Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 23/2024/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Nguyễn Quốc Trị
Ngày ban hành: 11/12/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng từ ngày 01/02/2025

Ngày 11/12/2024, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 23/2024/TT-BNNPTNT quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng.

Nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng

Theo đó, quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng của chủ rừng thuộc sở hữu toàn dân quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017 tiếp giáp với các chủ rừng liền kề, người sử dụng đất liền kề, ranh giới giữa các tiểu khu, khoảnh, lô trạng thái rừng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng nguồn vốn không thuộc trường hợp quy định như trên áp dụng quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng để lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng.

Về nguyên tắc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng được quy định như sau:

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng khu vực và biện pháp kỹ thuật, áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập đề cương kỹ thuật, dự toán chi tiết.

- Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật phải tuân thủ các yêu cầu được quy định trong tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp sử dụng vốn đầu tư công phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công.

- Trường hợp thiết kế mốc, bảng phân định ranh giới rừng, sử dụng biện pháp thi công và định mức nhân công, vật liệu, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ không quy định tại Thông tư 23/2024/TT-BNNPTNT thì thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Xem thêm tại Thông tư 23/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2025.

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2024/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 03 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, cách tính chi phí về lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng của chủ rừng thuộc sở hữu toàn dân quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017 tiếp giáp với các chủ rừng liền kề, người sử dụng đất liền kề, ranh giới giữa các tiểu khu, khoảnh, lô trạng thái rừng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng nguồn vốn không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng quy định tại Thông tư này để lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng là công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm xác định ranh giới của từng chủ rừng cụ thể trên thực địa, để phục vụ quản lý rừng.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng là mức hao phí về lao động, vật tư, máy móc thiết bị cho các công việc lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng.

3. Hệ số điều chỉnh (K) là hệ số được sử dụng để tính toán, điều chỉnh mức hao phí lao động khi các yếu tố hình thành định mức kinh tế - kỹ thuật lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng có sự thay đổi.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng định mức

1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng khu vực và biện pháp kỹ thuật, áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập đề cương kỹ thuật, dự toán chi tiết.

2. Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật phải tuân thủ các yêu cầu được quy định trong tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trường hợp sử dụng vốn đầu tư công phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công.

3. Trường hợp thiết kế mốc, bảng phân định ranh giới rừng, sử dụng biện pháp thi công và định mức nhân công, vật liệu, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Điều 5. Định mức kinh tế - kỹ thuật lập hồ sơ phân định ranh giới rừng

1. Hồ sơ phân định ranh giới rừng được lập, quản lý theo quy định tại Điều

14, Điều 15 Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phân định ranh giới rừng (sau đây gọi là Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT).

2. Cách tính chi phí, nội dung chi tiết công việc và định mức kinh tế - kỹ thuật lập hồ sơ phân định ranh giới rừng thực hiện theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Định mức kinh tế - kỹ thuật cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng

1. Quy định về mốc, bảng phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng trên thực địa thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT và quy định tại Thông tư này.

2. Cách tính chi phí, nội dung chi tiết công việc và định mức kinh tế - kỹ thuật cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng thực hiện theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Tổ chức thực hiện

1. Cục Lâm nghiệp tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng quy định tại Thông tư này.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phổ biến, tuyên truyền, triển khai, kiểm tra thực hiện các quy định của Thông tư này tại địa phương.

3. Hằng năm, chủ rừng thực hiện cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm kiểm tra, báo cáo về tình hình quản lý mốc, bảng phân định ranh giới rừng với cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, kiểm lâm theo phân cấp.

Điều 8. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2025.

2. Quy định chuyển tiếp:

Chương trình, dự án áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật để phân định ranh giới rừng đã phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc chương trình, dự án. Trường hợp chương trình, dự án đã phê duyệt phải điều chỉnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này.

3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và các quy định được viện dẫn áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử Bộ;
- Lưu: VT, LN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Trị

PHỤ LỤC I

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT LẬP HỒ SƠ PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG
(Kèm theo Thông tư số /2024/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. THUYẾT MINH CHUNG

1. Hệ số lương

Hệ số lương trong định mức kinh tế - kỹ thuật lập hồ sơ phân định ranh giới rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Hệ số lương cấp bậc theo quy định; phụ cấp lưu động; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; đoàn phí công đoàn.

2. Chi phí 01 ngày công lao động

Chi phí 01 ngày công lao động trong lập hồ sơ phân định ranh giới rừng được xác định như sau:

Tngày =

[LCS * (K1 + K2) + LCS * (K1 + K2) * K3] * K4 * K5

Số ngày làm việc trong tháng theo quy định hiện hành

Trong đó:

- Tngày: chi phí cho 01 ngày công lao động.

- LCS: mức lương cơ sở theo quy định tại thời điểm lập dự toán.

- K1: hệ số lương cấp bậc theo quy định (được áp dụng cho từng hạng mục công việc với yêu cầu trình độ chuyên môn phù hợp).

- K2: phụ cấp lưu động (chỉ áp dụng cho công việc cần phải đi lại thường xuyên theo Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức, trong đó phụ cấp lưu động công tác lập hồ sơ phân định ranh giới rừng là K2 = 0,4).

- K3: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đoàn phí công đoàn do đơn vị sử dụng lao động đóng.

