Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng

Số hiệu: 42/2017/QH14 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 21/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Cho phép cá nhân, pháp nhân được quyền mua nợ xấu

Vừa qua, Quốc hội thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Theo đó, quyết nghị một quy định mới quan trọng là việc pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ được phép mua nợ xấu từ tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng quy định về quyền của bên mua nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm là QSDĐ, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai:

- Nhận thế chấp, đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.

- Được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.

Nghị quyết 42/2017/QH14 được thực hiện trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 15/8/2017.

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 42/2017/QH14

Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÍ ĐIỂM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu).

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý nợ xấu

1. Bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

3. Không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Nợ xấu

1. Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm:

a) Khoản nợ được hình thành và xác định là nợ xấu trước ngày 15 tháng 8 năm 2017;

b) Khoản nợ được hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được xác định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.

Việc xác định khoản nợ là nợ xấu căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trường hợp cần thiết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, sửa đổi Phụ lục theo đề nghị của Chính phủ và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản khoản nợ là nợ xấu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.

Điều 5. Bán nợ xấu và tài sản bảo đảm

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu công khai, minh bạch, theo quy định của pháp luật; giá bán phù hợp với giá thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ.

Điều 6. Mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu

1. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, trừ tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.

3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập; xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.

Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.

Điều 7. Quyền thu giữ tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm kèm theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc trong văn bản khác (sau đây gọi là hợp đồng bảo đảm) và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Trường hợp bên bảo đảm, bên giữ tài sản không giao tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu để xử lý thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều này.

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, bên giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự;

b) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật;

c) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;

d) Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này.

3. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau đây:

a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;

b) Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;

c) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm;

d) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về việc tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là động sản theo quy định sau đây:

a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình và thông báo về việc thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm trước khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm;

b) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản trước thời điểm thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm bằng cách gửi theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

5. Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.

6. Tổ chức tín dụng chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng đó; tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu chỉ được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng bán nợ, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc tổ chức tín dụng bán nợ.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, tổ chức được ủy quyền thu giữ tài sản bảo đảm không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.

7. Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.

Điều 8. Áp dụng thủ tục rút gọn trong giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm tại Tòa án

1. Tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm hoặc tranh chấp về quyền xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Trong hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cho bên nhận bảo đảm hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu có quyền xử lý tài sản bảo đảm;

b) Giao dịch bảo đảm hoặc biện pháp bảo đảm đã được đăng ký theo quy định của pháp luật;

c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự giải trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

2. Việc giải quyết tranh chấp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo thủ tục rút gọn quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

3. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thực hiện quy định tại Điều này.

Điều 9. Mua, bán khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai

1. Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm của khoản nợ đã mua.

2. Bên mua khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà tài sản bảo đảm của khoản nợ đó là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp.

3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được đăng ký thế chấp khi nhận bổ sung tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai của khoản nợ đã mua.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản bảo đảm của khoản nợ có nguồn gốc từ khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Điều 10. Xử lý tài sản bảo đảm là dự án bất động sản

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu là dự án bất động sản khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật;

b) Có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Bên nhận chuyển nhượng dự án phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án và tiến hành các thủ tục để tiếp tục thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng.

Điều 11. Kê biên tài sản bảo đảm của bên phải thi hành án

Các tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 90 của Luật Thi hành án dân sự, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

Điều 12. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

Số tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, sau khi trừ chi phí bảo quản, thu giữ và chi phí xử lý tài sản bảo đảm được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ nợ được bảo đảm cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế, nghĩa vụ khác không có bảo đảm của bên bảo đảm. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Bán nợ xấu có tài sản bảo đảm đang bị kê biên

Tổ chức tín dụng được quyền bán khoản nợ xấu mà khoản nợ xấu đó có tài sản bảo đảm đang bị kê biên cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh mua, bán nợ. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tình trạng bị kê biên của tài sản bảo đảm trước khi thực hiện mua, bán khoản nợ xấu; bên mua tự xác định rủi ro đối với việc mua khoản nợ này. Việc bán tài sản bảo đảm đang bị kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự

Sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

Điều 15. Chuyển nhượng tài sản bảo đảm

1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.

