Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 27/2023/NĐ-CP phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Số hiệu: 27/2023/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Lê Minh Khái
Ngày ban hành: 31/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày 31/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 27/2023/NĐ-CP về quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Theo đó, mức thu phí đối với khai thác khoáng sản được quy định như sau:

Mức thu phí bảo vệ môi trường với quặng khoáng sản kim loại

- Quặng sắt với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.

- Quặng măng-gan (mangan) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng /tấn.

- Quặng ti – tan (titan) với mức thu là 10.000 – 70.000 đồng/tấn (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 50.000 – 70.000 đồng/tấn).

- Quặng vàng với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.

- Quặng đất hiểm với mức thu là 40.000 – 60.000 đồng/tấn.

- Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.

- Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan (antimon) với mức thu là 30.000 – 50.000 đồng/tấn.

- Quặng chì, quặng kẽm với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.

- Quặng nhôm. Quặng bô – xít (bauxit) với mức thu là 10.000 – 30.000 đồng/tấn.

- Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken) với mức thu là 35.000 – 60.000 đồng/tấn.

- Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-di (vanadi) với mức thu là 180.000 – 270.000 đồng/tấn.

- Quặng crô-mit (cromit) với mức thu là 10.000 – 60.000 đồng/tấn (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 40.000 -60.000 đồng/tấn).

- Quặng khoáng sản kim loại khác với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.

Mức thu phí bảo vệ môi trường với khoáng sản không kim loại

- Đất khai thác để san lắp, xây dựng công trình với mức thu 1.000 – 2.000 đồng/m3. Đá, Sỏi với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/m3.

- Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan là ốp lát mỹ nghệ với mức thu là 60.000 – 90.000 đồng/m3 (Mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 50.000 – 70.000 đồng/m3)

- Đá làm vật liệu xây dựng thông thường với mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3  (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 1.000 – 5.000 đồng/ m3)

- Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit) với mức thu 1.500 – 6.750 đồng/m3

Đá làm fluorit với mức thu là 1.500 – 4.500 đồng/m3

Đá hoa trắng (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu như sau:

Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ có mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3

- Đá hoa trắng làm bột carbonat có mức thu là 1.500 – 7.500 đồng/m3

Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ trường hợp đá blcok) với mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/m3

- Cát vàng với mức thu là 4.500 – 7.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 3.000 – 5.000 đồng/m3).

- Cát trắng với mức thu là 7.500 – 10.500 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 5.000 – 7.000 đồng/m3).

- Các loại cát khác với mức thu là 3.000 – 6.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 2.000 – 4.000 đồng/m3).

- Đất sét, đất làm gạch, ngói với mức thu là 2.250 – 3.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 1.500 – 2.000 đồng/m3).

- Sét chịu lửa với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.

- Đôlômít (dolomit), quắc-zit (quartzit) với mức thu là 30.000 – 45.000 đồng/m3 (mức thu theo Nghị định 164/2016/NĐ-CP là 20.000 – 30.000 đồng/m3).

- Cao lanh với mức thu là 4.200 – 5.800 đồng/tấn.

- Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.

- A-pa-tit (apatit) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.

- Séc-păng-tín (secpentin) với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.

- Than gồm: Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò, than an-tra-xit (antraxit) lộ thiên, than nâu, than mỡ, than khác với mức thu là 50.000 – 70.000 đồng/tấn.

- Cuội, sạn với mức thu là 6.000 – 9.000 đồng/tấn.

- Đất làm thạch cao với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3.

- Các loại đất khác với mức thu là 1.000 – 2.000 đồng/m3.

- Talc, diatomit với mức thu là 20.000 – 30.000 đồng/tấn.

- Graphit, serecit với mức thu là 3.000 – 5.000 đồng/tấn.

- Phen – sờ - phát (felspat) với mức thu là 3.300 – 4.600 đồng/tấn.

- Nước khoáng thiên nhiên với mức thu là 2.000 – 3.000 đồng/m3.

- Các khoáng sản không kim loại khác với mức thu là 20.000 - 30.000 đồng/tấn.

Nghị định 27/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP .

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2023/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2023

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí năm 2000, năm 2008năm 2018;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí; người nộp phí; tổ chức thu phí; các trường hợp được miễn phí; mức thu, phương pháp tính, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

2. Nghị định này áp dụng đối với: tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản; tổ chức, cá nhân khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than theo quy định của pháp luật dầu khí; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Điều 2. Đối tượng chịu phí

Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là hoạt động khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than; khoáng sản kim loại và khoáng sản không kim loại quy định tại Biểu khung mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 3. Tổ chức thu phí

Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Điều 4. Người nộp phí

Người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.

Điều 5. Các trường hợp được miễn phí

1. Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

2. Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Trường hợp đất, đá khai thác vừa sử dụng cho san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai vừa sử dụng cho mục đích khác thì tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; số lượng đất, đá sử dụng cho mục đích khác phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

3. Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Việc xác định số lượng đất đá bóc, đất đá thải được miễn phí bảo vệ môi trường căn cứ vào:

a) Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 41 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 tháng 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

b) Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại khoản 3 Điều 67 Luật Bảo vệ môi trường.

c) Hồ sơ đóng cửa mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật khoáng sản.

Chương II

MỨC THU, PHƯƠNG PHÁP TÍNH, KÊ KHAI, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

Điều 6. Mức thu phí

1. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô: 100.000 đồng/tấn; đối với khí thiên nhiên, khí than: 50 đồng/m3. Riêng khí thiên nhiên thu được trong quá trình khai thác dầu thô (khí đồng hành): 35 đồng/m3.

2. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (bao gồm cả trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không nhằm mục đích khai thác khoáng sản nhưng thu được khoáng sản) theo Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản bằng 60% mức thu phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Căn cứ nguyên tắc xác định mức thu phí quy định tại Luật Phí và lệ phí, Biểu khung mức thu phí ban hành kèm theo Nghị định này và tham khảo mức thu phí của các địa phương có khai thác khoáng sản tương tự thuộc đối tượng chịu phí, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân cấp tỉnh) quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Điều 7. Phương pháp tính phí

1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.

Trong đó:

F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ (tháng).

Q1 là khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (m3).

Khối lượng đất đá bóc, đất đá thải trong kỳ nộp phí (Q1) được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

f1 là mức thu phí đối với số lượng đất đá bóc, đất đá thải: 200 đồng/m3.

Q2 là tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (tấn hoặc m3).

Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí (Q2) được xác định theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP.

f2 là mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3).

K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:

Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông, suối, lòng hồ thủy điện, thủy lợi, cửa biển): K = 1,1.

Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.

2. Đối với khoáng sản chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Trong đó, số phí phải nộp của từng loại khoáng sản trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích = Tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích x Tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích khai thác trong kỳ nộp phí (Q2) x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (f2).

Tỷ lệ từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai

=

Hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản
có trong quặng nguyên khai khai thác

Tổng hàm lượng trung bình của các loại khoáng sản
có trong quặng nguyên khai khai thác

Căn cứ hàm lượng trung bình của từng loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác và tổng hàm lượng trung bình của các loại khoáng sản có trong quặng nguyên khai khai thác trong hồ sơ về trữ lượng khoáng sản hoặc báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích (sau đây gọi tắt là tỷ lệ) để tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, cụ thể:

a) Đối với khoáng sản được cấp phép khai thác lần đầu: căn cứ hồ sơ về trữ lượng khoáng sản, phải ban hành tỷ lệ trước khi tổ chức, cá nhân tiến hành khai thác khoáng sản, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường.

Năm sau, căn cứ số liệu tại báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời gian tiếp theo.

b) Đối với khoáng sản đang khai thác: căn cứ số liệu tại báo cáo định kỳ kết quả hoạt động khai thác khoáng sản của năm trước liền kề, việc ban hành tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế, làm cơ sở cho người nộp phí kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường cho thời gian tiếp theo.

3. Đối với trường hợp thu hồi than lẫn trong đất đá bóc, đất đá thải, số phí bảo vệ môi trường phải nộp thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp than lẫn trong đất đá phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

4. Đối với khoáng sản tận thu quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

a) Việc xác định số phí phải nộp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra thì căn cứ điều kiện thực tế khai thác và công nghệ chế biến khoáng sản trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Thuế và các cơ quan liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tỷ lệ quy đổi từ khối lượng khoáng sản thành phẩm ra khối lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

5. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này, số phí phải nộp = Khối lượng khoáng sản thu mua x Mức thu phí tương ứng của từng loại khoáng sản.