- K4: hệ số khó khăn do yếu tố địa hình, địa vật, giao thông đi lại, dân cư,... ảnh hưởng đến mức hao phí lao động thực địa trong công tác lập hồ sơ phân định ranh giới rừng. Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, K4 được xác định như sau:

+ K4 = 1,0: áp dụng cho công tác thực địa tại cấp xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0 đến 0,2;

+ K4 = 1,2: áp dụng cho công tác thực địa tại cấp xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 đến 0,5;

+ K4 = 1,4: áp dụng cho công tác thực địa tại cấp xã có hệ số phụ cấp khu vực lớn hơn 0,5.

- K5: mức lao động kỹ thuật ngừng, nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật thực địa được tính thêm 25% mức thực địa (K5 = 1,25 nếu là công thực địa; K5 = 1,0 nếu là công nội nghiệp).

3. Tổng chi phí cho một dự án/nhiệm vụ lập hồ sơ phân định ranh giới rừng (sau đây gọi là nhiệm vụ)

T = T1 + T2 + VAT

Trong đó:

T: tổng chi phí cho một nhiệm vụ

T1: chi phí trực tiếp

T2: chi phí quản lý của chủ đầu tư

VAT: thuế giá trị gia tăng

a) Chi phí trực tiếp (T1)

T1 = P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8 + P9 + P10 + P11 + P12

Trong đó:

- P1: chi phí công tác chuẩn bị

- P2: chi phí công tác thực địa

- P3: chi phí kiểm tra, nghiệm thu thực địa: P3 = P2 * 7%

- P4: chi phí lán trại: P4 = P2 * 2%

- P5: chi phí công tác nội nghiệp

- P6: chi phí kiểm tra, nghiệm thu nội nghiệp: P6 = P5 * 15%

- P7: chi phí phục vụ: P7 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6) * 6,7%

- P8: chi phí quản lý của đơn vị thực hiện:

P8 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7) * 12%

- P9: chi phí máy móc, thiết bị:

P9 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8) * 5%

- P10: chi phí vật tư dụng cụ, điện nước, thông tin liên lạc:

P10 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8) * 5%

- P11: các chi phí khác (nếu có)

- P12: thu nhập chịu thuế tính trước:

P12 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8+ P9 + P10 + P11) * 5,5%

b) Chi phí quản lý của chủ đầu tư (T2): áp dụng theo quy định về quản lý dự án không quá 7% chi phí trực tiếp (T1).

c) Thuế giá trị gia tăng (VAT): theo quy định hiện hành.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC LẬP HỒ SƠ PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG

1. Công tác chuẩn bị

a) Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ: thu thập các tài liệu, bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ địa chính khu vực cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng, bản đồ giao đất, cho thuê đất, quyết định giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định thành lập khu rừng… của chủ rừng.

b) Xây dựng đề cương kỹ thuật và dự toán: phân tích số liệu, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp thực hiện; xác định khối lượng công việc; xây dựng dự toán nhiệm vụ lập hồ sơ phân định ranh giới rừng, cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng.

c) Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật, dự toán.

d) Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo ý kiến kết luận của hội nghị, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ: chi tiết thời gian, phương pháp, biện pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể.

e) Phổ biến biện pháp kỹ thuật cho lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ.

g) Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, bao gồm: nội dung, địa điểm thực hiện, thời gian thực hiện, nhân sự tham gia thực hiện, sản phẩm dự kiến đạt được, báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ và các mẫu biên bản làm việc, biểu điều tra, khảo sát, mẫu biểu phỏng vấn, tham vấn, biểu tổng hợp.

h) Chuyển ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô, ranh giới chủ rừng lên bản đồ hiện trạng rừng: sử dụng bản đồ hiện trạng rừng làm bản đồ phân định ranh giới rừng; chuyển toàn bộ ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô, ranh giới của các chủ rừng, ranh giới 3 loại rừng lên bản đồ hiện trạng rừng; thiết kế sơ bộ vị trí mốc, bảng ranh giới dự kiến trên bản đồ, sử dụng bản đồ phân định ranh giới rừng để xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng ranh giới.

i) Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật: chuẩn bị các loại máy móc, thiết bị, vật tư, dụng cụ; các mẫu báo cáo, in ấn mẫu biểu phục vụ công tác phân định ranh giới rừng trên thực địa.

2. Công tác thực địa

a) Sơ thám khu rừng thực hiện nhiệm vụ; liên hệ làm việc với cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, cơ sở, chủ rừng; thu thập các thông tin, tài liệu liên quan.

b) Di chuyển trong quá trình khảo sát: di chuyển giữa các khu vực thực hiện nhiệm vụ.

c) Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến: chọn tuyến và mở tuyến ngoài thực địa, mô tả từng đoạn ranh giới trên tuyến, thu thập số liệu chi tiết về ranh giới trên tuyến.

d) Đo đạc đường phân định ranh giới rừng ngoài thực địa: xác định các loại ranh giới rừng; khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ.

đ) Xác định vị trí mốc, bảng và mô tả vị trí mốc tham chiếu.

e) Rà soát, điều chỉnh ranh giới, vị trí mốc, bảng trên sơ đồ mốc giới, bản đồ phân định ranh giới cho phù hợp với thực địa.

g) Mô tả đường phân định ranh giới rừng.

h) Mô tả vị trí mốc, bảng.

i) Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu ngoại nghiệp và các biểu mẫu, biên bản.

k) Kiểm tra thực địa.

l) Làm việc thống nhất kết quả, số liệu với địa phương, chủ rừng, chủ rừng liền kề, người sử dụng đất liền kề.

m) Di chuyển lực lượng đi, đến thực địa.

