BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 27/2010/TT-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2010
|
THÔNG
TƯ
BAN
HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÁY LÁI THỦY LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY -
YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Căn cứ Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1 tháng 8 năm 2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông
vận tải;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
máy lái thủy lực trên phương tiện thủy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;
Mã số đăng ký: QCVN 24:2010/BGTVT.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 6 tháng kể từ ngày ký
ban hành; Bãi bỏ Quyết định số 07/2006/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 1 năm 2006 ban
hành Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 343-06 “Máy lái thủy lực tàu thủy - Yêu cầu kỹ thuật”
và Quyết định số 08/2006/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 1 năm 2006 ban hành Tiêu chuẩn
ngành 22TCN 344-06 “Máy lái thủy lực tàu thủy - Phương pháp thử tại xưởng”.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Giao
thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ GTVT
- Lưu: VT, KHCN.
|
BỘ TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|
QUY CHUẨN
KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN
24: 2010/BGTVT
QUY
CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÁY LÁI THỦY LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY YÊU CẦU KỸ
THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
National
technical regulation on Hydraulic steering gears for ships Technical equipments
and test method
Lời nói đầu
QCVN 24: 2010/BGTVT thay thế 22
TCN 239 - 97.
QCVN 24: 2010/BGTVT do Cục Đăng kiểm
Việt Nam biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải ban hành theo Thông tư số 27/2010/TT-BGTVT ngày 09 tháng 9 năm 2010.
MỤC LỤC
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Giải thích từ ngữ
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.5. Bản vẽ và tài liệu
1.6. Trưng bày hướng dẫn vận hành
1.7. Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng
thiết bị lái
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung về đặc tính và bố
trí máy lái thủy lực
2.2. Đặc tính của máy lái chính
2.3. Đặc tính của máy lái phụ
2.4. Đường ống
2.5. Khởi động lại và báo động mất
năng lượng của các máy lái
2.6. Nguồn năng lượng dự phòng
2.7. Trang bị điện cho máy điện thủy lực
2.8. Vị trí máy lái
2.9. Phương tiện liên lạc
2.10. Thiết bị chỉ báo góc bánh lái
2.11. Điều khiển
2.12. Vật liệu, kết cấu và độ bền của
máy lái thủy lực
2.13. Yêu cầu bổ sung cho các tàu chở
hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng và tàu chở hóa xô hóa chất nguy hiểm có GT từ
10.000 trở lên và các tàu khác có GT từ 70.000 trở lên
2.14. Một số yêu cầu riêng đối với máy
lái thủy lực sử dụng trên tàu biển
2.15. Một số yêu cầu riêng đối với máy
lái thủy lực sử dụng trên tàu biển có vùng hoạt động hạn chế
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ MÁY LÁI
THUỶ LỰC TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
National
Technical Regulation on Hydraulic steering Gears for Ships Technical equipments
and Test method
1. QUY ĐỊNH
CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định
về các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nhập khẩu, sử
dụng, kiểm tra, thử và chứng nhận đối với các loại máy lái thủy lực trên phương
tiện thủy.
1.1.2. Ngoài thỏa mãn các
quy định trong Quy chuẩn này các máy lái thủy lực còn phải thỏa mãn các quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn có liên
quan cho từng chủng loại.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nhập khẩu, sử dụng
và kiểm tra, chứng nhận máy lái thủy lực trên phương tiện thủy trong phạm vi cả
nước.
1.3. Giải thích từ
ngữ
1.3.1. Máy lái chính (Main
steering Gear)
Hệ thống thiết bị bao gồm Bộ động lực
chính (Main Power Unit) và hệ thống dẫn động của nó. Máy lái chính có khả
năng cung cấp mômen lái lớn nhất cho trục lái đáp ứng được mọi chế độ hoạt động
khai thác của tàu.
1.3.2. Máy lái phụ (Auxiliary
steering Gear)
Hệ thống thiết bị khác với các phần của
máy lái chính cần thiết cho việc lái tàu trong trường hợp máy lái chính bị sự cố.
1.3.3. Bơm tay sự cố (Emergency
Hand Pump)
Tổ bơm thủy lực quay tay tạo ra năng
lượng cung cấp cho hệ thống dẫn động để quay bánh lái, khi nguồn điện của tàu cấp
cho máy lái chính và máy lái phụ chạy điện bị sự cố.
1.3.4. Bộ động lực (Power
Unit)
Cụm các thiết bị bao gồm một động cơ
điện với các thiết bị điện đi kèm và một bơm thủy lực với các van chức năng.
1.3.5. Hệ thống dẫn
động (Power Actuating Systems)
Cụm thiết bị thủy lực và cơ khí để tạo
lực quay trục lái, bao gồm thiết bị dẫn động bánh lái, séc tơ, giá đỡ xi lanh,
các van an toàn, các van chặn, các đường ống và phụ kiện. Hệ thống dẫn động của
máy lái thủy lực phải phải được thiết kế đảm bảo cho bánh lái quay từ phải sang
trái và từ trái sang phải với tốc độ như nhau.
1.3.6. Thiết bị dẫn
động bánh lái (Rudder Actuator)
Thiết bị trực tiếp biến đổi áp suất thủy
lực thành tác dụng cơ giới để chuyển dịch bánh lái. Nó có thể là xi lanh quay,
xi lanh tác dụng đơn, xi lanh tác dụng kép, mô tơ thủy lực, v.v...
1.3.7. Hệ thống điều
khiển (Steering Gear Control)
Hệ thống các trang thiết bị điện và
dây dẫn dùng để truyền tín hiệu điều khiển từ vị trí điều khiển đến các cơ cấu
chấp hành.
1.3.8. Séc tơ (Tiller)
Bộ phận kết cấu cơ khí truyền mômen
cho trục lái.
1.3.9. Giá đỡ xi
lanh (Fitting)
Bộ phận kết cấu cơ khí truyền mômen
ngoại lực từ bánh lái xuống bệ đỡ gắn với thân tàu.
1.3.10. Van an toàn (Safety
Valve)
Van thủy lực bảo vệ cho các thiết bị
và đường ống của hệ thống dẫn động khi áp suất thủy lực vượt quá áp suất thiết
kế do ngoại lực từ bên ngoài tác động vào bánh lái tạo ra.
1.3.11. Van ngắt (Stop Valve)
Van thủy lực đảm nhiệm chức năng cách
ly chỗ hỏng phát sinh trên đường ống để khả năng lái được duy trì ở phần còn lại.
1.3.12. Van hãm (Pilot
Check Valve)
Van thủy lực đảm nhiệm chức năng hãm
giữ bánh lái ở vị trí bất kỳ, bằng cách tự động tách biệt mạch thủy lực của hệ
thống dẫn động lái khi thôi điều khiển với hệ thống thủy lực của máy lái thủy lực.
1.3.13. Van định áp (Relief
Valve)
Van thủy lực có tác dụng tự động xả dầu
cấp từ bơm khi áp suất trong hệ thống vượt quá áp suất làm việc lớn nhất.
1.3.14. Áp suất làm
việc lớn nhất (Maximum working pressure)
Áp suất dầu thủy lực trong hệ thống
khi máy lái thủy lực tạo ra mômen làm việc định mức.
1.3.15. Áp suất thiết
kế (Design pressure)
Áp suất để tính toán xác định quy cách
ống và các chi tiết khác của máy lái thủy lực. Áp suất thiết kế được chọn bằng
1,25 lần áp suất làm việc lớn nhất.
1.3.16. Đăng kiểm
Cục Đăng kiểm Việt Nam - Vietnam
Register (VR).
1.3.17. GT
Tổng dung tích của phương tiện.
1.3.18. Cơ sở chế tạo
Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế tạo, sửa
chữa, hoán cải, lắp ráp máy lái thủy lực và các chi tiết, bộ phận sử dụng để chế
tạo máy lái thủy lực.
1.3.19. Cơ sở thiết kế
Tổ chức, cá nhân hành nghề kinh doanh
dịch vụ thiết kế máy lái thủy lực.
1.3.20. Cơ sở thử nghiệm (trạm thử,
phòng thí nghiệm)
Các cơ sở thử nghiệm, trạm thử, phòng
thí nghiệm (sau đây gọi là Phòng thử nghiệm) của tổ chức, cá nhân trong nước,
nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra, thử nghiệm vật liệu, máy lái thủy
lực và các chi tiết, bộ phận sử dụng để chế tạo máy lái thủy lực được Cục Đăng
kiểm Việt Nam đánh giá, chứng nhận hoặc thừa nhận.
