Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 146/QĐ-TTg 2023 Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải 2023 2030

Số hiệu: 146/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trần Lưu Quang
Ngày ban hành: 23/02/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Sẽ có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cơ sở xử lý chất thải

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 146/QĐ-TTg về Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023 – 2030.

Theo đó, UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, đơn cử:

- Chủ trì, chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải; xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh theo quy định;

- Tổ chức quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; phân công trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp dưới về quản lý chất thải theo quy định;

- Quy định giá cụ thể được tính đúng, tính đủ đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải;

- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn…

Quyết định 146/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/02/2023.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 146/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI GIAI ĐOẠN 2023 - 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bo vệ môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Ủy ban Quốc gia ứng phó sự
cố, thiên tai và TKCN;
- BCĐ
Trung ương về Phòng, chống thiên tai;
- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam;
- Các thành
viên UBQGƯPSCTT&TKCN;
- VPCP: BTCN, các PCN, Tr
lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, NN, CN;
- Lưu: VT, NC (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trần Lưu Quang

KẾ HOẠCH

QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI GIAI ĐOẠN 2023-2030
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất trong quản lý nhà nước về ứng phó khắc phục sự cố chất thải; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời; phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực ứng phó, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố chất thải.

- Vận dụng, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả nhanh; xây dựng hệ thống tổ chức đủ năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về con người, kinh tế, xã hội và môi trường.

- Tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế về cảnh báo sớm, phòng ngừa các sự cố chất thải xuyên biên giới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tăng cường năng lực giám sát nguy cơ sự cố chất thải tại các khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, khu kinh tế, cụm công nghiệp, làng nghề; trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, lưu giữ chất thải nguy hại...

- Chủ động nghiên cứu, đánh giá, xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phù hợp với vùng, miền, Tổ chức huấn luyện, diễn tập định kỳ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra. Đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư chuyên dụng đnâng cao năng lực ứng phó, khắc phục hậu quả.

II. DỰ BÁO CÁC TÌNH HUỐNG CƠ BẢN

1. Sự cố chất thải rn thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp...)

Tình huống: Do công trình xử lý, lưu giữ gặp sự cố gây hư hỏng kết hợp với mưa, bão, lũ bất thường làm tràn đổ, rò rỉ chất thải ra môi trường.

2. Sự cố chất thải rắn nguy hại (chất thải y tế nguy hại dạng rắn, chất thải nguy hại dạng rắn)

Tình huống: Do thời gian sử dụng lâu ngày, tại hồ chứa quặng đuôi, Nhà máy khai thác và sản xuất quặng xuống cấp, kết hợp với mưa, lũ kéo dài, thân đập hồ chứa quặng đuôi bị vỡ, làm quặng đuôi tràn ra môi trường.

3. Sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước thải)

- Tình huống 1: Do mưa, bão bất thường làm đập hồ chứa nước thải chưa qua xử lý của Nhà máy xử lý nước thải bị sạt lở thân đập, nước thải chảy ra môi trường khu vực dân cư.

- Tình huống 2: Trong quá trình lưu giữ, vận chuyển chất thải chưa qua xử lý các phương tiện vận chuyển bị tai nạn đâm, va làm lật, đổ, bục, vỡ bồn chứa, nước thải chảy ra môi trường, khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân.

4. Sự cố chất thải khí (khí thải)

Tình huống: Do sự cố cháy kho chứa chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, chất thải có chứa các chất POP (cháy dầu thải chứa PCB phát tán hóa chất độc, khói độc từ nhà kho bay ra môi trường mang theo hàm lượng CO2, NO, SO2,HCl, NO2...).

III. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ

1. Biện pháp phòng ngừa

- Kiện toàn tổ chức chỉ đạo, chỉ huy đi đôi với kiện toàn lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, thực hiện nhiệm vụ quản lý, phòng ngừa ứng phó, khắc phục sự cố chất thải.

- Rà soát, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy, làng nghề...vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải. Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo, thông báo, báo động sự cố từ Trung ương đến địa phương.

- Tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục sự cố chất thải.

- Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư để nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng từ Trung ương đến địa phương.

- Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải sát thực tế với vùng, miền, địa phương. Tổ chức tập huấn, huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm, tổ chức diễn tập, hội thao; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành và cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa chất thải.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các bộ, ngành và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa chất thải.

2. Biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả

a) Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố

- Tổ chức quan sát, giám sát, tiếp nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động kịp thời sự cố chất thi trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các cấp, các ngành và cộng đồng.

- Tăng cường chế độ ứng trực, chủ động nắm chắc tình hình, đánh giá, kết luận, xác định phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả.

- Đánh giá sơ bộ về phạm vi, đối tượng và mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, con người và sinh vật.

b) Thiết lập Sở chỉ huy ứng phó

- Sở chỉ huy cơ bản

+ Địa điểm: Số 8, đường Sân Golf, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

+ Thành phần, gồm: Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng; Công an; Tài nguyên và Môi trường; Công Thương; Giao thông vận tải; Ngoại giao; y tế; Khoa học và Công nghệ.

+ Nhiệm vụ: Chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng tham gia ứng phó, khắc phục thảm họa sự cố chất thải kịp thời, hiệu quả.

- Sở chỉ huy tại hiện trường

+ Địa điểm: Nơi xảy ra sự cố.

+ Thành phần: Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đại diện các sở, ban, ngành do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả (Trường hợp cần thiết có sự tham gia, chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; Lãnh đạo thuộc các bộ, ngành liên quan).

+ Nhiệm vụ: Đánh giá, kết luận tình hình, xác định phương án ứng phó, khắc phục hậu quả; báo cáo kết quả về Sở chỉ huy cơ bản để cập nhật tình hình và kịp thời chỉ đạo.

c) Biện pháp ứng phó

- Tổ chức sơ tán tài sản, phương tiện và nhân dân: Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo lực lượng tại chỗ của tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh...) phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân nơi xảy ra sự cố nhanh chóng sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi khu vực xảy ra sự cố, phong tỏa hiện trường, kịp thời thông tin, định hướng dư luận.

- Ngăn chặn nguồn chất thải ra môi trường, cụ thể:

+ Sự cố chất thải rắn thông thường (CTR sinh hoạt, CTR công nghiệp...): Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để hạn chế, không cho chất thải phát tán ra ngoài môi trường, kịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn, bể chứa,.., không cho đất, đá thải trôi ra môi trường.

+ Sự cố chất thải lỏng (bùn thải, nước thải): Dừng phát tán chất thải, kịp thời triển khai bịt lấp thân đập bị vỡ bằng các vật liệu tại chỗ (bao đất, bao cát hoặc vật liệu sẵn có tại hiện trường), sử dụng hệ thống bơm để hút toàn bộ nước thải thu về bể chứa, hồ chứa...

+ Sự cố chất thải khí (khí thải): Sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại...

- Đánh giá mức độ ô nhiễm và triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại (nếu có); làm sạch nguồn nước bằng chất Oxy hóa khử, như: Clo, Kali pemangnat, Clorat canxi, Bicromat kali, Dioxit clo, Hypoclorit canxi... hoặc sử dụng vi sinh để xử lý nước thải (phương pháp sinh học), sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất hữu cơ độc hại.

d) Khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường sau sự cố, thảm họa

- Tổ chức lực lượng, phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải đúng quy định.

- Phục hồi môi trường sau sự cố: Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường, tổng hợp báo cáo và đưa nhân dân trở lại sinh sống.

