họ tên, cấp bậc, chức vụ chữ ký người trích

Những điều cần lưu ý:

1. Đơn vị quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu cấp Trung đoàn và tương đương trở lên lập 03 bản Phiếu đăng ký; giao cho cán bộ 01 bản; đơn vị lưu 01 bản và gửi 01 bản cho cơ quan QSĐP nơi cán bộ về cư trú (cấp quân khu hoặc cấp tỉnh, huyện theo phân ấp) để quản lý và thực hiện chế độ.

2. Đối tượng 1 (tại điểm a, khoản 1 Điều 2 Thông tư số: ………../2011/TT-BQP) lập thêm 01 bản; Phòng, Ban Chính sách đơn vị trực thuộc Bộ gửi 01 bản về Cục Chính sách Tổng cục Chính trị để quản lý theo quy định.

Mẫu số 05/2011/GGT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

GIẤY GIỚI THIỆU

Di chuyển phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu

Kính gửi: ……………………………………………………..

Đồng chí: ……………………………….………………; sinh ngày ……………………………

Cấp bậc: ………………………; Chức vụ:.....................................................................................

Đơn vị......................................................................................................................................

Nhập ngũ:................................................................................................................................

Được hưởng chế độ hưu trí từ ngày …… tháng ….. năm …….., theo Quyết định số … ngày ….. tháng ….. năm ….. của

Nơi nhận lương hưu hàng tháng:...............................................................................................

...............................................................................................................................................

Hồ sơ kèm theo, gồm:

1. Phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu.

2. Bản sao Quyết định về việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng của Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng.

Đơn vị cũ thông báo (nếu có):

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................

Đề nghị: …………………………………………………………………………………………………. đăng ký, quản lý để thực hiện chế độ góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu.


CÁN BỘ CHÍNH SÁCH

(Ký tên, ghi rõ họ, tên)

…………….., ngày …. tháng … năm …..
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)


Mẫu số 5a/2011/DS-HP

BỘ QUỐC PHÒNG
…………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………….., ngày tháng năm 20…..

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG 1 CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU ĐẾN NGÀY …………../ …………/20
(Cán bộ cấp Tướng; Đại tá nâng lương lần 2; sỹ quan nguyên là Tư lệnh, Chính ủy quân đoàn và tương đương trở lên nghỉ hưu;
Do các đơn vị trực thuộc Bộ đóng quân trên địa bàn thành phố Hà Nội và các Quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội báo cáo)

TT

HỌ VÀ TÊN
Ngày, tháng, năm sinh

Cấp bậc,
Chức vụ
(khi nghỉ hưu)

- Đơn vị quản lý trước khi nghỉ hưu

- Đơn vị quản lý hiện nay

- Thời gian nhập ngũ

- Thời gian nghỉ hưu

Nơi cư trú khi nghỉ hưu
(Ghi rõ: Bản, thôn ấp, số nhà, phố;
xã, phường thị trấn; huyện, thị; tỉnh, thành phố)

- Là người có công với CM.

- ĐT (nếu có)

TRƯỞNG PHÒNG (BAN) CHÍNH SÁCH

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 5b/2011/DS-HP

BỘ QUỐC PHÒNG
…………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………….., ngày tháng năm 20…..

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG 2 CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU ĐẾN NGÀY …………../ …………/20
(Đại tá có mức lương 655 đồng; Đại tá nâng lương lần 1 hệ số 6,85 hoặc 8,4; sỹ quan nguyên là Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Quân đoàn và tương đương nghỉ hưu; do các đơn vị trực thuộc Bộ đóng quân trên địa bàn thành phố Hà Nội và các Quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội báo cáo)

TT

HỌ VÀ TÊN
Ngày, tháng, năm sinh

- Cấp bậc,

- Chức vụ
(khi nghỉ hưu)

- Đơn vị quản lý trước khi nghỉ hưu

- Đơn vị quản lý hiện nay

- Thời gian nhập ngũ

- Thời gian nghỉ hưu

Nơi cư trú khi nghỉ hưu
(Ghi rõ: Bản, thôn ấp, số nhà, phố;
xã, phường thị trấn; huyện, thị; tỉnh, thành phố)

- Là người có công với CM.

- ĐT (nếu có)

TRƯỞNG PHÒNG CHÍNH SÁCH

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 5c/2011/DS-BHN

………………………………….
CỤC CHÍNH TRỊ ………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

………….., ngày tháng năm 20…..