1.3.21. Chủ thiết bị
Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác sử
dụng máy lái thủy lực.
1.4. Tài liệu viện dẫn
1.4.1. Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên
biển 1974 (SOLAS 1974, văn bản hợp nhất 2004) và các bổ sung sửa đổi.
1.4.2. Quy định của Hiệp hội
các Tổ chức Đăng kiểm Quốc tế (IACS) về máy lái thủy lực và các bổ sung sửa đổi.
1.4.3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia - QCVN 21: 2010/BGTVT - Quy phạm Phân cấp
và đóng tàu biển vỏ thép và các bổ sung sửa đổi.
1.4.4. Tiêu chuẩn Việt Nam -
Quy phạm Phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa TCVN 5801: 2005 và các bổ
sung sửa đổi.
1.5. Bản vẽ và tài liệu
Các tài liệu và bản vẽ chế tạo máy lái
thủy lực phải được Đăng kiểm duyệt. Cụ thể:
1.5.1. Bản vẽ
(a) Bản vẽ bố trí chung của thiết bị
lái;
(b) Các chi tiết của cần bánh lái;
(c) Bản vẽ lắp ráp và chi tiết của máy
lái thủy lực;
(d) Bản vẽ lắp ráp và chi tiết của thiết
bị dẫn động bánh lái;
(e) Sơ đồ hệ thống thủy lực và sơ đồ
đường ống thủy lực;
(f) Sơ đồ hệ thống điều khiển và điện
(kể cả thiết bị báo động và lái tự động);
(g) Bố trí và sơ đồ của nguồn năng lượng
dự phòng;
(h) Sơ đồ của thiết bị chỉ báo góc
bánh lái;
(i) Những bản vẽ khác mà Đăng kiểm cho
là cần thiết.
1.5.2. Tài liệu
(a) Các đặc tính kỹ thuật;
(b) Hướng dẫn vận hành (kể cả các bản
vẽ trình bày quy trình chuyển đổi giữa các máy lái thủy lực và giữa các hệ thống
điều khiển. Các bản vẽ thể hiện trình tự cấp năng lượng tự động từ một nguồn
năng lượng dự phòng, các số liệu về kiểu loại, đặc tính kỹ thuật và sự lắp ráp
nguồn năng lượng trong trường hợp nguồn dự phòng là nguồn độc lập và đặc tính của
chất lỏng thủy lực);
(c) Tài liệu hướng dẫn biện pháp đối
phó khi có hư hỏng riêng ở hệ thống truyền động;
(d) Bản tính độ bền của những bộ phận
quan trọng;
(e) Các tài liệu khác mà Đăng kiểm thấy
cần thiết.
1.6. Trưng bày hướng dẫn vận hành
1.6.1. Các hướng dẫn vận
hành đơn giản kèm theo sơ đồ khối thể hiện quy trình chuyển đổi các máy lái thủy
lực và các hệ thống điều khiển phải được trưng bày cố định ở buồng lái và buồng
máy lái đối với các tàu được trang bị thiết bị lái cơ giới.
1.6.2. Nếu có thiết bị báo động
khi hệ thống hỏng phù hợp với 2.11.1.4 phải trang bị trên buồng lái các hướng dẫn
thích hợp về các quy trình xử lý sự cố khi có báo động.
1.7. Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng
thiết bị lái
Phải trang bị các hướng dẫn vận hành
và bảo dưỡng thiết bị lái và các bản vẽ cơ khí của thiết bị lái. Các hướng dẫn
và bản vẽ này phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt Nam và tiếng Anh để sĩ quan và
thuyền viên cần phải hiểu những thông tin đó khi thực hiện nhiệm vụ.
2. QUY ĐỊNH KỸ
THUẬT
2.1. Yêu cầu chung về đặc tính và bố
trí máy lái thủy lực
2.1.1. Máy lái thủy lực được
truyền động cơ giới phải có đặc tính kỹ thuật và kết cấu máy lái tay thủy lực sẽ
được Đăng kiểm kiểm tra trong từng trường hợp cụ thể.
2.1.2. Máy lái thủy lực
trang bị cho mỗi tàu tối thiểu phải gồm:
- 01 máy lái chính;
- 01 máy lái phụ.
Máy lái chính và máy lái phụ phải được
bố trí sao cho sự hư hỏng của một trong các máy lái đó không làm tê liệt hoạt động
của máy lái kia.
Máy lái phụ được phép dùng chung hệ thống
dẫn động của máy lái chính.
2.1.3. Nếu máy lái chính gồm
hai hoặc nhiều bộ động lực giống nhau thì không cần phải có máy lái phụ, với điều
kiện là:
(1) Trên tàu khách, máy lái chính có
khả năng điều khiển hoạt động của bánh lái như mục 2.2 yêu cầu khi một trong
các bộ động lực đó bị hỏng.
(2) Trên tàu hàng, máy lái chính có khả
năng điều khiển hoạt động của bánh lái như mục 2.2 yêu cầu khi làm việc với tất
cả các bộ động lực.
(3) Máy lái chính phải thiết kế sao
cho sau khi có sự cố đơn lẻ trong hệ thống ống của nó hoặc ở một trong các bộ động
lực thì có thể tách phần sự cố ra khỏi hệ thống để duy trì hoặc nhanh chóng phục
hồi khả năng điều khiển tàu.
2.2. Đặc tính của máy lái chính
Máy lái chính phải:
(1) Có khả năng quay bánh lái từ 35° mạn
này sang 35° mạn kia khi tàu ở mớn nước chở hàng sâu nhất và chạy tiến với tốc
độ khai thác tối đa và ở các điều kiện đó, thời gian quay bánh lái từ 35° mạn
này sang 30° mạn kia không được quá 28 giây.
(2) Được vận hành bằng cơ giới nếu cần
để thỏa mãn các yêu cầu ở (1) hoặc trong trường hợp đường kính trục bánh lái
phía trên lớn hơn 120 mm theo yêu cầu (được tính toán với hệ số phụ thuộc vào vật
liệu Ks = 1, khi Ks nhỏ hơn 1), và không kể phần kích thước
gia cường đi băng (sau đây được coi tương tự như vậy) và
(3) Được thiết kế sao cho không bị hỏng
khi lùi ở tốc độ lớn nhất. Tuy nhiên yêu cầu thiết kế này không cần phải chứng
minh bằng thử ở tốc độ lùi lớn nhất và ở góc bẻ lái lớn nhất.
2.3. Đặc tính của máy lái phụ
Thiết bị lái phụ phải:
(1) Có khả năng quay bánh lái từ 15° mạn
này sang 15° mạn kia trong thời gian không quá 60 giây khi tàu ở mớn nước chở
hàng sâu nhất và chạy tiến với tốc độ bằng số lớn hơn giữa trị số một nửa vận tốc
khai thác lớn nhất và 7 hải lý/giờ; và có khả năng đưa vào vận hành nhanh chóng
trong trường hợp sự cố; và
(2) Được vận hành bằng cơ giới nếu cần
để thỏa mãn các yêu cầu (1) và trong mọi trường hợp khi đường kính trục bánh
lái trên lớn hơn 230 mm.
2.4. Đường ống
(1) Hệ thống ống thủy lực phải được bố
trí để sao cho có thể luôn sẵn sàng chuyển đổi được giữa các máy lái.
(2) Phải bố trí các thiết bị thích hợp
để giữ sạch chất lỏng thủy lực có lưu ý tới kiểu loại và thiết kế của hệ thống
truyền động.
(3) Phải có thiết bị để xả khí ra khỏi
hệ thống truyền động nếu thấy cần thiết.
(4) Van an toàn phải lắp ở phần bất kỳ
của hệ thống thủy lực mà có thể bị cô lập và sinh ra áp suất bởi nguồn năng lượng
hoặc ngoại lực. Áp suất đặt của van an toàn không được nhỏ hơn 1,25 lần áp suất
làm việc lớn nhất có thể có trong phần được bảo vệ này. Sản lượng xả nhỏ nhất của
các van an toàn này không được nhỏ hơn sản lượng tổng của các bơm cấp năng lượng
cho thiết bị dẫn động khi đã tăng lên 10%. Ở điều kiện như vậy sự tăng áp suất
không được vượt quá 10% áp suất đặt van an toàn, về mặt này, phải chú ý thích
đáng tới các điều kiện xung quanh khó khăn nhất dự kiến trước đối với độ nhớt của
dầu.
