Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra tàu biển

Số hiệu: 07/2018/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Văn Công
Ngày ban hành: 07/02/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Yêu cầu đối với sỹ quan kiểm tra Nhà nước cảng biển

Ngày 07/02/2018, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 07/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra tàu biển.

Theo đó, khi xuống tàu biển kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra Nhà nước phải tuân thủ những yêu cầu theo quy định tại Phụ lục 01 Thông tư này như:

- Xuất trình thẻ cho thuyền trưởng hoặc đại diện của chủ tàu lúc bắt đầu kiểm tra;

- Không được can thiệp vào việc cá nhân và nơi nghỉ của thuyền viên;

- Tôn trọng quyền của thuyền trưởng và những người giúp việc của thuyền trưởng;

- Không đe dọa, độc đoán hay sử dụng ngôn ngữ gây thù oán;

- Tuân thủ yêu cầu an ninh của tàu biển và được người có trách nhiệm dẫn đi xung quanh tàu biển;

- Không được gây khó khăn cho thuyền viên như việc hỏi những thứ ngược với quy định của Công ước, quy định pháp luật.

- Kiên quyết từ chối nhận hối lộ và báo cáo ngay các trường hợp hối lộ về Cảng vụ hàng hải…

 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2018.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 07 tháng 02 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA TÀU BIỂN

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về kiểm tra tàu biển.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về kiểm tra điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc kiểm tra tàu biển nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển Việt Nam.

2. Thông tư này không áp dụng đối với việc kiểm tra tàu biển Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tàu biển là tàu biển nước ngoài.

2. Khiếm khuyết là tình trạng kỹ thuật, vận hành của tàu biển, Giấy chứng nhận và hồ sơ của tàu biển, bố trí định biên và thuyền viên không tuân thủ quy định của điều ước quốc tế về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà Việt Nam là thành viên được phát hiện trong quá trình kiểm tra tàu biển.

3. Bằng chứng rõ ràng là một trong những bằng chứng cụ thể sau:

a) Tàu biển không có các thiết bị hoặc các thiết bị này không hoạt động theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Tàu biển, thuyền viên không có Giấy chứng nhận hoặc Giấy chứng nhận không còn hiệu lực theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

c) Tàu biển không có tài liệu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

d) Tàu biển có kết cấu, thân vỏ bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc có khiếm khuyết gây nguy hiểm tới tính nguyên vẹn kín nước hoặc sự ổn định của tàu biển;

đ) Tàu biển có khiếm khuyết nghiêm trọng về trang thiết bị làm ảnh hưởng đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

e) Thuyền viên không biết hoặc không thực hiện các hoạt động thiết yếu liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

g) Thuyền viên trên tàu biển không thể giao tiếp với nhau theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

h) Thuyền viên, thuyền trưởng phát các báo động sai mà không được hủy phù hợp;

i) Cơ quan có thẩm quyền nhận được thông báo về tàu biển không tuân thủ các quy định về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

k) Tàu biển không có các biện pháp bảo đảm an ninh hàng hải.

4. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển là công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam được cấp Thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để thực hiện việc kiểm tra các điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải trên tàu biển nước ngoài neo, đậu trong vùng nước cảng biển của Việt Nam.

5. Lưu giữ tàu biển là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển không cho phép tàu biển rời cảng khi phát hiện các khiếm khuyết nghiêm trọng của tàu biển tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và yêu cầu thuyền trưởng khắc phục trước khi cho phép tàu biển rời cảng.

6. Kiểm tra ban đầu là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển lên tàu biển kiểm tra thực tế tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị, thuyền viên, các Giấy chứng nhận và các tài liệu có liên quan của tàu biển.

7. Kiểm tra chi tiết là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra tàu biển khi có các bằng chứng rõ ràng quy định tại khoản 3 Điều này.

8. Kiểm tra lại là việc kiểm tra được tiến hành sau khi thuyền viên của tàu biển khắc phục các khiếm khuyết được phát hiện bởi Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển tại lần kiểm tra trước đó để khẳng định các khiếm khuyết đã được khắc phục.

9. Kiểm tra tiếp theo là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra để xác nhận việc khắc phục các khiếm khuyết của tàu biển được chỉ ra do Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển của nước ngoài thực hiện trong lần kiểm tra trước đó.

10. Dừng kiểm tra tàu biển là việc Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển không tiếp tục kiểm tra tàu biển do trong quá trình kiểm tra chi tiết phát hiện tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị và thuyền viên có quá nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

11. Tàu biển dưới công ước là tàu biển có dung tích hoặc thông số kỹ thuật nhỏ hơn theo tiêu chuẩn tàu biển được quy định tại công ước.

12. Tàu biển dưới tiêu chuẩn là tàu biển có thân vỏ, máy móc, trang thiết bị, quy trình vận hành, khai thác hoặc thuyền viên dưới tiêu chuẩn của công ước có liên quan, bao gồm một hoặc nhiều yếu tố sau:

a) Thiếu trang thiết bị theo quy định của công ước;

b) Trang thiết bị bố trí không tuân thủ theo quy định của công ước;

c) Tàu biển hoặc trang thiết bị hư hỏng nghiêm trọng do bảo dưỡng không đúng quy định;

d) Thuyền viên vận hành trang thiết bị không phù hợp với quy trình khai thác cơ bản;

đ) Định biên không phù hợp hoặc thuyền viên có Giấy chứng nhận không phù hợp.

13. Tổ chức được công nhận là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Nghị quyết A.739 (18), sửa đổi bởi Nghị quyết MSC.208(81) và được ủy quyền bởi Chính quyền tàu biển mang cờ thực hiện các dịch vụ đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cần thiết cho tàu biển mang cờ của quốc gia mình.

14. Giấy chứng nhận có hiệu lực là giấy được cấp trực tiếp bởi một quốc gia thành viên công ước hoặc bởi một tổ chức được công nhận, có hiệu lực thỏa mãn các yêu cầu của công ước liên quan và phù hợp với các đặc trưng của tàu biển, thuyền viên, trang thiết bị.

15. Tokyo MOU là tổ chức hợp tác kiểm tra nhà nước cảng biển khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

16. APCIS (Asia-Pacific computerized information system) là hệ thống lưu giữ, thống kê, trao đổi dữ liệu về kiểm tra tàu biển của Tokyo MOU.

Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra tàu biển

1. Kiểm tra tàu biển được thực hiện theo phân công của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, do tối thiểu hai (02) Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thực hiện. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể bố trí người có chuyên môn hỗ trợ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển.

2. Khi lên tàu kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải xuất trình Thẻ Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cho thuyền trưởng hoặc thuyền viên trực ca của tàu biển.

3. Trong quá trình kiểm tra tàu biển, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển tránh cho tàu biển bị trì hoãn hoặc bị lưu giữ không chính đáng. Mục tiêu chính của kiểm tra là ngăn không cho tàu biển hành trình khi không bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải hoặc đe dọa gây ô nhiễm môi trường. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xem xét quyết định lưu giữ tàu biển cho đến khi các khiếm khuyết được khắc phục hoặc cho phép tàu biển hành hải với một số khiếm khuyết, tùy thuộc vào tính chất cụ thể của từng chuyến đi.