Điều 8. Kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí

1. Kê khai, nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản (không kể dầu thô, khí thiên nhiên, khí than) là khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

3. Phí bảo vệ môi trường đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%, được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

a) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại kỳ họp gần nhất ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản áp dụng tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

b) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu về các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản tại địa phương cho cơ quan thuế và phối hợp với cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp phí theo quy định tại Nghị định này.

2. Cơ quan thuế địa phương có trách nhiệm:

a) Quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

b) Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và trường hợp khác cung cấp theo quy định.

c) Phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương tổ chức quản lý thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật về quản lý thuế.

d) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, căn cứ hồ sơ quyết toán phí năm (dương lịch) theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, cơ quan thuế nơi người nộp phí nộp hồ sơ kê khai phí có trách nhiệm chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thông tin chi tiết về khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác đã kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trong năm theo từng Giấy phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Trường hợp quyết toán phí không theo năm dương lịch, chấm dứt hợp đồng khai thác khoáng sản, chấm dứt hoạt động thu mua gom khoáng sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh: Cơ quan thuế chuyên thông tin cho cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ quyết toán phí theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

đ) Chậm nhất là trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Cục Thuế có trách nhiệm tổng hợp và thông tin công khai: Số phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản mà người nộp phí đã nộp của năm trước trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để người dân được biết.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đối chiếu số lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác theo từng Giấy phép do người nộp phí kê khai với dữ liệu đã có tại Sở Tài nguyên và Môi trường; trường hợp khối lượng do người nộp phí kê khai không phù hợp thực tế hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác.

Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin do cơ quan thuế chuyển đến, trường hợp người nộp phí kê khai không đúng khối lượng đất đá bóc, đất đá thải và khối lượng khoáng sản nguyên khai thực tế khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thông tin cho cơ quan thuế để xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

2. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành mức thu phí mới thì tiếp tục thực hiện mức thu phí theo quy định hiện hành của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích thì tiếp tục áp dụng tỷ lệ theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chậm nhất đến ngày Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành Nghị quyết về mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích để áp dụng tại địa phương.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan viện dẫn tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 11. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Minh Khái

PHỤ LỤC

BIỂU KHUNG MỨC THU PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
(Kèm theo Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 của Chính phủ)

Số TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

(tấn/m3 khoáng sản nguyên khai)

Mức thu (Đồng)

I

Quặng khoáng sản kim loại

1

Quặng sắt

Tấn

40.000 - 60.000

2

Quặng măng-gan (mangan)

Tấn

30.000 - 50.000

3

Quặng ti-tan (titan)

Tấn

10.000 - 70.000

4

Quặng vàng

Tấn

180.000 - 270.000

5

Quặng đất hiếm

Tấn

40.000 - 60.000

6

Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc

Tấn

180.000 - 270.000

7

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng-ti-moan (antimon)

Tấn

30.000 - 50.000

8

Quặng chì, quặng kẽm

Tấn

180.000 - 270.000

9

Quặng nhôm, quặng bô-xít (bauxit)

Tấn

10.000 - 30.000

10

Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken)

Tấn

35.000 - 60.000

11

Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-đi (vanadi)

Tấn

180.000 - 270.000

12

Quặng crô-mít (cromit)

Tấn

10.000 - 60.000

13

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

20.000 - 30.000

II

Khoáng sản không kim loại

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

1.000 - 2.000

2

Đá, sỏi

-

2.1

Sỏi

m3

6.000 - 9.000

2.2

Đá

2.2.1

Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ)

m3

60.000 - 90.000

2.2.2

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.500 - 7.500

3

Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit)

m3

1.500 - 6.750

4

Đá làm fluorit

m3

1.500 - 4.500

5

Đá hoa trắng (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

5.1

Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ

m3

50.000 - 70.000

5.2

Đá hoa trắng làm bột carbonat

m3

1.500 - 7.500

6

Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

m3

50.000 - 70.000

7

Cát vàng

m3

4.500 - 7.500

8

Cát trắng

m3

7.500 - 10.500

9

Các loại cát khác

m3

3.000 - 6.000

10

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.250 - 3.000

11

Sét chịu lửa

Tấn

20.000 - 30.000

12

Đôlômít (dolomit), quắc-zít (quartzit)

m3

30.000 - 45.000

13

Cao lanh

Tấn

4.200 - 5.800

14

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

Tấn

20.000 - 30.000

15

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorit)