(5) Mỗi két chứa chất lỏng thủy lực phải
có thiết bị báo động mức thấp để chỉ báo sớm nhất sự rò lọt chất lỏng. Tín hiệu
báo động này phải bằng âm thanh và ánh sáng và được truyền lên buồng lái và vị
trí điều khiển máy chính.
(6) Két dự trữ cố định phải có đủ dung
tích để nạp lại cho ít nhất một hệ thống truyền động, kể cả két làm việc. Két dự
trữ phải luôn nối với hệ thống ống để hệ thống thủy lực luôn có thể dễ dàng được
nạp lại từ một vị trí trong phạm vi buồng máy lái thủy lực và phải có đồng hồ
chỉ mức dầu.
(7) Đối với những máy lái thủy lực được
bố trí có từ hai hệ thống trở lên (hệ thống năng lượng hoặc là hệ thống điều
khiển) có thể cùng hoạt động thì phải đề phòng xảy ra hiện tượng khóa thủy lực
do một hư hỏng riêng nào đó. Hệ thống thủy lực của mỗi máy lái phải bố trí các
van hãm để loại trừ hiện tượng này.
(8) Không được phép nối hệ thống đường
ống của máy lái thủy lực với hệ thống thủy lực khác.
2.5. Khởi động lại và báo động mất
năng lượng của các máy lái
Các máy lái chính và phụ phải:
(1) Được bố trí để tự động khởi động lại
được khi năng lượng được khôi phục sau khi mất năng lượng, và
(2) Có khả năng khởi động được từ một
vị trí trên buồng lái. Trong trường hợp mất năng lượng ở bất kỳ máy lái nào,
thì các tín hiệu báo động ánh sáng và âm thanh phải được đưa tới buồng lái.
2.6. Nguồn năng lượng dự phòng
Khi đường kính trục trên của bánh lái,
theo yêu cầu ở 25.1, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - QCVN 21: 2010/BGTVT lớn hơn 230 mm, thì phải
trang bị nguồn năng lượng dự phòng thỏa mãn các quy định sau:
(1) Nguồn năng lượng dự phòng phải là:
(a) Nguồn điện sự cố, hoặc
(b) Nguồn năng lượng độc lập đặt trong
buồng máy lái và chỉ sử dụng cho mục đích này.
(2) Nguồn năng lượng dự phòng phải có
khả năng, trong phạm vi 45 giây, tự động cấp năng lượng thay thế cho máy lái và
hệ thống điều khiển nối với nó và thiết bị chỉ báo góc bánh lái. Trong trường hợp
này nguồn năng lượng dự phòng phải có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho máy
lái thủy lực để có thể khôi phục lại khả năng lái quy định ở 2.3(1). Ở các tàu
GT từ 10.000 trở lên, nguồn năng lượng dự phòng phải có dung lượng đủ để thiết
bị lái hoạt động liên tục được ít nhất trong 30 phút và ở các tàu khác ít nhất
là 10 phút.
(3) Thiết bị khởi động tự động cho máy
phát hoặc động cơ lai bơm được dùng làm nguồn năng lượng độc lập quy định ở
(1)(b) phải thỏa mãn các yêu cầu đối với thiết bị khởi động và đặc tính của trạm
phát điện sự cố.
2.7. Trang bị điện cho máy điện thủy lực
(1) Các đường cáp trong mạch điện theo
yêu cầu của Chương này phải được trang bị kép cần cố gắng tách xa ra trên suốt
chiều dài.
(2) Các phương tiện để chỉ báo các máy
lái đang hoạt động phải được đặt trên buồng lái và ở vị trí thường điều khiển
máy chính.
(3) Mỗi máy lái điện - thủy lực có một
hoặc nhiều máy lái phải có ít nhất hai mạch điện riêng cấp trực tiếp từ bảng điện
chính. Tuy vậy một trong các mạch này có thể được cấp qua bảng điện sự cố.
(4) Máy lái phụ điện - thủy lực được
liên kết với máy lái chính điện thủy lực có thể được nối với một trong các mạch
cung cấp điện cho máy lái chính này. Các mạch phải có công suất định mức thích
hợp để cung cấp được cho tất cả các động cơ có thể được đồng thời nối vào chúng
và có thể làm việc đồng thời.
(5) Phải trang bị thiết bị bảo vệ ngắn
mạch và báo động quá tải cho các mạch và các động cơ. Tín hiệu báo động quá tải
phải vừa nghe và nhìn thấy được và phải được đặt ở vị trí dễ thấy ở nơi thường điều
khiển máy chính, và tại buồng lái.
(6) Thiết bị bảo vệ quá dòng điện
trong đó có dòng khởi động, nếu có, phải chịu được không ít hơn hai lần dòng
toàn tải của động cơ hoặc của mạch được bảo vệ và được bố trí để cho phép dòng
khởi động thích hợp đi qua.
(7) Nếu sử dụng nguồn ba pha thì phải
trang bị thiết bị báo động để chỉ báo sự cố ở một trong các pha của nguồn. Tín
hiệu báo động này phải bằng âm thanh và ánh sáng và được đặt ở vị trí dễ thấy,
thường ở vị trí điều khiển máy chính và ở buồng lái.
(8) Thiết bị báo động phải gồm cả âm
thanh, ánh sáng và được bố trí ở buồng lái và vị trí điều khiển máy chính. Tín
hiệu bằng âm thanh phải được duy trì tới khi chúng được báo nhận và các tín hiệu
bằng ánh sáng của từng báo động riêng phải được duy trì tới khi sự cố đó được
khắc phục, khi đó hệ thống báo động phải tự động đặt lại chế độ hoạt động bình
thường.
(9) Nếu tàu có GT nhỏ hơn 1600 có thiết
bị lái phụ vận hành cơ giới theo yêu cầu 2.3(2) truyền động bằng nguồn năng lượng
không phải là năng lượng điện hoặc được cấp năng lượng bằng một động cơ điện
dùng chủ yếu cho mục đích khác, thì thiết bị lái chính có thể được cấp năng lượng
bởi một mạch từ bảng điện chính. Khi động cơ điện chủ yếu dùng cho các mục đích
khác như vậy được bố trí để cấp năng lượng cho máy lái phụ đó, thì có thể được
Đăng kiểm bỏ qua các yêu cầu từ -5 đến -7 nếu thỏa mãn về thiết bị bảo vệ và
các yêu cầu ở 2.5 và 1.11.1(3) áp dụng cho máy lái phụ.
(10) Với các tàu có GT nhỏ hơn 1600 có
máy lái phụ bằng tay, thì có thể chỉ cần một mạch điện cung cấp từ bảng điện
chính cho máy lái chính.
2.8. Vị trí máy lái
(1) Máy lái phải được đặt ở một khoang
kín dễ đến và đặt cách khoang máy càng xa càng tốt.
(2) Buồng máy lái phải được trang bị
phù hợp để đảm bảo lối vào làm việc và điều khiển. Các trang bị này gồm cả tay
vịn cầu thang và lưới sắt hoặc các bề mặt không trơn để đảm bảo điều kiện làm
việc thích hợp trong trường hợp rò rỉ chất lỏng thủy lực.
(3) Buồng máy lái phải có biện pháp
thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức để sao cho nhiệt độ tại không gian làm việc của
các thiết bị thủy lực và động cơ điện không vượt quá 45 ºC.
2.9. Phương tiện liên lạc
Phải có phương tiện liên lạc giữa buồng
lái và buồng máy lái.
2.10. Thiết bị chỉ báo góc bánh lái
Vị trí góc bánh lái tính bằng độ phải
được:
(1) Chỉ báo trong buồng
lái. Thiết bị chỉ báo góc bánh lái phải độc lập với hệ thống điều khiển.
(2) Nhận biết được trong buồng máy
lái.
2.11. Điều khiển
2.11.1. Yêu cầu chung
1 Hệ thống điều khiển
máy lái phải được trang bị:
(1) Cho máy lái chính cả ở buồng lái lẫn
trong buồng máy lái.