4. Khi thực hiện kiểm tra tàu biển, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ các quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương II

NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH KIỂM TRA

Điều 5. Các công ước quốc tế áp dụng

1. Kiểm tra tàu biển áp dụng các quy định của các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bao gồm:

a) Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi (SOLAS); Nghị định thư 1988 liên quan đến Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển 1974 và sửa đổi (SOLAS Protocol 1988);

b) Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 (LOAD LINES); Nghị định thư 1988 liên quan đến Công ước quốc tế về mạn khô 1966 (LOAD LINES Protocol 1988);

c) Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973 và các sửa đổi; Nghị định thư 1978 và 1997 liên quan đến Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển 1973 (MARPOL);

d) Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên 1978 và các sửa đổi (STCW);

đ) Công ước quốc tế về đo dung tích của tàu biển 1969 (TONNAGE);

e) Công ước quốc tế về hệ thống kiểm soát chống hà độc hại của tàu biển 2001 (AFS);

g) Công ước Lao động hàng hải 2006 (MLC);

h) Công ước quốc tế về quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển 1972 (COLREG).

2. Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung các công ước quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Việt Nam mới gia nhập các công ước liên quan về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển áp dụng các quy định mới này trong quá trình kiểm tra tàu biển.

Điều 6. Tiêu chí lựa chọn tàu biển kiểm tra

1. Khi có những bằng chứng rõ ràng quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì tàu biển sẽ được kiểm tra khi vào cảng.

2. Khi không có bằng chứng rõ ràng thì việc lựa chọn tàu biển để kiểm tra theo khung cửa sổ khoảng thời gian được đánh giá dựa trên mức độ rủi ro của tàu biển do APCIS của Tokyo MOU quy định.

Điều 7. Kiểm tra ban đầu

1. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển trước khi lên tàu biển tiến hành kiểm tra phải đánh giá tình trạng chung của tàu biển, bao gồm: tình trạng sơn, tình trạng han rỉ hay những hư hỏng không được sửa chữa xung quanh tàu biển.

2. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xác định loại tàu biển, năm đóng, thông số kỹ thuật để áp dụng các quy định của công ước phù hợp.

3. Khi lên tàu biển, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra các Giấy chứng nhận, tài liệu có liên quan của tàu biển. Nếu các Giấy chứng nhận phù hợp và Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá công tác bảo dưỡng của tàu biển được thực hiện theo quy định, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kết thúc việc kiểm tra và lập biên bản kiểm tra tàu biển theo mẫu (Form A) quy định tại sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC Manual).

Điều 8. Kiểm tra chi tiết

Sau khi tiến hành kiểm tra ban đầu, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra chi tiết tình trạng chung của tàu biển, trang thiết bị, buồng lái, boong, hầm hàng, buồng máy, khu vực đón trả hoa tiêu trên tàu và các quy trình cơ bản của tàu biển. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển quyết định kiểm tra một phần hoặc tất cả các nội dung nêu trên.

Điều 9. Thẩm quyền của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển

Sau khi kết thúc kiểm tra, nếu tàu biển có khiếm khuyết thì Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có thẩm quyền:

1. Yêu cầu tàu biển khắc phục khiếm khuyết trước khi khởi hành.

2. Cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết ở cảng tới.

3. Cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết trong vòng 14 ngày.

4. Cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết trong vòng 03 tháng.

5. Cho phép tàu biển khắc phục khiếm khuyết theo kế hoạch thỏa thuận.

6. Lưu giữ tàu biển.

7. Các hành động khác: ghi cụ thể hành động cho phép.

8. Xác nhận khiếm khuyết đã được khắc phục.

Điều 10. Biên bản kiểm tra tàu biển

1. Sau khi kết thúc kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải lập biên bản kiểm tra tàu biển theo mẫu Form A, Form B quy định tại Sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC Manual) của Tokyo MOU (Form B chỉ lập khi kiểm tra phát hiện tàu biển có khiếm khuyết). Trong trường hợp dừng kiểm tra tàu biển, tại mẫu (Form B) ghi các khiếm khuyết trong lần đầu phát hiện và các khiếm khuyết phát hiện được trong lần kiểm tra lại (nếu có).

2. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cấp cho thuyền trưởng một biên bản kiểm tra.

3. Đối với khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu biển theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải ghi rõ tại biên bản kiểm tra điều khoản quy định cụ thể của công ước.

4. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển áp dụng các mẫu thông báo, các mã về khiếm khuyết, mã tổ chức đăng kiểm hoặc tổ chức được công nhận, mã cảng kiểm tra, mã cờ quốc tịch, mã loại tàu biển, mã thẩm quyền được quy định tại Sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC Manual) của Tokyo MOU để lập biên bản kiểm tra tàu biển.

Điều 11. Thông báo lưu giữ tàu biển, dừng kiểm tra và thả tàu biển

1. Trong trường hợp lưu giữ tàu biển hoặc dừng kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển thông báo ngay cho chính quyền tàu biển mang cờ và các bên có liên quan biết bằng văn bản. Sau khi tàu biển đã được khắc phục các khiếm khuyết nghiêm trọng, thỏa mãn các yêu cầu của công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển kiểm tra lại và thông báo cho chính quyền tàu biển mang cờ, các bên liên quan về việc thả tàu biển.

2. Các khiếm khuyết nghiêm trọng dẫn đến lưu giữ tàu biển quy định cụ thể tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thông báo dừng kiểm tra theo mẫu quy định tại sổ tay hướng dẫn kiểm tra nhà nước cảng biển (PSC Manual) của Tokyo MOU.

Điều 12. Khắc phục khiếm khuyết và cho phép tàu biển rời cảng

1. Trong trường hợp các khiếm khuyết nghiêm trọng theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này đe dọa đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, điều kiện lao động hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển bảo đảm những khiếm khuyết này được khắc phục trước khi tàu biển rời cảng.

2. Trong trường hợp các khiếm khuyết lưu giữ tàu biển không thể khắc phục tại cảng kiểm tra, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể cho tàu biển hành trình đến cảng sửa chữa gần nhất do thuyền trưởng lựa chọn và được chính quyền cảng đó chấp thuận. Đồng thời, chính quyền tàu biển mang cờ thống nhất với Cảng vụ hàng hải các điều kiện bảo đảm an toàn cho tàu biển đến cảng sửa chữa gần nhất. Trong trường hợp này, Cảng vụ hàng hải phải thông báo cho chính quyền cảng tới và các bên liên quan.

Điều 13. Kiểm tra lại

1. Sau khi tàu biển đã khắc phục xong các khiếm khuyết, thuyền trưởng thông báo cho Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển để tổ chức xuống tàu biển kiểm tra lại. Trong trường hợp các khiếm khuyết đã được khắc phục thỏa mãn theo quy định của công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển ghi kết quả vào biên bản kiểm tra.

2. Trong trường hợp việc khắc phục các khiếm khuyết chưa thỏa mãn, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển yêu cầu tàu biển tiếp tục khắc phục.

3. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển được sử dụng hình ảnh làm bằng chứng về việc khắc phục khiếm khuyết của tàu biển thay thế cho việc kiểm tra lại trực tiếp dưới tàu biển.

Điều 14. Kiểm tra tiếp theo

1. Trong trường hợp trên APCIS cho thấy tàu biển đến cảng biển Việt Nam có một số khiếm khuyết chưa được khắc phục, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xuống tàu để kiểm tra khiếm khuyết chưa được khắc phục này.

2. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển có quyền kiểm tra trong phạm vi giới hạn của các khiếm khuyết chưa được khắc phục của đợt kiểm tra trước, hoặc mở rộng phạm vi kiểm tra sang các nội dung khác về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 15. Giải quyết khiếu nại

1. Thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc lưu giữ tàu biển của Cảng vụ hàng hải. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải thông báo cho thuyền trưởng về quyền được khiếu nại này tại thời điểm lập biên bản kiểm tra. Việc khiếu nại không ảnh hưởng tới quyết định lưu giữ tàu biển.

2. Sau khi kết thúc kiểm tra, trong trường hợp thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan không thỏa mãn với kết quả kiểm tra của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển, các bên có quyền khiếu nại về kết quả kiểm tra của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển. Quy trình khiếu nại được thực hiện như sau:

a) Thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi khiếu nại trực tiếp đến Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển về những nội dung không thỏa mãn, nêu cụ thể các quy định của công ước để chứng minh khiếu nại của mình là đúng. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển tiếp nhận các khiếu nại, báo cáo Giám đốc Cảng vụ hàng hải trước khi trả lời cho thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan. Thời hạn trả lời tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

b) Sau khi nhận được văn bản trả lời của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển, nếu thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thỏa mãn thì có quyền tiếp tục gửi khiếu nại đến Cục Hàng hải Việt Nam. Cục Hàng hải Việt Nam xem xét giải quyết và trả lời trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.

c) Trong trường hợp không thỏa mãn với kết quả giải quyết của Cục Hàng hải Việt Nam, thuyền trưởng, chủ tàu biển, tổ chức đăng kiểm hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền tiếp tục gửi khiếu nại tới Ban thư ký Tokyo MOU, kết quả giải quyết của Ban thư ký Tokyo MOU là kết quả cuối cùng.

Điều 16. Cập nhật báo cáo lên hệ thống APCIS

1. Sau khi kết thúc kiểm tra tối đa 02 ngày, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển cập nhật biên bản kiểm tra lên phần mềm của APCIS; trong vòng 05 ngày, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam ủy quyền phê duyệt biên bản kiểm tra vào APCIS.

2. Trong trường hợp cần chỉnh sửa thông tin trên APCIS, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cảng vụ hàng hải phê duyệt có trách nhiệm kiểm tra và cập nhật lại thông tin cho chính xác.

Điều 17. Tàu biển của quốc gia không phải là thành viên công ước

1. Không có bất kỳ ưu tiên nào cho tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước.

2. Đối với tàu biển của quốc gia không phải là thành viên của công ước và không có Giấy chứng nhận theo công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển căn cứ theo các quy định của công ước để đánh giá thuyền viên và tàu biển đủ điều kiện an toàn cho chuyến đi.

3. Trong trường hợp thuyền viên và tàu biển có Giấy chứng nhận khác với yêu cầu của công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển xem xét nội dung của các Giấy chứng nhận này khi đánh giá tình trạng tàu biển.

Điều 18. Tàu biển dưới công ước

1. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá sự phù hợp của các Giấy chứng nhận và tài liệu được cấp bởi Chính quyền tàu biển mang cờ hoặc tổ chức được công nhận. Trong trường hợp này, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển giới hạn phạm vi kiểm tra nhằm mục đích khẳng định tàu biển tuân thủ theo Giấy chứng nhận và tài liệu được cấp.

2. Trong trường hợp các quy định không áp dụng cho tàu biển dưới công ước, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển đánh giá mức độ thỏa mãn yêu cầu về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường có tính đến chiều dài của chuyến đi dự kiến, tính chất của chuyến đi, kích cỡ và loại tàu biển, trang thiết bị và tính chất của hàng hóa.

Điều 19. Tàu biển dưới tiêu chuẩn

1. Thuyền viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn của tàu biển, tính mạng của thuyền viên và hành khách, công tác bảo vệ môi trường có trách nhiệm thông tin về tàu biển dưới tiêu chuẩn cho Cảng vụ hàng hải. Việc thông tin được thông báo bằng văn bản hoặc trực tiếp hoặc bằng các hình thức phù hợp khác. Trong trường hợp thông báo trực tiếp, Cảng vụ hàng hải ghi lại tên của tổ chức và cá nhân cung cấp thông tin.

2. Cảng vụ hàng hải là cơ quan tiếp nhận, xử lý thông tin về tàu biển dưới tiêu chuẩn và có quyền từ chối cho tàu biển vào cảng hoặc kiểm tra ngay sau khi tàu biển vào cảng.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2018.

2. Thay cụm từ ", Đại diện Cảng vụ hàng hải” bằng cụm từ “hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải ủy quyền theo quy định của pháp luật” tại khoản 3 Điều 6 Thông tư số 30/2016/TT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về thủ tục trình và xác nhận kháng nghị hàng hải.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 21;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Cảng vụ hàng hải;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, PC(5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Công

PHỤ LỤC SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI SỸ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CẢNG BIỂN

Khi xuống tàu biển kiểm tra, Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải tuân thủ những quy định sau đây:

1. Không được can thiệp vào việc cá nhân và nơi nghỉ của thuyền viên.

2. Tuân thủ các quy định về vệ sinh riêng của tàu biển.

3. Không phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo hoặc quốc tịch của thuyền viên.

4. Tôn trọng quyền của thuyền trưởng và những người giúp việc của thuyền trưởng.

5. Lịch sự, nhất quán, chuyên nghiệp khi làm việc.

6. Không đe dọa, độc đoán hay sử dụng ngôn ngữ gây thù oán.

7. Tuân thủ yêu cầu về an toàn lao động của tàu và của cơ quan có thẩm quyền.

8. Tuân thủ yêu cầu an ninh của tàu biển và được người có trách nhiệm dẫn đi xung quanh tàu biển.

9. Xuất trình Thẻ cho thuyền trưởng hoặc đại diện của chủ tàu lúc bắt đầu kiểm tra.

10. Trình bày lý do kiểm tra. Trường hợp việc kiểm tra theo thông tin được cung cấp thì không được tiết lộ nguồn cung cấp thông tin.

11. Áp dụng quy trình kiểm tra theo các công ước và quy định của pháp luật Việt Nam một cách thống nhất, chuyên nghiệp và giải thích rõ ràng khi cần thiết.

12. Không được gây khó khăn cho thuyền viên như việc hỏi những thứ ngược với quy định của công ước, quy định pháp luật.

13. Yêu cầu thuyền viên mô tả chức năng của trang thiết bị và hoạt động của trang thiết bị, không nên tự tiến hành việc thử.

14. Nên tham khảo tư vấn khi không chắc chắn về một yêu cầu hay phát hiện của mình (ví dụ: tham vấn đồng nghiệp, tài liệu, chính quyền tàu mang cờ, tổ chức được công nhận).

15. Xác định vị trí an toàn của cảng và của tàu để thực hiện vận hành cần thiết.

16. Trong biên bản kiểm tra diễn đạt rõ ràng các khiếm khuyết phát hiện trong kiểm tra và biện pháp khắc phục các khiếm khuyết đó.

17. Cấp Biên bản kiểm tra cho thuyền trưởng trước khi rời tàu.

18. Xử lý các bất đồng về những phát hiện trong quá trình kiểm tra một cách bình tĩnh và kiên nhẫn.

19. Hướng dẫn thuyền trưởng quy trình khiếu nại nếu các bất đồng không được xử lý.

20. Hướng dẫn thuyền trưởng quyền được khiếu nại trong trường hợp lưu giữ tàu biển.

21. Không được có các lợi ích cá nhân đối với cảng hay tàu biển kiểm tra; không được làm thuê hoặc thực hiện các công việc của tổ chức được ủy quyền.

