Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Số hiệu: 11/2019/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đoàn Thái Sơn
Ngày ban hành: 02/08/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Các hình thức kiểm soát đặc biệt đối với TCTD

Ngày 02/8/2019, NHNN ban hành Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD).

Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của TCTD, Thống đốc NHNN hoặc Giám đốc NHNN chi nhánh xem xét, quyết định:

- Đặt TCTD vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;

- Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 11.

Trong đó:

- Giám sát đặc biệt là việc đặt TCTD dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của TCTD.

- Kiểm soát toàn diện là việc đặt TCTD dưới sự kiểm soát trực tiếp của NHNN thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của TCTD.

Thông tư 11/2019/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/10/2019 và thay thế Thông tư 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2019/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về: trường hợp tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả; mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán; thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng; hình thức kiểm soát đặc biệt; Quyết định kiểm soát đặc biệt; thông báo, công bố thông tin kiểm soát đặc biệt; giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc; gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt; thành phần, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng (không bao gồm ngân hàng chính sách).

2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Quỹ dự trữ là các quỹ của tổ chức tín dụng được trích từ lợi nhuận sau thuế theo quy định của pháp luật, bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính.

2. Tài sản có tính thanh khoản cao là:

a) Tài sản có tính thanh khoản cao của tổ chức tín dụng là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được xác định tại quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;

b) Tài sản “Có” có thể thanh toán ngay của tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân được xác định tại quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân;

c) Tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại (nếu có) của tổ chức tín dụng là tổ chức tài chính vi mô được xác định tại quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

3. Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 là:

a) Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được xác định tại quy định của Ngân hàng Nhà nước về xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô là tỷ lệ giữa vốn cấp 1 và Tổng tài sản “Có” rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô.

4. Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu là các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ và tổ chức tín dụng chưa chuyển thành nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

5. Nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (sau đây gọi là Công ty Quản lý tài sản) chưa xử lý được là các khoản nợ xấu mà tổ chức tín dụng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt và chưa được xử lý, thu hồi.

Chương II

KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, THÔNG BÁO, CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT, GHI GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ

Điều 4. Tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng chi trả

1. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả khi thiếu hụt tài sản có tính thanh khoản cao ở mức 20% trở lên tại thời điểm tính toán tỷ lệ khả năng chi trả dẫn đến không duy trì được tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian 03 tháng liên tục.

2. Tổ chức tín dụng mất khả năng chi trả khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 01 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 01 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.

3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Điều 5. Tổ chức tín dụng mất, có nguy cơ mất khả năng thanh toán

1. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 thấp hơn 4% trong thời gian 06 tháng liên tục và có tỷ lệ giữa tổng nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được so với tổng nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được ở mức 10% trở lên tại thời điểm liền sau 06 tháng liên tục mà tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của tổ chức tín dụng thấp hơn 4%.

2. Tổ chức tín dụng mất khả năng thanh toán khi không có khả năng thực hiện thanh toán nghĩa vụ nợ trong thời gian 03 tháng kể từ ngày nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán.

3. Khi có nguy cơ mất, mất khả năng thanh toán, tổ chức tín dụng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước về thực trạng, nguyên nhân, các biện pháp đã áp dụng, các biện pháp dự kiến áp dụng để khắc phục và các đề xuất, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Điều 6. Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân:

a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này vào kiểm soát đặc biệt;

b) Hình thức kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;

c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 14, 15 Thông tư này;

d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;

đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;

e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

g) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;

h) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

i) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

k) Các nội dung khác quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư này.

2. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn:

a) Các nội dung quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, h, i khoản 1 Điều này;

b) Các nội dung quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 146; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7 Điều 146a (trừ nội dung về cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước); khoản 2, 6 Điều 146đ; điểm a, b, d khoản 2 Điều 148b; khoản 2, 3, 4 (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này) Điều 148c; khoản 2, 3, 4, 5, 6, 11 Điều 148đ; khoản 1, 2 Điều 149ckhoản 1, 2 Điều 149d Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Đối với các nội dung quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 148b; khoản 7, 12 Điều 148đ và khoản 3 Điều 149c Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) chấp thuận trước khi thực hiện.

3. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kiến nghị Chính phủ thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tổ chức tín dụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn.

Điều 7. Hình thức kiểm soát đặc biệt

1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:

a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;

b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.

2. Giám sát đặc biệt là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp từ xa, kiểm tra tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Kiểm soát toàn diện là việc đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước thông qua hoạt động chỉ đạo, kiểm soát trực tiếp tại chỗ của Ban kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động hằng ngày của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

4. Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:

a) Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a khoản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 8. Quyết định kiểm soát đặc biệt

Quyết định kiểm soát đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:

1. Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

2. Lý do đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.

3. Thời hạn kiểm soát đặc biệt.

4. Hình thức kiểm soát đặc biệt, nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

5. Họ, tên, chức danh từng thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt.

6. Việc sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

7. Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt.

8. Nội dung khác.

Điều 9. Thông báo về kiểm soát đặc biệt

1. Thông báo về kiểm soát đặc biệt bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:

a) Quyết định kiểm soát đặc biệt;

b) Thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt;

c) Gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;

d) Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu lại;

đ) Nội dung khác.

2. Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo về kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này tới một hoặc một số đối tượng sau đây:

a) Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có đơn vị phụ thuộc đang hoạt động;

c) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;

đ) Bộ Tài chính (trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, công ty đăng ký giao dịch, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp bảo hiểm, tập đoàn tài chính bảo hiểm; tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm);

e) Các cơ quan và tổ chức khác liên quan.