3. Lực lượng, phương tiện ứng phó

a) Bộ Quốc phòng: Trung tâm ứng cứu sự cố hóa chất độc, phóng xạ hạt nhân khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam; Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc và miền Trung; Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn; các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, học viện, nhà trường.

b) Bộ Công an: Các đơn vị: Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Cảnh sát giao thông; Cảnh sát cơ động; Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục Y tế; Cơ quan Cảnh sát Điều tra các cấp; Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

c) Bộ Công Thương: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Trung tâm Y tế môi trường lao động Công Thương; Trung tâm Dữ liệu và Hỗ trợ ứng phó sự cố hoá chất.

d) Bộ Giao thông vận tải: Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không Việt Nam.

đ) Bộ Y tế: Hệ thống các Bệnh viện, các cơ sở khám và điều trị bệnh; Trung tâm Y tế dự phòng; các Đội Y tế cơ động và Trung tâm Cấp cứu 115.

e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Y tế; hệ thống các Bệnh viện trên địa bàn tỉnh; Công ty Môi trường và Đô thị.

4. Phân cấp ứng phó

a) Ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia: Do Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả.

b) Ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo các Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.

c) Ứng phó sự cố chất thải cấp huyện, cấp cơ sở: Do Ủy ban nhân dân cấp huyện, chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.

5. Ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải.

a) Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xây dựng Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp huyện.

c) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường.

d) Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện được xây dựng, ban hành theo chu kỳ 05 năm được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung hàng năm, khi có sự thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi về nội dung, làm tăng quy mô, vượt quá khả năng ứng phó so với phương án trong Kế hoạch.

IV. NHIỆM VỤ CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG

1. Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn

- Chủ trì, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải; kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị và sẵn sàng tổ chức ứng phó sự cố; tổ chức huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố chất thải.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia; tham mưu cho Chính phủ về việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư chuyên dụng và chỉ đạo công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện, diễn tập ứng phó sự cố chất thải.

- Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trong nước, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc tế.

2. Bộ Quốc phòng

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn xây dựng, tổ chức lực lượng ứng phó; đề xuất Chính phủ đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư chuyên dụng để nâng cao năng lực ứng phó cho các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm và các đơn vị có liên quan, sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải cấp quốc gia.

- Chỉ đạo các quân khu, cơ quan quân sự địa phương các cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.

- Hàng năm tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm; phối hợp và làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

3. Bộ Công an

- Chủ trì, chỉ đạo cơ quan Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cảnh sát điều tra các cấp, Công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải theo yêu cầu của cơ quan, cấp có thẩm quyền.

- Chỉ đạo và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu vực xảy ra sự cố; điều tra, làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố theo quy định của pháp luật.

- Định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm ứng phó sự cố chất thải (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, huấn luyện, diễn tập trong các kế hoạch khác của Bộ); phối hợp và làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, tham mưu cho Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng phó sự cố chất thải; xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Phối hợp với Bộ Quốc phòng tham mưu Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia, do chất thải gây ra; hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải nhằm bảo đảm thống nhất trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn việc xác định thiệt hại về người, tài sản và môi trường; hướng dẫn các địa phương khắc phục hậu quả, phục hồi môi trường sau sự cố.

- Chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về sự cố chất thải, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức tập huấn, diễn tập, đào tạo lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập công tác ứng phó sự cố chất thải trong kế hoạch khác của Bộ).

- Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường sông và hồ liên tỉnh, biển, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù.

- Chỉ đạo thực hiện dự báo, cảnh báo, cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố, thiên tai liên quan đến khí tượng, thủy văn, hải văn cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương và phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

5. Bộ Công Thương

- Chủ trì, tham mưu Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải cấp quốc gia do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành Công Thương tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, diễn tập cho lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm (lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố chất thải trong kế hoạch khác của Bộ); phối hợp và làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và địa phương về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Hướng dẫn, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải trong phạm vi quản lý; tổ chức tập huấn, diễn tập, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó, khắc phục sự cố chất thải và bo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

7. Bộ Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành và địa phương triển khai các phương án về sử dụng hạ tầng giao thông, các trang thiết bị, phương tiện, vật tư vận tải trong phạm vi phụ trách tham gia ứng phó sự cố môi trường theo chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường với các phương tiện tham gia giao thông.

- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự cố chất thải.

8. Bộ Y tế

- Quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

- Chỉ đạo, tăng cường công tác phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.

- Nghiên cứu, đánh giá các nguy cơ lây nhiễm đối với chất thải y tế và xây dựng các biện pháp phòng ngừa tương ứng.

- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự cố chất thải.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức hoạt động, tham gia ứng phó sự cố liên quan đến chất thải phóng xạ cấp quốc gia do kinh doanh, vận chuyển, rò rỉ chất phóng xạ.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương hướng dẫn công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố liên quan đến chất thải phóng xạ do kinh doanh, vận chuyển, rò rỉ chất phóng xạ.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức nghiên cứu đề xuất ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải phóng xạ.

- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự cố chất thải phóng xạ.

10. Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho toàn dân về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải.

- Chủ trì, chỉ đạo các quan, đơn vị chức năng thuộc quyền phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.

11. Bộ Ngoại giao

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng có thẩm quyền phối hợp, giải quyết thủ tục cho đơn vị ứng phó sự cố chất thải của Việt Nam tham gia hỗ trợ quốc tế và lực lượng hỗ trợ ứng phó của nước ngoài tham gia hỗ trợ ứng phó tại Việt Nam.

- Chỉ đạo Sở Ngoại vụ các địa phương giáp biên giới tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ và công tác biên giới lãnh thổ quốc gia ở từng địa phương về ứng phó sự cố chất thải xuyên quốc gia.

- Trao đổi thông tin, yêu cầu phối hợp hoặc đề nghị trợ giúp ứng phó sự cố chất thải xảy ra ở nước ngoài ảnh hưởng đến Việt Nam hoặc sự cố chất thải Việt Nam ảnh hưởng đến nước ngoài.

12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương trong công tác thẩm định nguồn vốn khả năng cân đối vốn đối với các dự án đầu tư công phục vụ nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn các bộ, ngành địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, làm cơ sở để các bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.

13. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp, bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố chất thải, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phân cấp ngân sách hiện hành, quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

- Trên cơ sở đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành định mức, trình tự, thủ tục chi trả cho các hoạt động chuẩn bị ứng phó, tổ chức ứng phó sự cố và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố.

14. Bộ Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành địa phương hướng dẫn các quy hoạch, kế hoạch, chương trình bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn và khu công nghiệp; quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn và triển khai thực hiện hiệu quả trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về cấp nước, thoát nước xử lý nước thải đô thị, khu dân cư nông thôn khu công nghiệp; quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý.

- Cử cán bộ tham gia tập huấn, diễn tập nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác ứng phó sự cố chất thải.

15. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh)

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Chủ trì, chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải; xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh theo quy định.

- Tổ chức quản lý chất thải trên địa bàn tỉnh; phân công trách nhiệm quản lý cho cơ quan chuyên môn về bo vệ môi trường và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp dưới về qun lý chất thải theo quy định; quy định giá cụ thể được tính đúng, tính đủ đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý chất thải phù hợp với đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý chất thải trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn quản lý và có trách nhiệm công khai thông tin cho cộng đồng theo các hình thức về công khai thông tin; làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại địa phương.

- Xây dựng lực lượng ứng phó sự cố chất thải, bảo đảm nguồn nhân lực, phương tiện, trang thiết bị ứng phó sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn.