22. Được quyền quyết định dựa trên các khiếm khuyết phát hiện được.

23. Kiên quyết từ chối nhận hối lộ và báo cáo ngay các trường hợp hối lộ về Cảng vụ hàng hải.

24. Không được sử dụng quyền hạn của mình để mưu cầu lợi ích cá nhân.

25. Thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ, cập nhật các hướng dẫn về kiểm tra tàu biển của Tokyo MOU trong Sổ tay kiểm tra nhà nước cảng biển.

26. Các trang thiết bị bị hỏng và đồ phụ tùng dự trữ hay thay thế có thể không có ngay được, do đó Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển phải cân nhắc không để tàu biển bị trì hoãn nếu có phương án thay thế an toàn.

27. Việc lưu giữ tàu biển sẽ phát sinh nhiều vấn đề, do đó Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nên phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan. Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển nên phối hợp với đại diện của chính quyền tàu biển mang cờ hoặc tổ chức được công nhận cấp các Giấy chứng nhận. Việc này không hạn chế quyền quyết định của Sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển và sự tham gia của các bên khác để bảo đảm tàu biển được an toàn hơn, tránh được sự khiếu nại liên quan đến lưu giữ tàu biển và hạn chế việc chậm trễ không cần thiết.

PHỤ LỤC SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2018/TT-BGTVT ngày 07 tháng 02 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

HƯỚNG DẪN LƯU GIỮ TÀU

Các khiếm khuyết nghiêm trọng có thể dẫn đến lưu giữ tàu biển theo quy định của các công ước, bao gồm:

1. Theo Công ước Solas

a) Chân vịt và các trang thiết bị chính, thiết bị điện bị hỏng;

b) Buồng máy bẩn, khối lượng lẫn dầu trong két vượt quá giới hạn; hệ thống đường ống bao gồm cả ống thoát khí xả trong buồng máy dính dầu; vận hành bơm các két lắng không phù hợp;

c) Máy phát điện sự cố, đèn, bình ắc quy và các công tắc hư hỏng;

d) Hệ thống máy lái chính và phụ hư hỏng;

đ) Thiết bị cứu sinh cá nhân, xuồng cứu sinh và hệ thống thu hạ thiếu hoặc bị hỏng;

e) Hệ thống báo cháy, hệ thống báo động, trang thiết bị chữa cháy, hệ thống chữa cháy cố định, van thông khí, hệ thống lưới ngăn lửa, các van đóng nhanh bị hỏng, thiếu hoặc không phù hợp;

g) Hệ thống chữa cháy trên boong của tàu dầu bị thiếu hoặc hỏng;

h) Báo hiệu âm thanh, hình dạng và đèn bị thiếu hoặc hỏng;

i) Trang thiết bị thông tin liên lạc phục vụ khẩn cấp và an toàn bị thiếu hoặc hỏng;

k) Thiết bị hành hải bị thiếu hoặc hỏng;

l) Thiếu hải đồ đã hiệu chỉnh và các tài liệu cần thiết cho chuyến đi;

m) Thiếu hệ thống ngăn lửa thông gió buồng bơm hàng;

n) Các khiếm khuyết nghiêm trọng được liệt kê trong Phụ lục 7 của Công ước Solas;

o) Số lượng, bố trí hay chứng chỉ của thuyền viên không tuân theo Giấy chứng nhận định biên an toàn.

p) Không tuân thủ hoặc không thực hiện chương trình kiểm tra nâng cao theo yêu cầu của Điều XI-1/2 Công ước Solas và Nghị quyết A.744(18);

q) Thiếu hoặc hỏng Thiết bị ghi dữ liệu hành trình.

2. Theo Bộ luật IBC

a) Vận chuyển loại hàng không được đề cập trong Giấy chứng nhận phù hợp hoặc thiếu thông tin về hàng hóa;

b) Thiếu hoặc hư hỏng các thiết bị an toàn áp suất cao;

c) Trang thiết bị điện lắp đặt thiếu an toàn hoặc không theo yêu cầu;

d) Nguồn nhiệt bố trí trong khu vực nguy hiểm;

đ) Vi phạm các yêu cầu đặc biệt;

e) Hàng hóa vượt quá khối lượng cho phép trong các két;

g) Nhiệt độ không phù hợp cho các loại hàng nhạy cảm;

h) Báo động áp suất hầm hàng cho các két không hoạt động;

i) Vận chuyển các loại hàng cấm mà không có giấy phép phù hợp.

3. Theo Bộ luật IGC

a) Vận chuyển loại hàng không được đề cập trong Giấy chứng nhận phù hợp hoặc thiếu thông tin về hàng hóa;

b) Thiếu các thiết bị đóng cho khu vực buồng ở và sinh hoạt;

c) Các vách ngăn không kín;

d) Các van khóa khí bị hỏng;

đ) Thiếu hoặc hỏng các van đóng nhanh;

e) Thiếu hoặc hỏng các van an toàn;

g) Trang thiết bị điện lắp đặt thiếu an toàn hoặc không theo yêu cầu;

h) Hệ thống thông gió hầm hàng không hoạt động;

i) Báo động áp suất hầm hàng cho các két không hoạt động;

k) Hệ thống phát hiện khí hoặc hệ thống phát hiện khí độc hỏng;

l) Vận chuyển các loại hàng cấm mà không có giấy phép phù hợp.

4. Theo Công ước Load Lines

a) Tàu bị hư hỏng hoặc gỉ nặng hoặc bị ăn mòn hoặc các vật gia cố trên boong ảnh hưởng đến an toàn của tàu hoặc chịu tải.

b) Các trường hợp ổn định tàu không đảm bảo.

c) Thiếu các thông tin tin cậy để hỗ trợ thuyền trưởng bốc dỡ hàng và dằn tàu bảo đảm tính ổn định của tàu trong suốt hành trình với các điều kiện khác nhau của chuyến đi.

d) Các cửa kín nước, nắp hầm hàng và các nắp đóng thiếu, hư hỏng hay bị gỉ nặng;

đ) Tàu quá tải;

e) Thiếu hoặc không thể đọc được đường mớn nước hay mớn nước.

5. Theo Công ước Marpol, phụ lục I

a) Thiết bị lọc dầu nước, thiết bị giám sát bom dầu hay hệ thống báo động 15 ppm bị thiếu, hỏng;

b) Khối lượng còn trong các két lắng không phù hợp với chuyến đi dự kiến;

c) Không có Nhật ký dầu;

d) Lắp đặt hệ thống xả không được phép;

đ) Không tuân thủ các quy định của Điều 20.4 và 20.7 Phụ lục I Công ước Marpol.

6. Theo Công ước Marpol, phụ lục II

a) Không có Sổ tay A và P;

b) Hàng hóa không được phân loại;

c) Không có Nhật ký hàng;

d) Lắp đặt hệ thống xả không được phép;

7. Theo Công ước Marpol, phụ lục V

a) Không có Kế hoạch quản lý rác;

b) Không có nhật ký rác;

c) Thuyền viên không nắm rõ yêu cầu tiêu hủy của Kế hoạch quản lý rác.

