Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Số hiệu: 14/2022/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hình thức triển khai hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên trường nghề

Đây là nội dung tại Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/8/2022 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp như sau:

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

- Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.

- Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

- Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng mạng lưới cựu HSSV đã tham gia khởi nghiệp. .

- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp, tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/10/2022.

 

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2022/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học viên, học sinh, sinh viên (sau đây gọi chung là người học) trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các trường sư phạm thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tư vấn nghề nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho người học về ngành, nghề đào tạo, nhu cầu lao động của xã hội đối với ngành, nghề đào tạo; giúp người học lựa chọn ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo phù hợp với khả năng, sở trường và nguyện vọng của bản thân.

2. Tư vấn việc làm trong giáo dục nghề nghiệp là các hoạt động giúp người học nắm bắt được thông tin về việc làm từ thị trường lao động, nâng cao khả năng, cơ hội tìm việc làm phù hợp với năng lực, chuyên môn, sở trường và nguyện vọng của bản thân; người học được tư vấn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Hỗ trợ khởi nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp là hoạt động thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của người học và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học trong thời gian học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo môi trường hỗ trợ người học khởi nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi để người học hình thành, hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện

1. Các nội dung, hoạt động của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp đảm bảo phù hợp với lứa tuổi, nhận thức, ngành, nghề đào tạo và trình độ đào tạo của người học.

2. Hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho người học được quy định tại Thông tư này không làm ảnh hưởng đến chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp phải thực hiện trên cơ sở lấy người học làm trung tâm; gắn với nhu cầu của người học và vì lợi ích của người học; đồng thời thực hiện trên cơ sở nhu cầu từ thị trường lao động, việc làm và phát triển các kỹ năng cho người học.

4. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ người học khởi nghiệp; xây dựng và phát triển không gian làm việc chung, không gian hỗ trợ người học khởi nghiệp.

5. Bảo đảm nhân sự thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ người học khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích việc thành lập trung tâm hoặc một bộ phận thuộc các phòng chức năng nhưng không làm tăng biên chế, bộ máy để thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ người học khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp; khuyến khích hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp có kỹ năng, kinh nghiệm, năng động, tâm huyết với công việc.

6. Bảo đảm cung cấp chương trình, tài liệu về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp, các kỹ năng cần thiết cho người học và đảm bảo về nguồn gốc của tài liệu.

Chương II

CÔNG TÁC TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP

Điều 5. Mục đích

1. Giúp người học tự nhận thức về khả năng, sở thích, sở trường và nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân; có kiến thức, hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, việc làm trong xã hội; xu hướng ngành, nghề việc làm trong tương lai để lựa chọn ngành, nghề học phù hợp.

2. Nâng cao nhận thức của người học về thái độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực nghề nghiệp.

3. Góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.

Điều 6. Tư vấn nghề nghiệp

1. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học có nhu cầu học giáo dục nghề nghiệp: Về tầm quan trọng của việc lựa chọn ngành nghề học; cách thức phát hiện thế mạnh bản thân và nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp; ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo; thông tin về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tìm hiểu các chính sách, chế độ khi lựa chọn học nghề; nhu cầu nhân lực từ thị trường lao động.

2. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học đang học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Về phương pháp, kỹ năng hoạch định kế hoạch định hướng nghề nghiệp cho tương lai và một số kỹ năng cần thiết cho người học để hình thành thái độ nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, xây dựng kế hoạch học tập và phát triển năng lực nghề nghiệp; các chế độ, chính sách cho người lao động liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo; thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động đối với ngành, nghề người học đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho người học sau tốt nghiệp có nhu cầu học ngành nghề khác hoặc có nhu cầu học trình độ cao hơn: Về ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo; thông tin về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; một số kỹ năng chuyển đổi, thích ứng linh hoạt cho người học.

4. Các nội dung tư vấn nghề nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 7. Hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp

1. Tổ chức chương trình, hành trình, ngày hội tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học.

2. Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp.