- Chỉ đạo, tổ chức và huy động các lực lượng có liên quan ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn; đánh giá, xác định thiệt hại, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, yêu cầu chủ cơ sở gây ra sự cố chất thải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật,

- Tổ chức tập huấn, huấn luyện và diễn tập về ứng phó sự cố chất thải tại địa phương (cho phép việc lồng ghép xây dựng kế hoạch, tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố chất thải trong các kế hoạch khác của địa phương).

- Định kỳ (một năm một lần) sơ kết, tổng kết đánh giá công tác quản lý, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố chất thải báo cáo về Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

16. Các cơ sở

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải cấp cơ sở (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các dự án đầu tư, các cơ sở phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố cấp cơ sở) phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cmôi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường (theo mục 1 Điều 109 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 10/01/2022).

- Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư và chuẩn bị lực lượng phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng phương án, biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố.

- Định kỳ tổ chức tập huấn, huấn luyện và diễn tập ứng phó sự cố chất thải và đầu tư trang thiết bị bảo đảm sẵn sàng ứng phó sự cố chất thải.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn tổng hợp danh mục các loại phương tiện, trang, thiết bị, vật tư bảo đảm cho hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố chất thải, phục hồi môi trường sau sự c.

- Huy động, trưng dụng phương tiện, trang thiết bị, vật tư ứng phó sự cố chất thải của tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phi hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.

- Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực giúp Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải.

- Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn giúp Ủy ban Quốc gia ứng phó sự c, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiểm tra, hướng dẫn cơ quan chức năng các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm chế độ trực, báo cáo; thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của y ban Quốc gia ng phó sự c, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Hằng năm hoặc đột xuất Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tổ chức kiểm tra, đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố chất thải trên phạm vi cnước; Ban Chhuy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, gửi báo cáo về Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (qua Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) để tổng hợp, báo cáo.

PHỤ LỤC I

ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

UBND TỈNH (HUYỆN)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/KH-UBND

..…, ngày tháng năm

KHOẠCH

Ứng phó sự c chất thải của tnh (huyện) A

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến cht thải (nêu ngn gọn địa hình, địa lý cấp tnh và các vấn đề có liên quan đến chất thải).

2. Tính chất, quy mô đặc điểm của các sở trên địa bàn tỉnh: Tính cht, quy mô của các cơ sở trên địa bàn tnh, huyện theo 17 loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định tại Phụ lục II Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Thực trạng lc lượng, phương tin ứng phó chất thi cấp tnh, huyện

a) Lực lượng, phương tiện chuyên trách: Slượng trang, thiết bị ứng phó sự cố chất thải hiện có của địa phương và các Trung tâm khu vực, các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố chất thải theo kế hoạch hiệp đồng của từng địa phương.

b) Lực lượng, phương tiện kiêm nhiệm: Các cơ s có khả năng tham gia ứng phó sự c cht thi; slượng trang, thiết bị của các lực lượng kiêm nhiệm và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao

a) Chất thi rn: dự kiến từ 2 - 3 khu vực.

b) Chất thi lỏng: dự kiến từ 2 - 3 khu vực.

c) Chất thải khí: dự kiến từ 2 - 3 khu vực.

5. Kết luận: Khả năng ứng phó của địa phương mức độ nào.

II. TỔ CHỨC, LỰC LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tưng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”.

2. Nguyên tắc ứng phó

- Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đồng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải;

- Tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin sự cố chất thải, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền khi vượt kh năng ứng phó;

- Ứng phó sự cchất thải được thực hiện theo phương châm “bn tại ch” và “ba sẵn sàng” quy định tại pháp luật phòng, chống thiên tai; phối hợp, huy động mọi nguồn lực đnâng cao hiệu quhoạt động chuẩn bị và ứng phó sự c;

- Chỉ huy thống nhất, phối hợp và hiệp đồng chặt chgiữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố chất thải;

- Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.

3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu qu

3.1. Biện pháp phòng nga

- Xây dựng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm, tăng cường hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm về dự báo, cảnh báo, ứng phó, khắc phục sự cố chất thi. Đầu tư mua sắm trang, thiết bị, vật tư đ nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó cho các lực lượng của địa phương.

- Nâng cao năng lực quan trắc, cnh báo, thông báo, báo động sự ctại địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các khu công nghiệp, chế xuất, nhà máy, làng nghề...vi phạm quy định về quản lý, xử lý chất thải.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khc phục sự cố chất thải.

3.2. Biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả

- Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trên địa bàn; các kịch bản ứng phó với từng loại sự cố có thể xảy ra gây nguy hại cho con người, môi trường trên địa bàn quản lý;

- S dng lực lượng, phương tiện tại chngăn chặn, hạn chế chất thải phát tán ra môi trường (như: sử dụng bao cát, vật liệu có sẵn tại chỗ kịp thời triển khai đp bờ, đào rãnh ngăn chặn..., không cho chất thi, lỏng phát tán ra môi trường; sử dụng phương tiện chuyên dụng, hệ thống bơm để thu chất thải về bchứa, hồ chứa...).

- Xử lý chất thải bng phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit...; xử lý khí thải bằng công nghệ UV đxử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bng công nghệ Plasma nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại... ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường (đối với chất thải khí).

4. Tổ chức sử dụng lc lượng

Tổ chức sử dụng lực lượng chuyên trách, lực lượng kiêm nhiệm ứng phó sự cố, cụ thể:

- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động;

- Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:

+ Lực lưng sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn;

+ Lực lượng ứng phó tại ch(sử dụng lực lượng nào ? phương tiện gì ? để ngăn chặn phát tán, thu gom, xử lý...);

+ Lực lượng tăng cường, phối hợp;

+ Lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự khu vực sự cố;

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế.

III. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Tình huống: Dự kiến tình huống ở đâu; xy ra sự cố gì; mức độ ảnh hưởng.

2. Biện pháp xử lý: Khi nhận được thông tin về sự cố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (huyện) chỉ đạo lực lượng, phương tiện tại chtổ chức ứng phó thành các bước sau:

Bước 1. Tiếp nhận thông tin, đánh giá, kết luận tình hình, xác định phương án ứng phó.

Bước 2. Vận hành cơ chế.

Bước 3. Thiết lập Sở chỉ huy.

Bước 4. Tổ chức ứng phó sự cố:

- Lực lượng quan sát, giám sát, tiếp nhận thông tin và cảnh báo, thông báo, báo động: Sử dụng lực lượng của Sở (Phòng) Tài nguyên và Môi trường, S(Phòng) Công Thương của địa phương.

- Lực lượng sơ tán phương tiện và người dân ra khỏi khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ (Ban) chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, huyện, nhân dân địa phương;

- Lực lượng ứng phó tại ch: Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ, gồm: Bộ (Ban) chỉ huy Quân sự, Công an tỉnh, huyện, các S (Phòng), ban, ngành, các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn;

- Lực lượng tăng cường, phối hợp: Lực lượng của trên, các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn và các địa phương lân cận;

- Lực lượng khắc phục hậu quả: Sử dụng lực lượng, phương tiện của lực lượng vũ trang (công an, quân đội) và các đoàn thể, nhân dân địa bàn nơi xảy ra sự cố.

- Lực lượng bảo đảm an ninh, an toàn khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng Công an chủ trì, phi hợp với cơ quan chức năng của địa phương;

- Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế: Sử dụng lực lượng Công Thương, Y tế chtrì, phối hợp với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ ứng phó.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

1. Nhiệm v chung

2. Nhiệm vụ cụ thể

a) Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn: Nêu các nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó.

b) Bộ chỉ huy Quân sự cấp tnh (Ban chỉ huy Quân sự cp huyện).

c) Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cp tỉnh (Đồn Biên phòng đối với kế hoạch cấp huyện).

d) Công an tỉnh, huyện.