(2) Hai hệ thống điều khiển độc lập nếu
máy lái chính được bố trí thỏa mãn yêu cầu 2.1.3; cả hai đều có thể vận hành được
từ buồng lái. Trong trường hợp này không đòi hỏi phải trang bị gấp đôi vô lăng
lái hoặc cần lái. Khi hệ thống điều khiển có một mô tơ điều khiển từ xa bằng thủy
lực thì không cần lắp hệ thống độc lập thứ hai.
(3) Đối với máy lái phụ, đặt ở trong
buồng máy lái và nếu được dẫn động cơ giới thì nó phải có thể vận hành được từ
buồng lái và độc lập với hệ thống điều khiển của máy lái chính.
2 Mọi hệ thống điều khiển
máy lái chính và phụ có thể vận hành được từ buồng lái đều phải thỏa mãn các
quy định sau:
(1) Nếu điều khiển bằng điện, thì phải
có mạng điện riêng được cấp điện từ một mạch điện của máy lái từ một điểm trong
phạm vi buồng máy lái, hoặc trực tiếp từ các thanh dẫn của bảng điện cấp điện
cho mạch điện của máy lái đó tại một điểm trên bảng điện ở cạnh nguồn điện cấp
cho mạch điện của máy lái.
(2) Ở trong buồng máy lái phải có
phương tiện để ngắt một hệ thống điều khiển bất kỳ, vận hành được từ buồng lái
ra khỏi thiết bị lái mà nó phục vụ.
(3) Phải có khả năng đưa hệ thống vào
hoạt động được từ một vị trí trên buồng lái.
(4) Trong trường hợp mất điện cấp cho
hệ thống điều khiển, thì phải có tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng
trên buồng lái.
(5) Chỉ phải trang bị thiết bị bảo vệ
ngắn mạch cho các mạch cấp cho hệ thống điều khiển máy lái.
3 Các dây cáp và hệ thống
điều khiển mà Quy chuẩn này yêu cầu mắc kép phải cố gắng đặt càng xa nhau càng
tốt trên suốt chiều dài của chúng.
4 Đối với những máy lái
thủy lực được bố trí từ hai hệ thống trở lên (hệ thống năng lượng hoặc là hệ thống
điều khiển) có thể cùng hoạt động, nếu một hư hỏng riêng gây nên hiện tượng
khóa thủy lực có thể dẫn đến mất lái thì phải trang bị trên lầu lái thiết bị
báo động bằng âm thanh và ánh sáng để xác định hệ thống bị hỏng.
5 Khi máy lái thủy lực
được điều khiển tự động thì các hệ thống lái tự động phải phù hợp với các yêu cầu
sau:
(1) Hướng mũi tàu phải được duy trì tại
hướng đặt trước nhờ phối hợp với la bàn từ hoặc la bàn điện.
(2) Khi chế độ lái được chuyển từ lái
tay sang tự động thì hướng mũi tàu phải có khả năng chuyển động sang hướng đặt
trước.
(3) Sự vận hành phải dễ dàng và tin cậy.
(4) Ngoài việc điều khiển tác động đặt
hướng, bất kỳ điều khiển nào khác phải không ảnh hưởng đáng kể đến hướng của
tàu.
(5) Thiết bị lái phải là tổ hợp thống
nhất để ngăn ngừa các tác động không cần thiết của bánh lái làm cho tàu đi chệch
hướng.
(6) Phải trang bị các chỉ báo trạng
thái đang hoạt động của thiết bị lái tự động.
(7) Phải trang bị thiết bị để hạn chế góc
bánh lái, và để chỉ thị rằng bánh lái đang dần tới góc giới hạn định trước.
(8) Các báo động âm thanh và ánh sáng
phải được phát ra trên buồng lái khi hướng mũi tàu bị lệch vượt quá giá trị đặt
trước.
(9) Các báo động âm thanh và ánh sáng
phải được phát ra trên buồng lái để chỉ báo sự cố nguồn cấp điện cho lái tự động
và các hệ thống báo động nêu ở mục 2.11.1.5(8).
(10) Phải được kết nối và cấp tín hiệu
lệnh điều khiển tới thiết bị ghi số hiệu hành trình (VDR), để chỉ ra trạng thái
hoạt động (lệnh lái và đáp ứng) và chế độ lái tự động đối với tàu khách và các
tàu không phải tàu khách có tổng dung tích từ 3000 trở lên.
2.11.2. Chuyển đổi từ lái tự động sang
lái tay
Các máy lái thủy lực của tàu có hệ thống
điều khiển tự động phải có khả năng nhanh chóng chuyển từ lái tự động sang lái
tay.
2.12. Vật liệu, kết cấu và độ bền của
máy lái thủy lực
2.12.1. Vật liệu
1 Các vật liệu dùng
trong máy lái thủy lực phải bền, không có khuyết tật và thích hợp với điều kiện
khai thác.
2 Vật liệu làm xi lanh
và vỏ của thiết bị dẫn động bánh lái, các đường ống chịu áp lực thủy lực và các
bộ phận truyền lực cơ giới cho trục bánh lái không được có độ dãn dài tối thiểu
nhỏ hơn 12% và không được có giới hạn bền kéo danh nghĩa vượt quá 650 MPa. Điều
này không áp dụng đối với vật liệu van và bu lông được Đăng kiểm duyệt.
3 Vật liệu làm séc tơ
và cần bánh lái phải là thép rèn hoặc thép đúc đã được thử thỏa mãn các yêu cầu
ở Phần 7A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
4 Vật liệu làm moay-ơ
và các cánh của thiết bị dẫn động bánh lái kiểu cánh quay phải là thép rèn,
thép đúc hoặc gang cầu đã thử thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 7A của Quy phạm Phân
cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
5 Vật liệu bu lông để lắp
ghép séc tơ và cần bánh lái kiểu rời và bu lông cố định các cánh vào moay-ơ của
thiết bị dẫn động bánh lái kiểu cánh quay phải là thép rèn hoặc thép cán đã thử
thỏa mãn các yêu cầu ở Phần 7A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
6 Vật liệu làm các bộ
phận chính khác với các bộ phận ở -3 đến -5 phải thỏa mãn các tiêu chuẩn được
công nhận.
7 Có thể dùng các vật
liệu khác với vật liệu ở -2 đến -6 nếu được Đăng kiểm chấp nhận.
2.12.2. Hàn
1 Tất cả các mối hàn của
các bộ phận của hệ thống dẫn động phải ngấu hoàn toàn và không có các khuyết tật
có hại khác.
2 Các mối hàn trong các
bộ phận chịu áp lực bên trong của hệ thống truyền động bằng cơ giới phải có đủ
độ bền.
3 Hàn phải được thực hiện
theo quy trình hàn, vật liệu hàn (que hàn, dây hàn, khí hàn) và thợ hàn đã được
Đăng kiểm chứng nhận.
4 Chất lượng các đường
hàn máy lái thủy lực phải được kiểm tra và thử bằng phương pháp kiểm tra phù hợp.
2.12.3. Kết cấu chung của hệ thống dẫn
động bánh lái
1 Hệ thống dẫn động
bánh lái phải có đủ độ bền và độ tin cậy.
2 Kết cấu của các bộ phận
chính của hệ thống dẫn động bánh lái phải được xác định để tránh tập trung ứng
suất.
3 Áp suất thiết kế để
xác định kích thước đường ống và các chi tiết khác của thiết bị lái chịu áp lực
thủy lực bên trong phải bằng ít nhất 1,25 lần áp suất làm việc lớn nhất có thể
có trong các điều kiện làm việc đã được quy định ở 2.2(1) có tính đến mọi áp suất
có thể có ở phía áp suất thấp của hệ thống. Áp suất thiết kế không được nhỏ hơn
áp suất đặt của van an toàn.
4 Cần xét riêng tới mức
độ hợp lý của những chi tiết quan trọng không được trang bị kép. Khi có chi tiết
quan trọng như vậy, phải sử dụng các ổ đỡ chống ma sát như ổ bi, ổ bi đũa hay
các ổ trượt được bôi trơn liên tục hoặc có các thiết bị bôi trơn.
5 Ống cứng dùng trong hệ
thống thủy lực của máy lái phải là ống thép đúc liền bằng vật liệu thép hợp kim
cấp 3, cấp 4 (Phần 7A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT) thỏa
mãn điều kiện làm việc ở áp suất cao hoặc tương đương. Khi xét thấy cần thiết,
phải tiến hành tính toán mỏi đối với đường ống và các chi tiết có tính đến áp
suất xung động gây ra do tải trọng động. Phải xem xét cả mỏi chu trình cao lẫn
mỏi tích lũy.