Tấn

20.000 - 30.000

16

A-pa-tít (apatit)

Tấn

3.000 - 5.000

17

Séc-păng-tin (secpentin)

Tấn

3.000 - 5.000

18

Than gồm:

- Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

- Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

- Than nâu, than mỡ

- Than khác

Tấn

6.000 - 10.000

19

Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

Tấn

50.000 - 70.000

E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen

A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz)

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite)

20

Cuội, sạn

m3

6.000 - 9.000

21

Đất làm thạch cao

m3

2.000 - 3.000

22

Các loại đất khác

m3

1.000 - 2.000

23

Talc, diatomit

Tấn

20.000 - 30.000

24

Graphit, serecit

Tấn

3.000 - 5.000

25

Phen - sờ - phát (felspat)

Tấn

3.300 - 4.600

26

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000 - 3.000

27

Các khoáng sản không kim loại khác

Tấn

20.000 - 30.000

THE GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 27/2023/ND-CP

Hanoi, May 31, 2023

 

DECREE

ENVIRONMENTAL PROTECTION FEES ON MINERAL EXTRACTION

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to some Articles of the Law on Government Organization and Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Petroleum Law dated June 07, 1993; the Law on amendments to some Articles of the Petroleum Law in 2000, 2008 and 2018;

Pursuant to the Mineral Law dated November 17, 2010;

Pursuant to the Law on State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Fees and Charges dated November 25, 2015;

Pursuant to the Law on Tax administration dated June 13, 2019;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



At the request of the Minister of Finance of Vietnam;

The Government promulgates a Decree on environmental protection fees on mineral extraction

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Decree provides for entities subject to environmental protection fees, payers, collectors, cases exempt from fees, fees, calculation method, declaration, payment and use of environmental protection fees on mineral extraction.

2. This Decree applies to entities performing mineral extraction activities according to regulations of law on mineral, entities extracting crude oil, natural gas and coal gas according to regulations of petroleum law, other state agencies and entities involved in management and collection of environmental protection fees on mineral extraction.

Article 2. Entities subject to environmental protection fees

Extraction of crude oil, natural gas and coal gas; metallic minerals and non-metallic minerals specified in the Table of environmental protection fee rate for mineral extraction issued together with this Decree shall incur environmental protection fees for mineral extraction

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Collectors of environmental protection fees on mineral extraction are tax authorities according to regulations of law on tax administration.

Article 4. Payers

Payers of environmental protection fees on mineral extraction according to this Decree include:

1. Entities extracting minerals according to regulations of law on minerals.

2. Vietnamese or foreign entities licensed to extract crude oil, natural gas and coal gas according to petroleum contracts or provide petroleum services in accordance with the petroleum law.

3. If an entity licensed to extract small and scattered minerals for sale to an entity that acts as the focal point for purchase and the entity that acts as the focal point for purchase make a written commitment to approval for the declaration and payment of fees on behalf of the mineral-extracting entity, the entity that acts as the focal point for purchase shall pay environmental protection fees.

Article 5. Cases exempt from environmental protection fees

1. Extracting minerals as common building materials in the land area under the land use right of households and individuals for construction of works of households and individuals in that area.

2. Extracting soil and stone with a view to leveling and constructing security and military works, preventing and controlling natural disasters, and making recovery from natural disasters. If the extracted soil and stone are used to level or construct security and military works or prevent and mitigate the effects of natural disasters, and for other purposes, the entity shall be responsible for determining the volume of soil and stone that are exempt from environmental protection fees; and the quantity of soil and stone used for other purposes that are subject to environmental protection fees on mineral extraction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The quantity of excavated soil and stone that are exempt from environmental protection fees shall be determined according to:

a) Acceptance record of quantity of each extraction stage, including: soil preparation, loading, transport, stone waste as prescribed at Point b, Clause 2, Article 41 of Decree No. 158/2016/ND-CP dated 29 November 2016 of the Government on the implementation of a number of Articles of the Mineral Law

b) Environmental remediation and improvement plan approved by the competent authority as prescribed at Clause 3 Article 67 of Law on Environmental Protection.

c) Application for mine closure approved by the competent authority according to regulations of law on minerals.