3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho người học thông qua các hoạt động câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm về ngành nghề; các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, giao lưu tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đơn vị sử dụng lao động.

4. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp thông qua các tiết học, chương trình hướng nghiệp.

5. Tổ chức thông tin, tư vấn nghề nghiệp cho người học thông qua video clip, hình ảnh; qua tài liệu, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông.

6. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn nghề nghiệp giáo dục nghề nghiệp.

7. Phối hợp với tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, học sinh.

8. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

CÔNG TÁC TƯ VẤN VIỆC LÀM

Điều 8. Mục đích

1. Nâng cao hiểu biết của người học về xu hướng việc làm trên thị trường lao động.

2. Giúp người học có năng lực tìm kiếm và tự tạo việc làm.

3. Tư vấn việc làm phù hợp với sức khỏe; năng lực; sở trường; nguyện vọng; ngành, nghề đào tạo, trình độ đào tạo của người học.

Điều 9. Tư vấn việc làm

1. Cung cấp thông tin về việc làm liên quan đến ngành, nghề đào tạo; thông tin về tuyển dụng, yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động; chính sách lao động, việc làm cho người học.

2. Tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và một số kỹ năng làm việc khác.

3. Tư vấn việc làm cho người học lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, năng lực, nguyện vọng; kết nối với đơn vị sử dụng lao động giới thiệu việc làm cho người học.

4. Các nội dung tư vấn việc làm khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 10. Hình thức triển khai công tác tư vấn việc làm

1. Tổ chức chương trình, ngày hội tư vấn việc làm, tuyển dụng của doanh nghiệp, các hoạt động tư vấn việc làm kết nối người học với đơn vị sử dụng lao động.

2. Tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện cho người học về kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và kỹ năng làm việc khác thông qua hoạt động câu lạc bộ, các hội thảo, diễn đàn, lớp đào tạo, hoạt động ngoại khóa, tham quan, thực tập trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động.

3. Tổ chức thông tin, tư vấn việc làm cho người học thông qua video clip, hình ảnh; qua tài liệu, ấn phẩm và các phương tiện truyền thông.

4. Hướng dẫn người học khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về thị trường lao động, đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.

5. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Chương IV

CÔNG TÁC HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP

Điều 11. Mục đích

1. Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm cho người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học tự tin, chủ động, sáng tạo trong việc khởi nghiệp, chủ động tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.

2. Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, hỗ trợ người học khởi nghiệp và tự tạo việc làm.

3. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp; tăng cường nguồn lực xã hội hóa, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong công tác hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp và tự tạo việc làm của người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Điều 12. Hỗ trợ khởi nghiệp

1. Tuyên truyền, giáo dục cho người học nhận biết về vai trò, tầm quan trọng của khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, tự tạo việc làm; cập nhật xu hướng giáo dục toàn cầu; các chương trình giáo dục khởi nghiệp của địa phương, quốc gia và thế giới; các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của nhà nước; các vườn ươm, không gian khởi nghiệp, các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài.

2. Đào tạo, bồi dưỡng, trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho người học; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

3. Xây dựng các chương trình phối hợp với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân vào công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

4. Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ người học hình thành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp; tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của người học với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân.

5. Hỗ trợ, tạo điều kiện và tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp Startup Kite.

6. Các nội dung hỗ trợ khởi nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 13. Hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp

1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục khởi nghiệp cho người học thông qua các hoạt động giáo dục; các video clip, hình ảnh, ấn phẩm; qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.

2. Tổ chức cuộc thi, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, ngày hội khởi nghiệp, giao lưu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho người học giáo dục nghề nghiệp.

3. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho người học.

4. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo làm công tác hỗ trợ người học khởi nghiệp.

5. Thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho người học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng mạng lưới cựu học sinh, sinh viên đã tham gia khởi nghiệp.

6. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của người học với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.

7. Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Kinh phí và quản lý, sử dụng kinh phí

1. Kinh phí thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; từ nguồn vốn lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án khác liên quan; nguồn thu hoạt động sự nghiệp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn có liên quan. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh phí thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được chi từ nguồn thu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Đơn vị thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp có thể huy động các nguồn xã hội hóa để triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp theo quy định tại Thông tư này.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trực thuộc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này.

2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Xây dựng kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương và kinh phí tổ chức thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp.

2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền trên địa bàn.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thống kê số lượng người học tốt nghiệp có việc làm và số người học khởi nghiệp hằng năm.

4. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp).

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Điều 18. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp

1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đảm bảo thiết thực, hiệu quả; bố trí nguồn lực, tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp.

2. Hỗ trợ, tạo điều kiện để người học tham gia các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp dành cho người học các cấp. Khảo sát, thống kê số lượng người học tốt nghiệp có việc làm sau tốt nghiệp và số lượng người học khởi nghiệp hằng năm.

3. Hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ, nhà giáo tham gia, triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp.

4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức liên quan, các tổ chức Hội, đoàn thể trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp vận động, khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động về nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp.

5. Tổ chức thực hiện, chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản định kỳ hằng năm hoặc thực hiện báo cáo theo yêu cầu đột xuất.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2022.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- TTTT (để đăng Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH);
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
-------

No. 14/2022/TT-BLDTBXH

Hanoi, August 30, 2022

 

CIRCULAR

PRESCRIBING PROVISION OF CAREER AND JOB CONSULTING AND START-UP SUPPORT FOR STUDENTS AT VOCATIONAL EDUCATION AND TRAINING INSTITUTIONS

Pursuant to the Law on Vocational Education and Training dated November 27, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 14/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2019/ND-CP dated February 01, 2019 providing guidelines for some articles and implementation of the Law on Vocational Education and Training;

At the request of the Director General of the Directorate of Vocational Education and Training;

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby promulgates a Circular prescribing provision of career and job consulting and start-up support for students at vocational education and training institutions.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular deals with the provision of career and job consulting and start-up support for learners and students (hereinafter referred to as “learners”) at vocational education and training institutions.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to colleges, secondary schools, centers for vocational education and training (hereinafter referred to as “vocational education and training institutions”) and related organizations and individuals.

2. This Circular does not apply to pedagogical schools under the state management of the Ministry of Education and Training.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “career consulting in vocational education and training” refers to an activity which is aimed at raising learners’ awareness of training disciplines and majors, labor demand for training disciplines and majors; assisting learners in choosing training disciplines and majors suitable for their competence, forte and aspirations.

2. “job consulting in vocational education and training” refers to activities which assist learners in obtaining job information from the labor market, developing their competence and expanding opportunities to find jobs appropriate to their competence, expertise and aspirations. Learners are provided with free-of-charge consulting services at vocational education and training institutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Principles of implementation

1. Issues and activities related to the provision of career and job consulting and start-up support must be appropriate to learners’ age, awareness, training disciplines and majors, and training levels.

2. Training in knowledge and skills for learners specified in this Circular shall not affect training programs of vocational education and training institutions.

3. Career and job consulting and start-up support shall be provided in a manner that adopts the learner-centered approach; is associated with learners' needs and for the benefit of learners; at the same time responds to demands from the labor and job market and develop learners' skills.

4. Infrastructure and equipment must be in place to facilitate the provision of career and job consulting, and start-up support for learners; co-working spaces and start-up support spaces must be built and developed.

5. It is required to ensure a sufficient number of personnel to provide career and job consulting, and start-up support for learners at vocational education and training institutions; encourage the establishment of centers or a division affiliated to functional departments without increasing the number of personnel in charge of provision of career and job consulting, and start-up support for learners at vocational education and training institutions; encourage the formation of a network of skilled, experienced, dynamic and enthusiastic consultants.

6. Programs and documents on career and job consulting, and start-up support and training courses on necessary skills must be provided to learners and the origin of the documents must be guaranteed.