đ) Sở Tài nguyên và Môi trường (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện).

e) Sở Công Thương.

g) S Giao thông vận tải (Phòng Giao thông, xây dựng huyện).

h) Sở Khoa học và Công nghệ.

i) Sở Tài chính (Phòng Tài chính đối với kế hoạch cấp huyện).

k) Sở Y tế (Trung tâm Y tế huyện).

l) Sở Thông tin và Truyền thông (Phòng Thông tin và Truyền thông huyện).

m) Ủy ban nhân dân cấp huyện (Ủy ban nhân dân cấp xã đối với kế hoạch cấp huyện).

n) Các cơ sở.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Thông tin liên lạc

- Bo đảm thông tin cho chỉ huy, chỉ đạo.

- Bo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố, phục hồi môi trường sau sự cố.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải

3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục sự cố; phục hồi môi trường sau sự cố

4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn

VI. TCHỨC CHỈ HUY

1. Sở chỉ huy thường xuyên (cơ bn)

- Địa điểm: Trụ sở y ban nhân dân cấp tỉnh, huyện.

- Thành phần.

- Nhiệm vụ.

2. Sở chỉ huy tại hiện trường

- Địa điểm: Tại hiện trường nơi xảy ra sự cố.

- Thành phần.

- Nhiệm vụ.

Nơi nhận:
- UBQG ứng phó SCPTT&TKCN;
- TT Tỉnh ủy (cấp huyện
…… );
- Ch
tịch, các PCT UBND tỉnh (cấp huyện...);
- CVP các PCVP UBND tỉnh (....);
- Các sở, ban, ngành, đoàn th
tnh;
- UBND các huyện, thành phố;

…………
- Lưu: VT, NC.

UBND CP TỈNH, HUYỆN
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, đóng dấu)

PHỤ LỤC II

ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ CHẤT THẢI CẤP CƠ SỞ
(Kèm theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ)

CHỦ CƠ SỞ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/KH-……

, ngày tháng năm

KẾ HOẠCH

ng phó sự cchất thải của

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến chất thải

Nêu ngn gọn địa hình, địa lý của huyện (cơ sở hoạt động).

2. Tính cht, quy mô đặc điểm của cơ s

Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở.

3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố chất thải hiện có của s, gồm: Quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng, phương tiện ứng phó của cơ sở, lực lượng, phương tiện hợp đồng, phối hợp.

4. Dkiến các khu vực nguy cơ cao: Dự kiến khu vực có nguy cơ cao xảy ra sự cố.

5. Kết luận: Khnăng ứng phó của cơ sở ở mc độ nào.

II. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ

1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chđộng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu qu”.

2. Nguyên tắc ứng phó

- Tích cực phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các nguồn lực, các phương án hiệp đng để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố chất thải.

- Duy trì ứng trực 24/24, chủ động ứng phó, báo cáo kịp thời.

- Chủ động phối hợp, huy động mọi nguồn lực đphòng ngừa, ứng phó, không để bị động, bất ngờ.

- Phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự c cht thải.

- Tổ chức, cá nhân gây sự cố chất thải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố, bồi thường thiệt hại và các chi phí khác do sự cố gây ra theo quy định của pháp luật.

3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu qu

3.1. Biện pháp phòng ngừa

- Công khai kết quả quan trắc chất thải tự động, liên tục (bao gồm so sánh với giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm đã được cấp phép) trên trang thông tin điện tử của chdự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bảng thông tin điện tử đặt tại cổng dự án, cơ sở.

- Công khai phiếu kết quả quan trắc cht thải của kỳ quan trc gần nhất trên trang thông tin điện tử của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc công khai trên bng thông tin điện tđặt tại cng dự án, cơ sở. Thời điểm công khai chậm nht là 10 ngày sau khi có kết quả quan trắc chất thải định kỳ cho đến thời điểm công khai kết quả quan trắc định kỳ mới theo quy định.

- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng trong, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cchất thải.

3.2. Biện pp ứng phó, khắc phục hậu quả

- Sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ để ngăn chặn, hạn chế chất thi phát tán ra môi trường (như: sử dụng bao cát, vật liệu có sẵn tại chkịp thời triển khai đắp bờ, đào rãnh ngăn chặn..., không cho chất thải, lỏng phát tán ra môi trường; sử dụng phương tiện chun dụng, hệ thống bơm để thu chất thải về bể cha, hồ chứa...).

- Xử lý chất thải bng phương pháp sử dụng công nghệ, như: Hấp thụ bằng các vật liệu hấp thụ tương ứng phù hợp như dung dịch kiềm, nước; hp thụ bằng các vật liệu hấp thụ như than hoạt tính, geolit...; xử lý khí thải bng công nghệ UV để xử lý các loại khí độc (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Amoniac) hoặc xử lý khí thải bằng công nghệ Plasma nhm giảm nng độ bụi trong không khí, loại bỏ khí độc hại... ngăn chặn, dừng phát tán chất thải ra môi trường (đối với chất thải khí).

4. Tổ chức sử dụng lực lượng

- Lực lượng quan sát, thông báo, báo động.

- Lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả:

+ Lực lượng sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn;

+ Lực lượng ứng phó tại ch(sử dụng lực lượng nào? phương tiện gì? để ngăn chặn phát tán, thu gom, xử lý...);

+ Lực lượng tăng cường, phối hợp (cơ s phi có kế hoạch hiệp đồng hoặc thuê khoán với các lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm trên địa bàn);

+ Lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự khu vực sự cố;

+ Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế.

III. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Tình huống: Dự kiến tình hung ở đâu ? xảy ra sự cố gì? mức độ nh hưởng.

2. Biện pháp xử lý

- Lực lượng thòng báo, báo động: Khi sự cố xảy ra, cơ sở nhanh chóng triển khai biện pháp ứng phó, đồng thời báo cáo ngay đến các cơ quan chức năng của địa phương.

- Lực lượng sơ tán phương tiện và người dân ra khỏi khu vực sự cố: Sử dụng lực lượng của cơ sở phi hợp với lực lượng tăng cường của địa phương (nếu có).

- Lực lượng ứng phó tại chỗ: Lực lượng của cơ sở, phối hợp với lực lượng tại chtheo kế hoạch đã hiệp đồng.

- Lực lượng tăng cường, phối hợp: Lực lượng của địa phương nơi xảy ra sự cố.

- Lực lượng khắc phục hậu qu, ci tạo, phục hồi môi trường: Lực lượng của cơ sở, phối hợp với lực lượng cơ quan chức năng của địa phương.

- Lực lượng bảo đm an ninh, an toàn khu vực sự cố: Lực lượng an ninh của cơ sở phối hợp với công an, cơ quan chức năng địa phương,

- Lực lượng bảo đảm hậu cần, y tế: Lực lượng của cơ sở phối hợp với lực lượng của địa phương.

IV. NHIỆM VỤ CỦA CÁC B PHN

1. Nhiệm vụ chung.

2. Nhiệm vụ cụ thể.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Thông tin liên lạc

- Bảo đảm thông tin cho chỉ huy, chỉ đạo.

- Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả.

2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố chất thải

- Do đơn vị tự trang bị.

- Ký kết, hợp đồng với các đơn vị có năng lực về ứng phó sự cố.