3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh gửi thông báo về kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này tới một hoặc một số đối tượng sau đây:

a) Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

b) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;

c) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

d) Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam;

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;

e) Các cơ quan và tổ chức khác liên quan.

4. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, đối tượng nhận thông báo về kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, 2 Điều này và thời điểm thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

5. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, đối tượng nhận thông báo về kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, 3 Điều này và thời điểm thông báo về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Điều 10. Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt

1. Thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được công bố bao gồm một hoặc một số thông tin sau đây:

a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

b) Hình thức kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;

c) Thông tin khác.

2. Ngân hàng Nhà nước công bố thông tin kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:

a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước;

b) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (nếu có);

c) Đăng trên báo Trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính ít nhất 03 số liên tiếp;

d) Họp báo;

đ) Công bố tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên hoặc Đại hội thành viên của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, 2 Điều này và thời điểm công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

4. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể phạm vi, nội dung, hình thức công bố thông tin kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1, 2 Điều này và thời điểm công bố thông tin kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này phù hợp với mục tiêu bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Điều 11. Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc

1. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt phải hoàn thành việc xác định và gửi Ban kiểm soát đặc biệt kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất cho kỳ kế toán tính từ thời điểm xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ do tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 151a Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đến ngày cuối cùng của tháng liền trước ngày Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán và các quy định của pháp luật liên quan.

2. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc, Ban kiểm soát đặc biệt hoàn thành việc xác định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt cho kỳ kế toán quy định tại khoản 1 Điều này (trong cả trường hợp ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt không hoàn thành việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo quy định tại khoản 1 Điều này) và đề nghị Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

3. Căn cứ kết quả xác định của tổ chức kiểm toán độc lập về giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ quy định tại khoản 1 Điều 151a Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và báo cáo, đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước quyết định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

Trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ theo kết quả xác định của tổ chức kiểm toán độc lập quy định tại khoản 1 Điều 151a Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) cộng với kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt do Ban kiểm soát đặc biệt xác định, báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều này âm, Ngân hàng Nhà nước quyết định việc ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt về bằng 0 đồng tại Quyết định chuyển giao bắt buộc để giảm lỗ lũy kế. Mức vốn này thay thế mức vốn điều lệ tại Giấy phép thành lập và hoạt động mà Ngân hàng Nhà nước đã cấp cho ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.

Điều 12. Gia hạn kiểm soát đặc biệt

1. Căn cứ vào thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 13. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt

1. Khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 145b Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được chấm dứt kiểm soát đặc biệt kể từ thời điểm Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành.

Chương III

THÀNH PHẦN, CƠ CẤU, CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Điều 14. Thành phần, cơ cấu, cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Thành phần, cơ cấu của Ban kiểm soát đặc biệt được tổ chức theo một trong hai mô hình sau đây:

a) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác;

b) Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt, Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác.

2. Thành viên của Ban kiểm soát đặc biệt thuộc các đối tượng sau đây:

a) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (trong trường hợp kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này), tổ chức tín dụng khác tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cử, trưng tập, đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan cử;

b) Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin được Ngân hàng Nhà nước mời, trưng tập.

3. Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này là một trong các đối tượng sau đây:

a) Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;

b) Lãnh đạo cấp Vụ hoặc chức danh tương đương trở lên của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;

c) Giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;

d) Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.

4. Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này là một trong các đối tượng sau đây:

a) Giám đốc, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;

b) Chánh Thanh tra, giám sát, Phó Chánh Thanh tra, giám sát hoặc chức danh tương đương của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.

5. Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt không phải là vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), cá nhân là cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoặc cá nhân là người đại diện theo pháp luật của cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

6. Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt:

a) Ban kiểm soát đặc biệt làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ trách nhiệm cá nhân, phù hợp với nội dung, tính chất từng công việc xử lý;

b) Tần suất họp, cơ chế trao đổi thông tin, ra quyết định, tổng hợp ý kiến của các thành viên do Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt quyết định phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

7. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể thành phần, số lượng, cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này. Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể thành phần, số lượng, cơ cấu Ban kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt

1. Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 146b Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thông qua một hoặc một số công việc kiểm soát hoạt động sau đây:

a) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu, hồ sơ liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm các thông tin, tài liệu, hồ sơ sau đây:

(i) Tình hình tài chính, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ;

(ii) Thực trạng về tổ chức, nhân sự, quản trị, điều hành, hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ;

(iii) Thực trạng về hoạt động, kinh doanh, đầu tư; khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ khi đến hạn;

(iv) Thực trạng về tài sản, tài sản bảo đảm, trong đó báo cáo cụ thể tình hình nợ xấu, nợ phải thu khó đòi, nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu, nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản chưa xử lý được, lãi dự thu phải thoái theo quy định của pháp luật nhưng chưa thoái;

(v) Danh sách khách hàng (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) nhận cấp tín dụng; danh sách tổ chức, cá nhân gửi tiền; chủ nợ khác;

(vi) Các thông tin khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt.

b) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt kiểm kê các khoản mục tiền và tương đương tiền hiện có trên toàn hệ thống theo nguyên tắc thực hiện kiểm tra, giám sát chéo và báo cáo kết quả thực hiện trong thời gian 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê;

c) Tổ chức việc giám sát quá trình kiểm kê quy định tại điểm b khoản này phù hợp với thực trạng, quy mô hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

d) Trong giai đoạn chưa có phương án cơ cấu lại hoặc phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở các thông tin, tài liệu, hồ sơ do tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cung cấp quy định tại điểm a, b khoản này hoặc thông tin từ báo cáo kiểm toán độc lập, kết luận thanh tra và các nguồn thông tin khác, Ban kiểm soát đặc biệt đánh giá thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt để chủ động thực hiện hoặc báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