Điều 16. Phân bổ lãi dự thu, chênh lệch khi bán khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu

1. Tổ chức tín dụng được phân bổ số lãi dự thu đã ghi nhận của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng chưa thoái theo quy định, chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm theo các nguyên tắc sau đây:

a) Mức phân bổ hằng năm tối thiểu là mức chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh hằng năm của tổ chức tín dụng;

b) Thời hạn phân bổ số lãi dự thu tối đa không quá 10 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này; thời hạn phân bổ chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này tối đa không quá 05 năm.

2. Đối với lãi dự thu của khoản nợ xấu bán cho tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu chưa thoái theo quy định thì thời gian phân bổ lãi dự thu tối đa không vượt quá thời hạn còn lại của trái phiếu đặc biệt của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

3. Tổ chức tín dụng chỉ được phân bổ số lãi dự thu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với số lãi dự thu đã ghi nhận đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2016.

4. Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được phân bổ chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán với giá bán khoản nợ xấu đã mua theo giá trị thị trường và số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản nợ này vào kết quả hoạt động kinh doanh hằng năm với mức phân bổ tối thiểu là chênh lệch thu chi.

Điều 17. Áp dụng pháp luật

1. Việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thực hiện theo quy định của Nghị quyết này. Trường hợp Nghị quyết này không có quy định thì áp dụng quy định của pháp luật hiện hành.

2. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Nghị quyết này và luật khác về cùng một vấn đề về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thì áp dụng quy định của Nghị quyết này.

3. Ngân hàng chính sách được áp dụng quy định của Nghị quyết này để xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của ngân hàng chính sách.

Điều 18. Quy định chuyển tiếp

Việc xử lý chuyển tiếp sau khi Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành được thực hiện như sau:

1. Thỏa thuận giữa tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị quyết này đã có hiệu lực trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực được tiếp tục thực hiện cho đến khi thực hiện xong thỏa thuận đó;

2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được tiếp tục thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 7 của Nghị quyết này trong trường hợp đã thực hiện việc công khai thông tin theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 7 của Nghị quyết này trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực;

3. Tòa án tiếp tục áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 8 của Nghị quyết này đối với vụ án đã được thụ lý trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.

Điều 19. Điều khoản thi hành

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2017 và được thực hiện trong thời hạn 05 năm từ ngày có hiệu lực thi hành.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

3. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này, báo cáo Quốc hội kết quả xử lý nợ xấu hằng năm, báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết này tại kỳ họp đầu năm 2022 và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.

4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu quy định tại Nghị quyết này.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết này của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu; thực hiện các giải pháp để hạn chế nợ xấu.

6. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này tại địa phương; lập phương án phân bổ nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản liên quan đến nợ xấu thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương.

Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2017.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Thị Kim Ngân

 

PHỤ LỤC

VỀ XÁC ĐỊNH NỢ XẤU
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng)

Điều 1. Nợ xấu

Nợ xấu quy định tại Nghị quyết này bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được xác định theo quy định tại các điều 2, 3, 4 và 5 của Phụ lục này; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng.

Điều 2. Các hoạt động phát sinh nợ xấu

1. Cho vay.

2. Cho thuê tài chính.

3. Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác.

4. Bao thanh toán.

5. Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng.

6. Trả thay theo cam kết ngoại bảng.

7. Ủy thác cấp tín dụng.

8. Hoạt động mua bán nợ.

9. Hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Điều 3. Nợ xấu xác định theo phương pháp định lượng

1. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) bao gồm:

a) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

b) Nợ gia hạn lần đầu;

c) Nợ được miễn, giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

d) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 127 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng;

đ) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

e) Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 3 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

g) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

h) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp;

i) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu còn trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

k) Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 10 ngày đến 90 ngày.

2. Nợ nghi ngờ (nhóm 4) bao gồm:

a) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

b) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

c) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

d) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 127 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng;

đ) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

e) Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 4 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

g) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

h) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp;

i) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

k) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ hai còn trong hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

l) Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi từ 91 ngày đến 180 ngày.

3. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) bao gồm:

a) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

b) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

c) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

d) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

đ) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 127 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng;

e) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

g) Nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

h) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

i) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp;

k) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần đầu đã quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

l) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ hai quá hạn trả nợ theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần thứ hai;

m) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ) và giữ nguyên nhóm nợ lần thứ ba trở lên còn trong hạn hoặc đã quá hạn theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại;

n) Trái phiếu doanh nghiệp đã quá hạn thanh toán gốc, lãi trên 180 ngày.

Điều 4. Nợ xấu xác định theo phương pháp định tính

Việc xác định nợ xấu theo phương pháp định tính căn cứ vào đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở kết quả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro:

1. Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) bao gồm:

a) Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất;

b) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 127 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng;

c) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

đ) Nợ phân loại vào nhóm 3 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.

2. Nợ nghi ngờ (nhóm 4) bao gồm:

a) Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao;

b) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 127 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng;

c) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

d) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

đ) Nợ phân loại vào nhóm 4 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.

3. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) bao gồm:

a) Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn;

b) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 126 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 127 của Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 128 của Luật Các tổ chức tín dụng;

c) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

d) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

đ) Nợ phân loại vào nhóm 5 theo thông tin do Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia cung cấp.

Điều 5. Xác định nợ xấu trong trường hợp khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên

Khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên hình thành trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mà có một khoản nợ bất kỳ được xác định là nợ xấu theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Phụ lục này thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu.

 

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Resolution No. 42/2017/QH14

Hanoi, June 21, 2017

 

RESOLUTION

ON PILOT SETTLEMENT OF BAD DEBTS OF CREDIT INSTITUTIONS

THE NATIONAL ASSEMBLY

Pursuant to Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Law on organization of the National Assembly No. 57/2014/QH13;

Pursuant to the Law on promulgation of legislative documents No. 80/2015/QH13;

RESOLVES:

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Regulated entities

1. Credit institutions, branches of foreign banks (hereinafter referred to as credit institutions).

2. Organization whose charter capital is wholly held by the State and established for bad debt settlement purpose (hereinafter referred to as bad debt purchaser/manager).

3. Relevant agencies, organizations, and individuals.

Article 3. Rules for settlement of bad debts

1. Bad debts are settled publicly and transparently and legitimate rights and interests of credit institutions, bad debt purchaser/manager and relevant entities are protected.

2. Bad debt are settled in conformity with market mechanism in consideration of conservatism principle, respect of depositors’ rights and maintenance of stable and safe system.

3. State budget is not used for settlement of bad debts.

4. Any entity has violated law resulting in bad debts or during the process of settlement of bad debts must take liability as per the law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A bad debt prescribed in the Resolution refers to:

a) A debt that has arisen and has been considered as a bad debt before August 15, 2017;

b) A debt that has arisen before August 15, 2017 and has been considered as a bad debt during the effective period of the Resolution.

The determination of bad debts is prescribed in Appendix issued herewith. In necessary cases, the Standing Committee of National Assembly shall, upon request of the Government, consider amending the Appendix and send the amended Appendix to National Assembly at the nearest session.

2. Each credit institution or the bad debt purchaser/manager, upon the competent authority’s request to certify bad debts in writing, during the settlement of bad debts and treatment of collateral, must provide such a written certification as prescribed in this Decree.

Article 5. Purchase of bad debts and collateral

Credit institutions and the bad debt purchaser/manager sell bad debts or collateral transparently and in accordance with regulations of law; the selling price is consistent with market price, probably greater or smaller than principal balance of the debt.

Article 6. Purchase and sale of bad debts by bad debt purchaser/manager

1. The bad debt purchaser/manager is entitled to purchase bad debts that have been recorded on balance sheet or off the balance sheet of credit institutions, other than joint venture credit institutions and wholly foreign-owned credit institutions and entitled to convert bad debts purchased by special bonds into bad debts purchased by market price according to guidelines of the State Bank of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The bad debt purchaser/manager is entitled to agree with a credit institution prescribed in Clause 1 of this Article to purchase bad debts using the valuation price given by an independent valuation organization; settle, sell and recover debts as per the law and distribute the recovery amount less purchase price and settlement expenses.

The bad debt purchaser/manager must come to an arrangement with the credit institution over choosing independent valuation organization.