6 Giá đỡ xi lanh của
máy lái phải được lắp lên bệ đỡ gắn với thân tàu bằng các bu lông và các con chặn.
Các bu lông phải đủ khả năng chịu lực và có biện pháp chống tự lỏng. Các con chặn
phải được hàn chắc chắn xuống mặt bệ và đủ khả năng chịu lực từ các xi lanh.
7 Bệ đỡ máy lái gắn với
thân tàu phải có kết cấu đủ khả năng chịu lực của máy lái tác động vào vỏ tàu,
các mã chân bệ phải được hàn trực tiếp với kết cấu khỏe của vỏ tàu.
2.12.4. Độ bền của thiết bị dẫn động
bánh lái
1 Ngoài ứng suất cho
phép quy định ở Quy chuẩn này, độ bền của tất cả các bộ phận của thiết bị dẫn động
bánh lái chịu áp lực bên trong phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng ở Chương 10
phần 3 của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
2 Trong tính toán độ bền
quy định ở -1, ứng suất cho phép đối với ứng suất màng chung chính tương đương
không được lớn hơn giá trị (1) hoặc (2) dưới đây, lấy giá trị nào nhỏ hơn:
(1)
(2)
Trong đó:
- Giới hạn bền kéo của vật liệu
(MPa);
- Giới hạn chảy danh nghĩa (giới hạn
chảy quy ước) của vật liệu A và B được cho trong Bảng 2.12.4 (MPa).
Bảng 2.12.4 -
Trị số A và B
|
Thép cán hoặc
rèn
|
Thép đúc
|
Gang cầu
|
A
|
3,5
|
4
|
5
|
B
|
1,7
|
2
|
3
|
2.12.5. Đệm kín dầu của thiết bị dẫn động
bánh lái
1 Các đệm kín dầu giữa
các bộ phận không chuyển động tạo thành một phần của ranh giới áp suất bên
ngoài phải là kiểu kim loại áp lên kim loại hoặc kiểu tương đương.
2 Xi lanh thủy lực đảm
nhiệm chức năng thiết bị dẫn động bánh lái phải được trang bị đệm kín dầu kiểu
kép ở vị trí làm kín với cán pit tông, để nếu một trong hai đệm bị hỏng cũng
không làm hệ thống dẫn động không làm việc được. Có thể chấp nhận biện pháp bảo
vệ tương đương để chống sự rò rỉ dầu do hỏng đệm kín (trường hợp hệ thống dẫn động
kiểu có hai xi lanh tác dụng kép có thể áp dụng biện pháp cách ly xi lanh bị hỏng
đệm).
2.12.6. Ống mềm
Các cụm ống mềm phải được Đăng kiểm chứng
nhận kiểu, có thể lắp đặt ở những nơi đòi hỏi tính mềm dẻo và thỏa mãn các yêu cầu
sau:
(1) Các ống không bị biến dạng xoắn ở điều
kiện làm việc bình thường.
(2) Nói chung, ống mềm phải được giới
hạn đến chiều dài cần thiết của ống để bảo đảm độ linh hoạt và sự làm việc
chính xác của máy.
(3) Các ống phải là ống thủy lực chịu
áp suất cao và thích hợp với điều kiện làm việc tức là phù hợp với chất lỏng
bên trong, áp suất, nhiệt độ v.v...
(4) Áp suất nổ vỡ ống không được nhỏ
hơn 4 lần áp suất thiết kế.
2.12.7. Cần bánh lái
1 Các kích thước của cần
bánh lái, v.v... bằng thép rèn hoặc đúc, để truyền lực từ thiết bị dẫn động
bánh lái tới trục bánh lái, phải được xác định sao cho ứng suất uốn không vượt
quá 118/K (MPa) và ứng suất cắt không vượt quá 68/K (MPa) khi mômen bánh lái Tr
tác dụng.
Trong đó:
TR - Mômen bánh lái quy định
ở 25.1.3, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT (Nm);
K - Hệ số vật liệu của cần bánh lái
quy định ở 25.1.1-2, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép -
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
2 Ngoại trừ các yêu cầu
quy định ở -1, kích thước cần bánh lái kiểu con trượt Rapson hoặc pít tông kiểu
ống được xác định theo các quy định từ (1) đến (4) như sau:
(1) Tiết diện thẳng đứng qua đường tâm
trục lái ở mỗi phía của moay-ơ cần bánh lái phải tuân theo công thức sau:
(D2 - d2)H ≥170
TRK
H/d ≥ 0,75
Trong đó:
D - Đường kính ngoài của moay-ơ (mm);
d - Đường kính trong của moay-ơ (mm);
H - Chiều cao của moay-ơ (mm);
TR - Mômen bánh lái được
quy định ở 25.1.3, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT
(Nm);
K - Hệ số vật liệu cần bánh lái quy định
ở 25.1.1-2, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
(2) Mô đun tiết diện của cánh tay đòn
quanh trục thẳng đứng không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:
ZTA
= 11 TRK
Trong đó:
ZTA - Mô đun tiết
diện quy định của cánh tay đòn quanh trục thẳng đứng (mm3);
r - Khoảng cách từ tâm trục lái đến tiết
diện (mm);
R1 - Chiều dài cánh tay đòn
cần bánh lái đo từ tâm trục lái tới điểm đặt lực dẫn động. Trong trường hợp chiều
dài này thay đổi theo góc của bánh lái, thì R1 là chiều dài lớn nhất
trong phạm vi 35° của góc bánh lái (mm);
TR - Mômen bánh lái quy định
ở 25.1.3, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT (Nm);
K - Hệ số vật liệu cần bánh lái quy định
ở 25.1.1-2, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
(3) Diện tích tiết diện đầu ngoài của
cánh tay đòn không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức:
QR18,5K
Trong đó:
AR - Diện tích tiết diện
quy định ở đầu ngoài của cánh tay đòn (mm2);
R2 - Chiều dài cánh tay đòn
cần bánh lái đo từ tâm trục bánh lái đến điểm đặt lực dẫn động. Trong trường hợp
chiều dài này thay đổi theo góc bánh lái, thì R2 là chiều dài khi bánh lái ở 0°
(mm);
TR - Mômen bánh lái quy định
ở 25.1.3, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/ BGTVT
(Nm);
K - Hệ số vật liệu cần bánh lái quy định
ở 25.1.1-2, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
(4) Trong trường hợp cần bánh lái có
hai cánh tay đòn, nếu các máy lái được nối với mỗi cánh tay đòn và hai máy lái
này được dẫn động đồng thời, thì kích thước của tay đòn có thể giảm từ kích thước
yêu cầu ở (2) và (3) xuống tới mức được Đăng kiểm đồng ý.
3 Bất kể các yêu cầu
quy định ở -1, các kích thước của thiết bị dẫn động bánh lái kiểu cánh quay bằng
thép rèn hoặc đúc có thể xác định theo các yêu cầu sau đây bổ sung cho các yêu
cầu ở 2.12.4.
(1) Các kích thước của moay-ơ phải thỏa
mãn các yêu cầu ở -2(1).
(2) Mô đun tiết diện quanh trục thẳng
đứng và diện tích tiết diện ngang của cánh không được nhỏ hơn các giá trị được
tính từ các công thức dưới đây:
Zv
= 11 K
Av
37 K
Trong đó:
Zv - Mô đun chống uốn tiết
diện quy định quanh trục thẳng đứng (mm3);
Av Diện tích tiết
diện quy định của cánh (mm2);
D - Đường kính ngoài của moay-ơ (mm);
B - Chiều cao của cánh đo từ bề mặt
ngoài moay-ơ (mm);
n - Số cánh;
TR - Mômen bánh lái quy định
ở 25.1.3, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/ BGTVT
(Nm);
K - Hệ số vật liệu cần bánh lái quy định
ở 25.1.1-2, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT.
4 Các cần bánh lái có
hai phần được ghép lại bằng bu lông phải có ít nhất hai bu lông trên mỗi đầu.
Đường kính bu lông ở chân ren không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức dưới
đây. Trong trường hợp này chiều dày mặt bích ghép không được nhỏ hơn 3/4 đường
kính các bu lông:
db1,45K
Trong đó:
db - Đường kính yêu cầu của
bu lông ở chân ren (mm);
TR - Mômen bánh lái quy định
ở 25.1.3, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT (Nm);
K - Hệ số vật liệu cần bánh lái quy định
ở 25.1.1-2, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT;
n - Số bu lông ở mỗi đầu;
b - Khoảng cách từ tâm trục lái đến
tâm bu lông (cm).