8. Theo Công ước Marpol, phụ lục VI

a) Thiếu Giấy chứng nhận IAPP, EIAPP và các tài liệu kỹ thuật;

b) Với máy có công suất từ 130 kW được lắp đặt trên tàu đóng từ 1/1/2000 hoặc máy tàu được hoán cải lớn sau ngày 1/1/2000 không tuân thủ Bộ luật kỹ thuật NOx.

c) Hàm lượng Sulphur của nhiên liệu vượt quá giới hạn cho phép:

- 3,5% từ ngày 01/1/2012;

- 0,5% từ ngày 01/1/2020.

d) Hàm lượng Sulphur của nhiên liệu vượt quá giới hạn cho phép khi tàu hoạt động trong vùng kiểm soát khí xả SOx: 0,1% m/m từ ngày 01/1/2015.

đ) Máy đốt rác lắp đặt trên tàu sau ngày 01/1/2000 không tuân thủ các yêu cầu trong Phụ lục IV hay các tiêu chuẩn lò đốt được xây dựng bởi IMO (Nghị quyết MEPC. 76(40) và MEPC.93 (45)).

e) Thuyền trưởng và thuyền viên không nắm vững vận hàng thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm không khí.

9. Theo Công ước STCW

a) Thuyền viên có chứng chỉ không phù hợp hoặc không có giấy tờ chứng minh rằng đang chờ cấp Giấy chứng nhận từ chính quyền;

b) Không tuân thủ định biên an toàn theo yêu cầu của chính quyền;

c) Bố trí ca trực boong và máy không tuân thủ quy định của chính quyền;

d) Ca trực thiếu người có chuyên môn vận hành các trang thiết bị quan trọng cho việc hành hải, thông tin liên lạc hay phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

đ) Thuyền viên trực ca đầu tiên và ca thứ hai ngay sau khi tàu khởi hành phải đảm bảo thời gian nghỉ ngơi để thực hiện nhiệm vụ;

e) Thuyền viên không đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ được giao để bảo đảm an toàn cho tàu và ngăn ngừa ô nhiễm.

10. Theo Công ước MLC

a) Thuyền viên dưới 16 tuổi làm việc trên tàu;

b) Thuyền viên thường xuyên phải làm việc vào ban đêm;

c) Nhiều thuyền viên không có Giấy chứng nhận sức khỏe;

d) Thuyền viên làm việc không có Hợp đồng lao động trên tàu hoặc Hợp đồng lao động có những điều khoản trái với quyền thuyền viên được hưởng;

đ) Thuyền viên làm việc quá giờ quy định;

e) Vệ sinh, điều kiện sống trong khu vực cabin, bếp tồi tệ;

g) Không đủ thực phẩm, nước uống cho chuyến đi dự kiến;

h) Tủ thuốc trên tàu không bảo đảm; không có thuyền viên được giao nhiệm vụ chăm sóc y tế trên tàu;

i) Không có Giấy chứng nhận bảo lãnh tài chính liên quan đến trách nhiệm của chủ tàu;

k) Thuyền viên không được trả lương trong khoảng thời gian dài.

11. Theo Công ước BWM

a) Thiếu Giấy chứng nhận IBWMC, BWMP, BWRB;

b) Khiếm khuyết chứng tỏ tàu và trang thiết bị không tương ứng với IBWMC, BWMP;

c) Thuyền viên không nắm được Quy trình quản lý nước dằn;

d) Quy trình quản lý nước dằn không được thực hiện trên tàu;

đ) Không có Sỹ quan được chỉ định;

e) Tàu không tuân thủ với BWMP về quản lý và xử lý nước dằn (tiêu chuẩn D-1, D-2 or D-4);

g) Trang thiết bị theo yêu cầu của BWMP không có hoặc bị hư hỏng nghiêm trọng;

h) Không tuân thủ việc lấy mẫu;

i) Nước dằn được bơm ra ngoài không tuân theo quy định của công ước (Điều A-2).

12. Khiếm khuyết không lưu giữ tàu nhưng việc bốc, dỡ, xếp hàng có thể bị dừng

Trang thiết bị bốc, dỡ, xếp hàng hay hệ thống khí trơ bị hỏng thì có thể dừng việc bốc, dỡ, xếp hàng.

Việc thiếu các Giấy chứng nhận còn giá trị theo yêu cầu của các công ước nói trên sẽ dẫn đến lưu giữ tàu. Tuy nhiên những tàu mang cờ của quốc gia không phải là thành viên của công ước thì không đòi hỏi phải có những Giấy chứng nhận theo công ước, trong trường hợp này việc thiếu Giấy chứng nhận chưa thể là lý do để lưu giữ tàu. Tuy nhiên, tàu vẫn phải tuân thủ các điều kiện yêu cầu trước khi cho rời cảng.

MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No.: 07/2018/TT-BGTVT

Hanoi, February 07, 2018

 

CIRCULAR

PROVIDING FOR SHIP INSPECTION

Pursuant to the Maritime Code of Vietnam dated November 25, 2015;

Pursuant to the Government’s Decree No. 12/2017/ND-CP dated February 10, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministry of Transport;

At the request of the Director of Legal Department and the Director of Vietnam Maritime Administration;

Minister of Transport promulgates a Circular to provide for the ship inspection.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides for the inspection of compliance with regulations on maritime safety, security and labour, and prevention of marine environmental pollution by foreign ships operating in port waters of Vietnam.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to organizations and individuals involved in the inspection of foreign ships operating in the port waters of Vietnam.

2. The inspection of Vietnamese ships shall not be governed by regulations of this Circular.

Article 3. Interpretation of terms

For the purpose of this Circular, the terms below are construed as follows:

1. “ship” refers to a foreign flagged ship.

2. “deficiency” refers to a situation where the ship’s technical or operational condition, its certificate or relevant documentation, its manning level or arrangement of crewmembers has been inspected and found not to be in compliance with international conventions on maritime safety, security and labour, and prevention of marine environmental pollution to which Vietnam is a signatory.

3. “clear grounds” refers to evidence that:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The ship or its crew member lacks the Certificate or holds an invalid Certificate as required by international conventions to which Vietnam is a signatory; or

c) Documentation required by international conventions to which Vietnam is a signatory is not on board the ship; or

d) The serious hull or structural deterioration or deficiencies exist that may place at risk the watertight or weathertight integrity, or the stability of the ship; or

dd) Serious deficiencies exist in the ship’s equipment that may affect the safety or security of the ship or its crew members, or the pollution prevention; or

e) The crew is not familiar with essential shipboard operations relating to the maritime safety, security and labour, or the pollution prevention, or such operations have not been carried out; or

g) The crew members are unable to communicate appropriately with each other according to the requirements of international conventions to which Vietnam is a signatory; or

h) The master or crew issues false distress alerts which are not followed by proper cancellation procedures; or

i) The competent authority receives a report that the ships does not comply with regulations on maritime safety and security, working conditions or prevention of marine environmental pollution; or

k) The ship does not take special measures to enhance maritime security.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. “detention” means an intervention action taken by the PSCO when the ship is found to have serious deficiencies as specified in the Annex 02 enclosed herewith so as to request the master to take appropriate remedial measures before departure.

6. “initial inspection” means the PSCO’s visit on board a ship to check both the overall condition of the ship, its equipment and its crew, and the validity of the relevant certificates and other documents.

7. “more detailed inspection” means an inspection conducted by the PSCO when there are clear grounds as defined in Clause 3 of this Article.