Article 7. Right to seize collateral

1. The grantor or holder of collateral is obliged to hand over collateral along with sufficient legal documents of the collateral to the eligible credit institution or the bad debt purchaser/manager for treatment as agreed upon in the security agreement or another document (hereinafter referred to as security agreement) and regulations of law on secured transactions.

If the grantor or holder of collateral fails to hand over the collateral, the credit institution or bad debt purchaser/manager is entitled to seize the collateral as prescribed in this Article.

2. A credit institution or the bad debt purchaser/manager is entitled to seize collateral put up by a grantor or holder of collateral only if it satisfies fully the following conditions:

a) Occurrence of any case in terms of treatment of collateral prescribed in Article 299 of the Civil Code;

b) The security agreement clearly indicates the grantor’s consent to the credit institution’s right to seize the collateral upon occurrence of the case of treating collateral as per the law;

c) The secured transaction or security interests has been registered as prescribed by law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The credit institution or bad debt purchaser/manager has fulfilled obligation to publish information as prescribed in Clause 3 or Clause 4 of this Article.

3. At least 15 days before the date on which the collateral being real property is seized, the credit institution or bad debt purchaser/manager must publish information about time and place of seizure, collateral to be seized, reasons thereof as follows:

a) Post information on its website;

b) Send a notice to the People’s Committee and police authority of commune where collateral is located;

c) Put up a notice on the bulletin board at the head office of People’s Committee of commune which the grantor has referred to in the security agreement and at the head office of the People’s Committee of commune where the collateral is located;

d) Send a notice to the grantor directly or by secure delivery service at grantor’s address specified in the security agreement.

4. The credit institution or bad debt purchaser/manager must publish information about the process of seizure of collateral being movable as follows:

a) Post information on its website and send a prior notice stating its exercise of right to seize collateral to the People’s Committee of commune which the grantor has referred to in the security agreement before seizing the collateral;

b) Send a notice to the grantor directly or by secure delivery service at grantor’s address specified in the security agreement before the exercise of right to seize collateral.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. A credit institution is entitled to authorize the seizure of collateral solely to its affiliated assets management company; the bad debt purchaser/manager is entitled to authorize the seizure of collateral solely to a debt-selling credit institution or an assets management company affiliated to a debt-selling credit institution.

Credit institutions, bad debt purchaser/manager, and entity authorized to seize collateral may not adopt measures that commit violations of law during the seizure process.

7. The Ministry of Public Security shall direct police authorities to keep social security and order every time a credit institution or bad debt purchaser/manager exercise the right to seizure of collateral as prescribed in this Resolution.

Article 8. Application of reduced procedures for settlement of disputes in respect of collateral at courts

1. A court shall apply reduced procedures for settlement of disputes over obligation to hand over collateral or right to seize collateral claimed by credit institutions or bad debt purchaser/manager if all the following requirements are satisfied:

a) The security agreement has clearly stated that the grantor  is obliged to hand over collateral to the secured party or the credit institution or bad debt purchaser/manager is entitled to seize collateral;

b) The secured transaction or security interests has been registered as prescribed by law;

c) No litigant has resided overseas or no disputed property is located overseas, unless the overseas litigant and the other litigant in Vietnam have come to an arrangement over requesting the court to handle the case under reduced procedures or litigants represent items of evidence for their legitimate ownership of collateral and have come to an arrangement over the collateral treatment.

2. The disputes prescribed in Clause 1 of this Article shall be settled under reduced procedures prescribed in the Civil Procedure Code.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Purchase/sale of bad debts secured by collateral being land use right or property on land, off-the-plan property on land

1. The purchaser of a debt derived from bad debt of credit institution secured by collateral being land use right, property on land or off-the-plan property on land is entitled to receive pledge or register pledge of land use right, property on land or off-the-plan property on land as the security of the purchased debt.

2. The purchaser of a debt derived from bad debt of credit institution secured by collateral being land use right, property on land or off-the-plan property on land is entitled to inherit rights and obligations of mortgagee.

3. The bad debt purchaser/manager is entitled to register pledge upon receipt of additional collateral being land use right or property on land, off-the-plan property on land tying to the purchase debt.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall lay down the registration of pledge of land use right, property on land, off-the-plan property on land; registration of modification of land use right certificate, ownership of housing and property on land as security for debts derived from bad debts of credit institutions.