3. Công tác nội nghiệp

a) Lập sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ phân định ranh giới rừng.

b) Lập bảng tổng hợp vị trí tọa độ mốc, bảng và bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng.

c) Biên tập bản đồ phân định ranh giới rừng: chuẩn bị, biên tập lớp bản đồ mốc, bảng và bổ sung thêm thông tin (nếu có).

d) Nhập số liệu các loại bảng biểu vào máy tính.

đ) Tính toán thống kê các loại biểu.

e) Phân tích số liệu phục vụ xây dựng báo cáo.

g) Viết báo cáo kết quả phân định ranh giới rừng.

h) Kiểm tra nội nghiệp.

i) Hội nghị thông qua kết quả lập hồ sơ phân định ranh giới rừng.

k) In ấn, giao nộp sản phẩm.

III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT LẬP HỒ SƠ PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG

Bảng 1: Định mức lao động lập hồ sơ phân định ranh giới rừng

­TT

Hạng mục công việc

Đơn vị tính

Định mức

Hệ số lương

I

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

1

Thu thập tài liệu, bản đồ liên quan phục vụ nhiệm vụ

1.1

Dưới 500 ha

công

5,0

2,67-3,66

1.2

Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha

công

6,0

2,67-3,66

1.3

Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha

công

7,0

2,67-3,66

1.4

Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha

công

8,0

2,67-3,66

1.5

Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha

công

9,0

2,67-3,66

1.6

Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha

công

11,0

2,67-3,66

1.7

Từ 30.000 ha đến dưới 50.000 ha

công

13,0

2,67-3,66

1.8

Từ 50.000 ha đến dưới 100.000 ha

công

15,0

2,67-3,66

1.9

Từ 100.000 ha đến dưới 200.000 ha

công

17,0

2,67-3,66

1.10

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

công

19,0

2,67-3,66

1.11

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

công

21,0

2,67-3,66

1.12

Từ 600.000 ha trở lên

công

23,0

2,67-3,66

2

Xây dựng đề cương kỹ thuật và dự toán

công

20

4,65-5,76

3

Công chuẩn bị, phục vụ hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật, dự toán

công

20,0

4,65-5,76

4

Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí sau Hội nghị

công

3,5

4,65-5,76

5

Thiết kế kỹ thuật

công

10,0

4,65-5,76

6

Phổ biến biện pháp kỹ thuật cho lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ

công

5

2,67-3,66

7

Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ

7.1

Dưới 500 ha

công

2,0

3,00-3,99

7.2

Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha

công

3,0

3,00-3,99

7.3

Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha

công

4,0

3,00-3,99

7.4

Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha

công

5,0

3,00-3,99

7.5

Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha

công

6,0

3,00-3,99

7.6

Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha

công

7,0

3,00-3,99

7.7

Từ 30.000 ha đến dưới 50.000 ha

công

8,0

3,00-3,99

7.8

Từ 50.000 ha đến dưới 100.000 ha

công

9,0

3,00-3,99

7.9

Từ 100.000 ha đến dưới 200.000 ha

công

10,0

3,00-3,99

7.10

Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha

công

11,0

3,00-3,99

7.11

Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha

công

12,0

3,00-3,99

7.12

Từ 600.000 ha trở lên

công

13,0

3,00-3,99

8

Chuyển các loại ranh giới lên bản đồ tính cho 1000 ha

công

0,05

4,65-5,76

9

Chuẩn bị vật tư kỹ thuật cho 1 nhiệm vụ

công

10

2,06-3,33

II

CÔNG TÁC THỰC ĐỊA

1

Sơ thám, liên hệ với chính quyền địa phương, cơ sở và chủ rừng

1.1

Dưới 500 ha

công

5,0

3,99-4,98

1.2

Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha

công

8,0

3,99-4,98

1.3

Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha

công

9,0

3,99-4,98

1.4

Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha

công

10,0

3,99-4,98

1.5

Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha

công

12,0

3,99-4,98

1.6

Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha

công

15,0

3,99-4,98

1.7

Từ 30.000 ha trở lên

công

20,0

3,99-4,98

2

Di chuyển trong quá trình khảo sát

công/km

0,2

3,33-4,32

3

Mở tuyến điều tra

công/km

7,3

3,99-4,98

4

Đo đạc đường phân định ranh giới rừng ngoài thực địa

công/km

0,5

2,06-3,33

5

Xác định vị trí mốc, bảng

công/mốc (bảng)

2,0

2,06-3,33

6

Rà soát, điều chỉnh ranh giới, vị trí mốc, bảng

công/ha

0,004

3,33-4,32

7

Mô tả đường phân định ranh giới rừng

công/km

0,5

4,65-5,76

8

Mô tả vị trí mốc, bảng

công/mốc (bảng)

0,5

4,65-5,76

9

Hoàn chỉnh bản đồ số liệu ngoại nghiệp và các biểu mẫu biên bản.

công/ha

0,005

4,65-5,76

10

Làm việc thống nhất ranh giới với địa phương, chủ rừng, chủ rừng liền kề, người sử dụng đất liền kề

10.1

Thống nhất ranh giới với chủ rừng liền kề, người sử dụng đất liền kề

công/nhiệm vụ

3,0

4,65-5,76

10.2

Thống nhất ranh giới rừng với cấp xã ngoài thực địa và trên bản đồ

công/nhiệm vụ

3,0

4,65-5,76

10.3

Thống nhất ranh giới rừng cấp huyện

công/nhiệm vụ

2,0

4,65-5,76

11

Di chuyển lực lượng đi, đến thực địa

11.1

Cự ly di chuyển ≤ 200 km

công

2,0

3,33-4,32

11.2

Cự ly di chuyển > 200 km

công

4,0

3,33-4,32

III

CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP

1

Lập sơ đồ vị trí mốc, bảng trên bản đồ

công/mốc (bảng)