Chapter II

FEES, CALCULATION METHOD, DECLARATION, TRANSFER, AND USE OF ENVIRONMENTAL PROTECTION FEES ON MINERAL EXTRACTION

Article 6. Fees

1. Environmental protection fee on the extraction of crude oil: 100.000 VND/ton. That on the extraction of natural gas or coal gas: 50 VND/ m3. In particular, the environmental protection fee on natural gas obtained in the process of extraction of crude oil (associated gas): 35 VND/ m3.

2. Environmental protection fees on mineral extraction (including case where entities conduct production and business other than mineral extraction but acquire minerals) are regulated in the Fee Schedule enclosed to this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. According to rules for determination of fees specified in Law on Fees and Charges, the Fee Schedule enclosed to this Decree, and reference of fees of local authorities in provinces, each People’s Council of province/central- affiliated city (hereinafter referred to as “Provincial-level People’s Council”) shall decide fee-calculating entities, environmental protection fees on the extraction of each type of mineral to apply in that province in conformity with actual situations in each specified period.

Article 7. Calculation method

1. The environmental protection fee on mineral extraction payable within a period shall be calculated by the following formula:

F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K.

Where:

F: the environmental protection fee payable in the period (month);

Q1: the volume of soil/stone excavated in the calculation period (m3).

The volume of soil/stone excavated in the calculation period (Q1) shall be determined by regulations in Clause 2, Article 41 and Clause 4, Article 42 of Decree No. 158/2016/ND-CP.

f1: the fee imposed on the volume of excavated soil/ stone: 200 VND/m3;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Q2) shall be determined by regulations in Article 42 of Decree No. 158/2016/ND-CP

f2: the environmental protection fee on each type of extracted mineral (VND/ton or VND/m3);

K: the fee calculation coefficient by extraction technique, in which:

Open-cast mining (including hydraulic mining such as mining of titan, sand or gravel from riverbeds, hydroelectric reservoirs, irrigation, estuaries): K = 1,1.

Underground mining and other mining techniques (extraction of crude oil, natural gas, natural mineral water and other cases): K = 1.

2. Regarding minerals containing many mineral substances that are useful, the formula specified in Clause 1 of this Article shall be applied.

The fee payable of each type of minerals in the total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful equals (=) The rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful multiplied by (x) Total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful, extracted the period (Q2) multiplied by (x) the environmental protection fee on each type of extracted mineral (f2).

Rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals

=

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Total average content of minerals in extracted crude ore

According to the average content of each type of minerals in the crude ore and the total average content of minerals in the crude ore in the dossier on mineral reserves or the periodic report on the result of mineral extraction of the entity in accordance with the mineral law, the Department of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Department of Taxation and related agencies in submitting the decision on the rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals containing many minerals substances that are useful (hereinafter referred to as ”the rate”) for calculation of the environmental protection fee in accordance with the actual situation of the province to the People's Committee of province. To be specific:

a) Regarding minerals that are entitled to be extracted for the first time, according to the dossier on mineral reserves, the rate shall be provided before the entity conducts mineral extraction to serve as the basis for declaration of environmental protection fees by the payer.

In the next year, according to the data in the periodic report on the result of mineral extraction activities, the rate to be provided shall be appropriate to the actual situation in order to serve as a basis for declaration and payment of environmental protection fees by the payer for next time.

b) Regarding minerals that are being extracted, according to the data in the periodic report on the result of mineral extraction of the preceding year, the rate to be provided shall be appropriate to the actual situation in order to serve as a basis for declaration and payment of environmental protection fees by the payer for next time

3. In case of recovery of coal mixed with excavated soil and stone, the environmental protection fee payable shall comply with the formula specified in Clause 1 of this Article.

If it is required to screen, select, classify and enrich coal mixed with soil and stone before it is sold, the Department of Natural Resources and Environment shall, according to actual conditions of extraction and processing technology in the province, take charge and cooperate with the Department of Taxation and relevant agencies in submitting the decision on the conversion rate from the volume of finished minerals to the volume of crude minerals as the basis for calculation of environmental protection fees in accordance with the actual situation of the province to the provincial People's Committee.