8. “re-inspection” means an inspection conducted after all deficiencies determined by the PSCO at the previous inspection have been rectified so as to confirm such rectification.

9. “subsequent inspection” means an inspection conducted by the PSCO to confirm the rectification of deficiencies determined by the foreign PSCO at the previous inspection.

10. “suspension of inspection” means the PSCO’s act of suspending an inspection in exceptional circumstances where, as a result of a more detailed inspection, the overall condition of a ship and its equipment, also taking into account the crew conditions, are found to have a lot of serious deficiencies as specified in the Annex 02 enclosed herewith.

11. “ship below convention size" means a ship whose tonnage or technical values are smaller than those of a standard ship as defined in the convention.

12. “substandard ship” means a ship whose hull, machinery, equipment, operational procedure or crew is substantially below the standards required by the relevant convention, owing to, inter alia:

a) The absence of principal equipment as required by the conventions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Substantial deterioration of the ship or its equipment because of poor maintenance;

d) Unfamiliarity of essential operational procedures by the crew; and

dd) Insufficiency of manning or insufficiency of certification of seafarers.

13. "recognized organization” refers to an organization which meets the relevant conditions set forth by the Resolution A.739(18), as amended by the Resolution MSC.208(81), and has been authorized by the flag State Authority to provide the necessary assessment services and certification to ships entitled to fly its flag.

14. “valid certificate” means a certificate that has been issued directly by a Party to a relevant convention or on its behalf by a recognized organization and contains effective date meeting the provisions of the relevant convention and to which the particulars of the ship, its crew and its equipment correspond.

15. “Tokyo MOU” means a co-operative organization on port State control in the Asia-Pacific region.

16. “Asia-Pacific computerized information system” (hereinafter referred to as “APCIS”) is the information system for Tokyo MOU and aimed to collect inspection data and provide statistics and exchange of information concerning ship inspections.

Article 4. Principles for ship inspection

1. Inspections of ships shall be conducted by at least two PSCOs under the assignment of the Director of the maritime Administration. The Director of the maritime Administration may designate other persons with professional competency to assist PSCOs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When carrying out inspection, the PSCO should make all possible efforts to avoid a ship being unduly detained or delayed. The main purpose of an inspection is to prevent a ship proceeding to the sea if it is unsafe or presents an unreasonable threat of harm to the marine environment. The PSCO should exercise professional judgment to determine whether to detain a ship until the deficiencies are corrected or to allow it to sail with certain deficiencies, having regard to the particular circumstances of the intended voyage.

4. When carrying out inspection, the PSCO must comply with regulations in the Annex 01 enclosed herewith.

Chapter II

INSPECTION CONTENTS AND PROCEDURES

Article 5. Applicable international conventions

1. Inspections of ships shall be conducted in accordance with regulations of the international conventions to which Vietnam is a signatory, consisting of:

a) The International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974, as amended (SOLAS); The Protocol of 1988 relating to the International Convention for the Safety of Life at Sea, 1974, as amended (SOLAS Protocol 1988);

b) The International Convention on Load Lines, 1966 (LOAD LINES); The Protocol of 1988 relating to the International Convention on Load Lines, 1966 (LOAD LINES Protocol 1988);

c) The International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, 1973, as modified by the Protocols of 1978 and 1997 relating thereto, as amended (MARPOL);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The International Convention on Tonnage Measurement of Ships, 1969 (TONNAGE);

e) The International Convention on the Control of Harmful Anti-Fouling Systems on Ships, 2001 (AFS);

g) The Maritime Labour Convention, 2006 (MLC); and

h) The Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea, 1972 (COLREG).

2. In case of amendments to any of the conventions specified in Clause 1 of this Article or where Vietnam is a new party of a relevant convention on maritime safety, security and labour, and prevention of marine environmental pollution, the PSCOs shall apply those amendments or regulations of the newly signed convention.

Article 6. Criteria for selection of ships for inspection

1. If there are clear grounds as set forth in Clause 3 Article 3 herein, a ship shall be inspected when it enters a port.

2. In case of unavailability of clear grounds, ships are targeted for inspections according to the time window for inspections based on ship risk profile as regulated by the APCIS for the Tokyo MOU.

Article 7. Initial inspection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The PSCO should ascertain the type of ship, year of build and technical values of the ship for the purpose of determining which provisions of the conventions are applicable.

3. On boarding a ship, the PSCO shall examine the ship’s relevant certificates and documents. If the certificates are valid and the PSCO’s general impression and visual observations on board confirm a good standard of maintenance, the PSCO should finish the inspection and make a report of inspection using Form A stated in the PSC Manual.

Article 8. More detailed inspection

In conducting an initial inspection, the PSCO should check the overall condition of the ship, including its equipment, navigational bridge, decks, cargo holds/areas, engine-room and pilot transfer arrangements, and its essential shipboard procedures. Based on specific conditions, the PSCO shall decide whether all or some of these items shall be checked.

Article 9. Actions of PSCOs

Ending an inspection, when deficiencies are found, the PSCO shall:

1. Request such deficiencies to be rectified before departure.

2. Permit the ship to have its deficiencies been rectified at the next port.

3. Permit deficiencies to be rectified within 14 days.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Permit deficiencies to be rectified according to a specific plan.

6. Retain the ship.

7. Other actions: specify the action.

8. Confirm rectified deficiencies.

Article 10. Record of inspection

1. Upon the completion of an inspection, the PSCO shall make a report of inspection using Form A and Form B stated in the PSC Manual for Tokyo MOU (Form B is made only when deficiencies are found). In case of suspension of inspection, all deficiencies determined in the initial inspection and those determined in the re-inspection (if any) shall be recorded in Form B.

2. The master of the ship is provided with a report of inspection by the PSCO.

3. If serious deficiencies which caused a detention of ship as referred to in Annex 02 enclosed herewith are found, the PSCO should specify provisions of the conventions in the report of inspection.

4. The PSCOs shall apply forms of notices, codes for deficiencies, codes for registries or recognized organizations, codes for the ports, codes for flag, codes for types of ships and codes for actions taken as prescribed in the PSC Manual for Tokyo MOU to make reports of inspection,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In case of detention or suspension of inspection, the PSCO shall immediately send a written notification thereof to the Government of the flag State and related parties. When all serious deficiencies have been rectified and the ship substantially correspond to the requirements of the conventions, the PSCO shall carry out a re-inspection and notify the Government of the flag state and related parties in writing of the release of ship from detention.

2. Serious deficiencies which cause a detention of ship are specified in Annex 02 enclosed herewith.

3. Notification of suspension of inspection shall be made using the form stated in the PSC Manual for the Tokyo MOU.

Article 12. Rectification of deficiencies and release

1. In the case of deficiencies which are defined in Annex 02 enclosed herewith and are clearly hazardous to the maritime safety, maritime security, working conditions or the environment, the PSCO must ensure that such deficiencies are rectified before the ship is allowed to proceed to sea.

2. Where deficiencies which caused a detention cannot be remedied in the port of inspection, the Director of the maritime Administration may allow the ship concerned to proceed to the nearest appropriate repair yard available, as chosen by the master and agreed to by that authority. Concurrently, the conditions to ensure the safety of ship when proceeding to that nearest repair year as agreed between the Government of the flag State and the maritime Administration are complied with. In such circumstances, the maritime Administration should notify the authority of the ship’s next port of call and related parties.