0,1

3,00-3,99

2

Lập bảng tổng hợp vị trí tọa độ mốc, bảng và bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường phân định ranh giới rừng

2.1

Dưới 500 ha

công

6,0

3,99-4,98

2.2

Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha

công

8,0

3,99-4,98

2.3

Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha

công

10,0

3,99-4,98

2.4

Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha

công

12,0

3,99-4,98

2.5

Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha

công

16,0

3,99-4,98

2.6

Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha

công

20,0

3,99-4,98

2.7

Từ 30.000 ha trở lên

công

22,0

3,99-4,98

3

Biên tập bản đồ phân định ranh giới rừng

3.1

Tỷ lệ 1/1.000

công/mảnh

6,6

3,99-4,98

3.2

Tỷ lệ 1/2.000

công/mảnh

7,9

3,99-4,98

3.3

Tỷ lệ 1/5.000

công/mảnh

9,5

3,99-4,98

3.4

Tỷ lệ 1/10.000

công/mảnh

11,4

3,99-4,98

3.5

Tỷ lệ 1/25.000

công/mảnh

13,7

3,99-4,98

3.6

Tỷ lệ 1/50.000

công/mảnh

16,4

3,99-4,98

3.7

Tỷ lệ 1/100.000

công/mảnh

18,4

3,99-4,98

4

Nhập số liệu các loại bảng biểu vào máy tính

công/biểu

0,1

3,00-3,99

5

Tính toán thống kê các loại bảng biểu

công/biểu

0,2

3,00-3,99

6

Phân tích số liệu phục vụ xây dựng báo cáo

công/nhiệm vụ

22

3,99-4,98

7

Viết báo cáo kết quả phân định ranh giới rừng

7.1

Dưới 10.000 ha

công

50,0

3,99-4,98

7.2

Từ 10.000 ha đến dưới 25.000

công

55,0

3,99-4,98

7.3

Từ 25.000 ha đến dưới 50.000 ha

công

60,0

3,99-4,98

7.4

Từ 50.000 ha trở lên

công

66,0

3,99-4,98

8

Công chuẩn bị, phục vụ hội nghị thông qua kết quả lập hồ sơ phân định ranh giới rừng

công

22

4,32-5,08

9

Công in ấn, giao nộp sản phẩm

công

8

3,00-3,99

PHỤ LỤC II

ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CẮM MỐC, BẢNG PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG
(Kèm theo Thông tư số /2024/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. THUYẾT MINH CHUNG

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng (sau đây gọi là mốc, bảng) quy định mức hao phí lao động, hao phí vật liệu và máy móc, thiết bị thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc cắm mốc, bảng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công tác cắm mốc, bảng theo đúng yêu cầu kỹ thuật (kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công cắm mốc, bảng liên tục, đúng quy định và yêu cầu kỹ thuật).

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật cắm mốc, bảng được lập trên cơ sở các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện đặc thù về thi công, nghiệm thu trong lâm nghiệp; mức độ cơ giới hóa và biện pháp thi công phổ biến trong hoạt động cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật cắm mốc, bảng bao gồm: tên công việc, yêu cầu kỹ thuật, nội dung công việc, quy định áp dụng và bảng các hao phí định mức, trong đó:

- Nội dung công việc: quy định các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công việc theo điều kiện kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể.

- Bảng các hao phí định mức gồm:

+ Mức hao phí lao động: là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc. Mức hao phí lao động được tính bằng số ngày công theo cấp bậc công nhân. Cấp bậc công nhân là cấp bậc bình quân của công nhân trực tiếp và công nhân phục vụ tham gia thực hiện một đơn vị khối lượng công việc.

+ Mức hao phí vật liệu: là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kể vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc. Mức hao phí vật liệu trong định mức đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công; riêng đối với các loại cát xây dựng còn bao gồm hao hụt do độ dôi của cát. Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu khác được tính bằng tỉ lệ % trên chi phí vật liệu chính.

+ Mức hao phí máy và thiết bị thi công: là số ca sử dụng máy thi công trực tiếp thi công, máy phục vụ cần thiết (nếu có) để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc. Mức hao phí máy thi công trực tiếp thi công được tính bằng số lượng ca máy sử dụng.

4. Phương pháp xác định dự toán và chi phí xây dựng công trình cắm mốc, bảng thực hiện theo quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư số 14/2023/TT-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2021/TT-BXD.

5. Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư

Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư thực hiện cắm mốc, bảng phân định ranh giới rừng áp dụng định mức quy định tại Phụ lục VIII Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng (sau đây gọi là Thông tư số 12/2021/TT-BXD) và Thông tư số 09/2024/TT-BXD ngày 30 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số định mức xây dựng ban hành tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD (sau đây gọi là Thông tư số 09/2024/TT-BXD) cho loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.

II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC

1. Chuẩn bị mặt bằng thi công

a) Yêu cầu kỹ thuật: dọn sạch mặt bằng vị trí đào hố, vị trí trộn, đổ bê tông (trường hợp đổ bê tông mốc, bảng tại hiện trường) theo hồ sơ thiết kế.

b) Nội dung công việc: phát dọn thực bì, thu gom, vận chuyển bằng thủ công; đào rễ cây, cưa chặt rễ cây, gốc cây, xếp gọn trong phạm vi 30m.

c) Nhân công bậc 3/7 Nhóm I.