DANH SÁCH CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU MẮC BỆNH HIỂM NGHÈO ĐẾN NGÀY ………./ ………../20....
(Đã có Quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền, do các Quân khu và BTL Thủ đô Hà Nội báo cáo)

TT

HỌ VÀ TÊN
Ngày, tháng, năm sinh

- Cấp bậc

- Chức vụ (khi nghỉ hưu)

- Đơn vị quản lý trước khi nghỉ hưu

- Đơn vị quản lý hiện nay

- Thời gian nhập ngũ

- Thời gian nghỉ hưu

- Nơi cư trú khi nghỉ hưu

- Điện thoại gia đình (nếu có)

Hưởng trợ cấp BHN từ Quý ….

TRƯỞNG PHÒNG CHÍNH SÁCH

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)


Mẫu số 5d/2011/BC-HP

………………………………….
…………………………………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /BC

BÁO CÁO SỐ LƯỢNG ĐỐI TƯỢNG 1 VÀ ĐỐI TƯỢNG 2 CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU

Do các đơn vị trực thuộc Bộ đóng quân trên địa bàn thành phố Hà Nội và các Quân khu, BTL Thủ đô Hà Nội báo cáo về Cục Chính sách trước ngày 30/3 hàng năm.

TT

ĐỐI TƯỢNG

CỘNG

SỐ LƯỢNG ĐẾN NGÀY 31/12/NĂM TRƯỚC (NĂM 20..)

DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG TĂNG TRONG NĂM 20....

1.

a)

Đối tượng 1:

Cấp thiếu tướng trở lên.

b)

Đại tá mức lương 668 đồng; đại tá nâng lương lần 2 hệ số 7,2 theo Nghị định số 25/CP; hoặc 8,6 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

c)

Tư lệnh, Chính ủy quân đoàn và các chức vụ tương đương trở lên; hoặc có hệ số chức vụ 0,9 theo Nghị định số 25/CP; hoặc hệ số 1,1 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

2.

a)

Đối tượng 2:

Đại tá mức lương 655 đồng; đại tá nâng lương lần 1 hệ số 6,85 theo Nghị định số 25/CP; hoặc 8,4 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

b)

Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy quân đoàn và các chức vụ, tương đương trở lên; hoặc có hệ số chức vụ 0,8 theo Nghị định số 25/CP; hoặc 1,0 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP

Cộng:

Trong đó là người có công với cách mạng

1.

Lão thành cách mạng

2.

Tiền khởi nghĩa

3.

AHLLVT, AHLĐ

4.

Thương binh

CƠ QUAN CHÍNH SÁCH

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 5e/2011/BC-HP

………………………………….
CỤC CHÍNH TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: /BC

BÁO CÁO SỐ LƯỢNG CÁN BỘ QUÂN ĐỘI NGHỈ HƯU

Do các Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội báo cáo

TT

ĐỐI TƯỢNG

Cộng

SỐ LƯỢNG ĐẾN NGÀY
…………….

DỰ KIẾN SỐ LƯỢNG TĂNG TRONG NĂM

1.

a)

Đối tượng 1

Cấp thiếu tướng trở lên.

b)

Đại tá nâng lương lần 2 (mức lương 668 đồng hoặc hệ số 7,2; hệ số 6,8).

c)

Tư lệnh, Chính ủy quân đoàn và các chức vụ tương đương trở lên

2.

a)

Đối tượng 2

Đại tá nâng lương lần 1 (mức lương 655 đồng hoặc hệ số 6,85 hoặc 8,4).

b)

Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy quân đoàn và chức vụ tương đương trở lên; hoặc có hệ số chức vụ 0,8 theo Nghị định số 25/CP; hoăc 1,0 theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

3.

Đại tá, Thượng tá

4.

Trung tá, Thiếu tá

5.

Cấp úy

6.

Quân nhân chuyên nghiệp

7.

Công nhân viên chức quốc phòng

Cộng:

1.

Là cán bộ Lão thành cách mạng

2.

Là cán bộ Tiền khởi nghĩa

3.

Là AHLLVT, AHLĐ

4.

Là Thương binh

TRƯỞNG PHÒNG CHÍNH SÁCH

CHỦ NHIỆM
(Ký tên, đóng dấu)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 158/2011/TT-BQP ngày 15/08/2011 thực hiện chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


47.284

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.32.7
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!