Article 10. Treatment of collateral being real property projects

1. A credit institution or bad debt purchaser/manager is entitled to assign collateral being a real property project if all of following requirements are satisfied:

a) The project has been approved by competent authorities as per the law;

b) A decision on land allocation or land lease has been issued by competent authority;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) No decision on revocation of project or land expropriation has been issued by competent authorities.

2. The assignee of project must meet conditions for real estate trading; inherit rights and obligations of investor and initiate procedures to resume the project as prescribed in law on investment and construction.

Article 11. Distraint of collateral of party obligated to judgment enforcement

Collateral of the party obligated to judgment enforcement which is being secured for an account payable to the credit institution or bad debt purchaser/manager may not be distrained for other obligations as prescribed in Article 90 of the Law on civil judgment enforcement, except for enforcement of judgments and decisions on financial support, compensation for damage to life and health and existence of a written consent of the credit institution or bad debt purchaser/manager.

Article 12. Order of payment upon liquidation of collateral

Proceeds from the liquidation of collateral, less expenses associated with storage, seizure and liquidation shall be preferentially paid to debts secured by the credit institution or bad debt purchaser/manager  prior to tax liabilities and other unsecured liabilities taken over by the grantor. If an item of collateral is secured for multiple obligations, the order of payment in which joint creditors stand is prescribed in regulations of law.

Article 13. Sale of bad debts of which collateral is being distrained

The credit institution is shall be entitled to sell bad debts of which collateral is being distrained to bad debt purchaser/manager or debt trader.  The credit institution is obligated to provide sufficient and truthful information about the distraint situation of collateral prior to bad debt purchase/sale; the purchaser must determine potential risks of purchasing the debt by itself. The sale of collateral being distrained is prescribed in regulations of law.

Article 14. Return of collateral being exhibit(s) in criminal cases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Assignment of collateral

1. The agency competent to register  right to ownership or use of collateral of credit institution shall conduct procedures for assignment of that right to purchaser or assignee.

2. Tax payment made by grantor or assignee relating to the assignment of collateral is prescribed in regulations of law on taxation. The secured party, assignee is not required to cover tax or fee liabilities payable by the grantor from the assignment amount upon formalities of registration or changes of right to ownership or use of collateral.

Article 16. Allocation of estimated profits or difference upon sale of bad debts of credit institutions or bad debt purchaser/manager

1. The credit institution is entitled to allocate estimated profits that have been recorded of bad debts that have not been divested of as prescribed, difference between book value of the debt included in the balance sheet and selling price of the bad debt and amount of reserve for such debt to annual financial performance according to the following principles:

a) Minimum annual allocation is the difference of revenues and expenditures from annual financial performance of the credit institution;

b) Time limit for allocation of estimated profits may not exceed 10 years, except for the case prescribed in Clause 2 of this Article; time limit for allocation of difference between book value of the debt included in the balance sheet and selling price of the bad debt and amount of reserve for such debt may not exceed 5 years.

2. With regard to estimated profits of bad debts which have been sold to bad debt purchaser/manager but have not been divested of as prescribed, the time limit for allocation of estimated profits may not exceed the remaining period of the special bonds of bad debt purchaser/manager.

3. The credit institution is only entitled to allocate estimated profits obtained until December 31, 2016 as prescribed Clause 1 and Clause 2 of this Article

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Application of law

1. The settlement of bad debts, treatment of collateral of credit institutions or bad debt purchaser/manager shall comply with this Resolution. Matters arising not prescribed in this Resolution shall apply applicable law.

2. Where the conflict is between this Resolution and other laws on the same matter in terms of settlement of bad debts treatment of collateral of credit institutions or bad debt purchaser/manager, this Resolution will prevail.

3. Banks for social policies may apply this Resolution for settlement of bad debts, treatment of collateral tied to bad debts of bank for social policies.