Article 13. Re-inspection

1. After deficiencies are fully rectified, the master of the ship shall notify the PSCO to carry out a re-inspection. Where deficiencies are fully rectified and the ship substantially correspond to the provisions of the conventions, the PSCO shall confine rectified deficiencies to the report of inspection.

2. After deficiencies are fully rectified but the ship does not correspond to the conventions, the PSCO shall request further remedial measures.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Subsequent inspection

1. Where the APCIS shows that the ship entering the port of Vietnam has deficiencies not yet rectified, the PSCO shall board the ship to check such deficiencies.

2. The PSCO is entitled to decide whether to check the deficiencies not yet rectified only or to inspect other contents concerning maritime safety, maritime security, working conditions and pollution prevention.

Article 15. Resolution of complaints

1. The master, shipowner, registry or relevant organization or individual shall have the right of appeal against a detention taken by the Maritime Administration. The PSCOs must properly inform the master of the right of appeal when making the report of inspection. The appeal shall not cause the detention to be suspended.

2. After finishing the inspection, the master, shipowner, registry or relevant organization or individual that disagrees with the outcome provided by the PSCO shall have the right of appeal against that PSCO’s outcome. Appeal procedures:

a) The master, shipowner, registry or relevant organization or individual shall file an appeal directly to the PSCO, specifying disagreed contents and provisions of the conventions concerning their disagreements. The PSCO shall receive appeal and report to the Director of the Maritime Administration before responding to the sender of appeal. A response must be given within 15 days from the receipt of appeal.

b) After the master, shipowner, registry or relevant organization or individual is not satisfied by the written response given by the PSCO, such appeal may be sent to the Vietnam Maritime Administration. The Vietnam Maritime Administration shall consider and respond to the appeal within 60 days from the date of receipt.

c) The master, shipowner, registry or relevant organization or individual is entitled to file the appeal to the Secretariat of Tokyo MOU if they are still not satisfied by the written response given by the Vietnam Maritime Administration. The decision issued by the Secretariat of Tokyo MOU shall be the final judgment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Within 02 days after the inspection, the PSCO shall update the inspection report to the APCIS. The Vietnam Maritime Administration or the Maritime Administration shall consider approving the inspection report on APCIS within 05 days according to the authorization given by the Vietnam Maritime Administration.

2. In case of necessary modification of data on the APCIS, the Vietnam Maritime Administration or the Maritime Administration giving approval for the inspection report shall check and update information exactly.

Article 17. Ships of non-Parties

1. Ships of non-Parties shall be given no favorable treatment.

2. As ships of non-Parties are not provided with the Convention certificates, the PSCO shall consider determining whether the ship and its crew substantially correspond to the safety requirements of the Conventions.

3. In case the ship and its crew have some form of certification other than that required by a convention, the PSCO may take the form and content of this documentation into account in the evaluation of that ship.

Article 18. Ships below convention size

1. The PSCOS shall evaluate the conformity of any certificates and other documents issued by the flag State Authority or a recognized organization. In such cases, the PSCOs should limit the scope of inspection to the verification of compliance with those certificates and documents.

2. To the extent a relevant instrument is not applicable to a ship below convention size, the PSCO’s task shall be to assess whether the ship is of an acceptable standard in regard to maritime safety, maritime security, working conditions and marine environment. In making that assessment, the PSCO should take due account of such factors as the length and nature of the intended voyage, the size and type of the ship, the equipment provided and the nature of the cargo.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A member of the crew or any other organization or individual with an interest in the safety of the ship, the life of its crew and passengers, or the protection of marine environment shall assume responsibility to submit information concerning a ship appearing to be substandard to the Maritime Administration. This information should be submitted in writing or verbally or in any other appropriate forms. If the information is provided verbally, the Maritime Administration must keep records of the individual or body providing the information.

2. The Maritime Administration shall receive and handle the information about a substandard ship and have the right to refuse to allow the ship to enter the port or initiate an inspection immediately after the ship enters the port.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 20. Entry into force

1. This Circular comes into force as from April 01, 2018.

2. The phrase “Đại diện Cảng vụ hàng hải” (Representatives of Maritime Administrations” shall be replaced by the phrase ““hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải ủy quyền theo quy định của pháp luật” (or Representatives of Maritime Administrations as duly authorized by the Directors of Maritime Administrations) at Clause 3 Article 6 of the Circular No. 30/2016/TT-BGTVT dated October 28, 2016 by the Minister of Transport on procedures for submission and validity of sea protests.

Article 21. Implementation

Chief of the Ministry's Office, Chief Inspector of the Ministry, Directors of Departments affiliated to the Ministry of Transport, Director of Vietnam Maritime Administration, General Director of Vietnam Register, heads of relevant agencies/units, and relevant individuals shall be responsible for implementing this Circular./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Van Cong

 

ANNEX 01

 (Enclosed with the Circular No. 07/2018/TT-BGTVT dated February 07, 2018 by the Minister of Transport)

REQUIREMENTS TO BE SATISFIED BY PORT STATE CONTROL OFFICERS

When boarding a ship, the PSCOs should:

1. Not unduly disturb the privacy and rest of the ship’s crew members.

2. Comply with any ship housekeeping rules.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Respect the authority of the master or his deputy;

5. Be polite but professional and firm as required.

6. Never become threatening, abrasive or dictatorial or use language that may cause offence;

7. Comply with all health and safety requirements of the ship and their administration.

8. Comply with all security requirements of the ship and wait to be escorted around the ship by a responsible person.

9. Present their identity cards to the master or the representative of the ship owner at the start of the inspection.

10. Explain the reason for the inspections. In the case that an inspection is initiated based on a report or complaint, the source of the information should not be disclosed.

11. Apply the inspection procedures according to the requirements of the conventions and regulations of the law of Vietnam in a consistent and professional way and interpret them pragmatically when necessary.

12. Not try to mislead the crew by asking them to do things that are contrary to the conventions and laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. Seek advice when they are unsure of a requirement or of their findings (for example by consulting colleagues, publications, the Government of the flag State or the recognized organization).

15. Where it is safe to do so accommodate the operational needs of the port and the ship.

16. Explain clearly the deficiencies found in the inspection and remedial measures against thereof in the inspection report.

17. Issue to the master a report of inspection before leaving the ship.

18. Deal with any disagreement over the findings of the inspection calmly and patiently.

19. Advise the master of the complaints procedure in place if the disagreement cannot be resolved within a reasonable time.

20. Advise the master of the right of appeal in the case of detention.

21. Not have any personal interest in their ports and the ships they inspect; not be employed by or perform works of an authorized organization.

22. Be free to make decisions based on the findings of their inspections.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

24. Not misuse their authority for obtaining personal benefits.

25. Update their technical knowledge regularly, guidelines provided by the Tokyo MOU in the PSC Manual.

26. It should be recognized that all equipment is subject to failure and spares or replacement parts may not be readily available. In such cases, undue delay should not be caused if, in the opinion of the PSCO, safe alternative arrangements have been made.

27. Since detention of a ship is a serious matter involving many issues, it may be in the best interest of the PSCO to act together with other interested parties. The PSCO should also consider cooperating with the flag State authority’s representatives or the recognized organization responsible for issuing the relevant certificates. Without limiting the PSCO’s discretion in any way, the involvement of other parties could result in a safer ship, avoid subsequent arguments relating to the circumstances of the detention and prove advantageous in the case of litigation involving "undue delay".