Chapter II

CAREER CONSULTING

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Assist learners in becoming self-aware of their own competence, interests, forte and career aspirations; acquiring knowledge of career and jobs in the society; future career and job trends so as for them to select appropriate disciplines and majors.

2. Raise learners’ awareness of professional attitudes, professional ethics, formulate study plans and develop professional competence.

3. Contribute to a drastic change in classification of lower secondary and upper secondary graduates into vocational education and training levels in line with national and local socio-economic development requirements.

Article 6. Career consulting

1. Provide career consulting and orientations for learners wishing to enter vocational education and training in terms of: the importance of choosing disciplines and majors; ways to discover personal strengths and cherish career dreams; training disciplines and majors; information on the network of vocational education and training institutions; benefits received when choosing vocational training; demand from the labor market.

2. Provide career consulting and orientations for learners at vocational education and training institutions in terms of: methods and skills in future career planning and some necessary skills for learners with a view to shaping their professional attitudes, professional ethics, formulating study plans and developing professional competence; benefits for employees in direct relation to training disciplines and majors; employers’ job openings for the training disciplines and majors of the learners at vocational education and training institutions.

3. Provide career consulting and orientations for graduate learners wishing to join another discipline or major or continue their study at higher educational levels in terms of training disciplines and majors; information on the network of vocational education and training institutions; several skills in flexible transformation and adaptation.

4. Other issues concerning career consulting in conformity with regulations of law.

Article 7. Methods for providing career consulting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Organizing career consulting and orientation seminars, conferences and forums.

3. Providing training and access to knowledge and skills for learners through club, team and group activities; extracurricular activities, experiences and exchanges at vocational education and training institutions and employers.

4. Organizing competitions to learn about the world of careers and career consulting through career consulting classes and programs.

5. Providing career information and career consulting for learners through video clips and images; through documents, publications and media.

6. Organizing training, refresher training and professional training courses to develop competence of personnel in charge of providing vocational education and training consulting.

7. Cooperating with Ho Chi Minh Communist Youth Union (HCYU) and associations in providing career consulting to HCYU members, young people and students.

8. Other methods prescribed by regulations of law.

Chapter III

JOB CONSULTING

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Improve learners' understanding of job trends in the labor market.

2. Assisting learners in enabling their self-employment.

3. Provide job consulting in a manner that is appropriate to physical fitness; competence; forte; aspirations; training disciplines and majors and training levels of learners.

Article 9. Job consulting

1. Provide information on jobs related to training disciplines and majors; information on recruitment and requirements imposed by employers; labor and job policies.

2. Provide consulting, training and refresher training in interview and job finding skills and other working skills to learners.

3. Provide job consulting for learners so as to choose jobs suitable to their physical fitness, competence and aspirations; connect with employers to introduce jobs to learners.

4. Other issues concerning job consulting in conformity with regulations of law.

Article 10. Methods for providing job consulting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Providing refresher training in interview and job finding skills and other working skills fostering and training through club activities, seminars, forums, training classes, extra-curricular activities, visits and internships at enterprises.

3. Providing job information and job consulting for learners through video clips and images; through documents, publications and media.

4. Instructing learners to exploit recruitment database of employers, information on the labor market, assessment of skills, attitudes and adaptability to the labor market.

5. Other methods prescribed by regulations of law.

Chapter IV

START-UP SUPPORT

Article 11. Purposes

1. Promote entrepreneurship and self-employment of learners at vocational education and training institutions; provide learners with access to start-up knowledge and skills so that they are confident, proactive and creative when starting a new business and proactively enable their self-employment.

2. Improve the capacity of vocational education and training institutions in terms of their training and refresher training activities, and provision of start-up and self-employment support to learners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Start-up support

1. Publicize and educate learners about the role and importance of entrepreneurship, innovation, creativity and self-employment; update global education trends; local, national and international start-up education programs; start-up support policies of the State; incubators, start-up spaces, domestic and foreign start-up support funds.