4. Regarding full extraction of minerals specified in Clause 3 Article 6 of this Decree.

a) The determination of fees payable shall comply with regulations of Clauses 1 and 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Regarding the case specified in Clause 3, Article 4 of this Decree, the fee payable equals (=) the quantity of purchased minerals multiplied by (x) the environmental protection fee on each type of extracted mineral.

Article 8. Declaration, payment, management and use of fees

1. The declaration and payment of environmental protection fees on mineral extraction shall comply with regulations of the law on tax administration.

2. Environmental protection fees on mineral extraction (excluding crude oil, natural gas and coal gas) shall be revenues of local government budget, managed and used in accordance with regulations of the Law on State Budget.

3. Environmental protection fees on extraction of crude oil, natural gas and coal gas) shall be revenues of central government budget, managed and used in accordance with regulations of the Law on State Budget.

Chapter III

IMPLEMENTATION CLAUSE

Article 9. Implementation

1. The People’s Committee of province shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Instruct the provincial Department of Natural Resources & Environment to provide information and/or documents about entities licensed to extract minerals in that province to the tax authority, and cooperate with tax authority in monitoring payers in compliance with regulations of this Decree.

2. The local tax authority shall:

a) Manage the collection and payment of environmental protection fees in accordance with the law on tax administration.

b)  Retain and use figures and documents provided by entities participating in mineral extraction and other entities in accordance with regulations.

c) Cooperate with the provincial Department of Environment and Natural Resources to collect environment protection fees on mineral extraction in accordance with regulations hereof and regulations of the Law on tax management.

d) By April 30 of each year, according to the annual fee finalization dossier (calendar) according to regulations of the law on tax administration, the tax authority where the payer submits the fee declaration dossier shall be responsible for transfer detailed information on the volume of excavated soil and stone and the volume of extracted crude minerals whose environmental protection fees on mineral extraction have been declared and paid according to each license to extract minerals in the province to the provincial Department of Environment and Natural Resources.

In case of fee finalization in non-calendar year, termination of mineral extraction contract, termination of mineral collection and purchase, change in ownership, transformation of type of enterprises, merger, consolidation or division, dissolution, bankruptcy, termination of production and business, the tax authority shall transfer information to the provincial Department of Environment and Natural Resources within 45 days from the deadline for submission of the fee finalization dossier according to regulations of law on tax administration.

dd) By April 30 of each year, the Department of Taxation shall be responsible for summarizing and publishing environmental protection fees on mineral extraction that payers have paid in the previous year on the website of the Department of Taxation and of the People's Committee of the province.

3. The Department of Natural Resources and Environment shall be responsible for comparison between the quantity of excavated soil and stone and the volume of crude minerals extracted according to each License declared by the fee payer with data available at the Department of Natural Resources and Environment; If the volume declared by the fee payer is found to be false or shows signs of law violations, the Department of Natural Resources and Environment shall take professional measures to determine the volume of excavated soil and stone and extracted crude minerals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Effect

1. This Decree comes into force as from July 15, 2023 and replaces Decree No. 164/2016/ND-CP dated December 24, 2016 of the Government on environmental protection fees on mineral extraction.

2. From the effective date of this Decree, if the People's Council of the province has not yet regulated a new fee, the fee shall continue to be applied according to applicable regulations of the Provincial People's Council; If the People's Committee of the province has not yet regulated the rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful, the rate shall continue to be applied according to applicable regulations of the People's Committee of the province. No later than the date in which the People's Council of the province promulgates a Resolution on fee-calculating entities and environmental protection fees on mineral extraction, the People's Committee of the province shall provide the rate of each type of crude minerals in the total volume of crude minerals containing many mineral substances that are useful for application in the province.

3. During the implementation of this Decree, if a relevant document that is referred to in this Circular is amended or replaced, the later one shall prevail./.

Article 11. Responsibility for implementation

Ministries, Heads of ministerial agencies and Governmental agencies, the Presidents of People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relevant organizations and individuals shall be responsible for implementation of this Decree./.

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 27/2023/NĐ-CP ngày 31/05/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


42.320

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.47.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!