3. Bảo đảm vật chất cho đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả

4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu ngưi bị nạn

VI. TCHỨC CH HUY

1. Vị trí chỉ huy thường xuyên

- Địa điểm

- Thành phần

- Nhiệm vụ

2. Vị trí chỉ huy tại hiện trường

- Địa điểm: Tại hiện trường nơi xảy ra sự cố

- Thành phần

- Nhiệm vụ

Nơi nhận:
- Ban CHPCTT&TKCN huyện, thị xã
- UBND xã, phường, thị trấn;
………

(CHỦ CƠ SỞ)
QUYỀN HẠN, CHC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, đóng dấu)

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 146/QD-TTg

Hanoi, February 23, 2023

 

DECISION

PROMULGATING THE NATIONAL WASTE INCIDENT RESPONSE PLAN FOR 2023 - 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendment to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Environment Protection dated November 17, 2020;

Pursuant to Decree No. 30/2017/ND-CP dated March 21, 2017 of the Government on organization of emergency, natural disaster response and rescue operations;

Pursuant to Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 of the Government elaborating to the Law on Environmental Protection;

At request of the Minister of National Defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The National Plan for waste incident response plan for 2023 - 2030 is attached to this Decision.

Article 2. This Decision comes into force from the date of signing.

Article 3. Director of the National Committee for Search and Rescue (VINASARCOM), Ministers, heads of ministerial agencies, Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, relevant agencies, organizations, and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Luu Quang

 

NATIONAL PLAN

FOR WASTE INCIDENT RESPONSE FOR 2023 - 2030
(Attached to Decision No. 146/QD-TTg dated February 23, 2023 of the Prime Minister)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. General objectives

- Ensure unified leadership and consistency in state management pertaining to response and remediation of waste incidents; effectively mobilize and utilize resources, promptly respond and remediate; closely cooperate with central to local authorities in mobilizing and utilizing resources in response and remediation in case of waste incidents.

- Adopt and effectively implement the principle of “4 on-the-spot”, actively respond and rapidly remediate; develop organizational structures capable of responding, remediating, and minimizing damage to human, economy, society, and environment.

- Increase international exchange and cooperation pertaining to early warning and prevention of cross-border waste incidents.

2. Specific objectives

- Improve waste risk supervision capacity in concentrated manufacturing, business, and service complex, economic zones, industrial complex, craft villages; in mining, mineral processing, and storage of dangerous minerals, etc.

- Actively study, assess, and develop waste incident response plans that fit each region, area; organize periodic training and drill; prepare adequate forces and equipment in order to promptly and effectively respond to any incident. Invest and procure specialized equipment, instruments, and materials to improve response and remediation capacity.

II. BASIC SCENARIOS

1. An incident involving regular solid waste (municipal solid wastes, industrial solid wastes, etc.)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. An incident that involves toxic solid waste (toxic biomedical waste in solid form, toxic wastes in solid form)

Scenario: Due to extended usage, tailings ponds or mining extraction and production plants deteriorate in combination with prolonged rain and flood causes dams of tailings ponds to fail and spill tailings into the environment.

3. An incident that involves liquid waste (waste sludges, wastewater)

- Scenario 1: Unexpected rain and storm cause dams of untreated wastewater ponds of treatment plants to erode and spill wastewater into the environment and residential areas.

- Scenario 2: During storage and transport of untreated waste, means of transport get involved in a collision where the container tips over, spills, or is punctured thereby causing wastewater to spill into the environment, residential areas, polluting the environment, and affecting people’s health.

4. An incident that involves gaseous waste (emission)

Scenario: A fire breaks out at a storage unit of industrial wastes, toxic wastes, wastes containing persistent organic pollutants or POP (the burning of waste oils containing PCB thereby carrying toxic chemicals and toxic fumes from the storage unit to the environment with certain content of CO2, NO, SO2,HCl, NO2, etc.).

III. INCIDENT PREVENTION, RESPONSE, AND REMEDIATION SOLUTIONS

1. Prevention solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Review, examine, inspect, and take strict actions against industrial parks, export-processing zones, factories, craft villages, etc. that violate regulations on waste management and treatment. Improve monitoring, warning, announcement, and alarm capability of central to local governments.

- Strengthen cooperation in training high quality human resources, scientific studies, technology transfer; exchange information, and study experience pertaining to forecasting, warning, response, and remediation of waste incidents.

- Invest and procure equipment, instruments, and materials to improve prevention and response capacity of local to central governments.

- Coordinate the development of Waste incident response plan that fits each region and area. Organize training and advanced training for primary forces, part-time forces; organize drills and competitions; promote communication and dissemination to raise awareness and responsibilities of all levels, all sectors, and community in preparing, responding, and remediating waste incidents and emergencies.

- Improve effectiveness of cooperation and coordination between ministries, central departments, and local governments in leading, directing, examining, supervising, and guiding prevention, response, and remediation of waste incidents.

2. Response and remediation solutions

a) Receiving information and assessing incident situation

- Monitor, supervise, receive information, and issue timely warnings, announcement, and alarms pertaining to waste incidents on mass media to authorities of all level and community

- Strengthen watch duty regulations, acknowledge the situation, evaluate, conclude, and identify timely, effective response solutions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Establishing response centers

- Primary Response Center

+ Address: 8, Golf Course road, Phuc Dong Ward, Long Bien District, Hanoi City.

+ Composition: Heads of the VINASARCOM; heads of Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, Ministry of Environment and Natural Resources, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Transport, Ministry of Foreign Affairs, Ministry of Health, Ministry of Science and Technology.

+ Task: To promptly, effectively command and coordinate forces participating in responding to and remediating waste incidents.

- On-site response centers

+ Location: Incident site.

+ Component: Steering Committees for Natural Disaster Management, Search, and Rescue; representatives of local departments, central departments led by heads of Chairpersons of People’s Committees of provinces to respond to and remediate (If necessary, direct coordination by heads of the VINASARCOM; heads of relevant ministries and central departments).

+ Tasks: To evaluate, conclude the situation, identify response and remediation solutions; submit reports on the result to the Primary Response Center.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organize evacuation of property, instruments, and the general public: The Steering Committees for Natural Disaster Management, Search, and Rescue of provinces shall direct on-site forces of relevant provinces (provincial military command, provincial police departments, provincial authorities, etc.) to cooperate with local authorities and the general public of relevant provinces in immediately evacuating humans, vehicles, and properties from incident site, isolating the site, communicating, and guiding public opinion.

- Prevent waste sources from leaking to the environment, to be specific:

+ In case of an incident that involves regular solid waste (domestic solid waste, industrial solid waste, etc.): Utilize on-site forces and instruments and restrict, prevent wastes from leaking into the environment, promptly build embankments, trenches, containers, etc., and prevent waste soil and rock from escaping to the environment.

+ In case of an incident that involves liquid waste (waste sludges, wastewater): Stop waste distribution, promptly seal the failed dam section by materials available on-site (sandbag, dirtbag, or other materials available at the site), pump wastewater back to reservoirs, ponds, etc.

+ In case of an incident that involves gaseous waste (emission): Utilize technologies such as: Absorbing via appropriate absorbent materials namely lyes, water, activated carbon, zeolites, etc.; UV technology for noxious gases (Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Ammonia); or Plasma technology for reducing dust concentration in the air, eliminating noxious gases, etc.

- Assess level of pollution and implement remedial, restorative, and compensatory actions (if any); sterilize water sources by oxidants such as: Chlorine, potassium permanganate, calcium chlorate, potassium bichromate, chlorine dioxide, calcium hypochlorite, etc. or biological solutions such as microorganisms for treating wastewater, microorganisms for eliminating toxic organic substances.

d) Remediation and restoration after incidents and disasters

- Organize forces and instruments for collecting, storing, transporting, and treating waste as per the law.