2. Provide learners with training, refresher training and access to start-up knowledge and skills; improve competence of personnel and teachers providing start-up support to learners.

3. Develop programs for cooperation with enterprises, investment funds, investors, organizations and individuals in providing start-up support to learners.

4. Develop enterprise incubation programs, support learners in forming and completing start-up projects and ideas; provide consulting, support and connect learners' start-up projects with enterprises, investment funds, investors, organizations and individuals.

5. Support, facilitate and organize the Startup Kite contest.

6. Other issues concerning start-up consulting in conformity with regulations of law.

Article 13. Methods for providing start-up consulting

1. Providing start-up information and start-up education for learners through educational activities; video clips, images and publications; documents and media.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Developing programs and documents and providing training, refresher training and access to start-up knowledge and skills for learners.

4. Developing start-up programs and documents and organizing training, refresher training and professional training to improve competence of cadres and teachers providing start-up support for learners.

5. Establishing scientific research, innovation and start-up clubs for learners at vocational education and training institutions; building a network of alumni who have participated in starting businesses.

6. Cooperating with enterprises, organizations and individuals to create a start-up support environment; organizing start-up practice, implementing start-up projects and connecting students' feasible start-up projects with enterprise incubators.

7. Other methods prescribed by regulations of law.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 14. Funding, management and use thereof

1. Funding for providing career and job consulting and start-up support is derived from state budget annually allocated in accordance with applicable regulations on hierarchical management of state budget; sources of funding obtained from national target programs, other related programs and projects; revenues from provision of public services and other revenues as prescribed by law. The management and use of funding shall comply with regulations of the Law on State Budget and relevant guiding documents. For private and foreign-invested vocational education and training institutions, the funding for providing career and job consulting and start-up support is derived from revenues of such vocational education and training institutions as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Responsibilities of the Directorate of Vocational Education and Training

1. Provide directions and guidelines for provision of career and job consulting and start-up support as prescribed in this Circular.

2. Preside over and cooperate with related units in providing career and job consulting and start-up support as prescribed in this Circular

3. Preside over and cooperate with related units in inspecting and supervising the implementation of the regulations set out in this Circular.

Article 16. Responsibilities of supervisory authorities of vocational education and training institutions

1. Instruct and direct affiliated vocational education and training institutions to formulate plans and organize the implementation of the regulations prescribed in this Circular.

2. Organize the implementation of the regulations set out in this Circular within their power.

Article 17. Responsibilities of Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Formulate plans and submit them to provincial People's Committees for approval for guidelines and funding for providing career and job consulting and start-up support.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Direct and instruct vocational education and training institutions to determine quantity of graduates having jobs and quantity of learners starting their own business every year.

4. On an annual or ad hoc basis, report the provision of career and job consulting and start-up support within their provinces to provincial People's Committees and Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (through the Directorate of Vocational Education and Training).

5. Perform other tasks as requested.

Article 18. Responsibilities of vocational education and training institutions

1. Formulate a plan to implement the regulations specified in this Circular to ensure practicality and efficiency; provide resources and career and job consulting, and start-up support.

2. Assist and enable learners to participate in activities related to the provision of career and job consulting, and start-up support to learners at all levels. Conduct surveys and determine quantity of graduates having jobs and quantity of learners starting their own business every year.

3. Assist and enable cadres and teachers to participate in and implement activities related to the provision of career and job consulting, and start-up support.

4. Closely cooperate with relevant authorities, organizations and associations at vocational education and training institutions in encouraging learners to actively participate in career, job and start-up-related activities.

5. Organize implementation and facilitate inspection by competent authorities and report results of implementation to Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs and supervisory authorities on an annual or ad hoc basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Effect

1. This Circular comes into force from October 15, 2022.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs (through the Directorate of Vocational Education and Training) for consideration and resolution./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Le Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 14/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/08/2022 quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.214

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.47.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!