đ) Chấp thuận trước khi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện một số giao dịch, hoạt động;

e) Yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo kết quả hoạt động theo nội dung, tần suất phù hợp với thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

g) Quyết định việc tham dự cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và có ý kiến đối với các nội dung tại cuộc họp liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ của Ban kiểm soát đặc biệt;

h) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc cất giấu, tẩu tán, cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng tài sản và các hành vi khác có thể gây thiệt hại cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

i) Định kỳ theo quy định tại Quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) tình hình quản trị, điều hành, hoạt động, kinh doanh, đầu tư, tài chính, thanh khoản, các vấn đề khác (nếu có) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có); kết quả, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý (nếu có);

k) Báo cáo kịp thời với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) những diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng và kiến nghị, đề xuất biện pháp xử lý;

l) Thông báo kịp thời cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt các thông tin, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền liên quan đến hoạt động, phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

m) Các công việc khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.

2. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) các nội dung sau đây:

a) Kiến nghị Chính phủ thực hiện nội dung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017);

b) Thực hiện quy định tại khoản 2, 3, 4, 7 Điều 146a và khoản 2, 5, 6 Điều 146đ Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

3. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này) các nội dung sau đây:

a) Quyết định các nội dung quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017);

b) Trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiến nghị Chính phủ thực hiện nội dung quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Điều 16. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt

1. Lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, công việc của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Thông tư này và Quyết định kiểm soát đặc biệt.

2. Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Ban kiểm soát đặc biệt.

3. Thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt.

4. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.

5. Quyết định nội dung quy định tại khoản 6 Điều 14 Thông tư này.

6. Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được phân công của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt bao gồm cả việc quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này) hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này).

7. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày Quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có hiệu lực thi hành, thay mặt Ban kiểm soát đặc biệt bàn giao toàn bộ tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cho Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính (đối với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này).

8. Quyền, nhiệm vụ khác được giao tại Quyết định kiểm soát đặc biệt.

9. Ủy quyền cho Phó trưởng Ban kiểm soát đặc biệt hoặc thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện các quyền quy định tại khoản 2, 3, 6, 8 Điều này trong thời gian vắng mặt.

10. Chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.

Điều 17. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt

1. Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt.

2. Báo cáo kịp thời và đề xuất biện pháp xử lý với Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt về những diễn biến bất thường, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn hoạt động và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

3. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và trước pháp luật về việc thực thi nhiệm vụ được phân công.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

Điều 18. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

1. Báo cáo kịp thời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này lâm vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

2. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

3. Tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, triển khai kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

4. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định các nội dung quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư này thuộc chức năng, nhiệm vụ.

5. Đầu mối tiếp nhận báo cáo, tham mưu, đề xuất, kiến nghị liên quan đến kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này, bao gồm cả nội dung quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.

6. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các báo cáo, tham mưu, đề xuất, kiến nghị quy định tại khoản 5 Điều này thuộc chức năng, nhiệm vụ.

7. Tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 7 Điều 146a (trừ nội dung về cho vay đặc biệt; miễn, giảm tiền lãi vay tái cấp vốn) và khoản 2, 5, 6 Điều 146đ Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đối với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

8. Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư này.

9. Kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, đặt tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này vào kiểm soát đặc biệt.

10. Tham mưu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao các đơn vị liên quan trong Ngân hàng Nhà nước tham mưu, xử lý các đề xuất, kiến nghị, nội dung liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị.

Điều 19. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh

1. Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này:

a) Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt;

b) Thực hiện các công việc kiểm soát đặc biệt đối với đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trên địa bàn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao và tham mưu, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao;

c) Xử lý theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trên địa bàn;

d) Phối hợp với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban kiểm soát đặc biệt và cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.

2. Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này:

a) Thực hiện các nội dung quy định tại khoản 2, 3 Điều 6 Thông tư này;

b) Báo cáo kịp thời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này;

c) Tiếp nhận, xử lý theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

d) Làm đầu mối phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

đ) Định kỳ trước ngày 15 của tháng tiếp theo hoặc khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) kết quả hoạt động, kinh doanh, khó khăn, vướng mắc, diễn biến bất thường trong hoạt động, rủi ro tiềm ẩn, nguy cơ mất an toàn và vi phạm pháp luật của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trên địa bàn, ảnh hưởng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đến an toàn hoạt động ngân hàng trên địa bàn và đề xuất biện pháp xử lý;

e) Tiếp nhận, quản lý, lưu trữ tài liệu, hồ sơ, bảo mật thông tin liên quan đến kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều 16 Thông tư này;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo thẩm quyền.

Điều 20. Trách nhiệm của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam

1. Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.

2. Phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

3. Theo dõi diễn biến, hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, báo cáo, đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng đó đặt trụ sở chính biện pháp xử lý (nếu có).

Điều 21. Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

1. Cử người tham gia Ban kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

2. Phối hợp với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đặt trụ sở chính, Ban kiểm soát đặc biệt trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

1. Thực hiện quy định tại Điều 146c Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư này.

2. Quản trị, điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo nguyên tắc bảo đảm an toàn tài sản.

3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ngân hàng Nhà nước về tính chính xác, kịp thời, đầy đủ của thông tin, tài liệu, hồ sơ cung cấp cho Ban kiểm soát đặc biệt.

4. Báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt các khó khăn, vướng mắc, rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm soát đặc biệt.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Quy định chuyển tiếp

Các Ban kiểm soát đặc biệt được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành tiếp tục thực hiện theo các Quyết định kiểm soát đặc biệt đã được ban hành cho đến khi Quyết định kiểm soát đặc biệt được sửa đổi, bổ sung.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2019 và thay thế Thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14 tháng 3 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 25;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, TTGSNH6 (03).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đoàn Thái Sơn

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
--------------

No.: 11/2019/TT-NHNN

Hanoi, August 02, 2019

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR SPECIAL CONTROL OVER CREDIT INSTITUTIONS

Pursuant to the Law on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on credit institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on credit institutions dated November 20, 2017;

The Government’s Decree 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the request of the Head of the Bank Supervision and Inspection Agency;

The Governor of the State bank of Vietnam promulgates a Circular on special control over credit institutions.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope

This Circular provides regulations on credit institutions that have lost or are likely to lose solvency; power to make decisions on special control of credit institution; forms of special control; decision to place a credit institution under special control; notifications and disclosure of information relating to special control; actual value of charter capital and reserve funds, recording of a decrease in charter capital of the commercial bank placed under special control and subject to the mandatory transfer plan approved by the Government; extension of special control duration, termination of special control; composition, structure, operating mechanism, duties and powers of a special control board.

Article 2. Regulated entities

1. Credit institutions (except banks for social policies).

2. Other organizations and individuals involved in special control of credit institutions.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms used herein shall be construed as follows:

1. “reserve funds” means funds set up by a credit institution from its after-tax profits in accordance with laws, including charter capital supplementation reserve fund, development and investment fund, and financial reserve fund.

2. “highly liquid assets” means:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) “Credit” assets that can be quickly liquidated of the credit institutions that are people’s credit funds determined according to the SBV’s regulations on prudential ratios of people’s credit funds;

c) cashes and deposits at SBV or commercial banks (if any) of the credit institutions that are microfinance institutions as determined according to according to the SBV’s regulations on prudential ratios of microfinance institutions.

3. “tier 1 capital ratio” means:

a) tier 1 capital ratio of the credit institution that is a bank or non-bank credit institution determined according to SBV’s regulations on credit rating of credit institutions and foreign bank branches;

b) tier 1 capital ratio of the credit institution that is a people’s credit fund or a microfinance institution, which is the ratio of its tier 1 capital to its total risk-weighted assets determined according to SBV’s regulations on prudential ratios of people’s credit funds and prudential ratios of microfinance institutions.

4. “debts restructured as potentially bad debts” means debts which are rescheduled, classification groups to which they belong remain unchanged, and which are not written off as bad debts at credit institutions in accordance with SBV’s regulations.

5. “debts sold to Vietnam Asset Management Company (VAMC) as bad debts yet to be disposed of” means bad debts which have been sold by a credit institution to VAMC, settled by using special bonds and have yet to be disposed or recovered.

Chapter II

SPECIAL CONTROL, NOTIFICATIONS AND DISCLOSURE OF INFORMATION RELATING TO SPECIAL CONTROL, RECORDING OF DECREASE IN CHARTER CAPITAL

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A credit institution will be considered facing insolvency due to low liquid assets when it lacks 20% or more of highly liquid assets at the time of calculation of its solvency ratio and thus it has failed to meet the required solvency ratio as regulated in Point a Clause 1 Article 130 of the Law on credit institutions (as amended in 2017) and SBV’s regulations for a period of 03 consecutive months.

2. A credit institution will become insolvent when it is unable to meet its debt obligations within 01 month as they come due and has the ratio of sum of its bad debts as regulated by SBV, debts restructured as potentially bad debts and debts sold to VAMC as bad debts yet to be disposed of to sum of its debts as regulated by SBV and debts sold to VAMC as bad debts yet to be disposed of at 10% or higher after 01 month as debt obligations come due.

3. The credit institution becomes insolvent or is facing insolvency due to low liquid assets must quickly submit reports to SBV on its actual status, reasons and remedial measures that have been or will be adopted, and suggested solutions.

Article 5. Insolvency due to low tier-1 capital adequacy ratio

1. A credit institution will be considered likely to lose solvency due to low tier-1 capital adequacy ratio when its tier 1 capital ratio has fallen below 4% for a period of 06 consecutive months and it has the ratio of sum of its bad debts as regulated by SBV, debts restructured as potentially bad debts and debts sold to VAMC as bad debts yet to be disposed of to sum of its debts as regulated by SBV and debts sold to VAMC as bad debts yet to be disposed of at 10% or higher after the period of 06 consecutive months during which its tier 1 capital ratio has fallen below 4%.

2. A credit institution will become insolvent when it is unable to meet its debt obligations within 03 months as they come due.

3. The credit institution that becomes insolvent or is facing insolvency due to low tier-1 capital adequacy ratio must quickly submit reports to SBV on its actual status, reasons and remedial measures that have been or will be adopted, and suggested solutions.