Article 18. Transitional regulations

After expiry date of this Resolution, these following regulations shall apply:

1. Any arrangement between the bad debt purchaser/manager and a credit institution prescribed in Clause 3, Article 6 of this Resolution which has been valid during the effective period of the Resolution shall remain valid until the arrangement is completed;

2. Credit institutions or bad debt purchaser/manager may keep exercising the right to seizure of collateral as prescribed in Article 7 of this Resolution if they have published information as prescribed in Clause 3 or Clause 4, Article 7 hereof during the effective period of the Resolution;

3. Courts shall keep applying reduced procedures to cases that have been accepted during the effective period of the Resolution as prescribed in Article 8 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Resolution comes into force as of August 15, 2017 and remains in force for 5 years from the date of its entry to force.

2. The Standing Committee of National Assembly, the Nationality Council, Committees of National Assembly, National Assembly delegations, National Assembly deputies shall supervise the implementation of this Resolution.

3. The Government shall take charge of implementing this Resolution, send annual reports on results of settlement of bad debts and a final report on implementation of this Resolution at the session in the beginning of 2022 and proposals for improving the legal system on settlement of bad debt, collateral.

4. The Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall implement this Resolution. The Supreme People’s Court shall provide guidelines for consistent application of law in terms of settlement of disputes over settlement of bad debts or collateral as prescribed in this Resolution.

5. The State Bank of Vietnam shall direct, supervise, and inspect the implementation of this Resolution of credit institutions, bad debt purchaser/manager; and adopt measures for restriction of bad debts.

6. Local governments shall direct, cooperate with relevant entities in implementing this Resolution in the administrative divisions; make plans for allocation of sources of funds to pay outstanding capital construction debt relating to bad debts payable by local government budget.

This Resolution is passed by the 13th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam during the 3rd session on June 21, 2017.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

APPENDIX

ON IDENTIFICATION OF BAD DEBTS

Article 1. Bad debts

A bad debt prescribed in this resolution refers to: debts that have been recording on and off the balance sheet of credit institutions and indentified as prescribed Articles 2, 3, 4, and 5 of this Appendix; bad debts that the bad debt purchaser/manager has purchased from credit institutions.

Article 2. Activities from which bad debts probably arise

1. Lending.

2. Finance lease.

3. Discounts, rediscounts of negotiable instruments and other valuable papers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Credit grant in the form of credit card issuance.

6. Repayment according to commitment off-balance sheet.

7. Delegation of credit grant.

8. debt purchase.

9. Purchase and entrust of purchase of unlisted corporate bonds on securities market or unregistered corporate bonds on market of unlisted public companies.

Article 3. Bad debts identified by quantitative method

1. Sub-standard debts (group 3) include:

a) Debts remaining overdue for a period of 91 to 180 days;

b) Loans extended for the first time;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Debts in any of the following cases that have not been recovered for a period of under 30 days from the date on which a decision on recovery has been issued:

- Debts in violation of Clauses, 1, 3, 4, 5 and 6, Article 126 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2, 3, and 4, Article 127 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2 and 5, Article 128 of the Law on credit institutions;

dd) Debts during the period of recovery stated in an inspection conclusion issued by the State bank of Vietnam;

e) Debts that have been classified into group 3 by credit institutions as prescribed by the State bank of Vietnam;

g) Debts that have been classified into group 3 at the request of the State bank of Vietnam;

h) Debts that have been classified into group 3 according to information provided by National Credit Information Center;

i) Debts which are rescheduled (rescheduling debt terms and loan extension), maintained in debt group for the first time, and within the term of rescheduled loan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Doubtful debts (group 4) include:

a) Loans remain overdue for a period of 181 to 360 days;

b) Debts which are rescheduled for the first time and remaining overdue of less than 90 days in the term of rescheduled loan ;

c) Debts which are rescheduled for the second time;

d) Debts in any of the following cases that have not been recovered for a period of 30 to 60 days from the date on which a decision on recovery has been issued:

- Debts in violation of Clauses, 1, 3, 4, 5 and 6, Article 126 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2, 3, and 4, Article 127 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2 and 5, Article 128 of the Law on credit institutions;

dd) Debts which must be recovered according to an inspection conclusion issued by the State bank of Vietnam but still be non-recoverable 60 days late from the missed deadline for recovery;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Debts that have been classified into group 4 at the request of the State bank of Vietnam;

h) Debts that have been classified into group 4 according to information provided by National Credit Information Center;

i) Debts which are rescheduled (rescheduling debt terms and loan extension), maintained in debt group for the first time, and remaining overdue of 90 days in the term of the rescheduled loan;

k) Debts which are rescheduled (rescheduling debt terms and loan extension), maintained in debt group for the second time, and within the term of the rescheduled loan;

l) Corporate bonds whose principal and/or interest remain overdue for a period of 91 to 180 days.