 

ANNEX 02

 (Enclosed with the Circular No. 07/2018/TT-BGTVT dated February 07, 2018 by the Minister of Transport)

GUIDELINES FOR THE DETENTION OF SHIPS

Serious deficiencies which cause a detention of ship as regulated in the conventions, comprising of:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Failure of proper operation of propulsion and other essential machinery, as well as electrical installations;

b) Insufficient cleanliness of engine-room, excess amount of oily-water mixture in bilges, insulation of piping including exhaust pipes in engine-room contaminated by oil, and improper operation of bilge pumping arrangements;

c) Failure of the proper operation of emergency generator, lighting, batteries and switches;

d) Failure of proper operation of the main and auxiliary steering gear;

dd) Absence, insufficient capacity or serious deterioration of personal life-saving appliances, survival craft and launching and recovery arrangements;

e) Absence, non-compliance or substantial deterioration of fire detection system, fire alarms, fire-fighting equipment, fixed fire-extinguishing installation, ventilation valves, fire dampers, and quick-closing devices;

g) Absence, substantial deterioration or failure of proper operation of the cargo deck area fire protection on tankers;

h) Absence, non-compliance or serious deterioration of lights, shapes or sound signals;

i) Absence or failure of the proper operation of the radio equipment for distress and safety communication;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

l) Absence of corrected navigational charts, and/or all other relevant nautical publications necessary for the intended voyage;

m) Absence of non-sparking exhaust ventilation for cargo pump-rooms;

n) Serious deficiencies in the operational requirements listed in the Appendix 7 of the SOLAS Convention;

o) Number, composition or certification of crew not corresponding with safe manning document.

p) Non-implementation or failure to carry out the enhanced survey programme in accordance with SOLAS Regulation XI-1/2 and Resolution A.744(18);

q) Absence or failure of a voyage data recorder (VDR).

2. Areas under the IBC Code

a) Transport of a substance not mentioned in the Certificate of Fitness or missing cargo information;

b) Missing or damaged high-pressure safety devices;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Sources of ignition in hazardous locations;

dd) Contravention of special requirements;

e) Exceeding of maximum allowable cargo quantity per tank;

g) Insufficient heat protection for sensitive products;

h) Pressure alarms for cargo tanks not operable;

i) Transport of substances to be inhibited without valid inhibitor certificate.

3. Areas under the IGC Code

a) Transport of a substance not mentioned in the Certificate of Fitness or missing cargo information;

b) Missing closing devices for accommodations or service spaces;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Defective air locks;

dd) Missing or defective quick-closing valves;

e) Missing or defective safety valves;

g) Electrical installations not intrinsically safe or not corresponding to the Code requirements;

h) Ventilators in cargo area not operable;

i) Pressure alarms for cargo tanks not operable;

k) Gas detection plant or toxic gas detection plant defective;

l) Transport of substances to be inhibited without valid inhibitor certificate.

4. Areas under the LOAD LINES Convention

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A recognized case of insufficient stability.

c) Absence of sufficient and reliable information which enables the master to arrange for the loading and ballasting of the ship in such a way that a safe margin of stability is maintained at all stages and at varying conditions of the voyage.

d) Absence, substantial deterioration or defective closing devices, hatch closing arrangements and watertight/weathertight doors;

dd) Overloading;

e) Absence of, or impossibility to read, draught marks or Load Line marks.

5. Areas under the MARPOL Convention, Annex I

a) Absence, serious deterioration or failure of proper operation of the oily-water filtering equipment, the oil discharge monitoring and control system or the 15 ppm alarm arrangements;

b) Remaining capacity of slop or sludge tank insufficient for the intended voyage;

c) Oil Record Book not available;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Failure to meet the requirements of Regulation 20.4 and Regulation 20.7 Annex I of the MARPOL Convention.

6. Areas under the MARPOL Convention, Annex II

a) Absence of P and A Manual.

b) Cargo is not categorized;

c) No Cargo Record Book available;

d) Unauthorized discharge bypass fitted.

7. Areas under the MARPOL Convention, Annex V

a) Absence of the garbage management plan;

b) No garbage record book available;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Areas under the MARPOL Convention, Annex VI

a) Absence of valid IAPP Certificate, EIAPP Certificate and technical files;

b) A marine diesel engine, with a power output of more than 130 kW, which is installed on board a ship constructed on or after January 01, 2000, or a marine diesel engine having undergone a major conversion on or after January 01, 2000, which does not comply with the NOx Technical Code.

c) The sulphur content of any fuel oil used on board ships exceeds the following limits:

- 3.5% on and after January 01, 2012;

- 0.5% on and after January 01, 2020.

d) The sulphur content of any fuel used on board exceeds the following limits while operating within a SOx emission control area: 0.1% m/m on and after January 01, 2015.

dd) An incinerator installed on board the ship on or after January 01, 2000 does not comply with requirements contained in Appendix IV to the Annex, or the standard specifications for shipboard incinerators developed by the IMO (Resolutions MEPC.76(40) and MEPC.93(45)). e) The master or crew members are not familiar with essential procedures regarding the operation of air pollution prevention equipment.

9. Areas under the STCW Convention

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Failure to comply with the applicable safe manning requirements of the competent authority;

c) Failure of navigational and engineering watch arrangements to conform to the requirements specified for the ship by the competent authority;

d) Absence in a watch of a person qualified to operate equipment essential to safe navigation, safety radiocommunications or the prevention of marine pollution;

dd) Inability to provide for the first watch at the commencement of a voyage and for subsequent relieving watches persons who are sufficiently rested and otherwise fit for duty;

e) Failure to provide proof of professional proficiency for the duties assigned to seafarers for the safety of the ship and the prevention of pollution.

10. Areas under the MLC Convention

a) Seafarers under the age of 16 working on board a ship;

b) Seafarers repeatedly working at night;

c) Employment of seafarers without valid certificates of medical fitness;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Seafarers repeatedly working beyond maximum hours of work;

e) Accommodation, including catering and sanitary facilities, that is unhygienic or with missing or malfunctioning equipment;

g) Food and water insufficient for the intended voyage;

h) On-board medical chest failing to meet standards; no medical personnel on board as required by regulations;

i) Lack of certificate of financial security related to the shipowner’s liability;

k) Non-payment of wages over a significant period.

11. Areas under the BWM Convention

a) Absence of IBWMC Certificate, BWMP Certificate, or BWRB Certificate;

b) Indication that the ship or its equipment does not correspond substantially with the particulars of the IBWMC and BWMP;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) No ballast water management procedures implemented on board;

dd) No designated officer;

e) The ship’s non-compliance with the BWMP for management and treatment of ballast water (Standard D-1, D-2 or D-4);

g) Absence, serious deterioration or failure of proper operation of equipment required under the BWMP;

h) Failure to comply with sampling procedures;

i) Discharge of ballast water inconsistently with regulations of the Convention (Article A-2).

12. Areas which may not warrant a detention, but where cargo operations have been suspended

Failure of the proper operation of inert gas systems, cargo related gear or machinery should be considered sufficient grounds to stop cargo operations.

The lack of valid certificates as required by the abovementioned conventions may warrant the detention of ships. However, ships flying the flag of States not a Party to a convention are not entitled to carry the certificates provided for by the convention. Therefore, absence of the required certificates should not by itself constitute a reason to detain these ships. However, substantial compliance with the provisions and criteria specified in these procedures must be required before the ship sails.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 07/2018/TT-BGTVT ngày 07/02/2018 quy định về kiểm tra tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.091

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.92.98
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!