2. Đào hố móng mốc, bảng bằng thủ công

a) Yêu cầu kỹ thuật:

- Kích thước hố đào móng mốc:

+ Đào sâu trên 0,5 m đủ để chôn mốc theo quy định.

+ Đào rộng: theo kích thước thực tế của móng.

- Kích thước hố đào móng bảng:

+ Đào sâu trên 1m đủ để chôn móng bảng theo quy định.

+ Đào rộng: theo kích thước thực tế của móng.

b) Nội dung công việc: đào đất, đổ đống trong phạm vi 30m.

c) Nhân công bậc 3/7 Nhóm I.

3. Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn mốc, bảng

a) Ván khuôn gỗ

- Yêu cầu kỹ thuật: gỗ ván khuôn trong định mức là loại gỗ nhóm VII, nhóm VIII có kích thước tiêu chuẩn trong định mức sử dụng vật liệu. Ván khuôn phải được ghép chặt chẽ để tránh mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông.

- Nội dung công việc: chuẩn bị, gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.

- Nhân công bậc: 3,5/7 Nhóm II.

b) Ván khuôn thép

- Yêu cầu kỹ thuật: ván khuôn vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng trong quá trình thi công. Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông.

- Nội dung công việc: chuẩn bị, đo lấy dấu, cắt, hàn, mài, hoàn thiện ván khuôn theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của công tác đổ bê tông mốc, bảng. Vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.

- Nhân công bậc: 4,0/7 Nhóm II.

4. Gia công, lắp đặt cốt thép mốc, bảng

a) Yêu cầu kỹ thuật: gia công lắp đặt cốt thép mốc, bảng bằng sắt theo yêu cầu thiết kế; gia công, lắp đặt cốt thép thực hiện tại nơi sản xuất tập trung. Trường hợp đổ bê tông tại hiện trường (nơi cắm mốc, bảng) thì cốt thép được sản xuất tập trung sau đó mang đến lắp đặt tại hiện trường.

b) Nội dung công việc: chuẩn bị, kéo, nắn, cắt, uốn sắt, hàn nối, đặt, buộc và hàn cốt thép theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Gia công, lắp đặt cốt thép, xếp gọn để sẵn sàng vận chuyển đến chân mốc, bảng; vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.

c) Nhân công bậc: 3,5/7 Nhóm II.

5. Vận chuyển vật liệu bằng thủ công

a) Yêu cầu kỹ thuật:

- Vận chuyển vật liệu bằng thủ công đến vị trí cắm mốc, bảng chỉ áp dụng trong trường hợp cắm mốc, bảng ở nơi xa, đi lại khó khăn, không thể vận chuyển mốc, bảng làm sẵn hoặc việc vận chuyển mốc, bảng làm sẵn không đảm bảo an toàn, khó thực hiện. Đối với những nơi có đường cho xe cơ giới vào được công trình thì không được tính công vận chuyển vật liệu, phụ kiện bằng thủ công.

b) Nội dung công việc: vận chuyển các loại vật liệu phục vụ thi công bê tông, cốt thép, ván khuôn từ nơi tập kết đến vị trí cắm mốc, bảng.

c) Nhân công bậc: 3/7 Nhóm I.

Định mức vận chuyển bằng thủ công tính cho địa hình có độ dốc ≤ 150. Với địa hình khác thì định mức trên được nhân với hệ số điều chỉnh K sau:

- Độ dốc từ trên 150 đến 200, k=1,35

- Độ dốc từ trên 200 đến 250, k=1,7

- Độ dốc từ trên 250 đến 300, k=2,0

- Độ dốc từ trên 300 đến 350, k=2,50

- Độ dốc từ trên 350 đến 400, k=3,0

- Độ dốc trên 400, k=4,0

6. Đổ bê tông mốc, bảng, chân bảng

a) Yêu cầu kỹ thuật: mốc, bảng, chân bảng làm bằng bê tông cốt thép mác M250, đá cỡ 1x2, xi măng PC40 & PCB40, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Quy cách mốc, bảng được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 và quy cách chân bảng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT. Trường hợp sản xuất mốc, bảng tại nơi tập trung thì đổ bê tông bằng thủ công, lèn bê tông bằng đầm dùi, vữa bê tông sản xuất bằng máy trộn; trường hợp sản xuất mốc, bảng tại vị trí cắm mốc, bảng thì trộn và đổ bê tông đều bằng phương pháp thủ công (không áp dụng hao phí máy trộn, máy đầm dùi khi trộn bê tông thủ công). Vữa bê tông phải được trộn đều, bê tông được đầm, lèn chặt. Ngay sau khi đổ phải tiến hành che phủ bề mặt bê tông tránh mưa, nắng làm ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

b) Nội dung công việc: chuẩn bị, trộn, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông theo đúng yêu cầu kỹ thuật, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Tách, dọn và xếp sản phẩm gọn gàng vào vị trí quy định, thuận lợi cho việc bốc, xếp, vận chuyển.

c) Nhân công bậc: 3,5/7 Nhóm II.