Article 6. Power to make decisions on special control of credit institutions

1. The Governor of SBV shall consider making decisions on the following issues concerning credit institutions that are not people’s credit funds:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Forms of special control as prescribed in Article 7 of this Circular;

c) Establishment of a special control board as prescribed in Articles 14, 15 of this Circular;

d) Duration of special control;

dd) Notification of special control as prescribed in Article 9 of this Circular;

e) Disclosure of information relating to the special control as prescribed in Article 10 of this Circular;

g) Actual value of charter capital and reserve funds, recording of a decrease in charter capital of the commercial bank placed under special control and subject to the mandatory transfer plan approved by the Government as prescribed in Article 11 of this Circular;

h) Extension of special control duration as prescribed in Article 12 of this Circular;

i) Termination of special control as prescribed in Article 13 of this Circular;

k) Other contents as regulated in the Law on Credit Institutions (as amended in 2017) and provisions herein.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Contents prescribed in Points a, b, c, d, dd, e, h, I Clause 1 of this Article;

b) Contents prescribed in Points a, b Clause 3 Article 146; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 7 Article 146a (except contents about SBV’s grant of special loans and extension of special loans); Clauses 2, 6 Article 146dd; Points a, b, d Clause 2 Article 148b; Clauses 2, 3, 4 (except cases prescribed in Clause 3 of this Article) Article 148c; Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 11 Article 148dd; Clauses 1, 2 Article 149c and Clauses 1, 2 Article 149d of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017).

With regard to contents prescribed in Point dd Clause 2 Article 148b, Clauses 7, 12 Article 148dd and Clause 3 Article 149c of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017), Director of SBV’s branch shall ask for the SBV’s approval (via the Banking Inspection and Supervision Authority) before implementation.

3. Director of SBV’s branch shall submit report and proposal to the Governor of SBV (via the Banking Inspection and Supervision Authority) to request the Government to make decisions on the content prescribed in Clause 1 Article 146 of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017) with regard to credit institutions that are people’s credit funds having their headquarters located in the province.

Article 7. Forms of special control

1. Based on the facts and level of operational risks of a specific credit institution, the SBV’s Governor or Director of SBV’s branch shall consider making decisions on:

a) putting that credit institution under special control in the form of special supervision or comprehensive control;

b) Contents, scope, methods and works relating to operational control specified in the Decision on special control which must be conformable with the form of special control and contents prescribed in Clause 1 Article 15 of this Circular.

2. Special supervision means a situation in which a credit institution is placed under direct control of SBV through its remote direction and direct control, or the on-site inspection by the special control board of all operations of the credit institution that is placed under special control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The form of special control shall be changed as follows:

a) Based on the facts and level of operational risks of the credit institution that is placed under special control, the special control board shall request the SBV’s Governor (via the Banking Inspection and Supervision Authority) to change the form of special control over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular or request the Director of SBV’s branch to change the form of special control over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular;

b) Within 20 days from the receipt of the request from the special control board as regulated in Point a of this Clause, the SBV’s Governor or the Director of SBV’s branch shall consider making decision on change of form of special control over the credit institution placed under special control within their competence as prescribed in Article 6 of this Circular.

Article 8. Decision on special control

A decision on special control shall include the following contents:

1. Name of the credit institution placed under special control.

2. Reasons for putting that credit institution under special control.

3. Duration of special control.

4. Form of special control, contents, scope, methods and works relating to the control of operations of the credit institution placed under special control.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The use of SBV’s seal, including the seal of the SBV’s branch.

7. Conversion of a refinancing loan into a special loan.

8. Other contents.

Article 9. Notification of special control

1. A notice of the special control shall include one or some of the following contents:

a) Decision on special control;

b) Change of form of special control;

c) Extension or termination of special control;

d) The written approval for the restructuring plan issued by a competent authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The SBV shall send the notice of special control over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular to one or some of the following entities:

a) The Board of Directors or the Board of Members, the Board of Controllers, General Director (Director) of the credit institution placed under special control;

b) The SBV’s branch in the province or city where the headquarters of the credit institution placed under special control is located or where its affiliated unit operates;

c) Deposit Insurance of Vietnam;

d) The People's Committee of province or city where the headquarters of the credit institution placed under special control is located;

dd) The Ministry of Finance (in case the credit institution placed under special control is a listed company, a company having carried out registration of its transactions, a state-owned enterprise, an enterprise more than 50% of charter capital of which is held by the State, a subsidiary or affiliate of an insurance firm or insurance & financial group; or a subsidiary or affiliate of the credit institution placed under special control engages in securities and/or insurance sectors);

e) Other authorities and organizations concerned.

3. Each SBV’s branch shall send the notice of special control over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular to one or some of the following entities:

a) The Board of Directors, Board of Controllers, General Director (Director) of the credit institution placed under special control;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Deposit Insurance of Vietnam;

d) Cooperative Bank of Vietnam;

dd) The People's Committee of province, district or commune where the headquarters of the credit institution placed under special control is located;

e) Other authorities and organizations concerned.

4. The SBV’s Governor shall decide specific scope, contents and entities receiving notices of special control as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article and time of notification of special control over the credit institution which is placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular.

5. Director of each SBV’s branch shall decide specific scope, contents and entities receiving notices of special control as prescribed in Clauses 1, 3 of this Article and time of notification of special control over the credit institution which is placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular.

Article 10. Disclosure of information relating to special control

1. Information relating to the special control over a credit institution to be disclosed shall be one or some of the following:

a) Name of the credit institution placed under special control;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Other information.