5 Cần bánh lái phải được
lắp ghép có then với trục bánh lái một cách chắc chắn bằng lắp ép nóng, lắp
găng hoặc bằng bu lông. Tuy vậy có thể được lắp không có then trong trường hợp
phương pháp lắp ráp được Đăng kiểm đồng ý.
6 Kích thước của thiết
bị dẫn động bánh lái kiểu cánh quay chế tạo bằng gang cầu phải được xác định
sao cho nó không phải chịu ứng suất uốn vượt quá 94/K (MPa) hoặc không phải chịu
ứng suất cắt vượt quá 54/K (MPa) dưới tác dụng của mômen bánh lái TR.
Bằng cách khác, các kích thước có thể được tính theo các yêu cầu quy định ở -3
và tăng mômen bánh lái Tr quy định ở 25.1.3, Phần 2A của Quy phạm Phân cấp và
đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT lên 1,2 lần để tính.
2.12.8. Thiết bị chặn
1 Các cần bánh lái phải
có các thiết bị chặn bánh lái để giữ bánh lái chắc chắn trong trường hợp sự cố.
2 Máy lái thủy lực phải
có các thiết bị chủ động như là các công tắc giới hạn để dừng máy lái trước khi
bánh lái đến vị trí dừng. Các thiết bị này phải đồng bộ với chính máy lái và
không đồng bộ với hệ thống điều khiển thiết máy lái. Tuy nhiên thiết bị này có
thể hoạt động được thông qua các thanh nối cơ khí như là các cần lắc.
3 Phải có thiết bị hãm
hoặc dây cáp thích hợp cho cần bánh lái để giữ bánh lái chắc chắn trong trường
hợp sự cố. Trong trường hợp dùng thiết bị lái thủy lực, nếu có thể dừng bánh
lái một cách an toàn bằng cách đóng các van áp lực dầu thì không yêu cầu thiết
bị này.
2.13. Yêu cầu bổ sung cho các tàu chở
hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm có GT từ
10.000 trở lên và các tàu khác có GT từ 70.000 trở lên.
2.13.1. Thiết bị lái chính
1 Đối với các tàu chở
hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng hoặc tàu chở xô hóa chất nguy hiểm có GT từ
10.000 trở lên và mọi tàu khác có GT từ 70.000 trở lên, máy lái chính phải có
hai máy lái thủy lực tương tự như nhau trở lên thỏa mãn các yêu cầu ở mục 2.1.3
của quy chuẩn này.
2 Máy lái trên tàu chở
hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng hoặc chở xô hóa chất nguy hiểm có GT từ
10.000 trở lên phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
(1) Máy lái chính phải được bố trí sao
cho trong trường hợp mất khả năng lái do hỏng hóc riêng ở phần bất kỳ của một hệ
thống dẫn động của máy lái chính, trừ hỏng ở séc tơ lái, cần lái hoặc kẹt ở thiết
bị dẫn động bánh lái, phải phục hồi được khả năng lái không chậm hơn 45 giây
sau khi mất một hệ thống truyền động.
(2) Máy lái chính phải gồm có:
(a) Hai hệ thống dẫn động bánh lái độc
lập và tách biệt, mỗi một hệ thống đó phải có thể thỏa mãn các yêu cầu ở mục
2.2(1) của quy chuẩn này hoặc:
(b) Có ít nhất hai hệ thống dẫn động
bánh lái tương tự nhau, khi hoạt động đồng thời ở chế độ bình thường chúng phải
có khả năng thỏa mãn các yêu cầu ở mục 2.2(1) của quy chuẩn này. Trong trường hợp
này, cũng còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
(i) Phát hiện được sự mất dầu thủy lực
của một hệ thống và hệ thống hỏng này được tự động tách ra để các hệ thống khác
vẫn duy trì được hoạt động một cách đầy đủ.
(ii) Khi cần thiết để đạt được khả
năng lái, phải nối các hệ thống truyền động cơ giới thủy lực với nhau.
2.13.2. Điều khiển
Đối với các tàu chở hàng lỏng, tàu chở
xô khí hóa lỏng hoặc hóa chất nguy hiểm có GT từ 10.000 trở lên, không được áp
dụng sự miễn giảm đối với động cơ điều khiển từ xa bằng thủy lực cho phép ở
2.11.1-1 (2).
2.13.3. Số lượng và độ bền của thiết bị
dẫn động bánh lái
1 Đối với tàu chở hàng
lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng hoặc chở xô hóa chất nguy hiểm có GT từ 10.000 trở
lên nhưng trọng tải toàn phần dưới 100.000 tấn, cho phép chỉ có một thiết bị dẫn
động bánh lái, với điều kiện là:
(1) Sau khi bị mất khả năng lái do hỏng
hóc riêng của bất kỳ bộ phận nào của hệ thống ống hoặc ở một trong các máy lái,
thì khả năng lái phải được khôi phục lại trong phạm vi 45 giây.
(2) Phải xét riêng việc tính toán ứng
suất cho thiết kế bao gồm tính toán mỏi và tính toán sự phá hủy cơ học tương ứng
cho vật liệu được sử dụng, cho việc lắp đặt các thiết bị làm kín, cho thử nghiệm,
kiểm tra và bảo dưỡng một cách có hiệu quả. Trong trường hợp này, phải xét cả mỏi
có chu trình cao và mỏi tích lũy.
(3) Các van cách ly phải được lắp trực
tiếp lên thiết bị dẫn động bánh lái để cách ly thiết bị dẫn động bánh lái khỏi
dầu thủy lực có trong các hệ thống ống, và
(4) Phải trang bị các van an toàn để bảo
vệ thiết bị dẫn động bánh lái khỏi quá áp như yêu cầu ở 2.4(4).
2 Đối với các tàu chở
hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng hoặc chở xô hóa chất nguy hiểm có GT từ
10.000 trở lên nhưng trọng tải toàn phần dưới 100.000 tấn và chỉ có một thiết bị
dẫn động bánh lái, ngoài các yêu cầu ở 2.12.4 độ bền của thiết bị dẫn động bánh
lái phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
(1) Phải tính toán chi tiết cho các bộ
phận quan trọng của thiết bị dẫn động bánh lái để khẳng định độ bền của chúng.
(2) Phải tính toán ứng suất một cách
chi tiết cho các bộ phận của thiết bị dẫn động bánh lái chịu áp suất thủy lực để
khẳng định đủ bền để chịu được áp suất thiết kế.
(3) Do tính phức tạp của thiết kế hoặc
do quy trình sản xuất, khi thấy cần thiết phải tiến hành tính toán mỏi và tính
toán sự phá hủy cơ học. Trong trường hợp này, phải xét đến mỏi chu trình cao và
mỏi tích lũy. Đồng thời phải xét đến tất cả những tải trọng động dự kiến trước
liên quan với tính toán này. Khi thấy cần thiết, Đăng kiểm có thể yêu cầu phải
tính toán ứng suất bằng thực nghiệm để bổ sung hoặc thay cho thiết kế lý thuyết.
(4) Để xác định các kích thước chung của
các bộ phận của các thiết bị dẫn động bánh lái chịu áp suất thủy lực bên trong,
các ứng suất cho phép không được vượt quá:
(a) ≤ f
(b) ≤
1,5 f
(c) ≤
1,5 f
(d) + ≤ 1,5 f
(e) + ≤ 1,5 f
Trong đó:
- Ứng suất
màng chung chính tương tương (MPa);
- Ứng suất
màng cục bộ chính tương đương (MPa);
- Ứng suất uốn
chính tương đương (MPa);
f - Giá trị nhỏ hơn của /A hoặc /B;
- Giới hạn bền
kéo của vật liệu (MPa);
- Giới hạn chảy
danh nghĩa nhỏ nhất hoặc giới hạn chảy quy ước của vật liệu (MPa) A và B được
cho trong bảng sau:
Bảng 2.13.3.1
- Trị số A và B
n
|
Thép cán hoặc
rèn
|
Thép đúc
|
Gang cầu
|
A
|
4
|
4,6
|
5,8
|
B
|
2
|
2,3
|
3,5
|
Pb
= PA
Trong đó:
Pb - Áp suất gây vỡ nhỏ nhất
(MPa);
P - Áp suất thiết kế (MPa);
A - Như ở (4);
- Giới hạn bền kéo thực tế của vật liệu
(MPa);
- Giới hạn bền kéo danh nghĩa nhỏ nhất
của vật liệu (MPa).