7. Đổ bê tông móng mốc, bảng

a) Yêu cầu kỹ thuật: trộn bê tông, đổ bê tông bằng thủ công áp dụng trong trường hợp đổ móng mốc, bảng, chân bảng bằng bê tông tại hiện trường. Móng mốc, bảng có kích thước phù hợp thực địa nơi cắm mốc, bảng; bê tông móng mác M150 đá cỡ 1x2, xi măng PC40 & PCB40.

b) Nội dung công việc: chuẩn bị, trộn, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m. Đổ và bảo dưỡng bê tông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; dọn dẹp mặt bằng.

c) Nhân công bậc: 3/7 Nhóm II.

8. Trát mốc, bảng

a) Yêu cầu kỹ thuật: vữa trát mác M75. Trường hợp sử dụng vữa khô trộn sẵn đóng bao thay cho vữa thông thường (vữa trộn tại nơi sản xuất mốc, bảng) thì hao phí nhân công thực hiện trát được điều chỉnh nhân hệ số k=0,9. Độ dày vữa trát mặt từ 1 - 2 cm.

b) Nội dung công việc: chuẩn bị, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m, trộn vữa, trát theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

c) Nhân công bậc: 4/7 Nhóm II.

9. Sơn mốc, bảng bê tông

a) Yêu cầu kỹ thuật: đối với mốc và bảng bằng bê tông thì sơn không bả bằng sơn các loại 1 nước lót + 1 nước phủ. Đối với bảng bằng thép thì 1 lớp lót và 2 lớp sơn phủ.

b) Nội dung công việc: chuẩn bị, bề mặt tiêu chuẩn đã được xử lý, sơn theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

c) Nhân công bậc 3,5/7 Nhóm II.

10. Gia công bảng ranh giới rừng bằng thép

a) Yêu cầu kỹ thuật: gia công mặt bảng bằng thép dày từ 2mm - 5mm; kích thước: cao 100 cm, rộng 150 cm. Khung bằng thép hộp 4cm x 6cm; Chân bảng bằng thép ống ϕ 110 hoặc thép chữ I 150.

b) Nội dung công việc: chuẩn bị, lấy dấu, cắt tẩy, khoan lỗ, hàn, bắt vít, mài, dũa cạnh mép, xếp gọn thành phẩm, vận chuyển vật liệu trong phạm vi 30m.

c) Nhân công bậc 4/7 Nhóm II.

11. Bốc xếp mốc, bảng

a) Yêu cầu kỹ thuật: bốc xếp cấu kiện lên, xuống đúng nơi quy định, xếp gọn gàng, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển.

b) Nội dung công việc:

- Chuẩn bị, bốc xếp các cấu kiện lên và xuống phương tiện vận chuyển.

- Che, chắn, chèn, neo, giữ theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

c) Nhân công bậc 3/7 Nhóm I.

12. Vận chuyển mốc, bảng bằng ô tô

a) Yêu cầu kỹ thuật: vận chuyển mốc, bảng bằng ô tô vận tải có thùng có che, chắn, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình vận chuyển.

b) Nội dung công việc: vận chuyển mốc, bảng từ địa điểm gia công mốc, bảng bằng ô tô vận tải đến địa điểm tập kết (để cắm mốc, bảng).

c) Định mức dự toán vận chuyển bằng ô tô được quy định tương ứng với vận chuyển trên đường loại 3. Trường hợp vận chuyển trên các loại đường khác thì định mức vận chuyển điều chỉnh theo hệ số quy định như sau:

Xếp loại đường

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Loại 4

Loại 5

Loại 6

Hệ số điều chỉnh K

0,57

0,68

1

1,35

1,5

1,8

Trong đó: xếp loại đường theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về việc phân loại đường để xác định cước vận tải đường bộ.

13. Vận chuyển mốc, bảng bằng thủ công

a) Yêu cầu kỹ thuật: vận chuyển bằng đòn khiêng hoặc dụng cụ thích hợp, chằng néo chắc chắn, đảm bảo an toàn trong vận chuyển.

b) Nội dung công việc: chuẩn bị vật liệu, công cụ, dụng cụ để vận chuyển mốc, bảng, phụ kiện từ địa điểm tập kết đến vị trí cắm mốc, bảng.

c) Nhân công bậc 3/7 Nhóm I.

Định mức vận chuyển bằng thủ công tính cho địa hình có độ dốc ≤ 150. Với địa hình khác thì định mức trên được nhân với hệ số điều chỉnh K sau:

- Độ dốc từ trên 150 đến 200, k=1,35

- Độ dốc từ trên 200 đến 250, k=1,7

- Độ dốc từ trên 250 đến 300, k=2,0

- Độ dốc từ trên 300 đến 350, k=2,5

- Độ dốc từ trên 350 đến 400, k=3,0

- Độ dốc trên 400, k=4,0

14. Dựng mốc, bảng

a) Yêu cầu kỹ thuật: việc dựng mốc, bảng vào vị trí tâm hố đào cùng với đổ bê tông móng mốc, bảng bảo đảm chân mốc, bảng được vững chắc, thẳng và theo đúng thiết kế kỹ thuật.

b) Nội dung công việc: vận chuyển, dựng mốc, bảng vào vị trí hố đào; kết hợp với đổ móng bê tông và lấp đất dưới sự chứng kiến của đại diện cơ quan Kiểm lâm sở tại.

c) Nhân công bậc 3/7 Nhóm I.

15. Hoàn thiện và bàn giao mốc, bảng

a) Yêu cầu kỹ thuật:

- Đối với mốc: ghi tên chủ rừng, loại rừng và số hiệu mốc. Chữ số được viết trên mặt bên của mốc, cách mặt trên của mốc 3 cm; chữ in hoa đều nét, cỡ chữ cao 3 cm, rộng 2 cm bằng sơn đỏ. Mặt ghi số hiệu mốc và tên khu rừng quay ra phía ngoài.