2. SBV shall disclose information relating to the special control over the credit institution in one or some of the following forms:

a) Publishing information on the website of SBV;

b) Publishing information on the website of the credit institution placed under special control (if any);

c) Publishing information in at least 03 editions of a central newspapers or newspapers of the local area where the headquarters of the credit institution placed under special control is located;

d) Organizing press conference for publishing information;

dd) Publishing information at General Meeting of Shareholders or meetings of Board of Members or General Meeting of Members of the credit institution placed under special control.

3. The SBV’s Governor shall decide specific scope, contents and form of disclosure of information relating to special control as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article and time of disclosure of information relating to special control over the credit institution which is placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular for the purposes of ensuring safety of the system of credit institutions.

4. Director of each SBV’s branch shall decide specific scope, contents and form of disclosure of information relating to special control as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article and time of disclosure of information relating to special control over the credit institution which is placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular for the purposes of ensuring safety of the system of credit institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 10 days from the date on which the mandatory transfer plan is approved by the Government, the commercial bank placed under special control is required to complete determination and provide the special control board with its consolidated income statement for the accounting period counting from the time of determination of actual value of its charter capital and reserve funds made by an independent audit organization as regulated in Clause 1 Article 151a of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017) to the ending day of the month preceding the date on which the Government gives approval for the mandatory transfer plan according to Vietnam's accounting standards, accounting regulations and relevant laws.

2. Within 20 days from the date on which the mandatory transfer plan is approved by the Government, the special control board shall complete the determination and submit a report to the SBV (via the Banking Inspection and Supervision Authority) on the consolidated income statement of the commercial bank placed under special control for the accounting period prescribed in Clause 1 of this Article (whether the commercial bank placed under special control completes the determination of its consolidated income statement as prescribed in Clause 1 of this Article or not), and request the SBV (via the Banking Inspection and Supervision Authority) to make decision on the actual value of charter capital and reserve funds, and recorded decrease in charter capital of that commercial bank.

3. On the basis of the actual value of charter capital and reserve funds determined by the independent audit organization as prescribed in Clause 1 Article 151a of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017) and the report and request of the special control board as prescribed in Clause 2 of this Article, the SBV shall decide the actual value of charter capital and reserve funds of the commercial bank placed under special control.

In case the sum of the actual value of charter capital and reserve funds determined by the independent audit organization as prescribed in Clause 1 Article 151a of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017) and consolidated income of the commercial bank placed under special control as determined and reported by the special control board as prescribed in Clause 2 of this Article is a negative number, SBV shall decide to record the charter capital of the commercial bank placed under special control as zero in the Decision on mandatory transfer for reducing accumulated losses. This charter capital shall replace the charter capital specified in the License for establishment and operation issued by the SBV to the commercial bank placed under special control.

Article 12. Extension of special control duration

1. Based on the operating status of the credit institution that is placed under special control, at least 30 days before the expiry date of the special control, the special control board shall request the SBV’s Governor (via the Banking Inspection and Supervision Authority) to consider granting extension of special control duration over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular or request the Director of SBV’s branch to consider granting extension of special control duration over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular.

2. Within 20 days from the receipt of the request from the special control board as regulated in Clause 1 of this Article, the SBV’s Governor or the Director of SBV’s branch shall consider making decision on extension of special control duration over the credit institution placed under special control within their competence as prescribed in Article 6 of this Circular.

Article 13. Termination of special control

1. If a credit institution is placed under special control as prescribed in Article 145b of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017), the special control board shall request the SBV’s Governor (via the Banking Inspection and Supervision Authority) to decide termination of special control over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular or request the Director of SBV’s branch to decide termination of special control over the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

COMPOSITION, STRUCTURE, OPERATING MECHANISM, DUTIES AND POWERS OF A SPECIAL CONTROL BOARD

Article 14. Composition, structure and operating mechanism of a special control board

1. A special control board shall be organized according to one of the following models:

a) Head of the special control board and its members;

b) Head, Deputy Head of the special control board and its members.

2. Members of a special control board include:

a) Officials, public employees, workers of SBV, Deposit Insurance of Vietnam, Cooperative Bank of Vietnam (in case of special control over a credit institution as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular), credit institutions other than the one placed under special control, other regulatory authorities and organizations involved in the special control over the credit institution as appointed by SBV or relevant authorities and organizations at the request of SBV;

b) Experts in financial, banking, accounting, auditing and information technology who are invited or called by SBV.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Head of a Department or holder of equivalent position of another unit affiliated to SBV;

b) Head of a Department or holder of equivalent position of another unit affiliated to the Banking Inspection and Supervision Authority;

c) Director or Deputy Director of SBV’s branch in the province or city where the headquarters of the credit institution placed under special control is located;

d) Chief Inspector or Deputy Chief Inspector or holder of equivalent position of the SBV’s branch in the province or city where the headquarters of the credit institution placed under special control is located.

4. Head of a special control board over the credit institution prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular shall be:

a) Director or Deputy Director of SBV’s branch in the province or city where the headquarters of the credit institution placed under special control is located;

b) Chief Inspector or Deputy Chief Inspector or holder of equivalent position of the SBV’s branch in the province or city where the headquarters of the credit institution placed under special control is located.

5. Members of a special control board must not be spouse, parents or adoptive parents, children or adopted children, siblings, brothers or sisters in law of members of the Board of Directors, the Board of Members, the Board of Controllers, General Director (or Director), majority shareholders or capital contributors of the credit institution placed under special control or legal representatives of majority shareholders, owners or capital contributors of the credit institution placed under special control.