3. Loss debts (group 5) include:

a) Debts remaining overdue for a period of more than 360 days;

b) Debts which are rescheduled for the first time and remaining overdue of at least 90 days in the term of firstly rescheduled loan;

c) Debts which are rescheduled for the second time and remaining overdue of the term of secondly rescheduled loan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Debts in any of the following cases that have not been recovered for a period of more than 60 days from the date on which a decision on recovery has been issued:

- Debts in violation of Clauses, 1, 3, 4, 5 and 6, Article 126 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2, 3, and 4, Article 127 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2 and 5, Article 128 of the Law on credit institutions;

e) Debts which must be recovered according to an inspection conclusion issued by the State bank of Vietnam but still be non-recoverable more than days late from the missed deadline for recovery;

g) Debts that have been classified into group 5 by credit institutions as prescribed by the State bank of Vietnam;

h) Debts that have been classified into group 5 at the request of the State bank of Vietnam;

i) Debts that have been classified into group 5 according to information provided by National Credit Information Center;

k) Debts which are rescheduled (rescheduling debt terms and loan extension), maintained in debt group for the first time, and remaining overdue of at least 91 days in the term of the rescheduled loan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) Debts which are rescheduled (rescheduling debt terms and loan extension), maintained in debt group for the third time or more, and remaining overdue or within of the term of the thirdly rescheduled loan;

n) Corporate bonds whose principal and/or interest remain overdue for a period of more than 180 days.

Article 4. Bad debts identified by qualitative method

Bad debts are identified by qualitative method according to clients' solvency and internal credit rating system and loan loss reserves:

1. Sub-standard loans (group 3) include:

a) Loans whose principal and interest are considered non-recoverable on due date by credit institutions. These loans are considered possible losses by credit institutions;

b) Debts in any of the following cases that have not been recovered for a period of under 30 days from the date on which a decision on revocation has been issued:

- Debts in violation of Clauses, 1, 3, 4, 5 and 6, Article 126 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2, 3, and 4, Article 127 of the Law on credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Debts during the period of recovery stated in a conclusion of inspection issued by the State bank of Vietnam;

d) Debts that have been classified into group 3 at the request of the State bank of Vietnam;

dd) Debts that have been classified into group 3 according to information provided by National Credit Information Center.

2. Doubtful debts (group 4) include:

a) Loans are considered highly possible losses by credit institutions;

b) Debts in any of the following cases that have not been recovered for a period of 30 to 60 days from the date on which a decision on recovery has been issued:

- Debts in violation of Clauses, 1, 3, 4, 5 and 6, Article 126 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2, 3, and 4, Article 127 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2 and 5, Article 128 of the Law on credit institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Debts that have been classified into group 4 at the request of the State bank of Vietnam;

dd) Debts that have been classified into group 4 according to information provided by National Credit Information Center.

3. Loss debts (group 5) include:

a) Loans whose principal and interest are considered irrecoverable on due date by credit institutions;

b) Debts in any of the following cases that have not been recovered for a period of more than 60 days from the date on which a decision on recovery has been issued:

- Debts in violation of Clauses, 1, 3, 4, 5 and 6, Article 126 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2, 3, and 4, Article 127 of the Law on credit institutions;

- Debts in violation of Clauses, 1, 2 and 5, Article 128 of the Law on credit institutions;

c) Debts which must be recovered according to an inspection conclusion issued by the State bank of Vietnam but still be non-recoverable more than days late from the missed deadline for recovery;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Debts that have been classified into group 5 according to information provided by National Credit Information Center.

Article 5. Identification of bad debts if clients have at least two debts

If a client has at least two debts arising before August 15, 2017 at one or multiple credit institutions, in which one debt is identified a bad debt as prescribed in Article 3, Article 4 of this Appendix, remaining debts are also treated as bad debts.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


227.617

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.118.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!