2.14. Một số yêu cầu riêng đối với máy
lái thủy lực sử dụng trên tàu biển có vùng hoạt động hạn chế
2.14.1. Máy lái thủy lực sử
dụng trên tàu biển dưới 500 GT được phân cấp hoạt động ở vùng biển hạn chế II
hoặc tương đương không chạy tuyến quốc tế không cần áp dụng yêu cầu nêu ở mục
(1) Không cần áp dụng các yêu cầu quy
định ở 2.11.1.4;
(2) Không cần áp dụng các yêu cầu ở
2.5;
(3) Các yêu cầu được quy định ở 2.4(5)
và các yêu cầu về máy lái được quy định ở phần sau cùng của 2.4(6) không cần
thiết phải áp dụng (trừ trường hợp không cần trang bị máy lái phụ phù hợp với
các yêu cầu ở 2.1.3;
(4) Các yêu cầu về nguồn năng lượng dự
phòng được quy định ở 2.6 không cần thiết phải áp dụng;
(5) Các yêu cầu ở 2.7(1) và (7) không
cần thiết phải áp dụng;
(6) Các yêu cầu về sự quá tải đối với
mạch điện và các động cơ được quy định ở 2.7(5) không cần thiết phải áp dụng;
(7) Phương tiện liên lạc giữa lầu lái
và khoang máy lái được quy định ở 2.9 có thể được thay thế bằng một phương tiện
thích hợp khác;
(8) Không cần phải áp dụng các yêu cầu
ở 2.11.1(3).
2.14.2. Các tàu có ký hiệu cấp tàu “hạn
chế III” hoặc tương đương
Ở các tàu có đường kính trục lái trên
nhỏ hơn 120 mm theo 25.1, phần 2A của Quy phạm Phân cấp và đóng tàu biển vỏ
thép - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN 21:
2010/BGTVT (được tính với hệ số vật liệu Ks = 1, khi Ks
nhỏ hơn 1), thì yêu cầu về máy lái phụ được quy định ở 2.12 có thể được bỏ qua,
nếu các phụ tùng dự trữ cho các chi tiết có thể bị phá hủy nhử đệm kín và ở đỡ
được trang bị cho máy lái chính cơ giới và các dây cáp lái dự trữ được trang bị
cho thiết bị lái chính được dẫn động bằng tay.
2.15. Máy lái thủy lực trên phương tiện
thủy nội địa
2.15.1. Một số yêu cầu riêng
đối với máy lái điện thủy lực trên phương tiện thủy nội địa như sau:
(1) Máy lái điện thủy lực trên phương
tiện thủy nội địa áp dụng quy định nêu ở mục 2.14;
(2) Máy lái phụ phải có khả năng quay
bánh lái từ 15° mạn này sang 15° mạn kia không quá 60 giây khi tàu ở mớn nước
chở đầy tải và chạy tiến với tốc độ bằng tốc độ thiết kế hoặc bằng 6 km/h, lấy
giá trị lớn hơn.
2.15.2. Kết cấu lắp nối với
trục lái của thiết bị dẫn động phải tránh được khả năng hỏng khi trục lái dịch
chuyển theo chiều trục trong phạm vi cho phép, tối đa 0,1 d (d - đường kính cổ
trục lái phía trên).
3. QUY ĐỊNH VỀ
QUẢN LÝ
3.1. Các máy lái thủy lực
và các bộ phận, chi tiết của chúng phải được Đăng kiểm kiểm tra, chứng nhận
trong sản xuất, chế tạo, nhập khẩu, sửa chữa và khai thác sử dụng phù hợp với
các văn bản quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan của Quy chuẩn
này. Thiết kế phải được Đăng kiểm thẩm định và chứng nhận
3.2. Cơ sở thiết kế, cơ sở
chế tạo, cơ sở thử nghiệm máy lái thủy lực và nhân viên của các cơ sở phải có đủ
năng lực và được Đăng kiểm đánh giá, cấp giấy chứng nhận. Thiết bị kiểm tra, thử
nghiệm, đo lường của các cơ sở phải được Đăng kiểm kiểm chuẩn định kỳ.
3.3. Máy lái thủy lực phải
được Đăng kiểm chứng nhận phê duyệt và chứng nhận kiểu sản phẩm (Type
Approval).
3.4. Chất lượng các đường
hàn, vật liệu chế tạo máy lái thủy lực phải được kiểm tra bằng các phương pháp
không phá hủy (NDT) hoặc phá hủy do thợ hàn, nhân viên kiểm tra đã qua đào tạo
và được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận thợ hàn hoặc giấy chứng nhận
nhân viên phòng thử nghiệm theo các tiêu chuẩn, quy định tương ứng thực hiện.
3.5. Máy lái thủy lực nhập khẩu
Các máy lái thủy lực và các bộ phận,
chi tiết nhập khẩu sử dụng để chế tạo máy lái thủy lực phải được Cục Đăng kiểm
Việt Nam kiểm tra, chứng nhận phù hợp với các yêu cầu quy định của Quy chuẩn
này và các quy định của tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật liên quan đến
các yêu cầu về đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tương ứng
với từng loại.
3.6. Quy định về kiểm tra và thử máy
lái thủy lực
3.6.1. Máy lái thủy lực và
các bộ phận đi kèm phải được kiểm tra và thử tại các cơ sở thử nghiệm có đủ
năng lực thực hiện.
3.6.2. Ngoài các yêu cầu về
thử theo quy định ở quy chuẩn này, thiết bị thủy lực và hệ thống ống đều phải
được thử thỏa mãn các yêu cầu 10.9, 12.6, 13.17 - Phần 3 của Quy phạm Phân cấp
và đóng tàu biển vỏ thép - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - QCVN 21: 2010/BGTVT. Tất cả các phần chịu áp
suất đều phải qua thử áp lực với áp suất bằng 1,5 lần áp suất thiết kế.
3.7. Phương pháp thử
3.7.1. Kiểm tra trước khi thử
hoạt động
3.7.1.1.Kiểm tra hồ sơ thiết kế,
quy trình thử, các biên bản nghiệm thu chi tiết chế tạo, biên bản thử nội bộ.
3.7.1.2. Kiểm tra sự phù hợp của
các thiết bị thủy lực, điện đã lắp trên máy lái với các chứng chỉ hiện có.
3.7.1.3. Kiểm tra sự phù hợp về
kết cấu của máy lái với thiết kế đã thẩm định.
3.7.1.4. Kiểm tra sự lắp đặt
máy lái trên băng thử và điều kiện sẵn sàng thử của cơ sở chế tạo.
3.7.1.5 Kiểm tra thử thủy lực
đường ống và thiết bị với áp suất thử lấy bằng 1,5 lần áp suất làm việc lớn nhất.
3.7.2. Thử hoạt động
3.7.2.1. Thử hoạt động của hệ
thống điện chỉ báo
Thử đèn báo, đồng hồ V, A, v.v...
3.7.2.2. Thử hoạt động của hệ
thống điện điều khiển
Thử tác dụng khóa điều khiển của đài
lái tại bảng điện hầm lái;
Thử khởi động từng bơm tại đài lái, hầm
lái. Kiểm tra khóa liên động (nếu có);
Thử điều khiển van điện từ tại đài
lái, hầm lái. Kiểm tra tác dụng khóa liên động của chúng; Thử khả năng tự khởi
động lại khi nguồn năng lượng được phục hồi sau khi mất.
3.7.2.3. Thử hoạt động của hệ
thống chỉ báo góc lái
Kiểm tra độ chính xác của đồng hồ chỉ
báo góc lái;
Kiểm tra khả năng chống rung, chống tự
lỏng cơ cấu của bộ phát góc lái.
3.7.2.4. Thử hoạt động của mạch
báo động
Thử cạn dầu trong két;
Thử quá tải;
Thử mất pha;
Thử mất nguồn điều khiển;
Thử trạng thái sẵn sàng hoạt động của
các chuông còi đèn báo.