6. Operating mechanism of the special control board:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The Head of the special control board shall decide the frequency of meetings and mechanisms for information exchange, decision making and consolidation of opinions given by the board’s members in conformity with the form of special control and the facts of the credit institution placed under special control.

7. The SBV’s governor shall decide the composition, quantity and structure of the special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular. Director of SBV's branch shall decide the composition, quantity and structure of the special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular.

Article 15. Duties and powers of a special control board

1. The special control board shall have duties and powers prescribed in Article 146b of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017). It shall exercise and perform its powers and duties through one or some of the following activities:

a) request the credit institution placed under special control to provide sufficient and accurate information and/or documents relating to its operations, including:

(i) Its financial status and actual value of its charter capital and reserve funds;

(ii) The facts about its organizational structure, personnel, management, IT system and internal control system;

(iii) The facts about its business and investment operations; its capacity to meet debt obligations due;

(iv) The facts about its assets, collaterals, including detailed information relating to bad debts, uncollectible accounts, debts restructured as potentially bad debts, debts sold to VAMC as bad debts yet to be disposed of, and estimated interests that cannot be collected and are yet to be recorded as expenses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(vi) Other information serving the fulfillment of duties of the special control board.

b) request the credit institution placed under special control to list all cash and cash equivalents existing on its entire system by adopting the principle of cross check and submit report thereof within 05 days from the date of completion of the listing;

c) organize the supervision of the listing prescribed in Point b of this Clause in conformity with the facts and operational scale of the credit institution placed under special control;

d) while the mandatory transfer plan is not yet prepared or approved by a competent authority, the special control board shall, subject to information and documents provided by the credit institution placed under special control as prescribed in Points a, b of this Clause or information derived from the independent external auditor’s report, inspection report and other information, evaluate the operational status of that credit institution in order to directly implement or request the SBV’s Governor (via the Banking Inspection and Supervision Authority) or Director of the relevant SBV’s branch to implement controlling measures that are suitable for the actual situation of that credit institution;

dd) consider giving approval before the credit institution placed under special control performs certain transactions or operations;

e) request the credit institution placed under special control to submit reports on its operational performance according to reporting contents and frequency in conformity with its actual status;

g) decide the participation in meetings of the Board of Directors, the Board of Members or the Board of Controllers of the credit institution placed under special control and give opinions about contents presented at the meetings in connection with powers and duties of the special control board;

h) direct and inspect operations of the credit institution placed under special control with a view to preventing acts of hiding, liquidating, pledging, mortgaging or transferring property and others which may cause damage to the credit institution placed under special control;

i) on a periodical basis as specified in the Decision on special control or where necessary or at the request of the SBV's Governor or Director of SBV's branch, submit reports to the SBV's Governor (via the Banking Inspection and Supervision Authority, and with regard to the special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular) or Director of SBV's branch (with regard to the special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular) on the management, administration, business and investment activities, financial status, liquidation and other issues (if any) of the credit institution placed under special control, and recommendations or proposed solutions thereof (if any); results and difficulties that arise during the implementation of the restructuring plan approved by a competent authority and recommendations or proposed solutions thereof (if any);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) punctually inform the credit institution placed under special control of directions from competent authorities in respect of its operations and restructuring plan;

m) other contents as assigned by the SBV's Governor or Director of SBV's branch.

2. Provide advice and proposals to the SBV's Governor (via the Banking Inspection and Supervision Authority, and with regard to the special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular) or Director of SBV's branch (with regard to the special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular) about and for the following contents:

a) request the Government to perform the contents prescribed in Point c Clause 1 Article 146 of the Law on Credit Institutions ( as amended in 2017);

b) comply with regulations in Clauses 2, 3, 4, 7 Article 146a and Clauses 2, 5, 6 Article 146dd of the Law on Credit Institutions ( as amended in 2017).

3. Request the Director of SBV's branch (with regard to the special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular) to:

a) make decisions on the contents prescribed in Points a, b Clause 3 Article 146 of the Law on Credit Institutions ( as amended in 2017);

b) request the SBV’s Governor to request the Government to perform the contents prescribed in Points a, b Clause 1 Article 146 of the Law on Credit Institutions ( as amended in 2017).

Article 16. Duties and powers of Head of a special control board

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Convene and chair meetings of the special control board.

3. Act on behalf of the special control board to sign documents under its authority.

4. Assign duties to members of the special control board.

5. Make decisions on the contents prescribed in Clause 6 Article 14 of this Circular.

6. Direct and supervise the performance of assigned duties by members of the special control board, including management and retention of documents, and maintenance of confidentiality of information relating to operations of the credit institution placed under special control in accordance with laws and guidelines by the SBV’s Governor (with regard to the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular) or Director of SBV’s branch (with regard to the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular).

7. Within 30 days from the date on which the Decision on termination of special control over the credit institution placed under special control comes into force, act on behalf of the special control board to transfer all documents concerning the credit institution placed under special control to the Banking Inspection and Supervision Authority (with regard to the Head of a special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular) or Director of SBV's branch in the province where the headquarters of the credit institution placed under special control is located (with regard to the Head of a special control board in charge of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular).

8. Exercise and perform other rights and duties as defined in the Decision on special control.

9. Authorize the Deputy Head or other member of the special control board to exercise the powers specified in Clauses 2, 3, 6, 8 of this Article during the Head’s absence.

10. Assume responsibility before the SBV’s Governor or Director of SBV's branch and before the law for the performance of assigned duties.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Perform duties as assigned and/or authorized by the Head of the special control board.