- Restore the environment after the incident; Monitor, evaluate environment quality, consolidate reports, and restore population in the area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Ministry of National Defense: Response Centers for Toxic, Radioactive, Nuclear Chemical Incidents in the Northern Region, the Central Region, and the Southern Region; Response Centers for Oil Spill Incidents in the Northern Region and the Central Region; Search Dog Training Centers; military regions, military corps, military divisions, academies, and education institutions.

b) Ministry of Public Security: Fire Safety and Rescue Departments; Traffic Police Departments; Mobile Police Departments; Environmental Police Agency, Department of Health; Investigating Police Authority of all levels; Police Dog Training and Operation Center.

c) Ministry of Industry and Trade: Industrial Safety Techniques and Environment Agency; Center for Occupational Health and Environment - Ministry of Industry and Trade; Data and Chemical Incident Response Center.

d) Ministry of Transport: Vietnam Maritime Search and Rescue Coordination Center; Aviation Search and Rescue Coordination Center.

dd) Ministry of Health: Hospital network, medical examination and treatment establishments; preventive medical centers; mobile medical teams, and 115 Emergency Center.

e) People’s Committees of provinces: Departments of Natural Resources and Environment, Departments of Industry and Trade, Departments of Health; hospital network of provinces; City Environment Company.

4. Response decentralization

☺a) Response to national-level waste incidents: Advised and coordinated by the VINASARCOM.

b) Response to provincial-level waste incidents: Directed and coordinated by People’s Committees of provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Promulgating Waste Incident Response Plan.

a) The VINASARCOM shall develop National Waste Incident Response Plan.

b) People’s Committees of provinces shall develop Provincial Waste Incident Response Plan; People’s Committees of districts shall develop District-level Waste Incident Response Plan;

c) Project developers and heads of facilities are responsible for developing and organizing implementation of Waste Incident Response Plan appropriate to waste incident prevention and response contents in the decision approving appraisal results of environmental impact assessment report or environmental license.

d) National-level, provincial-level, and district-level Waste Incident Response Plans shall be developed and promulgated every 5 years and updated, revised, amended every year whenever changes occur and lead to change to details, increase in scale, and inadequacy in response capacity under original Plan.

IV. TASKS OF MINISTRIES, CENTRAL DEPARTMENTS, AND LOCAL AUTHORITIES

1. VINASARCOM shall

- Take charge and assist the Prime Minister in directing ministries, central departments, and local governments in implementing the National Plan for waste incident response plan; examine and expedite the preparation and organization of incident response; organize waste incident response training and drills.

- Take charge and cooperate with ministries, central departments, and local governments in organizing response to national-level waste incidents; advise the Government to procure specialized equipment and instrument, and coordinate the waste incident training, advanced training, and drills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Ministry of National Defense shall

- Take charge and cooperate with ministries, central departments, and local governments in guiding, organizing response forces; request the Government to invest and procure specialized equipment and instruments to improve response capability of primary and part-time forces and relevant entities, and be ready to respond to national-level waste incidents.

- Direct military regions and local military authorities of all levels to advise People’s Committees of the same levels to successfully implement waste incident prevention and response.

- Organize training, advanced training, and drills for primary and part-time forces on an annual basis; cooperate and successfully communicate, disseminate to raise community’s awareness pertaining to environmental protection.

3. Ministry of Public Security shall

- Take charge and direct Environmental Police Agency, Fire and Rescue Police Departments, Investigating Police Departments of all levels, police authorities of all levels to stand by and engage in waste incident response at request of competent authorities.

- Direct and maintain political security, order, and social safety of the incident site; investigate and identify the cause as per the law.

- Organize training, advanced training, and drills of primary and part-time forces on a periodic basis (integrating plan development, training, advanced training, and drills in other plans of the Ministry); cooperate and successfully communicate, disseminate to raise community’s awareness pertaining to environmental protection.

4. Ministry of Environment and Natural Resources shall

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cooperate with Ministry of National Defense in advising the VINASARCOM to organize response to national-level environment incidents caused by wastes; provide technical guidelines on waste incident prevention and response in order to maintain consistency in state management responsibilities in environmental protection.

- Cooperate with ministries, central departments, and local governments in guiding identification of damage to humans, property, and environment; guiding local governments in remediating and restoring the environment.

- Take charge and cooperate with ministries, ministerial agencies, relevant Governmental agencies, and People’s Committees of provinces in communicating and disseminating information pertaining to waste incidents and raising community’s awareness about environmental protection.

- Cooperate with ministries, central departments, and local governments in organizing training, advanced training, and drills for primary and part-time forces (integrating plan development, training, advanced training, and drills in other plans of the Ministry).

- Organize implementation of national environmental monitoring program, including environmental monitoring programs for river and lake of provinces, sea, key economic zones, areas that are interregional in nature, transboundary environment, and environment in specific areas.

- Forecast, issue warning, adequately and promptly deliver incident and natural disaster forecasts and warnings relating to meteorology, hydrography, oceanography to the VINASARCOM, ministries, central departments, local governments, and mass media as per the law.

5. Ministry of Industry and Trade shall

- Take charge and advise the VINASARCOM to organize response and remediation operations following national-level waste incidents caused by toxic chemical leak or propagation in industrial sector.

- Direct entities in industry and trade sectors to organize training, advanced training, and drills for primary and part-time forces (integrating plan development, training, advanced training, and drills in other plans of the Ministry); cooperate and successfully communicate, disseminate to raise community’s awareness pertaining to environmental protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Ministry of Agriculture and Rural Development shall

Guide and direct waste incident response and remediation operations within their competence; organize training, drills, and dissemination to raise community’s awareness about waste incident response and remediation and environmental protection in agriculture and rural development.

7. Ministry of Transport shall

- Take charge and cooperate with Ministry of National Defense, ministries, central departments, and local governments in implementing solutions pertaining to the use of traffic infrastructures, transport equipment, instruments, and materials engaging in environmental incident response under command of VINASARCOM.

- Take charge and cooperate with ministries, central departments, and local authorities in jointly promulgating or request competent authorities to promulgate documents prescribing technical standards and regulations pertaining to environmental protection and applicable to traffic vehicles.

- Assign officials to participate in training and drills to improve capacity of officials and employees engaging in waste incident response.

8. Ministry of Health shall

- Elaborate the segregation, collection, storage, and management of biomedical waste in medical establishments’ grounds.

- Direct and strengthen environmental incident response and prevention capacity associated with biomedical waste within medical establishments’ grounds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Assign officials to participate in training and drills to improve capacity of officials and employees engaging in waste incident response.

9. Ministry of Science and Technology shall

- Take charge and advise the VINASARCOM to organize and engage in responding to national-level incidents relating to chemicals caused by selling, transport, or leak of radioactive substances.

- Take charge and cooperate with ministries, central departments, and local governments in guiding prevention, response, and remediation of incidents caused by selling, transport, or leak of radioactive substances.

- Take charge and cooperate with ministries, central departments, and local governments in organizing study and proposing application of advanced science and technology in responding to, preparing for, and remediating incidents related to radioactive wastes.

- Assign officials to participate in training and drills to improve capacity of officials and employees engaging in radioactive waste incident response.

10. Ministry of Information and Communications shall

- Direct agencies and authorities to communicate to raise awareness and sense of responsibilities of the general public pertaining to waste incident prevention and response.

- Take charge and direct affiliated agencies and authorities to cooperate with ministries, central departments, and local governments in maintaining communication, assisting coordination operation, and operating response, search and rescue attempts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct competent agencies and authorities to cooperate, process, and enable Vietnam's waste incident response forces to provide international assistance and allow foreign waste incident response forces to provide assistance in Vietnam.