- Đối với bảng: sơn, kẻ, viết nội dung lên bảng theo quy định. Bên trái bảng thể hiện sơ đồ khu rừng, bên phải ghi tên khu rừng và nội dung yêu cầu quản lý, bảo vệ rừng.

- Bàn giao mốc, bảng với sự chứng kiến của chủ rừng, chính quyền địa phương, cơ quan kiểm lâm sở tại và các chủ rừng, người sử dụng đất liền kề.

b) Nội dung công việc:

Sơn bề mặt, viết chữ, vẽ sơ đồ khu rừng lên mốc, bảng theo yêu cầu kỹ thuật; bàn giao mốc, bảng cho chủ rừng với sự chứng kiến của đại diện cơ quan kiểm lâm sở tại.

c) Nhân công bậc 4/7 Nhóm II.

III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT

1. Định mức nhân công

Bảng 2. Định mức nhân công sản xuất, vận chuyển, lắp dựng mốc, bảng phân định ranh giới rừng được áp dụng mã hiệu, đơn vị tính, định mức tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD và Thông tư số 09/2024/TT-BXD, cụ thể:

STT

Tên công việc

Mã hiệu

Đơn vị tính

Định mức

1

Chuẩn bị mặt bằng thi công

AA.1111

công/100 m2

0,95

2

Đào móng mốc, bảng bằng thủ công

AB.1141

1m3 đất nguyên thổ

2.1

Đất cấp I

công

0,76

2.2

Đất cấp II

công

1,19

2.3

Đất cấp III

công

1,9

2.4

Đất cấp IV

công

3,1

3

Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn bê tông mốc, bảng

công/100m2

3.1

Ván khuôn thép

AG.32321

công/100m2

25,84

3.2

Ván khuôn gỗ

a

Mốc, chân bảng

AG 31121

công/100m2

28,71

b

Bảng

AG 31111

công/100m2

29,7

4

Gia công, lắp đặt cốt thép mốc, bảng

AG.13111

công/tấn

13,54

5

Vận chuyển vật liệu bằng thủ công

Tên vật liệu

Mã hiệu

Đơn vị tính

Cự ly vận chuyển

≤ 100m

≤ 300m

≤ 500m

> 500m

5.1

Vận chuyển cát

AM.2121

công/tấn/km

4,92

4,12

3,72

3,38

5.2

Vận chuyển đá dăm, sỏi

AM.2122

công/tấn/km

5,50

4,36

3,85

3,36

5.3

Vận chuyển nước

AM.2124

công/tấn/km

12,43

9,80

8,49

7,52

5.4

Vận chuyển xi măng

AM.2125

công/tấn/km

6,67

5,83

5,40

4,98

5.5

Vận chuyển gỗ

AM.2128

công/tấn/km

7,30

5,64

4,81

4,22

5.6

Vận chuyển thép

AM.2129

công/m3/km

8,57

7,07

6,32

5,71

5.7

Vận chuyển công cụ, dụng cụ bằng thủ công

AM.2130

công/tấn/km

11,24

9,20

8,19

7,37

6

Đổ bê tông mốc, bảng, chân bảng

6.1

Đổ bê tông mốc, chân bảng

AG.11110

công/m3

1,37

6.2

Đổ bê tông bảng

AG.11410

công/m3

1,93

7

Đổ bê tông móng mốc, bảng

AF.11210

công/m3

1,23

8

Trát mốc, bảng

AK.22130

công/m2

0,57

9

Sơn mốc, bảng bê tông

AK.84223

công/m2

0,051

10

Gia công bảng ranh giới rừng bằng thép

AI.11710

công/tấn

20

11

Bốc xếp mốc, bảng

11.1

Bốc xếp bằng thủ công

a

Bốc lên

AM.11601

công/tấn

0,20

b

Bốc xuống

AM.11602

công/tấn

0,13

11.2

Bốc xếp bằng cần cẩu

a

Bốc lên

AM.12101

công/cấu kiện

0,03

b

Bốc xuống

AM.12102

công/cấu kiện

0,022

12

Vận chuyển mốc, bảng bằng thủ công

12.1

Cự ly ≤ 100 m

AM.21301

công/tấn/ 1.000m

11,24

12.2

Cự ly ≤ 300 m

AM.21302

công/tấn/ 1.000m

9,20

12.3

Cự ly ≤ 500 m

AM.21303

công/tấn/ 1.000m

8,19

12.4

Cự ly > 500 m

AM.21304

công/tấn/ 1.000m

7,37

13

Dựng mốc, bảng

AB.13111

công/m3 đất đắp

0,56

14

Hoàn thiện (sơn) mặt bảng bằng thép

AK.83520

công/m2

0,094

Bảng 3. Định mức nhân công hoàn thiện mốc, bảng bê tông được áp dụng mã hiệu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức xây dựng chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

STT

Tên công việc

Mã hiệu

Đơn vị tính

Định mức

1

Vẽ sơ đồ, kẻ chữ lên mốc, bảng bê tông

TLK.1111

công/m2

0,26

2. Định mức vật liệu

Bảng 4. Định mức vật liệu sản xuất mốc, bảng được áp dụng mã hiệu tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD và Thông tư số 09/2024/TT-BXD, cụ thể:

STT

Tên công việc

Mã hiệu

Tên vật liệu

Đơn vị tính

Mức tiêu hao

1

Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn mốc, bảng

1.1

Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn thép

AG.32321

100m2

a

Thép tấm

kg

34,54

b

Thép hình

kg

13,95

c

Que hàn

kg

1,22

d

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

5

1.2

Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn gỗ

AG.31111

100m2

a

Gỗ ván

m3

Gỗ ván cho mốc

m3

0,083

Gỗ ván cho bảng

m3

0,083

b

Gỗ đà nẹp

m3

Gỗ đà nẹp cho mốc

m3

0,002

Gỗ đà, nẹp cho bảng

m3

0,018

c

Đinh

kg

Ván khuôn mốc, cột bảng

kg

10

Ván khuôn bảng

kg

15

d

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

1

2

Gia công, lắp đặt cốt thép mốc

AG.13111

tấn

2.1

Thép tròn

kg

1.005

2.2

Dây thép buộc

kg

16,07

3

Gia công, lắp đặt cốt thép bảng

AG.13231

tấn

3.1

Thép tròn

kg

1.020

3.2

Dây thép buộc

kg

16,25

4

Đổ bê tông

4.1

Vữa bê tông sản xuất mốc, bảng

C3323

m3

a

Xi măng PC-PCB40

kg

313

b

Cát vàng

m3

0,511

c

Đá 1x2

m3

0,842

d

Nước

lít

190

đ

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

0,5

4.2

Vữa bê tông móng mốc, bảng

C3321

m3

a

Xi măng PC-PCB40

kg

226

b

Cát vàng

m3

0,530

c

Đá 1x2

m3

0,874

d

Nước

lít

190

đ

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

1

5

Vữa trát mốc, bảng

B2223

m3

5.1

Xi măng PC-PCB40

Kg

264

5.2

Cát mịn

m3

1,19

5.3

Nước

lít

275

5.4

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

0,5

6

Sơn mốc, bảng

6.1

Sơn ngoài mốc, bảng bê tông

AK.84223

m2

a

Sơn lót

lít

0,150

b

Sơn phủ 1 lớp

lít

0,119

c

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

1

6.2

Hoàn thiện mốc, bảng bằng thép

AK.83520

m2

a

Sơn lót

lít

0,113

b

Sơn phủ 2 lớp

lít

0,210

c

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

1

7

Gia công bảng ranh giới rừng bằng thép

AI.11700

tấn

7.1

Thép các loại

kg

1010

7.2

Que hàn

kg

15,23

7.3

Đá mài

viên

5,32

7.4

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

%

0,5

Bảng 5. Định mức vật liệu hoàn thiện mốc, bảng bê tông được áp dụng mã hiệu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành định mức xây dựng chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:

STT

Tên vật liệu

Mã hiệu

Đơn vị tính

Mức tiêu hao

1

Sơn màu

TLK.1111

Kg/m2

0,39

2

Vật liệu khác (tính theo chi phí của vật liệu chính)

TLK.1111

%

1

3. Định mức máy, thiết bị

Bảng 6. Định mức máy, thiết bị sản xuất mốc, bảng được áp dụng mã hiệu tại Thông tư số 12/2021/TT-BXD và Thông tư số 09/2024/TT-BXD, cụ thể:

STT

Tên công việc

Mã hiệu

Chủng loại máy, thiết bị

Đơn vị tính

Mức tiêu hao

1

Gia công, lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn thép

AG.32321

100m2

1.1

Máy hàn 23 kw

ca

0,34

1.2

Máy khác

% (chi phí máy chính)

5

2

Gia công, lắp đặt cốt thép mốc, bảng

AG.13111

Máy cắt uốn cốt thép 5kW

ca/tấn

0,4

3

Đổ bê tông đúc sẵn mốc, bảng

AG.11110

m3

3.1

- Máy trộn bê tông 250 lít

ca

0,095

3.2

- Máy đầm dùi 1,5kW

ca

0,18

4

Bốc xếp mốc, bảng bằng cần cẩu

01 mốc (bảng)

4.1

AM.12101

Bốc lên

ca

0,014

4.2

AM.12102

Bốc xuống

ca

0,011

5

Vận chuyển mốc, bảng bằng ô tô thùng

10 tấn/km

5.1

AM.2511

Vận chuyển bằng ô tô 7 tấn

10 tấn/km

a

Dưới 1 km

ca

0,024

b

1km tiếp theo trong phạm vi ≤10km

ca

0,019

c

1km tiếp theo trong phạm vi ≤60km

ca

0,015

5.2

AM.2512

Vận chuyển bằng ô tô 12 tấn

10 tấn/km

a

Dưới 1 km

ca

0,016

b

1km tiếp theo trong phạm vi ≤10km

ca

0,013

c

1km tiếp theo trong phạm vi ≤60km

ca

0,010

5.3

AM.2513

Vận chuyển bằng ô tô 20 tấn

10 tấn/km

a

Dưới 1 km

ca

0,011

b

1km tiếp theo trong phạm vi ≤10km

ca

0,009

c

1km tiếp theo trong phạm vi ≤60km

ca

0,006

6

Gia công bảng ranh giới rừng bằng thép

AI.11710

tấn

6.1

Máy hàn 23 kW

ca

5,08

6.2

Máy mài 2,7 kW

ca

4,32

6.3

Máy cắt uốn 5 kW

ca

4,42

6.4

Máy khác

%

1,00

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 23/2024/TT-BNNPTNT ngày 11/12/2024 quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật phân định ranh giới rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


276

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.88.18
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!