3.7.2.5. Thử máy lái hoạt động
không tải
Thử thao tác chuyển đổi hoạt động giữa
các máy lái;
Kiểm tra sự hoạt động ổn định của từng
máy lái khi thao tác quay lái liên tục;
Kiểm tra độ nhậy của hệ thống điều khiển
khi thực hiện di chuyển nhỏ (đến 10), đảo chiều liên tục;
Đo thời gian quay lái của từng máy lái
theo quy định với máy lái chính (t/650) và máy lái phụ (t/300);
Thử khả năng quay lái của máy lái tay
sự cố (nếu có);
Các số liệu thử được thể hiện trong
Biên bản thử tại xưởng đối với máy lái thủy lực.
3.7.3. Thử tải với bơm thủy lực và động
cơ điện
Bơm thủy lực và động cơ điện phải thử
theo các hạng mục sau:
1. Thử hoạt động;
2. Thử quá tải;
3. Thử khả năng làm việc ổn định.
3.7.3.1. Các phương pháp và bố
trí thử
a) Bố trí thử
Thử bơm thủy lực và động cơ điện của
máy lái có thể sử dụng ngay bộ động lực của nó để tiến hành thử. Các thiết bị
đo kiểm được lắp nối vào bộ động lực theo sơ đồ ở Hình 1.
b) Thử hoạt động
Thử hoạt động với bơm thủy lực phải được
thực hiện ở 100% sản lượng thiết kế.
Cho bơm thủy lực làm việc không tải
trong thời gian 15 phút, xác định các thông số của bơm thủy lực và động cơ điện.
Điều chỉnh van tạo tải, nâng áp suất đẩy
của bơm thủy lực lên từng mức 50%, 75%, 100% áp suất làm việc lớn nhất của máy
lái (Pmax).
Tại 100% Pmax thời gian thử
không nhỏ hơn 30 giây. Xác định các thông số của bơm thủy lực và động cơ điện.
c) Thử quá tải
Nâng áp suất đẩy của bơm thủy lực lên
giá trị 115% Pmax trong thời gian (10¸13) giây. Xác định
các thông số của bơm thủy lực và động cơ điện.
d) Thử khả năng làm việc ổn định
Sau các cuộc thử trên, bơm thủy lực sẽ
phải thử sức bền kéo dài trong thời gian 30 phút. Áp suất đẩy của bơm thủy lực
cần duy trì ở mức phù hợp với công suất làm việc lâu dài (100% công suất) của động
cơ điện.
3.7.3.2. Các thông số
cần xác định trong cuộc thử
Tốc độ vòng quay;
Sản lượng của bơm thủy lực;
Áp suất đẩy;
Cường độ dòng điện, điện áp của động
cơ điện;
Nhiệt độ dầu.
3.7.3.3. Kiểm tra ở trạng thái
mở
Trong quá trình thử, nếu có bất kỳ sự
bất thường nào như tiếng ồn quá lớn, nhiệt độ dầu tăng cao, v.v... cần phải kiểm
tra bơm thủy lực ở trạng thái mở để tìm nguyên nhân. Nếu bơm thủy lực có khuyết
tật chế tạo thì phải loại bỏ.
3.7.3.4 Lập báo cáo thử
Kết quả kiểm tra và thử bơm thủy lực,
động cơ điện dùng cho máy lái được thể hiện trong Báo cáo thử tại xưởng đối với
bơm thủy lực và động cơ điện.
3.8. Thử nghiệm tại xưởng
đối với các máy lái thủy lực dùng cho tàu chở hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng
và tàu chở xô hóa chất nguy hiểm có GT từ 10.000 trở lên và các tàu khác có GT
từ 70.000 trở lên
Đối với các tàu chở hàng lỏng, tàu chở
xô khí hóa lỏng hoặc tàu chở xô hóa chất nguy hiểm có GT từ 10.000 trở lên
nhưng có trọng tải toàn phần dưới 100.000 tấn và chỉ có một thiết bị dẫn động
bánh lái, thì thiết bị dẫn động bánh lái này phải được thử đầy đủ và phù hợp bằng
thử không phá hủy để phát hiện cả các khuyết tật bề mặt lẫn các khuyết tật bên
trong. Quy trình và tiêu chuẩn được chấp nhận đối với thử không phá hủy sẽ được
Đăng kiểm xem xét cho từng trường hợp. Khi xét thấy cần thiết, phải dùng phương
pháp phân tích sự phá hủy cơ học để xác định kích thước khuyết tật cho phép lớn
nhất.
3.9. Quy định cấp hồ sơ
Cục Đăng kiểm Việt Nam ban hành, in ấn,
hướng dẫn, lập và cấp các giấy chứng nhận, biểu mẫu có liên quan đến kiểm tra,
chứng nhận máy lái thủy lực theo quy định của Quy chuẩn này.
3.9.1. Đề nghị kiểm tra
Đề nghị kiểm tra do cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan đến thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tạo, nhập khẩu, khai
thác sử dụng máy lái thủy lực gửi cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
3.9.2. Giấy chứng nhận
3.9.2.1. Cục Đăng kiểm Việt
Nam sẽ cấp các Giấy chứng nhận tương ứng như quy định tại Mục 3.1, Mục 3.2, Mục
3.3, Mục 3.4, Mục 3.5 - Phần 3 của Quy chuẩn này.
3.9.2.2 Giấy chứng nhận đã cấp
sẽ bị mất hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
(a) Nếu thiếu một yêu cầu nào đó theo
Quy chuẩn hoặc;
(b) Không được kiểm tra theo quy định
hoặc;
(c) Quá thời hạn kiểm tra hoặc;
(d) Các thiết bị thực tế không còn phù
hợp với giấy chứng nhận đã cấp hoặc
(e) Sau khi bị tai nạn hoặc bị hủy bỏ.
3.9.2.3. Cấp lại Giấy chứng nhận
Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ cấp lại Giấy
chứng nhận sau khi đã được kiểm tra, thử và cấp biên bản kiểm tra phù hợp theo
quy định của quy chuẩn này.
3.9.3. Báo cáo kiểm tra
Sau khi hoàn thành kiểm tra, thử nghiệm
các máy lái thủy lực, các chi tiết, bộ phận của chúng, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ
lập báo cáo kiểm tra tương ứng cho loại hình kiểm tra quy định trong Quy chuẩn
này;
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Các cơ quan, tổ chức,
cá nhân liên quan đến công tác sản xuất, chế tạo, nhập khẩu, thiết kế, khai
thác sử dụng, quản lý, kiểm tra, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
máy lái thủy lực phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này và các văn bản
quy phạm pháp luật, quy định, hướng dẫn có liên quan, chịu trách nhiệm về kết quả
kiểm tra.
4.2. Trách nhiệm của cơ sở
thiết kế
Tuân thủ các quy định, yêu cầu kỹ thuật
của quy chuẩn này.
4.3. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân nhập khẩu, cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm máy lái thủy lực
1 Tuân thủ các quy định,
quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khi chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, cải tạo,
nhập khẩu các máy lái thủy lực.
2 Xây dựng quy trình
công nghệ, kiểm tra, thử nghiệm chất lượng, đầu tư thiết bị kiểm tra, thử nghiệm
phù hợp, thiết bị kiểm tra phải được kiểm chuẩn định kỳ; tổ chức kiểm tra chất
lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
3. Chịu trách nhiệm về
nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các máy lái thủy lực nhập khẩu.
4.4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
sử dụng máy lái thủy lực
Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để
bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của máy lái thủy lực
giữa hai kỳ kiểm tra của đơn vị đăng kiểm để duy trì tình trạng kỹ thuật của
máy lái thủy lực theo đúng các quy định của Quy chuẩn này.
4.5. Các tổ chức, cá nhân
nhập khẩu, cơ sở chế tạo, cơ sở thử nghiệm, chủ thiết bị phải bảo quản, giữ
gìn, không được sửa chữa, tẩy xoá giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra, giấy chứng
nhận đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm
quyền.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Đăng kiểm Việt
Nam có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn và thực hiện Quy chuẩn này;
tham mưu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này
khi cần thiết.
5.2. Căn cứ vào điều kiện
thực tế khi thực hiện Quy chuẩn, Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm tham
mưu, đề nghị Bộ Giao thông vận tải kịp thời sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
5.3. Khi các tiêu chuẩn,
quy chuẩn viện dẫn hoặc hướng dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ
sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo nội dung của văn bản mới.