- Direct Departments of Foreign Affairs of border provinces to counsel and assist People’s Committees of provinces in performing state management pertaining to foreign affairs and national border affairs relating to transboundary waste incident response.

- Exchange information, request cooperation, or offer assistance in responding to waste incidents in foreign countries that affect Vietnam or waste incidents in Vietnam that affect foreign countries.

12. Ministry of Planning and Investment shall

- Take charge and cooperate with ministries, central departments, and local governments in appraising funding sources and capital capacity of public investment projects serving waste incident prevention and response tasks as per the law.

- Guide ministries, central departments, and local governments to develop medium-term and annual public investment plans in order to allow ministries, central departments, and local governments in implementing the National plan for waste incident response plan.

13. Ministry of Finance shall

- Take charge and cooperate with relevant ministries and central departments in consolidating and allocating recurrent expenditure on waste incident response tasks, request competent authorities to consider and decide based on current budget decentralization according to the Law on State Budget and guiding documents.

- At the request of Ministry of National Defense and Ministry of Environment and Natural Resources. The Ministry of Finance shall promulgate or request competent authority to promulgate limit, order, and procedures for paying for prevention operations, organizing of incident prevention, and environmental remediation, restoration operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Take charge and cooperate with ministries, central departments, and local governments in guiding planning, plans, programs pertaining to environmental protection and state management regarding water supply, water drainage, wastewater treatment of urban areas, rural residential areas, and industrial parks.

- Develop and promulgate legislative documents on environmental protection, state management regarding water supply, water drainage, and wastewater treatment of urban areas, rural residential areas, and industrial parks.

- Assign officials to participate in training and drills to improve capacity of officials and employees engaging in waste incident response.

15. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “Provincial People’s Committees”) shall

Comply with Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 of the Government elaborating the Law on Environmental protection, to be specific:

- Take charge, organize, and effectively implement the National plan for waste incident response; develop Provincial plan for waste incident response as per the law.

- Organize waste management in the provinces; assign environmental protection authority to perform management responsibility and assign subordinate People’s Committees to perform waste management responsibility as per the law; prescribe specific price for waste collection, transport, and treatment services; promulgate regulations and policies incentivizing, assisting, and encouraging organizations and individuals to invest and provide collection, transport services and invest in waste treatment facilities suitable with local socio-economic conditions; coordinate inspection, examination, and actions taken against violation in waste management in the provinces.

- Organize implementation of environmental monitoring program in the provinces and publicize information using various means; communicate, disseminate, raise community’s awareness, and popularize waste incident prevention and response knowledge in the provinces.

- Develop waste incident response forces, ensure readiness of human resources, equipment, and instruments to respond to local waste incidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organize training, advanced training, and drills pertaining to waste incident response in local provinces (allow the integration of plan development, training, advanced training, and drills of waste incident response with other provincial plans).

- Produce preliminary assessment and final assessment once a year regarding management, prevention, response, and remediation of waste incidents and report to the VINASARCOM.

16. Facilities shall

- Develop and organize implementation of Grassroots-level waste incident response plan (Provincial People’s Committees shall prescribes investment projects and facilities that are required to develop Grassroots-level waste incident response plans) that fit environmental incident prevention and response details in the decisions approving appraisal results of environmental impact assessment or environmental license (according to section 1 Article 109 of Decree No. 08/2020/ND-CP dated January 10, 2022).

- Invest and procure equipment, instruments, materials and gather forces to prepare, respond to waste incidents in the facilities, conduct regular inspection, adopt technical and management solutions in order to eliminate and reduce the risk of incidents.

- Organize training, advanced training, and drills of waste incident response on a periodic basis and invest in standby equipment.

V. ASSURANCE

- Ministries, ministerial agencies, Provincial People’s Committees shall take charge and cooperate with the VINASARCOM in consolidating the list of vehicles, equipment, instruments, and materials serving waste incident response and remediation and environmental restoration.

- The mobilization and requisition of instruments, equipment, and materials of for waste incident response of organizations and individuals shall conform to regulations and law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The VINASARCOM shall take charge and cooperate with ministries, central departments, and local governments in organizing effective implementation of the National plan for waste incident response.

- Ministry of National Defense shall act as the standing authority which assists the VINASARCOM in monitoring, examining, expediting, and guiding ministries, ministerial agencies, and local authorities to implement the National plan for waste incident response.

- The Office of the VINASARCOM shall assist the VINASARCOM in examining and guiding authorities of all ministries, central departments, and local governments to perform guard and report duties; communicate to serve the coordination and operation of the VINASARCOM.

- On an annual or irregular basis, the VINASARCOM shall examine and assess the risks of waste incidents on a nationwide level; the Steering Committees for Natural Disaster Management, Search, and Rescue, ministries, ministerial agencies, and local governments shall review and assess implementation of the Plan, adjust the Plan, and report to the VINASARCOM (via office of the VINASARCOM).

 

APPENDIX I

OUTLINE OF PROVINCIAL-LEVEL, DISTRICT-LEVEL WASTE INCIDENT RESPONSE PLAN
(Attached to Decision No. 146/QD-TTg dated February 23, 2023 of the Prime Minister)

PEOPLE’S COMMITTEE OF ………… PROVINCE (DISTRICT)
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Location and date)

 

PLAN

For waste incident response of Province (District) A

I. SITUATION EVALUATION

1. Situations relating to the wastes (summarize the geography and topography of the province and issues relating to wastes).

2. Nature, scale, and characteristics of facilities in the province: Nature and scale of facilities in the province or district in 17 modes of production, business, and services which can cause environmental pollution according to Appendix II of Decree No. 08/2022/ND-CP dated January 10, 2022 of the Government.

3. Conditions of provincial-level, district-level waste incident response forces and instruments

a) Primary forces and instruments: The number of available equipment in the province, regional centers, and entities capable of responding to waste incidents according to response plan of each area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Expected high-risk areas

a) Solid waste: expect 2 - 3 areas.

b) Liquid waste: expect 2 - 3 areas.

c) Gaseous waste: expect 2 - 3 areas.

5. Conclusion: The level of ability to respond of the province, district.

II. ORGANIZING OF RESPONSE FORCES

1. Principle: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả” (Actively prepare, promptly and effectively respond).

2. Rules

- Actively prepare, develop plans, and mobilize resources and solutions for responding to waste incidents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Waste incident response shall be implemented following "bốn tại chỗ” (4 on-the-spot) and “ba sẵn sàng” (3 ready) in accordance with natural disaster preparedness and prevention; cooperate and mobilize all resources to improve incidence preparedness and response;

- Jointly coordinate and establish close cooperation between forces, equipment, and instruments engaging in waste incident response;

- Organizations and individuals causing waste incidents are responsible for incurring costs for organizing response, remediation, environmental restoration, damages, and other costs of the incidents as per the law.

3. Prevention, response, and remediation solutions

3.1. Prevention solutions

- Develop primary forces and part-time forces, improve cooperation in training high-quality human resources, scientific study, and technology transfer; exchange information and learn about experience in forecasting, warning, responding to, and remediating waste incidents. Invest and procure equipment, instruments, and materials to improve prevention and response capacity of local forces.

- Improve monitoring, warning, announcement, and alarm capacity in the province and district; increase examination, investigation, and strict actions taken against industrial parks, export-processing zones, factories, and craft villages, etc. that violate waste management and treatment laws.

- Improve effectiveness of cooperation and coordination between ministries, central departments, and local governments in leading, directing, examining, supervising, and guiding preparedness, response, and remediation of waste incidents.

3.2. Response and remediation solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Use available forces and instruments to prevent, limit wastes leaked into the environment (such as: sandbags and other materials available to form fortification, etc., prevent waste and liquid waste from seeping to the environment; use specialized equipment and pump system to recollect wastes to reservoirs, ponds, etc.).