2. Punctually report and propose measures to the Head of the special control board for take actions against unusual activities, potential risks, safety risks and violations against laws committed by the credit institution placed under special control.

3. Assume responsibility before the head of the special control board and before the law for the performance of assigned duties.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF CONCERNED ENTITIES

Article 18. Responsibility of Banking Inspection and Supervision Authority

1. Submit reports to the SBV's Governor in a timely manner when the credit institution prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular is subjected to any cases prescribed in Clause 1 Article 145 of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017), Article 4 and Article 5 hereof.

2. Provide advice and proposals to the SBV’s Governor for making of decisions on the contents prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular.

3. Provide advice for the SBV’s Governor about the direction and placing of special control over the credit institutions prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Act as the contact point for receiving reports, advices and proposals relating to the special control over the credit institutions prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular, including the contents prescribed in Clause 2 Article 15 of this Circular.

6. Provide advice and proposals to the SBV’s Governor for response to reports, advices and proposals prescribed in Clause 5 of this Article within its functions and duties.

7. Provide advice and proposals to the SBV’s Governor to comply with the provisions in Clauses 2, 3, 4, 5, 7 Article 146a (except contents concerning special loans, reduction or exemption of interests on refinancing loans) and Clauses 2, 5, 6 Article 146dd of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017) with regard to the credit institutions prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular.

8. Receive, manage and keep documents, and maintain confidentiality of information relating to the special control over the credit institutions prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular in accordance with laws and guidelines by the SBV’s Governor, including documents prescribed in Clause 7 Article 16 hereof.

9. Request the Director of SBV's branch to consider placing the credit institution prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular under special control.

10. Provide advice to the SBV’s Governor about assignment of tasks to relevant units affiliated to the SBV to provide advice or deal with proposals and issues concerning the special control over credit institutions within their functions and duties.

Article 19. Responsibility of each SBV's branch

1. With regard to the credit institutions placed under special control as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular:

a) appoint officials to attend the special control board;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) take actions within its competence against issues concerning affiliates of the credit institution placed under special control in the province;

d) cooperate with the Banking Inspection and Supervision Authority, the special control board and regulatory authorities in the province during the special control over credit institutions;

dd) perform other duties as assigned by the SBV’s Governor.

2. With regard to the credit institutions placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular:

a) perform the contents prescribed in Clauses 2, 3 Article 6 of this Circular;

b) Submit reports to the SBV's Governor in a timely manner when the credit institution prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular is subjected to any cases prescribed in Clause 1 Article 145 of the Law on Credit Institutions (as amended in 2017), Article 4 and Article 5 hereof.

c) receive and take actions within its competence against issues concerning special control over credit institutions;

d) act as the contact point cooperating with regulatory authorities in the province in dealing with issues that arise during the special control over credit institutions;

dd) on a periodical basis before the 15th of the following month or when necessary or at the request of the SBV’s Governor, submit reports to the SBV’s Governor (via the Banking Inspection and Supervision Authority) on operating results, difficulties, unusual activities, potential risks, safety risks and violations against laws committed by the credit institution placed under special control in the province, and impacts caused by that credit institution on the safety of banking system in that province and proposed solutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) perform other duties within its competence.

Article 20. Responsibility of Cooperative Bank of Vietnam

1. Appoint its officials to join the special control board in charge of the credit institutions prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular.

2. Cooperate with the Banking Inspection and Supervision Authority, the SBV’s branch in the province where the headquarters of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular is located and the special control board during the special control over that credit institution.

3. Monitor operation of the credit institution placed under special control as prescribed in Clause 2 Article 6 of this Circular, provide reports on any unusual operations and proposed solutions for the SBV’s Governor or the SBV’s branch in the province where that headquarters of the credit institution is located.

Article 21. Responsibility of Deposit Insurance of Vietnam

1. Appoint its officials to join the special control board in charge of the credit institutions placed under special control that are entities engaging in deposit insurance.

2. Cooperate with the Banking Inspection and Supervision Authority, the SBV’s branch in the province where the headquarters of the credit institution placed under special control that is an entity engaging in deposit insurance is located and the special control board during the special control over that credit institution.

Article 22. Responsibility of credit institution placed under special control, and its owner, capital contributors, shareholders, Board of Directors, Board of Members, Board of Controllers, and General Director (or Director)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Manage and control operations of the credit institution placed under special control by adopting the principle of ensuring safety of its assets.

3. Assume responsibility before the law and the SBV for the accuracy and adequacy of information and documents provided for the special control board.

4. Submit report to the special control board on any difficulties and risks incurred during the special control process.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 23. Transition

Special control boards that are established before the date of entry into force of this Circular shall still comply the issued Decisions on special control until they are amended or supplemented.

Article 24. Effect

This Circular comes into force from October 01, 2019 and supersedes the Circular No. 07/2013/TT-NHNN dated March 14, 2013 of the Governor of the State Bank of Vietnam on special control over credit institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chief of the Ministry’s Office, the Head of the Banking Inspection and Supervision Authority, Heads of units affiliated to SBV, Directors of SBV’s branches, Chairperson of Board of Directors and General Director of Deposit Insurance of Vietnam, those of Cooperative Bank of Vietnam, Chairpersons of Boards of Directors, Chairperson of Board of Members, Head of Board of Controllers, General Directors (or Directors) of credit institutions placed under special control shall implement this Circular./.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Doan Thai Son

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 11/2019/TT-NHNN ngày 02/08/2019 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


33.172

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.89.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!