- Treat wastes by technology solutions such as: Absorption using appropriate absorbent materials such as lyes, water; absorption using absorbent materials such as activated carbon, zeolites, etc.; treat emission with UV technology to process noxious gases ((Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Ammonia) or treat emissions with Plasma technology to reduce dust concentration in the air and eliminate noxious gas, etc. prevent, cease the distribution of wastes into the environment (in case of gaseous wastes).

4. Organizing forces

Organize primary forces and part-time forces to respond to incidents, to be specific:

- Forces for observing, supervision, receiving information, issuing warning, making announcement, and raising alarm;

- Forces for responding and remediating incidents:

+ Forces for evacuating people and property to safe locations;

+ On-site response forces (which forces and which instruments are used to prevent dispersion, collect, treat, etc.);

+ Additional, cooperating forces;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Logistics and medical forces.

III. EXPECTED SCENARIOS AND SOLUTIONS

1. Scenario: Expected location; type of incident; level of impact.

2. Solutions: Upon receiving information on the incident, Chairperson of People’s Committee of the Province (District) shall coordinate on-site forces and instruments to following the steps below:

Step 1. Receive information, evaluate, conclude the situations, and identify response solutions.

Step 2. Execute.

Step 3. Establish Response center.

Step 4. Respond to the incident:

- Forces for observing, supervising, receiving information, issuing warning, notifying, and raising alarm: Utilize forces of the local Department (Sub-department) of Natural Resources and Environment and Department (Sub-department) of Industry and Trade.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- On-site response forces: Utilize on-site forces and instruments, including: Military command, provincial and district-level police departments, local government departments, agencies and entities located in the province, district;

- Additional, cooperating forces: Forces above, agencies, entities located in the province, district and adjacent provinces, districts;

- Forces for remediating incidents: Utilize forces and instruments of armed forces (public security, military) and groups, the locals of incident site.

- Security forces for incident site: Utilize local police forces and local authorities;

- Logistics and medical forces: Utilize forces affiliated with industry and trade, medical authorities and forces performing response mission.

IV. TASKS OF AGENCIES AND ENTITIES

1. General tasks

2. Specific tasks

a) The Steering Committee for Natural Disaster Management, Search, and Rescue: State tasks in response operation coordination and command.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Border Guard command of the province (Border Guard post for district-level plan).

d) Provincial-level, district-level police authority.

dd) Department of Natural Resources and Environment (Sub-department of Natural Resources and Environment).

e) Department of Industry and Trade.

g) Department of Transport (Sub-department of Transport and Construction of the district).

h) Department of Science and Technology.

i) Department of Finance (Sub-department of Finance for district-level plan).

k) Department of Health (Medical Center of district).

l) Department of Information and Communications (Sub-department of Information and Communications of district).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



n) Facilities.

V. ASSURANCE

1. Contact information

- Guaranteed communication for coordination and operation.

- Guaranteed communication for incident response, remediation and environmental restoration forces.

2. Waste incident response equipment

3. Facilities and amenities for entities engaging in incident response, remediation and environmental restoration

4. Medical care and emergency medical support for disaster-stricken individuals

VI. COMMANDING ORGANIZATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Location: Head office of People’s Committee of province, district.

- Composition.

- Task.

2. On-site response center

- Location: Incident site.

- Composition.

- Task.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX II

OUTLINE OF GRASSROOTS-LEVEL WASTE INCIDENT RESPONSE PLAN
(Attached to Decision No. 146/QD-TTg dated February 23, 2023 of the Prime Minister)

HEAD OF ………… FACILITY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. …/KH-……

(Location and date)

 

PLAN

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. SITUATION EVALUATION

1. Situation relating to the wastes

Summarize the geography and topography of the district (here the facility is located).

2. Nature, scale, and characteristics of the facility

The nature, scale, and technology of the facility.

3. Available forces and instruments for incident response waste of the facility, including: Military personnel, equipment, forces, instruments of the facility and joint, cooperating forces, instruments.

4. Expected high-risk areas: Expect areas with high risk of incidents.

5. Conclusion: What is the level of response capability of the facility.

II. ORGANIZING OF RESPONSE FORCES AND INSTRUMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Rules

- Actively prepare, develop plans, and mobilize resources and cooperation solutions for responding to waste incidents.

- Maintain guard duty on a 24-hour basis, active respond and promptly report.

- Cooperate and mobilize all resources to prevent and respond; prevent inaction.

- Jointly coordinate and establish close cooperation between forces, equipment, and instruments engaging in waste incident response.

- Organizations and individuals causing waste incidents are responsible for incurring costs for organizing response, remediation, environmental restoration, damages, and other costs of the incidents as per the law.

3. Prevention, response, and remediation solutions

3.1. Prevention solutions

- Publicize automatic and regular waste monitoring results (including comparison with limit value of permitted pollutants) on website of project developers, head of the facility, developers of construction investment and trading of infrastructures of concentrated manufacturing, business, service services, industrial complex, or on electronic information panel located at entrance of the project, facility.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Improve cooperation and coordination effectiveness between forces in guiding implementation of waste incident prevention, response, and remediation.

3.2. Response and remediation solutions

- Use available forces and instruments to prevent, limit wastes leaked into the environment (such as: sandbags and other materials available to form fortification, etc., prevent waste and liquid waste from seeping to the environment; use specialized equipment and pump system to recollect wastes to reservoirs, ponds, etc.).

- Treat wastes by technology solutions such as: Absorption using appropriate absorbent materials such as lyes, water; absorption using absorbent materials such as activated carbon, zeolites, etc.; treat emission with UV technology to process noxious gases ((Hydrogen sulfide, Mercaptans, Sulfide, Ammonia) or treat emissions with Plasma technology to reduce dust concentration in the air and eliminate noxious gas, etc. prevent, cease the distribution of wastes into the environment (in case of gaseous wastes).

4. Organizing forces

- Forces for supervising, notifying, and raising alarm.

- Forces for responding and remediating incidents:

+ Forces for evacuating people and property to safe locations;

+ On-site response forces (which forces and which instruments are used to prevent dispersion, collect, treat, etc.);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Security forces for incident site;

+ Logistics and medical forces.

III. EXPECTED SCENARIOS AND SOLUTIONS

1. Scenario: Expected location; type of incident; level of impact.

2. Solutions

- Forces for notifying, raising alarm: When the incident occurs, the facility must immediately implement response measure while notifying local authority.

- Forces for evacuating people and property to safe locations: Utilize forces of the facility cooperating with additional forces of the local government (if any).

- On-site response forces: Forces of the facilities cooperating with on-site forces according determined plans.

- Additional, cooperating forces: Forces of local authority where the incident occurs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Forces for maintaining security and safety of site of incident: Security forces of the facility cooperating with police authority and local authority.

- Logistical and medical forces: Forces of the facility cooperating with forces of local government.

IV. TASKS OF EACH DEPARTMENT

1. General tasks.

2. Specific tasks.

V. ASSURANCE

1. Contact information

- Guaranteed communication for coordination and operation.

- Guaranteed communication for response and remediation forces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Prepared by the units.

- Via contracts with competent entities in incident response.

3. Facilities and amenities for response and remediation entities

4. Medical care and emergency medical support for disaster-stricken individuals

VI. COMMANDING ORGANIZATION

1. Primary commanding position

- Location

- Composition

- Task

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Location: Incident site

- Composition

- Task

 

 

(HEAD OF FACILITY)
POWER AND TITLE OF SIGNEE
(Signature and seal)

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 146/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 về Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2023-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.635

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.236.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!